Một là:
Không coi viết văn làm thơ là nghề mà coi nó là nghiệp, là sự nghiệp. Nghề và nghiệp rất khác nhau. Nghề là mục đích làm ra tiền để kiếm sống, dùng mọi thủ đoạn và lao động cơ bắp để kiếm tiền, cạnh tranh quyết liệt để tồn tại. Nhưng viết văn, làm thơ đâu phải như vậy. Nhà văn và lao động nhà văn đứng cao hơn thế rất nhiều. Quyển sách của nhà văn chân chính viết ra chắc chắn không phải chỉ có mục đích duy nhất là kiếm tiền, dù cũng có tiền. Cái đứng cao hơn đồng tiền là nó chuyển tải văn hóa sống đến cộng đồng, là mang thông điệp làm người đến đồng loại để vươn tới một tầm cao văn minh, làm cho con người ngày càng hoàn thiện về các mặt chân thiện mỹ... Hãy coi văn chương là nghiệp, nghiệp lớn mà mỗi nhà văn là một sứ giả của Trời mang sứ mệnh cao cả thổi luồng gió mới vào những tâm hồn bình lặng. Ai coi văn chương là nghề, người ấy không phải là nhà văn!
Hai:
Hai:
Nhất quyết không viết vì tiền. Ở Việt Nam ta, những tác phẩm hay nhất là những tác phẩm không có xu nhuận bút nào. Truyện Kiều ai trả nhuận bút cho Nguyễn Du, ai trả nhuận bút cho thơ Hồ Xuân Hương, cho thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương... Tôi đố những vị lĩnh nhuận bút trăm triệu ngày nay giám đọ văn chương với những người không có xu nhuận bút nào thời ấy? Thế thì văn hay là phải ít tiền, càng ít tiền bao nhiêu văn càng hay bấy nhiêu. Ngày nay rất nhiều bài văn hay trên mạng không có xu nhuận bút nào mà nhiều bài báo in không đọ nổi. Muốn nhiều tiền thì viết văn theo đơn đặt hàng, để rồi biến nhà văn thành thợ văn...
Ba là:
Ba là:
Nhà văn không được nịnh ai, ngoài đời không nịnh ai, trên trang viết không nịnh ai để bảo toàn nhân cách nhà văn. Trong Hội nhà văn, chúng ta kính trọng các lãnh đạo nhưng quyết không xu nịnh lấy lòng ai, vị nào không làm tròn chức phận anh đầy tớ là ta cạo gáy luôn, có thế thì Hội ta mới vươn lên tầm cao được. Ngoài xã hội thì không nịnh quan. Chưa bao giờ những người làm quan lắm tội như bây giờ. Gặp các quan ta hãy trừng mắt mà áp đảo để cảnh báo rằng tớ là nhà văn đây, nếu cậu mà tham ô, hống hách, cửa quyền bắt nạt dân là tớ viết bài choảng luôn! Quan có nhã ý biếu cái phong bì thì hãy lắc đầu quay đi. Ngày xưa Khuất Nguyên có dạy ta rằng người đời đục thì nhà văn phải trong, người đời say thì nhà văn phải tỉnh, nhà văn tỉnh được giữa cái lúc đời đang say, nhà văn trong được giữ cái lúc đời đang đục, ấy là bảo tồn được nhân cách nhà văn.
Bốn là:
Bốn là:
Không nên đặt hàng các nhà phê bình viết hay cho tác phẩm tồi của mình. Ngày nay các nhà phê bình bị chê cười quá nhiều có một phần trách nhiệm từ các nhà văn. Một số cây bút viết rất kém liền kết thân với một số nhà phê bình chiêu đãi họ để họ làm vai trò phù thủy biến cái đống rác văn chương của mình thành đỉnh cao sáng tạo... Chính vì thế mà ngày nay cầm đến tờ báo hay quyển tạp chí, đọc lướt các bài giới thiệu sách người không am hiểu văn chương cứ tưởng ở Việt Nam văn hào thi hào đang nở rộ, thật ra thì chỉ có nở rộ văn thơ rởm mà thôi... Còn các nhà phê bình, nếu các bạn cứ viết phê bình như các bạn đang viết hiện nay thì đến giữa thế kỷ này ngành phê bình sẽ chết hẳn, chấm dứt vai trò cái roi quất cho con ngựa sáng tác lồng lên đã tồn tại nhiều thế kỷ, và khi các bạn xuống âm phủ gặp các nhà phê bình giỏi dưới ấy như cụ Hoài Thanh chẳng hạn sao các bạn cũng bị các cụ bạt tai vì tội làm hỏng cả một nghành quan trọng thời hội nhập.
Năm là:
Năm là:
Không nên ồ ạt dịch văn học Việt Nam ra nước ngoài, họ nếm phải của giả thì họ sẽ chán, đến khi có của thật thì họ sẽ lắc đầu vì cho là của giả. Qúy hồ tinh không quý hồ đa. Cho người ta ăn một miếng thật ngon hơn là cho ăn mười miếng dở. Làm thế nào cho thế giới nếm văn chương Việt Nam, nếm đến đâu là gật gù đến đấy. Muốn vậy thì phải lấy chất lượng văn chương làm tiêu chí cao nhất để quyết định dịch và giới thiệu với bạn đọc nước ngoài. Tác phẩm nào dù có đến mười cái cao mà có một cái bị thấp là chất văn học thì kiên quyết loại bỏ. Lấy tác phẩm là chính, tác giả là phụ. Tác giả dù to bằng quả bưởi, mà tác phẩm lại chỉ bằng hạt đỗ, hãy loại ngay. Ngược lại tác giả chỉ bằng hạt đỗ mà tác phẩm của ông ta như trái núi thì hãy để lên đài hoa cho thiên hạ cùng chiêm ngưỡng... Đấy mới là cao tay cho những ai đang cầm cân nảy mực cho văn học nước nhà. Nếu không làm như thế thì ôi thôi, hết nói!
Sáu là
Sáu là
không nên tổ chức quá nhiều cuộc thi văn chương dễ gây nhiễu loạn. Nhà văn cũng không nên chạy đua lấy giải thưởng bằng mọi giá. Tôi đã nhiều lần lên tiếng rằng các giải thưởng tràn lan chấm bố toác như hiện nay đang làm hại văn chương, vì ngồi chiếu nhất văn chương có khi lại là một anh mõ mà thôi. Sự nhầm chỗ do chấm bố láo là cái búa tạ phang vào ngôi nhà văn để dẫn đến nguy cơ đổ sập có ngày...
Vì sao tôi lại khuyên các nhà văn muốn có văn chương đích thực thì đừng có chạy theo đuôi các giải thưởng? Là vì sẽ mất tự do sáng tác, bị gò ép theo khuôn mẫu của hào quang đom đóm. Văn chương chứ đâu phải cái lưỡi câu mà uốn lên uốn xuống thế nào cũng được? Cố nặn ra những hàng chữ không phải là tâm đắc của mình thì một phần hay, chín phần dở, treo cái bằng khen lên là rơi nước mắt vì buồn... Tôi nói như thế có nghĩa là đừng ép mình sáng tác cái gì mà mình không thích, còn như ta sáng tác cái ta thích mà được giải thì càng tốt.
Gớt nói: Tất cả mọi lý thuyết đều là mầu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi. Mượn cách nói của Gớt tôi nói: Tất cả các giải thưởng đều là mầu xám, chỉ có lời khen của bạn đọc là mãi mãi xanh tươi...
Ở nước ta có một con người vĩ đại trên ngực không lấp lánh huân chương, trên tường nhà không treo các bằng học hàm học vị, không một mảnh bằng khen, giấy khen, không nhận một giải thưởng nào dù to, dù nhỏ... Người ấy là Hồ chí Minh danh nhân văn hóa! Nếu thật lòng muốn học tập đạo đức Hồ chí Minh thì các nhà văn chúng ta nên bắt đầu học từ đấy...
TRẦN QUỐC TIẾN
Vì sao tôi lại khuyên các nhà văn muốn có văn chương đích thực thì đừng có chạy theo đuôi các giải thưởng? Là vì sẽ mất tự do sáng tác, bị gò ép theo khuôn mẫu của hào quang đom đóm. Văn chương chứ đâu phải cái lưỡi câu mà uốn lên uốn xuống thế nào cũng được? Cố nặn ra những hàng chữ không phải là tâm đắc của mình thì một phần hay, chín phần dở, treo cái bằng khen lên là rơi nước mắt vì buồn... Tôi nói như thế có nghĩa là đừng ép mình sáng tác cái gì mà mình không thích, còn như ta sáng tác cái ta thích mà được giải thì càng tốt.
Gớt nói: Tất cả mọi lý thuyết đều là mầu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi. Mượn cách nói của Gớt tôi nói: Tất cả các giải thưởng đều là mầu xám, chỉ có lời khen của bạn đọc là mãi mãi xanh tươi...
Ở nước ta có một con người vĩ đại trên ngực không lấp lánh huân chương, trên tường nhà không treo các bằng học hàm học vị, không một mảnh bằng khen, giấy khen, không nhận một giải thưởng nào dù to, dù nhỏ... Người ấy là Hồ chí Minh danh nhân văn hóa! Nếu thật lòng muốn học tập đạo đức Hồ chí Minh thì các nhà văn chúng ta nên bắt đầu học từ đấy...
TRẦN QUỐC TIẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét