Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Chử Đồng Tử – tác giả của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo.( Lão Tử là Chữ Đồng Tử)?



Trong truyền thuyết Việt nói đến Chử Đồng Tử sinh thời vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII, (Theo Truyền thuyết Hùng Vương – Thần Thoại Vĩnh Phú), nhà nghèo rất khổ sở . Tình cờ lấy công chúa Tiên Dung. Hai vợ chồng tự lập, Chử Đồng Tử đi ra biển, được truyền đạo. Khi về thuyết phục công chúa Tiên Dung cùng học đạo. Hai vợ chồng bỏ cơ nghiệp đi tu. Trên đường đi tìm thấy học đạo, gặp trời mưa, Chử Đồng Tử bèn lấy cậy gậy cắm xuống đất và đậy lên đầu gậy chiếc nón. Phút chốc hóa ra thành quách, cung điện, lâu đài, lập một cõi riêng của mình. Vua Hùng đem quân đến thì chỉ trong một đêm, toàn bộ thành quách, cung điện biến mất. Vùng đất của Chử Đồng Tử, Tiên Dung biến thành cái đầm và tương truyền chính là đầm Dạ trạch ở Hưng Yên ngày nay. Câu chuyện được người viết tóm tắt như vậy.
Chung ta đều biết rằng: Chử Đồng Tử chính là một trong Tứ Bất Tử trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng Việt. Bốn vị thánh bất tử trong văn hiến Việt, gồm:
1/ Tháng Gióng. Kỳ tích của Ngài là hiển linh chống giặc Ân cứu nước.
2/ Chử Đồng Tử. Kỳ tích của Ngài là người đầu tiên đắc đạo tu tiên ở Việt Nam.
3/ Tản Viên Sơn Thánh. Kỳ tích của Ngài là khuyên vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, để giữ gìn sinh lực của Việt tộc bảo vệ lưu truyền những giá trị căn bản của nền văn hiến Việt.
4/ Công chúa Liễu Hạnh. Kỳ tích của Bà là bảo vệ chân lý, ổn định xã hội.
Ở đây chúng ta bàn sâu về Thánh Chử Đồng Tử.

III. 1/ Về niên đại xuất hiện của Ngài Chử Đồng Tử.

Truyền thuyết ghi rõ vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII. Căn cứ theo Hùng Triều Ngọc Phả của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá ghi như sau:

“18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì – Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc”.
Như vậy, chúng ta thấy có điểm tương đồng về niên đại Ngài Chử Đồng Tử xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V, hoặc đầu thế kỷ thứ IV Trc CN. Đây là thời điểm tương đương với truyền thuyết về Lão Tử theo cổ thư chữ Hán.


III.2/ Về lai lịch xuất xứ

Theo Sử Ký thì Lão Tử xuất thân từ “làng Khổ, nước Sở”. Theo truyền thuyết Việt Nam thì Ngài Chử Đồng tử cũng rất “khổ sở”, đói rách, đến “cái khố không có mà mang”.

III.3/ Về nội dung liên quan đến Đạo giáo.

Ngài Chử Đồng Tử đắc đạo với tư cách là một đạo sĩ với quyền năng pháp thuật, đã tạo ra một cõi riêng của mình. Dấu ấn của Ngài là cây trượng và cái nón, chính là hình ảnh cây nêu của người Việt cổ còn lại đến ngày nay. Cõi riêng của Ngài ở đây chính là Đạo giáo, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt cổ ở Nam Dương Tử, cội nguồn của truyền thống lên đồng ở Nam Triều Tiên, Nhật Bản hiện nay và ở Việt Nam, những di sản còn lại chính là tín ngưỡng Ngũ phủ Công Đồng, 36 giá đồng và đạo thờ Tứ Phủ trong văn hóa truyền thống Việt. Truyền thống này không phổ biến ở Bắc Dương Tử cho đến ngày hôm nay. Trong các bản văn chữ Hán thì Lão Tử được tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, có một cõi riêng trên Thiên Đình và là Thượng Đẳng thần chỉ sau có Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hiện tượng này tương đương truyền thống văn hóa Việt coi Ngài Chử Đồng Tử là một trong bốn vị thần bất tử của người Việt. Vì Ngài đã tạo ra một tín ngưỡng cho Việt tộc, để giữ hồn Việt qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử.



III.4/ Hình tượng của Lão tử.





Trong truyền thuyết từ các bản văn chữ Hán thì Lão Tử cưỡi trâu.Đây là một sinh vật không hề có ở Bắc Dương Tử, chí ít nó cũng không phổ biến ở Bắc Dương Tử thời Xuân Thu Chiến quốc. Hình tượng Lão Tử cưỡi trâu xanh, phải chăng chính là một sự nhắc nhở về cội nguồn Việt tộc ở Nam Dương Tử?



III. 5/ Nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh.
Nếu bốn nội dung trên chỉ là những hiện tượng tương đồng và chưa cho chúng ta một chứng cứ chắc chắn về luận điểm xác định Lão Tử chính là Chử Đồng Tử, vị thánh bất tử của Việt tộc, thì chính nội dung cuốn Đạo Đức Kinh lại đầy đủ khả năng chứng tỏ điều này. Trong truyền thuyết về cội nguồn Việt tộc và chính thức trong cuốn Việt Sử lược, đã nói về thời đầu lập quốc của Việt tộc, là “chính sự dùng lối thắt nút” – thì – trong Đạo Đức Kinh đã nhắc tới điều này. Có thể nói, trong bản văn cổ Đông phương thì chí có ba bản văn, mô tả “chính sự dùng lối thắt nút”. Đó là : Việt sử Lược; Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh. Việt sử lược viết về sử Việt thì điều đó đã rõ ràng. Sự xác định của các bản văn cổ kinh Dịch và Đạo đức Kinh cũng nhắc tới điều này, cho thấy chúng hoàn toàn liên hệ đến cội nguồn Việt sử.
Trong nội dung bản văn của Đạo Đức Kinh cũng nhắc tới Âm Dương: “vạn vật cõng Âm, bồng Dương”. Âm Dương là khái niệm xuất hiện trong bản văn cổ nhất chính là kinh Dịch và các học giả Trung Quốc đã thừa nhận thuyết Âm Dương thuộc về Việt tộc (Thông tin về cuộc Hội thảo tại Bắc Kinh với sự tham dự của giáo sư Trần Ngọc Thêm).
Nhưng ngay cả những dấu ấn gần gũi chỉ thẳng đến cội nguồn cuốn Đạo Đức Kinh thuộc về Việt tộc, cũng chưa phải là kết luật cuối cùng.

Kết luận cuối cùng của người viết xác định rằng: Chỉ có truyền thống văn hóa sử Việt, nền tảng đích thực làm nên nội dung cuốn Đạo Đức Kinh, mới có thể mô tả được sự huyền vĩ của nó.
Người viết trân trọng hứa với quý độc giả sẽ mô tả nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh, bí ẩn từ hàng ngàn năm qua, sau khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương được sáng tỏ tính chấn lý.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.


Nguồn: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33778-dao-giao-chu-dong-tu/=================
Tài liệu tham khảo:
1/ Hầu hết những cuốn Đạo Đức Kinh và liên quan đến Lão Tử, đã được in ra tiếng Việt.
2/ Thần tiên truyện. Nxb Đồng Nai 1996.
3/ 100 câu chuyện về Đạo Giáo.
4/ Sử Ký Tư Mã Thiên.
5/ Các sách của chính tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét