Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Con chó Hơn cả yêu Thương- Bà Lão Vui Tính- Từ Tâm Nguyễn- Nguyễn Tất Toàn



Lâu nay con chó Hơn Cả Yêu thương-Bà Lão Vui Tính- Từ Tâm Nguyễn- Nguyễn Tất Toàn...và vân vân vẫn luôn giả mạo danh người khác. thỉnh thoảng con chó này lại đưa lên vài tấm ảnh,và đặc biệt là những tấm ảnh chỉ đơn thân có một mình. Có lần con chó này đã dùng tấm ảnh của nhà thơ Lương Toán bị tôi phát hiện và hắn đã cố ghép hình chung với một người nhưng kỷ thuật ghép hình của hắn quá ấu trĩ nên cũng bị tôi vạch mặt. Nhiều lần hắn đưa những tấm hình "họp lớp trường Đống Đa" và cố tình làm nhòa ảnh đi. Lần này hắn xuất hiện cũng với tấm hình một mình và cố gắng tạo ra một nhân thân : Nguyễn Tất Toàn.

Hắn có phải là Nguyễn Tất Toàn hay không với tôi  không quan trọng,đó là việc của cơ quan an ninh. Hi hi...với tôi thì hắn chỉ là một con chó, bịp bợm khoác lác, chuyên bịa, đặt vu khống, xuyên tạc ... đảng và chính phủ Việt nam. Lâu nay, con chó này cũng làm nhiều G+ giả, lôi kéo nhiều người vào mục đích chống phá, gây rối, bôi xấu,chửi bới Đảng và chính phủ Việt nam. Cái G+ mà gần đây nhất tôi biết là Miền nắng lạnh và nó cũng bị tôi khiến nó phải đóng lại. Con chó này và đồng bọn đã liên tục tạo ra nhiều cái G giả, Blog giả đăng những bài xuyên tạc, vu khống chế đạo. lãnh đạo Đảng và Nhà nước với cái tên Phạm đình Trúc Thu, nhưng ...lũ chó đó cũng không cắn được Phạm Đình Trúc Thu thật.


Đây là tấm ảnh được chụp lại trên FB Bạn trường Đống Đa.




Mọi người xem chơi cho biết có phải gương mặt của con chó Nguyễn Tất Toàn- Hơn cả yêu thương- Bà lão vui tính- Từ Tâm Nguyễn. Ha ha...


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Tâm sự của một Việt Kiều Mỹ về cuộc sống 'bóc lột' khủng khiếp nơi xứ người







Dù ở Việt Nam bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa, nhưng khi tới Mỹ thì bạn như là người mù chữ. Việc tìm được một công việc phù hợp với bằng cấp đã học ở Việt Nam sẽ là điều không thể, vì vậy khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, việc bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay sẽ là điều tất yếu.

Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.



Theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trở thành lực lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này.


Tuy nhiên, làm nail cũng có những đắng cay mà người trong nghề mới hiểu hết.

Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày.

Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lai bệnh viện 48h. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12h/ngày. Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.

Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống?

Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.

Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu...

Riêng bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gủi về.

Nói chung, người Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở nước ngoài 2-3 năm thì ai cũng bắt đâu dư dả 40.000-50.000 USD hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối lại bắt đầu từ đây. Lúc đã có tiền , bạn bắt đầu nhìn lại cuộc sống. Với suy nghĩ, mình không thể ở mãi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe cũ kĩ như thế này được... Một ngày, bạn tới gặp chuyên viên ngân hàng, người nhân viên này đã từng ăn học ở trường hàng năm để dụ dỗ mọi người. Nào là: bạn không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của mình, là tài sản lớn, là khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài sản lớn... Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 100.000 USD. Kết quả là bạn quyết định mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho sướng tấm thân. Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đất nước Mỹ đã cho mình quá nhiều cơ hội. Rõ ràng là, chỉ cần 5000 USD để mua một chiếc xe 40-50.000 USD; 10-20.000 USD để mua một căn nhà 400.000 USD. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng mua được nhà, xe...

Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở.




Những ngôi nhà được bán với giá 500 hay 1.000 USD đăng tải trên báo chí Việt Nam rất phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không am hiểu luật pháp của Mỹ, nhà đầu tư có thể bị mất cơ hội và... mắc cạn.

VD: với một căn nhà 400.000 USD trả trước 100.000 USD thì phải trả hàng tháng: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm... Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.

Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này thì túi tiền cũng đã vơi và bạn lại nhớ tới "lệnh bài " mà Hoàng Đế Obama ban tặng. Mà nó cũng giống lệnh bài thật, cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh... Bạn lại thấy vô cùng sung sướng là mình không còn thiếu bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến thời điểm này thì bạn và vợ con đã nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này ở Mỹ chưa có thuốc chữa.

Nhưng xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ. Với lãi suất 14,99-24,99 % năm, tính ra cũng xấp xỉ mượn tiền nợ nóng ở tiệm cầm đồ ở Việt Nam. Khoảng 20 ngày sau thì hóa đơn đòi nợ tới gõ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc. Bạn thử nghĩ những người này trụ được bao lâu? 3-6 tháng là mất nhà => mất vợ, con. Vì vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40 tuổi vác súng tới chỗ làm sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người leo đến 30 năm để trả hết nợ nhà đi chăng nữa thì lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, còn nhà thì sắp sập.

Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con cái thì con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua đời thì tất cả chủ nợ, đặc biệt là nợ tiền bệnh viện đến phong tỏa căn nhà và toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá từ căn nhà đến đôi bông tai, cho đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài sản mà trước đây bạn đã cho tặng con cái trong vòng 7 năm. Đau quá phải không các bạn? Tôi nghĩ, ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.

Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vấn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.

Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà thì bạn đã thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia thì sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, thì bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia thì không dại gì đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ còn để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu.

Thật ra thì còn nhiều điều phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xã hội Mỹ còn rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hãy viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của mình.



Danny Nguyen
nuocmy.info / Nước Mỹ (Tổng hợp)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Chử Đồng Tử – tác giả của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo.( Lão Tử là Chữ Đồng Tử)?



Trong truyền thuyết Việt nói đến Chử Đồng Tử sinh thời vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII, (Theo Truyền thuyết Hùng Vương – Thần Thoại Vĩnh Phú), nhà nghèo rất khổ sở . Tình cờ lấy công chúa Tiên Dung. Hai vợ chồng tự lập, Chử Đồng Tử đi ra biển, được truyền đạo. Khi về thuyết phục công chúa Tiên Dung cùng học đạo. Hai vợ chồng bỏ cơ nghiệp đi tu. Trên đường đi tìm thấy học đạo, gặp trời mưa, Chử Đồng Tử bèn lấy cậy gậy cắm xuống đất và đậy lên đầu gậy chiếc nón. Phút chốc hóa ra thành quách, cung điện, lâu đài, lập một cõi riêng của mình. Vua Hùng đem quân đến thì chỉ trong một đêm, toàn bộ thành quách, cung điện biến mất. Vùng đất của Chử Đồng Tử, Tiên Dung biến thành cái đầm và tương truyền chính là đầm Dạ trạch ở Hưng Yên ngày nay. Câu chuyện được người viết tóm tắt như vậy.
Chung ta đều biết rằng: Chử Đồng Tử chính là một trong Tứ Bất Tử trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng Việt. Bốn vị thánh bất tử trong văn hiến Việt, gồm:
1/ Tháng Gióng. Kỳ tích của Ngài là hiển linh chống giặc Ân cứu nước.
2/ Chử Đồng Tử. Kỳ tích của Ngài là người đầu tiên đắc đạo tu tiên ở Việt Nam.
3/ Tản Viên Sơn Thánh. Kỳ tích của Ngài là khuyên vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, để giữ gìn sinh lực của Việt tộc bảo vệ lưu truyền những giá trị căn bản của nền văn hiến Việt.
4/ Công chúa Liễu Hạnh. Kỳ tích của Bà là bảo vệ chân lý, ổn định xã hội.
Ở đây chúng ta bàn sâu về Thánh Chử Đồng Tử.

III. 1/ Về niên đại xuất hiện của Ngài Chử Đồng Tử.

Truyền thuyết ghi rõ vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII. Căn cứ theo Hùng Triều Ngọc Phả của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá ghi như sau:

“18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì – Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc”.
Như vậy, chúng ta thấy có điểm tương đồng về niên đại Ngài Chử Đồng Tử xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V, hoặc đầu thế kỷ thứ IV Trc CN. Đây là thời điểm tương đương với truyền thuyết về Lão Tử theo cổ thư chữ Hán.


III.2/ Về lai lịch xuất xứ

Theo Sử Ký thì Lão Tử xuất thân từ “làng Khổ, nước Sở”. Theo truyền thuyết Việt Nam thì Ngài Chử Đồng tử cũng rất “khổ sở”, đói rách, đến “cái khố không có mà mang”.

III.3/ Về nội dung liên quan đến Đạo giáo.

Ngài Chử Đồng Tử đắc đạo với tư cách là một đạo sĩ với quyền năng pháp thuật, đã tạo ra một cõi riêng của mình. Dấu ấn của Ngài là cây trượng và cái nón, chính là hình ảnh cây nêu của người Việt cổ còn lại đến ngày nay. Cõi riêng của Ngài ở đây chính là Đạo giáo, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt cổ ở Nam Dương Tử, cội nguồn của truyền thống lên đồng ở Nam Triều Tiên, Nhật Bản hiện nay và ở Việt Nam, những di sản còn lại chính là tín ngưỡng Ngũ phủ Công Đồng, 36 giá đồng và đạo thờ Tứ Phủ trong văn hóa truyền thống Việt. Truyền thống này không phổ biến ở Bắc Dương Tử cho đến ngày hôm nay. Trong các bản văn chữ Hán thì Lão Tử được tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, có một cõi riêng trên Thiên Đình và là Thượng Đẳng thần chỉ sau có Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hiện tượng này tương đương truyền thống văn hóa Việt coi Ngài Chử Đồng Tử là một trong bốn vị thần bất tử của người Việt. Vì Ngài đã tạo ra một tín ngưỡng cho Việt tộc, để giữ hồn Việt qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử.



III.4/ Hình tượng của Lão tử.





Trong truyền thuyết từ các bản văn chữ Hán thì Lão Tử cưỡi trâu.Đây là một sinh vật không hề có ở Bắc Dương Tử, chí ít nó cũng không phổ biến ở Bắc Dương Tử thời Xuân Thu Chiến quốc. Hình tượng Lão Tử cưỡi trâu xanh, phải chăng chính là một sự nhắc nhở về cội nguồn Việt tộc ở Nam Dương Tử?



III. 5/ Nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh.
Nếu bốn nội dung trên chỉ là những hiện tượng tương đồng và chưa cho chúng ta một chứng cứ chắc chắn về luận điểm xác định Lão Tử chính là Chử Đồng Tử, vị thánh bất tử của Việt tộc, thì chính nội dung cuốn Đạo Đức Kinh lại đầy đủ khả năng chứng tỏ điều này. Trong truyền thuyết về cội nguồn Việt tộc và chính thức trong cuốn Việt Sử lược, đã nói về thời đầu lập quốc của Việt tộc, là “chính sự dùng lối thắt nút” – thì – trong Đạo Đức Kinh đã nhắc tới điều này. Có thể nói, trong bản văn cổ Đông phương thì chí có ba bản văn, mô tả “chính sự dùng lối thắt nút”. Đó là : Việt sử Lược; Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh. Việt sử lược viết về sử Việt thì điều đó đã rõ ràng. Sự xác định của các bản văn cổ kinh Dịch và Đạo đức Kinh cũng nhắc tới điều này, cho thấy chúng hoàn toàn liên hệ đến cội nguồn Việt sử.
Trong nội dung bản văn của Đạo Đức Kinh cũng nhắc tới Âm Dương: “vạn vật cõng Âm, bồng Dương”. Âm Dương là khái niệm xuất hiện trong bản văn cổ nhất chính là kinh Dịch và các học giả Trung Quốc đã thừa nhận thuyết Âm Dương thuộc về Việt tộc (Thông tin về cuộc Hội thảo tại Bắc Kinh với sự tham dự của giáo sư Trần Ngọc Thêm).
Nhưng ngay cả những dấu ấn gần gũi chỉ thẳng đến cội nguồn cuốn Đạo Đức Kinh thuộc về Việt tộc, cũng chưa phải là kết luật cuối cùng.

Kết luận cuối cùng của người viết xác định rằng: Chỉ có truyền thống văn hóa sử Việt, nền tảng đích thực làm nên nội dung cuốn Đạo Đức Kinh, mới có thể mô tả được sự huyền vĩ của nó.
Người viết trân trọng hứa với quý độc giả sẽ mô tả nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh, bí ẩn từ hàng ngàn năm qua, sau khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương được sáng tỏ tính chấn lý.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.


Nguồn: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33778-dao-giao-chu-dong-tu/=================
Tài liệu tham khảo:
1/ Hầu hết những cuốn Đạo Đức Kinh và liên quan đến Lão Tử, đã được in ra tiếng Việt.
2/ Thần tiên truyện. Nxb Đồng Nai 1996.
3/ 100 câu chuyện về Đạo Giáo.
4/ Sử Ký Tư Mã Thiên.
5/ Các sách của chính tác giả.

Một bức thư khiến toàn nước Mỹ rúng động về chiến tranh Việt Nam



Bằng cách thẳng thắn vạch trần sự thật đen tối trong cuộc thảm sát Mỹ Lai do lính Mỹ gây ra, bức thư của Ronald Ridenhour đã khiến cả đất nước cờ hoa rúng động.




Lần đầu tiên Ronald Ridenhour nghe nói về cuộc thảm sát Mỹ Lai – nơi mà lính Mỹ vẫn gọi là “Pinkville” là cuối tháng 4/1968 – hơn 1 tháng sau ngày xảy thảm họa.

Một năm sau, vào tháng 3/1969, ông bắt đầu gửi thư cho một số quan chức chính phủ trong đó có cả tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon.

Những gì ông viết trong thư, chủ yếu là miêu tả lại sự việc kinh hoàng xảy ra với người dân Mỹ Lai nói riêng và cuộc chiến tranh ở Việt Nam do lính Mỹ gây ra.

“Ridenhour dù không tận mắt chứng kiến sự việc nhưng ông đã được nghe những người bạn – những người có mặt trong cuộc thảm sát đó kể lại”, tạp chí Time cho hay.



Ronald Ridenhour - nhà báo, cựu binh Mỹ đã thẳng thắn vạch trần sự thật đen tối trong cuộc thảm sát Mỹ Lai.

Tờ tạp chí này khi đó thậm chí còn nhầm lẫn tên của “Ronald” thành “Richard” khi tường thuật lại tin tức nóng hổi này một cách công khai cho công chúng Mỹ. “Ban đầu Ridenhour đã hoài nghi về cuộc thảm sát nhưng sau đó, ông ấy đã thực sự bối rối”.

Nội dung bức thư

Lá thư của Ronald Ridenhour nhanh chóng thay đổi cách mà người Mỹ nghĩ về chiến tranh Việt Nam. Dưới đây là lá thư cựu binh Mỹ viết về cuộc thảm sát Mỹ Lai:

Một làng quê đặc biệt khó khăn và dường như bị tàn phá bởi những bẫy người và bóng dáng binh lính kẻ thù. Ngôi làng ấy nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 10km về phía Đông Bắc.

Đó là một khu vực khét tiếng và những người lính thuộc Lực lượng đặc nhiệm Baker đã đặt cho nơi này một cái tên đặc biệt: “Pinkville”.

Vào một buổi sáng trung tuần tháng 3, Lực lượng đặc nhiệm Baker nhận lệnh tập trung toàn bộ hỏa lực hướng vào “Pinkville”, nhiệm vụ của họ là: Phá hủy hoàn toàn cứ điểm rắc rối này và toàn bộ người dân trong làng.

Khi “Butch” nói với tôi về điều này, tôi đã không hoàn toàn tin rằng điều anh ta nói là sự thật. Nhưng anh ta đã khẳng định chắc chắn và còn miêu tả lại những gì đã xảy ra.

Hai nhóm biệt kích khác đã tiến hành phong tỏa ngôi làng để một nhóm khác có tên gọi “Charlie” có thể dễ dàng phá hủy nhà cửa và giết hại dân thường.

Bất cứ ai tháo chạy khỏi sự truy quét của “Charlie” đều bị các nhóm khác chặn đứng. Tôi đã hỏi “Butch” vài lần về việc phải chăng tất cả người dân đều đã bị giết hết và anh ta nói rằng, những người bị hại có cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em.

Anh ta nhớ lại cảnh mình nhìn thấy một bé trai chừng 3-4 tuổi đang đứng trên đường mòn với một vết thương do bị đạn bắn vào tay.

Cậu bé dùng bàn tay lành lặn nắm chặt cánh tay bị thương, máu chảy đầm đìa qua các kẽ tay. Nó nhìn cảnh tượng xung quanh mình trong sự kinh hãi tột độ.

“Cậu bé đứng đó, đôi mắt nhìn xung quanh, không hiểu, không tin vào điều đang xảy ra. Sau đó, một vị Đại úy thuộc lực lượng thông tin đã dùng khẩu M-16 chĩa thằng vào nó và bắn”.

Một người lính khác có tên Gruver kể lại rằng, sự việc đó thật tồi tệ. Anh ta đã chọn cách tự bắn vào chân mình để không phải đến khu vực chết chóc kia và nhờ đó, anh ta không phải tham gia vào cuộc thảm sát này.

Mặc dù không tận mắt chứng kiến vụ việc nhưng Gruver cũng được người mà anh cho là đáng tin cậy kể lại. Đó là Trung úy Kally (tên có thể không chính xác) – một trong những thành viên của nhóm biệt kích tham gia vào cuộc bao vây làng.

Anh ta đã đi một vòng quanh Mỹ Lai và xả súng máy vào họ. Theo câu chuyện này, Gruver ước tính ngôi làng này có khoảng 300-400 dân và rất ít người may mắn sống sót.

Sau khi nghe câu chuyện trên, tôi thực sự không thể chấp nhận. Bằng cách nào đó, tôi không tin những người lính trẻ Mỹ lại trở thành những tên sát nhân đầy man rợ đến vậy nhưng đó là lệnh của những người chỉ huy.




Thay đổi cách suy nghĩ của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam

Bức thư được biết đến rộng rãi ngày nay dài khoảng 2.000 chữ và nó là những bằng chứng có giá trị rất lớn trong việc vạch trần “sự thật đen tối” đã xảy ra trong năm 1968.

Sau khi sự thật được công khai, phóng viên Seymour Hersh đã thực hiện một cuộc điều tra kỹ càng hơn về vụ thảm sát Mỹ Lai và đăng lên tờ Tin tức Washington sau khi tạp chí Life từ chối xuất bản bài báo này.

Vào mùa thu năm 1969, một trong những lính chỉ huy có tham gia vào vụ thảm sát có tên là Calley đã phải ra hầu tòa vì cáo buộc sát hại dân thường. Một số binh lính và chỉ huy khác của Mỹ cũng bị buộc tội tương tự.

Tuy nhiên, nhiều binh sĩ phủ nhận tội trạng với lập luận rằng, họ chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên yêu cầu.

Đã có không ít những khó khăn về mặt pháp lý trong việc theo đuổi một vụ kiện chống lại những kẻ đã nhúng tay vào cuộc thảm sát đẫm máu ở Việt Nam, một phần vì không có nguồn hậu thuẫn.

Tạp chí Time đã từng thực hiện một cuộc khảo sát với người dân Mỹ và nhiều người không tin vào câu chuyện của Ridenhour hoặc họ đơn giản chỉ nghĩ rằng, giết chóc là kết quả tất yếu của chiến tranh.


Hình ảnh kinh hoàng về thảm sát Mỹ Lai qua ống kính phóng viên Mỹ.

Dù vậy, các phiên tòa phẫn diễn ra. Năm 1971, Calley đã bị khép tội và đây là kẻ duy nhất bị kết án dù sau đó, cũng đã có vài trường hợp bị đưa ra xét xử. Nhưng, bản án này không thể chặn đứng dư âm về cuộc thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai.

Trong một cuộc biểu tình diễn ra tại New York, ngoại trường của Mỹ hiện nay John Kerry khi đó đã phát biểu rằng:

“Tất cả chúng ta ở đất nước này đều có tội vì đã để chiến tranh xảy ra. Chúng tôi mong nước Mỹ nhận ra rằng không thể đem Calley ra làm người thí mạng cho những tướng lĩnh, ngài Tổng thống và cả lối sống khuyến khích Calley làm những việc anh ta đã làm.

Và nếu bạn dùng Calley làm tốt thí thì vào cùng một lúc nào đó, tất cả những tướng lĩnh, những ông Tổng thống và binh sĩ chịu trách nhiệm cho việc này cũng phải chịu kết cục tương tự. Đất nước này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho thực tế đã xảy ra.”


Phát biểu của John Kerry về chiến tranh Việt Nam.

Phát biểu của John Kerry khi đó đã chia cắt nước Mỹ trong cách nhìn nhận về cuộc thảm sát Mỹ Lai.

Một nhóm người cho rằng những người chịu trách nhiệm trong cuộc thảm sát xảy ra vào tháng 3/1968 ở Việt Namm, dù là chỉ huy cấp cao hay binh sĩ cũng đều phải đưa ra xét xử và nhận hình phạt thích đáng.

Trong khi đó, nhóm đối lập thì cho rằng lên án binh sĩ vì tội giết người trong chiến tranh là một trò hề.

“Cuộc khủng hoảng lương tâm gây ra bởi vụ xử Calley thậm chí đã trở nên trầm trọng hơn cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy”, tạp chí Time bình luận.“Về mặt lịch sử, vụ việc này có tính quan trọng hơn rất nhiều”.

Mặc dù Mỹ đã bị chia rẽ vào thời điểm đó nhưng lịch sử đã chứng minh một cách rõ ràng về người đúng, kẻ sai trong vụ thảm sát Mỹ Lai.


Lính Mỹ đốt cháy nhà cửa của người dân Mỹ Lai.

Cụ thể là vào năm 1998, ba người lính từng quay đầu súng, chĩa vào chính những người đồng đội máu lạnh thay vì sát hại dân thường được vinh danh tại thủ đô Washington. Đáng tiếc là vài tháng sau đó, tác giả bức thư Ronald Ridenhour qua đời vì đau tim ở tuổi 52.

Vào năm 2009, Calley cũng đã lên tiếng xin lỗi về những gì mình đã gây ra cách đây gần 50 năm. "Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận", cựu binh Mỹ nói.

Trên đời này thứ gì là khó được nhất?



Tác giả: Theo Renmingbao | Dịch giả: Tâm Nguyễn




Ảnh: Getty Images

Có ba vị tỳ kheo thảo luận vấn đề: “Trên đời này thứ gì là khó được nhất”?

Vị tỳ kheo thứ nhất nói: “Trên đời khó được nhất là có mãi tuổi thanh xuân, khoẻ mạnh và trường thọ. Một người cho dù có gia tài của cải tiền tỉ, nhưng khi bệnh tật già nua tới, cũng không thụ hưởng được những niềm vui của đời”. Vị tỳ kheo thứ hai nói: “Trên đời điều khó được nhất là có người bạn tri kỷ, có thể cùng nhau chia sẻ hoạn nạn. Một người dù cho quyền cao chức trọng đến đâu, nếu không có lấy một người bạn chân thành bên cạnh, quạnh hưu cô đơn, chẳng khác nào đoá hoa mà mất đi hương thơm, không có ong bướm vòng quanh.” Vị tỳ kheo thứ ba nói: “Tôi nhận thấy thứ khó được nhất là họ hàng quyến thuộc hoà hợp mỹ mãn. Nếu một người có thân thể khoẻ mạnh, có bạn tốt tri kỷ nhưng họ hàng quyến thuộc tranh đấu bất hòa, thì có ích gì? Cuộc sống mỗi ngày giống như ở địa ngục trần gian, muốn thoát ra mà không biết đến khi nào.”

Phật Đà nghe ba vị tỳ kheo luận nghị xong, liền quyết định triệu tập đại chúng. Lúc này tiết trời đang độ mùa thu, gió thu nhè nhẹ thổi, cỏ cây xanh tươi khoáng dã, không khí thanh khoát sảng khoái lòng người. Phật Đà nói với các chư vị tỳ kheo: “Trên thế gian này thứ gì là khó được nhất? Không phải khoẻ mạnh trường thọ, không phải bạn bè tri tâm, cũng chẳng phải thân quyến hoà hợp. Ta kể một câu chuyện cho các vị nghe:

Ở đại trung hải, có một con rùa mù, mệnh thọ của nó vô lượng kiếp số, trải qua thiên bách ức thương hải tang điền (trăm ngàn năm bãi bể nương dâu). Bình thường nó lặn sâu nghìn trượng tận dưới lòng đại dương, trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần. Lại có một cây gỗ nổi trên mặt nước, bên trong có một cái lỗ hổng, theo gió và sóng biển mà trôi dạt. Rùa mù trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần, để gặp được cây gỗ nổi thì đã là kỳ tích, huống hồ hôm nay lại gặp đúng cây gỗ có lỗ hổng, chở nó vào bờ? Rùa mù gặp gỗ rỗng, hơn cả cơ hội ngàn vạn năm có một, nhưng đối với sinh mệnh trôi nổi trong luân hồi mà nói, muốn có được thân người còn khó hơn rùa mù được vào bờ cả vạn lần!”


Đức Phật dúm lấy một nắm đất trên mặt đất, mở bàn tay ra, nói với các tỳ kheo: “Chúng sinh được thân người như đất trên lòng bàn tay ta, chúng sinh chẳng được thân người như đất trên khắp đại địa cầu. Cái gì khó được nhất? Chính là thân người!”


Ảnh: NTDTV

Một khi đã mất thân này, vạn kiếp khó có lại được, đây không phải chỉ là lời dạy của kinh Phật cổ xưa mà còn là nhận thức không thể thiếu trong cuộc sống của sinh mệnh chúng ta, giúp chúng ta quý tiếc thân người, trân trọng nhân duyên đương tại. Cái gì khó được nhất? Thân người khó được nhất. Con người là anh linh của vạn vật, cũng chỉ có người có thể tu luyện, có thể tu thành Phật, tu thành Đạo. Cho nên cần trân quý cơ quyên này. Danh lợi là không mang theo đi được, chúng ta khi đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, khi rời khỏi nơi đây tay trắng vẫn hoàn trắng tay mà thôi. Vậy mà còn mê lạc trong thế gian, vì danh vì lợi mà theo đuổi đến cùng, lại càng tạo thêm nhiều nghiệp lực tội lỗi, thiện – ác tất có báo ứng đó là đạo lý của trời, cứ như vậy càng khiến cho đời sau thêm nhiều khổ nạn. Hãy trân trọng hiện tại, tuân theo chính pháp, phản bổn quy chân mới là mục đích chân chính để làm người.

“Phật độ người hữu duyên” có thể hiểu Phật độ người như thế nào!


Tác giả: Theo Secretchina | Dịch giả: Tâm Nguyễn



(ảnh minh họa: wikimedia commons)

Một vị tín đồ thành kính và sùng bái đạo đang lúc gặp phải một trận lũ lụt, bèn leo lên trên mái nhà lánh nạn. Tuy nhiên đại hồng thủy cứ dần dâng cao mênh mông, xem chừng nước đã muốn ngập chạm đến bàn chân, tín đồ vội vàng hướng Phật cầu cứu và khấn rằng : “Phật Tổ đại từ đại bi xin hãy nhanh đến cứu con đi ạ!”

Không lâu sau đơn độc một chiếc thuyền gỗ lướt tới, người trên thuyền muốn cứu tín đồ, nhưng anh ta lại nói: “Ta không gọi ngươi đến cứu, Phật Tổ sẽ tới cứu ta.”

Và người kia lại một mình với chiếc thuyền gỗ rời đi. song nước lớn vẫn đang không ngừng tiếp tục dâng cao, rất nhanh đã cao tới lưng chừng đùi của vị tín đồ. Tín đồ mười phần lo lắng cả mười, lập tức hướng về Phật tổ mà phát tâm cầu cứu.

Khi này lại chèo tới một chiếc thuyền, người trên thuyền hướng dẫn tín đồ những yêu cầu sao cho lên thuyền được an toàn, anh ta không những đã cự tuyệt, lại còn nói rằng: “Ta không muốn (thích) chiếc thuyền này, Phật Tổ sẽ đến cứu ta.” Và thế rồi chiếc thuyền đơn độc kia cũng đã rời đi bỏ lại tín đồ phía xa xa.


Chẳng mấy chốc nước đã dâng cao ngập đến ngực, tín đồ tiếp tục hướng về Phật Tổ khẩn cầu bật to ra thành tiếng trong lo lắng. Nước lũ thuận theo hồng thủy vẫn cứ không dừng dâng nhanh, tín đồ thở dài trong tâm trạng than thở, vô vọng.

Chính ngay lúc ấy, một vị thiền sư với dáng chèo thuyền cấp bách vội đến cứu được anh ta. Vị tín đồ được cứu nói với thiền sư trong tâm trạng giận dỗi đầy oán trách: “Ta đối với Phật đã thành kính như thế, nhưng Phật Tổ lại không tới cứu giúp khi ta đang gặp nạn.”

Vị thiền sư trầm lắng nói một cách thâm sâu: “Người thật sự đã trách oan Phật rồi. Phật đã mấy lần hóa tác cho thuyền đến cứu người, người lại chưa hài lòng hết chê thế này thế kia, đã cự tuyệt rồi bỏ qua hết lần này đến lần khác, xem ra Phật và người vô duyên (không có duyên) rồi.”

Đạo Phật thuyết rằng: “ Độ người hữu duyên”, Phật từ bi vô ngã, đã cho thuyền lành vượt trong lũ lớn và thoát khỏi đảo lộn lật úp, đã vì phật tính của tất cả chúng sinh là bình đẳng, hữu tình mà chỉ thị dậy bảo cụ thể cho hết thảy tất cả các bản tính khác. Căn cứ vào căn tính khác nhau của chúng sinh, mà khai mở mọi ngả mọi nẻo hết thảy các phương tiện rộng lớn trong thế gian. Nguyên cơ giảng Pháp, là để lần lần hướng người ta sang đường thiện. Người thành tâm kiên chí, noi theo chỉ thị của Phật dăn dạy sẽ dần thoát ly khỏi bể khổ. Không cố gắng kiên chí và thành tâm thì vĩnh viễn không thoát ly nổi bể khổ. Cho nên nói: Điều gọi là Phật độ ấy kỳ thực là những gì chúng sinh chiểu theo Phật Pháp chỉ thị để tự ngộ, tự độ, tự cứu lấy mình mà thôi!

Có một vị tín đồ nọ đứng dưới mái hiên tránh mưa, nhìn thấy một vị thiền sư cầm chiếc ô đi ngang qua, liền gọi lớn: “Thiền sư, xin người hãy phổ độ chúng sinh ạ! Cho tôi đi nhờ một đoạn có được không?”

Vị Thiền sư thấy vậy mới nói: “Ta đang đi ở trong mưa, còn người ở dưới mái hiên, dưới mái hiên không hề mưa ướt, người không cần ta độ giúp?”

Vị tín đồ bèn lập tức bước ra khỏi mái hiên, đứng dưới trời mưa và nói: “Hiện tại tôi cũng ở trong mưa, nên giúp đỡ tôi được chưa?”

Vị Thiền sư: “Người cũng ở dưới mưa, ta cũng ở dưới mưa, ta không bị mưa thấm ướt, bởi vì có chiếc ô; người bị mưa thấm ướt, vì không có chiếc ô. Cho nên không phải ta độ được người, mà là chiếc ô độ giúp ta. Người muốn được độ, không cần tìm ta, tự đi mà tìm một chiếc ô!”

Trong chuyện này vị thiền sư không bằng lòng chia chung ô, đây là đại từ bi của thiền sư — Con người muốn được cứu độ không thể mong vào người khác chỉ bảo mà còn nên cần phải dựa vào chính mình.

Tự mình có chiếc ô, mới có thể khiến mưa không thấm ướt, đạo lý cũng vậy, tự mình có chân như Phật tính, tự nhiên cũng sẽ trở thành tuy ở phàm trần mà không có chỗ nào để bụi nhơ bám lên được!

Công tác trợ giúp nạn nhân bom mìn hiện nay: Thực trạng và định hướng



Tình hình nạn nhân bom mìn ở Việt Nam

Theo ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh ở nước ta khoảng 800 nghìn tấn, làm ô nhiễm trên 20% diện tích đất đai toàn quốc. Từ năm 1975 đến năm 2015, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương, trong đó phần lớn là người lao động chính trong gia đình và trẻ em. Chỉ tính riêng một số tỉnh miền Trung, gồm Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi, đã có trên 22.800 nạn nhân do bom mìn, trong đó, 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.


Trước thực trạng ô nhiễm bon mìn ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom mìn, bao gồm rà phá bom mìn, trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng và tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân. Những việc này đã và đang được các bộ, ngành và các địa phương triển khai tích cực. Đặc biệt, công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng.


Những dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bom mìn gồm: chỉnh hình, phục hồi chức năng; tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, vật lý trị liệu, điều trị qua lao động, công tác xã hội;…


Kết quả trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2010 - 2015


Xây dựng khuôn khổ pháp lý trợ giúp nạn nhân bom mìn lồng ghép với chính sách trợ giúp người khuyết tật


Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác trợ giúp nạn nhân bom mìn và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định khuôn khổ pháp lý trợ giúp nạn nhân bom mìn lồng ghép với chính sách trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó phải kể đến Bộ Luật Lao động; Luật Người khuyết tật; Quyết định số 1019/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020; Quy định số 504/QĐ-TTg, ngày 21-4-2010, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025” với mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn, giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.


Cũng trong năm 2010, ngày 22-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 238/QĐ-TTg, về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn chiến tranh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 504) và Quyết định số 501 về việc thành lập Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 504.


Ngày 04-3-2014, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg, về việc thành lập Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Natioanal Mine Action Centre - VNMAC). Trung tâm có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, giám sát chất lượng, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 504 để báo cáo Chính phủ.


Đến ngày 10-3-2014, Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ra đời theo Quyết định số 356/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ tự nguyện vật chất, tài chính thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam, hỗ trợ bảo đảm an toàn đời sống, sinh hoạt cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống.


Căn cứ quy định tại các Nghị định của Chính phủ, nạn nhân bom mìn là trẻ em, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được hưởng chế độ trợ giúp xã hội.

Những đối tượng được hưởng trợ cấp hằng tháng gồm: Trẻ em, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc nạn nhân bom mìn là người khuyết tật; trường hợp gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc nạn nhân bom mìn là người khuyết tật đặc biệt nặng. Các nạn nhân bom mìn là người khuyết tật đặc biệt nặng, không có khả năng chăm sóc ở cộng đồng, không có người nuôi dưỡng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội. Ngoài ra, nạn nhân bom mìn là đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế; được tạo việc làm, ổn định cuộc sống, khi chết được hỗ trợ phí mai táng; các đối tượng đang học văn hóa, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật; trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời thường (đối với đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội).


Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn


Để tăng hiệu quả, chất lượng trợ giúp các đối tượng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ đã hướng dẫn các địa phương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các mô hình trung tâm công tác xã hội; phối hợp với Bộ Tài chính hỗ trợ cho trên 30 tỉnh, thành phố xây dựng mô hình trung tâm công tác xã hội, nâng tổng số cơ sở có liên quan cung cấp dịch vụ công tác xã hội là 432 cơ sở, tổng số cán bộ, nhân viên công tác xã hội hiện đang làm việc tại các cơ sở liên quan cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Đến nay, rất nhiều mô hình trung tâm công tác xã hội đã vận hành rất hiệu quả, như Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bến Tre, Long An, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh,… Các trung tâm này cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho hàng nghìn lượt đối tượng, trong đó có nạn nhân bom mìn.


Trên cơ sở hoạt động hiệu quả của mô hình Trung tâm công tác xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT/BNV-BLĐTBXH, ngày 10-6-2013, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm công tác xã hội để hướng dẫn cấp huyện, các tỉnh, thành phố thành lập trung tâm công tác xã hội. Các tỉnh, thành phố đang từng bước chuyển đổi hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội sang hoạt động theo mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với các đối tượng cần trợ giúp xã hội bao gồm nạn nhân bom mìn.


Bên cạnh đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng mô hình chăm sóc, hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật và nạn nhân bom mìn tại một số tỉnh, thành phố, như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hưng Yên, Quảng Trị, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Bộ cũng phát triển các mạng lưới các bệnh viện và trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng gồm các bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng. Các trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật, các trạm y tế cấp xã góp phần quan trọng về tư vấn, sơ cấp cứu; lắp đặt chân, tay giả cho nạn nhân bom mìn; tiếp nhận, quản lý và phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn, tổ chức các hoạt động lao động sản xuất, văn hóa - thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của đối tượng.


Về phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên biệt và hòa nhập, đến nay cả nước hiện có 107 cơ cở giáo dục chuyên biệt và 2.500 trường phổ thông tiến hành giáo dục hòa nhập, 4 trường Đại học Sư phạm mở mã ngành sư phạm giáo dục đặc biệt và 3 trường Cao đẳng Sư phạm thành lập khoa giáo dục đặc biệt. Các cơ sở này đang đào tạo giáo viên trình độ Cử nhân và Cao đẳng Sư phạm tật học. Ngoài ra, hơn 700 giáo viên được đào tạo trình độ Cao đẳng về giáo dục hòa nhập và hơn 10.000 giáo viên mầm non và tiểu học được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập cho các loại trẻ khuyết tật, nạn nhân bom mìn khác nhau. Hệ thống giáo dục này đã đưa được 269 nghìn em trong khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật, nạn nhân bom mìn ở độ tuổi đi học đến trường, chiếm 24,22%.


Phát triển mạng lưới cộng tác viên xã hội ở cộng đồng


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã/phường, quy định nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể và các yêu cầu và trình độ, năng lực của cộng tác viên công tác xã hội. Đến nay, đã có 21 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thành lập mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội với tổng số 8.784 cộng tác viên. Một số tỉnh, thành phố, như Quảng Ninh, Long An, Bến Tre, Đà Nẵng, Thừa - Thiên Huế, An Giang, Khánh Hòa, Phú Yên đã bước đầu hình thành mạng lưới cộng tác viên và nhân viên công tác xã hội, góp phần trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có nạn nhân bom mìn tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.


Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các bộ, ngành cùng hỗ trợ các trung tâm công tác xã hội xây dựng mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội; cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương bao gồm cả nạn nhân bom mìn tại cộng đồng; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội thông qua các khóa tập huấn kỹ thuật vận hành mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tập huấn quy trình về quản lý ca/quản lý trường hợp; quy trình phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; tập huấn về quy trình quản lý trường hợp người khuyết tật;….


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ xây dựng, hình thành Hiệp hội dạy nghề và nghề công tác xã hội và phát triển mạng lưới hiệp hội tại Việt Nam; ban hành quy chế hoạt động của Hội nghề công tác xã hội. Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam ra đời là một bước phát triển quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên hợp tác, liên kết, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển nghề công tác xã hội. Hiệp hội này cũng với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ em mồ côi, Hội Người mù, Hội Phụ nữ, Hội Bảo trợ quyền trẻ em tổ chức các diễn đàn nghề nghiệp của cán bộ xã hội để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động về nghề nghiệp, chuyên môn và các hoạt động khác; trợ giúp và bảo vệ quyền của người khuyết tật và nạn nhân bom mìn.


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư khảo sát, đánh giá hiện trạng các công trình trạm y tế xã tại 23 xã thuộc 13 tỉnh/thành phố bị ô nhiễm bom mìn gồm: Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đăk Nông, Hưng Yên, Bình Phước, Bình Định.


Trên cơ sở kết quả khảo sát, Bộ đã phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn 10 tỉnh, thành phố (gồm Đăk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa - Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang và Hưng Yên) đầu tư, nâng cấp, thí điểm 10 trạm y tế cấp xã để hỗ trợ nạn nhân bom mìn phục hồi chức năng.


Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên y tế và cộng tác viên công tác xã hội tại các địa bàn có dự án thí điểm mô hình trạm y tế cấp xã trợ giúp nạn nhân bom mìn phục hồi chức năng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức biên soạn lại và in ấn tài liệu về phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn dựa vào cộng đồng; tổ chức các lớp tập huấn tại các tỉnh/thành phố có mô hình trạm y tế cấp xã trợ giúp nạn nhân bom mìn phục hồi chức năng.


Thí điểm mô hình trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng; xây dựng dự án thí điểm trung tâm y tế cấp xã hỗ trợ nạn nhân bom mìn phục hồi chức năng


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thí điểm Mô hình “trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng tại một số tỉnh, thành phố”. Mô hình tập trung vào các hoạt động: phát hiện, can thiệp để phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng; dạy nghề gắn với tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn; trợ giúp nạn nhân bom mìn học nghề tìm việc làm tại gia đình và nơi cư trú; hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng.


Bộ cũng chủ trì, phối hợp Vụ Quốc phòng - An ninh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số đơn vị liên quan tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện mô hình dự án thí điểm trạm y tế cấp xã và tình hình thực hiện các chính sách liên quan hỗ trợ nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng tại các tỉnh/thành phố.


Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng các công trình trạm y tế xã tại 23 xã thuộc 13 tỉnh/thành phố bị ô nhiễm bom mìn gồm: Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đăk Nông, Hưng Yên, Bình Phước, Bình Định. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Bộ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn 10 tỉnh, thành phố (gồm Đăk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa - Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang và Hưng Yên), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quyết định đầu tư, nâng cấp, thí điểm 10 trạm y tế cấp xã để hỗ trợ nạn nhân bom mìn phục hồi chức năng.


Bộ tăng cường phối hợp các đơn vị liên quan, như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính,…; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Cơ quan Phụ nữ của Liên hợp quốc và các đại sứ quán Mỹ, Anh, Đức,… nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh và xây dựng kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác quốc tế để hỗ trợ nạn nhân bom mìn.


Bên cạnh những kết quả, các chương trình và dịch vụ trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đa số nạn nhân bom mìn vẫn chưa có mô hình tiếp cận mang tính toàn diện. Trong hầu hết các lĩnh vực, hệ thống dịch vụ phục hồi chức năng và trợ giúp cho nạn nhân bom mìn còn hạn chế; thiếu kỹ năng đánh giá về các nhu cầu của nhóm đối tượng là nạn nhân bom mìn; thiếu các kỹ năng, phương pháp phục hồi chức năng thích hợp; thiếu sự hợp tác liên ngành, quy trình chuẩn về phục hồi chức năng và trợ giúp cho nạn nhân bom mìn. Ngoài ra, các dịch vụ phục hồi chức năng và trợ giúp cho nạn nhân bom mìn vẫn trong tình trạng thiếu nguồn lực thực hiện.


Ngoài ra, vẫn chưa có các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp tại cộng đồng, các trung tâm hiện nay mới chỉ cung cấp, hỗ trợ phần nào dịch vụ công tác xã hội cho nạn nhân bom mìn; chưa đáp ứng hết được các nhu cầu của nạn nhân bom mìn và chất lượng dịch vụ thấp. Đa số nạn nhân bom mìn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, thu nhập thấp, không có nghề nghiệp ổn định, cơ hội tiếp cận việc làm và sản xuất kinh doanh còn hạn chế.


Tăng cường hoạt động trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020

Nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân bom mìn, tạo điều kiện cho nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng, ổn định và tự vươn lên trong cuộc sống, đồng thời phát triển các dịch vụ phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội đối với nạn nhân bom mìn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tăng cường năng lực cho địa phương trong công tác trợ giúp nạn nhân bom mìn, như hỗ trợ thiết lập, vận hành đường dây tư vấn trợ giúp nạn nhân bom mìn tại tối thiểu 10 trung tâm công tác xã hội; tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội (tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, quản lý trường hợp); hỗ trợ trang thiết bị (đường dây tư vấn, máy tính, ca-bin); củng cố, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất và quy mô trợ giúp và phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn tại tối thiểu 2 bệnh viện hoặc trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng khu vực miền Trung và miền Bắc.


Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng, như hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp với năng lực, đặc điểm thể chất và nhu cầu của thị trường lao động, tìm việc làm cho nạn nhân bom mìn tại nơi cư trú sau khi họ đã tốt nghiệp khóa học; hỗ trợ mô hình sinh kế cho nạn nhân bom mìn và gia đình bằng cách hỗ trợ phương tiện, vốn để sản xuất, kinh doanh,… tại địa bàn bị ô nhiễm bom mìn nặng.


Song song với đó, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cần phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội và phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp cho nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng./.

Linh Chi

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Về sự đọc



Roland Barthes

Đọc là gì? Đọc như thế nào? Tại sao đọc? 

Đối với sự đọc, tôi đang ở trong một tình trạng bối rối về lý thuyết: tôi không có lý thuyết nào về sự đọc, vì thế trước mắt, lý thuyết về sự đọc dần dần sẽ được phác thảo ra. Đôi khi, tôi bối rối đến mức hồ nghi, nghĩa là tôi không biết có cần phải có một lý thuyết về sự đọc hay không, tôi không biết sự đọc về mặt cấu tạo có phải là cái phạm vi số nhiều[1] bao gồm những cách đọc phân tán, những kết quả không thể quy giản hay không, và do đó, tôi cũng không biết có phải bản thân sự đọc của sự đọc, tức sự Siêu đọc, không gì khác hơn là một mảnh vỡ của tư tưởng, của sự sợ hãi, của lòng ham muốn,của sự khoái lạc, của sự đè nén – tùy theo hoàn cảnh – tuồng như là hình ảnh nhiều cuộc hội thảo[2] khác nhau cùng tạo nên hội nghị này, hay không.

Tôi sẽ không tìm cách giảm bớt đi sự bối rối đó (hơn nữa tôi cũng không có phương tiện gì để làm việc này), mà tôi chỉ tìm cách định vị nó, tìm cách hiểu cho được sự tràn ngập mà khái niệm đọc trong tôi rõ ràng là đối tượng của nó. Nhưng bắt đầu từ đâu? Có lẽ từ cái khái niệm cho phép ngôn ngữ học hiện đại khởi động: sự quan yếu.



1. Sự quan yếu

Sự quan yếu – ít ra trong ngôn ngữ học, đó là quan điểm mà từ đó người ta chọn lựa cách nhìn, cách tra vấn, phân tích một tập hợp hỗn tạp như là hoạt động ngôn ngữ. Chỉ khi nào người ta quyết định nhìn hoạt động ngôn ngữ theo quan điểm ý nghĩa thì chỉ với quan điểm đó, Saussure mới thôi dậm chân tại chỗ, không còn hốt hoảng nữa, để có thể xây dựng nền móng cho ngôn ngữ học hiện đại. Bằng cách quyết định chỉ xem xét âm thanh theo sự quan yếu duy nhất về nghĩa, Troubetskoï và Jakobson mới làm cho âm vị học có thể phát triển được. Chỉ khi không điếm xỉa đến những nhận xét khác có thể có để chấp nhận việc chỉ nhìn thấy trong hàng trăm truyện cổ dân gian những tình huống và các vai nhân vật ổn định, có tính hồi quy, tóm lại là chỉ nhìn thấy những hình thức thôi, Propp mới tạo nên lý thuyết Phân tích truyện kể.

Như vậy, nếu chúng ta có thể quyết định được sự quan yếu mà nhờ đó, chúng ta tra vấn sự đọc, chúng ta mới hy vọng dần dần phát triển một ngành ngôn ngữ học hay ký hiệu học, hay chỉ đơn giản (để chúng ta không bị lúng túng vì nợ nần) là lý thuyết Phân tích sự đọc, phân tích về anagnôsis [3], về sự đọc hiểu, tức là lý thuyết Đọc hiểu. Điều đó tại sao không?

Nhưng tiếc thay, sự đọc vẫn chưa gặp được Propp hay Saussure của mình. Chúng ta đã không – ít ra là chưa tìm thấy sự quan yếu mong muốn đó, tức là cái hình ảnh về sự giảm nhẹ gánh nặng của nhà bác học vì những quan yếu ngày xưa không còn thích hợp với sự đọc, hay ít ra, sự đọc ngày nay đã vượt qua những quan yếu cũ kỹ đó rồi.

1. Trong phạm vi đọc, không có sự quan yếu về đối tượng: động từ đọc dường như có tính ngoại động nhiều hơn động từ nói, nó có thể bị bão hòa, bị xúc tác bởi hàng ngàn bổ ngữ đối tượng: tôi đọc sách, đọc [4]hình ảnh, đọc [5]thành phố, đọc [6] chân dung, đọc [7]cử chỉ, đọc vở kich, v.v. Những bổ ngữ này đa dạng đến nỗi tôi không thể thống hợp chúng trong bất cứ một phạm trù nội dung lẫn hình thức nào. Tôi chỉ có thể tìm thấy ở chúng một sự thống nhất có tính chủ ý: đối tượng mà tôi đọc chỉ được tạo nên nhờ vào chủ ý đọc của tôi, đơn giản chỉ vì đọc, legendum, thuộc về hiện tượng luận chứ không phải ký hiệu học.

2. Trong phạm vi sự đọc, điều quan trọng hơn là không hề có sự quan yếu của các cấp độ, không hề có khả năng miêu tả các cấp độ đọc, bởi vì không hề có khả năng kết thúc cái danh sách các cấp độ đó. Có thể có một cội nguồn của sự đọc hình họa, đó là việc học các con chữ, các từ được viết ra. Nhưng một mặt, có những sự đọc mà không cần học chữ (đọc hình ảnh) – ít ra là không cần học chuyên môn, nếu không phải là học văn hóa, và mặt khác, khi đã thụ đắc được ngón nghề (technè) này, người ta không biết đến đâu thì độ sâu và sự lan truyền của sự đọc ngừng lại. Phải chăng là khi nắm được ý nghĩa? Nhưng mà ý nghĩa nào? Nghĩa biểu vật hay nghĩa liên hội? Đó là những hiện tượng nhân tạo mà tôi gọi là những hiện tượng đạo đức (éthiques), bởi vì nghĩa biểu vật có chiều hướng được xem như là cái đơn nghĩa, nghĩa thật, nó tạo thành quy luật (có bao nhiêu người chết vì một nghĩa nào đó?), còn nghĩa liên hội thì cho phép (đó là lợi ích đạo đức của nó) đặt ra luật lệ cho cái đa nghĩa và hứa hẹn giải phóng sự đọc. Nhưng giải phóng đến đâu? Đến vô cùng: vì không có ràng buộc về mặt cấu trúc nào đóng lại sự đọc. Tôi cũng có thể đẩy lùi đến vô tận những giới hạn của cái có thể đọc, có thể quyết định rằng mọi cái cuối cùng đều có thể đọc được (có lẽ điều này chắc là khó đọc), mà cũng có thể ngược lại, tôi cho rằng tận cùng của mọi văn bản, nếu cái đọc được đã được hiểu hết thì vẫn còn có cái không thể đọc được. Sự biết- đọc có thể bị hạn chế, bị kiểm chứng ngay từ giai đoạn mở đầu, nhưng nó sẽ nhanh chóng trở thành cái vô cùng, không quy tắc, không cấp độ và không kết thúc.

Có thể chúng ta nghĩ rằng vì thiếu bậc thiên tài nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự khó khăn trong việc tìm thấy một sự quan yếu làm nền tảng cho một lý thuyết Phân tích mạch lạc của sự đọc. Nhưng chúng ta cũng có thể cho rằng sự không quan yếu gần như là tính chất bẩm sinh của sự đọc, bởi vì có cái gì đó rất hợp lệ làm rối tung việc phân tích các đối tượng và các cấp độ đọc và làm cho mọi chuyện trở nên thất bại, không chỉ tất cả nghiên cứu về tính quan yếu trong lý thuyết Phân tích sự đọc mà còn có thể là bản thân cái khái niệm quan yếu (bởi vì cuộc phiêu lưu này dường như cũng xảy ra đối với ngôn ngữ học và tự sự học). Tôi tin có thể gọi tên (một cách hoàn toàn sáo rỗng) cái gì đó chính là sự Ham muốn. Chính vì mọi sự đọc đều bị sự Ham muốn (hay sự Chán ghét) thâm nhập, nên lý thuyết Đọc hiểu khó lòng, có lẽ là không thể hình thành được – cho dù lý thuyết này từng có cơ hội trở thành sự thật ở nơi mà chúng ta không mong đợi, hay ít ra không đúng vào cái nơi ta mong đợi. Theo truyền thống – gần đây –chúng ta mong đợi nó có liên quan đến cấu trúc; và chúng ta phần nào đã có lý: mọi sự đọc đều diễn ra trong một cấu trúc (cho dù đa dạng và có tính mở) chứ không phải trong cái không gian mạo xưng là tự do của sự ngẫu nhiên cũng mang tính mạo xưng nốt: không có sự đọc “tự nhiên”, “hoang dã” mà chỉ có sự đọc vượt qua cấu trúc: nó phục tùng cấu trúc, nó cần đến cấu trúc, nó tôn trọng cấu trúc, nhưng lại làm cho cấu trúc hư hỏng. Sự đọc, đó chính là cái động tác của cơ thể (bởi vì hiển nhiên là người ta đọc với thân xác của mình)mà cùng một động tác, nó vừa đề cao, vừa phá hỏng trật tự của nó: đó là cái phần phụ hư hỏng nằm ở bên trong.



2. Sự dồn nén



Đúng ra, tôi không tự hỏi về những biến đổi của sự ham muốn đọc; đặc biệt, tôi không thể trả lời câu hỏi khó chịu này: tại sao ngày nay người Pháp không muốn đọc? Tại sao có khoảng năm mươi phần trăm trong số đó không đọc? Điều có thể giữ chúng ta lại trong một lát, đó là cái dấu vết của sự ham muốn – hay sự không ham muốn – nằm ở bên trong sự đọc, trong chừng mực sự ham muốn đọc đã được thừa nhận rồi. Và trước hết là những dồn nén sự đọc mà theo ý tôi, chúng có hai loại.

Loại thứ nhất là kết quả của những hạn lệ có tính xã hội hay đã được nội tâm hóa bởi hàng ngàn cuộc chạy tiếp sức, chúng làm cho sự đọc trở thành một nghĩa vụ trong đó, chính bản thân hành động đọc được xác định bởi một quy luật: hành động đọc, hay đúng hơn, nếu có thể nói như vậy, hành động đã đọc, tức là cái dấu vết hầu như có tính nghi thức của một sự khai tâm. Do đó, tôi không muốn nói đến những sự đọc “công cụ” vốn cần thiết cho việc thủ đắc một kiến thức, một kỹ thuật mà theo đó, động tác đọc biến mất dưới hành động học tập. Tôi muốn nói đến những sự đọc “tự do”nhưng đã hoàn tất: sự cần phải đọc qua (Công chúa xứ Clèves[8], Phản Oedip[9], chẳng hạn). Từ đâu mà có quy luật này? Từ nhiều trường hợp khác nhau, trong đó mỗi trường hợp được làm căn cứ cho một giá trị, cho một ý thức hệ. Đối với người chiến sĩ tiền phong, cần phải đọc qua Bataille, Artaud. Trong một thời gian dài, khi sự đọc còn mang tính chất tinh hoa một cách nghiêm ngặt thì đã từng có những nghĩa vụ đọc phổ thông. Tôi cho rằng việc đào xới các giá trị nhân văn đã chấm dứt những nghĩa vụ đọc đó và thay vào đó là những nghĩa vụ riêng biệt, gắn với “vai trò” mà chủ thể tự nhận biết được trong xã hội ngày nay. Quy luật đọc không đến từ sự vĩnh cữu văn hóa mà từ một sự kiện kỳ lạ hay ít ra là còn bí ẩn, nằm ở giữa Lịch sử (Histoire) và Thời thượng (Mode). Điều tôi muốn nói là có những quy luật của cộng đồng, những quy luật vĩ mô cần phải có quyền tự giải phóng. Nói cách khác, sự tự do đọc, dù ta phải trả bất cứ giá nào, cũnglà sự tự do không đọc. Ai mà biết được phải chăng một vài sự vật sẽ không bị biến dạng, ai mà biết được phải chăng một số sự vật quan trọng sẽ không xảy ra (trong lao động, trong câu chuyện của chủ thể lịch sử) không phải vì hậu quả của sự đọc mà vì tác động của sự quên đọc: phải chăng người ta có thể gọi đó là sự tự do quá trớn của hành động đọc? Nói cách khác, trong sự đọc, sự Ham muốn dù đáng giá với những thiết chế, vẫn không thể tách ra khỏi tính phủ định mang tính chất xung lực của chính nó.

Loại dồn nén thứ hai có lẽ là sự dồn nén của Thư viện. Tất nhiên, vấn đề không phải là nghi ngờ thiết chế thư viện và không quan tâm đến sự phát triển tất yếu của nó. Đơn giản, vấn đề ở đây chỉ là nhận biết cái dấu vết dồn nén ở bên trong nét đặc trưng cơ bản và không thể thiếu của Thư viện công cộng (hay đơn gian là Thư viện tập thể): tính giả tạo của nó. Tự thân tính giả tạo không phải là con đường dồn nén (Tự nhiên không hề có người giải phóng của riêng nó). Nếu tính giả tạo của Thư viện ngăn cản sự Ham muốn đọc, đó là vì hai lý do.

1. Về mặt cương vị xã hội, dù kích thước như thế nào đi nữa thì Thư viện vẫn là vô cùng, trong chừng hạn nó luôn luôn (cho dù nó được nhận thức như vậy) vừa ở bên này vừa ở bên kia sự yêu cầu: cuốn sách mong muốn thì có xu hướng không có ở đó, trong khi đó, người ta lại đề nghị cho bạn một cuốn sách khác. Nghĩa là Thư viện là không gian của những cái thay thế sự ham muốn. Trước cuộc phiêu lưu của hành động đọc, nó là cái có thật ở chỗ nó nhắc nhở sự Ham muốn phải trật tự: Bao giờ nó cũng vừa quá lớn, vừa quá nhỏ, cho nên về cơ bản, nó không phù hợp với sự Ham muốn. Muốn giải thoát niềm vui thú, thỏa mãn ra khỏi Thư viện, chủ thể phải từ bỏ Trí tưởng tượng dạt dào của mình, phải tạo ra cho mình mặc cảm Oedip – cái mặc cảm không chỉ hình thành từ năm lên bốn tuổi mà hình thành từng ngày trong cuộc đời mà tôi muốn. Ở đây, chính sự thừa thãi sách vở mới là quy luật, là sự thiến.

2. Thư viện là khoảng không gian để người ta thăm viếng, nhưng không bao giờ là nơi người ta cư trú. Trong tiếng nói tất nhiên là hoàn thiện của chúng ta, cần phải có hai từ khác biệt: một từ dành cho sách của Thư viện và một từ dành cho sách tại gia (gạch dưới, đây là một ngữ đoạn tự trị chỉ cho một đối tượng đặc biệt) – một từ dành cho sách “mượn” – thường là qua một trung gian bàn giấy hay theo đơn (magistrale) và một từ dành cho sách bị tóm lấy, bị níu kéo,bị dụ dỗ, được lấy ra như thể nó từng là một thần vật; một từ dành cho loại sách-đối tượng của một món nợ (cần phải trả) và một từ dành cho cuốn sách-đối tượng của một ham muốn hay của một yêu cầu trực tiếp (không qua trung gian). Cái không gian tiết kiệm (không phải công cộng) ấy rút ra từ sách vở mọi chức năng dường như có tính xã hội, văn hóa, thiết chế (ngoại trừ trường hợp các cosy-corner[10] chứa các loại sách cặn bã). Chắc chắc, sách tại gia không phải là một mảnh ham muốn thuần khiết: nó (nói chung) phải thông qua một trung gian không hề sạch sẽ cho lắm: tiền. Nghĩa là người ta phải mua nó và do đó, không mua được những cái khác. Nhưng cho dù chúng là cái gì đi nữa thì bản thân tiền là một sự dồn nén – chứ không phải Thiết chế là sự dồn nén. Mua có thể là dồn nén, nhưng mượn chắc hẳn không phải như thế. Trong cái xã hội không tưởng của Fourier[11], sách vở hầu như không có giá trị gì cả, nhưng dù sao thì chúng cũng được chấp nhận nhờ trung gian của vài đồng xu. Chúng được che chở bởi một sự Tiêu dùng và nhờ đó mà sự Ham muốn vận hành được chức năng của nó: một cái gì đó đã được giải tỏa.

Chú thích :


[1]Tác giả dùng từ pluriel. Tính từ này ngoài nghĩa chỉ số nhiều ngữ pháp còn có một nghĩa phái sinh mà theo tự điển Larousse Multidico (bản điện tử) định nghĩa là: “Dont le contenu est formé d’éléments multiples, sous-jacents à un sens unique non repérable immédiatement : Lecture plurielle d’un texte”. (Tạm dịch: Có nội dung được cấu tạo bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng ngầm ẩn một ý nghĩa duy nhất không thể xác định trực tiếp được). Khó tìm thấy trong tiếng Việt một từ tương ứng với nội hàm này, do đó, chúng tôi tạm sử dụng từ số nhiều ở đây với nghĩa”có nhiều cách đọc khác nhau”.


[2] Tác giả dùng từ atelier. Ở đây không thể dịch là xưởng thợ, dù đây là nghĩa chính của nó. Chúng tôi chọn từ tiếng Anh tương đương với nó là workshop với nghĩa “hội thảo”.


[3] Trong nguyên tác, Barthes dùng hai từ là anagnose và anagnosologie. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là ana-gignôsco có nghĩa là “đọc-hiểu). Đây là lý thuyết chung về sự đọc, bắt nguồn từ ngôn ngữ học và ký hiệu học, được Barthes xem xét lại vào năm 1984 để đáp lại từ “lecturologie” của Kristeva (1969), nhằm thống nhất các trào lưu và tư tưởng rất phân tán trong sự đọc của sự đọc, hay nói cách khác trong sự “Siêu đọc (Métalecture). (dẫn lại theo nguồn: http://coursgabrielle.free.fr/metalangage/A.htm)


[4] Dịch theo nguyên tác nhưng cần hiểu động từ đọc ở đây có nghĩa là xem.


[5] Dịch theo nguyên tác nhưng cần hiểu động từ đọc ở đây có nghĩa là nhận ra.


[6] Dịch theo nguyên tác nhưng cần hiểu động từ đọc ở đây có nghĩa là đoán.


[7] Dịch theo nguyên tác nhưng cần hiểu động từ đọc ở đây có nghĩa là hiểu.


[8]La Pricesse de Clèves là một tiểu thuyết được Marie-Madeleine de là Fayette xuất bản ẩn danh vào năm 1678. Tiểu thuyết lấy khung cảnh cuộc sống ở triều đình Valois “trong những năm cai tri cuối cùng của Henri Second”, như người kể chuyện đã chỉ ra ở mấy dòng đầu của tác phẩm. Như thế có thể xác định đây là một tiểu thuyết lịch sử, cho dù dưới nhiều khía cạnh nó mở đầu cho truyền thống tiểu thuyết phân tích hiện đại.

Tiểu thuyết La Princesse de Clèves cũng cho thấy vai trò quan trọng của phụ nữ trong văn chương và trong đời sống văn hóa thế kỷe XVII được đánh dấu bởi trào lưu kiểu cách. Với tư cách là tiểu thuyết nền tảng, La Princesse de Clèves được xem như là một trong những khuôn mẫu văn chương đã gợi cảm hứng cho Balzac, Raymond Radiguet và kể cả Jean Cocteau. (Theo Wikipédia).


[9]L’Anti-Œdipe là tập 1 trong số 2 tập sách có nhan đề là Chủ nghĩa tư bản và chứng tâm thần phân liệt do hai nhà triết học và phân tâm học Gilles Deleuze và Félix Gauttari hợp tác viết.


[10] Tạm dịch: góc tiện lợi.


[11] Tức là Charles Fourier (1772-1837), triết gia Pháp theo phái xã hội chủ nghĩa không tưởng, nổi tiếng nhờ tạo ra thuật ngữ “nữ quyền” vào năm 1837, ông bênh vực cho quyền tự do xã hội và chính trị của phụ nữ.


3. Sự Ham muốn

Có Ham muốn gì trong sự đọc? Sự Ham muốn không thể gọi tên và (trái với Yêu cầu) không thể tự nói ra. Tuy nhiên, điều chắc hắn là có một thứ tình dục (érotisme) của sự đọc (trong sự đọc, ham muốn ở cùng với đối tượng của nó, đó là định nghĩa về tính dục). Về tình dục của sự đọc, có lẽ không có ngụ ngôn nào thuần khiết hơn là cái tình tiết trong cuốnĐi tìm thời gian đã mất trong đó, Proust cho ta thấy Người trần thuật trẻ tuổi ru rú trong các căn phòng ở Combray để đọc sách (để không nhìn thấy người bà của mình đau khổ khi nghe người ta đùa cợt bằng cách nói rằng chồng bà đi uống rượu cô-nhắc…):“Tôi nức nở khóc vừa leo lên chỗ cao nhất của ngôi nhà bên cạnh phòng nghiên cứu, nằm dưới nóc nhà, trong một căn phòng nhỏ ngát mùi hương cây đuôi diều, ở bên ngoài là cây lý đen dại mọc giữa những viên đá tường cũng tỏa hương, một nhành hoa của nó đang vắt ngang qua cánh cửa sổ hé mở. Căn phòng này vốn được dùng cho những việc vừa đặc biệt hơn vừa bình thường hơn, mà từ đây, người ta có thể nhìn ngắm cả ngày cho đến tận cái tháp phòng ngự Roussainville-le-Pin, từ lâu tôi đã dùng nó như là chỗ trú ẩn, chắc chắn bởi vì đó là căn phòng duy nhất mà người ta cho phép tôi khóa chặt cửa, cho phéptôi chiếm giữ để được yên tĩnh tuyệt đối để đọc, để mơ mộng, để khóc lóc và để khoái trá”.

Như vậy, sự đọc mong muốn dường như được đánh dấu bằng hai nét đặc trưng cơ bản. Bằng cách tự khép mình để đọc, làm cho sự đọc trở thành một trạng thái hoàn toàn tách biệt, lén lút, ở cái nơi mà toàn bộ thế giới bị gạt bỏ, người đọc – người hành động đọc – tự đồng nhất với hai chủ thể người khác – nhưng thực ra lại gần gũi với nhau – hai chủ thể người này đều ở trong tình trạng cũng đòi hỏi một sự tách biệtmãnh liệt, đó là chủ thể say mê và chủ thể thần bí. Đặc biệt là Thérèse d’Avila đã làm cho sự đọc trở thành cái thay thế cho bài điếu văn tinh thần. Còn chủ thể say mê, như chúng ta đã biết, được đánh dấu bằng một sự triệt thoái khỏi thực tại, nó tự truất quyền ra khỏi thế giới bên ngoài. Điều này khẳng định rằng chủ thể-người đọc là một chủ thể hoàn toàn bị gạt ra khỏi quyển sổ của Trí tưởng tượng. Mọi sự tiết kiệm vui thú của nó là ở chỗ chăm chút mối quan hệ tay đôi của nó đối với sách vở (tức là Hình ảnh), bằng cách tự đóng cửa để chỉ có hai người (người đọc với sách vở) với nhau, người đọc dán chặt vào sách, chúi mũi vào nó như thể đứa trẻ dính chặt vào người mẹ, như Người tình tựa vào gương mặt tình nhân. Căn phòng có mùi hương cây đuôi diều chính là cái hàng rào của Tấm gương, nơi đây đã làm nảy sinh sự hòa hợp thần thánh giữa chủ thể và Hình ảnh – tức là sách.

Nét đặc trưng thứ hai hình thành nên sự đọc mong muốn, chính là điều mà đoạn văn về căn phòng đọc sách trên đây đã nói với chúng ta một cách tường minh. Đặc trưng ấy như sau: bên trong sự đọc, tất cả mọi cảm xúc của thân xác đều bị trộn lẫn, bị cuộn tròn: sự mê hoặc, sự khiếm khuyết, sự đau khổ, sự khoái trá. Sự đọc sản sinh ra một thân xác đảo lộn, nhưngkhông bị chia cắt (vì nếu không như vậy thì sự đọc không thuộc về Trí tưởng tượng). Tuy nhiên, có cái gì đó bí ẩn hơn trong đoạn văn của Proust dành cho việc đọc và việc lý giải: sự đọc – sự khoái trá đọc – có một mối tương quan nào đó với giai đoạn hậu môn (analité)[1]. Đây là một phép hoán dụ liên kết sự đọc, chất cặn bã và – như chúng ta đã biết – tiền bạc với nhau.

Và bây giờ – nếu không rời khỏi căn phòng đọc sách – một câu hỏi đặt ra: có những khoái cảm đọc khác hay không? Có một loại hình học về những khoái cảm đó không? Đối với tôi, dường như ít ra cũng có 3 loại khoái cảm đọc, hay nói chính xác hơn, có ba con đường qua đó Hình ảnh đọc có thể hấp dẫn chủ thể đọc. Theo con đường thứ nhất, sự đọc có một mối tương quan mang tính bái vật đối với văn bản đọc. Nó thích thú với những từ, với một số từ, với một số sắp xếp từ nào đó. Trong văn bản, những bãi biển, những vùng đất biệt lập được vẽ nên với sự mê hoặc mà chủ thể-đọc bị nhấn chìm và mất hút trong đó. Đó là loại đọc ẩn dụ hay mang tính thi ca. Để thưởng thức khoái cảm này, có cần một trình độ văn hóa ngôn ngữ lâu dài hay không? Điều đó không chắc lắm, ngay cả đứa trẻ thơ lúc còn mới bập bẹ, cũng nhận biết tính kích dục của từ, một thói quen bằng miệng và âm thanh dành cho xung năng. Theo con đường thứ hai, đối lập với con đường thứ nhất, người đọc dù sao cũng bị kéo ra khỏi cuốn sách bởi một sức mạnh bao giờ cũng ít nhiều được ngụy trang, nó giống như sự hồi hộp. Cuốn sách dần dần bị gạt bỏ và niềm vui thú lại nằm trong sự xói mòn nóng vội và kích thích. Tất nhiên, vấn đề chính yếu ở đây là niềm khoái lạc mang tính hoán dụ của mọi trần thuật, mà không nên quên rằng bản thân sự hiểu biết hay tư tưởng có thể được kể ra và bị cơn hồi hộp khuất phục. Và vì khoái cảm này gắn bó một cách rõ ràng với sự giám sát cái đang diễn ra và với việc khám phá ra điều bị che giấu, cho nên người ta có thể giả định rằng nó có một mối tương quan nào đó với việc nghe một vở kịch nguyên gốc. Tôi muốn tạm đình chỉ, tôi không còn chờ đợi, đó là hình ảnh thuần khiết của sự hưởng thụ, ở chỗ nó không thuộc về sự thỏa mãn. Vả chăng, cần phải tra vấn ngược lại những ngăn chặn, những sự chán ngấy của sự đọc: tại sao ta không tiếp tục đọc nữa? Tại sao Bouvard khi quyết định quan tâm đến Triết học về Lịch sử lại không thể “đọc hết bài Discours nổi tiếng của Bossuet[2]? Đó là lỗi của Bouvard hay của Bossuet? Có hay không các cơ chế hấp dẫn phổ quát? Có hay không cái logic tính dục của Tự sự? Lý thuyết Phân tích cấu trúc ở đây cần phải đặt vấn đề về Khoái cảm, đối với tôi dường như kể từ nay, nó đã có phương tiện để làm việc đó. Cuối cùng, có cuộc phiêu lưu thứ ba của sự đọc (tôi gọi phiêu lưu là cái cách mà Khoái cảm đến với người đọc). Có thể nói, đó chính là cuộc phiêu lưu của Sự viết. Sự đọc là cái dẫn truyền sự Ham muốn viết (bây giờ đây, chúng ta chắc chắn rằng có một niềm vui thú đối với sự viết, mặc dù niềm vui thú ấy vẫn còn bí ẩn đối với chúng ta); hoàn toàn không phải chúng ta mong muốn viết như là tác giả mà việc đọc ông ta làm cho chúng ta vui thích; điều mà chúng ta mong muốn đó chẳng qua là cái ham muốn mà người viết đã có khi viết, hoặc là chúng ta mong muốn cái ham muốn mà tác giả đã có đối với người đọc khi anh ta viết; chúng ta mong muốn cái sự hãy yêu tôi vốn tồn tại trong mọi sự viết. Đó chính là điều mà nhà văn Roger Laporte đã nói rất rõ ràng: “Một sự đọc thuần khiết mà không đòi hỏi một sự viết khác nào, đối với tôi là cái gì đó khó hiểu… Đọc Proust, Blanchot, Kafka, Artaud không làm cho tôi thèm khát viết về những tác giả đó (tôi nói thêm, như họ) mà chẳng qua là thèm viết thôi.” Trong bối cảnh này, sự đọc thực sự là một hoạt động sản xuất, không phải sản xuất ra những hình ảnh nội tâm, những dự phóng, những ảo ảnh, mà theo đúng nghĩa, nó sản xuất ra lao động: sản phẩm (được tiêu thụ) bị đảo ngược thành hoạt động sản xuất, thành sự hứa hẹn, sự ham muốn sản xuất, và cái chuỗi ham muốn đó lại bắt đầu diễn ra. Mỗi sự đọc đối với sự viết mà nó sinh ra, có giá trị đến vô tận. Sự vui thú sản xuất phải chăng là mang tính tinh hoa chủ nghĩa, và chỉ dành cho những nhà văn ảo mà thôi? Trong xã hội của chúng ta, cái xã hội tiêu thụ chứ không phải sản xuất, cái xã hội đọc, xem và nghe chứ không phải là xã hội viết, nhìn ngắm và lắng nghe, tất cả được tạo ra để ngăn chặn câu trả lời: những người viết không chuyên bị phân tán, lén lút, bị nghiền nát bởi hàng nghìn câu thúc, thậm chí là ở bên trong.

Đó là vấn đề văn minh. Nhưng đối với tôi, tôi tin tưởng sâu sắc và bền vững rằng không bao giờ ta có thể giải phóng sự đọc nếu như đồng thời, ta không giải phóng sự viết.



4. Chủ thể


Trước khi có sự kiện lý thuyết Phân tích cấu trúc, người ta đã tranh luận rất nhiều về các quan điểm khác nhaumà trong đó một tác giả được đặt vào để kể một câu chuyện – hay đơn giản là phát ngôn một văn bản. Cách thức móc nối người đọc vào lý thuyết Tự sự hay nói rộng hơn, vào Thi pháp học, có lẽ là xem bản thân người đọc chiếm giữ một điểm nhìn (hay nhiều điểm nhìn kế tiếp). Nói cách khác, là đối xử người đọc như là một nhân vật, làm cho người đọc trở thành một trong số những nhân vật (cho dù không bắt buột là nhân vật được ưu đãi) của sự hư cấu và/hoặc của Văn bản. Điều này đã được chứng minh bằng bi kịch Hy Lạp: người đọc là nhân vật ở trên sân khấu (cho dù là bí mật), là người duy nhất nghe/hiểu[3] được điều mà mỗi nhân vật trong số các cặp đối thoại không nghe/ hiểu được; hành động nghe/hiểu của anh ta là hành động kép (và vì thế tiềm ẩn tính đa dạng). Nói cách khác, vị trí đặc thù của người đọc chính là trò thay chữ (paragramme[4]), giống như điều đã ám ảnh Saussure (nhà bác học này có trở nên điên khùng hay không khi mình hoàn toàn chỉ là người đọc hay không?): sự đọc “thực sự”, tức sự đọc thừa nhận sự khẳng định của mình, có lẽ là một sự đọc “điên loạn” không phải là vì nó khám phá ra những ý nghĩa đâu đâu (tức là những “điều trái với lẽ phải”), cũng không phải vì nó “mê sảng” mà ở chỗ nó xuyên thấu sự đa dạng đồng thời của các ý nghĩa, các điểm nhìn, các cấu trúc, như là một không gian trải rộng, nằm ở bên ngoài những luật lệ cấm chỉ sự mâu thuẫn (“Văn bản” là sự thừa nhận cái không gian đó).

Sự tưởng tượng của người đọc toàn bộ – nghĩa là người đọc hoàn toàn đa dạng, có tính chất của trò thay chữ – có lẽ có ích ở chỗ nó cho phép thoáng nhận ra điều mà ta có thể gọi là sự Nghịch lý của người đọc. Người đọc thường thừa nhận rằng đọc tức là giải mã những con chữ, những từ, những nghĩa, những cấu trúc. Điều đó là không thể chối cãi nhưng bằng cách tích lũy những điều đã giải mã, bởi vì sự đọc có quyền năng vô tận, bằng cách tháo dỡ cái khóa an toàn của ý nghĩa và không kiểm soát sự đọc (đây là cái thiên hướng về mặt cấu trúc của nó), người đọc bị nắm giữ trong một sự đảo lộn biện chứng. Cuối cùng, anh ta không giải mã mà anh ta đứng trên mã; anh ta không đọc hiểu mà anh ta sản xuất, anh chất các ngôn ngữ thành đống, anh ta để cho chúng đi qua bất tận, không mệt mỏi: anh ta chính là sự đi ngang qua ấy.

Hơn nữa, đó chính là cái tình huống của chủ thể người, ít ra như nhận thức luận phân tâm học cố sức để hiểu điều đó. Chủ thể không còn là cái chủ thể tư duy của triết học duy tâm, mà nó đi ra khỏi mọi sự thống nhất, rồi bị mất hút trong sự bất tri kép về cái vô thức và về ý thức hệ của mình để chỉ giữ lại cái vòng quay ngựa gỗ là các ngôn ngữ. Do đó, tôi muốn nói rằng người đọc đó chính là cái chủ thể toàn bộ, còn phạm vi đọc là cái phạm vi của tính chủ quan tuyệt đối (theo nghĩa duy vật mà cái từ duy tâm cũ kỹ từ nay có thể có được): mọi sự đọc có một chủ thể, nó chỉ bị tách ra khỏi chủ thể này bởi những trung gian hiếm hoi và nhỏ bé, đó là việc học chữ, học một số nghi thức tu từ học. Vượt qua rất nhanh những trung gian ấy, chủ thể được tìm thấy trong cái cấu trúc cá thể của riêng nó: hoặc thèm muốn, hoặc đồi bại, hoặc hoang tưởng, hoặc tưởng tượng, hoặc loạn thần kinh – và tất nhiên, nó cũng được tìm thấy trong cái cấu trúc lịch sử của nó: nó bị tha hóa bởi ý thức hệ, bởi tập quán của mã.

Nói như vậy là để chỉ ra rằng ta không thể hy vọng một cách hợp lý vào một Khoa học về sự đọc, vào một Tín hiệu học về sự đọc, trừ phi ta hiểu rằng một ngày kia – đây là sự mâu thuẫn trong từ ngữ – có thể có một Khoa học về sự Bất tận (Inépuisement), về sự Chuyển di vô hạn. Sự đọc, đó quả thật là cái năng lượng, cái hành động sẽ nắm bắt trong văn bản này, trong quyển sách này, “cái không để cho các phạm trù của Thi pháp học làm cạn kiệt”. Sự đọc tóm lại là sự mất mát to lớn thường trực màvì thế, cái cấu trúc – vốn được lý thuyết Phân tích cấu trúc miêu tả một cách kiên nhẫn và có ích – sẽ bị sụp đổ, bị rạn nứt, bị mất hút, y như là mọi hệ thống logic rốt cuộc không gì có thể khép lại – bằng cách giữ nguyên vẹn điều cần phải gọi là sự vận động của chủ thể và của lịch sử: sự đọc có lẽ là nơi màcấu trúc trở nên điên đảo.

Viết cho Hội nghị Viết ở Luchon, 1975.

In trong Le Francais aujourd’hui, 1976.

Lý Thơ Phúc dịch từ nguyên tác tiếng Pháp Sur la lecture in trong cuốn Le bruissement de la langue, Seuil, 1984, pp 37-48,của Roland Barthes. (24/10/2012)


Chú thích :

[1]Nguyên tác: Analité. Từ này được định nghĩa: “Caractère d’ensemble du stade anal” (Larousse Multidico) (Tính chất chung của giai đoạn hậu môn). Giai đoạn hậu môn là một thuật ngữ của Freud chi giai đoạn khoái cảm tình dục nằm giữa giai đoạn miệng và giai đoạn dương vật (trong khoảng 2-4 tuổi).


[2] Paris, Gallimant, “Bibl. de la Pléiade”, p. 819.


[3] Động từ entendre trong tiếng Pháp có hai nghĩa: nghe và hiểu. Có lẽ ở đây, R. Barthes dùng cả hai nghĩa này trong ngữ cảnh này.


[4] Từ paragramme theo các từ điển thông thường như Larousse, có nghĩa là một cách chơi chữ bằng cách dùng con chữ này để thay cho chữ khác, ở đây tạm dịch là lối/trò thay chữ. Trang web http://www.philo5.com/Textes-references/RhetoriqueDorne_135Definitions_070502.htm cung cấp một định nghĩa khác, rõ hơn: “Faute (volontaire ou non) d’orthographe ou de prononciation qui consiste à substituer une lettre ou un son à un autre : Ce type est un vrai casse-nouilles. [pourcasse-couilles]”. (lỗi chính tả hay lỗi phát âm (cố ý hay không) bằng cách thay thế một chữ hay một âm bằng một chữ hay âm khác, ví dụ casse-nouilles – casse-couilles)

Thủ tướng đề nghị dừng hình sự hóa vụ quán Xin chào



Tác giả: Thu Hằng

.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu cơ quan tư pháp dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán “Xin Chào”.

Trao đổi với VietNamNet, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu cơ quan tư pháp dừng ngay vụ việc chủ quán cà phê “Xin Chào” (ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) do chậm đăng ký kinh doanh nên bị khởi tố hình sự.

Ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán “Xin Chào” bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố do chậm làm đăng ký kinh doanh


“Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo cơ quan tư pháp trả lại hồ sơ, đồng thời làm rõ trách nhiệm, tiến hành kiểm điểm cá nhân, tập thể liên quan vụ việc và công khai cho nhân dân biết” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Sáng nay, tại cuộc họp báo của Công an TP.HCM, Phó giám đốc Công an TP, Thiếu tướng Phan Anh Minh cho hay: “Chúng tôi có căn cứ để khởi tố hình sự, khởi tố bị can trong vụ án liên quan ông Tấn”.

Hiện vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện Kiểm sát nhân dân.

Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng tham mưu công an TP.HCM, việc ông Tấn có tội hay không, tòa án sẽ phán quyết. “Công an có thể hơi nôn nóng, vội vàng… Nếu phát hiện vi phạm về tố tụng chúng tôi sẽ xử lý sau”, ông Quang cho hay.

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tam-diem/300625/thu-tuong-de-nghi-dung-hinh-su-hoa-vu-quan-xin-chao.html

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Đặc điểm của người hữu dụng




TIẾN THÀNH


Người hữu dụng là người có khả năng dùng được, có thể dùng được. Nhiều người không thông minh nhưng hữu dụng, vì họ tuân theo các nguyên tắc. Người hữu dụng lại có tài thì gọi là người đắc lực, nếu không thì họ cũng vẫn “tròn vai”.


Người hữu dụng duy trì sự ổn định, nhưng nếu muốn phát triển, phải cần đến người đắc lực. Hai đặc điểm lớn nhất của người đắc lực là 1. tổ chức công việc hiệu quả, và 2. giải quyết vấn đề khi gặp sự cố. Dưới đây là những đặc điểm của người đắc lực:

1. Nghiêm khắc với bản thân
Một trong những điều khó chịu nhất với người hữu dụng là không hiểu điều gì đó. Với những người này, điều khó chịu nhất là gặp thứ gì đó mà không hiểu. Tại sao lại thế? Bởi với những người đắc lực, mọi thứ đều dễ dàng. Ưu điểm của họ là tìm hiểu cách hoạt động của một hệ thống và tối ưu nó. Do vậy khi có thứ gì đó không hiểu được, họ sẽ cảm thấy rất tồi tệ và liên tục trách móc mình.

2. Cập nhật tin tức (nắm bắt thời cuộc)

Để là người đắc lực, phải hiểu rõ thời cuộc. Do đó, những người này luôn theo dõi và nắm bắt thế giới xung quanh. Nhu cầu thông tin với người đắc lực là tất yếu. Họ cần biết những gì đang xảy ra xung quanh mình. Họ cần biết mọi người đang nghĩ gì, và muốn gì.

3. Hay bị hiểu nhầm

Tất nhiên, người đắc lực phải là người thông minh. Người thông minh luôn có những suy nghĩ logic ở trong đầu, nên khi diễn giải, người khác khó hiểu ngay. Do đó họ hay bị hiểu nhầm.



Có thể sự hài hước của họ quá tinh tế làm người khác khó nhận ra. Có thể từ ngữ hoặc cách diễn giải của họ khác thông thường nên người khác khó hiểu. Người đắc lực (thông minh) thường hay phải giải thích suy nghĩ của mình với người khác.

4. Thích các trò chơi trí tuệ

Người đắc lực thông minh nên họ thích các trò chơi. Vì chơi là để tính toán, để thi thố và thử thách óc logic. Khi chơi họ phải tập trung suy nghĩ. Người thông minh luôn thích suy nghĩ, họ không thích đầu óc để không.

5. Là bạn của những người đắc lực khác

Người đắc lực có xu hướng muốn ở bên những người đắc lực khác. Vì họ hiểu mình, người người, hiểu đời nên có thể nhìn ra được những anh chàng vô dụng. Và họ hiểu là cách tốt nhất là tránh xa những anh chàng ấy.

Có thể trong giao thiệp họ vẫn giao lưu, kết nối… Nhưng khi vào thực việc, họ chỉ tìm những người đắc lực. Chí ít thì cũng phải hữu dụng. Những người có “chất” thể hiện ở ba điểm: sức khỏe, trí tuệ, tâm hồn.

6. Đặt kỳ vọng cao cho mình
Người đắc lực luôn kỳ vọng mình sẽ làm điều gì đó vĩ đại. Người đắc lực thường thông minh, nên ngay từ khi còn nhỏ, họ đã học và nghĩ về những điều khó hơn bình thường. Bởi thế, người đắc lực có xu hướng đặt ra cho mình những kế hoạch lớn trong tương lai.


Đánh giá một người có đắc lực hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như điểm mạnh hay điểm yếu của họ, rồi môi trường họ đang công tác, và tính chất công việc phù hợp với họ. Ta đều biết, không thể bắt cá leo cây hay mèo lội nước. Dê thì leo núi, còn khỉ thì leo cây.

Tổng hợp từ Dân Trí