" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015
Thơ Khaly Chàm – Cách nhìn dị biệt
Phùng Phương Quý
Lời đầu tiên có thể nói rất thật là tôi yêu thơ Khaly Chàm (KLC). Đọc xong tập thơ Tình khúc tặng bạn bè, bỗng nhận ra một Con người thật KLC trong vẻ bụi bặm, khinh mạn bất cần đời. Đó chính là Cách nhìn dị biệt vào cuộc đời bằng đôi mắt dữ dội như tựa đề một bài thơ trong tập. Thơ KLC hầu như không có những tình cảm lãng mạn, hay yêu thương say đắm, bi luỵ tình ái. Cái cách làm thơ tình thông thường của bất kì thi sĩ nào được anh gắn vào nhân sinh quan bản thể đầy ấn tượng.
Khàn hơi thét gọi thinh không
Cõng tình nhảy múa theo dòng biến thiên
(Ru đời thắp lửa)
Nếu kỉ niệm mối tình đầu bao giờ cũng đẹp, thì với KLC lại là vết xước đau nhói đến tận bây giờ, dù đối tượng tình yêu đó là một thiếu nữ hay một vật vô tri hữu tình. Những kỉ niệm loại này rất dễ bị thương tổn, chỉ cần xây xước nhẹ là nhói đau.
Xước lòng một vết tình đau
Gió lay lắt rụng trái sầu ngày xưa
(Một vết tình đau)
Tim cuồng nhịp đập thơ ngây
Dấu hôn một thủa làm trầy trật ta
(Dấu hôn một thủa)
Dù có tỏ ra hoặc mê muội không nhìn rõ hiện thực tình yêu, hoài nghi có thể chưa phải bản chất của KLC.
Bên nào địa ngục – trần gian
Lòng không tưởng vọng ngỡ ngàng chăng em?
(Hỏi giữa cõi người)
Thì cuối cùng kẻ giang hồ bất cần đời vẫn phải tìm điểm tựa của tình yêu cho đời mình.
Xin em nhã tụng lời vàng
Một đời lang bạt quy hàng từ đây.
(Một đời lang bạt)
Tôi đã từng tiếp xúc với nhà thơ, biết anh ăn chay trường mà nhậu “tới bến”, trong lúc “kỳ đa phong” (cờ nhiều gió) thấy anh ngồi đọc thơ tặng bạn nhậu, hoặc lặng im tròn mắt hiền lành nhìn mọi người. Ánh mắt hiền lành của KLC ẩn giấu một “cách nhìn dị biệt”, nó hoài nghi, khinh mạn cuộc thế nhưng lại bi luỵ tình người. Đúng là mâu thuẫn của các nhà thơ. Nó là vòng luẩn quẩn kiếp nhân sinh khi con người chưa thể tìm thấy niềm tin cho mình. Nhà thơ Tagor (Ấn Độ) viết:
“Ngọn cây tìm sự cô đơn ở trên trời
Đám cỏ tìm bạn bè dưới mặt đất”.
Hình như KLC cũng muốn tìm cho mình một không gian riêng, nhưng chưa được.
Đài cao gặp phật Di đà
Thưa ngài: Con đã tụng ca nhục hình
Thà làm hạt bụi nhân sinh
Nếu may rơi xuống bên tình yêu em.
(Thà làm hạt bụi)
Hình như KLC có rất nhiều tâm sự. Anh là người hoài cổ, điều đó dễ nhận ra trong những bài thơ ăm ắp tâm sự, trăn trở thế thái nhân tình. Những xót đau một thời khói lửa chiến chinh chưa thể phai nhoà trong hay hay bất kỳ người lính nào (trong đó có tôi). Chiến tranh để lại hệ quả vô cùng khắc nghiệt cho những tâm hồn nhạy cảm, nhất là những người làm thơ. Sau 40 năm hậu chiến, KLC đã về thăm lại vùng đất Quảng Trị với nhiều tâm trạng khác nhau. Những bài thơ “nói hộ nỗi lòng” anh đầy xúc động như Khúc vô thường; Trên cao Dốc Miếu; Bên dải Trường Sơn; Trên đường quê Cam lộ…đã tạo ấn tượng cho người đọc.
Với tay vịn níu linh hồn
Về như cát bụi theo nguồn nước trôi.
Từ con mắt nhìn đời của tâm hồn say, tạo nên những tứ lạ cho thơ.
Trần truồng sỏi đá lô nhô
Nhập nhằng ảo vọng điên rồ môi hôn
(Giọt buồn hoá sinh)
Cũng có lúc nhà thơ trở lại với bản chất th ật của mình, một KLC hiền lành đáng yêu.
Xoài chua trộn với khô đường
Rượu đế bình dị nỗi buồn cười khinh
Cầu Ngang hoa tím lục bình
Thơ ta đọng lại trên cành bằng lăng.
(Trưa ghé Bình Nhâm)
Với một tài thơ và con mắt xanh nhìn đời ở nhiều góc độ, KLC mang đến cho người đọc những khám phá thú vị về một NGƯỜI THƠ nhiều suy nghĩ, so sánh những được mất của chính mình. Nhưng giá như anh tuyển chọn kĩ lại tập thơ để đừng có những bài trùng lặp về ý tưởng, nội dung thì Tình khúc tặng bạn bè sẽ đẹp hơn nhiều. Tuy vậy cũng xin cám ơn KLC đã tặng thơ và cho tôi được thưởng thức bữa tiệc thơ có nhiều món lạ, hấp dẫn. Vài lời mạo muội chia sẻ, mong được thông cảm. Nhân đây xin giới thiệu bài thơ đầy ấn tượng mà tôi tâm đắc.
CÁCH NHÌN DỊ BIỆT
Đất mưng mủ dưới mặt trời
Cây khô mọc nhánh đá dời chân đi
Tân hôn với gái trụ trì
Ma cô khất thực mâu ni lên rừng
Cầm đàn gảy ngược sau lưng
Hát ru chó dữ nhai từng cọng rơm
Thầy tu tóc dựng bờm sờm
từng bước lộn ngược đụng vòm thinh không
xe chạy trên sóng biển đông
Ma quàng vai quỷ vẽ vòng từ tâm.
(KHLY CHÀM)
Nếu im lặng tôi là thằng hèn
Tác giả: Minh Quang Hà (theo FB Hoài Hương)
.—–
Đọc thêm: http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/phan-huyen-thu-lai-dao-tho-cua-phan-ngoc-thuong-doan-245045.html
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/phan-huyen-thu-va-phan-ngoc-thuong-doan-ai-dao-tho-cua-ai-n20151018221936360.htm
http://vietbao.vn/Van-hoa/Phan-Huyen-Thu-dao-van-toi-2-lan/75155910/181/
.
Vâng, nếu im lặng, tôi là một thằng hèn. Tôi vẫn hay nói về sự công chính, khát khao được công chính, khát khao thấy một nền văn nghệ công chính, khát khao một xã hội công chính.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan
Thế mà nay, nhìn thấy một sự vụ bất liêm chính, tôi im lặng được ư? Dù rằng, tôi biết, im lặng tốt hơn cho tôi, bởi giữa tôi và Phan Huyền Thư là những mối nối, tức là những nhân vật mà tôi kính trọng.
Cách đây mấy hôm, một anh bạn cho tôi hay về sự trùng lặp câu thơ “Khi (Nếu) tôi chết, hãy đem (mang) tôi ra biển”. Tôi lập tức gọi cho một người anh có uy tín trong giới văn nghệ, một mối nối giữa tôi và Thư, hỏi ý kiến xem mình có nên có đưa ra quan điểm hay không. Người anh ấy nhẹ nhàng “Nó không đáng với em”. Và tôi im lặng. Coi như không liên quan đến mình.
Rồi có nhiều ý kiến bênh vực Phan Huyền Thư, cho rằng tính tình Thư thẳng thắn, trung thực, không làm việc khuất tất ấy.
Tôi cũng tìm lại tập thơ Thư ký tặng tôi, hồi 2014, để đọc kỹ. Thú thực, tôi chưa đọc tập thơ ấy lần nào. Để rồi, tôi cảm thấy mình phải lên tiếng.
Vì nếu im lặng, tôi là một thằng hèn.
Vì tôi tin, những người quen biết cả tôi lẫn Thư, tức là những mối nối, cũng sẽ hiểu rằng tôi lên tiếng vì sự công chính của một nền văn nghệ.
Tôi lên tiếng, không phải vì tôi muốn tập thơ Sẹo độc lập bị tước giải thưởng. Đơn giản, giải thưởng ấy chẳng có nghĩa lý gì.
Tôi lên tiếng, vì tôi muốn nền văn nghệ này cần có những tác phẩm độc lập thực sự, không trùng lặp, không vay mượn và không ăn cắp.
Tôi lên tiếng, không phải vì câu thơ kể trên, mà vì tôi gặp một nhà thơ quen, Phan Ngọc Thường Đoan, ở trong bài thơ đó.
Ở trang 96 của Sẹo độc lập, Phan Huyền Thư viết:
BẠCH LỘ
(Độc ẩm với Lã Bất Vy)
Những gương mặt người
Quen mà không quen
Từng giọt sương nén trong veo câm nín
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em một mình
Ngồi khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn ôm anh
Nắng nói lời mê ngủ
Buổi sáng muốn gọi anh
Mây tái mặt thẫn thờ
Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ
Bản Blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm
Người thiên di cung bậc cuối cùng
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ
Điềm tĩnh ngồi chờ gió
Về tan cùng tàn thu
Buổi sáng
Một mình
Quen mà không quen
Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm
Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ
Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ
Vừa bay vừa thảng thốt…âm u
Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ
Chậm mất nhau cuối mùa
Bão giông đã nửa đời lạc nhịp
Cơn đau da lươn lên men vân gốm
Buổi sáng mị tình
Nốc cạn
Một tứ thơ./.
Và đúng là Phan Huyền Thư đã “quen mà không quen”, “lục lọi trí nhớ” để “nốc cạn một tứ thơ” thực sự. Bài thơ ấy, về giọng điệu, cấu trúc, rất lạ so với tổng thể còn lại của Sẹo độc lập. Nó cho ta cảm giác nó là Thư mà lại không phải là Thư, như một sự thoát khỏi chính mình vậy.
À, dễ hiểu thôi, nó chính là bài BUỔI SÁNG, của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (tên thật là Nguyễn Thanh Bình, quê Vĩnh Long, công tác tại báo Văn Nghệ Thành Phố HCM). Bài này được Thường Đoan đưa vào tập thơ có tên ĐẾM CÁT, xuất bản năm 2003. Nhưng trước đó, cỡ năm 1999 đến 2001, nhạc sỹ Phú Quang đã phổ nhạc thành ca khúc “Buổi sáng ở cafe Catinat”.
Nguyên văn bài Buổi Sáng của Thường Đoan như sau:
(Độc ẩm với Lã Bất Vy)
Những gương mặt người
Quen mà không quen
Từng giọt sương nén trong veo câm nín
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em một mình
Ngồi khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn ôm anh
Nắng nói lời mê ngủ
Buổi sáng muốn gọi anh
Mây tái mặt thẫn thờ
Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ
Bản Blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm
Người thiên di cung bậc cuối cùng
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ
Điềm tĩnh ngồi chờ gió
Về tan cùng tàn thu
Buổi sáng
Một mình
Quen mà không quen
Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm
Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ
Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ
Vừa bay vừa thảng thốt…âm u
Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ
Chậm mất nhau cuối mùa
Bão giông đã nửa đời lạc nhịp
Cơn đau da lươn lên men vân gốm
Buổi sáng mị tình
Nốc cạn
Một tứ thơ./.
Và đúng là Phan Huyền Thư đã “quen mà không quen”, “lục lọi trí nhớ” để “nốc cạn một tứ thơ” thực sự. Bài thơ ấy, về giọng điệu, cấu trúc, rất lạ so với tổng thể còn lại của Sẹo độc lập. Nó cho ta cảm giác nó là Thư mà lại không phải là Thư, như một sự thoát khỏi chính mình vậy.
À, dễ hiểu thôi, nó chính là bài BUỔI SÁNG, của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (tên thật là Nguyễn Thanh Bình, quê Vĩnh Long, công tác tại báo Văn Nghệ Thành Phố HCM). Bài này được Thường Đoan đưa vào tập thơ có tên ĐẾM CÁT, xuất bản năm 2003. Nhưng trước đó, cỡ năm 1999 đến 2001, nhạc sỹ Phú Quang đã phổ nhạc thành ca khúc “Buổi sáng ở cafe Catinat”.
Nguyên văn bài Buổi Sáng của Thường Đoan như sau:
BUỔI SÁNG
Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
gõ thức mặt trời
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn gọi anh
Nắng nói lời mê ngủ
Gió se lạnh chối từ
Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ
Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm
Người đã vội quên cung bậc cuối
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Ai hờ hững xéo lên lá cỏ
Buổi sáng ngồi một mình
Không quen những nụ cười lạ
Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ
Tan cùng tàn đông
Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân
Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng
Khói thuốc cay và cà phê đắng
Cơn đau màu men ngà
Buổi sáng ngồi một mình
Uống cạn kiệt
lạ
quen!
Đọc đến đây, hẳn chúng ta không còn thấy trùng lặp nữa phải không nào? Tất cả những câu hay nhất của Thường Đoan đã được thuổng vào bài của Thư rồi. Và bởi thế, tôi, với hiểu biết dù hạn hẹp của mình, vẫn dám cả quyết rằng Phan Huyền Thư đã đạo thơ trắng trợn.
Tôi không cần một lời xin lỗi của Thư. Bởi người cần là Thường Đoan chứ không phải ai khác.
Tôi cần thứ khác. Tôi cần một nền văn nghệ công chính. Tôi đòi hỏi những nghệ sỹ phải liêm chính. Dù cho, họ có thể mắng tôi, là kẻ Chí Phèo…
Sài gòn, tháng Mười 2015
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
gõ thức mặt trời
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn gọi anh
Nắng nói lời mê ngủ
Gió se lạnh chối từ
Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ
Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm
Người đã vội quên cung bậc cuối
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Ai hờ hững xéo lên lá cỏ
Buổi sáng ngồi một mình
Không quen những nụ cười lạ
Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ
Tan cùng tàn đông
Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân
Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng
Khói thuốc cay và cà phê đắng
Cơn đau màu men ngà
Buổi sáng ngồi một mình
Uống cạn kiệt
lạ
quen!
Đọc đến đây, hẳn chúng ta không còn thấy trùng lặp nữa phải không nào? Tất cả những câu hay nhất của Thường Đoan đã được thuổng vào bài của Thư rồi. Và bởi thế, tôi, với hiểu biết dù hạn hẹp của mình, vẫn dám cả quyết rằng Phan Huyền Thư đã đạo thơ trắng trợn.
Tôi không cần một lời xin lỗi của Thư. Bởi người cần là Thường Đoan chứ không phải ai khác.
Tôi cần thứ khác. Tôi cần một nền văn nghệ công chính. Tôi đòi hỏi những nghệ sỹ phải liêm chính. Dù cho, họ có thể mắng tôi, là kẻ Chí Phèo…
Sài gòn, tháng Mười 2015
Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015
Bài ca mẹ ru
Một chiều tháng bảy, nhìn qua khung cửa sổ những giọt mưa thu lất phất nhẹ nhàng bay trên nền trời xám nhạt, tôi bỗng nhớ những lời Mẹ hát ru tôi da diết.
" Ngoài hiên
giọt mưa Thu
thánh thót rơi
Đường vắng
u sầu
mây hắt hiu ngừng trôi..."
giọt mưa Thu
thánh thót rơi
Đường vắng
u sầu
mây hắt hiu ngừng trôi..."
Và lại nhớ bài ru của mẹ
" Hai mươi tháng bảy ngày nay
Hồn anh nát dưới cỏ cây núi rừng
Bước đi lòng vẫn ngập ngừng
Thương em nước mắt rưng rưng hai hàng
Trời ơi ai thấu nỗi oan
Của người chiến sĩ trung cang môt lòng
Không a dua cũng chẳng a tòng
Thấy sao nói vậy mích lòng mặc ai..."
Hồn anh nát dưới cỏ cây núi rừng
Bước đi lòng vẫn ngập ngừng
Thương em nước mắt rưng rưng hai hàng
Trời ơi ai thấu nỗi oan
Của người chiến sĩ trung cang môt lòng
Không a dua cũng chẳng a tòng
Thấy sao nói vậy mích lòng mặc ai..."
Bài hát ru này chị em tôi đều thuộc. Lớn lên mẹ kể, đó là bài thơ Ba viết cho mẹ tôi khi ông quyết định tự vẫn để giữ vẹn khí tiết. Năm 1949, Ba tôi là chánh văn phòng Ty công an Tây ninh và ông đã bị vu oan làm gián điệp cho Pháp. Ba bị chính những người đồng đội của mình bắt giam , tra tấn cực hình. Căn bệnh Suyễn triền miên của ba đã có từ đó. Cũng may, Ba tự vẫn không thành. Xứ ủy Nam kỳ đã kịp thời ngăn chặn " hành quyết thanh trừng". Ba may mắn trong số 13 cán bộ còn lại và được giải oan.
" Không a dua cũng chẳng a tòng
Thấy sao nói vậy mích lòng mặc ai "
Thấy sao nói vậy mích lòng mặc ai "
Hai câu thơ ấy đã đi vào giấc ngủ trẻ thơ của anh em chúng tôi và chừng như góp phần tạo nên tính cách của anh em tôi.
Buổi chiều đó, tôi đã viết bài thơ này
" Gió mùa Thu
Mẹ ru con ngủ
Thời gian nào có đủ
Cho giấc ngủ Mẹ ru
Mẹ ru con ngủ
Thời gian nào có đủ
Cho giấc ngủ Mẹ ru
Chiều nay nghe giọt mưa Thu
Con gió à ơi...mẹ ru con ngủ
Con ơi...con ngủ cho ngoan
Ngày mai theo mẹ vào tù thăm ba...
Con gió à ơi...mẹ ru con ngủ
Con ơi...con ngủ cho ngoan
Ngày mai theo mẹ vào tù thăm ba...
Hai mươi tháng bảy ngày xưa
Lá thư ba viết còn chưa phai màu
" Trời ơi ai thấu nỗi oan
Của người chiến sĩ trung cang môt lòng
Không a dua cũng chẳng a tòng
Tấy sao nói vậy mích lòng mặc ai..."
Lá thư ba viết còn chưa phai màu
" Trời ơi ai thấu nỗi oan
Của người chiến sĩ trung cang môt lòng
Không a dua cũng chẳng a tòng
Tấy sao nói vậy mích lòng mặc ai..."
Chiều nay nghe giọt mưa Thu
Nhớ sao cho nhớ lời ru mẹ hiền
Mẹ tôi năm tháng triền miên
Chắt chiu hạt gạo đồng tiền nuôi con
Cả đời quên cả phấn son
Nắng mưa tô điểm má hồng mẹ yêu.
Nhớ sao cho nhớ lời ru mẹ hiền
Mẹ tôi năm tháng triền miên
Chắt chiu hạt gạo đồng tiền nuôi con
Cả đời quên cả phấn son
Nắng mưa tô điểm má hồng mẹ yêu.
Chiều nay ngọn gió liêu xiêu
\Giọt mưa Thu đến lắm điều xót xa
Nhớ sao nhớ một bài ca
Mẹ ru con ngủ đợi Ba con về...
\Giọt mưa Thu đến lắm điều xót xa
Nhớ sao nhớ một bài ca
Mẹ ru con ngủ đợi Ba con về...
Và tôi phổ nhạc, định có dịp sẽ hát cho mẹ tôi nghe. Nhưng rồi, vào một ngày đầu Xuân mẹ đã ra đi...Tôi đã không còn có thể hát cho mẹ tôi nghe.
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015
Đôi nét về Học thuyết Chính danh của Khổng Tử
Khổng Tử sinh thời của ngài thường nói với học trò rằng “(Ngô) thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ” nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo lý đời xưa.
1/ Bối cảnh ra đời học thuyết Chính danh:
1/ Bối cảnh ra đời học thuyết Chính danh:
Khổng Tử sinh thời của ngài thường nói với học trò rằng “(Ngô) thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ” nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo lý đời xưa. Các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử ngày nay đều cho rằng, trong các tác phẩm như Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Luận Ngữ… thì chỉ có quyển Luận Ngữ được xem là đáng tin cậy nhất vì những lời phát biểu của Khổng tử trong sinh thời mà phần lớn là đàm thoại với học trò của ngài. Do đâu mà Khổng tử đề ra học thuyết Chính danh?
Trong thời đại của mình, Khổng Tử nhận thấy tình trạng rối ren, phức tạp của xã hội phong kiến thời Chu. Xã hội mà tôn ti trật tự bị rối ren, đảo lộn. Ngài lấy làm tiếc cái thời đầu nhà Chu như Chu Võ Vương, Chu Công… sao mà thời đại tươi đẹp, phong hóa tốt tươi đến thế! Ngài nhìn thấy tình cảnh “tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân của một sáng một chiều”. Mọi sự việc, nguyên nhân đều có cái cớ của nó. Mà cái cớ này không tự dưng mà có mà nó được tích tập dần dần qua thời gian mà đến một thời điểm nào đó, chúng ta tạm gọi đó là điểm nút thì sẽ xảy ra kịch tính như trên. Kinh dịch có câu “Đi trên sương mà băng giá tới” (Lý sương kiên băng chí) là thuận với lẽ diễn tiến tự nhiên của mọi sự vậy.
Khổng tử thấy tình trạng xã hội thời ngài hỗn loạn đến nỗi “tôi giết vua, con giết cha” là tệ hại lắm rồi, nhưng ngài là người không thích bạo lực, không thích làm cuộc thay đổi triệt để để triệt tiêu cái tệ trên bằng bạo lực cho nên ngài mới đề ra học thuyết chính danh nhằm để cải tạo xã hội, giáo hóa xã hội dần dần. Bản tính ngài thích ôn hòa, thích giáo huấn dần dần hơn là bạo lực, mà bạo lực chưa chắc gì đã giải quyết triệt để cái tệ “tôi giết vua, con giết cha” nói trên mà bất quá chỉ thay thế cuộc thí quân này bằng cuộc thí quân khác hoặc vụ giết cha này bằng vụ giết cha khác. Bạo lực bất quá chỉ giải quyết việc trước mắt, tức thời, chỉ trị được ngọn chứ làm sao trị được gốc của tình hình trên, chỉ có cuộc cách mạng tư tưởng mới trị được gốc của cái tệ tôi giết vua, con giết cha nói trên. Cũng theo Hồ Thích “Khổng tử chủ trương chính danh chính từ, một mặt muốn cổ võ hành động con người một mặt muốn cấm dân làm bậy.”
2/ Học thuyết Chính danh, một phát kiến của Khổng Tử.
Hầu hết các nhà Nho, các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử đều thừa nhận rằng học thuyết Chính danh là một phát kiến mới của Khổng tử. Do chính ngài quan sát thấy được tình trạng lộn xộn, mất tôn ti trật tự, trên cho ra trên, dưới cho ra dưới; vua cho ra vua, tôi cho ra tôi,… nên ngài mới đề ra học thuyết chính danh. Thực chất, học thuyết chính danh không những chỉ có giá trị ở thời ông. Nói theo cách nói của học giả Nguyễn Hiến Lê khi viết lời mào cho cuốn Khổng Tử đã phát biểu rằng “Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó có giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các đời sau không. Và nếu sau mười thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”
3/ Nội dung của học thuyết chính danh.
Chúng tôi nhận thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử đều trích dẫn một số câu vấn-đáp của thầy trò Khổng tử trong Luận Ngữ, thiên Tử lộ vì cho rằng đó là câu chìa khóa của học thuyết chính danh. Chúng tôi cũng xin chép ra đây để tham khảo.
“Tử Lộ viết: Vệ quân đãi Tử nhi vi chính, Tử tương hề tiên?
Tử viết: Tất dã chính danh hồ!
Tử Lộ viết: Hữu thị tai, tử chi vu dã, hề kỳ chính?
Tử viết: Dã tai Do dã! Quân tử ư kỳ sở bất tri, cái khuyết như dã. Danh bất chính tắc ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận tắc sự bất thành. Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng. Lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng. Hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc. Cố quân tử danh chi tất khả ngôn dã. Ngôn chi tất khả hành dã, quân tử ư kỳ ngôn vô sở cẩu nhi dĩ hỹ.”
Nghĩa là: Tử Lộ hỏi: Nếu vua nước Vệ mời thầy về giúp cai trị nước, thầy làm gì trước?
Khổng tử đáp: Tất phải lấy chính danh làm trước vậy!
Tử Lộ hỏi: Có việc ấy sao? Thầy vu khoát lắm! Thế nào gọi là chính danh?
Khổng tử đáp: Anh Do quê mùa này! Người quân tử có điều gì mình không biết thì bỏ qua mà không nói. Nay danh bất chính tất lời nói không thuận. Lời nói mà không thuận tất việc chẳng thành. Việc chẳng thành thì tất lễ nhạc không hưng thịnh. Lễ nhạc không hưng thịnh thì tất hình phạt chẳng đúng phép, hình phạt mà không đúng khuôn phép thì tất dân không biết đặt tay chân vào đâu để nhờ cậy. Cho nên người quân tử quan niệm được danh ắt nói ra được, mà nói ra được tất làm được. Người quân tử nói ra điều gì nên dè dặt không cẩu thả được!
Học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong Hồi Ký của mình rằng “Thuyết chính danh của ông (Khổng Tử) đẻ ra thuyết giết một bạo chúa là giết một tên thất phu của Mạnh, bắt bọn cầm quyền phải có đức, phải thương dân; ông điều chỉnh lại quyền lợi, nghĩa vụ của vua tôi; ông lại đào tạo một giai cấp mới:Kẻ sĩ để trị nước, thay thế bọn quý tộc thiếu tài, thiếu đức, giai cấp đó đa số sống ở trong giới bình dân, địa chủ mới và thương nhân mà ra.”
Học thuyết chính danh của Khổng tử không chỉ chỉ được áp dụng trong chính trị, cai trị mà còn được ông áp dụng trong cách gọi tên sự vật, đồ vật. Sách Nho giáo có câu chuyện về cái bình đựng rượu được gọi là cái “cô”. Thời trước Khổng tử, cái bình đựng rượu có cạnh góc người ta gọi là cái “cô”. Đến đời Khổng tử, người ta làm cái bình đựng rượu bỏ cạnh góc đi mà vẫn gọi là cái “cô”, Khổng tử không hài lòng về tên gọi này vì theo ông, nếu cái bình đựng rượu muốn được gọi là cái “cô” thì phải phục hồi hình dạng cũ của nó. Còn nếu không thì gán cho nó một cái tên mới mà không gọi là cái cô nữa. [Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa 1995].
Qua hai dẫn chứng trên chúng ta thấy Khổng tử rất coi trọng tôn ti, trật tự, trên dưới, mà tư tưởng này đã có trước thời Khổng tử rồi. Nó bị biến dạng dưới thời ông, do đó, ông xiển dương học thuyết chính danh để sửa trị lại trật tự xã hội, sự cai trị. Đặt sự vật với đúng tên gọi của nó (trường hợp cái “cô”).
4/ Học thuyết chính danh thực hành trong thời Khổng Tử.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tôn Nhan trong quyển Nho Giáo Trung Quốc, khi viết về Khổng tử và những tư tưởng của ngài, ông không xét học thuyết chính danh theo một mục riêng mà chỉ xem chính danh là phụ vào lễ và mục đích của chính danh là giữ lễ. Lễ của kẻ trên đối với người dưới và ngược lại. “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử.”
Chính danh là tiền đề để lễ nhạc hưng vượng lên; lễ nhạc hưng vượng chính là cái bản để trị nước. Chỉ vì lễ nhạc không hưng vượng, hình phạt mới không trúng, hình phạt không trúng thì dân không biết phải làm gì?
Tề Cảnh công hỏi Khổng tử về chính trị, Khổng tử nói: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử.” Nghĩa là vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha phải ra cha, con phải ra con. Tức là người nào ở vị trí nào thì phải ứng xử ở vị trí đó, không được lẫn lộn, không được tùy tiện, phải tuân theo phép tắc, quy củ của xã hội đã quy định. Nếu làm không được như vậy thì xã hội sẽ đảo lộn như trường hợp của nước Vệ. Xuất Công Triếp và Khoái Quý nước Vệ, hai cha con mà tranh nhau ngôi vua. Cả hai cha con đều thiếu tư cách như vậy cho nên, nếu trị dân thì dân không phục vì danh bất chính thì nói làm sao mà dân nghe lọt tai được, mà dân không phục thì nước sẽ loạn. Nước Vệ muốn được yên, theo Khổng tử, thì việc đầu tiên là phải lập một công tử khác làm vua, danh chính, ngôn thuận đường hoàn.
Khổng tử, mười mấy năm bôn ba, đi hết nước này đến nước kia, chỉ cầu sao cho có ông vua nào dùng mình, vì ông tin rằng nếu có ông vua nào dùng mình thì chỉ vài năm thôi, ông sẽ làm cho nước đó cường thịnh. Nhưng thực tế thầy trò ông, đi hết nước này đến nước nọ, tìm cách này hay cách nọ để truyền đi bản ý của ngài đến các ông vua, cố tìm cách để cho họ dùng mình nhưng rốt cục ngài đã thất bại. Có lần ông và học trò còn bị vây khốn suýt chết ở nước Trần và Thái vì họ cho rằng, ông có tài như vậy, nếu đến giúp nước nào thì nước đó mạnh lên thì họ sẽ nguy mất. Thật là chua xót cho thầy trò ông!
“Chính giả, chính dã” là một châm ngôn bất hủ của Khổng tử. Nghĩa là muốn được chính danh thì lời nói và hành động phải đúng đắn. Muốn làm bậc chính danh quân tử thì lời nói và hành động phải đúng đắn. Nói suông e không được đâu! Lời nói và việc làm có đúng đắn thì người mới theo về.
Chừng nào mà vua còn làm tròn thiên mệnh, nhân dân dưới quyền cai trị của vua được hưởng hòa bình và hạnh phúc thì đó là vua hiền, con người vua là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Muốn như vậy ông vua, chẳng hạn, còn phải siêng năng lên nữa để làm tròn trách nhiệm của một ông vua. Trái lại, nếu đó là một ông vua ác độc, mà sự cai trị hà khắc làm cho nhân dân điêu đứng khổ sở, thì tức là ông vua ác đó đã đánh mất chính danh và có thể sẽ bị mất luôn ngôi vua và mệnh trời và nhân dân có quyền chính đáng nổi dậy, lật đổ ông vua ác độc đó và cử người khác lên thay thế. Thay bậc đổi ngôi cũng là do mệnh trời. Nếu cuộc khởi nghĩa thành công, một ông vua khác lên thay, thì đó cũng hợp chính danh và hợp với mệnh trời. Nếu không phải thì cuộc khởi nghĩa đó thất bại.
Trường hợp của hai ông vua Kiệt, Trụ là điển hình vì không làm tròn trách nhiệm của ông vua, để dân bị tai vạ, đối khổ cho nên mất danh phận làm vua và mệnh trời rồi còn bị giết. Mạnh tử sau này bảo “Hại nhân, hại nghĩa là quân tàn tặc; giết quân tàn tặc là giết một đứa thất phu, một tên dân quèn. Nghe nói giết một tên thất phu tên là Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua.”
Mạnh tử đề cao thuyết chính danh một cách cực đoan, nhưng âu cũng là phù hợp với tình hình Trung Hoa thời ông. Thật vậy, làm vua mà mất đức thì gây tác hại rất lớn cho dân chúng, không thể lường hết được. Dân có oán ông vua thất đức đó cũng phải lẽ thôi. Mạnh tử có nói thêm một chút cực đoan thì ông cũng là thay dân mà phát biểu vậy.
5/ Các tư tưởng có liên quan đến thuyết chính danh.
Các từ hiểu ngầm là chính danh:
Khổng tử cho rằng, việc chính trị hay hay dở là do ở người cầm quyền. Người cầm quyền nào biết theo đường ngay chính để sửa đạo nhân thì việc gì cũng thành ra ngay chính hết thảy. Ngài bảo Quý Khang tử rằng “Chính giả chính dã, tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính.” Nghĩa là: làm chính trị là làm cho mọi việc ngay thẳng, ông lấy ngay thẳng mà khiến người, thì ai dám không ngay thẳng? Cho nên, hễ người trên ngay thẳng thì người dưới bắt chước mà làm theo. Vua mà ngay chính thì không sai khiến người ta cũng làm theo điều phải, còn vua mà không ngay chính thì có sai khiến người ta cũng không ai theo cả (kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng. Luận Ngữ, thiên Tử Lộ)
Theo chúng tôi nghĩ, người cầm quyền thời nào cũng phải nêu cao cái đức của mình. Theo Khổng tử, người cầm quyền trước hết phải sửa mình cho đoan chính cái đã. Đó là ý tứ trong câu bốn chữ của Khổng tử “chính giả, chính dã”. Người cầm quyền theo Khổng tử phải là người quân tử, vì người quân tử ắt phải rèn đức tức là tu thân, rồi sau đó mới có quyền bắt người trong nhà khuôn theo phép tắc mà ông ta đưa ra tức là tề gia. Có tề gia giỏi thì mới có thể trị quốc tốt, ngày nay có thể gọi là lãnh đạo quốc gia, quản lý xã hội. Có trị quốc tốt thì thiên hạ mới theo về mình thì coi như đã bình được thiên hạ rồi. Theo ý kiến cá nhân chúng tôi, thuật “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được hiểu là như vậy.
Ta thử ví dụ, nếu lãnh đạo của chúng ta tham nhũng, mất đức thì nói ai nghe? Con cái trong nhà họ chưa chắc là nghe họ nữa là. Như thế thì họ có tư cách gì để lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo xã hội nữa? Lại càng không có tư cách đứng trên trường quốc tế để phát biểu. Trường hợp như vậy họ đã mất chính danh, làm mất luôn chức vụ cũng giống như các vua chúa thời xưa một khi đã mất chính danh thì mất luôn thân phận làm vua.
Do đó, theo chúng tôi nghĩ, học thuyết chính danh tuy là được Khổng tử phát kiến cách đây hơn 2.500 năm nhưng vẫn còn giá trị của nó. Tuy học thuyết là của người Trung Hoa nhưng chúng ta có thể áp dụng được tùy theo hoàn cảnh cụ thể của dân tộc ta.
6/ Một số đánh giá chung về học thuyết chính danh.
Chúng tôi còn hiểu rằng, chính danh không có nghĩa là ngu trung theo kiểu tuyệt đối trung thành theo chủ nhân, thờ một ông vua trước sau không thay đổi cho dù ông vua đó đã mất thân phận làm vua do làm bậy. Vấn đề này chúng ta thấy có nhiều tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc ta như trường hợp của Sư Vạn Hạnh, Lê Lợi, Quang Trung v.v… và sau này là Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân làm cuộc khởi nghĩa thành công.
Sư Vạn Hạnh rất sáng suốt, khi ngài thấy triều Tiền Lê đã thối nát, không còn cứu vãn được nữa và đã đến lúc dứt bỏ vai trò lãnh đạo của nó thì ngài không ngần ngại gì mà vứt bỏ nó. Ngài ủng hộ ngay Lý Công Uẩn lúc đó đang được lòng người. Nếu ngài ngu trung với nhà Tiền Lê thì có được lợi ích gì cho nhân dân ngoài cái tiếng trung thần (có thể hiểu là từ này ở đây là ngu trung) được ghi lại trong sử sách? Theo chúng tôi nghĩ, ngài thấy Lý Công Uẩn rất xứng đáng (chính danh) nên ủng hộ họ Lý vì lợi ích chung của dân tộc.
Lê Lợi khi khởi nghĩa, muốn được lòng dân ủng hộ ông cũng đã tìm con cháu họ Trần về lập làm vua để danh chính ngôn thuận mà quy tụ lực lượng chống lại bọn xâm lược Minh và ông quyết tâm đoàn kết các lực lượng và kiên trì, bền bỉ chiến đấu tới ngày thắng lợi. Do đó, về sau ông xứng đáng làm vua khai sáng một triều đại mới mà không phải là con cháu họ Trần mà ông đã lập làm vua bù nhìn. Do đó, họ Trần chấm dứt vai trò của họ trên vũ đài chính trị là điều tất yếu.
Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ cũng vậy. Lần ra Bắc thứ nhất, ông ủng hộ nhà Lê Mạt vì nhà Lê Mạt còn danh nghĩa làm vua. Nhưng lần ra Bắc thứ hai thì ông chấm dứt ngay vai trò làm vua của vua Lê Chiêu Thống vì ông này có hành vi bán nước, cầu viện quân ngoại xâm đánh nhân dân mình. Lần thứ ba ra Bắc, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung để quy tục lực lượng đánh đuổi xâm lăng. Nhân dân rất ủng hộ ông, kể cả những quần thần trước kia phò tá vua Lê. Ông chính danh bước lên vũ đài chính trị, lãnh đạo nhân dân chống quân Thanh xâm lược khi dân tộc bị lâm nguy. Đó là một hành động anh hùng của bậc chính danh quân tử, đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta lại ca tụng, hết lòng ủng hộ hoàng đế Quang Trung mà không ủng hộ vua Lê nữa.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo sau này cũng là chính danh. Vì ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam ra, không còn có đảng nào khác đủ sức và đủ uy tín đứng ra lãnh đạo nhân dân giành độc lập, tự do cho dân tộc từ tay phát xít Nhật và sau này tiếp tục chống Pháp thành công.
Mỹ là cường quốc mạnh nhất mang quân đi xâm lược Việt Nam dưới chiêu bài này nọ. Nhân dân Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng rốt cuộc, cuộc chiến tranh vì chính nghĩa của dân tộc ta đã dành được thắng lợi. Nhân dân yêu chuộng hòa bình khắp nơi trên toàn thế giới đều ủng hộ nhân dân Việt Nam, thậm chí cả một bộ phận lớn nhân dân tiến bộ ở Mỹ. Chúng ta chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa. Chính nghĩa ở đây chính là chính danh vậy.
7/ Bài học lịch sử của học thuyết Chính danh.
Học thuyết chính danh do đức Khổng tử phát kiến cách đây hơn 2.500 năm từ thời Trung Quốc còn đang ở chế độ phong kiến phân quyền với lòng mong muốn của ông phục hồi lại chế độ, lễ lạc tốt đẹp của thời nhà Chu ban đầu khi ông nhận thấy tình trạng xã hội khá lộn xộn, mất tôn ti trật tự. Ông vốn là người khoan hòa, tuy có tư tưởng cách mạng như không thích chiến tranh, do đó ông mới đề ra học thuyết chính danh để cải tạo xã hội một cách dần dần.
Nghiên cứu về đức Khổng tử, nhà nào cũng phải công nhận rằng học thuyết chính danh là một phát kiến của ông và đó là đóng góp quan trọng của ông cho Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Theo cách nói của học giả Nguyễn Hiến Lê thì “Nếu sau mười thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”
Dân tộc Việt Nam, tuy có biết đến học thuyết chính danh của Khổng tử nhưng lại vận dung nó rất uyển chuyển để cứu dân, cứu nước, chống xâm lăng điển hình qua một số vị anh hùng trung lịch sử dân tộc như Sư Vạn Hạnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…. Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu cao chính nghĩa để chiến đấu vì độc lập tự do, giải phóng dân tộc, chống quân xâm lược, Pháp, Nhật, rồi Mỹ được cả dân tộc và nhân dân tiến bộ hòa bình thế giới ủng hộ vì cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam là cuộc chiến đấu chính nghĩa, nên cuối cùng, dù kẻ thù có mạnh cỡ nào, chúng có nham hiểm đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng giành được thắng lợi chung cuộc, buộc kẻ thù phải chấp nhận sự thất bại trước ý chí và chính nghĩa của dân tộc ta.
( st)
PS/ Cái chính danh của Khổng Tử ngày xưa ấy bây giờ là cái Chứng Minh Thư ngày nay vậy. cái chứng minh thư khẳng định " chính danh" của một người được xã hội công nhận và được luật pháp bảo vệ. Ấy thế mà có một lũ tự nhận là trí thức " từ chối cái chính danh này " để sẳn sàng làm chó sủa mua vui, thậm chí còn muốn làm một con chó dễ thương. Đọc cái " com" này trên blog Hơi Thở Vũ trụ của một cái nick " người hà nội" thì xem ra tôi gọi là chó đúng thật ấy chứ!
@ Bác Trúc Thu
Nơi tôi sinh sống, con chó có địa vị không tệ. Đã có lần tôi thổ lộ tâm tư của tôi với một bác Đại Thụ của Blog Tiếng Việt:
" Ở BlogTV có lần tôi được ví với con chó, nhưng chẳng thấy giận, bởi vì nhớ lại thời trẻ mùa hè nắng đẹp ra công viên thấy các cô như tiên giáng trần âu yếm hôn hít mấy chú chó, lúc đó chỉ ước thành chúng nó, kẻ trung thành với chủ"
Bác Trúc Thu thấy đó. Cái còm trên của bác chỉ làm tôi vui thêm, vì theo bác tôi dễ thương như mấy chú chó nên tôi nay tự thấy có thể có cơ hội...
:-) ( http://hoithocuavutru.blogspot.com/2015/10/nhan-vat-lich-su-tiep-theo-cua-phan-i.html)
Bài đọc thêm
Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh
Các “học giả” nếu có uy tín thực hãy dùng tên của chính mình và chịu sự phán xét của dư luận cũng như của cuộc sống đời thường.
Người tự tin luôn dùng tên thật của mình, đấy là chính danh. Các nhà văn, nhà báo đôi khi dùng bút danh, tên dùng trong các bài viết.
Một người có thể có vài ba bút danh cho các thể loại khác nhau, nhưng bút danh của các nhà văn nhà báo tử tế thường ổn định và báo giới biết rõ tên thật của tác giả đó. Các nhà hoạt động chính trị trong vòng bí mật cũng thường dùng bút danh để tránh bị nhà cầm quyền truy bức, nhưng khi thắng lợi và nắm quyền thường họ dùng tên thật.
Với sự phát triển của thông tin mạng, trên thế giới ảo, ai cũng có thể viết, có thể ra báo của riêng mình và có thể trở thành “nhà báo”, “nhà văn”.
Các nhà báo, nhà văn vẫn thường dùng bút danh quen thuộc hay có bút danh mới cho thế giới mạng. Những người viết tử tế vẫn ứng xử như xưa. Bút danh nổi tiếng có thể trở thành tên gọi “thật” của một con người cụ thể và bạn đọc thậm chí không biết tên khai sinh của họ là gì. Đấy là cách dùng có ý nghĩa cao đẹp của bút danh.
Một bài viết nặc danh là bài viết không có tên người viết. Thường những người thấp cổ bé họng và sợ cấp trên trù dập hay dùng cách nặc danh để viết các đơn tố cáo thượng cấp của mình hay những người quyền thế. Không hay, nhưng có thể hiểu được cách làm của người viết, nhất là của những “dân đen”.
Tồi tệ hơn và pháp luật cũng cấm là việc mạo danh, tức là dùng tên của người khác để làm những việc mờ ám. Thế nhưng, hiện tượng này ngày càng phổ biến. Việc này cần phải nghiêm trị.
Việc dùng bút danh theo hướng gần với nặc danh và mạo danh là hiện tượng còn nguy hiểm gấp bội. Hiện nay, nhiều khi bút danh lại biến thành công cụ để che dấu tung tích thật của người viết. Vì họ sợ bản thân cái nội dung họ viết, sợ bạn đọc biết đích thực họ là ai. Cách dùng bút danh này đã chuyển sang thái cực xấu, sa đọa, đáng lên án của những kẻ “ném đá dấu tay”, những kẻ “bôi nhọ” hay những tay “bồi bút”. Đấy là một hiện tượng làm suy đồi đạo đức, đáng lên án.
Nếu chúng ta muốn xây dựng một xã hội tử tế, báo chí chính thống nên tránh xa hiện tượng này. Khi còn hoạt động bí mật, báo của một tổ chức chính trị còn dùng nhiều bút danh là điều dễ hiểu, nhưng khi lực lượng chính trị đó đã nắm quyền thì nên đoạn tuyệt với cách làm đó càng nhanh càng tốt.
Chúng ta thấy nhiều bài có vẻ “lý luận” cao siêu, đả phá xu hướng này xu hướng nọ, thậm chí tồi tệ hơn đả phá người này người nọ, được đăng trên báo chính thống mà vẫn thấy nhan nhản các bút danh như thời bí mật. Các “học giả” này nếu có uy tín thực hãy dùng tên của chính mình và chịu sự phán xét của dư luận cũng như của cuộc sống đời thường. Kiểu ném đá dấu tay, úp úp mở mở chỉ có hại cho chính tác giả và báo đăng tải bài viết và nguy hại hơn có hại cho sự phát triển của đất nước.
*
TS. Nguyễn Quang A
*
Nhân vật lịch sử (tiếp theo của phần I chương "Hỗn mang")
Ở entry trước tôi đã gọi Phạm Đình Trúc Thu là một “nhân vật lịch sử”, và để bạn đọc trên mạng có cơ hội biết đến giá trị của một cây viết như anh, tôi đã dẫn các link đến trang “Một Đời Thực-Hư” để họ cùng tham khảo. “Nhà báo Việt Nam tự do” là anh tự giới thiệu mình với tư cách tác giả blog, nhưng “Một Đời Thực-Hư” không phải là một trang báo, nó giống như một cái sọt chứa đủ thứ mà chủ blog nhặt nhạnh ở khắp các trang mạng đây đó, từ đề tài triết học đến kinh tế, chính trị, văn hóa, thơ…, tóm lại là các lĩnh vực mà một người uyên thâm trong xã hội này thường bàn tới. Kiểu blog sưu tầm như vậy có khá nhiều trên mạng.
Mèo Ainu không biết làm gì khác để tìm kiếm ngoài thao tác google. Bằng cách này, cái mà nó tìm thấy là Phạm Đình Trúc Thu có thơ đăng trên một (hoặc có lẽ là vài) trang mạng, các trang loại ấy thì nhan nhản. Dấu ấn duy nhất có tính đặc trưng mà Phạm Đình Trúc Thu để lại trên Google là các cuộc tranh cãi đôi co mà người ngoài cuộc xem vào không hiểu là chuyện gì ngoài chuyện những người tranh cãi đua nhau dùng từ ngữ hạ đẳng với mục đích miệt thị lẫn nhau, mà Phạm Đình Trúc Thu luôn có vẻ vượt trội về phong cách hạ đẳng này. Cho nên cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên khi anh tốn công cố gắng dùng trang “Một Đời Thực-Hư” để giới thiệu Ái Nữ như một nhân vật hạ đẳng mà anh cần phải lăng nhục để làm gương, trong khi anh không hề ý thức về chuyện bản thân mình có đủ tư cách để lăng nhục kẻ khác hay không. Những bài viết anh chê bai chửi mắng người nọ người kia không giúp người đọc hình dung được đối tượng đáng bị chê bai chửi mắng ở chỗ nào mà chỉ khiến họ cảm thấy anh có nhu cầu gièm pha người khác một cách bức xúc. Có lẽ trong cuộc đời anh đã bị người ta xem thường coi khinh nhiều quá.
Còn thơ của Phạm Đình Trúc Thu thì sao? So với những bài thơ được tạo nên từ phần mềm làm thơ của máy tính thì thơ của anh không tệ. Chẳng hạn như bốn câu anh để lại trong blog Hơi Thở Của Vũ Trụ là mượn vài từ trong thơ Quách Mạt Nhược mà mới đầu anh tưởng là thơ Ái Nữ do đọc không kỹ, sau đó anh lại mất công thanh minh rằng bốn câu này không thể hiện tình cảm hay tâm trạng của anh. Có lẽ anh cần nặn ra thơ thật nhanh để trang trí comment cho đẹp, mặc dù comment của anh cũng tối nghĩa, và càng về sau thì sự màu mè đỏm dáng đó càng rơi rụng. Nhờ có anh mà bạn đọc Alaykum Salam tự tin quay trở lại viết thêm comment cho blog Hơi Thở Của Vũ Trụ, họ thật là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Vấn đề của Mèo Ainu là nó Dường Như Không Biết Gì Cả, nó chỉ mới từ trong xó chạy bổ ra đường đuổi theo cuộn len màu nhiệm, không để ý đến chuyện sẽ va chạm và làm rơi vỡ những gì. Do hầu như chưa quen biết giới “nhiều chữ” ngoài đời nên nó không hình dung được nhân vật Phạm Đình Trúc Thu có vị trí như thế nào trong xã hội. Vốn kinh nghiệm duy nhất là những chuyện mà bạn Cáo Tequila nhắc nhở, theo đó thì nhận xét của “bần nông” Nguyễn Huy Thiệp rất đáng tham khảo vì ông ta hiểu đời và trung thực. Ông ta đã viết thế này:
“... nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào “cảm hứng” để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả. Giai thoại có một nhà thơ nói về tình cảnh thơ ở trong bài thơ sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: “Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l…/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l… vào thơ!”, tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa”.
Đoạn văn trên được ông Thiệp viết vào năm 2004, tức là cách đây hơn mười năm, trong “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn”. Từ đó đến nay hẳn vẫn chưa có gì thay đổi, nếu không thì Acemediavn Trẻ Trâu đã chẳng viết những lời thống thiết trên Blog Việt:
“Tôi có thể quả quyết, chắc chắn rằng, mọi lời kêu gọi khẩu hiệu từ trên trời rơi xuống không lọt vào tai tôi được nữa. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà cái quá trình sa đọa tâm hồn rồi rơi xuống vũng bùn độc địa vẫn diễn ra không ngừng và dưới nhiều hình thức. Cả cuộc đời người ta đã làm cái việc nói suông, làm cho kẻ khác kinh ngạc và khâm phục cái trí tuệ giả tạo uyên thâm của mình. Rồi đến khi cái hiện thực hiện ra, nhiều đến nỗi tràn ngập như cỏ dại triển khai trước mắt họ, thì ta thấy trong họ có sinh ra được một sức kháng cự động vật học nào để kháng cự không? Có thể họ đã làm tự phá sản bởi chính những gì họ nói, nhưng có thể họ vô tình hay hữu ý quay lưng lại cái hiện tượng giả dối ấy thì hơn tất cả, họ đã thành hiện tượng có hại, đầu độc xã hội và góp phần làm mục ruỗng”.
Đoạn trích đó ở trong bài viết có tên là “Trò trẻ con”, được Trẻ Trâu viết vào năm 2013.
Phạm Đình Trúc Thu hoàn toàn phù hợp là một nhà thơ theo nhận định của ông Thiệp: “nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa”.
Mèo Ainu không thể không “kinh ngạc và khâm phục” trước một nhân vật như vậy. Tại sao Phạm Đình Trúc Thu không cần đếm xỉa đến một logic thực tế nào, chỉ chăm chăm réo tên đối tượng kèm theo những từ ngữ thô bỉ?
Thượng Đế luôn có logic của Ngài. Đúng vào thời điểm này tôi đọc được bài viết “Cá thối” của Victor Volsky do dịch giả Phạm Nguyên Trường dịch. Thì ra cách mà Phạm Đình Trúc Thu thực hiện đã được đúc kết ở tầm quốc tế và được áp dụng cho mục đích chính trị, gọi là “kỹ thuật cá thối”.
“Kỹ thuật “cá thối” như sau. Bịa ra một lời kết án. Càng thô bỉ và càng tai tiếng thì càng tốt. Ví dụ như trộm cắp vặt, lạm dụng tình dục trẻ em hoặc giết người, tốt nhất là do lòng tham mà ra. Mục đích của “cá thối” không phải là chứng minh tội lỗi của nạn nhân, mà là gây ra những cuộc tranh luận công khai về nạn nhân. Tâm lý của con người là sau khi một lời buộc tội được tung ra thì bao giờ cũng có những người ủng hộ và những người phản đối, có các “chuyên gia” và những “người nắm được chuyện”, những người kịch liệt tố cáo và những người bảo vệ nhiệt thành cho bị cáo.
Nhưng dù thái độ và quan điểm của họ có như thế nào thì tất cả những người tham gia thảo luận cũng sẽ nhắc tên nạn nhân nhiều lần, cùng với những lời buộc tội thô bỉ và tai tiếng, do đó mà xát “cá thối” vào quần áo anh ta (hoặc cô ta) cho đến khi mùi hôi thối bám vào nạn nhân và sẽ theo nạn trên mọi nẻo đường. Và mỗi lần nhắc đến tên tuổi nạn nhân là người ta lại nghĩ ngay đến tội lỗi bịa đặt kia (ăn cắp, giết người, lạm dụng tình dục trẻ con)”.
Đoạn trên trích từ bài viết “Cá thối”: Vì sao Putin lại được 86% dân chúng ủng hộ?” của Victor Volsky do dịch giả Phạm Nguyên Trường dịch. Tôi đã dẫn link bài viết này và trao đổi với bạn đọc Người Hà Nội (tức Chim Câu nước Áo), rằng có thể không phải Phạm Đình Trúc Thu quá dốt nát mà là anh đang ứng dụng “kỹ thuật cá thối”. Chim Câu phân tích như sau:
“Sử dụng "kỹ thuật cá thối" như trong bài viết mà bác Phạm Nguyên Trường dịch chỉ có hiệu quả khi những người sử dụng có quyền sinh, quyền sát, bởi vì rất nhiều khi phải khóa miệng người khác bằng những lý do trời ơi, đất hỡi (lịch sử các nước đã và đang chứng minh). Bác Trúc Thu sử dụng kỹ năng này với khả năng đọc và viết còm nhom xấu trai của bác ấy chỉ làm trò tiêu khiển cho thiên hạ, chưa kể đến việc kẻ khác tự nhiên được hưởng lợi, như là bác Trúc Thu quảng cáo không công cho bác Lá Bàng”.
