STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016
SIÊU MINI( Kim giòn)-giá 150k
SIÊU MINI( Kim giòn)-giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
"Hội chứng Người Tốt" và cách để vượt qua nó
Brett & Kate McKay
The Art of Manliness
"Sếp thường nhờ bạn đảm nhận công việc trong những ngày cuối tuần vào giờ chót. Lần nào bạn cũng nói "được" mặc dù đã có kế hoạch dành cho gia đình. Bạn hậm hực trong lòng vì phải miệt mài với những bản báo cáo vào thứ Bảy.
Bạn gọi món bít-tết đắt tiền ở nhà hàng, nhưng khi người bồi bàn mang lên thì nó đã chín quá. Khi anh ta hỏi, "Mọi thứ thế nào?" thì bạn đáp, "Tốt," trong lúc ủ rũ nhìn miếng thịt bị cháy.
Bạn muốn tham gia lớp nhu thuật, nhưng không nghĩ vợ mình sẽ bằng lòng để mình vắng nhà một hoặc hai tiếng mỗi tuần, vì thế bạn thậm chí chẳng hề đề cập ý định này với cô ấy.
Hàng xóm để mấy con chó của ông ta sủa suốt đêm, và chuyện đó làm bạn không ngủ được. Thay vì nói với ông ta về nó, bạn lại phê bình ông với những người bạn của mình trên Facebook.
Nếu từng rơi vào bất kỳ tình huống nào như thế, có thể bạn là một trong rất nhiều người bị "Hội Chứng Người Tốt" - một tập hợp gồm tính cách, thái độ và các đặc điểm hành vi được miêu tả bởi tiến sĩ Robert Glover, tác giả quyển No More Mr. Nice Guy.
Người Tốt tiếp cận cuộc sống và các mối quan hệ một cách thụ động. Thay vì lên tiếng, họ để người khác dễ dàng lấn lướt mình. Họ là những người dễ dãi và luôn làm hài lòng mọi người. Người Tốt khó từ chối các yêu cầu - ngay cả những yêu cầu vô lý. Họ tử tế quá mức cần thiết. Khi muốn hoặc cần một điều gì đó, họ ngại đưa ra yêu cầu vì không muốn làm phiền người khác. Người Tốt cũng tránh xung đột như tránh dịch bệnh vậy. Họ thích hòa thuận hơn là tranh đấu.
Thoạt nhìn, Người Tốt có vẻ như những người thánh thiện. Dường như họ rất hào phóng, linh hoạt và vô cùng lịch sự. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn, bạn sẽ thường nhận thấy phần lõi yếu đuối, lo âu và phẫn uất. Người Tốt thường hay lo lắng vì giá trị bản thân của họ phụ thuộc vào sự công nhận của người khác và việc làm mọi người yêu mến mình. Họ lãng phí nhiều thời gian cố tìm cách từ chối mọi người và dù thế, thông thường đến cuối cùng họ vẫn đồng ý, vì họ không thể vượt qua được thói quen đó. Họ cảm thấy mình không thể làm theo những mong muốn thật sự của bản thân, vì họ vướng vào những việc mà người khác cho là họ nên làm. Do "thuận theo tự nhiên" là cách tiếp cận cuộc sống mặc định của họ, nên Người Tốt ít kiểm soát được cuộc sống của mình và vì thế cảm thấy mình vô dụng, nhu nhược và bế tắc. Họ cũng thường phẫn uất và thù hằn vì những nhu cầu thầm kín không được đáp ứng và họ cảm thấy những người khác luôn lợi dụng mình - mặc dù chính họ là người cho phép điều đó xảy ra.
Trong tình huống xấu nhất, sự phẫn uất dồn nén do bị đối xử thô lỗ sẽ khiến những cơn thịnh nộ và hành vi bạo lực không ngờ bùng nổ. Họ là một ngọn núi lửa đang chực phun trào.
Người mắc Hội Chứng Người Tốt tiếp cận cuộc sống và các mối quan hệ một cách thụ động.
Vậy một Người Tốt cần làm gì? Làm thế nào để họ lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình và ngừng làm người dễ bị dắt mũi như thế?
Một số Người Tốt cho rằng giải pháp là làm điều ngược lại, từ cam chịu chuyển sang hung hăng. Thay vì nhún nhường chịu đựng, họ muốn mình phải lấn át trong mọi tình huống. Họ cố đạt mọi thứ cho bằng được, dù thứ đó là gì.
Sự hung hăng, dù thích hợp trong một số tình huống, đặc biệt trong những lúc có sự tranh đấu dữ dội, nhưng nó không phải cách giao tiếp hoặc lối hành xử thật sự hữu ích trong đa số trường hợp. Trên thực tế, việc áp dụng kiểu giao tiếp cố chấp, hung hăng thường phản tác dụng do gây ra sự phẫn uất và hành vi gây hấn một cách thụ động từ chính những người mà bạn đang cố kiểm soát.
Thay vì cam chịu và hung hăng, phương pháp giải quyết tốt nhất nằm ở khoảng giữa hai điều này. "Điểm ngọt ngào" trong giao tiếp và hành xử được gọi là có lập trường.
Có Lập Trường: Sự Hài Hòa Giữa Cam Chịu Và Hung Hăng
Có lập trường là một kỹ năng tương tác giữa các cá nhân, trong đó bạn bộc lộ sự tự tin tích cực, có thể lên tiếng và tranh đấu cho quyền lợi của mình, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của người khác.
Khi có lập trường, bạn thẳng thắn và thành thật với mọi người. Bạn không lảng tránh vấn đề hay trông chờ mọi người đọc được suy nghĩ về những điều mình mong muốn. Nếu cảm thấy khó chịu về điều gì đó, bạn sẽ nói ra; nếu muốn hoặc cần điều gì, bạn sẽ yêu cầu. Bạn làm tất cả những điều này trong khi vẫn giữ được thái độ lịch sự và bình tĩnh.
Kỹ năng này cũng cần bạn hiểu rõ rằng dù mình có thể đưa ra yêu cầu hoặc nói lên quan điểm, nhưng người khác có quyền thoải mái từ chối hoặc không đồng ý. Bạn không cảm thấy khó chịu hay tức giận khi điều đó xảy ra. Bạn vẫn tự chủ và trao đổi để đi đến một thỏa hiệp nào đó. Khi giữ vững lập trường, bạn hiểu có thể bạn không có được điều mình muốn. Tuy nhiên, bạn sẽ học được rằng đưa ra yêu cầu không những không làm mình tổn thương, mà còn thật sự hữu ích.
Những Ích Lợi Của Việc Có Lập Trường
Các mối quan hệ được cải thiện. Những nhà nghiên cứu về hôn nhân và các mối quan hệ nhận thấy lập trường là một trong những đặc tính chủ yếu cần thiết cho cả hai bên để mối quan hệ bền vững và tích cực. Nếu cảm thấy những nhu cầu của mình không được đáp ứng, một người sẽ nảy sinh lòng oán trách đối phương (dù đó là lỗi của người này vì không nói ra nhu cầu của mình).
Thấy bớt căng thẳng. Các nghiên cứu cho thấy những người tập giữ vững lập trường ít bị căng thẳng hơn những người không tập. Khi có lập trường, bạn từ chối những yêu cầu mà nếu đảm nhận sẽ khiến bạn ôm đồm nhiều việc. Bạn cũng không còn lo lắng do quá bận tâm đến những gì người khác nghĩ về những lựa chọn/ưu tiên/yêu cầu/quan điểm của mình. Bạn cảm thấy làm chủ được cuộc đời mình.
Tự tin. Khi có lập trường, bạn có sự tự chủ. Thái độ và hành vi của bạn được kiểm soát bởi những hành động hoặc quyết định của chính bạn, chứ không phải của người khác. Việc biết mình có thể tạo ra những thay đổi để cải thiện tình huống là một yếu tố thúc đẩy sự tự tin tuyệt vời nhất.
Ít phẫn uất hơn. Khi lập trường vững vàng hơn, các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên thú vị hơn. Bạn sẽ không còn phải chuốc lấy bực bội khi đồng ý với một yêu cầu hay quyết định để làm hài lòng người khác. Khi làm điều gì đó, bạn làm vì bạn thật sự muốn làm, hoặc bạn cho rằng việc đó là một phần của sự cho đi và nhận lại tự nhiên trong các mối quan hệ.
Làm Thế Nào Để Có Lập Trường Hơn
1. Tạo Tư Duy Giữ Vững Lập Trường
Theo kinh nghiệm của tôi, việc trở nên có lập trường hơn trước tiên đòi hỏi bạn phải thay đổi tư duy. Bạn cần loại bỏ bất kỳ niềm tin sai lầm hoặc giới hạn nào đang kìm hãm mình trong việc trở nên có lập trường. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn có được tư duy đúng đắn.
Thiết lập giới hạn. Bước đầu tiên để bớt dễ dãi là thiết lập ranh giới. Giới hạn là những nguyên tắc và giới hạn mà một người đặt ra cho chính mình, nó cho người khác biết những cách hành xử nào được mình chấp nhận. Những người cam chịu thường không tạo ra giới hạn và cho phép người khác lấn lướt họ.
Wayne Levine gọi những giới hạn là N.U.T, hay Non-negotiable, Unalterable Terms (Các nguyên tắc bất di bất dịch). N.U.T là những điều bạn quyết tâm duy trì: gia đình, sức khỏe, niềm tin, sở thích, tâm trạng của mình... Theo Levine, "N.U.T là những giới hạn định nghĩa con người bạn, những giới hạn mà nếu bạn thỏa hiệp hết lần này đến lần khác, dần dần - nhưng chắc chắn - sẽ biến bạn thành một người cau có, khó chịu.
Nếu không biết N.U.T của mình là gì, hãy dành chút thời gian tìm hiểu. Một khi đã biết, hãy quyết tâm từ đây về sau mình sẽ không bao giờ thỏa hiệp những điều đó.
Chịu trách nhiệm về những vấn đề của chính mình. Người Tốt chờ người khác giải quyết những vấn đề của họ. Một người có chính kiến hiểu rằng những vấn đề của mình là trách nhiệm của mình. Nếu bạn thấy cần thay đổi điều gì đó trong đời, hãy hành động. Nếu bạn không hài lòng điều gì trong cuộc sống của mình, hãy bắt đầu thực hiện các bước - dù nhỏ - để thay đổi mọi thứ.
Đừng trông đợi mọi người đọc được suy nghĩ của mình. Người Tốt mong người khác sẽ nhận ra những nhu cầu và mong muốn mà mình không phải nói ra. Nếu bạn muốn điều gì đó, hãy nói ra; nếu có gì khiến bạn khó chịu, hãy lên tiếng. Đừng bao giờ đinh ninh rằng mọi người biết rõ từng nhu cầu hay mong muốn của bạn. Điều đó không dễ dàng nhận thấy như bạn nghĩ.
Hãy hiểu rằng bạn không chịu trách nhiệm về cảm xúc và hành vi của người khác. Cả người cam chịu lẫn người hung hăng đều có cùng một vấn đề: họ đều nghĩ mình phải chịu trách nhiệm về cảm xúc và hành vi của người khác - chỉ là họ thể hiện khác nhau.
Người hung hăng nhận lấy trách nhiệm về hành vi và cảm xúc của người khác bằng việc áp đặt ý muốn của mình thông qua sức mạnh thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Người cam chịu nhận lấy trách nhiệm bằng việc liên tục ưu tiên ý muốn của người khác trước của mình. Những người cam chịu cảm thấy nghĩa vụ của họ là đảm bảo mọi người được vui vẻ, cho dù điều đó có nghĩa là bản thân họ phải chịu đựng.
Một người có lập trường thừa nhận họ không có việc kiểm soát hay bận tâm đến hành vi của người khác và cho rằng họ chỉ chịu trách nhiệm về hành vi và cảm xúc của mình. Bạn sẽ không tin được mình sẽ thấy bớt căng thẳng và lo âu nhiều thế nào một khi hiểu được điều này đâu. Bạn sẽ không còn lãng phí hàng tiếng đồng hồ hồi hộp lo lắng về việc người khác có hài lòng với lựa chọn hay quan điểm của mình hay không.
Điều này không có nghĩa bạn nên trở thành một người vô tâm thô lỗ và không quan tâm đến cảm xúc/hoàn cảnh của người khác. Mà điều đó nghĩa bạn không cần phải nhiệt tình và chu đáo đến mức không đưa ra bất cứ yêu cầu nào hoặc lên tiếng bảo vệ các giá trị của mình để không gây khó chịu hay làm tổn thương người khác. Hãy để họ quyết định việc họ có cảm thấy khó chịu hoặc tổn thương hay không. Đó là trách nhiệm của họ, chứ không phải của bạn.
Chịu trách nhiệm về những kết quả từ lời nói/hành động có chính kiến của mình. Việc đòi hỏi quyền lợi cho mình có thể sẽ làm mất lòng người khác, và có thể sinh ra những hệ quả xấu. Nhưng một phần trong việc trở nên có lập trường là chịu trách nhiệm về những hệ quả đó, bất kể chuyện gì xảy ra. Việc đối diện với hệ quả thì tốt hơn rất nhiều so với việc phải sống một cuộc sống đầy trở ngại và lo lắng.
Để có lập trường thì cần thời gian. Đừng nghĩ bạn sẽ trở nên có chính kiến một cách kỳ diệu chỉ đơn giản bằng việc đọc bài viết này. Chính kiến cần có thời gian và cần rèn luyện. Bạn sẽ gặp chuyện này chuyện kia. Hãy cứ kiên trì nỗ lực; rồi bạn sẽ thành công.
2. Thể Hiện Lập Trường Trong Hành Động
Một khi bạn đã hình thành được tư duy này, sau đây là cách thức để thật sự bắt đầu trở nên có lập trường.
Bắt đầu từ những việc nhỏ. Nếu ý nghĩ nói lên ý kiến của mình làm bạn vô cùng sợ hãi, hãy bắt đầu bằng những tình huống ít rủi ro. Ví dụ, nếu bạn gọi bánh hamburger, nhưng bồi bàn lại mang ra bánh phô mai nướng, hãy cho anh ta biết về sự nhầm lẫn và trả nó lại. Nếu bạn đang cùng vợ chạy việc vặt bên ngoài vào cuối tuần và đang phân vân tìm một nơi để dùng bữa, đừng chỉ chiều theo cô ấy một cách vô thức, mà hãy đề cập nơi bạn muốn đến.
Một khi bạn đã cảm thấy thoải mái trong những tình huống ít rủi ro như thế, hãy bắt đầu tăng dần mức độ.
Từ chối. Trong hành trình trở nên quyết đoán hơn, "lời từ chối" là người bạn tốt nhất của bạn. Hãy bắt đầu từ chối thường xuyên hơn. Lời đề nghị có mâu thuẫn với giới hạn cá nhân không? Hãy từ chối. Thời gian biểu đã kín hết rồi phải không? Hãy trả lời, "Không, cảm ơn." Bạn không cần phải trở nên thô lỗ để làm điều đó. Bạn có thể kiên quyết từ chối trong khi vẫn ân cần. Lúc đầu, việc từ chối có thể khiến bạn rất áy náy, nhưng cuối cùng bạn sẽ thấy dễ chịu, và tự do thật sự.
Có phải một số người sẽ thất vọng khi bạn từ chối họ? Có thể. Nhưng hãy nhớ rằng miễn là bạn bày tỏ những nhu cầu của mình một cách tế nhị, bạn không phải chịu trách nhiệm về phản ứng của họ. Bạn không cần cảm thấy tội lỗi vì đối xử với bản thân bình đẳng như họ.
Hãy đơn giản và trực tiếp. Khi đòi hỏi quyền lợi cho mình, nói ít sẽ hiểu nhiều. Hãy giữ cho những yêu cầu và ưu tiên của mình đơn giản và trực tiếp. Không cần giải thích dài dòng hoặc kết luận quanh co.
Đề cập đến mình. Khi đưa ra yêu cầu hoặc thể hiện sự từ chối, hãy đề cập đến mình. Thay vì nói, "Em quá vô tâm. Em không hề biết hôm nay ở công ty anh đã làm việc vất vả đến mức nào. Tại sao em lại bắt anh làm mấy việc lặt vặt này nữa?" thì hãy nói, "Hôm nay anh mệt quá. Anh hiểu em muốn làm cho xong mấy việc này, nhưng ngày mai anh mới có thể làm được." Những ví dụ khác về cách nói "Tôi":
"Em quá phụ thuộc và thích kiểm soát." "Anh thấy thất vọng khi em làm cho anh có cảm giác tội lỗi vì ra ngoài chơi với bạn bè."
"Anh luôn làm em bẽ mặt khi chúng ta về thăm bố mẹ anh." "Em cảm thấy xấu hổ khi anh làm em mất mặt trước bố mẹ anh."
"Những yêu cầu của anh thật vô lý!". "Tôi thích anh gửi cho tôi thông báo ít nhất 3 ngày trước khi yêu cầu tôi làm việc vào cuối tuần hơn."
Khi thảo ra những cách nói "Tôi", cẩn thận đừng đưa những lời kết tội vào hoặc diễn giải hành vi của người khác. Điều đó sẽ chỉ khiến họ chống đối và dè chừng. Ví dụ:
"Tôi cảm thấy anh đang cố tình tỏ ra thô lỗ chỉ để chọc tức tôi."
"Tôi nghĩ anh đang muốn đánh nhau."Đừng xin lỗi hay thấy tội lỗi vì bày tỏ nhu cầu/mong muốn/quyền lợi. Trừ khi đang yêu cầu điều gì đó rõ ràng là vô lý, không lý nào bạn phải thấy tội lỗi hoặc xấu hổ khi bày tỏ nhu cầu hay mong muốn của mình. Vì thế, đừng xin lỗi khi bạn đưa ra một lời đề nghị. Cứ lịch sự yêu cầu điều đó và chờ xem người khác phản ứng thế nào.
Người Tốt sẽ cảm thấy tội lỗi ngay cả khi thể hiện sự bất mãn về một điều gì đó mà họ đang chi trả cho nó! Nếu bên cung cấp không thực hiện việc mà họ đã thỏa thuận, bạn có quyền yêu cầu điều chỉnh lại sao cho đúng. Điều đó không liên quan đến việc cư xử lịch sự hay không làm tổn thương cảm xúc của người đó - nó chỉ là công việc kinh doanh và đó là cách công việc này vận hành.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giọng nói một cách tự tin. Hãy tỏ vẻ tự tin khi đưa ra một yêu cầu hoặc nói về điều mình ưu tiên. Hãy thẳng thắn, nói khéo một chút, tươi cười, giữ biểu cảm bình thường và nhìn thẳng vào người đó. Ngoài ra, hãy chắc chắn nói rõ ràng và đủ lớn để làm sáng tỏ quan điểm của mình. Những người cam chịu có khuynh hướng nói thì thào và lẩm bẩm khi trình bày quan điểm và nhu cầu; điều đó chỉ khiến người khác thấy khó chịu.
Bạn không phải thanh minh/giải thích về quan điểm/lựa chọn của mình. Khi đưa ra quyết định hoặc nói lên quan điểm mà người khác không tán thành, cách mà họ cố chi phối bạn là yêu cầu bạn đưa ra lý lẽ chứng minh cho lựa chọn/quan điểm/hành vi của bạn. Nếu bạn không thể nghĩ ra một lý do đủ tốt (theo cách nhìn của người khác), thì xem như bạn đồng ý với điều họ muốn.
Người Tốt - với nhu cầu làm hài lòng người khác của mình - sẽ thấy có trách nhiệm đưa ra lời giải thích hoặc lý lẽ chứng minh cho từng lựa chọn họ đưa ra, dù người khác không yêu cầu. Họ muốn đảm bảo mọi người hài lòng với những lựa chọn của họ - thực chất là họ đang xin phép người khác để được sống cuộc đời theo cách họ muốn. Đừng làm thế.
Tập dợt. Hãy diễn thử tình huống mà bạn định đòi hỏi quyền lợi cho mình. Chắc chắn chuyện đó thật buồn cười, nhưng hãy luyện tập những điều bạn sẽ nói và cách nói trước gương. Điều đó giúp ích đấy.
Hãy kiên trì. Đôi khi, bạn sẽ đối mặt với những tình huống mà mọi người từ chối bạn trong lần đầu tiên bạn yêu cầu. Đừng vội bỏ cuộc và nói, "Ồ, mình chẳng thể làm gì khác. Ít ra mình đã thử." Đôi khi để được đối xử công bằng, bạn phải kiên trì. Hãy cứ điềm đạm, bình tĩnh và tự chủ suốt sự việc. Ví dụ, nếu bạn gọi cho dịch vụ khách hàng nhưng họ không xử lý vấn đề của bạn, hãy hỏi xem bạn có thể nói chuyện với người quản lý không. Hoặc nếu chuyến bay của bạn bị hủy, hãy tiếp tục yêu cầu những lựa chọn khác, như được chuyển sang hãng hàng không khác, để bạn có thể thu xếp đến nơi đúng giờ.
Hãy thận trọng với những lời khuyên mà bạn đọc được trong một số quyển sách nói về lập trường, những quyển sách đó khuyên bạn tiếp tục yêu cầu cùng một việc hết lần này đến lần khác cho đến khi người đó xiêu lòng và thực hiện điều bạn muốn. Đó không phải là kiên trì, mà là ăn vạ.
Hãy điềm tĩnh. Nếu có người không đồng ý hoặc thể hiện sự phản đối với lựa chọn/quan điểm/yêu cầu của bạn, đừng tức giận hoặc chống đối. Hãy phản ứng tích cực hoặc quyết định không tiếp xúc với người đó nữa.
Hiểu người hiểu mình. Sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải trên hành trình có lập trường hơn là lúc nào cũng cố giữ vững lập trường. Giữ vững lập trường còn tùy thuộc vào tình huống và bối cảnh. Có thể có những trường hợp khi sự ương ngạnh sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu, mà giữ thái độ nhẫn nhịn hoặc hung hăng thì lại là phương án tốt hơn.
Làm sao biết được khi nào bạn nên hoặc không nên đòi quyền lợi cho mình? Bạn cần khám phá điều đó qua việc luyện tập và áp dụng một số kiến thức thực tiễn.
Tiến sĩ Robert Alberti và Michael Emmons, hai tác giả của quyển Your Perfect Right, đưa ra vài câu hỏi để bạn cân nhắc trước khi quyết định giữ vững lập trường:
Ưu tiên đó quan trọng với bạn đến mức nào?
Có phải bạn đang mong đợi một kết quả cụ thể hay chỉ đang thể hiện bản thân?
Có phải bạn đang mong đợi một kết quả tích cực? Hay việc đòi quyền lợi của bạn làm mọi việc tệ hơn?
Bạn có cảm thấy khó chịu nếu không tranh đấu?
Những hệ quả tiềm ẩn và những rủi ro thực tế nào sẽ nảy sinh từ việc giữ lập trường của bạn?Làm Thế Nào Để Đối Phó Với Những Người Đã Quen Với Hình Ảnh Người Tốt
Nếu bạn là một người dễ dãi trong phần lớn cuộc sống của mình, những người xung quanh có thể sẽ cản trở nỗ lực trở nên có chính kiến của bạn. Họ quen với việc bạn là một người nhẫn nhịn và thoải mái với mối quan hệ có bạn trong vai người cam chịu. Đừng tức giận hay chán nản nếu gia đình, bạn bè và đồng nghiệp nghi ngờ hay thậm chí cố cản trở cách bạn tiếp nhận cuộc sống theo hướng mới. Đó là phản ứng hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần nhớ rằng dù sự xáo trộn tạm thời xuất hiện cùng với việc sống có lập trường có thể gây khó chịu và lúng túng, nhưng về lâu dài bạn và những người xung quanh sẽ thấy thoải mái hơn.
Kết Luận
Có lúc bạn chắc chắn cần kìm nén cảm xúc và cứ hành động thôi. Việc đó thể đó là rửa bát, cắt cỏ hay thậm chí hoàn thành bản báo cáo. Tuy nhiên, học cách nói lên quan điểm của mình, và quan trọng hơn, tôn trọng giá trị của những quan điểm và mong muốn đó, sẽ giúp bạn trở thành một người tự tin hơn. Kết quả của hành động có chính kiến có thể là bạn sẽ đạt được chính xác điều mình muốn, hoặc một sự thỏa hiệp, hoặc một lời từ chối, nhưng dù kết quả thế nào, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy mình kiểm soát cuộc đời mình nhiều hơn. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, và biến lập trường thành một phần con người bạn.
Tất cả chúng ta có thể nghĩ đến những người xung quanh, những người mà chúng ta biết họ rất có chính kiến. Với một chút thực hành và rèn luyện, bạn có thể trở thành người mà mọi người nghĩ đến và nhờ cậy mỗi khi họ có việc cần được giúp đỡ.
Sources:
The Assertiveness Workbook (best book on assertiveness that I read; highly recommended)
Your Perfect Right: Assertiveness and Equality in Your Life and Relationships
When I Say No, I Feel Guilty (not that great; suggests some questionably manipulative tactics to get your way)
No More Mr. Nice Guy (great book; I know a lot of AoM readers have benefited from it; essentially assertiveness training for dudes)
Hold on To Your N.U.Ts
Nguồn dịch: Tâm Lý Học Tội Phạm
Bạn gọi món bít-tết đắt tiền ở nhà hàng, nhưng khi người bồi bàn mang lên thì nó đã chín quá. Khi anh ta hỏi, "Mọi thứ thế nào?" thì bạn đáp, "Tốt," trong lúc ủ rũ nhìn miếng thịt bị cháy.
Bạn muốn tham gia lớp nhu thuật, nhưng không nghĩ vợ mình sẽ bằng lòng để mình vắng nhà một hoặc hai tiếng mỗi tuần, vì thế bạn thậm chí chẳng hề đề cập ý định này với cô ấy.
Hàng xóm để mấy con chó của ông ta sủa suốt đêm, và chuyện đó làm bạn không ngủ được. Thay vì nói với ông ta về nó, bạn lại phê bình ông với những người bạn của mình trên Facebook.
Nếu từng rơi vào bất kỳ tình huống nào như thế, có thể bạn là một trong rất nhiều người bị "Hội Chứng Người Tốt" - một tập hợp gồm tính cách, thái độ và các đặc điểm hành vi được miêu tả bởi tiến sĩ Robert Glover, tác giả quyển No More Mr. Nice Guy.
Người Tốt tiếp cận cuộc sống và các mối quan hệ một cách thụ động. Thay vì lên tiếng, họ để người khác dễ dàng lấn lướt mình. Họ là những người dễ dãi và luôn làm hài lòng mọi người. Người Tốt khó từ chối các yêu cầu - ngay cả những yêu cầu vô lý. Họ tử tế quá mức cần thiết. Khi muốn hoặc cần một điều gì đó, họ ngại đưa ra yêu cầu vì không muốn làm phiền người khác. Người Tốt cũng tránh xung đột như tránh dịch bệnh vậy. Họ thích hòa thuận hơn là tranh đấu.
Thoạt nhìn, Người Tốt có vẻ như những người thánh thiện. Dường như họ rất hào phóng, linh hoạt và vô cùng lịch sự. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn, bạn sẽ thường nhận thấy phần lõi yếu đuối, lo âu và phẫn uất. Người Tốt thường hay lo lắng vì giá trị bản thân của họ phụ thuộc vào sự công nhận của người khác và việc làm mọi người yêu mến mình. Họ lãng phí nhiều thời gian cố tìm cách từ chối mọi người và dù thế, thông thường đến cuối cùng họ vẫn đồng ý, vì họ không thể vượt qua được thói quen đó. Họ cảm thấy mình không thể làm theo những mong muốn thật sự của bản thân, vì họ vướng vào những việc mà người khác cho là họ nên làm. Do "thuận theo tự nhiên" là cách tiếp cận cuộc sống mặc định của họ, nên Người Tốt ít kiểm soát được cuộc sống của mình và vì thế cảm thấy mình vô dụng, nhu nhược và bế tắc. Họ cũng thường phẫn uất và thù hằn vì những nhu cầu thầm kín không được đáp ứng và họ cảm thấy những người khác luôn lợi dụng mình - mặc dù chính họ là người cho phép điều đó xảy ra.
Trong tình huống xấu nhất, sự phẫn uất dồn nén do bị đối xử thô lỗ sẽ khiến những cơn thịnh nộ và hành vi bạo lực không ngờ bùng nổ. Họ là một ngọn núi lửa đang chực phun trào.
Người mắc Hội Chứng Người Tốt tiếp cận cuộc sống và các mối quan hệ một cách thụ động.
Vậy một Người Tốt cần làm gì? Làm thế nào để họ lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình và ngừng làm người dễ bị dắt mũi như thế?
Một số Người Tốt cho rằng giải pháp là làm điều ngược lại, từ cam chịu chuyển sang hung hăng. Thay vì nhún nhường chịu đựng, họ muốn mình phải lấn át trong mọi tình huống. Họ cố đạt mọi thứ cho bằng được, dù thứ đó là gì.
Sự hung hăng, dù thích hợp trong một số tình huống, đặc biệt trong những lúc có sự tranh đấu dữ dội, nhưng nó không phải cách giao tiếp hoặc lối hành xử thật sự hữu ích trong đa số trường hợp. Trên thực tế, việc áp dụng kiểu giao tiếp cố chấp, hung hăng thường phản tác dụng do gây ra sự phẫn uất và hành vi gây hấn một cách thụ động từ chính những người mà bạn đang cố kiểm soát.
Thay vì cam chịu và hung hăng, phương pháp giải quyết tốt nhất nằm ở khoảng giữa hai điều này. "Điểm ngọt ngào" trong giao tiếp và hành xử được gọi là có lập trường.
Có Lập Trường: Sự Hài Hòa Giữa Cam Chịu Và Hung Hăng
Có lập trường là một kỹ năng tương tác giữa các cá nhân, trong đó bạn bộc lộ sự tự tin tích cực, có thể lên tiếng và tranh đấu cho quyền lợi của mình, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của người khác.
Khi có lập trường, bạn thẳng thắn và thành thật với mọi người. Bạn không lảng tránh vấn đề hay trông chờ mọi người đọc được suy nghĩ về những điều mình mong muốn. Nếu cảm thấy khó chịu về điều gì đó, bạn sẽ nói ra; nếu muốn hoặc cần điều gì, bạn sẽ yêu cầu. Bạn làm tất cả những điều này trong khi vẫn giữ được thái độ lịch sự và bình tĩnh.
Kỹ năng này cũng cần bạn hiểu rõ rằng dù mình có thể đưa ra yêu cầu hoặc nói lên quan điểm, nhưng người khác có quyền thoải mái từ chối hoặc không đồng ý. Bạn không cảm thấy khó chịu hay tức giận khi điều đó xảy ra. Bạn vẫn tự chủ và trao đổi để đi đến một thỏa hiệp nào đó. Khi giữ vững lập trường, bạn hiểu có thể bạn không có được điều mình muốn. Tuy nhiên, bạn sẽ học được rằng đưa ra yêu cầu không những không làm mình tổn thương, mà còn thật sự hữu ích.
Những Ích Lợi Của Việc Có Lập Trường
Các mối quan hệ được cải thiện. Những nhà nghiên cứu về hôn nhân và các mối quan hệ nhận thấy lập trường là một trong những đặc tính chủ yếu cần thiết cho cả hai bên để mối quan hệ bền vững và tích cực. Nếu cảm thấy những nhu cầu của mình không được đáp ứng, một người sẽ nảy sinh lòng oán trách đối phương (dù đó là lỗi của người này vì không nói ra nhu cầu của mình).
Thấy bớt căng thẳng. Các nghiên cứu cho thấy những người tập giữ vững lập trường ít bị căng thẳng hơn những người không tập. Khi có lập trường, bạn từ chối những yêu cầu mà nếu đảm nhận sẽ khiến bạn ôm đồm nhiều việc. Bạn cũng không còn lo lắng do quá bận tâm đến những gì người khác nghĩ về những lựa chọn/ưu tiên/yêu cầu/quan điểm của mình. Bạn cảm thấy làm chủ được cuộc đời mình.
Tự tin. Khi có lập trường, bạn có sự tự chủ. Thái độ và hành vi của bạn được kiểm soát bởi những hành động hoặc quyết định của chính bạn, chứ không phải của người khác. Việc biết mình có thể tạo ra những thay đổi để cải thiện tình huống là một yếu tố thúc đẩy sự tự tin tuyệt vời nhất.
Ít phẫn uất hơn. Khi lập trường vững vàng hơn, các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên thú vị hơn. Bạn sẽ không còn phải chuốc lấy bực bội khi đồng ý với một yêu cầu hay quyết định để làm hài lòng người khác. Khi làm điều gì đó, bạn làm vì bạn thật sự muốn làm, hoặc bạn cho rằng việc đó là một phần của sự cho đi và nhận lại tự nhiên trong các mối quan hệ.
Làm Thế Nào Để Có Lập Trường Hơn
1. Tạo Tư Duy Giữ Vững Lập Trường
Theo kinh nghiệm của tôi, việc trở nên có lập trường hơn trước tiên đòi hỏi bạn phải thay đổi tư duy. Bạn cần loại bỏ bất kỳ niềm tin sai lầm hoặc giới hạn nào đang kìm hãm mình trong việc trở nên có lập trường. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn có được tư duy đúng đắn.
Thiết lập giới hạn. Bước đầu tiên để bớt dễ dãi là thiết lập ranh giới. Giới hạn là những nguyên tắc và giới hạn mà một người đặt ra cho chính mình, nó cho người khác biết những cách hành xử nào được mình chấp nhận. Những người cam chịu thường không tạo ra giới hạn và cho phép người khác lấn lướt họ.
Wayne Levine gọi những giới hạn là N.U.T, hay Non-negotiable, Unalterable Terms (Các nguyên tắc bất di bất dịch). N.U.T là những điều bạn quyết tâm duy trì: gia đình, sức khỏe, niềm tin, sở thích, tâm trạng của mình... Theo Levine, "N.U.T là những giới hạn định nghĩa con người bạn, những giới hạn mà nếu bạn thỏa hiệp hết lần này đến lần khác, dần dần - nhưng chắc chắn - sẽ biến bạn thành một người cau có, khó chịu.
Nếu không biết N.U.T của mình là gì, hãy dành chút thời gian tìm hiểu. Một khi đã biết, hãy quyết tâm từ đây về sau mình sẽ không bao giờ thỏa hiệp những điều đó.
Chịu trách nhiệm về những vấn đề của chính mình. Người Tốt chờ người khác giải quyết những vấn đề của họ. Một người có chính kiến hiểu rằng những vấn đề của mình là trách nhiệm của mình. Nếu bạn thấy cần thay đổi điều gì đó trong đời, hãy hành động. Nếu bạn không hài lòng điều gì trong cuộc sống của mình, hãy bắt đầu thực hiện các bước - dù nhỏ - để thay đổi mọi thứ.
Đừng trông đợi mọi người đọc được suy nghĩ của mình. Người Tốt mong người khác sẽ nhận ra những nhu cầu và mong muốn mà mình không phải nói ra. Nếu bạn muốn điều gì đó, hãy nói ra; nếu có gì khiến bạn khó chịu, hãy lên tiếng. Đừng bao giờ đinh ninh rằng mọi người biết rõ từng nhu cầu hay mong muốn của bạn. Điều đó không dễ dàng nhận thấy như bạn nghĩ.
Hãy hiểu rằng bạn không chịu trách nhiệm về cảm xúc và hành vi của người khác. Cả người cam chịu lẫn người hung hăng đều có cùng một vấn đề: họ đều nghĩ mình phải chịu trách nhiệm về cảm xúc và hành vi của người khác - chỉ là họ thể hiện khác nhau.
Người hung hăng nhận lấy trách nhiệm về hành vi và cảm xúc của người khác bằng việc áp đặt ý muốn của mình thông qua sức mạnh thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Người cam chịu nhận lấy trách nhiệm bằng việc liên tục ưu tiên ý muốn của người khác trước của mình. Những người cam chịu cảm thấy nghĩa vụ của họ là đảm bảo mọi người được vui vẻ, cho dù điều đó có nghĩa là bản thân họ phải chịu đựng.
Một người có lập trường thừa nhận họ không có việc kiểm soát hay bận tâm đến hành vi của người khác và cho rằng họ chỉ chịu trách nhiệm về hành vi và cảm xúc của mình. Bạn sẽ không tin được mình sẽ thấy bớt căng thẳng và lo âu nhiều thế nào một khi hiểu được điều này đâu. Bạn sẽ không còn lãng phí hàng tiếng đồng hồ hồi hộp lo lắng về việc người khác có hài lòng với lựa chọn hay quan điểm của mình hay không.
Điều này không có nghĩa bạn nên trở thành một người vô tâm thô lỗ và không quan tâm đến cảm xúc/hoàn cảnh của người khác. Mà điều đó nghĩa bạn không cần phải nhiệt tình và chu đáo đến mức không đưa ra bất cứ yêu cầu nào hoặc lên tiếng bảo vệ các giá trị của mình để không gây khó chịu hay làm tổn thương người khác. Hãy để họ quyết định việc họ có cảm thấy khó chịu hoặc tổn thương hay không. Đó là trách nhiệm của họ, chứ không phải của bạn.
Chịu trách nhiệm về những kết quả từ lời nói/hành động có chính kiến của mình. Việc đòi hỏi quyền lợi cho mình có thể sẽ làm mất lòng người khác, và có thể sinh ra những hệ quả xấu. Nhưng một phần trong việc trở nên có lập trường là chịu trách nhiệm về những hệ quả đó, bất kể chuyện gì xảy ra. Việc đối diện với hệ quả thì tốt hơn rất nhiều so với việc phải sống một cuộc sống đầy trở ngại và lo lắng.
Để có lập trường thì cần thời gian. Đừng nghĩ bạn sẽ trở nên có chính kiến một cách kỳ diệu chỉ đơn giản bằng việc đọc bài viết này. Chính kiến cần có thời gian và cần rèn luyện. Bạn sẽ gặp chuyện này chuyện kia. Hãy cứ kiên trì nỗ lực; rồi bạn sẽ thành công.
2. Thể Hiện Lập Trường Trong Hành Động
Một khi bạn đã hình thành được tư duy này, sau đây là cách thức để thật sự bắt đầu trở nên có lập trường.
Bắt đầu từ những việc nhỏ. Nếu ý nghĩ nói lên ý kiến của mình làm bạn vô cùng sợ hãi, hãy bắt đầu bằng những tình huống ít rủi ro. Ví dụ, nếu bạn gọi bánh hamburger, nhưng bồi bàn lại mang ra bánh phô mai nướng, hãy cho anh ta biết về sự nhầm lẫn và trả nó lại. Nếu bạn đang cùng vợ chạy việc vặt bên ngoài vào cuối tuần và đang phân vân tìm một nơi để dùng bữa, đừng chỉ chiều theo cô ấy một cách vô thức, mà hãy đề cập nơi bạn muốn đến.
Một khi bạn đã cảm thấy thoải mái trong những tình huống ít rủi ro như thế, hãy bắt đầu tăng dần mức độ.
Từ chối. Trong hành trình trở nên quyết đoán hơn, "lời từ chối" là người bạn tốt nhất của bạn. Hãy bắt đầu từ chối thường xuyên hơn. Lời đề nghị có mâu thuẫn với giới hạn cá nhân không? Hãy từ chối. Thời gian biểu đã kín hết rồi phải không? Hãy trả lời, "Không, cảm ơn." Bạn không cần phải trở nên thô lỗ để làm điều đó. Bạn có thể kiên quyết từ chối trong khi vẫn ân cần. Lúc đầu, việc từ chối có thể khiến bạn rất áy náy, nhưng cuối cùng bạn sẽ thấy dễ chịu, và tự do thật sự.
Có phải một số người sẽ thất vọng khi bạn từ chối họ? Có thể. Nhưng hãy nhớ rằng miễn là bạn bày tỏ những nhu cầu của mình một cách tế nhị, bạn không phải chịu trách nhiệm về phản ứng của họ. Bạn không cần cảm thấy tội lỗi vì đối xử với bản thân bình đẳng như họ.
Hãy đơn giản và trực tiếp. Khi đòi hỏi quyền lợi cho mình, nói ít sẽ hiểu nhiều. Hãy giữ cho những yêu cầu và ưu tiên của mình đơn giản và trực tiếp. Không cần giải thích dài dòng hoặc kết luận quanh co.
Đề cập đến mình. Khi đưa ra yêu cầu hoặc thể hiện sự từ chối, hãy đề cập đến mình. Thay vì nói, "Em quá vô tâm. Em không hề biết hôm nay ở công ty anh đã làm việc vất vả đến mức nào. Tại sao em lại bắt anh làm mấy việc lặt vặt này nữa?" thì hãy nói, "Hôm nay anh mệt quá. Anh hiểu em muốn làm cho xong mấy việc này, nhưng ngày mai anh mới có thể làm được." Những ví dụ khác về cách nói "Tôi":
"Em quá phụ thuộc và thích kiểm soát." "Anh thấy thất vọng khi em làm cho anh có cảm giác tội lỗi vì ra ngoài chơi với bạn bè."
"Anh luôn làm em bẽ mặt khi chúng ta về thăm bố mẹ anh." "Em cảm thấy xấu hổ khi anh làm em mất mặt trước bố mẹ anh."
"Những yêu cầu của anh thật vô lý!". "Tôi thích anh gửi cho tôi thông báo ít nhất 3 ngày trước khi yêu cầu tôi làm việc vào cuối tuần hơn."
Khi thảo ra những cách nói "Tôi", cẩn thận đừng đưa những lời kết tội vào hoặc diễn giải hành vi của người khác. Điều đó sẽ chỉ khiến họ chống đối và dè chừng. Ví dụ:
"Tôi cảm thấy anh đang cố tình tỏ ra thô lỗ chỉ để chọc tức tôi."
"Tôi nghĩ anh đang muốn đánh nhau."Đừng xin lỗi hay thấy tội lỗi vì bày tỏ nhu cầu/mong muốn/quyền lợi. Trừ khi đang yêu cầu điều gì đó rõ ràng là vô lý, không lý nào bạn phải thấy tội lỗi hoặc xấu hổ khi bày tỏ nhu cầu hay mong muốn của mình. Vì thế, đừng xin lỗi khi bạn đưa ra một lời đề nghị. Cứ lịch sự yêu cầu điều đó và chờ xem người khác phản ứng thế nào.
Người Tốt sẽ cảm thấy tội lỗi ngay cả khi thể hiện sự bất mãn về một điều gì đó mà họ đang chi trả cho nó! Nếu bên cung cấp không thực hiện việc mà họ đã thỏa thuận, bạn có quyền yêu cầu điều chỉnh lại sao cho đúng. Điều đó không liên quan đến việc cư xử lịch sự hay không làm tổn thương cảm xúc của người đó - nó chỉ là công việc kinh doanh và đó là cách công việc này vận hành.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giọng nói một cách tự tin. Hãy tỏ vẻ tự tin khi đưa ra một yêu cầu hoặc nói về điều mình ưu tiên. Hãy thẳng thắn, nói khéo một chút, tươi cười, giữ biểu cảm bình thường và nhìn thẳng vào người đó. Ngoài ra, hãy chắc chắn nói rõ ràng và đủ lớn để làm sáng tỏ quan điểm của mình. Những người cam chịu có khuynh hướng nói thì thào và lẩm bẩm khi trình bày quan điểm và nhu cầu; điều đó chỉ khiến người khác thấy khó chịu.
Bạn không phải thanh minh/giải thích về quan điểm/lựa chọn của mình. Khi đưa ra quyết định hoặc nói lên quan điểm mà người khác không tán thành, cách mà họ cố chi phối bạn là yêu cầu bạn đưa ra lý lẽ chứng minh cho lựa chọn/quan điểm/hành vi của bạn. Nếu bạn không thể nghĩ ra một lý do đủ tốt (theo cách nhìn của người khác), thì xem như bạn đồng ý với điều họ muốn.
Người Tốt - với nhu cầu làm hài lòng người khác của mình - sẽ thấy có trách nhiệm đưa ra lời giải thích hoặc lý lẽ chứng minh cho từng lựa chọn họ đưa ra, dù người khác không yêu cầu. Họ muốn đảm bảo mọi người hài lòng với những lựa chọn của họ - thực chất là họ đang xin phép người khác để được sống cuộc đời theo cách họ muốn. Đừng làm thế.
Tập dợt. Hãy diễn thử tình huống mà bạn định đòi hỏi quyền lợi cho mình. Chắc chắn chuyện đó thật buồn cười, nhưng hãy luyện tập những điều bạn sẽ nói và cách nói trước gương. Điều đó giúp ích đấy.
Hãy kiên trì. Đôi khi, bạn sẽ đối mặt với những tình huống mà mọi người từ chối bạn trong lần đầu tiên bạn yêu cầu. Đừng vội bỏ cuộc và nói, "Ồ, mình chẳng thể làm gì khác. Ít ra mình đã thử." Đôi khi để được đối xử công bằng, bạn phải kiên trì. Hãy cứ điềm đạm, bình tĩnh và tự chủ suốt sự việc. Ví dụ, nếu bạn gọi cho dịch vụ khách hàng nhưng họ không xử lý vấn đề của bạn, hãy hỏi xem bạn có thể nói chuyện với người quản lý không. Hoặc nếu chuyến bay của bạn bị hủy, hãy tiếp tục yêu cầu những lựa chọn khác, như được chuyển sang hãng hàng không khác, để bạn có thể thu xếp đến nơi đúng giờ.
Hãy thận trọng với những lời khuyên mà bạn đọc được trong một số quyển sách nói về lập trường, những quyển sách đó khuyên bạn tiếp tục yêu cầu cùng một việc hết lần này đến lần khác cho đến khi người đó xiêu lòng và thực hiện điều bạn muốn. Đó không phải là kiên trì, mà là ăn vạ.
Hãy điềm tĩnh. Nếu có người không đồng ý hoặc thể hiện sự phản đối với lựa chọn/quan điểm/yêu cầu của bạn, đừng tức giận hoặc chống đối. Hãy phản ứng tích cực hoặc quyết định không tiếp xúc với người đó nữa.
Hiểu người hiểu mình. Sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải trên hành trình có lập trường hơn là lúc nào cũng cố giữ vững lập trường. Giữ vững lập trường còn tùy thuộc vào tình huống và bối cảnh. Có thể có những trường hợp khi sự ương ngạnh sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu, mà giữ thái độ nhẫn nhịn hoặc hung hăng thì lại là phương án tốt hơn.
Làm sao biết được khi nào bạn nên hoặc không nên đòi quyền lợi cho mình? Bạn cần khám phá điều đó qua việc luyện tập và áp dụng một số kiến thức thực tiễn.
Tiến sĩ Robert Alberti và Michael Emmons, hai tác giả của quyển Your Perfect Right, đưa ra vài câu hỏi để bạn cân nhắc trước khi quyết định giữ vững lập trường:
Ưu tiên đó quan trọng với bạn đến mức nào?
Có phải bạn đang mong đợi một kết quả cụ thể hay chỉ đang thể hiện bản thân?
Có phải bạn đang mong đợi một kết quả tích cực? Hay việc đòi quyền lợi của bạn làm mọi việc tệ hơn?
Bạn có cảm thấy khó chịu nếu không tranh đấu?
Những hệ quả tiềm ẩn và những rủi ro thực tế nào sẽ nảy sinh từ việc giữ lập trường của bạn?Làm Thế Nào Để Đối Phó Với Những Người Đã Quen Với Hình Ảnh Người Tốt
Nếu bạn là một người dễ dãi trong phần lớn cuộc sống của mình, những người xung quanh có thể sẽ cản trở nỗ lực trở nên có chính kiến của bạn. Họ quen với việc bạn là một người nhẫn nhịn và thoải mái với mối quan hệ có bạn trong vai người cam chịu. Đừng tức giận hay chán nản nếu gia đình, bạn bè và đồng nghiệp nghi ngờ hay thậm chí cố cản trở cách bạn tiếp nhận cuộc sống theo hướng mới. Đó là phản ứng hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần nhớ rằng dù sự xáo trộn tạm thời xuất hiện cùng với việc sống có lập trường có thể gây khó chịu và lúng túng, nhưng về lâu dài bạn và những người xung quanh sẽ thấy thoải mái hơn.
Kết Luận
Có lúc bạn chắc chắn cần kìm nén cảm xúc và cứ hành động thôi. Việc đó thể đó là rửa bát, cắt cỏ hay thậm chí hoàn thành bản báo cáo. Tuy nhiên, học cách nói lên quan điểm của mình, và quan trọng hơn, tôn trọng giá trị của những quan điểm và mong muốn đó, sẽ giúp bạn trở thành một người tự tin hơn. Kết quả của hành động có chính kiến có thể là bạn sẽ đạt được chính xác điều mình muốn, hoặc một sự thỏa hiệp, hoặc một lời từ chối, nhưng dù kết quả thế nào, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy mình kiểm soát cuộc đời mình nhiều hơn. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, và biến lập trường thành một phần con người bạn.
Tất cả chúng ta có thể nghĩ đến những người xung quanh, những người mà chúng ta biết họ rất có chính kiến. Với một chút thực hành và rèn luyện, bạn có thể trở thành người mà mọi người nghĩ đến và nhờ cậy mỗi khi họ có việc cần được giúp đỡ.
Sources:
The Assertiveness Workbook (best book on assertiveness that I read; highly recommended)
Your Perfect Right: Assertiveness and Equality in Your Life and Relationships
When I Say No, I Feel Guilty (not that great; suggests some questionably manipulative tactics to get your way)
No More Mr. Nice Guy (great book; I know a lot of AoM readers have benefited from it; essentially assertiveness training for dudes)
Hold on To Your N.U.Ts
Nguồn dịch: Tâm Lý Học Tội Phạm
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016
Hồng ngọc siêu mini- giá 100k
Hồng ngọc siêu mini- giá 100k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016
Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’
Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Dù ở thời đại nào, dù là Quốc gia quán quân kiểu loại nào, các Quốc gia quán quân đều có những đóng góp trên nhiều mặt cho lịch sử. Quốc gia quán quân có 7 giá trị như sau.
Thúc đẩy nền văn minh có bước tiến mới
Trong lịch sử thế giới cận đại, mỗi lần xuất hiện một Quốc gia quán quân mới bao giờ cũng đem lại cho thế giới một làn gió mới, thúc đẩy xã hội loài người tiến sang một giai đoạn lịch sử mới, mang lại cho nền văn minh trái đất một đợt khai hóa và tiến hóa, đem lại tin tốt lành cho loài người. Tuy rằng các Quốc gia quán quân kiểu thực dân và kiểu bá quyền cũng đem lại tai nạn và bất hạnh cho cộng đồng quốc tế, nhưng không thể vì thế mà phủ định công trạng mà các quốc gia đó đóng góp cho việc xây dựng cộng đồng quốc tế.
Khi đóng góp của một quốc gia đối với thế giới không thể tiếp tục xếp hạng thứ nhất thì quốc gia đó cũng không thể tiếp tục duy trì vị trí Quốc gia quán quân thế giới, nó phải nhường chiếc mũ Quốc gia quán quân cho nước khác, tuy rằng có khi sự chuyển tiếp Quốc gia quán quân cũ mới phải thực hiện bằng chiến tranh.
Mở ra một thời đại lịch sử mới
Thế giới cận đại từng trải qua mấy thời đại kích động lòng người, như “thời đại hàng hải lớn”, “thời đại công nghiệp hóa”, “thời đại tin học”. Sự khai mở các thời đại ấy đều gắn chặt với tên các Quốc gia quán quân đó. Mỗi quốc gia đều đã khai mở và cống hiến cho thế giới một “thời đại”.
Bồ Đào Nha và Hà Lan đều sáng tạo và cống hiến cho nhân loại một thời đại “hàng hải lớn”, thời đại “phát hiện lớn về địa lý”. Nó làm cho lịch sử loài người thực sự trở thành lịch sử thế giới, mở rộng vũ đài hoạt động của nhân loại tới toàn thế giới, cuộc cạnh tranh tiến hành giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu đã mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình lịch sử nhân loại.
Nước Anh mở ra thời đại công nghiệp hóa thế giới. Ngày 1/5/1851, Hội chợ quốc tế đầu tiên khai mạc tại Anh, trưng ra trước thế giới sự phồn vinh và giàu có của nước Anh. Trước đó, trên thế giới từng xuất hiện những cường quốc, nước lớn, nước giàu, nhưng chưa từng có một quốc gia nào như nước Anh, nhờ khai sáng một nền văn minh công nghiệp mà làm cho đất nước mình giàu mạnh tới mức sức mạnh của họ ngang bằng với sức mạnh của các quốc gia khác cộng lại. Nước Anh thời đại công nghiệp hóa dẫn dắt trào lưu toàn cầu, khiến cho toàn thế giới đều đi lên con đường cách mạng công nghiệp. Trong lịch sử nhân loại, nước này đầu tiên chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, là nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Sức mạnh công nghiệp của Anh tương đương với tổng sức mạnh công nghiệp của các nước còn lại. Năm 1860, số dân nước Anh chỉ chiếm 2% tổng số dân toàn thế giới, 10% tổng số dân châu Âu, thế mà sản phẩm công nghiệp Anh sản xuất lại chiếm 40 – 50% tổng sản lượng toàn thế giới và 55 – 65% tổng sản lượng của châu Âu. Nước Anh thời đại công nghiệp hóa là nhà máy của thế giới; đó là cơ sở vật chất để nước Anh dẫn đầu thế giới, xưng bá và cống hiến cho thế giới.
Mỹ trở thành Quốc gia quán quân cũng là do nước này có cống hiến mang tính khai sáng kỷ nguyên mới của thế giới. Marx từng hết lời ca ngợi nước Mỹ là “Nơi trước nhất sinh ra tư tưởng nước cộng hòa dân chủ vĩ đại”, ca ngợi bản Tuyên ngôn Độc lập do các thuộc địa ở Bắc Mỹ công bố năm 1776 là “Tuyên ngôn đầu tiên về quyền con người”. Marx còn đánh giá cao bản Tuyên ngôn Giải phóng của Mỹ năm 1863. Ông từng thay mặt Quốc tế I gửi lời chúc mừng chan chứa nhiệt tình: “Công nhân châu Âu tin chắc là, cũng như cuộc chiến tranh Độc lập của Mỹ đã mở ra kỷ nguyên mới giai cấp tư sản giành thắng lợi, cuộc chiến tranh chống chế độ nô lệ của Mỹ sẽ mở ra kỷ nguyên mới giai cấp công nhân giành thắng lợi. Họ tin rằng cuộc chiến đấu chưa từng có trong lịch sử do người con trung thành của giai cấp công nhân Abraham Lincoln lãnh đạo đất nước mình tiến hành nhằm giải phóng các chủng tộc bị nô dịch và cải tạo chế độ xã hội là tiếng nói mở đầu của một thời đại sắp tới.”
Với việc mở ra thời đại tin học, nước Mỹ cũng đi đầu thế giới, có cống hiến hàng đầu. Năm 1992, sau khi được bầu làm Tổng thống Mỹ, ông Clinton đã áp dụng chiến lược phát triển về sau được gọi là “Kinh tế học Clinton”, trong đó có một biện pháp chiến lược quan trọng là đẩy mạnh chính sách sản nghiệp công nghệ, tận dụng ưu thế lực lượng mạnh về nhân tài và khoa học kỹ thuật của nước Mỹ, dẫn đầu trào lưu mới phát triển công nghệ điện tử, công nghệ tin học của thế giới. Điều đó chẳng những tăng được sức cạnh tranh toàn cầu cho các sản phẩm của Mỹ, khiến cho nước Mỹ phát huy được tác dụng dẫn đầu trong lĩnh vực điện tử-tin học góp phần làm kinh tế thế giới tăng trưởng trong thế kỷ 21, hơn nữa còn kéo cả thế giới tiến sang thời đại tin học hóa.
Xây dựng trật tự mới cho thế giới
Quốc gia quán quân là nhà thiết kế thế giới. Công việc thiết kế ấy gồm có: hình thành một cục diện quốc tế mới, xác lập một bộ chuẩn tắc quốc tế mới, sáng lập một bộ quy chế quốc tế mới, xây dựng một trật tự quốc tế mới, cấu trúc một hệ thống quốc tế mới, v.v…
Chuyên gia lịch sử ngoại giao Mỹ Warren Cohen từng nói: Khi bắt đầu Thế chiến II, người Mỹ đã bắt đầu tiến hành thiết kế tổng thể thế giới sau chiến tranh. “Nếu nói bản thân Tổng thống quá quan tâm tới các vấn đề quân sự và chiến lược mà không có thời gian suy nghĩ nhiều về tình thế thế giới sau chiến thắng, thế thì những người khác lại càng có nhiều thời gian lao vào công việc thiết kế thế giới sau chiến tranh. Trong đó đáng chú ý nhất là các cố gắng của chính phủ Mỹ. Hầu như là cùng với với việc chiến tranh sắp nổ ra, người ta đã bắt đầu tổ chức các nhóm nghiên cứu và tiểu ban tư vấn nhằm vào các công việc của thế giới trong tương lai, người ta triệu tập các quan chức và nghị sĩ, nhà báo, học giả, sĩ quan, tức mọi nhân viên liên quan trong ngành để tiến hành nghiên cứu và bàn thảo rộng rãi về mọi công việc sau chiến tranh, trong đó có việc chiếm đóng các nước thù địch, điều chỉnh lãnh thổ, an ninh quốc tế và tái xây dựng mối quan hệ thương mại, v.v…
Cho dù việc thảo luận của các tiểu ban ấy còn chưa vượt quá mức trao đổi tin tức và quan điểm, nhưng đã xuất hiện một số quan niệm đặc biệt xác định. Một khi Washington bắt đầu tìm kiếm sự chỉ đạo cụ thể sau chiến tranh, các quan niệm đó sẽ lập tức trở thành một phần trong chính sách chính thức của nước Mỹ. Rất rõ ràng, các quan niệm ấy thuộc kiểu Thomas Wilson, hầu hết thành viên tham gia các nhóm nghiên cứu đều đồng ý rằng sau khi đánh bại các nước khối Trục thì bộ khung chủ yếu về giữ gìn trật tự và an ninh thế giới sẽ là phải khôi phục nguyên tắc hợp tác quốc tế chứ không phải là thế quân bình lỗi thời.” Sau Thế chiến II, nước Mỹ bắt đầu thi công bản thiết kế của mình, tạo dựng một thế giới phù hợp yêu cầu lợi ích của Mỹ.
Bản thiết kế tổng thể thế giới của Quốc gia quán quân được thực hiện qua việc thi công cấu trúc “hệ thống thế giới”, chủ yếu gồm 4 trụ cột: – hệ thống kinh tế có tính thế giới; – hệ thống tư tưởng có tính thế giới; – hệ thống quân sự có tính thế giới; – hệ thống quy tắc chế độ có tính thế giới.
Dẫn dắt trào lưu mới toàn cầu
Quốc gia quán quân là quốc gia hình mẫu, gương mẫu, đứng đầu thế giới. Quốc gia đó có khả năng nêu gương mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng, sức lây nhiễm mạnh mẽ. Quốc gia quán quân vừa là “quốc gia đặc sắc” độc đáo, lại vừa là quốc gia có giá trị bắt chước quốc tế, bao giờ cũng được một nhóm đông đảo quốc gia khác học tập và bắt chước.
Khi nước Anh hát vang bài ca khải hoàn trong cao trào công nghiệp hóa, toàn thế giới đều nhìn vào họ, đi theo họ. Sự xuất hiện Quốc gia quán quân Anh Quốc đã làm cho thế giới xuất hiện làn sóng “Anh Quốc hóa thế giới”. Công cuộc công nghiệp hóa của nước Anh đã tạo nên một đợt “Anh Quốc hóa”. Nước này dùng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần làm lễ rửa tội cho thế giới, mà thế giới cũng bằng lòng tiếp nhận tắm mình trong văn minh Anh Quốc.
Khi xuất hiện tân Quốc gia quán quân là nước Mỹ, trên thế giới bèn xuất hiện làn sóng “Mỹ Quốc hóa thế giới”, điều đó thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Cùng với sự trỗi dậy của nước Mỹ, thế giới đều nhanh chóng Mỹ hóa trên các mặt văn hóa vật chất và văn hóa đại chúng. “Giấc mơ Mỹ” trở thành thứ người ta hướng tới, lối sống Mỹ trở thành thứ người ta phổ biến theo đuổi. Ngay từ buổi giao thời giữa hai thế kỷ 19 và 20, các nhà quan sát nước ngoài đã bàn về ảnh hưởng phổ biến của hàng hóa Mỹ và lối sống Mỹ đối với toàn thế giới. Người Mỹ hưởng thụ tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới là đối tượng hâm mộ của khắp năm châu, dường như họ đại diện cho sự phồn vinh vật chất, sự thoải mái dễ chịu và một lối sống thoát khỏi sự rối loạn của thế giới cũ.
Trước Thế chiến II, hầu hết các nước còn chưa có những sản phẩm hiện đại như đồ điện, xe hơi, điện thoại – là những thứ vật phẩm hồi đó đã trở thành cực kỳ phổ cập tại Mỹ. Điều đáng chú ý là hiện tượng này trở nên nổi bật hơn từ sau năm 1919, hơn nữa do địa vị châu Âu bị suy thoái, tư tưởng “phương Tây suy thoái” trở nên phổ biến, do bị chiến tranh phá hoại và do một số nước châu Âu đi theo Mỹ về công nghiệp và thương mại, châu Âu cảm thấy mình ở vào thế phòng ngự, không còn là suối nguồn của trí tuệ và trung tâm văn minh nữa. Đứng trước sự tái tạo thế giới, châu Âu hầu như không còn có thể đưa ra thứ gì nữa. Nhiệm vụ giữ hòa bình (không chỉ về địa chính trị mà còn cả về chính trị và văn hóa) không thể không nhờ cậy nước khác, trước hết là Mỹ. Nước Mỹ chưa bị chiến tranh gây tổn thương trở thành tượng trưng cho văn hóa vật chất và văn hóa đại chúng. Chẳng những trong nước Mỹ xảy ra sự đồng chất hóa mà toàn cầu cũng xảy ra sự đồng chất hóa văn hóa Mỹ. Ba phát minh ô tô, điện ảnh và máy thu thanh kết nối người Mỹ ở khắp nơi lại với nhau cũng phát huy tác dụng như vậy trên toàn thế giới, bởi lẽ về cơ bản chúng đều là sản phẩm của văn minh Mỹ, sau chiến tranh, chúng truyền bá tới mọi xó xỉnh trên khắp năm châu.
Sáng tạo phát triển kỳ tích mới
Quốc gia quán quân là quốc gia sáng tạo kỳ tích cho nhân loại, và chỉ có như thế thì mới trở thành quán quân.
Thế kỷ 17 là thế kỷ của Hà Lan. Tiểu quốc Hà Lan diện tích chỉ tương đương 2,5 lần thành phố Bắc Kinh, số dân chưa đầy 2 triệu, thế mà đã viết nên một kỳ tích nước lớn trỗi dậy. Ngày 26/7/1581, bảy tỉnh miền Bắc Hà Lan tuyên bố thành lập nước cộng hòa liên tỉnh, độc lập, tách ra khỏi Tây Ban Nha. Vì tỉnh Hà Lan lớn nhất, kinh tế phát triển nhất, cho nên gọi là nước cộng hòa Hà Lan. Cộng hòa Hà Lan là nước cộng hòa tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Hà Lan còn sáng tạo được những cái nhất thế giới trên nhiều mặt khác. Hồi đó nước này được gọi là “thánh địa Mecca nông nghiệp”, các sản phẩm từ sữa bò, rau củ hoa quả, nghề làm vườn của Hà Lan đều nổi tiếng châu Âu, người châu Âu nào muốn học kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến tất phải tới đây. Giao thông vận tải trên biển của Hà Lan cũng nhất thế giới, là “người đánh xe trên biển” của cả năm châu. Năm 1602, người Hà Lan thành lập công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới – Công ty Đông Ấn Độ liên hợp Hà Lan, thành lập Sở Giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới – Sở Giao dịch chứng khoán Amsterdam. Ngân hàng đầu tiên trên thế giới do Hà Lan sáng lập – Ngân hàng Amsterdam ra đời vào năm 1609, sớm khoảng 100 năm so với Ngân hàng Anh Quốc. Hà Lan là quốc gia đầu tiên kinh tế tăng trưởng liên tục. Một trong hai đồng chủ nhân giải Nobel kinh tế 1993 là Douglass C. North từng đánh giá cao sự trỗi dậy của Hà Lan: “Trong thời kỳ đầu của lịch sử cận đại, Hà Lan đã trở thành thủ lĩnh kinh tế của châu Âu”, “Trên thực tế, Hà Lan là quốc gia đầu tiên đạt được sự tăng trưởng kinh tế liên tục theo ý nghĩa chúng ta xác định”. Cho tới nay, người Hà Lan vẫn sống giàu có, các quy tắc buôn bán do họ đặt ra vẫn ảnh hưởng tới thế giới.
Trong nửa sau thế kỷ 17, Hà Lan có hơn 16.000 tàu buôn, chiếm 3/4 tổng tấn số đội tàu buôn của cả châu Âu, bằng tổng tấn số tàu buôn của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cộng lại. Nếu lấy quốc gia làm đơn vị so sánh thì Hà Lan bằng 4~5 lần nước Anh, 7 lần Pháp. Họ hầu như độc quyền về vận tải biển toàn cầu. Có bình luận cho rằng “Người Hà Lan khai thác mật từ các nước khác… Na Uy là khu rừng của họ, hai bờ sông Rhein là vườn nho của họ, Ireland là bãi chăn nuôi gia súc của họ, Phổ, Ba Lan là vựa thóc của họ, Ấn Độ và các nước A Rập là vườn trái cây của họ.” Amsterdam hồi thế kỷ 17 là trung tâm buôn bán của toàn châu Âu. Khi công thương nghiệp Hà Lan phát triển tới đỉnh cao, tích lũy tư bản của Hà Lan cao hơn tổng tích lũy tư bản của các nước châu Âu, đầu tư ở ngoài nước nhiều hơn Anh Quốc 15 lần, trình độ công trường thủ công nghiệp của Hà Lan đứng đầu châu Âu.
Năm 1664, Thomas Mun, một người Anh nổi tiếng theo chủ nghĩa trọng thương từng nói: “Đây là một kỳ tích trên thế giới: một quốc gia nhỏ như vậy, to chưa bằng hai quận to nhất ở nước ta, tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm, nguyên liệu gỗ hoặc các loại vũ khí cần thiết cho thời kỳ chiến tranh hay hòa bình đều ít tới mức không đáng kể, thế mà rốt cuộc nước ấy có dư thừa tất cả mọi thứ.” Một đại gia sử học phái Niên giám Pháp là Braudel từng diễn tả tâm trạng của người châu Âu đối với sự trỗi dậy của Hà Lan, ông viết: “Hồi ấy người ta chỉ nhìn thấy một số biểu hiện khiến thiên hạ hoa mắt. Như thường lệ, người ta không chú ý tới quá trình chuẩn bị lâu dài, cho đến khi Hà Lan đạt được những thành tựu sáng chói lóa mắt, họ mới tỉnh ngộ. Trong khoảnh khắc, bất cứ ai cũng không thể hiểu nổi vì sao một nước nhỏ mới đầu còn non nớt nay bỗng dưng mọi cái đều thành công, phát triển thần tốc, giàu mạnh vô song. Mọi người hăng hái bàn thảo về bí quyết, kỳ tích và sự giàu có kỳ lạ của Hà Lan.”
Marx từng hết lời ca ngợi kỳ tích trỗi dậy của nước Mỹ. Trong Hình thái ý thức của nước Đức ông viết: “Thí dụ hoàn thiện nhất về quốc gia hiện đại là Bắc Mỹ .” Trong Siêu hình học chính trị kinh tế học, Marx gọi nước Mỹ là “quốc gia tiến bộ nhanh nhất tại Bắc Mỹ”.
Xây dựng mô hình mới ưu việt
Một quốc gia áp dụng mô hình như thế nào để tạo dựng kết cấu của mình, để vận hành và phát triển bản thân, điều đó quan hệ tới tính chất quốc gia, sức sống và tiền đồ của quốc gia đó, là sức cạnh tranh quan trọng của quốc gia. Quốc gia quán quân đều là quốc gia sáng tạo mô hình mới, cống hiến mô hình phát triển, là quốc gia có mô hình tiên tiến nhất.
Mô hình chính trị của nước Anh là mô hình tiên tiến nhất trên thế giới hồi ấy. Nước Anh đầu tiên xác lập chế độ nhà nước hiện đại, gồm các chế độ chính trị như chế độ nội các, chế độ quân chủ lập hiến, chế độ hai đảng, chế độ chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội. Một hệ thống chế độ chính trị như thế đã bảo đảm nước Anh được yên ổn lâu dài và phát triển ổn định. Đóng góp của nước Anh về mô hình kinh tế cũng có tính vạch thời đại. Mô hình công nghiệp hóa của nước Anh có ảnh hưởng to lớn và lâu dài đối với thế giới.
Mô hình Mỹ chẳng những tạo dựng sự trỗi dậy và bá quyền của nước Mỹ, hơn nữa đối với thế giới nó còn phát huy được ảnh hưởng không quốc gia nào có thể sánh nổi. Mỹ là nước lớn có thời gian dựng nước ngắn nhất thế giới, mà lại là nước lớn có lịch sử chế độ cộng hòa lâu dài nhất. Trong thời gian hơn 200 năm sau khi nước Mỹ lập quốc, trên thế giới bình quân cứ 2 nước thì một nước có chính phủ bị các thế lực khác lật đổ. Thế nhưng chính phủ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ ngược lại vẫn luôn luôn tiếp tục ổn định. Từ ngày lập quốc đến nay nước Mỹ chưa hề có đảo chính. Sau khi độc lập, nước Mỹ đã xây dựng được một thể chế chính trị có đặc sắc riêng không giống các quốc gia khác.
Hiến pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ xác lập năm 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Hiến pháp này dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng dân chủ và nguyên tắc dân chủ của giai cấp tư sản, đầu tiên sáng tạo nên một hệ thống chế độ quốc gia và chế độ chính trị của giai cấp tư sản lấy đặc trưng là chế độ cộng hòa dân chủ, bao gồm chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo v.v…Chính quyền Mỹ cấu tạo bởi ba bộ phận lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội phụ trách việc lập pháp, nhưng các nghị quyết của Quốc hội chỉ có hiệu lực sau khi được Tổng thống phê chuẩn. Tổng thống chủ trì công việc chính trị, nhưng các quan chức quan trọng do Tổng thống bổ nhiệm và các hiệp ước do Tổng thống ký kết thì phải được thượng viện quốc hội phê chuẩn; quốc hội còn có quyền phế truất và bãi miễn Tổng thống; Tòa án Tối cao là cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm xử lý mọi vấn đề pháp luật và hiến pháp. Cơ chế phân quyền của nước Mỹ bảo đảm dân chủ hóa trình tự ra quyết sách, tránh được sự lạm dụng quyền lực.
Trong quá trình song hành với các mô hình khác trên thế giới, nhất là với “mô hình Liên Xô” trong cuộc đua chiến tranh lạnh lâu dài, “mô hình Mỹ” đã thể hiện tính lâu dài và ngoan cường của nó, là cơ sở và vốn liếng quan trọng để nước Mỹ trước sau duy trì được ưu thế tự thân và ảnh hưởng rộng rãi tới thế giới.
Của cải tăng lên nhất thiên hạ
Quốc gia quán quân là nhà quán quân làm giàu trên thế giới, quán quân về mặt của cải. Anh Quốc lên ngôi bá chủ công nghiệp thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp, năm 1850 họ sản xuất một nửa sản phẩm kim loại, các sản phẩm từ bông và sắt thép của toàn thế giới, cũng như hai phần ba sản lượng than; đứng đầu toàn cầu về ngành đóng tàu và xây dựng đường sắt. Năm 1860, Anh sản xuất 40 – 50% sản phẩm công nghiệp của thế giới, 55 – 60% sản phẩm công nghiệp của châu Âu. Ngoại thương của nước Anh năm 1850 chiếm 20% tổng lượng buôn bán của thế giới; 10 năm sau tăng lên 40%. Đồng Bảng Anh trở thành đồng tiền quốc tế. Trong tình hình nước Anh chỉ chiếm 0,2% diện tích lục địa thế giới, số dân hồi ấy chỉ có hơn 10 triệu (chiếm 2% số dân toàn thế giới hoặc 10% số dân châu Âu), thế mà nước này sở hữu năng lực công nghiệp hiện đại tương đương với 40 – 50% tiềm lực công nghiệp toàn thế giới; đồng Bảng Anh có uy quyền vô địch toàn cầu.
Nước Mỹ sau Thế chiến II có sức mạnh siêu cường. Giáo sư Lưu Kim Chất, học giả ngành lịch sử quan hệ quốc tế ở Đại học Bắc Kinh viết trong cuốn Chiến tranh lạnh như sau: Mỹ đứng thứ nhất trong thương mại quốc tế, các sản phẩm của Mỹ, trò giải trí tiêu khiển và lối sống Mỹ tràn ngập khắp thế giới. Tuy rằng trong chiến tranh có 410 nghìn người Mỹ chết, song Mỹ là nước lớn duy nhất không bị chiến tranh trực tiếp phá hoại, hơn thế nữa, nền kinh tế quốc dân Mỹ mở rộng gấp đôi. Thời gian 1940 – 1945, lợi nhuận sau thuế của các công ty Mỹ lên tới 124,95 tỷ USD, bằng 3,5 lần mức 6 năm trước chiến tranh. Sau chiến tranh, nước Mỹ tập trung 3/4 tổng số vốn và 2/3 năng lực sản xuất công nghiệp toàn thế giới. Mỹ nắm gần 59% trữ lượng vàng của thế giới tư bản, sở hữu trên một nửa tổng trọng tải lực lượng tàu buôn toàn thế giới. Mỹ chiếm một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới. Mỹ trở thành nước xuất khẩu tư bản và chủ nợ lớn nhất thế giới.
Lưu Minh Phúc (Liu MingFu), 65 tuổi, nguyên đại tá Quân Giải phóng Trung Quốc, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã nghỉ hưu, năm 2010 xuất bản sách Giấc mơ Trung Quốc, đang chuẩn bị xuất bản 3 cuốn sách mới. New York Times đánh giá ông là học giả diều hâu nổi tiếng nhất trong quân đội Trung Quốc, quan điểm của Lưu Minh Phúc được coi trọng dưới thời Tập Cận Bình.
Nguồn: 中国梦: 后美国时代的大国思维与战略定位 刘明福
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/08/02/gia-tri-cua-quoc-gia-quan-quan/#sthash.TBctzYeL.dpuf
Truyện con lợn thứ mười ba và sự tích hoa ngũ sắc
Truyện: Phó Đức Tùng - Tranh: Vũ Tuấn Kiệt
Ngày xửa ngày xưa, Ngọc hoàng Thượng đế làm ra người phụ nữ, một kiệt tác hoàn hảo, với đủ những nguyên liệu quý giá nhất mà Người có được. Người say mê tác phẩm của mình, không lúc nào rời. Thế rồi người hòa mình với tác phẩm đó, đẻ ra mười hai người con gái, nhan sắc mỹ miều. Người phụ nữ đầu tiên đó sau này được phong là Tây vương Mẫu, là bậc sinh thành ra thiên hạ.
Mười hai người con mỗi người một vẻ, một tính cách, và đều có những tài năng rất riêng. Nếu hợp cả mười hai người lại thì không có sắc thái đẹp đẽ gì, không có ý tưởng hay ho nào, không có tài năng đặc biệt nào là không được thể hiện. Thượng đế yêu họ lắm, và cho mỗi cô cai quản một cung trên thượng giới, tạo thành một chế độ gia đình trị. Mỗi cung quản lý 1 canh giờ trong ngày, một tháng trong năm, một năm trong chu kỳ thái tuế. Mỗi cung có một ngọc ấn trấn cung, khắc hình một con vật, từ chuột đến lợn, dân gian vẫn gọi là 12 con giáp. 12 con giáp này vốn là 12 con linh thú trấn cung của 12 cung. Mỗi con có một số đặc điểm, tượng trưng cho bản sắc, cũng như nhiệm vụ của cung đó. Cứ đến phiên cung nào quản lý thì thiên hạ lại được ban phát ân trạch theo cách của cung đó, nên mỗi thời đều có cá tính của nó.
Ở phương Tây, người ta còn gọi 12 cô tiên nữ này là 12 bà mụ. Mỗi khi một đứa trẻ ra đời, họ đều mời 12 bà mụ đến ban phước lành và các năng lực cho nó. Và thường thì trong mười hai bà, sẽ có một bà nhận đỡ đầu cho đứa bé. Khi đó, người ta nói là đứa bé có tuổi này hay tuổi kia, theo cung của mẹ đỡ đầu. Và cũng từ đó, người ta có thể dự đoán phần nào tính cách, số phận của đứa trẻ, vì những tặng phẩm của người mẹ đỡ đầu sẽ là tài sản đầu đời lớn nhất của nó mà từ đó, nó gây dựng tương lai.
Tuy mỗi cô một vẻ, nhưng cô út có lẽ là người hoàn mỹ hơn cả, và được cha mẹ cũng như các chị yêu chiều nhất. Cô được giao cho làm chủ cung Hợi, một cung nhàn hạ nhất, ít việc nhất mà lại nhiều lộc nhất trên thiên đình. Việc của cô chủ yếu là chuẩn bị quà tặng cho cha mẹ và 12 chị em trong mỗi dịp cuối năm, nghĩa là khi hết một vòng công việc của các cung, lo xong mọi sự cơ bản cho thiên hạ. Vì thế, con Lợn, biểu tượng của cung này là một con vật được nuôi ăn quanh năm, chẳng phải làm gì, chỉ mỗi dùng vào việc tế lễ các thần vào dịp cuối năm. Con Lợn có mười hai cái vú, để nuôi mười hai chú lợn con, tượng trưng cho món quà của cung Hợi cho 12 cung thái tuế.
Sau khi đẻ ra 12 người con gái, Ngọc hoàng thượng đế và Tây vương mẫu quyết định phải dừng đẻ, vì mọi thứ tốt đẹp trên đời, mọi cung trên thượng giới đã có chủ và mọi công việc thế gian đã có người quản lý. Mọi sự tưởng chừng như mỹ mãn, hoàn toàn theo quy luật. Nhưng rồi một ngày kia, thượng đế say rượu, không kìm được lòng dục, lại ngủ với Tây vương mẫu, và đẻ ra một người con gái thứ 13. Người con gái này vô cùng xấu xí, quái đản, chẳng ra gái, cũng chẳng giống trai. Cô chẳng có tai, có mũi. Giữa trán cô mọc một con mắt duy nhất, sáng quắc, tỏa ra một hơi lạnh kinh người. Toàn thân cô tròn ung ủng, đầy những vết sẹo lồi lõm như hố bom. Tóc tai rối bời, cứng đơ như rễ tre. Cô gái tội nghiệp vừa đẻ ra đã buồn rười rượi, chẳng bao giờ nói, chẳng bao giờ cười. Vì quá xấu xí, cô gái không bao giờ dám xuất hiện, chừng nào có ánh sáng mặt trời, và chẳng bao giờ dám gặp ai. Thượng đế thương con, sợ người ta chế giễu, chê cười nên cho cô ra ở riêng tại một tòa biệt cung rất xa, chẳng ai tới được. Và ông phao tin là cô quá đẹp, đẹp tới mức thần thánh, không thể bị sự trần tục làm cho ô uế, nên phải để cô ở riêng. Tất cả mọi người không ai thấy cô, nên chỉ có thể tưởng tượng ra một người con gái vô cùng đẹp, vô cùng tinh túy mà mọi sự trần tục đều không thể giống được. Sau này người ta gọi cô là Hằng Nga, tượng trưng cho sự trong trắng nguyên vẹn, và một vẻ đẹp mơ ước nhưng chưa ai biết là gì.
Hằng Nga giáng trần
Ban ngày, khi mặt trời chiếu sáng thế gian, không ai thấy bóng dáng Hằng Nga. Nhưng khi đêm đến, nhìn lên bầu trời, người ta có thể thấy một tinh cầu sáng lạnh, chính là ánh sáng tỏa ra từ con mắt độc nhất của Hằng Nga. Nếu cô ngủ, nhắm mắt, người ta sẽ không nhìn thấy gì. Khi cô hé mắt, người ta sẽ thấy một quầng sáng hình lưỡi liền, hoặc câu liêm. Và khi cô tỉnh hoàn toàn thì ta có thể thấy một vầng sáng tròn vành vạnh. Người đời gọi tinh cầu đó là cung Quảng Hàn, và họ biết đó chính là nơi ở của Hằng Nga. Tên gọi này xuất phát từ cảm giác buồn rười rượi, lạnh lẽo, dễ bi lụy mà nguồn sáng kia tạo ra ở mỗi người ngắm nó. Đồng thời, nó cũng là biểu tượng của một vẻ đẹp trinh tiết, lý tưởng không thể với tới. Biết bao thế hệ con trai, đàn ông đã từng say đắm ngắm trăng, rồi thầm mong mình có được người yêu đẹp đẽ như Hằng Nga. Biết bao đời phụ nữ từng ngắm trăng với sự ghen ghét, hoặc tự kỷ, hoặc mong ước được một phần như Hằng Nga. Có ai biết đâu vẻ đẹp mong ước của mọi thời đại lại chính là người con gái xấu xí lỡ kế hoạch của thượng đế.
Từ khi có thêm Hằng Nga, cô gái thứ 12 trở thành chị áp út, và tất nhiên, cô cũng muốn có một phần quà cho người em út của mình. Cô cố gắng bớt nhặt từ những vật liệu thừa trong việc làm 12 món quà tặng của 12 cung để cố biện ra một phần quà cho em. Tuy nhiên, vì không nằm trong hoạch định nên phần quà này kiểu gì cũng không được trọn vẹn như 12 phần kia. Người ta quan sát thấy con lợn thường đẻ 13 con, nhưng vì chỉ có 12 cái vú nên nó chỉ nuôi được 12 con, một con yếu nhất bao giờ cũng sẽ bị chết ngay sau khi đẻ, và dân gian vẫn gọi con lợn xấu số này là con lót ổ. Giống lợn thường đẻ ban đêm. Sáng ra, người ta đã thấy một chú lợn con thứ 13 nằm chết, xác đã lạnh. Có tin đồn là Hằng Nga thường trượt theo ánh trăng xuống hạ giới để ăn xác chết của chú lợn thứ 13 này. Vì thế, khắp nơi trên thế giới, người ta đều có liên tưởng giữa ánh trăng tròn, tức là khi Hằng Nga hoàn toàn tỉnh giấc, với những hoạt động ma quỷ, ăn xác chết, ma cà rồng hút máu v.v…
Người nông dân khi tỉnh giấc thường thấy xác một chú lợn con đã chết. Trong niềm vui vì mới có được 12 chú lợn con kháu khỉnh, đang tranh nhau bú mẹ, anh ta dọn dẹp chuồng lợn, và vứt xác chú lợn xấu số ra góc vườn xa, cùng với phân rác. Ngày hôm sau, giòi bọ, bọ hung lao vào xâu xé cái xác, cũng như rác rưởi, phân, và tất cả đều biến mất trong khoảnh khắc. Thế nhưng một thời gian sau, từ chỗ bãi rác nọ bỗng mọc lên một loài hoa lạ, có hình tròn như mặt trăng, với nhiều cánh nhỏ màu sắc lung linh như cầu vồng, nhưng không rực rỡ như ánh mặt trời, mà âm u, lành lạnh như ánh trăng. Hoa không có hương thơm, mà có mùi hăng hắc, cay cay như không khí đám ma. Do màu sắc của nó mà giới học thuật thường gọi đây là hoa ngũ sắc. Người dân thì lại gọi đây là hoa cứt lợn, vì thấy nó mọc lên từ bãi phân lợn. Thực ra, hoa này là món quà Hằng Nga, hay có nơi còn cho là bà mụ thứ 13, đem xuống hạ giới để tặng cho đứa con đỡ đầu xấu số của mình. Người đời hay tả bà mụ thứ 13 là một bà phù thủy độc ác, chuyên nguyền rủa những đứa trẻ, vì bố mẹ nó đã không hậu đãi mình. Ít ai biết được bà mụ thứ 13 chính là Hằng Nga đáng thương, và rằng nàng chỉ được nhận đỡ đầu những đứa trẻ yểu mệnh. Cũng như những người mẹ đỡ đầu khác, Hằng Nga yêu quý con đỡ đầu của mình, và mang tặng nó món quà đẹp đẽ nhất. Chỉ có điều nó chẳng bao giờ có phúc để hưởng, và món quà của nàng cũng chẳng mấy ai biết trân trọng, thậm chí còn cho rằng chính nàng mang tới tai ương.
Hoa ngũ sắc tặng cho lợn con thứ 13
Không ai trồng hay cắm hoa cứt lợn, mặc dù nó cũng rất đẹp. Hoa chỉ lẳng lặng mọc ở những nơi hoang vu, ven rừng, cuối vườn. Nhưng những bụi hoa này là nơi tụ họp của muôn loài bướm, mà người ta đồn là vong hồn của những sinh linh xấu số chết yểu hóa thành.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)