" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015
Đưa thiền vào trường học
Chương trình The Quiet Time (Thời gian tĩnh lặng) - chiến lược thiền giảm stress được áp dụng ở nhiều trường trung học tại San Francisco, Hoa Kỳ.
Thực sự, hành thiền trong trường học đáng được quan tâm một cách đúng mực bởi cha mẹ và các quan chức giáo dục. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tích hợp thiền vào hoạt động mỗi ngày ở môi trường học đường có thể giúp cải thiện đáng kể đời sống của học sinh ở trường. Nếu các trường ở San Francisco làm tốt mô hình này thì có thể nhân rộng ra toàn thành phố.
Đưa thiền vào trường học để giảm stress
Thiền giúp học sinh tập trung tốt hơn
Năm 2007, Trường Trung học Visitacion Valley là trường công lập đầu tiên trong cả nước áp dụng chương trình này. Lúc bấy giờ tại khu vực lân cận, tiếng súng nổ “vang như tiếng chim hót”, có khi trong tháng có đến 9 lần nổ súng. Và học sinh trong trường này đều biết ai là kẻ nổ súng và người bị bắn là ai. Tình trạng giết người diễn ra thường xuyên đến mức nhà trường phải thuê một chuyên gia tư vấn làm việc toàn thời gian để giúp học sinh bớt sợ hãi trước tình hình này.
Trong những năm đó, học sinh thường bị mất kiểm soát, thường xuyên đánh nhau ở hành lang lớp học, viết vẽ lên tường trường học (graffiti) và có hành vi xúc phạm, ghét bỏ giáo viên.
Nói cách khác, cả trường học phải gánh chịu bất ổn này. Trường đã tìm mọi cách, từ tư vấn giải tỏa tâm lý cho đến thiết kế các chương trình thể thao và dạy kèm sau giờ học chính quy nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan.
Và thiền tập, chương trình Quiet Time được nghĩ đến như một giải pháp cho tình hình nan giải này.
Học sinh đã bắt đầu hành thiền như thế nào?
Cho đến nay, tình hình đã được cải thiện rất nhiều. Trong năm đầu tiên chương trình được triển khai, số lượng học sinh bị đình chỉ học tập giảm được 45%. Trong vòng 4 năm, tỷ lệ đình chỉ học tập của học sinh trường đạt mức thấp nhất thành phố. Tỷ lệ đến trường của học sinh tăng đến 98%, trên mức trung bình của thành phố và điểm trung bình học tập của học sinh được cải thiện đáng kể.
Khoảng 20% học sinh tốt nghiệp được nhận vào Trường Lowell. Trước khi áp dụng Quiet Time, việc học sinh được nhận vào ngôi trường danh tiếng này là khá hiếm hoi. Đáng lưu ý là trong khảo sát thường niên về sức khỏe trẻ em ở California, các học sinh ở trường này được ghi nhận là có chỉ số hạnh phúc cao nhất trong khu vực San Francisco.
Các báo cáo cũng cho thấy sự tích cực mà chương trình thực tập thiền này mang lại ở 3 trường học khác. Ví dụ, ở Trường Burton, báo cáo cho thấy học sinh ít bị stress và suy nhược tinh thần hơn, học sinh biết quý trọng bản thân hơn, so với các học sinh không tham gia chương trình.
Khi học sinh không còn bị stress thì kết quả học tập được cải thiện, điểm số tăng dần lên, nhất là ở các học sinh có kết quả học tập kém.
Giảm bớt stress, đam mê học tập cao hơn
Theo kết quả kiểm tra thành tích học tập ở California, học sinh ở trường có áp dụng Quiet Time thì trình độ môn tiếng Anh cao hơn gấp đôi các học sinh ở các trường không áp dụng chương trình này. Và kết quả còn chênh lệch nhiều hơn ở môn Toán. Giáo viên cũng cho biết học sinh ít thấy mệt mỏi về mặt cảm xúc và có khả năng hồi phục tốt hơn.
“Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả lớn lao đối với học sinh khi áp dụng chương trình này. Quiet Time mang lại tác động lớn và tôi muốn mở rộng chương trình này ở các trường học khác”, người giám sát chương trình - Lowell chia sẻ.
Trần Trọng Hiếu (theo Mirror Post)
Truyền Thông, Quyền Lực và Trật Tự Thế Giới
Giới truyền thông được điều khiển bởi thế lực chính trị đã và đang dùng mọi thủ đoạn tinh vi để hướng dư luận quần chúng vào mục đích và các mưu đồ lợi ích của chúng. Thứ nhất là để kiểm soát và quản lý thông tin với khả năng độc quyền trên quy mô toàn cầu phát tán các nguồn tin mà đã được nhào nặn dựa trên các toan tính. Nó được tài trợ bởi những ngân sách khổng lồ đến hàng trăm tỷ Mỹ Kim và với những kỹ nghệ hiện đại nhất có thể có.
Chỉ với những cách thức mang tính truyền thống thì sự độc quyền này đã đủ là mối nguy hại lớn không lường. Ví dụ như cách sắp xếp tin tức khi đưa tin, thời điểm và thời lượng đưa tin, bối cảnh văn hóa, địa lý, tôn giáo, chủng tộc, lịch sử v.v. Rồi cách dùng những từ ngữ, giọng điệu, hình ảnh trong bản tin. Các bản tin được nghiên cứu sao cho phù hợp để đáp ứng tối đa về nhu cầu tâm lý, nhưng đồng thời không vượt ra ngoài mục đích của những nhóm tài trợ. Ở đây chúng ta chưa nói đến những kỹ xảo tung tin xuyên tạc không hề có thật, mà chỉ nói đến những tin tức quanh những sự kiện mà chúng ta tạm có thể tin là có thật.
Có lẽ quý vị còn nhớ một vài tin tức mà tôi có để ý và thấy được:
Báo chí Mỹ ầm ĩ trên các trang nhất về một anh chàng người Mỹ gốc Phi Châu mang bomb trong quần lót trong một chuyến bay. Nếu ai để ý thì thấy trong bối cảnh lúc đó khi quân đội Mỹ tại Afganistan thay vì giảm đi thì lại được tăng thêm 15 000 lính sau khi Obama nhận giải Nobel Hòa Bình với lý do chấm dứt chiến tranh. Tiếp theo là khủng hoảng kinh tế Mỹ đang trong lúc cao điểm nhất, thiếu ngân sách cho các vấn đề nội địa, người dân Mỹ đang phẫn nộ biểu tình. Và chính lúc đó một nhu cầu lớn lao là "Chúng ta phải đoàn kết, phải thắt lưng buộc bụng, phải cùng nhau chống lại thế các lực thù địch v.v...". Và thế là tự nhiên có một anh chàng bị bắt và cáo buộc là gài bomb trong quần lót với ý định làm nổ tung chiếc máy bay. Tôi nhớ không nhầm thì bomb đã phát nổ, anh ta không chết và không hành khách nào bị thương, nhưng chắc có thể anh ta đã bị thương nặng, ít nhất là vùng sát với quả bomb. Được biết anh này là một thanh niên trí thức, có học vấn cao và không hề có dấu hiệu thần kinh gì. Chỉ có thế mà báo chí và các kênh truyền thông ầm ĩ lên cả tuần, rồi các cơ quan an ninh tăng cường cảnh giác canh phòng chống khủng bố lên đến mức báo động toàn quốc. Đây là một đoạn về anh chàng này theo Wikipedia "
Umar Farouk Abdulmutallab (còn được biết đến là Umar Abdul Mutallab và Omar Farooq al-Nigeri; tiếng Ả Rập: عمر فاروق عبدالمطالب, sinh 22 tháng 12, 1986, tại Lagos, Nigeria) là một công dân Nigeria theo Hồi giáo, người mà các viên chức Hoa Kỳ mô tả như một đặc vụ của al-Qaeda. Y bị cáo buộc âm mưu kích nổ những chất nổ nhựa giấu dưới quần áo lót của mình khi đang ở trên Chuyến bay 253 của Northwest Airlines, trên đường từ Amsterdam đến Detroit, Michigan, vào ngày lễ Giáng sinh 25 tháng 12 năm 2009. Y sau đó bị buộc sáu tội danh hình sự, trong đó có âm mưu sử dụng một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và âm mưu sát hại 289 người."
Sau vụ giếng dầu tháng 1 năm 2011 tại vịnh Mexico bị nổ với khối lượng dầu phun ra không cách nào ngăn chặn đươc. Chính quyền Mỹ và giới truyền thông cố gắng làm sao cho vụ việc không bị quần chúng chú ý. Nhưng khoảng hai tuần sau thì sự thật về vụ này không thể giấu giếm được nữa thì lúc đó tổng thống và các đại diện phải lên tiếng để đỡ bị mất mặt. Thiệt hại đã quá nặng và chính quyền và các đại diện bị lên án. Tiếp theo là những vấn để thâm thủng ngân sách đến độ chỉ trong 2 tháng mà không được vay nợ thêm (số nợ không được cho phép theo luật pháp Mỹ) thì chính quyền Obama sẽ không còn tiền để tiếp tục hoạt động. Và thế là lại có một vụ cười té ghế nữa là có một chếc xe của một ai đó có chứa chất nổ được cấu trúc thành hai quả bomb có thể có sức phá hủy một khu vực vài trăm mét vuông. Thế là các trang nhất lại chạy tít "Khủng bố đặt xe bomb ngay tại Time Square". đây là một đoạn về nội dung "
Times Square, choked with taxis and people on one of the first summer-like days of the year, was shut down for 10 hours. Detectives took the stage at the end of some of Broadway shows to announce to theatergoers that they were looking for witnesses in a bombing attempt". Lần này cũng báo động ầm ĩ đến cả tuần, dân chúng bàn tán về khủng bố lại lên cao. Sau đó vài ngày thì có những nguồn tin NGOÀI LUỒNG với hình ảnh là hai trái bomb đó không thể phát nổ vì không có ngòi nổ, và hơn nữa là hai cái đồng hồ bằng nhựa đó không thể cấu trúc cho bomb đặt giờ như người ta nghĩ.
Khi phong trào vùng lên của người dân Trung Đông đang lên mạnh, chính quyền tay sai tại Tunisia và Ai Cập đã sụp đổ thì làn sóng dân chủ đã tràn qua các nước Lybia, Syria, Yemen, Jordan và nhiều vùng lân cận. Sự kiện này đã làm cho cả thế giới ngỡ ngàng và về sau đã có một cái nhìn khác với thế giới Hồi Giáo. Chúng ta đã bị tuyên truyền của giới truyền thông Âu-Mỹ rằng những tổ chức như Hồi Giáo Huynh Đệ (Muslim Brother Hood) và Hamas là những tổ chức khủng bố nguy hiểm, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, mà ngược lại chính những tổ chức này lại là lực lượng chính trong các cao trào đấu tranh cho dân chủ tại đây. Giới truyền thông với nỗ lực tối đa nhào nặn, kiểm tỏa thông tin về tình hình Trung Đông để hậu thuẫn cho những mưu đồ chiến lược tại khu vực này. Các chính quyền Âu-Mỹ không bao giờ muốn nhìn thấy độc lập và dân chủ ở các quốc gia Trung Đông vì một lý do duy nhất là QUYỀN LỢI về nguồn năng lượng dầu khí (là máu để nuôi dưỡng nền kinh tế thế giới) tại đây. Chính vì phải chiếm giữ và sở hữu mạch máu này nên họ bất chấp các thủ đoạn giết người, sẵn sàng tiêu diệt hết những gì đi ngược lại lợi ích của họ.
Vào lúc dân chúng tại Lybia đang có những cuộc xuống đường thì giới chính trị Âu-Mỹ lúc đầu có những luận điệu bênh vực cho Gaddafi và lên án các hành động bị cho là hậu thuẫn bởI các tổ chức khủng bố. Khi phong trào xuống đường một ngày một lớn mạnh và sự đàn áp cùa Gaddafi đã khiến dư luận thế giới lên án thì lúc đó giới chính trị Âu-Mỹ mới bắt đầu có những phát biểu như là "Chính quyền Gaddafi phải lập tức có những giải quyết hòa bình". Rồi đến khi tình hình một ngày một thuận lợi cho phía người dân Lybia thì Mỹ và Nato bắt đầu nhúng tay vào để "bẻ lái" cuộc đấu tranh trở thành bạo động. Nato đã đổ bộ những chuyến bay vận tải vào ban đêm, đáp xuống sa mạc và vận chuyển các nhóm tình báo và thiết bị quân sự tối tân (một sự kiện đáng chú ý là chiếc máy bay đầu tiên của Gaddafi bị bắn hạ không phải do phiến quân với những loại súng thô sơ. Chiếc máy bay phản lực với tốc độ cao hơn tốc độ âm thanh và với tầm bay thấp thì khi nó bay qua rồi, từ dưới mặt đất bạn mới nghe thấy tiếng động của nó. Lúc đó chưa một chiếc máy bay nào của Nato được lệnh xung kích, nghĩa là chiếc máy bay của Gaddafi bị bắn hạ từ dưới mặt đất). Mỹ và Liên Âu đã muốn cuộc chiến trở thành bạo động và kéo dài với mục đích cuối cùng là cả 2 phe đều phải phụ thuộc vào Âu-Mỹ và Gaddafi sẽ bị tiêu diệt, phiến quân sẽ thắng và với những khoản nợ về tiền bạc cũng như dàng buộc chính trị. Khi Nato đánh bomb từ trên không vào các mục tiêu quan trọng của các lực lượng Gaddafi thì cuộc chiến đã có thể chấm giứt ngay trong vài ngày. Nhưng nếu vậy thì lực lượng đấu tranh dân chủ tại Lybia sẽ có thể xây dựng một chính quyền độc lập hơn và ít bị lệ thuộc Âu-Mỹ hơn, và chính vì vậy cuộc chiến phải kéo dài, phải trả một giá đắt hơn. Quý vị cứ thử nghĩ trong lúc Gaddafi đang phải ẩn nấp thì làm sao Gaddafi có thể bán nửa số vàng là 149 tấn trong tổng số 300 tấn, và ai là người đứng ra mua số vàng đó cho Gaddafi để hắn có tiền mà kéo dài cuộc chiến. Chúng ta sẽ không bao giờ được biết! Về phía phiến quân thì bằng mọi giá phải đánh chiếm các giếng dầu tại miền đông và qua chính quyền Qata, xuất dầu trực tiếp qua Âu Châu đổi lấy vũ khí và quân dụng.
Barhain là một đảo quốc tại Trung Đông nằm trong eo biến Persien kế ngay Iran, quốc gia này chỉ có khoảng trên 600 ngàn dân, nhưng là một căn cứ quân sự đặc biệt quan trọng của Mỹ. Tại đây dân chúng đã xuống đường gần hết toàn bộ dân số, cả trẻ em và phụ nữ cũng xưống đường đòi xóa bỏ chế độ độc tài quân chủ do Mỹ ủng hộ. Nhưng Mỹ sẽ không bao giờ để cho cuộc cách mạng dân chủ thành công tại đây vì Barhain là cầu không vận quan trọng nhất cho cuộc chiến Afganistan, là điểm quan trọng nhất cho hải quân Mỹ thường trực kiểm tỏa các hoạt động quân sự và kinh tế của Iran, tại đây họ có thể theo dõi các tàu hàng qua lại vùng vịnh Persian.
Ngay khi vụ động đất tại Nhật xảy ra, báo chí và các kênh truyền thông dồn hết con mắt vào những lo ngại tại các lò nguyên tử của Nhật (có nhiều nghi vấn trong vụ động đất liên quan đến vấn đề thủ tiêu tang chứng về vũ khí nguyên tử của Nhật và nguyên do của vụ động đất là do nhân tạo, theo các kỹ thuật đo đạc để tiên đoán thì không thể tự nhiên có vụ động đất đó). Khi tin tức về động đất tại Nhật đã lắng xuống thì những cuộc xuống đường của người dân tại Barhain cũng tắt hẳn luôn. Trong khi cả thế giới đang xôn xao về Nhật Bản thì quân đội của Saudi Arab với sự tiếp tay của Mỹ đã đưa 5000 quân và 1500 xe thiết giáp tiến thẳng qua Barhain và dẹp tan các cuộc xuống đường, người dân Barhian bị các lệnh cấm ra đường và rồi không thấy báo chí Âu-Mỹ nhắc đến cách mạng dân chủ tại Barhain nữa.
Khi báo chí Phương Tây, nhất là báo chí và truyền hình Mỹ đưa tin về tình hình giữa Israel và Palestine thì hầu hết là phía Israel xua quân đánh chiếm và giết hại hàng ngàn thường dân, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em thì báo chí và truyền hình Mỹ luôn gọi đó là "XUNG ĐỘT QUÂN SỰ" (Military Missions) hoặc là "tấn công tiêu diệt các mục tiêu của quân khủng bố". Khi phía Palestine có những hành động phản kháng dù bằng bất cứ hình thức nào, từ ôm bomb tự sát cho đến bằng cách ném đá chống lại quân đội Israel thì truyền thông Mỹ gọi là hành vi của những nhóm khủng bố (Terrorist Attact) và cần bị trừng phạt. Về phương diện tình cảm tâm lý thì bất cứ ai cũng chê ghét bạo động và khủng bố (Terrorist), và it nhiều có thể chấp nhận cho hình thức quân sự (Military) để giải quyết chấm dứt chiến tranh. Dư luận Mỹ và nhất là Mỹ vàng không hề bao giờ thắc mắc về nhưng chênh lệch về khả năng quân sự của 2 phe này, và cũng như không bao giờ có những thắc mắc về cách dùng từ ngữ của giới truyền thông. Quả là dân chúng đã bị mê hoặc toàn diện để không thể còn khả năng nghi vấn và thắc mắc nữa. Người ta đã mặc nhiên chấp nhận và cho đó là sự thật hiển nhiên không thể chối cãi. Qua sự chấp nhận một cách hết sức hiển nhiên đó mà ta thấy thành công của sự nhào nặn, bẻ lái công luận một cách tinh vi và tuyệt vời của hệ thống truyền thông Mỹ.
Cách dùng các từ ngữ trong hệ thống truyền thông Mỹ là những từ như CONFLICT. Sự thật thì không phải là CONFLICT (XUNG ĐỘT) tương tranh bình đẳng mà chính là những sự ĐÀN ÁP và CHIẾM ĐÓNG , xua đuổi người Palestine ra khỏi vùng đất mà họ đã sinh sống ở đó qua hàng ngàn năm. Không thể có sự vô ý mà lẫn lộn giữa CONFLICT và ANNEXATION, INVATION, OCUPATION. Thế nhưng hầu hết không ai thắc mắc về những cách dùng từ ngữ trong những bản tin này.
Ngoài việc quản lý và khống chế thông tin bằng cách độc quyền nắm giữ các hệ thống truyền thông, các thế lực chính trị bằng tài chính còn nắm giữ luôn cả các hoạt động của giới phân tích, giới nghiên cứu và phê bình để lái dư luận vào nhưng tình huống có lợi cho những thế lực này. Họ nắm giữ ngay cả nội dung giảng dạy tại các trường đại học cũng như các viện nghiên cứu chính trị xã hội. Họ vu khống, tảy chay những chính trị gia, những giáo sư vì lương tâm và có khả năng vạch mặt mưu đồ của họ. Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra thuê các nhân viên có khả năng bình luận, diễn giải để bót méo sự thật nhằm phục vụ cho những tình huống có lợi nhất cho họ. Họ nắm giữ hầu hết các kênh truyền thông trong xã hội với chi phí hàng tỷ dollar mỗi năm.
Time Warner là một tập đoàn với 96 000 nhân viên có doanh thu hàng năm khoảng 50 tỷ dollar, với những công ty con như AOL, HBO, New Line, Cinema, Time Inc, Time Warner Cable, Turner Broadcasting Sytem và Warner Bros Entertainment. Trong đó bao gồm CNN, TCM, Boomerang và Cartoon Network.
Tập đoàn này nắm giữ và khống chế hầu hết toàn bộ các truyền thông về văn hóa, xã hội và chính trị trên trái đất này. Độc quyền phát hành các chương trình truyền hình, phim ảnh, các tài liệu giải trí, games, sách báo v.v. Đứng sau tập đoàn này là những Neoconsevatives, những vai vế của những thế lực chính trị và giám đốc điều hành có tên là Gerald Levin và nhóm chủ trương đều là những người gốc Israel.
Disney là tập đoàn cũng do nhóm gốc Israel đứng sau, chủ tịch là Michael Eisner với doanh thu hàng năm khoảng 35 tỷ dollar, nắm giữ các kênh truyền hình như ABC, ESPN, NBA, NFL, A&E, Life Time TV, Disney Radio Network, Walt Disney Company Book Publishing, Miramax Books, v.v Trong đó Disney Publishing Worldwide xuất bản sách báo bằng 55 ngôn ngữ khác nhau, đến 74 quốc gia trên khắp thế giới, có hơn trăm triệu độc giả hàng tháng.
Viacam với 31 tỷ dollar hàng năm và nắm giữ cũng bởi những người Israel như Sumner Redstone và Melvin Karmazin. Viacom cung cấp các chương trình truyền hình, sỡ hữu mạng truyền hình CBS với khoảng 39 đài truyền hình, và hàng trăm đài phát thanh khác trên nhiều vùng. Hệ thống MTV, Country Music Television, và The Nashville Network Cable Channels cũng thuộc về Viacom.
Kênh truyền hình Fox News Channel cũng nằm dưới sự kiểm soát của người Do Thái. Cùng với Fox Television Network, 20th Century Fox Film và nhà xuất bản Harper Collins, nó thuộc về tập đoàn News Corporation, chuyên vận động cho các chủ trương của nhóm Neoconservatives trong chính phủ của TT Bush, đứng đằng sau các nỗ lực tuyên truyền cho cuộc chiến Iraq. Tờ The Weekly Standard với cây bút nổi tiếng William Kristol cũng thuộc về News Corporation và nằm trong tầm điều khiển của
người gốc Israel.
"Không có một quyền lực nào trên thế giới này lớn hơn quyền lực đạt được bởi những người uốn nắn công luận Mỹ. Chưa hề có một ông vua, một vị giáo hoàng nào xưa nay, hay một ông tướng bách chiến hay một vị giáo chủ nào đã từng có được quyền lực sánh với quyền lực của vài chục người đang kiểm soát các phương tiện giải trí và truyền thông đại chúng của Mỹ". (there is no greater power in the world today than that wielded by the manupulators of public opinion in America. No king or pope of old, no conquering general, or high priest ever disposed of a power even remotely approaching that of the few dozen men who control Amerca’s mass media of news and entertainment) -- National Vanguard Books
Ngay cả tờ New York Time danh tiếng cho đến sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới New York Stock Exchange - NYSEcũng được nắm giữ và điều khiển bởi bàn tay của những thế lực chính trị Neoconservative, chủ của cả 2 tập đoàn này cũng đều là người gốc Israel.
Ngày hôm này với một trật tự thế giới mà quyền lực của nó nằm trong tay chỉ vài chục người, những người mà từ trước đến nay đã điều khiển toàn bộ chính trị thế giới, từ những cuộc chiến tranh cho đến những giải pháp "hòa bình" và cho đến ngay cả giải Nobel Hòa Bình sẽ trao cho ai. Tất cả chúng ta đang sống trong một "trật tự thế giới" mà chắc chắn những người còn tỉnh táo phải ghê tởm.
Vũ Quang Tùng
Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015
BÓNG EM BÓNG TÔI
Em soi bóng mình, tôi soi bóng tôi
Cả một đời nuôi nguyên vẹn nụ cười
Để một ngày hóa thành đá cuội
Nước mắt người có đủ lớn vỡ đôi?
Em soi bóng mình, tôi soi bóng tôi
Dịu dàng lắm tà áo xanh mướt nắng
Cả một đời em nhìn tôi câm lặng
Tôi nhìn em nuốt đắng ngược vào lòng
Em không thực sự mở hồn đón mùa đông
Nên rét cô đơn rét làm tê môi mỏng
Rét u sầu rét làm tóc rúng động
Khô, gầy, bết, xoắn, quăn
Em vẫn cười quẳng trả vạn nếp nhăn
Em vẫn hát xúi dục đời bão tố
Em đi hoang chôn chặt tôi ở chỗ
Loáng lênh đau
Em soi bóng người, bóng tôi ở đâu?
Em hạnh phúc tôi kiếm tìm dĩ vãng
Bóng em đen, bóng tôi bạc trắng
Cọng tóc nào cướp mất bóng trong tôi
Em soi bóng người
Tôi dâng bóng tôi
Hóa đá cuội những ngày mưa không nước
Hóa đá cuội những ngày chân mỏi bước
Những ngày tôi… tìm tôi
Cả một đời nuôi nguyên vẹn nụ cười
Để một ngày hóa thành đá cuội
Nước mắt người có đủ lớn vỡ đôi?
Em soi bóng mình, tôi soi bóng tôi
Dịu dàng lắm tà áo xanh mướt nắng
Cả một đời em nhìn tôi câm lặng
Tôi nhìn em nuốt đắng ngược vào lòng
Em không thực sự mở hồn đón mùa đông
Nên rét cô đơn rét làm tê môi mỏng
Rét u sầu rét làm tóc rúng động
Khô, gầy, bết, xoắn, quăn
Em vẫn cười quẳng trả vạn nếp nhăn
Em vẫn hát xúi dục đời bão tố
Em đi hoang chôn chặt tôi ở chỗ
Loáng lênh đau
Em soi bóng người, bóng tôi ở đâu?
Em hạnh phúc tôi kiếm tìm dĩ vãng
Bóng em đen, bóng tôi bạc trắng
Cọng tóc nào cướp mất bóng trong tôi
Em soi bóng người
Tôi dâng bóng tôi
Hóa đá cuội những ngày mưa không nước
Hóa đá cuội những ngày chân mỏi bước
Những ngày tôi… tìm tôi
Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015
Giáo sư triết học dỏm Nhà gom Lá bàng
Cũng Fê, cũng Blog, cũng lên ngai
Nhà gom Lá bàng, nổ rất oai!
“Triết học dỏm” nghĩ ra kiệt tác,
“Giáo sư chui” lộ mặt anh tài!
Lần lưng mẹ đĩ ba đồng kẽm
Mót bụng thầy cu mấy chữ rài!
Đường phố còn toan phơi mặt nhọ
Ô hô! Thiên hạ “nhất danh hài”!
TỨ TƯỢNG Chương 5. Tứ Tượng với chữ Thập, chữ Vạn
Ta có thể vẽ Tứ Tượng như sau:
Hình vẽ trên làm ta liên tưởng đến hình chữ Thập ( + ) và chữ Vạn ( 卍 ).
1. Chữ Thập + và Tứ Tượng
Chữ Thập chắc thời xa xưa cũng có ý nghĩa tương tự như Tứ Tượng. Chữ Thập cổ đó trên dưới, ngang dọc bằng nhau, như vậy mới xác định Trung Điểm một các dễ dàng được.
Chữ Thập là một biểu tượng đã có từ thời xa xưa. Chữ Thập cổ nhất mà người ta tìm được là chữ Thập hiện được bảo tàng ở British Museum dưới bộ số 89.128.
Chữ Thập này đã được chế tạo vào triều đại Kassite xứ Babylone. Thời đại Kassie bắt đầu từ triều đại Gandash năm 1746 trước kỷ nguyên, và kết thúc đời vua Ellil-Nâdin-Ahê năm 1171 trước kỷ nguyên.[1]
Sánh chữ Thập với Tứ Tượng và Thái Cực, ta sẽ suy ra rằng bốn cánh bên ngoài tượng trưng cho Vạn Hữu, hoặc 4 giai đoạn, 4 trạng thái biến thiên của vạn hữu; còn tâm điểm của chữ Thập sẽ tượng trưng cho Thái Cực, cho Tạo Hóa chủ trì mọi biến hóa.
2. Chữ Vạn 卍 và Tứ Tượng
Từ Tứ Tượng suy ra ta cũng thấy rằng bốn cánh của chữ Vạn 卍 tượng trưng cho vạn hữu linh động, biến hóa chuyển dịch bên ngoài, còn tâm điểm chữ Vạn tượng trưng cho Chân tâm bất biến ở bên trong.
Vả chữ Vạn cũng không phải là sản phẩm của Phật Giáo. Các cuộc khai quật các cổ tích ở Mohenjo-Daro, ở Hirappa cho thấy rằng hình chữ Vạn là một biểu tượng đạo giáo và ma thuật từ thời xa xưa ở Babylone và Elam.
Mà lạ lùng nhất là chữ Vạn, như là một trang trí, được thấy nhiều trong nhà thờ Công Giáo. Ví dụ ta thấy hình chữ Vạn ở Vương cung Thánh đường giáng sinh tại Bethléem, hoặc trên những khăn bàn thờ ở Heiligengrabe (Đức), ở nhà thờ Sainte Marie des Champs tai Soest (Đức), trong một bức họa nơi nhà thờ ở Dalby (Nam Thụy Điển) hoặc trên quả chuông nhà thờ Utterslev ở Đan Mạch, v.v…[2]
Chúng ta có thể nói được rằng chữ Thập là Tứ Tượng ở thế Tĩnh; chữ Vạn là Tứ Tượng ở thế Động.
Chữ Thập, chữ Vạn, đều chỉ Thế Giới Hiện Tương, hoặc Vạn Hữu ở bên ngoài.
Sánh Tứ Tượng của Dịch, Tetragrammaton của Pythagore, chữ Thập và chữ Vạn, ta có một phương trình sau đây:
Như vậy rõ ràng Tứ Tượng là hiện thân của Thượng Đế, và Vạn Hữu là là hiện thân của Thượng Đế.
CHÚ THÍCH
[1] E.A. Wallis Budge, Amulets and Talisman, p. 337.
[2] L’Origine de la Croix gammée. Réveillez vous, 22/11/1970. No 22, p. 21 et ss.
Sự thật về “thỏa thuận bán nước” của ngụy Sài gòn trong Hải chiến 1974
Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, một cuộc chiến bán nước nhục nhã mà những kẻ cầm đầu chế độ bán nước tay sai Việt Nam Cộng hòa luôn muốn quên đi, bởi mỗi lần nhắc lại nó là một sự sỉ nhục ghê gớm đối với những kẻ ra lệnh chỉ đạo “cuộc dàn trận ở Hoàng Sa” năm đó. Một vở kịch đã được dàn dựng cho cuộc chiến này núp bóng đằng sau nó là một sự thật đáng ghê tởm của những kẻ luôn tự xưng là yêu nước, vì nhân dân, chính nghĩa quốc gia, một bí mật động trời “Thỏa thuận bán nước” .
HQ 10 và Ngụy Văn Thà tử trận do ai?
Lũ tướng lĩnh VNCH càng muốn quên bao nhiêu, thì những kẻ hậu sinh của nó, tàn dư của VNCH và lũ trẻ trâu chống cộng thời hiện đại nằm trong tổ chức phản động Việt Tân lại càng muốn bới móc nó ra bấy nhiêu. Thậm chí còn nực cười khi một số đối tượng Rận chủ Việt ở trong nước vì tiền đã trưng bày những khẩu hiệu, đề đạt những nguyện vọng muốn vinh danh, công nhận liệt sĩ cho những kẻ chết trận trong cuộc chiến dàn dựng năm 1974 tại Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Cuộc Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Thỏa thuận bán nước của VNCH
VNCH với tư cách là những kẻ tay sai xuất hiện ở miền Nam Việt Nam trong mưu đồ thống trị lâu dài đất nước Việt Nam của Đế Quốc Mỹ. Sự xuất hiện này đã phá vỡ mọi quy tắc được thỏa thuận trong Hiệp định genever mà các bên ký kết năm 1954. Và cũng từ đây, VNCH tự cho mình cái quyền được định đoạt và quản lý tất cả những khu vực địa giới từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Về chuyện này không cần phải bàn cãi hay đổ lỗi cho bất cứ ai, bởi Việt Nam Cộng hòa không phải là một quốc gia được nhân dân Việt Nam và thế giới thừa nhận, không đủ tư cách pháp nhân để công nhận là “nhà nước” như những kẻ phản động vẫn rêu rao. Vấn đề là khi tự cho mình quyền quản lý, nhưng VNCH lại không thực hiện được những lời chúng vẫn rêu rao, và thực tế khi không còn gì để mất, chúng đã ký một thỏa thuận bán nước động trời, chấp nhận bán Hoàng Sa cho Trung Quốc để thỏa lòng bố Mỹ, hòng vực dậy miền Nam Việt Nam trước sự thất bại đau đớn bởi Quân Giải phóng của Bắc Việt. Mỹ không còn cách nào khác để “rửa mặt cho mình” ngoài việc cầu viện đến Trung Cộng trong nỗ lực nhờ Trung Cộng với tư cách “anh hai” trong khối XHCN can thiệp vào đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất tổ quốc của Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và dĩ nhiên, để đổi lấy sự can thiệp bằng đường lối của một nước lớn, Trung Quốc phải được cái gì đó. Mỹ đã chỉ đạo lũ bù nhìn VNCH dàn trận đánh tại Hoàng Sa năm 1974, nhưng trên thực tế là nhường Hoàng Sa cho Trung Quốc. Chuyện động trời này đã làm một số kẻ nhầm tưởng rằng Quân đội VNCH đã chiến đấu nhưng không đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng thực chất chuyện này là “một thỏa thuận bán nước” đáng khinh bỉ của những kẻ tay sai.
Xét về tiềm lực quân sự giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung quốc vào thời điểm năm 1974 Trung Quốc không hề có cửa thắng. Lực lượng Hải quân của ngụy được viện trợ xây dựng hùng hậu gồm 30 tàu chiến hiện đại lớn nhỏ đu các loại, khả năng tác chiến với sự hỗ trợ của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vũ khí của Mỹ thì không phải bàn để khả năng chiến đâu làm gì. Tuy nhiên, trong cuộc chiến năm 1974 tại Hoàng Sa, do đã có thỏa thuận từ trước, nên chính quyền Ngụy Sài Gòn chỉ cử 4 tầu chiến/30 chiếc ra trận. Như đã nói, tất cả các tầu chiến của ngụy đều là những tầu khu trục mạnh, có khả năng bắn mục tiêu là tầu chiến lớn, tầm xa, chính xác. Các tầu này dùng pháo 127mm và có radar đối hải để đo đạc mục tiêu chính xác. Có tầu trong đó dùng pháo 75mm bắn nhanh và điều khiển trực tiếp bằng điện-máy tính-radar, với tốc độ bắn đến 20 phát / phút – ngắm bắn chính xác qua máy tính.
Đối lại, phía Hải quân Trung quốc có 4 tầu , trong đó chủ yếu là các tầu rà mìn cũ hỏng “lết vào trận đánh”. Tốc độ của các tầu này vốn chậm, lại càng chậm hơn vì cũ hỏng không có máy móc thay thế. Trung Quốc bổ sung thêm 2 tầu rà mìn – tuần tiễu mới, nhưng vũ khí đối kháng tầu-tầu càng yếu với pháo 57 phòng không đem ra bắn tầu.
Về máy bay, Phía chính quyền ngụy sài gòn được Mỹ trang bị những loại máy bay tiêm kích F-5 và A-37 thuộc vào dạng hiện đại bậc nhất lúc đó với khả năng không chiến rất hiệu quả. Còn Trung Quốc chỉ có các máy bay nhái Mig-17/19 là bay được đến đảo nhưng trang bị vũ khí nhẹ. Về không chiến, các máy bay đó có radar rất nhỏ vì chúng được chiến kế để bắn bằng súng. Đối lại, F-5 là các máy bay có khả năng không chiến ở M2 và bắn bằng radar-đạn tự hành (tên lửa-radar và tên lửa-hồng ngoại) với tiềm lực không chiến như thế mà thất bại thì rõ ràng đúng là chuyện không tưởng ở đội quân tay sai của Đế quốc Mỹ, một cường quốc về quân sự.
Phòng không của các tầu chiến TQ gần như bằng không với các máy bay ngụy, vì dùng các pháo 37-57 ww2, bắn bằng kẹp đạn , chưa có bằng liên tục. Các pháo đó chỉ dùng hiệu quả với các máy bay cánh quạt ww2, và nếu như dùng trên bờ thì chúng có ưu thế là rẻ – số lượng lớn – bắn thành cả màn đạn bảo vệ mục tiêu khi máy bay địch ném bom bổ nhào, nhưng đây là trên biển với 4 chiếc tầu và vài khẩu pháo.
Với chênh lệch lực lượng đó, quân Tầu không thể có cửa trước trận chiến đối kháng tầu-tầu. Thế nhưng, quân tầu đã thắng. Đó là vì quân ngụy đã bắn chết quân ngụy. Nói cho chính xác, ngụy chia làm hai cánh , bắc và nam. Cánh bắc gồm các tầu HQ-10 và HQ-16. Cánh nam do dích thân tư lệnh trận đánh Hà Văn Ngạc chỉ huy, gồm các tầu HQ-4 và HQ-5. Cánh nam có các tầu bắn bằng máy tính-radar-pháo bắn nhanh, chỉ riêng một tầu của cánh nam đã đảm bảo lực lượng bắn chìm toàn bộ các tầu Trung Quốc.
Thế nhưng, thay vì bắn địch, HQ-5 và HQ-6 do đích thân Hà Văn Ngạc chỉ huy đã quay súng điện tử bắn đắm đồng bọn. Các tầu cánh Bắc gồm các tầu HQ-10 và HQ-16 do Lên văn Thự chỉ huy tiến vào “lòng chảo” ở giữa quần đảo, khai chiến với tầu chiến TQ. Thế thì, từ hướng khác của lòng chảo, HQ-4 và HQ-5 đã sử dụng những vũ khí mạnh nhất bắn giết họ. HQ-10 đắm mất xác.
HQ 10 bị đạn mỹ và tầu chiến của đồng bọn bắn cháy, thế nhưng những kẻ phản động vẫn làm thơ ca ngợi Ngụy Văn Thà
Nhưng trớ trêu thay, viên đạn bắn trúng HQ-16 đã không nổ, về sài gòn tố cáo tội ác quân ngụy. Đó là viên đạn pháo 127, do tầu HQ-5 bắn. Hà Văn Ngạc là tư lệnh của trận dánh, và ngồi trên tầu HQ-5 để chỉ huy trận đánh.
HQ-10 đắm, còn lại HQ16. Tầu HQ-16 may mắn không chết do viên trái phá 127mm Madein USA thối không nổ. Nhưng HQ-16 hỏng một máy. Còn một mình, và bị thương. Thuyền trưởng Lê Văn Thự đã nhanh chóng cảm nhận được tình thế, ông khôn ngoan rút êm về hướng Tây Bắc, đi xa cả “đồng đội” và quân Tầu, nên thoát chết. Khi về, quân ngụy gỡ đạn ra đã ngỡ ngàng với chữ Madein USA, và chẳng cần nhiều thời gian, số seri đã khẳng định dó là đạn bắn từ HQ-5
Nếu như viên đạn ấy nổ, thì HQ-16 đắm, Lê Văn Thự có thể đã chết, tội ác này bị giấu kín. Sau trận đánh, HQ-4 và HQ-5 đã không bơi về hướng Việt nam rất gấn, mà chạy sang hướng …. Philippines. Sau đó, có mệnh lệnh ở nhà và sự đảm bảo của quan thầy rằng chúng không bị ra tòa, không bị giết báo thù… thì hai tầu này mới quay lại hướng Sài Gòn, không về đơn vị.
Những sự thật động trời này đến ngày nay mới được biết đến. Thế nhưng vẫn có những kẻ to mồm đi rêu rao những luận điệu rằng Hải quân VNCH đã chiến đấu anh dũng đến hơi thở cuối cùng và hy sinh oanh liệt. Thậm chí có những kẻ dốt nát còn trưng lên khẩu hiệu đòi phong “liệt sĩ” cho những kẻ “bán nước cầu vinh”. Thật khốn nạn không một từ nào có thể diễn tả hết được.
Trần Ái Quốc
Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015
Tuần lễ Thế giới cho con bú bằng sữa mẹ 2015
Tammy Nicole
"Tuần lễ Thế giới cho con bú bằng sữa mẹ" được kỉ niệm từ ngày 1 tới 7 tháng 8 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về việc nuôi con và con bé bú bằng sữa mẹ, được phát động bởi WHO, UNICEF và nhiều tổ chức sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên toàn thế giới. Năm nay, tuần lễ này nhận được sự ủng hộ của hơn 170 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Mời các bạn xem bộ ảnh "Walks of Motherhood" của Tammy Nicole, nữ nhiếp ảnh gia ở Munich, Đức chụp trong Tuần lễ cho con bú bằng sữa mẹ năm nay.
Xem thêm loạt ảnh Hãy cho bé bú bất cứ nơi nào bạn muốn.
Theo Tammy
Cái gì ra cái đó
- Chàng (giận dữ): Này chủ quán, sao trong tô bún của tui có cọng lông thế này. Đổi tô khác mau đi.
– Nàng (liếc yêu chàng): Sao tự nhiên hôm nay anh khó tính thế nhỉ? Tối hôm qua úp mặt vào cả đống thế mà có phàn nàn tiếng nào đâu. Bây giờ chỉ có 1 cọng mà nhăn nhó.
– Chàng (nghiêm mặt): Không phải đâu em, tính anh rất rõ ràng. Nếu tối hôm qua trong ấy mà có cọng bún là không được với anh đâu. Cái nào ra cái đó
Bạn có phải là một người Phi Quyền Chính Không? Câu trả lời có thể làm bạn ngạc nhiên!
David Graeber
David Graeber một nhà nhân chủng xã hội học Mỹ, cũng là nhà vận động chính trị và viết sách. Ông hiện là giáo sư tại trường Kinh Tế Luân Đôn- trước đây từng là phó giáo sư nhân chủng xã hội học tại đại học Yale. Ông là một trong những người tiên phong trợ lực tổ chức và dấy động các cao trào công lý xã hội như Occupy Wall St. Ông viết nhiều bài viết và sách về nguyên lý Phi Quyền Chính, trong đó có một quyển nổi tiếng và gây nhiều tranh luận như The Democracy Project, and Debt: The First 5,000 Years (2011)
===========
Rất có thể bạn đã nghe qua đại khái về những người phi quyền chính họ ra làm sao và họ tin vào những tư tưởng gì. Và cũng rất có thể hầu hết những gì bạn nghe qua đó đều là vớ vẩn sai bét. Rất nhiều người nghĩ rằng phi quyền chính là những người ủng hộ bạo lực, hỗn loạn và hành động phá hoại, rằng họ chống lại bất cứ hình thức trật tự và tổ chức loại nào, hoặc họ là những người theo thuyết hư vô điên rồ chỉ muốn phá hủy mọi vật trên đời này. Trong thực tế, thì những nhận định này chẳng có gì gần với sự thật hết.
Những người Phi Quyền Chính đơn giản là những người tin là loài người có khả năng hành xử một cách hợp lý mà không cần phải bị cưỡng chế.. Nó thực sự là một khái niệm rất đơn giản. Nhưng nó chính là một trong những nguyên lý sống mà bọn người giàu có và quyền lực luôn cảm thấy cực kỳ nguy hiểm đối với họ.
Ở mức đơn giản nhất, người phi quyền chính tin vào hai giả định cơ bản như sau. Thứ nhất là con người ở những hoàn cảnh bình thường, họ hành xử hợp lý và đúng đắn khi họ được hoạt động tự do, và có khả năng tự tổ chức giữa họ và cộng đồng của họ mà không cần thiết phải bị ra lệnh làm như thế nào. Thứ hai là quyền lực là băng hoại. Hầu hết, phi quyền chính chỉ là vấn đề của việc có đủ can đảm để ứng dụng những nguyên lý đơn giản của tính tốt đẹp thông thường mà tất cả chúng ta sống theo, và theo những nguyên lý này để thông đạt đến những kết luận hợp lý. Mặc dù điều này nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng trong hầu hết những cách xử thế quan trọng, bạn có lẽ đã là một người phi quyền chính rồi mà bạn chỉ chưa nhận ra đó thôi.
Hãy khời đầu với vài thí dụ từ hành xử hàng ngày của chúng ta:
Nếu có một dẫy người xếp hàng để lên một xe buýt đông người, bạn có tuần tự đợi đến lượt của bạn mà không chen lấn xô đẩy người khác để giành đi lên trước không, ngay cả trong trường hợp không có cảnh sát?
Nếu bạn trả lời "có", thì đó chính là bạn từng hành động như một người phi quyền chính! Nguyên tắc phi quyền chính cơ bản nhất là sự tự tổ chức xếp đặt hành xử tương tác: trong quan niệm rằng con người không cần phải bị đe dọa bắt bớ để có những hành động hiểu biết hợp lý với nhau, hoặc đối xử với nhau một cách tôn trọng. ((hay nguyên lý "trật tự tự phát" (spontaneous order) mà Pierre Joseph Proudhon từng diễn giải - và một số nhà nghiên cứu đã thấy rằng nguyên lý này đã được Trang Tử Zhuangzi (369–286 BCE) đề xuất trong Nam Hoa Kinh- người dịch chú thích)
Mọi người đều tin rằng tự chính họ có khả năng hành xử hợp lý . Nếu họ nghĩ rằng luật pháp và cảnh sát là cần thiết, đó chỉ là vì họ không tin rằng những người khác cũng có khả năng tự hành xử hợp lý như họ. Nhưng nếu bạn suy nghĩ kỹ hơn chút, thì có phải tất cả những người đó cũng suy nghĩ chính xác như vậy về bản thân bạn không?
Người Phi quyền chính cho rằng gần như tất cả các hành vi chống đối xã hội mà làm cho chúng ta nghĩ rằng cần thiết để có quân đội, cảnh sát, nhà tù, và nhà nước chính phủ để kiểm soát cuộc sống của chúng ta, thực sự là do chính sự bất bình đẳng và bất công có hệ thống của chính quân đội, cảnh sát, nhà tù và nhà nước chính phủ tạo ra. Nó là tất cả một vòng tròn luẩn quẩn bạo ngược.
Khi con người bị thường xuyên đối xử, chẳng hạn như coi những ý kiến của họ không có tí nào quan trọng hết, họ có thể trở nên tức giận và hoài nghi, thậm chí còn bạo lực - và tất nhiên những hành xử phản ứng này rất dễ dàng để cho những người cầm quyền hành trong tay qui kết rằng những ý kiến của họ không có một giá trị nào hết.
Một khi con người hiểu rằng ý kiến của họ thực sự giá trị giống như bất kỳ của ai khác, họ lại có xu hướng hiểu biết và cảm thông đáng kể. Nói ngắn gọn là: Người phi quyền chính qui kết rằng phần lớn của vấn nạn nằm ngay tại chính quyền lực, và những tác động của quyền lực mới làm cho người ta ngu tối và vô trách nhiệm.
Bạn có phải là thành viên của một câu lạc bộ hay đội thể thao, hay bất kỳ một tổ chức tự nguyện nào khác, nơi mà quyết định không bị áp đặt từ một vị lãnh đạo mà được thực hiện dựa trên cơ sở đồng thuận chung?
