" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016
Tỉnh chưa em?!
Trong ánh sáng của màn đêm vô tận,
Ta nghe ta từ sâu thẳm đại ngàn
Em có nhìn thấy không
Đây là một ngọn cỏ non đang nhú
Kia là cánh chim trời đang tìm chỗ ngụ qua đêm
Đây là áng mây đang nặng mang nhiều u uẩn
Kia là cơn gió sầu đang lặng lẽ dạo du êm
Trong bóng tối của hư vô tịch lặng
Ta thấy ta quẫy đạp với càn khôn
Em có nghe gì không em
Đây là lồng ngực đang thét gào tiếng kêu bản thể
Kia là chân lông đang dựng cờ khởi nghĩa hân hoan
Đây là bàn tay đang cấu cào thành huyết lộ khải hoàn
Kia là sợi gân đang nối lại sử lịch tân toan
Đứng lên đi em, lịch sử chưa bao giờ ghi tên người nằm xuống
Hành động đi em, trời xanh chưa bao giờ khắc hoạ kẻ lặng im
Sấm sét là gì, nếu không phải là tiếng kêu của cha ông ta nghìn năm thảng thốt
Bão giông là gì, nếu không phải là trang sức điểm tô cho phút giây huy hoàng
Ta chưa từng thấy ai tụng ca tiếng cười hùng tráng
Nếu không bắt đầu từ những ai oán trong đêm?!
Ta chưa từng thấy ai vươn mình lên giải phóng chính mình
Nếu không bắt đầu từ những xiềng xích khổ đau?!
(9/6/16)
Read more:http://www.suynghiem.vn/2016/06/tinh-chua-em.html#ixzz4BEm4lMZ0
Du Trung Quốc- giá 600k-
Du Trung Quốc- giá 600k- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Hồng ngọc Mini- giá 100k
Hồng ngọc Mini- giá 100k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Thói quen qua mặt nhân dân hay là “Hội chứng Mỹ trong lòng Việt Nam?”
Có thể nói, từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, những người này mỗi khi bàn về vấn đề liên quan đến chiến tranh có dính đến yếu tố Mỹ hầu như chưa bao giờ hỏi hay tham khảo ý kiến của đại bộ phận nhân dân một cách nghiêm túc. Những phạm trù nhưthắng – thua, bạn – thù, căm hờn – tha thứ… tất tần tật đều do họ tự quyết và áp đặt xuống dân chúng. Đây là điều mà cố nhà văn Trang Thế Hy đã lên tiếng, nói thẳng trong truyện ngắn “Vết thương thứ mười ba” sáng tác năm 1988:
“Muốn biết chiến tranh là cái gì, người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa về chiến tranh chính xác nhất không phải là các nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép và các vị thống chế tư lịnh không bị bom đạn làm trầy một miếng da nào”. Hay cụ thể hơn, theo Trang Thế Hy muốn biết bản chất thật của các cuộc chiến tranh hãy đi hỏi “những người phụ nữ đã đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng, hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp…”.
Tác giả: Nguyễn Trọng Bình (Viet-studies)
.Chính cách tuyên truyền một chiều của những người thuộc “bên thắng cuộc” đã góp phần làm nên vấn đề mà nói như cựu đại sứ Hoa Kỳ, Lê Văn Bàng là: “Hội chứng Mỹ” trong lòng Việt Nam” hiện nay:
.“Chúng ta đã từng giúp rất nhiều để người Mỹ thoát khỏi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” trong người Mỹ, nhưng bản thân chúng ta lại chưa thoát được “hội chứng Mỹ”(…) Sự hận thù của không ít người Việt sau chiến tranh còn nặng nề lắm”.[1]
.Từ đây, trở lại vấn đề, có thể thấy hai lần phát ngôn của bà Ninh đều ít nhiều cho thấy cái “hội chứng Mỹ” vẫn còn ám ảnh tâm trí bà và không dễ gì để rứt nó ra. Lẽ ra, ở chỗ này bà Ninh và những người cùng quan điểm với bà trước hết phải tham khảo ý kiến của đại đa số nhân dân Việt Nam (hoặc ít nhất là người dân ở Thạnh Phong, Bến Tre năm nào). Nếu chưa hỏi nhưng lại nhân danh họ, lôi họ vào cuộc rồi bám vào đó để phản đối Bob Kerrey làm chủ tịch FUV là đang “qua mặt” và không tôn trọng nhân dân.
——————————–
1. Cách đây mấy năm, trong phiên tòa xét xử kẻ phạm tội giết người, khi HĐXX mời gia đình nạn nhân phát biểu thì Mẹ nạn nhân – một cụ già tuổi gần 80 đã đứng lên run rẩy nói với HĐXX như sau: “Tôi mới làm giỗ cho con tôi mấy bữa trước. Đằng nào con tôi cũng chết rồi, bị cáo còn vợ và 3 đứa con nhỏ, mong tòa cho cậu ấy con đường sống”. Nhờ câu nói của này bà mà kẻ sát nhân đã được HĐXX giảm cho án tử.
Đây là chuyện có thật mà báo chí nước nhà đã từng đưa tin. Những ai muốn xác nhận điều tôi vừa nói thì cứ nhờ google trợ giúp.
Mọi so sánh đều khập khiễng, tôi biết thế, tuy vậy, trong cuộc sống để vấn đề nào đó sáng tỏ hơn, chúng ta không thể không so sánh. Vậy nên chúng ta thử so sánh câu nói của cụ bà gần 80 tuổi trên với hai lần phát ngôn chính thức trước công luận của bà Tôn Nữ Thị Ninh liên quan đến chuyện Bob Kerrey và FUV xem sao?
Trước hết, cả hai lần phát ngôn chính thức của mình liên quan đến tội ác của Bob Kerrey cách nay mấy mươi năm, bà Ninh đều nhấn mạnh đây là quan điểm của riêng bà. Tương tự như vậy, cụ bà gần 80 tuổi trong câu chuyện vừa kể ở trên cũng phát biểu với tư cách cá nhân. Thế nhưng tại sao đều là quan điểm cá nhân nhưng ý kiến của cụ bà 80 thì người ta dễ dàng đồng tình (ít nhất HĐXX đã thống nhất giảm án cho kẻ sát nhân) còn ý kiến của bà Ninh lại dấy lên những tranh luận trái chiều? Đọc tiếp »
Theo tôi, so với bà Ninh, cụ bà 80 phát biểu với tư cách của một người hoàn toàn trong cuộc. Nghĩa là hơn ai hết, chỉ có bà mới thấu hiểu nỗi đau tột cùng và có quyền nói tha thứ hay không tha thứ cho kẻ đã sát hại con mình. Bà Ninh thì khác, bà vừa là người trong cuộc vừa là kẻ ngoài cuộc. Không những vậy, bà Ninh lại là người làm chính trị, là cán bộ ngoại giao đại diện cho một bên trong cuộc chiến xảy ra cách nay mấy mươi năm. Nói cách khác, bà cụ 80 hoàn toàn “chính danh” khi nói lời tha thứ cho kẻ phạm tội còn bà Ninh chỉ là “nhân danh”, “mượn danh” để nói. Nhìn rộng ra, việc nhân danh này không chỉ riêng bà Ninh mà đa phần những người làm chính trị ở Việt Nam trước đó và bây giờ đều thế.
Có thể nói, từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, những người này mỗi khi bàn về vấn đề liên quan đến chiến tranh có dính đến yếu tố Mỹ hầu như chưa bao giờ hỏi hay tham khảo ý kiến của đại bộ phận nhân dân một cách nghiêm túc. Những phạm trù nhưthắng – thua, bạn – thù, căm hờn – tha thứ… tất tần tật đều do họ tự quyết và áp đặt xuống dân chúng. Đây là điều mà cố nhà văn Trang Thế Hy đã lên tiếng, nói thẳng trong truyện ngắn “Vết thương thứ mười ba” sáng tác năm 1988:
“Muốn biết chiến tranh là cái gì, người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa về chiến tranh chính xác nhất không phải là các nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép và các vị thống chế tư lịnh không bị bom đạn làm trầy một miếng da nào”. Hay cụ thể hơn, theo Trang Thế Hy muốn biết bản chất thật của các cuộc chiến tranh hãy đi hỏi “những người phụ nữ đã đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng, hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp…”.
Chiến tranh vốn là sai lầm của các bên trong quá khứ nhưng bàn về nó trong sự đắc thắng, ngạo nghễ kiểu “thắng làm vua, thua làm giặc” thì lại càng sai lầm hơn. Nói cách khác, chính cách tuyên truyền một chiều của những người thuộc “bên thắng cuộc” đã góp phần làm nên vấn đề mà nói như cựu đại sứ Hoa Kỳ, Lê Văn Bàng là: “Hội chứng Mỹ” trong lòng Việt Nam” hiện nay:
“Chúng ta đã từng giúp rất nhiều để người Mỹ thoát khỏi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” trong người Mỹ, nhưng bản thân chúng ta lại chưa thoát được “hội chứng Mỹ”(…) Sự hận thù của không ít người Việt sau chiến tranh còn nặng nề lắm”.[1]
Từ đây, trở lại vấn đề, có thể thấy hai lần phát ngôn của bà Ninh đều ít nhiều cho thấy cái “hội chứng Mỹ” vẫn còn ám ảnh tâm trí bà và không dễ gì để rứt nó ra. Lẽ ra, ở chỗ này bà Ninh và những người cùng quan điểm với bà trước hết phải tham khảo ý kiến của đại đa số nhân dân Việt Nam (hoặc ít nhất là người dân ở Thạnh Phong, Bến Tre năm nào). Nếu chưa hỏi nhưng lại nhân danh họ, lôi họ vào cuộc rồi bám vào đó để phản đối Bob Kerrey làm chủ tịch FUV là đang “qua mặt” và không tôn trọng nhân dân. Nguy hại hơn nữa, quan điểm của bà Ninh đã vô tình đẩy vấn đề đi quá xa; nhất là đã khơi lại vết thương vừa ráo mủ của những người trong cuộc từ cả hai phía. Bằng chứng là, từ những phát ngôn của bà, giờ đây có không ít người bắt đầu lục tung lại quá khứ với mục đích tố cáo tội ác của nhau trong cuộc chiến năm nào.
Việc bà Ninh trăn trở, lo lắng về chuyện các thế hệ con cháu không khéo vì cuộc vui hôm nay mà quên đi quá khứ đau thương của dân tộc hôm qua là điều hoàn toàn chính đáng và đáng trân trọng. Nhưng e là trong khi bày tỏ nỗi trăn trở này bằng việc “chọn” Bob Kerrey và FUV làm “bia” là một sai lầm về phương pháp và thời điểm. Hay ít ra, bà đã thiếu công tâm khi phán xét tội lỗi trong quá khứ của Bob Kerrey đặt trong mối tương quan với những người “đồng chí” láng giềng “4 tốt”, “16 chữ vàng” mà hơn ai hết bà là người không thể không biết về tội ác của họ gây ra cho đồng bào ta năm 1979.
2. Ở một phương diện khác, quan điểm và suy nghĩ của bà Ninh làm tôi nhớ lại chuyện“Sự tích chim Bìm Bịp” trong kho tàng truyện dân gian người Việt. Đại khái, câu chuyện có thể tóm tắt như sau:
Một nhà sư nọ tu hành đã nhiều kiếp nhưng chưa thành chính quả. Vì vậy, ông quyết tìm đến Phật Tổ để hỏi xem mình đã phạm sai lầm chỗ nào để mà khắc phục. Trên đường đi ông gặp một tên cướp, thoạt đầu khi tên cướp định giết ông nhưng khi nghe ông xin tha mạng và giảng giải mọi điều tên cướp đã thức tỉnh. Tên cướp chẳng những tha mạng cho sư mà còn lấy dao rạch bụng mình moi ra cả bộ lòng với ước nguyện nhờ nhà sư mang đến Phật tổ để bày tỏ sự sám hối tội lỗi trước đây của mình. Nhà sư cầm bộ lòng của tên cướp tiếp tục lên đường nhưng chỉ một hai ngày sau đó sư đã vứt đi vì bộ lòng đã bắt đầu phân hủy và hôi thối. Rồi sư cũng đến trước cửa Phật. Trong khi ông chưa kịp thưa gửi lời nào thì Phật tổ trên chánh điện đã hỏi ông “trên đường đi có ai gửi gì cho ta không?”. Thoáng giật mình nhưng sau đó nhà sư đã phải nói ra sự thật. Khi ấy Phật tổ mới nói rằng “ngươi muốn thành chính quả thì trở lại tìm món quà mà tên cướp đã dâng lên cho ta”.
Mọi người hẳn cũng đã biết ý nghĩa của câu chuyện mang màu sắc triết lý Phật giáo mà tôi vừa kể. Tên cướp dù đã gây nhiều tội ác nhưng thành tâm sám hối nên đã được Phật tổ chứng giám cho thành chính quả. Còn nhà sư sau đó đã chết đi và biến thành con chim Bìm Bịp suốt ngày lùng sục trong các bụi rậm để tìm bộ lòng của tên cướp mà ông đã không đủ kiên nhẫn và quẳng đi trước đó. Chỉ một suy nghĩ sai lầm nên mọi công sức tu hành trong nhiều kiếp trước đó đã tan thành mây khói.
Câu chuyện trên giúp chúng ta hiểu thêm, trong cuộc sống mọi chuyện đều có thể xảy ra. Nhất là sự thành tâm sám hối của con người về tội lỗi trong quá khứ là điều có thật. Con người ta chỉ càng đẹp thêm hơn nếu biết và dám tin vào những sự thật như vậy. Cho nên, có lẽ nào Bob Kerrey đã trở lại, đã xin lỗi, đã sám hối, đã phục thiện,… nhưng bà Ninh và một số người lại từ chối không cho ông ta cơ hội? Tha thứ cho tội lỗi của kẻ thù là điều rất khó. Tôi hiểu bà Ninh muốn bày tỏ quan điểm này để cảnh giác những kẻ muốn “té nước theo mưa”, miệng nói lời tha thứ nhưng đầu lại chưa sẵn sàng cho điều ấy. Nhưng nếu đã xác định như vậy thì thà là nói “tao không bao giờ tha thứ cho mày” để đối phương biết mà sám hối nhiều hơn chứ không nên chơi trò “mèo vờn chuột”: “có thể tha thứ nhưng đồng thời không tán thành việc Bob Kerrey giữ vị trí lãnh đạo một trường ĐH tại Việt Nam”.
3. Công tâm mà nói, ở phương diện nào đó bà Ninh là người rất đáng khâm phục khi đã dám nói ra hết những suy nghĩ của mình cũng như quyết liệt bảo vệ quan điểm của bản thân với những lập luận rõ ràng, văn hóa tranh luận từ tốn. Tuy vậy, theo tôi, có lẽ do cái “hội chứng Mỹ” còn nặng nề nên bà không thể thuyết phục được phần đông dân chúng Việt hôm nay. Hay ít ra là với cá nhân tôi khi đọc bức thư ngỏ bà“gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ” có đoạn như sau:
“ Tôi ngạc nhiên về những tình cảm cảm thông sâu sắc dành đặc biệt cho sự khổ tâm của Bob Kerrey với “những lời thốt ra từ gan ruột”, ca ngợi ông “rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay”! Trong khi đó, tôi nhớ đến lời của một người ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi đang trưng bày chứng tích về vụ thảm sát ở Thạnh Phong, thương xót cho các nạn nhân chưa hề được người có tội trở về thắp cho họ một nén hương. Người đó không thể tưởng tượng cảnh hàng trăm hàng ngàn sinh viên Việt Nam Đại học Fulbright sẽ gọi ông Bob Kerrey một cách tôn kính là “Thầy” theo phong tục Á Đông và đặc biệt ở Việt Nam. Và tôi lại nghĩ, đến một ngày nào đó, ảnh của ông Bob Kerrey sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của Trường!”
Trước hết, nếu bà đã đến Bảo tàng Chứng tích chiến tranh để tìm hiểu và biết được đầy đủ sự việc về tội lỗi của Bob Kerrey trong quá khứ thì sao còn bận tâm lo lắng chuyện cháu con sẽ quên đi lịch sử cha ông?
Ngoài ra, không hiểu sao bà lại lo lắng về chuyện hàng ngàn sinh viên Việt trong tương lai sẽ gọi Bob Kerrey là “Thầy” và một ngày nào đó “ảnh của ông Bob Kerrey sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của Trường? Thiển nghĩ, nếu điều đó thực sự có xảy đến thì có gì quá đáng hay không đúng? Có sự nhầm lẫn nào không khi bà Ninh mang cả truyền thống văn hóa Việt ra để biện minh cho sự lo lắng rất vô lý của mình? Nhất là đã tùy tiện thu hẹp phạm vi và ý nghĩa của chữ “Thầy” trong tiếng Việt mà bà đã biết: “một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy”? Tôi nghĩ, đôi khi trong nhiều trường hợp, hãy nên biết nói lời cảm ơn kẻ thù vì nhờ họ mà ta mới biết ta anh hùng, cao thượng, bao dung…Hơn nữa, bà Ninh cũng không thể sống mãi để mà ngăn chặn những suy nghĩ, nhận thức của giới trẻ Việt Nam trong vài mươi năm tới. Đây là điều chắc chắn và không thể khác.
4. Người Việt có câu, “đầu xuôi, đuôi lọt”. FUV ra đời hôm nay là kết quả của nỗ lực hàn gắn và làm bạn của cả hai phía Việt – Mỹ sau thời gian dài thù địch. Điều này là không phải bàn cãi. Cho nên, thiển nghĩ không một cá nhân nào được quyền dùng ảnh hưởng (nhất là hưởng chính trị) hay nhân danh bất cứ điều gì để cản trở sự phát triển của FUV trong tương lai. Mọi chuyện có lẽ nên dừng lại tại đây. Bob Kerrey cần được tin tưởng, ủng hộ để ông ấy có cơ hội thay đổi “biểu tượng về quá khứ đen tối” (như Bà Ninh đã dẫn lại ý kiến của ai đó) của mình trên mảnh đất này; bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng không đáng bị nhiều người xông vào công kích và thóa mạ cá nhân. Có như vậy mới chứng minh được sự chân thành từ cả hai phía Việt – Mỹ cũng như quan hệ của những người trong nước với nhau: “từ đây người biết yêu người”. Tóm lại là, động cơ gì cũng được nhưng không nên tiếp tục lẫn lộn, nhầm lẫn bạn – thù, hoặc không thì lại “khôn nhà dại chợ”!
Hơn nữa, hiện nay, chuyện tập đoàn chính trị Tập Cận Bình đã và đang âm mưu xâm chiếm Hoàng, Trường Sa của cha ông mới là vấn đề quan trọng nhất. Chuyện cá chết ở miền Trung gần hai tháng trôi qua nhưng chưa biết nguyên nhân nữa! Ai dám để cho Tạ Bích Loan đưa lên chương trình“60 phút mở” trên VTV và bàn cho ra lẽ thì mới “ngon”!?
____
Chú thích nguồn tham khảo:
[1]: Cựu Đại sứ Lê Văn Bàng: Mỹ có thể giúp cân bằng lực lượng Biển Đông
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016
Văn chương tỏ tình mộc mạc của người Nam
Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây. Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành‘liều mạng’:
Dao phay kề cổ, Máu đổ không màng
Chết thì chịu chết
Buông nàng anh không buông
Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình ‘hú vía’ vì kịp thời nhận ra ‘chân tướng’ đối tượng:
May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô xắt lát em tưởng sâm bên Tàu
Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình:
Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền
Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc. Đây là lời tâm sự của một anh chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:
Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này
Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái ‘thật thà tội nghiệp’.
Nhưng phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng:
Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em một bữa giở giò không lên
Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười:
Phòng loan trải chiếu rộng thình
Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!
Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước:
Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều
Có một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê rằng ‘xạo’ cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến thế để mong người ta rõ được lòng mình.
Lại có một chàng trai đang thời kỳ o bế đối tượng, muốn khen cô nàng xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng, chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có:
Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương
Mục đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen ‘mình dễ thương’ mà chàng đã vòng qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên – trong thế giới tự nhiên lại bắt đầu từ ông trời – tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp đẽ – rồi mới bước qua thế giới của loài người – trong thế giới loài người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà, tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính – ‘mình’. Thật là nhiêu khê, vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết ‘chuyện gì đây’, cho đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp chống đỡ… Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng khéo nịnh! Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:
Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái ‘quệt’, biểu ưng cho rồi
Những người nghe câu ‘xúi bẩy’ này không thể không bật cười, còn đối tượng xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một cái nguýt dài.
Những câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy hy vọng, có khi ‘rầu thúi ruột’ mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong cuộc:
Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em
Quả là ‘khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan’, nên chàng lại quyết tâm chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế là cùng!
Khi chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu, không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng:
Quất ông tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
Biểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se
Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy mãnh liệt. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông hồng. Thà chết còn hơn là lẻ bạn!
Chẳng thà lăn xuống giếng cái ‘chũm’
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?
Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật:
Nếu mà không lấy đặng em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
Chàng vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức cùng số phận:
Tu đâu cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa
Bằng câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền muộn của chàng – ‘Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ vững lập trường’ – đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu – ‘Mà có chắc là tu được không đấy?’. Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình không kém các chàng trai.
Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột trao nhau mang về
Không tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ… sợ đau, thật là một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại ‘nhát gan’ đến bật cười:
Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô
Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ – Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người:
Ra đi gặp vịt cũng lùa;
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu…
( Khuyết Danh)
Chi tiết, toàn cục, tác phẩm nghệ thuật
Đọc một bài thơ, một truyện ngắn, một tiểu thuyết, một vở kịch, lâu lâu cũng gặp một câu văn hay, "sâu sắc".
Câu văn ấy có thể ở đời, tồn tại trong tâm hồn người khác rất lâu. Thí dụ không ít, trong nhiều nền văn minh : người đời nhớ câu văn, không nhớ tên tác phẩm, tác giả. Câu văn ấy lưu giữ một giá trị, một ý tưởng, không lưu giữ một con người ở đời. Vì thế, trích câu văn ấy để ca ngợi một tác phẩm, một tác giả, thì… hỡi ơi. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi…
Câu văn hay chỉ là một chi tiết trong tác phẩm, ở mọi mặt, nội dung tư tưởng, lý trí, nhục cảm, cốt truyện, hành động, nhân vật, e tutti quanti. Tác phẩm hình thành xuyên qua vô vàn chi tiết được thể hiện qua dòng vằn, hàng nghìn câu, hàng chục nghìn từ. Tất cả phải ít nhiều "hay", "sâu sắc", "ấn tượng" và nhất quán để thể hiện một con người ở đời trong thời đại của mình, cùng những thời đại đã qua và những thời đại sẽ tới.
Câu văn hay, rất nhiều. Tác phẩm hay, cực ít. Tác giả, hiếm thay.
Phan Huy Đường
Chiến Tranh Việt Nam Và Một Vài Con Số
Lý Thái Xuân sưu tầm
Tình cờ trong lúc đi tìm nguồn gốc một tấm ảnh tài liệu trên trang mạng tiếng Anh http://www.stripes.com/news/special-reports/vietnam-at-50, bất chợt thấy hiện ra một màn ảnh nhỏ, tựa đề là VIETNAM IN SIX WORDS (Việt Nam trong 6 chữ) mà ta có thể đọc từng câu trả lời khác nhau. Sáu chữ đầu tiên mà tôi thấy là: The darkest place in the world(Bill Lutonsky) "Nơi đen tối nhất thế giới" của Bill Lutonsky. Thế mà dân ta sống trong nơi tăm tối đó, không phải chỉ có hơn 20 năm dưới thời Mỹ, mà còn trăm năm trước nữa, và ngàn năm trước. Thoát ra khỏi màu đen tối đó hả chẳng phải là một kỳ tích hay sao?
Dưới đó có thêm một màn ảnh nhỏ: FIGHTING VIETNAM IN NUMBERS (giao tranh ở Việt Nam qua các con số),
và ta cũng có thể bấm ra mỗi lần một con số đáng chú ý như sau. Những con số này là dưới mắt của người Mỹ.
- Có khoảng từ 5 đến 7.8 triệu tấn bom của Hoa Kỳ bỏ trên Việt Nam
- 77 ngày, bao vây Khe Sanh từ ngày 21 tháng 1 1968. Đó là một trong những trận chiến đổ máu nhiều nhất và dài nhất ở Việt Nam.
- Những cô gái điếm kiếm được 850 Đô La mỗi tháng ở Sài Gòn, có tiếng là Thành Phố Tội Lỗi (known as Sin City). Trong lúc lương cảnh sát Việt Nam chỉ được 25 Đô La một tháng. Mỹ gọi Sài Gòn là thành phố tội lỗi trong lúc người miền Nam cứ khoe tít mắt với nhau để tự sướng "Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông."
- Từ 2.1 đến 4.8 triệu người Việt bị ở trong môi trường có Chất Độc Da Cam.
- Có 58,220 (58 ngàn 220) quân nhân Mỹ tử trận trong đó có 8 phụ nữ.
- Có 1 nhà nhiếp ảnh quân đội được thưởng Huy Chương Danh Dự cho Việt Nam. Đó là William T. Perkins Jr.
- Có 12,000,000 (12 triệu) Gallons (1 gallon = 4 lít) thuốc khai quang Chất Độc Da Cam do Mỹ rải trên 10 phần trăm diện tích miền Nam từ năm 1961 đến 1971. Ở nguồn tài liệu khác, nói từ 17 đến 19 triệu gallons.
- Có 1,641 quân nhân Hoa Kỳ mất tích (gọi là POW/MIA.)
- Có 92,500,000 (92 triệu, 5 trăm ngàn) dân Việt vào năm 2014. Hơn 2 phần 3 con số đó sinh sau chiến tranh.
(theo http://www.stripes.com/news/special-reports/vietnam-at-50)
Một anh bạn đã nhắc, còn bốn triệu người Việt mất mạng nữa. Tôi tra thêm để có những con số đen như sau:
- Khoảng 1.5 triệu quân nhân (1.1 triệu liệt sĩ miền Bắc và 310 ngàn quân nhân miền Nam) Việt Nam hy sinh.
- Từ 1 đến 4 triệu dân thường Việt Nam thiệt mạng, và
- Khoảng 3 triệu ảnh hưởng chất độc da cam.
(theo Wiki, Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam)
Nhiếp ảnh gia William T Perkins Jr.
Lính Mỹ và gái mại dâm, thời Chiến tranh Việt Nam, tháng Chín năm 1967 tại Sài Gòn, Việt Nam (getty images)
Máy bay trải thảm chất độc khai quang lên Việt Nam (tríchblog.cleveland.com)
Những gì kinh khủng nhất mà thế hệ trước đây phải gánh chịu không thể nào chỉ nằm trong một trang. Vì thế chúng tôi xin kết thúc những con số ở đây. Ngày nay chúng ta hy vọng được đọc những con số doanh nhân thành tựu, những con số đầu tư đổ vào Việt Nam, những con số học sinh xuất sắc, những em trẻ thần đồng, và những nước ngưỡng mộ Việt Nam đang lớn dần.
Mong lắm.
Lý Thái Xuân
ĐẤU TRÍ
ĐẤU TR
Chiến tranh Việt - Pháp, Việt - Mỹ:
Cuộc giành độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam phải trải qua chặng đường dài ba mươi năm chiến tranh giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ. Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch muốn bảo vệ thành quả cách mạng bằng hòa bình, nhưng thực dân Pháp cứ lấn tới, cuối cùng chiến tranh phải nổ ra cho đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ tháng 5 - 1954, ký kết Hiệp định Genève tháng 7-1954 với các điều khoản lực lượng Viêt Minh tập kết ra Bắc vĩ tuyến 17, quân Pháp vô Nam, hai năm sau Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Pháp rút về nước nhưng đất nước không thể thống nhất bằng biện phá hòa bình vì đế quốc Mỹ nhảy vào thay Pháp lập nên chính quyền tay sai ở miền Nam. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai do Mỹ tiến hành vô cùng ác liệt. Trong khi tiến hành đấu tranh bằng quân sự, đôi bên đều dùng ngoại giao hỗ trợ cho chính trị, quân sự, đây là cuộc đấu trí giữa hai phía cả quân sự và ngoại giao để giành thắng lợi. Không thể nêu tất cả những sự kiện đấu trí hai bên trên mặt trận quân sự, ngoại giao, chúng tôi chỉ đề cập những sự kiện nổi bật nhất, tiêu biểu nhất.
Thời kỳ từ 19- 8-1945 đến 20-7-1954, chúng ta thấy nổi bật đấu trí giữa Hồ Chí Minh với quân Tàu Tưởng và xâm lược Pháp. Đây là thời kỳ khó khăn nhất, vì Chính quyền Cách mạng non trẻ, lực lượng của ta còn yếu phải vượt qua khó khăn tựa "ngàn cân treo sợi tóc". Bác Hồ đã nói: "Giành Chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn". Biết bao sự kiện dồn dập quân thù gây hấn trong Nam ngoài Bắc, thế mà nhờ sự lãnh đạo tài giỏi của Bác, của Đảng cuộc đấu trí ấy Cách mạng giành chiến thắng. Chính quyền được giữ vững, kẻ thù bên ngoài quân của Tưởng phải rút về nước. Kẻ thù trong nước - các đảng phản động phải xếp xó theo giặc.
Xin dẫn một chuyện về tài ứng xử của Bác Hồ khi Người đấu trí với hai sĩ quan Pháp tại Cam Ranh. Câu chuyện nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn:
Năm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam, đến vùng biển Cam Ranh, Bác nhận được bức điện của Đô đốc Thierry D Argenlieu (Đắc Giăng-li-ơ) xin gặp Bác trong cảng, mục đích của chúng là giễu võ giương oai để uy hiếp tinh thần Bác. Trong bộ quần áo giản dị Bác ngồi giữa một bên là Đô đốc hải quân Pháp bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn đông với những bộ quân phục sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. Thierry D Argenlieu nói bóng gió: "Thưa ông Chủ tịch, ông bị đóng khung giữa hải quân và lục quân đó". Bác thản nhiên mỉm cười: "Đô đốc biết đó, giá trị là ở bức họa chứ không phải bộ khung. Chính bức họa mới đem lại giá trị cho bộ khung". Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Bác, cả hai không dám nói xách mé nữa mà tỏ ra lịch lãm và kính phục.
Cuộc đấu trí giữa quân đội ta với quân Pháp ở Điện Biên Phủ là điển hình nhất, tiêu biểu nhất của trí tuệ Việt Nam với cả bộ máy chiến tranh của Pháp có Mỹ ủng hộ. Quân Pháp muốn tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta nên hình thành "con nhím" vùng Tây Bắc. Địch còn dùng "con nhím" Điện Biên Phủ ngăn quân đội Việt Minh, bảo vệ Lào theo ý đồ tướng Henri Nava. Phía ta do Thường trực TW Đảng (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh) đứng đầu là Bác Hồ. Người tổ chức thực hiện là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đông Xuân 1953-1954, Pháp triển khai kế hoạch Nava đánh vào căn cứ địa Cách mạng cả miền Bắc và vùng độc lập Khu 5. Tại cuộc họp Thường trực Bộ Chính trị, Bác Hồ đã nói: Địch tập trung lực lượng. Không sợ. Ta bắt địch phải phân tán theo ý của ta. Khi Bác nói đến buộc địch phân tán thì nắm tay Bác bung ra năm ngón chỉ năm hướng. Quả như thế, địch phải phân tán lực lượng do ta tấn công khắp cả Bắc Trung Nam và nước bạn Lào. Trước khi ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác xin ý kiến. Bác nói: "Tướng quân ra trận, cho chú tòan quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn. Có gì bàn bạc trong Đảng ủy thống nhất quyết định rồi báo cáo với Bác sau". Lên tới mặt trân, Đại tướng nghiên cứu trận địa nhận thấy không yên tâm với chủ trương "đánh nhanh thắng nhanh" của Bộ tham mưu đi trước. Đại tướng liên hệ "con nhím" Nà Sản năm trước nhỏ mà bộ đội ta đánh không dứt điểm. Bây giờ "con nhím" Điện Biên Phủ to kiên cố gấp nhiều lần Nà Sản, ta đánh thế này liệu có phiêu lưu không? Họp Đảng ủy bàn không ai trả lời được câu hỏi Đại tướng nêu ra lúc lên đường Bác Hồ căn dặn. Cuối cùng Đảng ủy thống nhất chủ trương rút pháo ra chuẩn bị lại với phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Dù có Mỹ chi viện vũ khí, không quân to lớn trợ giúp nhưng cũng không cứu vãn được Pháp thất bại. Cả tướng Henri Nava, Phó Tổng thống Johnson của Mỹ khi kiểm tra Điện Biên Phủ đều tin chắc họ sẽ tiêu diệt mấy sư đoàn của Việt Minh. Giờ thua nhục nhã, tên Piroth sĩ quan chỉ huy pháo bimh Pháp ở Điện Biên phải tự sát. Tướng Henri de Castris chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, hàng chục sĩ quan các cấp và gần 16.000 lính Âu Phi, ngụy quân bị ta tiêu diệt và bắt làm tù binh. Cuộc đấu trí này bọn chỉ huy của Pháp lại thua Việt Minh.
Sang thời chống Mỹ:
Người Mỹ thực hiện chiến tranh thực dân kiểu mới để lừa mỵ nhân dân nước bị xâm lược và tạo sự ủng hộ trong nước họ. Theo đó, Mỹ không đưa quân trực tiếp đến miền Nam mà dùng viện trợ quân sự, đào tạo, xây dựng quân đội cho chính quyền họ dựng lên, trang bị vũ khí để quân đội này chiến đấu dưới chỉ huy của cố vấn Mỹ. (Họ rút ra bài học từ chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp bị thất bại ở chiến trường Việt Nam. Ban đầu Pháp dùng lính bản địa và thuộc địa là chính, sau phải chủ trương dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh). Trải qua từ chiến lược chiến tranh đơn phương rồi chiến tranh đặc biệt quân ngụy ở miền Nam không thắng được Việt Công, buộc họ phải thay đổi chiến lược chuyển sang chiến tranh cục bộ, trực tiếp đưa quân đội Mỹ và chư hầu vào miền Nam đánh với Quân giải phóng.
Khi đưa quân vào miền Nam họ tin tưởng sẽ "tìm diệt" hết Việt Cộng trước tiên là quân chủ lực và đầu não Trung ương Mặt trân dân tộc giải phóng. Qua hai mùa khô 1965 - 1966 - 1967, Mỹ không tiêu diệt được quân chủ lực Việt Cộng mà Việt Cộng tấn công vào nhiều thành phố, thị xã trong Tết Mậu Thân 1968. Đây là lần đấu trí Mỹ thua Việt Cộng đầu tiên, buộc Mỹ phải "xuống thang" việc đánh phá miền Bắc, chịu ngồi vào bàn đàm phán "mặc cả" với MTDTGP, tổ chức mà trước đó họ gọi là phiếm loạn, giặc cỏ...
Từ đây, cuộc đấu trí diễn ra song song vừa trên chiến trường vừa trên bàn hội nghị Paris. Sách lược "Vừa đánh vừa đàm" hai bên áp dụng và luôn tìm thắng lợi trên chiến trường hỗ trợ cho giành thắng lợi ở bàn đàm phán. Cuộc chiến ở chiến trường những năm 1968 - 1970 vô cùng ác liệt. Mỹ nhận ra không thể thắng được Việt Cộng nên lại thay đổi chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"- đổi màu da trên xác chết. Xây dựng quân đội, cảnh sát ngụy thật đông, trang bị vũ khí tối tân cả lục, không quân, hải quân để rút quân về nước hòng xoa dịu phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ ngày một dâng cao.
Mỹ có ưu thế về không quân, cơ giới, tăng pháo và cả hải quân, họ làm chủ bầu trời miền Nam, bờ biển sông ngòi, hành quân cơ động...vậy mà không thắng được Việt Cộng! Đây là Mỹ thua Việt Cộng trong cuộc đấu trí về quân sự.
Năm 1975, dù Mỹ đã "rút hết" quân đội theo quy định của Hiệp định Pa-ri 1973, nhưng thực tế họ để lại hàng ngàn nhân viên quân sự làm cố vấn cho quân đội Sài Gòn dưới lớp áo dân sự, tiếp tục cuộc chiến ở miền Nam.
Thời kỳ sau 1973 là thời kỳ cách mạng miền Nam lớn nhanh, sự chi viện của miền Bắc, lực lượng quân sự chính quy ở miền Nam phát triển nhanh, chiếm lĩnh những địa bàn quan trọng nhằm giành thắng lợi trong trận quyết chiến cuối cùng. Chiến dịch Tây Nguyên là cuộc đấu trí giữa ta với địch (gồm ngụy quyền, ngụy quân và cố vấn Mỹ) mang tầm chiến dịch - trong việc đánh lạc hướng nhận định của địch - Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã thúc đẩy bước nhảy vọt về chất, dẫn đến nhanh kết thúc cuộc chiến. Các nhà quân sự Mỹ đã viết sau 30-4-1975: Họ chuẩn bị sẽ đánh với Việt Cộng theo kiểu chiến tranh quy ước như chiến tranh Triều Tiên. Nhưng điều đó không xảy ra, chiến lược của họ bị phá sản ngay từ đầu cuộc đấu trí này. Khi mở chiến dịch Hồ Chí Minh, Việt Cộng lại đánh VNCH bằng chiến tranh quy ước điều mà họ mong muốn trước kia bây giờ mới xảy ra, nhưng đã quá trể. Đây là lần cuối Mỹ thua cuộc đấu trí trên chiến trường khiến cho Tổng thống Mỹ Gerald Ford phải cay đắng tuyên bố cuộc chiến ở Việt Nam đã chấm dứt.
Đấu trí ngoại giao, ở Hội đàm Paris:
Hội đàm Paris kéo dài gần năm năm (từ ngày 13-5-1968 đến ngày 27-01-1973). Đây là cuộc đấu trí giữa ta với Mỹ rất căng thẳng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đồng chí Lê Đức Thọ sang Paris làm cố vấn hỗ trợ cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xuân Thủy. Xin dẫn câu chuyện ông Thọ gặp Bác Hồ khi từ Paris về xin ý kiến Bác.
"Đồng chí Vũ Kỳ nói chưa xong đã thấy đồng chí Lê Đức Thọ đứng ngay sau lưng mình. Đồng chí tươi cười chào Người vừa đưa hai tay phụ đỡ Bác đứng lên.
- Bác chào Tư lệnh từ "mặt trận nói" trở về.
Nghe Bác nói đùa, tất cả cùng phá lên cười.
- Trong chiến tranh, "mặt trận nói" không phải chỉ có thép mà còn phải có vị ngọt mật". Rồi Bác hỏi đồng Chí Lê Đức Thọ:
- Chú có biết vì sao Bác và Bộ Chính trị vừa phái chú vào Nam được mấy tháng lại mời chú quay trở ra để đi làm cố vấn đặc biệt cho chú Xuân Thủy không?
Bác và Bộ Chính trị hiểu rất rõ lòng trung thành, bản lĩnh kiên cường, nắm chắc cái bất biến và tài ba, khôn khéo trong ứng vạn biến...của chú". (Theo "Đường thời đại" của Đặng Đình Loan, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tập 15, trang 476).
Bác Hồ chọn người đi đấu trí với địch như thế.
Cuối năm 1973, ông Lê Đức Thọ vào thăm anh chị em bị tù đày dưới chế độ Mỹ - ngụy được trao trả an dưỡng tại Sầm Sơn Thanh Hóa. Đồng chí Lê Đức Thọ có cuộc gặp mặt một số anh em lãnh đạo trong nhà tù kể chuyện đấu tranh với Kissinger. Ông Thọ to cao, da mặt hồng hào, tóc bạc trắng, vui vẻ cởi mở, ông nói: Kissinger là người nổi tiếng thông minh của nước Mỹ, ông có học vị Tiến sĩ, còn mình lo làm cách mạng học hành không bằng người ta, nhưng khi vào họp luôn chủ động và thắng ông ta. Đó là do ta dựa vào tập thể, chuẩn bị mọi tình huống trước khi họp với họ nên luôn chủ động như chúng ta đã tính.
Theo ông Phan Doãn Nam, từng là thư ký/trợ lý của Thứ trưởng/ Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Cơ Thạch, trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong bài "Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?" 06:13 ngày 13-7-2015. Trong buổi cuối cùng vào tháng 1-1973, sau khi ký Hiệp định Paris, đoàn Việt Nam mời cơm thân mật đoàn Mỹ. Ông Lê Đức Thọ trong bữa cơm đó đã hỏi ông Henry Kissinger nghĩ sao về đoàn Việt Nam. Ông Nam kể lại:
Không phải là người thân Việt Nam, nhưng Kissinger đã nói rằng; "Chuyện các ông chiến đấu oanh liệt là không ai chối cãi. Nhưng nếu các ông chỉ gan dạ, anh dũng thì chúng tôi cũng dễ đối phó. Nhưng đằng này các ông còn khôn ngoan, mưu lược, nên 5 năm nay chúng tôi phải đấu với các ông không phải dễ. Chúng tôi rất kính phục các ông".
Mới đây, ngày 26 tháng 4 năm 2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức cuộc Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam, do Bộ trưởng John Kery chủ trì tại Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin Texas. Kissinger tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc đàm phán Paris. Kissinnger nói: " Ông ấy (Lê Đức Thọ) đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẩu với con dao mổ với sự khéo léo vô cùng".
Đấu trí về tình báo:
Đây là mặt trận đấu trí tài giỏi của tình báo Cách mạng Việt Nam. Lực lượng nằm trong lòng địch này đã nắm được chủ trương, chuyển nhiều tài liệu thuộc loại tối mật cho lãnh đạo ta chủ động đối phó với địch. Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều cán bộ tình báo, trong đó 6 vị được xếp vào hàng giỏi nhất là:
1. - Bà Đinh Thị Vân - Người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17. Bà là một trong những người có công rất lớn trong việc phát triển hệ thống tình báo của Việt Nam. Một trong những thành tích đáng kể là điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 - 1960.
2. - Phạm Xuân Ẩn - "Ký giả số 1 Việt Nam"
Ông Ẩn có công lớn trong việc bảo vệ những cán bộ lãnh đạo của ta tránh việc bị Mỹ phát hiện cũng như cung cấp những tin tình báo quan trọng cho quân ta. Sau chiến thắng ấp Bắc (ở Mỹ Tho) ông được thưởng huân chương chiến công vì đã cung cấp tin tình báo để quân Giải phóng bẻ gãy chiến thuật trực thăng vận, chiến xa vận của quân đội Sài Gòn. Và nhiều chiến công to lớn khác. Ông là một tình báo hoạt động không bị phát hiện cho đến khi ta công khai sau giải phóng mọi người mới biết.
3. - Phạm Ngọc Thảo "Nhà tình báo cô độc"
Đại tá Phạm Ngọc Thảo sinh trong gia đình theo đạo Thiên chúa nhưng có truyền thống cách mạng. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp từ sau năm 1945. Sau Hiệp định Genève, ông được Lm Ngô Đình Thục giới thiệu với Ngô Đình Diệm, lần lượt giữ các chức vụ tỉnh đoàn trưởng Bảo an Vĩnh Long, Chỉ huy trưởng Bảo an Bình Dương, tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre).
Khác với các tình báo Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn...Phạm Ngọc Thảo hoạt động đơn tuyến, không hề có đồng đội trực tiếp hỗ trợ mà chỉ chịu sự chỉ đạo chiến lược của Bác Hồ và Lê Duẩn. Ông không làm công tác đưa tin đơn thuần mà lớn hơn là được giao nhiệm vụ "thay đổi chế độ tại miền Nam". Sự nguy hiểm của Phạm Ngọc Thảo đối với tồn vong của chế độ Sài Gòn lý giải tại sao chính quyền Thiệu Kỳ phải quyết bằng mọi giá thủ tiêu ông.
4. - Vũ Ngọc Nhạ - Người xây dựng cụm tình báo chiến lược A22.
Ông đã xây dựng cụm tình báo chiến lược A22 với nhiều điệp viên "chui sâu, leo cao" nắm giữ vị trí quan trọng trong chính quyền VNCH. Nhờ vậy, ông và đồng đội đã cung cấp những thông tin, tài liệu quan trọng góp phần vào chiến thắng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
5. - Hoàng Minh Đạo (tên thật là Đào Phúc Lộc, Bí danh Hoàng Minh Đạo, Năm Thu. Ông chính là người đầu tiên xây dựng nền móng cho sự thành lập ngành tình báo. Ngày 25/10/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã tuyên bố thành lập Phòng Tình báo Bộ Tổng Tham mưu. Hoàng Minh Đạo được phân công là Trưởng phòng. Ông đã từng giữ chức ủy viên thường trực Khu ủy Sài Gòn Gia Định; Bí thư kiêm Chính ủy Phân khu 5; Bí thư Phân khu 1 Sài Gòn Gia Định và Chính ủy lực lượng biệt động Sài Gòn.
Ông hy sinh một ngày mùa đông năm 1969 vì trúng phục kích của địch bên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 8/4/1998).
6. - Đặng Trần Đức, bí danh Ba Quốc.
Từ năm 1963, Ba Quốc được cài vào làm một trong những trợ lý "trung thành" của bác sĩ Trần Kim Tuyến tại bộ phận tình báo trong nước thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH (CIO) do Trần Kim Tuyến đứng đầu. Ở vị trí này, Ba Quốc được tiếp cận với hầu hết các tài liệu quan trọng trong mạng lưới tình báo của VNCH.
Cuộc đấu trí trên lĩnh vực tình báo Việt Nam cũng dành thắng lợi trước tình báo Pháp - Mỹ.
o
Cuộc đấu trí giữa Việt - Pháp, Việt - Mỹ là cuộc đấu trí của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Thống soái của Đảng với guồng máy đồ sộ của Pháp và Mỹ. Suốt ba mươi năm đấu trí phía Việt Nam thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" một cách nhuần nhuyễn, đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dành thắng lợi. Trong Hồi ký Ending the Vietnam War (Quá trình iến tới chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam), do Simon và Schuster xuất bản ở New York, London, Toronto, Sydney, Singapore của Kissinger có câu: "Nước Mỹ thực sự đứng trước một sự chọn lựa không phải giữa chiến thắng hay dàn xếp thỏa hiệp, mà là giữa chiến thắng và thất bại".
Đấu trí giữa ta với địch trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, trong từng chiến dịch, từng trận đánh, có cuộc đấu trí từ trí tuệ tập thể, có trận đấu trí do một cá nhân "tay đôi" với giặc. Nếu cần so sánh, chỉ xin nêu vài điểm là: Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa qua bất cứ trường quân sự nào nhưng đã đánh thắng mười đại tướng của Pháp và Mỹ, các nhà tình báo Việt Nam có người được giao nhiệm vụ chưa hề học tình báo ngày nào, quân đội ta từ súng kíp tầm vông từ du kích lên chính quy đã chiến đấu chiến thắng quân viễn chinh Pháp - Mỹ và quân đội tay sai Sài Gòn. Ông Lê Đức Thọ không có bằng Tiến sĩ nhưng đã làm cho TS Kissinger kính nể...
Bản thân các tướng Pháp - Mỹ từng bại trận cũng phải thừa nhận tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong cuốn "Hỏi chuyện tướng Đờ Cát" (tướng Christian de Castris), vị này nói rằng: "Tôi nhận thấy tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy du kích mà còn giỏi cả chỉ huy trận địa chiến, chỉ huy hợp đồng quân binh chủng, về nghi binh và đánh lừa tình báo đối phương".
Đại tướng Westmoreland của Mỹ thì viết: "Ông Giáp có tất cả những đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh".
Tuy nhiên, về bản thân mình, Đại tướng chưa bao giờ nhận mình là danh tướng giỏi nhất. Ngày 23/6/1997, trong cuộc gặp gỡ nói chuyện với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara, một người trong đoàn Mỹ đột ngột hỏi: "Thưa ông! Ai là vị tướng giỏi nhất của Việt Nam?". Đại tướng trả lời: "Vị tướng giỏi nhất của Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".
Lý gải thế nào về chuyện "lạ" này?
Theo tôi, có hai điều quan trọng tạo nên trí tuệ siêu Việt ấy.
Một là, con người Việt Nam có trí óc rất thông minh, làm việc gì cũng chí thú và luôn đạt được thành tích xuất sắc. Nhưng đó chỉ yếu tố "có" mà thôi. Nếu như không được điều thứ hai bổ sung để "đủ" thì không thể tạo ra những chiến công vĩ đại của dân tộc. (Điều này cho ta thấy cũng người Việt Nam, nhưng phía VNCH không có được).
Hai là, phải là con người cách mạng, đứng trong hàng ngũ của những chiến sĩ Cộng sản kiên cường bất khuất, chấp nhận hy sinh cho Tổ quốc, không ngừng rèn luyện tư tưởng, lập trường, trung thành tuyệt đối với lý tưởng và luôn học tập trao dồi rút kinh nghiệm trong công tác...
Ngày nay quan hệ giữa nước ta với Pháp, với Mỹ (và cả các nước khác) là bạn, "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" ("Hợp tác" thì phải đôi bên cùng có lợi. "Đấu tranh" là để giữ vững tính độc lập, tự chủ của ta). Với Việt Nam tư tưởng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, cần được vận dụng phù hợp, khôn ngoan, để xây dựng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước.
GIÀ THÉP
Chú thích: Mười tướng của Pháp - Mỹ thua tướng Giáp là:
Bảy tướng của Pháp:
1. Philippe Leclec, tướng 4 sao, là người thất bại đầu tiên, ông này nhậm chức tại Việt Nam vào tháng 8/1945, đến tháng 6/1946 bị triệu hồi vì thất bại trong chiến lược "đành nhanh thắng nhanh".
2. Tướng 4 sao Etienne Valluy sang thay, tháng 5/1948 lại bị triệu hồi vì thất bại trong Thu Đông 1947. Dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp quân ta đã bẻ gãy trận càn quy mô vào ATK Việt Bắc của quân Pháp. Sau chiến dịch này Bác Hồ phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, đồng thời phong Trung tướng cho ông Nguyễn Bình chiên đấu ở Nam Bộ và nhiều Thiếu tướng khác.
3. Tướng 4 sao C.Blaijat, sang Việt Nam được một năm, đến tháng 9/1949 lại phải về nước vì không thực hiện được chiến lược "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt".
4. Tướng 4 sao M.Corgente lại bị một đòn trong chiến dịch Biên Giới vào tháng 12/1950 để rồi sau đó phải thay bằng:
5. Tướng Delattre De Tassigny. Đây là tướng 5 sao, người tài nhất của nước Pháp lúc bấy giờ, nhưng cũng được một năm vì bị thua ở khắp nơi, nhất là việc xây dựng hàng nghìn lô cốt boong ke để co về cố thủ.
6. Tiếp theo là tướng 4 sao, Raul Salan sang thay từ tháng 12/1951 đến tháng 5/1953 thì bị thay vì thua trong chiến dịch Hòa Bình và các mặt trận toàn Đông Dương.
7. Cuối cùng là tướng 4 sao Henri Nava, ông này thua đậm nhất ở khắp các chiến trường Đông Dương mà đau nhất là Điện Biên Phủ, ông từng thách tướng Giáp đánh Điện Biên, nhưng cuối cùng phải dùng máy bay Mỹ trực tiếp ném bom xuống Điện Biên Phủ mà vẫn không cứu vãn được.
Sau khi thua ở đây, tháng 6/1954, tướng 5 sao Ely sang thay. Ông này may mắn, vì một tháng sau Hiệp định Geneve đã ký, nên Ely chỉ làm nhiệm vụ thu quân cướn cờ về nước.
Các tướng Mỹ:
1. Tướng Hakin, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Mỹ, từ năm 1961 đến 1964, bị thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" nên bị triệu hồi.
2. Tướng Westmoreland, từ năm 1965 đến 1968, Mỹ lại tiếp tục thua trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Tổng tư lệnh Westmoreland bị cách chức.
3. Từ năm 1968 đến năm 1975, Mỹ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Thời gian này, Tổng tư lệnh C.Abrams được thay bằng tướng F.C.Weyand, ông này là người cuốn cờ để rút quân về Mỹ.
Như vậy, Mỹ phải 4 lần thay Tổng tư lệnh. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn bị chết 12 tướng, 8 tướng khác bị thương trong chiến tranh Việt Nam.
Được đăng bởi Lê Hương Lan vào lúc 09:14
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
1 nhận xét:
Kim Sa Tùng - giá 850k
Kim Sa Tùng - giá 850k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)