" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015
ĐỌC MỘT BÀI THƠ
Gã hiện ra trong cái ký ức còn nóng hổi của tôi dưới hình ảnh một cây thông thâm thấp, tỏa nhiều cành niềm nở, một lúc nào đấy có thể bất ngờ bị chặt, biến thành cây Nô-en trang trọng lấp lánh đầy ánh sáng đèn màu, nến, khắp mình phủ đầy những sợi dây kim tuyến xanh đỏ tím vàng và những quả chuông reo leng keng vui vẻ trong đêm Giáng sinh, hòa nỗi hân hoan đời thường; hay chỉ tiếp tục tồn tại như một cây thông bé nhỏ vững chãi, rủ cành mềm trong gió lăn tăn?
Tôi chợt nhớ đến gã trong một sáng châu Âu tuyết rơi trắng xóa, đất trời không có màu gì khác ngoài màu trắng, khi cây, đất, nhà cửa, cảnh vật chỉ là những đường viền mơ hồ đây đó, gợi những mơ hồ tên gọi tiềm thức mênh mang…
Đâu rồi một đôi mắt vui tươi, một nụ cười nhẹ nhàng luôn nở trên môi? đâu rồi một cố gắng định hình của tôi về gã trai lần đầu tiên gặp mặt, lúc tôi đang hỳ hục đánh vật với cái laptop chỉ lên mạng được với điều kiện phải biết chịu đựng buốt giá đêm đông dưới tầng đất của một khách sạn?
Gã từ đâu lướt đến cạnh bàn và trò chuyện ngay lập tức, dù lần đầu tiên trong đời chúng tôi nhìn thấy nhau Tôi lưu trong đầu ấn tượng dễ chịu về đôi mắt vui tươi nhìn thẳng và nụ cười duyên dáng của gã. Nhưng câu chuyện trao đổi về các tác giả, các nhân vật thời thượng giữa tôi và gã phút chốc làm ấn tượng này bỏ đi, tự dưng gã thoắt biến thành một khái niệm rõ ràng và giản dị trong trang từ điển Wikipedia: sinh ngày tháng năm tại… đã học ở đây…có công trình… mà sau này tôi tò mò đọc.
Đại đa số con người định hình như thế. Đủ cung cấp thông tin cho lệ giao tiếp của những cộng đồng đặc sánh người là người. Lên thành một khái niệm -khoác một cái tên- mặc một tấm áo có kích thước và màu sắc - giơ mình cho quy định xã hội và tưởng mình chính là quy định ấy.
Thế nhưng, dường như cái tự nhiên của đời sống lại vẽ chân dung con người theo những luật lệ quái gở riêng của nó.
Chẳng hạn hình ảnh tự nhiên về dáng điệu của ngài chủ tịch, người tổ chức những ngày vui vầy cho những vị khách như tôi và gã chắc chắn sinh động hơn rất nhiều so với bức chân dung, mà những tác động định hình xã hội đã vẽ nên ngài.
Tôi nhớ đến một người đàn ông béo khỏe hồng hào, đôi tay lúc nào cũng giơ cao, dang rộng, vội vã tiến về phía trước như một cánh chim sắp tung bay. Đơn giản để ngài và vì ngài liên tục ôm hôn nhiều người quá , đón tiếp nhiều khách khứa quá. Cánh chim này không chấp chới để bay đi, mà khép lại thành những tràng vỗ tay, như một phản xạ sống.
Tôi và gã thường xuyên đụng nhau trong những âm thanh vui vẻ và giòn giã của những tràng vỗ tay ấy, trong những ngày hội hè ấy. Chúng tôi nhìn nhau. Cười. Quay đi.
Có thể tôi bằng lòng với nội dung tiểu sử đã đọc, sau một phút thoáng bồi hồi vì lý do gì đấy, không dằn lòng được, tìm bóng dáng gã trên mạng. Và bằng lòng với khái niệm có tên là GÃ.
Nếu gã không phải là một kẻ CẦM BÚT.
Chính thế!
Có thể lòng người sẽ đỡ rắc rối hơn khi chỉ sống mà không cần đọc.
Bởi đọc xong là ta tiêu hóa thêm cái nhân gian rắc rối này vào cái vũ trụ vốn đã rắc rối của ta.
Bởi ta tìm thấy CHÚNG và CHÚNG hiện ra như thể là ta.
CHÚNG là sự sống.
Để rồi chính ta cũng buộc phải cầm bút -trộn nhào ta và thế gian vào với nhau- rồi sản sinh ra một TA hoàn toàn mới.
Chỉ thế Ta có cơ may sống sót trong nhân gian này!
Gã đáng lẽ chỉ nên là gã -một chứng nhân bình thường của mẩu đời sống ngắn ngủi trong khoảnh thời gian sống ngắn ngủi này của tôi- đáng lẽ vậy, có vẻ hợp lý hơn.
Nhưng không, gã không chịu hiểu ra điều này
Bất chấp - gã - cứ - bền - bỉ - làm – gã - kẻ cầm bút,
khiến tôi ngơ ngẩn bất ngờ cảm giác đồng hành khi đọc những vần thơ.
Đúng! khi tôi đọc một bài thơ ngắn sau đây của gã:
Tôi sẽ thấy mình trong một gương
Thấy tên mình trong một câu thơ tình cờ nhặt được
Và số phận - trong một kẻ chưa hề quen biết.
Từng nằm dài sưởi nắng trên bãi biển Caxpi
Lắng nghe bọt bèo ca hát
Kẻ mộng du không hề được mất
Khuông Cơ, chiều nắng tắt dưới chân tôi.
Ngước lên mắt mờ bụi đỏ
Thời gian
Hay kỉ niệm núi đồi?
Rồi những ngọn nến vô hình thắp sáng trong đêm
Mỗi khoảnh khắc một niềm hy vọng
Cửa sổ phòng tôi hoá ngã tư đường
(KHÔNG TƯỞNG-N.T.L)
Chắc chắn khi viết những dòng thơ này, gã mặc xác những cơn bồi hồi sẽ xảy ra của những kẻ sẽ đọc không quen biết. Đây là sự vô tình giết người của những kẻ sáng tác.
Gã mải mơ màng.
Gã ngước nhìn lên bầu trời, trong dáng hình vật thể ”từng nằm dài sưởi nắng trên bãi biển Capxi” nhưng nhất định không chịu định hình cụ thể. Lúc này gã là không khí.
Gã mơ một giấc mơ:
Tôi sẽ thấy mình trong một gương
Thấy tên mình trong một câu thơ tình cờ nhặt được
Và số phận - trong một kẻ chưa hề quen biết.
Tôi chợt nhớ đến viền núi mơ hồ sương giá, đỉnh cao nhấp nhô nhợt nhạt xanh xao, do màu cây lá hay mù sương như khói phủ vẽ lên?
Ai ai nhìn thấy cũng âm u một nỗi niềm luyến tiếc về một nỗi niềm không rõ, đã xảy ra hay chưa xảy ra với ta bao giờ?
Cái gì vậy -một khuôn mặt Anh-một dáng hình Em?
Một bóng hình Người, một giấc mơ Người, kẻ ta ước mơ quan hệ?
Hay chính là ta với ảo ảnh ta - người mà thôi?
Một tích tắc tôi biến thành gương soi của gã - hay ngược lại cũng thế.
Một tích tắc cây bút tôi và gã cầm là một
Một tích tắc, tôi hiểu ra phận mình từ bùi ngùi triết lý thân phận của một kẻ băng quơ, không liên hệ.
Gã cần gì phải nức nở:
Ngước lên mắt mờ bụi đỏ
Thời gian
Hay kỉ niệm núi đồi?
Bởi gã thừa hiểu tôi và gã sống trong cùng một thời đại, khả năng xẻ chia là vô tận, bằng những niềm vui, bằng những ước mơ và bằng cả những nỗi đau nữa!
Gã có biết điều đó không? - đến lượt tôi mơ màng hỏi.
Cần tin vào linh cảm của những kẻ cầm bút. Kể cả trong đời thường, khi bút trong tay quẳng đi, thay thế vào đó là cốc rượu vang hoặc cốc nước lọc suông đi chăng nữa.
Tôi nói điều này bởi kỷ niệm thức dậy.
Một tối, trong cái tuần khách cầm bút tứ phương đổ về xum vầy, chúng tôi kéo nhau đi ăn tối, một bữa tiệc thịnh soạn với leng keng chai cốc, lanh canh đĩa chén trên những chiếc bàn trải khăn trắng muốt đầy những món ăn thơm ngon ngào ngạt chờ đợi các vị khách mệt lử vì hội họp trở về.
Đáng lẽ cần bình thản thưởng thức một trong những công cuộc phục hồi văn hóa ẩm thực độc đáo nhất là vừa ăn vừa xem văn nghệ như các buổi tối khác, nghĩa là tôi chỉ cần cùng các vị khách tay xúc, mắt mải đăm đắm nhìn lên sân khấu rộn ràng, thực hiện nền văn minh ”ăn xong không biết vừa ăn gì vì còn mải xem, xem xong không biết vừa xem gì vì còn mải ăn” - thì tôi lại rơi vào một tình thế khác.
Thượng đế không cho phép ta lảng quên phận người của mình - chặng đường tiến hóa chưa bao giờ bình thản…
Một giọng sáo cao vút sâu thẳm đau đớn từ đâu bất thình lình cất lên… rồi dàn nhạc violon êm dịu hòa theo… đất chợt lở ngoác dưới chân… vực thẳm sâu ngập nước mắt và gai góc đâm tím nát da thịt ấn dúi tôi xuống.
Cảm giác đau đớn khôn cùng khiến tôi loạng choạng tìm một chiếc ghế, giữa căn phòng đông đảo vui tươi tràn ngập những nét mặt hân hoan.
Những ngày gần đây, thế giới đối với tôi chính là bản nhạc giao cảm trực tiếp: buồn - vui, bình thản - chôn vùi, bất cứ giây phút nào tôi cũng có thể bị giết chết, tôi biết.
Đưa cốc nước lấy trước đó vài phút lên che đôi mắt phủ đầy sương, tôi thoáng nghe bên tai một giọng nói…
Gã đứng đó, sau màn sương nước mắt: vạt áo khoác không khép bao giờ, một dải khăn hững hờ, nụ cười và đôi mắt chăm chú nhìn tôi vô hình tỏa sáng, như thể một tia sáng chiếu xuống từ mặt trời cao vô tận, không bao giờ có thể nhìn rõ nắm bắt được, nhưng lại muốn soi tỏa tìm kiếm rõ rành một cái gì đấy…
Rồi những ngọn nến vô hình thắp sáng trong đêm
Mỗi khoảnh khắc một niềm hy vọng
Cửa sổ phòng tôi hoá ngã tư đường
Tôi biết: cả tôi và gã đều đi tìm sự hiện diện của chính mình.
Loạng quạng, buồn đau, hay mơ màng lý sự…
Nỗi đau, niềm vui, sự gặp gỡ, cuộc chia ly… có bao giờ ta nhìn thấy bóng dáng chúng không?
chúng là ta, sao ta có thể gặp gỡ khoảnh khắc ấy trong chính hình hài ngục tù này?
Chỉ linh cảm, chỉ trực giác - sự sống trung dung vô hình giữa Trời và Đất - giúp ta nhìn thấy ta từ người khác, và dang tay như muốn cứu vớt.
Bởi ta và người cùng số phận như nhau.
Gã cảm thấy tôi sắp bị giết chết vì một âm thanh tử thần, nên gã lao đến.
Tôi cảm thấy nhớ về gã khi nhận dạng ngọn lửa nến gã tưởng vô hình trong đêm gã khắc khoải thao thức.
Gã muốn mở toang cánh cửa phòng để biến thành ngã tư đường an ủi, chia xẻ…
Tôi ngược lại, khóa chặt thêm một lần cửa phòng, để nhấm nháp, thưởng thức thêm một khắc đời trôi đi không bao giờ quay lại với mình nữa…
Bạn và tôi đang cố gắng định hình NGƯỜI.
Nguyễn Hồng Nhung
HÀNH VI CON NGƯỜI
Hành vi là đặc trưng của việc thể hiện được nhận thấy trong một thời gian dài của con người. Môi trường, các động lực, các thái độ và trạng thái tinh thần, cơ thể vật lý của con người xác định hành vi. Thông qua các hành động của cá nhân, qua bầu không khí giao tiếp hoặc qua giao tiếp bằng lời hay phi lời ta có thể nhận ra hành vi.
Một người, và nhiều người chứng kiến nhiều khi có những ý kiến khác nhau về một hành vi cùng nhau quan sát, điều này có thể dẫn đến xung đột, bằng giao tiếp phù hợp có thể tránh được các tác động của sự khác biệt ý kiến.
A- Cách xử sự đánh giá thái độ:
Hành vi và thái độ trong mối quan hệ xã hội được tổ chức theo chu kỳ, với cách thức:
1/ Thái độ của tôi tác động đến hành vi của tôi
2/ Hành vi của tôi tác động đến thái độ của anh
3/ Thái độ của anh tác động đến hành vi của anh
Giữa hai người tham dự các thái độ tăng cường lẫn cho nhau, và từ chu kỳ của nó dễ dàng hình thành một hình xoắn ốc tiêu cực hoặc tích cực.
Người bình thường từ nền tảng chu kỳ trên luôn luôn cố gắng thay đổi hành vi của mình, với nhiều lý do cho sự quyết định này:
1/ Sự thay đổi bản thân thuần túy là vấn đề của ý chí, sức mạnh và sự quyết định tinh thần, phần lớn không cần đến sức mạnh của ngoại cảnh.
2/ Sự thích nghi là công cụ của sự sống sót, tôi cần thích nghi nếu tôi muốn tồn tại trong đời sống.
3/ Tôi không có quyền, không có sự ủy nhiệm hoặc có bất kỳ một lý do duy lý nào để tôi xác định, theo tôi cái gì tốt và cần cho người khác.
Thực ra trong trường hợp xung đột gay gắt, nguy cấn con người cũng không có lựa chọn khác ngoài như các con vật hoang dã những lúc đó hoặc đánh lẫn nhau hoặc bỏ chạy.
B- Nội dung của hành vi:
a- Các dạng hành vi:
1/ Hành vi thụ động (passziv) : đặc trưng của hành vi thụ động là lảng tránh các hoàn cảnh có vấn đề. Tránh né giao tiếp, xử sự một cách cầm chừng, dè dặt.
2/ Hành vi nhập cuộc (asszertiv): đây là dạng hành vi quả quyết và có ý chí tự thân, kẻ có hành vi asszertiv thường cố gắng đạt tới các mục đích của mình trong sự hài hòa với môi trường xung quanh. Kẻ này có lòng tự tin, có thái độ dứt khoát, có chính kiến, không sử dụng sức mạnh, có thái độ hợp tác.
3/ Hành vi gây gổ (agressziv): Kẻ mang hành vi gây gổ thường xuyên bực dọc, mặt đỏ tía tai, bị hưng phấn, có cái nhìn gây sự. Phần lớn họ ăn to nói lớn, hoa tay múa chân, tuyên bố và coi ý kiến riêng như một sự thật.
4/ Hành vi khôn lỏi (manipulativ): Kẻ mang hành vi này thường dấu diếm cảm xúc, tư tưởng của mình, thường xuyên bắt chước theo môi trường xung quanh, cố gắng bắt chước kẻ thành công nhất, và đánh lạc hướng những người khác vì quyền lợi của bản thân.
b- Các kỹ thuật nhập cuộc (asszentiv technika):
Nhập cuộc là hành vi của kẻ chinh phục con đường trung dung, là dạng hành vi ở giữa so với dạng hành vi hạ mình và dạng hành vi gây gổ. Đặc điểm cơ bản của dạng hành vi nhập cuộc là cá nhân đó biết mình muốn (đạt tới) cái gì, và cũng hiểu rõ nhu cầu của kẻ khác. Trên nền tảng này kẻ mang hành vi nhập cuộc tự tin và bước những bước đi chắc chắn.
Nền tảng của những bước đi tự tin là sự tôn trọng chính bản thân, mang lại tác dụng có hiệu quả cho lòng tự tin, thông qua đó tác động tới cách xử thế. Từ hành vi của chúng ta thông qua giao tiếp , chúng ta có thể đo lường được hiệu quả của chúng ta, bằng cách, chúng ta có đạt được đến hay không mục đích của mình.
Trong những trường hợp chống cự bền bỉ kẻ nhập cuộc sử dụng kỹ thuật nhắc lại đơn độc, nói chung mang lại những kết quả khả thi bất ngờ. Bởi vậy kẻ nhập cuộc nói cái nó nghĩ. Nhưng nó có khả năng chối bỏ, dám từ chối các vấn đề nó không thể đảm đương. Khi bày tỏ ý kiến của mình, nó mang thái độ xây dựng và biết chú ý tới ý kiến của kẻ khác. Và điều quan trọng nhất, nếu kẻ nhập cuộc không hiểu một cái gì đó, nó biết hỏi người khác- đây là phương pháp nhập cuộc của sự thu thập thông tin- chứ không phủ nhận, chẳng hạn cho rằng” đấy là điều ngu xuẩn, tôi chưa nghe thấy bao giờ..”
C- Các xung đột hình thành trong quá trình giao tiếp:
Các dạng hành vi không „mong đợi” từ những thái độ khó chịu trong quá trình giao tiếp giữa các nhóm người thường chia ra 4 cấp độ:
1/ Sự oán hận, sự trả thù mạnh mẽ (frusztracio)
2/ Sự tức tối hoặc giận giữ.
3/ Thái độ gây sự , đe dọa (agresszio)
4/ Cách thức hành động (bạo lực)
Từ quan điểm của sự (thể hiện) kết quả- tác động của môi trường ảnh hưởng đến chúng ta- chúng ta thường phản ứng lại bằng hai cách: hoặc tốt, hoặc xấu, tùy theo sự lựa chọn của chúng ta.
Nói chung trước khi lựa chọn ta thường cân nhắc trên cơ sở của sự ức chế (inhibitors) hay kích hoạt (triggers)
Ức chế là các sự việc giúp chúng ta đừng đánh mất sự kiên nhẫn, để khỏi”rơi ra khỏi vòng quay”
Kích hoạt là các „sự việc xấu” mà vì chúng khiến chúng ta nổi khùng, và lấy cảm xúc làm chủ đạo thay cho trí tuệ tỉnh táo.
Liên quan đến khái niệm hành vi, cần đọc, nghiên cứu thêm về các phạm trù tâm lý như:
chủ nghĩa cá nhân (egocentrizmus), sự kiêu ngạo (arrogancia), sự trả đũa,trả thù (frusztracio), lòng ghen tị, ghen tuông.
sưu tầm
7 BÁT NƯỚC
Nhân dịp một lần vào viếng chùa, một người phụ nữ đã xin gặp vị Hòa thượng và bạch rằng hãy cho bà xin một bài thuốc để diệt trừ khổ đau và phiền não. Vị Hòa thượng mỉm cười hiền hậu nhìn người phụ nữ sang trọng, quý phái nhưng có khuôn mặt đượm buồn mà nói, bà hãy tìm đến bảy gia đình chưa bao giờ biết khổ, xin mỗi gia đình một bát nước. Với bảy bát nước đặc biệt này, tôi sẽ nấu thành một loại thuốc giải cứu những sầu muộn trong lòng bà.
Ngay sau đó, bà lên đường tới thăm gia đình thứ nhất mà bà quen biết bấy lâu nay, bà nghĩ rằng ắt hẳn gia đình này đang hạnh phúc và bà có thể xin được một bát nước. Quả là éo le, sau khi nghe bà trình bày, chủ nhà nhìn bà với ánh mắt ngấn lệ, rằng bà đã đến không đúng nhà và tìm không đúng người.
Lúc này, người chủ nhà bắt đầu kể về câu chuyện gia đình, họ đã sống những ngày đau khổ, bất hạnh ra sao, con cái khiến họ mệt mỏi và buồn phiền như thế nào v.v… Nghe xong, bà lại nói những lời động viên, an ủi, vỗ về yêu thương trước khi bà tới thăm gia đình khác.
Cả ngày hôm ấy, bà không xin được một bát nước nào. Nước là thứ đi đâu cũng có thể lấy, dễ tìm nhưng bà không thể xin được. Gia đình nào cũng có nỗi sầu khổ riêng, không ai giống ai và tất cả những điều ấy khiến bà chạnh lòng, như một phản xạ rất tự nhiên, của một người phụ nữ đã trải qua những mất mát những đau thương trong cuộc sống, bà đều nói lời khích lệ tinh thần, hay đơn giản chỉ là lắng nghe họ tâm sự đề thấu hiểu những gì họ đã trải qua bằng tất cả tình yêu thương vốn có.
Suốt những tháng ngày sau đó, bà kiên nhẫn đi xin, nhưng cũng không tìm thấy gia đình nào hạnh phúc thật sự như bà vẫn thấy. Nơi nào cũng chất chứa nỗi niềm khổ đau và hờn tủi. Bà luôn bận tâm suy nghĩ làm thế nào để an ủi, giúp mọi người thoát khỏi phiền não, xoa dịu đau thương, và bà đã quên đi đau khổ của chính mình.
Giờ đây hơn bao giờ hết, bà thấy lòng mình thật thanh thản, nhẹ nhàng. Khi ta cho đi cũng là khi ta nhận lại nhiều hơn thế, nỗi buồn sẽ vơi đi khi ta cởi mở lòng mình, đón nhận lời sẻ chia, lời thân thiện từ những người chung quanh.
💎 Bài học:
Sẽ không có bất kỳ loại thuốc nào có thể “chữa lành” những phiền muộn trong mỗi thân thể con người. Cách mà vị Hòa thượng chỉ cho người phụ nữ bất hạnh kia thật sâu sắc và ý nhị. Sự từng trải, lòng khoan dung, tình yêu thương của một người đàn bà từng làm vợ, làm mẹ của những đứa con, đã giúp bà nhận ra rất nhiều thứ xung quanh cuộc sống này. Điều mà từ trước tới giờ bà chưa một lần được biết và thấu hiểu.
