" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015
Có một cái khó giữ được, đó là lương tâm
Không biết từ bao giờ, con người cứ không ngớt tranh luận, rằng Chúa hay Quỉ sứ, bên nào cần hơn. Phe cho rằng Chúa cần thì luôn luôn trưng ra bằng chứng về sự thông thái tuyệt vời, hơn hẳn Quỷ sứ của Chúa. Câu chuyện như sau:
Một hôm, Chúa bảo với Quỷ sứ.
– Nào! chúng ta hãy tiếp tục cuộc tranh luận đi.
Quỷ sứ bèn dẫn Chúa đến một xứ sở nọ, lẳng lặng dán vào mỗi trái tim của mỗi con người ở đó một miếng lương tâm bé bằng đầu ngón tay xinh xắn, chói lọi. Lập tức:
Những gương mặt hung dữ vụt trở nên hiền lành
Lác đác vài gương mặt hiền lành vụt trở thành thánh thiện
Những bàn tay đang thò vào túi người khác vội vàng dụt lại
Những khẩu súng giương lên chuẩn bị bóp cò bỗng nhiên hạ xuống
Những gã đầy tớ to béo bỗng trở nên thon thả và vô cùng tử tế
Những ông chủ gầy còm bỗng béo tốt và hết sức hân hoan
Cuộc đời đang là thiên đường đối với lũ bịp bợm, thoắt cái trở thành địa ngục
Đang là địa ngục đối với dân lành, lập tức biến thành chốn thiên thai…
Quỷ sứ đắc thắng trước cái kết quả ấy, bèn quay lại hỏi Chúa:
– Thế nào?
Chúa tỉnh bơ:
– Chẳng thế nào cả. Hãy xem lại đi?
Quỷ sứ quay phắt lại và há hốc mồm kinh ngạc. Tất cả đã lập tức trở lại như cũ. Chỉ thấy:
Những gương mặt hung dữ
Lác đác vài gương mặt hiền lành
Những bàn tay đang thò vào túi người khác
Những khẩu súng giương lên chuẩn bị bóp cò
Những gã đầy tớ to béo và rất lưu manh
Những ông chủ gầy còm và vô cùng thất vọng
Cuộc đời là thiên đường đối với lũ bịp bợm
Và là địa ngục đối với dân lành…
Quỷ sứ tức tối không hiểu con người đã dấu cái miếng lương tâm bé bỏng ấy của mình đi đâu, bèn sục vào tất cả các trái tim để tìm kiếm. Rốt cuộc trở lại với hai bàn tay trắng. Những miếng lương tâm kia đã hoàn toàn biến mất, không còn lại tí dấu vết nào. Điều này chỉ có Chúa mới biết được tại sao. Chúa bèn quay lại bảo các giáo sĩ đi theo:
– Chép ngay, chép ngay. ở xứ sở này có một cái không thể giữ được, đó là lương tâm.
Trong khi đó, phe cho rằng Quỷ sứ cần hơn cũng có câu chuyện làm chứng sau đây:
Một người đàn bà goá ở cạnh nhà một giáo sĩ. Người đàn bà này có thói quen hễ gặp việc gì khốn khó là lại đến gõ cửa giáo sĩ, cầu xin được gặp Chúa. Lần đầu, giáo sĩ bảo:
– Chúa nghe thấy lời cầu xin của bà rồi. Nhưng Chúa còn phải đi tìm Quỷ sứ về đã.
Người đàn bà hỏi:
– Chúa tìm Quỷ sứ ở đâu?
Giáo sĩ trả lời:
– Hôm qua, lũ đầy tớ ăn cướp được của đám ông chủ mấy món hời lắm. Hôm nay chúng mời Quỷ sứ tới để vừa chia chác, vừa ăn khao.
Người đàn bà thất vọng ra về. Lần sau đến, giáo sĩ lại bảo:
– Chúa vẫn nghe thấy lời cầu xin của bà đấy. Nhưng cứ phải tìm Quỷ sứ về đã.
Người đàn bà hỏi:
– Quỷ sứ lại đi đâu mà Chúa phải tìm?
Giáo sĩ trả lời:
– Quỷ sứ được mời đi dự đám tiệc mừng thắng lợi của phe dân chủ. Chắc phải vài hôm nữa mời về…
Người đàn bà lại chưng hửng. Mấy năm sau, bà ta mới có việc phải tìm đến. Lại nghe giáo sĩ bảo:
– Chúa vẫn nghe thấy lời cầu xin của bà như mọi lần. Nhưng vẫn cứ phải tìm Quỷ sứ về mới được.
Người đàn bà lại hỏi:
– Lần này Quỷ sứ lại đi đâu?
Giáo sĩ trả lời:
– Quỷ sứ được mời đi dự đám tiệc mừng thắng lợi của phe độc tài, chắc cũng phải vài hôm nữa mới về…
Cứ như thế, lần này qua lần khác, năm nọ qua năm kia… Lần nào Chúa cũng nghe thấy… Nhưng lần nào cũng phải đi tìm Quỷ sứ… Rốt cuộc, người đàn bà góa ấy chẳng bao giờ gặp được Chúa cả. Bà ta bèn nói với vị giáo sĩ:
– Tôi cần gặp Chúa để cầu ban phước lành. Chứ có cần gặp Quỷ sứ đâu? Tại sao cứ phải tìm Quỷ sứ về để làm gì?
Vị giáo sĩ trả lời:
– Ồ! Đơn giản thế mà bà cũng không biết ư? Không có Quỷ sứ ở bên cạnh, thì người trần mắt thịt như bà làm sao mà nhận được ra Chúa.
Người đàn bà goá chợt tỉnh ngộ. Từ đấy bà không đến gõ cửa nhà giáo sĩ nữa. Mỗi lần muốn gặp Chúa, bà ta cứ việc tìm đến những nơi có Quỷ sứ là lập tức gặp được ngay.
Té ra Quỷ sứ chính là chiếc gương, mà từ đó, con người mới “soi” ra… Chúa của mình.
Phạm Lưu Vũ
Luật Cân Bằng Hạnh Phúc Và Đau Khổ Trong Cuộc Đời Con Người
Chúng ta vẫn thường nghe nói “anh A sướng”, “chị B khổ”. Liệu có đúng là người này sướng hơn (hay khổ hơn) người kia hay không? Cá nhân tôi đã từng rơi nước mắt khi chứng kiến những cảnh đời đau khổ, những con người tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn sống mãi trong cảnh vất vả, lam lũ. Tôi đã từng nhiều lần tự nhủ: “Tại sao lại như thế. Cuộc đời sao thật bất công”. Có thật là cuộc đời bất công không? Đã từ lâu tôi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này.
Trải qua những biến cố, những thăng trầm của cuộc đời, có một câu nói (mà tôi tình cờ đọc ở đâu đó) luôn vang vọng trong tâm trí tôi: "Con cứ yên tâm, Ông trời rất công bằng!". Có đúng là "Ông trời" rất công bằng không? Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày những điều tôi đã nghiệm ra từ kinh nghiệm bản thân và từ sự tìm hiểu của tôi về cuộc đời những người khác.
Tôi hy vọng bài viết sẽ là một làn gió mát, một tia nắng ấm sưởi ấm cho những tâm hồn đang đau khổ. Nó cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đang vui hưởng hạnh phúc (đặc biệt là đang vui hưởng những hạnh phúc không phải do nỗ lực của chính bản thân).
Như tôi đã viết trong bài Giới thiệu về luật cân bằng. Trong trời đất tồn tại một sức mạnh vô hình để gìn giữ mọi vật luôn luôn ở trang thái cân bằng. Nếu không có sức mạnh vô hình này mọi vật sẽ rơi vào trạng thái hỗn độn. Sức mạnh vô hình đó chính là luật cân bằng.
Sức mạnh vô hình đó cũng luôn tồn tại trong cuộc đời của một con người. Luật cân bằng trong cuộc đời của một con người được phát biểu như sau:
Tổng cộng của tất cả hạnh phúc trừ đi tổng cộng của tất cả đau khổ trong toàn bộ cuộc đời của một con người (của bất cứ ai) là bằng 0.
Cuộc đời con người là một chuỗi những giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Hết giai đoạn hạnh phúc rồi lại đến giai đoạn đau khổ rồi lại đến một giai đoạn hạnh phúc khác và cứ liên miên bất tận như vậy (Xem thêm Luật tuần hoàn). Nhưng nếu cộng tất cả hạnh phúc trong toàn bộ cuộc đời của một người, nếu cộng tất cả đau khổ trong cuộc đời của một người, thì tổng hạnh phúc phải bằng tổng đau khổ. Không một ai hạnh phúc nhiều hơn đau khổ và cũng không một ai đau khổ nhiều hơn hạnh phúc, nếu xét trên toàn bộ cuộc đời.
Đúng là tại một thời điểm có thể anh A sướng hơn chị B. Nhưng đó chỉ là một thời điểm trong giai đoạn hạnh phúc của anh A, sau giai đoạn hạnh phúc, một giai đoạn đau khổ đang chờ đón anh A. Cũng vậy, có thể hiện tại chị B đang ở trong giai đoạn đau khổ. Nhưng sau giai đoạn đau khổ, một giai đoạn hạnh phúc đang chờ đón chị B. Hết hồi thái lai lại chuyển sang giai đoạn bĩ cực, nhưng hết cơn bĩ cực lại đến hồi thái lai. Cuộc đời là vậy, ngàn năm trước đã thế và ngàn năm sau vẫn vậy.
Như vậy ta thấy tất cả chúng ta chỉ khác nhau về cường độ (độ mạnh yếu) và độ dài (thời gian) của hạnh phúc và đau khổ nhưng hoàn toàn giống nhau về việc tổng của hạnh phúc trừ đi đau khổ bằng 0. Anh có những niềm hạnh phúc của anh nhưng cũng có những nỗi đau khổ mà chỉ riêng anh biết và cảm nhận được (nhiều khi người ngoài không hề biết). Tôi có những niềm hạnh phúc của tôi và cũng có những nỗi đau khổ mà chỉ riêng tôi biết và cảm nhận được. Nhưng nếu tôi và anh, chúng ta đem đặt tất cả hạnh phúc và đau khổ lên bàn cân thì tôi và anh không ai sướng hơn ai, không ai khổ hơn ai. Chúng ta bình đẳng!
Xin lưu ý là hạnh phúc và đau khổ bàn ở đây phải là hạnh phúc và đau khổ do chính người trong cuộc cảm nhận. Sẽ là sai lầm nếu nhìn bề ngoài những con người đang sống trong sự giàu có, xa hoa và cho rằng họ đang hạnh phúc. Thực ra những con người đó cũng có những nỗi đau khổ ngấm ngầm bên trong ví dụ như lao tâm khổ tứ về kinh doanh, mất mát về tình cảm, hay bệnh tật âm thầm… Thông thường, nhiều người trong chúng ta muốn phô ra những thứ mà người ngoài thèm muốn và giấu đi những nỗi đau ở bên trong không cho người ngoài biết.
Cuộc đời của một vị tổng thống không hạnh phúc hơn cuộc đời của một cậu bé đánh giầy. Cuộc đời của một tỷ phú không hạnh phúc hơn cuộc đời của một người ăn mày. Cậu bé đánh giầy hay người ăn mày có những niềm hạnh phúc mà vị tổng thống hay nhà tỷ phú không bao giờ có được. Và ngược lại, vị tổng thống hay nhà tỷ phú có những niềm hạnh phúc mà cậu bé đánh giầy hay người ăn mày không có được. Tôi sẽ phân tích kỹ hơn về điều này trong một bài viết khác.
Kim Hoa sưu tầm
NGŨ HÀNH Chương 2. Ngũ Hành sinh khắc
hắc
Người có thân và thù, thì Ngũ Hành cũng có tương sinh, tương khắc.
Ngũ Hành tương sinh là: Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim. Kim sinh Thủy. Thủy sinh Mộc.
Ta có thể trình bày lẽ tương sinh đó bằng hai cách như sau:
Ngũ Hành tương khắc là: Mộc khắc Thổ. Hỏa khắc Kim. Thổ khắc Thủy. Kim khắc Mộc. Thủy khắc Hỏa
Ta có thể trình bày lẽ tương khắc đó bằng hai cách như sau:
Sinh có thể hiểu được là sinh dưỡng, phù trợ, tác phúc, tóm lại bao gồm tất cả mọi ảnh hưởng tốt.
Khắc có thể hiểu được là kiềm chế, thù địch, lấn át, xung khắc, tác hại, tóm lại tất cả mọi ảnh hưởng xấu.
Mỗi một Hành đều có liên lạc tốt xấu với các Hành khác.
- Hai SINH gọi là phụ Mẫu và Tử Tôn.
- Hai KHẮC gọi là Quan Quỉ và Thê Tài.
- Một HÒA gọi là Huynh Đệ.
Người xưa đã lập thành như sau:
- Sinh Ngã giả vi Phụ Mẫu (Sinh ra ta là Phụ Mẫu, cái gì phù trì ủng hộ, hi sinh cho ta là Phụ Mẫu)
- Ngã sinh giả vi Tử Tôn (Ta sinh ra là Tử Tôn, cái gì mà ta săn sóc, bao bọc, yêu đương, hộ trì, chắt chiu, thì gọi là Tử Tôn)
- Khắc Ngã giả vi Quan Quỉ (Khắc ta thì gọi là Quan Quỉ, cái gì ức chế, đàn áp, bóc lột, lợi dụng, làm hại được ta thì gọi là Quan Quỉ)
- Ngã khắc giả vi Thệ Tài (Cái gì mà ta ức chế, đàn áp, lợi dụng chi phối được thì gọi là Thệ Tài)
- Tỉ Hòa giả vi Huynh Đệ (Hòa với ta thì gọi là Huynh Đệ, cái gì đối với ta có ảnh hưởng ngang ngửa, đồng đều thì gọi là Huynh Đệ)
Ví dụ: Nếu ta lấy Kim làm đương nhân, đương sự, thì:
- Thổ là Phụ Mẫu của Kim vì Thổ sinh ra Kim
- Thủy là Tử Tôn của Kim vì Kim sinh ra Thủy
- Hỏa là Quan Quỉ của Kim vì Hỏa khắc Kim
- Mộc là Thê Tài của Kim vì Kim khắc Mộc
- Kim là Huynh Đệ của Kim vì Kim với Kim đồng điệu, đồng loại.
Sau này người ta còn bày ra lắm chuyện phức tạp hơn nữa. Chẳng những Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Quan Quỉ, Thê Tài còn được gọi bằng những tên khác, mà tùy như Dương gặp Dương, Âm gặp Âm, hay Âm Dương, Dương Âm gặp nhau cũng còn gọi bằng tên khác.
Thật là vô cùng rắc rối. Tuy nhiên chúng ta cũng cố đơn giản hóa những cái rắc rối ấy trong sơ đồ sau:
Sinh Ngã giả vi:
Phụ Mẫu (Ấn Thụ)
|
+ gặp -, hay - gặp + = Ấn thụ (Chính ấn)
+ gặp +, hay - gặp - = Kiêu ấn (Thiên ấn)
|
Ngã sinh giả vi:
Tử Tôn (Phúc đức)
(Thực thương)
|
+/- hay -/+ = Thương quan
+/+ hay -/- = Thực thần
|
Khắc Ngã giả vi:
Quan Quỉ (Quan sát)
|
+/- hay -/+ = Chính quan
+/+ hay -/- = Thiên quan (Thất sát)
|
Ngã khắc giả vi:
Thê tài (Tài Bạch)
|
+/- hay -/+ = Chính tài
+/+ hay -/- = Thiên tài
|
Đồng loại giả vi:
Huynh đệ (Tỉ, Kiếp)
|
+/- hay -/+ = Bại tài (Kiếp tài)
+/+ hay -/- = Tỉ kiên
|
Lẽ Ngũ Hành sinh khắc hết sức phức tạp nhưng cũng hết sức phong phú và biến hóa. Đi sâu vào chi tiết sẽ tốn hao rắt nhều thì giờ rất nhiều giấy mực. Hơn nữa các sách tướng số bàn cãi rất nhiều về vấn đề này. Vì thế ở đây chúng ta sẽ không đề cập đến những chi tiết phiền toái mà chỉ ghi nhận rằng: Ngoài nhẽ NGŨ HÀNH THUẬN SINH THUẬN KHẮC còn có nhẽ NGŨ HÀNH NGHỊCH SINH NGHỊCH KHẮC tức là NGŨ HÀNH ĐIÊN ĐẢO. [1]
Cái quan hệ đối với chúng ta là tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của Ngũ Hành sinh khắc. Hiểu lẽ Ngũ Hành sinh khắc, chúng ta sẽ tìm ra con đường xu cát, tị hung.
Phàm ở đời mà người này lấn át ngưòi kia, vật này xung khắc vật nọ, sẽ đưa đến những hậu quả chẳng hay. Chống đối ít thời tai hại ít, chống đối nhiều thời tai hại nhiều. Nếu hai đằng cùng mạnh, thì hư hao càng lắm.
Cho nên, muốn làm nên công chuyện gì, cần phải đuợc sự phù trợ, sự cộng tác của thời gian, của hoàn cảnh, của nhân tâm.. Đó là nhẽ thường tình ở trong trời đất.
Tuy nhiên, trời đất cũng hay dùng sự tương xung, tương khắc để làm nảy nở các tiềm năng, tiềm lực của vạn hữu nhất là của con người.
Vàng mà không được chau chuốt bằng lửa, thời vàng không thể trở nên tinh ròng. Gỗ mà không bị dao cưa xẻ cắt, búa rìu đẽo gọt thì chẳng có thể trở thành cột kèo, bàn ghế.
Cũng một lẽ, nếu Tạo hóa không để cho con người sống trong nghịch cảnh, thì con người sẽ trở nên ù lì, lười biếng, cầu an hưởng thụ, do đó không thể nào tiến hóa được.
Đằng khác, trong hoàn võ cũng như trên đời, cũng cần phải có sự xung khắc, kiềm chế lẫn nhau để giảm bớt sự quá trớn, dông dỡ ngông cuồng, thái quá, y như xe xuống dốc cần có thắng xe, mới tránh được sự đi quá tốc độ, sinh tai nạn. Nhưng sự xung khắc, kìm hãm chỉ hay, chỉ tốt tới một mức độ nào. Quá mức đó nó sẽ trở thành họa hại. Ví như xe đã bị thắng, lại còn bị ngăn, bị chặn, thì làm sao mà tiến lên được.
