Tác giả: Dương Hán Quang
Người dịch Phạm Thanh Cải
Ông thợ cả Trương trúng xổ số 500 vạn tệ, vì hưng phấn quá độ, lập tức bị hôn mê bất tỉnh ngã lăn quay ra đất. Anh con trai Trương Hán Minh nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện. Ông ta bị xuất huyết não, nhưng may mắn cấp cứu kịp thời nên giữ được mạng sống nhưng bị liệt nửa người. Ông Trương nằm ở trên giường, gọi con trai vào dặn phải nhanh chóng mang 50 vạn tệ đến ngôi làng dưới chân núi đưa cho chú có vết sẹo.
– “50 vạn cơ à!”. Trương Hán Minh kêu lên với một chút tiếc rẻ. “Như thế có quá nhiều không? Chúng ta chẳng qua là gánh đi của ông ấy một gánh khoai lang mang mà thôi.”
Ông Trương giận tím mặt nói: “Không phải là gánh đi, mà là ăn cắp. Cuộc đời này của bố vậy mà đã làm một thằng ăn cắp. Dù đó là bao nhiêu tiền cũng không bao giờ có thể chuộc lại lỗi đó. Bố chỉ cầu gửi lại được 50 vạn tệ, trong lòng bố mới thanh thản được phần nào.”
Nghe lời nói của cha, Trương Hán Minh nhớ lại trong ký ức tuổi thơ. Đó là một năm đói kém, nhà Trương không có gạo ăn, Trương Hán Minh đã cùng với cha rời khỏi nhà đi kiếm ăn tránh nạn đói. Bà nội đi đứng không được đành phải ở nhà.
Ra đường đi ăn xin cũng không khá hơn ở nhà bao nhiêu. Đôi khi cả ngày cũng không có miếng nào bỏ vào miệng, không thể chịu được đành phải ra đường đào rau dại ăn cho đỡ đói lòng. Có một lần, Trương Hán Minh và cha ăn rau dại đã mấy ngày liền, đến một ngôi làng nhỏ dưới chân núi, được một “chú có vết sẹo” giữ họ ở lại. Hai bố con được đãi một bữa cháo khoai lang thật ngọt ngào. Đêm ấy họ ở lại nhà của chú có vết sẹo. Trương Hán Minh và cha ở trong nhà, tại đó có một gánh khoai lang, góc nhà còn dựng một chiếc đòn gánh.
Gánh khoai lang thật quá hấp dẫn, nếu mang số khoai lang này về, một gia đình sẽ có thể chống chọi qua nạn đói. Cha của Trương Hán Minh cả đêm không chợp mắt, mấy lần nâng gánh khoai lang lên rồi lại đặt xuống. Trời tang tảng sáng, ông đã quyết định như một kẻ ăn trộm, vừa gánh khoai lang vừa dắt con trai, rời khỏi ngôi làng nhỏ dưới chân núi.
Hai bố con Trương Hán Minh về đến nhà, bà nội gần như kiệt sức, dù nhìn thấy khoai lang, bà cũng không nói được câu nào. Gia đình họ Trương dùng gánh khoai lang ấy, ăn độn cùng rau dại, đã qua được những ngày gian nan đói kém nhất. Có thể nói, gánh khoai lang đã cứu sinh mạng của một gia đình.
Ông thợ cả Trương vì trót một lần ăn trộm mà hổ thẹn cả đời. Ông luôn luôn mong có ngày trở về xóm núi để chuộc tội, nói rằng sẽ biếu chú có vết sẹo một khoản tiền. Đã nhiều năm trôi qua, ngày ngày gia đình họ Trương làm lụng và ky cóp mãi mà cũng chẳng có nổi mấy đồng. Ông Trời cuối cùng cũng mở mắt, khiến cho ông Trương trúng một giải thưởng xổ số. Nhưng thật không may là ông lại bị liệt chỉ nằm một chỗ, chỉ có thể bảo con trai lên núi mà chuộc tội.
Trương Hán Minh mang theo mấy ngàn tệ và và thẻ một ngân hàng lên đường. Anh ta đi theo dọc con đường mà trước đây đã từng lang thang đi ăn xin, khó khăn lắm mới tìm thấy ngôi làng nhỏ dưới chân núi. Lúc đến ngôi làng, trời cũng vừa nhá nhem tối, đã quá nhiều năm không quay trở lại, Trương Hán Minh đã quên mất nhà “chú có vết sẹo” ở chỗ nào. Anh ta đang muốn tìm gặp một ai đó để hỏi thăm nhà, thì trong một bụi cây có một bóng đen nhảy xổ ra, vung gậy gỗ đánh vào đầu của anh ta.
Trương Hán Minh đã từng học võ thuật, người bình thường không mấy ai là đối thủ của anh. Anh nghiêng người tránh chiếc gậy gỗ đang đập xuống, tận dụng lợi thế tung một quyền cước, bóng đen rơi vào một rãnh nước ven đường. Trương Hán Minh kéo thằng cha từ rãnh nước ném trên đường. Đó là một chàng trai gầy và đen, hắn ta quỳ trên mặt đất rên rỉ :“ Xin hảo hán tha mạng”.
Trương Hán Minh hỏi anh ta là người thế nào, tại sao lại xuống tay độc ác với mình như vậy. Chàng trai cho biết, anh ta tình cờ phát hiện trong người Trương Hán Minh có hàng ngàn tệ, liền nảy ra ý định ăn cướp, nên lặng lẽ theo dõi, nhưng tiếc là đã không có cơ hội để ra tay. Vào đến chân núi, chàng trai nói thẳng là muốn lấy một chiếc gậy cứng để đánh, làm cho Trương Hán Minh bất tỉnh và cướp lấy tiền của anh. Nhưng không ngờ chỉ mới ra tay, đã không đánh bại được Trương Hán Minh mà mình thì đã bị ngã nhào xuống rãnh nước.
Trương Hán Minh hỏi những chàng trai ở đâu, tên của anh ta là gì, anh ta bảo dù có chết cũng không dám nói. Trương Hán Minh nghĩ bụng, chẳng thà đưa anh ta đến nhà của chú có vết sẹo, có lẽ chú ấy sẽ biết thằng cha này.
Nào ai biết được, lúc đi vào trong làng, chàng trai hoảng sợ, và vội vã nói: “ Thưa hảo hán, không cần ông hỏi nữa, tôi chính là người trong làng này, cầu xin ông giữ cho tôi một chút thể diện, đừng nói tôi đã làm chuyện vừa rồi”
Trương Hán Minh nói: “Anh phải nói tên anh cho tôi biết, được không?”
Chàng trai cúi đầu và im lặng một lúc rồi thì thầm: “Lưu Gia Phát…”
Thấy Lưu Gia Phát là người cùng thôn với “chú có vết sẹo”, Trương Hán Minh trả lời là sẽ giữ thể diện cho anh ta. Lưu Gia Phát thở phào nhẹ nhõm, bảo Trương Hán Minh thả ra để cho anh ta về nhà. Trương Hán Minh nói: “ Được thôi, nhưng trước tiên anh đưa tôi tìm một người đã”.
Lưu Gia Phát hỏi Trương Hán Minh cần tìm ai? Trương Hán Minh thực sự không thể trả lời được. Năm xưa cùng với cha mình đi ăn xin, không biết “chú có vết sẹo” có tên là gì, ngay cả bây giờ dù có biết thì cũng đã quên từ lâu rồi. Trương Hán Minh suy nghĩ một chút rồi nói: “Tôi đang tìm một người trên sáu mươi tuổi và trên mặt có một vết sẹo dài .”
Lưu Gia Phát mau mắn nói: “ Nào thì đi, tôi sẽ đưa anh đi”.
Trương Hán Minh theo Lưu Gia Phát, đường ngõ trong làng nhỏ bé quanh co, và sau đó đến trước một ngôi nhà đắp bằng bùn. Ngôi nhà này thì Trương Hán Minh quá đỗi quen thuộc vì chính là nhà của chú có vết sẹo. Không thể nghĩ rằng sau rất nhiều năm, chú vết sẹo vẫn còn sống trong ngôi nhà đắp bằng bùn đã đổ nát ấy.
Nghe thấy một tiếng ồn ào bên ngoài, một ông già bước ra khỏi nhà, nhờ ánh đèn chiếu qua cửa, Trương Hán Minh nhìn thấy khuôn mặt của ông già có một vết sẹo dài đến ba thốn.
Lưu Gia Phát giới thiệu: “Bố ơi, ông chủ này đang đến tìm bố đấy”.
Trương Hán Minh sững sờ: “Anh… anh và ông đây là bố con phải không?”
Lưu Gia Phát nói: “Đúng đấy, ông tìm cha tôi có việc gì đấy?”
Trương Hán Minh thành thật nói: “Tôi là người tìm đến để chuộc tội, cách đây 31 năm, cha tôi và tôi đã ăn cắp một gánh khoai lang trong nhà của ông. Chính gánh khoai lang ấy đã cứu mạng cả nhà tôi.”
Trương Hán Minh lấy ra một thẻ ngân hàng, cầm hai tay đưa cho chú có vết sẹo, nói với ông là thẻ này có trị giá 50 vạn tệ. Gánh khoai lang đổi lấy 50 vạn tệ, cứ tưởng là chú có vết sẹo sẽ sung sướng vô cùng, không ngờ ông ấy bật khóc nước mắt đầm đìa trên mặt. Trương Hán Minh hỏi tại sao ông lại buồn thảm đến như vậy. Chú có vết sẹo nói: “Lúc đó, cả nhà tôi chỉ còn có gánh khoai lang, sau khi các người lấy đi không lâu, vợ tôi đã chết vì đói”.
Trương Hán Minh không bao giờ nghĩ rằng anh ta và cha mình đã đánh cắp một thứ mà thứ đó là thức ăn cứu mạng của cả nhà người ta. Anh ta bỗng cảm thấy, 50 vạn tệ là quá nhỏ bé.
Đêm đó, Trương Hán Minh và bố con “chú có vết sẹo” nói chuyện suốt đêm, cả ba người đều xúc động vô cùng. Trong câu chuyện, Trương Hán Minh được biết thêm, sau khi gánh khoai lang đã bị đánh cắp đi ấy, không chỉ vợ chú có vết sẹo bị chết đói, thậm chí còn đáng sợ hơn là lòng người trong nhà đều thay đổi. Họ không còn cứu trợ những người những người cơ nhỡ nữa, mà còn thích chiếm lợi từ người khác, thậm chí đôi khi còn ăn trộm vặt đuổi gà bắt chó nữa. Lưu Gia Phát lớn lên, tự nhiên cũng làm những điều xấu.
Ngày hôm sau, Trương Hán Minh bảo “chú có vết sẹo” đưa anh ra mộ của thím để cúng bái, tỏ lòng ăn năn sâu sắc tới người đàn bà tội nghiệp.
Sau khi châm mấy nén nhang, chú có vết sẹo nói: “ Bà nó ơi, người lấy trộm khoai lang nhà mình đã về đây, nhận lỗi rồi, mong bà tha thứ cho họ nhé, họ là một kẻ trộm lương thiện.”
Trương Hán Minh lần đầu tiên nghe mấy chữ“ kẻ trộm lương thiện”. Nghe cái tên gọi này, trong thâm tâm anh không biết nói thế nào.
(*) Nhà văn Dương Hán Quang, sinh năm 1945, Hội Nhà văn Quảng Tây (Trung Quốc), Phó Hội trưởng Hội truyện ngắn Quảng Tây. Ông có hơn một ngàn bài báo, tiểu thuyết, tiểu luận, truyện, tạp văn và các tác phẩm khác đã được đăng tải ở “ Tuyển tập truyện ngắn”, “ Tuyển tập truyện cực ngắn”, “ Độc giả”, “Thanh niên văn trích”. Tác phẩm “Cầu mục nát” đã đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn tỉnh Quảng Tây lần thứ II.
– “50 vạn cơ à!”. Trương Hán Minh kêu lên với một chút tiếc rẻ. “Như thế có quá nhiều không? Chúng ta chẳng qua là gánh đi của ông ấy một gánh khoai lang mang mà thôi.”
Ông Trương giận tím mặt nói: “Không phải là gánh đi, mà là ăn cắp. Cuộc đời này của bố vậy mà đã làm một thằng ăn cắp. Dù đó là bao nhiêu tiền cũng không bao giờ có thể chuộc lại lỗi đó. Bố chỉ cầu gửi lại được 50 vạn tệ, trong lòng bố mới thanh thản được phần nào.”
Nghe lời nói của cha, Trương Hán Minh nhớ lại trong ký ức tuổi thơ. Đó là một năm đói kém, nhà Trương không có gạo ăn, Trương Hán Minh đã cùng với cha rời khỏi nhà đi kiếm ăn tránh nạn đói. Bà nội đi đứng không được đành phải ở nhà.
Ra đường đi ăn xin cũng không khá hơn ở nhà bao nhiêu. Đôi khi cả ngày cũng không có miếng nào bỏ vào miệng, không thể chịu được đành phải ra đường đào rau dại ăn cho đỡ đói lòng. Có một lần, Trương Hán Minh và cha ăn rau dại đã mấy ngày liền, đến một ngôi làng nhỏ dưới chân núi, được một “chú có vết sẹo” giữ họ ở lại. Hai bố con được đãi một bữa cháo khoai lang thật ngọt ngào. Đêm ấy họ ở lại nhà của chú có vết sẹo. Trương Hán Minh và cha ở trong nhà, tại đó có một gánh khoai lang, góc nhà còn dựng một chiếc đòn gánh.
Gánh khoai lang thật quá hấp dẫn, nếu mang số khoai lang này về, một gia đình sẽ có thể chống chọi qua nạn đói. Cha của Trương Hán Minh cả đêm không chợp mắt, mấy lần nâng gánh khoai lang lên rồi lại đặt xuống. Trời tang tảng sáng, ông đã quyết định như một kẻ ăn trộm, vừa gánh khoai lang vừa dắt con trai, rời khỏi ngôi làng nhỏ dưới chân núi.
Hai bố con Trương Hán Minh về đến nhà, bà nội gần như kiệt sức, dù nhìn thấy khoai lang, bà cũng không nói được câu nào. Gia đình họ Trương dùng gánh khoai lang ấy, ăn độn cùng rau dại, đã qua được những ngày gian nan đói kém nhất. Có thể nói, gánh khoai lang đã cứu sinh mạng của một gia đình.
Ông thợ cả Trương vì trót một lần ăn trộm mà hổ thẹn cả đời. Ông luôn luôn mong có ngày trở về xóm núi để chuộc tội, nói rằng sẽ biếu chú có vết sẹo một khoản tiền. Đã nhiều năm trôi qua, ngày ngày gia đình họ Trương làm lụng và ky cóp mãi mà cũng chẳng có nổi mấy đồng. Ông Trời cuối cùng cũng mở mắt, khiến cho ông Trương trúng một giải thưởng xổ số. Nhưng thật không may là ông lại bị liệt chỉ nằm một chỗ, chỉ có thể bảo con trai lên núi mà chuộc tội.
Trương Hán Minh mang theo mấy ngàn tệ và và thẻ một ngân hàng lên đường. Anh ta đi theo dọc con đường mà trước đây đã từng lang thang đi ăn xin, khó khăn lắm mới tìm thấy ngôi làng nhỏ dưới chân núi. Lúc đến ngôi làng, trời cũng vừa nhá nhem tối, đã quá nhiều năm không quay trở lại, Trương Hán Minh đã quên mất nhà “chú có vết sẹo” ở chỗ nào. Anh ta đang muốn tìm gặp một ai đó để hỏi thăm nhà, thì trong một bụi cây có một bóng đen nhảy xổ ra, vung gậy gỗ đánh vào đầu của anh ta.
Trương Hán Minh đã từng học võ thuật, người bình thường không mấy ai là đối thủ của anh. Anh nghiêng người tránh chiếc gậy gỗ đang đập xuống, tận dụng lợi thế tung một quyền cước, bóng đen rơi vào một rãnh nước ven đường. Trương Hán Minh kéo thằng cha từ rãnh nước ném trên đường. Đó là một chàng trai gầy và đen, hắn ta quỳ trên mặt đất rên rỉ :“ Xin hảo hán tha mạng”.
Trương Hán Minh hỏi anh ta là người thế nào, tại sao lại xuống tay độc ác với mình như vậy. Chàng trai cho biết, anh ta tình cờ phát hiện trong người Trương Hán Minh có hàng ngàn tệ, liền nảy ra ý định ăn cướp, nên lặng lẽ theo dõi, nhưng tiếc là đã không có cơ hội để ra tay. Vào đến chân núi, chàng trai nói thẳng là muốn lấy một chiếc gậy cứng để đánh, làm cho Trương Hán Minh bất tỉnh và cướp lấy tiền của anh. Nhưng không ngờ chỉ mới ra tay, đã không đánh bại được Trương Hán Minh mà mình thì đã bị ngã nhào xuống rãnh nước.
Trương Hán Minh hỏi những chàng trai ở đâu, tên của anh ta là gì, anh ta bảo dù có chết cũng không dám nói. Trương Hán Minh nghĩ bụng, chẳng thà đưa anh ta đến nhà của chú có vết sẹo, có lẽ chú ấy sẽ biết thằng cha này.
Nào ai biết được, lúc đi vào trong làng, chàng trai hoảng sợ, và vội vã nói: “ Thưa hảo hán, không cần ông hỏi nữa, tôi chính là người trong làng này, cầu xin ông giữ cho tôi một chút thể diện, đừng nói tôi đã làm chuyện vừa rồi”
Trương Hán Minh nói: “Anh phải nói tên anh cho tôi biết, được không?”
Chàng trai cúi đầu và im lặng một lúc rồi thì thầm: “Lưu Gia Phát…”
Thấy Lưu Gia Phát là người cùng thôn với “chú có vết sẹo”, Trương Hán Minh trả lời là sẽ giữ thể diện cho anh ta. Lưu Gia Phát thở phào nhẹ nhõm, bảo Trương Hán Minh thả ra để cho anh ta về nhà. Trương Hán Minh nói: “ Được thôi, nhưng trước tiên anh đưa tôi tìm một người đã”.
Lưu Gia Phát hỏi Trương Hán Minh cần tìm ai? Trương Hán Minh thực sự không thể trả lời được. Năm xưa cùng với cha mình đi ăn xin, không biết “chú có vết sẹo” có tên là gì, ngay cả bây giờ dù có biết thì cũng đã quên từ lâu rồi. Trương Hán Minh suy nghĩ một chút rồi nói: “Tôi đang tìm một người trên sáu mươi tuổi và trên mặt có một vết sẹo dài .”
Lưu Gia Phát mau mắn nói: “ Nào thì đi, tôi sẽ đưa anh đi”.
Trương Hán Minh theo Lưu Gia Phát, đường ngõ trong làng nhỏ bé quanh co, và sau đó đến trước một ngôi nhà đắp bằng bùn. Ngôi nhà này thì Trương Hán Minh quá đỗi quen thuộc vì chính là nhà của chú có vết sẹo. Không thể nghĩ rằng sau rất nhiều năm, chú vết sẹo vẫn còn sống trong ngôi nhà đắp bằng bùn đã đổ nát ấy.
Nghe thấy một tiếng ồn ào bên ngoài, một ông già bước ra khỏi nhà, nhờ ánh đèn chiếu qua cửa, Trương Hán Minh nhìn thấy khuôn mặt của ông già có một vết sẹo dài đến ba thốn.
Lưu Gia Phát giới thiệu: “Bố ơi, ông chủ này đang đến tìm bố đấy”.
Trương Hán Minh sững sờ: “Anh… anh và ông đây là bố con phải không?”
Lưu Gia Phát nói: “Đúng đấy, ông tìm cha tôi có việc gì đấy?”
Trương Hán Minh thành thật nói: “Tôi là người tìm đến để chuộc tội, cách đây 31 năm, cha tôi và tôi đã ăn cắp một gánh khoai lang trong nhà của ông. Chính gánh khoai lang ấy đã cứu mạng cả nhà tôi.”
Trương Hán Minh lấy ra một thẻ ngân hàng, cầm hai tay đưa cho chú có vết sẹo, nói với ông là thẻ này có trị giá 50 vạn tệ. Gánh khoai lang đổi lấy 50 vạn tệ, cứ tưởng là chú có vết sẹo sẽ sung sướng vô cùng, không ngờ ông ấy bật khóc nước mắt đầm đìa trên mặt. Trương Hán Minh hỏi tại sao ông lại buồn thảm đến như vậy. Chú có vết sẹo nói: “Lúc đó, cả nhà tôi chỉ còn có gánh khoai lang, sau khi các người lấy đi không lâu, vợ tôi đã chết vì đói”.
Trương Hán Minh không bao giờ nghĩ rằng anh ta và cha mình đã đánh cắp một thứ mà thứ đó là thức ăn cứu mạng của cả nhà người ta. Anh ta bỗng cảm thấy, 50 vạn tệ là quá nhỏ bé.
Đêm đó, Trương Hán Minh và bố con “chú có vết sẹo” nói chuyện suốt đêm, cả ba người đều xúc động vô cùng. Trong câu chuyện, Trương Hán Minh được biết thêm, sau khi gánh khoai lang đã bị đánh cắp đi ấy, không chỉ vợ chú có vết sẹo bị chết đói, thậm chí còn đáng sợ hơn là lòng người trong nhà đều thay đổi. Họ không còn cứu trợ những người những người cơ nhỡ nữa, mà còn thích chiếm lợi từ người khác, thậm chí đôi khi còn ăn trộm vặt đuổi gà bắt chó nữa. Lưu Gia Phát lớn lên, tự nhiên cũng làm những điều xấu.
Ngày hôm sau, Trương Hán Minh bảo “chú có vết sẹo” đưa anh ra mộ của thím để cúng bái, tỏ lòng ăn năn sâu sắc tới người đàn bà tội nghiệp.
Sau khi châm mấy nén nhang, chú có vết sẹo nói: “ Bà nó ơi, người lấy trộm khoai lang nhà mình đã về đây, nhận lỗi rồi, mong bà tha thứ cho họ nhé, họ là một kẻ trộm lương thiện.”
Trương Hán Minh lần đầu tiên nghe mấy chữ“ kẻ trộm lương thiện”. Nghe cái tên gọi này, trong thâm tâm anh không biết nói thế nào.
(*) Nhà văn Dương Hán Quang, sinh năm 1945, Hội Nhà văn Quảng Tây (Trung Quốc), Phó Hội trưởng Hội truyện ngắn Quảng Tây. Ông có hơn một ngàn bài báo, tiểu thuyết, tiểu luận, truyện, tạp văn và các tác phẩm khác đã được đăng tải ở “ Tuyển tập truyện ngắn”, “ Tuyển tập truyện cực ngắn”, “ Độc giả”, “Thanh niên văn trích”. Tác phẩm “Cầu mục nát” đã đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn tỉnh Quảng Tây lần thứ II.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét