Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Chủ nghĩa tượng trưng sắc tộc và dân tộc Việt Nam


Chủ nghĩa tượng trưng sắc tộc và dân tộc Việt Nam


Tác giả: Lê Minh Khải
Người dịch: Hoa Quốc Văn

Nghiên cứu về các dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và phức tạp, nhưng có thể chỉ ra 3 hướng tiếp cận chính đã được áp dụng trong việc nghiên cứu này.
1) Có cái nhìn theo hướng vĩnh cửu chủ nghĩa cho rằng các dân tộc ít hay nhiều luôn luôn tồn tại (một cái nhìn giờ đây hầu như đã bị nghi ngờ).
2) Có cái nhìn theo hướng hiện đại chủ nghĩa cho rằng các dân tộc xuất hiện ở thế kỉ XIX và XX cùng với quá trình hiện đại hóa.
3) Có cái nhìn theo hướng chủ nghĩa tượng trưng-chủng tộc nhất trí với các nhà hiện đại chủ nghĩa rằng các dân tộc đương đại được đúc ra ở thời hiện đại, nhưng còn lập luận xa hơn rằng người ta có thể tìm thấy những gốc rễ của nhiều dân tộc ở thời tiền hiện đại trong hình thức của những cộng đồng sắc tộc hay những “tộc người”.

Ngày nay một trong những người đề xướng hướng tiếp cận tượng trưng-chủng tộc này là Anthony Smith. Smith đã viết nhiều về chủ đề này, và dễ dàng nhận thấy rằng lịch sử dân tộc Việt Nam rất hợp với những ý tưởng của ông.
Trong công trình gần đây của mình: Chủ nghĩa tượng trưng-chủng tộc và Chủ nghĩa dân tộc: Một hướng tiếp cận văn hóa (2009), Smith định nghĩa một “tộc người” như sau:

“… một cộng đồng người có tên gọi và tự xác định, trong đó các thành viên có một huyền thoại về tổ tiên chung, kí ức chung, một hoặc nhiều nhân tố văn hóa chung, bao gồm sự kết nối với lãnh thổ, và một tiêu chuẩn về sự thống nhất, chí ít là trong tầng lớp trên” (27).

Vậy là, đối với Smith, một cộng đồng sắc tộc có thể tồn tại ở “tầng lớp trên”, giữa những thành viên của giới tinh hoa. Ông gọi kiểu “tộc người” này là “tộc người bên trên” (một cộng đồng sắc tộc bao trùm đỉnh của một xã hội). Cách thức những dân tộc được hình thành từ “tộc người bên trên như thế” là thông qua sự mở rộng của nhà nước quan liêu” (mà tộc người bên kiểm soát).

Smith bàn về việc làm thế nào hiện tượng này xảy ra ở trường hợp các dân tộc châu Âu trong công trình năm 1991 của ông, Căn cước dân tộc, như sau: “Ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển và ở một mức độ nào đó là Ba Lan và Nga, tộc người bên chính, cái cấu thành nên hạt nhân sắc tộc của nhà nước, dần dần có thể sáp nhập tầng lớp trung lưu và các khu vực viễn tâm vào nền văn hóa sắc tộc chủ lưu. Trung gian hàng đầu của sự sáp nhập đó là một nhà nước quan liêu mới.
“Thông qua công cụ quân sự, hành chính, tài chính và luật pháp, nó có thể quy định và phổ biến nguồn giá trị, biểu tượng, huyền thoại, truyền thống và kí ức những thứ cấu thành di sản văn hóa của hạt nhân quý tộc chủ lưu” (55).
Trong khi những ý tưởng của Smith được phát triển thông qua nghiên cứu của ông về lịch sử châu Âu thì tôi cho rằng Việt Nam rất hợp với khuôn mẫu này.
Ở thời trung đại (khoảng thế kỉ X đến XV) có một giới tinh hoa ở đồng bằng sông Hồng duy trì một hệ giá trị giúp phân biệt họ với phần cư dân còn lại (chẳng hạn các giá trị Nho giáo), hệ giá trị cấu thành khác với phần dân cư còn lại, cái viết bằng một ngôn ngữ ngoại lai (tiếng Hán cổ), và cái tạo nên các truyện kể/huyền thoại về quá khứ bằng ngôn ngữ ngoại lai đó và bằng các thể loại trước thuật không phải là bản địa ở Đồng bằng sông Hồng. Nói khác đi, giới tinh hoa Việt trung đại là một ví dụ kinh điển về “tộc người bên”. Và sẽ dễ dàng chứng chính được việc nền văn hóa của tộc người bên này dần dần đã truyền bá ra các thành viên khác của cả khối cư dân như thế nào qua các thế kỉ tiếp theo song hành với sự mở rộng của nhà nước quan liêu.

Cuối cùng, có 2 luận điểm quan trọng nữa về các ý tưởng của Smith và hướng tiếp cận theo chủ nghĩa tượng trưng-sắc tộc có liên quan đến Việt Nam. Thứ nhất, trong khi Smith cho rằng các dân tộc hiện đại có các cội rễ tiền hiện đại, ông chỉ thấy những cội rễ này tỏa ngược về đến thời cận đại hoặc trung đại, không đến thời cổ đại. Chẳng hạn, ông không cho rằng dân tộc Ý có thể được kết nối với một tộc người ở đế chế La Mã. Thứ hai, Smith thừa nhận rằng một số huyền thoại và tín ngưỡng mà các tộc người và các dân tộc sử dụng đã được sáng tạo ra.
Đối với ông, không có vấn đề gì khi mà một tộc người bên thời trung đại đã sáng tạo ra các huyền thoại về quá khứ hay các huyền thoại tương tự đã được biến đổi ở thời hiện đại.

Trên thực tế, đây là một trong những đóng góp chính của hướng tiếp cận sắc tộc-tượng trưng chủ nghĩa, khi nó chỉ ra việc làm thế nào các ý tưởng được sáng tạo/kiến tạo, truyền bá và rồi bị biến đổi ở thời hiện đại đến nỗi chúng dần có vẻ giống với một phần “tự nhiên” của một dân tộc “tự nhiên”.
Cụ thể, cái nhìn sắc tộc-tượng trưng chủ nghĩa khá hoàn hảo cho việc hiểu cách thức một giới tinh hoa thời trung đại đã tạo ra ra các ý tưởng và tín ngưỡng dần dần được các thành viên khác của cả khối dân cư chấp nhận, và sau đó chúng bị biến đổi và trở thành trung tâm trong quá trình xây dựng dân tộc Việt hiện đại ở thế kỉ XX.

KẺ TRỘM LƯƠNG THIỆN




Tác giả: Dương Hán Quang
Người dịch Phạm Thanh Cải


Ông thợ cả Trương trúng xổ số 500 vạn tệ, vì hưng phấn quá độ, lập tức bị hôn mê bất tỉnh ngã lăn quay ra đất. Anh con trai Trương Hán Minh nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện. Ông ta bị xuất huyết não, nhưng may mắn cấp cứu kịp thời nên giữ được mạng sống nhưng bị liệt nửa người. Ông Trương nằm ở trên giường, gọi con trai vào dặn phải nhanh chóng mang 50 vạn tệ đến ngôi làng dưới chân núi đưa cho chú có vết sẹo.

– “50 vạn cơ à!”. Trương Hán Minh kêu lên với một chút tiếc rẻ. “Như thế có quá nhiều không? Chúng ta chẳng qua là gánh đi của ông ấy một gánh khoai lang mang mà thôi.”

Ông Trương giận tím mặt nói: “Không phải là gánh đi, mà là ăn cắp. Cuộc đời này của bố vậy mà đã làm một thằng ăn cắp. Dù đó là bao nhiêu tiền cũng không bao giờ có thể chuộc lại lỗi đó. Bố chỉ cầu gửi lại được 50 vạn tệ, trong lòng bố mới thanh thản được phần nào.”

Nghe lời nói của cha, Trương Hán Minh nhớ lại trong ký ức tuổi thơ. Đó là một năm đói kém, nhà Trương không có gạo ăn, Trương Hán Minh đã cùng với cha rời khỏi nhà đi kiếm ăn tránh nạn đói. Bà nội đi đứng không được đành phải ở nhà.

Ra đường đi ăn xin cũng không khá hơn ở nhà bao nhiêu. Đôi khi cả ngày cũng không có miếng nào bỏ vào miệng, không thể chịu được đành phải ra đường đào rau dại ăn cho đỡ đói lòng. Có một lần, Trương Hán Minh và cha ăn rau dại đã mấy ngày liền, đến một ngôi làng nhỏ dưới chân núi, được một “chú có vết sẹo” giữ họ ở lại. Hai bố con được đãi một bữa cháo khoai lang thật ngọt ngào. Đêm ấy họ ở lại nhà của chú có vết sẹo. Trương Hán Minh và cha ở trong nhà, tại đó có một gánh khoai lang, góc nhà còn dựng một chiếc đòn gánh.

Gánh khoai lang thật quá hấp dẫn, nếu mang số khoai lang này về, một gia đình sẽ có thể chống chọi qua nạn đói. Cha của Trương Hán Minh cả đêm không chợp mắt, mấy lần nâng gánh khoai lang lên rồi lại đặt xuống. Trời tang tảng sáng, ông đã quyết định như một kẻ ăn trộm, vừa gánh khoai lang vừa dắt con trai, rời khỏi ngôi làng nhỏ dưới chân núi.

Hai bố con Trương Hán Minh về đến nhà, bà nội gần như kiệt sức, dù nhìn thấy khoai lang, bà cũng không nói được câu nào. Gia đình họ Trương dùng gánh khoai lang ấy, ăn độn cùng rau dại, đã qua được những ngày gian nan đói kém nhất. Có thể nói, gánh khoai lang đã cứu sinh mạng của một gia đình.

Ông thợ cả Trương vì trót một lần ăn trộm mà hổ thẹn cả đời. Ông luôn luôn mong có ngày trở về xóm núi để chuộc tội, nói rằng sẽ biếu chú có vết sẹo một khoản tiền. Đã nhiều năm trôi qua, ngày ngày gia đình họ Trương làm lụng và ky cóp mãi mà cũng chẳng có nổi mấy đồng. Ông Trời cuối cùng cũng mở mắt, khiến cho ông Trương trúng một giải thưởng xổ số. Nhưng thật không may là ông lại bị liệt chỉ nằm một chỗ, chỉ có thể bảo con trai lên núi mà chuộc tội.

Trương Hán Minh mang theo mấy ngàn tệ và và thẻ một ngân hàng lên đường. Anh ta đi theo dọc con đường mà trước đây đã từng lang thang đi ăn xin, khó khăn lắm mới tìm thấy ngôi làng nhỏ dưới chân núi. Lúc đến ngôi làng, trời cũng vừa nhá nhem tối, đã quá nhiều năm không quay trở lại, Trương Hán Minh đã quên mất nhà “chú có vết sẹo” ở chỗ nào. Anh ta đang muốn tìm gặp một ai đó để hỏi thăm nhà, thì trong một bụi cây có một bóng đen nhảy xổ ra, vung gậy gỗ đánh vào đầu của anh ta.

Trương Hán Minh đã từng học võ thuật, người bình thường không mấy ai là đối thủ của anh. Anh nghiêng người tránh chiếc gậy gỗ đang đập xuống, tận dụng lợi thế tung một quyền cước, bóng đen rơi vào một rãnh nước ven đường. Trương Hán Minh kéo thằng cha từ rãnh nước ném trên đường. Đó là một chàng trai gầy và đen, hắn ta quỳ trên mặt đất rên rỉ :“ Xin hảo hán tha mạng”.

Trương Hán Minh hỏi anh ta là người thế nào, tại sao lại xuống tay độc ác với mình như vậy. Chàng trai cho biết, anh ta tình cờ phát hiện trong người Trương Hán Minh có hàng ngàn tệ, liền nảy ra ý định ăn cướp, nên lặng lẽ theo dõi, nhưng tiếc là đã không có cơ hội để ra tay. Vào đến chân núi, chàng trai nói thẳng là muốn lấy một chiếc gậy cứng để đánh, làm cho Trương Hán Minh bất tỉnh và cướp lấy tiền của anh. Nhưng không ngờ chỉ mới ra tay, đã không đánh bại được Trương Hán Minh mà mình thì đã bị ngã nhào xuống rãnh nước.

Trương Hán Minh hỏi những chàng trai ở đâu, tên của anh ta là gì, anh ta bảo dù có chết cũng không dám nói. Trương Hán Minh nghĩ bụng, chẳng thà đưa anh ta đến nhà của chú có vết sẹo, có lẽ chú ấy sẽ biết thằng cha này.

Nào ai biết được, lúc đi vào trong làng, chàng trai hoảng sợ, và vội vã nói: “ Thưa hảo hán, không cần ông hỏi nữa, tôi chính là người trong làng này, cầu xin ông giữ cho tôi một chút thể diện, đừng nói tôi đã làm chuyện vừa rồi”

Trương Hán Minh nói: “Anh phải nói tên anh cho tôi biết, được không?”

Chàng trai cúi đầu và im lặng một lúc rồi thì thầm: “Lưu Gia Phát…”

Thấy Lưu Gia Phát là người cùng thôn với “chú có vết sẹo”, Trương Hán Minh trả lời là sẽ giữ thể diện cho anh ta. Lưu Gia Phát thở phào nhẹ nhõm, bảo Trương Hán Minh thả ra để cho anh ta về nhà. Trương Hán Minh nói: “ Được thôi, nhưng trước tiên anh đưa tôi tìm một người đã”.

Lưu Gia Phát hỏi Trương Hán Minh cần tìm ai? Trương Hán Minh thực sự không thể trả lời được. Năm xưa cùng với cha mình đi ăn xin, không biết “chú có vết sẹo” có tên là gì, ngay cả bây giờ dù có biết thì cũng đã quên từ lâu rồi. Trương Hán Minh suy nghĩ một chút rồi nói: “Tôi đang tìm một người trên sáu mươi tuổi và trên mặt có một vết sẹo dài .”

Lưu Gia Phát mau mắn nói: “ Nào thì đi, tôi sẽ đưa anh đi”.

Trương Hán Minh theo Lưu Gia Phát, đường ngõ trong làng nhỏ bé quanh co, và sau đó đến trước một ngôi nhà đắp bằng bùn. Ngôi nhà này thì Trương Hán Minh quá đỗi quen thuộc vì chính là nhà của chú có vết sẹo. Không thể nghĩ rằng sau rất nhiều năm, chú vết sẹo vẫn còn sống trong ngôi nhà đắp bằng bùn đã đổ nát ấy.

Nghe thấy một tiếng ồn ào bên ngoài, một ông già bước ra khỏi nhà, nhờ ánh đèn chiếu qua cửa, Trương Hán Minh nhìn thấy khuôn mặt của ông già có một vết sẹo dài đến ba thốn.

Lưu Gia Phát giới thiệu: “Bố ơi, ông chủ này đang đến tìm bố đấy”.

Trương Hán Minh sững sờ: “Anh… anh và ông đây là bố con phải không?”

Lưu Gia Phát nói: “Đúng đấy, ông tìm cha tôi có việc gì đấy?”

Trương Hán Minh thành thật nói: “Tôi là người tìm đến để chuộc tội, cách đây 31 năm, cha tôi và tôi đã ăn cắp một gánh khoai lang trong nhà của ông. Chính gánh khoai lang ấy đã cứu mạng cả nhà tôi.”

Trương Hán Minh lấy ra một thẻ ngân hàng, cầm hai tay đưa cho chú có vết sẹo, nói với ông là thẻ này có trị giá 50 vạn tệ. Gánh khoai lang đổi lấy 50 vạn tệ, cứ tưởng là chú có vết sẹo sẽ sung sướng vô cùng, không ngờ ông ấy bật khóc nước mắt đầm đìa trên mặt. Trương Hán Minh hỏi tại sao ông lại buồn thảm đến như vậy. Chú có vết sẹo nói: “Lúc đó, cả nhà tôi chỉ còn có gánh khoai lang, sau khi các người lấy đi không lâu, vợ tôi đã chết vì đói”.

Trương Hán Minh không bao giờ nghĩ rằng anh ta và cha mình đã đánh cắp một thứ mà thứ đó là thức ăn cứu mạng của cả nhà người ta. Anh ta bỗng cảm thấy, 50 vạn tệ là quá nhỏ bé.

Đêm đó, Trương Hán Minh và bố con “chú có vết sẹo” nói chuyện suốt đêm, cả ba người đều xúc động vô cùng. Trong câu chuyện, Trương Hán Minh được biết thêm, sau khi gánh khoai lang đã bị đánh cắp đi ấy, không chỉ vợ chú có vết sẹo bị chết đói, thậm chí còn đáng sợ hơn là lòng người trong nhà đều thay đổi. Họ không còn cứu trợ những người những người cơ nhỡ nữa, mà còn thích chiếm lợi từ người khác, thậm chí đôi khi còn ăn trộm vặt đuổi gà bắt chó nữa. Lưu Gia Phát lớn lên, tự nhiên cũng làm những điều xấu.

Ngày hôm sau, Trương Hán Minh bảo “chú có vết sẹo” đưa anh ra mộ của thím để cúng bái, tỏ lòng ăn năn sâu sắc tới người đàn bà tội nghiệp.

Sau khi châm mấy nén nhang, chú có vết sẹo nói: “ Bà nó ơi, người lấy trộm khoai lang nhà mình đã về đây, nhận lỗi rồi, mong bà tha thứ cho họ nhé, họ là một kẻ trộm lương thiện.”

Trương Hán Minh lần đầu tiên nghe mấy chữ“ kẻ trộm lương thiện”. Nghe cái tên gọi này, trong thâm tâm anh không biết nói thế nào.


(*) Nhà văn Dương Hán Quang, sinh năm 1945, Hội Nhà văn Quảng Tây (Trung Quốc), Phó Hội trưởng Hội truyện ngắn Quảng Tây. Ông có hơn một ngàn bài báo, tiểu thuyết, tiểu luận, truyện, tạp văn và các tác phẩm khác đã được đăng tải ở “ Tuyển tập truyện ngắn”, “ Tuyển tập truyện cực ngắn”, “ Độc giả”, “Thanh niên văn trích”. Tác phẩm “Cầu mục nát” đã đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn tỉnh Quảng Tây lần thứ II.


Chi Lạ Rứa



 Nguyễn Thị Hoàng





Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc,
Ngó chi tui đồ cỏ mọn, hoa hèn.
Nhìn chi tui hình đom đóm đêm đen,
Cho tui tủi bên ni bờ cô tịch.

Tui ao ước có bao giờ tuyệt đích,
Tui van xin răng mà cứ làm ngơ.
Rồi ngó tui, chi lạ rứa hững hờ,
Ghét, yêu, mến, vô duyên và trơ trẽn !

Tui đã tắt nỗi ngại ngùng bẽn lẽn,
Bởi vì răng, ai biết được người hè.
Nhưng màu chiều đã rũ bóng lê thê,
Ni với nớ, có chi mô gần gũi !

Chi lạ rứa, răng cứ làm tui tủi ?
Tàn nhẫn chi với một đứa thương đau !
Khối tình câm nên không sắc, không màu,
Và vạn thuở chẳng nên câu luyến ái !

Chi lạ rứa, người cứ làm tui ngại,
Biết sông sâu hay cạn giữa tình đời ?
Bên ni bờ vẫn trong trắng chơi vơi,
Mà bên nớ trầm ngâm mô có kể.

Không muốn khóc, nhưng cứ từng ngấn lệ,
Đọng làn mi ấp ủ mối tâm tình.
Bên ni bờ hoa thắm bớt tươi xanh,
Mà bên nớ huy hoàng và lộng lẫy.

Muốn lên thuyền mặc sóng cuồng xô đẩy,
Nhưng thân đau nên chẳng dám đánh liều.
Đau chi mô có lẽ hận cô liêu,
Mà chi lạ rưá hè, ai hiểu nỗi !

Tui không điên cũng không hề bối rối,
Ngó làm chi thêm tủi nhục đau thương
Tui biết tui là hoa dại bên đường,
Không hương sắc, lạ rứa hè, người hỉ ?

Tui cũng muốn có một người tri kỷ,
Nhưng đường đời như rứa biết mần răng !
Tui muốn kêu, muốn gọi, muốn thưa rằng:
Chờ tui với ! A, cười chi lạ rứa

Tui không buồn sao mắt mờ lệ ứa,
Bởi vì răng tui có hiểu chi mô !
Vì lòng tui là mặt nước sông hồ,
Chi lạ rứa, bên ni bờ tui khóc.

Hội Nhà văn ngâm khúc





 Nguyễn Duy 



Thuở trời đất lên cơn đại hội
dân làng văn lắm nỗi truân chuyên
xanh kia thăm thẳm tầng trên
vì ai xa cách cho nên nỗi này

Trống Hà Thành lung lay bóng nguyệt
sương Ba Đình mờ mịt thức mây
mấy lần nghị quyết trao tay
đêm đêm bàn bạc định ngày khai trương

Phút khởi sự hội trường ngơ ngác
bác Đông Hoài giảng Mác – Lê Nin
nhà văn phải có niềm tin
đổi mới dân chủ lại thêm kết đoàn


Hội bảo thọ tràng giang hùng biện
tới Bắc Kinh bàn chuyện Xô Nga
chập trùng tư tưởng gần xa
đứt thôi lại nối thấp đà lại cao

Tao ngộ chiến ào ào sấm nổ
tưởng cơ đồ sụp đổ tới nơi
ối giời ơi bác Sáu ơi
nhà ta nó phá tan rồi còn đâu

Trang giấy trắng một màu quan ải
oan khiên này biết giãi cùng ai
chỉ vì mấy đứa đơn sai
văn đàn bỗng hoá văn đài phải chăng?

Nguyễn Khải lặn mất tăm đâu đó
Chính Hữu chờ sóng gió qua mau
Bùi Bình Thi rút ván cầu
PhạmTiến Duật lủi đi đâu mất rồi

Chàng Hữu Thỉnh dở cười dở khóc
Ngọc Tú nàng bứt tóc vò tai
Đỗ Chu tế ngựa vòng ngoài
gặp ai cũng hỏi rằng ai nhớ mình

Mặt Anh Đức vênh vênh vẹo vẹo
mắt đăm đăm liếc xéo hội trường
Phạm Tường Hạnh vứt văn chương
vọt lên đánh hụt một đường đại đao

Trần Độ biến nơi nào chẳng thấy
thấy phất phơ có mấy tờ thư
phấp pha phấp phới ngôn từ
đoàn chủ tịch cứ ậm ừ mần thinh

Lương Qui Nhân ngồi im thin thít
ghế cao cao nóng đít Tiến Lê
Chu Văn thủ thỉ Ý Nhi
lâu lâu lại lé mắt về Lê Minh

Nguyễn Văn Hạnh một mình một ngựa
phá trùng vây ở giữa sa tràng
quyết lòng mở ruột phơi gan
đã vì đồng đội gian nan sá gì
Biết cứu nạn lắm khi mắc nạn
tâm huyết nhiều mất mạng như không
Thùy Mai nước mắt lưng tròng
cõng Bùi Minh Quốc qua vòng hiểm nguy

Tô Nhuận Vĩ tức thì gượng dậy
Sông Hương vừa bị gãy xương hông
Ngọc Tường đối trọng khoảng không
Khoa Điềm tấm tức tấc lòng băn khoăn

Mai Ngữ sử dao găm súng lục
Mắt Liên Nam đùng đục điên điên
quay cuồng một trận Quốc Liên
Thu Bồn nộ khí xung thiên tung hoành

Trần Mạnh Hảo ành ành hỏa pháo
Diệp Minh Tuyền Vũ Bão xuất chiêu
Võ Huy Tâm tuổi về chiều
chấn hưng phong hoá cũng liều tấm thân

Phong Lê nổi rần rần lửa giận
đốt túp lều lý luận con buôn
thình lình hiện một Thu Hương
phăm phăm thân gái dặm trường xông pha

Câu thơ luống đắn đo chẳng viết
viết cho ai, ai biết mình đây ?
Nguyễn Duy líu lưỡi chau mày
một phen sống sót là may lắm rồi

Ngoảnh cổ lại ngùi ngùi nhỏ lệ
thảm thương thay huynh đệ tương tàn
chỉ vì mấy mống bút gian
mà nên tao tác cả làng văn ta

Quần hùng bỗng chia ra hai phái
phái vui tươi và phái hằm hằm
phái hằm hằm mặt nhăn nhăn
chỉ thêm khốn khổ nhọc nhằn mà thôi

Phái vui tươi nói cười hể hả
mặc bia hơi đóng giả bia chai
rằng chai thì thật là chai
rót ra ấm ấm khai khai cũng tình

Mẹ và em đều xinh đẹp cả
Mây mỡ gà, Mỹ Dạ thướt tha
Khánh Linh đỏ tựa ráng pha
Anh Thơ áo trắng như là tuyết in

Xuân Cang cứ im lìm gang thép
Nguyên Ngọc cười toe tóet rất tươi
Hồ Phương tới tới lui lui
đầu đội mũ cối mình ngồi Pơ – giô

Bằng Việt khéo ngơ ngơ ngác ngác
Lê lựu nhìn nhớn nhác không yên
Hữu Mai thắc thỏm đứng tim
khấn Ông Cố Vấn ở trên lưng trời

Sân khấu chuyển sang hồi bầu cử
vận động ngầm, ấm ứ nhỏ to
nhà văn thì cứ tự do
thằng nào xứng đáng ta cho vào hòm

Hòm phiếu đỏ niêm son đã mở
có Hữu Tòng đả hổ trưởng ban
giáo gươm xếp lại hai hàng
phiếu bầu cao nhất về Quang Sáng rồi
Phút ngờ nghệch bồi hồi cởi mở
thở đánh phào hớn hở tin yêu
dẹp đi cái cuộc liêu xiêu
tiếng gươm khua tiếng thơ kêu xé lòng

Đại hội đã thành công tốt đẹp
ban chấp hành đứng xếp hàng ra
Tổng thư ký của hội ta
tướng công vốn có hiệu là Văn Ngan
Lời chia biệt hàng hàng châu ngọc
tiếng cười chen tiếng khóc lâm li
nghẹn ngào kẻ ở người đi
lặng nghe bác Nguyễn Đình Thi tiễn mình…

1989
( Đại hội 4)

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Chương 7. Những hậu quả của quan niệm Thái Cực





A. Hậu quả Triết Lý

Quan niệm Thái Cực rất quan trọng vì đã đề cập đến Bản Thể vũ trụ.

Theo quan niệm này, thì Bản Thể vũ trụ là Thái Cực vô thanh, vô xú, có khả năng biến hóa vô cùng, sinh xuất vạn sự, vạn vật mà chẳng hề có tăng, có giảm. Vạn vật hữu hình biến thiên, Thái Cực bất biến. Vạn vật hữu hình có hoại, có thịnh có suy; Thái Cực muôn đời như nhất.

Thái Cực không phải là tinh thần, cũng không phải là vật chất. Thái Cực bao quát cả tinh thần lẫn vật chất, lại siêu xuất trên tinh thần lẫn vật chất.

Thái Cực sinh hóa vạn vật theo định luật tuần hoàn, vãng lai, phản phúc.

Thái Cực sinh Thần, Thần sinh Khí, Khí sinh Tinh hay Chất, Bộ ba Thần, Khí, Chất hỗ giao, hỗ hoán, tương hợp, tương phân, để sinh xuất vạn vật. Ngược lại, Tinh có thể hóa Khí, Khí có thể hóa Thần, Thần có thể trở về Thái Cực; như vậy là tuần hoàn, thủy chung như nhất.

Quan niệm sinh hóa này vô cùng biến ảo, bao quát được cả mọi môn phái Triết học vì nó không duy tâm cũng chẳng duy vật, mà vượt hẳn lên trên cặp mâu thuẫn tương đối này. Nó bao quát được hết mọi lớp lang biến dịch trong hoàn võ, và trong nhân quần vì đã định được vòng tuần hoàn vãng lai, phản phục của vũ trụ, và Vạn Hữu. Nó cho chúng ta một tầm nhìn bao quát, chẳng những về cơ cấu vạn vật, từ cơ cấu tế vi ra cho đến những cơ cấu hữu hình; cho ta thấy chiều hướng biến hóa của Vạn Hữu, bất quá chỉ có là từ vi đến trứ từ vô hình đến hữu hình rồi lại từ hữu hình trở về vô hình. Hơn nữa nó còn cho ta một cái nhìn bao quát về vòng thời gian toàn bích, vãng lai, phản phục của trời đất và của lịch sử.

Suy ra, vũ trụ có tán, tất nhiên phải có tụ. Lịch sử diễn biến từ các giá trị tinh thần xuống dần tới các giá trị xác thân, vật chất ngoại cảnh, rồi có hồi lại quay trở ngược lại, diễn biến từ các giá trị vật chất, xác thân ngoại cảnh tiến dần về các giá trị tinh thần cao thượng.

Vạn vật sinh từ Thái Cực, biến hóa muôn vàn rồi lại quay trở về Thái Cực. Thế là thủy chung như nhất. Vạn vật khác nhau bằng hình tướng bên ngoài, nhưng đều cũng có một căn nguyên cốt cách là Thái Cực. Mà Thái Cực chính là Đạo,là Trời. Nói vậy có nghĩa là vũ trụ Vạn Hữu là biểu dương của một Thực thể duy nhất: Đó là Thái Cực hay Thượng Đế [1]

Để rộng đường khảo sát chúng ta hãy lược khảo các quan niệm về Căn nguyên vũ trụ

1) Của các Triết gia Hi Lạp, từ thời Thalès (640 548) cho đến hết thời Aristote (322)

2) Của các nhà Huyền học Âu Á, và Teilhard de Chardin.

1) Quan niệm Thái Cực và quan niệm Nguyên Thể vũ trụ của các Triết gia Hi Lạp

Các Triết gia Hi Lạp có nhiều ý kiến dị đồng về Nguyên Thể vũ trụ:

Có người cho rằng vật chất sinh ra vũ trụ.

a) Nguyên Thể vũ trụ là một đơn chất: hoặc là thái hư vô định (Anaximandre 611-547), hoặc là nước (Thalès 640 - 548), hoặc là khí (Anaximène 545 - 522), hoặc là lửa (Héraclite 540 - 475)

b) Nguyên Thể vũ trụ có thể đa đoan phiền tạp: hoặc là 4 chất: đất, nước, lửa, khí (Empédocle 500 - 400), hoặc là 5 chất: Đất, nước, lửa, khí và thái hư (hyle) (Aristole 384 - 322), hoặc là những con số (Pythgore 580 - 500), hoặc là vô số nguyên chất có hình thù khác nhau (Anaxagore 500 - 428), hoặc là vô số nguyên tử (Leucippe de Millet (thế kỷ IV) và Democrite 470 - 400).

Có phái cho rằng tinh thần sinh xuất vũ trụ.

Chỉ có tinh thần mới là thực thể, còn hình tướng bên ngoài chỉ là giả tướng (Xénophane - cuối thế kỷ VI), Parménide (?540 - ?50), Platon (429 - 347) [2]

Đem các quan niệm trên đây sánh với quan niệm Thái Cực, ta thấy quan niệm Thái Cực vẫn cao siêu hơn, bao quát hơn, vì Thái Cực tuy là thực thể duy nhất của Vạn Hữu, nhưng bao quát các động tĩnh, Âm Dương, nên có một khả năng biến hóa vô cùng hùng hậu. Hơn nữa Thái Cực siêu xuất trên các quan niệm Âm Dương, tinh thần, vật chất, siêu xuất trên toán số. Quan niệm Thái Cực có thể nói là cao siêu hơn các quan niệm Triết học Hi Lạp về vũ trụ khởi nguyên vì Thái Cực chẳng những là Bản Thể của vũ trụ mà còn là Đạo, là Logos, là Thượng Đế.

Thái Cực là căn nguyên vũ trụ, là một thực thể nhưng lưỡng diện vì động tĩnh, tụ tán khôn lường; là một thực thể nhưng vạn thù: nhờ cơ vi Âm Dương biến hóa, có thể sinh ra muôn muôn, ngàn ngàn biến thiên, biến động; là một thực thể biến ảo muôn ngàn, nhưng sau trước vẫn thủy chung như nhất nhờ ở vòng Dịch: Âm biến Dương, Dương biến Âm, tuần hoàn, phản phục...

2. Quan niệm Thái Cực với quan niệm của các nhà Huyền học Âu Á và Teilhard de Chardin

Quan niệm Thái Cực của Dịch Kinh thực ra cũng là quan niệm của các nhà Huyền học Đông Tây, kim cổ. Nó không được phổ cập vào quần chúng, nhưng ngược lại, đã được những bậc thượng trí, thượng nhân mọi nơi mọi đời, bất phân đạo giáo chủ trương. Ta thấy chủ trương này, nơi các nhà Huyền học Âu châu thượng cổ, các thánh Paul, Jean[3], các nhà Huyền học Bà La Môn, Phật giáo, Lão giáo, các tác giả Zohar và Kaballe v.v.. và gần đây đã được Teilhard de Chardin làm sống động lại. Chủ trương này đại khái như sau:

*Trời đất vạn vật chẳng qua là thiên hình, vạn trạng của một thực thể duy nhất, của Tuyệt Đối Thể.

*Tuyệt Đối Thể này là hiện thân của Thượng Đế siêu việt bất khả tư nghị.

*Tuyệt Đối Thể này mọi nơi mọi đời đều kêu bằng một danh hiệu, hoặc là Đạo, là Chân Tâm, là Thái Cực, là Logos. Tuyệt Đối Thể này là một Thực thể duy nhất bao quát cả hai phương diện tinh thần, vật chất [4]

Teilhard gọi Tuyệt Đối Thể này là Nguyên Thể vũ trụ. Nguyên Thể này có hai phương diện vật chất và tinh thần.

Nhất thể ấy sinh xuất quần sinh; quần sinh lại qui hướng tiến hóa về nhất thể [5]

Nhất tiến ra vạn, rồi vạn lại qui về nhất, theo nhịp điệu của thời gian. Cho nên trong trời đất, đâu đâu cũng tràn đầy lẽ biến dịch. Sự biến dịch theo hai chiều hướng: một là phân tán đào thải; hai là súc tích để tiến tới tinh hoa, trở về Nguyên bản [6]

Tóm lại, Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản đều quan niệm vũ trụ là Nhất Thể, vì căn nguyên vũ trụ là Thái Cực duy nhất. Quan niệm này chủ trương Vạn Hữu đều có đồng một Bản Thể như nhau. Muốn lãnh hội Chân lý này, tuệ giác cần được khải ngộ; muốn được khải ngộ cần tốn công phu, tiềm tâm suy cứu, nội quan quán chiếu [7]

Vì nhận chân rằng: Vũ trụ = Thái Cực, quan niệm này coi Thái Cực là Toàn thể, toàn bích, còn vạn vật chẳng qua là phân bộ, phân thể của Thái Cực.

Quan niệm này thực là một quan niệm siêu việt về Thượng Đế. Nó vừa là nền tảng, vừa trở thành mục đích tu luyện của các bậc Thánh Hiền xưa nay.

Mục đích ấy là từ bỏ tiểu tiết, phân bộ, tư tà, địa

phương, thời gian, giai đoạn, thiên kiến để đạt tới chân lý toàn bích, đại đồng...

B. Hậu quả luân lý

Thái Cực là toàn thể vũ trụ; Vạn Hữu là phân thể Thái Cực. Từ quan niệm vạn vật nhất thể này các Triết gia suy diễn ra nhiệm vụ bác ái đối với mọi người, và chủ trương mọi người đều có thể trở nên giống Thái Cực, nên giống Thượng Đế. Hậu quả luân lý này đã được Cha Ricci ghi nhận như sau: «Trào lưu tư tưởng mà nhiều người theo hiện nay, theo tôi, có lẽ đã vay mượn ở một giáo phái tà thần (?) từ 500 năm nay (Tống Nho). Quan niệm ấy là: Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể, người, vật, cỏ cây, tứ tượng đều họp thành một cơ thể duy nhất mà vạn vật là những phân bộ. Từ quan niệm nhất thể ấy họ rút ra nhiệm vụ bác ái, đối với mọi người, và chủ trương mọi người đều có thể nên giống Thượng Đế.» [8]

Thái Cực chính là Thiên Lý; mà Thiên Lý thì phổ quát đại đồng, chí công, chí chính, và cũng đã được ghi tạc ngay trong tâm khảm ta.

Cho nên, người quân tử luôn luôn phải chiến thắng tư tà, tư dục sống hợp Thiên Lý, hợp với lương tâm, để lúc nào cũng chí công, chí chính, khiết tịnh, tinh vi.

C. Hậu quả đạo giáo

Quan niệm Thái Cực và công cuộc đi tìm Trường sinh và Chân Lý

Quan niệm này đã xây nền đắp tảng cho công cuộc tu thân của người xưa. Vì tin rằng Thái Cực là Bản Thể vũ trụ, là Vạn Hữu [9] là Đạo [10], là Chân, là Lý, là Căn nguyên, Cốt cách con người, vì tin rằng Thái Cực vĩnh cửu trường tồn [11], vô thanh, vô xú nhưng lại tiềm ẩn ngay trong đáy lòng con người [12], nên các bậc chính nhân, quân tử sau khi thấu hiểu Dịch Kinh, đã hồi tâm phản tỉnh, trở vào tâm thần mình mà tìm đạo, tìm trời.

Thái Cực là Đạo[13], là Căn Bản [14], Bản Lai Diện Mục[15], Chân Như Bản Thể, Kim Cương Thân[16], Kim Đơn.[17] Cho nên tìm ra được Thái Cực trong tâm hồn mình là Đắc đạo, Qui căn, phản bản, tìm lại được Bản Lai Diện Mục, tìm lại được Chân Như Bản Thể, tìm lại được Kim Cương Thân, luyện được Kim Đơn.

Vì Thái Cực tiềm ẩn ngay trong đáy lòng con người, nên Thánh nhân tẩy rửa lòng mình cho sạch trần ai tục lụy và rút lui vào chốn ẩn áo huyền vi của tâm hồn để sống phối hợp với đấng Tối cao [18]

Dịch Kinh khuyên người quân tử hãy hiểu thấu lẽ Trung Hoàng Thái Cực đừng để cho lòng bị vật dục, ngoại cảnh khiến dẫn mê hoặc, trở về với Thái Cực, tìm ra ngôi vị Chính Trung trong hoàn võ để làm chỗ nương thân [19]làm nơi dừng chân, đứng lại. [20] Tất cả công phu học hỏi suy tư là cốt để tìm ra Thái Cực, Căn nguyên, Cốt cách con người [21]

Muốn Viên minh, Diệu giác, phải thực hiện được Bản Thể Thái Cực.[22] Muốn luyện đơn, trước hết phải tìm cho ra Thái Cực tiềm ẩn trong lòng mình [23]

Khi đã minh định rằng Thái Cực vừa là Căn nguyên, vừa là cùng đích của Vạn Hữu, các bậc Thánh Hiền xưa đã suy ra được 2 chiều biến hóa của hoàn võ và của con người.

Chiều thuận: từ tinh thần, tiến dần mãi ra vật chất.

Chiều ngược: từ vật chất biến hóa dần mãi để phục hồi lại trạng thái tinh thần.

Đi theo chiều thuận, thì y như trôi theo giòng nước, chẳng phải suy nghĩ, tốn công phu, nhưng kết quả chỉ thành phàm phu tục tử.

Đi theo chiều nghịch, thì y như bơi ngược giòng sông, luôn luôn phải tranh đấu, phải cố gắng, nhưng kết quả sẽ thành Tiên, thành Thánh. [24]

Ta có thể hình dung 2 chiều biến hóa ấy như sau



Các Hiền Triết Ấn Độ cũng cho rằng vũ trụ, cũng như người có 2 chiều hai hướng. Từ tâm điểm ra bên ngoài, là biến hóa theo chiều sinh sinh vô cùng, từ nhất sinh ra vạn; từ ngoài trở về tâm điểm, là chiều hóa hóa bất tận, từ vạn quay trở về nhất [25]



Đi tìm Thái Cực, tức là đi tìm con người chân thực nơi ta. Trong ta đã tiềm ẩn sẵn một nguồn năng lực vô biên, mặc tình ta khai thác. Ta đừng nên bỏ qua kho tàng vô giá nội tâm, mà chạy theo ngoại cảnh, ngõ hầu thêm được đôi chút tiện nghi...[26]

Khi đã thể hiện được Thái Cực được Tuyệt đối, con người sẽ được giải thoát.

Lúc ấy sẽ có một thần lực vô biên, và làm được nhiều kỳ công, đại sự; cái đó không có lạ gì vì con người lúc ấy đã nhập được vào nguồn sinh lực, nguồn năng lực vô biên của vũ trụ...[27]

Tóm lại, Thái Cực là Thiên Tâm, là Viên Giác, là Kim Đơn [28]

Tìm ra được Thái Cực, thấy được Thiên Tâm trong lòng mình, là Thần Minh đã đến với mình vậy [29]

CHÚ THÍCH

[1] La période que nous allons étudier commence avec Thalès (640-548) et la Grèce ionienne, elle s'étend sur les différentes écoles philosophiques), qui firent la renommée intellectuelle des Grecs et s'achève avec la conquête de la Grèce par Alexandre (332) et la mort d'Aristote (322). — Edition René Kester - Les Secrets de l'Atomepage 12.

[2] Phỏng theo tài liệu trong cuốn Les Secrets de l'Atome (Editions René Kister, trang 12 - 15)

... Xem thêm: S.E. Frost, Jr., Basic Teachings of the Great Philosophers. Chương 1: The Nature of the Universe, trang 1 - 16.

[3] Si tout effort de connaissance est tentative pour se placer au point de vue de Dieu, la connaissance absolue consiste à l'avoir atteint, ce qu'apercoivent le stoicisme que citait Saint Paul aux philosophes d'Athènes: in ipso vivimus, et movemur et sumus - Plotin, Spinoza aussi bien que, d'autre part, Hege, c'est que pour Dieu la matière n'a pas d'existence indépendante, car l'esprit absolu se reconnaÛt soi - même en tout...

Science et Matérialisme page 31. Cf. Actes des Apôtres 17; 24 - 30. Evangile de Sainte Jean - Prologue.

[4] Il y a d'abord la croyance en un Principe unique, duquel tout est issu. Quels que soient les noms qui lui aient été donnés durant les différentes époques et sous les différents ciels ou la forme du culte extérieur qui lui soit rendu, ce Principe est de tout temps, le Dieu de l'Univers manifesté comme Unité, celui qui a engendré le ciel et la Terre, le créateur et la créature, le contenant et le contenu, l'Essence et la Forme, l'Esprit et la Matière, l'Espace et le Temps, l'Infini et le Fini.

Ce Principe Unique est un prodigieux aimant qui attire à lui toutes les âmes, de même que le Terre attire tous les corps vers son centre. — Le Religon Essentielle - page 11.

[5] Etoffe cosmique: matière et Esprit, écrit le P. Teilhard en 1950, non point deux choses mais deux états, deux faces d'une même étoffe cosmique suivant qu'on la regarde ou qu'on la prolonge dans le sens où elle se fait ou au contraire dans le sens suivant lequel, elle se défait.

Teilhard de Chardin (Plon) page 81.

...Teilhard gọi Thực thể ấy là «Chúa Cơ đốc vũ trụ». Ông viết: «Le Christ n'est pas un accessoire surajouté au monde, un ornement, un roi comme nous en faisons, un propriétaire. Il est l'Alpha et l'Oméga, le principe et la fin, la pierre du fondement et la clé de voȗte, la plénitude et le plénifiant.» — Ib. page 114.

[6] Au lien d'opposer deux termes matières et esprit, il faut opposer deux directions l'une qui descend vers la poussière du multiple et se perd ainsi dans le néant, l'autre qui s'élève avec toute la nature vers des types d'union plus complexes et mieux centrés... — Jean Onimus - Teilhard de Chardin (Plon), p. 84.

[7] L’Inde, la Chine et la Japon ont en commun un principe unique sur lequel repose leur science et leur philosophie...

Ce Principe affirme l'identité d'essence de tous les êtres et de toutes choses. Pour saisir cette vérité, il faut une ouverture de la conscience supérieure de l'homme, ouverture qui ne peut d'obtenir que par l'effort personnel et l'analyse de soi même. — Robert Lasserre - Etranges Pouvoirs, page 20.

[8] «Mais l'opinion la plus suivie actuellement et qui me paraÛt (pare), empruntée à la secte des idoles depuis 500 ans (philosophie des Song), c'est que tout ce monde est fait d'une seule substance et que la création du monde avec le ciel et la terre, les hommes et les animaux, les arbres et les végétaux, et les quatre éléments, forment un corps continu dont les divers êtres sont les membres. C'est de cette unicité de substance que l'on déduit le devoir de la charité envers les hommes et la possibilité pour tous de devenir semblables à Dieu.» (Cf. Henri Bernard -Maître - Sagesse Chinoise et Philosphie Chrétienne, page 108)

[9] Khổng tử tắc viết: Thiên Lý, Lão tử tắc viết: Cốc Thần, Dịch đạo tắc viết: Thái Cực. Danh tuy hữu dị: kỳ thực đồng nhất Chân Như bản tính dã. 孔 子 則 曰 天 理, 老 子 則 曰 谷 神, 易 道 則 曰 太 極 . 名 雖 有 異, 其 實 同 一 真 如 本 性 也. — Qui Nguyên Trực Chỉ, quyển Trung, trang 360.

[10] Đạo vi Thái Cực 道 為 太 極. — Tạ vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng, trang 14.

[11] Hữu vật Tiên Thiên địa 有 物 先 天 地

Vô hình bản tịch liêu 無 形 本 寂 寥

Năng vi vạn tượng chủ 能 為 萬 象 主

Bất trục tứ thời điêu 不 逐 四 時 凋

Qui Nguyên Trực Chỉ, quyển Trung, trang 370.

[12] Đan giả hà dã, nhân trung chi Thái Cực dã. 丹 者 何 也. 人 中 之 太 極 也. — Xướng Đạo Chân Ngôn, trang 8a.

[13] Đạo vi Thái Cực 道 為 太 極. — Tạ vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng, trang 14.

[14] Căn bản do tòng Thái Cực tầm 根 本 由 從 太 極 尋. — Đại Đỗng Chân Kinh, Quyển thượng, trang 4b.

[15] Chân Như bản tánh giả, phụ mẫu vị sanh tiền, nhứt chân vô vọng chi thể, vị chi bổn lai diện mục. Thiền tông tắc viết: Chánh pháp nhãn tạng. Liên tông tắc viết: Bổn tánh Di Đà. Khổng tử tắc viết: Thiên Lý. Lão tử tắc viết: Cốc Thần. Dịch đạo tắc viết: Thái Cực. Danh tuy hữu dị: Kỳ thực đồng nhất Chân Như bản tính dã. 真 如 本 性 者, 父 母 未 生 前, 一 真 無 妄 之 體, 謂 之 本 來 面 目. 禪 宗 則 曰 正 法 眼 藏. 蓮 宗 則 曰 本 性 彌 陀. 孔 子 則 曰 天 理, 老 子 則 曰 谷 神, 易 道 則 曰 太 極 . 名 雖 有 異, 其 實 同 一 真 如 本 性 也.— Qui Nguyên Trưc Chỉ, quyển Trung, trang 369.

[16] Thị pháp giả chỉ kỳ bản tính dã. Bản tính dụ hồ Kim Cương. Ngôn kỳ kiên cố bất hoại dã. 是 法 者 指 其 本 性 也. 本 性 喻 乎 金 剛. 言 其 堅 固 不 壞 也. — Ib. 371

[17] Đan giả hà dã, nhân trung chi Thái Cực dã. — Xướng Đạo Chân Ngôn, trang 8a.

[18] Thánh nhân dĩ thử tẩy tâm, thoái tàng ư mật. — Dịch Kinh - Hệ Từ thượng, chương 11.

[19] Quân tử Hoàng Trung thông Lý, chính vị cư thể. — Dịch Kinh - Khôn Quải.

[20] Chỉ ư chí thiện 止 於 至 善. — Đại học.

[21] Thái Cực không giả dã... Không giả vạn vật chi tổ dã. Học giả yếu kiến chân không. 太 極 空 者 也. ... 空 者 萬 物 之 祖 也. 學 者 要 見 真 空. — Xướng Đạo Chân Ngôn quyển I trang 2.

[22] Phù viên minh diệu giác, nguyên Thái Cực chi thể dã. 夫 圓 明 妙 覺 元 太 極 之 體 也.

[23] Tiên gia kết đan, tiên cầu thân trung chi Thái Cực 仙 家 結 丹 先 求 身 中 之 太 極. — Ib. trang 9.

[24] Nhất chân vị tạc, vị chi hỗn độn; nhất nguyên phương triệu, vị chi nhân uân. Thần sinh khí, khí sinh tinh, Thái Cực chi sở dĩ thuận nhi sinh dã. Tinh hóa khí, khí hóa thần, nhân dĩ nghịch nhi vi tiên, phản bản hoàn nguyên chi nghĩa dã. 一 真 未 鑿, 謂 之 混 沌; 一 元 方 兆, 謂 之 氤 氳. 神 生 氣, 氣 生 精, 太 極 之 所 以 順 而 生 也. 精 化 氣 氣 化 神 人 以 逆 為 仙 返 本 還 元 之 義 也. — Xướng Đạo Chân Ngôn, trang 9.

[25] A la causalité vitaliste, celle de l'expansion du germe et qui va du germe concentré vers un épanouissement sans fin, du centre à la périphérie, s'oppose la causalité formelle, rituelle qui est mensuration et construction, oeuvre savante des prêtres et qui elle, va de la périphérie vers le centre, du tout éparpillé au tout concentré, intégral, continue. Après avoir entouré et consolidé le sacrifice année, l'activité rituelle s'achemine vers le centre de l'autel, vers le jour central (visuvat) de l'année, vers la personne interne (Atman) de Prajapati, l'ensemble des actes sacrés. Alors que dans le courant vitaliste, la densité maxima se trouve au départ, dans le courant ritualiste, elles culminent au point d'arrivée. Instant et Cause, page 56.

[26] Cf. Robert Lasserre - Etranges Pouvoirs, page 32:

En fait, c'est à la découverte de l'homme réel que nous partons. «Une énergie infinie est à la disposition de chacun de nous, si nous savons seulement la saisir”, mais l'homme moderne, submergé par les progrès des sciences, s'est éloigné de plus en plus de la voie de l'évolution intérieure. Tourné vers les conquêtes extérieures, qui produisent l'amélioration des conditions de vie, c'est à dire la diminution de l'effort, il a perdu le goôt de celui ci, et cela entraîne la dégénerescence de l'individu. La seule voie de salut doit tendre à placer l'homme dans l'atmosphère psychophysiologique la mieux adaptée à la maintenir en pleine activité physique et mentale.

[27] Lorsque l'adepte parvient d'une facon parfaite à cette réalisation de l'absolu, qui est plus une conscience et une identification qu'une compréhension, il est libéré; sa force est celle qui anime le tonnerre et les éclairs, la puissance de la vague comme celle du feu... en contact étroit avec la source où tous les phénomènes puisent leur énergie, de l'atome à l'étoile, du souffle de la tempête à la déflagration de la poudre, il peut y puiser infi niment et réaliser des prodiges. — Robert Lasserre, Etranges Pouvoirs, page 20

[28] Thái Cực giả, ngô tâm chi thiên tâm dã. Thích thị viết: viên giác. Đạo viết Kim đan. Nhu viết Thái Cực... 太 極 者 吾 心 之 天 心 也. 釋 氏 曰 圓 覺. 道 曰 金 丹. 儒 曰 太 極.— Liêu Dương Điện vấn đáp thiên Thiên nhất trang 2b.

[29] Thiên tâm kiến nhi thần minh chí hĩ. — Đại Đỗng chân kinh quyển thượng trang 5b.

Đừng yêu ai trên mạng, anh nhé!






Ngày em biết anh
Em nhắc nhở rằng
Đừng yêu ai trên mạng, anh nhé!
Kẻo đau thương chữa mãi không lành

Bởi đa tình nên anh tập tành
Yêu dăm ba cô trên mạng hiền lành
Rồi chia tay như lá bỏ cành
Nhớ quên, quên nhớ cứ dùng dằng.

Thời đại bản năng
Sinh tồn nhọc nhằn
Tình ảo lăng quăng
Cô đơn già khằn

Yêu thương mòn mỏi chiếu chăn
Vết thương cũ cũng dài ngoằn thời gian
Thì thôi, ôm mộng để dành
Gối đêm ,há miệng đợi trăng rớt vào...

5 tính xấu của con người qua góc nhìn Phật giáo




Tham lam, Sân hận (nóng giận), kiêu ngạo, ghen tị, lười biếng – đó là 5 tính xấu của con người. Mỗi người thường có đủ cả 5 tính này, tuy nhiên mức độ khác nhau. Trong đó có một tính luôn là mạnh nhất, bởi mỗi người được sinh ra dưới một đặc tính này – như là một bản năng

Bạn thuộc loại nào? Nếu biết được, điều này sẽ giúp bạn rất nhiều. Bởi khi bạn hiểu mình là ai, bản năng của mình là gì, và điều chỉnh cho cái xấu giảm bớt, thì điểm mạnh của bản năng sẽ trỗi dậy. Giống như một chiếc gậy có 2 đầu nặng và nhẹ, bản năng có mặt xấu và tốt.

1. Tham lam

Mẫu người Tham lam sống bằng việc theo đuổi cái mình thích. Họ thích nhiều thứ, hết thứ này đến thứ khác. Còn thích thì theo đuổi bằng được. Hết thích là thôi. Họ lại theo một điều mới. “Cả thèm chóng chán” – là câu hay được gán cho kiểu người này



Có những cái rất thích – có thể trở thành nghiện ngập, say mê …

Nhạy cảm và nhạy cảm với cảm xúc của người khác vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của người Liên hoa bộ. Bạn có thể có tình thương bao la với mọi người, cảm nhận và thấu hiểu nỗi đau của họ. Điểm yếu là bạn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của những người xung quanh quá nhiều, dẫn đến có thể làm thay đổi những hành vi của mình, trong khi nếu sáng suốt, bạn sẽ lựa chọn hành vi khác

Vì nhạy cảm, nên bạn có khả năng quan sát tốt, phân tích và cặn kẽ các vấn đề

2. Sân hận

Khuôn mẫu là đặc điểm của kiểu người Sân hận.

Mọi thứ trong cuộc sống của bạn và những người xung quanh bạn cần phải theo khuôn mẫu. Bất cứ cái gì ngoài khuôn mẫu đều gây cho bạn sự khó chịu, bực tức.

Và cuộc sống thì thường có bao giờ như ý, nên người Sân hận bộ hay nóng giận là vì thế.

Giận dữ, khó chịu thường chỉ mang lại cho chính bản thân sự mất bình tĩnh, hành động theo cảm xúc, và gây tổn thương cho người khác

Mẫu người Sân hận có điểm mạnh là sáng suốt và bình tĩnh. Trí tuệ tấm gương – mọi thứ diễn ra phản chiếu như một tấm gương. Nếu bạn bỏ đi được điểm yếu, điểm mạnh sẽ lộ ra.

3. Ghen tị


Mẫu người Ghen tị luôn muốn hơn người khác, không muốn ai hơn mình nên luôn luôn cố để được hơn người khác

Điểm mạnh là họ có sức mạnh để làm được điều mình muốn

Tuy nhiên ghen tị sẽ có thể che mờ các điều đúng đắn, vì thế chỉ nên giữ lại cho mình sức mạnh để làm điều mình muốn, còn bỏ đi lòng ghen tị sẽ khiến bạn hạnh phúc.

4. Kiêu ngạo

Mẫu người Kiêu ngạo mặc nhiên coi mình hơn người khác, không cần lý do. Điều này khiến cho họ thường là người tự tin.

Điểm mạnh của họ là hòa đồng và hào phóng.

Điểm yếu của họ là quá kiêu ngạo nên có thể sẽ thiếu cảm thông và thấu hiểu.

5. Lười biếng

Mẫu người Lười biếng ít cho cái gì là quan trọng. Quan trọng thì mới làm, không quan trọng thì không làm. Điểm mạnh là họ hiểu và thấy bản chất của mọi việc.

Mỗi người khi sinh ra đã thuộc về một bộ – đó là bản năng, là xu hướng tất yếu. Vì thế cùng một hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục, nhưng bản năng khác nhau tạo ra những con người với tư duy và hành vi khác nhau. Giáo dục và môi trường có ảnh hưởng nhiều đến mỗi người.

Vì vậy để hiểu chính xác bản năng của mình là gì, cần quan sát thật kỹ


Tuy nhiên chuyển hóa mặt xấu của bản năng như thế nào, hướng về mặt tốt như thế nào là tùy thuộc mỗi người

Ngoài ra, mỗi người không chỉ có 1 tính, mà thực chất có đầy đủ cả 5 tính trên, trong đó có 1 tính mạnh nhất. Có người có 2 tính mạnh, 1 chính 1 phụ. Với 5 loại và vô vàn cấp độ, tạo ra vô vàn kiểu người khác nhau.

Bạn là ai? Hãy đối diện với những thói xấu bên trong ta và chuyển hóa chúng ngay trong cuộc sống hàng ngày.



Chính trường Mỹ – Vũ đài của sự giả dối!




I/ Mở đầu:
Mỹ, quốc gia nổi tiếng với “tự do, dân chủ” và đất nước này luôn hãnh diện vì đem “tự dọ, dân chủ” của họ đi “gõ cửa” khắp các quốc gia khác. Đó là điều mà chính phủ Mỹ hãnh diện và người dân Mỹ tự hào với thế giới. Nhưng liệu mọi chuyện có thực sự như thế? Liệu họ có thực sự tự do, dân chủ về mọi mặt?

Riêng bài viết này, tôi sẽ đề cập đến một mảng thôi, đó là nền chính trị Mỹ, chính trường Mỹ với bầu cử tự do, bình đẳng, (và liệu có bác ái??)

Có lẽ trước khi mò đến bài viết này, bạn đã đọc đến thuộc lòng các cuốn sách như “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế”, “Chiến tranh tiền tệ”, coi đến … cháy máy các bộ phim như “Farenheit 11/9” hay “Capitalism A Love Story”.

Có lẽ trước khi được đọc bài viết này, bạn đã mài đít luyện công 12 năm trong ghế nhà trường, được “nhồi sọ” 12 pho sách giáo khoa môn sử của xứ sở “thiên đường”?

Bạn vẫn chưa hài lòng về nó? Bạn cho rằng nó chưa lột tả hết về “tư bản chết giẫy” ư? Bạn vẫn không hiểu gì về quá trình bầu cử tổng thống của Mỹ ư? Lá phiếu phổ thông, lá phiếu đại cử tri là gì? Bạn chả cần biết nhiều về nó, nó phức tạp và chỉ làm bạn rối não lên thôi.

Bài viết sơ sài của mình sẽ giúp các bạn hiểu thêm về chính trị Mỹ và các thế lực thao túng nó đằng sau. Nó cũng giúp bạn đoán trúng người đắc cử tổng thống Mỹ, giúp các bạn cá độ, đánh đề tốt hơn. LOL
II/ Tại sao CP Mỹ lại công bố chương trình tra tấn tù nhân vào thời điểm cuối 2014 này?

Mới tối nay 9-12-2014, coi thời sự 19 giờ, thấy TV có tin “Mỹ chuẩn bị công bố các bí mật về chương trình tra tấn tù nhân tàn bạo thời Bush con” và đó cũng là cảm hứng cho tôi viết nên bài viết này. Tôi sẽ xem thông tin này như một ví dụ nho nhỏ để nói về sự bẩn thỉu của chính trường Mỹ.

Thế bạn có thắc mắc công bố như vậy nhằm mục đích gì? Và tại sao lại là thời điểm cuối năm 2014 và đầu năm 2015 này? Dân chủ? Muốn cho thế giới thấy sự thật? Tỏ sự hối lỗi? Không hề !! Tất cả đều là mục đích chính trị và các thủ đoạn cạnh tranh chính trị hèn hạ, không hơn không kém.

Hãy nhớ lại hồi đầu tháng, chúng ta nhận được thông tin rằng phe Cộng Hòa đã kiểm soát cả lưỡng viện trong quốc hội Mỹ, không chỉ hạ viện (vốn bị phe CH kiểm soát từ trước) đầu tháng 12 này là cả thượng viện cũng đã bị kiểm soát. Điều này khiến chính phủ Obama gặp rất nhiều khó khăn:

1) bị kiểm soát lưỡng viện là xem như bị khóa hết tay chân, ko thể ra thêm chính sách mới, đề xuất sáng kiến, luật mới, không gì cả, mọi thứ đưa ra đều bị lưỡng viện nhìn và họ sẽ đối chiếu qua phe CH, có lợi ích cho phe CH của họ hay không thì họ mới ủng hộ. Cho nên, xem như chính phủ Obama chỉ còn 1 nước là ngồi im cho đến hết nhiệm kì rồi xuống chờ đợt bầu cử mới.

2) Với sự mất uy tín đang xuống trầm trọng của Obama, cộng thêm 1 loạt chính sách thiếu hiệu quả. và trên hết là vấn đề đối ngoại (IS, Ukraine, Trung Quốc, Nga, BRICS, …) , đang nhiều áp lực hơn vấn đề đối nội nên nhiều khả năng năm tới phe CH sẽ nắm vị trí tổng thống.

Tình hình các ứng cử viên tranh cử tổng thống năm 2016 hiện này tạm là:

_ Phe Dân Chủ đại diện lần này vẫn có thể là Hilary Clinton.

_ Phe Cộng Hòa lần này lại là một Bush nữa, em của Bush con. Và với thành tích của Bush cha, bush con, giờ đến Bush em thì nếu thắng cử, cả thế giới sẽ lại có thêm nhiều cuộc chiến đẫm máu đúng chất “cao bồi Mỹ”.

Bạn đã hiểu vì sau chính phủ Obama muốn công bố thông tin về tình trạng tra tấn tù nhân dưới thời tổng thống Bush con chưa? Mục đích là đánh sập uy tín bằng những hình ảnh tàn nhẫn dã man nhắm trực tiếp vào tân đối thủ tranh cử của đảng CH đấy. Diệt từ khi còn trong trứng. Không những thế, lại còn nhai đi nhai lại trên truyền thông nhưng câu nói tàn nhẫn, vô nhân đạo, đã cử người bảo vệ các cứ điểm của CIA, quân đội, dặn mọi người bình tĩnh, chẳng qua là đòn quảng cáo theo kiểu “bảo mọi người bình tĩnh, bình tĩnh, nhưng càng bảo, mọi người càng mất bình tĩnh”. Chưa kể, nó còn giúp gỡ gạc lại thanh danh của chính quyền Obama đang trên bờ vực lao dốc suốt mấy năm gần đây vì đủ mọi mũi dùi chỉ trích tứ mọi phía, ra vẻ như “chính quyền của tôi dân chủ lắm, nhân đạo lắm” đấy!! À, mà chưa hết đâu, đây còn là 1 đòn đánh lạc hướng dư luận khỏi mấy cái vụ biểu tình cảnh sát bắn chết người da đen nữa đấy. Bạn thấy đấy, một mũi tên bắn đến chục con nhạn rồi chứ chả phải 2 con nữa!

Chưa kể, còn nấng ná chưa công bố mà hẹn ngày công bố, tất cả chỉ nhằm gây thêm áp lực cho quốc hội và lưỡng viện, có thể sẽ khiến họ chịu áp lực và sẽ nhường 1 số thỏa thuận ngầm nào đấy mà chúng ta không biết được. Ví dụ thông qua 1 số luật nào đấy.

Như vậy các bạn có thể thấy, sự xảo quyệt và bẩn thỉu của giới chính trị gia Mỹ, không chỉ phe Dân Chủ, mà cả phe Cộng Hòa cũng thế thôi, luôn luôn moi móc khuyết điểm của nhau, giành giật quyền lực và lợi ích. Chẳng hạn như khi Obama đề xuất đạo luật về y tế để nâng cao mức sống của xã hội (Obama Care, mọi người còn nhớ chứ?) phe Cộng Hòa viện mọi lý lẽ để dẹp vì lý do tốn kém ngân sách. Thế rồi khi dùng gói viện trợ kinh tế cứu khủng hoảng năm 2008? GM mò đến ngửa tay xin tiền, Obama lấy lý lẽ trình ra bản cơ cấu công ty trong một thời gian cực ngắn (bất khả thi) nhằm đá thằng tư bản công nghiệp đi, để có nhiều tiền chi cho phe tư bản tài chính gồm các ngân hàng ở Phố Wall.

Phía trên đây chỉ là 1 ví dụ nhỏ về sự cạnh tranh trong chính trường Mỹ mà thôi.
III/ Đôi lời về chính trị Mỹ: khốc liệt, bẩn thỉu và đầy thủ đoạn.

Bầu cử tổng thống Mỹ, ai mới là người thắng cử?

Tôi xin nói cho các bạn biết 1 mẹo xác định ai là tổng thống Mỹ, khi bạn biết cái mẹo này của tôi, bạn không cần phải ngồi coi tranh cử tổng thống một cách hồi hợp nữa, bạn sẽ biết ngay phe nào sẽ thắng cử tổng thống thậm chí bạn không cần biết mặt tổng thống nữa.

Mẹo vô cùng đơn giản: “NẾU NĂM SẮP TRANH CỬ TỔNG THỐNG, VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỸ LÀ TỪ BÊN NGOÀI, NĂM ĐẤY CHẮC CHẮN PHE CỘNG HÒA SẼ THẮNG CỬ, NẾU VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỸ TỰ NỘI TẠI BÊN TRONG NƯỚC MỸ, CHẮC CHẮN PHE DÂN CHỦ SẼ THẮNG CỬ. TA KHÔNG CẦN QUAN TÂM ĐẾN AI LÀ NGƯỜI TRANH CỬ TỔNG THỐNG MỸ”

Nghe có vẻ nực cười nhưng nó lại đúng. Trong chính trường chính trị của Mỹ, dù có rất nhiều đảng phái nhưng thực sự, tất cả chỉ để cho có, tô vẽ cho đẹp cái mác dân chủ của “nước Mỹ tự do” thôi. Còn trên thực tế, chỉ có 2 thế lực duy nhất tranh cử vào quốc hội và giành ghế tổng thống, đó là đảng Cộng Hòa (CH) và đảng Dân Chủ (DC).

2 đảng này có gì khác nhau? Cái khác lớn nhất là 2 phe này như nước với lửa, như trắng với đen, như âm với dương vậy.

ĐẢNG CỘNG HÒA THÌ HƯỚNG NGOẠI, ĐẢNG DÂN CHỦ THÌ HƯỚNG NỘI. Nói nôm na, nếu năm đấy, đất nước Mỹ có các vấn đề bị đe đọa (hay tự nó vẽ chuyện ra đe đọa nó) từ bên ngoài (chiến tranh, cạnh tranh mạnh từ ngoài) thì năm đấy, giới tư bản (không phải người dân nhé, đừng ngồi đấy mà mơ đến dân chủ với tự do bình đẳng, lá phiếu của người dân chỉ để cho có, và nó sẽ nhanh chóng trở nên vô dụng với mấy trò ma thuật từ các phe tư bản, tham nhũng ở Mỹ, thủ đoạn chính trị, mọi tinh hoa lừa đảo của Mỹ sẽ bộc lộ hết qua việc giành giựt lá phiếu đại cử tri, lá phiếu quyết định ai mới là người trở thành tổng thống chứ không phải lá phiếu phổ thông) sẽ có xu hướng bỏ phiếu cho phe Cộng Hòa, và ngược lại, nếu có quá nhiều vấn đề trong nước (lạm phát, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp,v.v…) thì năm ấy tổng thống chắc chắn rơi về tay phe Dân Chủ.

Giờ ta coi lại lịch sử tý nhé:

Nhìn lại các đời tổng thống Mỹ, đa phần các cuộc chiến được phát động hoặc điều hành phần lớn trong các đời tổng thống thuộc phe Cộng Hòa, và những giây phút yên bình hay nhẹ nhàng của thế giới (hay tạm gọi là thế?!) sẽ thuộc vào đời lãnh đạo của phe tổng thổng Dân Chủ.

_ Eisenhower (CH) đã tạo tiền đề cho chiến tranh Việt Nam và chính ông ta đã đưa thằng hề Ngô Đình Diệm lên nắm quyền.

_ Kennedy (DC) lên, ngọ ngoạy rút quân về nước, không đúng ý tư bản thì được tặng kẹo đồng, đưa phó tổng thống Johnson lên ngồi đỡ cho hết năm rồi chờ bầu tổng thống.

_ Nixon (CH) đẩy chiến tranh Việt Nam đến mức khốc liệt và dùng đủ mọi xảo thuật để lừa đảo giành nhiệm kì hay đẩy mạnh chiến tranh.

_ Ford (DC) lên gom vén vụ chiến tranh Việt Nam, nhưng thực sự là để vực dậy kinh tế đất nước sau thời kì đại khủng hoảng.

_ Bush cha (CH) lên thì ta có chiến tranh vùng Vịnh giúp Kuwait chống Irak.

_ Bush con (CH) lên thì thưởng cho nước Mỹ cả 2 cuộc chiến Afganistan và Irak, 1 trong các yếu tố dẫn đến khủng hoảng kinh tế Mỹ.

_ Nhóc Obama (DC) lên thì ta sẽ bàn ngay dưới này:

Ta có thể để ý thấy sau thế chiến 2 khi mà các bên đều đã kiệt quệ, cả phương tây lẫn Liên Xô đều kiệt quệ (LX phát triển cực thịnh sau đó là nhờ sự gồng gánh và có tài nguyên thiên nhiên chống lưng) thì Mỹ bắt đầu “đủ lông đủ cánh” và đa phần các cuộc chiến sau thế chiến 2, dù là xảy ra hay tham dự đều có bàn tay của Mỹ nhúng vào. Đó là điều mà không ai có thể chối cãi. Và cứ có chiến tranh là lại có phe tổng thống của đảng CH, và cứ kinh tế đất nước có vấn đề thì lại thỉnh phe DC lên làm tổng thống.

Nhìn lại năm tranh cửa tổng thống gần đây nhất: Obama vs Mc Cain:

Năm đó, tình hình là: chiến tranh Irắc, Afganistan tạm ổn, với phần thắng nghiêng về Mỹ (dẹp được chính phủ Saddam Hussein, dẹp Taliban) và chiến tranh dài ngày là một trong các nguyên nhân khiến nước Mỹ hứng khủng hoảng kinh tế. Cả nước Mỹ đang đối mặt với kinh tế suy sụp trầm trọng.

Thế nên, bắt buộc phải cần phe DC lên nắm quyền để vực dậy nền kinh tế -> Vấn đề đối nội được ưu tiên hàng đầu.

Vì tôi đã nắm được quy luật tôi nói với các bạn ở trên, nên lúc mọi người theo dõi thông tin tranh cử tổng thống Mỹ, tôi ung dung ngồi chơi điện tử, và biết chắc chắn phần thắng thuộc về phe đảng DC, (và lúc đó tôi thậm chí chả cần quan tâm kẻ tranh cử tổng thống phe DC là thằng nào, mãi đến khi thắng cử tôi mới xem sơ sơ cái lễ nhậm chức tổng thống mới biết cái thằng da đen mặt khỉ tên Obama là tổng thống)

Người bình thường ngồi coi tranh cử tổng thống hay bầu cử tổng thống, họ tập trung vào 2 ứng viên, coi hết mọi khả năng hùng biện (hoặc ngụy biện), tranh cử, diễn thuyết, hứa hẹn, chém gió, blah blah blah hết sức hùng hồn đến từ 2 ứng viên, còn quảng cáo tranh cử thì hoành tráng, mà họ có ngờ đâu họ là đám gà cho truyền thông Mỹ và tư bản Mỹ chăn dắt. Họ mong đợi Obama thắng cử vì ông ta là người da màu? Vì lời hứa hẹn của ông ta? Thật nực cười! người xem quá ngu, và cũng không thể trách được họ, họ chỉ là người thường, họ không có khả năng làm chính trị với nhãn quan tinh tường, và khi họ mở ti vi lên coi là họ đã bị truyền thông phương tây xỏ mũi (truyền thông VN cũng chỉ là mớ lá cải không hơn không kém khi đăng lại y xì những gì của phương tây, CNN, AP, Reuter, VOA nhả tin, truyền thông VN đớp lấy đớp để)

Không phải Obama thắng cử nhờ người dân Mỹ lựa chọn ông ta, mà là phe DC đã đỏ mắt cho ra 1 ứng viên đảm bảo sẽ thắng cử tổng thống ngày từ vòng đấu loại (Obama vs Hilary Clinton)

NĂM ĐẤY PHE DÂN CHỦ BẰNG MỌI GIÁ PHẢI THẮNG, CHO DÙ CÓ PHẢI DÙNG THỦ ĐOẠN GÌ ĐI NỮA. Nếu phe DC của Obama không thắng, ai sẽ giải quyết vấn đề kinh tế trì trệ có thể kéo hết phe tư bản tài chính đổ sập? Nếu họ buông cho phe CH thắng cử, tiền từ gói kích thích kinh tế sẽ tiếp tục đổ vào phe tư bản công nghiệp, dẫn đến phe tư bản tài chính thua kém về thực lực và có thể kéo đến sự sụp đổ theo hiệu ứng domino. Cho nên năm đó, bắt buộc phải đưa người của phe DC lên, còn 2 ứng viên chỉ múa may để che mặt truyền thông thế giới, làm cho ra vẻ khốc liệt, chứ cuộc giành giật đã thành công từ khi nó khởi động rồi. Rồi tới ngày hôm nay, khi mà chỉ còn 2 năm ngồi chơi xơi nước của Obama, ta nhìn lại những gì Obama đã làm suốt nhiệm kì, từ mùa xuân Ả rập, đánh Libya, Ukraine, Hồng Kông, ruốt cuộc, mọi niềm hi vọng của người dân Mỹ và nhân dân thế giới về vị tổng thống da màu trở thành con số không tròn trĩnh, ruốt cuộc, tất cả những gì ông ấy làm cũng chỉ là trở thành một trong những con rối của các phe phái tư bản.

Bạn còn nhớ Bush con đã làm gì trong đợt bầu cử của mình không? Khi đấu với đối thủ Al Gore (cựu phó tổng thống thời Bill Clinton, một trong những người rất được tín nhiệm) đã gần như nắm chắc phần thắng thì lại có lục đục xảy ra ở điểm bỏ phiếu Bang Florida, và kết quả là Bush con giành được thêm 25 phiếu đại cử tri nghiễm nhiên thắng khi mà tỷ lệ ủng hộ Al Gore rất cao???

Rồi Nixon với vụ Watergate đặt máy nghe lén thì quá nổi tiếng rồi tôi không cần phải nhắc lại.

Bạn có biết những ai đứng đằng sau lưng 2 đảng phái lớn nhất nước Mỹ?

Từ lâu, với sự phát triển tuổi đời chỉ có vài trăm năm của nước Mỹ (ngang Sài Gòn – TP.HCM ngày nay) thì song song với sự phát triển của nước Mỹ là 2 phe tư bản: tư bản tài chính và tư bản công nghiệp nói chung. Phe tư bản tài chính ĐÃ thao túng đảng Dân Chủ, còn phe tư bản công nghiệp ĐÃ thao túng đảng Cộng Hòa.

Danh sách thành viên phe tư bản tài chính bao gồm: các ngân hàng, chủ các ngân hàng, quỹ tín dụng, cho vay, phố Wall, bảo hiểm, v.v… Nguy hiểm nhất là các phe phái nắm giữ FED, cục dự trữ liên bang với khả năng in dollar không giới hạn (đặc quyền in tiền tùy tiện chỉ có Mỹ mới có khả năng thực hiện, ta sẽ bàn trong một bài viết khác nếu có dịp) quyết định toàn bộ tài sản trên giấy (giấy dollar đấy) của nước Mỹ.

Danh sách thành viên phe tư bản công nghiệp bao gồm: tất cả các tập đoàn công nghiệp nặng mà các bạn có thể kể tên như : Boeing, Ford, GM, GE, Lockheed Martin, Northgroup Gruman, Raytheon, blah blah blah…. Nắm trùm trong số này là các tập đoàn công nghiệp khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt. quyết định toàn bộ tài nguyện khoáng sản có thật của nước Mỹ.

Với thời gian, khoa học công nghệ của Mỹ phát triển vượt bậc (vì Mỹ thu hút chất xám, “săn đầu người” để phục vụ cho tư bản Mỹ) sinh ra loại tư bản thứ 3 không biết phải ném vào nhóm nào, đó là tư bản công nghệ, nó là 1 loạt chuỗi các tập đoàn công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử như: Microsoft, Google, Apple, Oracle, IBM, Intel, AMD, Cissco, AT&T, Vodafone, v.v… nhiều lắm, tôi kể thiếu tên nào trong số hàng trăm cái tên thì bạn đọc tự thêm vào cho đủ. Phe tư bản này không ngả hẳn về bên nào, không nhúng tay vào chính trị, chỉ đừng ngó, và đây là mục tiêu, cũng như đối tượng lôi kéo giành ghế tổng thống của 2 phe tư bản phía trên, (và thực chất, bản thân từng người làm cho các công ty này cũng định hình là mình truyền thống bỏ phiếu cho phe nào rồi), ít nhất, ta ít thấy các thủ đoạn chính trị bẩn thỉu nào đến từ tay các ông trùm của các tập đoàn thuộc “phe thứ 3” này.

Bàn về chiến tranh do Mỹ gây ra:

+ Nếu do phe tư bản tài chính (Đảng Dân Chủ, cùng tổng thống phe này) gây ra, thì chiến tranh đó (nóng, lạnh, ngầm, kinh tế, lương thực, tình báo, thông tin, các kiểu) nhằm 1 mục đích duy nhất là duy trì vị thế số một về mặt kinh tế của Mỹ nhằm hướng tới mục đích “cao cả” hơn là nhờ có vị trí đó mới có quyền in dollar thoải mái. Bất cứ đối thủ nào ngo ngoe đe dọa vị thế độc tôn của đồng dollar sẽ bị xử không thương tiếc!

Dẫn chứng:

Chính quyền của Obama tấn công Libya, giết Gadaffi, vì lý do gì? Vì ông ta muốn thành lập đồng tiền chung Dinar vàng cho toàn Châu Phi. (Lý do khiến Mỹ có 1 đặc ân là được in tiền dollar thỏa thích mà không sợ tiền mất giá, đó là vì Mỹ là nền kinh tế số 1 thế giới, là đồng tiền trung gian lớn nhất trong tất cả các giao diện trên thị trường thế giới, và khốn nạn thay, đồng tiền này không có vật chất cụ thể đảm bảo, VND có gạo, có nền nông nghiệp VN đảm bảo, thứ tạo ra đồ bỏ vào mồm thực sự đảm bảo; Rúp có dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản đảm bảo, thứ vận hành được mấy cái hộp 4 bánh thực sự; Nhân dân tệ có sức lao động của 1 tỷ 4 dân đảm bảo thứ tạo ra mọi của cải mà ngay cả Mỹ còn đang xài, Euro có nền kinh tế của cả chục nước thành viên đảm bảo, thứ xoay chuyển bên trong nó hàng trăm mặt hàng; vậy dollar Mỹ có gì đảm bảo? Mỹ đã bỏ bản vị vàng rồi, và dollar Mỹ chỉ có một lời hứa hão huyền đảm bảo, đó là nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ đảm bảo, một mớ vũ khí với danh hiệu “siêu cường” đảm bảo (vũ khí là thứ mà cả Nga cũng không thiếu). 1 thứ vô cùng mơ hồ. Và cả thế giới hãy cảm ơn cái nền kinh tế số một chết toi này đi, vì chính nhờ nó mà đẻ ra khoảng hoảng kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế. Nhưng, dòng họ Roasch Child ngày trước và các tập đoàn tư bản tài chính ngày hôm nay dưới sự dẫn đầu của các ông chủ người Do Thái khôn ngoan thiết lập nên một chuỗi in tiền dollar có quy mô mang tầm cỡ hệ thống, và đã cử các EHM đi khắp thế giới, bồi cho cả thế giới nuốt đầy dollar, và nó giống như tình dục và ma túy vậy, bạn dùng quá nhiều, bạn sẽ nghiện, dollar cũng thế! Họ bồi cho cả thế giới dùng dollar để giao dịch đến no mắt, nên không ai có thể tách rời ra khỏi đồng dollar nữa, từ đoán quấn chặt vào đồng dollar của họ tạo ra, và đây là 1 trong các ma lực tạo ra quyền tự do in tiền tuyệt đối của FED. Điều mà không một nền kinh tế nào hay 1 quốc gia nào có thể làm được ngoại trừ Mỹ). Khi đồng Dinar vàng mà được chấp thuận thanh toán khắp châu Phi, ai sẽ xài dollar nữa? Dollar bị thu hẹp thị trường giao dịch dẫn đến anh in được nhiều tiền cũng chả để làm gì, và khi đó Mỹ nếm trọn đòn lạm phát và mất giá tiền tệ, cho nên, Mỹ phải triệt tiêu ngay sự tồn tại của đồng Dinar vàng, đó là lý do chính phủ Mỹ thời Obama hăng hái đi đầu triệt tiêu chính phủ Gadaffi (ném lượt đầu rồi cho đồng minh giải quyết nốt).

Kế tiếp là khối BRICS của Nga và TQ, trò in tiền này không phải chờ đến khi tôi kể cho các bạn hay các bạn đọc hết cuốn “Chiến tranh Tiền tệ” của Tống Hồng Binh bạn mới thấy, mà lãnh đạo các nước đã thấy từ thời “Napoleon cởi truồng” rồi. Cơ mà chưa có thuốc đặc trị. Lần này quyết liệt hơn vì các lý do: Libya đồng minh của cả Nga và TQ (đều không thân lắm) đã bị tiêu diệt, kẻ giải quyết dollar bằng dinar sụp đổ, và Nga đã lấy lại vị thế siêu cường, TQ nổi lên đe dọa nền kinh tế Mỹ, và nếu không giải quyết được bài toán lệ thuộc dollar thì mãi mãi cứ bị Mỹ dắt mũi. Dựa vào các yếu tố tôi vừa mới kể, Nga và TQ quyết tâm thành lập khối BRICS hay bất cứ gì đại loại thế và trao đổi ngang gia bằng cả 2 đồng tiền là Rúp và Nhân Dân tệ nhằm loại khỏi ảnh hưởng của dollar.

Thế bạn nghĩ chính phủ Mỹ đảng Dân Chủ có ra tay không? Có đấy, Mỹ đẩy cho Nga vụ Ukraine làm rối trí, đẩy cho TQ vụ Hồng Kông biểu tình. (tất nhiên với bản chất thực dụng của Mỹ, vẫn còn nhiều lý do khiến 2 vụ này xuất hiện, song song với mục đích này, Mỹ luôn luôn có kèm vài ba mục đích khác, thế mới xứng danh “thực dụng” chứ) Nhưng lần này, đối thủ không phải 1 nước nhỏ, mà là 2 siêu cường, 1 là siêu cường về quân sự vũ khí, 1 là siêu cường về kinh tế (bàn về khả năng buôn bán, thì lịch sử vài trăm năm kinh doanh được xây lên bởi mấy thằng Do Thái chỉ đáng vứt sọt rác với khả năng buôn bán “số dzách” 3,4 ngàn năm của người Hán).

Thế còn đồng Euro của EU thì sao? Chắc chắn sẽ có bạn hỏi câu hỏi này, hãy nhớ rằng, ngày cả bản thân EU, một đồng minh của Mỹ cũng đấu đá Mỹ, tất cả là vì chữ lợi ích cả thôi. EU hình thành là vì gì? Nga à? Không hề, khởi đầu là chống Liên Xô và sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng tới khi Liên Xô sụp đổ thì nó dùng để chống Mỹ, EU có nhà nước chung, cờ chung, liên minh thuế quan chung, và hàng các nước thành viên thì rẻ, hoặc miễn thuế, hàng Mỹ thì chém thuế cực cao, các công ty công nghệ Mỹ (Microsoft, Google, Apple) thì bị hành cho lên bờ xuống ruộng ở EU vì những điều luật khắt khe và vô lý. Nhưng EU vẫn ra được đồng Euro chung? Tại sao? Vì Mỹ không thể tạo 1 cái “mùa xuân châu âu” hay “cách mạng … cầu vồng” nào ở một loạt chục nước châu âu trong thời gian ngắn, và không thể tấn công đồng minh vốn toàn phe cánh hữu, vì giờ phe này bị kéo sụp, phe cánh tả lên thì không khéo có Liên Xô version 2 ngay trên Châu Âu, nên đành ngậm ngùi chịu chết và đuối lý vì đồng Euro, nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, trong cả EU, vẫn còn 1 thằng đầy tớ liếm đít Mỹ giỏi nhất, đó chính là Anh, và bạn biết gì không? Anh có đủ mọi lý do để vẫn dùng đồng Bảng, vậy là bạn hiểu rồi nhé!

+ Nếu do phe tư bản công nghiệp gây ra (Đảng Cộng Hòa cùng tổng thống phe này) thì lý do rất dễ nhìn ra, gây chiến là để giành tài nguyên, mà cụ thể nhất ở đây là dầu mỏ, máu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa! Bằng mọi giá phải thâu tóm mọi nguồn dầu mỏ trên thế giới! Đó là mục đích gây chiến lớn nhất của của nhóm này.

Dẫn chứng: quá nhiều, các cuộc chiến do tổng thống của phe tư bản công nghiệp đưa lên.

Bạn chỉ biết Mỹ gây chiến tranh vùng vịnh vì bảo vệ Kuwait?” Thực tế thì đó là cuộc chiến để thử phản ứng của cả thế giới, cả Liên Xô, thử khả năng cầm cự của Irắc. Bạn nghĩ sau đó Mỹ quay lại Irắc và Afganistan để chống khủng bố? Bạn tiếp tục nghĩ Mỹ lật đổ các nước Libya, Ai Cập vì tự do dân chủ cho nhân dân ở đó? Không đâu, tất cả là vì dầu mỏ đấy, và nếu bạn chỉ hiểu như thế, thì mới chỉ hiểu 10% của vấn đề! Tại sao bạn không ngửa mặt lên và nhìn vào bản đồ thế giới? Bạn thấy gì? Tất cả các nước ở Trung Đông mà có dầu mỏ đều hoặc là phe quy phục Mỹ (Ả rập Saudi, Jordan, tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Pakistan, Kuwait), hoặc là phe chống Mỹ (theo thứ tự dẫn đầu là Iran, Syria, Iraq, Libya, Ai Cập, Yamen, Tunisia, Yamen). Bạn thấy gì nữa? Nhìn lên bản đồ, theo thứ tự từ Pakistan nhìn qua bên trái, bạn sẽ thấy hẵn 1 chuỗi các nước, theo thứ tự Pakistan, Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Ai Cập, Lybia, và điểm cuổi là Tunisia (đây là điểm đầu nổ ra mùa xuân Ả Rập đấy!). Nếu bạn đang nhìn lên bản đồ như tôi nói, bạn đã thấy rất rõ, đó là 1 chuỗi tuyến đường cung cấp dầu mỏ, từ đông sang tây, dầu mỏ từ các nước trung đông: đi từ Kuwait, Ả rập Saudi, Iran -> qua eo biển Hormuz -> bám theo Pakistan -> Ấn Độ -> đi qua Sri Lanca -> qua biển Andaman -> vào eo biển Malacca -> bám theo hướng Philippine -> vào Guam -> đến chuỗi đảo Marshall -> đến quần đảo Hawaii -> về bờ biển nước Mỹ, và đây chính là tuyến đường dầu mỏ huyết mạch nuôi sống nền kinh tế nước Mỹ (đừng lấy các mỏ dầu dự trữ của Mỹ và vấn đề khai thác đá phiến ra nói, nó là câu chuyện khác). Bạn thử hình dung xem, làm sao vận chuyển dầu khi mà nay mai Iran lại thông báo đóng cửa eo biển Hormuz?? Làm sao có thể vận chuyển trên bộ và trên biển khi Syria, Iraq, Iran và Afghanistan lườm nguýt được?? Và Mỹ muốn bá chủ toàn bộ mỏ dầu cũng như chuỗi cung ứng, và đó là lý do tại sao phe tư bản công nghiệp chống lưng đảng Cộng Hòa và đưa tổng thống bù nhìn gây chiến toàn bộ trung đông đấy. Suy cho cùng cũng vì tài nguyên khoáng sản, không gì hơn. Những gì bạn thấy trên bản đồ như tôi vừa phân tích, nó là bộ môn địa chính trị đấy.

Cuối cùng, ghế tổng thổng là cái chìa khóa để mở ra cánh cửa quyền lực trong 4 năm (hay 8 năm), giúp các phe phái tư bản giành giật lẫn nhau và nhân dân cả thế giới lầm than vì chiến tranh dù nóng hay lạnh, không riêng gì người dân Mỹ.

Tại sao không tranh giành sạch ghế của lưỡng viện trong quốc hội mà cứ nhất thiết phải ghế nóng tổng thống?

Câu hỏi quan trọng nhưng trả lời rất đơn giản, vì ở hệ thống Tư bản Chủ nghĩa theo mô hình của Mỹ, tổng thống nắm mọi quyền lực: quyền chỉ huy và sử dụng toàn bộ CIA, quyền chỉ huy tất cả mọi lực lượng quân sự của nước Mỹ, quyền phát động chiến tranh, quyền bổ nhiệm 2 cánh tay đắc lực nhất của mình bộ trưởng bộ quốc phòng kiêm ông chủ lầu năm góc (quyền lực cứng) và bộ trưởng bộ ngoại giao (quyền lực mềm), quyền chỉ huy ngầm các EHM (Economic hitman – sát thủ kinh tế). Đây mới là những cái quan trọng để thực hiện các mục tiêu. Còn trích tiền cho chiến tranh thì chi cần ngồi đủ phân nửa ghế lưỡng viện là đã chi tiền cho chiến tranh thỏa thích. Còn nếu cần lật đổ phá hoại hay nuôi khủng bố thì dùng tiền buôn ma túy hoặc buôn lậu vũ khí từ các đầu mối của CIA là quá đủ để có tiền bồi dưỡng “mùa xuân Ả Rập” hay “cách mạng màu” rồi.

Vậy, ngày mai sẽ ra sao???

Theo suy đoán đoán của tôi, như tình hình của năm 2014 này, nếu từ giờ cho đến hết nhiệm kì của Obama là năm 2016 mà các vấn đề đối ngoại không chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn cho Mỹ, chẳng hạn như:

_ IS vẫn còn tồn tại, chưa dẹp được cái gai trong mắt là Syria, Iran, thì phe CH lại lên, để gây chiến tranh, để có tiền bán vũ khí cho tất cả các phe tham chiến, từ Iraq, quân đội Mỹ cho đến thậm chí là IS cũng có thể lắm chứ?

_ Nếu Ukraine vẫn thế, phe CH sẽ lên cho bằng được, hỗ trợ nhiệt tình cho Kiev chống quân ly khai miền Đông và có thể có cuộc va chạm căng như dây đàn giữa tổng thống phe CH vốn hiếu chiến với tổng thống Putin, liệu cả 2 có chơi khô máu? Khi mà Putin cũng cứng cựa không kém? Gặp một người lão luyện như Putin thì Obama ngay từ đầu rõ ràng là không có cửa. Hay mọi thứ chỉ đơn thuần là mối quan hệ băng giá như thời Bush con với Putin?

_ Nếu Trung Quốc vẫn quyết liệt ở biển Đông và Đông Á (mà TQ thì chắc chắn sẽ làm thế) thì chúng ta sẽ còn thấy nhiều cuộc biểu dương lực lượng của QĐ Mỹ hoành tráng hơn nữa dưới thời tổng thống phe CH.

Và rồi người ta sẽ tự hỏi là đợt tổng thống phe CH mới lên thì chiến tranh sẽ tiếp tục xảy ra ở đâu đây? Tiếp tục đem “mùa xuân” tới Trung đông hay đưa “dân chủ” “gõ cửa” Nam Mỹ? hay “đấu với rồng Hoa”? hoặc “đánh nhau với gấu Bắc Cực”? Rồi sau đó ca bài “mùa đông không lạnh” cùng EU và Ukraine ??

Các bạn lưu ý, tôi chỉ quan tâm phe Đảng nào lên, tôi còn chả buồn nhìn mặt thằng tổng thống là đứa nào, bởi vì sau màn ra mắt và hứa hẹn quá hùng hồn của Obama, thì giờ đây mọi người cũng đều đã rõ là ai lên thì vẫn là con rối cho những gã tư bản sau cánh gà giật dây rồi, phải không?

Có một tỷ lệ rất cao là phe “giật giải” tổng thống sẽ là đảng Cộng Hòa trong nhiệm kì 2016 này, công lớn nhờ vào sự phản ứng luôn luôn kém cỏi và chậm chạp, thiếu quyết liệt với các vấn đề quốc tế của phe Dân Chủ.

Dĩ nhiên, không thể loại trừ vấn đề đối nội nổi cộm hơn vấn đề đối ngoại, đừng quên mấy vụ bạo loạn trong nước Mỹ gần đây khi cảnh sát bắn chết người da đen cũng có thể là 1 nhân tố cho phe DC giành ghế (thực ra, tôi tin rằng các vụ việc như thế này sẽ sớm xẹp lép như vụ Occupy Wallstreet thôi, chưa đủ đô để thay chế độ và lật đổ chính phủ), nhưng từ nay đến năm 2016 là 1 quãng thời gian đủ dài để vấn đề này chìm nghỉm. Thế còn nếu Hilary Clinton thắng cử và trở thành “nữ tổng thống đầu tiên” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ? Vậy thì cứ ngồi chơi xơi nước tiếp cho đến hết đợt bầu cử lưỡng viện kế tiếp nhé! Và nếu thế, suy từ VN chúng ta ra, cũng chả khá hơn, Mỹ càng nhát thì TQ càng “múa may quay cuồng” ở biển Đông và Đông Á rồi kết quả là VN và đồng minh Nhật Bản phải nai lưng ra gánh, rồi biết đâu “cờ đen” cắm đến tận thái lan sát cửa ngõ “sân nhà” Campuchia thì sao??

Nhìn chung, đâu đâu cũng là cơ hội và thử thách cả thôi!

Tại sao những điều bạn nói lại không hề thấy trong các cuốn sách A, B, C, X, Y, Z gì đó mà tôi đã đọc?

Thực ra, những gì tôi nói ra, không ở nơi này, cũng ở nơi nọ, các bạn đã bắt gặp, đã được đọc về nó, nhưng, nó không đầy đủ, không rõ ràng và tuyệt đối không mang tính khái quát. Mỗi tác giả viết theo một kiểu của họ. John Perkins viết cuốn “A confession of Economic Hitman” chỉ với trải nghiệm của ông ta ở một mảng kinh tế và ở cương vị một kẻ đi phá hủy “sức đề kháng” của nền kinh tế của một đất nước, nhằm làm suy yếu nền kinh tế đất nước đó đến mức buộc phải dựa vào nước Mỹ và những đồng dollar viện trợ của họ. Tống Hồng Binh (một người Trung Quốc?!) viết cuốn “War Currency” đọc cứ kịch tính như đang xem phim Hollywood vậy, nhưng ông ta cũng chỉ viết về chính trị Mỹ dưới góc độ kinh tế mà hẹp hơn là góc độ của đồng tiền và quyền kiểm soát tiền thôi. Các bộ phim tài liệu như Capitalism – A Love Story chỉ phản ánh chung chung nền kinh tế Mỹ và chỉa hết mũi dùi về phe tư bản tài chính (như vậy là chưa đủ), Farenheit 11-9 chỉ lên án mỗi Bush con, mà có lẽ chính Michael Moore cũng chưa hiểu hoặc thậm chí hiểu nhưng không đủ tư liệu để nói đến một mảng rộng hơn, toàn bộ nền chính trị Mỹ đã bị lũng đoạn cỡ nào. Bush chỉ là 1 trong vô số trùm tài phiệt tư bản mà thôi. Vẫn còn, và vẫn còn rất nhiều đầu sách, báo của vô số người nổi tiếng viết mà tôi không nói ra, chỉ đơn cử vài tác phẩm quá nổi tiếng mà đa số các bạn đã đọc thôi.

Vậy, điểm chung của tất cả các tác phẩm này là gì? Chúng đều nói ĐÚNG, nhưng không nói ĐỦ, và không KHÁI QUÁT, các tác phẩm đều nói chỉ một khía cạnh, người đọc phải dùng suy nghĩ của mình hiểu xem nó nói có đúng hay không, có đủ hay không, và sai thì sai chỗ nào? Rồi từ đó tổng hợp lại thành kiến thức của riêng mình. Bài viết này, tôi thay các bạn tóm tắt lại về cái mớ bòng bông rối rắm có tên là “chính trị Mỹ”
IV/ Lời kết:
Đọc hết bài viết, vô số người sẽ tự hỏi là: tại sao lại thủ đoạn thế?

Câu trả lời là: Thực dụng, thực dụng và thực dụng. Tất cả nhằm tạo ra: Lợi ích, lợi ích và lợi ích, nhưng, không phải là lợi ích cho bản thân nước Mỹ hay cho người dân Mỹ, mà suy cho đến tận ngọn nguồn của vấn đề, vẫn là lợi ích phục vụ cho một nhóm thiểu số ở nước Mỹ, họ có thể là kẻ có tiền, họ có thể là những kẻ thông minh người Do Thái, ông chủ nhà bằng, ông trùm dầu mỏ, v.v… dù họ là ai, có nổi tiếng với các bạn hay không, điều đó không quan trọng đối với họ, họ chỉ có điểm chung là họ muốn có nhiều tiền, và họ sẽ làm mọi thứ để có tiền. Có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ ngờ rằng những cuộc chiến đẫm máu, tày trời trên khắp trái đất ở thế kỷ 20,21 này lại bắt nguồn từ một điều vô cùng đơn giản: LÒNG THAM.

Bài viết sơ sài, ngắn gọn của tôi xem như sự bổ sung tương đối cho các bạn về 2 phe phái chính tranh giành chính trường Hoa Kỳ. Ở nước Mỹ đã từng có những vị tổng thống đấu tranh hết mình cho nước Mỹ và người dân như George Washington, John Adam, Thomas Jefferson,… cho đến những người hi sinh mạng sống của mình vì dân Mỹ như William Henry Harrison, Abraham Lincoln, James A. Garfield , William McKinley và lịch sử nước Mỹ cũng như thế giới đã vinh danh họ. Đất nước Mỹ thưở ban đầu thực sự là vùng đất hứa của tự do, dân chủ, và công bằng xã hội. Tuy nhiên, như bao nhiêu xã hội và chế độ khác trong lịch sử, nó cũng chỉ tốt đẹp được những giây phút đầu thôi, và nó tha hóa dần dần bởi lòng tham và đồng tiền, kí ức về đất nước Mỹ tươi đẹp những ngày đầu đấu tranh lập quốc, thành thật mà nói, nó chỉ còn trong bảo tàng bên cạnh bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Người Mỹ nổi tiếng với chủ nghĩa thực dụng, tự do, dân chủ, và nói không ngoa, chính 3 điều này quanh lại nuốt sống trong nước Mỹ và những con người trong đó, và kẻ tham lam cũng không ngoại lệ. Không sớm thì muộn, người Mỹ và cả thế giới rồi sẽ phải chịu chung tai họa thảm khốc do sự tham lam và chiến tranh mang lại. Tôi tự hỏi, liệu khi nào thì nhân dân Mỹ và những kẻ có tiền có của trong xã hội Mỹ mới thực sự hiểu thế nào là “tự do, dân chủ” ???

Nightmoonlight
(

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

BỞI VÌ EM YÊU ANH



Lật qua lật lại, ơ! vương vất
giấc mơ Anh ấm áp, thoắt xôn xao
Ơ! mình lâu rồi chưa gặp nhau?
Ơ! mình lâu rồi chưa mừng-tủi?
Ờ! lạ chưa, mình vẫn chịu
thiếu nhau?




NGUYỄN HỒNG NHUNG

Khi một nền văn minh bước vào đà suy vong





Trong mọi nền văn minh xưa nay, anh bác sĩ, dù dưới hình thái phù thuỷ, đều được quý trọng, tôn vinh, tin cậy : nghề nó là cứu người.

Riêng ở Tây U, vị tổ sư khai sinh ra ngành này là Hyppocrate, thời Thành-Quốc Athène, Thế-Kỷ của Périclès.

Hyppocrate đã lập ra lời thề sau :

http://fr.wikipedia.org/wiki/Serment_d%27Hippocrate

Trong nhiều thế kỷ, ở Châu Âu, trước khi hành nghề, bác sĩ phải tuyên thệ như thế.

Lân la, lời thề ấy, có cải tạo, đi vào luật của Nhà nước cũng như điều lệ của Hội đoàn bác sĩ PhuLăngXa (Ordre des médecins ; phải qua nó mới được quyền hành nghề bác sĩ ở Pháp).

Ta vừa nghiệm sinh điều sau.

Cách đây 4 năm, ta đến phòng khám nghiệm của một vị chuyên gia ngành mắt (ophtalmologiste) mà ta vẫn thường đến khám mắt, xin đo đếm và, nếu cần, thay đổi kính viễn. Chàng kê cho ta đơn thay đổi kính viễn. Rồi bảo : "Ông muốn tôi mổ mắt ông chữa bệnh đục thể kính (cataracte) không ?" Ta do dự. Ta không thích bị mổ mắt. Chàng ôn tồn : "Suy nghĩ đi, nhưng nhanh nhe, năm tới, tôi đi hưu rồi."

Ta thay kính. Không mổ mắt. Tạm thời sống được mà. Mổ làm gì, biết đâu đó ?

Mấy tháng qua, lái xe, nhìn tên đường từ xa, thấy mắt mình xuống dốc. Bèn nghĩ tới chuyện mổ mắt. Xin gặp một chuyên viên mổ mắt ở bệnh viện ngay tại thành phố ngoại ô ta ở, do vị bác sĩ gia đình của ta giới thiệu. Đợi cả tháng mới được gẳp. Ông khám mắt ta, đuổi ta về nhà : "Ông chẳng có bệnh gì cả, về đi, hai năm nữa đến gặp tôi. Tạm thời, tôi kê cho ông một đôi mắt kính để nhìn xa, chỉ dùng khi lái xe thôi."

Ta mừng hú, lặng người, bâng khuâng. Té ra tay bác sĩ chuyên viên mắt, đã chăm sóc cả gia đình ta trong hàng chục năm, đòi mổ đôi mắt lành của ta để kiếm chác "tí" tiền trước khi đi hưu hưởng thụ cuộc sống. Điều ấy khả thi : ta biết gì về cơ thể của ta ? Đành tin bác sĩ chuyên viên thôi. Cũng may, ta không chỉ zốt, ta còn hèn, rất sợ bị mổ mắt, nên nhùng nhằng. Chứ tiền thì cơ bản đã có những quỹ bảo hiểm xã hội thanh toán.

Ở nền văn minh này, hôm nay, cả những người, đầy bằng cấp khoa học, được quý trọng tin cậy nhất, ngay trong những lĩnh vực kiến thức có thể chứng minh một cách khoa học được (phát hiện bệnh đục thể kính), đã từng lập thệ kiểu Hyppocrate trước khi hành nghề, có thể ung dung đốn mạt như thế. Chỉ vì tiền. Dường như chẳng có gì lạ. Thế thì nền văn minh này đã đi vào con đường suy vong. Chẳng kiến thức khoa học nào có thể cứu vãn nó. Những thằng chính trị gia thiếu văn hoá, nhân cách, bất kể tả hữu, e tutti quanti, không thể tin được.

Ôi, văn học, dù trước mắt bất lực, vẫn cần thiết. Hạ bút lang thang chữ nghĩa vẫn là chuyện đáng làm.


Phan Huy Đường