Cho nên, một khi đã giác ngộ được rằng con người sinh ra không phải là để sống ù lì, hưởng thụ, mà cần phải dùng thời gian, ngoại cảnh, dùng xã hội và tha nhân để giúp mình ngày một trở nên hoàn mỹ, thời lúc ấy con người có quyền, cũng như có bổn phận tránh nghịch cảnh, đồng thời tạo cho mình thuận cảnh để mà thành tựu công phu tu dưỡng, ngõ hầu trở nên con người toàn diện.
Trong thực tế, muốn biết một con người hạnh phúc nhiều hay ít, chỉ cần xem họ sống trong thuận cảnh, hay nghịch cảnh, xem tâm hồn họ có bình an, xác thân họ có khang kiện, xem họ có được xa gần yêu mến, giúp đỡ hay không, xem nơi họ cư ngụ có được trang nhã hay không...
Chính vì thế mà Âm Phù Kinh đã viết: Thiên hữu ngũ tặc, kiến chi giả xương.
Ngũ tặc đây chính là Ngũ Hành.
Tại sao Âm Phù Kinh lại gọi Ngũ Hành là Ngũ Tặc? Thưa: vì hai lý do:
1. Ngũ Hành mà không biết xử dụng, sẽ trở nên tặc hại.
2. Ngũ Hành trong trời đất, sinh khắc, tác dụng trên nhau, hết sức đa đoan, phiền tạp, và do đó ảnh hưởng nhiều đến sự thành bại của con người.
Ngũ Hành hay Ngũ tặc, theo từ ngữ Âm Phù Kinh, ở trên trời là Ngũ Tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ); ở dưới đất là Ngũ Nhạc (là Tung Sơn, Hoa Sơn, Thái Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn); ở âm nhạc là Ngũ Âm (Cung, Thương, Giốc, Chủy, V3ũ); ở thực phẩm là Ngũ Vị; ở thân thể là Ngũ Tạng; ở Đạo giáo là Ngũ Đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín).
Tuy nhiên, nếu ta biết xử dụng Ngũ Hành cho hay, cho phải, thời Ngũ Hành không còn phải là Ngũ Tặc nữa, mà chúng sẽ trở thành nguồn mạch hạnh phúc cho ta.
Vì thế Âm Phù Kinh mới nói: Nếu biết thuận dụng Ngũ Hành thời sẽ được thịnh xương, phúc khánh.
Ví dụ một người ra làm quan mà biết thi hành Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, thì ắt sẽ đi đến chỗ vinh quang, thịnh đạt.
Ví dụ một ngưòi làm Tướng mà biết Thiên văn, Địa lý, Nhân tình, biết cường điểm, nhược điểm của phía địch thời ắt sẽ nên công.
Thế chẳng phải làm am tường Ngũ Hành, sẽ đi đến chỗ xương thịnh hay sao?
Tóm lại, theo đường tương sinh của trời đất, biết xử dụng ngoại cảnh, biết hòa hợp với nhân quần, biết hòa hài với thiên nhiên và vũ trụ, làm những công chuyện đạo đức, đi vào con đường công chính, con đường Dương minh của đất trời, tức là đi vào vinh quang, phúc khánh, và sẽ gặt hái được nhiều kết quả.
Còn như đi vào con đưòng tương khắc của Ngũ Hành, của trời đất, gây gổ, chống đối với mọi người, sống trong nghịch cảnh, hoạt động lỗi thời, làm những chuyện tai hại, thế tức là đi vào con đường Âm ám của trời đất, và dĩ nhiên sẽ chiêu tai, rước họa vào mình. Các kinh sách đều không ngoài ý ấy.
[1] Mệnh Lý Nhập Môn, trang 50-51.
— Mệnh Học Thiển Thuyết, tr. 20 trở đi.
— Xem Tinh Hiệu Thần Phong Tịch Mậu Mệnh Lý Chính Tông, quyển 3, tr. 2.
— Đạt Nhân Mệnh Lý Thông Giám quyển 1, tr. 112.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “NGƯỜI GIỎI” VÀ “BỌN DỞ HƠI”
Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản trong cuộc sống và công việc của người thành công và thất bại, đọc để tránh nhé mọi người:
Người giỏi biến công việc nhàm chán thành tác phẩm, sau đó thưởng thức chúng. Bọn dở hơi biến tác phẩm thành công việc sau đó cặm cụi làm.
Người giỏi đi trễ nhưng sẵng sàng giải quyết và hoàn thành công việc bất kể giờ giấc nào, bất kể giá nào. Bọn dở hơi đi rất đúng giờ nhưng lãng công.
Người giỏi quản lí trên thành quả. Bọn dở hơi điểm danh.
Người giỏi giao việc và tin tưởng, bọn dở hơi liên tục để ý rình mò nhưng không có phát kiến.
Người giỏi đánh giá thành công và thất bại. Bọn dở hơi bói móc và truyền cảm hứng lo sợ.
Người giỏi biết tưởng thưởng người khác và lơ đi lỗi lầm của kẻ khác. Bọn dở hơi bới móc ra lỗi và liên tục cướp công.
Người giỏi nhân hậu trong mọi công việc. Bọn dở hơi tàn nhẫn trong mọi mối quan hệ.
Người giỏi im lặng. Bọn dở hơi nguyền rủa.
Người giỏi trung thực, trung dung. Bọn dở hơi nịnh nọt, xu thời.
Người giỏi nói ra ý của mình. Bọn dở hơi nói ý của lãnh đạo, hoặc mượn lãnh đạo để nói ý của mình.
Khi một lãnh đạo ra đi. Người giỏi tưởng nhớ. Bọn dở hơi chửi rủa.
Người giỏi nhìn về khó khăn của tương lai và khắc phục nó. Bọn dở hơi nhìn vào thành công quá khứ, và liên tục nhai lại.
Người giỏi tĩnh lặng. Bọn dở hơi chạy lăng xăng.
Người giỏi có vẻ biết rất ít nhưng biết chắc. Bọn dở hơi cái gì cũng có vẻ biết.
Người giỏi sử dụng người giỏi hơn mình và biết cách dùng. Bọn dở hơi luôn muốn sử dụng người dở hơn hắn và trù dập.
Người giỏi tin vào mình. Bọn dở hơi muốn người khác tôn vinh.
Khi cho một tí quyền hành. Người giỏi tìm giải pháp. Bọn dở hơi tìm vây cánh và triệt tiêu sự phát triển.
Người giỏi đề cao sáng tạo. Bọn dở hơi đề cao sự làm lụng.
Người giỏi biến một công nhân thành nghệ sĩ. Bọn dở hơi cố biến một nghệ sĩ thành công nhân.
Người giỏi yêu cuộc sống. Bọn dở hơi hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của người khác.
Người giỏi nhìn vào chính mình. Bọn dở hơi rình mò người khác và bới móc.
Người giỏi biến việc lớn thành việc nhỏ. Bọn dở hơi thổi phồng việc nhỏ thành việc lớn.
Nguồn ST của Awake Your Power
Con đường lãng mạn nhất Hà Nội chính thức mang tên Trịnh Công Sơn
Thông tin chính thức từ gia đình cố nhạc sỹ, buổi lễ đặt tên đường Trịnh Công Sơn sẽ được diễn ra vào lúc 8 giờ 30 ngày 26/8 tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trước đó, quyết định đặt tên một con đường mang tên Trịnh Công Sơn tại Hà Nội được Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua ngày 6/7.
Tên cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chính thức được đặt
cho con đường lãng mạn nhất Hà Nội. (Ảnh: BTC)
cho con đường lãng mạn nhất Hà Nội. (Ảnh: BTC)
Được mệnh danh là con đường lãng mạn và đẹp nhất Thủ đô, ôm quanh ven hồ Tây, con đường mang tên Trịnh Công Sơn dài 900m, rộng 9,5–12,5m, kéo dài từ ngã ba, ngõ 612 Lạc Long Quân đến giao với dốc ngã ba đê Âu Cơ, quận Tây Hồ. Trước khi được đặt tên chính thức, con đường ven hồ Tây còn được nhân dân và giới nghệ sỹ gọi bằng hai cái tên lãng mạn khác là đường Sen Hồ Tây hoặc phố Sâm Cầm Hồ Tây.
Không khó để trả lời vì sao con đường ven Hồ Tây sẽ mang tên cố nhạc sỹ tài hoa xứ Huế.
Dường như, là ai khi đi qua con đường này, đều có chung cảm nhận con đường như mang dấu ấn, vận vào tính cách và âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Vừa nhỏ nhẹ, khiêm nhường, vừa an yên, lãng mạn.
Vẻ đẹp con đường Trịnh Công Sơn trong hoàng hôn... (Ảnh: BTC)
Là ai đó, khi đi qua con đường lãng mạn ấy, mà nhớ đến “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh Mặt Trời” trong “Nhớ mùa thu Hà Nội” của ông, hay chính hình hài “Đường phố dài một đường phố dài/ Đường phố này một chiều tôi tới/ Đi thong dong tôi chào vẫy mọi người /Đường phố cười,” thì hẳn dư vị đó không phải vô tình.
Công chúng yêu nhạc Trịnh, chắc vẫn còn nhớ bốn mươi lăm năm trước, Trịnh Công Sơn đã sáng tác ca khúc “Huế-Sài Gòn-Hà Nội.” Hẳn là ngày đó, chắc ông không nghĩ sẽ có một ngày tên mình được đặt cho những con phố ở những thành phố lớn của nước Việt: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội.
Theo gia đình cố nhạc sỹ, buổi lễ đặt tên đường Trịnh Công Sơn sẽ có sự tham dự của đại diện Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ, Hội nhạc sỹ, Hội Nhà văn, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Cùng trong tuần lễ đó, cùng với sự hiện diện của gia đình cố nhạc sỹ Trịnh công Sơn, chương trình Học bổng Âm nhạc Trịnh Công Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh (28/8) cũng sẽ chính thức ra mắt, nhằm hỗ trợ các tài năng âm nhạc Việt Nam cũng như cho các em có triệu chứng tự kỷ.
...Và trong sương sớm mùa Đông. (Ảnh: BTC)
Chương trình Học bổng còn có sự tham gia của RedOne, một trong những nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sỹ hàng đầu thế giới, từng nhiều lần giành được giải Grammy, hiện đang hợp tác với rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Lady Gaga, Nicky Minaj, One Direction, J.Lo, Usher, Quincy Jones, Enrique Iglesias, Nicole Scherzinger…/.
http://www.vietnamplus.vn/con-duong-lang-man-nhat-ha-noi-chinh-thuc-mang-ten-trinh-cong-son/339472.vnp
Không khó để trả lời vì sao con đường ven Hồ Tây sẽ mang tên cố nhạc sỹ tài hoa xứ Huế.
Dường như, là ai khi đi qua con đường này, đều có chung cảm nhận con đường như mang dấu ấn, vận vào tính cách và âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Vừa nhỏ nhẹ, khiêm nhường, vừa an yên, lãng mạn.
Vẻ đẹp con đường Trịnh Công Sơn trong hoàng hôn... (Ảnh: BTC)
Là ai đó, khi đi qua con đường lãng mạn ấy, mà nhớ đến “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh Mặt Trời” trong “Nhớ mùa thu Hà Nội” của ông, hay chính hình hài “Đường phố dài một đường phố dài/ Đường phố này một chiều tôi tới/ Đi thong dong tôi chào vẫy mọi người /Đường phố cười,” thì hẳn dư vị đó không phải vô tình.
Công chúng yêu nhạc Trịnh, chắc vẫn còn nhớ bốn mươi lăm năm trước, Trịnh Công Sơn đã sáng tác ca khúc “Huế-Sài Gòn-Hà Nội.” Hẳn là ngày đó, chắc ông không nghĩ sẽ có một ngày tên mình được đặt cho những con phố ở những thành phố lớn của nước Việt: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội.
Theo gia đình cố nhạc sỹ, buổi lễ đặt tên đường Trịnh Công Sơn sẽ có sự tham dự của đại diện Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ, Hội nhạc sỹ, Hội Nhà văn, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Cùng trong tuần lễ đó, cùng với sự hiện diện của gia đình cố nhạc sỹ Trịnh công Sơn, chương trình Học bổng Âm nhạc Trịnh Công Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh (28/8) cũng sẽ chính thức ra mắt, nhằm hỗ trợ các tài năng âm nhạc Việt Nam cũng như cho các em có triệu chứng tự kỷ.
...Và trong sương sớm mùa Đông. (Ảnh: BTC)
Chương trình Học bổng còn có sự tham gia của RedOne, một trong những nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sỹ hàng đầu thế giới, từng nhiều lần giành được giải Grammy, hiện đang hợp tác với rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Lady Gaga, Nicky Minaj, One Direction, J.Lo, Usher, Quincy Jones, Enrique Iglesias, Nicole Scherzinger…/.
http://www.vietnamplus.vn/con-duong-lang-man-nhat-ha-noi-chinh-thuc-mang-ten-trinh-cong-son/339472.vnp
Hạnh phúc, dấn thân và sự… không chịu phát triển
Kỳ Duyên
Đất nước không chịu phát triển, thì hạnh phúc con người … có phát triển không?
Trong tuần này, có một sự kiện lớn và hướng tới có một sự kiện lớn quan trọng không kém, thức tỉnh trong lòng người dân Việt biết bao suy ngẫm. Về quá khứ và hiện tại. Về hiện tại và tương lai.
Có cả sự bồi hồi và day dứt. Tưởng nhớ và âu lo. Khẳng định và đặt câu hỏi.
Đất nước- hai chữ thiêng liêng
Đó là kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng 08 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có thể thế thệ trẻ VN ngày nay sinh ra trong hòa bình chưa cảm nhận hết sự thiêng liêng của bốn chữ độc lập- tự do. Nhưng các thế hệ cha anh, trải qua thân phận nô lệ, của nghìn năm Bắc thuộc, của một thời cuộc đầy giông bão chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ quá thấm thía nỗi đau này. Và vì thế, bao thế hệ người Việt Lớp cha trước lớp con sau/ Đã thành đồng chí chung câu quân hành đã phải dấn thân, hy sinh xương máu của mình để đất nước có chủ quyền, dân tộc có độc lập tự do.
Độc lập tự do, là…. bốn chữ ngọt ngào, là hạnh phúc của một dân tộc và của mỗi người dân khi đó.
Đất nước giàu mạnh là niềm mong mỏi của mọi công dân. Ảnh minh họa, nguồn: Zing.vn
Không phải tình cờ mà chủ đề về 70 năm CM Tháng Tám, khai sinh nước VNDCCH lại có cuộc tọa đàm trực tuyến “Cái giá phải trả để được sống trong độc lập, tự do”. Cái giá đó rất khắc nghiệt, không chỉ là xương máu của hàng triệu người lính, người dân VN đã đổ xuống, mà còn bởi một đặc thù như số phận dân tộc. Theo GS Vũ Minh Giang (ĐHQGHN):Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu có thể do vị trí địa-chính trị, giao thoa văn hóa hoặc cũng có thể do ta sinh cơ lập địa ở cạnh một đế chế nhiều tham vọng chăng, mà trong suốt chiều dài lịch sử không mấy khi chúng ta được sống trong bình yên.
Một câu hỏi mang tính khẳng định, nhưng trước đó, cả lịch sử dân tộc dài hàng nghìn năm đã giãi bày, bằng máu và nước mắt.
Số phận khắc nghiệt đến mức, Gs Trần Ngọc Vương (ĐH QGHN) cũng trong cuộc tọa đàm, đã nhân xét thẳng thắn: Cho đến hôm nay, vấn đề độc lập dân tộc vẫn còn phải tiếp tục, nghĩa là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và gìn giữ độc lập vẫn nên triển khai một cách quyết liệt. Bởi vì sẽ còn rất gian nan. Nếu chúng ta quên đi đều đó, vẫn cứ nghĩ rằng chúng ta đã có độc lập rồi thì thật là tai hoạ.
Giành lại chủ quyền, độc lập tự do dân tộc đã khó. Giữ gìn, phát triển và hội nhập với thước đo văn hóa của nhân loại văn minh còn khó hơn.
Đó cũng chính là lý do, 11 năm sau thống nhất đất nước, là những thăng trầm, gieo neo của cả dân tộc, bởi những khiếm khuyết của cơ chế quan liêu bao cấp, dẫn đến có không ít những sai lầm trong phát triển khiến đời sống XH cực khổ. Để cuối cùng, một quyết định mang tính đột phá ra đời- sau những day dứt, dằn vặt, tranh cãi – Đổi mới! Để từ cơ chế quản lý, từ quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Câu khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” thật linh nghiệm với những năm tháng gian khổ khó quên. Với một thời cuộc đầy mưa nắng ấm lạnh của lịch sử.
Để từ đó, diện mạo cả một XH thay đổi. Từ cơ chế đến chất lượng cuộc sống vật chất cả XH cho tới tận mỗi gia đình. Từ sự đổi mới chung đến sự đổi mới riêng các ngành, các lĩnh vực. Từ kinh tế đến giáo dục, văn hóa, y tế….Sự đổi mới về quan niệm còn dẫn đến sự đổi mới những thang bậc giá trị.
Nhưng ai là người làm nên Đổi mới?
Cố GS kinh tế Đặng Phong, tác giả của hàng chục đầu sách nghiên cứu lịch sử kinh tế VN rất nổi tiếng, khi còn sống, trong cuộc trò chuyện với người viết bài này, đã có một nhận xét rất đáng chú ý, có thể nói khá bản chất về công cuộc đổi mới: Sự đổi mới diễn ra trong xã hội VN, không phải là công lao của một cá nhân, một cha đẻ, hay lãnh tụ đổi mới nào. Mà mỗi người lãnh đạo VN có một vai trò khác nhau. Nói cách khác, chính trào lưu đổi mới này mới là “anh hùng” tạo nên thời thế- thời của nền kinh tế mới mang cái tên xưa kia người ta rất dị ứng- kinh tế thị trường (Tuần Việt Nam, ngày 06/9/2010).
Đó là cố GS Đặng Phong nói về bộ máy lãnh đạo, có trách nhiệm lớn lao gánh vác sứ mệnh dân tộc vào thời khắc quyết định sinh tử nhất.
Ông Kim Ngọc. Nguồn: báo Tuổi trẻ
Còn trong thực tiễn cuộc đời, nơi mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời mãi xanh tươi, vẫn có một con người, một quan chức chính quyền địa phương, nguyên là một người nông dân đã rất can đảm thay đổi, từ tư duy, nhận thức đến hành động, và cuối cùng, góp phần tạo ra sự chuyển biến thần kỳ trong nông nghiệp, một trong những ngành cốt tử nhất của đất nước. Trước hết là mảnh đất Vĩnh Phú trung du của ông, rồi lan nhanh sang các địa phương khác.
Như một làn gió lạ, rồi chuyển thành luồng gió mát lành. Cho đồng lúa nở hoa. Và gương mặt người nông dân nở nụ cười, dù dấu vết khắc khổ vẫn hằn sâu theo năm tháng.
Đó là Kim Ngọc- Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (cũ), người mà Ts Tô Văn Trường, trong bài viết trên Tuần Việt Nam, ngày 19/8, đã gọi ông là cái Kim bằng Ngọc, dám châm thẳng vào ‘huyệt’ cơ chế bảo thủ, tạo nên một “hiện tượng”- hiện tượng Kim Ngọc!
Đã có biết bao bài báo, thậm chí cả một bộ phim truyền hình dài nhiều tập- Bí thư Tỉnh úy- để nói về ông. Cũng là để vinh danh ông, một quan chức nông dân đi mở con đường “khoán hộ”.
Có lẽ ở ông, có cả ba điều mà người đời xưa cho chí đời nay đều ngưỡng mộ khi nói về một nhân cách:
Có trí, để nhìn ra những vấn đề mà nhiều người đương thời, vì nhiều lý do đã không thể nhìn ra.
Có dũng, để dám biến nhận thức mới đó thành hành động thực tiễn.
Có gan, để dám làm dám chịu trách nhiệm. Và có đủ niềm tin vào hành động thực tiễn của mình.
Như một quy luật XH, những người có tầm nhìn, đi trước thời đại, bao giờ cũng phải chịu hy sinh.
Nhưng Trời không phụ ông. Và người viết tin rằng, Đời rồi sẽ không thể phụ ông.
Còn trong con mắt những người nông dân chân đất, ông vẫn là người anh hùng áo vải cờ đào dựng nên “khoán hộ” no ấm.
Hạnh phúc- không duy nhất và bất biến
30 năm Đổi mới, với những thành tựu phát triển không thể phủ nhận, về diện mạo XH, chất lượng vật chất trong cuộc sống mỗi gia đình, vậy nhưng mới đây, dư luận XH đã ồn ào bàn luận về một nhận xét, mà ai cũng cho là chí lý, dù rất đau. Đó là câu chuyện của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kể lại tại một hội nghị các doanh nghiệp vừa và nhỏ họp ở Đà Nẵng.
“Một số chuyên gia WB nói đùa VN có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng VN có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào VN lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!” (Infonet, ngày 10/8)
Không chịu phát triển, tức thực chất là có tiềm năng, nhưng không muốn phát triển, hoặc khó phát triển. Khó phát triển chính là cụm từ mà Tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược- Bộ Công an) đã phát hiện và từng đưa ra trước đây.
Vì sao không chịu phát triển? Ở góc độ kinh tế, đòi hỏi hội nhập khiến nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng phải tạo nên được nội lực mạnh mẽ của chính mình. Quá trình tự thân vận động đó, tạo nên sức phát triển, và tạo ra khả năng hội nhập thế giới hiện đại. Nhưng sự tự thân vận động của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào ba yếu tố mang tính quyết định: Thể chế kinh tế văn minh; Môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh; Và công nghệ mới.
Về hiện tượng, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, rất đáng lo là năng lực cạnh tranh của VN cho đến nay vẫn còn thua xa các nước ASEAN 6. Đã 20 năm tham gia ASEAN nhưng VN vẫn còn nằm trong nhóm 04 nước lạc hậu hơn của ASEAN (gồm VN, Lào, Campuchia và Myanmar). Mặc dù, năm 2014, TTCP đã quyết định năm 2015 là “Năm Doanh nghiệp”, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của kinh tế VN. Kèm đó, là mục tiêu “nhích” từng bước- năm 2014, môi trường kinh doanh sao cho ngang bằng với ASEAN 6. Năm 2015, phải cạnh tranh được với ASEAN 4 (04 nước tiên tiến nhất trong ASEAN). Bởi nếu không đua được với ASEAN 4 thì sao ra được biển lớn, đua được với các quốc gia mạnh như Mỹ, khối EU .v…v…
Nay, hạnh phúc của dân tộc VN là gì? Ảnh minh họa, nguồn: Zing.vn
Hiện tượng đó có những căn nguyên hạn chế sự phát triển của nền kinh tế- XH, nói rộng ra, của một quốc gia? Chắc chắn là có.
Đó là về thể chế kinh tế. Mặc dù có những thay đổi- xóa bỏ cơ chế bao cấp, nhưng phải nói thẳng rằng, cơ chế quản trị khối các DNNN, chiếm phần lớn đầu tư, tài sản vật lực quốc gia, thực chất vẫn là cơ chế xin- cho, nặng tính lợi ích nhóm, môi trường màu mỡ cho tham nhũng đục khoét, cho lối “đi đêm” với hoa hồng, lại quả, với thành ngữ được ưa chuộng ông rút chân giò, bà thò chai rượu.
Đến mức, cũng theo Infonet, trong xếp hạng về thể chế,VN xếp ở mức rất kém trong các chỉ số chi phí “bôi trơn” so với nhiều nước khác. Một điều tra cho thấy, trung bình cứ 01 đồng lợi nhuận DN phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của DN. Số liệu điều tra của Phòng Thương mại – Công nghiệp VN cho thấy, so với 10 năm trước đây quy mô của DN Việt Nam hiện chỉ còn bằng… một nửa.
Một điều đáng lưu tâm, mới đây, Ngân hàng Bank of America vừa công bố, nợ công của Việt Nam đứng thứ 12 trong nhóm rủi ro cao nhất thế giới. Thế nhưng, mặc dù nợ công cao, các DNNN vẫn xếp hàng xin CP bảo lãnh các khoản vay thưng mại tới hàng tỷ USD, còn Bộ Tài chính đã ứng ra hơn 01 tỷ USD để trả nợ thay cho các DN vì thua lỗ, khó khăn. Đối tượng được trả nợ thay hầu hết là DNNN triển khai dự án thua lỗ, như Tổng Công ty Cơ khí xây dựng, Tổng Công ty Giấy VN, Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp VN, Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty xi măng VN (VietNamNet, ngày 06/6).
Nghĩa là toàn ông lớn, nhưng hiệu quả làm ăn rất… bé.
Thể chế kinh tế thiếu lành mạnh, tất yếu dẫn đến môi trường kinh doanh không công bằng, sòng phẳng. Mặc dù mới đây, theo Luật Đầu tư mới, bắt đầu từ tháng 7/2015, sẽ có tới 3.299 điều kiện kinh doanh vô lối (thực chất là những điều kiện gây khó dễ, đòi các DN vừa và nhỏ phải chung chi, ăn chia….) sẽ được xóa bỏ, tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ vươn lên tùy theo sức của mình.
Thế nhưng đến thời điểm tháng 6/2015, theo báo cáo của CIEM (Trung tâm thông tin tư liệu- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ) vẫn còn tới 14 bộ, cơ quan; 55 tỉnh chưa có kế hoạch này (Dân Việt, ngày 06/6). Đủ biết lợi ích đã khiến cho ngay cả các cơ quan, các ngành chức năng cứ dùng dằng kiểu em cứ hẹn nhưng em đừng làm nhé, ra sao.
Đã thế, cũng theo Infonet, ngày 10/8, trong các nước tham gia TPP, VN xếp ở hàng thấp nhất về trình độ công nghệ, dù đây là yếu tố vô cùng quan trọng, tạo ra những bước ngoặt quyết định về năng lực cạnh tranh, và thuộc về trách nhiệm vĩ mô của nhà nước. Trong thực tế, rất nhiều DN cho biết họ không thể tiếp cận được với những chính sách khuyến khích về công nghệ của nhà nước. Bởi vì chi phí để nhận được ưu đãi có khi lại còn… lớn hơn cả mức được ưu đãi.
Thực chất, toàn bộ những điều kiện mang tính chất quyết định tới sự phát triển nói trên, lại bị sự lũng đoạn của những hành vi tham nhũng. Đó mới là điều đáng nói.
Và như vậy, sự phát triển của VN không thể nhẹ nhàng…. cất cánh, nếu như nước Việt không diệt trừ được tham nhũng, các nhóm lợi ích, thông qua cải cách thể chế kinh tế. Và cùng với những giải pháp cốt tử khác.
Chợt nhớ tới đất nước 70 năm trước đây, phải chống giặc ngoại xâm, giành chính quyền, vậy mà, như nhận xét của GS Trần Ngọc Vương, một nhà nghiên cứu thì lịch sử cho thấy, có rất nhiều người trong chính phủ của nhóm Trần Trọng Kim, rồi Vua Bảo Đại đã ngả theo và họ dần trở thành những yếu nhân của chính quyền mới (Việt minh). Rõ ràng họ là những người biết đặt lợi ích của việc ra đời một nhà nước độc lập lên trên lợi ích cá nhân. Và như Vua Bảo Đại đã có tuyên ngôn nổi tiếng “Tôi thà làm công dân của một nước tự do còn hơn làm vua của một nước nô lệ”.
Vậy mà 70 năm sau, đất nước đã yên bình, thì “giặc nội xâm” lại hoành hành, và trở thành vật cản tinh vi và lớn nhất cho sự phát triển của đất nước?
Hạnh phúc là khái niệm, là nội hàm mỗi đời người thường mơ ước
Nhưng hạnh phúc không có duy nhất và bất biến. Với mỗi con người đã vậy. Với cả dân tộc- càng vậy.
Xưa, hạnh phúc của dân tộc VN là chủ quyền độc lập, dân tộc, là tự do, cơm no áo ấm.
Nay, hạnh phúc của dân tộc VN là gì? Nếu không phải là dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Hạnh phúc là được sống trong một XH lành mạnh, không tham nhũng, quản lý công khai, minh bạch gắn với những thang giá trị làm người, những thang giá trị văn hóa đích thực.
Nhưng đất nước không chịu phát triển, thì hạnh phúc con người … có phát triển không?
———
Bài trên TVN: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/257818/nay–hanh-phuc-cua-dan-toc-viet-nam-la-gi-.html
Trong tuần này, có một sự kiện lớn và hướng tới có một sự kiện lớn quan trọng không kém, thức tỉnh trong lòng người dân Việt biết bao suy ngẫm. Về quá khứ và hiện tại. Về hiện tại và tương lai.
Có cả sự bồi hồi và day dứt. Tưởng nhớ và âu lo. Khẳng định và đặt câu hỏi.
Đất nước- hai chữ thiêng liêng
Đó là kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng 08 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có thể thế thệ trẻ VN ngày nay sinh ra trong hòa bình chưa cảm nhận hết sự thiêng liêng của bốn chữ độc lập- tự do. Nhưng các thế hệ cha anh, trải qua thân phận nô lệ, của nghìn năm Bắc thuộc, của một thời cuộc đầy giông bão chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ quá thấm thía nỗi đau này. Và vì thế, bao thế hệ người Việt Lớp cha trước lớp con sau/ Đã thành đồng chí chung câu quân hành đã phải dấn thân, hy sinh xương máu của mình để đất nước có chủ quyền, dân tộc có độc lập tự do.
Độc lập tự do, là…. bốn chữ ngọt ngào, là hạnh phúc của một dân tộc và của mỗi người dân khi đó.
Đất nước giàu mạnh là niềm mong mỏi của mọi công dân. Ảnh minh họa, nguồn: Zing.vn
Không phải tình cờ mà chủ đề về 70 năm CM Tháng Tám, khai sinh nước VNDCCH lại có cuộc tọa đàm trực tuyến “Cái giá phải trả để được sống trong độc lập, tự do”. Cái giá đó rất khắc nghiệt, không chỉ là xương máu của hàng triệu người lính, người dân VN đã đổ xuống, mà còn bởi một đặc thù như số phận dân tộc. Theo GS Vũ Minh Giang (ĐHQGHN):Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu có thể do vị trí địa-chính trị, giao thoa văn hóa hoặc cũng có thể do ta sinh cơ lập địa ở cạnh một đế chế nhiều tham vọng chăng, mà trong suốt chiều dài lịch sử không mấy khi chúng ta được sống trong bình yên.
Một câu hỏi mang tính khẳng định, nhưng trước đó, cả lịch sử dân tộc dài hàng nghìn năm đã giãi bày, bằng máu và nước mắt.
Số phận khắc nghiệt đến mức, Gs Trần Ngọc Vương (ĐH QGHN) cũng trong cuộc tọa đàm, đã nhân xét thẳng thắn: Cho đến hôm nay, vấn đề độc lập dân tộc vẫn còn phải tiếp tục, nghĩa là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và gìn giữ độc lập vẫn nên triển khai một cách quyết liệt. Bởi vì sẽ còn rất gian nan. Nếu chúng ta quên đi đều đó, vẫn cứ nghĩ rằng chúng ta đã có độc lập rồi thì thật là tai hoạ.
Giành lại chủ quyền, độc lập tự do dân tộc đã khó. Giữ gìn, phát triển và hội nhập với thước đo văn hóa của nhân loại văn minh còn khó hơn.
Đó cũng chính là lý do, 11 năm sau thống nhất đất nước, là những thăng trầm, gieo neo của cả dân tộc, bởi những khiếm khuyết của cơ chế quan liêu bao cấp, dẫn đến có không ít những sai lầm trong phát triển khiến đời sống XH cực khổ. Để cuối cùng, một quyết định mang tính đột phá ra đời- sau những day dứt, dằn vặt, tranh cãi – Đổi mới! Để từ cơ chế quản lý, từ quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Câu khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” thật linh nghiệm với những năm tháng gian khổ khó quên. Với một thời cuộc đầy mưa nắng ấm lạnh của lịch sử.
Để từ đó, diện mạo cả một XH thay đổi. Từ cơ chế đến chất lượng cuộc sống vật chất cả XH cho tới tận mỗi gia đình. Từ sự đổi mới chung đến sự đổi mới riêng các ngành, các lĩnh vực. Từ kinh tế đến giáo dục, văn hóa, y tế….Sự đổi mới về quan niệm còn dẫn đến sự đổi mới những thang bậc giá trị.
Nhưng ai là người làm nên Đổi mới?
Cố GS kinh tế Đặng Phong, tác giả của hàng chục đầu sách nghiên cứu lịch sử kinh tế VN rất nổi tiếng, khi còn sống, trong cuộc trò chuyện với người viết bài này, đã có một nhận xét rất đáng chú ý, có thể nói khá bản chất về công cuộc đổi mới: Sự đổi mới diễn ra trong xã hội VN, không phải là công lao của một cá nhân, một cha đẻ, hay lãnh tụ đổi mới nào. Mà mỗi người lãnh đạo VN có một vai trò khác nhau. Nói cách khác, chính trào lưu đổi mới này mới là “anh hùng” tạo nên thời thế- thời của nền kinh tế mới mang cái tên xưa kia người ta rất dị ứng- kinh tế thị trường (Tuần Việt Nam, ngày 06/9/2010).
Đó là cố GS Đặng Phong nói về bộ máy lãnh đạo, có trách nhiệm lớn lao gánh vác sứ mệnh dân tộc vào thời khắc quyết định sinh tử nhất.
Ông Kim Ngọc. Nguồn: báo Tuổi trẻ
Còn trong thực tiễn cuộc đời, nơi mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời mãi xanh tươi, vẫn có một con người, một quan chức chính quyền địa phương, nguyên là một người nông dân đã rất can đảm thay đổi, từ tư duy, nhận thức đến hành động, và cuối cùng, góp phần tạo ra sự chuyển biến thần kỳ trong nông nghiệp, một trong những ngành cốt tử nhất của đất nước. Trước hết là mảnh đất Vĩnh Phú trung du của ông, rồi lan nhanh sang các địa phương khác.
Như một làn gió lạ, rồi chuyển thành luồng gió mát lành. Cho đồng lúa nở hoa. Và gương mặt người nông dân nở nụ cười, dù dấu vết khắc khổ vẫn hằn sâu theo năm tháng.
Đó là Kim Ngọc- Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (cũ), người mà Ts Tô Văn Trường, trong bài viết trên Tuần Việt Nam, ngày 19/8, đã gọi ông là cái Kim bằng Ngọc, dám châm thẳng vào ‘huyệt’ cơ chế bảo thủ, tạo nên một “hiện tượng”- hiện tượng Kim Ngọc!
Đã có biết bao bài báo, thậm chí cả một bộ phim truyền hình dài nhiều tập- Bí thư Tỉnh úy- để nói về ông. Cũng là để vinh danh ông, một quan chức nông dân đi mở con đường “khoán hộ”.
Có lẽ ở ông, có cả ba điều mà người đời xưa cho chí đời nay đều ngưỡng mộ khi nói về một nhân cách:
Có trí, để nhìn ra những vấn đề mà nhiều người đương thời, vì nhiều lý do đã không thể nhìn ra.
Có dũng, để dám biến nhận thức mới đó thành hành động thực tiễn.
Có gan, để dám làm dám chịu trách nhiệm. Và có đủ niềm tin vào hành động thực tiễn của mình.
Như một quy luật XH, những người có tầm nhìn, đi trước thời đại, bao giờ cũng phải chịu hy sinh.
Nhưng Trời không phụ ông. Và người viết tin rằng, Đời rồi sẽ không thể phụ ông.
Còn trong con mắt những người nông dân chân đất, ông vẫn là người anh hùng áo vải cờ đào dựng nên “khoán hộ” no ấm.
Hạnh phúc- không duy nhất và bất biến
30 năm Đổi mới, với những thành tựu phát triển không thể phủ nhận, về diện mạo XH, chất lượng vật chất trong cuộc sống mỗi gia đình, vậy nhưng mới đây, dư luận XH đã ồn ào bàn luận về một nhận xét, mà ai cũng cho là chí lý, dù rất đau. Đó là câu chuyện của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kể lại tại một hội nghị các doanh nghiệp vừa và nhỏ họp ở Đà Nẵng.
“Một số chuyên gia WB nói đùa VN có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng VN có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào VN lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!” (Infonet, ngày 10/8)
Không chịu phát triển, tức thực chất là có tiềm năng, nhưng không muốn phát triển, hoặc khó phát triển. Khó phát triển chính là cụm từ mà Tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược- Bộ Công an) đã phát hiện và từng đưa ra trước đây.
Vì sao không chịu phát triển? Ở góc độ kinh tế, đòi hỏi hội nhập khiến nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng phải tạo nên được nội lực mạnh mẽ của chính mình. Quá trình tự thân vận động đó, tạo nên sức phát triển, và tạo ra khả năng hội nhập thế giới hiện đại. Nhưng sự tự thân vận động của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào ba yếu tố mang tính quyết định: Thể chế kinh tế văn minh; Môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh; Và công nghệ mới.
Về hiện tượng, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, rất đáng lo là năng lực cạnh tranh của VN cho đến nay vẫn còn thua xa các nước ASEAN 6. Đã 20 năm tham gia ASEAN nhưng VN vẫn còn nằm trong nhóm 04 nước lạc hậu hơn của ASEAN (gồm VN, Lào, Campuchia và Myanmar). Mặc dù, năm 2014, TTCP đã quyết định năm 2015 là “Năm Doanh nghiệp”, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của kinh tế VN. Kèm đó, là mục tiêu “nhích” từng bước- năm 2014, môi trường kinh doanh sao cho ngang bằng với ASEAN 6. Năm 2015, phải cạnh tranh được với ASEAN 4 (04 nước tiên tiến nhất trong ASEAN). Bởi nếu không đua được với ASEAN 4 thì sao ra được biển lớn, đua được với các quốc gia mạnh như Mỹ, khối EU .v…v…
Nay, hạnh phúc của dân tộc VN là gì? Ảnh minh họa, nguồn: Zing.vn
Hiện tượng đó có những căn nguyên hạn chế sự phát triển của nền kinh tế- XH, nói rộng ra, của một quốc gia? Chắc chắn là có.
Đó là về thể chế kinh tế. Mặc dù có những thay đổi- xóa bỏ cơ chế bao cấp, nhưng phải nói thẳng rằng, cơ chế quản trị khối các DNNN, chiếm phần lớn đầu tư, tài sản vật lực quốc gia, thực chất vẫn là cơ chế xin- cho, nặng tính lợi ích nhóm, môi trường màu mỡ cho tham nhũng đục khoét, cho lối “đi đêm” với hoa hồng, lại quả, với thành ngữ được ưa chuộng ông rút chân giò, bà thò chai rượu.
Đến mức, cũng theo Infonet, trong xếp hạng về thể chế,VN xếp ở mức rất kém trong các chỉ số chi phí “bôi trơn” so với nhiều nước khác. Một điều tra cho thấy, trung bình cứ 01 đồng lợi nhuận DN phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của DN. Số liệu điều tra của Phòng Thương mại – Công nghiệp VN cho thấy, so với 10 năm trước đây quy mô của DN Việt Nam hiện chỉ còn bằng… một nửa.
Một điều đáng lưu tâm, mới đây, Ngân hàng Bank of America vừa công bố, nợ công của Việt Nam đứng thứ 12 trong nhóm rủi ro cao nhất thế giới. Thế nhưng, mặc dù nợ công cao, các DNNN vẫn xếp hàng xin CP bảo lãnh các khoản vay thưng mại tới hàng tỷ USD, còn Bộ Tài chính đã ứng ra hơn 01 tỷ USD để trả nợ thay cho các DN vì thua lỗ, khó khăn. Đối tượng được trả nợ thay hầu hết là DNNN triển khai dự án thua lỗ, như Tổng Công ty Cơ khí xây dựng, Tổng Công ty Giấy VN, Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp VN, Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty xi măng VN (VietNamNet, ngày 06/6).
Nghĩa là toàn ông lớn, nhưng hiệu quả làm ăn rất… bé.
Thể chế kinh tế thiếu lành mạnh, tất yếu dẫn đến môi trường kinh doanh không công bằng, sòng phẳng. Mặc dù mới đây, theo Luật Đầu tư mới, bắt đầu từ tháng 7/2015, sẽ có tới 3.299 điều kiện kinh doanh vô lối (thực chất là những điều kiện gây khó dễ, đòi các DN vừa và nhỏ phải chung chi, ăn chia….) sẽ được xóa bỏ, tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ vươn lên tùy theo sức của mình.
Thế nhưng đến thời điểm tháng 6/2015, theo báo cáo của CIEM (Trung tâm thông tin tư liệu- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ) vẫn còn tới 14 bộ, cơ quan; 55 tỉnh chưa có kế hoạch này (Dân Việt, ngày 06/6). Đủ biết lợi ích đã khiến cho ngay cả các cơ quan, các ngành chức năng cứ dùng dằng kiểu em cứ hẹn nhưng em đừng làm nhé, ra sao.
Đã thế, cũng theo Infonet, ngày 10/8, trong các nước tham gia TPP, VN xếp ở hàng thấp nhất về trình độ công nghệ, dù đây là yếu tố vô cùng quan trọng, tạo ra những bước ngoặt quyết định về năng lực cạnh tranh, và thuộc về trách nhiệm vĩ mô của nhà nước. Trong thực tế, rất nhiều DN cho biết họ không thể tiếp cận được với những chính sách khuyến khích về công nghệ của nhà nước. Bởi vì chi phí để nhận được ưu đãi có khi lại còn… lớn hơn cả mức được ưu đãi.
Thực chất, toàn bộ những điều kiện mang tính chất quyết định tới sự phát triển nói trên, lại bị sự lũng đoạn của những hành vi tham nhũng. Đó mới là điều đáng nói.
Và như vậy, sự phát triển của VN không thể nhẹ nhàng…. cất cánh, nếu như nước Việt không diệt trừ được tham nhũng, các nhóm lợi ích, thông qua cải cách thể chế kinh tế. Và cùng với những giải pháp cốt tử khác.
Chợt nhớ tới đất nước 70 năm trước đây, phải chống giặc ngoại xâm, giành chính quyền, vậy mà, như nhận xét của GS Trần Ngọc Vương, một nhà nghiên cứu thì lịch sử cho thấy, có rất nhiều người trong chính phủ của nhóm Trần Trọng Kim, rồi Vua Bảo Đại đã ngả theo và họ dần trở thành những yếu nhân của chính quyền mới (Việt minh). Rõ ràng họ là những người biết đặt lợi ích của việc ra đời một nhà nước độc lập lên trên lợi ích cá nhân. Và như Vua Bảo Đại đã có tuyên ngôn nổi tiếng “Tôi thà làm công dân của một nước tự do còn hơn làm vua của một nước nô lệ”.
Vậy mà 70 năm sau, đất nước đã yên bình, thì “giặc nội xâm” lại hoành hành, và trở thành vật cản tinh vi và lớn nhất cho sự phát triển của đất nước?
Hạnh phúc là khái niệm, là nội hàm mỗi đời người thường mơ ước
Nhưng hạnh phúc không có duy nhất và bất biến. Với mỗi con người đã vậy. Với cả dân tộc- càng vậy.
Xưa, hạnh phúc của dân tộc VN là chủ quyền độc lập, dân tộc, là tự do, cơm no áo ấm.
Nay, hạnh phúc của dân tộc VN là gì? Nếu không phải là dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Hạnh phúc là được sống trong một XH lành mạnh, không tham nhũng, quản lý công khai, minh bạch gắn với những thang giá trị làm người, những thang giá trị văn hóa đích thực.
Nhưng đất nước không chịu phát triển, thì hạnh phúc con người … có phát triển không?
———
Bài trên TVN: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/257818/nay–hanh-phuc-cua-dan-toc-viet-nam-la-gi-.html
Chất lượng tư duy phụ thuộc vào trí tâm, chứ không phải tuổi tác
Trường Giang
Có người cho rằng, bác ấy già rồi, tư duy dứt khoát là cũ kỹ, lạc hậu. Song cũng có người nói, cậu ấy còn trẻ người non dạ, tư duy còn hời hợt, nông cạn lắm. Hai ý kiến nhận xét đó đều lấy tuổi tác làm tiêu chí.
Thực ra, tuổi tác chỉ có ảnh hưởng đến tư duy khi tuổi tác đã phát triển đến cái ngưỡng mà thần kinh đã bị thoái hóa, không còn hoạt động bình thường chứ tuổi nhiều mà trí óc vẫn còn minh mẫn thì yếu tố quyết định chất lượng tư duy là những yếu tố khác.
Yếu tố đầu tiên phải nói đến là tiềm năng hiểu biết, chất văn hóa, độ phong phú của ý kiến một con người cụ thể thường phụ thuộc chủ yếu vào số lượng trí thức, vào kết quả học tập tích lũy hiểu biết của người đó. Chẳng có ai dốt nát mà có tư duy sâu sắc đầy đủ, phát biểu hay, có sức thu hút lớn. Tư duy là hoạt động của nhận thức ở giai đoạn cao tất nhiên phải phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Nhiều tuổi mà không học, không tích lũy thì nhận thức vẫn kém “không bột không gột nên hồ”.
Thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp một đôi người kém hiểu biết nhưng lại nói năng rất nhiều. Song để ý nghe kỹ ta thấy ngay lượng thông tin trong sự nhiều lời đó quá ít ỏi, nghĩa là nội dung tư duy vẫn rất nghèo.
Yếu tố thứ hai quyết định chất lượng tư duy là tầm suy nghĩ, tầm nhìn. Có người thường suy nghĩ rất ngắn, ta hay ví đùa là nhìn không quá cái lỗ mũi của mình. Song cũng có người thường có tầm nhìn xa. Họ nhìn thấu cả cuộc đời, hoạch định trước kế hoạch cho cả một tương lai dài. Họ là những chuyên gia, cán bộ quản lý tầm vĩ mô. Họ lên kế hoạch 5 năm, 10 năm. Họ hay đề cập đến những vấn đề bao quát lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, chi phối nhiều hoạt động khác.
Những người có tầm nhìn, tầm suy nghĩ như thế thì bất luận ở độ tuổi nào, thường có một chất lượng tư duy cao; vừa sâu rộng vừa thông thoáng, quán xuyến được những vấn đề trước mắt mà không mâu thuẫn với mục tiêu lâu dài. Tư duy của họ bao giờ cũng vừa khái quát, vừa cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Yếu tố thứ ba quyết định chất lượng tư duy là phương pháp suy nghĩ. Có người có cách suy nghĩ tản mạn, tùy tiện, lỏng lẻo; nhớ gì nghĩ nấy, nói nấy, nói không đầu, không đuôi, ý nọ xọ ý kia không theo một trình tự nào cả. Song cũng có người có cách suy nghĩ rất chặt chẽ, ý trước ý sau rõ ràng, trình tự hợp lý, nói năng lưu loát, mạch lạc, đâu ra đấy.
Những người có phương pháp suy nghĩ như thế thì dù còn rất trẻ chất lượng tư duy của họ cũng chịu ảnh hưởng tốt, có tính hệ thống, có chất khoa học cao.
Yếu tố quyết định cuối cùng là cái tâm; tâm thiện tâm ác đều ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tư duy. Có người mang động cơ cá nhân ích kỷ trong mình rất mạnh; nghĩ gì, nói gì cũng đều lấy mình làm trung tâm, đều vơ vét hết mọi cái cho mình. Họ mờ hết cả mắt, không thấy gì trước mình, chung quanh mình nữa. Bố mẹ, anh em, cộng đồng xã hội sinh ra mình, nuôi nấng dạy bảo mình, họ cũng chẳng coi ra gì. Họ chẳng chút động lòng, chẳng chút do dự khi bàn đến chuyện xâm phạm đến lợi ích của người khác, lợi ích của tập thể.
Lương tâm con người họ đã bay biến đâu mất rồi. Song cũng có rất nhiều người, có thể nói là đại đa số người có tâm hướng thiện. Họ thường nghĩ nhiều đến điều tốt lành; tốt lành cho bản thân, tốt lành cho người khác, tốt lành cho cộng đồng. Họ thường xúc động, thương tâm khi nhìn thấy đau khổ của người khác, và rất vui mừng trước hạnh phúc cùa mọi người. Họ không bao giờ tranh chấp, ganh tỵ làm những điều xằng bậy. Cái tâm của họ luôn luôn trong sáng.
Những người có cái tâm như thế thì chất lượng tư duy của họ bao giờ cũng phát triển theo hướng lành mạnh, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của mình, thường xuyên lấy nhân nghĩa, lấy lẽ phải, công bằng làm trọng.
Coócnây, một nhà văn nổi tiếng của Pháp trong tác phẩm “Lơ xít” của mình đã viết: “Tài năng không chờ đợi tuổi tác”. Chất lượng tư duy, một biểu hiện tài năng đầu tiên của con người cũng không phụ thuộc vào tuổi tác. Tâm và trí là hai yếu tố nền tảng quyết định mọi chất lượng tư duy của người.
Thực ra, tuổi tác chỉ có ảnh hưởng đến tư duy khi tuổi tác đã phát triển đến cái ngưỡng mà thần kinh đã bị thoái hóa, không còn hoạt động bình thường chứ tuổi nhiều mà trí óc vẫn còn minh mẫn thì yếu tố quyết định chất lượng tư duy là những yếu tố khác.
Yếu tố đầu tiên phải nói đến là tiềm năng hiểu biết, chất văn hóa, độ phong phú của ý kiến một con người cụ thể thường phụ thuộc chủ yếu vào số lượng trí thức, vào kết quả học tập tích lũy hiểu biết của người đó. Chẳng có ai dốt nát mà có tư duy sâu sắc đầy đủ, phát biểu hay, có sức thu hút lớn. Tư duy là hoạt động của nhận thức ở giai đoạn cao tất nhiên phải phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Nhiều tuổi mà không học, không tích lũy thì nhận thức vẫn kém “không bột không gột nên hồ”.
Thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp một đôi người kém hiểu biết nhưng lại nói năng rất nhiều. Song để ý nghe kỹ ta thấy ngay lượng thông tin trong sự nhiều lời đó quá ít ỏi, nghĩa là nội dung tư duy vẫn rất nghèo.
Yếu tố thứ hai quyết định chất lượng tư duy là tầm suy nghĩ, tầm nhìn. Có người thường suy nghĩ rất ngắn, ta hay ví đùa là nhìn không quá cái lỗ mũi của mình. Song cũng có người thường có tầm nhìn xa. Họ nhìn thấu cả cuộc đời, hoạch định trước kế hoạch cho cả một tương lai dài. Họ là những chuyên gia, cán bộ quản lý tầm vĩ mô. Họ lên kế hoạch 5 năm, 10 năm. Họ hay đề cập đến những vấn đề bao quát lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, chi phối nhiều hoạt động khác.
Những người có tầm nhìn, tầm suy nghĩ như thế thì bất luận ở độ tuổi nào, thường có một chất lượng tư duy cao; vừa sâu rộng vừa thông thoáng, quán xuyến được những vấn đề trước mắt mà không mâu thuẫn với mục tiêu lâu dài. Tư duy của họ bao giờ cũng vừa khái quát, vừa cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Yếu tố thứ ba quyết định chất lượng tư duy là phương pháp suy nghĩ. Có người có cách suy nghĩ tản mạn, tùy tiện, lỏng lẻo; nhớ gì nghĩ nấy, nói nấy, nói không đầu, không đuôi, ý nọ xọ ý kia không theo một trình tự nào cả. Song cũng có người có cách suy nghĩ rất chặt chẽ, ý trước ý sau rõ ràng, trình tự hợp lý, nói năng lưu loát, mạch lạc, đâu ra đấy.
Những người có phương pháp suy nghĩ như thế thì dù còn rất trẻ chất lượng tư duy của họ cũng chịu ảnh hưởng tốt, có tính hệ thống, có chất khoa học cao.
Yếu tố quyết định cuối cùng là cái tâm; tâm thiện tâm ác đều ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tư duy. Có người mang động cơ cá nhân ích kỷ trong mình rất mạnh; nghĩ gì, nói gì cũng đều lấy mình làm trung tâm, đều vơ vét hết mọi cái cho mình. Họ mờ hết cả mắt, không thấy gì trước mình, chung quanh mình nữa. Bố mẹ, anh em, cộng đồng xã hội sinh ra mình, nuôi nấng dạy bảo mình, họ cũng chẳng coi ra gì. Họ chẳng chút động lòng, chẳng chút do dự khi bàn đến chuyện xâm phạm đến lợi ích của người khác, lợi ích của tập thể.
Lương tâm con người họ đã bay biến đâu mất rồi. Song cũng có rất nhiều người, có thể nói là đại đa số người có tâm hướng thiện. Họ thường nghĩ nhiều đến điều tốt lành; tốt lành cho bản thân, tốt lành cho người khác, tốt lành cho cộng đồng. Họ thường xúc động, thương tâm khi nhìn thấy đau khổ của người khác, và rất vui mừng trước hạnh phúc cùa mọi người. Họ không bao giờ tranh chấp, ganh tỵ làm những điều xằng bậy. Cái tâm của họ luôn luôn trong sáng.
Những người có cái tâm như thế thì chất lượng tư duy của họ bao giờ cũng phát triển theo hướng lành mạnh, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của mình, thường xuyên lấy nhân nghĩa, lấy lẽ phải, công bằng làm trọng.
Coócnây, một nhà văn nổi tiếng của Pháp trong tác phẩm “Lơ xít” của mình đã viết: “Tài năng không chờ đợi tuổi tác”. Chất lượng tư duy, một biểu hiện tài năng đầu tiên của con người cũng không phụ thuộc vào tuổi tác. Tâm và trí là hai yếu tố nền tảng quyết định mọi chất lượng tư duy của người.
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015
Thơ người chút mộng xin từ nhé
Ngày một ngày hai em thôi nhớ
Mối tình hư ảo dễ mau quên
Sớm mai ra vườn hoa cỏ biếc
Em chào ngày mới nắng đương lên
Là thôi lối cũ đành không đợi
Cổng vắng chuông xưa tiếng ngậm ngùi
Tri kỷ ôm đàn ca rất vội
Nghẹn ngào lỗi nhịp, tiếc đời trôi
Thơ người chút mộng xin từ nhé
Dẫu nói tri âm cũng hão huyền
Mây trắng lưng trời trôi lãng đãng
Ai chờ người ấy cuối trời quên!
Mây Tần
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)