Bảy bát nước, bà mãi không bao giờ tìm thấy nhưng con số bảy cho bà nhiều trải nghiệm đáng quý, nó giống như thiên thần hộ mệnh dẫn dắt bà đến với những điều bản thân tưởng chừng như không thể. Nỗi đau mà bà đang chịu đựng rất nhỏ so với những người khác, phải chăng đó là một điều hạnh phúc?
Đôi khi trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ chống lại bạn, đến nỗi bạn cảm tưởng rằng mình không thể chịu đựng hơn được nữa, nhưng hãy cố gắng đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì rồi mọi thứ cũng sẽ qua đi. Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
- ST -
************
TỰ DO NGÔN LUẬN MỸ - HÌNH MẪU CÓ MỘT KHÔNG HAI !
Nguyễn Chiến Thắng
Các con rận luôn ca thán Việt Nam thiếu tự do ngôn luận, tự do báo chí; BBC và VOA tiếng Việt (hai cái ổ ngụy trang của bọn rận) luôn ca ngợi sự văn minh, nền tự do báo chí của các nước phương Tây, viện dẫn tự do ngôn luận ở Mỹ là hình mẫu có một không hai. Chúng ca ngợi tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Mỹ là tuyệt đối. Chúng đưa ra bằng chứng trong bản tuyên ngôn nhân quyền năm 1791 của Mỹ có quy định: “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”.
Chẳng hạn như Vũ Quý Hạo Nhiên hiện đang ăn cơm của Mỹ từng nói rằng “Quyền chửi là tự do ngôn luận”. BBC tiếng Việt ủng hộ khi đăng bài của con rận này cùng lời tóm tắt “Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục”.
Luận điệu ủng hộ của BBC đối với quan điểm của Vũ Quý Hạo Nhiên, ảnh chụp màn hình
Nhưng sự thật thì sao, liệu có phải thoải mái nói bất kỳ điều gì với bất kỳ ai? Tuy nhiên, khi một ai đó dám cả gan chửi nhà cầm quyền Mỹ thì số phận sẽ không yên lành gì.
- Nữ diễn viên Stacey Dash đã bị đình chỉ sau khi sử dụng một lời tục tĩu trong thảo luận về Tổng thống Obama.
- Trên Fox Business Network, cựu quân nhân Ralph Peters đã sử dụng một thuật ngữ thô tục (“this guy is such a total pussy, it's stunning”) để ám chỉ Obama mềm yếu trong việc giải quyết vấn nạn khủng bố. Cuối cùng, ông phải xin lỗi và cũng bị đình chỉ công việc.
Link: http://www.latimes.com/entertainment/envelope/cotown/la-et-ct-fox-news-contributors-suspended-20151207-story.html
- Điển hình nhất có lẽ vụ Edward Snowden đã tố cáo sự thật về tự do báo chí Mỹ. Kết cục của Edward chắc không phải ai là không biết. “Tình báo Mỹ muốn giết tôi”
Link: http://phunutoday.vn/xa-hoi/edward-snowden:-quot;tinh-bao-my-muon-giet-toiquot;-40210.html
Quay trở lại với thực tế tại Việt Nam, khi mà lũ rận chủ lũ ruồi nhặng luôn dùng những lời tục tiễu cho chế độ và nhà cầm quyền tại thì liệu các cơ quan pháp luật tại Việt Nam có quá nhẹ tay hay không? Liệu có nên học hỏi triệt để pháp luật về “tự do ngôn luận kiểu Mỹ” để diệt lũ rận chủ này hay không?
Kho báu cổ vật trong bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam
Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia, đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo ở Đà Nẵng.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo đặt tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) được UBND TP Đà Nẵng cấp phép thành lập cuối năm 2014. Không gian trưng bày khoảng 700 hiện vật ở tầng 2 của Ngũ Giác Đài Sen Ngọc đang được sắp xếp để chuẩn bị cho lễ khánh thành bảo tàng vào ngày 24/12 tới.
Nhà chùa đang lưu giữ hơn 500 cổ vật, tuy nhiên mới trưng bày 200 vì không gian có hạn. Trong ảnh là tượng Phật Quan âm làm bằng ngọc tỷ, xung quanh là các tượng La Hán.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết đây là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Các hiện vật mang phong cách không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Ấn Độ. Nhiều chất liệu hay những cổ vật độc bản lần đầu tiên bắt gặp.
Bức tranh sơn mài khảm cừ hình đức Phật nhập niết bàn quý hiếm, được trưng bày cùng tượng Phật mang phong cách miền Bắc, bên cạnh có các thánh. Ở bảo tàng còn có nhiều tranh tượng Phật được vẽ bằng sơn mài trên giấy dó, hay thêu tay có tuổi thọ khoảng 300 năm.
Bảo tàng đang lưu giữ hai bức tượng Phật bằng hổ phách quý hiếm. Ông Thiện cho biết, nếu đây đích thực là nhựa cây đã hóa thạch thì niên đại phải lên đến hàng nghìn năm.
Tượng Phật nghìn tay được trưng bày tại bảo tàng.
Pho tượng mang phong cách Chămpa độc đáo khi được làm bằng chất liệu sắt. Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, để xác định giá trị cổ vật, mới đây nhà chùa đã mời TS Phạm Quốc Quân và TS Nguyễn Đình Chiến vào giám định.
Bộ 8 tượng Phật Mật tông được tạc bằng chất liệu đồng xanh và đồng đỏ được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia. Chất liệu lạ khiến bức tượng không bị oxy hóa khi để ngoài thời tiết ẩm thấp. Tư thế của các tượng đều khác lạ, trong đó nhiều tượng tạm thời được xác định có nguồn gốc thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Chămpa - nơi hai tượng Phật khác được tìm thấy đã được công nhận là bảo vật quốc gia là tượng Phật Đồng Dương và tượng Bồ tát Tara. TS Nguyễn Đình Quân đã bất ngờ trước chất liệu làm những pho tượng này.
Tượng Quan Âm tứ thủ với mỗi bên vai bốn cánh tay và bốn mặt Phật nhìn về bốn hướng. Hiện, những pho tượng Phật được bày trí một cách tương đối theo chất liệu, phong cách.
Bức tượng này hiện chưa được xác định chất liệu. Một chú tiểu cho biết tượng chỉ cao và rộng chừng 30 cm2, nhưng phải đến 3 người lực lưỡng mới có thể nhấc bổng để di chuyển.
Không chỉ làm bằng chất liệu gỗ, đồng, sắt, nhiều bức tượng còn được làm bằng đá. Nhiều cổ vật được người dân hiến tặng.
Nguyễn Đông
TRANH ĐẤU NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU VÀ BẤT CẬP
Trước thềm ngày Quốc tế Nhân quyền, chúng ta hãy cùng điểm qua vài nét về tình hình đấu tranh nhân quyền trong nước.
Theo tôi thấy, phong trào đòi nhân quyền ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Phần lớn bất cập thuộc về phía nhân dân. Trong thực tế, quyền lợi của hầu hết những người dân thường tham gia, hoặc liên đới đến các hội nhóm nhân quyền ở Việt Nam không những không được cải thiện, mà còn ngày càng bị thu hẹp. Sau các chiến dịch xây dựng đội ngũ "dân oan" (mà không biết có oan thật hay không), các nhà nhân quyền Việt Nam đã thành công trong việc xua nhiều nhóm nông dân khiếu kiện lâu ngày lên tiền tuyến truyền thông, cô lập và cắt đứt mọi liên hệ của họ với cộng đồng, khiến họ vĩnh viễn rớt khỏi giai cấp nông dân, để gia nhập một giai cấp mới là các biểu tình viên chuyên nghiệp. Kịch bản tương tự cũng đã được sử dụng với những bạn trẻ tham gia các tổ chức xã hội dân sự bị Việt Tân hoặc Đoan Trang thâu tóm. Chỉ có một trường hợp cá biệt hưởng lợi từ cuộc chung đụng với các chiến sĩ nhân quyền, là gia đình những tử tù có khiếu nại.
