Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

NÓI VÀ VIẾT - TỰ DO LẾU LÁO ( vẫn luôn là thời sự đối với con chó Hòn Sỏi)




‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !...Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…

Đã nói : ‘‘ NÓI ’’, không phải dễ mà !

Ông bà mình ngày xưa dạy con cháu: " Biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe ". Hay quá ! Cái gì mình biết thì mình hãy nói – dĩ nhiên là mình nói những gì mình biết tường tận , có gốc có ngọn , loại hiểu biết có…đóng dấu kiểm chứng đàng hoàng, có… phắc-tuya o-ri-gin chớ không phải đồ dỏm . Còn cái gì mình không biết thì…thọc miệng xía vô làm chi cho nó lòi cái quê cái dốt của mình ra ! Thà là mình làm thinh , lựa…cây cột nào gần chỗ người ta đang nói để "ăn chắc" là nghe cho rõ, rồi chú tâm lắng nghe mà học hỏi thêm , hầu mở mang hiểu biết. Dĩ nhiên , mình không nên "nhắm mắt nghe", bởi vì mấy…"nói sĩ " hay có tật "nổ " để chứng tỏ sự hiểu biết "minh mông thiên địa" của họ , cho nên lắm khi mấy chả cũng nói..."trật bàn đạp" mà không hay ( Mắc lo "nổ" thì làm sao… "nghe" rõ những gì họ nói ?) Nếu mình "nhắm mắt nghe", nghĩa là mình hoàn toàn tin tưởng vào những gì "nói sĩ" nói, là mình tiếp thâu..."hàm-bà-lằng" cái đúng cái sai , cái hay cái dở , mà trong đầu cứ đinh ninh tất cả là…số dách hết ! Có lẽ tại vì ngày nay có quá nhiều người "dựa cột mà nghe " theo kiểu đó nên thấy có "nói sĩ " đầu hôm sớm mai "biến" thành "Thầy" ngon lành !

Học ăn học nói Ông bà mình ngày xưa dạy con dạy cháu rằng: lúc nào cũng phải học, từ "học ăn học nói" đến " học gói học mở " ( Xin lỗi ! Tôi hay đem " ông bà ngày xưa " ra … dẫn chứng mà không một lời nhắc nhở đến " ông bà ngày nay ", bởi vì ở cái thời " ngày xưa " đó , con cháu còn biết ngồi nghe ông bà kể chuyện … đời xưa hay dạy dỗ điều hay lẽ phải … v v . Còn ở cái thời bây giờ, ông bà có … ráng gân cổ lên để nói - gọi là để " giảng mo-ran " - đã chắc gì con cháu nó nghe ! Nhiều lắm là tụi nó … " ậm à ậm ừ " cho lấy có vì đang bận coi télé, gõ PC, gọi điện thoại cầm tay cho bạn bè hay đấu đá nhau trong mấy trò chơi điện tử rộn rã ! Thành ra, ông bà ngày nay chẳng thấy có " những lời vàng ngọc " để mình … dựa vào đó mà viết … biếm văn nói ngược nói xuôi ! Xin ông bà ngày nay thông cảm ! )

Bây giờ, nói đến " Học Nói ". Xưa nay, người ta hay coi thường sự " Học nói ", cứ nghĩ là ọ ẹ từ nhỏ riết rồi lớn lên tự nhiên biết nói. Vì không học nói cho nên hễ mở miệng là nói bậy nói bạ, nói trên trời dưới đất, nói … trật đường rầy, nói trây nói tục, nói như " dùi đục chấm mắm nêm ", nói " phang ngang bửa củi ", … nói …v v . Vậy, để tránh tình trạng nói như … chó bươi thùng rác, ta phải " Học Nói " !

Thông thường, người ta dạy nói cho có lễ độ, biết nói " dạ thưa ", biết nói " cám ơn ", biết " khoanh tay cúi đầu " ( đây cũng là một cách nói, tuy nó không có lời nhưng nó nói lên sự kính trọng người trưởng thượng ) Rồi còn học nói cho văn vẻ thanh tao, không dùng những từ ngữ … đầu đường xó chợ ( có bực lắm thì cũng biết … xổ nho cho đúng điệu con người có … văn hóa, ví dụ : thay vì " Đ.Mẹ ! Đ. Bà ! " thì chỉ nên … khạc ra vài tiếng " Thằng khốn nạn ! Mầy không biết tao là ai à ? " rồi đưa tay vào lưng quần làm như sắp rút cái gì ra, vậy là đối tượng … xếp ve ngay ! ) Tiếp theo là học nói làm sao để nói đúng nơi đúng lúc, đúng chủ đề … v v . Và còn nữa ! " Học Nói ", không phải chỉ vài câu là … hết bài ! Cho nên đừng ngạc nhiên sao có những người tuổi đời đã … nặng ký mà vẫn lui cui đi học nói !

Ở cái chốn Blog này viết cũng như nói vậy,cũng có lắm kẻ lắm mồm muốn nói gì là nói và tự cho đó là cái quyền tự do " ngôn luận". Cũng bởi từ lâu người ta đã quên nói thật cho nên chẳng ai muốn lên tiếng phê phán những thằng nói bậy, ngược lại túm tụm lại xụ nịnh tâng bốc nhau càng làm cho những kẻ nói bậy tưởng mình có cái quyền " nói bậy".


Việt nam trở thành một đất nước mà nạn tham nhũng được xếp vào top đầu thế giới cũng bởi cái thói quen không dám nói xuất phát cũng từ cái tính ích kỷ thủ lợi cho bản thân mình, sợ phiền hà...hay nói chung là sợ bị ghét. Điều đáng buồn cười là ở cái làng blog này không biết họ thủ lợi cho cá nhân mình cái gì?


Ít ai dám lên tiếng chửi những thằng nói bậy, những thằng đạo đức giả, những thằng khoác lác, hợm hĩnh...và thế nên chúng cứ múa bút mà viết, tha hồ mà đánh giá, chửi bới...vô căn vô cứ chỉ nhằm mục đích thỏa mản cái tôi của chúng và cho rằng đó là cái quyền không ai có thể xâm phạm được.


Bọn người này thường là những thằng có chút đỉnh học vấn nhưng muốn tỏ ra ta đây hiểu biết , muốn chơi trội...và đáng tiếc là có nhiều người biết rõ chúng nói bậy, sủa bậy nhưng không dám lên tiếng, thậm chí còn xúm xít lại vuốt ve để cùng nhau n tìm cái cảm giác được mơn trớn, được an ủi, được tâng bốc... cái tôi vốn ọp ẹp của họ.


Cái đám người này có cái hiểu biết gì về " tư do ngôn luận" đặc biệt, chúng tự cho là trên Blog của chúng thì chúng muốn viết gì thì viết theo ý thích của chúng nhưng chúng lại muốn mọi người đọc và không có quyền phê phán. Chúng ị ra " cứt" ở nhà chúng và bày ra trước mắt, trước mũi mọi người rối tuyên bố xanh rờn " Thằng nào không thích thì đừng đọc, đừng ngửi và đi chỗ khác chơi". Nếu có người không chịu nỗi cái mùi " thối" chúng ị ra lên tiếng chửi thì chúng oang oang la lên là mất lịch sự, là kiếm chuyện, là thiếu tôn trọng...bởi nhà chúng thì chúng muốn làm gì thì làm.Muốn viết gì thì viết trở thành đặc quyền của chúng.


Thì ra lão  Hòn Sỏi nhà ta đã quay trở lại, vì vậy  phải viết tiếp để không Lão lại đánh đồng  với Thằng Bà Lão Vui tính chỉ biết đơm đặt chuyện bôi lọ Lão thì phiền. trong cái bài Bờ lốc, Bờ lờ của Lão có đoạn khá dài :

"Cái lối văn trơn tru bác học kinh điển, kinh khủng mà cũng kinh người, không thích. Thậm chí sáo rỗng bỏ mẹ. Người ta gọi đó là lối văn hiện thực chủ nghĩa. Ngày trước vừa phải học , phải đọc vô khối văn chương phải viết thế này , không được viết thế kia. Văn chương như thế làm gì có hiện thực. Những tác phẩm hiện thực đích thực hầu như không chốn dung thân, không chân lưu hành. Chủ nhân của nó tất cả đều bị vả vỡ mồm cả. Còn lại những cái gọi tác phẩm hay là tác oai, tác quái. Được các ông thợ cạo, mà ta quen gọi là nhà phê bình soi xét, ca tụng, được đọc trên đài đăng trên báo, thậm trí nhét vào sách giáo khoa. Nói thật bây giờ đọc lại những tác phẩm ấy phải nghiến răng vào, cố lắm, bản lĩnh lắm cũng chẳng đọc hết được. Mà đọc xong rồi lại có cảm giác không thể tin đó là sự thật.
Là người Việt đen trùi trũi, sống giữa đời thường cần đếch gì cái thứ văn chương nhàn nhạt rỗng tuếch. Cái tính giai cấp trong văn đã quá chật hẹp và xấu xí, đầy rẫy những sai lầm mà ba ông trong cái hội nhà văn… nhà nước… nhà dột… gì đó gọi là văn chương bác học. Văn gì viết thì nịnh nọt (nịnh cái căng củ cọt). Cái thứ văn tưởng ngọt như đường chẳng hóa ra còn tanh tưởi, khí hư … không bằng nước đái. Thực chất là lối hành văn mang tính chất học trò. Nghe vi vút lắm đấy! Vừa đọc vừa hình dung tiếng sáo diều trên trời cao. Đọc thì thấy sốt ruột mà rốt cục chẳng có mẹ gì."

Đọc bài này  không khỏi ngạc nhiên vì cái chuyện Bờ lóc Bờ lờ liên quan gì đến nền văn học Việt nam khiến lão đem ra xổ tẹt, miệt thị như vậy? Nhưng đọc kỷ lại với câu này thì  hiểu ngay mục đích của lão : "Những tác phẩm hiện thực đích thực hầu như không chốn dung thân, không chốn lưu hành. Chủ nhân của nó tất cả đều bị vả vỡ mồm cả". Lão cùng Bà lão vui tính cùng một giuộc mà. Trước đây các bài trên Blog của lão leng xèng cũng không dám qui chụp tội cho ai nhưng từ khi Blog Bà Vui tính bị  đánh, không thể tiếp tục đăng những bài xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam nữa thi trên Blog Hòn Sỏi xuất hiện bài viết này.  Chửi Lão dốt nhưng xem lão chẳng dốt tí nào.

Với câu nói trên lão đã truyền đạt với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam thì : Những tác phẩm hiện thực đích thực hầu như không chốn dung thân, không chốn lưu hành.Chủ nhân của nó đều bị tát vỡ mồm.". Những tác phẩm nào, tác giả nào và ai tát vỡ mồm? Tất cả và kẻ tát hẳn là Đảng cộng sản và Nhà nước Việt nam. Bởi nói cụ thể thì làm sao qui chụp được, luận điệu cũng giống y chang Bà Lão Vui tính nên có ý kiến hai Blog này chỉ là một cũng đáng để suy nghĩ.

Và thế là cả một dòng Văn học Việt nam mà chúng ta có thể hiểu ở đây là văn học cách mạng, và cả văn học đương đại ( dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản mà) đều là thứ láo toét " không thể tin đó là sự thật".


Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn khi Lão tuyên bố : Cái tính giai cấp trong văn đã quá chật hẹp và xấu xí, đầy rẫy những sai lầm mà ba ông trong cái hội nhà văn… nhà nước… nhà dột… gì đó gọi là văn chương bác học. Văn gì viết thì nịnh nọt (nịnh cái căng củ cọt). Cái thứ văn tưởng ngọt như đường chẳng hóa ra còn tanh tưởi, khí hư … không bằng nước đái. Chắc các bạn cũng hiểu cái chữ khí hư ... mà thằng vô lại này sử dụng rồi.
Những nhà văn, nhà phê bình cũng bị lão miệt thị chỉ là "đám thợ cạo". và trong đó đã không có ít nhà văn đã phải đổ máu trên chiến trường để mà viết những tác phẩm " Tanh tưởi, khí hư...không bằng nước đái" của lão Sỏi, bà Lão vui tính và những mụ đàn bà của chúng
Đấy bọn chúng là như thế đấy.

Trong bài viết " Đuổi hình bắt bóng" Lão cũng sẳn sàng đem cả nữ anh hùng dân tộc ra mà báng bổ : "Bỏ vợ đẹp con khôn để đi tìm chút trăng hoa. Đúng là có voi còn đòi Hai Bà Trưng." Vậy là hai nữ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng bị lão biến thành thứ " Trăng Hoa" cho những thằng đàn ông hám gái.  Bài này đã đăng trên "Xa
lộ Thanh niên xa" với tựa là Đào Hoa - tác giả Phan An. 


Nói và viết của bọn vô lại này là vậy, chỉ có thứ văn chương của bọn chúng mới xứng tầm và chúng sẵn sàng chia sẻ cho nhau và chia sẻ cho tất cả mọi người trên thế giới blog này

Mục đích của bọn này hẳn đã rõ, thế nhưng lúc nào chúng cũng bảo viết blog cho vui, để giải trí và chúng được ngay một đám đàn bà thích được sự vuốt ve của chúng xúm xít vây quanh, ủng hộ, động viên, san sẽ những sản phẩm như trên của chúng

Thế nên, khi  chửi thằng Bà Lão viết bài bịa đặt nhằm vu cáo  thì Lão nhảy vào  ngay .
Bọn này đều hiểu rất rõ tại sao tôi chửi chúng thế nhưng chúng vẫn luôn tìm cách tung hỏa mù để đánh lạc hướng dư luận.

Thế giới Blog này chỉ là của riêng bọn chúng những thằng vô lại sẳn sàng chà đạp, mạt sát tất cả chỉ để với mục đích nói xấu chế độ Cộng sản và Nhà nước Việt nam và không ai được quyền chửi chúng.
 Nói thật nếu như chúng lộ hẳn mặt thật, người thật đi xem ai làm gì chúng.Ở đây, chỉ chửi chúng thôi
Như  đã nói, chia sẻ đồng nghĩa với phổ biến. Luật pháp Việt nam đã qui định rất rõ những gì được phổ biến. Đạo đức xã hội cũng có những qui định chuẩn mực. Thế nhưng với bọn người này, chúng đem cục phân chia sẻ riêng với nhau ăn uống thì cũng chẳng ai thèm để ý, đằng này chúng cố tình buộc mọi người ăn, ăn không được thì ngửi để rồi dần dần quen với cái thứ phân của chúng mà không còn nghe thối nữa.

Bọn chúng đến với Blog chẳng có " giải trí" chút nào, bởi giải trí sẽ không ai viết hay đăng những Bài xuyên tạc, nói xấu đảng cầm quyền và nhà nước nơi chúng đang sinh sống cả.Chỉ có những thằng vô lại sẵn sàng bán linh hồn vì tiền mới phản bội lại chính đất nước mình. Ấy, nhưng chúng luôn khoác trên mình hình ảnh của một người đàn ông đạo đức.

Có hàng triệu người đang viết blog, giải trí trên blog nên không phải blog là chỉ riêng của những thằng vô lại như bà lão vui tính, Hòn Sỏi để lếu láo nói gì thì nói, viết gì thì viết.

19 nhận xét:

  1. Việt Nam mình còn kiểm duyệt ghê lắm anh ơi.
    Chúc anh luôn bình an
    Trả lờiXóa
  2. Viết phải biết lách em à. Nước nào cũng vậy
    Trả lờiXóa

    Trả lời




    1. Sống làm người hay làm con lươn,con chạch chỉ quen chui rúc dưới bùn đen?
      Cụ Nguyễn Công Trứ có nói rằng :
      Kiếp sau xin chớ làm người.
      Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
      Đến cỏ cây cũng cần phải ngay thẳng đấy anh ơi !
      Xóa
    2. Sống làm người hay làm con lươn,con chạch chỉ quen chui rúc dưới bùn đen?
      Cụ Nguyễn Công Trứ có nói rằng :
      Kiếp sau xin chớ làm người.
      Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
      Đến cỏ cây cũng cần phải ngay thẳng đấy anh ơi !
      Xóa
    3. Lách không phải là lương là chạch mà là người túc trí biết làm đúng viết đúng nói đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời cơ. Hi hi...Ngay thẳng như thằng Hòn sỏi, nhà Gom Lá bàng mà câu giao du đấy hả. Người bà bảo " nồi nào úp vung nấy, ' gần mực thì đen gần đèn thì sáng" luôn có giá trị ở mọi thời đại
      Xóa
    4. Trích :
      Người bà bảo " nồi nào úp vung nấy, ' gần mực thì đen gần đèn thì sáng" luôn có giá trị ở mọi thời đại.
      Em xin phép được sửa đoạn văn trên của anh cho nó sát nghĩa và xưng tầm của anh : Đúng là sách xưa nói rằng,VÂN TÒNG LONG,PHONG TÒNG HỔ,NGƯU TẦM NGƯU,MÃ TẦM MÃ,mọi thứ ở đời nó theo bầy theo loại nó cả.Hơn mấy nghìn năm rồi vẫn còn giá trị với bọn bay.
      Anh em mình là những người hiểu biết cả,anh có mắng em thì anh cũng phải mắng như thế chứ ạ.Cho em nghe cũng đỡ xấu hổ phần nào( được mắng bằng văn hóa anh ạ).
      Xóa
    5. Trích :
      Lách không phải là lương là chạch mà là người túc trí biết làm đúng viết đúng nói đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời cơ.
      Thế thì anh đánh đố em rồi,ở đời luôn thay đổi anh ạ.Nó vốn dĩ là: Sáng đúng,chiều sai đến ngày mai lại đúng,biết thế nào mà lần bây giờ? chuyện như thế chắc anh hiểu rõ hơn em đấy chứ? Chỉ có bản thân mình thì vẫn theo tâm trí mình thôi.
      Xóa
    6. tôi làm gì mắng cậu tôi chỉ nhắc nhỡ khéo cậu thôi. còn chuyện viết lách thì cậu nói đúng "sáng đúng chiều sai" thì người túc trí họ biết nói vào buổi sáng chứ chiều thì họ cố nhịn không nói. Hi hi...
      Xóa
    7. thôi có khi nói vậy cậu không hiểu nhưng những người làm báo thì trước khi viết đều phải trả lời cho các câu hỏi này : Viết cái gì? Viết để cho ai đọc? Viết để làm gì?-Đó cũng là đều mà Nhà Báo Hồ chí Minh tâm niệm
      Xóa
    8. Trích:
      Viết cái gì? Viết để cho ai đọc? Viết để làm gì?-Đó cũng là đều mà Nhà Báo Hồ chí Minh tâm niệm.
      Vâng,câu này em thấy giống ba câu hỏi lớn của phật giáo dành cho nhân loai nhằm dẫn dắt nhân loại tới chân lý tuyệt đối là CHÂN - THIỆN - MỸ anh ạ(phật tổ đã thừa nhận rằng,phật giáo cũng chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường để dẫn tới chân lý tối thượng thôi).
      1-Ta là ai,ta từ đâu tới?
      2-Ta đến đây để làm gì?
      3-Làm xong việc này ta đi đâu?
      Em nghĩ : Bác Hồ đã cụ thể hóa ba câu hỏi hỏi trên để phân tích riêng cho những nhà báo,nhà văn anh ạ. Nhà báo,nhà văn hay nhà gì đi nữa thì yêu cầu đầu tiên phải CHÂN THỰC-HOÀN THIỆN-TOÀN MỸ,không đạt được yêu cầu đó thì có nghĩa là không xứng đáng.
      Xóa
    9. Cho phép giải thích cho rõ thêm.
      Cần phải CHÂN THỰC nhìn nhận cái đúng,cái sai.Nhìn nhận đúng rồi thì HOÀN THIỆN mới đúng được và sẽ là TOÀN MỸ.
      Xóa
    10. Trên đời không ai là đạt được sự toàn mỹ cả chỉ có những người đã đạt được sự vô ngã ( Đức Phật).Người này bảo đúng, người kia bảo sai. Ta ở đâu trong sai đúng? bản thân sự vật mới chân thực, đó là cái nhìn Như Thị. Muốn của cái nhìn đó Tâm phải được mở thoát ra khỏi cái "tôi" của mình. Với Phật thì không có chân lý đâu cậu, chỉ có Giác ngộ thôi!
      Xóa
    11. không biết cậu đả phân biệt được đâu là lời nói đâu là hành vi được thực hiện bằng lời nói chưa. Hành vi được thực hiện bằng lời nói là chân thực đó!
      Xóa
    12. Vâng,anh ạ.
      Chính là giác ngộ ( tìm,hiểu ra chân lý đó,để nhận thức đúng để hoàn thiện bản thân tiến tới minh triết,nhân văn xóa bỏ được chữ con trong chữ con người thôi,chứ không phải để thành tiên,thành phật hay là một cái gì đó) để tiến tới chân lý đó anh ơi.Như trên em cũng nói rồi,phật giáo cũng chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường để dẫn tới chân lý tối cao đó rồi mà.
      Lời nói có thể đúng,có thể sai nhưng không bao giờ được phép lấy cái sai để sửa chữa sai lầm của người khác anh ạ.
      Xóa
    13. Cậu có bao giờ tư duy ngược chưa? Có những kẻ cố ý sai thì không bao giờ sửa được, bởi việc làm của họ có mục đích. Người ta thường dễ lầm lẫn hiện tượng và bản chất. Hiện tượng có thể thay đổi nhưng bản chất thì khó thay đổi được. Luật là để hạn chế bản chất chứ không thể sửa đổi bản chất. Đọc câu chuyện 18 vị la hán cậu sẽ hiểu. 18 tướng cướp là hiện tượng 18 la hán là bản chất. Phật chỉ khai mở bản chất mà thôi.
      Người có thể thấy cái sai của người khác mà không thấy cái sai của mình thì không phải là người mà chỉ là con vật mang hình người thôi.
      Xóa
    14. Cảm ơn anh đã bỏ thời để trao đổi,em rất vui vì qua trao đổi em đã hiểu được thêm nhiều thứ.18 vị la hán khi chưa được giác ngộ (học hỏi,hiểu biết) thì làm cướp.Sau khi được giác ngộ (học hỏi,hiểu biết) thì thành 18 vị La Hán,em chỉ biết vậy thôi,mà cũng chỉ cần thế là đủ anh ạ.
      Em chào anh.
      Xóa
    15. nói chuyện với cậu thì thấy cậu còn nhiều điều chưa thông suốt lắm. Giác ngộ là ở "Tâm" chứ không phải học hỏi, hiểu biết. Loại trí thức tâm bất nhân thì học hỏi hiểu biết cao bao nhiêu cũng chỉ là con vật thôi
      Xóa
  3. Em nghĩ dù nói với nhau ở đời thực và viết cho nhau ở đời ảo thì 1 trong những điều quan trọng vẫn luôn là tính chân thật và sự tôn trọng lẫn nhau. Dưới hình thức ngôn ngữ văn phong nào thì tính dễ hiểu, dễ nghe, dễ đi vào lòng người, hay tóm lại là lối thể hiện càng giản dị càng thích. Rất vui vì được biết ngôi nhà của anh ạ :D
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Đều quan trọng là tính chân thật đó. Cám ơn em ghé thăm
      Xóa

Đông Nam Á “lãng quên” sự khủng bố của phương Tây


Đông Nam Á “lãng quên” sự khủng bố của phương Tây
Bởi Hiệp sĩ Cưỡi lừa -



Tác giả Andre Vltchek và những chứng tích chiến tranh

(DLV) – Andre Vltchek trong bài viết “Southeast Asia “forgets” about Western Terror” tường thuật về chứng lãng quên những tội ác của đế quốc phương Tây, diễn ra trước đây chưa lâu, ở Đông Nam Á, sự lãng quên có thể khiến các quốc gia Đông Nam Á phải trả giá đắt khi đế quốc đang “xoay trục” trở lại Đông Nam Á, thúc đẩy các quốc gia ở khu vực này đối đầu với các cường quốc khu vực và thế giới. Tác giả chỉ rõ sự lãng quên mang tính thực dụng của tầng lớp thượng lưu đối lập với những ám ảnh đau thương vĩnh viễn của người dân bình thường tại các quốc gia Đông Nam Á. Tầng lớp thượng lưu nhận được tiền bạc và ân sủng của đế quốc cho sự quên lãng còn người dân thường được nhắc nhở hàng ngày bằng bom mìn nổ chậm, bằng những vết thương trên người …
***
Đông Nam Á “lãng quên” sự khủng bố của phương Tây

Tầng lớp thượng lưu Đông Nam Á “đã quên” mất 10 triệu người Châu Á bị đế quốc phương Tây sát hại vào cuối và sau Thế Chiến thứ II. Họ “đã quên” mất những gì diễn ra ở phương Bắc – về vụ ném bom Tokyo và Osaka, về vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, về việc quân đội Hoa Kỳ thủ tiêu man rợ thường dân Triều Tiên. Nhưng họ cũng quên mất những nạn nhân của họ – hàng trăm ngàn người, trên thực tế là hàng triệu, người bị bom xé thành từng mảnh nhỏ, bị hóa chất thiêu cháy hoặc bị thủ tiêu trực tiếp – đàn ông, đàn bà và trẻ em ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines và Đông Timor.

Tất cả đã được tha thứ và bị quên lãng.

Một lần nữa Đế Quốc lại tự hào “chuyển trục” sang Châu Á; họ thậm chí còn khoác lác về điều đó.

Điều đó diễn ra mà không ai nhắc rằng Đế Quốc không biết xấu hổ và không còn phép tắc nữa. Nó rao giảng về dân chủ và tự do, trong khi không buồn rửa sạch máu của mười triệu người trên bàn tay của nó.

Ở khắp Châu Á, “công chúng có đặc quyền” đã lựa chọn không biết, không nhớ, hay thậm chí là xóa sạch những chương khủng khiếp của lịch sử. Những người bám chặt lấy ký ức bị bịt miệng, bị cười nhạo, hoặc bị biến thành phi lý.

Chứng lãng quên có lựa chọn, “sự độ lượng” đó sẽ sớm phải trả giá. Một cách ngắn gọn, nó sẽ quay trở lại giống như cái boomerang. Lịch sử tự lặp lại. Nó luôn như vậy, nhất là lịch sử của chủ nghĩa thực dân và khủng bố phương Tây. Như thường lệ, người nghèo châu Á sẽ bị buộc phải thanh toán.

***

Sau khi tôi ra khỏi hang động lớn nhất ở vùng phụ cận Tham Pha Thok của Lào, tôi gửi tin nhắn cho người bạn Việt Nam tốt của tôi ở Hà Nội. Tôi muốn so sánh sự đau khổ của người dân Lào và Việt Nam.

Hang động từng được sử dụng làm “nơi trú ẩn” của quân Pathet Lào. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II, hang động này được sử dụng làm sở chỉ huy. Giờ đây trông nó rất ám ảnh, giống như một cái xương sọ bị thực vật nhiệt đới bao phủ.

Không lực Hoa Kỳ đã thường xuyên ném bom dữ dội toàn bộ khu vực và vẫn còn nhiều hố bom xung quanh, bị cây cối và bụi rậm che phủ.

Hoa Kỳ đã ném bom toàn bộ Lào, vốn được tặng một biệt danh đầy cay đắng: “Quốc gia bị ném bom nhiều nhất trên trái đất”.

Thật khó có thể hình dung, dù là trong tình trạng tỉnh táo, điều mà Hoa Kỳ, Australia và đồng minh Thái Lan của họ đã làm với đất nước Lào hiền hòa, thưa dân cư và thuần nông.

John Bacher, nhà sử học và nhà lưu trữ ở Metro Toronto, đã có lần viết về “Chiến tranh bí mật”: “Từ năm 1965 đến 1973, Hoa Kỳ đã ném bom xuống Lào nhiều hơn bom ném xuống Nhật Bản và Đức trong Thế Chiến thứ II. Hơn 350.000 người đã bị giết. Cuộc chiến ở Lào chỉ là bí mật đối với người dân Mỹ và Quốc Hội. Nó tiên đoán mối liên hệ bẩn thỉu giữa buôn bán ma túy và chính quyền áp bức mà chúng ta thấy sau này trong vụ Noriega.”

Trong chiến dịch bí mật lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ này, mục tiêu chính là “ngăn chặn lực lượng thân Việt Nam giành quyền kiểm soát” khu vực. Toàn bộ chiến dịch giống như trò chơi mà những cậu bé lớn xác, bị chứng bạo dâm được phép chơi: Ném bom đưa toàn bộ quốc gia về Thời Đồ Đá trong hơn một thập kỷ. Nhưng không thể gọi “trò chơi” này là gì khác ngoài vụ diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử của thế kỷ 20.

Dĩ nhiên, hầu như không có một ai ở phương Tây hay ở Đông Nam Á biết gì về điều này.

Tôi nhắn tin cho người bạn: “Điều mà tôi được thấy vài năm trước khi làm việc trên Cánh Đồng Chum dĩ nhiên là kinh khủng hơn những gì tôi đã thấy xung quanh Tham Pha Thok, nhưng ngay cả ở đây, những hành động kinh hoàng của Hoa Kỳ cũng bị lãng quên.” Tôi cũng gửi cho cô ấy đường link tới những báo cáo trước đó của tôi về Cánh Đồng Chum.

Vài phút sau, cô ấy trả lời: “Nếu anh không nói … thì tôi sẽ không bao giờ biết về cuộc chiến bí mật này. Như chúng tôi được biết thì chưa bao giờ có chiến tranh ở Lào. Thật tội nghiệp cho người Lào!”

Tôi hỏi những người bạn khác ở Việt Nam, sau đó là ở Indonesia. Không ai biết gì về việc ném bom Lào.

“Chiến tranh bí mật” vẫn thuộc loại tuyệt mật, ngay cả bây giờ, ngay cả ở đây, tại trái tim của khu vực châu Á Thái Bình Dương, hay chính xác hơn là ở ngay đây.

Khi Noam Chomsky và tôi thảo luận về tình hình thế giới cho cuốn sách của chúng tôi “Về Khủng Bố Phương Tây – Từ Hiroshima tới Chiến Tranh của Máy Bay Không Người Lái”, Noam nhắc tới chuyến thăm đất nước Lào bị chiến tranh tàn phá. Ông ấy nhớ rõ về những phi công Hoa Kỳ, cũng như hàng đoàn nhà báo phương Tây, những người sống ở Vientiane nhưng quá bận rộn để nhìn và không hỏi bất cứ câu hỏi phù hợp nào.

***

“Ở Philippine, hiện giờ đại đa số người dân bị thuyết phục rằng Hoa Kỳ đã “giải phóng” đất nước họ khỏi người Nhật”, nhà báo cánh tả và là bạn của tôi đã có lần nói như vậy.

Tiến sĩ Teresa S. Encarnación Tadem, giáo sư khoa học chính trị đại học Diliman của Philippine, giải thích với tôi vào năm ngoái, mặt đối mặt, ở Manila: “Ở đây có câu nói như thế này: “Người Philippine yêu người Mỹ hơn là người Mỹ yêu bản thân.””

Tôi hỏi: “Tại sao có thể thế được? Philippine bị Hoa Kỳ chiếm làm thuộc địa. Một số vụ thảm sát kinh hoàng đã diễn ra … Đất nước này chưa bao giờ thực sự được tự do. Tại sao “tình yêu” đối với Hoa Kỳ lại thịnh hành?

“Đó là bởi vì cỗ máy tuyên truyền cực kỳ rộng lớn của Bắc Mỹ,” chồng của Teresa giải thích, tiến sĩ Eduardo Climaco Tadem, giáo sư khoa nghiên cứu châu Á đại học Diliman của Philippine. “Nó đã tô vẽ thời kỳ lệ thuộc Hoa Kỳ như là một kiểu chủ nghĩa thực dân tốt lành, đối lập với thời kỳ lệ thuộc Tây Ban Nha trước đó, được mô tả là “tàn bạo hơn”. Các xung đột trong chiến tranh Hoa Kỳ-Philippine (1898-1902) không được thảo luận. Các xung đột liên quan đến việc 1 triệu người Philippine bị giết hại. Vào thời kỳ ấy là khoảng 10% dân số của chúng tôi … diệt chủng, tra tấn … Người Philippine được gọi là “Việt Nam thứ nhất” … tất cả những chuyện đó đều bị truyền thông đại chúng lãng quên, vắng mặt trong sách giáo khoa lịch sử. Dĩ nhiên, sau đó là những hình ảnh được Hollywood và văn hóa đại chúng Hoa Kỳ phổ biến: quân đội Hoa Kỳ anh hùng và tốt bụng cứu vớt đất nước bị tàn phá và giúp đỡ người nghèo …”

Về căn bản, tất cả đều trái ngược với hiện thực.

“Hệ thống giáo dục rất quan trọng”, Teresa Tadem nói thêm. “Hệ thống giáo dục tạo ra sự đồng thuận và điều đó tạo ra sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ … ngay cả ở trường đại học của chúng tôi – Đại học của Philippine – được người Mỹ thiết lập. Anh có thể thấy điều đó được phản ánh trong chương trình đào tạo – ví dụ như các khóa học về khoa học chính trị … tất cả chúng đều bám rễ vào Chiến Tranh Lạnh và tình thần của nó.”

Hầu hết trẻ em thuộc “tầng lớp thượng lưu” châu Á được “giáo dục” ở phương Tây, hoặc ít nhất là trong “các trường quốc tế” ở quê hương của chúng, tại đó các chương trình giáo dục đế quốc được áp dụng. Hay tại các trường học tư nhân hoặc tôn giáo / Thiên Chúa Giáo … “Giáo dục” kiểu đó luôn sử dụng các khái niệm nhồi sọ thân phương Tây và ủng hộ kinh doanh.

Một điều nữa, trẻ em thuộc giới “thượng lưu” sau khi được nhồi sọ sẽ đi tẩy não phần dân chúng còn lại. Kết quả có thể dự đoán được: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc phương Tây và thậm chí là chủ nghĩa thực dân đều không thể đụng tới, đáng tôn trọng và được ngưỡng mộ. Các quốc gia và các cá nhân đã giết hại hàng triệu người lại được coi là những người thực thi tiến bộ, dân chủ và tự do. Thật là “cao quý” khi được hòa trộn với những người đó, cũng như là khát vọng được “làm theo hình mẫu của họ”. Lịch sử đã chết. Nó bị thay thế bởi những câu chuyện cổ tích nguyên thủy theo kiểu Hollywood và Disney.

***

Ở Hà Nội, một bức tranh hình tượng thể hiện một phụ nữ đang kéo chiếc cánh của máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi làm nổi bật lên một chứng tích mạnh mẽ. Đó là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, có sức hút.

Người bạn của tôi, George Burchett, một nghệ sĩ Autralia nổi tiếng sinh ra ở Hà Nội và hiện giờ lại sống ở thành phố này, hộ tống tôi.

Bố của George, Wilfred Burchett, được coi là nhà báo nói tiếng Anh vĩ đại nhất thế kỷ 20. Châu Á là nhà của Wilfred. Châu Á là nơi ông ấy tạo ra những công trình bất hủ, mô tả những hành động vô nhân đạo nhất của phương Tây tàn bạo: lời chứng của ông từ mô tả nguồn về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima tới thảm sát hàng loạt thường dân trong “Chiến tranh Triều Tiên”. Wilfred Burchett cũng đưa tin về Việt Nam, Lào, Campuchia, đó chỉ là một số nơi bất hạnh bị Hoa Kỳ và đồng minh của họ phá hủy hoàn toàn.

Hiện giờ sách của ông được các nhà xuất bản hàng đầu trên khắp thế giới xuất bản và tái bản, nhưng nghịch lý là chúng không tồn tại trong ý thức lệ thuộc của thanh niên châu Á.

Người dân Việt Nam, đặc biệt là thanh niên, biết rất ít về các hành động tàn bạo của phương Tây đối với các nước láng giềng của họ. Nhiều nhất thì họ biết về tội ác của Pháp và Hoa Kỳ tại đất nước họ – ở Việt Nam, họ không hoặc hầu như không biết gì về nạn nhân của những con quái vật được phương Tây tài trợ như Marcos và Suharto. Họ không biết gì về Campuchia – không biết gì về những kẻ thực sự phải chịu trách nhiệm về 2 triệu mạng người.

“Những cuộc chiến bí mật” vẫn bí mật

Cùng với George Burchett, tôi thán phục nghệ thuật cách mạng và xã hội chủ nghĩa tuyệt vời ở Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia. Hàng sa số các hành động tàn bạo của phương Tây được mô tả cực kỳ chi tiết ở đây, cũng như sự nỗ lực phản kháng quyết định chống lại thực dân Hoa Kỳ của nhân dân Việt Nam vĩ đại và anh hùng.

Nhưng có một cảm giác kỳ quái trong viện bảo tàng – nó hầu như trống không! Bên cạnh chúng tôi chỉ có vài người khách, tất cả đều là khách du lịch nước ngoài: những gian đại sảnh chứa của cơ sở nghệ thuật kinh ngạc này hầu như trống không.

***

Người Indonesia cũng không biết, bởi vì “họ đã bị làm cho ngớ ngẩn!” Người bạn già Djokopekik của tôi quát lên, ở phòng tranh của ông tại Yogyokarte. Ông ấy được coi là nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa vĩ đại nhất của Đông Nam Á. Trong những bức tranh sơn dầu của ông, các binh lính tàn bạo đá vào lưng người dân khốn khổ, trong khi một con cá sấu khổng lồ (biểu tượng của sự tha hóa) tấn công, ngoạm và ăn thịt tất cả những người trước mặt. Djokopekik cởi mở và cực kỳ trung thực: “Đó là kế hoạch của họ; mục tiêu lớn nhất của chính quyền là tẩy não dân chúng. Người Indonesia không biết gì về lịch sử nước họ hay phần còn lại của Đông Nam Á!”

Trước khi chết, Pramoedya Ananta Toer, nhà văn có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á đã nói với tôi: “Họ không thể suy nghĩ, không thể nữa … và họ không thể viết. Tôi không thể đọc hơn 5 trang của bất cứ nhà văn Indonesia đương đại nào … chất lượng thật đáng xấu hổ …” Trong cuốn sách mà chúng tôi (Pramoedya Ananta Toer, Rossie Indira và tôi) viết cùng nhau – “Exile” – , ông than khóc rằng người dân Indonesia không biết gì về lịch sử hay thế giới.

Nếu như họ biết, họ sẽ chắc chắn sẽ nổi dậy và lật đổ chính quyền ô nhục đang cai trị quần đảo của họ hiện nay.

Hai đến ba triệu người Indonesia đã chết sau cuộc đảo chính quân sự năm 1965, do phương Tây và các giáo sĩ, chủ yếu là dòng Kháng Cách bắt nguồn từ châu Âu, châm ngòi và hỗ trợ. Đại đa số người dân ở quần đảo vô vọng này giờ đây bị nhồi đầy sọ tuyên truyền của phương Tây, thậm chí không có khả năng nhận ra sự khốn khổ của bản thân. Họ vẫn tiếp tục lên án các nạn nhân (chủ yếu là người cộng sản, trí thức và “vô thần”) vì những sự kiện đã diễn ra cách đây đúng 50 năm, những sự kiện đã bẻ gẫy xương sống của quốc gia kiêu hãnh và tiến bộ này.

Người Indonesia hầu như hoàn toàn tin vào những câu chuyện cổ tích cánh hữu, phát xít do phương Tây chế tạo và phổ biến thông qua các kênh truyền thông đại chúng địa phương nằm trong tay tầng lớp “thượng lưu” đánh đĩ … Không có gì đáng ngạc nhiên: trong suốt 50 năm dơ dáy, họ đã được thứ tinh thần hạ cấp nhất của Hollywood, nhạc pop phương Tây và Disney nhồi nhét về “trí tuệ” và “văn hóa”.

Họ không biết gì về đất nước mình

Họ không biết gì về tội ác của bản thân. Họ không biết gì về những vụ diệt chúng mà họ đã tạo ra. Hơn một nửa số chính khách của họ là tội phạm chiến tranh, chịu trách nhiệm về hơn 30% số đàn ông, đàn bà, trẻ em bị giết hại trong cuộc đảo chính do Hoa Kỳ/Anh/Australia hậu thuẫn ở Đông Timor (hiện giờ là quốc gia độc lập), về vụ tắm máu năm 1965 và diệt chủng mới đây mà Indonesia gây ra ở Papua.

Thông tin về tất cả những sự kiện kinh hoàng này đều có sẵn trên mạng. Có hàng ngàn trang mạng đăng tải bằng chứng chi tiết và nặng ký. Mặc dù vậy, hèn nhát và cơ hội, công chúng “có giáo dục” của Indonesia đã lựa chọn “không biết”.

Dĩ nhiên, phương Tây và băng đảng của họ có lợi lớn từ việc cướp bóc Papua.

Do vậy, tội ác diệt chủng của họ đều bị che phủ bởi bí mật.

Nếu như hỏi ở Việt Nam, Myanmar và thậm chí là ở Malaysia, người dân biết gì về Đông Timor và Papua?

Câu trả lời là chả có gì cả, hoặc hầu như không có gì cả.

Myanmar, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippine – các quốc gia này nằm trên cùng một phần của thế giới, nhưng dường như chúng nằm trên các hành tinh khác nhau. Đó là kế hoạch: công thức chia để trị cổ xưa của Anh Quốc.

Ở Manila, thủ đô của Philippine, một gia đình khẳng định rằng Indonesia nằm ở châu Âu khi nói với tôi. Gia đình này cũng không biết về tội ác do chính quyền thân phương Tây của Marcos gây ra.

***

Truyền thông đại chúng phương Tây khuếch trương Thái Lan như là “đất nước của nụ cười”, mặc dù vậy đó là một nơi cực kỳ cay đắng và tàn bạo, có tỷ lệ sát nhân (tính trên đầu người) thậm chí còn cao hơn cả ở Hoa Kỳ.

Thái Lan hoàn toàn bị phương Tây kiểm soát từ cuối Thế Chiến thứ II. Hệ quả là giới lãnh đạo của nó (ngai vàng, giới thượng lưu và quân đội) đã cho phép những tội ác tàn bạo nhất chống lại nhân loại diễn ra trên lãnh thổ nước này. Chỉ đề cập một số nhỏ: vụ thảm sát những người Thái Lan nổi dậy cánh tả và ôn hòa (một số người bị thiêu sống trong các thùng dầu), vụ sát hại hàng ngàn người tị nạn Campuchia, giết hại và cưỡng hiếp sinh viên biểu tình ở Bangkok và những nơi khác … Và điều khủng khiếp nhất của họ: Ít biết về sự can dự Thái Lan trong việc xâm lược Việt Nam dưới thời “Chiến tranh chống Mỹ” … việc sử dụng rộng rãi phi công Thái Lan trong các hoạt động ném bom ở Lào, Việt Nam và Campuchia, cũng như việc chuyển giao một số sân bay quân sự (trong đó có Pattaya) cho không lực phương Tây. Đấy là chưa nói đến việc cung cấp các bé trai và bé gái Thái Lan (phần nhiều là dân tộc thiểu số) cho binh lính phương Tây.

***

Khủng bố mà phương Tây vung vãi khắp Đông Nam Á dường như đã bị lãng quên, hay ít nhất là trong hiện tại.

“Hãy tiến lên!” Tôi được nghe ở Hà Nội và Luang Prabang.

Nhưng trong khi người dân Việt Nam, Lào và Campuchia đang bận rộn “tha thứ” cho những đao phủ của họ, Đế Quốc giết hại người dân của Iraq, Syria, Lybia, Pakistan, Afghanistan, Yemen, Ukraina và mọi ngóc ngách của Châu Phi.

Nhiều nơi đã khẳng định và một số đã chứng minh, nhất là ở Nam Mỹ, nơi mà tất cả quái vật đã thành công, rằng không có một tương lai tử tế cho hành tinh này nếu không thừa nhận và thấu hiểu quá khứ.

Sau khi “tha thứ cho phương Tây”, một số quốc gia Đông Nam Á đã ngay lập tức bị buộc phải đối đầu với Trung Quốc và Nga.

Khi “được tha thứ”, phương Tây không thèm nhún nhường đón nhận sự độ lượng vĩ đại của nạn nhân. Hành vi đó không thuộc về văn hóa của họ. Trái lại, họ coi sự tốt bụng là yếu đuối và ngay lập tức lợi dụng điều đó.

Bằng cách tha thứ cho phương Tây, bằng cách “lãng quên” tội ác của phương Tây, Đông Nam Á thực sự không làm điều gì tích cực. Họ chỉ lừa dối các nạn nhân có cùng cảnh ngộ với họ, trên khắp thế giới.

Họ cũng thực dụng và ích kỷ khi mong đợi một số phần thưởng. Nhưng phần thưởng không bao giờ đến! Lịch sử đã chứng minh điều đó nhiều lần. Phương Tây muốn mọi thứ. Họ tin rằng họ xứng đáng nhận mọi thứ. Nếu không bị chống lại, họ sẽ cướp bóc đến cùng, đến khi không còn gì nữa – như họ đã làm ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo, ở Iraq hay Indonesia.

***

Nhà sử học nổi tiếng người Australia và là giáo sư danh dự tại đại học Nagasaki của Nhật Bản, Geoffrey Gunn, đã viết cho tiểu luận này:

“Hoa Kỳ nắm giữ quyền lực cứng và mềm ngang nhau hay có vẻ như vậy. Qua lại Đông Nam Á trong bốn thập kỷ qua, tôi thừa nhận là đã bị bối rối trước những hồi ức có lựa chọn về dấu ấn của Hoa Kỳ. Như Lào và Campuchia, tại mỗi nước Hoa Kỳ đã ném số lượng bom lớn hơn ném xuống các thành phố của Nhật Bản trong Thế Chiến thứ II, tại đó bom mìn chưa nổ vẫn gây ra thiệt hại nhân mạng mỗi ngày. Trước đây không lâu, tôi hỏi một quan chức cấp cao của chính quyền ở Phnom Penh xem chính quyền Obama có xin lỗi về các tội ác đó không. “Không đời nào,” ông ấy nói, nhưng sau đó ông ấy cũng không siết chặt nắm đấm, dân chúng dường như chỉ là số liệu cơ bản trong lịch sử phía sau những cảm giác chung chung về sự kinh hoàng của quá khứ. Ở Lào vào tháng 12 năm 1975, tôi đã tình cờ ở đó khi những người cách mạng giành lấy đất nước trước cơn thịnh nộ của Hoa Kỳ; việc trưng bày tội ác của Hoa Kỳ – mặc dù chủ yếu là tuyên truyền – đã bị bỏ xó trong các góc của bảo tàng. Cũng như ở Việt Nam, chậm rãi trở thành đối tác chiến lược của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ không ăn năn hối lỗi với các nạn nhân của bom đạn, vũ khí hóa học và các tội ác khác. Ở Đông Timor, bị tổng thống Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger hiến tế cho các tướng quân Indonesia để đổi lấy các lợi ích của phủ nhận chiến lược, khoảng 30% dân số đã bị xóa sổ, Hoa Kỳ được tha thứ hay ít nhất là xóa bỏ khỏi các tường thuật chính thống. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ cấp nhà nước đầu tiên, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quảng cáo rùm beng về các hợp tác kinh doanh lớn với Hoa Kỳ, một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “bình thường mới” và giờ là đối tác của Hoa Kỳ trong “cuộc chiến chống khủng bố”, như ở Afghanistan. Tốt thôi, vừa mới dạy lịch sử ở trường đại học của Trung Quốc, tôi có thể nói thêm rằng lịch sử không quan trọng ở Trung Quốc nhưng Nhật Bản là dẫn chứng quá đủ rõ ràng.”

***

“Trung Quốc thường coi việc chống lại chủ nghĩa đế quốc, thực dân và tân thực dân phương Tây là lời hiệu triệu chủ chốt trong chính sách đối ngoại, Geoff thở dài, khi chúng tôi ngắm nhìn cái vịnh của thành phố quê hương ông – Nagasaki. “Giờ chỉ có tội ác của Nhật Bản là được nhớ tới ở Bắc Kinh.”

Nhưng quay trở lại Đông Nam Á …

Tất cả đều bị lãng quên và được tha thứ, lý do “tại sao” là rất rõ ràng, đơn giản. Họ được trả tiền để lãng quên! “Sự tha thứ” được tài trợ; nó đảm bảo “các học bổng”, một trong những cách các nước phương Tây phổ biến sự tha hóa của họ tại các nước chư hầu và tại các nước họ muốn lôi kéo vào quỹ đạo của họ.

Tầng lớp thượng lưu với những căn nhà xa hoa, du lịch nước ngoài, trẻ em tại trường học ngoại quốc, tất cả gắn liền với sự tha thứ.

Nhưng khi anh đến vùng nông thôn, nơi mà đa số người dân Đông Nam Á vẫn sống. Mọi chuyện rất khác. Mọi chuyện ở đó khiến anh rùng mình.

Trước khi rời khỏi Lào, tôi ngồi bên chiếc bàn ngoài trời ở làng Nam Bak, cách Luang Prabang khoảng 100 km. Bà Nang Oen kể cho tôi nghe câu chuyện về vụ ném bom trải thảm của Hoa Kỳ và ông Un Kham chỉ cho tôi những vết thương trên người:

“Ngay cả ở đây, ở Nam Bak, chúng tôi có nhiều hố bom ở khắp nơi, nhưng giờ chúng đã bị các cánh đồng lúa và nhà cửa che phủ. Vào năm 1968, nhà của bố mẹ tôi bị trúng bom… Tôi nghĩ rằng họ đã ném bom 500 bảng vào đó. Cuộc sống thật là khổng thể chịu nổi trong chiến tranh. Chúng tôi phải ngủ trên cánh đồng hoặc trong hang. Chúng tôi luôn phải di chuyển. Nhiều người đã bị đói khi chúng tôi không thể thu hoạch mùa màng.”

Tôi hỏi bà Nang Oen về người Mỹ. Bà có quên, tha thứ không?

“Tôi cảm thấy thế nào về họ? Thực sự tôi không biết nói gì. Sau tất cả những năm tháng đó, tôi vẫn không thể nói lên lời. Họ giết sạch mọi thứ, kể cả gà. Tôi biết rằng họ vẫn đang làm chuyện tương tự khắp thế giới…”

Bà tạm ngừng, nhìn về phía chân trời.

“Đôi khi tôi nhớ những gì đã xảy ra với chúng tôi… Đôi khi tôi quên”. Bà nhún vai. “Nhưng khi tôi quên thì đó chỉ là trong chốc lát. Chúng tôi không nhận được bất cứ sự bồi thường nào, thậm chí lời xin lỗi cũng không. Tôi không thể làm được gì. Đôi khi tôi thức giấc vào nửa đêm và khóc.”

Tôi lắng nghe bà và hiểu, sau nhiều thập kỷ làm việc ở phần này của thế giới: đối với nhân dân Lào, Việt Nam, Campuchia và Đông Timor, không có gì bị lãng quên và không có gì được tha thứ. Sẽ không bao giờ!

Về tác giả:

Andre Vltchek is a philosopher, novelist, filmmaker and investigative journalist. He covered wars and conflicts in dozens of countries. His latest books are: “Exposing Lies Of The Empire” and“Fighting Against Western Imperialism”. Discussion with Noam Chomsky: On Western Terrorism. Point of No Return is his critically acclaimed political novel. Oceania – a book on Western imperialism in the South Pacific. His provocative book about Indonesia: “Indonesia – The Archipelago of Fear”. Andre is making films for teleSUR and Press TV. After living for many years in Latin America and Oceania, Vltchek presently resides and works in East Asia and the Middle East. He can be reached through his website or his Twitter.

Lời cảnh báo của Einstein về "thế hệ đần độn vì công nghệ" đang trở thành hiện thực




Phụ nữ Today




Zombie là có thật... Và chúng có ở khắp nơi!Sau hơn 6 thập kỷ, dường như lời tiên tri của nhà bác học đại tài Einstein đang dần trở thành sự thực?

Einstein (1879 - 1955) từng nói: "Tôi sợ cái ngày mà công nghệ sẽ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người. Thế giới lúc đó sẽ có một thế hệ toàn những kẻ đần độn". Dù đã mất cách đây khoảng 60 năm, nhưng lời dự đoán về thế giới thời công nghệ hiện đại của ông vẫn khiến chúng ta ngạc nhiên bởi sự chính xác của nó.

Sự bùng nổ công nghệ dường như không còn là vấn đề mới trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay bạn có thể dễ dàng sở hữu cho mình bất cứ thiết bị công nghệ nào từ smartphone, laptop, ipad... để phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, sự ra đời của các trang mạng xã hội dường như dễ dàng xóa bỏ mọi khoảng cách địa lý và giúp cho chúng ta kết nối với mọi người trên khắp thế giới.

Không thể phủ nhận những tiện ích đáng kể của các sản phẩm công nghệ cao như laptop, điện thoại thông minh hay máy tính bảng được kết nối Internet đã đem đến cho cuộc sống con người. Thế nhưng, khi để bị cuốn vào vòng xoáy của những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại thì cũng là lúc chúng ta trở nên chìm đắm vào thế giới ảo mà không còn chú trọng vào việc thể hiện mình ngoài cuộc sống thật bằng việc tạo lập và củng cố những mối quan hệ xã hội thân mật cần có.

"Nghiện công nghệ di động thường có biểu hiện như lúc nào bạn cũng mang theo thiết bị di động lên giường, đến rạp chiếu phim, đến nhà hát kịch hoặc đi ăn tối. Biểu hiện triệu chứng của nghiện công nghệ cũng giống như bất kỳ một chứng nghiện nào khác. Đó là con người có xu hướng dành nhiều thời gian cho công nghệ hơn là cho gia đình và các hoạt động xã hội".

8 năm sau ngày mạng xã hội Facebook ra đời (tính đến thời điểm 2012), số người dùng Facebook tăng kỷ lục, nhiều hơn dân số của quốc gia đông dân nhất thế giới (Trung Quốc). Hơn 1 tỷ người dùng (tính đến năm 2012; con số quá lớn đối với một mạng xã hội) là hơn 1 tỷ cặp mắt cắm cúi, chăm chú vào màn hình smartphone.

Nhiều trẻ em bây giờ được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, thao tác trên máy tính rất thành thục, thế nhưng có những việc nhỏ nhặt như tự vệ sinh thân thể hay lựa chọn trang phục phù hợp... thì vẫn chưa làm được. Có bé mới học lớp 2 nhưng đã biết vào mạng chơi game hay chat với bạn bè, thế nhưng khi thử kiểm tra khả năng tính toán của em bằng một phép tính cộng trừ đơn giản thì hoàn toàn không làm được và thú nhận rằng, với bất kỳ phép toán nào cũng chỉ quen tay bấm máy tính chứ không quen tính nhẩm.

‘Nghề phóng viên là phải như con chó ấy’





Tác giả: Nguyễn Như Phong


Khi tôi mới tập tọng bước vào làm phóng viên, tôi đã được đọc một bài báo trong đó có dẫn lời ông chủ bút của tờ Bangkok Post nói rằng: “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy…”. Rồi ông lý giải rất hay về nghề phóng viên và con chó.


Phóng viên chầu chực chờ sự kiện.


Lại có một câu nữa cũng rất hay về nghề phóng viên, đó là của cố Tổng thống Mỹ Kennedy. Khi được hỏi, Tổng thống định nghĩa thế nào về nghề nhà báo, thì Kenney trả lời rằng: “Nghề nhà báo là nghề viết ra một nửa những điều mình biết và che giấu đi một nửa những điều mình biết”.

Sau hơn 35 năm làm báo, tôi càng ngẫm, càng thấy sao mà chí lý thế.



Trở lại chuyện ví nhà báo với con chó, thì trước hết phải nói đến những phẩm chất cao quý của con chó.

Trong các loài vật, có lẽ không có loài nào gắn bó với con người hơn con chó.

Chó trung thành với chủ, gần như tuyệt đối.

Chó tôn thờ chủ, yêu chủ bằng một tình cảm trong sáng, vô tư không bao giờ có tính hai mặt.

Chó biết vui cùng chủ và cũng biết buồn cùng chủ.

Đã có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động rơi nước mắt về những chú chó nhịn đói ngồi chết bên mộ chủ; những chú chó lăn xả vào hiểm nguy để cứu chủ; những chú chó sẵn sàng tấn công lại kẻ địch để bảo vệ chủ. Và những chú chó sẵn sàng chờ đợi chủ về ngày này qua tháng khác ở một sân ga, hay một bến tàu. Rồi chó giúp đỡ những người tàn tật trong cuộc sống thường ngày, kể cả chuyện đi chợ cho chủ, đưa chủ đi chơi…

Phóng viên chiến trường sát cánh cùng các các binh sỹ lực lượng gìn giữ hòa bình.


Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về.

Thế mới có câu “khuyển mã chi tình” và câu “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”.

Chó có đôi tai cực thính, để phát hiện mọi tiếng động khả nghi và kể cả những tiếng động báo hiệu tin vui. Chó có cái mũi thính, để phát hiện ra có chất độc hay không, có thuốc nổ, có ma túy hay không, hay bất cứ điều gì bất bình thường trong một khối bừa bộn vật chất.

Chó phải biết sủa lên khi có tiếng động lạ, để cảnh báo cho chủ có sự bất thường sắp tới mà cảnh giác. Nó phải biết sủa lên ngăn cản chủ khi phát hiện ra món đồ ăn có chất độc, hay một túi đồ có ma túy hay có thuốc nổ… Và khi chủ có nguy cơ bị xâm phạm, nó phải lăn xả vào chống trả kẻ thù để bảo vệ chủ.

Chó là như vậy đó. Thử hỏi có con vật nào có được những phẩm chất cao quý như chó hay không.

Vậy còn nghề nhà báo thì như thế nào?

Đã làm phóng viên thì cũng phải có đôi tai thính, để phát hiện ra những sự kiện, những vấn đề đang được quan tâm, đang được cần giải đáp; phát hiện ra những sự kiện quan trọng có giá trị, để cung cấp thông tin cho bạn đọc. Phải có đôi tai thính để nghe ngóng tìm ra những chi tiết điển hình, những nhân vật điển hình, những hoàn cảnh điển hình… Nói nôm na là một bài báo muốn hay được thì phải có rất nhiều những chi tiết điển hình đó.

Rồi phóng viên cũng phải có cái “mũi thính”, nghĩa là phải biết phân biệt được: hay – dở; thật – giả; đúng – sai trong những mớ thông tin hỗn độn, dày dặc; trong những sự kiện lớn và trong những đống tài liệu mà rất có thể ở đó người cung cấp tài liệu đã gài bẫy, cho nhà báo ăn thông tin giả. Rồi cũng phải biết phân biệt được rằng nên như thế nào, có đáng viết hay không, có nên viết hay không, mà viết rồi có nên đăng hay không và nếu đăng thì liệu có làm ảnh hưởng đến sự tốt đẹp của xã hội hay thậm chí ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc hay không.

Thế rồi, nghề làm báo là cũng phải đưa những thông tin để cảnh báo về một nguy cơ nào đó sắp xảy ra mà để cho những người quản lý, điều hành biết mà lường trước, để cho nhân dân biết mà phòng tránh. Rồi người làm báo cũng phải biết dũng cảm bảo vệ cái đúng và phải dũng cảm đấu tranh với sai trái, những gì gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân, của đất nước.

Người làm báo phải biết đấu tranh với kẻ địch bằng ngòi bút của mình…

Vậy nếu so sánh giữa nghề làm báo với những phẩm chất cao quý của con chó thì xem ra rất giống nhau.

Một con chó sẽ chẳng có giá trị gì nếu như chỉ biết ăn rồi làm cảnh cho chủ. Một nhà báo cũng sẽ chẳng có giá trị nếu viết theo kiểu “ăn theo nói leo” hoặc ngồi một chỗ nhặt nhạnh thông tin từ nơi này, nơi khác biến thành của mình. Một nhà báo, mà không biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ những cái đúng và dám đấu tranh với những điều sai trái thì cũng thật vô tích sự!

Chỉ có một điều rằng, muốn có được một chú chó hay, mang tất cả những phẩm chất cao quý của loài chó, thì ngoài tình thương yêu chăm sóc của chủ ra, nó cũng phải được dạy dỗ, chỉ bảo từng li từng tí. Nó cũng sẽ bị phạt như phạm lỗi và cũng sẽ được thưởng khi có công.

Nói đến đây, tôi nhớ lại trong lực lượng công an nhân dân cách đây 50 năm đã có một chú chó huyền thoại tên là Ruslan. Chú chó này nguyên là một con chó lai béc-giê của Pháp đời F3, 4 gì đó và hoàn toàn mang đặc trưng của chó ta là “đầu riềng tai húng”.

Ấy vậy mà khi vào tay huấn luyện Trần Đình Thảo thì Ruslan đã trở thành một con chó trinh sát, giám định vào loại độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Đến nỗi, các chuyên viên nuôi cảnh khuyển của CHLB Đức ngày xưa sang nghiên cứu về khả năng đặc biệt của Ruslan. Nó giá trị đến mức mà Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn ngày ấy đã có văn bản chỉ đạo, rằng chỉ được điều chó Ruslan đi làm nhiệm vụ khi có lệnh của Bộ trưởng. Nó đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát nhân dân Lê Hữu Qua ra lệnh cho tăng khẩu phần ăn. Từ một đồng hai, lên một đồng tám mỗi ngày. (Vào thời đấy, một bữa ăn của cán bộ, công nhân viên bình thường chỉ có ba hào).



Chú chó này đã lập nhiều chiến công hiển hách. Trong lực lượng đội quân cảnh khuyển của Công an Việt Nam và Bộ đội biên phòng cũng không có con chó nào được như nó.

Nhắc lại điều này là để bạn đọc thấy rằng, chó muốn giỏi thì cũng phải nuôi dạy và phóng viên, nhà báo muốn giỏi thì ngoài năng khiếu trời cho, cũng phải được dạy dỗ, rèn luyện tử tế.

Và chó khôn nhờ chủ, muốn có phóng viên giỏi cũng phải nhờ chủ.

Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin tâm sự với các bạn nhà báo đôi điều như vậy và mong rằng nếu như ai có chạnh lòng khi bị ví mình như… chó thì hãy nghĩ về những phẩm chất tuyệt vời của con chó.

http://petrotimes.vn/nghe-phong-vien-la-phai-nhu-con-cho-ay-434346.html

Kim giòn- 150k-

Kim giòn- 150k- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Thế nào là Hơn cả yêu thương?



Giờ công dân cô giáo hỏi học trò:

- Thế nào là HƠN CẢ YÊU THƯƠNG?

Một em học sinh giơ tay, trả lời ngay


- dạ thưa cô HƠN CẢ YÊU THƯƠNG LÀ BÀ LÃO VUI TÍNH- TỪ TÂM CHÓ NGUYỄN ' BLOG ạ!

Cô giáo

-??? sao là vậy?

Học sinh

- dạ, em thấy trên blog bác Phạm đình Trúc Thu viết vậy ạ.

Cô giáo

- Thật à? Em cho cô đường link để cô xem nào

Học sinh

- dạ, dễ lắm. Cô chỉ cần tra G cụm từ " BÀ LÃO VUI TÍNH" LÀ THẤY NGAY THÔI Ạ.


Một em học sinh khác bổng đứng dậy phát biểu :
- Thưa cô cho em bổ sung ạ
Cô giáo :
- được, em phát biểu đi
- Dạ Thưa cô, HƠN CẢ YÊU THƯƠNG  thật ra là " Hơn cả yêu, là thương.Hơn cả sướng vui hạnh phúc, là yên bình ấm áp." nhưng đã bị " Ma xó" Hà nội Nguyễn Tất Toàn biến thành Bồn cầu rồi ạ
Cô giáo
-???. Thôi được, để cô vào xem.

Cô giáo lấy ngay điện thoại truy cập. Sau khi đọc xong,cô giáo bảo
- Cả 2 em đều nói đúng. Các em có thể vào đọc

Hi hi...

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

KIM QUÝT- giá 350k-

KIM QUÝT- giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/