Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Nhạc chủ đề : Những Tình Khúc Mùa Đông

* Nhạc chủ đề : Những Tình Khúc Mùa Đông

Sưu tầm & thực hiện : NGV.
                   
Mùa thu có lẽ là mùa tạo nhiều cảm xúc nhất cho những nhà thơ, nhà soạn nhạc nên khi nói đến những ca khúc viết về mùa thu thì chúng ta dễ dàng tìm thấy một số lượng dồi dào các bài hát . Nhưng nói tới mùa đông, thì những ca khúc viết về mùa đông có được thật hiếm hoi, và nếu chọn lọc để có những bài ca có thể làm rung động tâm hồn người nghe thì còn hiếm hoì hơn nữa .
Chúng ta đang ở vào những ngày đông giá lạnh, hãy nghe những ca khúc viết về mùa đông , cho cảm thấy ấm áp hơn…..
***
Mùa thu mang đầy cảm xúc của tình yêu, của lỡ làng thương nhớ, của lá vàng bay bay.
Mùa thu lá bay em đã đi rồi .
Vỡ tan ôi bao giấc mộng lứa đôi….
Rồi thu cũng đi , mùa đông nối gót theo về.
Và cơn gió, mang mùa đông tới
Cuốn bay theo đám lá vàng rơi…
Trên hè, những đám lá úa tàn bị gió lùa theo gót khách lãng du. Trên không, thỉnh thoảng lại có vài chiếc lá vàng hiếm hoi bay lượn, như mảnh mơ ước của mùa thu bay lượn trước ca ngõ mùa đông. Gió thổi từng đợt lá xao xác, chênh vênh trong những buổi chiều không nắng. Mùa đông…mùa của những hàng cây trụi lá, mùa của những cơn gió heo may, mùa của tình yêu của nỗi nhớ, của những cảm xúc bất chợt .,
Mùa đông là mùa hội ngộ nhưng cũng là mùa chia li. Mùa đông sẽ thật ấm áp khi trái tim được sưởi ấm, nhưng cũng sẽ cảm nhận rõ hơn cái băng giá của con tim khi  ta cô đơn.
 
1. Người tình mùa đông  
Đường vào tim em ôi băng giá
Trời mùa đông mây vẫn hay đi về,
Vẫn mưa, mưa rơi trên đường thầm thì
Vì đâu mưa, em không đến…
Người tình mùa đông mang tới những cảm xúc thơ ngây, lãng mạn về lời tâm sự của một cô gái trẻ dành cho người yêu giữa khung cảnh cô đơn dưới trời mưa buốt giá.
Được viết lời Việt từ một ca khúc của nữ ca sĩ Nhật Bản – Miyuki Nakajima, Người tình mùa đông xuất hiện lần đầu tiên vào mùa Giáng sinh năm 1994. Đây cũng là bài hát đem lại tên tuổi cho nữ ca sĩ Như Quỳnh trong làng nhạc hải ngoại, cho đến nay vẫn là một trong những nhạc phẩm nổi tiếng của cô. Người tình mùa đông với giai điệu trong trẻo, dễ thương đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả yêu nhạc Việt Nam ở đủ lứa tuổi khi ấy.

Nghe :  Người Tình Mùa Đông - Như Quỳnh

2. Mùa đông sắp đến trong thành phố  
Mùa đông sắp đến trong thành phố
Buổi chiều trời lạnh,
Heo may từng cơn gió
Bước chân về căn gác nhỏ
Nhìn xuống công viên…
Bài hát của nhạc sĩ Đức Huy mang đến những nỗi niềm thổn thức, da diết qua sự thể hiện của nữ ca sĩ bạc mệnh Ngọc Lan. Khi cơn gió heo may tràn về, những chiếc lá úa vàng rơi rụng trên con đường vắng, cái lạnh tê tái của mùa đông trùm lên cả thành phố. Cô gái trong bài hát muốn mượn sự băng giá của mùa đông để diễn tả nỗi tương tư của mình về tình yêu đã đi qua mà chẳng thể níu giữ, chỉ còn lại đó những tiếc nuối.
 “Cho em yêu anh thêm một lần nữa, rồi mai giã từ” – câu hát như xoáy sâu vào tâm sự buồn của cô gái và khiến mùa đông thêm phần lạnh lẽo hơn.

Nghe  :  Mùa Đông Sắp Đến Trong Thành Phố - Ngọc Lan 

3. Đêm đông  
Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng…
Ra đời từ năm 1940, Đêm đông là bản nhạc tiền chiến bất hủ của Nguyễn Văn Thương – nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Khi cuộc kháng chiến trường kỳ đang ở giai đoạn khốc liệt nhất, Nguyễn Văn Thương đã mang cảm xúc của mình vào bài hát để thể hiện lòng nhân ái trước những mảnh đời vất vả và bất hạnh trong chiến tranh.
Lời ca của Đêm đông mang đầy chất thơ với những hình ảnh như “thân lãng du cô liêu chán chường” hay “sầu lên khơi hồn quê lai láng”.

Nghe :  Đêm Đông - Hồng Nhung

4. Một ngày mùa đông  
Rồi một ngày trời không biển xanh
Rồi một ngày hàng cây vắng tanh
Và cơn gió, mang mùa đông tới
Cuốn bay theo đám lá vàng rơi…
Mùa đông đến cùng những cơn gió lạnh, những hàng cây vắng tanh, tiếng mưa phùn rơi và đem theo cả những ký ức buồn về tình yêu. Trong một ngày mùa đông vắng lặng, chàng trai trong bài hát nhớ về người yêu và chợt nhận ra tình cảm của mình quá mãnh liệt. Tuy nhiên, tình cảm xưa kia giờ chỉ còn là “bờ cỏ này giọt sương đã tan, bậc thềm này còn in dấu chân”.
Chàng trai ấy chờ đợi mãi để rồi xót xa: “Giờ đây anh biết anh biết đã mất em rồi đấy, ngày mùa đông đến nghe tiếng xa vắng mưa phùn rơi”. Nếu như tình yêu ở mùa xuân là những e ấp, ngượng ngùng của một mối tình chớm nở, mùa hè thể hiện cho tình yêu mãnh liệt, mùa thu là tình yêu ngọt ngào, dịu êm thì mùa đông lại thường gắn với những tâm sự buồn đau.

Nghe :  Một Ngày Mùa Đông – Lê Hiếu

 
5. Em ơi Hà Nội phố  
Ta còn em, cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em, nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy,
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều, sao còn vọng tiếng chuông ngân?...
Những hình ảnh đẹp nhất về mùa đông Hà Nội đã được nhạc sĩ Phú Quang đưa vào ca khúc Em ơi Hà Nội phố, phổ từ bài thơ Hà Nội phố của nhà thơ Phan Vũ. Khi những giai điệu ấy được cất lên, người nghe tìm thấy trong Hà Nội một sự hoài cổ, cũ kĩ, với một nỗi buồn man mác nhưng vẫn có cảm giác bình yên đến lạ lùng. Rất nhiều ca sĩ, từ Cẩm Vân, Thanh Lam cho tới Hồng Nhung, Bằng Kiều đều từng thể hiện thành công nhạc phẩm này.
Mùa đông Hà Nội trong Em ơi Hà Nội phố được kể bằng những hình ảnh thân thương – mùi hoàng lan, mùi hoa sữa, cây bàng mồ côi, hàng phố cũ rêu phong, mái ngói xô nghiêng, màu xanh thời gian…

Nghe :  Em Ơi Hà Nội Phố - Hồng Nhung 

6. Mùa đông của anh 
Ngày nào ta xa nhau, anh bước sâu trong vũng tối nhạt nhòa
Từng mùa đông theo qua, anh đã quen với đường đời băng giá
Xưa hôn em một lần, rồi đau thương tràn lấp
Anh yêu em một ngày và xa em trọn kiếp
Nên anh yêu mùa đông, nên anh yêu mùa đông, ôi Mùa Đông của anh
Dù chỉ yêu em và hôn em một  lần rồi ta xa nhau trọn kiếp để tình ta chỉ còn là  những đau thương . Từ đây cuộc đời anh chỉ  là đoạn đườngg dài băng giá của mùa đông , nhưng anh vẫn mãi  mãi yêu em như yêu những mùa đông, mùa đông của riêng anh. Em hỡi em, có phải tình ta  băng giá là cuộc tình đẹp trên thế gian không em ? Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã hỏi rằng phải chăng  Những cuộc tình dương gian, muôn đời không nghĩa lý ...Nhưng người vẫn tìm nhau trong vòng tay tình ý.
Tình yêu ấy rồi  được gì, hay chỉ còn  lại những vì sao lẻ loi ?

Nghe :  Mùa Đông Của Anh- Vũ Khanh

7. Nỗi nhớ mùa đông  
Dường như ai đi ngang cửa
Gió mùa đông bắc se lòng
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi…
Bài hát kinh điển về mùa đông của nhạc sĩ Phú Quang mỗi lần vang lên lại đem tới cho người nghe một cảm giác se lạnh và nỗi nhớ bất tận. Những cơn gió mùa đông bắc thổi qua từng mái nhà báo hiệu mùa đông về, màu vàng của những chiếc lá thu giờ nằm dưới mặt đất, tiếng chuông chiều vang vọng từ nơi xa vắng đều là những hình ảnh gợi lên “nỗi nhớ mùa đông”.
Câu hát da diết “Làm sao về được mùa đông” như lời của tác giả thúc giục những gì đẹp đẽ trong quá khứ quay trở lại, để rồi cuối cùng phải “thôi đành ru lòng mình vậy, vờ như mùa đông đã về”.

Nghe :  Nỗi nhớ Mùa Đông – Thu Phương  
 
8. Nơi tình yêu bắt đầu  
Này mùa đông ơi xin hãy làm tuyết rơi
Để trắng lối em anh về
Này mùa đông ơi xin hãy làm tuyết rơi
Để em biết anh cần em
Và thời gian ơi xin hãy ngừng chốn đây
Để những dấu yêu đong đầy ….
Bài hát nói về một chuyện tình nảy nở vào mùa đông với “giấc mơ là nơi bắt đầu”. Chàng trai, cô gái trong Nơi tình yêu bắt đầu mượn hình ảnh tuyết trắng của mùa đông để thể hiện cho những “dấu yêu đong đầy”. Tình yêu nào cũng có điểm bắt đầu và sự bắt đầu thường ngọt ngào, lãng mạn và ấm áp hơn giữa bối cảnh mùa đông lạnh giá.

Nghe :  Nơi Tình Yêu Bắt Đầu - Hà My 



9. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa  
Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa
Cái rét đầu đông, khăn em bay hiu hiu gió lạnh
Hoa sữa thôi rơi, ta bên nhau một chiều tan lớp
Đường Cổ Ngư chầm chậm bước ta về…
Nếu như mùa đông Hà Nội trong Em ơi Hà Nội phố gợi lên sự hoài niệm thì trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa là nỗi nhớ bâng khuâng. Bài hát được nhạc sĩ Trương Quý Hải phổ từ thơ của Bùi Thanh Tuấn vẽ nên một Hà Nội thật gần gũi nhưng lại quá xa xôi. Nỗi nhớ phảng phất qua từng câu hát miên man: “Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ, ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay, hơi ấm trao em tuổi thơ ngây”.
Đó là nỗi nhớ về mối tình đầu đẹp đẽ gắn với con đường Cổ Ngư xưa (đường Thanh Niên hiện nay) với nhịp sống chầm chậm cùng những cơn mưa rào bất chợt. Chính vì thế, khi thiếu đi những cơn mưa ấy, nỗi nhớ lại trào dâng với bao tâm sự không thể nói thành lời của người nghệ sĩ.

Nghe :  Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa - Hồng Nhung 

10. Trên Đỉnh Mùa Đông 
Từ một ngày xa trước anh đưa em về bóng ngã đam mê
Em dấu son gót mềm nhủ lòng lãng quên mà nhớ đêm đen
Chuyện một lần yêu ai như chuyện một đời con gái
Cho anh một lần anh được gì không, em còn gì không?
Những cuộc tình đẹp nhất là những  tình yêu nẩy nở  nơi sân trường đại học . Tuổi trẻ đang bước những bước chập chững vào đời . Rồi yêu với tất cà nồng cháy của tình yêu đầu đời không toan tính. Để rồi chỉ một lần em trao cho anh tất cả …và “Kể từ sau đêm đó sân vui đại học mất dấu chân chim” . Khi tình đã bay xa thì anh còn gì đâu và em, em  cũng còn gì đâu ? Những câu chuyện tình ấy từ lâu vẫn chỉ giống như những mùa đông băng giá trên đỉnh mùa đông .

Nghe :  Trên Đỉnh Mùa Đông – Ngọc Lan & Nhật Trường

11. Cô bé mùa đông  
Bước cùng với nhau, dưới cơn mưa… phùn rất lâu
Tôi nhìn em, em đỏ mặt
Em không nói khiến cho lòng tôi bồi hồi
Trong ngần mắt em thấy long lanh muôn ngàn tuyết rơi
Một mùa đông, em đứng đó
Một mùa đông êm đềm…
Khung cảnh trong bài hát mang một màu trắng long lanh đầy lãng mạn với cảm xúc bâng khuâng của chàng trai khi nhớ về “cô bé đáng yêu của tôi”. Lời thủ thỉ, tâm tình của chàng trai ấy gợi lên một mùa đông đầy êm đềm và ấm áp.
"...Em ước mình là bông tuyết ngoài trời, để được bay mãi lên thiên đường, một thiên đường tuyết rơi...".

Nghe :  Cô Bé Mùa Đông - Thuỷ Tiên & Đăng Khôi 

 

12. Mưa Mù Cuối Đông
“ Mưa Mù Cuối Đông” là những lời tâm tình trao gởi cho một cơn mưa , Nguyễn Ngọc Phúc  cho người nghe cảm  nhận cơn mưa cuối đông là hình ảnh của một người tình, một người tình vừa chia xa mà người tình ở lại đang nhớ và mong chờ, đang nhớ và thèm một nụ hôn nồng khát của đôi môi ngọt lịm, thèm bàn tay ve vuốt ấm êm . Đang cầu xin người tình tên “Mưa” trở về ,dù biết là có về cũng chỉ đem giông bão cho tình ta, dù là chỉ về thật muộn màng như một ngày cuối đông mưa mù lạnh lẽo.
Mưa ơi đừng quên, xin đừng quên
Ngọt đôi môi nồng khát
Mưa ơi đừng xa, xin đừng xa
Ấm êm từng vuốt ve
Mưa ơi đừng đem, xin đừng đem
Giông bão yêu mờ khuất
Mưa ơi về đây, xin về đây
Dù là mưa cuối Đông 
Nghe : Mưa Mù Cuối Đông  Tuyết Mai

 

13. Nắng Mùa Đông 
Với Hồng Tước,  thì dù mùa đông có về với những cơn gió lạnh, nhưng" Nắng Mùa Đông " vẫn ấm,và trong tia nắng ấm của mùa đông ấy, người con gái  đã mơ về một mùa hè xưa, nhớ về một bóng hình cũ . Khi những giọt nắng vàng còn rớt trên bờ mi em và những vạt nắng chiều vẫn rơi đọng trên bờ vai anh, thì dù là thu hay là đông với người con gái ấy thì " em chỉ thấy một mùa trong mắt em : mùa yêu thương, mùa vấn vương, mùa nhớ nhung " .
Ở nơi đây mùa đông vài cơn gió lạnh
Đủ làm ấm lòng em khi ta gần nhau
Ở nơi đây vài chiếc lá vàng
Đê dành đó cho em đón khi mùa sang

Đông tới rồi, ngỡ như là còn mùa Thu
Đông đến rồi. vẫn mơ mùa hè xưa
Em chỉ thấy một mùa trong mắt em
Mùa yêu thương mùa vấn vương mùa nhớ nhung

                                                                   Nghe : Nắng Mùa Đông - Hồng Tước


14. Ta Mất Nhau Mùa Đông
Mùa đông không chỉ là mùa của những cuộc tình nồng ấm mà mùa đông còn là mùa ghi lại bao kỷ niện xót xa của những chia lìa mất mát, của những cuộc tình tan vỡ như những tảng băng dưới ánh nắng trưa . "Ta mất nhau mùa Đông " là một ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng, ta hãy nghe những lời  thương nghẹn ngào giữa mùa đông sương tuyết đầy : 
Ta mất nhau hôm nay
bàn tay em thật gầy
Vật vờ trong tương lai
Gọi mùa đông mây bay
Gọi mùa đông mây bay
chỉ nghe sương tuyết đầy
Chờ kiếp nào đổi thay

Ôi tiếng ca xanh xao
lời thương ta nghẹn ngào
Một ngày ta yêu nhau
Một đời ta thương đau
Còn gì cho nhau đâu
Tình yêu hay chén sầu
mà bây giờ bỏ nhau 

       Nghe :  Mất Nhau Mùa Đông - Ý Lan 



15. Mùa Đông Em Đi : 
Một bản nhạc nước ngoài với   nhạc  điệu tuyệt vời, bản " I Starter A Joke "  đã được ban nhạc Bee Gees thâu trong album Idea  năm 1968 " và đã được viết lời Việt  bởi  Trường Kỳ  với tên " Mùa Đông Em Đi " và bản nhạc đã trở thành một tình khúc mùa đông bất hủ  để góp thêm vào kho tàng những bản tình ca Việt Nam . Một cuộc tình buồn như bao cuộc tình tan vỡ, nhưng sự phối hợp giữa nhạc điệu của bản nhạc " I Started A Joke " với lời Việt của bản " Mùa Đông Em Đi " đã cho người nghe  những cảm xúc thật thấm sâu :
Như mùa thu lá bay, mùa xuân đã sang, mùa đông giá băng
Nhìn em lòng sao tái tê, nhịp chân bước về, đời lạnh lùng ôi não nề 
Rồi khi mùa thu lá bay, xào xạc trời mây khắp nghìn lối 
Thương tình rơi trên lá vàng, trong lòng anh như bãi hoang 
Như mùa thu lá, bay mùa xuân đã tàn, mùa đông giá băng 
Nhìn em lòng sao tái tê, nhịp chân bước về, đời lạnh lùng ôi não nề 
Rồi như mùa đông giá băng, lạnh lùng nhìn em quay gót lặng lẽ 
Anh còn đây bao nỗi buồn, anh chỉ còn bao nhung nhớ, nhớ thương 
Anh chỉ còn bao nhung nhớ.... 

     Nghe :  Mùa Đông Em Đi - Duy Quang

16Mùa đông sẽ qua 
Mùa đông không biết hát những bài tình ca biết yêu
Là những tiếng mưa phùn rơi ngập ngừng
Mùa đông không biết hát nắm tay gần nhau biết yêu
Là những lúc đất lìa cách xa…
Bên cạnh nỗi nhớ và sự trống vắng, mùa đông còn là mùa của quên lãng
Tình yêu đôi khi lại là sự xa cách lạnh lùng, nhưng những ký ức yêu thương trong ngày giá rét lại khiến ta nhớ mãi. Mùa đông không biết hát tình ca, cũng chẳng biết sưởi ấm đôi tay đang tê cóng vì lạnh và ai cũng chỉ muốn nó trôi đi thật nhanh. Thế nhưng khi mưa phùn gió bấc đi qua thì ta lại mong đợi một mùa đông mới về để được thấm thía cái giá rét trong tâm hồn thêm lần nữa, cho những yêu thương vỡ òa trong từng cung bậc cảm xúc.


           Nghe :  Mùa Đông Sẽ Qua - Hồ Ngọc Hà  

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Báo Chí Đu Dây Và Cây Búa Trừng Phạt




Tâm Don


Từ lâu, nền báo chí Việt Nam chỉ được phép sản xuất ra những sản phẩm mà chính quyền yêu thích. Nếu một sản phẩm báo chí nào đó làm chính quyền khó chịu và dị ứng, ngay lập tức, cây búa trừng phạt sẽ lừng lững xuất hiện.







Sự kiện báo Tuổi Trẻ online bị đình bản 3 tháng và báo Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng không làm nhiều người ngạc nhiên, nhất là đối với các nhà báo. Tuổi Trẻ, tờ báo hiếm hoi ở Việt Nam biết luồn lách để đưa một phần sự thật đến với công chúng, luôn luôn là tâm điểm của đàn áp.

Vào năm 1992, báo Tuổi Trẻ nhận cú đàn áp đầu tiên từ chính quyền. Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ lúc ấy là bà Vũ Kim Hạnh- một nhà báo tài năng và tâm huyết. Dù giữ chức vụ tổng biên tập, nhà báo Vũ Kim Hạnh vẫn đi nhiều và viết nhiều. Đầu năm 1992, bà có chuyến đi đến đất nước bí ẩn và khép kín Bắc Triều Tiên, bà đã viết và cho đăng tải một phóng sự nhiều kỳ về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân ở đất nước cộng sản Bắc Triều Tiên. Bài phóng sự này thực sự gây nên một trận bão kinh người trong nhận thức của người Việt Nam lúc ấy, khiến hàng ngàn người hoài nghi về các giá trị cộng sản. Tuy nhiên, bà chỉ bị các cơ quan công quyền nhắc nhở.

Sau đó ít lâu, vào giữa năm 1992, nhà báo Vũ Kim Hạnh cho đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của ông Hồ Chí Minh, mà thông tin chấn động nhất là việc ông Hồ Chí Minh có một người vợ Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh. Ngay lập tức, bà Vũ Kim Hạnh bị đình chỉ chức vụ tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, và sức ép chính trị đối với báo Tuổi Trẻ cũng ngày càng lớn.


Năm 2005, lần đầu tiên một phóng viên của báo Tuổi Trẻ- và cũng là lần đầu tiên một phóng viên trong làng báo chí nhà nước, bị truy tố vì thông tin báo chí. Đó là phóng viên Lan Anh với loạt bài điều tra về hãng dược phẩm Zuellig Pharma thao túng thị trường tân dược nhập khẩu được cơ quan điều tra và tòa án kết luận rằng “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Năm 2008, nhà báo Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên đã bị công an bắt giam và phải hầu tòa do thông tin về vụ án đình đám PMU 18. Chỉ sau đó mấy tháng, vào tháng 01-2009, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là ông Lê Hoàng đã phải rời chức vụ do chịu trách nhiệm về các thông tin trong vụ PMU 18.

Khi nhà nước quản lý chặt chẽ báo chí, nhà nước liên tục gieo sầu lên báo chí. Và, báo Tuổi Trẻ không phải là một biệt lệ nhận ưu sầu.

Trong năm 2017, điệp khúc “đình bản” do Bộ thông tin- truyền thông khởi xướng đã liên tục vang lên. Nhiều nhà báo, cả nhà báo lề phải và lề trái, đều nhất trí cho rằng, ông Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Bộ TT-TT kiêm phó Ban Tuyên giáo trung ương là sát thủ ghê gớm nhất đối với báo chí từ xưa đến nay.

Vào tháng 11- 2017, Bộ TT-TT ra quyết định : “Đình bản chuyên trang, phạt 140 triệu đồng báo điện tử Người đưa tin”. Theo đó, Bộ TT&TT quyết định đình bản tạm thời hoạt động chuyên trang Phụ nữ và Đời sống của báo điện tử Người đưa tin, xử phạt 140 triệu đồng. Theo quyết định này, báo điện tử Người đưa tin đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong bài viết đăng ngày 29/10 trên chuyên trang Phụ nữ và Đời sống (tên miền phununews.vn) của Báo có thông tin vi phạm quy định tại điểm b, khoản 6, điều 8 nghị định số 159/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Báo điện tử Người đưa tin bị xử phạt 140 triệu đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung đình bản tạm thời (tước quyền sử dụng giấy phép) của chuyên trang Phụ nữ và Đời sống (tên miền phununews.vn) trong thời gian 3 tháng.

Cũng vào tháng 11-2017, Bộ TT- TT ra quyết định: “Đình bản ba tháng tạp chí điện tử Nhà quản lý” vì đã đăng bài viết sai sự thật. Quyết định nêu rõ: Tạp chí điện tử Nhà quản lý bị đình bản tạm thời hoạt động trong thời gian 3 tháng vì Tạp chí đã đăng bài viết “Bình Phước: Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng?” ngày 21/8 có thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính. Trước đó, ngày 10-11- 2017, Cục Báo chí đã quyết định xử phạt hành chính về thông tin sai sự thật bài viết trên Tạp chí này 40 triệu đồng.

Không chỉ tháng 11-2017 mà tháng 10-2017 cũng là tháng chết chóc của báo chí Việt Nam. Vào ngày 27-10, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn ký quyết định về việc đình bản trong 3 tháng đối với báo điện tử Tầm nhìn vì đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mặc dù đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng báo tiếp tục vi phạm.

Trước đó nữa, vào đầu tháng 10-2017, Bộ TT&TT đã quyết định đình bản tạm thời hoạt động của báo Sức khỏe cộng đồng 3 tháng do nội bộ mất đoàn kết, không đủ điều kiện hoạt động của cơ quan báo chí theo quy định.

Những uẩn ức lạ lùng


Kể từ ngày Internet và mạng xã hội xuất hiện, báo chí Việt Nam đối diện với hai sức ép khủng khiếp: hoặc tuyên truyền một chiều theo định hướng của chính quyền, hoặc đáp ứng nhu cầu bạn đọc bằng các thông tin trung thực. Rõ ràng, hai sức ép đó hoàn toàn đối chọi lẫn nhau, vì nếu tuyên truyền một chiều sẽ không có bạn đọc, nếu đáp ứng nhu cầu bạn đọc sẽ bị chính quyền thổi còi. Và báo chí Việt Nam đã buộc phải lựa chọn một lối đi lạ đời: đu dây giữa giả dối và le lói sự thật, giữa cái tốt và thấp kém, giữa hư và thực của ma trận thông tin. Chính quyền Việt Nam không thích một nền báo chí đang phôi thai khát vọng độc lập, họ chỉ thích một nền báo chí công cụ. Đối với chính quyền, phạt tiền, đình bản và kỷ luật các tổng biên tập là giải pháp hữu hiệu để quản lý báo chí chặt chẽ hơn, để dập tắt trong trứng nước những ước vọng tốt đẹp của người làm báo.

Trong làng báo nhà nước Việt Nam, không phải ai cũng hèn. Đối với vài cơ quan báo chí nhà nước, việc được Bộ TT-TT xử phạt là một chứng chỉ xác nhận rằng, báo này có dũng khí, trung thực và tôn trọng bạn đọc. Một số tổng biên tập còn tếu táo cho rằng, phải có nhiều phúc lắm phước báo họ mới bị- được Bộ TT-TT xử phạt.

Trong thế giới văn minh và dân chủ, nhà nước không bao giờ xử phạt báo chí bằng các quyết định hành chính và quan liêu. Các cơ quan nhà nước cũng ít khi kiện báo chí ra tòa vì sợ dư luận đánh giá là hạn chế hoặc đàn áp tự do báo chí. Đặc biệt, các tổng thống, thủ tướng và các chính trị gia lại càng không trách cứ và chỉ trích báo chí chứ không nói là kiện báo chí ra tòa án, vì họ hiểu rằng họ là người của công chúng, vì họ không muốn vô tình hạn chế tự do báo chí. Các siêu sao nghệ thuật và thể thao cũng không kiện báo chí ra tòa, trừ khi báo chí đụng chạm đến những riêng tư thân nhân của họ. Chỉ có công dân bình thường, các tổ chức kinh tế, các tổ chức văn hóa và phi lợi nhuận mới kiện báo chí ra tòa án nếu họ thấy báo chí đơm đặt và thông tin sai sự thật. Ở thế giới văn minh và dân chủ này, báo chí càng tự do người dân càng nhận thức được nhiều sự thật, qua đó càng tiến bộ và văn minh.

Từ nhiều năm qua, các tổ chức có uy tín về xếp hạng chỉ số tự do báo chí như Tổ chức phóng viên không biên giới( RSF), Freedom House…đều xếp hạng Việt Nam có chỉ số tự do báo chí thứ 175/ 180 quốc gia được khảo sát và đánh giá. Không có báo chí tư nhân, không có báo chí độc lập, và có bàn tay của chính quyền thọc sâu vào mọi mặt hoạt động báo chí là nguồn gốc sâu xa của thảm họa thứ hạng thấp đau lòng này. Các sự thật- dù cay đắng hay ngọt ngào- đã không đến được với người dân, và khi không được tiếp cận sự thật, khi không có phản biện, tâm trí của người dân mụ mị đi trong những mớ bòng bong nhận thức.

Qua sự kiện Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng và Tuổi Trẻ online bị đình bản 3 tháng, một số người ở Việt Nam đã đặt ra câu hỏi tưởng chừng ngây ngô nhưng thực ra rất thú vị và trí tuệ: có nên đình bản tất cả 800 cơ quan báo chí nhà nước Việt Nam hay không? Sẽ có rất nhiều câu trả lời, trong đó chắc chắn có câu trả lời này: Nếu đình bản 800 cơ quan báo chí nhà nước thì cũng tốt thôi, vì nhiều giả dối sẽ không đến được với người dân!
Nguồn: Triviet,news

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Chính quyền Dương Minh Châu lấy đất của người dân cho chủ đầu tư không bồi thường.




Bauxite Tân Rai – Nhân Cơ Hiện Đi Về Đâu?





Tiến sĩ Mai Thanh Truyết



Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Xà Tân Rai) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ, Đắk Nông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Người viết đã mở cuộc họp báo trinh bày vấn đề nầy vào tháng 6, 2009 tại phòng họp của tòa Thị chính Westminster (8200 Westminster, CA).

Câu hỏi được đặt ra là chính Trung Quốc bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường, tại sao  chấp nhận cho khai thác bauxite ở Việt Nam?

Nhìn xa hơn nữa, ảnh hưởng sâu xa về sự toàn vẹn lãnh thổ cũng được phân tích cặn kẽ trong một bài viết khác qua việc giao khoán cho TQ toàn quyền khai thác mà những người quản lý đất nước hiện tại chấp nhận qua bản Thông cáo chung đã ký ngày 3/12/2001 giữa Nông Đức Mạnh và TQ trong một trích đoạn dưới đây: “Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lãnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lãnh vực quan trọng khác. Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong các dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế”.

Cũng cách đây 8 năm, trong bài viết, “Những Điều Không “Tử Tế” Trong Câu Chuyện Bauxite Việt Nam” , người viết từng giải thích cặn kẽ bằng những dữ kiện khoa học chính xác, với những chứng liệu cụ thể, cho thấy các vấn đề liên quan đến đến quyết định cho khai thác bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt Nam, cũng như kết quả sau 3 năm đi vào khai thác hai nơi nầy đã chứng minh sự gian dối trong diễn trình khai thác bauxite của các cấp lãnh đạo hàng đầu Đảng và Nhà nước, từng được đề cặp tới trong các lãnh vực:

* Diện tích đất khai thác;

* Hoàn thổ và trình tự khai thác “cuốn chiếu”;

* Chuyên chở;

* Điện năng và nguồn nước cho khai thác;

* Giải quyết bùn đỏ;

* Giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm;

* Ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ;

* Việc hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc;

* Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu;

* Cung cách tuyên truyền không trung thực v.v…



1- Nhìn chung

Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là hững người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy rẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu và những nơi có dấu chân TQ khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.

 Tại Việt Nam, người Trung hoa dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hòan toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt mà công an thậm chí  cũng không thể vào can thiệp và bảo vệ công nhân Việt.

. Cho đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn sóng phẫn uất trong lòng người Việt,

Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhứt tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mảnh đất quê hương của người bản xứ.

2- Tình hình Nhân Cơ và Tân Rai hiện tại



Trở lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được TQ phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn sáu năm nay


Và, “Dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án khai thác quặng mõ bauxite khác đã được quy hoạch ở Đắk Nông có thể được xem như là DIỆN trước dư luận thế giới và ĐIỂM là chính thức hoá sự hiện diện của người Trung Hoa ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ẩn tàng một âm mưu chính trị – quân sự của TQ trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam và vùng Đông Nam Á qua não trạng Đại Hán của đế quốc mới”.

Đó có tầm quan trọng chiến lược khống chế con đường giao thông từ Bắc xuống Nam Thái Bình Dương, đi qua eo biển Malacca, tiến sang Ấn Độ Dương, song song với phần tài nguyên vô cùng phong phú ở thềm lục địa và dưới lòng biển.

Đó là vì Cao Nguyên Trung Phần có tầm chiến lược quan trọng trong việc khống chế Việt Nam, khống chế 3 nước Đông Dương, khống chế cả vùng Đông Nam Á và biển Đông.


3- Thâm độc của Trung Quốc
.

 TQ thấy và biết rằng để có thể cai trị Việt Nam lâu dài, cho dầu bằng bạo lực hay bằng kinh tế thị trường, việc đồng hóa dân Việt phải là ưu tiên hàng đầu, nên tiếp theo sau kinh tế thị trường đưa hàng lậu vào đất Việt, đưa “hàng dỏm” đi khắp nơi để đánh lừa dân Việt ham hàng rẻ, bòn rút tài nguyên đất Việt đem về Tàu…


Một mặt đưa “biển người” tràn xuống Việt Nam và toàn vùng Đông Nam Á;
Mặt kia là lấn Biển Đông;
Mặt khác, từ cách nhẹ nhàng như mua chuộc, cho vay, viện trợ, tặng học bổng, mở Học Viện Khổng Tử, đào tạo tiến sĩ, ưu đãi gian thương…; cho tới nặng tay là hù dọa, vây bắt hay bắn giết (trường hợp xảy ra với nhiều tàu của ngư dân Việt), rồi chiếm đảo, lấn biển… có cả tham vọng sỗ sàng xin chia một nửa biển Thái Bình Dương với Mỹ…



4- Kết quả khai thác

Theo báo cáo của TKV, từ tháng 10/2013, Dự án Tân Rai đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, chạy thử và đi vào vận hành thương mại. TKV đã giao Công ty Nhôm Lâm Đồng-TKV quản lý vận hành toàn bộ dự án. Cho đến hết năm 2014, dự án đã khai thác lũy kế hơn 5 triệu tấn quặng bauxite, sản xuất ra gần 2 triệu tấn tinh quặng, 682.000 tấn alumin, xuất khẩu 490.000 tấn, đạt kim ngạch 160 triệu USD. Theo kế hoạch, năm 2015, Công ty sẽ sản xuất 540.000 tấn alumin và khi đạt công suất thiết kế năm 2016 sẽ đạt 650.000 tấn.

Sau hơn 1 năm tổ chức vận hành Nhà máy alumin của dự án, Công ty Nhôm Lâm Đồng-TKV về căn bản đã nắm được công nghệ, vận hành Nhà máy ổn định và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sản lượng sản xuất ngày càng ổn định và tăng dần. Phần lớn sản phẩm alumin của Nhà máy được xuất khẩu tới 11 khách hàng từ Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông … với giá bán alumin bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn, cao hơn so với tính toán của Dự án là 325 USD/tấn.
Trên đây là “báo cáo” của Hán ngụy và các dự kiến lạc quan vào năm 2013. Các tin tức dưới đây mới chính là …những con số thực tế của dự án Tân Rai vào ngày 13 tháng 3 năm 2017:”Bauxite Tân Rai’ càng làm càng lỗ hàng ngàn tỉ đồng” (3.696 tỷ Đồng VN) theo Báo Người Lao Động


Các kết quả thanh tra tại tổ hợp dự án Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng và dự án Alumin Nhân Cơ cho thấy, “các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến ban đầu”.

Tổng vốn đầu tư cho dự án tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng này chỉ 3,285 tỉ đồng lúc ban đầu, nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 16,821 tỉ đồng, cao hơn gấp 5 lần. Ngoài ra, dự án này đưa vào hoạt động chậm 6 năm so với quyết định ban đầu.


Ðáng chú ý, kết quả của đoàn thanh tra cũng cho thấy tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng Mười 2013 đến hết Tháng Chín, 2016 đã thua lỗ 3,696 tỉ đồng, vượt xa so với số lỗ lũy tiến dự kiến theo kế hoạch là 1,660 tỉ đồng, không kể phần lỗ do chênh lệch tỉ giá. Còn tại dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, vốn đầu tư cho dự án này cũng tăng rất mạnh so với dự kiến ban đầu.

Đó là chưa kể từ ngày 1/1/2016, đã phát sinh thêm thuế xuất khẩu alumin 2%, giá tính thuế tài nguyên bauxit của tỉnh Lâm Đồng tăng từ 140.000 đồng/tấn lên 170.300 đồng/tấn quặng nguyên khai, nên đã làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.

5- Hậu quả về môi trường

Đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ tại huyện Dak R’lắp, tỉnh Dak Nông do nhà thầu Chalieco, TC phụ trách bị vỡ vào sáng ngày 23 tháng 7, 2016 khiến hóa chất kiềm (Sodium hydroxide) tràn ra ngoài. Lượng kiềm tràn ra ngoài được nói gần 9,6 mét khối. Truyền thông trong nước loan tin một số kiềm thấm xuống lòng đất trong phạm vi 600 mét vuông, phần còn lại chảy theo đường ống đổ xuống suối Dak Dao.

Một người dân tại xã Dak Dao cho tờ Giao Thông biết khi nước từ đường ống bị vỡ tràn xuống suối thì nước trở nên đục, có màu sẫm đen, mặt nước nổi váng loang lổ… Người dân tiếp xúc với nước suối chừng 10 phút thấy chân bị ngứa, da khô cứng, căng ra. Chỗ da non nếu tiếp xúc nước đó bị đau rát và cả nổi rộp lên như bị bỏng nước sôi. Cá trong suối chết nổi lên. Những người dân thấy cá chết xuống suối vớt lên đã bị những hiện tượng như vừa nêu.


Nguồn nước quanh hồ bùn đỏ bauxite Tân Rai, Bảo Lâm, Lâm Đồng bị ô nhiễm. Đó là kết luận trong báo cáo quan trắc môi trường của Công ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị điều hành tổ hợp bauxite – nhôm).

Nhiều hộ không dám dùng nước giếng quanh khu bauxite Tân Rai. Người dân sống gần khu vực Nhà máy Tân Rai phải dùng máy lọc nước giếng để nấu ăn. Các thông số quan trắc cho thấy nồng độ Fe (sắt) và Mn (mangan) vượt ngưỡng cho phép từ 1,4-2,8 lần. “Nước ngầm trong khu vực hồ bùn đỏ được đánh giá bị ô nhiễm Fe và Mn” – báo cáo kết luận.

Từ những con số biết nói trên, hậu quả do nhưng lần kho chứa hóa chất cho nhà máy là sút caustic (NaOH) đã rò rỉ, hay bể bồn chứa trong những năm qua, việc bùn đỏ lan tràn khắp vùng, cũng như không khí bị nhiễm bụi SO2, những hạt bụi PM8 (nhỏ hơn 8ug) …làm cho cây cối trồng chung quanh bán kính 30 Km như Cao su, tiêu, cây điều (đào lộn hột)…bị ảnh hưởng và cho năng suất rất thấp.


Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Khúc Thụy Du

Khúc thụy du Sheet

 Sáng tác: nhạc Anh Bằng, thơ Du Tử Lê |  Nhạc Trữ tình | Điệu: Boston |  intrepid |  110219


1. Hãy nói về cuộc [Am] đời khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những [E7] gì về bên kia thế [F] giới
Ngoài trống vắng mà [G] thôi Thụy ơi và tình [Am] ơi

Như loài chim bói [F] cá trên cọc nhọn [G] trăm năm
Tôi tìm đời đánh [C] mất trong vũng nước cuộc [Am] đời
Trong vũng nước cuộc [E] đời Thụy [E7] ơi và tình [Am] ơi

ĐK: Đừng bao giờ em [Dm] hỏi vì sao ta yêu [C] nhau
Vì sao môi anh [Am] nóng vì sao tay anh [G] lạnh
Vì sao chân anh [Dm] run Vì sao chân không [E] vững
Vì sao và vì [E7] sao

2. Hãy nói về cuộc [Am] đời tình yêu như lưỡi [Dm] dao
Tình yêu như mũi [G] nhọn êm ái và ngọt [A7] ngào
Cắt đứt cuộc tình [Dm] đầu Thụy bây giờ về [Am] đâu

Thụy bây giờ về [Dm] đâu anh là chim bói [Am] cá
Em là bóng trăng [C] ngà chỉ cách một mặt [Dm] hồ
Mà [Em] muôn trùng chia [Am] xa. 

AmIIIxo231o
E7IIIo2o1oo
FIII134211
GIII32ooo4
CIIIx32o1o
EIIIo231oo
DmIIIxoo231
A7IIIxo2o3o
EmIIIo23ooo

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

ĐỜI CỨ THẾ ẬM Ờ



Hơn 20 năm trước, đi cùng các anh em công nhân từ Nam ra Bắc đã nuôi dưỡng ý định viết một cuốn sách, thể loại ký văn học nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được. Đời cứ mãi ậm ờ. Rồi tự hỏi : "Viết để làm gì?"-và cũng chẳng tìm được câu trả lời.

Ý tưởng ngày càng rõ ràng, định hình. Tựa sách cũng đã có : " DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI".
Tự nghĩ, độ sâu kiến thức cũng tạm đủ xài nhưng...
Lại nhưng...
Một tác phẩm văn học thành công bởi SỰ CÔ ĐƠN hay HẠNH PHÚC!

Trực giác mách bảo , chỉ có trạng thái HẠNH PHÚC mới có thể tạo ra áng văn hay.
Lâu lắm rồi, chưa bao giờ nghiêm túc viết.

Thơ cứ thể như một trò chơi, một công cụ rèn luyện tư duy,ngôn ngữ...đến lúc nào đó cũng phải cùn.

Đời cứ thế ậm ờ...