Một bất cập khác nằm ở phía những nhóm xã hội dân sự thiếu giác ngộ, chưa có ý thức đầy đủ về chính nghĩa nhân quyền. Nhiều người trong các tổ chức này than phiền rằng từ khi có các chiến sĩ nhân quyền, họ phải rất đắn đo dùng từ nhân quyền trong các hoạt động và văn bản tiếng Việt của mình, vì sợ bị đánh đồng với giai cấp biểu tình viên, từ đó thối lây và ê mặt trước công chúng.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam cũng đã đạt được vô số thành tựu vượt bậc. Thành tựu lớn nhất là quyền lợi của các chiến sĩ nhân quyền chuyên nghiệp ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Chẳng hạn, dù chỉ làm nghề chửi thuê và tâng bốc mướn, chiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cũng có quyền xây biệt thự bằng tiền tài trợ của nước ngoài. Dù không hề hành nghề luật sư sau khi ra tù, chiến sĩ Nguyễn Văn Đài cũng có quyền tự xưng là "Luật Sư Nhân Quyền" trên Facebook. Dù là thằng lật lọng, tráo trở, lừa thầy phản bạn, chuyên bán rẻ từ phụ nữ cho đến đồng minh, chiến sĩ Lê Công Định vẫn được các fan hâm mộ trên Facebook tôn xưng là người anh hùng vì nước quên thân. Dù là lão thầy bói rởm làm cách mạng theo con đường của lá số, mê tín và sùng bái thần quyền, chiến sĩ Trần Huỳnh Duy Thức vẫn được tôn vinh là ngọn đuốc tiên phong thắp sáng Con Đường Việt Nam, là người anh cả của cuộc chiến đấu vì quyền và phẩm giá con người. Chỉ cần hô hai chữ "nhân quyền", các chiến sĩ bất khuất của chúng ta muốn vòi gì cũng xong, muốn nói phét thế nào cũng không ai dám cãi. Nên có thể nói hai chữ "nhân quyền" giống như lệnh bài miễn tội của triều đình Mỹ, trưng ra một cái là phạm tội thoải mái, làm bậy thoải mái.
Xét lượng ngoại tệ mà các chiến sĩ nhân quyền nhận được hằng năm, tôi xin phấn khởi kết luận rằng "chiến sĩ nhân quyền" là một con đường làm giàu không khó, rất nên nhân rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
[Nhà Dân Chủ]
XUẤT BẢN SÁCH TINH HOA HAY NGẤM NGẦM MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ
Một nhà sách mới nổi gần đây có tên là Tao Đàn, đang được cư dân mạng rất yêu thích vì đóng góp cho cộng đồng rất nhiều đầu sách hay và có giá trị văn học. Nếu cứ làm như vậy thôi thì không có vấn đề gì, nhưng mới đây, Tao Đàn đã đưa ra những thông tin công kích Việt Minh trên fanpage chính của mình, cho rằng Việt Minh đứng sau tội ác ám sát Nhượng Tống.
Tài năng của Nhượng Tống không ai có thể phủ nhận, chính quyền Việt Nam hiện nay cũng không vì lý do ông là cán bộ cao cấp của Quốc Dân Đảng mà cấm xuất bản sách của Nhượng Tống. Thậm chí, trước đó bản dịch "Nam Hoa Kinh" của ông vẫn được xuất bản, và mới đây tiểu thuyết "Lan Hữu" đều được báo chí chính thống ca ngợi.
Thế nhưng, truyền thông của Nhà sách Tao Đàn, không biết tập trung vào các giá trị tinh hoa của Nhượng Tống, mà lại thích bới móc những tin đồn lá cải về cái chết của Nhượng Tống.
"Việt Minh tóm được vị nào của Việt Quốc thì cũng nổ đánh đoàng như trường hợp Trương Tử Anh, đảng trưởng Đại Việt, khi đóng giả nhà sư chạy qua bốt Hành Trống (nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, phố Lê Thái Tổ - Tràng Thi) thì bị phát hiện và bắt lại đem đi cho ăn kẹo đồng.
Nhượng Tống những năm 1945-1949 cũng là thủ lĩnh đảng đối lập với Việt Minh. Thậm chí, khi chính quyền mới được thành lập sau ngày 19/12/1946, ông cũng tham gia. Bởi vậy, không ngạc nhiên gì khi Nhượng Tống trở thành cái gai trong mắt của biệt động thành Công an Hà Nội.
Lệnh xử tử Nhượng Tống được ban hành!
Xuất phát điểm là một người yêu nước từ tuổi 20 đã tham gia đánh Pháp, sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Kết thúc cuộc đời là án tử hình dành cho ông. "
Với cách truyền thông này, tôi tự hỏi, không biết nhà sách Tao Đàn thật sự muốn làm văn hóa hay định làm văn hóa ngấm ngầm làm chính trị. Vì qua phản ánh từ comment trên fanpage của nhà sách Tao Đàn, ta có thể thấy nhà sách này đã đăng sai ngày mất của tác giả Nhượng Tống. Không có người nào thực tâm làm văn hóa lại đăng sai ngày mất của một tác giả mang lại cho họ không ít lợi nhuận.
Hiện nay, không ít các nhà sách, nhà xuất bản, bên ngoài núp dưới vỏ nâng cao văn hóa đọc, nhưng thực chất là có những hành vi không chính đáng.
Trước Tao Đàn còn có nhà sách Alpha. Alpha Book là một trong các nhà sách đi đầu cho việc hô hào nâng cao văn hóa đọc, mà thực chất là để bán sách. Sau khi bị cộng đồng mạng công kích vê chất lượng sách của Alpha chỉ tập trung cho sách dậy làm giàu và kỹ năng sống, Alpha liền đổi hướng xuất bản những cuốn như "Cộng hòa" của Plato, "Chính trị luận" của Aristotle, mới đây là "Odyssey" của Homer. Trong đó, "Cộng hòa" và "Odyssey" đều là bản dịch của ông Đỗ Khánh Hoan, trước đây là Trưởng ban Văn minh Anh Mỹ của Đại học Văn khoa Sài Gòn thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Những bản dịch này của ông Đỗ Khánh Hoan đều đã được đăng trên Học Viện Công Dân - một trang chính trị của thế lực lưu vong của Việt Nam Cộng hòa cũ, muốn phục quốc, bằng cách tuyên truyền các tư tưởng chính trị. Sử dụng lại hai bản thảo của Học Viện Công Dân, điều đó cho thấy Alpha Book chắc hẳn phải có liên hệ với Học Viện Công Dân về mặt làm ăn và chiến lược kinh doanh.
Nhưng đứng đầu các hoạt động này phải kể đến Nhà xuất bản Trí Thức của giáo sư Chu Hảo. Giáo sư Chu Hảo hơn Tao Đàn và Alpha Book ở một chỗ, ông không giấu diếm hay lấp liếm mục đích chính trị của mình. Nhà xuất bản Tri thức xuất bản rất nhiều các sách khai dân trí theo xu hướng dân chủ. Nhưng với hình thức làm việc ôn hòa và chính quy, dù nhiều sách bị cấm xuất bản, nhà xuất bản Tri Thức vẫn được hoạt động.
Nâng cao dân trí là việc tốt, giới thiệu các tác phẩm tinh hoa đến người đọc cũng là việc tốt. Xã hội cần điều ấy. Nhưng không nên núp bóng các giá trị tinh hoa ấy để ngấm ngầm thực hiện các động cơ bất chính, đó là điều không thể chấp nhận được, vì các giá trị tinh hoa không nên được xây dựng bằng sự hèn nhát và giấu diếm.
- Nhà độc tài -
Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015
Đừng đánh đồng hậu hiện đại với tuyên truyền dân chủ
Đừng đánh đồng hậu hiện đại với tuyên truyền dân chủ
0 0 0 0
by Võ Khánh Linh
Inrasara là một nhà thơ, nhà phê bình người Chăm hiếm hoi trong nền văn học Việt Nam, một người luôn tỏ ra cấp tiến và cách tân. Nhưng mới đây, khi Inrasara đăng một bài “Rốt cùng, phê bình văn học làm gì?”, tôi thấy thật sự thất vọng về Inrasara. Với tư cách một nhà phê bình, có nghĩa là một người đọc cao cấp, có chuẩn mực, có lý luận thì “nói phải có sách, mách phải có chứng”, nhưng Inrasara đã viết những điều theo một kiểu chém gió vô trách nhiệm, không có căn cứ. Đã thế, đến cuối bài viết, Inrasara lại còn lồng ghép một chủ nghĩa mới trong nghệ thuật với lý thuyết dân chủ. Tôi cho rằng, với tư cách của một người cầm bút, bẻ cong nghệ thuật theo hướng tuyên truyền chính trị, thật sự khiến người đọc thất vọng. (Xem tại đây:http://vandoanviet.blogspot.com/2015/12/rot-cung-phe-binh-van-hoc-lam-gi.html )
Ở đoạn đầu, Inrasara đưa ra nhiều lập luận về chức năng của phê bình. Trước tiên, ông phủ nhận vai trò của phê bình như tri âm của tác giả. Coi phê bình như tri âm của tác giả là một quan niệm truyền thống về phê bình. Một nhà phê bình, nếu không phải để phân tích các khía cạnh của tác phẩm, đưa ra các thẩm định về tác phẩm một cách đúng đắn, thì đó quả thực là một nhà phê bình tồi. Đó là chuyện hiển nhiên. Và cho dù nhà văn ( theo như mô tả của Inrasara về thái độ khinh miệt của Nguyễn Tuân về nhà phê bình ) có không coi trọng vai trò của nhà phê bình, không cần một người bạn tri âm, thì vấn đề “tri âm” cái tấc lòng bên trong của nhà văn, nhà thơ, vẫn là nhiệm vụ không thể chối bỏ của phê bình. Ấy vậy mà Inrasara lại gạt phắt nhiệm vụ này.
“Thế nhưng, giải thích tác phẩm chỉ là một trong vài chức năng của phê bình. Mà giải thích kia cũng không cần phải trúng ý tác giả nữa. Trước tác phẩm, mỗi độc giả đọc, thả hồn mơ màng, hiểu và giải thích theo cách của mình. Cách đọc của nhà phê bình chuyên nghiệp hơn, nhưng dẫu sao họ cũng đọc theo cách riêng của họ. Họ viết cách hiểu đó ra, kẻ sáng tác thấy sai/ lệch ý mình, và… ghét!”
Thật là một lối bao biện! Không cần hiểu đúng tác phẩm mà vẫn được gọi là nhà phê bình? Nếu không thể hiểu đúng tác phẩm thì bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà phê bình. Mở rộng cách hiểu về một tác phẩm, không có nghĩa là được quyền hiểu sai về tác phẩm ấy. Đừng nhầm lẫn, cũng đừng đánh đồng về điều này. Quan niệm về phê bình của Inrasara là mở đường cho một lớp nhà phê bình không có khả năng thẩm định nhạy cảm, chỉ biết chém gió theo cảm tính và phơi bày cái tôi.
Ở phần sau, Inrasara đưa ra ba xu hướng phê bình. Tôi đồng ý với hai xu hướng đầu tiên mà Inrasara đưa ra là thủ kho và tìm tòi cái mới. Nhưng xu hướng thứ ba mà Inrasara đưa ra, tôi không thể gọi đó là phê bình: tinh thần khai phóng: “Cuối cùng là xu hướng phê bình mang tính khai phóng. Ở đây nhà phê bình đồng thời là một nhà tư tưởng”. Tôi không hiểu giữa phê bình và khai phóng có gì liên quan đến nhau. Có phải ông muốn nói: nhà phê bình sẽ khai sáng cho người đọc, chỉ con đường cho người đọc đến với tự do như một đấng cứu độ. Thật nực cười! Sao ông không nói thẳng ra, ông muốn phê bình làm nhiệm vụ định hướng chính trị, hướng mọi tác phẩm đến cái lý tưởng dân chủ mà các ông vẫn đắm đuối. Nếu muốn làm vậy, tôi khuyên ông nên làm phê bình chính trị, đừng làm phê bình nghệ thuật. Vì nếu ông muốn làm phê bình nghệ thuật thì xin ông hãy chỉ ra tính khai phóng trong bài thơ “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến hay bức tượng Venus ở Milo. Có lẽ, với tinh thần khai phóng, không có tính chất khai phóng trong đó, ông cũng biến nó thành khai phóng.
Nực cười hơn, Inrasara gắn chủ nghĩa hậu hiện đại với dân chủ và khai phóng. Trong khi ấy, chủ nghĩa hậu hiện đại không đề cập một chữ nào đến dân chủ và khai phóng. Dân chủ và khai phóng là sản phẩm của thế kỷ 18,19 và đầu 20, của văn học Hiện đại. Văn học Hiện đại với các tác phẩm như “Chàng si ngây”, “Những người khốn khổ”, “Ruồi trâu”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Sông Đông êm đềm”… mới là thời của dân chủ và khai phóng. Hậu hiện đại tập trung vào tính cá nhân. Các cá nhân không tìm phán xét bên ngoài nữa, mà đi sâu vào bên trong của chính mình, vượt thoát khỏi mọi lề luật, ràng buộc và công thức. Hậu hiện đại là một thứ văn chương phi chính trị, phi hàn lâm, chứ không phải là đại diện cho khai phóng và dân chủ như Inrasara đã viết:
“Thời đại hậu hiện đại trong xu thể dân chủ hóa toàn cầu, phê bình văn học mang ở tự thân khả tính khai phóng. Nhà phê bình chỉ chú tâm đến tác giả – tác phẩm ca ngợi tinh thần tự do của con người, tập trung vào bộ phận tác giả dám đạp đổ mọi rào cản bất kì làm trở ngại tinh thần đó; nhà phê bình quyết loại bỏ mọi tác phẩm yếu đuối, bạc nhược nô lệ hóa con người. Cái thước đo lường là tác phẩm liên quan đến đời sống, chứ không phải văn chương [thuần túy]. Là tác phẩm họ tác động đến sự khai phóng tinh thần con người, chứ không phải họ “cách tân” đến đâu; là thế đứng, tư cách của nhà văn đối với đời sống, chứ không phải sự nghiệp văn chương họ lớn ra sao. Mà là họ viết và sống thế nào.”
Gán ghép hậu hiện đại với dân chủ, chắc là Inrasara bị ảnh hưởng bởi các nhà thơ hậu hiện đại ở hải ngoại trên trang Tiền Vệ hoặc từ nhóm Mở Miệng. Đây đều là những nhà thơ, nhà văn, ứng dụng hình thức hậu hiện đại để tuyên truyền chính trị, nhưng lại làm sai lệch hết tư tưởng của Hậu hiện đại. Qua cách trích dẫn của Inrasara, có lẽ ông không phải là người đọc các tài liệu lý luận về Hậu hiện đại, cũng chưa đọc hoặc xem các tác phẩm Hậu hiện đại có giá trị trên thế giới. Tôi khuyên ông nên đọc thêm Umberto Eco, Kurt Vonnegut để biết thêm về cách viết hậu hiện đại. Nếu có đủ trình độ hơn, ông hãy đọc các tác phẩm triết học hậu hiện đại của Heidegger hoặc Focault để biết thêm tư tưởng hậu hiện đại thật sự là về cái gì, có phải là dân chủ và khai phóng hay không.
Bằng bài viết này, Inrasara đã đánh mất tư cách một nhà phê bình văn học của mình. Ông không làm khoa học, cũng không làm nghệ thuật, mà ông đang làm chính trị, một thứ phê bình chính trị phi khoa học, phi nghệ thuật và không đàng hoàng. Tôi nghĩ bằng bài viết này, ông đã khai tử chính sự nghiệp phê bình và nghiên cứu của mình, đồng thời cũng khiến độc giả mất niềm tin với các tác phẩm thơ văn trước đó.
GĐTQT
Ông Nguyễn Xuân Anh: “Cán bộ chỉ cần có dư luận là sẽ bị kiểm điểm!”
”
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho hay, chỉ thị về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí sẽ là chỉ thị đầu tiên được Thường trực Thành ủy Đà Nẵng khóa 21 ký ban hành, trong đó nêu rõ: Cán bộ chỉ cần có dư luận là sẽ bị kiểm điểm!
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay, hiện quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ TP khóa 21 đang được khẩn trương hoàn chỉnh. Trên nền tảng quy chế cũ, quy chế làn này sẽ được chuẩn bị kỹ càng, công phu, chặt chẽ hơn, quy định rất rõ trách nhiệm của các Thành ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy.
Theo kế hoạch, quy chế này sẽ được trình tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng trước Tết Nguyên đán 2016 và đây sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động của cả Ban chấp hành nhiệm kỳ 21. Cùng với đó, Thành ủy Đà Nẵng cũng sẽ tiếp tục kiện toàn cán bộ chủ chốt của các cấp, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm. Hiện Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng đang tập trung ráo riết cho nhiệm vụ này.
“Ai tiếp tục, ai thôi; vị trí nào tiếp tục, vị trí nào thay sẽ tính toán một bước. Từ nay đến bầu cử HĐND và Quốc hội thì việc này sẽ được chuẩn bị rất chu đáo. Phân công cấp ủy hiện nay chỉ là tạm thời và sẽ sắp tới có thay đổi cán bộ, thậm chí thay đổi nhiều. Có luân chuyển, điều chuyển, có lên có xuống, có qua có lại. Đảng qua chính quyền, chính quyền qua Đảng, mặt trận, đoàn thể. Tinh thần là tổ chức phân công thì phải chấp hành!” – ông Nguyễn Xuân Anh cho hay.
Được biết, hiện Thành ủy Đà Nẵng cũng đang xây dựng chương trình công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này. Theo đó, đối với việc quản lý đảng viên, các ban xây dựng Đảng được giao nhiệm vụ tập trung quản lý các mặt công tác, sinh hoạt, quan hệ, lịch sử chính trị, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức.
Ban Tổ chức và Ủy ban Kiểm tra được lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng chính thức giao quyền “mời lên ngay đối với cán bộ nào có dư luận” để nghe và yêu cầu giải trình. Nếu dư luận đó là đúng thì xử lý, nếu không đúng thì phải lưu ý cán bộ đó tại sao lại có dư luận như vậy. “Việc nhắc nhở kịp thời có tác dụng răn đe rất tốt, chứ để đến khi đổ xòa rồi đem cán bộ ra kỷ luật thì cũng chưa sòng phẳng lắm!” – ông Nguyễn Xuân Anh nói.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Anh, sắp tới Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng sẽ ban hành chỉ thị về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và đây sẽ là chỉ thị đầu tiên mà Thường trực cấp ủy khóa 21 ký ban hành ngay sau Đại hội Đảng bộ TP. Điều đó thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Hiện Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng đã gửi dự thảo chỉ thị này để xin ý kiến Ban Thường vụ.
“Trong chỉ thị này có nêu cán bộ chỉ cần có dư luận thôi, dư luận nhiều quá là sẽ bị kiểm điểm, đặc biệt là trên các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, tài chính. Quan điểm là cứ làm tốt, đặc biệt là các cơ quan chính quyền cứ làm tốt, hỗ trợ hết mình cho doanh nghiệp thì trong cái chung sẽ có cái riêng. Còn trong cái riêng không bao giờ có cái chung cả. Cái riêng còn chưa đủ, làm sao có cái chung? Do vậy nhiệm kỳ này sẽ tập trung công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí rất mạnh mẽ!” – ông Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
HẢI CHÂU
http://infonet.vn/ong-nguyen-xuan-anh-can-bo-chi-can-co-du-luan-la-se-bi-kiem-diem-post185534.info
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho hay, chỉ thị về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí sẽ là chỉ thị đầu tiên được Thường trực Thành ủy Đà Nẵng khóa 21 ký ban hành, trong đó nêu rõ: Cán bộ chỉ cần có dư luận là sẽ bị kiểm điểm!
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay, hiện quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ TP khóa 21 đang được khẩn trương hoàn chỉnh. Trên nền tảng quy chế cũ, quy chế làn này sẽ được chuẩn bị kỹ càng, công phu, chặt chẽ hơn, quy định rất rõ trách nhiệm của các Thành ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy.
Theo kế hoạch, quy chế này sẽ được trình tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng trước Tết Nguyên đán 2016 và đây sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động của cả Ban chấp hành nhiệm kỳ 21. Cùng với đó, Thành ủy Đà Nẵng cũng sẽ tiếp tục kiện toàn cán bộ chủ chốt của các cấp, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm. Hiện Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng đang tập trung ráo riết cho nhiệm vụ này.
“Ai tiếp tục, ai thôi; vị trí nào tiếp tục, vị trí nào thay sẽ tính toán một bước. Từ nay đến bầu cử HĐND và Quốc hội thì việc này sẽ được chuẩn bị rất chu đáo. Phân công cấp ủy hiện nay chỉ là tạm thời và sẽ sắp tới có thay đổi cán bộ, thậm chí thay đổi nhiều. Có luân chuyển, điều chuyển, có lên có xuống, có qua có lại. Đảng qua chính quyền, chính quyền qua Đảng, mặt trận, đoàn thể. Tinh thần là tổ chức phân công thì phải chấp hành!” – ông Nguyễn Xuân Anh cho hay.
Được biết, hiện Thành ủy Đà Nẵng cũng đang xây dựng chương trình công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này. Theo đó, đối với việc quản lý đảng viên, các ban xây dựng Đảng được giao nhiệm vụ tập trung quản lý các mặt công tác, sinh hoạt, quan hệ, lịch sử chính trị, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức.
Ban Tổ chức và Ủy ban Kiểm tra được lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng chính thức giao quyền “mời lên ngay đối với cán bộ nào có dư luận” để nghe và yêu cầu giải trình. Nếu dư luận đó là đúng thì xử lý, nếu không đúng thì phải lưu ý cán bộ đó tại sao lại có dư luận như vậy. “Việc nhắc nhở kịp thời có tác dụng răn đe rất tốt, chứ để đến khi đổ xòa rồi đem cán bộ ra kỷ luật thì cũng chưa sòng phẳng lắm!” – ông Nguyễn Xuân Anh nói.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Anh, sắp tới Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng sẽ ban hành chỉ thị về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và đây sẽ là chỉ thị đầu tiên mà Thường trực cấp ủy khóa 21 ký ban hành ngay sau Đại hội Đảng bộ TP. Điều đó thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Hiện Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng đã gửi dự thảo chỉ thị này để xin ý kiến Ban Thường vụ.
“Trong chỉ thị này có nêu cán bộ chỉ cần có dư luận thôi, dư luận nhiều quá là sẽ bị kiểm điểm, đặc biệt là trên các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, tài chính. Quan điểm là cứ làm tốt, đặc biệt là các cơ quan chính quyền cứ làm tốt, hỗ trợ hết mình cho doanh nghiệp thì trong cái chung sẽ có cái riêng. Còn trong cái riêng không bao giờ có cái chung cả. Cái riêng còn chưa đủ, làm sao có cái chung? Do vậy nhiệm kỳ này sẽ tập trung công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí rất mạnh mẽ!” – ông Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
HẢI CHÂU
http://infonet.vn/ong-nguyen-xuan-anh-can-bo-chi-can-co-du-luan-la-se-bi-kiem-diem-post185534.info
Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015
20 tác phẩm đẹp nhất cuộc thi ảnh quốc tế ở Italy
Hơn 15.000 bức ảnh từ hơn 100 nước gửi về tham dự giải thưởng nhiếp ảnh thế giới Siena (Italy) lần thứ nhất khiến người xem choáng ngợp.
Giải cao nhất thuộc về Vladimir Proshin với bức ảnh chụp những ngư dân đánh cá trên dòng sông tại thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc năm 2013.
Giải về hiệu ứng màu sắc thuộc về bức ảnh khinh khí cầu Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ của Giulio Montini. Cảnh tượng 100 khinh khí cầu lần lượt bay lên không trung trong ánh mặt trời lên vô cùng ngoạn mục. Tác giả may mắn ở độ cao bên trên các khinh khí cầu và chụp được một khinh khí cầu đơn lẻ.
Bức ảnh bình minh trên Vạn Lý Trường Thành của Joseph Tam đoạt giải ảnh du lịch.
Bức ảnh ngư dân trên sông Li, Quảng Tây, Trung Quốc của Loe Djatinegoro đoạt giải trong hạng mục hiệu ứng màu sắc. Ngư dân ở đây dùng chim cốc được huấn luyện để lặn và bắt cá. Đây là hình thức đánh bắt có từ hơn 1.000 năm ở Trung Quốc.
Giải ba ảnh du lịch thuộc về Jørgen Johanson với tấm hình đoàn lạc đà đi lấy muối ở Danakil Depression, Ethiopia. Đây là một trong những nơi nóng và khắc nghiệt nhất trái đất, và cũng là một trong những điểm thấp nhất trái đất. Hồ Asale nằm ở 116 m dưới mực nước biển. Người Afar làm muối và dùng lạc đà để vận chuyển muối.
Bức ảnh bình minh trên đường đến Al Ain, Dubai của tác giả Lal Nallath được vinh danh về hiệu ứng màu sắc. Mỗi buổi sáng, nơi đây lại rộn rã với những chú ngựa phi nước đại, những con lạc đà thong thả dạo bước, những chú chim chao liệng trên bầu trời.
Giải nhì ảnh du lịch thuộc về Sergey Anisimov. 14.000 người dân du mục ở miền bắc nước Nga sống chung với những đàn hươu và nuôi tuần lộc, một trong những nghề hiếm nhất trên thế giới.
Ảnh chụp đền Shwamibagh, Bangladesh của tác giả Noor Ahmed Gelal giành giải về hiệu ứng màu sắc. Cộng đồng người Hindu tổ chức lễ hội Rakher Upabas kéo dài 3 ngày ở đền Loknath ở Barodi, gần Dhaka. Các tín đồ thắp đèn đất để cầu nguyện và ăn chay cho tới khi đèn cháy hết.
Ngày hè ở French Riviera của tác giả Sebastien Nogier giành giải hạng mục du lịch. Những chàng trai trẻ lặn dưới biển Địa trung Hải trong một ngày hè nóng nực ở Nice, miền nam nước Pháp năm 2014.
Dòng sông Yamuna của tác giả Bruno Tamiozzo đoạt giải du lịch. Yamuna gần đền Taj Mahal là nhánh lớn nhất của dòng sông Hằng linh thiêng được người Hindu sùng kính.
Bức ảnh chụp ở Sellin, đảo Rügen, Đức của tác giả Massimo della Latta được vinh danh trong hạng mục du lịch. Những cabin này được sử dụng phổ biến ở vùng duyên hải phía bắc nước Đức.
Giải nhất ảnh du lịch thuộc về bức ảnh Nhảy tàu ở Gazipur, Bangladesh, của tác giả Noor Ahmed Gelal. Sau lễ hội thường niên Biswa Iztema lớn thứ 2 của người đạo Hồi ở Bangladesh, nhiều người lao lên tàu ở ga Tongi để cố kiếm một chỗ về nhà.
Ảnh chú tiểu ở Bagan, Myanmar của tác giả Lim Chee Keong đoạt giải ảnh du lịch.
Bức ảnh chụp cảnh sát cơ động tác chiến tại một công viên gần sân vận động Dynamo Kiev, chuẩn bị trấn áp đoàn người biểu tình chống chính phủ tại phố Hrushveskoho giành giải hiệu ứng màu sắc.
Dòng sông Omo, Ethiopia của Fausto Podavini đoạt giải du lịch. Một cậu bé bộ lạc Dassanech ở nam Ethiopia dù còn nhỏ tuổi, nhưng người đã phủ đầy những vết thương biểu trưng cho sức mạnh thể chất của con người.
Bức ảnh Con đường của Vladimir Proshin chụp ở ngôi làng Kantaurovo, miền trung nước Nga giành giải hiệu ứng màu sắc. Người trong ảnh không làm việc mà chỉ sống bằng tiền quyên góp. Tấm hình phản ánh số phận của con người, sự lựa chọn đời sống tâm linh và những gì họ có thể đạt được dù thiếu tiền.
Một tác phẩm đoạt giải hiệu ứng màu sắc khác thuộc về Antonio Grambone với hình ảnh cơn bão đang tới ở Vallo Scalo, một thị trấn nhỏ gần Salerno.
Bức ảnh chụp một trận bóng chày dưới cánh máy bay của tác giả Khalid Rayhan Shawon giành giải ảnh du lịch.
Bức ảnh David của tác giả Edmondo Senatore chụp một trong những người vô gia cư ở các thành phố tại Italy.
Kỷ niệm chiến thắng của tác giả Khalid Rayhan Shawon giành giải hiệu ứng hình ảnh. Một đứa trẻ ở tòa nhà đang xây dở gần sân bay quốc tế Dhaka thích thú ngắm máy bay hạ cánh, còn một bé khác đang phất cờ kỷ niệm ngày chiến thắng 16/12 của Bangladesh.
http://fatasa1.blogspot.com/2015/12/20-tac-pham-ep-nhat-cuoc-thi-anh-quoc.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)