Tại sao bỗng nhiên lại có “bác Lá Bàng” xuất hiện ở đây?
Song song với việc xát “cá thối” vào Ái Nữ thì Phạm Đình Trúc Thu cũng đang ra sức bôi nhọ Nhà Gom Lá Bàng, một blogger nghe nói nổi đình nổi đám từ thời có blog Yahoo và sau này có nhiều bạn đọc trên Blogspot, từ giữa năm 2014 Nhà Gom Lá Bàng mới mở thêm cửa giao lưu trên Blog Tiếng Việt. Với sự toàn tâm toàn lực của Phạm Đình Trúc Thu trong việc thi triển chiêu pháp này, anh xứng đáng được có thêm một tên riêng trong tiểu thuyết, từ nay tôi gọi tên anh là Cá Thối để nhớ rằng trong thế giới tồn tại một dạng nhân vật như thế.
Blog của Nhà Gom Lá Bàng đặt chế độ kiểm duyệt comment và Cá Thối không có cơ hội gây ầm ĩ ở đó, do chủ blog ấy thích nghe những lời lịch sự êm ái và không thấy cần thiết phải đáp lời Cá Thối. Tiểu thuyết “Ngày Tận Thế Huyền Bí” là một cơ hội tốt cho Phạm Đình Trúc Thu, vì blog Hơi Thở Của Vũ Trụ còn được gọi là “Trại Điên”, bất cứ ai cũng có thể vào đó xả ra những hỉ nộ ái ố của mình và mọi kiểu “điên” đều được quan sát bởi nhiều khán giả.
Ái Nữ không phải là công chúa Li-dơ trong truyện cổ An-đéc-xen, cho nên chiến thuật của Cá Thối không gây cản trở gì cho vai diễn của cô ta. Do không thích tự lượm ống bơ đeo vào mình như lão Bùi Giáng, cho nên cô ta lấy làm đắc ý với chiến dịch “PR” của Cá Thối và hình dung ra Đỉnh Cao Của Ngu, chế tác kiệt xuất của Tequila-Trẻ Trâu, trong tay cô ta đã trở thành một món “võ lâm chí bảo” mà nhiều khách giang hồ muốn giành giật.
Nhưng Cá Thối không giàu năng lực như Mèo Ainu hy vọng. Chỉ vừa mới chạm phải Chim Câu nước Áo, một nhân vật hiếu sự trong chiếu chèo Hơi Thở Của Vũ Trụ, Cá Thối đã cụt hứng và viết lời thoái thác:
“Câu chuyện của tôi với Ái Nữ đã chấm dứt. Ái Nữ thắc mắc vì sao tôi có hứng thú với blog Ái Nữ thì tôi cũng trả lời Ái Nữ là vì tôi muốn biết Nhà Gom Lá Bàng ở đâu trong cái blog này. Giờ là lúc tôi "cư xử" với cái thằng lưu manh Nhà Gom Lá Bàng, không rảnh để đọc Ái Nữ đâu”.
Nội dung comment của Cá Thối là vậy, tuy nhiên Cá Thối hành văn tùy tiện, thiếu mạch lạc và sai chính tả nên tôi đã chỉnh sửa cho đỡ rối mắt bạn đọc, các bạn có thể đọc lại lời của Phạm Đình Trúc Thu ở bản anh ấy tự soạn xem bản chỉnh sửa của tôi có đúng không.
Sau khi va chạm với Chim Câu nước Áo, Cá Thối bèn một mực phao lên rằng bạn đọc Người Hà Nội trong blog Hơi Thở Của Vũ Trụ chính là blogger Nhà Gom Lá Bàng mà chẳng cần có chứng cớ nào hết. Cư dân Blogspot có lẽ chỉ biết blogger Nhà Gom Lá Bàng chứ không biết đến nhân vật Người Hà Nội, nhưng cư dân và khách quen của Blog Tiếng Việt thì biết cả hai và khó tin nổi là họ có thể hình dung hai người ấy là một, vì thế họ sẽ xếp Cá Thối vào một trong hai loại: hoặc là cực kỳ ngu dốt, hoặc là tay lừa bịp chuyên nghiệp.
Trong chiếu chèo Hơi Thở Của Vũ Trụ thì Chúng-Tôi-Là-Một và Chúng-Ta-Là-Một, cho nên Người Hà Nội và Nhà Gom Lá Bàng Là-Một không hề vi phạm nguyên tắc gì. Một người dùng nhiều tên hoặc nhiều người dùng trùng một tên đều đã từng xảy ra ở đây. Tuy nhiên hai nhân vật này quá khác biệt nếu như không nói là trái ngược: Blogger Nhà Gom Lá Bàng luôn né tránh những cuộc cãi vã vì lo hao tổn thời gian và sức lực, trong khi bạn đọc Người Hà Nội luôn sẵn sàng giải phóng năng lượng để giải trí với những nhân vật như Cá Thối.
Tôi không có gì phải lo lắng về nhân vật Chim Câu nước Áo, vì anh ấy tỏ ra dồi dào sức lực và luôn biết cách hài hước. Nhưng với Nhà Gom Lá Bàng thì khác, anh mới nhạy cảm và dễ tổn thương làm sao.
Lá Bàng rất dễ bị tổn thương, cho nên anh cũng dễ sinh lòng thương cảm kẻ khác. Gần chỗ anh ở từng có một gã nát rượu, sinh thời gã đuổi đánh vợ thường xuyên, đến nỗi Lá Bàng cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao chị vợ ấy vẫn còn sống. Ấy thế mà một ngày khi cái hũ rượu biết đi ấy không còn đi được nữa, anh viết entry “Chuyện anh chàng nghiện rượu đã chết…”, trong đó anh than rằng:“Ôi, đời quả là vô thường, đời quả là bể khổ vô biên!... Ôi, tất cả cái mà anh ta muốn, ông trời đều không cho anh ta, dù chỉ là một hạt bụi, và tại sao tất cả những tội lỗi của loài người đều đổ lên đầu của anh ta!” Không may cho Lá Bàng là Ái Nữ đã lướt qua entry ấy, cô ta vốn không ưa những kẻ khóc gió than mây, và vì là Kẻ Ác nên cô ta không biết thương xót, cô ta đã buông một comment lạnh lùng: “Entry này rất hay, nhưng láo! Dám đổ oan cho ông trời! Anh ta muốn rượu, thì trời cho anh ta rượu, đủ để uống cho đến tận lúc chết rồi còn gì!” Lá Bàng kiểm duyệt và đã không cho comment ấy của Ái Nữ xuất hiện, anh chỉ cho hiện lên bản copy, trong đó anh cắt biến chữ “láo” đi và thay bằng ba dấu chấm, rồi anh thanh minh rằng ông trời mà anh nhắc tới không phải là ông trời viết hoa.
Cho đến nay, chưa từng có công trình nghiên cứu của ai phân tích về chuyện ông trời viết hoa và ông trời không viết hoa của Nhà Gom Lá Bàng khác nhau như thế nào, vì anh chưa từng được biết tới như một triết gia. Việc Cá Thối lu loa lên rằng Nhà Gom Lá Bàng là “triết gia dỏm” có thể là vội vã, trong sự vội vã đó ngầm báo hiệu nguy cơ có nhiều người sẽ xem Nhà Gom Lá Bàng như một nhà triết học. Chẳng phải có người đã giật mình với bài viết “Việt Nam không có triết gia” của anh đó sao?
Mèo Ainu vốn lười và dốt, nó không biết tên các triết gia cũng như các triết thuyết của họ, với nó thì dù có các nhà triết học hay không cũng không làm vũ trụ sứt mẻ gì. Trong trường học của Thượng Đế, khi nhắc đến triết học, Ngài chỉ dạy nó duy nhất một chữ “BIẾN”. Theo đó thì có thể xem Nhà Gom Lá Bàng như một triết gia, vì anh đang muốn biến mất: Anh muốn chết. Bi kịch của anh chính là bi kịch của anh chàng nghiện rượu, trong đó các thứ rượu từng uống anh là các môn triết học đông tây kim cổ, giờ thì anh muốn uống loại rượu anh xem là cuối cùng: cái chết. Tiếc thay, nhiều khả năng là cái chết sẽ uống anh mà không để cho anh uống nó.
Trong câu chuyện cổ tích về nước sống và nước chết, nếu một người bị chết vì nhiều vết thương, những vết thương ấy sẽ liền khi được nước chết vẩy lên, rồi sau đó khi được vẩy tiếp nước sống, người ấy sẽ sống lại. Nhà Gom Lá Bàng muốn cái chết sẽ chữa lành những vết thương, những bi kịch mà anh vẫn thường kể trong blog. Nhưng rồi anh sẽ chết vì những vết thương hay chết nhờ “nước chết”? Và “nước sống” của anh là gì? Hành trình của Nhà Gom Lá Bàng không dễ dàng, anh đang đi đến ngõ cụt của các triết gia từ mấy trăm năm trước. Anh có thoát được bế tắc không hay cuối cùng vẫn chỉ là kẻ sống dở chết dở?
Câu chuyện của Nhà Gom Lá Bàng có vẻ không ngắn, chúng ta sẽ gặp lại anh ở những entry khác trong một nhân vật có tên gọi khác.
*
* *
Gần đây đã xảy ra những chuyện sôi nổi. Trong khi Mèo Ainu đang ra sức giả vờ chăm chỉ bằng cách vặn những cái nút cho sản phẩm của một công ty còn chưa đăng ký nhãn hiệu thì trên mạng Facebook sục sôi vì một nhân vật “cá thối” khác. Chuyện nảy sinh chính từ bản dịch bài “Cá Thối” của Phạm Nguyên Trường.
Sau khi chia sẻ bản dịch bài viết “Cá Thối” của Victor Volsky trên Facebook, dịch giả Phạm Nguyên Trường được một số người hỏi rằng có phải ông ám chỉ Thiên Lương là “cá thối” không, đồng thời ông bị Thiên Lương unfriend.
Thiên Lương là nhân vật được Leonvu Quant nhắc tới trong “Độc ngã luận: Lolita và những ngày tháng Tư”. Lần này, với sự ủng hộ ra mặt của Phạm Nguyên Trường, Leonvu Quant viết hẳn về Thiên Lương trong một note có tiêu đề: “Về một gã mất dạy: vừa ăn cắp vừa la làng!”
Khoan nói đến chuyện ăn cắp, nhưng dùng từ “la làng” thì đúng. Chỉ với duy nhất một cuốn sách dịch là tác phẩm “Lolita”, Thiên Lương cứ thế nhè vào Dương Tường mà chê bai chửi rủa, kèm theo chửi tất tần tật làng dịch thuật cùng giới “nhiều chữ” trong nước. Dương Tường là dịch giả đã dịch “Lolita” trước đó, và nghe nói được người ta xếp vào làng cây đa cây đề với khá nhiều tác phẩm dịch. Việc Thiên Lương đưa ra một bản dịch khác tốt hơn kèm theo gọi công trình của Dương Tường là một “thảm họa dịch thuật” đã bỏ bom vào dư luận. Một điều đáng nói là ngoài Gấu Dở Hơi ra thì chưa từng có ai nhận là được nhìn thấy Thiên Lương cả, anh ta chỉ hiện ra bằng một tài khoản Facebook khai rằng đang sống ở nước Anh.
Gấu Dở Hơi thì nhiều người biết, vì Gấu cầm chịch diễn đàn Thanh Niên Xa Mẹ nghe nói rất sôi nổi một thời, và vì Gấu làm phiên dịch cho các chính khách, các nguyên thủ. Như mới đây thôi, Gấu phiên dịch cho tổng thống Mỹ Obama trong cuộc viếng thăm của ngài Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, một cuộc gặp lịch sử được người Việt Nam dán mắt theo dõi vào ngày 07-7-2015 vừa qua, và họ che giấu bớt nỗi vui mừng bằng việc phàn nàn rằng người Mỹ lẩy Kiều rất có duyên, trong khi lãnh đạo của Việt Nam thì không khoe được chút hiểu biết nào về văn hóa Mỹ.
Gấu Dở Hơi đã “chống lưng” cho Thiên Lương trong việc làm om sòm làng dịch thuật suốt ba năm qua, đòi hỏi chất lượng dịch văn chương phải được cải thiện. Và từ việc gây được sự chú ý trên mạng xã hội, Thiên Lương đã từ phê bình dịch thuật đi đến phê bình tổng hợp, đặc biệt chĩa mũi dùi xỉa xói vào những cái mà anh ta cho là ngây thơ dốt nát của những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Vì thế nhiều người nghi ngờ Thiên Lương là dư luận viên cấp cao. “Dư luận viên” là một từ mới có lẽ được đẻ ra trên mạng Facebook, dùng để chỉ những người lên mạng phát biểu với chủ ý bảo vệ chế độ chính trị hiện thời.
Còn Phạm Nguyên Trường là một dịch giả cần mẫn, ông chú ý dịch những bài viết có đề tài chính trị xã hội phân tích tình huống của các quốc gia trong lịch sử mà khi đọc người ta dễ liên tưởng đến hoàn cảnh của nước Việt hiện tại. Các tác phẩm dịch đã xuất bản của ông có những cái tên như thế này: “Đường về nô lệ”, “Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội”, “Chủ nghĩa tự do truyền thống”, “Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại”… Năm 2013 ông nhận được giải dịch thuật của quỹ văn hóa Phan Châu Trinh.
Mèo Ainu không nhận ra là bài viết “Cá thối” ám chỉ Thiên Lương, vì đây vẫn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm dịch của Phạm Nguyên Trường. Mặc dù thế, Thiên Lương vẫn unfriend Phạm Nguyên Trường mà chẳng có lý do nào, giống như đã unfriend Mèo Ainu sau khi nó “like” và “share” bài viết “Độc ngã luận” của Leonvu Quant. Mèo Ainu không phiền lòng gì ngoài chuyện nó chưa kịp báo cho Thiên Lương biết rằng trong tiểu thuyết anh ta mang tên Khỉ Điên, dựa vào lời phát biểu của anh ta trên Facebook: “Dịch giả là con khỉ bắt chước nhà văn”. Nó nghĩ anh ta điên như thế cũng tốt, vì thiếu những kẻ như vậy thì thế giới này bớt hẳn đi sự phong phú.
Không giống như Mèo Ainu thích chuyện phiền toái, Phạm Nguyên Trường thuộc mẫu người đứng đắn và nghiêm túc, hẳn là ông không có kinh nghiệm chơi với những kẻ điên kiểu như Thiên Lương. Khỉ Điên đã thành công trong việc làm cho ông phát cáu. Sau khi bài viết “Về một gã mất dạy” của Leonvu Quant đăng lên, họ réo gọi Gấu Dở Hơi vào cuộc, và Gấu Dở Hơi với phong cách khệnh khạng kẻ cả đặc trưng của loài gấu, đã thành công trong việc làm cho vị học giả đáng kính này phải cáu thêm nữa.
Khi nghe Phạm Nguyên Trường phàn nàn về Khỉ Điên, Gấu Dở Hơi thản nhiên nói: "Vâng, xin đồng ý với chú ạ. Tay đó cháu quen đã nhiều năm ở ngoài đời, tính tình rất khó ưa, khó chơi, nói chung đểu". Dĩ nhiên đó chỉ là câu nói kiểu đùa cợt của “Trung tá Anh Gấu Phạm vinh quang muôn năm” (Gấu Dở Hơi vẫn thường xưng giễu trên Facebook như thế), nhưng Phạm Nguyên Trường vin luôn vào đó để nói: “Phải chăng nick Thiên Lương đã không còn tác dụng và bị vất đi, chẳng khác gì Anh Phạm vất cái xi-líp rách và bẩn của vợ mình vào sọt rác mà không cần giặt?”
Phạm Nguyên Trường không biết đùa kiểu như Gấu Dở Hơi, ông nói vòng nói vèo để ám chỉ rằng Thiên Lương chỉ là một cái nick trên Facebook do Gấu Dở Hơi tạo ra để diễn kịch. Nhiều người vẫn khó chịu về chuyện Khỉ Điên cứ diễn vai điên trên Facebook mà không chịu lộ diện cho người ta biết mình là ai.
Tạm xếp những tác phẩm dịch của Phạm Nguyên Trường sang một bên, chỉ cần xem những status trên Facebook của ông, không khó gì để nhận ra rằng ông ủng hộ những người đấu tranh dân chủ, đòi thay đổi chế độ chính trị hiện hành. Nhưng khốn nỗi, rất khó để nhận ra đường lối đấu tranh của những người đòi quyền dân chủ hiện tại. Như Phạm Nguyên Trường, với cách tranh luận thiếu chặt chẽ trên Facebook, có thể thấy ông là một người nhiệt thành, nhưng không phải là một nhà chính trị.
Leonvu Quant càng không phải là nhà chính trị, chẳng qua anh như nhiều người khó chịu với những màn chửi rủa của Khỉ Điên, anh muốn bảo vệ cho “duy mĩ”. Và cũng như nhiều người, Leonvu Quant muốn chính trị của Việt Nam thay đổi. Vì thế chuyện anh có thiện cảm và bênh vực những người như Phạm Nguyên Trường rất dễ hiểu. Anh cho rằng Thiên Lương là một dư luận viên đã được sự chỉ đạo.
Cuống cuồng. Nháo nhào. Một chiếc xe mất phanh. Một con thuyền sắp đắm. Đó là không khí mà những người mất tỉnh táo có thể cảm nhận thấy trên mạng xã hội giai đoạn này.
Những người tỉnh táo hình như đều im lặng, hoặc họ cũng giả vờ mất tỉnh táo. Tỉnh táo là một thái độ vô duyên trên Facebook Việt. Người ta muốn điên. Ngày Quốc khánh 2 – 9, người ta điên lên vì chuyện một cô sinh viên xinh đẹp đeo lon trung tá trong khối diễu binh. Một status được viết bằng những từ toàn dấu sắc với phong cách hài tếu tả lại quốc khánh năm xưa cũng được viết vào ngày điên ấy, và đến ngày 4 – 9, tác giả của status này, Đỗ Văn Hùng, bị thu thẻ nhà báo và xử lý miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên.
Ngài Cú Thông Thái, một tay trùm quản lý truyền thông, là kẻ hiếm hoi đã tỏ ra tỉnh táo trước sự kiện về nhân sự của Báo Thanh Niên. Ngài ta nói: “Sự việc của anh Đỗ Hùng chỉ để thấy không có một thoả thuận giữa các tờ báo với phóng viên của mình về hành xử trên mạng xã hội. Và theo tôi nên có một thoả thuận như vậy”. Để chứng minh mình là kẻ hiểu việc, Ngài Cú Thông Thái “khoe” thêm: “Có lẽ nhiều bạn không biết, một trong những sản phẩm bán chạy nhất của T&A Ogilvy cho các doanh nghiệp là "Bộ Quy tắc Ứng xử của Nhân viên trên mạng xã hội”. Sau màn “khoe khoang” ấy, lập tức Ngài Cú Thông Thái bị nhiều kẻ chửi cho thậm tệ, họ cho rằng ngài ta tranh thủ lúc người khác gặp hoạn nạn để bán hàng.
Người ta thích kẻ điên. Điên như Đội trưởng Đội Nỏ Thần ấy.
Đỗ Xuân Thọ là tiến sĩ cơ học ứng dụng, đó là yếu tố hợp lý trong việc ông chế “nỏ thần”. Hình cover trên Facebook của ông có mặt trời mười bốn tia giống như hình trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, giữa mặt trời ấy có ba chữ “Tâm Vũ Trụ”, đó là tên học thuyết của ông. Còn tên blog của ông là “Sóng Ý Thức”. Cái “lẫy nỏ” mà ông sáng chế mang ký hiệu BLSYT tức là “Bộ Lọc Sóng Ý Thức”. Ông Thọ dùng Nỏ Thần để bắn ai? Cái đích là “tứ trụ triều đình” mang tên Sang-Trọng-Hùng-Dũng. Tên của bốn ông lớn vào thời điểm hiện tại: chủ tịch nước, tổng bí thư, chủ tịch quốc hội, thủ tướng. Thật tình cờ, tên của bốn vị lãnh đạo hợp thành những tính từ mà người Việt Nam vô cùng ưa chuộng, họ liên tục nhắc đến bốn từ này. Vô tình, bốn chữ ấy trở thành bia cho Đội trưởng Đội Nỏ Thần bắn. Ông tiến sĩ điên chống cộng một cách điên cuồng thông qua những status điên, những entry điên. Nếu không phải người ta xem ông như một người điên thì hẳn ông đã bị bỏ tù như những nhà bất đồng chính kiến. Nhưng hẳn ông cũng đã thuyết phục được nhiều người là ông không điên, nếu không thì ông đã bị tống vào trại tâm thần.
Tôi tin Đỗ Xuân Thọ điên thật. Điên vì bế tắc. Mặc dù tuyên bố đã dùng toán học chứng minh được Tâm Vũ Trụ, nhưng ông vẫn chưa đến được nơi ấy, cho nên Tâm Vũ Trụ mới chỉ được ông trình diễn như một học thuyết. Status cuối cùng của ông trên Facebook vào lúc 23h10’ ngày 04-02-2015 là bốn câu thơ sau:
Uống rượu thâu đêm nghĩ chuyện đời
Cái gì là Thọ, nghĩ tả tơi
Cái gì là của Tâm Vũ Trụ
Cái gì là của Việt Nam tôi?
Ông qua đời ngay sau đêm ấy. Friendlist của ông rất đông những người nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ và khoa học. Không ai unfriend ông.
*
Việt Nam có cái gì chung với Tâm Vũ Trụ không? Tôi không điên kiểu ông Thọ nên đã không đưa ra câu hỏi ấy cho một nhà nghiên cứu Đông Nam Á của một trường đại học ở châu Âu khi người ấy đến thăm tôi vào cuối tháng Chín.
Ở chương trước tôi đã nói rằng tôi không gần với các học giả. Người ấy không đến thăm tôi như một học giả tìm đến đối tượng mà họ nghiên cứu. Tôi không phải là Đông Nam Á.
Mặc dù người ấy chủ động hẹn trước, một cuộc hẹn được sắp xếp từ trước khi người ấy bay sang Việt Nam, nhưng tôi nghĩ người ấy không hề biết họ gặp tôi để làm gì cả. Chưa từng có ai biết vì sao họ gặp tôi. Tôi cũng thế.
Nhưng tôi biết người ấy xuất hiện cùng với luồng gió lạ, một năng lực siêu hình làm cho đêm Sài Gòn bừng lên những rung động mới. Gió Đông đã nổi. Đó là một nhà thơ.
Chúng tôi gặp nhau trong quán cà phê Wan-Ko-Fi. Uống trà. Do không hề có những trao đổi về công việc, cho nên khi người ấy đi khỏi thì tôi quên hết những gì chúng tôi đã nói. Nhân vật ấy huyền bí như tiểu thuyết này. Điều duy nhất tôi biết là cách mà người ấy tìm ra tôi. Đường link dẫn tới chương “Phượng Hoàng” trên Blog Việt đã hiện ra trên timeline của Leonvu Quant vào ngày Mười Ba tháng Sáu khi tôi báo cho anh biết anh đã trở thành nhân vật trong tiểu thuyết. Và tôi thấy người ấy để lại một comment:
“breathy and high
the sixth interlude
like arms wide to the sky”.
*
* *
Sau hôm nhà thơ Gió Đông xuất hiện, tôi gọi điện cho Mohammed Hamdan Edan Al-lssawi. Gió Đông đến từ châu Âu, nơi đang rối ren với việc tiếp nhận những dòng người tị nạn. Chiến sự ở Trung Đông quá dai dẳng và việc gì phải đến thì đã đến, rồi sẽ đến.
Tôi chưa tìm được việc cho Mohammed ở Việt Nam, nhưng anh đến được Baghdad và đã tiếp tục công việc của một giảng viên đại học. Cách đây một tháng tôi hỏi anh: “Ở đó có an toàn không?” Câu trả lời: “Tạm thời an toàn”.
Lần này thì anh khiến tôi phát sốt khi không phát tín hiệu đáp lại. Khi tôi đã gọi tên và cầu nguyện cho ai thì tức là sự an nguy của họ liên quan mật thiết đến tôi. Nhưng nỗi lo của tôi về anh chỉ là chuyện tâm lý. Tôi biết linh hồn anh mạnh mẽ. Có lẽ anh mới là người lo cho tôi.
Chỉ là máy của Mohammed hết tiền. Anh nói chỗ anh an toàn, nhưng công việc của anh lại đòi hỏi anh phải đi vào nơi nguy hiểm. Nghe được thông tin ấy, tôi cảm thấy bình an. “Nguy hiểm” đối với chúng tôi nhiều khi chỉ là một từ ngữ.
*
Đêm ngày 05-10 vừa rồi, Gấu Dở Hơi thở phào khi tạm thời thoát khỏi sự căng thẳng của “nàng Tề Phi Phi”. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đàm phán thành công tại Atlanta.
Cộng đồng mạng lại được một phen rộ lên những lời hoan hỉ và chế giễu. Cả lo lắng nữa. Cho nước Việt.
Ngành may không phải là đối tượng của những nỗi băn khoăn. Nữ diễn viên Hồng Ánh lại xuất hiện duyên dáng và rạng rỡ trong bộ sưu tập thời trang mới của một nhà thiết kế. Nhưng phu quân của cô, ông Nguyễn Thanh Sơn, tổng giám đốc T&A Ogilvy, thì lo ngại cho những người nông dân khi hiệp định TPP được thi hành. Chẳng nhiều người còn lạ về một chuyện lạ rằng xuất khẩu gạo của Việt Nam vốn là một thành tích được tự hào lâu nay trên mặt các báo chính thống, lúc nào cũng nhất nhì thế giới, nhưng thế giới lại không hề được biết đến thương hiệu “gạo Việt”.
Nàng Tề Phi Phi là một người đẹp hấp dẫn nhưng độc ác. Một đối tượng khiêu khích những kẻ anh hùng.
Quần hùng sẽ họp nhau vào ngày 14-10 sắp tới, với hơn năm trăm doanh nghiệp, tại diễn đàn Vietnam Brand Matters do học viện SAGE tổ chức. Thương hiệu Việt Nam. Thương hiệu dẫn đầu. Đó là những gì các diễn giả sẽ nói.
*
(còn nữa)
Được đăng bởi Ái Nữ vào lúc 21:48
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí"
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Còn Ainu muốn tranh luận, Phản biện một cách " đúng nghĩa" thì nên hiện thân đi, Trúc Thu sẽ hầu cho. Làm một " bóng ma " nhát ma thiên hạ làm gì?
Hi hi...Không biết Ainu bây giờ đã để tóc dài chưa? Trông cũng trên trung bình đấy chứ!
Viết " cái lồn què" cho dài người đọc làm biếng.
Hỏng biết ông bà mình sao lại có tiếng ' cái lồn què" vậy kìa.
Viết tiếp đi nhưng tôi rất làm biếng qua Blog tiếng việt cứ đăng bên boglpost đi cho tiện.
( cái này bưng từ bolgtiengviet về)
14.10.15@11:50
Với Mèo Ainu không hiểu biết sách vở thì chuyện Việt Nam có hay không có triết gia đương nhiên là mới rồi.
Tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí" không có những chuyện mới, chỉ có nhân vật là mới thôi.
"Diễn viên thì khi không khi có, còn sân khấu thì muôn thuở. Diễn viên thì động mà sân khấu thì bất động".
Tôi vẫn chê Acemediavn Trẻ Trâu khi hắn viết câu này, giờ mới biết hắn viết cho tình huống nào.
Sân khấu Hơi Thở Của Vũ Trụ có rất đông diễn viên, mà hình như Cá Thối muốn giành lấy vai nhân vật chính. Có xứng đáng không?
Người Hà Nội sẽ nghĩ sao? Cư dân Blogspot sẽ nghĩ sao? Khi Ái Nữ nói rằng hai blog Một Đời Thực-Hư và Ngố 180' có chung một chủ?
Họ hiện ra như hai nhân vật đối nghịch, một có vẻ lố lăng đáng ghét và một có vẻ khiêm cung đáng mến. Nhưng chỉ Là-Một mà thôi. Các bạn đọc có thể hình dung ra sao về diễn viên như vậy?
Tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí" hiện ra như mớ len rối trong chân của một con mèo, nhưng ít nhất nó cũng có bạn đọc chung thủy là Cá Thối. Còn chuyện Cá Thối có thể nổi lên thành một nhân vật hấp dẫn đặc biệt hay không thì chỉ có Trời mới biết.
" Ở trên mạng mà mà còn không dám sống thật thì ngoài đời thế nào"? - Câu này của người đẹp phải k? ha ha...
14.10.15@16:16
@ Người Hà Nội
Cứ nhìn cái còm phía trên thì Cá Thối vẫn đang cố diễn vai một kẻ đọc không thạo.
Anh còn nhớ những chi tiết trong hai blog Một Đời Thực-Hư và Ngố 180' tôi nhắc tới trong những comment ở entry trước chứ?
Thấy Cá Thối nhắc đến chuyện "giật mình" với bài viết "Việt Nam không có triết gia", tôi bèn lục lại bài đăng trong blog Ngố 180' có chạy cái tít "Không có cái đẹp của sự thông thái" VN tìm đâu ra triết gia? (Bài tồng chí NGLB, tít giật mình đây) thì không ngờ lần này tôi lại đọc thấy cái tít ấy nó khác: "Không có cái đẹp của sự thông thái" VN tìm đâu ra triết gia? (Bài tồng chí NGLB, tít mình giật dây).
Tôi đã đọc nhầm cụm từ "mình giật dây" thành "giật mình đây" hay nó đã được chữa lại, hay bác Hồng Giang viết nhầm? Trường hợp bác Hồng Giang viết nhầm thì bác ấy viết nhầm những từ nào thành cụm từ "mình giật dây", và chúng ta có thể hiểu điều này ra sao?
Dù cái tít mà bác Hồng Giang đặt ra có nghĩa thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thay đổi được sự thật mà tôi chứng kiến rằng có những người quan tâm đến bài viết, hay nói đúng hơn là đến cái tít bài viết "Việt Nam không có triết gia" của Nhà Gom Lá Bàng. Còn Cá Thối thì bằng hành động của mình đang cố gắng chứng minh là Nhà Gom Lá Bàng nói... đúng. Chuyện Việt Nam không có triết gia là chuyện "xưa như trái đất", Cá Thối chỉ còn mỗi một việc chứng minh rằng Nhà Gom Lá Bàng không phải triết gia nữa là chuyện đó đúng hẳn, đúng hoàn toàn.
Chim Câu, anh thử nghĩ xem liệu tôi có động cơ nào để phản đối Cá Thối ở điều đó không? Hì hì...
Sớm muộn gì thì cái thằng NGLB cũng bị tâm thần thôi., Cứ đưa những bài nó viết và những câu mà tôi trích " Đi trong vô cực.." " Chỉ có anh NGLB là thông hiểu Phật, Chúa, Thượng đế...nhất). Một cái thằng không biết làm gì cả ngày chỉ biết xem phim, tưởng tượng, đọc ba chớp ba sáng bài trên mạng của người ta rồi xào nấu " nghĩ ra" đủ món hầm bà lằng. Có những người đọc " fan" như con mèo này thì càng mau trở thành bệnh nhân hơn nữa. Nhớ xuất hiện đàng hoàng để tôi còn ngắm xem vòng 1, vòng 2, vòng 3 thế nào, có đủ làm cho Phạm Đình Trúc Thu có hứng thú để tiếp tục trò chơi hay không? Hi hi... có những kẻ kiêu hãnh mình đây trí thức đạo đức nhưng lại chưa phân biệt được " lời nói" và " hành vi thực hiện bằng lời nói. chưa hiểu được con người khác con vật là ờ " hành vi". Đợi khi nào Ainu hiện thân thì tôi sẽ tiếp tục, nhé, còn muốn làm "con ma" nhát thiên hạ thì có lắm lời cũng với tôi chỉ đáng " khinh " thôi.
Trước nay tôi không tranh luận với phụ nữ vì không muốn họ " bẽ mặt" thôi nhưng với con mèo kiêu ngạo, ngốc nghếch này thì phá lệ một lần vậy.
14.10.15@19:12
@ Chim Câu
May quá! Bác Cá Thối vẫn còn đủ nhiệt tình để "PR" cho bác Lá Bàng đây này. Nhưng anh nghĩ xem liệu bác Cá Thối có làm việc hiệu quả không? Tôi thấy bác Lá Bàng viết quả có lăng nhăng khó đọc thật, nhưng vẫn còn dễ coi hơn văn của bác Cá Thối nhiều. Tôi nghĩ bác Cá Thối chỉ cần giật tít là đủ, rồi cứ viết lăng nhăng xuống dưới, đỡ hao tổn năng lượng.
14.10.15@19:30
@ Người Hà Nội
Xem cái còm phía trên thì thấy bác Cá Thối đúng là không đọc tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí" hoặc là không đọc được. Ấy thế mà bác ta cứ khăng khăng nhận "PR" cho tác phẩm này và những nhân vật của nó. Như vậy liệu có kiêu ngạo quá không?
"Đợi khi nào Ainu hiện thân thì tôi sẽ tiếp tục, nhé, còn muốn làm "con ma" nhát thiên hạ thì có lắm lời cũng với tôi chỉ đáng " khinh " thôi" - Phạm Đình Trúc Thu-
Ái Nữ không hề giấu tung tích thực của mình. Qua các bài viết của mình Ái Nữ thuật lại tiểu sử của mình chi li hơn khai tiểu sử vào Đảng CS. Là đọc giả tích cực của Ái Nữ bác Trúc Thu qua các bài viết của Ái Nữ thừa Ái Nữ ngoài đời thật là ai. Với với thói quen Cá Thối bác Trúc Thu vu vạ chủ nhà này rồi.
Đối với các bạn đọc mới của Ái Nữ có thể xem:
1. Thay hồn đổi xác http://ainu.blogtiengviet.net/2013/06/19/thay_har_n_a_ar_i_xaic_1
2. Lời ước nguyện và lời tuyên bố trong tâm linhhttp://ainu.blogtiengviet.net/2013/08/08/lar_i_adar_c_nguyar_n_van_lar_i_tuyaon_b
....
Người đọc có thể bằng cảm nhận văn chương của mình, mà tự xác định thật hay ảo. Những người có tâm hồn trai sạn, hoặc cứ cố tình đòi thật hay ảo thì có thể làm chuyến du lịch tới các địa chỉ liên quan mà xác minh. Bác Trúc Thu nên làm chuyến du lịch đi nhé.
@ Ái Nữ
Theo tôi không nên tranh luận với bác Trúc Thu nữa. Khả năng đọc, viết, nhân cách của bác ấy đã được bác ấy tự thể hiện rất rõ qua các cảm nhận ở
Nhân vật lịch sử - Phần 1-
tại
Blogspot http://hoithocuavutru.blogspot.co.at/2015/07/chuong-7-hon-mang.html
cũng như tại
Blog Tiếng Việt http://ainu.blogtiengviet.net/2015/07/14/ch_ng_7_h_n_mang
Ngôn ngữ của bác Trúc Thu bây giờ là thứ đầu đường xó chợ. Lời bác ấy vô nghĩa. Tranh luận với bác ấy chỉ phí công.
Ps. Còm sau tôi sẽ kể qua vừa rồi gặp một kẻ tự xưng là bố của Chí Phèo.
:-)
Anh thử nghĩ mà xem: Hai blogger đó cùng đọc những bài viết của Nhà Gom Lá Bàng, cùng đăng tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí". Nhưng văn phong hai người khác nhau. Phạm Đình Trúc Thu thì câu cú chữ nghĩa lủng củng, nhưng lại tích cực luyện môn "đánh gục". Hồng Giang thì câu cú chữ nghĩa cẩn thận có logic, nhưng rất thận trọng khi đưa ra những quan điểm. Nếu một người mà đồng thời diễn được hai vai đó thì đương nhiên là một diễn viên siêu cao thủ.
Phạm Đình Trúc Thu nói rằng không biết Ngố 180' là ai, nhưng dùng lại cái tên blog "Một Đời Thực-Hư" mà Hồng Giang đã bỏ. Trường hợp này không phải là "ăn cắp", nhưng không chứng minh được khả năng sáng tạo của Phạm Đình Trúc Thu.
Muốn dấn thân thì không dám xuất hiện với người thật của mình thì dấn thân vào cái gì. Học theo cái lũ chó, làm một bóng ma lại không biết hổ thẹn. Một bóng ma mà tự cho mình có tư cách để xỉa xói, chỉ trích người được hay sao?Một chữ Dũng học còn chưa xong, lại học theo thói bầy đàn. bản thân muốn tìm tư do nhưng đầu óc thì mê muội đầy những thói quen, định kiến.
Học theo thói ngụy biện rồi bô lô bô la " sủa".
Anh LB ơi sao anh trích dẫn tư liệu mà lại chặt đầu chặt đuôi vậy?
Anh chỉ đọc lướt qua thôi, đâu có đọc hết em. Bị hỏi bí quá truy cập mạng thời may có tư liệu nên đọc vội bác cái việc lập đền thờ Mã viện thôi, ai dè...
Sao người Việt mình lại lập đền thờ Mã viện vậy hả anh?
Thì em đọc tư liệu đó đi, chứ em hỏi anh anh biết hỏi ai? Có lẽ người Việt hèn sợ tụi tàu truyền kiếp nên mới thờ nó.
Anh LB ơi, Hà Lan mời anh sang giạng triết học gì vậy?
À, cái này thì nhiều lắm em ơi, đại khái là " triết học cà phê " đó.
Mấy vị giáo sư nào gửi gắm hy vọng anh làm thay đổi hệ tư tư tưởng Việt vậy anh?
Mấy vị này nổi tiếng lắm em ơi, học không muốn nhắc tên, nên anh không nói ra thôi. Ui, anh đâu có giỏi như vậy, tại mấy ổng thấy anh " Thông minh" quá mà khuyến khích thôi.
Ủa, sao anh lại bảo " quân xử thần tử thần bất tử bất Trung"là của Khổng tử vậy anh?
Hi hi... anh ghét Khổng tử mà em! Hỏng thấy anh đuổi khổng tử , Trang tử về nước đó sao? Đuổi Khổng tử, trang Tử cũng như đuổi lũ tàu vậy, chứ chuyện sơ đẳng như vậy sao anh lầm lẫn được.
Vậy anh cũng đâu có lầm " Hư vô" là " hư ảo" phải không anh?
Đúng rồi, anh đánh máy lộn thôi em .
Cái bài Việt Nam không có triết gia nhiều người đọc lắm sao anh gỡ bỏ rồi?
Anh không muốn nổi tiếng mà em!Anh Lb nè , đi trong Vô cực là thế thế nào hả anh?
Thì giống như phê thuốc vậy đó em...
Ha ha... Trên làng Blog này chỉ có NGLB là nhạy cảm "Nên Kiểm duyệt com" thôi còn thiên hạ không có ai " nhạy cảm dễ thương " như anh Lá Bàng cả.
Đọc còm trên của Cá Thối tôi chẳng hiểu gì ngoài chuyện Cá Thối cứ muốn "ân ái" với Lá Bàng nhưng không được đáp lại nên mới chạy vào sân Hơi Thở Của Vũ Trụ để la làng. Nếu như Mèo Ainu không giao du với những kẻ lưu manh thì làm sao có thể thoải mái chứa còm của Cá Thối cơ chứ! Hic hic hic...
