Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Thế nào là VÌ DÂN VIỆT?



Thế nào là VÌ DÂN VIỆT
Vì Dân Việt đương nhiên vì tất cả những gì thuộc về Dân Việt.
1). Thuộc về Dân Việt gồm có : Đồng Bào Việt, Quốc Gia Việt, Tổ Quốc Việt, Dân Tộc Việt, Văn Hóa Việt, v.v…
2). Trong số những thành phần thuộc về Dân Việt trên đây, quan trọng nhất là Đồng Bào Việt. Bởi vì, Đồng Bào thì cụ thể trước mắt, nhìn thấy được và dễ hiểu; trong khi Tổ Quốc, Dân Tộc, Quốc Gia thì mơ hồ, trừu tượng, khó hình dung.

Vì Đồng Bào Việt trong hiện tại thì cũng chính là vì Đồng Bào Việt trong tương lai, tức nhiên là vì Dân Tộc Việt, kéo theo đó là vì Quốc Gia Việt và vì Tổ Quốc Việt.

Bởi vậy, VÌ ĐỒNG BÀO VIỆT là cụ thể, là thực tế, là dễ hiểu nhất và là bao trùm tất cả những thành phần mơ hồ trừu tượng khác của VÌ DÂN VIỆT như là Vì Dân Tộc Việt, Vì Văn Hóa Việt, Vì Quốc Gia Việt, Vì Tổ Quốc Việt, v.v…

Nói rằng, Vì Đồng Bào Việt là cụ thể, là thực tế và là dễ hiểu nhất của phạm trù Vì Dân Việt, nhưng thực tế không phải là dễ hiểu đối với trình độ dân trí Việt hiện nay. Thực vậy, ngay cả những khoa bảng Việt cao nhất như Tiến Sĩ, Luật Sư, Bác Sĩ, … cũng không thể hiểu được đầy đủ thế nào là Vì Dân Việt ! Thí dụ :

* Có nhiều Tiến Sĩ, Luật Sư, Bác Sĩ, ... nói rằng Vì Dân Việt nhưng lại lập luận hay a-dua để triệt hạ kinh tế VN, không gởi tiền về VN, không dùng hàng hóa và dịch vụ VN, v.v…! Há quý vị khoa bảng này lại ngớ ngẩn đến độ không biết rằng làm như thế là gây khó khăn cho đời sống Đồng Bào Việt, là thiệt hại cho tương lai của Đồng Bào Việt, kéo theo đó là gây hại cho Dân Tộc Việt, là gây hại cho Tổ Quốc Việt ?

* Không hề biết cách giải quyết bế tắc “Các đảng phái trong các nước nghèo như VN sẽ bị các thế lực ngoại bang mua chuộc để trở thành tay sai, rồi bán nước và kết cục là mất nước”, nhưng nhiều khoa bảng VN ở cấp cao như Tiến Sĩ, Luật Sư, Bác Sĩ, … cũng vẫn cứ kêu gào “Phải Dân Chủ hóa bằng đa đảng”

Các thí dụ trên cho thấy : Khoa bảng VN bằng cấp cao không có nghĩa là thuộc về thành phần dân trí cao, thậm chí nhiều khi ngược lại. Cho nên, thực tế cho thấy không nên tin cậy nhiều ở lý lẽ của khoa bảng VN, nhưng vấn đề chính cùa VN hiện nay phải là : Nâng cao TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ VN

Hi vọng, mọi thành viên của diễn đàn mang tiếng là VÌ DÂN VIỆT hiểu được rõ THẾ NÀO LÀ VÌ DÂN VIỆT và giải pháp nào nâng cao TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ VN hầu tránh những bế tắc hay mâu thuẫn gây nguy hại cho Đồng Bào Việt.

Khách Quan.





Chống Cộng Cuối Mùa





Ở Mỹ hầu hết chúng ta, kẻ cả truyền thông, đều gặp nạn chống Cộng cuối mùa. Nếu chỉ có tuyên ngôn tuyên cáo, truyền đơn, ký tên chống tòa lãnh sự vv .... chúng ta đều tự vỗ về cách rất tội nghiệp,

Thôi chống Cộng cúôi mùa kiếm quảng cáo chẳng qua là "miếng cơm đau khổ" còn thì tất cả đều đánh võ mồm. Không ai nghe ai, không ai chịu ai, không ai bảo ai được. Từ báo giấy đến báo mạng đều một ruột như nhau, miễn sao có chống Cộng vung xích chó là được rồi.

Câu nói vang lừng của Chu Tất Tiến từ lâu nhưng chẳng qua chỉ là gà trống gáty "Theo CS để giữa đạo, diệt CS để cứu đạo" thật là một câu nói khíếp đảm quá. Như thế bọn chống gậy nấp bóng chống Cộng sẽ về cầm quyến đến đít rồi. CS sẽ không biết chạy đâu , chắc lại phải mua bến, mua thuyền của những tổ chức vượt bỉên qúa. Mong họ ra đi an tòan, như chúng ta đã ra đi.Mai này chỉ còn "lái báo", cộng đồng hải ngọai sẽ đấu tố nhau, sẽ chụp mũ nhau, Lịch sử cứ quay đi quay lại hòai. Nên đón tiếp CS vượt biên như Mỹ đã đón tíếp chúng ta.

Còn việc giáo hội La Mã xưng tụng CSVN là sách lược đãi môi ngọai giáo thôi, nhằm xin một chổ ở cố định cho khâm sứ, chứ để khâm sứ lưu động (homeless) , mất mặt bầu cua cá cọp quá!
caohuutam1939@gmail

Những điều lạ trên thế giới - tệ nạn xã hội



Tệ nạn xã hội gồm đủ mọi giai tầng ở trong nước như thế n(xin xem gần cuối chuỗi điện thư!)?

Nếu có ai tài ba lỗi lạc, đạo đức đầy mình, kinh luân quán thế v.v... thì hãy nên viết cẩm nang mô tả, đề nghị những biện pháp khả thi, và về Việt Nam lãnh đạo, hầu sẽ đưa đất nước đến bến bờ phồn vinh thịnh vượng, không có các tệ nạn xã hội nữa, và chống giặc Tàu cho chúng què giò hết luôn.

CSVN mà ngăn chận một người có tài đầy hứa hẹn và lý tưởng như trên thì là ngu.

Bằng như chỉ có viết chê, chửi thì là nói phét.

Mượn xã hội CSVN để vòng vo đá giò lái:

"51.- Vào chùa giàu , lạy sư quốc doanh tại điện , nhưng phòng riêng sư quốc doanh toàn phim chéo , phim tục." ?

Những tệ nạn ma cô buôn thần bán thánh, và gian dâm, đồi trụy, hãm hiếp trẻ vị thành niên tràn lan trong nhiều quốc gia? Tại hải ngoại, hãy hỏi Vatican! Hỏi Ủy hội Nhân quyền Liên Hiệp quốc! Hỏi những ông "sứ thần" của thành Rom chết vì bệnh liệt kháng "cao gấp 4 lần những người thường"!

Giết người hàng loạt, xả súng vào thầy giáo, vào bạn học thì không đâu khủng khiếp cho bằng tại Hoa Kỳ là nước siêu cường giàu có. Hiếp dâm rồi giết chết hàng chục, hàng trăm phụ nữ trước khi sa lưới pháp luật thì cũng lại là xứ sở Hoa Kỳ. Cuồng tín tôn giáo như Cổng Thiên Đàng giết tập thể hàng chục, hàng trăm mạng người tại Hoa Kỳ? Cuồng tín tôn giáo không cho tiếp máu trong lúc giải phẩu, để cô Phạm Thị Bích Phượng bị chết oan tại Mỹ là "quy luật" vô lương tâm! Quyền "tự do tín ngưỡng" như thế là man rợ! Và v.v... Tuy nhiên cái đó, con người không thể đổ vấy cho một xã hội không còn có ai là lương thiện!

Ngay cả trước năm 1975, tại Nam Việt Nam, những tên giang hồ du đãng khét tiếng như Mã Thầu Dậu, Tín Mã Nàm, Điền Khắc Kim,... thì chúng ta cũng không thể đổ thừa hoàn toàn cho VNCH:

Mã Thầu Dậu:
http://www.nguoiduatin.vn/giang-ho-sai-gon-truoc-1975-trum-du-dang-ma-thau-dau-a56823.html

Tín Mã Nàm:
http://www.nguoiduatin.vn/tin-ma-nam-noi-kinh-hoang-o-cho-lon-a57000.html

Điền Khắc Kim: http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/hinh-su/truyen-ky-ve-tuong-cuop-da-tinh-lung-lay-dat-sai-gon-2863660.html

Và,

Năm Cam sau năm 1975:
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_N%C4%83m_Cam_v%C3%A0_%C4%91%E1%BB%93ng_ph%E1%BA%A1m

mà luật pháp không nghiền nát thì ai mà chịu cho nổi?

Không cần phải đợi xứ nghèo vì quá khứ bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, ngay tại hải ngoại này đây cũng có những sự việc rất đáng lên án:
- Police chận xe thổi rượu bị tài xế giang hồ đưa súng bắn vào đầu nhân viên công lực đó;
- tài xế lưu manh đổ xăng rồi cho xe dzọt, không chịu trả tiền;
- mẹ nhốt con trẻ vào xe, khóa cửa, cho xe lao xuống biển;
- cha chở con dừng lại trên cầu,
- xách hai chân đứa trẻ thả rớt xuống sông sâu, vì ghen vợ ly dị và có bạn trai mới;
Tại hải ngoại, "bác sĩ tử thần...", bác sĩ "dê" bậy bạ cũng đều có đủ v.v...

Cho nên, nếu đảo một vòng rồi quay đá giò lái vào PG như "quốc doanh", "phim chéo", phim tục" là trò hề lố bịch!

Đây, không đâu cho bằng cái ổ, không những dâm dục mà còn là loạn luân này:

- Dâm loàn & loạn luân:
http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_07a.php
- Mua quyền bán chức, xâu xé quyền lực và dâm đãng, loạn luân:

http://www.sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=507

- V.v...

Trần Quang Diệu
- Phim Tài Liệu Lịch Sử : Tội Phản Bội Từ Vatican

________________________
Date: Tue, 21 Jan 2014 20:12:46 -0800
From: govap69@yahoo.com
Subject: Re: Kính chuyển...!FW: [DiendanDanToc] FW: Abridged summary of vietquocdao@googlegroups.com - 1 Message in 1 Topic

Việt Nam có những điều lạ trên thế giới :

1.- Hể nhà bị cháy là rụi ( vì xe cứu hỏa hết nước hay hết xăng giữa đường )
2.- Khi xe máy đụng nhau , là rút dao đâm nhau đến chết .
3.- Khi cầm “ alo “ ra ngoài đường là bị giật .
4.- Khi đi xe taxi là bị cướp
5.- Khi bị Công an bắt vào đồn , là bị treo cổ tự vận
6.- Khi được Công an thả ra , về nhà là bị bể gan chết
7.- Khi điều tra hình sự , thì tên tội phạm chánh trốn mất từ lâu
8.- Khi ngũ hotel , sáng thức dậy chỉ còn cái quần lót về nhà.
9.- Khi đi nhậu , trước sau cũng dính rượu độc .
10.- Chậm trả nợ là bị tạt a xít .
11.- Khi cho mượn tiền , thì luôn luôn bị giật .
12.- Khi để xe máy đi tiểu dưới gốc me là bị mất.
13.- Khi bị triều cường ngập nhà , là tủ lạnh bị hư
14.- Đỗ xăng ngoài đường , thường bị cháy rụi xe
15.- Khi ăn rau xanh thì dính giun sán 100 %
16.- Khi uống cà phê , thì là bắp rang khét
17.- Khi đi xem xi nê thì dính kim Sida vào mông
18.- Khi nuôi chó , trước sau gì cũng bị bắt làm thịt
19.- Khi mướn ô sin , trước sau gì cũng bị trói gô , tủ sắt cạy mất tiền .
20.- Khi chơi hụi , trước sau cũng bị vỡ hụi.
21.- Lảnh nhiều tiền ở ngân hàng , trước sau gì cũng bị thiếu .
22.- Khi đi xe đò , trước sau gì cũng bị lọt xuống khe núi
23.- Khi xe tàu cao tốc, trước sau gì tàu cũng bị cháy rụi , phao cứu hộ không xài được
24.- Khi đi phi cơ tại Việt Nam , trước sau gì cũng bị mất đồ .
25.- Khi đi tour du lịch , trước sau gì cũng bị bõ nữa chừng .
26.- Lấy vợ tại Việt Nam , trước sau gì cũng bị ly dị.
27.- Khi chống Tàu Cộng , trước sau gì cũng bị Công an Việt đập bể đầu .
28.- Khi chống tham nhũng , trước sau gì cũng bị tội phản quốc.
29.- Khi nằm bệnh viện khẩn cấp , nếu không đủ tiền chung cho cò , trước sau gì cũng bị
nằm ngoài hành lang .
30.- Khi khám bệnh thường niên , trước sau gì cũng bị ghi bệnh nặng cần mỗ gấp.
31.- Khi bác sỉ cho toa , nếu không có tiền cò , trước sau gì cũng hết thuốc.
32.- Khi ăn thịt cá, khen ngon , trước sau gì cũng biết thịt cá đều bị sình thối từ lâu.
33.- Khi lấy tiền tứ máy ATM , trước sau gì máy cũng báo hư , hết tiền .
34.- Khi thưa kiện một ai , Tòa cũng đều nói nhân chứng và vật chứng chưa đũ kết tội .
35.- Căn nhà đẹp , ai cũng khen , trước sau gì cũng bị quy hoạch , nhà nước mua rẽ.
36.- Ăn trái cây khen ngon , trước sau gì cũng biết cây trái tẩm hóa chất chế người.
37.- Việt Nam có rất nhiều luật hơn rừng, khi xử đều dùng luật rừng .
38.- Lái xe máy ra ngoài đường , trước sau gì cũng bị Cảnh sát Giao thông gọi phạt.
39-. Lái xe máy ra đường cao tốc , trước sau gì cũng bị xe vận tải ép chết .
40.- Giấy tờ mang theo , nếu bị chận xét , nếu không có tiền cò , trước sau gì cũng bị ghi
là giã.
41.- Nhà ở trên lầu , nếu có mưa trước sau gì cũng bị điện cao thế giật chết .
42.- Nấu cơm bằng lò gas , trước sau gì cũng bị nổ lò ga.
43.- Uống nước lọc tinh khiết, trước sau gì cũng biết nước ấy từ vòi công cộng mà ra.
44.- Nhai khô mực , trước sau gì cũng biết khô mực ấy từ nhựa dẽo mà ra.
45.- Khoái dê gái tơ , trước sau gì cũng dính Sida.
46.- Ngũ hotel lầu cao , trước sau gì cũng chết vì bị liệng xuống đất.
47.- Bỏ tiền xây dựng nhà máy , trước sau gì cũng bị đình công , công nhân đốt nhà máy
trả thù.
48.- Tiêm ngừa cho trẻ em , trước sau gì thuốc tiêm ngừa quá hạn , chết ngắc.
49.- Đi sửa sắc đẹp , trước sau gì cũng bị liệng xuống sông mất tích .
50.- Đi viếng chùa cổ , đồ cổ thấy rất mới cái gì cũng Made in China .
51.- Vào chùa giàu , lạy sư quốc doanh tại điện , nhưng phòng riêng sư quốc doanh toàn
phim chéo , phim tục.
52.- Nhà ở cao ốc , tầng lầu cao , mọi người trong nhà phải biết nhảy dù , vì thang xe cứu hỏa chỉ lên đến lầu một là hết thang.
53.- Nhà nước nói có , toàn dân đều hiểu là không .
54.- Toàn dân nói nhóm ở cấp trên tham ô , tham nhũng , thì nhà nước nói là nhóm tư lợi 55.- Tổng bí thư VN nói : “ Muốn kinh tế VN tiến nhanh , thì phải từ từ “.
56.- Ghe đánh cá ra khơi , trước sau gì cũng bị tàu lạ đụng . Nếu nói là tàu Trung Cộng thì bị Công an bắt bỏ tù vì nói xấu nước bạn không có nhân chứng , vật chứng .




Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và quan hệ CIA-quân đội Mỹ



 VOV.VN xin giới thiệu phần lược dịch bài viết của trung tá John D. Johnson, sĩ quan lục quân Mỹ biệt phái sang Văn phòng Quân vụ của CIA. Ông Johnson từng phục vụ ở Afghanistan, Iraq, Hàn Quốc và Đức cũng như ở Mỹ.

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tạo ra Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bằng việc ký Đạo luật An ninh Quốc gia vào năm 1947, cơ quan này và Bộ Quốc phòng Mỹ đã hợp tác với nhau để đạt mục tiêu chung là bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ.

Trong các năm qua, kết quả của sự hợp tác giữa CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ có lúc hiệu quả có lúc không. Thi thoảng, quan hệ giữa đôi bên rất tích cực, nhưng lại có những lúc văn hóa của hai cơ quan này xung khắc với nhau và sĩ quan của hai tổ chức vẫn tìm cách dè phòng nhau.


Biểu tượng của CIA trên nền sảnh bên trong trụ sở CIA (ảnh: opednews) Tuy nhiên, sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh và đặc biệt sau sự kiện 11/9, hợp tác cũng như sự hiểu biết lẫn nhau giữa CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ đã gia tăng ở nhiều nơi xảy ra xung đột, từ chiến tranh chính quy và nổi dậy ở Iraq và Afghanistan cho tới chiến tranh phi quy ước chống lại nạn khủng bố liên quốc gia. Điều này đặc biệt đúng với mối quan hệ giữa CIA và các lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ.

Cuộc đột kích thành công vào khu nhà ở phức hợp của Osama bin Laden ở Abbottabad, Pakistan vào tháng 5/2011 có lẽ là ví dụ rõ ràng nhất hiện nay về hợp tác CIA-Bộ Quốc phòng. Cuộc đột kích đó cũng chỉ rõ bản chất bổ sung lẫn nhau giữa hai tổ chức này, mỗi bên có ưu thế riêng.

CIA và quân đội Mỹ cần hợp tác với nhau kể cả sau khi Mỹ rút dần quân khỏi Afghanistan, và trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa không quy ước ở các khu vực như là Nam Á, Bắc Phi và Trung Đông. Theo các chuyên gia, điều quan trọng là quân đội hiểu được các sứ mệnh, cơ cấu tổ chức, và các năng lực của CIA, cũng như sự khác biệt giữa CIA và quân đội Mỹ.

1. Sứ mệnh của CIA

CIA là một cơ quan chính phủ độc lập chịu trách nhiệm về cung cấp thông tin tình báo an ninh quốc gia cho các nhà hoạch định chính sách cao cấp. Đạo luật An ninh Quốc gia 1947 thiết lập hành lang pháp lý cho cơ quan này tiến hành 3 hoạt động chính sau: Thu thập thông tin tình báo hải ngoại; phân tích tình báo; và thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của tổng thống Mỹ, “ở những chỗ mà vai trò của chính phủ Mỹ sẽ không rõ ràng hoặc không công khai thừa nhận”, nói cách khác là hoạt động mật.

>> Xem thêm: Mỹ và cơn ám ảnh tình báo

2. Tổ chức

Để hoàn thành sứ mệnh của mình, CIA được chia làm 4 thành tố: Cục Hoạt động Ngầm (NCS) – cục này vẫn có tên Cục Tác chiến cho đến năm 2005; Cục Tình báo (DI); Cục Khoa học và Công nghệ (DS&T); và Cục Hậu cần (DS). Mỗi cục có vô số những đơn vị nhỏ hơn nữa ở cả tổng hành dinh CIA và ngoài thực địa. Ngoài ra còn có bộ phận tham mưu gồm các phòng chuyên môn phụ trách vấn đề công, vấn đề quốc hội, và vấn đề quân sự.

Sứ mệnh của NCS là tăng cường an ninh quốc gia và các mục tiêu đối ngoại thông qua hoạt động thu thập tình báo bằng con người và các hành động ngầm. NCS bao gồm chủ yếu là các sĩ quan thực địa có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo nước ngoài, qua việc thu nạp các đầu mối được tiếp cận với các thông tin tình báo có giá trị. Các sĩ quan NCS có lẽ là nhóm mà mọi người hay nghĩ tới nhất khi liên tưởng đến CIA: một nhân vật kiểu James Bond.

Trong khi đó DI bao gồm các sĩ quan phân tích thông tin tình báo thu thập từ vô số nguồn, như là các báo cáo tình báo do bên NCS cung cấp, tình báo tín hiệu, tình báo hình ảnh (vệ tinh), tình báo quân sự, tình báo thu thập từ nguồn mở… Kết quả của việc thu thập và phân tích này là các báo cáo tình báo thành phẩm dành cho tổng thống, thành viên nội các, và các vị lãnh đạo quyết định chính sách an ninh quốc gia.

Cục DS&T gồm các sĩ quan chuyên tạo ra, chỉnh đổi, phát triển và vận hành các hệ thống thu thập kỹ thuật, đồng thời áp dụng công nghệ vào việc thu thập, phân tích, và xử lý thông tin. Họ phát triển các công cụ và công nghệ cần thiết để thu thập thông tin tình báo nước ngoài và hỗ trợ các hoạt động CIA trên “chiến trường”. Một ví dụ tiêu biểu về công nghệ ở đây là chiếc kẹp cà vạt đóng vai trò của một máy ghi hình thu nhỏ.


 
CIA có công lớn trong việc tạo cớ để quân đội tiến đánh và xâm lược Iraq vào năm 2003 (ảnh: AP) Cuối cùng, các sĩ quan DS sẽ cung cấp mọi thứ mà CIA cần để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các sĩ quan hậu cần thường là các nhân viên đầu tiên được gửi tới các khu vực hoạt động khó khăn và chịu trách nhiệm thiết lập các chức năng hỗ trợ chính như là liên lạc, chuỗi cung ứng, các thiết bị, các dịch vụ tài chính và y tế.

3. Cục và trung tâm

Ngoài 4 cục nói trên, CIA còn quản lý vài trung tâm chức năng mà bên quân đội thường xuyên tương tác. Những trung tâm này bao gồm Trung tâm Chống khủng bố, Trung tâm Tác chiến Thông tin, Trung tâm Chống Phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, Trung tâm Tội phạm và Ma túy, Trung tâm Nguồn mở, Trung tâm Hoạt động Đặc biệt, và Trung tâm Phản gián.

Khác biệt chính giữa các cục và trung tâm của CIA nằm ở chỗ các trung tâm kết nối người của các cục, và bao gồm cả nhân viên đến từ các cơ quan tình báo khác, như là Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).

4. Các khách hàng và sản phẩm của CIA

Trong khi quân đội tìm kiếm các nguồn tin tình báo con người ở cấp độ chiến thuật và chiến dịch để đáp ứng các đòi hỏi tình báo ưu tiên của sĩ quan chỉ huy, thì CIA trong phần đa công việc của mình lại tập trung vào các nguồn tin tình báo con người ở cấp độ chiến lược. Tất nhiên các thông tin tình báo của NCS được cung cấp cho bên quân đội qua hình thức phân phối điện tín mật.

Tương tự, DI hướng các hoạt động phân tích tình báo nguồn mở của mình vào các vấn đề mà tổng thống và các quan chức cao cấp của Mỹ quan tâm. Cục DI đóng góp vào sản phẩm tình báo chất lượng cao của cộng đồng tình báo - đó là bản thông báo hàng ngày dành cho tổng thống. Nhiều sản phẩm của DI cũng được cung cấp cho quân đội thông qua website mật của CIA – Tạp chí Tình báo Toàn cầu.

Các sản phẩm CIA khác không thuộc diện mật là World Fact Book thường niên; danh bạ trực tuyến được xuất bản đều đặn về các nguyên thủ và thành viên nội các các chính phủ nước ngoài; và các đoạn trích không thuộc diện mật lấy từ tạp chí Tình báo học – tạp chí chuyên ngành của CIA.

5. Hành động mật

Đạo luật An ninh Quốc gia 1947 cho phép CIA thực thi các chức năng và nhiệm vụ khác khi được tổng thống chỉ đạo như vậy (ví dụ các hoạt động ngầm).


CIA hỗ trợ cho các phiến quân ở Libya lật đổ ông Gaddafi (ảnh: BRQ network) Tổng thống chỉ đạo CIA hoặc các cơ quan chính phủ khác thực hiện các hoạt động ngầm thông qua một cơ chế có tên gọi là phát hiện của tổng thống.

>> Xem thêm: CIA đạo diễn cuộc đảo chính tại Iran

Hoạt động mật khác với các hoạt động khác của CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ ở chỗ: sự dính líu của chính quyền Mỹ không được thừa nhận công khai trong một chiến dịch tình báo nào đó.

6. Bảo vệ nguồn tin và các phương pháp nghiệp vụ

Cũng như Bộ Quốc phòng và các cơ quan tình báo khác, CIA nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn tin tình báo và phương pháp thu thập. Do đó nhiều tin tức tình báo nhạy cảm của CIA được phân loại cao độ, nên chỉ các cá nhân có nhu cầu và được đưa vào một chương trình nào đó thì mới được tiếp cận thông tin. Quân đội được đưa vào các chương trình của CIA khi thích hợp, nhưng thường thì, các sĩ quan CIA không được phép chia sẻ với bên quân đội thông tin về một chương trình CIA nào đó bởi vì chương trình này được bảo mật cao.

7. Trưởng trạm

Ngoài thực địa, CIA quản lý các hoạt động của mình thông qua một mạng lưới các trạm hải ngoại. Sĩ quan cao cấp của CIA tại mỗi trạm này gọi là trạm trưởng. Trạm trưởng đóng vai trò khá giống với một chỉ huy quân sự. Trạm trưởng giám sát các nỗ lực thu thập tình báo đối ngoại của trạm, liên lạc với các đối tác của cơ quan tình báo đối ngoại, và quản lý việc tránh xung khắc giữa các hoạt động mình với các hoạt động của các thể chế khác của chính phủ, bao gồm Bộ Quốc phòng Mỹ.

8. Cấp bậc và quan hệ

Trong khi hầu hết các sĩ quan CIA có nhận thức nhất định về cấp bậc trong quân đội thì bản thân CIA lại là một tổ chức ít chú ý đến cấp bậc hơn bên quân đội. Quân đội Mỹ đề cao cấu trúc tôn ti hơn, xưng hô theo họ và lon, trong khi đó bên CIA ít nặng về hình thức hơn, xưng hô chủ yếu theo tên riêng. Tuy nhiên, sự khác biệt còn bao gồm cả đồng phục, biệt ngữ, quy định về đầu tóc, tuổi tác, giáo dục, tỷ lệ giới, lương, ngân sách và số lượng nhân sự.

9. Lãnh đạo và quản lý

Một khác biệt văn hóa nữa giữa CIA và quân đội Mỹ là ý tưởng về lãnh đạo và quản lý. Quân đội Mỹ thiên về lãnh đạo, điều này thể hiện rõ trong chương trình đào tạo quân nhân chuyên nghiệp. Ngay từ đầu sự nghiệp của mình, các sĩ quan quân đội đã được phát triển theo hướng trở thành lãnh đạo. Quá trình huấn luyện lãnh đạo tiếp diễn trong suốt sự nghiệp của một sĩ quan.


 
CIA thường phối hợp hoạt động thực địa với lực lượng đặc nhiệm quân đội Mỹ, đặc biệt là lực lượng biệt kích SEAL tinh nhuệ của hải quân Mỹ (ảnh: britannica) Trái lại, CIA có nhiều tầng quản lý, từ cấp tổ, nhánh, nhóm và phân bộ cho tới cấp cục và cấp toàn cơ quan. Hơn nữa, CIA phát triển nhân viên của mình trước hết thành sĩ quan thực địa, sĩ quan tình báo kỹ thuật, và chuyên viên phân tích. Chỉ sau bước phát triển này, các sĩ quan CIA mới có cơ hội trở thành quản lý, tiêu biểu là ở cấp độ GS-13/15. Như vậy các sĩ quan CIA có định hướng trở thành các chuyên gia đối với các vấn đề cụ thể. Trong khi đó, các sĩ quan quân đội thiên về trở thành các “nhà khái quát”, hoán đổi vị trí giữa chỉ huy và tham mưu, và từ khu vực địa lý này sang khu vực khác.

10. Hoạt động quân sự của CIA

Có nhiều kênh để quân đội Mỹ tương tác với CIA và ngược lại. Tại trụ sở CIA, Văn phòng Quân vụ có nhiệm vụ điều phối, lên kế hoạch, thực thi và duy trì các hoạt động toàn cầu hỗ trợ cho sự hợp tác giữa CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ dựa trên các ưu tiên do giám đốc CIA đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu an ninh quốc gia.

Ngoài thực địa, bên cạnh các trạm tình báo đã nêu ở trên, CIA còn bố trí các đại diện của mình bên trong các cơ cấu chỉ huy tác chiến của Bộ Quốc phòng Mỹ và các cơ sở giáo dục quốc phòng. CIA cũng thi thoảng cấy các đội của mình vào các bộ chỉ huy quân sự để hỗ trợ sự điều phối chiến dịch giữa hai bên ngay tại chỗ, tránh các va chạm giữa đôi bên.

Thành công trong vụ đột kích tiêu diệt Osama bin Laden năm 2011 đại diện cho mặt hiệu quả cao trong quan hệ giữa CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ.

Theo tác giả Johnson - sĩ quan quân đội Mỹ biệt phái sang Văn phòng Quân vụ của CIA, điều quan trọng là CIA và quân đội Mỹ phải hiểu nhau, tôn trọng các khác biệt về tổ chức và văn hóa để có thể bổ khuyết cho nhau nhằm đạt hiệu quả chung trong việc bảo vệ nước Mỹ./.

Xem thêm:

>> Tình báo Mỹ tạo cớ để phát động chiến tranh Iraq 2003

>> Chủ nghĩa can thiệp Mỹ

>> Hậu khủng bố 11/9, Mỹ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
 
Trung Hiếu/VOV.VN Lược dịch từ Armed Forces Journal

Lê Văn Lang tự trào

He he..Kể ra khuyển Lang con bỗng nhiên có hiếu với Ba. Ba đăng tấm hình nào có phải là Lê Nam Cảnh nhưng cũng nhờ con mà Ba có tấm hình Lê Nam Cảnh thật để khoe với bà con Làng G+. Xem ra lần này khuyển Lang con quyết chí cắn đứt dái thằng em Lê Nam cảnh. Cũng phải thôi bởi giờ con vốn đang đói, lại vừa tự hoạn nên làm sao con nhìn thằng em Lê Nam Cảnh tung tăng đào Môn Làng G+ chứ!








Lê Văn Lang




Lê Nam Cảnh



Lẳng lặng mà nghe Lang khuyển hô
Công tử rừng phong vốn Mẽo nô
Dân chủ giả cầy chuyên Bắt Cụ
Bám Váy đàn bà khéo liếm bô !

Lẳng lặng mà xem chó gâu gâu
Khuyển Lang nhăn dái Nam Cảnh nhàu
Môn lùi khoái khẩu cùng giao hảo
Lang hóa Chồn Lùi nên cắn nhau

Lẳng lặng mà nghe chó xướng danh
Khuyển Lang quân tử đặng hùng anh
Nhăn dái Nam Cảnh giành Trịnh thị
Ngậm máu phun người quyết chí tranh

Lẳng lặng mà xem Chó hăm he
Bắt Cụ Cộng Sản kết phái bè
Ngờ đâu chủ Mẽo buôn Vũ khí
Khuyển nô nanh gảy mõm máu me....

