Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Báo động đỏ về sự dối trá


 Nguyễn Khắc Phê 



.
Trách nhiệm chủ yếu của nhà trường là đào tạo nên những con người chân chính. Điều này không có gì mới lạ. Cha ông ta xưa từng nói “Tiên học lễ…” (Chữ “Lễ” cần được hiểu một cách toàn diện và thích hợp với thời đại mới). Vậy mà xã hội và nhà trường hiện nay lại đầy dẫy những hiện tượng “vô lễ”. Hãy nói trước hết đến “bệnh thành tích” đồng thời bộc lộ cùng với vô số các “cậu Tú” dự thi đại học đạt điểm cực kỳ thấp vừa qua cũng đã được dư luận báo động.

Ngay sau kỳ thi tuyển vào lớp 10 vừa qua và ngay ở một thành phố vốn có truyền thống học hành, tôi đã “chất vấn” một cán bộ có trách nhiệm ở Sở Giáo dục khi đọc thấy bảng điểm thấp một cách thảm hại: “Học sinh kém như thế, sao các ông lại cho tốt nghiệp phổ thông cơ sở gần như 100%? Vị cán bộ cười một cách đau khổ mà rằng:

“Sao anh lại trách bọn tôi? Nếu Uỷ ban và Tỉnh uỷ cho phép thì ngay kỳ thi sang năm sẽ khác ngay…” Sợ rằng câu nói của vị cán bộ không trung thực hoặc đây là trường hợp cá biệt, tôi chưa dám công bố với ai thì bỗng đọc được tiếng báo An ninh thế giới số cuối tháng 9/2003, GS, TS Nguyễn Cảnh Toàn cho biết: “cách đây 15 năm, bấy giờ tôi đang làm Thứ trưởng… có một ông Giám đốc Sở tình nguyện đi tiên phong. Ông ấy chỉ đạo việc thi phổ thông trong tỉnh rất chặt. Chỉ tốt nghiệp có 30 – 40% thôi nhưng Ủy ban không chịu, Hội đồng nhân dân không chịu…”

Xin lưu ý chuyện cách đây 15 năm rồi, tức thuộc thế kỷ trước, tức cái bệnh này đã mắc lâu lắm rồi! Điều đáng lưu ý nữa là ngành giáo dục muốn chữa mà không được phép! Và nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn bệnh “thành tích” cần phải nói đúng sự thật, căn tiêu nguyên bệnh chủ yếu là sự dối trá. Xin được lưu ý điều nữa: bệnh dối trá đâu chi có trong giáo dục. Chúng ta có thể dẫn ra vô vàn chứng cớ ở khắp các địa hạt. Chỉ riêng vụ án Lã Thị Kim Oanh đã phơi bày biết bao sự dối trá. Tôi đã chứng kiến một kỹ sư nộp hồ sơ đấu thầu xây trường học do Nhật Bản viện trợ khai rằng trong tay có bao nhiêu là máy móc hiện đại công nhân lành nghề, nhưng thực tế chỉ là con số 0! Rồi bao nhiêu là đơn vị xí nghiệp lãi giả lỗ thật…

Cả đến mồ liệt sĩ cũng dám làm giả (xảy ra ở một nghĩa trang Quảng Trị mà báo chí đã nêu) thì không cần gì nêu dẫn chứng thêm nữa! Bệnh dối trá thật sự nghiêm trọng vì có thể nói nó đã thành nếp sống của nhiều người (ít ra, theo GS, TS Nguyễn cảnh Toàn, thì nó đã kéo dài 15 năm, thành “nếp” là chuyện tất nhiên!) và nhiều khi người ta hãnh diện công khai nói to giữa chốn đông người: “Thật thà như ông làm sao sống được! Thời thế này phải biết dối trá mới làm ăn được”! Những câu nói, những dòng chữ làm chúng ta đau lòng biết bao, nhưng bưng bít một sự thật như thế chỉ dẫn đến tai hoạ.

Vì vậy vấn đề đáng “báo động đỏ, trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người. Riêng với ngành giáo dục, bệnh thiếu trung thực là bệnh nặng, ít ra kéo dài đã hơn 15 năm. Dù đau đến mấy cũng phải chữa, để các thế hệ con em chúng ta thực sự nên người. Cuộc “đại phẫu” đau đớn này chỉ có thể được thực hiện nếu các cấp lãnh đạo và toàn xã hội ủng hộ.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đây Hãy thử đặt câu hỏi: Vì sao bệnh “thành tích”, lối sống dối trá lại có thể bám dai dẳng trong cơ thể chúng ta như thế? Đây cũng là vấn đề thật hệ trọng.

Hẳn là sẽ có nhiều cách lý giải. Thiển ý của tôi, nguyên nhân chủ yếu là điều kiện, cơ chế xã hội đã tạo đất sống cho những thứ giả dối, kém chất lượng. Một thứ hàng hoá kém chất lượng có thể “lừa” khách hàng khi họ chưa hao giờ được dùng hàng thứ thiệt, hoặc không có biện pháp, trình độ đề kiểm tra, có khi đơn giản chỉ vì loại hàng giả ấy bày bán ở chỗ mờ mờ ảo ảo u u minh minh nên người mua không thể nhận biết!

Không phải hoàn toàn giống thế, nhưng loại người “giả”, kém chất lượng vẫn “sống”, thậm chí nhiều khi chỉ huy cả người giỏi vì công việc chỉ yêu cầu trình độ thấp, hoặc là công việc có thể dựa đẫm, “hữu danh vô thực” chẳng có công cụ nào kiểm tra được, có khi họ được trọng dụng theo kiểu “cáo mượn oai hùm”, nhờ núp bóng, dựa vào một thế lực nào đó.

Như vậy, cốt lõi chính là vấn đề sử dụng con người. Khi người tài thực sự được trọng dụng và có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, khi việc tuyển dụng và đề bạt cán bộ có cơ chế, có biện pháp kiểm tra năng lực một cách công khai, loại bỏ những thế lực ngầm tạo ra tệ nạn “chạy chúc” thì những kẻ “học giả” do bệnh “thành tích” và tệ đối trá sản sinh ra sẽ bị loại trừ. Và khi đó, tất nhiên, những “cậu Tú”, những Cử nhân, Tiến sĩ sẽ thực sự xứng đáng với danh hiệu của mình.
Cho dù lớp “học giả” và các thế lực ngầm vẫn luôn muốn duy trì lề lối cũ, xu thế thời đại và thị trường lao động ngày càng rộng mở (như thành phố Thượng Hải đã tuyển rất nhiều chuyên gia giỏi của nước ngoài vào giữ những cương vị quan trọng tại nhiều xí nghiệp) buộc chúng ta phải thay đổi cách học, cách dạy, cách chọn người, để đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu trên trường quốc tế.
———

Cửa Hàng Bán Chồng



Ngay lối ra vào cửa hàng có treo một bảng nội quy với nội dung sau đây:

1. Bạn chỉ có thể vào cửa hàng 1 lần duy nhất.

2. Cửa hàng có 6 tầng, càng lên cao thì hàng càng chất lượng.

3. Bạn có thể chọn bất cứ người đàn ông nào trên tầng bất kỳ hoặc leo lên tầng cao hơn.

4. Chỉ được phép chọn từ tầng dưới lên, không cho phép leo trở xuống để chọn lại.





Một chị nọ sau khi dừng chân trước tấm biển trước lối vào cửa hàng liền quyết định vào trong để thử vận may.

Sau khi đọc dòng chữ: "Những người đàn ông có công ăn việc làm" trên tấm biển treo trên lối vào tầng 1, chị nọ liền đi thẳng lên tầng 2.

Tấm biển trên lối vào tầng 2 ghi: "Những người đàn ông có công ăn việc làm và yêu trẻ con". Chị đi tiếp lên tầng 3.

Tấm biển trên lối vào tầng 3 ghi: "Có công ăn việc làm, yêu trẻ con và đẹp trai".

- Ái chà, được đấy! – Chị nọ nghĩ bụng, nhưng chân vẫn bước lên tầng 4.

Trên lối vào tầng 4, tấm biển đề: "Có công ăn việc làm, yêu trẻ, đẹp trai vô cùng và biết giúp đỡ việc nhà".

- Tuyệt vời! - chị thốt lên - Thật là khó mà không "đổ" - Nhưng, miệng nói vậy, chân chị vẫn bước lên tầng 5.

Trên lối vào tầng 5 là tấm biển: "Có công ăn việc làm, yêu trẻ, rất đẹp trai, biết giúp đỡ việc nhà và hết sức lãng mạn".

Chị nọ đã muốn dừng chân trên tầng 5 để chọn cho mình một người chồng lắm rồi, nhưng cuối cùng, chị vẫn vượt qua được chính mình để bước chân lên tầng cuối cùng - tầng 6.

Trên lối vào tầng 6, chị nhìn thấy tấm biển: "Bạn là người khách số 31 456 012 của tầng này. Tầng này không có đàn ông, nó chỉ nhằm mục đích chứng minh cho bạn rằng không tài nào làm vừa lòng phụ nữ. Cám ơn bạn đã tới thăm cửa hàng chúng tôi!".

KHOA HỮU (1938 – 2012)- Cõi tình




(1938 – 2012)




nghi lễ

Cầu hôn em nhận đời ta
mắt chưa gian dối tóc chưa bạc tình
ngực còn hơi thở chưa tanh
áo manh trời đất còn xanh quê người

cầu hôn ta tuyệt tình ơi
nắm tay chưa mở thốt lời chưa điên
đứng đi ngồi vẫn chưa hiền
bán ta mấy thuở chưa đền đáp nhau

cầu hôn trước cưới em sau
bài thơ giao ước môi sầu đính hôn
lễ đưa có quả linh hồn
có hoa tiền kiếp trong vườn mai sau

em về đất khách làm dâu
trăm năm trăng ngủ nhớ đâu luân hồi



sinh nhật

Sớm nay ánh sáng hài nhi
trời son trai trẻ xuân thì tặng em
cỏ hoa muôn thú tự nhiên
thêm sông thêm núi ra giêng cõi đời
em làm nhan sắc tinh khôi
Á đông tạc một cõi đời của riêng
yêu như hạt nước đầu tiên
yêu như đỏ máu trái tim hồng hào
đất trời mới nụ chiêm bao
trái tim anh thở máu đào trong em
trái tim anh thở hồn nhiên
thiên thu cao vọi lời lên đỉnh sầu
xin vòng tay khỏe giam nhau
xin con trăm kiếp đời sau giam nàng
trái sầu em chín hân hoan
giùm anh, nuôi giống da vàng hôm nay.
9.71



lục bát

Ngủ ngoan em nhé thiên tài
Trong tim anh ngủ giấc muồi đời nhau
Ngực hồng đã thở cơn đau
Anh qua chín cửa ngục cầyêu em
Sợi chùng tóc cỏ thiên nhiên
Lược tay anh chải đã mềm lòng xưa
Nghe mừng muôn ý hư vô
Anh thêm ý sống anh bù ý vui
Trái xanh xin nán cây người

Mai sau chín rụng để đời tiếng than
Mộng xin thề đậu môi hồng
Máu xin hãy đỏ liền giòng đừng phai
Hồn ta rộng đắp cho người
Ý xô bật những lâu đài giam em .



về một con đường Sài Gòn

Mây đi nắng vẫn ngồi trông
gió đi cây suốt đôi dòng lá bay
trên trời mưa vấn tóc mây
thế gian ta kết tóc này se tơ
năm chia thời tiết hai mùa
anh chia ngày tháng đón đưa em về
tay chia mười ngón cầm đi
chân chia bước chậm vai kề bên nhau
tóc bay ngại nón che đầu
áo bay dài cuốn mai sau bên người
đường đi bóng tựa sinh đôi
ngại rời vai sóng ngại lời quay chân
em về bóng đứng phân vân
anh đi đã gửi đời trong mắt người
vai buồn chân bước lẻ loi
đường xưa hỏi bóng theo người về đâu?



thi sĩ

Như con đường biết ta yêu
Như cây biết đợi như chiều biết mong
Chân đi biết thuở vô cùng
Hồn như chiếc lá lạ lùng lá bay
Ngậm môi cười biết mê say
Hai vai biết nhớ bàn tay biết cầm
Trái tim còn biết ngàn năm
Thời gian còn biết mùa xuân tháng ngày
Ôi đời đá cũng thơ ngây
Từ trong cát bụi biết ngày yêu em



tháng Tám về Nguyễn Kim

Ta về hết trắng mê say
cơn đau xanh muộn lên ngày nắng vơi
mắt thu không, bóng bên trời
khép trong ô cửa mở ngoài phố mưa
bỏ cành lá dấu tương tư
chiều đi tuyệt mệnh cho vừa ý đêm
ngờ chân gió buộc hàng hiên
tiếng con đế gáv gầy thêm nửa đời
liềm trăng cắt cỏ thiếu thời
nhớ sâu trong giấc ngủ vùi còn say
còn yêu hết hạn kỳ này
còn yêu nên trái đất quay chẳng ngừng



trong vườn hồng Sa Đéc*

Ta về, chết giấc đồi hoa
gió thôi lãng tử trời oà mắt xanh
bước chân lưu xứ thôi đành
áo ta lại khoác độc cành hoa kia
mảnh trăng còn dải mây chia
đêm che đất trích ngày lìa chiêm bao
ta về hồn lá xôn xao
trăm năm lại buộc lửa nào lại cơi
lòng la son dấu môi người
tháng giêng trải gấm hoa đời tạ em.

1994
* Vườn hồng Sa đéc, quê ngoại của con tác giả



tháng tám từ trí tưởng

Hôn em như chúc bình yên
đôi môi muôn thuở hôn thêm chút sầu
mắt em hé mở tình nhau
vòng tay đã ấm lên mầu thịt da
hôn em trăm tiếng ước mơ
hồn đau xưa để lòng ta dỗ dành.
môi người hoa nụ mới tinh
ngoài kia cây cỏ cũng giành giấc mơ.
hôn em vầng trán bao la
dấu mây bay, dấu môi ta ngậm ngùi
làn môi em cắn lời vui
vỡ trong răng những mặt trời hân hoan.

1982                             



lòng nổi như mây

Về đây lòng nổi như mây
Riêng đêm vĩnh cửu, riêng ngày thiên thu
Về như đôi mắt trẻ thơ
Trong tay mẹ đẻ, trong giờ cha sinh
Yêu em, cát bụi chưa đành
Yêu em mấy thuở, nuôi tình kiếp sau
Tưởng đâm nghìn mũi dao, đau
Tưởng như đá núi bạc đầu vai anh.

1982



tuyết thơ

Em yêu, hãy tựa vai nghe
tay anh ngón chải cơn mê trên đầu
tay anh tìm giấc mơ đau
tóc em trăm sợi bạc màu phế hưng
nắng se môi báo tin mừng
gió quanh hơi thở chưa ngừng chân mây
thơ – như chưa đủ giãi bày
đời chưa giải hết hạn này sao đi?

Hỏi xuân xanh cưới xuân thì
sầu đong ngoài cõi chia ly đã tràn.

9.1998

KHOA HỮU

Đọc hai bài thơ tân hình thức





Một bài thơ xuất hiện với tiêu đề Tân hình thức (THT) sẽ nhận được cùng lúc một thuận lợi và một khó khăn. Thuận lợi vì người đọc sửa soạn tâm lý để đọc nó như một bài thơ có định vị, trong một thể loại ngày càng được nhiều người chú ý. Điểm khó khăn là bài thơ xuất hiện không hồn nhiên như bất kỳ một bài thơ nào khác.
Cũng như khi ta nói một nhà thơ thì khác khi nói một nữ thi sĩ, một tổng thống khác với một tổng thống người dân tộc miền núi. Tôi cố gắng đọc những bài thơ THT ở mức độ hồn nhiên có thể.

Sự phân biệt giữa văn xuôi và thơ ngày càng khó khăn. Phong trào THT làm cho việc định nghĩa ấy khó khăn hơn. Trước đây là vần điệu: người ta phân biệt văn xuôi và văn vần, tản văn và vận văn. Các nhà lý luận phương Tây thường quy tất cả vào việc kết thúc câu thơ hay là sự ngắt dòng và xuống hàng. Trong văn xuôi, hàng chữ kết thúc ở lề sách bên phải, theo sự kiểm soát của kỹ thuật in, còn thơ thì không chịu sự kiểm soát ấy và có thể dừng lại bất kỳ lúc nào giữa trang giấy.
Thơ THT cũng dừng lại bất kỳ chỗ nào, mà vẫn không phải là sự kết thúc một câu thơ, theo nghĩa thông thường. Các câu bị bẻ ra làm nhiều mảnh. Nhưng nhà thơ không làm việc tùy hứng, anh ấy hay chị ấy cần có một quy luật cho mình. Quy luật ấy không phải do người trước để lại, như trong lục bát hay thơ bảy chữ, không phải từ trên trời rơi xuống, mà là quy luật riêng của từng bài thơ do chính tác giả tạo ra.
 Một bài thơ THT hay phải thỏa mãn trước hết hai điều kiện về mặt hình thức:
-Mỗi bài thơ có một quy luật vận động riêng về nhịp điệu
-Bất kể quy luật ấy là gì, tác giả phải theo đuổi nó suốt bài thơ, không được rời bỏ. 

Tôi đặc biệt thích thú với một bài thơ của Hạnh Ngộ, hình như là một nhà thơ mới viết trong vài năm gần đây. Cô (hay anh?) đã dựng xong cái sườn cho những ngôi nhà nhỏ nhắn của riêng mình.


CẢM ƠN EM

Cảm ơn em đã không tô son 
Sau khi ăn để anh có thể hôn 
Em tự nhiên và không sợ vết 
Son dính trên cổ áo bài hát
Về vết son môi trên áo anh 
Đã xưa rồi Diễm đã xưa rồi! 
Cảm ơn em đã không xài nước 
Hoa để anh không phải quay quắt
Nhớ mùi hương ấy trong những ngày 
Thiếu vắng em không có mùi em 
Anh cảm ơn em đã không thường 
Nhắn tin vào những tối bận rộn
Không hỏi ở đâu buồn hay vui 
Không nhắn “em nhớ anh” dù biết 
Em rất nhớ, cảm ơn em đã 
Cho anh những giây phút tự do
Trong ràng buộc với nỗi nhớ em…

Tuy nhiên cái duyên của một bài thơ hầu hết nằm ở sự ngắt dòng theo nghĩa hơn là theo các định chế hình thức. Trong bài thơ của Hạnh Ngộ, các câu thơ đều dừng lại ở mức giữa chừng vừa phải, không gây cảm giác đột ngột:

Cảm ơn em đã không tô son 
Sau khi ăn để anh có thể hôn

Trong khi người phát ngôn là một người nam thì nhân vật đi lại trong ấy, linh hồn của bài thơ, là nhân vật nữ. Ngôn ngữ của một người nam đã được làm dịu đi bởi nhân vật nữ, vốn không hẳn là tác giả. Chúng ta sẽ thấy trong một bài thơ khác của Vương Ngọc Minh, ngôn ngữ tiêu biểu hơn cho một người nam thời buổi ngày nay, lừng khừng hơn mà ngắn gọn hơn, có lúc như cằn nhằn.


CHUYỆN VÔ BỔ
Tặng Khế Iêm


một người chồng (như 
tôi – kẻ viết) mà 
mọi ý tưởng nẩy 
đưa ra đều dẫn
đưa tới sai lầm 
và một người vợ 
(như nàng – dịu hiền) 
thì nắm giữ hết
mọi thứ kể cả 
sinh – vận mệnh người 
chồng (kẻ viết – như 
tôi) không những thế
người vợ (đảm đang 
-như nàng ) còn am 
tường các cái từ 
chính trị xã hội
cho tới ngoài đời 
thường (tiền-bạc) thử 
hỏi chuyện đôi lứa 
như vậy (như tôi
-kẻ viết với nàng 
-hiền dịu đảm đang) 
có bền chặt!

Tác giả có những thêm thắt rườm rà, cố tình, làm cho ngôn ngữ của anh trở nên sống động một cách bất ngờ.

một người chồng (như 
tôi – kẻ viết) mà 
mọi ý tưởng nẩy 
đưa ra đều dẫn

Lối ngắt câu của bài thơ thứ hai diễn ra mới hơn. Ấn tượng mới hơn còn ở ngôn ngữ gần với tiếng nói hàng ngày, hơi gắt, ít trau chuốt như trong bài của Hạnh Ngộ.
Mà cũng phải: một bên là người tình âu yếm trong bóng tối, một bên là vợ với chồng, hình như đang chán nhau thì phải.
Vần điệu trong thơ THT tiếng Anh phần nhiều được quyết định bởi một yếu tố, đó là ngôn ngữ sử dụng dấu nhấn (stressed). Đó là sự khác biệt căn bản so với thơ THT tiếng Việt. Giải quyết khó khăn này là nhiệm vụ của các nhà thơ sắp tới. Khi một câu thơ chấm dứt, bao giờ cũng có sự dừng lại, sự chờ đợi, và sự trông mong hay ước đoán. Ước đoán điều gì? Về cả âm điệu lẫn nội dung. Những bài thơ THT thành công có khả năng dừng câu thơ ở điểm lạ, vừa có tính chất nhân tạo, không tự nhiên, không theo quy luật văn phạm thông thường, nhưng lại phải tuân theo quy luật riêng mà bài thơ đặt ra.
Sự ngắt quãng giữa hai mệnh đề, một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ, sau một động từ hay một danh từ, như trường hợp:

Sau khi ăn để anh có thể hôn 
Em tự nhiên và không sợ vết

Hay:

đưa tới sai lầm 
và một người vợ

Quen thuộc hơn là sự ngắt quãng giữa một danh từ và một tính từ, hoặc trong một chữ đôi, như:

Cảm ơn em đã không xài nước 
Hoa để anh không phải quay quắt

Hay:

-như nàng) còn am 
tường các cái từ

Sự thành công của một bài thơ THT phụ thuộc rất nhiều vào câu chuyện mà nhà thơ đang tìm cách kể lại. Nội dung của câu chuyện quyết định cách kể, nhưng đến lượt cách kể chuyện, với vần điệu, lên bổng xuống trầm, các quãng dừng, chất lượng âm thanh của từng chữ, độ ngắn dài của câu, đến lượt chúng lại làm xô lệch nội dung của chuyện kể. Với nội dung chuyện kể, tôi muốn nói là cốt truyện, chữ plot trong tiếng Anh. Một chuyện buồn được kể lại với giọng chậm rãi, trầm lặng, sẽ trở nên đáng tin cậy. Một chuyện vui được kể lại với giọng mau hơn, cao hơn, các chi tiết được sắp xếp gần hơn, cũng sẽ trở nên đáng tin cậy.
Sự chênh lệch giữa hai điều trên biểu lộ một trong hai khả năng:
1. Sự hài hước, thành công
2. Sự vụng về, của tác giả
Mồng 1 Tết năm Ất Mùi 2015

25 bức ảnh đẹp về Việt Nam




Mới đây, trang tin Buzzfeed (Mỹ) đã đăng tải bài viết giới thiệu những bức ảnh được cho là có sức mạnh “mê hoặc”, khiến bất cứ tín đồ ưa xê dịch nào cũng phải… xách ba-lô lên và tới Việt Nam:
25 bức ảnh khiến bất cứ ai cũng muốn đến Việt Nam “ngay lập tức”Việt Nam chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên và vẻ đẹp hiện đại của những thành phố đang vươn mình phát triển. (Ảnh: Tho Le Duc/National Geographic. Ruộng bậc thang ở miền Bắc Việt Nam)
25 bức ảnh khiến bất cứ ai cũng muốn đến Việt Nam “ngay lập tức”Bạn có thể tận hưởng cuộc sống sôi động, náo nhiệt của thành phố… (Ảnh: Khan G Nguyen/Flickr. Đà Nẵng)
25 bức ảnh khiến bất cứ ai cũng muốn đến Việt Nam “ngay lập tức”… Và cũng có thể tận hưởng cuộc sống thanh bình, chậm rãi ở những miền quê. (Ảnh: Michaël Garrigues/Flickr. Ninh Bình)
Này là cảnh mặt trời mọc… (Ảnh: Chris Guy/Flickr. Châu thổ sông Mekong)Này là cảnh mặt trời mọc… (Ảnh: Chris Guy/Flickr. Châu thổ sông Mekong)
… Này là cảnh mặt trời lặn. (Ảnh: Hoang Giang Hai/Flickr. Huế)… Này là cảnh mặt trời lặn. (Ảnh: Hoang Giang Hai/Flickr. Huế)
Vẻ đẹp làm xao lòng du khách. (Ảnh: Blue Fam/Flickr. Rạch Giá, Kiên Giang)Vẻ đẹp làm xao lòng du khách. (Ảnh: Blue Fam/Flickr. Rạch Giá, Kiên Giang)
Vẻ đẹp làm xao lòng du khách. (Ảnh: Blue Fam/Flickr. Rạch Giá, Kiên Giang)Vẻ đẹp của vùng châu thổ sông Mekong khiến nơi đây là một vùng đất kỳ thú. (Ảnh: Nhiem Hoang/Smithsonian Magazine)
Vẻ đẹp làm xao lòng du khách. (Ảnh: Blue Fam/Flickr. Rạch Giá, Kiên Giang)Việt Nam có đường bờ biển kéo dài và là quê hương của những bãi biển tuyệt đẹp. (Ảnh: David Meenagh/Flickr. Côn Đảo)
Vẻ đẹp làm xao lòng du khách. (Ảnh: Blue Fam/Flickr. Rạch Giá, Kiên Giang)Điều gì còn có thể khiến những tín đồ ưa xê dịch chưa sắp xếp hành lý để tới Việt Nam? (Ảnh: Khánh Hmoong/Flickr. Nha Trang)
Vẻ đẹp làm xao lòng du khách. (Ảnh: Blue Fam/Flickr. Rạch Giá, Kiên Giang)Cảnh đẹp Hạ Long chỉ đơn giản có thể miêu tả là một kỳ quan tuyệt diệu. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr)
Vẻ đẹp làm xao lòng du khách. (Ảnh: Blue Fam/Flickr. Rạch Giá, Kiên Giang)Hạ Long là một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu ở miền Bắc Việt Nam. (Ảnh: Andrea Schaffer/Flickr)
Cảnh đẹp non nước hữu tình ở Hạ Long. (Ảnh: Lawrence Murray/Flickr)Cảnh đẹp non nước hữu tình ở Hạ Long. (Ảnh: Lawrence Murray/Flickr)
Nếu bạn muốn tìm kiếm vẻ đẹp xưa cũ, hãy tới Hội An. (Ảnh: Exotissimo Travel/Flickr)Nếu bạn muốn tìm kiếm vẻ đẹp xưa cũ, hãy tới Hội An. (Ảnh: Exotissimo Travel/Flickr)
Cảnh Hội An về đêm thật huyền diệu. (Ảnh: Loi Nguyen Duc/Flickr)Cảnh Hội An về đêm thật huyền diệu. (Ảnh: Loi Nguyen Duc/Flickr)
Muốn ngắm cảnh núi non trùng điệp? Hãy tới Sapa. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr)Muốn ngắm cảnh núi non trùng điệp? Hãy tới Sapa. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr)
Muốn ngắm cảnh núi non trùng điệp? Hãy tới Sapa. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr)Tỉnh Hà Giang là nơi chắc chắn sẽ khiến du khách ngỡ ngàng bởi cảnh vật tự nhiên tuyệt đẹp. (Ảnh: Nhi Dang/ Flickr)
Muốn ngắm cảnh núi non trùng điệp? Hãy tới Sapa. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr)Không có chuyến đi nào tới Việt Nam có thể coi là hoàn hảo nếu không ghé thăm thủ đô năng động - Hà Nội. (Ảnh: Justin Guariglia/National Geographic)
Muốn ngắm cảnh núi non trùng điệp? Hãy tới Sapa. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr)Nếu bạn muốn tìm đến một nơi có nhịp sống nhanh, không khí náo nhiệt, nhưng vẫn lưu giữ những nét cổ kính, chẳng đâu trên đất nước Việt Nam hơn Hà Nội. (Ảnh: Dominique Bergeron/Flickr)
Muốn ngắm cảnh núi non trùng điệp? Hãy tới Sapa. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr)Đến Hà Nội, có nhiều điều lạ lẫm, thú vị để quan sát, điều bạn cần làm là hãy để mình đi lang thang… (Ảnh: Marco Sarli/Flickr)
Và đừng quên khám phá khu phố cổ của Hà Nội. (Ảnh: Maarten Thewissen/Flickr)Và đừng quên khám phá khu phố cổ của Hà Nội. (Ảnh: Maarten Thewissen/Flickr)
Và đừng quên khám phá khu phố cổ của Hà Nội. (Ảnh: Maarten Thewissen/Flickr)Tìm kiếm sự phiêu lưu mạo hiểm? Việt Nam có hang động lớn nhất thế giới chờ đón bạn. (Ảnh: Carsten Peter/National Geographic)
Và đừng quên khám phá khu phố cổ của Hà Nội. (Ảnh: Maarten Thewissen/Flickr)Hãy trải nghiệm một không gian khiến bạn tưởng mình đang ở sa mạc Sahara, đó chính là những đụn cát ở Mũi Né. (Ảnh: Ng Yeow Kee/National Geographic)
Và đừng quên khám phá khu phố cổ của Hà Nội. (Ảnh: Maarten Thewissen/Flickr)Những đền chùa ở Việt Nam có một không khí tâm linh, tôn giáo rất đặc biệt. (Ảnh: William Cho/Flickr)
Hãy thử đi cáp treo cao nhất và dài nhất thế giới ở Việt Nam. (Ảnh: Trang Nguyen/The Guardian)Hãy thử đi cáp treo cao nhất và dài nhất thế giới ở Việt Nam. (Ảnh: Trang Nguyen/The Guardian)
Hãy thử đi cáp treo cao nhất và dài nhất thế giới ở Việt Nam. (Ảnh: Trang Nguyen/The Guardian)Và hãy thử nhìn ngắm nơi này, thậm chí, bạn sẽ tự hỏi, có thật trên trái đất có một nơi đẹp dường vậy? (Ảnh: Nguyen Viet Thanh/Smithsonian Magazine. Thung lũng Bắc Sơn)
Bích NgọcTheo Buzzfeed
( Nguồn: Dân trí 13/4/2015)

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Bi khúc. Đêm






đêm. những đêm trăng tự trầm
em có ra bờ ao đứng
tưởng nơi nắng bỏng mưa dầm
có ta năm năm vất vưởng
có ta trong cơn thấp thỏm
cuộc trở về ngỡ thiên thu
những mảnh đời xé âm u

đêm. những đêm ngồi đốt lửa
chập chờn bóng thú bóng ta
đau điếng. hồn lên tiếng hú
lẫn đâu chút khói quê nhà
nhớ thương giọt đỏ tuôn òa
âm âm buốt tràn khe lũ
gởi theo ngọn gió mùa khô

đêm. những đêm nằm trăn trở
xanh xao hồn của núi rừng
lịch sử gọi ta hăm hở
những cơn biến động không ngừng
đuổi đeo một thời vận lỡ
đốn cây. đập đá trên ngàn
gầy rạc thân nỗi cơ hàn

                  
đêm. những đêm vàng cổ tích
em còn nghe để thiết tha
những bọt bèo trôi oan nghiệt
chìm trong mỗi giấc mơ xa
tìm nhau qua trang sách cũ
đừng rơi em. giọt lệ thầm
đừng phai mau nén nhang trầm

đêm. những đêm ngóng xa xăm
ủ ê cuối trời tang lục
ta về theo những bóng ma
vật vờ trong nỗi xót xa
năm năm. dài cơn mộng dữ
em còn không những ngày xưa
ta chờ nhau suốt đời thơ.

Nguyễn Thanh Châu

Trái tim nhân từ





Phật giáo hóa chúng ta bằng tâm từ
Có thể nói lòng nhân từ và niềm tin là hai việc quan trọng nhất trong sinh hoạt xã hội, nhưng ngày nay, phần nhiều người ta không giữ được niềm tin, cho nên xã hội rơi vào tình trạng bất an. Việc thực tế mà chúng ta thường gặp là các chính khách luôn hứa hẹn đủ thứ để người ta tin và bỏ phiếu cho họ, nhưng trở thành lãnh đạo rồi, họ có thực hiện lời hứa hay không lại là việc khác. 
Theo các cuộc thăm dò ý kiến của dân chúng, khi chính khách ứng cử, họ luôn hứa hẹn sẽ làm những việc tốt đẹp để chiếm lòng tin của mọi người, bấy giờ họ được 60% số người ủng hộ, nhưng đến khi đắc cử, số người tin tưởng và ủng hộ giảm lần, vì lời nói của họ không đúng với việc làm, hoặc không làm những gì đã hứa.
Đức Phật dạy rằng lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau, tức nói những gì đã làm và làm những gì đã hứa. Sáng nay, một Ni sư đến thỉnh tôi đi giảng, tôi từ chối, vì hứa thì phải làm. Tôi nói những năm trước, ở đâu mời giảng, tôi cũng đi, không tính gần xa, nhưng ngày nay, không đi vì lý do đi giảng cho chùa này mà không đi nơi khác thì thấy mình thiếu công bằng, còn đi hết thì không kham. Tôi chỉ còn giảng ở chùa Phổ Quang là nơi duy nhất tôi đến thăm hàng tháng.
Hứa thì phải giữ đúng. Vì vậy, không lượng sức mình mà hứa rồi không làm thì bị ghép vô tội dối gạt người, tức là biết làm không được, nhưng cứ hứa đại, cho nên uy tín bị giảm lần cho đến mất hết, không còn được ai tin nữa thì không còn đất sống. Trời đất rộng mênh mông, nhưng không có chỗ sống cho những ai làm mất lòng tin của mọi người. Cũng tương tự như vậy, nhiều chùa không có thầy tu ở, nhưng có nhiều thầy tu không có chùa ở. Tại sao? Đương nhiên chùa cần người tu, nhưng không vô ở được vì là người nhiều lỗi lầm. Trong Phật giáo thường ví rằng biển rộng dung chứa tất cả các loài, nhưng biển cả không bao giờ chứa tử thi, xác chết cùng với rác rưởi luôn bị sóng đẩy tấp lên bờ.

Vì vậy, ta nên cân nhắc theo Phật dạy, nói những gì sẽ làm và làm những gì đã hứa thì chúng ta có vị trí trong xã hội, có được niềm tin đối với người, đó chính là đất sống của chúng ta, sống trong lòng người quý mến ta.

Đức Phật xuất gia từ bỏ tất cả, nhưng Ngài còn trái tim nhân từ thương tất cả mọi người, mọi loài. Chính tình thương bao la vô bờ bến của Đức Phật đã cảm hóa mọi người một cách sâu sắc khiến họ tự nguyện tôn thờ Ngài, đem Ngài vào lòng và tôn kính lễ lạy Ngài. Thật vậy, Phật Niết-bàn đã mấy ngàn năm, nhưng Ngài có trái tim nhân từ bao la đối với chúng ta, nên mọi người trên khắp năm châu bốn biển còn nghĩ nhớ đến Phật và tu theo Phật, áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống; đó là điều quan trọng mà chúng ta phải suy nghĩ.

Lòng nhân từ hay nói cách khác là lòng trắc ẩn phát xuất từ sâu kín trong lòng người. Lòng thương của Phật, Bồ-tát tiềm ẩn bên trong hoàn toàn chân thật, vô ngã, vị tha, khác với lòng thương giả dối của phàm phu ở trên đầu môi chót lưỡi. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã nhận định rằng lòng nhân từ của các vua nhà Lý không phải là lòng thương của các nhà làm chính trị. Người làm chính trị tỏ ra thương người, nhưng họ có hậu ý khác, cho nên trước khi ứng cử, họ thường làm những việc từ thiện tỏ vẻ gần gũi, giúp đỡ người. Hay tệ hơn, thực tế cho thấy có người làm tốt nhưng hàm chứa bên trong điều ác. Hãy coi chừng bất nhân nằm bên trong nhân từ, người đời gọi là thả mồi để câu cá, tức là cho ăn để lợi dụng, hay để giết người.

Lòng nhân từ của các vua nhà Lý do Phật giáo un đúc, đó là phản ứng tự nhiên, thấy người bị nạn thì giúp đỡ. Trong kinh Bát đại nhân giác, Phật dạy: “Bậc Bồ-tát ra tay bố thí, bình đẳng tâm không nghĩ oán thân…”. Bình đẳng tâm là gì? Ta quên họ là người oán hay người thân, quên họ là người tốt hay người xấu, chỉ nghĩ rằng họ đang bị nạn thì phải cứu.

Lòng nhân từ phát xuất từ đáy lòng, từ trái tim, nằm ngoài thiện ác. Đối với Phật tử, ban đầu lòng nhân từ có chia ra thiện và ác, việc thiện ta làm, việc ác ta tránh. Và từ thiện ác này, chúng ta nghĩ người thân thì mình cưu mang giúp đỡ, người thù thì phải trừ; cho nên người thân sai lầm, chúng ta cũng che giấu; người thù có làm tốt mình cũng dẹp. Như vậy, lòng nhân từ lần lần biến thành ác.

Trên bước đường tu, chúng ta đừng để tâm tốt lâu ngày biến dạng thành xấu. Ai mới tu cũng có tâm tốt, nhưng một thời gian sau thì tâm tốt bị thay đổi. Một Phật tử thích làm từ thiện đến thăm tôi và nói rằng không làm từ thiện nữa, từ tâm tốt giúp người nghèo đổi thành tâm xấu ghét người nghèo, nói họ tham lam, ích kỷ. Tôi bảo rằng tại họ tham lam ích kỷ nên mới nghèo, nhưng nghĩ lại, họ như vậy là vì một phần do anh giúp. Việc gì cũng có hai mặt, nếu biết thì từ xấu chuyển hóa thành tốt, ngược lại, lòng nhân từ của ta mà chuyển thành xấu thì nguy hiểm. Bên ngoài thấy tốt, nhưng ẩn tâm xấu bên trong thì việc làm trở nên xấu. 


Hồi nhỏ, đọc câu chuyện làm tôi suy nghĩ . Có một ông thầy đi ngang cây cổ thụ, một đứa trẻ rắn mắt ngồi trên cây, chờ ông tới thì tiểu trên đầu ông. Điều này cũng nói lên thời kỳ Phật giáo xuống thấp, xem thường ông thầy tu đến mức như vậy. Ông thầy tu kêu đứa bé xuống và cho nó hai quan tiền. Thằng nhỏ lấy làm lạ, tiểu lên đầu mà lại cho tiền, nó đâu biết đó là ông thầy tu ác. Thằng nhỏ được cho tiền như vậy, nên sau đó nó thấy ông quan đi ngang, nghĩ rằng chắc ông này giàu, mình tiểu lên đầu ổng thì ổng sẽ cho tiền nhiều hơn; nhưng chuyện gì xảy ra thì ai cũng biết. Coi chừng cái tốt ẩn cái xấu là mượn tay người khác để giết người. Lòng thương người, lòng trắc ẩn thì khác. Nếu thầy này tốt thiệt thì phải dạy thằng bé, thậm chí đánh đòn nó để nó hiểu rằng nó đã làm lỗi, sau không được phạm lỗi như vậy.

Hoặc câu chuyện tiền thân Phật tu làm Sa-môn hiền lành, muông thú thường tới vây quanh Ngài. Một hôm, Ngài rời bỏ nơi này đi giáo hóa nơi khác, muông thú đến với Ngài như thường lệ thì Ngài đánh đuổi chúng. Người ngoài trông thấy nói ông thầy này ác. Phật nói rằng vì Ta thương mà đánh đuổi chúng, để khi Ta rời nơi này, người khác tới mà chúng không biết, cứ tưởng là họ hiền lành thương yêu chúng như Ta đã từng săn sóc chúng bằng tình thương, thì chúng đến gần sẽ bị những người ác sát hại.

Đôi khi có thể hành động bên ngoài ác, nhưng thực sự việc làm phát xuất từ lòng thương bên trong. Vì vậy, người Việt có câu nói thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Trên bước đường tu, chúng ta nên nhớ ý này. Có người tốt, nhưng ta phải cẩn thận với cái tốt đó, vì nó chứa đựng ẩn ý xấu. Trái lại, người dám chỉ điều dở để giúp chúng ta đi lên, đó là người tốt.

Đức Phật thương tất cả chúng sanh và Ngài có phương tiện hoàn hảo để điều phục chúng ta trở thành người tốt. Mục tiêu của Phật là muốn làm cho tất cả mọi người được an vui, giải thoát, lên Niết-bàn. Vì vậy, khi Phật thành đạo ở Bồ-Đề Đạo Tràng, Ngài muốn nhập Niết-bàn, vì nghĩ rằng pháp mà Ngài tu chứng nói cho người thì họ khó nghe, khó hiểu, khó chấp nhận, khó làm. Nhưng sau cùng, vì lòng từ bi vô hạn của Phật mà Ngài xả bỏ vị trí tối tôn để trở lại con người bình thường nhằm gần gũi và dìu dắt mọi người, trước tiên là Phật độ năm anh em Kiều Trần Như.

Thực tế cho thấy con đường từ Bồ-Đề Đạo Tràng đến Lộc Uyển khá xa, Phật phải mất một thời gian dài mới đến độ họ được. Tuy nhiên, tôi trao đổi với các vị cao tăng, họ đều nghĩ rằng nếu thực sự Phật lặn lội đi thuyết pháp từ nơi này sang nơi khác thì chắc chắn rằng Ngài không có khả năng làm nổi. Phải có điều gì đó mà chúng ta chưa hiểu được. Thật vậy, chúng ta thử nghĩ xem từ vị trí thái tử Sĩ Đạt Ta được nuông chiều và thông minh xuất chúng, ai cũng mơ mà không được, nhưng Ngài từ bỏ một cách dễ dàng cuộc sống nhung lụa để ôm bát lang thang khất thực, sống chung với đám ăn mày; đó là điều lạ không hiểu được và chúng ta không ai làm được việc này. 


Ngày nay, chúng ta thường nói rằng nghèo khổ đi tu thì dễ, nhưng nghèo khổ mà bố thí thì khó và giàu sang bỏ đi tu cũng khó. Vì vậy, rõ ràng Phật ưa làm chuyện khó làm, chỉ vì thương chúng ta, muốn độ chúng ta mà Ngài làm. Trong trái tim Phật, trong con người Phật có cái gì mà ông Ca Lưu Đà Di là tướng cũng theo Phật để tìm hiểu xem cuộc sống của Phật, suy nghĩ của Phật như thế nào, Ngài có lòng thương người thực hay không, hay là Ngài muốn làm điều gì. Trong suốt cuộc đời giáo hóa độ sanh của Đức Phật đã cho chúng ta nhận ra rằng Phật làm như vậy là để thức tỉnh mọi người đừng vì danh vọng, quyền lợi mà tạo tâm ác, tội ác.

Đức Phật từ bỏ vị trí cao sang, chúng ta học được từ Ngài điều gì. Thực tế cho thấy những người mưu mô, xảo trá, tính toán hơn thiệt thì trong một đời người không trọn. Còn Phật từ bỏ tất cả vinh hoa phú quý để trở thành bậc Thầy vĩ đại của trời người, đó là bài học kiểu mẫu giúp chúng ta có tấm lòng thanh thản. 


Riêng tôi, trong thực tế cuộc sống, nhìn thấy người giàu có, quyền thế nhất, nhưng khổ nhất; vì họ không có thì giờ ăn nghỉ, không có thì giờ nuôi dưỡng tinh thần thăng hoa, không làm được những việc có ý nghĩa cho cuộc sống này và cho kiếp lai sanh. Rõ ràng tham vọng con người càng lớn, tội lỗi càng sâu, nghiệp chướng càng dày.

Phật Niết-bàn đã mấy ngàn năm, nhưng Ngài có trái tim nhân từ bao la đối với chúng ta, nên mọi người trên khắp năm châu bốn biển còn nghĩ nhớ đến Phật 

Theo Phật, chúng ta sẵn sàng từ bỏ vật chất, nhưng bỏ hết mà chúng ta có mất hay không. Đầu tiên, tâm chúng ta được nhẹ nhàng, không bị ràng buộc, khổ sở, nhưng nhìn xa để hiểu bỏ tất cả để được tất cả như Phật là gì. Thực tế cho thấy công tu hành của Phật và việc làm của Phật đạt được kết quả là được lòng người, từ người nghèo đến người giàu, từ nhân gian đến quỷ thần hay thiên thượng, tất cả đều kính ngưỡng Phật trải qua thời gian dài hơn 25 thế kỷ. Rõ ràng cái được của Phật lớn lao vô hạn.

Học Phật như vậy và nghiệm lại bước đường tu của chúng ta đã được cái gì và xa hơn, việc tốt của chúng ta đã gieo vào lòng người thì khi sanh tiền, được người quý trọng và chết để lại cho đời tiếng tốt và mang đi cho kiếp tái sanh. Như Phổ Hiền đã dạy những gì không mang theo được thì dại gì làm. Đức Phật cho biết từ khi Ngài phát tâm Bồ-đề đến cuối cùng thành Phật, Ngài đã trải qua vô số kiếp làm tất cả những việc tốt, tức thể hiện lòng nhân từ đối với chúng sanh, không có chỗ nào nhỏ bằng hạt bụi mà Bồ-tát không xả thân cứu giúp chúng sanh. Nói cách khác, Phật thể hiện đầy đủ tâm đại bi, tu đủ lòng nhân từ thì người nghịch hay thuận đều thương quý Ngài.

Khi Phật thành đạo ở cội bồ-đề, Ngài nhớ kiếp xa xưa Kiều Trần Như là ác vương đã móc mắt, lóc thịt Ngài. Phật mới khởi tâm thương ông mà đi đến Lộc Uyển độ ông. Phật giáo Nam tông cũng nói như vậy. Không phải Phật lặn lội đi đến Lộc Uyển, nhưng đắc đạo, Phật đi bằng thần thông. Đến độ Kiều Trần Như, Phật khởi tâm bình đẳng, vì ông hại Ngài là nợ Ngài thì Ngài nói, ông dễ nghe. Thực tế chúng ta thấy điều này, người tốt với mình thì họ thường tìm xem mình có gì không tốt hay không; nhưng nếu mình gặp lại người ác thì lại thấy họ dễ thương. Theo kinh nghiệm tôi, khi thấy người sợ mình thì biết kiếp trước họ đã làm không phải với tôi, nên tôi nói họ dễ nghe và chờ tôi nói.

Khi Kiều Trần Như thấy Phật tới và Ngài nói với ông bằng tâm từ, ông cũng tiếp nhận được tâm từ của Phật, liền đắc quả La-hán. Điều này nói lên rằng những người này đời trước từng kết duyên với Phật, dù nghịch duyên hay thuận duyên và chính nghịch duyên dễ làm chúng ta phát tâm.

Phật giáo hóa chúng ta bằng tâm từ. Vì thế, Phật Niết-bàn, không còn hiện hữu trên cuộc đời này, nhưng lòng nhân từ của Phật vẫn còn, nên Phật vẫn thuyết pháp cho chúng ta được. Nếu chúng ta có nhân duyên với Phật thì tự nhiên mình nghĩ đến Phật, nên Phật thuyết pháp bằng tâm, giữa tâm Phật ngang qua tâm mình, khiến mình phát tâm hành Bồ-tát đạo. Thật vậy, trực nhận tâm từ của Phật thì tâm mình tự sáng và mình cũng có tâm từ, đối xử với người khác bằng tâm từ bi, nên mình cũng cảm hóa được người.

Đức Phật ngồi ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài đắc đạo và bằng tâm nhân từ đi thẳng vào tâm của Kiều Trần Như. Lịch sử nói rằng Kiều Trần Như muốn tránh mặt Phật, nhưng ông quay phía nào cũng thấy Phật, vì Phật đã ở trong tâm ông rồi. Ông tránh mặt Phật, vì xấu hổ, nhưng Phật vào tâm ông rồi, không tránh được.

Theo kinh nghiệm của tôi, thuở nhỏ siêng năng lạy Phật và cảm nhận ở đâu cũng có Phật, nhìn lên bầu trời cũng thấy Phật, nhìn núi rừng cũng thấy Phật xuất hiện. Tôi nhận ra ý là Phật đã vào tâm mình, tâm mình nhận được lòng từ của Phật, nên lòng từ của Phật sanh trong chúng ta, giúp ta giáo hóa chúng sanh thành công. Còn nói khôn dại thì không ai hơn ai.

Nho giáo và Phật giáo đều dạy rằng phải cố gắng gìn giữ niềm tin của người đối với mình, ta hứa làm việc gì thì phải làm. Và phải trở thành người tốt thì sau mới làm được việc, còn cách sống của ta mà bị người phê phán là không có nhân từ, thì họ không chấp nhận và tránh xa mình. Đó là khởi đầu tu của đạo Phật và đạo Nho có hai điều này giống nhau.

Triển khai lòng nhân từ của Phật, Ngài đưa ra vô số phương tiện. Tôi thấy người chuyên tu Tịnh độ nói rằng trong mười phương, Phật Di Đà lớn nhất, nên nhất định theo Phật Di Đà, không theo Phật nhỏ. Theo tôi, đối với người thuộc tầng lớp nào thì Phật dùng phương tiện nói như vậy. Đối với tôi, không có Phật lớn, Phật nhỏ. Có người nói Phật Thích Ca còn niệm Phật Di Đà. Nhưng trong kinh Di Đà, Phật Thích Ca nói sáu phương Phật đều xưng tán Phật Thích Ca, nghĩa là khen Phật Thích Ca. Chúng ta học Phật là học khen, không chê. Các Phật khen nhau, Phật Thích Ca cũng khen Phật Di Đà và Ngài nói khi Ngài khen Phật Di Đà thì mười phương Phật cũng khen Ngài: “Hay thay, Thích Ca, Ngài đã thành tựu Vô thượng Bồ-đề trong đời ngũ trược, kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược mà vì chúng sanh nói pháp chân thật và khai phương tiện dìu dắt chúng sanh ra khỏi Nhà lửa tam giới, thật là hy hữu”.

Tôi nghĩ rằng mỗi vị Phật thị hiện ở chỗ này hay chỗ khác và tùy theo căn tánh hành nghiệp của chúng sanh nơi đó mà giáo hóa tương ưng. Thế giới của Phật Di Đà thuần các Bồ-tát và các Bồ-tát Nhứt sanh bổ xứ cũng ở đây, đó là cách làm của Phật Di Đà mà Đức Thích Ca giới thiệu mô hình kiểu mẫu này để chúng ta làm theo.

Đức Thích Ca giới thiệu khi Đức Di Đà còn làm vua tên là Vô Tránh Niệm, Ngài không có ý niệm tranh chấp. Nghe Phật dạy như vậy, chúng ta tu hành muốn về Cực Lạc, tất yếu không tranh chấp hơn thua phải trái. Phật giới thiệu hành trạng của Phật Di Đà cho chúng ta làm theo, nhưng ít ai nghĩ đến ý này, mà cứ nghĩ chỉ niệm Phật để về Phật. Đầu tiên, dứt hết niệm phải trái trên cuộc đời. Làm vua, nhưng Ngài bỏ ngôi vua đi tu. Muốn tu theo Phật Di Đà, nên lập hạnh này. Tôi tu Tịnh độ là học như vậy.

Tu Tịnh độ, Di Đà làm vua Vô Tránh Niệm mà bỏ ngôi đi tu. Kế đến, Ngài đem hết Phật pháp vào lòng, đem ba tạng kinh điển vào lòng mình. Nghĩa là Ngài học không biết mệt mỏi, học để tăng trưởng hiểu biết. Như vậy, việc thứ hai của tu Tịnh độ là học. Chúng ta muốn sanh Tịnh độ thì phải đồng hạnh đồng nguyện với Phật Di Đà, còn khác thì làm sao ở chung được.

Khi học hết giáo nghĩa, mở tầm kiến thức cao nhất, Ngài đổi tên thành Pháp Tạng Tỳ-kheo. Nghĩa là Phật Di Đà là kho pháp bảo của chư Phật và được như vậy rồi, Ngài mới học thêm bằng cách đi mười phương, ngày nay là đi du học. Tất cả các vị cao tăng, danh tăng, chúng ta đến tham vấn, học hỏi, đó là chúng ta tu Tịnh độ. Phật Di Đà từng làm như vậy; nói rõ hơn là các Phật tu thế nào, xây dựng quốc độ thế nào thì Phật Di Đà tổng hợp tất cả Tịnh độ của mười phương Phật để xây dựng Cực Lạc.

Nhưng muốn làm nên Cực Lạc, đầu tiên Ngài phải quy tụ các thượng thiện nhân là Bồ-tát Nhứt sanh bổ xứ tập hợp về. Điều này chúng ta nên học, có nghĩa là chỗ có người tài giỏi, đạo đức, siêng năng thì nơi đó sẽ trở thành văn minh, sỏi đá cũng biến thành cơm, chính những người này xây dựng Cực Lạc.

Trong kinh Vô lượng thọ ghi nhận Phật Di Đà có hành trạng như vậy, chúng ta thực tập theo để chúng ta đồng hạnh đồng nguyện với Ngài, đó là niềm hy vọng cho chúng ta được sanh về Cực Lạc.

Hoặc đọc kinh Di Đà thấy hành giả nhứt tâm bất loạn chấp trì danh hiệu thì được về Cực Lạc. Nghĩa là chúng ta tu hành đạt được nhứt tâm thì quán chiếu được Cực Lạc, hay Cực Lạc hiện vào lòng ta, bấy giờ dù ta và Cực Lạc cách xa mười muôn ức, nhưng thông một cõi; đó là thế giới tâm rất kỳ diệu.

Phật Thích Ca dạy rằng Cực Lạc ở ngay Ta-bà, nếu tâm chúng ta đạt đến Cực Lạc là Cực Lạc hiện vào tâm. Còn tâm chúng ta Ta-bà đau khổ thì cảnh giới địa ngục hiện ra. Tâm Cực Lạc hiện là cảnh giới Cực Lạc hiện. Vì vậy, kinh nói rằng khoảng thời gian về Cực Lạc nhanh hơn là co duỗi cánh tay, ngày nay nói là nhanh hơn ánh sáng. Từ đây về Cực Lạc trong chớp mắt.
Tóm lại, trên bước đường tu theo Phật, phát xuất của chúng ta là bằng mọi cách có được lòng nhân từ của Phật và sử dụng được lòng nhân từ thì sẽ cảm hóa được người và tâm từ của chúng ta phát triển rộng đến vô biên thế giới. Chỗ nào có chúng sanh, tâm chúng ta cũng tới và thế giới nào của Phật chúng ta cũng tới được, hoặc thế giới Cực Lạc của Phật Di Đà, hay thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, hay thế giới của Phật Đa Bảo, v.v… Cầu mong tất cả mọi người được Phật gia hộ, bỏ huyễn thân này được trở về cảnh giới theo sở cầu của mình.



HT.Thích Trí Quảng

Tìm Về Cội Nguồn- Tổ Tiên Mẫu Hệ: Người Mẹ Phi Châu của Nhân Loại!



Phối hợp giữa các ngành khoa học, DNA di tính, sinh học, nhân chủng, và khảo cổ Giáo sư Stephen Oppenheimer, đã làm đảo lộn "niềm tin giống nòi" của thế giới chủ nghĩa quốc gia chủng tộc. Khám phá của Stephen Oppenheimer. về nguồn di tính X của nhân loại từ một gốc Mẹ Phi châu, không chỉ gây tranh luận về những kiến thức qui ước hiện hành về khoa nhân chủng, mà còn gây kinh hoàng cho giới triết học chính trị bảo thủ, hữu khuynh về nền tảng ý niệm "quyền thượng đế ban", "giống nòi bản sắc" cũng như nền tảng tín lý các giáo hội thần quyền. 

 Phim Tài Liệu: Bà Eva Thật Sự
xx  cc 

The Real Eve
Mitochondrial DNA is passed from mother to children, both male and female, unchanged and it mutates at a predictable rate; i.e., the more the genetic mutations in the DNA, the more ancient the origin of the population.
Using these facts, some scientists are studying mitochondrial DNA to try to trace back the origins of the human race.




Using this method, the scientists have traced the human race to one female in Africa several million years ago. Then they traced the migration patters of her descendants as they spread across the earth.
The Real Eve is a fascinating documentary presenting a new and controversial theory of human evolution. It does what all good documentaries do, it makes you think, and it entertains at the same time.


Journey Of Man;A Genetic Odyssey! 

Hành trình Nhân Loại:  Đường trường Di Tính

xx  


Who were our ancestors? From where did we originate? If we came out of Africa, what factors governed our routes? And when? Now finally this interactive genetic map, created collaboratively with Professor Stephen Oppenheimer, based on his book 'Out of Eden' / 'The Real Eve', reveals an exciting journey of opportunity and survival, confirmed by genetic science and documented by ancient rock art, we look in depth at the Journey of Mankind and investigate how modern science has helped shed light on this monumental exodus.


The Bradshaw Foundation, in association with Stephen Oppenheimer, presents a virtual global journey of modern man over the last 160,000 years


The map will show for the first time the interaction of migration and climate over this period. We are the descendants of a few small groups of tropical Africans who united in the face of adversity, not only to the point of survival but to the development of a sophisticated social interaction and culture expressed through many forms. Based on a synthesis of the mtDNA and Y chromosome evidence with archaeology, climatology and fossil study, Stephen Oppenheimer has tracked the routes and timing of migration, placing it in context with ancient rock art around the world.