"Còn mèo Ainu bảo người ta có tư cách gì à? Sao không tự hỏi cái thằng lưu manh Người Hà nội có tư cách gì trong cái " bờ lờ,,," hơi thở vũ trụ này,Hay là Người Hà nội gom lá bàng đang ở trong váy của Ái nữ nên sợ có người khác xin " núp vát" mà lên tiếng trước.“
"Trước giờ tôi không cần phải tranh cãi vì người Hà nội chỉ là thứ " bá dơ" không hơi đâu mà phí lời. Riêng Ái nu thì khác nhưng xem ra tôi thấy thất vọng cho một người " thông minh" " có kiến thức biết tôn trọng sự thật lại dần " đánh mất mình". Câu chuyện của tôi với Ái nu là chấm dứt . Ái nữ thắc mắc là vì sao tôi có hứng thú với " blog Ái nữ" thì tôi cũng trả lời cho ái nữ biết là vì tôi muốn biết " NGLB " ở đâu trong cái blog này. Giờ lá lúc tôi " cư xử" với cái thằng lưu manh NGLB không rãnh để đọc Ái nữ đâu.
Chúc may mắn!"
Cứ tưởng bác Trúc Thu là người biết thua, biết thắng. Ai dè, cố đấm ăn xôi.
:-)
1. Ps. Trước xuất còm, bác Trúc Thu nên đọc kỹ lời đối phương, không nên cứ cắm mũi mà viết ra cái những còm tối nghĩa chả ăn nhằm với nhau. Tôi phải đoán ý của bác Trúc Thu ở còm trên.
Hay là. Hóa ra. Bác ấy có cảm tình với Ái Nữ, một người rất sáng trí, nhiệt tình, trong sáng, đã lâu. Trong khi đó Ái Nữ cứ muội muội, huynh huynh với những kẻ llưu manh khác. Thôi thì bác Trúc Thu gắn các kẻ khác thành bác LB để đánh ghen cho tiện. Ái Nữ cũng là nạn nhân.
Hay là. Té ra. Bác Trúc Thu cũng như bao người khác hâm mộ bác LB đã lâu, nhưng bác LB chỉ đoái hoài tới những bóng hồng, nên bác Trúc Thu giận hờn.
Hay là. Thì ra... Hic, Hic, Hi, Hi...
:-)
Bác Trúc Thu ơi. Càng nói càng dở. Blog đâu có phải là nơi sinh ra cơm cháo, gạo tiền, nơi đây vui là chính. Cho nên bác Trúc Thu ơi. Im lặng là vàng
2. Ps. Tiện thể báo tin cho những ai quan tâm. Đừng ghen nhé.
...
"Em đang bị tấn công bởi một gã đàn ông sinh sau một giáp, nhưng không thể mở miệng ra chê gã là "chưa lớn", vì trước đấy em cứ tưởng gã lớn bằng... bố em."
...
Nơi tôi sinh sống, con chó có địa vị không tệ. Đã có lần tôi thổ lộ tâm tư của tôi với một bác Đại Thụ của Blog Tiếng Việt:
" Ở BlogTV có lần tôi được ví với con chó, nhưng chẳng thấy giận, bởi vì nhớ lại thời trẻ mùa hè nắng đẹp ra công viên thấy các cô như tiên giáng trần âu yếm hôn hít mấy chú chó, lúc đó chỉ ước thành chúng nó, kẻ trung thành với chủ"
Bác Trúc Thu thấy đó. Cái còm trên của bác chỉ làm tôi vui thêm, vì theo bác tôi dễ thương như mấy chú chó nên tôi nay tự thấy có thể có cơ hội...
:-)
Anh đã nói là không nên tranh luận với Cá Thối nữa, vậy mà... Trong blog của tôi có ảnh, Cá Thối lục thấy mà vẫn còn gào toáng lên đòi người ta "hiện thân", chả hiểu Cá Thối đang hiện thân theo nghĩa nào.
Anh dài dòng như thế chỉ để khoe khéo cái Ps dưới cùng của anh chứ gì? Đấy là tôi nói riêng với anh Đức Thắng. Anh Đức Thắng thỉnh thoảng vẫn đọc blog của tôi, nhưng anh ấy chỉ quan tâm đến nội dung bài viết chứ không đòi hỏi phải biết tôi là ai cả, có lần anh ấy còn gọi tôi là... "ông". Nhưng đầu tháng Chín vừa rồi tôi đến Pleiku chơi có gặp anh ấy, anh ấy cứ ngẩn ra nhìn rồi bảo không ngờ là tôi "chưa lớn". Hì hì...
Triết là môn học cho những người yêu sự thật.
Mình không biết đến đỉnh cao triết học thì như thế nào , nhưng khi chưa đến đỉnh cao, thì chắc chắn là học triết để chửi đời là nhiều. :D"
"Mình không nghĩ triết học chỉ dành cho người thông minh, đúng hơn nó dành cho người muốn biết sự thật, chả cần đọc sách vở, chỉ cần là người luôn đi tìm sự thật, nguồn cội các vấn đề trong cuộc sống thì đã là triết gia rồi. Nghe thì đơn giản, nhưng không phải ai cũng dám đối mặt với sự thật, nhất là người Việt Nam".
(Nicholas Chan)
Ainu là người có tâm trí rất sáng, nhìn thấy cái không đúng của " Nhị nguyên luận" và tìm đến với cái " Nhất nguyên luận" của Phương Đông.
Tư duy con người thường đi theo chiều thuận nên gì nghịch lại thường gây ra phản ứng. " chả cần đọc sách vở, chỉ cần là người luôn đi tìm sự thật, nguồn cội các vấn đề trong cuộc sống thì đã là triết gia rồi"... triết gia cho chính mình thôi, cho cái vũ trụ của mình. Học triết là để hòa hợp cái "tiểu vũ trụ " vào cái " đại vũ trụ".
Về bản thân tôi thì tôi không có gì để phải biện minh giải thích vì tôi chịu trách nhiệm trước những gì mình viết. Và đó là sự thật.
Anh thấy rắc rối chưa? Nào tôi đã nhờ bác Cá Thối thay tôi chịu trách nhiệm về những gì tôi viết bao giờ đâu nhỉ? Ai có thể hiểu nổi cái "logic" này của Cá Thối?
Dù sao tôi cũng làm hết những gì có thể làm mà chưa làm, đó là tra từ điển từ "hiện thân", vì đây là một từ tôi hiếm khi dùng, suy theo ngữ cảnh cứ tưởng Cá Thối nói "hiện thân" nghĩa là khai họ tên và trưng ảnh, nhưng theo như comment trên của Cá Thối thì chắc là không phải.
Hỡi ôi, theo từ điển, "hiện thân" có nghĩa là "thần linh hiện ra", hoặc "người được coi là biểu hiện của một điều gì".
Tôi e rằng trong "Ngày Tận Thế Huyền Bí", Mèo Ainu đã "hiện thân" lộ liễu, chả còn nước non nào mà "hiện" thêm. Có phải Cá Thối coi thường bạn đọc blog Hơi Thở Của Vũ Trụ quá chăng?
Ha ha...thật là buồn cười khi bảo Trần Đăng Khoa "ngu" anh Trần đăng khoa lại chẳng biết người bảo mình " ngu" là ai?
Học xem bao nhiêu người không dùng nick ảo, ảnh ảo? Nếu muốn sử sụng mạng XH để vui chơi giải trí thì dùng nick ảo ai cấm, Còn đã dám nhận định, phê phán, chửi bới...thì để người ta biết biết. Chỉ có loại "lưu manh" mới " ném đá giấu tay" như vậy? Bước lên mạng xã hội ít nhất cũng cần phải hiểu mạng XH là gì? Nó không phải là " thế giới ảo" chỉ có những kẻ " muốn biến nó thành thế giới ảo" để phục vụ cho lợi ích của mình.
Trước khi muốn hỏi người khác điều gì thì hãy hỏi mình trước đã.
Hay là mình chỉ dám nói những gì mà ở ngoài đời trước mặt người ta mình không dám nói.
Muốn " sự thật" thì chính mình phải xem " mạng xã hội" cũng thật như đang sống ở đời thường vậy.
Con người tự tìm đến cái ảo đúng là " tiến bộ". Đã vậy còn dùng cái " ảo" nói đến cái "thật " thì không biết phải gọi là gì.
Đúng là chịu trách nhiệm nhưng không biết là chịu trách nhiệm với ai đây?
Ngay như " Trương Duy Nhất" nhà nước muốn bắt y chịu trách nhiệm với những gì mình viết cũng phải bắt " tận tay" lúc y đang ngồi máy và phải chính y thừa nhận mình đã viết những bài viết mang tính xuyên tạc, vu khống, bôi bác chế độ.
Đã dốt mà lại không chịu học hỏi,tìm hiểu cho nên người.
Chẳng biết gì về Ái Nữ, thế mà bác Trúc Thu đã từng rất tận tình lăng xê cho Ái Nữ tại nhà mình?
Đã mất công tìm hiểu mặt mày Ái Nữ, chả lã bác Trúc Thu không chịu khó mất thêm chút công tìm ra tên tuổi và sự nghiệp của Ái Nữ. Có khó khăn gì đâu. Các thông tin đó nằm ngay trong nhà của Ái Nữ. Thậm chí tôi đã dâng đến tận tay bác Trúc Thu rồi còn gì. Thế nên bác Trúc Thu ơi. Tìm quá dễ. Thôi thì. Đừng có Cá Thối lu loa người ta ẩn danh. Ẩn danh, nhưng chỉ ra được bản chất thật của kẻ khác thì đã sao?
Nhớ lại bác Trúc Thu ca ngợi Ái Nữ "Trước đây tôi đọc tranh luận của Ainu với Triết học đường phố thấy hiện ra một người rất sáng trí, nhiệt tình, trong sáng thế". Trong khi đó, thực ra Ái Nữ lúc đó đại náo Triết Học Đường Phố, hình như Ái Nữ bị họ cấm cửa (? Phiền Ái Nữ xác minh nhé). Mà thấy bác Trúc Thu nhìn nhận sự việc hời hợt.
Lời lẽ ở còm này của bác Trúc Thu nông cạn, áp đạt, đe dọa, thô thiển và rất thân với chính phủ giống như của một "dư luận viên" (lưu ý: để tránh bị chụp mũ, tôi không hề không có thiện chí với chính phủ VN). Lại thấy bác Trúc Thu chịu khó đăng bài viết của mấy bác "dư luận viên" chuyên nghiệp. Lại thấy bác Trúc Thu có cảm tình với Ái Nữ trong khi Ái Nữ làm khó dễ một Tiến Sỹ chống cộng ở Triết Học Đường Phố. Nếu trong các bài viết của bác Trúc Thu có chứa những từ ngữ ngạo mạn đặc trưng như "kền kền, "Dzân chủ"... thì có thể nói rằng bác Trúc Thu là "dư luận viên" :-)
Còn về Lão Khoa. Nếu biết chọn đúng lúc, đúng chỗ nói lão ta "ngu", thì lão ta sẽ sướng gấp vạn lần bây giờ được khen "thần đồng". Không tin, bác Trúc Thu hỏi lão ta xem. Nhớ chuyện hiện tại. Có một bác cuốc nương ở vùng sơn cước không tung hô khẩu hiệu treo ở nhà LK "Cái còn thì vẫn còn nguyên.Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan... ". Lão ta không giận, hình như mà còn lên đó chén chú, chén anh cùng nhau "chênh chao", "chếnh choáng"... không chỉ một lần.
Ps. Bác Trúc Thu ơi. Bác "Bàn về đoạn văn " ở nhà trọ" trong Chương 4- Cuộn Len của thượng đế ( Ngày Tận Thế huyền bí)
PĐTT : Theo đề nghị của một bạn đọc nữ, tôi xin được lạm bàn về một đoạn văn trong chương4 : Cuộn len của thượng đế."
Bài "Ở nhà trọ" của Ái Nữ cũng có thêm tính bảo vệ danh dự cho người phụ nữ. Người phụ nữ trong câu chuyện không trở thành công cụ để thỏa mãn nhục vọng của gã đàn ông. Giới phụ nữ theo tôi tự hào về chuyện đó. Thế mà có một bác gái nào đó không vừa ý, đưa đơn đặt hàng hòng làm bẽ mặt Ái Nữ? Bạn Đọc Nữ đó của bác Trúc Thu là ai vậy? Ái Nữ nên xem trong thời gian đó có xích mích trực tiếp hoặc gián tiếp với bác gái nào không? Cho đến khi Ái Nữ xuất bài "Nhân vật lịch sử", bác Trúc Thu trong mắt một số người là người có kiến thức uyên bác, có nanh vuôt sắc nhọn, mọi người tránh xa không dám động chạm tới bác Trúc Thu. Có lẽ Bạn Đọc Nữ đó chọn mặt gửi vàng mà chọn bác Trúc Thu ;-). Chẳng biết bây giờ bác gái ấy cười hay khóc.
Hì hì... Anh có nghi ngờ bác Cá Thối là "dư luận viên" không đấy? Tôi thì chẳng giống như Leonvu Quant, tôi không quan tâm ai phục vụ ai bảo vệ ai mà chỉ nhìn vào lời nói hành động cá nhân của họ có thuyết phục không mà thôi. Cho nên bác Cá Thối có là "dư luận viên" hay không chả phải là vấn đề. Nhưng nếu bác ấy diễn xuất nghèo nàn như thế, làm sao tôi có thể "tô vẽ" cho nhân vật hấp dẫn được?
À mà tôi không có thời gian cũng như hứng thú tìm hiểu xem có ai đơn phương xích mích với tôi không, vì những người ấy không ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Có lẽ họ muốn ồn ào để giải trí chút thôi mà, như thế thì đâu cần xích mích cá nhân. Đã là giải trí phù phiếm thì mau quên lắm, chắc họ đang giải trí với những nhân vật khác rồi, chứ tôi đâu ảo tưởng là họ quan tâm đến tôi được lâu như thế, Có bác Cá Thối vẫn còn đây cũng vui rồi, vì chả nhẽ nhân vật lại biến đi đột ngột quá.