Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

đi tìm đi giấc mơ




căn nhà cũ gọi về trong mơ
nhắc nhớ những gì còn mất
xoa dịu nỗi ngày mỏi mệt
tôi tìm được tôi trong giấc mộng của mình
tôi dại khờ nên tôi nuối tiếc
để thơ bay qua song cửa ngày xưa

và thời con gái mùa lớn lên hoa bằng lăng nhạt cánh tím bên đường
và người con trai lặng lẽ sau mỗi sớm đến trường
hình như đã đi xa hình như đã gặp lại
tuổi thơ phủ bạc ký ức phủ bạc đêm mơ

tôi đi qua đời tôi ôm giấc mộng xưa
đêm rất nhẹ và sớm lâng lâng
nuối tiếc mang khuôn hình gió
xoay xoáy nhức nửa bên đầu

người bảo thơ tôi không là ngày xưa
bây giờ tóc rưng rức đen màu nhuộm
có một người đàn bà ngồi trước trang báo mạng
tìm ngày xưa như chưa có ngày xưa

đi tìm đi giấc mơ
hành xác cho già nua
sợ lú lẫn phải quay về ký ức

- Chuyện bà vợ xin Phật bảy bát nước cứu khổ



Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có một gia đình bá hộ nối tiếng giàu có nhất vùng. Người người nể phục, nhà cao cửa rộng, đồng ruộng thì mênh mông bát ngát, thẳng cánh có bay, gia súc thì từng đàn, lúa chất đầy bồ, trong nhà không thiếu thứ gì, kẻ ăn người ở có tới chừng mấy mươi người. Cao lương mỹ vị ăn mãi không hết.

Gia đình bá hộ có hai người con, một trai một gái. Ai cũng khôi ngô tuấn tú, xinh đẹp và nết na. Nhưng rồi tai họa đã giáng suống gia đình họ, khi người con gái vì uất ức với mối tình cùng chàng thi sĩ mà quyên sinh, còn cậu con trai trong một lần đi săn trong rừng sâu, bất cẩn bị sập bẫy mà trở thành kẻ tàn phế.

Người mẹ vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. Bà sống trong nỗi ám ảnh và oán hờn. Ngày ngày bà ăn chay niệm Phật cầu xin được bình an và không còn phiền muộn. Rồi một ngày kia, bà cho gọi tất cả những người dân mang nợ với gia đình bà đến và phán rằng:

- Từ xưa tới nay, gia đình ta ăn ở có trên có dưới, ai khó khăn ta đều cứu giúp, cho vay bạc và lúa gạo, sau mỗi lần thu hoạch thì gia đình các ngươi đều có trả nhưng vẫn không thể hết. Nay ta cho gọi các ngươi tới để xóa tất cả các món nợ từ trước đến nay. Dù nợ nhiều hay ít. Từ nay trở về sau, giữa gia đình ta và gia đình những nông dân này không còn bất kỳ món nợ nào.

Những người nông dân nghèo khổ vui mừng khôn xiết, tay bắt mặt mừng, có những người đã quỳ lạy cảm tạ tấm lòng của bà mà khóc nức nở, nguyện làm thân trâu ngựa để báo đáp ơn này. Nhưng bà một lòng từ chối “Kẻ ăn người ở trong gia đình ta nay đã có đủ vì vậy ta không cần thêm nữa, các ngươi hãy về lo làm ăn và sống cuộc sống như mình mong muốn”

Việc làm này của bà, những tưởng rằng như vậy thì trong lòng bà sẽ thấy thanh thản nhưng sao vẫn nặng trĩu một nỗi buồn.



Nhân dịp một lần vào viếng chùa, bà đã xin gặp vị Hòa thượng và bạch rằng hãy cho bà xin một bài thuốc để diệt trừ khổ đau và phiền não. Vị Hòa thượng mỉm cười hiền hậu nhìn người phụ nữ sang trọng, quý phái nhưng có khuôn mặt đượm buồn mà nói, bà hãy tìm đến bảy gia đình chưa bao giờ biết khổ, xin mỗi gia đình một bát nước. Với bảy bát nước đặc biệt này, tôi sẽ nấu thành một loại thuốc giải cứu những sầu muộn trong lòng bà.

Ngay sau đó, bà lên đường tới thăm gia đình thứ nhất mà bà quen biết bấy lâu nay, bà nghĩ rằng ắt hẳn gia đình này đang hạnh phúc và bà có thể xin được một bát nước. Quả là éo le, sau khi nghe bà trình bày, chủ nhà nhìn bà với ánh mắt ngấn lệ, rằng bà đã đến không đúng nhà và tìm không đúng người.

Lúc này, người chủ nhà bắt đầu kể về câu chuyện gia đình, họ đã sống những ngày đau khổ, bất hạnh ra sao, con cái khiến họ mệt mỏi và buồn phiền như thế nào v.v… Nghe xong, bà lại nói những lời động viên, an ủi, vỗ về yêu thương trước khi bà tới thăm gia đình khác.

Cả ngày hôm ấy, bà không xin được một bát nước nào. Nước là thứ đi đâu cũng có thể lấy, dễ tìm nhưng bà không thể xin được. Gia đình nào cũng có nỗi sầu khổ riêng, không ai giống ai và tất cả những điều ấy khiến bà chạnh lòng, như một phản xạ rất tự nhiên, của một người phụ nữ đã trải qua những mất mát những đau thương trong cuộc sống, bà đều nói lời khích lệ tinh thần, hay đơn giản chỉ là lắng nghe họ tâm sự đề thấu hiểu những gì họ đã trải qua bằng tất cả tình yêu thương vốn có.

Suốt những tháng ngày sau đó, bà kiên nhẫn đi xin, nhưng cũng không tìm thấy gia đình nào hạnh phúc thật sự như bà vẫn thấy. Nơi nào cũng chất chứa nỗi niềm khổ đau và hờn tủi. Bà luôn bận tâm suy nghĩ làm thế nào để an ủi, giúp mọi người thoát khỏi phiền não, xoa dịu đau thương, và bà đã quên đi đau khổ của chính mình.

Giờ đây hơn bao giờ hết, bà thấy lòng mình thật thanh thản, nhẹ nhàng. Khi ta cho đi cũng là khi ta nhận lại nhiều hơn thế, nỗi buồn sẽ vơi đi khi ta cởi mở lòng mình, đón nhận lời sẻ chia, lời thân thiện từ những người chung quanh.

Sẽ không có bất kỳ loại thuốc nào có thể “chữa lành” những phiền muộn trong mỗi thân thể con người. Cách mà vị Hòa thượng chỉ cho người phụ nữ bất hạnh kia thật sâu sắc và ý nhị. Sự từng trải, lòng khoan dung, tình yêu thương của một người đàn bà từng làm vợ, làm mẹ của những đứa con, đã giúp bà nhận ra rất nhiều thứ xung quanh cuộc sống này. Điều mà từ trước tới giờ bà chưa một lần được biết và thấu hiểu.

Bảy bát nước, bà mãi không bao giờ tìm thấy nhưng con số bảy cho bà nhiều trải nghiệm đáng quý, nó giống như thiên thần hộ mệnh dẫn dắt bà đến với những điều bản thân tưởng chừng như không thể. Nỗi đau mà bà đang chịu đựng rất nhỏ so với những người khác, phải chăng đó là một điều hạnh phúc?

Đôi khi trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ chống lại bạn, đến nỗi bạn cảm tưởng rằng mình không thể chịu đựng hơn được nữa, nhưng hãy cố gắng đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì rồi mọi thứ cũng sẽ qua đi. Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.

TÔI KHÙNG CHỨ TÔI ĐÂU CÓ NGU



Một anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước.

Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi. Anh kích chiếc xe tải lên và tháo bánh xe xì hơi để thay vào đó một bánh xe dự phòng.


Lúc sắp sửa gắn bánh xe mới vào, đột nhiên anh làm rơi cả bốn chiếc bù lon xuống ống cống nước. Anh không thể nào vớt những chiếc bù lon ra khỏi ống cống được, và bắt đầu hoảng lên vì không biết phải làm gì.

Ngay lúc đó, một bệnh nhân đi ngang qua và hỏi anh tài xế tại sao trông anh có vẻ hốt hoảng như vậy. Người tài xế tự nghĩ, bởi vì mình mà còn không làm được huống gì cái gã điên này, nên để gã ta đi cho khuất mắt, người tài xế xe tải nói sơ qua tình hình và đưa một cái nhìn thất vọng.

Người bệnh nhân cười anh tài xế và nói:

“Chỉ mỗi cái việc đơn giản như vậy mà anh còn không cách nào làm được. Không lạ gì anh sinh ra chỉ làm cái nghề tài xế xe tải để sống”.

Người tài xế lấy làm ngạc nhiên khi nghe lời nhận xét như vậy từ một gã tâm thần.

“Đây là cái anh có thể làm”, gã tâm thần nói…

Trước khi đọc tiếp, các bạn thử nghĩ giùm một giải pháp giúp anh tài xế xem giải pháp của bạn có hay hơn của người bệnh tâm thần không?

.
“Tháo một cái bù lon từ mỗi trong ba bánh xe kia và gắn vô cái bánh xe này. Rồi lái xe xuống cửa tiệm gần nhất và thay những cái bù lon còn thiếu vô. Đơn giản quá phải không anh bạn?”

Người tài xế quá cảm kích với lối giải quyết nhanh chóng này liền hỏi người bệnh:

“Anh quá giỏi và thông minh như vậy sao lại có mặt ở cái bệnh viện tâm thần này nhỉ?”

Người bệnh trả lời:

“Anh bạn ạ! Tôi ở đây bởi vì tôi khùng chứ không phải tôi ngu”.

---
Chẳng có gì ngạc nhiên, có nhiều người, thái độ chẳng khác anh tài xế xe tải, cứ nghĩ rằng người khác toàn là kẻ ngu hơn mình một cái đầu.

Bởi vậy, các bạn ạ, mặc dầu tất cả các bạn được học hành tử tế và thông minh, nhưng cứ nhìn xem, có thể có nhiều gã điên quanh nhà và chỗ làm của chúng ta. Họ có thể cho bạn nhiều cách giải quyết nhanh chóng và vượt qua cả sự khôn ngoan mà chúng ta tưởng mình có.

- ST -

NGÕ CÙNG CỦA NỀN DÂN CHỦ GIÁN TIẾP





Trong khi cả guồng máy tham nhũng tập đoàn lợi nhuận tại Mỹ đang tiếp tục thao túng "chính trường" mua bán ứng viên để "sắp xếp" một "chính phủ dân cử" cho quần chúng Mỹ, thì tại Đức, cũng một nền dân chủ gián tiếp thượng hạng, đã bị Wikileaks lột trần bộ mặt "từ dân, bởi dân, và vì dân" của nhà nước Đức.

Wikileaks đăng tải toàn bộ tài liệu điều tra nội bộ của Đức cho thấy không chỉ cơ quan tình báo an ninh Đức làm việc theo chỉ thị của NSA, CIA Mỹ mà ngay cả toàn bộ hành pháp nước Đức đứng đầu là Angela Merkel cũng là tay sai theo lệnh từ Washington. Nó khiến người ta mườmg tượng lại thái độ ra vẻ "giận dữ" của Angela Merkel khi bị bật mí rằng NSA nghe lén cả điện thoại cá nhân của bà ta! Thật là một màn đóng kịch ăn khách đến nỗi Merkel "tái đắc cử"!

Nhưng dân Đức vẫn cúi mặt tin rằng xã hội họ "dân chủ" và nhà nước chính phủ là vì dân, vì "quyền lợi quốc gia".

Thật ra, sự băng hoại này của hệ thống nước Đức và Mỹ đây không phải là căn bệnh cá biệt, mà nó đang băng hoại nơi TẤT CẢ CÁC ĐỊNH CHẾ NHÀ NƯỚC CHÍNH PHỦ.

Điều mỉa mai là cái gọi là nền dân chủ gián tiếp xưa kia tìm cách che dấu, nhưng ở thế kỷ 21 này, chúng bất chấp công chúng và gần như hiên ngang "bỉ mặt quần chúng" tại BẤT CỨ NỀN DÂN CHỦ GIÁN TIẾP NÀO. Rõ rệt tay sai nhất là các "nước anh em" với Mỹ như Anh, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan, và Úc Thòi Lòi.. và các đồng minh thân cận "tự do dân chủ" như Đức, Pháp, Thụy Điển, Áo, Hà Lan, Bỉ, Na Uy v.v chính phủ các xã hội Âu Châu dân chủ này nói là "dân cử" thật ra toàn bọn tay sai do "nhóm tập đoàn" điều khiển. Thí dụ như cái gọi là cơ quan tình báo Úc ASIO và AFP thật sự làm việc cho "tình báo "tại" Mỹ" hơn là nhận lệnh trực tiếp từ chính phủ "dân cử" theo lý thuyết định nghĩa. Trường hợp điển hình là Gough Withlam là thủ tướng nhưngTình báo An Ninh Úc lại cùng CIA Mỹ thiết kế "lật đổ" vị thủ tướng "khuynh tả" này. Và tại Mỹ, Anh em tổng thống Mỹ Kennedy bị ngay chính an ninh tình báo của chính phủ Mỹ giết chết... theo lệnh của "tập đoàn quyền lực" (The Secret Team- L. FLETCHER PROUTY )

Con người đã ngập lụt trong tín lý niềm tin khiến họ KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG LÝ GIẢI những thông tin bằng chứng TRÁI NGƯỢC VỚI NIỀM TIN CỦA HỌ. Bởi nếu chấp nhận SỰ THẬT, thì toàn bộ "thế giới an toàn" trong niềm tin toàn diện của họ sẽ sụp đổ- và họ sẽ không chỉ bị hổng chân "chơi vơi" mà còn cưu mang một mặc cảm bị chứng minh là SAI LẦM, NGÂY NGÔ và BỊ LỪA DỐI quá lâu, điều mà ít ai có can đảm CHẤP NHẬN và vượt qua được. Tín lý niềm tin đã cướp mất tính tự tin và tự chủ của họ. Vì thế bất cứ sự kiện bằng chứng nào ĐE DỌA LÀM SỤP ĐỔ TÍN LÝ NIỀM TIN của họ, đều phải bị họ tự nguyện tấn công và gạt bỏ.

Hiện trạng này đang xảy ra khắp nơi trên thế giới! Càng ngày hệ thống nhà nước chính phủ càng băng hoại, công khai cấu kết với tập đoàn lợi nhuận tạo khủng hoảng kinh tế, tài chính và chiến tranh... Các nhà nước chính phủ vừa hoạt động kín vừa dối trá...nhãn tiền... Nhưng đa số toàn thể nhân loại im lìm chịu đựng.. trừ thiểu số nhận thức và can đảm đối kháng.

Chưa có thời điểm nào mà các chế độ công khai độc tài lại thảnh thơi cai trị vì có bạn hợp tác đồng hành khắp thế giới "tự do" như thế kỷ 21 này như mọi người đang chứng kiến!

Chứng kiến nhưng chưa chắc mấy ai vận trí não suy nghĩ lý giải để hiểu được những điều mình trông thấy trải qua. Ai cũng trông thấy quả táo rơi Issac Newton! Ai cũng từng nằm tắm trong bồn nước như Archimede!

Bao nhiêu tỉ người đã và đang sống dưới chế độ nhà nước quyền chính? Bao nhiêu người đã và đang chứng kiến và từng ngày trải qua những bạo ngược của nền quyền chính bạo ngược gian trá? Và cuối cùng cho đến nay, đã có bao nhiêu người nhận ra nhu cầu của giải pháp nguyên lý phi quyền chính?

Ngay cả cái giải pháp cấp thời đang băng hoại của 1/6 quốc gia gọi là "dân chủ gián tiếp" thì 5/6 nhân loại còn lại cũng chưa đạt đến được! Thế mới biết người Thụy Sĩ dù mới chỉ đạt được vào bước đầu của nền dân chủ trực tiếp phi quyền chính, nhưng quả thật vượt đã hẳn cả nhân loại này một bước quá xa!

Nhân Chủ

==========
https://wikileaks.org/bnd-nsa/press/index.de.html


NSA Untersuchungsausschuss
Hearings Search Press Release Know more?
English | DeutschHeute, am Dienstag den 12. Mai, veröffentlicht WikiLeaks Protokolle aus zehn Monaten des laufenden 1. Untersuchungsausschuss des Deutschen Bundestag zu den NSA-Aktivitäten in Deutschland. Obwohl viele der Sitzungen technisch gesehen öffentlich sind, wurde die tatsächliche öffentliche Kenntnisnahme behindert, da die Protokolle zurück gehalten werden, Aufnahmegeräte untersagt sind und Reporter in aufdringlicher Weise durch die Polizei beobachtet werden.
WikiLeaks veröffentlicht 1380 Seiten Transkriptionen nicht eingestufter (öffentlicher) Sitzungen. Zu Wort kommen 34 Zeugen – einschließlich 13 namentlich geheimgehaltener Zeugen des Bundesnachrichtendienstes (BND). Die Transkriptionen umfassen die ersten Sitzungen des Untersuchungsausschusses im Mai 2014 durchgängig bis Februar 2015.
WikiLeaks hat zudem zu jeder Sitzung sowohl auf Deutsch als auch auf Englisch eine Zusammenfassung erstellt, um dem internationalen Stellenwert dieses Themas Rechnung zu tragen.
Der BND wird 1782 Mal erwähnt, die NSA 1671 Mal, die CIA 179 Mal, Edward Snowden 204 Mal und Bundeskanzlerin Angela Merkel 14 Mal.
Julian Assange, WikiLeaks Herausgeber, sagt: „In dieser wichtigen Untersuchung des Bundestag sind die deutsche und internationale Öffentlichkeit die Leidtragenden. Der Zweck dieser Untersuchung, beim Namen genannt, ist es aufzudecken wer verantwortlich dafür ist, dass die Rechte einer Großzahl von Menschen verletzt wurden, sowie wie diese Verstöße begangen wurden. Als Leidtragende hat die Öffentlichkeit das Recht die Arbeit des Untersuchungsausschusses einzusehen. Nur durch effektive öffentliche Aufsicht können die dem Untersuchungsausschuss gesetzten Ziele – Transparenz und Gerechtigkeit – erreicht werden.”
Der Ruf nach einem Untersuchungsausschuss zur NSA-Spionage in Deutschland wurde laut in der zweiten Hälfte des Jahres 2013, insbesondere nachdem bekannt wurde, dass die US gezielt das Telefon von Bundeskanzlerin Merkel ins Visier genommen hatten. Am 18. März 2014 wurde der Untersuchungsausschuss eingesetzt , Englische Version, um die Überwachungsaktivitäten der Vereinigten Staaten auf deutschem Boden zu untersuchen sowie in welchem Ausmaß deutsche Geheimdienste an dieser Spionage beteiligt waren.
Trotz des Mangels an einer zugänglichen öffentlichen Aktenlage, konnten diverse bedeutende Skandale durch die Aussagen der Zeugen aufgedeckt werden. Zum Beispiel stellte sich in der 26. Sitzung heraus, dass vom Bundeskanzleramt ein Brief direkt an Kai-Uwe Ricke, den damaligen (2002-2006) Vorstandsvorsitzenden der Deutsche Telekom AG, geschickt wurde. In diesem Schreiben wurde die Deutsche Telekom AG dazu angehalten, fortlaufende Massenüberwachung deutscher und internationaler Internet- und Telekommunikationsdaten am Frankfurter Knotenpunkt der Deutschen Telekom AG zuzulassen und zu unterstützen. Im Rahmen dieser Operation, Codename "Eikonal", wurden abgehörte Daten dann vom BND an die NSA weitergegeben. Der Brief war an Ricke adressiert und trug den Vermerk “persönlich”. Während der Vernehmung im Untersuchungsausschuss gab Ricke an, er habe solch einen Brief nie gesehen. Nachdem dieser Brief versendet worden war, wurde dem BND der geforderte Zugang ermöglicht . Der entsprechende Brief durfte im Untersuchungsausschuss öffentlich weder verlesen noch sein Inhalt diskutiert werden, da er als geheim eingestuft ist. Nichtsdestotrotz kamen die vorher nicht bekannte Existenz des Briefes sowie die Umstände der Beihilfe zur Kooperation durch den Prozess der Untersuchung ans Licht.
Indirekte Probleme, die im Zusammenhang mit dem Untersuchungsausschuss stehen, haben mit der Effektivität und Verantwortlichkeit des Prozesses selbst zu tun. Bild- und Tonaufnahmen sind verboten, damit sind offizielle, präzise und verbindliche Berichte über die öffentlichen Sitzungen nicht existent. Journalisten haben außerdem beklagt, dass weitere Bedingungen auf der Galerie (wo Gäste an den öffentlichen Sitzungen teilnehmen) den Zugang zusätzlich einschränken. Die Öffentlichkeit und die Medien spüren dies bei jeder Sitzung; einschließlich netzpolitik.org, deren Veröffentlichungen den Untersuchungssitzungen detailgetreu folgen, was während der Sitzungen von der Polizei sehr unmittelbar überwacht wird.
Die veröffentlichten Transkriptionen dokumentieren darüberhinaus, wie die Abwesenheit einer vollständigen öffentlichen Dokumentation dazu geführt hat, dass Zeugen den Untersuchungsprozess missbrauchen. Mindestens drei Mal widersprechen die öffentlichen Aussagen eines Zeugen denen, die er in geheimen Sitzungen macht. Die Transkriptionen zeigen außerdem, dass die Möglichkeiten der Untersuchungskommission Zeugen sorgfältig und gewissenhaft zu befragen beschnitten werden durch umfangreiche Schwärzungen. In einem Fall wurde die Sitzung unterbrochen, weil der Zeugen ungeschwärzte Dokumente zur Vorbereitung erhalten hatte, während den parlamentarischen Mitgliedern des Ausschusses nur eine geschwärzte Version zur Verfügung gestellt worden war.
Einer der größten Skandale, der aus dem Untersuchungsausschuss bisher hervorging, ist der aktuelle „Selektoren“ Spionagezieleliste-Skandal: Ein BND-Mitarbeiter hat hier offen gelegt, dass vom BND erwartet wurde, auf Anweisung der NSA tausende von Zielen auszuspähen. Diese Ziele beinhalteten Mitglieder der französischen Regierung sowie der europäischen Industrie. Damit stellt sich die Frage, ob Deutschland geeignet ist, eine Führungsrolle in der Europäischen Union zu übernehmen. Es zeigte sich so auch, dass die der Öffentlichkeit als Anti-Terrormaßnahmen verkaufte internationale Kooperation bei Massenüberwachungen in Wirklichkeit von den Vereinigten Staaten auch für Zwecke der Industriespionage genutzt wird sowie um sich geopolitische Vorteile gegenüber Mitgliedern der Europäischen Union zu verschaffen. Die Kommission verlangte die Herausgabe der vollständigen „Selektorenliste“ von Zielen, die die NSA dem BND übergeben hatte. Der Kommission wurde mitgeteilt, dass zuerst die US um Erlaubnis für die (sogar vertrauliche) Herausgabe der Liste an die Kommission gebeten werden muss. Letzten Mittwoch, am 6. Mai 2015, als die Antwort angekündigt war, wurden Hinhaltetaktiken benutzt, die die deutsche Öffentlichkeit wie auch den parlamentarischen Untersuchungsausschuss ohne jegliche Möglichkeit ließen einzusehen, worauf es ihre eigenen Geheimdienste abgesehen haben.
Mit der heutigen Veröffentlichung will WikiLeaks etwas mehr des dringend benötigten Lichts in diese entscheidenden Prozesse bringen, indem Öffentlichkeit und Medien zu verbindlichen, zitierbaren Protokollen einen gleichberechtigten Zugang bekommen, ohne den ordentliche Analysen und Zurechnung von Verantwortung schief gehen müssen.
Wenn Sie zusätzliche Informationen haben, die diesen Untersuchungsausschuss betreffen, nehmen Sie vertraulich Kontakt mit uns auf.

Zeugen:Juristen:
Professor Wolfgang Hoffmann-Riem (ehemaliger Richter am Bundesverfassungsgericht)
Professor Dr. Hans-Jürgen Papier (ehemaliger Richter am Bundesverfassungsgericht)
BND:
Reinhardt Breitfelder (BND)
Dr. Stefan Burbaum (BMI, ex-BND, ex-BfV)
Namentlich geheim gehaltene Zeugen: A, AS, BK, EB, GL, H, HF, JF, JZ, KL, L, RS, RU, SL, TB, UL, WK, WP
NSA:
William Binney (ex-NSA)
Thomas Drake (ex-NSA)
Deutsche Telekom:
Kai-Uwe Ricke (ehemaliger Vorstandsvorsitzender der Deutsche Telekom AG)
Harald Helfrich
Wolfgang Alster
Udo Laux
Dr. Bernd Köbele
Andere Behördern/Organisationen:
Martin Golke (BSI)
Peter Schaar (ehemalig BfDI)
Dr. Sandro Gaycken (NATO)
Akademiker und zivilgesellschaftliche Experten:
Professor Dr. Matthias Bäcker (Universität Mannheim)
Professor Ian Brown (University of Oxford)
Professor Douwe Korff (London Metropolitis University)
Professor Russell A. Miller (Washington & Lee University)
Professor Dr. Stefan Talmon (Universität Bonn)
Professor Dr. Michael Waidner (Fraunhofer-Institut)
Dr. Helmut Philipp Aust (Humboldt-Universität zu Berlin)
Frank Rieger (CCC)
===


Bundestag Inquiry into BND and NSA
Hearings Search Press Release Know more?
English | DeutschToday, Tuesday 12 May, WikiLeaks releases ten months of transcripts from the ongoing German Parliamentary inquiry into NSA activities in Germany. Despite many sessions being technically public, in practice public understanding has been compromised as transcripts have been withheld, recording devices banned and reportersintrusively watched by police.
WikiLeaks is releasing 1,380 pages of transcripts from the unclassified sessions, covering 34 witnesses – including 13 concealed witnesses from Germany's foreign intelligence agency, the Bundesnachrichtendienst (BND). The transcripts cover from the start of the inquiry in May 2014 through to February 2015.
WikiLeaks has also written summaries of each session in German and English as the inquiry, due to its subject matter, is of international significance.
The BND is referenced 1,782 times, the NSA 1,671 times, the CIA 179 times, Edward Snowden 204 times and German Chancellor Angela Merkel 14 times.
Julian Assange, WikiLeaks publisher, said: "In this important Bundestag inquiry, the German and international public is the injured party. The purpose of this inquiry, properly stated, is to discover who is responsible for the injury of a great many people's rights and how these violations were committed. As the injured party, the public has a right to understand this inquiry's work. It is only through effective public oversight that this inquiry's stated objectives of transparency and justice will be met."
Calls for an inquiry into NSA spying on Germany grew in the second half of 2013, particularly when it emerged that the US had specifically targeted Chancellor Merkel's phone. On 18 March 2014 the inquiry was established (in English), to investigate surveillance activities by the United States on German soil and to what degree German agencies have been complicit with the spying.
Despite the lack of an available public record, several important scandals have emerged from witness testimony. For example, in the 26th session it emerged that a letter was sent from the Germany Chancellory directly to Kai-Uwe Ricke, who was the CEO of Deutsche Telekom AG from 2002 to 2006. The letter called on the assistance of Deutsche Telekom to facilitate the continuous mass surveillance of German and international internet and telecommunications data at Deutsche Telekom's Frankfurt exchange point. This operation, codenamed "Eikonal", saw these intercepts then pass from the BND to the NSA. The letter was addressed to Ricke and marked to be read by him personally. In the inquiry Ricke claimed he had never seen such a letter. After this letter was sent, the request to allow the BND access was granted. This letter was not allowed to be shown or discussed in full by the inquiry committee due to its classification; however, the fact of the letter and complicity in the co-operation, which had previously been unknown, came to light through this process.
Meta issues that have emerged from the inquiry have to do with the effectiveness and accountability of the process itself. Recording is forbidden, so official, precise and authoritative accounts of the public sessions are non-existent. Journalists have also complained that other conditions applied to the gallery also limit access. The public and media attending the inquiry have felt this at every session, including netzpolitik.org, the publication following the inquiry with the greatest detail, which is very closely monitored by police during the sessions.
The released transcripts also document how the absence of a full public record has led to witnesses abusing the inquiry process. In at least three instances the statements of a witness in the public session contradicted their statements in the private session. The transcripts also show that the committee's ability to properly interrogate witnesses has been affected by excessive redactions. In one case the meeting was interrupted because the witnesses had received unredacted documents for their own preparation, while the parliamentarians on the committee themselves got a redacted version.
One of the biggest scandals to emerge from the inquiry so far is the recent "selector" spy target list scandal where a BND official revealed that the agency was expected to spy on thousands of targets at the instruction of the NSA. These targets included members of the French government and European industry. This put into question Germany's suitability in taking a leadership role in the European Union. It also showed that international co-operation on mass surveillance, which has been marketed in public as a counter-terrorism measure, is in practice also used by the United States for the purposes of industrial espionage and geopolitical advantage vis-a-vis members of the European Union. The committee requested the full "selector" list of targets provided to the BND by the NSA. The committee was told that the US would first need to be asked permission for the list to be revealed to the committee (even in confidence). Last Wednesday, 6 May 2015, when the answer was meant to be delivered, stalling tactics were used, leaving the German public, and the Parliamentary inquiry, without any ability to understand what their own secret services are up to.
With today's publication WikiLeaks aims to shed some much-needed light on this important process, allowing the public and the media alike access to authoritative, citable transcripts, without which proper analysis and accountability is awry.
If you have additional information relating to this inquiry contact us confidentially.

Witnesses:Jurists:
Professor Wolfgang Hoffmann-Riem (former judge at the Federal Constitutional Court)
Professor Dr Hans-Jürgen Papier (former judge at the Federal Constitutional Court)
BND:
Reinhardt Breitfelder (BND)
Dr Stefan Burbaum (BMI, ex-BND, ex-BfV)
Concealed witnesses: A, AS, BK, EB, GL, H, HF, JF, JZ, KL, L, RS, RU, SL, TB, UL, WK, WP
NSA:
William Binney (ex-NSA)
Thomas Drake (ex-NSA)
Deutsche Telekom:
Kai-Uwe Ricke (former CEO of Deutsche Telekom AG)
Harald Helfrich
Wolfgang Alster
Udo Laux
Dr Bernd Köbele
Other agencies:
Martin Golke (BSI)
Peter Schaar (former BfDI)
Dr Sandro Gaycken (NATO)
Academics and civilian experts:
Professor Dr Matthias Bäcker (University of Mannheim)
Professor Ian Brown (University of Oxford)
Professor Douwe Korff (London Metropolitan University)
Professor Russell A. Miller (Washington & Lee University)
Professor Dr Stefan Talmon (University of Bonn)
Professor Dr Michael Waidner (Fraunhofer-Institute)
Dr Helmut Philipp Aust (Humboldt-University of Berlin)
Frank Rieger (CCC) =======


Greatest Threat to Free Speech Comes Not From Terrorism, But From Those Claiming to Fight It

We learned recently from Paris that the Western world is deeply and passionately committed to free expression and ready to march and fight against attempts to suppress it. That’s a really good thing, since there are all sorts of severe suppression efforts underway in the West — perpetrated not by The Terrorists but by the western politicians claiming to fight them.
One of the most alarming examples comes, not at all surprisingly, from the U.K. government, which is currently agitating for new counter-terrorism powers “including plans for extremism disruption orders designed to restrict those trying to radicalize young people.” Here are the powers which the British Freedom Fighters and Democracy Protectors are seeking:

They would include a ban on broadcasting and a requirement to submit to the police in advance any proposed publication on the web and social media or in print. The bill will also contain plans forbanning orders for extremist organisations which seek to undermine democracy or use hate speech in public places, but it will fall short of banning on the grounds of provoking hatred.
It will also contain new powers to close premises including mosques where extremists seek to influence others. The powers of the Charity Commission to root out charities that misappropriate funds towards extremism and terrorism will also be strengthened.In essence, advocating any ideas or working for any political outcomes regarded by British politicians as “extremist” will not only be a crime, but can be physically banned in advance. Basking in his election victory, Prime Minister David Cameron unleashed this Orwellian decree to explain why new Thought Police powers are needed: “For too long, we have been a passively tolerant society, saying to our citizens ‘as long as you obey the law, we will leave you alone.'” It’s not enough for British subjects merely to “obey the law”; they must refrain from believing in or expressing ideas which Her Majesty’s Government dislikes.
If all that sounds menacing, tyrannical and even fascist to you — and really, how could it not? “extremism disruption orders” — you should really watch this video of Tory Home Secretary Theresa May try to justify the bill in an interview on BBC this morning. When pressed on what “extremism” means – specifically, when something crosses the line from legitimate disagreement into criminal “extremism” – she evades the question completely, instead repeatedly invoking creepy slogans about the need to stop those who seek to “undermine Our British Values” and, instead, ensure “we are together as one society, One Nation” (I personally believe this was all more lyrical in its original German). Click here to watch the video and see the face of Western authoritarianism, advocating powers in the name of Freedom that are its very antithesis.
Threats to free speech can come from lots of places. But right now, the greatest threat by far in the West to ideals of free expression is coming not from radical Muslims, but from the very Western governments claiming to fight them. The increasingly unhinged, Cheney-sounding governments of the UK, Australia, France, New Zealand and Canada — joining the U.S. — have a seemingly insatiable desire to curb freedoms in the name of protecting them: prosecuting people for Facebook postings critical of Western militarism or selling “radical” cable channels, imprisoning people for “radical” tweets, banning websites containing ideas they dislike, seeking (and obtaining) new powers of surveillance and detention for those people (usually though not exclusively Muslim citizens) who hold and espouse views deemed by these governments to be “radical.”
Anticipating Prime Minister Cameron’s new “anti-extremist” bill (to be unveiled in the “Queen’s Speech”), University of Bath Professor Bill Durodié said that “the window for free speech has now been firmly shut just a few months after so many political leaders walked in supposed solidarity for murdered cartoonists in France.” Actually, there has long been a broad, sustained assault in the West on core political liberties — specifically due process, free speech and free assembly — perpetrated not by “radical Muslims” but by those who endlessly claim to fight them. Sadly, and tellingly, none of that has triggered parades or marches or widespread condemnation by Western journalists and pundits. But for those who truly believe in principles of free expression — as opposed to pretending to when it allows one to bash the Other Tribe — these are the assaults that need marches and protests.
Photo: Christopher Furlong/Getty Images

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Nhớ mẹ




Mẹ đi rồi
ngọn lửa dưỡng nuôi sinh tồn cũng cạn
ta đứng ngỡ ngàng mất lối đi về
chốn u mê còn ai soi sáng
đêm tịch liêu ai dắt díu cửa sinh...


SÁU KHÔNG Tham luận của nhà văn Trần quốc Tiến trong đại hội nhà văn các tỉnh phía Bắc 11 – 5 – 2015 – tại Quảng Ninh




Một là:

 Không coi viết văn làm thơ là nghề mà coi nó là nghiệp, là sự nghiệp. Nghề và nghiệp rất khác nhau. Nghề là mục đích làm ra tiền để kiếm sống, dùng mọi thủ đoạn và lao động cơ bắp để kiếm tiền, cạnh tranh quyết liệt để tồn tại. Nhưng viết văn, làm thơ đâu phải như vậy. Nhà văn và lao động nhà văn đứng cao hơn thế rất nhiều. Quyển sách của nhà văn chân chính viết ra chắc chắn không phải chỉ có mục đích duy nhất là kiếm tiền, dù cũng có tiền. Cái đứng cao hơn đồng tiền là nó chuyển tải văn hóa sống đến cộng đồng, là mang thông điệp làm người đến đồng loại để vươn tới một tầm cao văn minh, làm cho con người ngày càng hoàn thiện về các mặt chân thiện mỹ... Hãy coi văn chương là nghiệp, nghiệp lớn mà mỗi nhà văn là một sứ giả của Trời mang sứ mệnh cao cả thổi luồng gió mới vào những tâm hồn bình lặng. Ai coi văn chương là nghề, người ấy không phải là nhà văn!

Hai: 

Nhất quyết không viết vì tiền. Ở Việt Nam ta, những tác phẩm hay nhất là những tác phẩm không có xu nhuận bút nào. Truyện Kiều ai trả nhuận bút cho Nguyễn Du, ai trả nhuận bút cho thơ Hồ Xuân Hương, cho thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương... Tôi đố những vị lĩnh nhuận bút trăm triệu ngày nay giám đọ văn chương với những người không có xu nhuận bút nào thời ấy? Thế thì văn hay là phải ít tiền, càng ít tiền bao nhiêu văn càng hay bấy nhiêu. Ngày nay rất nhiều bài văn hay trên mạng không có xu nhuận bút nào mà nhiều bài báo in không đọ nổi. Muốn nhiều tiền thì viết văn theo đơn đặt hàng, để rồi biến nhà văn thành thợ văn...

Ba là: 

Nhà văn không được nịnh ai, ngoài đời không nịnh ai, trên trang viết không nịnh ai để bảo toàn nhân cách nhà văn. Trong Hội nhà văn, chúng ta kính trọng các lãnh đạo nhưng quyết không xu nịnh lấy lòng ai, vị nào không làm tròn chức phận anh đầy tớ là ta cạo gáy luôn, có thế thì Hội ta mới vươn lên tầm cao được. Ngoài xã hội thì không nịnh quan. Chưa bao giờ những người làm quan lắm tội như bây giờ. Gặp các quan ta hãy trừng mắt mà áp đảo để cảnh báo rằng tớ là nhà văn đây, nếu cậu mà tham ô, hống hách, cửa quyền bắt nạt dân là tớ viết bài choảng luôn! Quan có nhã ý biếu cái phong bì thì hãy lắc đầu quay đi. Ngày xưa Khuất Nguyên có dạy ta rằng người đời đục thì nhà văn phải trong, người đời say thì nhà văn phải tỉnh, nhà văn tỉnh được giữa cái lúc đời đang say, nhà văn trong được giữ cái lúc đời đang đục, ấy là bảo tồn được nhân cách nhà văn.

Bốn là:

 Không nên đặt hàng các nhà phê bình viết hay cho tác phẩm tồi của mình. Ngày nay các nhà phê bình bị chê cười quá nhiều có một phần trách nhiệm từ các nhà văn. Một số cây bút viết rất kém liền kết thân với một số nhà phê bình chiêu đãi họ để họ làm vai trò phù thủy biến cái đống rác văn chương của mình thành đỉnh cao sáng tạo... Chính vì thế mà ngày nay cầm đến tờ báo hay quyển tạp chí, đọc lướt các bài giới thiệu sách người không am hiểu văn chương cứ tưởng ở Việt Nam văn hào thi hào đang nở rộ, thật ra thì chỉ có nở rộ văn thơ rởm mà thôi... Còn các nhà phê bình, nếu các bạn cứ viết phê bình như các bạn đang viết hiện nay thì đến giữa thế kỷ này ngành phê bình sẽ chết hẳn, chấm dứt vai trò cái roi quất cho con ngựa sáng tác lồng lên đã tồn tại nhiều thế kỷ, và khi các bạn xuống âm phủ gặp các nhà phê bình giỏi dưới ấy như cụ Hoài Thanh chẳng hạn sao các bạn cũng bị các cụ bạt tai vì tội làm hỏng cả một nghành quan trọng thời hội nhập.

Năm là: 

Không nên ồ ạt dịch văn học Việt Nam ra nước ngoài, họ nếm phải của giả thì họ sẽ chán, đến khi có của thật thì họ sẽ lắc đầu vì cho là của giả. Qúy hồ tinh không quý hồ đa. Cho người ta ăn một miếng thật ngon hơn là cho ăn mười miếng dở. Làm thế nào cho thế giới nếm văn chương Việt Nam, nếm đến đâu là gật gù đến đấy. Muốn vậy thì phải lấy chất lượng văn chương làm tiêu chí cao nhất để quyết định dịch và giới thiệu với bạn đọc nước ngoài. Tác phẩm nào dù có đến mười cái cao mà có một cái bị thấp là chất văn học thì kiên quyết loại bỏ. Lấy tác phẩm là chính, tác giả là phụ. Tác giả dù to bằng quả bưởi, mà tác phẩm lại chỉ bằng hạt đỗ, hãy loại ngay. Ngược lại tác giả chỉ bằng hạt đỗ mà tác phẩm của ông ta như trái núi thì hãy để lên đài hoa cho thiên hạ cùng chiêm ngưỡng... Đấy mới là cao tay cho những ai đang cầm cân nảy mực cho văn học nước nhà. Nếu không làm như thế thì ôi thôi, hết nói!

Sáu là 

không nên tổ chức quá nhiều cuộc thi văn chương dễ gây nhiễu loạn. Nhà văn cũng không nên chạy đua lấy giải thưởng bằng mọi giá. Tôi đã nhiều lần lên tiếng rằng các giải thưởng tràn lan chấm bố toác như hiện nay đang làm hại văn chương, vì ngồi chiếu nhất văn chương có khi lại là một anh mõ mà thôi. Sự nhầm chỗ do chấm bố láo là cái búa tạ phang vào ngôi nhà văn để dẫn đến nguy cơ đổ sập có ngày...

Vì sao tôi lại khuyên các nhà văn muốn có văn chương đích thực thì đừng có chạy theo đuôi các giải thưởng? Là vì sẽ mất tự do sáng tác, bị gò ép theo khuôn mẫu của hào quang đom đóm. Văn chương chứ đâu phải cái lưỡi câu mà uốn lên uốn xuống thế nào cũng được? Cố nặn ra những hàng chữ không phải là tâm đắc của mình thì một phần hay, chín phần dở, treo cái bằng khen lên là rơi nước mắt vì buồn... Tôi nói như thế có nghĩa là đừng ép mình sáng tác cái gì mà mình không thích, còn như ta sáng tác cái ta thích mà được giải thì càng tốt.

Gớt nói: Tất cả mọi lý thuyết đều là mầu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi. Mượn cách nói của Gớt tôi nói: Tất cả các giải thưởng đều là mầu xám, chỉ có lời khen của bạn đọc là mãi mãi xanh tươi...


Ở nước ta có một con người vĩ đại trên ngực không lấp lánh huân chương, trên tường nhà không treo các bằng học hàm học vị, không một mảnh bằng khen, giấy khen, không nhận một giải thưởng nào dù to, dù nhỏ... Người ấy là Hồ chí Minh danh nhân văn hóa! Nếu thật lòng muốn học tập đạo đức Hồ chí Minh thì các nhà văn chúng ta nên bắt đầu học từ đấy...

TRẦN QUỐC TIẾN

Đọc "Tháng của mùa" - Thơ Vũ Miên Thảo

Đọc "Tháng của mùa" - Thơ Vũ Miên Thảo - Châu Thạch





Thơ Vũ Miên Thảo là thế. Một thứ thơ như những bức tranh lập thể, chuyển các đối tượng ba chiều vào trong một mặt phẳng tranh, tạo thành tổng các thời khắc riêng biệt và góc nhìn khác nhau, được nhìn thấy bằng đôi mắt tâm trí. Vì vậy, đọc thơ Vũ Miên Thảo ta không những chỉ thấy cái hay bằng những gì ta hiểu mà ta còn thấy cái hay bằng những ý tứ xa vời, trừu tượng ngoài tầm hiểu biết của ta mà ta chỉ cảm nhận được .



THÁNG CỦA MÙA!



Tháng của mùa lá gọi mưa bay
nắng dấu bóng chiều trong chéo áo
đường ướt mặt nên em rưng mắt bão
nhá nhem nỗi buồn tia chớp cong mi

Tháng của mùa tê tê ngón gầy
nhăn vân thâm không tay ai nắm
cứ những giọt thu lay phay chạm
chổ không anh... môi đắng niềm đau!

Tháng của mùa nên ta không nhau
hạnh phúc trốn sau chòm mây xám
trăng không bóng chỗ anh ngồi lại trống
đêm mùa vàng thêm chút nữa… xanh xao

Tháng của mùa sao lại nghe nao nao!
lối xưa người sẽ về son gót mới
hồn đã cũ cớ gì ta cứ đợi!?
một vụn tình! Ai bảo chẳng hư hao?!


Vũ Miên Thảo






Vế một của bài thơ:

Tháng của mùa lá gọi mưa bay
nắng dấu bóng chiều trong chéo áo
đường ướt mặt nên em rưng mắt bão
nhá nhem nỗi buồn tia chớp cong mi



“Tháng của mùa”là tháng mấy khó biết được, nhưng theo tôi thì “ lá gọi mưa bay”vì lá thiếu nước nên mới phải cần mưa. Thiếu nước lá phải vàng. Hơn nữa, “mưa bay” nên đường chỉ “ướt mặt” chứ không sủng nước thường là về mùa thu. Vậy là nhà thơ ám chỉ, đến tháng của mùa thu rồi (Mùa của lá vàng và mưa bay).

“Nắng dấu bóng chiều trong chéo áo”,nghĩa là bóng chiều chỉ là những vết nhỏ nhoi, một chéo áo cũng che vừa hết, nên không gian đã sắp tối rồi. Ở câu thứ tư, tác giả dùng chữ“nhá nhem nỗi buồn”cũng có một phần ám chỉ đến không gian, thời gian lúc ấy sắp về đêm.

“Mắt bão”là tâm bão (vùng giữa các cơn lốc xoáy của bão). Mắt bão là một khu vực hầu như lặng gió, nơi yên bình nhất của cơn bão, thậm chí có khi trời quang mây tạnh, có thể thấy trăng sao vào buổi tối.“Nhá nhem nỗi buồn”là nỗi buồn của em cũng làm cho bầu trời sụp xuống như tối nhá nhem, nhưng khi em liếc nhìn thì vành mi cong chẳng khác gì tia chớp loé lên.

Hai câu thơ đầu ám chỉ thời gian, không gian.Hai câu thơ sau ám chỉ mắt em. Cả bốn câu thơ hoà nhập mắt em trong mùa thu, nhưng không phải của một mùa thu bình yên, cũng không phải một mùa thu có bão tố. Vậy đó là mùa thu gì?. Trả lời: –Mùa thu trong mắt em. Mùa thu ngoài trời bình yên chỉ có mưa bay, nhưng mùa thu trong mắt em đã hình thành một cơn bão tố. Cơn bão tố đến rồi, nhưng mắt em là tâm bão nên rờn rợn trong sự yên bình. Bốn câu thơ, mỗi câu vẽ nên những hình ảnh theo trường phái lập thể, trừu tượng..Lập thể vì nắng là chéo áo, con mắt ở trong bão, rèm mi ở trong tia chớp. Trừu tượng vì lấy mùa thu làm tâm trạng của em và lấy nỗi buồn của em làm một mùa thu khác lạ. Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định, nhưng phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh, làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh, nhưng khi đã nhận ra sẽ thấy được giá trị nghệ thuật cao của nó. Ở bốn câu thơ nầy, hình ảnh và tâm trạng được cắt thành nhiều mảng, gắn bên nhau, liền cạnh nhau khiến cho bức tranh mưa, nắng, đường và mắt kết hợp lại, để diễn tả cái chiều sâu thẳm của mùa thu và nỗi buồn của em trừu tượng.

Qua vế thứ hai, tác giả đem mùa thu vào cả trong bàn tay em và để nỗi buồn em chạy trong đường máu:

Tháng của mùa tê tê ngón gầy
Nhăn vân thâm không tay ai nắm
cứ những giọt thu lay phay chạm
chổ không anh…môi đắng niềm đau!


Thời tiết làm cho em tê tê ngón tay chăng? Không phải đâu. Nỗi buồn đã làm cho em tê ngón tay. Vì sao vậy?Vì “nhăn vân thâm không tay ai nắm”nghĩa là những vân tay trên bàn tay em chằng chịt, làm cho bàn tay em nhăn và thâm đen vì chẳng có ai cầm. Từ đó, em nghe ngón tay mình tê tê và hao gầy.

Theo khoa tử vi, đường vân tay em nhăn quá, thể hiện đường đời em gian truân biết bao.

Em đi trong mưa, giọt thu chạm khắp mình em. Cứ chỗ nào“không anh”thì giọt thu chạm vào làm“môi đắng niềm đau”.Vậy là cả thể xác em đau? Thật ra, thể xác em không đau mà chính linh hồn em đau; đau đến độ đường gân, thớ thịt cũng đau theo.

Vũ Miên Thảo lấy cái đau của thể xác diễn tả nỗi đau tình cảm trong lòng. Nỗi đau đó rưng rưng từng thớ thịt, nhưng chính xác ra, nó đang gặm nhấm tâm tư của nàng. Vế thơ trên cho thấy, cơn đau trùm lên bóng chiều nhá nhem,vế thơ nầy cho ta hiểu cơn đau thu vào nội tâm, chạy trong đường máu, biểu hiện nỗi cô đơn cùng tận, chỉ một mình nàng gánh chịu.

Qua vế thơ thứ ba, tác giả đưa cái vu vơ của sự“không nhau”và bây giờ mới thấy có nột chút gì gió trăng trong cuộc tình:

Tháng của mùa nên ta không nhau
hạnh phúc trốn sau chòm mây xám
trăng không bóng chỗ anh ngồi lại trống
đêm mùa vàng thêm chút nữa xanh xao

À! Bây giờ mới vỡ lẽ ra, hai vế thơ trên chàng đã mang giùm tâm trạng đau buồn và than thở cho em. Ở hai vế thơ sau, chàng mới than thở cho chính mình.

“Tháng của mùa nên ta không nhau”. Câu thơ thể hiện đường tình bị chia cắt do đường đời làm đứt đoạn. Và họ vẫn yêu, vẫn chia đau khổ cho nhau, nhưng ngã rẽ cuộc đời buộc phải xa cách. Nàng đi trong trời nhá nhem, chàng ngồi trong bóng tối trống rỗng, xanh xao. Hai bức tranh buồn phát hoạ hai hình ảnh cô đơn, luỹ thừa sự trống vắng, xanh xao, đơn độc và phân rẽ tăng lên.

Qua vế thơ chót, tác giả đã nói lên sự dằn vặt trong tâm tư chàng. Chàng nói những điều ngược lại với lòng mình, như tự vỗ về nỗi đau đang cấu xé:

Tháng của mùa sao lại nghe nao nao!
lối xưa sẽ về son gót mới
hồn đã cũ cớ gì ta cứ đợi!?
một vụn tình! Ai bảo chẳng hư hao?!


Dấu than và dấu hỏi đánh liên tục trong vế thơ nầy, chứng tỏ sự bấn loạn trong tâm hồn tác giả. Tiếng kêu đau đớn xuất hiện trong dấu than, rồi sự thắc mắc vì sao phải đau xuất hiện trong dấu hỏi và ngược lại. Tác giả không bao giờ giãi đáp được cho mình. Đó là tâm trạng của những loài yêu bằng trái tim không bằng lý trí.

Vũ Miên Thảo yêu bằng trái tim mình, một trái tim mang chung hai nỗi đau của cả hai người. Tác giả đau cho nàng trước, rồi đau cho mình sau. Muốn quên mà dễ đâu quên được, muốn xem sự hư hao là lẽ thường mà nào đâu làm được:“hồn đã cũ cớ gì ta cứ đợi! / một vụn tình! Ai bảo chẳng hư hao?!”

Thơ Vũ Miên Thảo là thế. Một thứ thơ như những bức tranh lập thể, chuyển các đối tượng ba chiều vào trong một mặt phẳng tranh, tạo thành tổng các thời khắc riêng biệt và góc nhìn khác nhau, được nhìn thấy bằng đôi mắt tâm trí. Vì vậy, đọc thơ Vũ Miên Thảo ta không những chỉ thấy cái hay bằng những gì ta hiểu mà ta còn thấy cái hay bằng những ý tứ xa vời, trừu tượng ngoài tầm hiểu biết của ta mà ta chỉ cảm nhận được ./.



Châu Thạch



Con Bướm Vừa Bay Đến Nụ Hồng











Em nghe lời anh, anh rất mừng, bệnh gì rồi cũng sẽ thành không nếu em cứ nhớ lời anh nói: con bướm vừa bay đến nụ hồng…
.............
Tưởng tượng nếu hoa không có bướm, khu vườn buồn bã biết bao nhiêu! Nếu em không có anh thăm hỏi, cây trụ đèn kia gió cũng xiêu…

Em nghe lời anh, em uống thuốc. Em bưng ly sữa thấy anh liền. Đừng ăn rau nhé khi em bệnh; ăn cháo, anh cầm muỗng đút em…

Ráng nhé, nghe em, mấy bữa thôi! Bệnh coi như tại nắng mưa trời. Vắng anh thì tại trời dông bão, bệnh khiến người ta giận…mất vui!

Anh nói, em cười một chút đi! Anh không hôn miệng mà hôn mi. Anh hôn, em nhắm hai con mắt, cái miệng em cười duyên dáng ghê…

Em bệnh mấy ngày, em ủ dột. Em lo không bằng anh lo đâu! Dĩ nhiên ai cũng đôi lần bệnh, đừng nặng bây giờ, để kiếp sau…

Kiếp sau, hai đứa mình mây khói, không có vi trùng trong khói mây, chỉ có tình yêu mây khói quyện…như bây giờ tóc em trên vai!

Em tóc buông vai tóc hững hờ. Hồi em con gái tóc là thơ. Ngàn năm em vẫn là con gái, anh dẫn em về một bến mơ…

Trần Vấn Lệ

ĐOÀN TÀU & SÂN GA‏




Có người nói, đoàn tàu và tình yêu, có chỗ giống nhau, là đã đến và rồi sẽ đi!

Nhưng riêng tôi, tôi vẫn nghĩ sân ga như một người yêu bé nhỏ, ngày ngày tháng tháng ngóng đợi chàng về. Còn con tàu như một người trai, lính trận, cứ mãi đi xa. Thoảng hoặc trở về, ấm ủ người yêu bé nhỏ, tội nghiệp mãi hoài ngóng trông, nhưng rồi chàng lại ra đi, như trong một bài hát nào đó, người yêu, lính trận, đã hứa hẹn nồng nàn:

“Xin em tin không dối lừa em
Xin em tin nơi mối tình anh
Chớ nhốt trong vòng tay êm ái
Những cánh chim hồ hải
Em ơi! Tình yêu đó chóng phai hương ái ân…

Hẹn một ngày mai, đàn thay tay súng
Tạ từ niềm vui đèo cao gió núi
Người lính thất hứa và hay quên
Đem chiếc áo cưới nhờ thêu them
Một câu ngắn: “Anh đền!”



Ngày tôi còn bé, tôi yêu đoàn tàu và những sân ga. Có lẽ bởi vì tôi sống ở Nha Trang. Nhà tôi không xa ga xe lửa là mấy. Ngày ngày nghe tiếng xình xịch, tiếng còi rúc, tiếng lao xao mỗi khi tàu đến, và cả tiếng vọng về từ xa, khi đoàn tàu xa dần thành phố

Tôi yêu cái không khí xôn xao của những sân ga ngày xưa. Mỗi khi tàu ngừng bánh, mọi người náo nức xuống mua quà. Mỗi sân ga có những đặc sản khác nhau. Như xoài & thanh long ở Nha Trang, như mực & tôm ở Phan Thiết, như gà ở Quảng Ngãi, ….Ngày xưa,mỗi mùa hè, anh em chúng tôi, thường được cha mẹ, cho đi đó đây. Và điều kiện là, năm học vừa qua phải được lãnh thưởng hay giấy khen, vì thế chúng tôi luôn luôn cắm đầu vào… học!

Hai ông anh tôi, không lần nào bỏ lỡ cơ hội, chen chúc vội vã xuống tàu, dù là ban ngày hay ban đêm. Họ sung sướng tán tỉnh mấy cô bán hàng. Tôi ngồi nhìn theo, cảm thấy vui vui. Họ cứ lang thang trên sân ga như thế, mãi đến khi “ông phất cờ” huýt một hồi còi, dài thật dài, họ vẫn thư thả cười nói với mấy cô bán hàng, chưa chịu lên tàu! Tàu xình xịch chuyển bánh, tôi nhoài người ra nhìn lại, hai người nhăn nhở giơ tay vẫy vẫy. Thật là sốt ruột và lo lắng! Tôi sợ họ bị bỏ rơi ở sân ga, và tôi sẽ bơ vơ một mình, giữa những người xa lạ! Nhưng rồi, họ cũng bám được vào một toa hành khách, gần cuối! Tôi định làm mặt giận, nhưng khi thấy họ, tay xách tay mang, nào soài, nào ổi, nào bánh ú, lạc luộc,…Tôi reo lên mừng rỡ, quên hết cả giận hờn và lo lắng. Thật là tuyệt, toàn là những thứ, ngon ơi là ngon !

Nha Trang ngày xưa, có biết bao chỗ để chơi. Hằng ngày chúng tôi hít thở gió biển, vì trường tôi rất gần biển xanh và cát trắng. Con đường Duy Tân chạy dài theo bờ biển, với những hàng dừa xào xạt quanh năm. Gần như suốt mùa hè, chúng tôi tắm biển. Biển mênh mông một màu xanh ngọc bích. Biển rộn ràng với sóng vỗ. Biển rực rỡ vào những ngày nắng hạ, với bao màu sắc của những mảnh áo tắm, trên thân hình thon nhỏ của các cô thiếu nữ. Bên kia đường, những dãy biệt thự im ắng, xinh xinh. Con đường ven biển có nhiều nơi ghi dấu kỷ niệm của dân Nha Trang, nào là sân bay, nào là trại lính Hải Quân, nào là Hải Học Viện, và bên kia đường là Cầu Đá. Nơi ấy, tôi có rất nhiều kỷ niệm với anh tôi.

Ngày ấy, tôi thường theo anh tôi, đi xuống Cầu Đá. Anh tôi, đi đâm “bạch tuộc” (?), còn tôi, tôi cũng đeo kính, nhưng chỉ để ngắm từng đàn cá tung tăng quanh những đóa san hô rực rỡ!

Trên đường đến trường, tôi thường đi ngang Nhà Thờ Núi, còn gọi là Nhà Thờ Đá. Theo tôi tìm hiểu thì, Nhà Thờ này tọa lạc trên đỉnh đồi Hoàng Lân, khởi công xây dựng ngày 3/9/1928 và hoàn thành vào tháng 9 năm 1933. Trông Nhà Thờ thật trang nghiêm, kiến trúc đẹp và uy nghi ở trên cao, thánh giá trên đỉnh tháp chuông cao 38 mét, so với mặt đường. Ngày còn bé, mỗi khi đến gần ngày thi, tôi thường đến Nhà Thờ, tìm nơi vắng vẻ để ôn bài. Sau này lớn lên, ở xa về, chúng tôi dắt bạn đi thăm Nhà Thờ, cảm thấy gần gũi và ấm áp, như trở về quê hương yêu dấu.

Khi còn học Võ Tánh, tôi rất hãnh diện vì là học trò của ngôi trường mang tên vị Tướng đã tuẫn tiết theo thành. 

Những năm ấy, trường tôi hay tổ chức cắm trại. 

Tôi nhớ lần theo nhà trường đi Đại Lãnh. Đại Lãnh là một bãi biển đẹp, hiền hòa với làn nước trong xanh phủ trên dải cát trắng mịn màng, bên hàng phi lao vi vu gió thổi. Cả đám chúng tôi nôn nao từ nhiều ngày trước. Ngày kéo nhau lên tàu, mới phấn khích làm sao! Chúng tôi không thể ngồi yên, đứa nào cũng thò đầu ra ngoài, để gió mơn man. Chúng tôi hát vang, gió lùa khiến giọng hát của chúng tôi như được cộng hưởng, nghe êm hơn, ngân nga hơn. Điều ấy càng làm cho chúng tôi say sưa hơn. Chúng tôi hát hết bài này, qua bài khác.

“Nào anh em ta, cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng
Ta nguyền đồng lòng, điểm tô non sông
Từ nay ra sức anh tài
Đoàn ta chen vai nề chi chông gai, lên đàng
Ta người Việt Nam. Nhìn tương lai huy hoàng
Đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang…”
Rồi đến,
“Đây Bạch Đằng Giang, sông hùng dũng, của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng. giống anh hùng, Nam Bắc Trung…”

Hát mãi, đến một lúc thì hát nhảm, “Tó te cây me đánh đu, Tarzan nhẩy dù, Zero bắn súng. Chết cha con ma nào kia, …”

Đêm ấy, sau khi lửa trại, cơn mưa từ đâu chợt ập đến. Hàng phi lao mong manh ven biển, không đủ kín, để che cho chúng tôi ! Thế là thầy trò kéo nhau vào nhà ga gần đó. Các cô giáo và nữ sinh, thì được ngủ trong nhà ga. Còn thầy giáo và nam sinh, thì phải ngủ ngoài hiên. Chắc là lạnh lắm, mỗi khi gió biển về đêm lùa vào, đem theo cơn mưa giá buốt! Bên trong, đám con gái cũng không ngủ, đó đây có tiếng rúc rich, cả đêm!

Một lần khác, trường Võ Tánh chúng tôi lại đi thăm mộ Ông Yersin và suối Ba Hồ.

Để tôi giới thiệu sơ qua về Bác sĩ Yersin và Suối Ba Hồ nhé!

Bác sĩ Yersin đến Nha Trang lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1891, cuối năm 1899 Ông trở lại Nha Trang, thành lập Viện Pasteur. Ông nghiên cứu thành công cho việc sản xuất thuốc chữa bệnh dịch hạch. Ông sống độc thân suốt 50 năm, ở Nha Trang. Ông sống giản dị, gần gũi nhân dân, nên người dân Nha Trang, nhất là dân Xóm Cồn rất qúy mến ông. Ngày 1/3/1943 ông mất tại Nha Trang.

Còn, Suối Ba Hồ, cách Nha Trang về phía Bắc 25 km, thuộc huyện Ninh Hòa. Từ Hồ Nhất tới Hồ Nhì, phỉa men theo bờ suối dốc cheo leo, khoảng gần 1km. Từ Hồ Nhì tiếp tục ngược lên Hồ Ba, tuy gần hơn, chỉ khoảng 300 mét, nhưng lau lách um tùm, đá dựng cheo leo, thách thức những ai muốn đến tận cùng cảnh đẹp.

Chúng tôi cũng lũ lượt kéo nhau lên tàu, từ ga Nha Trang. Đứa nào cũng hồ hởi, xôn xao. Thò đầu ra cửa sổ, toa này réo gọi toa kia. Lại hát hò vang vang. Nhìn xuống mặt đường lởm chởm đá và các loại cây nhỏ bé mọc, dọc theo đường xe lửa. Chúng tôi cùng hát, “Đường lên Suối Dầu, sao đá nhiều, rau má nhiều, làm xao xuyến tim tôi!…”Hát chẳng ra ngô, ra khoai gì, thế mà chúng tôi cũng cười vui sung sướng ! 

Hôm ấy, leo được đến mộ Bác sĩ Yersin, chúng tôi rụng rời tay chân. Cả lớp vây quanh ngôi mộ chụp ảnh. Vốn ngưỡng mộ BS Yersin, nên lúc ở đó lòng tôi rạt rào cảm xúc.

Lúc leo Suối Ba Hồ cũng thế, mệt nhoài ra, vì thế chúng tôi lăn ngay vào hồ nước mát rượi, như suối tiên. Bao nhiêu “gian khổ” chợt tan biến!

Tuổi học trò thật tuyệt vời. Chẳng biết buồn là gì! Niềm vui đến thật hồn nhiên. Những vạt áo cột vội vã. Những “tờ rơi” đính vội trên lưng. Những “tâm thư” chuyền âm thầm, tay này qua tay khác. Những tiếng khúc khích bị kìm nén,…

Khi bắt đầu vào lớp Đệ Tứ, tôi theo cha mẹ ra Đà Nẵng, lại những đoàn tàu với sân ga! Trường Phan Châu Trinh của tôi, ở gần nhà ga và nhà tôi ở ven đường xe lửa!

Hằng đêm, tôi nghe tiếng đoàn tàu xình xịch chạy qua. Tiếng tàu chạy nghe buồn bã và gợi nhớ nhiều kỷ niệm. Đã nhiều lần chúng tôi tiễn bạn ở sân ga. Tiếng dặn dò, những bàn tay nắm vội, những cánh tay vẫy gọi khi đoàn tàu xa dần, xa dần rồi khuất hẳn ở khúc quanh, cuối sân ga. Ra về, cảm giác trống vắng, khiến lòng người trùng xuống, hụt hẫng. Mỗi khi ở sân ga, tôi hay nhớ bài hát của Cung Trầm Tưởng,

“Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa Đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách

Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng…”

Ga Lyon đèn vàng…Tôi chợt nhớ lại, hình như ở ga nào, cũng chỉ có “đèn vàng” ! Không như bây giờ, ga tàu điện khắp nơi, đèn néon sáng trưng. Tôi thích “đèn vàng” hơn, vì nó mờ mờ ảo ảo, nó như chia sẻ với người đi kẻ ở, nỗi buồn chia ly, nó dịu dàng và ấm áp hơn.

Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Chợt thấy mình như đã lớn, khi biết vội vã kéo nghiêng vành nón, biết ngại ngùng khi bắt gặp ánh mắt ai nhìn. Tôi yêu Đà Nẵng với những ngày tháng êm đềm của tuổi mộng mơ.

Đà Nẵng với sông Hàn êm ả. Sông Hàn ngày ấy, không có nhiều cầu bắc ngang như bây giờ! Sông Hàn với những hàng cây đầy bóng mát, với ghế đá đợi chờ. Nhìn qua bên kia là An Hải, Tiên Sa và Non Nước. Những con đò nhỏ dập dềnh trên sông. Tôi đã vẽ một bức tranh đen trắng, về dòng sông Hàn. Tôi yêu sông Hàn êm vắng ngày xưa.

Non Nước với đường lên Thiên Đàng! Ngày ấy, chúng tôi khổ sở, chui vào một hang hun hút, tối om, khúc khuỷu, trơn trợt, cố leo lên “Thiên Đàng”. Leo gần đến Thiên Đàng, thì chợt thấy chút ánh sáng le lói. Chui ra khỏi hang, thấy mình đứng trên “đỉnh núi”. Gió lồng lộng. Nhìn thấy toàn bộ Ngũ Hành Sơn. Thú vị quá! Dù không phải Thiên Đàng thật, nhưng sảng khoái làm sao! Nhưng chắc gì Thiên Đàng thật đã là một nơi thú vị, như lúc ấy? Hít hà cho đã! Nhưng rồi cũng phải rời Thiên Đàng để trở về! Làm sao đây? Đi lên đã khó, bò xuống càng thê thảm hơn! Chúng tôi quyết định “lăn xuống” triền dốc, dù rất dốc!

Đà Nẵng có nhiều bãi biển. Đi qua cầu Trịnh Minh Thế, qua An Hải tắm biển. Biển Đà Nẵng thoai thoải và không có sóng lớn như biển Nha Trang. Lúc vừa bước xuống thì hơi lạnh, nhưng khi đã ngâm mình dưới làn nước trong xanh ấy, thì cảm giác ấm áp làm sao! Nhìn quanh mình, mênh mông đất trời. Tâm hồn chợt thanh thản và yêu đời biết bao!

Ngày ấy, tôi cũng thường đến bãi biển Thanh Bình, đến căn nhà có dàn hoa tím của cô bạn gái ngày xưa. Cô bạn ấy sau này là một nhà văn. Bãi biển Thanh Bình không sạch, đầy xác rong rêu và rác, nhưng vắng vẻ, để mình có thể tâm sự với chính mình.

Cũng như Nha Trang, đến bãi biển Nam Ô ở Đà Nẵng, cũng nghe tiếng vi vu của rặng phi lao. Tôi cũng bắt gặp cảnh này ở một bãi biển Hawaii. Sao biển hay có những rặng phi lao như thế nhỉ? 

Trường Phan Châu Trinh của chúng tôi ở gần Ngã Năm. Ngã Năm với nhiều quán xá. Chúng tôi thường kéo nhau đi ăn kem Diệp Hải Dung, ăn chè Ngã Năm và xem cine.

Bây giờ Đà Nẵng đã đổi thay quá nhiều. Sông Hàn không còn vắng lặng cho tôi tìm lại ngày xưa. Và Ngã Năm đã chìm trong xô bồ của bao đổi thay.
Tôi cứ tiếc mãi ngày xưa!

Tôi tiếc bãi biển Nha Trang yên ắng, chỉ nghe tiếng sóng biển dạt dào, tiếng vi vu của hàng phi lao, và ven biển không gian thoáng đãng, chứ không ồn ào hỗn độn, như bây giờ!

Tôi tiếc Hòn Chồng xa thành phố, phải “vượt đèo” trên con đường quanh co thơ mộng, để đến với 4 hòn đá chồng lên nhau, từng cặp, trông như hình người vợ bé nhỏ bên chồng! Chúng tôi thường ngồi trong một lỗ trũng của năm đầu ngón tay, hằn sâu trong đá. Tắm ở đấy, coi chừng con hà cứa tay đấy!

Thời gian trôi qua, cuộc diện đổi thay. Tất cả đã trở thành dĩ vãng!

Nhưng dù vui hay buồn, với tôi, dĩ vãng cũng đã là một phần đời!

Tôi thường nghĩ về những tháng ngày êm ả đã qua. Và đẹp nhất vẫn là kỷ niệm của một thời cắp sách, của những nơi chốn tôi đã đi qua lúc tuổi đời êm đềm nhất, thắm thiết nhất, và dễ thương nhất.

Dù cuộc sống có thế nào, dù đang phải hòa mình vào dòng chảy, trên đất khách. Trong tôi ngày xưa vẫn còn đó. Trong tôi âm vang của tiếng còi rúc, tiếng xôn xao của sân ga và tiếng xình xịch buồn bã khi con tàu rời ga vắng, vẫn lắng đọng như ngày nào. 

Có người nói, đoàn tàu và tình yêu, có chỗ giống nhau, là đã đến và rồi sẽ đi!

Nhưng riêng tôi, tôi vẫn nghĩ sân ga như một người yêu bé nhỏ, ngày ngày tháng tháng ngóng đợi chàng về. Còn con tàu như một người trai, lính trận, cứ mãi đi xa. Thoảng hoặc trở về, ấm ủ người yêu bé nhỏ, tội nghiệp mãi hoài ngóng trông, nhưng rồi chàng lại ra đi, như trong một bài hát nào đó, người yêu, lính trận, đã hứa hẹn nồng nàn
:
“Xin em tin không dối lừa em
Xin em tin nơi mối tình anh
Chớ nhốt trong vòng tay êm ái
Những cánh chim hồ hải
Em ơi! Tình yêu đó chóng phai hương ái ân…

Hẹn một ngày mai, đàn thay tay sung
Tạ từ niềm vui đèo cao gió núi
Người lính thất hứa và hay quên
Đem chiếc áo cưới nhờ thêu them
Một câu ngắn: “Anh đền!”


Vũ Thị Bích

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Chỉ văn minh phần xác




 Lâm Việt (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
.
Những vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!
.
Nhiều người đã giật mình khi nghe chuyện hai ông bà cụ muốn đến với nhau ở tuổi 91. Ở tuổi đó mà họ vẫn thể hiện sự trân trọng cuộc sống và tình người.




Hạnh phúc tuổi già.

Ở phía ngược lại, chúng ta lại lạnh lưng với những vụ chém giết man rợ của nhóm côn đồ trên đê sông Đáy. Xa hơn nữa là chuyện cô bé xinh đẹp bị săm hình rết lên mặt, ba thanh niên trẻ tuổi vô cớ dội nước người đi đường…



Điều gì đáng giật mình hơn? Nên bước ra với cuộc đời mỗi sớm mai hay thu mình giữ lấy thân?

Một câu hỏi mà nhiều người đã không nghĩ tới: Sao các nước phát triển “lắm tiền nhiều của” mà người ta vẫn đầu tư rất nhiều vào văn hóa? Đương nhiên, họ không thích chơi trội như đám cưới đình đám của đại gia Việt. Với họ, danh tiếng luôn đi trước tiền bạc. Danh tiếng tự nuôi sống mình bằng chữ tín chứ không cậy nhờ vào đồng tiền để đánh bóng.

Tôi đã chứng kiến một người nước ngoài sang trọng vuốt thẳng từng tờ bạc lẻ khi trả tiền một tách cà phê. Trước đó, ông đã xin chút nước sôi để khuấy đều và uống nốt những hạt đường dưới đáy tách. “Một ứng xử văn hóa của một người văn minh”, anh bạn ngồi cạnh tôi khi đó đã thốt lên như vậy….

Giờ đây, khi đời sống tiêu dùng đã phần nào bão hòa thì nhiều người mới thấm: Xế hộp để mang theo đao kiếm, máy tính để chat sex, sắm điện thoại sành điệu để con trẻ lột áo quay phim nhau. Trẻ em được chăm chút bằng phiếu bé ngoan để rồi ra đường nhập vào bầy sát thủ… Tất cả đều nói lên một điều: tiền bạc và công nghệ không thể làm thay phần việc của “bà mẹ văn hóa”.

Phải chăng, càng hiện đại về phần xác thì lại càng man rợ về phần hồn. Tục săn đầu người của các bộ tộc có đáng sợ bằng việc thanh niên có học chặt người thành nhiều mảnh vứt mỗi tỉnh một phần? Tục hiến tế trinh nữ có man rợ bằng việc cưỡng hiếp rồi giết chết các cô gái? Thậm chí, có kẻ còn nhẫn tâm cưỡng dâm cả xác chết…

Tuy chỉ là một bộ phận trong xã hội nhưng ung nhọt đó đủ làm tê tái cả một cơ thể cộng đồng.

Tóm lại, văn hóa là cái không thể trao đổi trong đời sống tiêu dùng, không thể trực tiếp đáp ứng được những đòi hỏi quen thuộc mà chúng ta thường định tính là “miếng cơm, manh áo”. Nhưng cao hơn bất kỳ sức mạnh, hay luật lệ nào, nó có thể kiểm soát được nhân tính.

Vào thời điểm cuộc sống còn đơn giản, kinh tế và công nghệ chưa phát triển, thực ra vai trò của văn hóa không lớn lắm. Bởi lẽ, con người có ít cái để tính, ít ham muốn và kiêng nể nhau. Thế nhưng, khi tất cả đã phát triển, tư duy lợi nhuận, sức mạnh cộng nghệ… dễ làm người ta lóa mắt.

Một chiếc ti vi công nghệ mới, mạng internet tốc độ cao đủ tạo nên một thế giới ảo khiến bạn coi thường tình cảm với người hàng xóm. Ngồi trong xe hơi sang trọng không còn cảm giác chạm mặt người qua đường. Kéo, thả màn hình cảm ứng có thể tâm sự không giới hạn, thay vì đến tận nhà thăm hỏi một người thân và cảm nhận cuộc sống của họ… Chúng ta đã tạo ra và rồi chính chúng ta lại bị vây hãm giữa bầy “quái vật” công nghệ đó.

Những vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!

————