Ha ha....

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Không đề 129




Xuân này em có cùng tôi
Ngắm hoa mai trắng nở giữa lưng chừng
Tiếng chuông chùa đổ- chiều buông lửng thửng
Giấc yên bình đậu lại vành mi

Xuân này em nguyện điều chi
Có cùng tôi khấn lời cầu tự
Hoa mãng cầu thoảng hương tư lự
Mắt em cười ấm cả hoàng hôn

Xuân này em có đặt môi hôn
In cánh thiệp hồng mừng ngày hội tụ
Duyên trời phận đất ngàn thu
Kết đôi chắp cánh chu du xuân tình

Chân Tướng Trần Đĩnh Qua "Đèn Cù"


Kỳ 1: Phương Pháp “Làm Báo” Của Trần Đĩnh

Thiên Lý



Toàn Văn "Đèn Cù" Của Trần Đĩnh - đăng trên Google Tiên Lãng:



-- Phần 1-

-- Phần 2-

-- Phần 3-

-- Phần 4-

-- Phần 5-

-- Phần 6-

-- Phần 7-

-- Phần 8 và hết



Lần đầu, tôi đã đọc một mạch Đèn Cù qua bản PDF lưu hành miễn phí qua internet và đã thấy, thật sự Không cần thiết phải nhiều lời về "tác phẩm" này.

Tuy nhiên, sau khi đọc lần thứ hai qua 8 kỳ đăng tải trên trang Google.Tienlang, nhận thấy "tác phẩm Đèn Cù" của Trần Đĩnh, với bút pháp gian trá, hạ lưu, đê tiện, có thể gây tác hại, như một liều thuốc bả, đối với những bạn đọc vì lý do nào đó, chỉ đọc Đèn cù về mặt văn bản văn học mà không quan tâm, hoặc không nắm vững bối cảnh lịch sử của những câu chuyện rác rưởi mà Ngô Nhân Dụng tung hô là "thâm cung bí sử" trong Đèn cù.

Vì thế, đành mất thời gian vạch trần chân tướng "nhà báo", "nhà văn", và con người "phản chiến" Trần Đĩnh, thông qua chính một vài câu chuyện, sự kiện được Trần Đĩnh đề cập trong Đèn cù. Hy vọng, bài viết này sẽ như một liều thuốc giải hữu ích đối với những bạn đọc vừa đề cập ở trên.

Do bản Đèn cù do G.tienlang đăng tải không đánh số trang, nên các trích dẫn sẽ được ghi chú theo chương, hơi bất tiện cho bạn đọc khi đối chiếu, mong được sự thông cảm.

Kỳ 1: Phương pháp “làm báo” của Trần Đĩnh qua Đèn Cù
Tác giả tự nhận mình là nhà báo tài năng, viết có "thần", có "khí", đã từng viết hàng trăm bài báo, nhưng, trong Đèn Cù, thì Trần Đĩnh chỉ kể cụ thể về quá trình và "thủ pháp sáng tạo" đối với ba bài báo, một về bầu cử, một về tình quân dân và một về Cải cách ruộng đất.

Qua các chi tiết về ba bài báo này, ta có thể hiểu phương pháp “tác nghiệp” của “nhà báo” Trần Đĩnh như thế nào.

Ngay trong chương 1, tác giả kể lại về 2 bài báo mà mình đã viết, như sau:

Bài báo thứ nhất là bài thuật lại sự kiện cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã.

“Không biết bầu cử cụ thể nào, tôi bịa. Nhưng bài báo đặc biệt sinh động, chân thực. Có cả cô gái Tày reo a lúi! trên đầu đẳng nhà sàn. Với tôi lúc ấy a lúi (ớ kìa) là thán ngữ đáng yêu nhất. Ai nói a lúi đều là con gái mặt hoa da ngọc”.

Bài báo thứ hai mà Trần Đĩnh viết, là về tình quân dân.

“Lại tôi. Tôi dựng ra một vùng chiêm trũng giáp vùng địch bị lụt, mùa màng ngập trắng, lúa sắp mọc mầm. Thì bộ đội về. Kỳ tích xuất hiện. Trắng đồng, sạch đồn”.

Đến bài báo thứ ba, về đề tài Cải cách ruộng đất, được kể lại ở chương 5. Không dấu vẻ tự hào, hai lần Trần Đĩnh nhấn mạnh rằng bài báo này là phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất và khai hỏa cải cách ruộng đất, thì:

“Để có phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ. Trường Chinh nói phân công tôi vì cần một bài báo viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động, còn tội ác thì tôi cứ theo tài liệu, cáo trạng của đội. Tôi nói tôi không dự đấu tố thì anh bảo tôi khai thác Văn, người cấp dưỡng theo anh tới tận Đồng Bẩm và đã chứng kiến các buổi đấu tố. Sở dĩ báo chí không dự đấu là vì giữ bí mật, ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.

Thế là tôi viết bài khai hỏa cải cách ruộng đất theo sự pha phách thêm nếm khó lòng tránh khỏi của người cấp dưỡng đáng yêu của tổng bí thư".

Những chữ in đậm, gạch dưới chính là thủ pháp viết báo "số dzach" của "nhà báo" Trần Đĩnh, như Trần Đĩnh tự thú.

Đi sâu hơn một chút, bạn đọc có thể thấy chỉ trong một đoạn văn ngắn nêu trên đã có một loạt những sự vô lý mà Trần Đĩnh “phịa” trắng trợn:

- Vì Đồng Bẩm gần Hà Nội nên sợ lộ bí mật, sợ Pháp nhảy dù. Nên Trần Đĩnh (báo chí) không dự các buổi đấu tố. Thế mà Trường Chinh vẫn bảo Đĩnh viết bài?

- Trong khi đó thì “cấp dưỡng Văn” lại đi dự và nhờ đó Trần Đĩnh mới “pha phách thêm nếm” để có bài báo “khai hỏa”? “Cấp dưỡng Văn” sao không lo việc “dưa muối tương cà” lại đi dự đấu tố?

- Đã sợ Pháp nhảy dù bắt cóc đến mức "báo chí” không dám đi dự thì sự kiện “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”, nếu có thật như Trần Đĩnh rêu rao, được giới "dư luận viên" chống Cộng coi là một phát hiện mới và tán thưởng ầm ĩ, thì sinh mệnh của linh hồn kháng chiến là các ông Chủ tịch nước và Tổng bí thư hẳn phải không quan trọng bằng an toàn của anh cu “nhà báo” Trần Đĩnh? (Viết đến đây, tôi bỗng liên hệ với một chi tiết trong "tác phẩm Trăn trối" và phát hiện ra, đối với lãnh tụ kháng chiến, thì sự nguy hiểm của cụ Thảo triết gia (cụ phải đứng cách xa lãnh tụ 3m) hóa ra còn cao hơn cả đại đội lính dù Pháp).

- Và, cuối cùng, nếu “báo chí không dự” thì ông nhà báo Tiêu Lang nào đó ở đâu ra kể lại tỉ mỷ vụ bắn, rồi mua quan tài, rồi mai táng địa chủ Năm một cách ghê rợn...cho tác giả, như Trần Đĩnh viết sau đó mấy trang?

Đến đây, tưởng cũng nên nhắc một chút, việc Trần Đĩnh ba xạo về chuyện bí danh, bút danh làm báo. Tất nhiên, khái niệm bí danh và bút danh là khác nhau, nhưng đối với một "nhà báo chuyên nghiệp" như Trần Đĩnh, thì đâu là ranh giới giữa bút danh và bí danh (?).

Chương 1, Trần Đĩnh khoe “chả hiểu sao tôi dứt khoát không bí bầu gì cho mình cái danh nào cả”

Thậm chí còn viết thư về khoe với mẹ, về việc không bí danh, đồng thời được ở bên cạnh các lãnh tụ cho nên bà cụ mới viết thư động viên “Mẹ rất yêu cái tên Trần Đĩnh cộc. Con được vinh dự ở bên các vì sao sáng, con phải chịu khó, ngoan, vâng lời...”

Chả biết “dứt khoát” được bao lâu, thế nhưng cũng chính “Trần Đĩnh cộc” cho biết, vì mê cô X, nên từng lấy bút danh Hoàng X để viết báo. Rồi ngay ở bài báo “Khai hỏa Cải cách ruộng đất” thì lại “bài báo này tôi ký một tên ú ớ không còn nhớ và sau đó cũng không mó đến nó bao giờ. Chẳng hiểu vì sao”.

Đấy là chưa nói đến việc viết thư về vùng địch khoe mình ở chung với các vì sao sáng (Chủ tịch nước, Tổng bí thư) cũng là một chuyện sẽ bị nghiêm cấm ở nơi gọi là An Toàn khu (ATK).

Như vậy, với cách làm báo "sáng tạo" như trên, có thể tạm kết luận:

Bịa, dựng, pha phách thêm nếm và cộng thêm phét lác, đó là phương pháp viết báo của Trần Đĩnh, không chỉ có từ thời "văn hào" còn ở ATK mà, rõ ràng, giờ đây, phương pháp này đã lại được tận dụng triệt để ngay trong "tác phẩm" Đèn Cù.

(còn tiếp)

@ Thiên Lý

Đã đăng ở

http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/11/ky-1-chan-tuong-tran-inh-qua-en-cu.html



Phụ Lục

Phần Giới thiệu của Mõ Làng

Bóc Mẽ "Đèn Cù" Của Trần Đĩnh

Trần Đĩnh là ai?

Sinh năm 1930, Trần Đĩnh tham gia Việt Minh vào năm 1946 lúc mới 16 tuổi, gia nhập Đảng công sản VN năm 1948. Tháng 12 năm 1945 do hoàn cảnh lịch sử, cơ quan ngôn luận của nó rút vào hoạt động bí mật và cho ra đời và xuất bản tờ báo Sự Thật. Trong thời gian này Trần Đĩnh được điều về viết cho báo. Sau đó, ông được đưa qua học 5 năm tại đại học Bắc Kinh, từ 1955 cho tới 1959. Về nước ông làm ở báo Nhân Dân, tham gia nhóm“xét lại chống Đảng” nên bị xử lý vào năm 1967. Không bị bắt như anh ruột ông là Trần Châu cùng nhiều người khác, nhưng ông bị kiểm thảo và buộc phải đi làm công nhân đúc chữ một thời gian, sau đó được quay lại làm báo. Bước ngoặt đó đã làm ông thay đổi hẳn tư tưởng rồi tuyên bố tham gia tranh đấu cho dân chủ cùng một số nhân vật bị xử lý trong vụ“chống Đảng”. Năm 1976, Trần Đĩnh bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản, ông tuyên bố mình là một người yêu chuộng tự do dân chủ, ủng hộ những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Hà Sỹ Phu, Dương Thu Hương…

Trần Đĩnh, như trong tự truyện đã tự nhận mình là người chấp bút tiểu sử của Hồ Chí Minh, viết hồi ký cho nhiều cán bộ cấp cao như Trường Chinh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh…mặc dù không có tài liệu kiểm chứng, hình như là tự đánh bóng.



Mới đây, bắt chước Huy Đức (chắc thấy Huy Đức kiếm bộn) ông cho xuất bản ở Mỹ cuốn tự truyện “Đèn cù” với nhiều thông tin, tư liệu được giới dân chủ cuội tung hô. Tuy nhiên, hậu sinh khả úy, Huy Đức có cái chất lưu manh hơn qua thủ đoạn "mượn lốt hổ" việc viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt để đi khắp nơi, kể cả chốn thâm cung để lấy tư liệu, phỏng vấn những nhân vật tai to mặt lớn. Đến khi ông Võ Văn Kiệt chết, Huy Đức trở mặt bán lòng tự trọng của một "ngự sử" lấy đô la.

Đèn Cù viết gì vậy?

Ngót 600 trang “Đèn Cù” là một dạng hồi ký lịch sử kể về đời hoạt động và những sóng gió của đời ông, kể từ khi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1946 đến nay. Nội dung cuốn sách tập trung vào 5 vấn đề, gắn liền với những thăng trầm của đời Trần Đĩnh. Đó là, thời mở đầu tham gia Việt Minh ở chiến khu; Cải cách ruộng đất; Đi học đại học báo chí ở Trung Quốc; Tham gia trong nhóm “xét lại chống Đảng” và những tháng năm sau khi bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1976.

Từ đầu cuốn sách cho đến kết thúc là chuyện kể về quan hệ, ảnh hưởng, tương tác của nhiều nhân vật chủ chốt của Đảng, Nhà nước, trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng đối với Trần Đĩnh qua hàng chục năm cùng sống, cùng làm việc, cùng hoạt động, cọ xát.

Đèn Cù được viết như thế nào?

Như cách tự giới thiệu, Trần Đỉnh cho rằng đấy là một “tự truyện”, một thể loại nửa nạc, nửa mỡ mà nếu người đọc không có hiểu biết về phương pháp sáng tác thì rất khó nhận biết đâu là thật, đâu là hư cấu, đâu là tư liệu lịch sử, đâu là sáng tạo văn học. Bằng chứng là suốt cả quyển sách ngot 600 trang tuyệt nhiên không có một dẫn chiếu tài liệu kiểm chứng nào (như cách viết của Huy Đức trong “Bên Thắng cuộc”). Hoặc, chi tiết có tính "văn học" ở chiến khu Việt Bắc, cụ Hồ đi đái, Trần Đĩnh đi theo bị cụ mắng, khi đứng đái Trần Đĩnh cố liếc nhìn cái ấy của cụ thì chỉ thấy một đám đen đen, hồng hồng. Những người đọc nhầm tưởng với loại hồi ký lịch sử, tin vào tư liệu trong sách là thật thì rất dễ bị nhầm lẫn, đánh lừa. Thủ pháp này được vận dụng với hầu hết nhân vật trong sách của Trần Đĩnh.

Với số lượng đồ sộ về nhân vật, những cái tên xuất hiện trong “Đèn Cù” hầu như đầy đủ các gương mặt chóp bu của chính thể Việt Nam. Từ những bậc tiền bối nh cụ Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Trường Chinh, Nguyễn Lược Bằng, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ… cho đến các tầng lớp kế tiếp đều được Trần Đĩnh điểm tên, điểm mặt, phác họa tính cách. Với thủ pháp “đồng hiện” xen lẫn giữa cái hiện thực với cái quá khứ, xen lẫn chép sử với hư cấu, Trần Đĩnh đã đưa hết họ vào sách của mình, bắt chước “Chiến tranh và hòa bình” của Tônxtoi. Chỉ có điều, những nhân vật của Trần Đĩnh hiện ra chủ yếu là những mặt xấu, trừ người thân của Đĩnh như cô Hồng Linh.

Mỗi con người, mỗi số phận nhân vật xuất hiện trong “Đèn Cù”, nhất là những nhân vật phản diện theo dụng ý của Trần Đĩnh đều có những tính cách na ná nhau, thủ đoạn, nhẫn tâm, thực dụng, dục vọng… Trần Đĩnh không ngại ngần xếp cả những nhân cách đáng kính của dân tộc như cụ Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh… vào tuyến đó. Cách mô tả họ của Trần Đĩnh là nói ít về ưu điểm, nói nhiều về nhược điểm khiến họ méo mó. Chẳng hạn, Khi nói về ông Văn Tiến Dũng hay ông Đỗ Mười “Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao” (tr93) đoạn mô tả Tố Hữu và Xuân Diệu ở chiến khu thế này: “Tố Hữu một trưa dậy ra suối giặt quần đùi. Ca cẩm với Kim Lân: - Xuân Diệu nó mó máy mà tuột bu nó mất xích, mệt quá! Mà hai hôm nay lại cơm ăn toàn với măng.” (tr30). Nhiều chỗ lắm, đọc kỹ mới thấy cái nham hiểm của Trần Đĩnh.

Ý đồ của “Đèn Cù” là gì vậy?

Hạ bệ thần tượng, gây thù hận. có vậy thôi.

Ngón hạ bệ thần tượng thì xưa nay nhiều kẻ vẫn làm, phương pháp chủ yếu vẫn là moi móc những chuyện đời tư, hư cấu những chuyện không có thật mà không dễ kiểm chứng, tiếu lâm để vẽ chân dung nhân vật. Qua bàn tay nhào nặn của họ, những con người đáng kính bỗng chốc trở thành méo mó, tầm thường.

Khác với những cây bút chống cộng cực đoan, cơ hội chính trị hiện tại, Trần Đĩnh có lối bôi nhọ bạo liệt hơn. Trần Đĩnh không ngại ngần khi động chạm đến những nhân vật ở tầng nguyên thủ quốc gia mà lâu nay vẫn được dân chúng mến mộ, tôn thờ. Trong Đèn Cù, nếu dẫn ra đây thì nhiều lắm, sợ làm mất thời gian của bạn đọc, tôi chỉ nói đến một trường hợp mà cả dân tộc Việt Nam, thậm chí là thế giới tôn vinh, đấy là cụ Hồ Chí Minh. Đến cả cụ Hồ mà Trần Đĩnh cũng bôi tro, trát trấu bằng những chi tiết “vô đạo”như cụ cùng ông Trường Chinh đi dự buổi xử tử bà Nguyễn Thị Năm - Cát Long Hanh“Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”.(tr82) Còn đời tư thì vợ này vợ nọ, nhân tình, nhân ngãi như cô X, cô Y ở Cao Bằng, Móng Cái… Có đoạn, Trần Đĩnh viết thế này: “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”. (tr28)

“…Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ". (tr30)

Cứ thế, mọi nhân vật đều trở nên méo mó, bé mọn, bất chấp việc tối kị là vu cáo những con người được nhân dân “phong thánh” như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…

Để gây thù hận, Trần Đĩnh đã xát muối, đục khoét vào những vết thương vốn đã liền da như “Cải cách ruộng đất”, “Xét lại chống Đảng”… Cái thâm hiểm của Trần Đĩnh là tung những vấn đề “có thật”, ngụy tạo thêm chi tiết để “đánh bã” lớp trẻ, những người không có thông tin xác thực đối chứng. Điều này được phơi bày qua cách viết ngụy tạo bằng chứng lịch sử, bóp méo sự thật, thổi phồng hậu quả.

Chỉ dẫn ra một chi tiết, khi viết về cải cách ruộng đất, Trần Đĩnh đã dùng cách hư cấu văn học để mô tả cho bằng được cái ác. Trần Đĩnh kể là đã viết một bài báo về vụ tử hình bà Cát Long Hanh (nhưng không nhớ nó là bài gì), trong đó có chi tiết “Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất… Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy...”(tr8). Cái chi tiết mua áo quan và dẫm cho xương gẫy răng rắc thật hữu dụng.

Còn tệ hơn, ở chi tiết đấu tố cụ thân sinh ông Phan Đăng Lưu. Trần Đĩnh viết “Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác. Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ... cụ chết trong tù” Sự thật, Trần Đĩnh đã phịa ở chi tiết "bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài". Cụ Phan Đăng Tài mãi sau này, những năm 1980, vẫn còn biên soạn sách. Trong đó, có thể kể đến những bộ về ca dao tục ngữ. Cụ Phan Đăng Tài là cha ruột của nhạc sĩ Hồng Đăng. Và đồng thời, cũng là cha ruột của một phóng viên ở báo Nhân Dân (cơ quan cũ của Trần Đĩnh và Bùi Tín). Cụ Phan Đăng Tài chỉ là ngang hàng với cụ Phan Đăng Lưu. Là anh em, không phải cha/chú/bác của Phan Đăng Lưu.

Còn cái câu cụ chửi khi bị lùa vào đòn ống, khiêng đi: “chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à?”.Sự thật, cải cách ruộng đất diễn ra những năm 50, còn ông Phan Đăng Lưu đã hi sinh năm 1941.

Còn quá nhiều những chi tiết trong Đèn Cù kiểu như vậy, Trần Đĩnh cứ say sưa với mục đích kích động thù hận đến bất chấp sự thật lịch sử mà ai cũng biết. Đấy là cái sự ngu.

Còn nhiều lắm những thứ rác rưởi trong Đèn Cù, nhưng thôi, chỉ làm mất thì giờ của bạn đọc. Tôi chỉ có một lời khuyên thế này: Đừng mất thời gian với những rác rưởi ấy.

Mõ Làng

Vượt khó thành… nông dân triệu phú


Tại TP.HCM ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu trở thành triệu phú. Trong giới trồng mai ở TP.HCM không ai không biết đến ông Nguyễn Văn Bay (phường An Phú Đông, quận 12) vì ông là người thành công trong việc trồng mai ghép, thậm chí nhiều người còn gọi ông là “vua mai”. Ước tính mỗi năm ông thu nhập từ 200 – 400 triệu đồng từ tiền bán mai và chăm sóc mai.

Ông Trương Văn Phượng (xã Hưng Long, huyện Bình Chánh),
một trong những nông dân giỏi thoát nghèo vươn lên của TP.HCM.
Ông Bay cho biết trước đây gia đình ông rất khó khăn, hàng ngày ông đi cuốc đất làm vườn, còn vợ ông bán xôi bắp. Nhờ bạn hỗ trợ nên ông đã chuyển cây trồng giá trị thấp trong vườn sang trồng mai. Sau 3 năm, ông đã trồng thành công và không ngừng mở rộng vườn mai của mình. Đến nay vườn mai nhà ông có hơn 1.000 gốc và hàng ngàn gốc mai do khách hàng gửi.

Còn ông Đào Văn Hôn (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) cho biết trước đây ông cũng phải làm thuê, làm mướn. Khi phong trào nuôi bò sữa xuất hiện tại thành phố cách đây hơn 20 năm, ông bắt đầu chuyển hướng sang nuôi bò sữa. “Vợ chồng tôi phải tích cóp từng đồng, mất mấy năm trời mới mua được con bò đầu tiên về nuôi. Sau đó cứ làm lời được bao nhiêu thì tích cóp tiếp mua con thứ 2, 3… ” - ông nói. Đến nay trại bò nhà ông đã có 200 con, trong đó hơn 80 con đang cho thu hoạch sữa, mỗi năm cho thu nhập 1,8 tỷ đồng.

Trong khi đó ông Vũ Đình Tứ (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) trước khi trở thành “vua” bưởi da xanh đất Sài Gòn thì cũng từng trải qua quá trình lặn lội gian khổ. Trước đây ông đi bán hoa kiểng dạo, cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau. Thấy tại địa phương đất rộng nên ông đã thuê 1ha đất trồng bưởi da xanh. Sau đó thấy cây này mang lại hiệu quả và phù hợp với thổ nhưỡng, ông lại thuê thêm đất trồng cây. Đến nay ông đã có trang trại bưởi da xanh hơn 3ha. Mỗi năm trừ chi phí ông thu lợi trên 600 triệu đồng.

Điểm đáng quý ở những nông dân này, sau khi đã thành triệu phú đã không quên những người từng giúp đỡ mình, quay trở lại giúp đỡ cho xã hội, nhiều nông dân khác được giàu như mình. Như ông Đào Văn Hôn, ai cần bí quyết nuôi bò và vốn làm ăn, đến hỏi ông đều chỉ dẫn tận tình, giúp đỡ. Ông còn tích cực đóng góp ủng các hoạt động từ thiện, tương thân tương ái tại địa phương với hàng trăm triệu đồng/năm chăm lo cho người nghèo. Tương tự ông Nguyễn Văn Bay, ông Vũ Đình Tứ cũng truyền đạt kinh nghiệm trồng trọt, chia sẻ cây giống cho hàng trăm nông dân có nhu cầu.

Mỹ lại bắt tay với Cộng Sản- Mỹ và Cuba thông báo bình thường hóa quan hệ song phương



RFI


Một quan chức Mỹ, hôm nay, 17/12/2014, cho AFP biết Hoa Kỳ sẽ có một động thái mang tính « lịch sử » : Đó là xích lại gần Cuba và đặc biệt là tái lập quan hệ ngoại giao song phương, giảm nhẹ trừng phạt kinh tế đối với La Habana, vốn được áp dụng từ năm 1962.


Vẫn theo nguồn tin trên, trong vài tháng tới, Hoa Kỳ sẽ thiết lập sứ quán tại La Habana.

Ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Chủ tịch Cuba Raul Castro. Thời gian điện đàm hơn 45 phút. và trong ngày hôm nay, vào lúc 19h, giờ quốc tế, cả hai nguyên thủ, ông Obama từ Washington và ông Castro từ La Habana, sẽ có những phát biểu về hồ sơ quan hệ song phương.

Theo nguồn tin Hoa Kỳ, ông Fidel Castro không can dự vào việc này.

Mặc dù chỉ cách nhau có 150 km, qua eo biển Florida, nhưng Hoa Kỳ và Cuba không có quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1961.

Cuba thả công dân Mỹ

Hôm nay, chính quyền Cuba đã trả tự do cho ông Alan Gross, công dân Mỵ, bị cầm tù ở Cuba từ 5 năm qua. Năm nay 65 tuổi, ông Gross làm việc cho tổ chức USAid, đã bị La Habana kết án tù với tội danh làm gián điệp.

Ông sẽ trở về Mỹ trong ngày hôm nay. Việc trả tự do cho ông Gross là một sự kiện chính trị.

Việc ông Alan Gross được tự do gây ngạc nhiên. Từ lâu, Mỹ đã đòi Cuba phải trả tự do cho ông vì lý do sức khỏe. Đổi lại, ba người Cuba đang bị giam giữ tại Mỹ sẽ trả tự do. Đây là ba trong số 5 người đã bị bắt trong những năm 1990 và bị tòa án Miami kết tội làm gián điệp và khủng bố, tuyên án phạt tù nặng nề. Từ tháng Tư, Cuba đã đề nghị có sự trao đổi này.

Với việc thả ông Alan Gross, Cuba và Hoa Kỳ sẽ tiến hành đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương, bởi vì, cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn nói rằng việc giam giữ ông Alan Gross ngăn cản hồ sơ bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

( theo RFI)

Mùa Đông Lại Đến, Bàn Về Huyền Thoại Christmas


Thiên Lôi





Thực là chán, trong khi thiên hạ đang trầm cảm vì tình hình chung của thế giới càng ngày càng xám xịt, từ suy thoái kinh tế tài chánh dẫn đến nạn thất nghiệp lên cao, từ chêt chóc tang thương do chiến tranh vẫn còn kéo dài ở vùng Trung đông và Afghanistan, từ sự huỷ hoại môi sinh lan tràn, từ thiên tai bảo lụt xảy ra hàng năm trên đất Mỹ, từ suy đồi đạo đức và gia tăng bạo lực tội ác trong xã hội được mệnh danh là văn minh này vv và vv…

Cứ nhìn vào nổi cơ khổ sống với tuyết vào mùa đông ta mới hiểu vì sao mà dân bắc Âu xưa kia phải tìm mọi cách đương đầu với thời tiết khắc nghiệt cho qua cơn giá rét. Từ đó dân gian mới đặt ra những huyền thoại mùa đông và những lễ hội cho zui cửa zui nhà và zui cả hàng xóm.

Những truyền thống vô hại của dân gian lại bị cái giáo hội Ca-tô La-mã chôm chỉa biến dạng trở thành tục lệ Christmas kéo dài từ hơn một ngàn năm đến hôm nay chán như cơm nhão; nay cộng thêm sự nhiễm độc của hệ thống khuyến mãi tiêu xài của tây phương lập đi lập lại làm cho trở thành vô cảm.

Nỗi khổ tâm ngày nay mỗi khi đến mùa Christmas là mình phải “nhập gia tuỳ tục”, ráng sống sao cho giống dân địa phương, dù biết là lố bịch để khỏi bị chê trách. Cứ đến mùa đông thì ta lại nhận được thiệp chúc giáng sinh một cách máy móc, cả từ những kẻ mấy năm không hề gặp mặt và phải bắn cà-nông mới nhận ra có quen biết. Mở ra và liếc nhìn xong là cho vào sọt rác; rồi mình lại khổ công đi mua thiệp, ngồi viết những câu sáo ngữ, dán tem ra bưu điện trả lại cho phải phép mà chẳng có chút cảm hứng gì trong công việc ấy, lại còn bực mình thêm vì bị quấy nhiễu, mất thì giờ và tốn kém vô ích. Cũng may là số người gởi thiệp một cách “vô duyên” càng ngày càng giảm, chỉ còn trong vòng business mà thôi.

Lại nữa trong xóm, có thằng John nhà bên trái, thằng Brad bên phải cứ sau lễ Thanksgiving độ 2 tuần là treo đèn trước nhà làm mình cũng phải móc vài dây lập loè, không khéo chúng nó lại bảo mình “cheap”, hay “anti-Christian” thì mất vui; mà chúng thì đách cần biết mình theo tín ngưỡng gì? Ai cũng Christian ráo. Ai cũng God bless you. Ai cũng Oh my God! Ai cũng Jesus Christ! hết. Cũng may là con cái nay đã trưởng thành, nên tụi tui không còn bị cái màn dựng cây Noel, treo đèn loè loẹt và mua quà cáp trẻ con nữa; còn phải diễn màn xé toạt giấy bao mở quà, rồi màn dọn rác tối tăm mặt mũi. Ố là la ba cái vô bổ! Nhưng nay lưng đã còng, còn hơi sức đâu nữa mà leo với trèo nữa.

Nghĩ cũng vui. Thuở ban sơ, đa thần giáo là tín ngưỡng tự nhiên của nhân loại. Việc thờ phụng thần mặt trời là vị thần quan trọng đầu tiên của sự sống dĩ nhiên được xem trọng. Dân tộc nào, bộ lạc nào cũng đều truyền tụng một huyền thoại riêng về mặt trời. Vào thời Tân thạch con người nhìn thấy mặt trời di chuyển trên bầu trời nên tưởng tượng rằng Nhật thần thường cỡi trên một chiếc thuyền như trong các huyền thoại Ai Cập, khởi đầu với các thần Wadjet, Sekhmet, Hathor, Nut, Bast, Bat, and Menhit. Thần Hathor gặpIsis sinh ra Horus và Ra. Đến triều đại thứ 18 ở Ai Cập (1550-1292 TTL.) có vua Akhenaten thay thế đa thần giáo thành Nhật thần giáo Aten duy nhất, mà biểu tượng là một cái đĩa tròn; nhưng sau khi ông chết thì mấy anh giáo sĩ quay trở lại thờ đa thần để được nhiều businesses. Dân Tiền Ấn Âu có lẽ do bản tánh hiếu chiến, thì cho là Nhật thần cỡi mã chiến xa. Dân bộ lạc Munsh ở Phi châu tin Nhật thần là con trai và Nguyệt thần là con gái của Đấng tạo hoá Awondo. Bộ lạc Barotse thì cho là Nhật thần ngụ trong mặt trời và vợ thì ở mặt trăng. Khoẻ re! khỏi phải lo đóng mortgage và thuế địa ốc. Thổ dân Nam Mỹ Aztec có Nhật thần là Tonatiuh. Dân bắc Âu có Nhật thần Sól, thường cỡi xe Trundholm. Dân Hy lạp có Nhật thần Helios. Dân Syrian gọi làElah-Gabal, dân Persian có thần Mithras. Dân Ấn có Nhật thần Surya cỡi xe thất mã hiện vẫn được tôn thờ trong đền tại Konark, bang Orissa. Họ còn thường xuyên tụng kinh Gayatri mantra và hành lễ Sandhyavandanam cho Nhật thần vv….

Chỉ có dân Tàu là coi nhẹ huyền thoại mặt trời nhất; và dù là một xứ chuộng nông nghiệp mà hình như không có một đền nào thờ Nhật thần cả. Truyện cổ kể ban đầu có tất cả 10 mặt trời treo lủng lẳng làm quả đất nóng nực quá và chẳng cây cối nào sống nổi nên có anh nông dân anh hùng tên là Hou Yinổi xùng lấy cung tên bắn rớt đi 9 cái chỉ để lại 1 từ đó đến nay. Còn nhật thực thì cho là do mặt trời bị thiên cẩu (chó trời) gặm mất đi một mãnh. Thiên Lôi tui khoái cái lối hành hiệp “tiếu ngạo giang hồ” này của các chú ba lắm, vốn xem thường mọi sự.

Đến thời đế quốc La-mã thì hoàng đế Elagabalus (218–222) đề nghị lễ hội Nhật thần, nhưng mãi đến triều của hoàng đế Aurelian ở thế kỷ thứ 3 mới được chính thức hoá. Đó là vì năm 274, sau khi thắng trận ở miền đông, hoàng đế La mã Aurelian cho thành lập quốc giáo Sol Invictus (Thần Thái Dương Vô Địch), tôn thờ thần mặt trời là đấng thần linh cao nhất của toàn đế quốc. Aurelian còn mang vương miện thiết kế theo tia sáng mặt trời. Ông ta cho thành lập ban tế tự và xây dựng đền thờ Nhật thần, và còn ra sắc lệnh chọn ngày lễ hội chính thức gọi là “dies natalis Solis Invicti” (sinh nhật của Thần Thái Dương Vô Địch) vào ngày 25 tháng chạp, là ngày mặt trời bắt đầu chiếu lâu hơn sau ngày Đông chí. [Điều này sau này được tìm thấy ghi lại trong Bộ Lịch chú năm 354 (còn mang nhiều tên khác như The Chronography of 354, the Calendar of 354, Calendar of Filocalus, Philocalus, hay Codex-Calendar of 354): là một bộ sách sưu tập được vẽ và viết tay theo đơn đặt hàng của một phú gia La mã tên Valentius].

Lễ hội này còn được duy trì mãi đến năm 323 dưới triều Constantine I, dù Ki-tô giáo đã được ông ta cho phép thành lập vào năm 313. Constantine còn ra sắc lệnh vào ngày 7 tháng ba năm 321 gọi là dies Solis, ngày của Thái Dương (Sunday) cho mọi người được nghỉ ngơi, mà sau này ta gọi là ngàychủ nhật, ngày đầu của một tuần lễ; chứ chẳng có ý gì “chúa nhật” như bọn Ca-tô bản địa ám chỉ cả. Cứ “thấy sang bắt quàn làm họ” và tâng bốc là bản chất của đám Vịt cồ Ca-tô La-mã. Ở La-mã, lễ hội này được tiếp nối với lễ Saturnalia là lễ Tân Niên. Dân phiếm thần Scandinavia có lễ Yule kéo dài từ cuối Chạp sang Giêng. Dù là xứ bị cãi đạo muộn nhất nhưng dân địa phương vẫn gọi Christmas là lễ Jul. Còn dân Đức thì bày biện những khúc gỗ thông,Yule logs, qua đến Pháp thì thành Bûche de Noël, cùng với tiệc tùng thoả thuê cho qua mùa đông giá rét. Vào thế kỷ thứ 17, nhiều giáo sĩ phản thệ đã chỉ trích những cuộc ăn chơi đàng điếm, say sưa, cờ bạc xảy ra trong lễ Christmas chẳng có ý nghĩa tôn giáo gì cả. Trong Anh ngữ Yule đồng nghĩa với Christmas, được ghi nhận từ năm 900.

Quốc giáo Sol Invictus đã bị chấm dứt dưới triều hoàng đế Theodosius I khi ông ta ra lệnh dẹp bỏ đa thần giáo vào ngày 27 tháng hai, năm 390 để tôn vinh độc thần Ki-tô giáo.

Thừa cơ hội tốt đã đến nên các anh giáo sĩ Ca-tô La-mã liền chôm chĩa các lễ hội truyền thống của dân gian và o ép biến chúng mang ý nghĩa Ki-tô cho tiện việc sổ sách. Thế là nhân thấy dân chúng trong đế quốc ăn mừng lễ sinh nhật của Thần Thái Dương Vô Địch long trọng quá nên quơ vào cho là ngày Giáng sinh của Chúa Dê-xu. Khoẻ re! tựa như phá chùa Bảo Thiên xây nhà thờ St. Joseph ở Hà nội vậy. Chẳng mất đồng xu nào cả. Dưới lưỡi gươm đế quốc La-mã và thực dân tây phương thì “toà thánh Roma” phán cái gì mà chẳng được trong hơn 1 ngàn rưỡi năm qua.

Bài học đáng nhớ ở đây là “cứ dùng bạo lực áp đặt cái mình muốn lên kẻ bị trị trong một thời gian dài vài thế hệ, đủ lâu thì dân bị trị sẽ dần biến chất và tuân thủ những truyền thống của kẻ xâm lăng”. Và điều này luôn được các đế quốc thực dân tây phương mới thực hành đúng bài bản cho đến nay. Do đó, đối với các dân tộc có nền văn hoá tín ngưỡng khác thì muốn tự chủ, ngoài việc giành lại giang sơn bằng chiến đấu, là phải duy trì bản chất văn hoá tín ngưỡng riêng của dân tộc mình bằng mọi giá, không để bị đồng hoá. Kêu gọi “tự do tôn giáo” chỉ là trò bịp để Ki-tô giáo luôn chiếm thế thượng phong.

Vì thế cái vụ ngày anh Dê-xu xuống trần này cũng rối rắm như mớ lòng bong. Đa số dân tây phương chọn ngày 25 tháng chạp, Armenian Apostolic Church thì chọn ngày 6 tháng giêng, Eastern Orthodox Churches thì lấy ngày 7 tháng giêng. Trước đó vào năm 200, nhà tuClement ở Alexandria ghi lại rằng có một nhóm nhỏ giáo dân ở Ai-cập ăn mừng Giáng sinh vào ngày 25 tháng Pachon; mà nay đối chiếu lịch thì trùng vào ngày 20 tháng 5. Sao mà lôi thôi đến thế? Lôi thôi vì thật sự chẳng ai biết Dê-xu sinh ngày nào và ở đâu, gốc gác gia phả ra sao. Ngay cả trong cuốn Tân Ước cũng không hề viết rõ [The New Testament does not give a date for the birth of Jesus. (Christmas, Encyclopædia Britannica Chicago: Encyclopædia Britannica, 2006.)] Mọi sự mãi gần một thế kỷ sau khi Dê-xu chết, đều do các anh thánh đồ đệ sáng tác thành các tập trong cuốn kinh Tân ước; mỗi anh nói mỗi cách theo sự đồng bóng của mình nên chẳng anh nào giống anh nào; toàn là hư cấu. [The story of Christmas is based on the biblical accounts given in the Gospel of Matthew, namely Matthew 1:18-Matthew 2:12 and the Gospel of Luke, specifically Luke 1:26-Luke 2:40. - Many modern scholars view the two Gospel accounts as theological fictions. Geza Vermes, The Nativity: History and Legend, London, Penguin, 2006, p22.; E. P. Sanders, The Historical Figure of Jesus, 1993, p.85.)]

Trong cuốn của Luke 2:7 thì cho là sau khi sinh, Dê-xu được quấn vải đặt nằm trên một máng cỏ (a manger) của chuồng bò, vây quanh bởi bầy gia súc vì các nhà trọ ở Bethlehem hết chỗ. Rồi truyền thuyết thêm chút mắm muối là có một ngôi sao sáng xuất hiện, rồi 3 thầy pháp (Magi), có nơi bảo 3 vị thông thái; nhưng dân Vịt cồ Ca-tô thì cho là có 3 vua, theo hướng ngôi sao mà đến viếng chuồng bò, mang theo quí phẩm. Khổ nổi, sách Matthew (Matt. 2:7–8, 16) lại cho là 3 ông này gặp bé Dê-xu lúc 2 tuổi đang ở truồng đi rong trong xóm. Có chán cái mớ đời không chứ! Hoá ra là bịp nhau cả. Không có lấy một phần sự thực để gở gạc.

Lần theo các cổ thư, ta thấy ở thế kỷ thứ 3, các giáo hội Ki-tô chẳng hề ăn mừng cái sự giáng sinh của Dê-xu; và ngày sinh của Dê-xu thì cứ loạn cào cào. Vào năm 200, như đã nói, giáo sĩ Clement of Alexandria ghi ngày mừng Giáng sinh là 25 tháng Pachon, tức 20 tháng 5. Tertullian (ch. 220) thì bảo không thấy Giáo hội châu Phi xem Giáng sinh là lễ trọng. Cuốn De Pascha Computus, một lịch lễ phát hành năm 243, thì cho Giáng sinh là ngày 28 tháng 3. Năm 245, nhà thần học Origen ở Alexandria lại cường điệu cho rằng “chỉ những kẻ có tội (như Pharaoh và Herod) mới ăn mừng sinh nhật". Mãi đến năm 303, nhà tu Arnobius còn chế riễu những cuộc liên hoan mừng giáng sinh của các vị phiếm thần.

Ngày Christmas chỉ được xem quan trọng từ khi vua Charlemagne của xứ Franks (Pháp ngày nay) đăng quang vào ngày 25 tháng chạp năm 800 bởi Giáo hoàng Leo III sau khi chiếm được Ý.

Chữ Christmas hay Christmastide, có nghĩa là Christ's Mass, từ cổ ngữ Anh là Christemasse hay Cristes mæsse được dùng từ năm 1038. "Cristes" từ chữ Hy lạp là Christos và "mæsse" từ chữ Latin, missa. Như thế Christmas là Lễ ca tụng Chúa cứu thế. Trong các bản văn Hy lạp của cuốn Tân ước thì chữ Χ (chi) được chỉ cho Christ. Đến giữa thế kỷ 16 dân La-mã mới chịu dùng chữ X chỉ cho Christ, do đó mà có chữ viết tắt Xmas thay cho Christmas.

Chuyện về Santa Claus hay ông già Noel, lại là sự đánh đồng giữa huyền thoại Ki-tô về ông thánh Nicholas of Myra, nay là Lycia ở Thổ Nhĩ Kỳ và phiếm thần ở bắc Âu. Dân bắc Âu thường kỷ niệm sinh nhật của Saint Nicholas (280-342), quan thầy của trẻ con, vào ngày 6 tháng Chạp với phong tục trao quà cáp cho nhau đêm trước đó. Santa Claus là do từ chữ Hoà lan Sinterklaas, còn gọi là Sint-Nicolaas.

Tương truyền Saint Nicholas hay say sưa be bét. Chẳng hiểu vì thành tich gì mà được phong thánh. Nếu có cũng vẫn là hư cấu như cái nền thần học Ki-tô. Hình ảnh quen thuộc mà ta thấy hiện nay về Santa Claus là do một anh vẽ tranh người Mỹ gốc Đức tên là Thomas Nast (1840–1902) sáng tác ra mỗi năm kể từ năm 1863; cho mãi đến những năm 1880s thì mới hình thành ra dạng quen thuộc thường thấy với tướng phương phi hồng hào trong bộ áo hồng y. Những năm 1920s hình ảnh này của Santa Claus được thương mãi hoá khắp nơi. [Mikkelson, Barbara and David P., "The Claus That Refreshes", Snopes.com, 2006.]

Về cây Christmas (Christmas tree) thì lại càng cho thấy vết tích của việc Ki-tô hoá, tức là chôm chĩa từ truyền thống dân gian quanh các cuộc lễ hội Đông chí. Dân phiếm thần bắc Âu thường dùng vòng xanh nguyệt quế và trang hoàng cây cối trước nhà vào dịp lễ mùa đông. Từ Anh ngữ "Christmas tree" xuất hiện từ năm 1835, vốn du nhập từ Đức. Nhiều người cho là giáo sĩMartin Luther khuyến khích cổ tục này từ thế kỷ 16, và di dân gốc Đức mang truyền thống này sang tân thế giới.

Ở tân thế giới thì lúc mới di dân từ châu Âu sang, phái Thanh giáo xứ New England không chấp thuận ăn mừng Christmas. Ở Boston, nó còn bị đặt ra khỏi vòng pháp luật từ 1659 đến 1681, trong khi ở các nơi khác thì cứ cử hành. Đến khi nổ ra cuộc cách mạng Hoa Kỳ giành độc lập thì Christmas không được xem trọng nữa vì cho là tục lệ của thực dân Anh, đến nỗiWilliam Winstanly, một nhà văn Anh khoảng 1820s, lo ngại là Christmas đang bị lãng quên. Mãi đến năm 1870, tổng thống Ulysses S. Grant mới ký đạo luật nhận Christmas là quốc lễ.

Vào thế kỷ 18, thời kỳ Khai sáng ở Âu châu, nhiều nhà trí thức châu Âu đặt nghi vấn về ngày Christmas, và nhiều nhà học giả Ki-tô đều thú nhận rằngngày Chúa Giáng Sinh là chôm chĩa tử lễ Thần Thái Dương Vô Địch (the Sol Invictus festival) của đế quốc La mã kể từ năm 243. Giáo hội Ca-tô La mã đã trơ trẽn khiên cưỡng rằng Dê-xu tượng trưng cho Mặt trời (Christo Sole: Christ the Sun), điều đã được tiên báo trong sách Malachi 4:2.

Isaac Newton nói toạc ra là ngày Christmas được chọn để trùng vào ngày sau Đông chí, mà theo cổ truyền là ngày 25 tháng Chạp. Năm 1743, mục sư Phản thệ người Đức Paul Ernst Jablonski phản đối việc chọn ngày 25 tháng Chạp của ngày Lễ Thần Thái Dương Vô Địch “Dies Natalis Solis Invicti” của La-mã, đã làm giảm giá trị của lễ Giáng sinh. Năm 1889, Louis Duchesnethì bảo Giáo Hội Ca-tô La mã đã chọn ngày 25 tháng Chạp là ngày sinh của Dê-xu sau khi tính toán thai kỳ từ khi thiên thần Gabriel báo tin cho chị gái xề còn trinh Mary là Chúa cha sẽ ăn nằm với bà và chúa con Dê-xu được thụ thai vào ngày 25 tháng Ba (lễ Annunciation). Thực ra ngày ấy vào dịp Xuân phân, mọi loài cây cỏ sẽ nẩy mầm tái sinh. Thuyết này bắt nguồn từ cuốn Chronographai, in ấn năm 221, qua đó Sextus Julius Africanus đề nghị là Dê-xu được thụ thai vào kỳ Xuân phân (spring equinox), tức 25 tháng 3 theo lịch La-mã; từ đó đoán ngày sinh của Dê-xu vào tháng Chạp. Hồng y Joseph Ratzinger, bây giờ là Giáo hoàng Benedict XVI, đã từng ủng hộ mạnh mẻ thuyết này. Toàn là dựa theo thời tiết mà dân gian đã đặt ra từ lâu mà phịa ra cả.

Đế quốc La-mã đã được hình thành qua 3 giai đoạn: Vương triều La-mã (753 TTL. – 509 TTL.), Cộng hoà La-mã (509 TTL.27 TTL.) và Đế quốc La-mã (27 TTL.476 TL.)

Chính cái tham vọng đế quốc lâu dài của mình mà các hoàng đế La-mã đã từ bõ lối sống tâm linh đa thần tự nhiên để theo đuổi độc thần giáo phát sinh từ Do thái giáo, đưa dần đến độc tài độc tôn, đã để lại nhiều trang sử đẩm máu cho nhân loại từ khi dựng lên Ca-tô giáo La-mã.

Trong thời cổ, các bộ lạc nhỏ nhoi Do thái luôn bị các dân tộc khác mạnh hơn trong vùng Canaan ở trung đông ngày nay tìm cách tiêu diệt, nên vì lý do sinh tồn mà các tổ phụ dân Do thái đã nghĩ ra những huyền thoại gom về một mối cho là dân mình đã có kết ước với thần Jehovah (Thiên Chúa), một anh thần vớ vẫn trên mây, nên được Chúa chọn cốt làm tăng thêm sự mê tín của kẻ bình dân mà phấn đấu sống còn.

Đến triều Constantine I ở đầu thế kỷ thứ 4, nhận thấy độc thần giáo phù hợp với đường lối và kế lâu dài bành trướng đế quốc của mình nên xào nấu Do thái giáo mà chế ra Ki-tô giáo để lợi dụng sự cuồng tín của đám cùng đinh. Hứa hẹn những điều viễn vông với thiên đàng có Chúa cha Chúa con quả là chẳng tốn một đồng xu mà đổi lại được sự tình nguyện hy sinh xương máu cho những cuộc xâm lăng, chém giết, cướp giựt và chia chác của cải vật chất, đẩt đai và quyền lực trần gian cho mình thì còn vũ khí nào hiệu quả hơn. Tự nhiên ông ta lại biến được một phần lớn nhân loại thành những tên nô lệ tâm linh từ bấy đến nay.

Có thể vì tình hình cấp bách nên Constantine I đã không kịp sáng tạo ra một hệ giáo lý hoàn chỉnh và tốt đẹp hơn nên nhận đại cái nền thần học khập khiểng và tổ chức giáo sĩ có sẳn đã giúp mình trong chiến dịch thống nhất đế quốc. Vì vậy toàn bộ giáo thuyết của Ki-tô giáo chỉ là những huyền thoại nhi đồng để mê hoặc dân chúng kém văn minh. Và chuyện giáng sinh của Dê-xu không nằm ngoài sự biên kịch và đạo diễn của Constantine I.

Nhưng xét cho kỷ thì ta phải thán phục ông hoàng đế La-mã này. Quả là ông chơi trò xỏ lá mà cả hệ thần học Ki-tô không nhận ra; hoặc có biết nhưng cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt bấy lâu mà không giám sửa, vì nó đã trở thành truyền thống. Constantine I cho xưng tụng Dê-xu là Chúa cứu thế, trong khi bản thân Chúa lại không tự cứu nổi, mà phải chịu để lính La-mã đóng đinh chết trên cọc chữ thập. Bọn giáo sĩ lại được lệnh ca tụng cái chết ấy là để chuộc tội cho nhân loại. Xác Dê-xu không toàn thây, không có mộ táng, thì bọn giáo sĩ bảo là phục sinh về trời. Xưa nay người ta thường bảo kẻ chết rồi không thể bào chữa được, và kẻ sống cứ lợi dụng tha hồ mà vẽ voi là thế. Ô hô! Constantine I lại còn bắt giáo hội Ca-tô chọn biểu hiệu cho đạo mình là cái thập giá, nơi Dê-xu chịu tội chết, hình như để răn đe nhắc nhỡ bọn giáo dân về hậu quả phải chịu như giáo chủ nếu bọn họ âm mưu tạo phản. Thực hết ý. Xin bái phục Constantine I, nhà cai trị độc tài và đại tài.

Dân Anh Mỹ được trao truyền lại những truyền thống của cha ông ở trời Âu, thường tự hào về nền văn minh cơ khí kỷ thuật của mình, luôn kêu gào tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng lại bám cứng vào niềm tin tôn giáo độc thần đầy tàn bạo của mình. Có thể thành phần lãnh đạo và thượng lưu thừa biết những truyền thống tín ngưỡng ấy là nhãm nhí nhưng họ vẫn muốn duy trì và thực hành vì nó là một thiết kế tâm lý phù hợp và hữu hiệu nhất cho việc cai trị con người trong mọi thời đại.

Đó cũng chính là ngõ cụt trong đời sống tâm linh của tây phương. Vì thế mà các chính sách ngoại giao của tây phương không thể thuyết phục được những dân tộc khác có nền văn minh và tín ngưỡng đầy bao dung và nhân bản hơn vì không lý giải được cái mối mâu thuẩn trong lối sống đạo và đời của mình.

Nay thì Christmas chỉ thuần là cơ hội để giới tài phiệt kiếm thêm tiền bằng cách tạo càng nhiều lễ hội càng dễ rút tiền từ hầu bao khách tiêu dùng. Ở tây phương, nhất là Anh Mỹ có tháng nào mà không có ngày lễ trọng để mọi sắc dân, mọi giới, mọi lứa tuổi phải đâm đầu chạy theo những tục lệ tân thời do bọn tài phiệt tẩy não qua những quảng cáo liên tục trên màn ảnh TV mà tiêu tiền liên tục. Cái gì cũng có thể lợi dụng được cả, ngay cả thần thánh; mà thần thánh lại là món dễ bán nhất. Amen.

Thiên Lôi