" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018
Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao
Tôi đọc Bài thơ của một người yêu nước mình lần đầu tiên năm mười chín, hai mươi tuổi. Người đưa nó cho tôi đọc (lúc nào cũng có sẵn mấy bản đánh máy in ra giấy để trong cặp - hồi ấy không dễ tìm thấy thơ của Trần Vàng Sao mà đọc) kể (kèm rất nhiều thở dài) hồi trẻ (cũng mười chín, hai mươi tuổi), đi bộ đội, tình cờ đọc bài thơ ấy, và đã xé hết thơ mình làm, suốt phần đời còn lại bỏ mộng trở thành nhà thơ.
Câu chuyện đã quá nổi tiếng: năm 1965, Trần Vàng Sao (lúc này đã là Trần Vàng Sao) được đưa từ Huế ra ngoài rừng (theo ngôn ngữ của thời ấy: "lên xanh"). Cuối năm 1967, Trần Vàng Sao đang ốm thì có người đến hỏi có gì không để in vào một tập sách, Trần Vàng Sao bèn viết một mạch Bài thơ của một người yêu nước mình, một trong những bài thơ nói lên rõ nhất khuôn mặt của cuộc chiến tranh.
Theo cách riêng của nó, bài thơ của Trần Vàng Sao nói lên toàn bộ (từ trước) Mậu Thân 1968.
Và tôi cũng tự hỏi, thơ của Nguyễn Khoa Điềm, bao nhiêu phần trăm thoát thai từ Bài thơ của một người yêu nước mình.
Chính vì vậy, về sau này, tôi đọc hồi ký Trần Vàng Sao về đoạn ra Bắc. Một nhân vật như Trần Vàng Sao gây rất nhiều tò mò.
Nhưng phải đến quãng 1963-1965, Nguyễn Đính mới trở thành Trần Vàng Sao. Còn trước đó thì sao?
Về sau, rất lâu sau này, Nguyễn Đính Trần Vàng Sao kể mình viết rất sớm, mãi từ khi vẫn còn học trung học, rồi đoạn học đại học ở Huế. Và Trần Vàng Sao nói rất cụ thể, từng viết bài về tập Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương. Rồi thì bình luận thơ Ngô Kha, lúc còn rất trẻ, đăng tạp chí ở Huế.
Nguyễn Đính đã nhớ đúng, dưới đây là bài về Hoa đăng:
Như vậy, ngay khi tập Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương xuất hiện, đã có không chỉ một bài của Chế Lan Viên. Tập thơ in ở Sài Gòn, nhưng những bình luận đáng kể nhất lại xuất hiện ở Hà Nội và Huế, và từ hai nhân vật rất khác nhau. Tôi sẽ còn quay trở lại với bài của Trần Vàng Sao trên đây.
Và Nguyễn Đính Trần Vàng Sao cũng nhớ đúng, về bài bình luận thơ Ngô Kha.
Bài ấy đăng trên tập san Lành mạnh số 75, "ra ngày 1-6-1961". Dưới đây là toàn bộ bài của Trần Vàng Sao, viết ở tuổi mười chín, hai mươi:
Tôi sẽ còn quay trở lại với "Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao", câu chuyện phong phú hơn nhiều so với mức người ta có thể tưởng, thậm chí còn hơn mức chính bản thân Nguyễn Đính Trần Vàng Sao còn nhớ.
Và đó là câu chuyện của một Trần Vàng Sao không hề là nhà thơ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét