Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Tục thờ chó đá của người Việt







Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ.



Trong khi nhiều công sở, di tích đền chùa sử dụng linh vật ngoại lai để gác cửa thì ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, thậm chí thờ và kính cẩn gọi là cụ Thạch, Thần cẩu, quan lớn Hoàng Thạch. 

Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải ''nuôi'' chó đá. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ.





Chó đá canh trước phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội) 

Phủ thờ quận công Nguyễn Ngọc Trì ở làng Hát Môn, xã Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội) có 4 con chó đá, 2 con nghê đá, toàn bộ bằng đá xanh nguyên phiến. 4 con chó đá đặt trước và sau phủ gọi là thạch cẩu, hai chân trước đứng, chân sau như sắp nhổm lên sủa. Trước tượng chó đá có bát hương để thờ.



Ông Nguyễn Ngọc Toàn, con cháu họ Nguyễn Ngọc, cũng là người trông coi không biết những con chó đá này có từ bao giờ, chỉ biết thạch cẩu ngồi đây có ý nghĩa để canh gác cho phủ, giống như những con chó bình thường khác canh nhà cho người dân. "Chó đá có từ khi dựng phủ này vào thế kỷ 18, dòng họ Nguyễn Ngọc bao đời nay đều thờ cúng cẩn thận", ông Toàn cho hay.





Chó đá ở làng Địch Vĩ (Phương Đình, Đan Phượng)
được đặt trên bệ thờ lớn ở cạnh đình

Dân làng Địch Vĩ, xã Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) thờ chó đá như một vị thần và gọi là quan lớn Hoàng Thạch. Con chó đá cao 1,4 m, đầu hướng về phía núi Ba Vì, dưới chân còn có một đàn chó nhỏ. Quan lớn Hoàng Thạch ngự ở giữa làng, bên cạnh đình và chùa Địch Vĩ. Trước đây, người dân thờ chó đá ở mô đất thấp. Sau này, họ xây bệ thờ và rước ngài lên, không xây cổng, tường bao quanh để ngày lễ, đầu tháng, ai cũng có thể thắp hương cầu bình yên, may mắn.



Những người cao tuổi nhất trong làng như ông Phạm Văn Toàn (84 tuổi) không biết con chó ở đó từ bao giờ. Chỉ biết trong tâm thức của người Địch Vĩ bao đời, con chó đá này chính là vị thần che chở, mang đến bình yên cho cả làng. "Có tiếng chó sủa thì ma quỷ không dám bén mảng tới nhà. Nuôi chó cũng chính là để đánh động cho người làng biết mỗi khi có giặc giã, trộm cướp", ông Toàn cho hay.
Chó đá đặt trong đình làng Phù Trung (Thượng Mỗ, Đan Phượng) lại được người dân gọi là thần cẩu hay hoàng thạch cẩu. Chó đá được đặt lên bệ thờ ở bên phải, vừa để trông coi đình, vừa được thờ cúng như một vị thần. Làng Phù Trung hình thành từ vài trăm năm nay, con chó đá trước được thờ ở gò đất đầu làng. Sau này gò bị phá, các cụ cao niên rước chó đá về đặt trong đình.

Ông Hà Văn Gia (82 tuổi), Trưởng ban di tích làng Phù Trung cho biết: "Mỗi khi làng có việc, các chủ tế xướng tên vị thành hoàng làng rồi sau đó là xướng đến thần cẩu. Nhiều đời nay, vị thần cẩu này cùng với các vị thành hoàng làng được dân thờ cúng cẩn thận, không dám lơ là".

Hình thức thờ chó đá khá phổ biến ở nông thôn, các vùng quanh Hà Nội như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên… Sau năm 1954, ở mé nam ngã tư Trung Hiền (phố Đại La tiếp giáp với Minh Khai (Hà Nội) ngày nay) có con chó đá khá lớn trấn giữ nên nơi đây còn được gọi là cửa ô Chó Đá. Qua thời gian, chó đá không còn và tên cửa ô này chỉ tồn tại trong tâm trí rất ít người sống gần đó.

Ở mỗi vùng, hình thức thờ chó đá cũng khác nhau. Người Tày, Nùng một số nơi ở Lạng Sơn có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa trông nhà và trừ tà ma. Với người Dao, hình ảnh con chó được biểu hiện trên trang phục. Người Pa Cô trong tộc người Cơ Tu còn kiêng giết thịt, coi con chó như vật tổ truyền. Ngày nay, người Việt một số nơi không chôn chó đá ở trước cửa nhưng vẫn mua chó gốm về để bày trong nhà, vừa xua đuổi tà ma, vừa làm vật trang trí.
Nhiều tài liệu lịch sử cũng ghi chép việc thờ cúng chó đá. Cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết "Nghi môn ở điện Lam Kinh có hai con chó đá rất thiêng" ở phần Dư địa chí ghi chép về trấn Thanh Hoa. Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh từng nhắc: "Xưa kia, cửa ngõ thường không làm đúng chính giữa nhà và sân để cho người ngoài đừng nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng thường kiêng không để cho có con đường đâm thẳng vào nhà, hay là có đền chùa ở trước nhà. Nếu bất đắc dĩ không tránh được những điều kỵ ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí".

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho biết tục thờ chó đá đã có từ lâu. Thời vua Lý Công Uẩn đã cho dân lập đền thờ Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch (Tây Hồ, Hà Nội). Đây là phong tục đẹp trong tín ngưỡng của người Việt, nên được gìn giữ và mở rộng.

Theo giáo sư Thịnh, chó đá, nghê đá là những con vật gần gũi với tâm linh người Việt, nên được dùng để thay thế sư tử ngoại lai trong một số đình, chùa hiện nay. "Chó canh cửa là điều hợp với thực tế cuộc sống, cũng là biểu tượng của điềm lành. Người xưa quan niệm chó đến nhà là tốt nên nhiều nơi thờ cúng không chỉ trước đây mà còn ở giai đoạn cận, hiện đại. Sư tử chủ yếu được người Trung Quốc dùng để canh lăng mộ. Mang sư tử về trước cơ quan, đình, chùa là việc học đòi mà không hiểu gì về văn hóa", giáo sư Thịnh phân tích.

(Theo VnExpress)


Lẽ sống chết






Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!

Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Tử: “Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết có nên không?”.

Dương Tử nói: “Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?”.

- Thế cầu sống có nên không?

- Lẽ nào sống lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yêu thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay; thân thể an nguy xưa cũng như nay; việc đời vui khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay; cái gì cũng đã nghe thấy, đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán, huống còn cầu lấy sống lâu để cho khổ làm gì?”.

Mạnh Tôn Dương nói: “Nếu như thế, thì chóng chết còn hơn là sống lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có thỏa không?”.

Dương Tử nói: “Không phải thế. Đã sinh ra đời thì lúc sống cứ tự nhiên mặc, muốn làm gì thì làm, cho đến lúc chết. Lúc sắp chết, cũng tự nhiên mặc, muốn hóa ra gì thì hóa cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không, hà tất phải quan tâm sống lâu hay chóng chết làm gì?”.

Dương Tử[1]

Lời bàn:

Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!

Thà rằng: Từ lúc sống đến lúc chết, việc mình, mình làm, còn ngoại giả phó mặc ở sự tự nhiên cho gọi là số, là mệnh, là tạo hóa cũng không cần. Thói đời, thường tình vẫn tham sống, sợ chết. Nhưng chết, vị tất là khổ hẳn. Mà sống, cũng không ai bảo là toàn sướng được! Như xưa có kẻ sống hơn trăm tuổi, ai chẳng cho sống lâu là quý! Thế mà người ấy thường vẫn ta thán rằng: “Sống làm chi cho nhục!”. Sống lâu cho vô ích mà chỉ trông nhiều cảnh tang thương thì có hay gì.

(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)




------------------------------

[1] Dương Tử: Người thời Chiến Quốc tên là Tử Cư, tôn chỉ học thuyết là: “Mất một cái lông mà lợi thiên hạ cũng không cho, được cả thiên hạ phụng sự một mình cũng không làm, người nào cũng không chịu thiệt, người nào cũng không ham lợi thì thiên hạ tự nhiên thái bình”. Học thuyết ấy rất thịnh hành thời Chiến Quốc và người đời bây giờ cho là học thuyết “Vị ngã
”.

Âm nhạc trong truyện Kim Dung




Võ Công Liêm




Tiểu thuyết võ hiệp là một hình thái đặc biệt trong văn học Trung Quốc; nó có một lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ hai truyện Du Hiệp Liệt Truyện và Thích Khách Liệt Truyện trong bộ sử ký Tư Mã Thiên, được biên soạn vào đời Hán; thuật lại những chuyện thời Xuân Thu chiến quốc như Kinh Kha Nhiếp Chính cho đến tiểu thuyết Chí Quái thời Ngụy Tấn và các truyện truyền kỳ đời Đường gồm những tác phẩm Câu Nhiệm Khách,Côn Luân Nô,Hồng Tuyến Nữ.Về sau nhiều tác giả đã dựa vào đó mà xây dựng thành tiểu thuyết đương đại; trong số đó phải kể đến tiểu thuyết gia Trà-Lương-Kim-Dung.


Từ khi truyện kiếm hiệp Kim Dung tung ra thị trường đã lôi kéo hằng triệu đọc giả khắp nơi trên thế giới,người ta đọc say mê truyện “chưởng” không những ở Trung Quốc mà ngay cả Việt Nam.Ngoài chuyện đọc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, người ta còn đổ xô xem phim ảnh một loại phim chuyện được dàn dựng theo mẫu mực của Kim Dung những hoạt cảnh thần kỳ, biến hóa thần thông của những võ lâm cao thủ, kỷ nghệ điện ảnh Hồng Kông khởi từ đó khuấy động thị trường phim thuật. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Quốc dựa vào thị hiếu quần chúng cũng làm những phim võ hiệp tương tự nhưng rồi cũng lùi bước trước phim chuyện võ hiệp Kim Dung.



Trong 12 bộ truyện kiếm hiệp;tác giả đã dựa trên bối cảnh lịch sử đấu tranh của người Hán chống lại sự xâm lăng của các bộ tộc.Truyện của Kim Dung đầy tính hùng ca và sử thi; ông xử lý rốt ráo những kiến thức , hiểu biết về nền văn hóa Trung Quốc mà ông đã dày công nghiên cứu và học tập, từ đó ông vận dụng sở học một cách tài tình và lý giải trọn vẹn chân lý nghĩa hiệp một phần dựa vào lịch sử cổ đại và lịch sử huyền thoại mà ông hài hòa trong cách viết dã sử,bố cục chặt chẻ làm sống lại một bề dày sử liệu Trung Quốc kể cả các thuật như quyền thuật, y thuật, bút thuật về nghệ thuật thì có hội họa,thi phú, âm nhạc, ẩm thực và nhất là rượu và nhạc Kim Dung viết đến độ gần như đi tới tôn giáo hóa Tửu đạo và Nhạc đạo vậy.

Tất cả tình tiết của mỗi bộ truyện tác giả đều lồng vào một triết lý tâm sinh lý và tính nhân bản, ngoài ra bộ môn âm nhạc đều có mặt trong hầu hết bộ truyện của Kim Dung và đóng một vai trò không nhỏ.

Tác giả Kim Dung đã viết ra 12 tác phẩm: Thư Kiếm Ân Cừu Lục,Bích Huyết Kiếm,Anh Hùng Xạ Điêu,Thần Điêu Đại Hiệp,Bích Sơn Phi Hổ,Phi Hổ Ngoại Truyện, Ỷ Thiên Đồ Long Đao,Liên Thành Khuyết,Thiên Long Bát Bộ,Hiệp Khách Hành,Tiếu Ngạo Giang Hồ và Lộc Đỉnh Ký. Ông đã viết những bộ truyện trên gần như một trường thiên tiểu thuyết và đến năm ông 48 tuổi (1972) ông gác bút.

Âm nhạc trong truyện là một dữ kiện giữa cuồng nộ và hòa mình giữa tàn bạo với tình yêu; ông muốn chuyển hóa từ có sang không , từ tình thương xóa bỏ hận thù đập tan mọi vọng niệm mà tự cổ chí kim lòng hoài vọng đó không bao giờ tiêu diệt được.Và cũng từ đó ông nhận thức rằng âm nhạc biện minh cho những lý lẽ đã nêu và cũng là nhạc khí (võ khí) một khí giới “tuyệt chiêu” là sức mạnh siêu lực ngăn chận mọi tham vọng và ảo tưởng của con người.

Khởi từ thời Xuân Thu chiến quốc đưa Trung Quốc tới suy tàn,thảm bại nhất vào thời kỳ Hán tộc.Kim Dung nhìn nhận rằng:” Âm nhạc như một thứ võ công, giúp người ta lắng dịu cơn đau, điều trị,mê hoặc và kiềm chế kẻ địch” Ông muốn cho người đời thấy rằng nội lực của âm nhạc là “sứ giả của hòa bình” âm nhạc xử lý mọi hoàn cảnh, mọi hình thức của nội giới và ngoại giới, trở thành ngọn sóng thần đẩy lùi mọi sát khí. Một khí giới mà Kim Dung cho là tuyệt chiêu hơn những tuyệt chiêu khác.Cho nên ông chọn âm nhạc như một hòa giải và được coi như vai trò quan trong trong suốt những bộ truyện võ hiệp của ông. Kim Dung lý luận cụ thể giữa hai bề mặt của hai thế giới nội tại và ngoại tại ; cái “bề ngoài” là sự tranh hùng của võ lâm đầy sát khí nhưng cái “bề trong” chính là tâm hồn thanh thoát vị tha của kẻ sĩ. Kim Dung tả những nhân vật kiếm khách với ý nói đến hai chữ “nghĩa khí” mà nghĩa khí là cơ bản nồng cốt của người hùng kiếm khách, đó là quan niệm đạo đức xử thế và hành xử của những người hiệp sĩ đạo. Nghĩa là bộ phận không thể thiếu vắng trong truyện Kim Dung; chính Khổng Mạnh cũng thừa nhận rằng : Nghĩa là chính nghĩa, hợp lý và thích nghi.Cho nên tinh thần trọng nghĩa được đề cao trong chuyện Kim Dung là điều tất yếu.

Trong tất cả tác phẩm của ông, Kim Dung đã dùng nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, ông vận dụng trí tuệ của mình, đưa âm nhạc vào truyện là cả mục đích diễn tả mọi tình huống qua từng thời kỳ, từng thời đại, cốt tủy truyện Kim Dung lấy văn minh tứ phương du nhập vào nền văn minh Trung Quốc và mười phương thống lĩnh địa bàn.

Nhưng rồi ông vẫn nhìn nhận âm nhạc xử lý toàn diện.Tiếu Ngạo Giang Hồ là một trường hợp cụ thể.Tiếu Ngạo Giang Hồ thật ra không phải là câu chuyện hiệp khách hay hành hiệp dựng lên tiền đề; mà chính là một nhạc phẩm lừng danh về đờn và sáo (cầm tiêu) có tựa đề Tiếu Ngạo Giang Hồ. Nhạc phẩm có một nội dung, ám chỉ giữa hai hệ phái Bạch đạo và Hắc đạo giữa chính và tà. Đó là một bản hợp soạn giữa hai nghệ sĩ trong giới võ lâm quyền bá, đối địch nhau.

Lưu Chính Phong chưởng phái Hành Sơn và Khúc Dương Trưởng lão thuộc phái Triêu Dương cả hai môn phái nầy thù “bất cộng đái thiên” thù vạn đợi trong việc tranh bá.Nhưng rồi trở thành bạn tâm giao giữa Lưu-Khúc.Phát sinh từ âm nhạc mà ra. Đọc đến đây ta thấy tác giả duy trì cái nghĩa khí lớn lao, đưa tình vào thù. Lưu và Khúc hai tay có biệt tài xử dụng nhạc khí đạt tới mức vô tiền khoáng hậu rồi tự nhiên cảm hóa qua tài năng mà trở thành hiền hữu. Kim Dung xử lý ngọn bút về âm nhạc quá tài tình và điệu nghệ. Kim Dung cho hai tài năng biểu diễn để đi tới tri kỷ với âm nhạc.Lưu Chính Phong trong tay đàn, Khúc Dương tay tiêu hòa nhịp với nhau lên khúc bi hùng ca, đạt tới chỗ tột đỉnh của âm nhạc, điệu nhạc giao thoa vào nhau kết thành bè trong điệu ngủ cung; khoan thai trung chính, tiếng khoan tiếng sập vỗ vào nhau lúc bỗng lúc trầm; đi vào truyện mới thấy ngón nghề âm nhạc Kim Dung tuyệt hảo tới mức nào. Chơi xong tấu khúc Lưu-Khưu tương thông tâm ý.Khi phát hiện ra chân lý của âm nhạc , đạt tới chân như tối thượng .Lưu rủ áo giang hồ lui về ẩn dật ở tuổi lục tuần, gác kiếm vui thú điền dã,ung dung tự tại giữa chốn giang hồ khí phách, nhưng bụi trần lại kéo đến Tả Lãnh Thiền thuộc phái Trung Sơn huy động toàn lực Hoa Sơn,Hành Sơn,Thái Sơn vây hảm hành động của Lưu Chính Phong, vu oan Lưu theo tà giáo,buộc Phong phải ra tay ám hại Khúc Dương, chặt đứt mối quan hệ với Triêu Dương thần giáo phái.Không thể hành động như thế được,với con người mã thượng coi việc bán sống cầu vinh là bất nghĩa.Kim Dung sắp xếp câu chuyện giữa tà với chính giữa thù và không thù, tác giả vẫn duy trì chữ nghĩa trong truyện, ông đưa nhân vật về với lương tâm đạo đức con người, nghĩa khí của hiệp khách, trọng tài hơn danh.Tiếng đàn của Phong là tiếng đàn cảm khái mà Khưu thầm phục trang nghĩa hiệp nầy.

Lưu Chính Phong đang ở trong một tình huống khó xử, một thảm kịch đau đớn.Khúc Dương hiểu được nỗi khổ của bạn ra tay cứu nguy,giải phóng Lưu đưa vào Thất Sơn Hành ẩn trú nơi đây, trả hết cho đời, đôi tài tử không còn là hiệp hành kiếm khách và biến mình vào thi nhạc, đàn địch hợp tấu khúc để đời trước khi đi vào cõi tịch.Nhưng chưa hết;Kim Dung kéo dài giá trị âm nhạc một lần nữa,sang tay cho kẻ hậu sinh, tác giả không muốn người đọc mất đi cái truyền bí âm nhạc, ông đưa những nhân vật khác tiếp tục sứ mạng và giữ lấy như việc trao ngôi. Những khúc bi hùng ca về sau giao lại cho Lệnh Hồ Xung thừa kế phái Hoa Sơn; cầm trong tay tấu khúc của hai vị tiền bối.Lệnh Hồ Xung lên ngựa phiêu bạt giang hồ, hóa thân thành một kẻ lang thang, thân tàn ma dại giữa rừng gươm đao. Phải chăng khát vọng của Tiếu Ngạo Giang Hồ không bao giờ thực hiện được hoài bão giữa một xã hội thời bấy giờ đầy mưu lược, thù độc, chia rẽ, bè phái tranh giựt quyền lực ? Tác giả Kim Dung muốn nhấn mạnh ở điểm này; lòng ham muốn dục vọng của con người triền miên trong kiếp đọa đày; ông muốn kéo con người về với nghĩa khí, cốt cách nghĩa hiệp dù ở bất cứ hoàn cảnh nào hôm nay hay ngày mai .

Kim Dung làm cho người đọc chạy theo ông những mạch chuyển, những tàng ẩn trong từng nhân vật truyện, những cuộc tranh hùng hay những mối tình lâm ly bi đát từ thâm cung hay chốn phường hoa ong bướm,chốn lầu xanh hay trà đình, tửu quán; ông vẫn đưa cái thế nhân sinh vào từng vai trò xử lý trên nguyên bản “nghĩa khí” đó là “nội công thâm hậu”của Kim Dung mà về sau chúng ta thấy cái thuật võ công đó qua từng nhân vật;cái gọi là nội công hay chưởng lực được tác giả vận dụng như trí tuệ, cái sức mạnh trí tuệ đã đánh ngã địch thất điên bát đảo; có phải là độc chiêu thâm hậu ?

Lệnh Hồ Xung cho rằng đó là một thể loại bí lục vô cùng thượng thặng giữa Lệnh Hồ Xung và người đẹp Doanh Doanh hai người gặp nhau trong ngõ Lục Trúc thuộc thành Lạc Dương; nơi đây Lệnh Hồ Xung gói gém niềm đau của mình với Doanh Doanh người mà hắn thầm yêu trộm nhớ, mối tình đầu tan vỡ.

Tác giả Kim Dung hoán giải cuộc tình tan hợp qua âm nhạc vẫn là chủ đề chính mà ông muốn chứng tỏ, bằng cách cho Doanh Doanh trổ tay nghề, dạy những ngón gảy tuyệt chiêu vô tiền khoán hậu cho Lệnh Hồ Xung những khúc lừng lẫy trong ca khúc Thanh Tâm Phổ Thiện Trú đó là khúc nhạc giữ gìn sanh mạng những lúc lâm nguy. Âm nhạc mà Kim Dung sử dụng trong truyện võ hiệp là một thứ âm nhạc siêu lực giải nguy,cứu chửa, giải bệnh. Đọc giả sẽ sửng sờ khi đọc đến đoạn chơi nhạc của Doanh Doanh truyền tập cho Lệnh Hồ Xung là liều thuốc hóa giải căn bệnh tâm thần,trầm cảm vựt Lệnh Hồ Xung trở lại trạng thái bình thường và hồi phục chức năng, khí thế võ lâm anh hùng. Nhưng cũng nhờ vào tấu khúc đó mà Lệnh Hồ Xung và Doanh Doanh nối lại cuộc tình tưởng như không bao giờ hàn gắn lại được giữa hai kẻ giang hồ khí phách. Đọc ở đoạn nầy ta thấy Kim Dung nâng âm nhạc lên đỉnh cao. Âm nhạc trong Tiếu Ngạo Giang Hồ đã giao thoa giữa ẩn và hiện, giữa chính với tà đầy triết lý nhân sinh; khát vọng của Tiếu Ngạo Giang Hồ xây dựng trên tình yêu và nghệ thuật âm nhạc.Tác giả Kim Dung muốn con người từ chỗ vị tha nhân ái, từ chỗ nhiệt tình và lòng tự phụ,xoa dịu tất cả mọi tình huống qua một thứ âm nhạc trường cửu.

Kim Dung đã xử dụng nhạc lý qua nhiều loại hình âm khác nhau của âm nhạc không những thể loại âm nhạc có chiều sâu, kích thích cảm xúc, lay động nội tại lòng hiếu thắng đưa âm nhạc vào đời để hoán chuyển. Kim Dung tiên sinh còn chơi một thể nhạc khác có tính cách phường chèo đó là loại nhạc lang thang ,vất vơ của môn phái Hành Sơn. Như vậy với hoàn cảnh địa lý,nhân văn tác giả đều xử dụng trọn vẹn giá trị âm nhạc.

Riêng Tiếu Ngạo Giang Hồ chúng ta còn bắt gặp những tiết nhạc mà tác giả còn cho thấy sự vi diệu của nhạc điệu siêu thoát như Tiêu Tương Dạ Khúc của Mạc Đại tiên sinh. Mạc Đại vóc dáng “điêu linh cổ quái” từ chối bả lợi danh,quyền thế để du thân vào một cuộc đời du mục,rày đây mai đó hoà mình trong câu hò tiếng hát, gác kiếm giữa chốn giang hồ và chỉ móc trên vai một cây đao cấm có dấu một thanh kiếm mỏng như lá lúa. Phải thừa nhận Kim Dung rất chi ly từng nhân vật một cách độc đáo trong truyện của ông . Kiếm để diệt hung tàn, đao cấm để giữ vững tâm hồn.Kim Dung lúc nào cũng xây dựng nghĩa khí. Nhưng tiếc thay Mạc Đại chưa thoát tục bởi khúc Tiêu Tương.Mạc Đại tiên sinh chơi nhạc buồn, sương khói, lênh đênh không nói lên được cốt cách của một đạo sĩ mà vô tình tiên sinh hóa thân một kẻ du ca. Đọc tới cái đoạn Mạc Đại ta mới thấy tác giả Kim Dung “thâm hậu” đưa độc giả đi theo với âm nhạc không ngừng nghỉ. Ông lý luận tài tình : Mạc Đại là một trích tiên nhập thế để hành thế.

Trong âm nhạc ông còn thể hiện hết sức kỳ lạ; khúc Sơn Ca Phúc Kiến của Lâm Bình Chi, lấy nhạc của Lâm đem về núi Hoa Sơn dạy cho Nhạc Linh Sơn ca bài”Chị Em Lên Núi Hái Chè” ca khúc này đã làm cho Lệnh Hồ Xung tương tư nàng đó là tương ngộ của một tay tráng sĩ đa tình. Kim Dung tiên sinh cho thấy âm nhạc ngoài tài nghệ nó còn ma lực làm xiêu lòng,quyến rủ,vổ về,mơn trớn. Nhạc Linh Sơn gảy tiếng đàn lúc trầm lúc bổng như dấu trong đó nỗi niềm thầm kín với Lâm Bình Chi.Lệnh Hồ Xung biết thâm ý đó.Chàng đau khổ vô hạn.

Âm nhạc trong truyện võ hiệp Kim Dung nghiêng về nội tâm hơn ngoại giới. Phấn chấn nhưng cũng có suy tàn, một lối chơi nhạc hết sức kỳ bí .

Trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký; tác giả giới thiệu một nét đặc thù khác của âm nhạc,mang tính chất siêu tưởng.Kim Dung muốn chứng tỏ nguồn nhạc Trung Quốc không những đa dạng mà nó còn chứa cả âm thanh lôi cuốn cả vạn vật vũ trụ cùng hòa nhập,chim muông nghe tiếng nhạc réo rắc mà ngỡ như tiếng hót của chim về đậu trên vai người nghệ sĩ.Từ chỗ nhân sinh vô úy của kiếm khách chính giáo còn tạo được một yếu tố khác là tình yêu,tình yêu luôn luôn hiện diện trong 12 tập truyện võ hiệp của Kim Dung, âm nhạc cũng là võ công,chinh phục tình yêu và được coi như liều thuốc giải thoát …

Ông đưa ra nhân vật Côn Luân Tam Thánh tức Hà Túc Đạo; Hà ngoài tứ tuần, gương mật thô gầy xấu xí nhưng bên trong Côn Luân chứa đựng ba thiên tài mà hiếm có trong thiên hạ : kiếm, cờ và đàn; hành trang với ba thứ độc chiêu bước vào thế giới võ lâm kiếm khách,thử có ai dám thi thố ? Tài múa kiếm như sấm chớp,cờ xuống những nước bí quỉ khốc thần sầu bên cạnh đó Côn Luân xuất chúng với “nội công” chơi đàn.Kim Dung cho chúng ta thấy từng nhân vật trong truyện là những tài tử lừng danh từ bao đời nay ông gián tiếp nói lên cái văn hóa đa dạng của Trung Quốc muôn màu muôn vẽ từ hạ đến thượng;một nền móng cố hữu và lâu đời.

Côn Luân Tam Thánh có một khúc đàn tuyệt vời mỗi lần gảy tiếng đàn tạo nên một âm thanh cao vút,chim muông tụ lại nhảy múa; ông gọi “Bách điểu triêu phụng” không biết có thật như vậy không hay huyền thoại ? Kim Dung diễn tả tiếng đàn khi bổng khi trầm,khi líu lo,khi đùa cợt trong văn chương tiểu thuyết của Kim-Dung , thường tạo ra điển cố đó là lý lẽ hay chủ động trong con người của tác giả. Kim Dung viết dưới một dạng thức ẩn dụ “metaphor” làm cho câu chuyện trở nên phiêu lưu kỳ bí,những hình ảnh thực hư, hư thực thần thông biến hóa làm say người đọc, tài ở cái chỗ người đọc sống trong”vô ảnh” mà hình tượng vẫn sống động với trí tuệ và nhận thức được tiếng vó ngựa,tiếng đàn tiếng địch ngân vang trong vô ảnh, kể cả vật lộn với tình yêu say đắm, đều hiện nguyên hình ,những hình ảnh thể hiện trung thực trong cái gọi là vô ảnh.Người đọc nghe được tiếng đàn của Hà Thúc Đạo, tiếng nhạc của người tài hoa đã làm say mê nhiều người đẹp và đem lòng yêu Tam Thánh, đôi khi nghe như lời biệt ca của một cuộc tình ai oán vậy. Đến đây Kim Dung định nghĩa giá trị của âm nhạc, ông cho rằng cái hay,cái tuyệt mỹ của âm nhạc còn nói lên tinh thần nhân bản qua bài Hỏa Ca của giáo chủ Minh Giáo truyền từ Ba Tư sang Trung Quốc;bài nầy được hát trên đỉnh Quang Minh khi quần hùng Trung Quốc vây tỏa Minh Giáo vì cho rằng Ba Tư giáo là tà giáo.Kim Dung dựa vào bài thơ của nhà thơ Ba Tư là Omar Khayam(Ôn Ca Mạc) tựa đề Hỏa Ca :



Đốt tàn thân xác của ta
Ngọn lửa thành bốc cháy đỏ rực
Sống chẳng là có chỉ hạnh phúc thôi
Thì chết đi đâu có khổ gì

Hỷ lạc sầu bi xin gởi về cát bụi
Tội tình thay người đời hoạn nạn lắm thay.

Trương Vô Kỵ nghe bài ca đó và nhận ra Minh Giáo là một tôn giáo nhân bản cho Ba Tư tà giáo là một lý lẽ xuyên tạc vô căn cứ.Từ đó Trương Vô Kỵ được Minh Giáo ngợi ca như anh hùng dân tộc Trung Quốc. Tác giả đưa nhân hòa làm căn bản cho thế gian; một triết lý nhân hậu và đạo đức.

Ở Lục Mạch Thần Kiếm, âm nhạc lại càng phong phú hơn. Nói đến âm nhạc trong truyện nầy phải ghi lại hai nhạc sĩ quái dị trong nhóm Hàm Cốc Bát Hữu (tám bạn ở Hàm Cốc) là Cẩm Tiên Khang Quảng Lăng và Lý Qúi Lỗi. Khang đánh địch bằng sáu cây đao cầm, nghe tiếng đàn của Cẩm Tiên tim óc bấn loạn. Tài đâu mà chơi một lúc sáu cây đàn ? Kim Dung giải quyết rất tài tình về những bí tích đó. Khang Quảng Lăng đặt sáu cây đàn ở mỗi vị trí khác nhau rồi vận chỉ công,khinh công mà đánh vào phím đàn.Hóa ra tiếng đàn của Lão lúc bổng lúc trầm,khi thăng khi giáng , tiếng tơ đồng réo vào nhau phát ra những khúc ngân xuất quỉ nhập thần kinh khiếp , ào ạt như gió thổi như mưa tuôn người ta nghe mà không định lường được nguồn nhạc xuất phát từ đâu cái âm thanh kỳ quái đó.Nhạc của Khang quả là thứ nhạc làm rối tâm can, kẻ địch phải “chạy làng”.

Lúc này Lý Qúi Lỗi ở đâu ? Kim Dung đặt nhân vật này vào vai trò xướng ca mà thôi và hát phụ để làm nổi bậc tiếng đàn của Khang Quảng Lăng, tuy Lỗi xuất hiện ít hơn trong truyện nhưng để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

Ngoài tiếng đàn, tác giả còn cho chúng ta biết qua tiếng địch(sáo). Đàn và địch là hai nhạc khí đặc thù văn hóa của Trung Quốc, thực ra tiếng sáo rút ra từ âm nhạc của Hồ Tăng,Hồ thổi sáo ống đến độ kích thích được loài rắn độc,sai khiến rắn tấn công kẻ địch. Kim Dung giới thiệu với đọc giả Hồ Tăng tức là Ba La Tinh và Triết La Tinh là người nước Tây Vực tức Ấn Độ ngày nay,xứ nầy có thủ thuật thổi kèn ống.Tác giả Kim Dung còn cho chúng ta biết thêm về âm nhạc của đám hạ lưu, đám đầu đường xó chợ, đám ăn xin; đại cái bang cũng có đờn ca, tuy không xuất chúng;như bài “Xin Cơm” cũng có âm hưởng độc đáo.

Truyện Lộc Đỉnh Ký ở đây chúng ta sẽ bắt gặp hai danh sĩ cuối đời Minh đầu Thanh đó là Ngô Mai Thôn và Trần Viên Viên.Tiên sinh mô tả Trần Viên Viên cực kỳ lộng lẫy “mắt đẹp như mắt Quan Âm “ tuy nhiên Viên Viên có một cuộc đời trầm luân “hồng nhan đa truân” tất cả những đau khổ,bi thương đó được đúc kết thành bài ca Viên Viên Khúc cho tới khi nàng xuất gia vào cửa Phật, bài ca vẫn còn được hát;trong số những người thưởng thức nhạc của Viên Viên đạt đến chân như ; tác giả muốn nói lên cái tuyệt chiêu của âm nhạc thì có Ngô Tam Quế nghe được vài chục câu, Hồ Dật Chi nghe đâu dăm ba câu chỉ có Vi Tiểu Bão nghe trọn bài. Kim Dung muốn cho ta thấy rằng âm nhạc cũng có hồn riêng, có nghĩa là nhạc đến với người có cơ may và giới hạn, nhạc không đến với người không có lòng.Thì tại sao Vi Tiểu Bão lại được nghe ? mặc dầu Vi chẳng hiểu gì về âm nhạc mà lại được thưởng thức trong lúc đó có người muốn được nghe thì lại không. Kim Dung giải thích :” Âm nhạc nó đến với người có duyên tình, có một nội công thâm hậu thì âm nhạc đến rất tự nhiên “.

Viên Viên Khúc là một bài ca buồn, đúng là bài ca mất nước chẳng khác gì Hậu Đình Hoa của Lý Hân trong thơ Đổ Mục :

Gái chơi đâu biết hờn vong quốc
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa.

Lộc Đỉnh Ký còn có loại nhạc tự kỷ ám thị dùng trong lúc đánh nhau. Được Kim Dung viết với giọng văn ít học hợp với”trình độ” giáo phường ngu dốt :

Hồng giáo chủ thần thông quảng đại
Giáo chúng ta đánh bại khắp nơi
Địch nhận thấy bóng chạy tơi bời
Cứng rắn cũng tan tành xác pháo.

Trong truyện võ hiệp Kim Dung; âm nhạc xuất hiện khắp nơi trên đất nước Hoa Lục.Trong Lãnh Nguyệt Bảo Đao ta nghe được tiếng hát vùng Sơn Đông,Chiết Giang của tiểu anh hùng Hồ Phỉ trong Độc Bá Hồng Quần và tiếng hát của Islam Hồi Giáo Y Tư Mỹ; nhạc rút ra từ kinh Coran (Kha Lan kinh) là một thể nhạc khát vọng hòa bình dưới dãi lụa mềm trong sa mạc hoang vu,nhạc Y Tư Mỹ chơi nghe vi vu như gió thổi lồng vào cát bụi.

Trong Lộc Đỉnh Ký ta còn nghe được bài Trầm Giang hùng tráng trích từ tác phẩm dân ca Đào Hoa Phiến, ngợi ca người yêu nước Sử Các Bộ.Nhưng không phải ai cũng dể hát khúc Trầm Giang nầy. Đêm mưa gió trên sông Liễu Giang, cả mấy chục người trong khoang thuyền mà chỉ có Trần Cận Nam Tổng đường chủ và Ngô Lục Kỳ của Thiên Địa hội mới đủ nội công cất cao tiếng hát át cả tiếng cuồng phong :

Non nước ngàn năm để tiếng truyền
Đau lòng huyết lộ khắp Tây Xuyên


Đọc Lục Mạch Thần Kiếm ta còn nghe được tiếng hát “Hái Sen ở Giang Nam” hòa với tiếng hồ cầm,thánh thót của A Bích tại Yến Tử Ổ ở Giang Nam

Giang Nam ta hãy hái sen
Lá sen dày khít mọc chen thành đồng
Cá đùa bên lá phía đông
Cá đùa bên lá sen hồng phía tây.


Những tiếng hát đẹp nhất mang nặng tính chất triết lý vẫn là tiếng hát Tiểu Siêu cô gái lai Ba Tư.Tiểu Siêu trở thành ả hầu của Trương Vô Kỵ; 16 tuổi mà đã thầm yêu Trương Vô Kỵ. Nàng biết đó là điều tuyệt vọng,nỗi đau đó khi nàng hát cho Minh chủ Trương Vô Kỵ nghe. Bài ca nầy cũng rút ra từ thơ của Ôn Ca Mạc và được tác giả Kim Dung chuyển ngữ sang Quan Thoại nói lên khát vọng giữa tử sinh :

Lai như lưu thủy hề thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề hà sơ chung.

(Chợt đến như dòng sông nước chảy,thoát tan như gió qua mau.Chẳng biết đâu mà đến,cũng chẳng biết nơi đâu mà về)

Kim Dung tiên sinh đưa âm nhạc vào tiểu thuyết võ lâm;bởi vì theo quan niệm của tác giả âm nhạc là võ công là hóa giải từ lòng thù hận đến lòng yêu thương,từ vô thủy vô chung đến đạo làm người giữa người và bá tánh, ông xây dựng bối cảnh lịch sử trong truyện qua âm nhạc, thần tượng hóa các nhân vật trong truyện từ lịch sử hay huyền thoại, từ cái “vô ảnh” sang hình ảnh hiện thực,tiềm tàng trong lịch sử đấu tranh của người Trung Quốc từ thời Xuân Thu chiến quốc cho đến thời kỳ cách mạng văn hóa ngày nay.

Kim Dung viết tiểu thuyết không nhất thiết là truyện “chưởng”,bên cạnh đó tác giả lồng vào những chuyện tình đầy tính lãng mạn,pha lẫn tính hài hước dí dõm để truyện trở nên phong phú,sâu sắc thần kỳ. Nhất là âm nhạc Kim Dung đã biện minh bằng một lý lẽ nhân sinh tương quan giữa người với người.

Vì vậy đọc truyện kiếm hiệp Kim Dung, ta lắng nghe chất nhạc qua từng thời kỳ,từng triều đại với địa danh lịch sử Trung Quốc.Kim Dung thần tượng hóa trong các bộ môn nghệ thuật. Chính trong cái dung nạp này;Kim Dung chứng tỏ được rằng ông rất điêu luyện về âm nhạc trong kỷ thuật viết truyện võ hiệp.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Thế nào là giàu? Thế nào là sang?




Tác giả: Nguyễn Thanh Lâm





——————-



Hai câu hỏi “thế nào là giàu?”, “thế nào là sang?” nghe rất đơn giản nhưng không hề là “đang giỡn”.

Giàu là có nhiều tiền, và sang là ăn mặc hàng hiệu đắt tiền, xức nước hoa xịn, đi xe trị giá hàng chục tỉ đồng…, nghĩa là cũng phải nhờ có tiền mới sang. Rất nhiều người đã hiểu theo cái nghĩa cực kỳ hạn hẹp như thế.

Ý thức ngày xưa có thể bị đóng khung trong suy nghĩ của vàng bạc, nhung lụa, áo mão cân đai… nên hiểu giàu sang đơn giản là thế. Đọc những dòng chữ của ông tổ sáng tạo ra chữ quốc ngữ là Alexandre de Rhodes, viết về lễ lên ngôi hay đám tang vua ở cố đô Huế, ai cũng thấy sự phô trương giàu sang để thể hiện vương quyền thật hợm hĩnh và lố bịch như thế nào trong một đại dương nghèo khổ và thất học của người dân. Như thế thì mất nước cũng là điều dễ hiểu.

Ý thức ngày nay rộng mở, nhưng chúng ta tiếp nhận được đến đâu; hiểu sâu xa về giàu và sang đến đâu; dạy về giàu và sang ở nhà trường như thế nào?

Thử định nghĩa lại chữ “giàu”

Giàu là có nhiều tiền, đúng vậy, nhưng đó là giàu vật chất. Tiền là cơ bản, là nền tảng, là phương tiện nuôi thân, nuôi gia đình hay cho những mục tiêu tốt thật đáng hoan nghênh. Ai cũng cần tiền, nhưng cách có được tiền, cách làm ra tiền nên dựa trên sự thông minh, tài năng và lao động lương thiện. Nếu có tiền nhờ có ông bố tham nhũng, hay nhờ một cú lừa đảo lớn, hay do được sinh ra từ “bọc điều” trong một gia đình giàu nứt vách thì cũng nên hạn chế khoe khoang và tự phụ.

Người giàu lòng nhân ái là người biết yêu người, là người mà như nhà thơ Bertolt Brecht đã viết cho một xã hội gần với không tưởng (utopia/utopie) là “lòng tốt trở nên thừa thãi”. Đã có những con người huyền thoại như thế – nhân văn và đầy lòng bác ái. Đã có rất nhiều người nghèo nhưng giàu lòng nhân ái, họ rất đáng được kính trọng hơn những trọc phú đốt tiền và quăng tiền qua cửa sổ.

Người giàu có là người cho đi nhiều nhất. Vì có mới cho đi được. Họ có thể làm việc từ thiện như nhiều nhà tỉ phú hiện nay. Họ có thể đóng góp nhiều sáng tạo tinh thần, như những nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà văn, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội…

Người giàu có là người có nhiều bạn, nhiều người yêu mến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người giàu bạn, được nhiều người yêu mến, vì đám tang của ông không xa xỉ, phô trương mà hàng vạn người vẫn ra đứng ngoài đường để tiễn ông từ Hà Nội về đến Quảng Bình quê ông.

Làm người giàu của xã hội hiện đại rất cần có ý thức xã hội, lòng nhân ái, có sự mến phục và nể trọng, có nhiều bạn.

Trăm người bạn vẫn là quá ít, mà có một kẻ thù đã là quá nhiều.

Thử định nghĩa lại chữ “sang”

Chỉ mới đây thôi, những đám cưới rình rang trong một lâu đài lộng lẫy ở Nam Định với quà tặng cô dâu là một vương miện 100 cây vàng, thực đơn 18 món. Một đám cưới khác ở Bạc Liêu cũng khoảng 2.000 người. Một họ nhà trai ở Hà Tĩnh thuê máy bay riêng để rước dâu… Có lẽ chẳng có chuyện cổ tích nào dám kể chi tiết ăn chơi như thế. Có chăng cũng chỉ là “mọi người nơi nơi chúc tụng và cùng chung vui”.

Những thiếu gia với dàn xe Maybach, Bentley, Lamborghini, Rolls-Royce…, những chuyện cặp bồ với ca sĩ nổi tiếng và ai cũng biết mình là vua tê giác, kim cương và nhiều câu chuyện tương tự khác đang được phát tán nhan nhản, được dư luận theo dõi chi tiết còn hơn cả những mối hiểm họa khác đang rình rập đất nước và thế giới.

Như thế là sang hay sao? Có cần phải như thế không?

Xin thưa, nếu hiểu sang là “nở mặt, nở mày” theo kiểu tung tiền khoe của, và đã có trường hợp ngay sau đám cưới tưng bừng thì phá sản và quỵt nợ công nhân, xấu hổ đổ xuống sông Hậu cũng không hết; nếu hiểu sang là chơi trội để chứng tỏ mình thuộc giới đại thượng lưu (high society) bất chấp nhân, lễ, trí, văn, thiện, mỹ, thì ấy là cốt cách phi văn hóa.

Ngay cả một bộ phận truyền thông đại chúng và một số mạng xã hội cũng hùa theo các chiêu trò lá cải ấy, đã vô tình phát tán bừa bãi những vi trùng xã hội vô cùng nguy hiểm: một mặt là lòng ganh ghét, sự khinh ghét người giàu và người nổi tiếng – một trong những lý do gây ra nhiều xung đột đẫm máu trong lịch sử loài người; mặt khác là sự lệch lạc trong giáo dục thế hệ trẻ, sự định hướng rất sai lầm khi chạy theo những thần tượng lố bịch. Đó là những cách PR hạ cấp và truyền thông nên dứt khoát nói không với nó.

Những trò kệch cỡm của thế hệ con nhà giàu thứ hai ở Trung Quốc hiện nay (phú nhị đại/fuerdai) là một tấm gương tối để xã hội tránh xa. Lẽ ra, sang thì phải như ông Điền Văn nước Tề, tức Mạnh Thường Quân, vừa là tướng quốc, vừa là người biết tiêu tiền để chiêu hiền đãi sĩ, trong nhà luôn có khoảng 3.000 thực khách, môn khách, văn có, võ có.

Rất nhiều người dễ rơi vào bệnh tưởng Molière đã viết Le Malade imaginaire và Le Bourgeois gentilhomme cách đây gần 350 năm, và hình ảnh ông Jourdain thật đáng nực cười. Nhưng hình như ngày nay, không riêng gì ở Việt nam, sự suy đồi về đạo lý đã đẻ ra những sự kệch cỡm quái dị mà Molière, Mark Twain, Vũ Trọng Phụng… cũng không nghĩ ra!

Sang là vẻ đẹp của tri thức, của văn hóa, của cách cư xử đúng mực và có ảnh hưởng tốt, là làm những việc đắc nhân tâm. Và như thế, dù không giàu tiền bạc vẫn có thể sang. Bài viết này chủ yếu kêu gọi các doanh nhân đại gia và con cháu của họ (không kêu gọi các đại gian) hãy nhìn xuống những người bất hạnh, hay ngước lên nhìn ông Trời, hay nhìn ra chung quanh để thấy bà con và đồng bào mình, để cố gắng sáng với hai chữ giàu và sang, chứ không để sự giàu sụ của mình tối và tồi.

Mong lắm thay hỡi những người thông minh và tài giỏi, vì chỉ cần nghĩ đến đạo lý sống trên đời.

—————–

http://www.thesaigontimes.vn/144948/The-nao-la-giau-The-nao-la-sang.html

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Ongbeo66@gmail.com của con chó Hơn cả yêu thương-Từ Tâm Nguyễn- Nguyễn Tất Toàn sử dụng lại được G tìm ra con chó Hòn Sỏi

Ongbeo66@gmail.com của con chó Hơn cả yêu thương-Từ Tâm Nguyễn- Nguyễn Tất Toàn sử dụng lại được G tìm ra con chó Hòn Sỏi. Hi hi...đúng là chuyện lạ có thật

Ông Kẹ là ai?



Đó chính là một tướng lĩnh người Carthaginian (Tunisia hiện tại), người đã đánh bại Đế quốc La mã trong trận đánh tên là Cannae, chỉ với 50,000 quân chống lại 90, 000 quân thiện chiến.


Trận Cannae, năm 216 trước Công Nguyên (tranh không rõ tác giả)

Trong trận đánh đó, thay vì bố trí một chính diện mạnh để chống xuyên phá như thông thường, ông đã găm lực lượng tinh nhuệ ở hai cánh. Trong quá trình phát triển của trận đánh, ông chủ động lùi khối trung tâm, tạo thành một vòng cung lõm bao lấy đội hình địch. Khi chính diện của địch đã bị kéo giãn theo vòng cung, thì lực lượng kỵ binh ở 2 cánh phát triển thành hai gọng kềm, cơ động vu hồi khép kín vòng vây, và sau đó chia cắt đội hình La Mã ra từng khối và tiêu diệt.


Bố trí trận Cannae (từ trang emersonkent.com)

Kể từ sau trận đó, Hannibal, tên của ông, trở thành Ông Kẹ mà người La Mã ngày xưa và người Ý ngày nay dùng để doạ trẻ nít khi khóc. Còn bản thân trận đánh trở thành bài học kinh điển về chiến tranh, mà trong đó vận động chiến thuật để tạo thành thành các mũi cơ động vu hồi (tấn công đối phương từ bên sườn hoặc sau lưng) bao vây địch được nâng lên tầm nghệ thuật.

Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?





Phong kiến vốn là gọi tắt lại của “phong tước kiến địa” (ban tước hiệu và đất đai).

Chữ này bắt nguồn từ chế độ ban đất Trung Quốc thời Chu với các nước chư hầu dưới thiên tử. Các chư hầu thời ấy được chia làm 5 tước, từ cao xuống thấp: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Nhà Chu phong đất và tước cho con cháu họ hàng và công thần, làm thành các nước chư hầu bao quanh đất của Thiên tử nhà Chu.


Vị trí của nhà Chu so trên bản đồ Trung Quốc ngày nay

Như vậy tương đương trong tiếng Tây, chữ phong kiến là feudalism – một chế độ xã hội châu Âu thời Trung đại, khi các nước được chia thành các lãnh địa, cai trị bởi các Lãnh chúa được nhà vua ban tước (các lãnh chúa được phong làm 5 hoặc 6 bậc tùy theo hệ thống từng quốc gia).


Thứ bậc trong chế độ phong kiến ở Âu châu. Trên cùng là tăng lữ, kế là vua, kế nữa là lãnh chúa. Hình từ Internet

Ở Nhật Bản, chế độ phong kiến là các daimyō lãnh chúa địa phương dưới Thiên hoàng hoặc Shōgun. Sau cải cách Minh Trị, chính quyền Nhật cận đại đã dẹp bỏ chế độ này, phân chia lại đẳng cấp quý tộc theo 5 bậc của hệ thống triều đình Anh quốc, nhưng dùng các chữ Hán của nhà Chu Công-Hầu-Bá-Tử-Nam để dịch các tước hiệu.


Chế độ phong kiến xưa ở Nhật: trên cùng là vua, kế là Shōgun, dưới là các daimyō, dưới nữa là nông dân. Các samurai phục vụ cho cả hai tầng lớp shogun và daimyo. Hình từ Internet

Khi chủ nghĩa Marxist phát triển ở Việt Nam, chữ “phong kiến” được dùng quá nhiều đến nỗi bây giờ chúng ta thường hiểu một cách nhập nhằng “phong kiến” là “quân chủ”. Quân chủ là hình thái nhà nước có ông vua cai trị. Còn phong kiến là khi ông vua chia đất và phong tước cho các quý tộc, mỗi vùng được phong đất giống như một nước riêng. Nhiều học giả nước ta đầu thế kỷ 20 (điển hình là Phan Khôi, xem link [2]) cho rằng Việt Nam không có chế độ phong kiến nếu xét đúng về mặt xã hội. Thời kỳ gần giống “phong kiến” nhất có lẽ là Loạn 12 sứ quân trước thời Đinh và thời Trần lúc các vương gia được phong thái ấp.

Trong các nước quân chủ hiện nay, không còn nước nào là “phong kiến”. Chế độ “phong kiến” vừa mới được chính thức bãi bỏ ở Scotland về mặt pháp lý năm 2000, sau khi đạo luật “Bãi bỏ Chiếm hữu Phong kiến năm 2000″ được thông qua.


Lâu đài Eilean Donan ở Scotland có từ thế kỷ 13, giờ thì có thể thuê để trú thử vài đêm hưởng cảm giác. Hình từ trang này

Tuy nhiên “tàn dư” phong kiến vẫn còn sót lại trong tên của một số nước châu Âu như “Công quốc Monaco”, “Công quốc Liechtenstein” (đều là dịch từ chữ Principality) hay “Đại công quốc Luxembourg” (Grand Duchy). Người đứng đầu Luxembourg không phải là Hoàng đế hay Vua mà là một vị đại Công tước (Grand Duke hay Großherzog). Người đứng đầu Monaco hay Liechtenstein là một vị mang tước Prince. Tước vị Prince đáng lẽ dịch đúng thì phải là Vương tử, hay Thân vương, ở dưới vua một tí và cao hơn Công tước một tí, khi dịch sang tiếng Việt thì gặp một số trục trặc vì dịch là Vương thì bị nhầm với vua (“vương quốc” thì dùng để dịch chữ kingdom rồi), nên người ta hay gom Prince với Duke vào chung và dịch là Công tước hết. Vài chỗ (ví dụ wikipedia tiếng Việt) gọi là Thân vương quốc, nhưng chữ này có vẻ rất luộm thuộm.


Prince Alois và Princess Sophie của Liechtenstein đến dự lễ lên ngôi của Vua Willem Alexander và Hoàng hậu Maxima của Hà Lan tại New Church, 30. 4. 2013, Amsterdam, Hà Lan.

Anh là một nước có người đứng đầu là vua nên gọi là vương quốc. Trong liên hiệp Anh có nước Wales, và trên danh nghĩa thì thái tử nước Anh luôn được ban tước Thân vương xứ Wales (Prince of Wales), tức là người đứng đầu xứ Wales, nên về mặt lý thuyết, Wales cũng có thể coi là một Công quốc, nằm trong Vương quốc Anh.


Thái tử Charles, Prince of Wales, và thái tử phi Diana (ở Việt Nam hay gọi là Công nương Diana), Princess of Wales, (1961 – 1997) tại lâu đài Balmoral, Scotland nơi họ hưởng tuần trăng mật. Ảnh Getty

*

Hồi ký lúc suy tàn: lục lại đủ loại tình, trừ tình yêu nghệ thuật




Quỳnh Vy





Hí họa của Mert Gurka

Cả hai diễn viên Chánh Tín và Thương Tín đều đóng phim Ván Bài Lật Ngửa. Sau mấy chục năm sống trong hào quang điện ảnh, họ đã cùng nhau lần lượt lật ngửa cuộc đời cho hàng triệu khán giả săm soi.

Tôi xin nói thẳng là tôi chưa cầm trên tay cuốn hồi ký của Thương Tín. Tôi chỉ đọc các trích đoạn đăng nhiều kỳ trên báo mạng. Tôi ngạc nhiên quá! Vì ông Thương Tín chỉ kể lể về các cuộc tình. Tình một đêm. Tình rủ rê ngủ lại. Tình hờ. Tình cưới hỏi. Tình nhân… Đủ các thể loại tình. Nhưng đúng như nghệ sĩ Lê Khanh có nhận xét, không có chút nào về tình yêu điện ảnh và sân khấu.

Thời sáng chói lẫy lừng của diễn viên Thương Tín là thời xã hội còn bao cấp, thời mà việc đi coi phim là một món ăn còn hiếm ai muốn thưởng thức. Các rạp hát cũ kỹ còn tồn tại từ thời trước năm 75. Lúc đó, chưa có kỹ xảo dàn dựng. Phim trường còn thiếu thốn. Kinh phí thì nghèo nàn. (Có những thước phim bây giờ khi xem lại thấy chạnh lòng thay cho diễn viên lẫn đạo diễn). Lúc đó, cũng chưa có các rạp phim hiện đại sang trọng như bây giờ. Và cũng chưa hề có blog, có trang xã hội để khi xem phim xong, ta cùng bạn bè leo lên mạng tha hồ múa phím vui tưng bừng cùng nhau.

Vậy thì tại sao, cả chị Ghost Writer lẫn diễn viên Thương Tín không kể lại cho mọi người cùng biết? Biết đâu, cuốn hồi ký sẽ ngồn ngộn chất chứa nhiều chi tiết lịch sử cho nền điện ảnh Sài Gòn trong thập niên 1980? Có phải vì cả hai người không dám kể đúng, kể thật những chi tiết dễ gây đụng chạm và làm mất lòng ông này bà kia? Dễ bị kéo kiểm duyệt dùng quyền hạn cắt cái rẹt không nương tay?

Để rồi cả hai người, người viết lẫn người kể, đã tha hồ tấn công vào các người đàn bà trong quá khứ. Mà theo quán tính và hủ tục của Á đông, không một phụ nữ nào dám mở miệng thanh minh một câu gì!!!




Tôi đọc trên báo lời phân trần của diễn viên Thương Tín, rằng chị Ghost Writer đã chủ động gợi ý cho anh việc đồng ý cho chị ấy viết hồi ký, để anh có chút tiền lo cho con gái. Tôi thấy diễn viên Thương Tín nên có thêm nick name là Đổ Văn Thừa. Anh Thương Tín à! Anh tưởng đâu anh là vỏ quýt dầy, nhưng ở đời cũng có móng tay nhọn. Vả lại, yếu tố giật gân sẽ bị họ khai thác triệt để thì mới bán sách được chứ, phải không?

Người phụ nữ khôn ngoan đầy bản lĩnh
Đó là diễn viên Diễm My. Người phụ nữ mà Thương Tín kể lại là đã từng là người tình, là người đã rủ anh ngủ lại đêm ở nhà riêng. Cô Diễm My đến tham dự buổi ra mắt hồi ký. Cô ăn mặc model. Cô trang điểm xinh tươi. Cô lại xuất hiện tại chỗ ấy bằng dung mạo thật yêu kiều rạng rỡ trước một Thương Tín gầy gò, hom hem, xuống sắc. Cô rất biết cách núp bóng tùng quân. Khi suốt buổi trò chuyện, một điều nàng nhắc về chồng, hai điều cô cũng kể về chồng. Nào là chồng khuyên hãy đến dự buổi ra mắt hồi ký của tình cũ chứ đừng gởi điện hoa. Vì em mới là bó hoa đẹp nhất tươi nhất. Nào là chồng đặt vé máy bay cho cô.

Diễm My quả thực là một phụ nữ rất đẹp và cũng rất khôn ngoan.

Ông bác sĩ nào vậy?

Ông bác sĩ nào đã vi phạm lời thề Hippocrates khi tè le hột me kể cho Thương Tín biết một cô bồ của anh đã từng đi phá thai 4, 5 lần? Chi tiết phá thai 4, 5 lần cũng bị Thương Tín lẫn Ghost Writer đưa vào hồi ký. Và họ nhai đi nhai lại nhiều lần trong các bài phỏng vấn.

Nhưng ta không thể không thắc mắc:

1. Ông bác sĩ của vài chục năm trước, nay còn sống hay không?
2. Lời kể lể của ông bác sĩ lắm lời về bệnh nhân đúng được mấy phần trăm sự thật?
3. Diễn viên Thương Tín thuật lại lời nói của ông bác sĩ đúng sự thật mấy phần trăm?



Có con rồi sao không lo để đức?
Người Việt Nam thường có quan niệm “Sống tốt để đức lại cho con”. “Con gái nhờ đức cha. Con trai nhờ đức mẹ.”

Cái lối sống quan hệ với quá nhiều phụ nữ để rồi sau đó vin vào lý do phải trung thực với quá khứ, kể lể chi tiết giường chiếu quá kỹ, nêu rõ đích danh từng người…. thì ông bà xưa cũng có câu này để mô tả hạng người này:”Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao”. Đó là một lối sống không để lại đức.

Ngoài ra…

Diễn viên Thương Tín khi đặt bút ký hợp đồng bán hồi ký, có tìm hiểu xem bản quyền sách sẽ thuộc về ai? Nếu sách tái bản, anh có được nhận tiền thêm nữa hay không? Bao nhiêu phần trăm nhuận bút anh sẽ được nhận thêm? Hay là anh chỉ được quyền nhận tiền vỏn vẹn một lần chừng ấy thôi?

Anh có nhờ luật sư nào hỗ trợ và tư vấn hay không?






*
“Đời giông bão”. Tên của hồi ký là như vậy. Dù cho giông bão cay đắng ra sao, nhưng một khi đã dám chơi thì phải dám chịu chớ. Nỡ nào khi đã suy tàn còn gây giông bão lên cuộc đời những hai chục người tình cũ, và giông bão cả tương lai của đứa bé con mới có mấy tuổi đời.

Câu chuyện ngụ ngôn: Hãy lắng nghe tiếng hát của Thiên thần





Tác giả: Lam Nguyệt




Từ thuở xa xưa trong đại khung vũ trụ có rất nhiều Thiên quốc mỹ lệ, trong một Thiên quốc nọ, có Thiên thần và các Thiên nhân sống một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Thế giới Thiên quốc rất nguy nga lộng lẫy, khắp nơi lấp lánh ánh hào quang rực rỡ và thần thánh, nơi đó không có bi thương, không có bệnh tật, càng không có oán hận và tranh đấu.


Thiên quốc đã trải qua những năm tháng dài đằng đẵng, không biết đã qua bao nhiêu năm, bao nhiêu kiếp, thế rồi Thiên thần phát hiện ra Thiên quốc của mình đã bị lệch khỏi đặc tính của vũ trụ, nếu không quy chính kịp thời thì cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự hủy diệt. Chỉ có một biện pháp để quy chính lại Thiên quốc, đó là hạ xuống một nơi thấp kém nhất gọi là “nhân gian”, đi tìm bí quyết cứu độ thế giới: ba chữ Chân Ngôn!


Từ Thiên quốc nhìn xuống nhân gian, cảnh tượng thật đáng sợ tột cùng! Khói đen cuồn cuộn, sóng đục ngất trời, người thế gian đều mang trên mình lớp vỏ giống như cái kén chui ra chui vào trong bùn đất, lúc khát lúc đói, lúc sợ nóng, lúc sợ lạnh, còn bị dày vò bởi các loại bệnh tật không tránh khỏi và các truy cầu, dục vọng không được thỏa mãn, đau khổ không sao tả siết. Hơn thế nữa, vào lúc ba chữ Chân Ngôn xuất hiện ở nhân gian thì cũng đồng thời xuất hiện một con ma đỏ tên là “Thượng Hắc” gây họa loạn nhân gian, nó sẽ tìm mọi cách ngăn cản Thiên thần quay trở về.


Thiên thần vẫn quyết định đi xuống nhân gian, chúng sinh trong Thiên quốc quỳ phủ phục mãi không đứng dậy, nước mắt tuôn trào đầy cảm phục, cũng có chúng sinh thệ nguyện cùng đi xuống với Thiên thần: “Hỡi Thiên thần mỹ lệ, để thế giới Thiên quốc của chúng ta được trường tồn mãi mãi, chuyến đi này của Ngài chắc chắn vô cùng nguy hiểm, gian nan muôn phần, hãy cho phép chúng thần được cùng Ngài hạ thế.”


Thiên thần đã bỏ đi vầng hào quang của Thần mà hạ xuống nhân gian, trải qua vô số khổ nạn, khó nhọc tìm kiếm suốt 200 triệu năm.


Cuối cùng, ngày ấy đã đến, Thiên thần đã tìm được ba chữ Chân Ngôn, cô mừng rỡ cất lời ca từ tận bản nguyên sinh mệnh của mình: “Đây chính là điều ta muốn tìm, những người bạn nơi Thiên quốc hãy mau tới đây, ta đã tìm được bí quyết cứu độ thế giới Thiên quốc rồi, ba chữ Chân Ngôn vĩ đại và thiêng liêng! Chúng ta cuối cùng đã có thể trở về Thiên quốc rồi!”


Tiếng hát đã làm kinh động con ma đỏ, ma đỏ điên cuồng cười nhạo: “Ha ha, ngươi đừng có mong nghĩ đến việc trở về!” Nói xong nó hiện nguyên hình là một con quái thú lớn màu đỏ vô cùng xấu xí, trông giống như con rồng nhưng lại không phải rồng, nó ngoác cái miệng lớn đầy máu lao về phía Thiên thần. Kể cũng thật thần kỳ, từ khi Thiên thần có được ba chữ Chân Ngôn, cô đã dần dần trút bỏ lớp vỏ kén dày và nặng, đôi cánh của cô đã mọc trở lại, năng lượng của Thần dần dần khôi phục, sức mạnh đó khiến ma đỏ gần như mất mạng, phải tháo chạy xa bay.


Thế nhưng Thiên thần không muốn một mình trở về Thiên quốc, cô muốn tìm những người bạn của mình, cô không kể vất vả cực nhọc mà tìm kiếm họ, không kể mệt mỏi mà cất lên tiếng ca kêu gọi họ thức tỉnh: “Bạn và tôi đều có duyên, xin hãy lắng nghe tôi hát, mau nhớ kỹ ba chữ Chân Ngôn, đó là điều chúng ta chờ đợi bấy lâu, hỡi những người bạn của tôi, hãy cùng tôi trở về đi, trong Thiên quốc của tôi có thế giới của các bạn, trong thế giới của các bạn có lời chúc phúc của tôi…”


Có những người bạn nghe được lời ca của Thiên thần, họ nhảy múa reo hò, chính tại thời khắc họ ghi nhớ ba chữ Chân Ngôn kia, thân thể của họ cũng xảy ra sự thay đổi thần kỳ, năng lượng từ bi và thần thánh đã tẩy sạch hết những dơ bẩn trên thân họ, họ mừng rỡ hòa theo lời ca của Thiên thần: “Tôi đã nhớ rồi, tôi đã nhớ rồi, ba chữ Chân Ngôn thật quá tốt đẹp, tương lai của chúng ta thật xán lạn vô cùng!”


Thế nhưng, cũng có những người bạn đã bị ma đỏ bỏ bùa mê, họ đã mất đi ký ức bình thường, quên đi lời giao ước thuở xưa khi đến đây; họ cũng mất đi thị giác bình thường nên không thể nhìn thấy đôi cánh của Thiên thần. Nghe thấy Thiên thần không ngừng ca hát, họ cười nhạo nói rằng: “Ta không tin chút nào, những điều ngươi nói đều là cái thứ mê tín phong kiến. Ta khoác trên mình những bộ y phục lộng lẫy, ở trong căn biệt thự xa hoa, lái xe sang đi khắp đó đây, còn ngươi hãy xem ngươi có gì? Ngươi nói ngươi có cánh mà sao ta lại chẳng nhìn thấy?” Thiên thần lo lắng kêu lên: “Mau rời khỏi con ma đỏ đi, nó đã bỏ bùa mê cho mọi người rồi, nên mọi người mới không thấy được chân tướng!” Lúc này con ma chú bị bùa mê của ma đỏ cũng cất tiếng nói: “Con à, ta là người mẹ “Thượng Hắc” của các con, ta đem số tiền ta cướp được chia cho các con, mua những bộ quần áo lộng lẫy và xây những căn biệt thự xa hoa cho các con, chỉ cần các con nghe lời ta, mãi mãi đi theo ta, ta sẽ cho các con sống một cuộc sống an nhàn thoải mái!”


Những người bạn bị bỏ bùa mê càng thêm tin vào lời của con ma đỏ, mắt họ chỉ thấy lợi ích mà không nhận ra Thiên thần. Nếu trước khi kiếp nạn cuối cùng xảy đến mà họ vẫn không thể tỉnh ngộ, thì họ sẽ không bao giờ có thể quay trở về Thiên quốc được nữa, hơn nữa sẽ bị tiêu hủy cùng với con ma đỏ, thật cực kỳ nguy hiểm!


Thiên thần vẫn không nản lòng hát vang lời ca thức tỉnh họ: “Hãy nhớ kỹ ba chữ Chân Ngôn, đó là điều chúng ta chờ đợi bấy lâu, hỡi những người bạn của tôi, hãy cùng tôi trở về đi, trong Thiên quốc của tôi có thế giới của các bạn, trong thế giới của các bạn có lời chúc phúc của tôi…”


Cứ như vậy, dẫu cho trời đông giá rét, ngày hè nóng nực, dẫu cho xuân hạ thu đông, có những lúc, con ma đỏ gắng gượng hơi tàn đột nhiên tập kích, Thiên thần không cẩn thận cũng sẽ bị thương, nhưng dưới pháp lực của ba chữ Chân Ngôn, Thiên thần sẽ hồi phục lại rất mau chóng. Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, Thiên thần dùng tiếng ca để thức tỉnh mọi người.


Hỡi con người thế gian, nếu như có người khuyên các bạn hãy mau mau rời khỏi con ma đỏ ấy thì đó nhất định là Thiên thần đang hát, xin các bạn hãy buông bỏ những thành kiến nơi thế tục và những lời dối trá bịa đặt của con ma đỏ, hãy cảm nhận lời ca bằng trái tim chân thành nhất, không vì điều gì khác, chỉ bởi vì các bạn cũng tới từ thế giới Thiên quốc tươi đẹp.


Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2010/10/18/69107.寓言故事:听,天使在唱歌.html

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Việt Nam: Quốc gia thành công hay thất bại?



Tác giả: Nguyễn Hải Hoành


Các chỉ tiêu đánh giá quốc gia thất bại

Từ năm 2005 trở đi, hàng năm tạp chí chính trị học nổi tiếng thế giới Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại, xuất bản tại Mỹ) đều công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số Quốc gia thất bại.[1]


Chỉ số Quốc gia thất bại (Failed States Index – FSI) do Quỹ Hòa Bình (Fund for Peace, một thinktank ở Mỹ, độc lập với tạp chí Foreign Policy) tổng hợp 90.000 nguồn dữ liệu định lượng khác nhau được công khai từ đầu năm đến cuối năm của gần 180 quốc gia trên thế giới, để gộp thành 12 thang điểm đo đạc từ mức độ phát triển kinh tế cho đến chỉ số về sự công bằng trong xã hội. Sau đó, tạp chí Foreign Policy công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số quốc gia thất bại.


Quỹ Hoà bình đưa ra khái niệm chỉ số FSI nhằm để từ đó dùng phương pháp định lượng tìm ra các quốc gia thất bại.


Sở dĩ phải xác định quốc gia thất bại chủ yếu là do các quốc gia đó đang trở thành mối lo ngại cho cộng đồng quốc tế, nhất là lo ngại khi vạch chính sách ngoại giao đối với các quốc gia ấy. Quốc gia có chỉ số thất bại cao nhất là nơi có nền kinh tế yếu nhất, phát triển chậm nhất, nhiều bất công nhất, v.v.. Nói đơn giản, đó là nơi mà phần lớn dân có đời sống hàng ngày rất khó khăn, xã hội bất an; người dân phải phấn đấu để sống sót từng ngày, để được hưởng một chút tự do. Đó là những hoàn cảnh căn bản tạo nên một quốc gia có nhà cầm quyền thất bại.


Có 12 chỉ tiêu (Indicator) đánh giá, gồm 4 chỉ tiêu xã hội, 2 chỉ tiêu kinh tế, 6 chỉ tiêu chính trị. Mỗi chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm 10; điểm càng cao tức càng thất bại, điểm càng thấp thì càng thành công. Cộng điểm của 12 chỉ tiêu này lại được tổng số điểm đánh giá mức độ thất bại, tức FSI của quốc gia đó.


Chỉ tiêu xã hội gồm:

(I-1) Áp lực gia tăng số dân (Mounting demographic pressures, viết tắt DP);
(I-2) Sự di chuyển quy mô lớn dân tị nạn, tạo ra các tình huống nhân đạo khẩn cấp (Massive displacement of refugees, creating severe humanitarian emergencies, REF);
(I-3) Sự lan rộng các nhóm thù địch tìm cách trả thù nhau (Widespread vengeance-seeking group grievance, GG);
(I-4) Dân bỏ trốn để thoát cảnh khổ sống trong nước mình (Chronic and sustained human flight, HF).
Chỉ tiêu kinh tế gồm:


(I-5) Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều theo các nhóm dân (Uneven economic development along group lines, UED);
(I-6) Suy thoái kinh tế nặng (Severe economic decline, ECO).
Chỉ tiêu chính trị gồm:


(I-7) Mức độ phạm tội và/hoặc phi pháp của chính quyền (Criminalization and/or delegitimization of the state, SL), còn được gọi là chỉ tiêu tham nhũng;
(I-8) Tình trạng suy thoái của các dịch vụ công (Deterioration of public services, PS);
(I-9) Sự trì hoãn hoặc tùy tiện trong việc áp dụng luật pháp và vi phạm nhân quyền một cách phổ biến (Suspension or arbitrary application of law; widespread human rights abuses, HR);
(I-10) Sự vận hành các cơ quan an ninh theo kiểu “nhà nước bên trong nhà nước” (Security apparatus operating as a “state within a state”, SEC);
(I-11) Sự gia tăng tình trạng giới tinh hoa chia bè kết phái (Rise of factionalized elites, FE);
(I-12) Sự can thiệp của các nước ngoài hoặc thế lực chính trị bên ngoài (Intervention of external political agents, EXT).
Trong bảng xếp hạng năm 2015, các quốc gia được chia làm 4 loại lớn theo tổng số điểm FSI:


Loại Báo động (Alert), – có FSI từ 90 điểm trở lên, là các nước thất bại nhất, kém ổn định nhất (trong đó còn chia làm Very High Alert, High Alert và Alert);
Loại Cảnh báo (Warning), – có FSI từ 60 đến dưới 90 điểm (trong đó còn chia làm High Warning, Warning và Low Warning);
Loại Ổn định (Stable), – có FSI từ 30 đến dưới 60 điểm, trong đó còn chia làm Less Stable, Stable và More Stable [trước đây gọi là Vừa phải Moderate];
Loại Bền vững (Sustainable), – có FSI dưới 30 điểm, là các nước thành công, ổn định nhất, trong đó còn chia làm Sustainable và Very Sustainable.
Như vậy tổng số điểm FSI càng nhỏ (thứ hạng càng thấp) thì càng thành công, và ngược lại, tổng số điểm FSI càng lớn (thứ hạng càng cao) thì càng thất bại. Năm 2015, Nam Sudan có FSI bằng 114,5 điểm và xếp hạng thứ 1, là quốc gia thất bại nhất thế giới, trong khi Phần Lan có FSI bằng 17,8 điểm và xếp hạng thứ 178, là quốc gia thành công nhất thế giới.


Theo thói quen, 60 quốc gia có tổng số điểm FSI cao nhất bị coi là nhóm quốc gia thất bại; các quốc gia còn lại không bị coi là thất bại.


Các quốc gia thất bại thường có một số đặc điểm chung, phổ biến nhất là mất sự kiểm soát lãnh thổ trên thực tế hoặc không thể hoàn toàn nắm được quyền hợp pháp sử dụng vũ lực. Tiếp theo là sự suy yếu khả năng quyết sách tập thể; không thể cung cấp cho nhân dân các dịch vụ công cộng thích hợp, không thể dùng tư cách thành viên chính thức của cộng đồng quốc tế để giao lưu với các quốc gia khác.


Mười hai chỉ tiêu nói trên hàm chứa nhiều nhân tố của quốc gia thất bại như tham nhũng nặng; các hành vi phạm tội; không có khả năng thu thuế hoặc khả năng được nhân dân ủng hộ; có số lượng lớn người buộc phải bỏ quê nhà tha phương cầu thực; nền kinh tế suy thoái nặng; sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư; sự hãm hại nhân dân một cách có tổ chức hoặc phân biệt đối xử nghiêm trọng; sức ép dân số nặng; giới tinh hoa chia rẽ; môi trường sống bị phá hoại nặng.


Chỉ số FSI đầu tiên được đưa ra vào năm 2005, hồi ấy chưa có ai thật sự nghiên cứu về các quốc gia thất bại một cách có phương pháp. Trong 5 năm qua, việc đưa ra FSI và bảng xếp hạng quốc gia thất bại đã tạo lập được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với nhóm quốc gia này và tăng cơ hội thảo luận giữa các nhà quyết sách ở Mỹ và trên thế giới. Chỉ số FSI khiến họ chú ý đến các quốc gia thất bại, cách đối phó với những thể chế ấy, và các “căn bệnh” đặc biệt của mỗi quốc gia có nhà cầm quyền thất bại.


Bảng Xếp hạng quốc gia thất bại năm 2010

Bảng này được công bố trên tạp chí Foreign Policy số tháng 7-8/2010. Qua đó ta thấy có nhiều nước châu Phi thuộc nhóm 37 quốc gia loại “Báo động” (tức nguy hiểm vì bất ổn).


Somalia 3 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia thất bại với tổng số điểm FSI là 114,3. Nước này suốt 18 năm qua không có sự vận hành của bộ máy nhà nước, thiếu luật pháp, rối loạn, nạn cướp biển hoành hành, nhiều nhóm Hồi giáo vũ trang kiểm soát chặt các đường phố thủ đô Mogadishu, nội chiến liên miên, dân chúng không biết dân chủ là gì… Somalia đạt số điểm cao tuyệt đối (10 điểm) về 4 chỉ số : dân tị nạn nhiều; tham nhũng; tồn tại “nhà nước bên trong nhà nước”; và giới tinh hoa chinh bè kết phái.


Tiếp sau là Chad, Sudan, Zimbabwe, Cộng Hòa Congo, Afghanistan, Iraq, Cộng hòa Trung Phi, Guinea, Pakistan, Haiti, Bờ Biển Ngà (Ivory Coast), Kenya, Nigeria, Yemen, Myanmar, Ethiopia, Đông Timor, Bắc Triều Tiên, Niger thuộc số 20 quốc gia thất bại nhất. Hầu hết các quốc gia này đều nghèo đói, rối loạn, chính trị độc tài chuyên chế, nhiều người dân vì khổ cực phải bỏ nước ra đi.


Có những quốc gia nhờ cải thiện được một số chỉ tiêu nên thứ hạng tăng về phía tốt hơn. Như Sierra Leone và Liberia cách đây ít lâu thuộc Top 20 quốc gia thất bại nhất nay đã ra khỏi danh sách đó. Sri Lanka sau khi dẹp xong nhóm Con hổ giải phóng Tamil, từ thứ 22 năm 2009 nhảy lên thứ 25 năm 2010 (tăng 3 bậc về phía tốt). Cộng hòa Dominic cũng tăng 5 bậc.


Các quốc gia xếp ở cuối bảng (số thứ tự lớn nhất) là các quốc gia ổn định nhất, tốt nhất. Ở châu Á, quốc gia tốt nhất là Nhật Bản, xếp thứ 164, với tổng FSI bằng 31,3 điểm; thứ nhì là Singapore, thứ 160 với 34,8 điểm .


13 quốc gia thuộc loại Bền vững gồm: 10 nước châu Âu (có 4 nước Bắc Âu), 1 nước châu Mỹ, 2 nước châu Đại dương. Na Uy là quốc gia tốt nhất, xếp cuối bảng (thứ 177) với FSI thấp nhất, bằng 18,7 điểm. Tiếp đó đến: Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ireland, Đan Mạch, New Zealand, Áo, Australia, Luxembourg, Hà Lan, Canada, Iceland (thứ 165).


Xếp hạng của các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc như sau: tốt nhất là Anh – thứ 161, Pháp – 159, Mỹ – 158, Nga – 80, Trung Quốc – 62. Qua đây có thể thấy hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới là Mỹ và Trung Quốc lại không được coi là quốc gia thành công bằng các quốc gia nghèo hơn.


Có một trường hợp đặc biệt: Trung Quốc năm 2009 bị xếp thứ 57, thuộc vào loại quốc gia thất bại, tức trong nhóm 60 nước có FSI lớn nhất (nhưng năm 2010 tăng 5 bậc về phía tốt hơn, ra khỏi nhóm quốc gia thất bại).


Vì sao một nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lại bị xếp vào nhóm quốc gia thất bại? Đó là vì Trung Quốc có chỉ số FSI lớn về các chỉ tiêu: – sức ép dân số (chỉ số Demographic Presures bằng 9, do có nhiều người di cư ra nước ngoài), – phân hóa giàu nghèo quá chênh lệch (chỉ số phát triển không đồng đều Uneven Development bằng 9,2), – tồn tại vấn đề nhân quyền (chỉ số Human Rights bằng 8,9),


Bảng Xếp hạng quốc gia thất bại năm 2015

Trong Bảng xếp hạng FSI năm 2015 có 38 nước thuộc loại Báo động. 87 nước thuộc loại Cảnh báo, 38 nước thuộc loại Ổn định và 15 nước thuộc loại Bền vững.


Trong 38 nước thuộc loại Báo động có 4 nước thuộc loại Báo động rất cao: Nam Sudan xếp loại cao nhất (114,5 điểm FSI, xếp thứ 1), rồi đến Somalia (114,6), CH Trung Phi (111,9), Sudan (110,8).


Trong 87 nước thuộc loại Cảnh báo, có 27 nước thuộc loại Cảnh báo cao, 42 nước loại Cảnh báo, 18 nước loại Cảnh báo thấp.


Trong 38 nước thuộc loại Ổn định có 12 nước loại Kém Ổn định, 15 nước loại Ổn định, và 11 nước loại Ổn định hơn.


Trong 15 nước loại Bền vững có 14 nước loại Bền vững và một nước loại Rất Bền vững tức Quốc gia bền vững nhất thế giới năm 2015 là Phần Lan, có tổng số điểm FSI bằng 17,8, rồi đến Thụy Điển (20,2), Na Uy (20,6), Đan Mạch (21,5). Trong các quốc gia Bền vững, có 2 nước ở châu Đại dương (Australia, New Zealand), một ở Bắc Mỹ (Canada), 11 ở châu Âu.


Xếp hạng của các nước Hội đồng Bảo an LHQ: Anh – 33,4 điểm, thứ 161 (tốt nhất); Pháp – 33,7, thứ 160; Mỹ – 35,3, thứ 158; Trung Quốc – 76,4, thứ 83; Nga – 80,0, thứ 65.


Xếp hạng các nước khối ASEAN như sau:

Singapore, 34,4 điểm, thứ 159, là quốc gia ổn định nhất châu Á, hơn Nhật, Hàn Quốc.
Brunei, 63,0 điểm, thứ 121.
Malaysia, 65,9 điểm, thứ 115
Việt Nam, 72,4 điểm, thứ 97.
Indonesia, 75,0 điểm, thứ 88.
Thái Lan, 79,1 điểm, thứ 71.
Lào, 84,5 điểm, thứ 55.
Philippines, 86,3 điểm, thứ 48.
Cam-pu-chia, 87,9 điểm, thứ
Myanmar, 94,7 điểm, thứ 27, tức kém ổn định nhất trong Asean.
Như vậy Lào, Philippines, Cam-pu-chia và Myanmar thuộc loại quốc gia thất bại.


Singapore là một trong ba quốc gia châu Á thuộc loại Ổn định hơn (More Stable), xếp cao hơn Mỹ một bậc. Hai nước kia là Nhật (36,0, thứ 157) và Hàn Quốc (36,3, thứ 156).


Việt Nam thuộc loại quốc gia Cảnh báo, nhưng xếp ở bậc tốt hơn Indonesia (75,0, thứ 88), Trung Quốc (76,4, thứ 83).


Đáng chú ý:


Nga được 80,0 điểm, thứ 65, gần sát loại quốc gia thất bại;
Cuba là nước có FSI được cải thiện nhanh nhất trong một thập niên qua: tổng số điểm FSI năm 2015 bằng 67,4 (giảm 3,4 điểm so 2014, giảm 10,4 điểm so 2010), xếp thứ 121, được xếp vào loại Low warning, bỏ xa Việt Nam.
Việt Nam: Quốc gia thành công thứ tư trong khối ASEAN


Năm 2010 Việt Nam xếp thứ 95 (tức tăng 1 bậc về phía tốt hơn so với năm 2009), như vậy là tốt hơn Ấn Độ (thứ 87), Thái Lan (81), Indonesia (61), Phillippines (51), Cam-pu-chia (40), Lào (40), Myanmar (16); chỉ kém Malaysia (110), Brunei (117), Singapore (160), nói cách khác, Việt Nam là quốc gia thành công thứ 4 trong 10 quốc gia thuộc khối ASEAN.


Năm 2015, Việt Nam vẫn giữ thứ hạng thành công như trên và trong bảng xếp hạng toàn cầu, Việt Nam tăng 2 bậc về phía tốt hơn.


Các chỉ tiêu của Việt Nam có số điểm như sau (trong ngoặc là số liệu năm 2010):


– DP: 6,1 (6,9); – REF: 4,7 (5,2); – GG: 6,5 (5,3); – HF: 5,6 (5,9); – UED: 5,5(5,9); – ECO: 5,8 (6,6); – SL 8,1 (7,3); – PS: 5,2 (6,4); – HR: 7,8 (7,3); – SEC: 5,1 (6,0); – FE: 6,9 (7,0); EXT: 5,1 (6,2);


Tổng cộng Việt Nam được 72,4 điểm (76,6), vẫn thuộc vào loại quốc gia cần được cảnh báo có nguy cơ thất bại. Có hai chỉ tiêu cao từ 7,0 trở lên, và tăng về phía xấu, đó là chỉ tiêu tham nhũng SL có số điểm là 8,1 (7,3); chỉ tiêu nhân quyền HR bằng 7,8 (7,3).


Dư luận một số nước châu Phi có phản ứng khi thấy nước mình bị xếp hạng xấu, cho rằng đây chỉ là cách đánh giá theo quan điểm phương Tây, còn đa số các nước không bình luận. Trung Quốc năm 2009 bị xếp hạng thuộc nhóm quốc gia thất bại nhưng cũng không có phàn nàn gì.


Qua đó có thể thấy phương pháp đánh giá quốc gia thất bại nói trên là tương đối khách quan. Bản thân nước Mỹ cũng không được xếp hạng tốt tương xứng với vị thế siêu cường số một. Dĩ nhiên, như mọi think tank khác của Mỹ, Quỹ Hoà bình và tạp chí Foreign Policy tiến hành nghiên cứu xếp hạng quốc gia thất bại trước hết nhằm phục vụ nhu cầu chiến lược của Washington, vì thế họ chỉ cần làm việc này một cách khách quan, khoa học chứ không cần quan tâm nhiều tới phản ứng của dư luận.


———-


Nguồn tham khảo:


– http://www.foreignpolicy.com;


– http://www.fundforpeace.org;


– https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_Fragile_States_Index


Kèm bảng xếp hạng 2015 lấy từ http://fsi.fundforpeace.org/rankings-2015


———–


[1] Gần đây thuật ngữ Chỉ số quốc gia thất bại đã được thay bằng thuật ngữ Chỉ số quốc gia dễ đổ vỡ (yếu kém), Fragile States Index (viết tắt vẫn là FSI), nhưng để tiện đối chiếu với số liệu các năm từ 2005 tới nay, ở đây chúng tôi vẫn dùng từ Chỉ số quốc gia thất bại.


- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/04/12/viet-nam-quoc-gia-thanh-cong-hay-bai/#sthash.zuHMVU0S.dpuf