Nếu bạn trả lời "có", thì bạn thuộc một tổ chức đang hoạt động trên nguyên tắc Phi quyền chính! Một nguyên lý cơ bản của Phi quyền chính nữa là sự tự nguyện tham gia kết hợp. Điều này chỉ đơn giản là việc áp dụng các nguyên tắc dân chủ trong cuộc sống bình thường.
Sự khác biệt duy nhất là Phi quyền chính tin rằng chúng ta có thể gầy dựng một xã hội mà trong đó tất cả mọi thứ đều có thể được tổ chức dựa theo những nguyên tắc cơ bản trên, tất cả các tổ chức hội đoàn đều dựa trên cơ sở tự nguyện của các thành viên của họ, và do đó, rằng tất cả các cơ quan tổ chức hành xử theo lề lối hàng dọc cao thấp từ trên xuống, tuân hành mệnh lệnh của tổ chức như quân đội hoặc hệ thống thư lại quyền chính hay các tập đoàn lớn, dựa vào hệ thống quân giai- (mệnh lệnh đi từ vị trí tôn ti cấp bậc cao xuống thấp) sẽ không còn cần thiết nữa.
Có lẽ bạn không tin rằng điều này khả thi. Hoặc cũng có thể bạn tin. Tuy nhiên, mỗi khi bạn đạt đến một thỏa thuận qua sự đồng thuận, chứ không phải do bị đe dọa, mỗi khi bạn thực hiện một thỏa thuận từ sự tự nguyện với một người khác, đạt đi đến một sự thông cảm, hoặc đi đến một thỏa hiệp bằng cách cân nhắc đến hoàn cảnh đặc biệt hay nhu cầu cụ thể của người khác, thì chính bạn đang là một người Phi quyền chính - ngay cả nếu như bạn không nhận ra được điều này.
Phi quyền chính chỉ là cái cách mọi người hành động khi họ được tự do làm những gì họ tùy chọn, và khi họ tương tác với những người khác cũng đều tự do tự nguyện bình đẳng như họ - và do đó nhận thức được trách nhiệm đòi hỏi giữa mình và những người khác.
Điều này đưa đến một điểm then chốt: Rằng dù người ta có thể biết điều và quan tâm tử tế khi hành xử trong bình đẳng, nhưng bản chất tự nhiên của người ta là điều kiện mà khi được trao quyền lực lên trên người khác, thì không thể tin tưởng họ sẽ hành xử tốt như vậy nữa. Trao cho một người nào đó quyền lực như thế, họ sẽ hầu như hoàn toàn lạm dụng nó cách này hay cách khác.
Bạn có tin rằng hầu hết các chính trị gia ích kỷ, tồi tàn, tự cao tự đại, chẳng thực sự quan tâm đến lợi ích quần chúng? Bạn có nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một hệ thống kinh tế ngu xuẩn và bất công?
Nếu bạn trả lời "có", thì bạn cùng tư tưởng phê phán xã hội ngày nay với một người phi quyền chính - ít nhất, trong quan điểm tổng quát nhất của nó. Người Phi quyền chính tin rằng quyền lực là lũng đoạn băng hoại, và những người dành toàn bộ cuộc sống của họ để tìm kiếm quyền lực là những người ít đáng cầm quyền lực nhất. Những người phi quyền chính qui kết rằng hệ thống kinh tế hiện nay của chúng ta đang ở khuynh hướng tạo quyền lợi cho những kẻ ích kỷ và bất lương thay vì cho những người tử tế, có tấm lòng quan tâm đến tha nhân. Đa số con người đều cảm nhận hiện trạng kinh tế ngày nay là như vậy. Sự khác biệt duy nhất là hầu hết mọi người nghĩ rằng không còn có phương pháp nào, đường lối nào để thay đổi cái hiện trạng kinh tế này - và đây là lập luận mà bọn tôi tớ trung thành của đám quyền lực luôn nhấn mạnh rằng- bất cứ điều gì không mang đến kết cuộc sẽ làm vấn đề tồi tệ hơn.
Nhưng nếu điều này không đúng sự thật thì sao?
Thật sự có bất kỳ lý do gì để tin điều này chăng? Khi bạn có thể thực sự thử nghiệm chúng, hầu hết các tiên đoán trước giờ về những gì sẽ xảy ra khi không có nhà nước hay chủ nghĩa tư bản, lại hóa ra là hoàn toàn không đúng sự thật.
Hàng ngàn năm trước con người từng sống không có chính phủ. Có rất nhiều nơi trên thế giới ngày nay con người sống ngoài vòng kiểm soát của chính phủ. Họ chẳng giết hại lẫn nhau. Hầu hết là họ sinh hoạt, tương tác hàng ngày trong cuộc sống của họ cũng giống như bất cứ ai khác sinh hoạt và tương tác thôi.
Đương nhiên trong một xã hội công kỹ nghệ, đô thị hổn hợp thì tất cả những điều này sẽ phức tạp hơn: nhưng chính công kỹ nghệ cũng có thể làm cho những vấn đề này được giải quyết dễ dàng hơn nhiều. Thậm chí trong thực tế, chúng ta chưa từng bắt đầu suy nghĩ về cuộc sống của chúng ta có thể sẽ ra làm sao nếu công kỹ nghệ được thực sự áp dụng để phù hợp với nhu cầu của con người.
Chúng ta mỗi người thực sự cần phải làm việc bao nhiêu giờ trong một ngày để duy trì một xã hội đầy đủ chức năng của nó- có nghĩa là, nếu chúng ta chấm dứt hết tất cả các nghề nghiệp vô tích sự hay tác hại như: khuyến mại viên qua điện thoại, luật sư, cai tù, kinh tế gia phân tích, chuyên gia xoay ý quần chúng, hành chính thư lại và chính trị gia, mà chuyển những bộ óc khoa học giỏi nhất của chúng ta từ những việc đang chế tạo vũ khí không gian hoặc thị trường chứng khoán qua việc cơ giới hóa những công việc nguy hiểm và gây phiền toái như đào mỏ than hoặc là lau chùi nhà vệ sinh, và phân phối những công việc tốt còn lại cho mọi người một cách bình đẳng. Sẽ là 5 giờ một ngày, Bốn giờ? Ba giờ? Hai giờ? Chẳng ai biết được, vì thậm chí chưa ai đặt ra những câu hỏi như thế. Những người phi quyền chính cho rằng đây chính là những câu hỏi chúng ta cần đặt ra.
Bạn có thật sự tin vào những điều bạn dạy con cái bạn không (hay những điều cha mẹ bạn từng dạy bạn?)
"Không thành vấn đề ai khởi sự điều sai trước (sai là sai -dù trước hay sau)." "Cả hai sai không có nghĩa là sự việc trở thành một điều đúng" "phải tự gánh trách nhiệm hậu qủa sai trái của mình," "Hãy đối xử với người khác như mình muốn được đối xử... "Đừng đối xử tệ hại với người ta chỉ vì họ khác mình".
(ghi chú nhỏ của người dịch- Thời ngày xưa còn bé ở Việt Nam, đám trẻ chơi đùa thường hay xảy ra cãi vả đánh nhau, rồi đi "mách" cha mẹ...Và kết quả thường là cả hai bên đều bị những bố mẹ biết điều phạt đòn vì tội "đánh nhau". Không cần biết đứa nào gây hấn trước, giải pháp "đánh nhau" đã là sai, nên đều bị đòn!)
Có lẽ chúng ta nên quyết định là chúng ta có đang dối trá con cái chúng ta hay không khi chúng ta dạy chúng về đạo lý đúng, sai, hoặc là chúng ta có thật muốn thực hiện những giá trị đạo lý của chúng ta một cách nghiêm chỉnh hay không. Vì nếu quí vị đặt những nguyên tắc đạo lý này đến những kết luận thuận lý của nó, quí vị sẽ thấy ngay đó là nguyên lý phi quyền chính.
Hãy lấy nguyên tắc rằng cả hai sai không có nghiã là sự việc trở thành một điều đúng. Nếu bạn hành xử nguyên tắc này một cách nghiêm túc, chính nguyên tắc này thôi sẽ loại đi gần như toàn bộ cơ sở của chiến tranh và hệ thống pháp lý hình sự. Điều này cũng đúng với nguyên tắc về sự san sẻ chia chung: chúng ta luôn luôn dạy con em chúng ta rằng cần học tập sự san sẻ, chia chung, học tập quan tâm đến những nhu cầu của nhau, học giúp đỡ lẫn nhau; nhưng rồi sau đó chúng ta lại bỏ đi để khi vào cái thế giới thực, thì chúng ta lại cho rằng tất cả con người bản chất tự nhiên là ích kỷ và tranh giành nhau.
Nhưng một người phi quyền chính sẽ chỉ ra rằng: thật sự, những gì chúng ta dạy con em chúng ta đều là đúng. Gần như hầu hết mỗi thành tích giá trị đạt được trong lịch sử nhân loại, mỗi khám phá hay thành tựu cải thiện đời sống con người chúng ta, đều đã được dựa trên những nguyên tắc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau; ngay cả bây giờ, đa số chúng ta xử dụng nhiều tiền bạc của chúng ta cho bạn bè và thân nhân hơn là cho bản thân chúng ta; mặc dù thế giới luôn luôn có những con người thích tranh giành, tuy vậy không có lý do gì để xã hội con người phải dựa trên sự cổ vũ, khuyến khích các hành vi như vậy, chưa kể đến việc đẩy con người ta phải tranh giành nhau những nhu cầu căn bản trong đời sống.
Như thế chỉ phục vụ cho quyền lợi của những kẻ nắm quyền lực mà thôi, những kẻ quyền lực chỉ muốn chúng ta sống trong sự sợ hãi lẫn nhau.
Đó là lý do tại sao người phi quyền chính kêu gọi xây dựng một xã hội không chỉ dựa trên sự liên kết tự do thôi mà cả sự hỗ trợ lẫn nhau nữa. Điều thực tế là đa số trẻ em lớn lên tin vào những giá trị đạo lý của nguyên lý phi quyền chính, rồi sau đó dần dần lại nhận ra rằng cái thế giới của người lớn không thực sự hành xử theo những đường lối đó. Và đó là lý do tại sao có rất nhiều người trở nên phản kháng, hoặc xa lánh, thậm chí tự tử khi còn ở tuổi vị thành niên hay cuối cùng đi tới cam chịu và gay gắt khi trưởng thành; và niềm an ủi duy nhất của họ, thường xuyên là một khả năng nuôi dưỡng con em của họ trong sự giả vờ với chính họ rằng thế giới là công bằng.
Việc gì sẽ xãy ra nếu chúng ta thực sự tối thiểu có thể bắt đầu xây dựng một thế giới đích thực thành lập dựa trên nguyên lý của công chính? Có phải đây chính là món quà lớn nhất đối với con cái của một người mà người đó trao tặng cho chúng không?
Bạn có tin rằng bản chất con người là băng hoại và độc ác, hoặc có một mẫu người nhất định (như phụ nữ, người da mầu, người bình dân không giầu có và học vấn không cao) là loại người thấp kém sanh ra để bị cai trị bởi những người giỏi dang hơn?
Nếu bạn trả lời "có", thế thì đành thôi, rốt cuộc xem ra bạn không phải là một người phi quyền chính. Nhưng nếu bạn trả lời "không", thì rất có thể là bạn đã tán thành 90% những nguyên tắc phi quyền chính rồi, và rất có thể, bạn đang sống phần lớn cuộc sống của bạn dựa theo những nguyên tắc này.
Mỗi lần bạn đối xử với người khác dựa trên sự cân nhắc và tôn trọng, thì bạn đang hành xử như một người phi quyền chính. Mỗi lần bạn tìm giải đáp cho sự khác biệt của bạn với những người khác bằng cách thỏa hiệp hợp lý, bạn lắng nghe những gì mọi người nói thay vì để cho một người quyết định hết tất cả cho mọi người khác, thì bạn đang hành xử như một người phi quyền chính. Mỗi khi bạn có cơ hội để buộc một ai đó làm một điều gì đó, nhưng thay vì vậy, bạn lại quyết định xem xét đến cảm giác lý lẽ của họ hay sự công bằng, thì bạn đang hành xử như một người phi quyền chính. Điều này cũng đúng cho việc mỗi lần bạn san sẻ cái gì đó với một người bạn, hoặc quyết định ai sẽ là người rửa chén, hoặc làm tất cả bất cứ điều gì dưới một con mắt công bằng.
Hiện thời, chắc bạn chỉ đồng ý rằng tất cả điều này là tốt và tốt cho các nhóm nhỏ của người dân để có thể đối xử được với nhau như thế, nhưng việc quản lý một thành phố, hay một quốc gia, là cả một vấn đề hoàn toàn khác. Và tất nhiên điều suy nghĩ này của bạn là có cơ sở. Thậm chí nếu xã hội được tản quyền và trao hầu hết quyền lực trong tay của các cộng đồng nhỏ, thì vẫn sẽ có rất nhiều thứ cần phải được phối hợp, từ hoạt động các hệ thống xe điện đến quyết định chiều hướng nghiên cứu cho y khoa. Nhưng chỉ vì cho rằng một cái gì đó phức tạp không có nghĩa là không có cách nào để khắc phục được điều đó một cách dân chủ.
Vấn đề có thể đơn giản chỉ là phức tạp. Trong thực tế, những người phi quyền chính có rất nhiều ý tưởng và tầm nhìn khác nhau cho một xã hội phức tạp mà chính cái xã hội phức tạp đó có thể tự quản lý lấy nó. Để giải thích rõ những ý tưởng và tầm nhìn này, đòi hỏi phài đi xa hơn phạm vi của một bài viết nhỏ giới thiệu về Phi quyền chính như thế này. Tuy nhiên nó đủ để nói rằng, thứ nhất là đã và đang có rất nhiều người dành rất nhiều thời gian đưa ra những mô hình như thế nào cho một xã hội thực sự dân chủ, thực sự lành mạnh có thể hoạt động; nhưng điều thứ hai và cũng cùng tầm quan trọng như điều thứ nhất, là không có người phi quyền chính nào tuyên bố có một mô hình toàn hảo hết cả. Vì đó là điều cuối cùng mà chúng ta muốn là áp đặt các mô hình đúc sẵn cho cả xã hội.
Thậm chí sự thật là chúng ta chưa thể tưởng tượng được đến một nửa số lượng các vấn đề sẽ hiện ra khi chúng ta cố gắng tạo ra một xã hội dân chủ; nhưng dù sao, chúng ta tin chắc rằng, tính thông minh sáng tạo của con người là đúng thật như vậy, thì các vấn đề như thế luôn luôn có thể giải quyết được, miễn là nó luôn ở trong tinh thần nguyên lý căn bản phi quyền chính của chúng ta - mà trong lý giải cuối cùng, nó đơn giản chỉ là những nguyên tắc căn bản được dựa trên sự liêm sỉ của con người.
(DS phỏng dịch) ==========
NGUỒN THAM KHẢO ĐỌC THÊM
1-Are You An Anarchist? The Answer May Surprise You!
2-What Is Anarchy? by Butler Shaffer by Butler Shaffer
3-Zhuangzi: The Second Daoist Sage and the World's First Anarchistby Dr. Emanuel Paparella2009-06-22 10:08:50
4-Libertarianism in Ancient China
5-An Introduction to Spontaneous Order
6-THE NEW ANARCHISTS
Thế giới ảnh khỏa thân của Dương Quốc Định: Đàn tỳ bà
Đàn tỳ bà đã có mặt nước Việt muộn nhất là từ 1.000 năm trước, vào đầu thời Lý. Bằng chứng là hình chạm các nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình tỳ bà giữa hai nhạc công dùng ống sênh, và ống tiêu thổi dọc.
Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đàn tỳ bà luôn đóng vai trò quan trọng trong dàn nhạc triều đình với màu âm trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình....
S.T
______________________________
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)