" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015
Sự Tử Tế Trong Đời Sống
Người tử tế nào cũng có trong cuộc sống của họ đức tính cao thượng, bao dung, độ lượng. Người cao thượng không trói tâm mình vào danh vọng, lợi dưỡng, không phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình.
Nhờ phẩm chất cao thượng, người tử tế biết quan tâm tha nhân với động cơ trong sáng với hành động cao quý. Trong mọi tình huống, người cao thượng suy nghĩ, quyết định, làm việc trên tinh thần “quang minh, chính đại”, hướng đến công bằng xã hội. Thậm chí có thể hy sinh các quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm để hướng đến đại cuộc.
Tử tế là phẩm chất cao quý của con người. Người tử tế, do đó, không chỉ là người có phẩm chất cao quý mà còn là người biết sử dụng lòng tốt của bản thân, chia sẻ những nổi khổ niềm đau trong cuộc sống, nhằm góp phần xây dựng cuộc sống an bình hơn.
Trước nhất, tử tế là sự tốt bụng. Sống tử tế là sống có tấm lòng, từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp. Lòng tử tế hiện hữu trong mỗi con người, trước nhất như một tiềm năng, do vậy, để có nó trong cuộc sống, ta cần khai thác, nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển. Vì là một phẩm chất, sự tử tế không bổng dưng mà có, cần được huấn luyện, hướng dẫn, học tập, rèn luyện để có được. Khi lòng tử tế đã có mặt, người sở hữu nó phải biết gìn giữ, ứng dụng và nhân rộng. Sau đây là những phẩm chất cao quý tiêu biểu mà người tử tế cần có:
1. Tấm lòng nhiệt huyết
Về bản chất, người tử tế vừa rất nhạy cảm, vừa năng động và thích dấn thân. Nhạy cảm với những bất công, cảm thông với những nổi đau, năng động với các việc nghĩa, dấn thân vào các công việc đáng làm. Tất cả chỉ vì một tấm lòng: không thể thờ ơ, bàng quang, lãnh cảm, an phận thủ thường, hay vô tích sự. Nhờ phẩm chất này, người tử tế luôn chủ động, tìm kiếm các việc nghĩa để góp phần phụng sự tha nhân, xây dựng cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn.
Nói cách khác, nơi nào có lòng nhiệt huyết, nơi đó xuất hiện nhiều việc nghĩa. Người nào có lòng nhiệt huyết, người đó sẽ không để cuộc sống của mình trôi qua luống uổng và tiếc nuối. Với lòng nhiệt huyết, việc nặng thành nhẹ, việc lớn thành nhỏ, việc khó thành bình thường. Nhiệt huyết vì việc nghĩa là sức sống bùng cháy, mãnh liệt như mặt trời không ngừng sự chiếu soi. Với nhiệt huyết, ta mở ra cho mình các cánh cửa cơ hội của việc nghĩa, việc có ích và giá trị. Nhờ đó, cuộc sống này tăng thêm gia vị tình người.
2. Đức tính cao thượng
Người tử tế nào cũng có trong cuộc sống của họ đức tính cao thượng, bao dung, độ lượng. Người cao thượng không trói tâm mình vào danh vọng, lợi dưỡng, không phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình. Nhờ phẩm chất cao thượng, người tử tế biết quan tâm tha nhân với động cơ trong sáng với hành động cao quý. Trong mọi tình huống, người cao thượng suy nghĩ, quyết định, làm việc trên tinh thần “quang minh, chính đại”, hướng đến công bằng xã hội. Thậm chí có thể hy sinh các quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm để hướng đến đại cuộc.
Nói theo đức Phật, người tử tế với tâm cao thượng là người “vì phúc lợi, vì an lạc, vì lợi ích cho số đông”. Với phẩm chất cao thượng, người tử tế sống rất dung dị, thiết thân với cuộc sống, không ngừng nỗ lực phụng sự và đóng góp.
3. Biết quan tâm và giúp đỡ nhau
Khi đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng các thực phẩm to hơn chúng, dầu vất vã và nặng nhọc, chúng đã không quên chào hỏi nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa tình người.
Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tha nhân làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có.
Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức và trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực. Từ những cái nhỏ nhặt, bình thương nhưng không tầm thường, sự quan tâm của ta về cuộc đời sẽ giúp cuộc sống có ý nghĩa.
Các nghĩa cử như cha mẹ quan tâm chuyện học hành của con cái, con cháu quan tâm đến sức khỏe của cha mẹ, làng xóm quan tâm lẫn nhau, mỗi người quan tâm đến tha nhân trong tương quan xã hội… góp phần tạo nên văn hóa tình người. Quan tâm, chào hỏi không phải là việc gì quá to lớn đến độ không làm được, do đó, đừng để tâm mình trở nên khô khan, chai lì trước những bất hạnh của tha nhân.
Người thiếu quan tâm đến tha nhân chẳng khác nào có mắt mà không nhìn, có tai mà không nghe, có mũi mà không thở, lủi thủi một mình, lầm lỳ, vô cảm! Quan tâm bằng lời thưa hỏi. Quan tâm bằng hành động trợ giúp. Quan tâm bằng sự cho đi… Đó là những nghĩa cử tạo nên niềm vui và hạnh phúc trong đời.
4. Biết hiến tặng và ban cho
Đối với người tử tế, sự tốt bụng không chỉ dừng lại trong tâm tưởng, mà cần thể hiện qua hành động từ bi, nhân ái, vị tha, vô ngã. Người tử tế biết thống thiết với nỗi đau của kiếp người, nên biết chia sẻ, hiến tặng, ban cho bằng cả tấm lòng.
Giúp đỡ người khác thực ra làm cho chính mình trở nên cao thượng. Hiến tặng cho người khác thực ra là đang góp nhặt phúc đức cho bản thân. Phụng sự cho cuộc đời thực ra là đang làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa.
Không ai nghèo đến nỗi không thể cho người khác một cái gì. Cũng không ai giàu đến nỗi có thể cho tất cả mọi người trên hành tinh này. Ai có tấm lòng đều có thể ban cho. Chia cắt một phần chi tiêu không cần thiết của bản thân và gia đình, tặng cho các mảnh đời kém may mắn hơn, là đang mang lại niềm hạnh phúc với tâm niệm “ban cho như cứu khổ.”
Biết giúp đời, giúp người ta sẽ thấy rõ sống không phải là gom góp cho riêng mình mà là ban tặng, dâng hiến. Như nguồn nước lưu thông, nước chảy đi rồi lại chảy về, mang thêm phù sa bồi đắp… Người ban cho sẽ không mất đi những thứ mình đang có, thực chất là làm cho những thứ mình sở hữu trở nên có ý nghĩa hơn.
Cho người có hoàn cảnh ngặt nghèo một bát cơm, manh áo… là cho các con cá, đôi lúc, không thể trì hoãn. Trong nhiều tình huống, ta không nên mặc cả với sự cho. Trao tặng kiến thức, tư vấn nghề nghiệp, giúp đỡ cơ hội, chỉ dẫn lối đi… là cho những chiếc cần câu, dù đòi hỏi tính công phu nhưng rất cần thiết.
Hiến tặng tạng, mô và hiến xác cho y học là đang trao tặng cho những người hữu duyên cơ hội “được tái sinh” một lần nữa ngay trong kiếp sống hiện tại ngắn ngủi này. Nâng đỡ người có khả năng, giúp đỡ người nghèo khó, dẫn dắt người bí lối, truyền trao kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ sau… đều là những sự cho có giá trị.
Cho một lời khuyên đúng tình huống có thể tạo nên sự lên dây cốt tinh thần. Đưa tay xuống cứu vớt một mảnh đời, tạo cơ hội cho người ngã quỵ đứng thêm một lần nữa… là những sự cho có ý nghĩa xây dựng cuộc sống.
Đừng lỗi hẹn với sự cho. Đựng chậm trễ và chần chừ. Đừng tiếc nuối và vô cảm. Khi chết đi, không ai có thể mang theo bất cứ vật gì tùy thân. Do đó, khi còn sống, đừng đánh mất cơ hội ban cho. Nói cách khác, người ban cho thì còn hoài. Người giấu diếm, lẫn tiếc tài sản sẽ trở nên bủn xỉn, đôi lúc vô dụng. Hãy tập thói quen ban cho, thay vì chỉ biết gom góp về…
Lòng tử tế còn có nhiều phẩm chất cao quý khác như chánh trực, can đảm, chí công, vô tư, hy sinh, tận tụy… Lòng tử tế như một quặng mỏ, biết khai thác sử dụng sẽ làm cho nó trở nên có giá trị hơn.
Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết đi. Hãy hít thở sự tử tế. Hãy tiêu hóa sự tử tế. Hãy sống với sự tử tế.
Hãy trở thành người tử tế để không phải sống cuộc đời trong vô cảm, vô tình, vô tâm, vô ơn, vô nghĩa.
Thích Nhật Từ
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015
Chiến Tranh là trò làm tiền Gian Manh
Major General Smedley Butler, USMC.
Thiếu tướng Smedley Butler, Thủy quân lục chiến Mỹ, sinh 30-7-1881- mất 21-6-1940. Có biệt danh là Ngưòi Chiến Đấu Hòa Bình "The Fighting Quaker" và Ông Già Mắt Sắc "Old Gimlet Eye", vì sau khi ra khỏi quân đội, ông tích cực vận động dân trí, hô hào chính trị diễn thuyết khắp nơi chống chiến tranh gian manh của bọn nhà nước chính trị. Trong thòi của Ông, ông là một vị tướng TQLC nhiều huân chương chiến công nhất.
Ông đầu quân khi cuộc chiến Mỹ-Tây ban Nha bùng nổ. được huy chương Brevette trong thời gian loạn Quyền Thuật ở Trung Quốc, chiến đấu ở Trung Mỹ, và tại Pháp trong Thế chiến thứ Nhất và được vinh thăng thiếu tướng. Ông phục vụ quốc gia trong 34 năm, tuy vậy ông tuyên bố chống lại việc Mỹ can thiệp vũ trang vào công việc của các quốc gia có chủ quyền.
CHIẾN TRANH LÀ TRÒ LÀM TIỀN GIAN MANH
(BẢN ANH NGỮ : Bài nói chuyên của tướng Smedley Butler, TQLC Mỹ năm 1933, ông mất năm 1940)
(Minh Triết NCĐ chuyển ngữ)
Chiến Tranh là trò làm tiền GIAN MANH. Nó lúc nào cũng vậy.
Nó có thể là phương cách cổ xưa nhất, cách sinh lợi dễ dàng nhất, chắc chắn là cách độc ác nhất. Nó là cách độc nhất mà lợi lộc được tính bằng đô-là và mất mát bằng sinh mạng con người.
Một mưu mô làm tiền gian manh là cách miêu tả tốt nhất mà tôi tin là một cái gì đó không phải là điều mà đa số người ta nghĩ đến. Chỉ có một nhóm nhỏ “tay trong” biết nó thực sự là gì. Người ta điều khiển nó cho lợi ích thiểu số, trên sự mất mát của thật nhiều người. Và từ chiến tranh, một số người trở nên giàu sụ nhờ đó.
Trong chiến tranh Thế Giới thứ Nhất, một nhóm nhỏ đã gom góp được nhiều món lợi nhuận từ cuộc chiến này. Ít nhất có 21,000 tân tỷ phú và triệu phủ được đẻ ra tại Mỹ trong thế chiến (thứ nhất.) Đây mói chỉ là những người thú nhận lợi tức lớn lao của họ từ máu trên bảng khai thuế. Còn bao nhiêu triệu phú nữa nhờ chiến tranh nhưng khai gian thuế, không ai biết.
Có bao nhiêu gã triệu phú chiến tranh này đã vác súng? Bao nhiêu đứa chúng nó đào giao thông hào? Bao nhiêu trong đám chúng nó đã biết mùi đói khổ trong căn hầm đầy chuột là gì? Bao nhiêu đứa chúng nó đã trải qua nhiều đêm không ngủ, kinh hoàng, núp tránh đạn pháo cùng miểng và đạn súng máy? Bao nhiêu kẻ trong chúng nó đã thọc lưỡi lê vào kẻ thù? Bao nhiêu đứa chúng nó đã bị thương hay tử trận?
Quốc gia lấy được thêm lãnh thổ từ chiến tranh, nếu họ thắng trận. Bọn chúng nó chỉ vơ hết. Lãnh thổ mới chiếm này lập tức được khai thác bởi một thiểu số-cùng là nhóm thiểu số moi tiền từ máu ngưòi trong chiến tranh. Quần chúng đưa vai ra gánh trả phí tổn.
Và phí tổn này là gì?
Phí tổn đó trở nên một hóa đơn khủng khiếp. Những mộ bia mới xây, bao nhiêu thân thể đứt lìa, tâm thần vỡ vụn, bao nhiêu cõi lòng tan nát và gia đình đổ vỡ, Bất ổn kinh tế, Suy thoái và những cùng khổ tiếp theo, Thuế khóa còng lưng cho các thế hệ tiếp nối.
Trong thật nhiều năm, với tư cách một người lính, tôi đã hoài nghi chiến tranh là một trò làm tiền gian manh: chỉ cho tới khi tôi lui về hưu với đời sống dân sư, tôi mới thật sự nhận thức ra hiểu nó trọn vẹn. Và bây giờ khi tôi thấy những đám mây chiến tranh thế giới (thế chiến thứ 2) tụ lại, như hôm hay, tôi phải đối mặt với nó và lên tiếng cảnh báo.
Và một lần nữa, họ chia phe. Pháp và Nga đã gặp nhau và thoả thuận đứng bên nhau. Ý và Áo vội vã làm một thỏa ước tương tự. Ba lan và Đức đưa mắt thân thiện nhìn nhau, tạm gác qua, cuộc tranh chấp về hành lang Ba lan (tới Koenisberg của Đức).
Vụ ám sát vua Alexander của Nam tư làm rắc rối mọi việc. Nam Tư và Hung Gia Lợi gần như sẵn sàng cắt cổ nhau. Ý sẵn sàng nhảy vào. Nhưng Pháp đang đợi. Tiệp khắc cũng vậy. Tất cả bọn nhà nưóc họ đều mong chờ chiến tranh. Nhưng dân chúng thì không như vậy-Với những người phải chiến đấu và đóng thuế và chết thì không- Chỉ có những kẻ cò mồi chiến tranh và ở nơi hậu phương để trục lợi, mới mong chiến tranh.
Hiện nay trên thế giới có đến 40 triệu quân dưới cờ (các quốc gia), và các nhà lãnh đạo cùng ngoại giao của chúng ta có can đảm nói rằng chiến tranh không cận kề.
Quỷ thần ơi! 40 triệu người này được huấn luyện để chỉ làm vũ công à?
Ở Ý là không phải rồi, chắc chắn là vậy. Thủ tướng Mussolini biết rằng họ được huấn luyện để làm gì. Ông ta, ít nhất, thẳng thắn nói ra. Và chỉ mới hôm nọ, Lãnh Tụ náy đã tuyên bố trong quyển “Hoà Giải Quốc Tế” do quỹ Carnergie vì Hoà bình Quốc Tế ấn hành:
“Trên hết tất cả , chủ nghĩa Phát xít, càng chiêm nghiệm và quan sát tương lai và sự phát triển của nhân loại tách rời ra khỏi những toan tính chính trị thời cuộc hiện nay, càng không tin vào khả năng hay ích lợi của nền hoà bình vĩnh cửu…Chỉ có chiến tranh mới mang hết được năng lực tận cùng của con người ra và đóng dấu ấn cao quí lên dân tộc nào có can đảm đối mặt với nó”.
Thật không hoài nghi gì nữa, Mussolini tin chắc vào những gì ông ta nói. Quân đội dày công huấn luyện của ông, đàn phi cơ của ông, và hải quân của ông sẵn sang cho chiến tranh-nôn nóng vì nó, hình như vậy. Vị thế sát cánh với Hung gia lợi trong tranh chấp với Nam Tư cho thấy điều đó. Và sự động viên vội vã của quân Ý dọc biên giới Áo sau khi Dollfuss bị ám sát cho thấy điều đó luôn. Chuyện động đao, động kiếm ở Âu châu báo hiệu chiến tranh, không chóng thì muộn.
Ngài Hitler, với sự tái vũ trang Đức quốc và đòi hỏi thêm nhiều vũ khí, là một đe dọa không bằng thì cũng lớn hơn cho hoà bình. Pháp vừa mới tăng thời gian nghĩa vụ quân sự cho thanh niên từ 1 năm lên 18 tháng.
Vâng, khắp mọi nơi, các quốc gia đang chuẩn bị vũ khí. Những con chó dại của Ậu châu sút chuồng. Ở Viễn Đông, các biến chuyển thì rắc rối hơn. Hồi năm 1904, khi Nga và Nhật đánh nhau, chúng ta đạp người bạn cũ Nga và hậu thuẫn Nhật. Rồi các nhà tài phiệt quốc tế rộng rãi của chúng ta tài trợ Nhật bản. Và bây giờ khuynh hướng là đầu độc chúng ta về Nhật bản. Chính sách “mở cửa” với Trung Hoa là gì với chúng ta? Mậu dịch của chúng ta với Trung hoa là 90 triệu một năm. Hay quần đảo Phi luật Tân? Chúng ta đã tiêu khoảng 600 triệu đô la tại Phi luật Tân trong 35 năm và chúng ta (các nhà tài phiệt, kỹ nghệ và đầu cơ) có đầu tư riêng biệt ở đó ít hơn 200 triệu.
Và rồi, để cứu mậu dịch Trung hoa khoảng 90 triệu, hay để bảo vệ các khoản đầu tư tư nhân chưa đến 200 triệu ở Phi luật Tân, chúng ta kích động để gây căm thù Nhật bản và lao vào chiến tranh-một cuộc chiến tốn kém hàng tỷ đô la, hàng trăm nghìn sinh mạng người Mỹ, và thêm hàng trăm nghìn người khác thương tật thể xác và tâm thần bất ổn.
Dĩ nhiên, phải có sinh lời để bù vào sự lỗ lã này-nhiều tài phú sẽ hình thành. Hàng triệu và hàng tỷ đô la sẽ chồng chất bởi một thiểu số: nhà sản xuất đạn dược, nhà tài chính, nhà đóng tàu, sản xuất, đóng thịt hộp, đầu cơ. Đám này sẽ phát tài mạnh mẽ.
Đúng thế, bọn chúng đang sẵn sàng cho một cuộc chiến khác. Tại sao lại không chứ? Nó đẻ ra lãi to lớn mà.
Nhưng nó đem lại lợi lộc gì cho những người bị giết? Nó có đem lại ích lợi gì cho các bà mẹ , và chị em, vợ , và người yêu của họ? Nó có ích lợi gì cho con cái của họ?
Chiến tranh nó sinh lợi gì cho ai, ngoại trừ một thiểu số mà chiến tranh là lợi lộc lớn của bọn chúng?
Vâng, và nó có lợi gì cho quốc gia?
Hãy lấy chính trường hợp Mỹ của chúng ta. Cho tới năm 1898, chúng ta không có một miếng lãnh thổ nào ngoài chính quốc của Bắc Mỹ. Vào lúc đó, nợ quốc gia của chúng ta chỉ hơn 1 tỷ. Rồi chúng ta trở thành “quan tâm” đến quốc tế. Chúng ta quên, hay gạt bỏ, lời răn dạy của các vị tổ phụ lập quốc chúng ta. Chúng ta quên lời cảnh báo của George Washington về “những giao ước giăng mắc”. Chúng ta lao vào chiến tranh. Chúng ta lấy được lãnh thổ hải ngoại. Cuối thế chiến, nợ quốc gia của chúng ta nhảy tới hơn 25 tỷ, đó là kết quả trực tiếp của việc xen vào bang giao quốc tế. Thăng bằng cán cân mậu dịch tổng cộng của chúng ta trong thơì gian 25 năm đạt vào khoảng 24 tỷ. Như vậy, trên bình diện kế toán, chúng ta, chúng ta trễ nợ mỗi năm, và con số ngoại thương đó có thể là của chúng ta nếu không có chiến tranh.
Đối với một người Mỹ bình thường, trả tiền để đứng ngoài vòng việc dây dưa với ngoại bang có lẽ rẻ hơn (Chưa nói là an toàn hơn). Trò làm tiền này, đối với một thiểu số, cũng như nấu rượu lậu và các trò làm tiền khác, kiểu xã hội đen, đem về lợi nhuận choáng mắt, nhưng cái giá phí tổn để tiến hành, luôn bị đổ lên đầu người khác-những người chẳng hưởng lợi lộc gì.
Chương 2- Ai hưởng lợi?
Cuộc Thế Chiến (I), hay có lẽ sự tham chiến ngắn ngủi cùa chúng ta vào nó, đã tiêu tốn nước Mỹ 52 tỷ đô-la. Hãy tính xem. Đó là 400 đô-la cho mỗi người đàn ông, đàn bà và con nít Mỹ. Và chúng ta vẫn chưa trả xong nợ. Chúng ta đang trả nó, con cái chúng ta sẽ trả nó, và cháu chắt chúng ta có lẽ cũng sẽ tiếp tục trả cái phí tổn của cuộc chiến đó.
Tiền lời của một cơ sở làm ăn tại Mỹ thường là 6, 10, và đôi khi 12%. Nhưng tiền lời thời chiến-à! Nó là chuyện khác hẳn- 20%, 60%, 100%, 300%, và 1800 %...nó lên tới trời xanh. Tất cả là điều kiện thuận lợi. Chú Sam (nhà nước Mỹ) có tiền. Cứ nhào vô lấy.
Dĩ nhiên, nó không được trình bày thẳng thừng như vậy trong thời chiến. Nó được biến cải thành lòng ái quốc, tình yêu nước, và “chúng ta phải chung vai đấu cật”, nhưng lợi lộc thì tăng rồi nhảy vọt và phóng thăng thiên-và được bỏ túi an toàn. Hãy lấy một vài ví dụ:
Hãy lấy những người bạn du Ponts của chúng ta, dân làm thuốc súng. Gần đây một người trong going tộc họ đã ra làm chứng trước Ủy ban Thượng viện rằng thuốc súng của họ thắng cuộc chiến phải không nào? Hay là cứu thế giới vì dân chủ? Hay cái gì đó, đúng không nào? Họ đã làm như thế nào trong chiến tranh? Họ từng là một tập đoàn tư bản yêu nước. Ấy mà, thu nhập trung bình của giòng họ du Ponts trong khoảng thời gian 1910 tới 1914 (trước chiến tranh) là 6 triệu hàng năm. Nó không nhiều nhưng dòng họ du Ponts xoay sở cũng đủ. Và bây giờ hãy nhìn tới lợi tức trung bình của họ mỗi năm trong những năm chiến tranh, 1914 tới 1918. Chúng tìm ra được là năm-mươi-tám triệu tiền lời mỗi năm! Gần gấp mười lần thời bình, và lợi tức thời bình cũng đã quá tốt. Một sự gia tăng lợi nhuận hơn 950%.
Hãy lấy một trong những công ty sắt cỏn con của chúng ta đã vì lòng ái quốc, gạt bỏ sản xuất đường ray tàu hỏa và khung nhà và cầu để sản xuất vật dụng chiến tranh. Mà xem, thu nhập hàng năm trong khoảng 1910-1914 độ chừng 6 triệu. Rồi chiến tranh tới. Và, như tất cả công dân trung thành, “Sắt Bethlehem” lập tức chuyển qua sản xuất đạn dược. Thế lợi nhuận của họ đã vọt lên -hay là họ để giá hời cho Chú Sam nào? Đấy nhá, thu nhập giữa 1914-1918 của họ là 49 triệu hàng năm!
Hay cứ lấy công ty Sắt Hoa kỳ chẳng hạn. Thu nhập trung bình trong khoảng thời gian 5-năm trước cuộc chiến là 105 triệu hàng năm. Không tệ chút nào. Rồi chiến tranh đến và lợi nhuận nhảy vọt. Lợi nhuận trung bình hàng năm cho khoảng thời gian 1914-1918 là 240 triệu. Quả thật không tệ.
Đó là thu nhập về sắt và thuốc súng. Hãy nhìn đến một thứ gì khác. Một chút đồng chẳng hạn. Ngành này luôn khấm khá trong thời chiến.
Lấy ví dụ Công ty Anaconda, thu nhập trung bình hàng năm trong những năm tiền chiến 1910-1914 là 10 triệu. Trong những năm chiến tranh 1914-1918, lợi nhuận vọt lên 34 triệu hàng năm.
Hay công ty Đồng Utah, trung bình 5 triệu hàng năm trong khoảng 1910-1914. Vọt lên trung bình 21 triệu lợi nhuận hàng năm trong thời gian chiến tranh.
Hãy gộp 5 công ty này lại, với 3 công ty nhỏ hơn. Lợi nhuận trung bình hàng năm của thời gian tiền chiến 1910-1914 là 137 triệu 480 nghìn. Rồi chiến tranh đến. Lợi nhuận trung bình của nhóm này vọt lên 408 triệu 300 nghìn.
Một chút xíu gia tăng lợi nhuận phỏng chừng 200 %.
Chiến tranh có sinh lợi không? Nó đã đẻ tiền cho bọn đó. Nhưng bọn đó không phải là những kẻ duy nhất. Còn những người khác. Hãy lấy kỹ nghệ da.
Trong khoảng 3 năm tiền chiến, lợi nhuận tổng cộng của công ty Da Trung Uơng là 3 triệu rưỡi. Nó chia ra độ 1 triệu 167 nghìn hàng năm. Ấy thế, năm 1916, công ty này có lợi nhuận là 15 triệu, một sự gia tăng nhỏ bé có 1100%. Chỉ có vậy. Công ty Hóa chất Tổng Quát kiếm được lợi nhuận trung bình trong 3 năm tiền chiến là 800 nghìn hàng năm. Chiến tranh tới, và lợi nhuận vọt lên 12 triệu. Một cú nhảy vọt tới 1400%.
Công ty Kền Quốc Tế nữa-và ta không thể tiến hành chiến tranh mà không có kền-cho thấy sự gia tăng lợi tức từ chỉ có 4 triệu tới 73 triệu hàng năm. Không tệ. Một sự gia tăng hơn 1700%.
Công ty Đường hàng năm kiếm được trung bình 2 triệu trong 3 năm tiền chiến. Vào năm 1916, tiền lời ghi nhận là 6 triệu.
Hãy nghe tài liệu Quốc Hội số 259, Quốc Hội Thứ Năm Mươi Sáu báo cáo về thu nhập doanh nghiệp và nhà nước. Xem xét lợi tức của 122 công ty thịt, 153 nhà sản xuất bông vải, 229 công ty may mặc, 49 nhà máy sắt và 340 công ty than trong thời chiến. Lợi tức mà dưới 25% là ngọại lệ. Ví dụ, các công ty than kiếm được lợi giữa 100% và 7856% trên tiền vốn trong thời chiến. Các nhà sản xuất thịt ở Chicago tăng gấp đôi, gấp ba thu nhập.
Và chúng ta đừng quên giới tài chính ngân hàng, những kẻ tài trợ cuộc chiến vĩ đại. Nếu có ai kiếm được siêu lợi nhuận đó là giới tài phiệt. Vì là những cá nhân chung vốn (những tổ hợp đối tác) thay vì là tổ chức công ty đăng ký kinh doanh cổ phần, họ không phải báo cáo cho giới đầu tư cổ phần. Và như thế lợi nhuận của họ cũng bí mật như sự to lớn của nó . Làm sao giới tài phiệt kiếm hàng triệu và hàng tỷ, tôi không biết vì những bí mật cỏn con đó không bao giờ được công bố-ngay cả trước Ủy ban điều tra Thượng Viện.
Nhưng đây là cách mà vài kẻ trong các nhà kỹ nghệ và đầu cơ yêu nước đục đẽo con đường của họ tới lợi nhuận từ chiến tranh.
Lấy ví dụ các nhà đóng giày. Họ thích chiến tranh. Chiến tranh đem lại việc làm ăn với lợi nhuận phi thường. Họ đạt lãi rất to do xuất khẩu tới các đồng minh của chúng ta. Có lẽ, cũng như những nhà sản xuất vũ khí và đạn dược, họ cũng bán cho kẻ thù. Vì một đô-la là một đô-la cho dù nó đến từ Đức hay Pháp. Nhưng bọn họ làm ăn khá cũng là do buôn bán với chú Sam nữa.
Ví dụ họ bán 35 triệu đôi giày đinh. Với 4 triệu quân nhân, một người được hơn 8 đôi giày. Trung đoàn của tôi, thời chiến lúc đó, mỗi người lính chỉ được phát một đôi. Có lẽ một số đôi giầy này bây giờ vẫn còn được dùng. Vì toàn là giày tốt c ả. Ấy nhưng khi chiến tranh kết thúc, chú Sam (chính phủ) vẫn còn dư thừa 25 triệu đôi. Đã mua-và trả tiền cả rồi. Tiền lời cũng đã ghi chép và bỏ túi.
Số da dư vẫn còn nhiều. Rồi các nhà thuộc da bán cho chú Sam hàng trăm nghìn yên ngựa McClelan cho kỵ binh. Nhưng Mỹ lại không có một quân kỵ binh nào ở hải ngoại cả! Như thế thì Ai đó phải tống khứ mớ da đó đi. Kẻ nào đó phải kiếm lời từ số da đó- Cho nên chúng ta có một đống yên ngựa McClellan. Và hình như giờ chúng ta vẫn còn một đống.
Cũng vậy, có kẻ nào đó có rất nhiều mùng màn chống muỗi. Thế là chúng nó bán cho chú Sam 20 triệu cái mùng để lính hải ngoại xài. Tôi giả thiết là người ta tưởng đám lính giăng mùng chui vào khi họ phải cố ngủ trong chiến hào ngập bùn lâỳ-một tay phải gãi rận và tay kia quơ đám chuột chạy. Thế đấy, không có một cái mùng nào được gửi đến chiến trường Pháp cả!
Ấy nhưng mà bằng mọi cách, những nhà sản xuất tính kỹ tính xa này muốn chắc chắn rằng không người lính nào không có mùng, cho nên, 40 triệu thước vải mùng được bán cho chú Sam!
Đó là lợi nhuận tốt đẹp trong nghề vải mùng vào thời đó, mặc dù không có muỗi bên Pháp. Tôi giả sử rằng nếu chiến tranh kéo dài thêm chút nữa, những nhà sản xuất mùng lanh lợi có lẽ sẽ bán cho chú Sam vài thùng muỗi để thả bên Pháp hầu nhiều vải mùng nữa sẽ được đặt hàng.
Những nhà chế tạo phi cơ và động cơ cảm thấy rằng họ cũng nên kiếm những món lời chính đáng từ cuộc chiến này. Tại sao không? Mọi người khác đều kiếm lời cho họ. Rồi một tỷ đô la- cứ đếm tiếp nó nếu bạn còn sống đủ thọ tới đó-được chú Sam tiêu để sản xuất động cơ máy bay mà không bao giờ cất cánh! Không một chiếc nào, hay động cơ, từ cả tỷ đô la hợp đồng đó, dùng tham chiến bên Pháp hết. Cũng chỉ là cái đám nhà sản xuất đó kiếm chút đỉnh lời độ 30, 100 hay có lẽ 300 %.
Áo thung lót của lính tốn 14 xu để sản xuất, và chú Sam trả 30 xu tới 40 xu cho một chiếc- một lợi nhuận nhỏ bé cho nhà sản xuất áo thun. Và nhà sản xuất tất vớ và nhà sản xuất quân phục và nhà sản xuất mũ và nhà sản xuất nón sắt- đứa nàio cũng có phần hết.
Tại sao, khi chiến tranh chầm dứt, hơn 4 triệu bộ quân trang quân dụng-ba lô và đồ đạc để đựng đầy chúng-chất đầy trong nhà kho ở Mỹ. Rồi bây giờ, chúng bị vứt bỏ vì theo quy định mới đã thay đổi quân trang. Nhưng mà những nhà sản xuất đã thu lợi từ số đó rrồi-và bọn họ sẽ lại làm như thế lần tới nữa.
Có nhiều ý kiến độc đáo để kiếm lời trong thời chiến tranh.
Một người ái quốc tháo vát bán cho chú Sam cả chục tá đồ vặn ốc cho lọai ốc cỡ lớn cả thước (48 inches) . Ờ nhỉ, đó là những đồ vặn ốc đẹp. Vấn đề ở chỗ chỉ có một con ốc được chế tạo lớn đúng cỡ cho những đồ vặn ốc này. Đó là con ốc giữ các Cuộn phát điện ở thác Niagara. À thế, sau khi chú Sam mua cái mớ này và nhà sản xuất đã bỏ túi tiền lời, mớ đồ vặn ốc này được đưa lên xe lửa và tải vòng quanh nước Mỹ để cố tìm cho được chỗ dùng nó. Khi Hoà ưóc đình chiến được ký kết, nó thật sự là một cú chấn thương đau buồn cho cái gã chế tạo dụng cụ vặn ốc. Ông ta vừa bắt đầu chế tạo vài con ốc to để vừa với đồ vặn. Để rồi ông ta đã tính bán vài con ốc đó, cũng cho chú Sam!
Chưa hết, một người khác đã có ý nghĩ độc đáo rằng các vị đại tá không nên đi xe hơi hay cưỡi ngựa. Người đó có lẽ đã thấy hình Andrew Jackson ngồi xe 4 bánh ngựa kéo. Vâng, 6000 chiếc xe 4 bánh ngựa kéo được bán cho chú Sam để cho các vị đại tá xử dụng! Không một chiếc nào được dùng. Nhưng nhà sản xuất xe ngựa 4 bánh đã kiếm được lợi nhuận chiến tranh của họ.
Những nhà đóng tàu cảm thấy họ cũng nên nhào vô kiếm chút cháo. Họ đóng thật nhiều tàu để kiếm nhiều lời. Hơn 3 tỷ trị giá. Một số tàu dùng được. Nhưng một số tầu trị giá 635 triệu đóng bằng gỗ không nổi được! Những mối nối bị hở-và chúng chìm. Tuy vậy, (nhà nước) chúng ta cũng trả tiền chúng nó. Và kẻ nào đó bỏ túi tiền lời.
Các nhà nghiên cứu, kinh tế gia và thống kê đã ước đoán rằng cuộc chiến đã làm tốn tiền chú Sam 52 tỷ. Trong số tiền này, 39 tỷ được chi trả ngay cho chính cuộc chiến. Số phí tổn này phải trả ra 16 tỷ tiền lời. Đó là cách làm sao mà 21,000 tỷ phú và triệu phú kiếm tiền. Không nên xem thừơng số lời 16 tỷ này. Nó là một con số khá đấy. Và nó chạy vào túi một ít thiểu số thôi.
Cuộc điều tra của ủy ban thượng viện về kỹ nghệ súng đạn và tiền lãi thời chiến, chỉ mớ mò mẫm trên bề mặt nổi, dù với nhiều tiết lộ gây chấn động.
Tuy vậy, nó cũng có vài ảnh hưởng. Bộ Ngoại Giao đã từng xem xét “từ lâu” các cách để đứng ngoài vòng chiến. Bộ Chiến Tranh bất ngờ quyết định họ có một kế hoạch tuyệt diệu để đề nghị. Hành pháp đặt ra một ủy ban-với bộ Chiến Tranh và bộ Hải Quân được đại diện ủy quyền dưới ghế chủ tịch của một tên đầu cơ phố Wall- để giới hạn tiền lãi thời chiến. Giói hạn đến mức nào không thấy nói đến…Hmmm…Có lẽ mức lãi 300 và 600 và 1600% của những kẻ biến máu thành vàng trong Thế Chiến sẽ bị giới hạn ở những con số nhỏ hơn.
Tuy thế, rõ ràng kế hoạch này không đề ra cái giới hạn cho sự mất mát tổn thất- đó là-việc mất mát tổn thất của những kẻ chiến đấu trong cuộc chiến. Tôi dám đoan quyết đến hết sức của tôi rằng chẳng có gì trong cái kế hoạch đó giới hạn sự mất mát mức tổn thất của người lính là chỉ được mất một con mắt, hay một cái tay thôi, hay giới hạn chỉ nên bị một vết thương hay đến hai hay ba vết thương thôi. Hay giới hạn sự tổn thất sinh mạng con người.
Không có gì trong kế hoạch đề xuất này, một cách rõ ràng, chẳng hạn như KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ hơn 12% của một trung đoàn bị thương khi lâm trận, hay không ĐƯỢC ĐỂ HƠN 7% của một sư đoàn phải tử trận.
Dĩ nhiên, cái Ủy ban này không thể bị quấy rầy với ba chuyện vặt vãnh như vậy!
* Chú ý: Chú Sam (Uncle Sam) ý chỉ nhà nước Mỹ.
CHƯƠNG 3: NHỮNG AI PHẢI NAI LƯNG TRẢ CHIẾN PHÍ?
Ai cung cấp lợi nhuận-những mảnh lợi nhuận nho nhỏ xinh xắn của 20, 100, 300, 1500 và 1800 phần trăm . Tất cả chúng ta trả chúng-bằng tiền thuế. Chúng ta trả các nhân viên ngân hàng tiền lời của họ khi chúng ta mua Công Trái Phiếu Tự Do với giá 100 đô và bán chúng lại ở giá 84 hay 86 đô cho giới ngân hàng. Giới ngân hàng này thu vào hơn 100 đô. Đó là một mánh khoé đơn giản. Giơí ngân hàng kiểm soát siêu thị an ninh. Họ có thể dìm giá các công khố phiếu này thật là dễ giàn. Rồi tất cả chúng ta- nhân dân-trở nên hốt hoảng và bán trái phiếu ra ở giá 84 hay 86 đô. Giới ngân hàng thu mua vào. Rồi cũng lại đám ngân hàng này kích thích sự tăng vọt giá cả và trái phiếu nhà nước nương theo đó-và còn hơn nữa. Rồi đám ngân hàng thu tiền lời của họ.
Nhưng người lính mới là người trả phần lớn nhất của hóa đơn.
Nếu anh không tin điều này, hãy viếng thăm các nghĩa trang Hoa kỳ trên các chiến trường ở nước ngoài. Hay viếng thăm bất cứ bệnh viện cựu chiến binh ở Hoa kỳ. Trên chuyến đi toàn quốc, giữa những dòng tôi đang viết lúc này, tôi đã viếng thăm 18 bịnh viện nhà nước cho cựu chiến binh. Trong đó là tổng cộng độ 50 nghìn con người tan nát-những con người được quốc gia tuyển chọn 18 năm trước đây. Người bác sĩ trưởng giải phẫu tại một bịnh viện nhà nước ở Milwaukee, nơi có 3800 tử thi còn sống này, bảo tôi rằng tỷ lệ tử vong trong cựu chiến binh cao gấp 3 lần so với những người không bị động viên.
Trai trẻ với tâm thức bình thường được tách ra khỏi đồng ruộng và văn phòng và nhà máy và nhấn vào hàng ngũ. Ở đó, họ được “đúc” lại, họ được tái tạo; họ được trui luyện đến “tột cùng” biến đổi nhân cách; xem sát nhân là mệnh lệnh hàng ngày. Họ được xếp vai kề vai và, qua tâm lý bầy đàn, họ bị biến đổi hoàn toàn. Chúng ta dùng họ vài năm và huấn luyện họ không nghĩ gì khác cả về giết và bị giết.
Rồi, một cách bất ngờ, chúng ta giải ngũ họ và bảo họ “ quay gót 180 độ” thêm lần nữa (biến đổi nhân cách tột cùng”!) Lần này, họ phải tự lo liệu điều chỉnh, không có tâm lý bầy đàn, không sự giúp đỡ và cố vấn của sĩ quan và tuyên truyền trên toàn quốc. Chúng ta không cần họ nữa. Vì vậy chúng ta giải tán họ mà không có bất cứ bài diễn văn hay diễn hành “Ba-phút” hay ca ngơi “Cho Vay vì Tự Do”. Rất nhiều, quá nhiều, những thanh niên trai trẻ đàng hoàng tuấn tú này cuối cùng bị hủy diệt, trên phương diện tâm thần vì tự họ không thể làm việc “ quay gót 180 độ” “biến đổi nhân cách cuối cùng” đó một mình.
Trong bệnh viện nhà nước ở Marion, Indiana, 1800 người trẻ này ở trong chuồng! 500 người trong họ trong những dãy nhà với song sắt và lưới chung quanh các toà nhà và trên thềm. Họ là những người đã bị hủy diệt về tâm thần. Những chàng trai trẻ này không còn nhân dạng nữa. Oh, và cái nhìn trên gương mặt họ, Về mặt thể xác, họ khỏe khoắn, về mặt tâm thần, họ đã chết.
Có hàng ngàn và hàng ngàn trường hợp như vậy và càng nhiều trường hợp hơn xảy ra luôn. Nỗi kích thích vĩ đại của chiến tranh, chuyện cắt đứt bất ngờ của nỗi kích thích đó-những chàng trai trẻ không chịu đựng được nó.
Đó là một phần của hóa đơn. Thây kệ đám tử trận-chúng nó đã trả cái phần của chúng nó trong tiền lời chiến tranh. Thây kệ đám thương tật tâm thần và thể xác-chúng nó hiện đang chi trả phần của chúng nó trong tiền lời chiến tranh. Nhưng những kẻ khác trả, nữa,-họ trả với bất hạnh khi họ dứt áo ra đi từ giã gia đình và nhà cửa để khoác lên quân phục của chú Sam- trên đó lợi nhuận đã được rút ra. Họ trả một phần nữa trong quân trường nơi họ được đội ngũ hóa và diễn tập trong khi kẻ khác lấy việc của họ và vị trí của họ trong cộng đồng nơi họ sinh sống. Họ trả nó trong chiến hào nơi họ bắn và bị bắn; nơi họ đôi khi đói ngày đêm; nơi họ ngủ trong bùn và lạnh và trong mưa-với tiếng rên rỉ và kêu la của những người hấp hối như lời ru khủng khiếp.
Nhưng xin đừng quên-người lính cũng trả phần của họ bằng các tờ bạc đô la nữa.(But don't forget – the soldier paid part of the dollars and cents bill too)
Cho đến và ngay cả trong cuộc chiến Hoa kỳ-Tây ban Nha, chúng ta có hệ thống tưởng thưởng, và quân nhân cùng thủy thủ chiến đấu cho tiền. Trong thời Nội Chiến, họ được trả thưởng phụ trội, trong nhiều trường hợp, trước khi họ nhập ngũ. Chính quyền, hay tiểu bang, trả cao tới 1200 đô cho tiền đầu quân. Trong cuộc chiến Hoa kỳ-Tây ban Nha, họ cho tiền thưởng. Khi chúng ta bắt được bất cứ hải thuyền nào, tất cả lính đều có phần của họ-ít nhất, họ được giả định như vậy. Rồi người ta tìm ra cách chúng ta có thể giảm chiến phí bằng cách lấy tất cả tiền thưởng và giữ chúng, nhưng cũng bắt lính bằng bất cứ giá nào. Rồi những người lính không thể kèo nài công sức họ. Tất cả mọi người khác có thể, nhưng người lính không thể.
Napoleon từng nói “Tất cả con người đều mê đắm huân chương…họ chắc chắn ham hố huân chương”.
Và rằng bằng cách phát triển hệ thống Napoleon-áp-phe huân chương-nhà nước học hỏi làm sao nó có thêm quân mà ít tiêu hao tài chính hơn-bởi vì đám thanh niên thích được gắn huân chương. Huân chương không hiện hữu cho tơí thời Nội Chiến. Rồi Huân chương danh dự Quốc hội được phân phát. Nó làm việc đầu quân dễ dàng hơn. Sau Nội Chiến, không có huân chương nào mới được ban ra cho tới cuộc chiến Hoa Kỳ-Tây ban Nha.
Trong Thế Chiến, chúng ta dùng tuyên truyền để làm thanh niên chấp nhận nghĩa vụ quân sự. Họ bị bêu rếu để xấu hổ nếu họ không tòng quân nhập ngũ.
Việc tuyên truyền chiến tranh này trở nên thật đồi bại đến nỗi Thượng Đế cũng được đưa vào nó. Trừ vài ngoại lệ, giới tăng lữ tham gia vào sự cổ võ giết choc, giết, giết. Giết bọn Đức. Thượng Đế đứng về phía chúng ta... Đó là Ý Chúa rằng bọn Đức bị giết.
Và tại nước Đức, những mục sư tốt bụng kêu gọi người Đức giết quân Đồng Minh... để làm hài lòng cùng một Thượng Đế. Đấy là một phần của việc tuyên truyền tổng quát, được dựng nên để làm nhân dân ý thức được chiến tranh và sát nhân.
Những lý tưởng đẹp đẽ được vẽ lên cho đám thanh niên của chúng ta, những kẻ được gửi đi để chết. Đây là “cuộc chiến để chấm dứt mọi cuộc chiến”. Đây là “cuộc chiến để làm thế giới an toàn hơn cho dân chủ”. Không ai bảo họ, khi họ nhịp bước ra trận, rằng việc tiến ra mặt trận và tử trận của họ sẽ là lợi nhuận chiến tranh lớn lao. Không ai nói với các binh sĩ Hoa Kỳ này rằng họ có thể bị bắn hạ bởi các viên đạn được chế tạo bởi chính các người anh em của họ tại đây. Không ai nói với họ rằng các tàu mà họ dung để băng ngang đại dương có thể bị trúng ngư lôi từ các tàu ngầm được đóng với các bản quyền Hoa Kỳ. Họ chỉ được cho biết là nó sẽ là một cuộc phiêu lưu vẻ vang.
Rằng, sau khi nhét lòng yêu nước xuống cổ họng họ, người ta quyết định bắt họ cùng giúp đỡ chiến phí. Như vậy, chúng ta cho họ lương bổng rộng rãi ở 30 đô la hằng tháng.
Tất cả họ cần làm cho cái số tiền hoằng tráng này là để những người thân yêu lại phía sau, từ bỏ công việc, nằm trong chiến hào lầy lội, ăn đồ hộp (khi họ nắm được chúng) và giết và giết và giết…và bị giết.
Nhưng khoan đã!
Một nửa số lương đó ( nhỉnh hơn lương người thợ tán ri-vê ở xưởng đóng tàu hay nhân công trong một nhà máy đạn an toàn nơi hậu phương kiếm được trong một ngày) được lấy từ người lính để dùng nuôi gia đình hắn, để họ không thành gánh nặng cho cộng đồng của hắn. Rồi chúng ta bắt hắn trả cái tính như là bảo hiểm tai nạn-số tiền mà chủ nhân trả cho trong một nhà nước tiến bộ-cái đó tốn cho hắn 6 đô 1 tháng. Hắn còn lại chưa tới 9 đô.
Rồi, sự hỗn láo tối thượng của tất cả-hắn bị gần như ép gạt để chi trả cho đạn dược, quân phục, và lương thực của hắn bằng cách mua Trái phiếu Tự Do. Phần lớn lính không lãnh được tiền khi tới ngày lương.
Chúng ta bắt họ mua Trái phiếu Tự Do ở giá 100 đô và khi chúng ta mua lại nó-khi họ trở về từ chiến tranh và không thể tìm ra việc làm-ở giá 84 và 86 đô. Và các quân nhân đã mua số trái phiếu này trị giá độ 2 tỷ đô.
Vâng, người lính trả phần lớn hóa đơn. Gia đình họ cũng trả nữa. Họ trả nó trong cùng nỗi bất hạnh của người lính. Khi anh ta đau khổ, họ đau khổ. Đêm đến, khi hắn nằm trong chiến hào và nhìn miểng pháo nổ quanh hắn, họ nằm trong giường ở nhà và trăn trở thao thức-cha, mẹ, vợ, anh-chị em, con trai và con gái hắn.
Khi hắn trở về nhà thiếu mất một mắt, hay mất một chân hay với tâm thần vỡ vụng, họ cũng đau khổ-cũng bằng hay đôi khi hơn cà hắn. Vâng, và họ, cũng, đóng góp tiền bạc của họ cho lợi lộc của các tay làm súng đạn và giới ngân hàng và giới đóng tàu và chế biến và giới đầu cơ kiếm được. Họ, cũng, mua traí phiếu Tự do và đóng góp cho lợi nhuận của giới ngân hàng sau Hưu chiến trong …của giá cả dàn dựng của Trái phiếu Tự Do.
Và rằng ngay cả bây giờ, gia đình của những thương binh và của những người tàn phế tâm thần và những kẻ không thể nào tự hồi phục vẫn còn đang đau khổ và vẫn trả giá.
Chương 4-làm sao đập vỡ trò làm tiền nhớp nhúa này!
Ừ nhỉ, đó là trò làm tiền, đúng vậy.
Một thiểu số hưởng lợi-trong khi đa số phải trả. Nhưng có một cách để chặn nó lại. Bạn không thể chấm dứt nó bằng các hội nghị giải giới. Bạn không thể loại trừ nó bằng các cuộc hội thảo hòa bình ở Geneve. Những nhóm có lòng tốt nhưng thiếu thực tế không thể xóa bỏ nó bằng nghị quyết. Nó có thể bị đập tan một cách hữu hiệu duy nhất khi lấy lợi nhuận ra khỏi chiến tranh.
Cách duy nhất để đập tan trò làm tiền này là động viên nguồn vốn và kỹ nghệ và giới lao động trước khi nhân lực quốc gia có thể bị động viên. Một tháng trước khi Chính Quyển có thể tổng động viên thanh niên của quốc gia-nó phải động viên nguồn vốn và kỹ nghệ và giới lao động. Hãy để các sĩ quan và giám đốc và viên chức cao cấp của các nhà máy vũ khí và các tay làm súng đạn và các nhà đóng tàu và các nhà chế tạo máy bay và các nhà sản xuất của tất cả những gì khác mà đem lại lợi nhuận trong thời chiến cũng như giới chuyên gia ngân hàng và các tay đầu cơ, bị động viên-lãnh 39 đô hằng tháng, cùng mức lương với các anh em trong chiến hào lãnh.
Hãy để các công nhân trong các nhà máy này lãnh cùng mức lương-tất cả công nhân, tất cả chủ tịch, tất cả viên chức, tất cả giám đốc, tất cả nhân viên điều hành, tất cả chuyên viên ngân hàng-vâng, và tất cả tướng lĩnh và tất cả đô đốc và tất cả sĩ quan và tất cả chính trị gia và tất cả những người nắm các chức vụ dân cử trong chính quyền-tất cả mọi người trong quốc gia chịu giới hạn thu nhập tổng cộng hằng tháng không quá mức chi trả cho các binh sĩ trong chiến hào!
Hãy để tất cả các vua và tài phiệt và trùm áp-phe và tất cả các công nhân trong kỹ nghệ và tất cả các thượng nghị sĩ và thống đốc và thiếu tá trả một nửa của mức lương 30 đô hằng tháng tới gia đình và trả bảo hiểm rủi ro chiến tranh và mua Trái phiếu Tự Do.
Tại sao họ lại không?
Họ không phải đụng chạm với rủi ro bị giết hay thân thể què quặt hay tâm thần chấn thương. Họ không đang ngủ trong chiến hào bùn lầy. Họ không đói. Những người lính đói!
Hãy cho giơí tư bản và kỹ nghệ và lao động 39 ngày để suy nghĩ và bạn sẽ tìm thấy, đến lúc đó, sẽ không có chiến tranh. Chuyện đó sẽ đập tan việc làm tiền nhờ vào chiến tranh-Chỉ có nó và không có gì khác.
Có lẽ tôi hơi quá lạc quan. Giới tư bản vẫn còn tiếng nói. Vì vậy, giới tư bản sẽ không cho phép rút lợi nhuận ra khỏi chiến tranh cho tới khi nhân dân-những người phải chịu đựng và vẫn phải trả giá-quyết định rằng những người họ bầu vào các chức vụ dân cử sẽ
Một bước cần thiết trong cuộc đấu tranh đập tan trò làm tiền nhờ vào chiến tranh này là một cuộc trưng cầu dân ý giới hạn vào việc nên tuyên chiến hay không. Một cuộc trưng cầu dân ý không phải cho mọi cử tri nhưng chỉ dành riêng cho những người sẽ được kêu gọi chiến đấu và hy sinh. Thật là vô lý trong việc để một chủ tịch 76 tuổi của một nhà máy làm đạn hay một tay đầu não bình chân như vại của một ngân hàng quốc tế hay một tay trưởng phòng với cặp mắt láo lien của một nhà máy sản xuất quân phục-tất cả đám đó đều thấy viễn ảnh của lợi nhuận lớn lao trong trường hợp chiến tranh-bỏ phiếu xem quốc gia có nên lâm chiến hay không. Họ sẽ không bao giờ bị gọi nhập ngũ vác súng-ngủ trong chiến hào và bị bắn. Chỉ có những kẻ bị kêu gọi liều mạng của chính họ cho đất nước mới nên có đặc quyền bỏ phiếu để quyết định xem quốc gia nó nên lâm chiến hay không.
Có nhiều tiền lệ cho việc giới hạn bỏ phiếu đến những ai chịu ảnh hưởng. Nhiều tiểu bang của chúng ta có giới hạn trên những ai được quyền bỏ phiếu. Trong phần lớn, có khả năng đọc và viết là cần thiết trước khi bạn có thể bỏ phiếu. Trong vài tiểu bang, bạn phải có tài sản. Đó sẽ là một việc dễ dàng hàng năm cho các nam nhân đến tuổi đầu quân đăng ký nghĩa vụ trong cộng đồng của họ như khi họ làm trong nghĩa vụ quân sự thời Thế chiến và chịu khám sức khỏe. Những ai đủ tiêu chuẩn và vì vậy sẽ được gọi nhập ngũ trong thời chiến sẽ được quyền bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý giới hạn. Họ nên là những người có quyền quyết định-và không phải là Quốc hội mà ít ai ở vào giới hạn tuổi và trong đó càng ít hơn nữa những người đủ điều kiện thể chất để nhập ngủ. Chỉ những ai phải chịu đựng đau khổ mới có quyền đầu phiếu.
Bước thứ ba trong việc đập tan trò làm tiền nhờ vào chiến tranh này là đảm bảo rằng các lực lượng quân sự của chúng ta thật sự chỉ là các lực lượng tự vệ.
Vào mỗi cuộc họp của Quốc hội, câu hỏi của việc bành trướng hải quân được đề ra. Các đô đốc ghế xoay xa-lông của Washington (và luôn có thật nhiều tay như vậy) là các tay vận động hành lang rất khéo léo. Và họ khôn ngoan. Họ không gào lên “Chúng ta cần thật nhiều thiết giáp hạm để đánh nước này hay nước nọ” À không. Đầu tiên, họ cho biết rằng Hoa Kỳ bị đe dọa bởi một thế lực hải quân to lớn. Hầu như hằng ngày, các đô đốc này sẽ nói cho anh, hạm đội to lớn của kẻ thù giả định này sẽ tấn công và tiêu diệt 125 triệu người. Chỉ như vậy. Rồi họ bắt đầu kêu la cho một hải quân lớn hơn. Để làm gì? để chiến đấu kẻ thù? À, không, à không..chỉ để mục tiêu phòng thủ mà thôi.
Rồi, vô tình, họ tuyên bố diễn tập ở Thái Bình Dương..cho phòng thủ…À, há…
Thái bình dương là một đại dương to tát. Chúng ta có bờ biển dài ở Thái bình Dương. Các cuộc diễn tập sẽ xảy ra ngoài khơi, 2 hay 3 trăm dặm? À, không. Các cuộc diễn tập sẽ xảy ra 2 nghìn, vâng, có lẽ, 3 nghìn 5 trăm dặm ngoài khơi.
Người Nhật bản, một dân tộc kiêu hãnh, sẽ rất hài lòng ngoài tưởng tượng khi thấy hạm đội Hoa kỳ thật gần bờ biển của họ. Hài lòng gần như là cư dân California khi họ phải thấy bóng dáng qua làn sương buồi sớm, hạm đội Nhật bản tập trận ngoài khơi Los Angeles.
Các chiến hạm của Hải quân chúng ta, thật là rõ ràng, nên được giới hạn cụ thể, trong vòng 200 hải lý từ bờ biển chúng ta. Nếu luật đó được thông qua năm 1898, chiến hạm Maine đã không tới hải cảng Havane ở Cuba. Nó đã không phát nổ. Chiến tranh với Tây ban Nha đã không xảy ra và các mất mát nhân mạng sau đó. Hai trăm dặm thật là quá đủ, theo ý kiến các chuyên gia, cho việc phòng thủ. Quốc gia của chúng ta không thể bắt đầu một cuộc chiến tiến công nếu các chiến hạm không thể đi xa hơn 200 dặm tính từ bờ. Phi cơ có thể được phép bay xa tới 500 dặm từ bờ để cho mục tiêu thám thính. Và lục quân, không nên rời khỏi giới hạn lãnh thổ của quốc gia chúng ta.
Tóm lại: Ba bước cần được thi hành để đập tan trò làm tiền nhờ vào chiến tranh.
Chúng ta phải tách lợi nhuận ra khỏi chiến tranh.
Chúng ta phải cho phép thanh niên của đất nước những người sẽ cầm súng quyết định có nên tuyên chiến hay không.
Chúng ta phải giới hạn lực lượng quân sự của chúng ta vào các mục đích tự vệ quê hương.
Chương 5-Vất Bỏ đi chiến tranh!
Tôi không phải người khùng để tin là chiến tranh là chuyện của dĩ vãng. Tôi biết dân chúng không muốn chiến tranh, nhưng không ích lợi gì khi nói chúng ta không thể bị đẩy vào một cuộc chiến khác.
Nhìn lại quá khứ, Wilson tái đắc cử tổng thống năm 1916 trên diễn đàn tranh cử rằng ông ta đã “giữ chúng ta ngoài vòng chiến” và trong lời hứa với ngụ ý rằng ông ta sẽ “giữ chúng ta ngoài vòng chiến”. Và rồi, 5 tháng sau đó, ông ta hỏi Quốc Hội tuyên chiến với nước Đức.
Trong khoảng thời gian 5 tháng đó, dân chúng đã không được hỏi rằng họ có đổi ý không. 4 triệu người trai trẻ khoác quân phục và đi ra hay lên tàu chiến không được hỏi rằng họ có muốn ra đi để chịu đựng và hy sinh.
Rằng cái gì đã khiến chính quyền của chúng ta đổi ý thật bất ngờ?
Tiền
Một ủy ban đồng minh, chúng ta có thể hồi tưởng, thành hình trong thời gian ngắn ngủi trước khi tuyên chiến và kêu gọi Tổng Thống. Tổng Thống triệu tập một nhóm cố vấn. Vị chủ tịch ủy ban nói. Gạt ra ngoài ngôn ngữ ngoại giao, đây là những gì ông ta bảo Tổng thống và nhóm cố vấn:
“Không cần thiết để tự đánh lừa chúng ta thêm nữa. Lý tưởng phe đồng minh đang thất thế. Chúng tôi nợ các ông (Giới ngân hàng Mỹ, các nhà sản xuất đạn dược Mỹ, các nhà chế tạo Mỹ, giới đầu cơ Mỹ, giới xuất khẩu Mỹ) 5 hay 6 tỷ đô la.
Nếu chúng tôi thua (và nếu không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, chúng tôi phải thua), chúng tôi, Anh, Pháp và Ý, không thể trả món tiền này…và nước Đức sẽ không trả.
Và rằng…” Nếu bí mật đã bị ngăn cấm khi nó liên quan đến việc thương thuyết chiến tranh và nếu giới truyền thông đã được mời tới hiện diện ở cuộc hội nghị đó, hay radio đã có mặt để trực tiếp truyền thanh, Hoa kỳ đã không bao giờ lâm chiến. Nhưng cuộc hội thảo này, như tất cả các bàn thảo về chiến tranh, được bao bọc bởi tấm màn bí mật dày đặc nhất. Khi thanh niên của chúng ta bị gửi ra trận, họ được cho biết rằng đó là “cuộc chiến để làm thế giới an toàn cho dân chủ” và “cuộc chiến để chấm dứt mọi cuộc chiến”.
Vâng, 18 năm sau, thế giới có ít dân chủ hơn là lúc đó. Ngoài ra, đâu phải là việc của chúng ta rằng Nga hay Đức hay Anh hay Pháp hay Ý hay Áo sống dưới nền dân chủ hay quân chủ? Rằng họ là Phát-xít hay Cộng sản? Vấn đề của chúng ta là bảo vệ nền dân chủ của chính chúng ta.
Và, rất ít, nếu có gì, đã được làm để bảo đảm chúng ta rằng Thế Chiến thật sự là cuộc chiến để kết thúc mọi cuộc chiến.
Vâng, chúng ta có hội nghị giải trừ binh bị và hội nghị giới hạn vũ khí. Nó không có nghĩa gì cả. Một cái đã thất bại, kết quả của một cái khác đã bị vô hiệu hóa. Chúng ta đã gửi các quân nhân chuyên nghiệp và thủy thủ và chính trị gia và nhà ngoại giao của chúng ta tới các hội nghị này. Và cái gì xảy ra?
Các quân nhân và thủy thủ chuyên nghiệp không muốn giải giới. Không tên đô đốc nào lại muốn không có tàu chiến. Không gã tướng lãnh nào lại muốn không có vị trí chỉ huy. Cả hai có nghĩa là người không có việc. Họ không muốn giải trừ binh bị. Họ không muốn giới hạn vũ khí. Và tại tất cả các hội nghị này, lấp ló đàng sau nhưng đầy uy quyền là, cũng là những tay chân mờ ám của những kẻ kiếm lời từ chiến tranh. Chúng muốn đoan chắc rằng các hội nghị này không giải trừ binh bị cũng không giới hạn vũ khí một cách cương quyết.
Mục đích tối hậu của bất cứ cường quốc nào tại các hội nghị này không phải là hoàn thành giải giới để ngăn chặn chiến tranh nhưng có lẽ là thêm vào vũ khí cho chính mình và giảm cho bất cứ kẻ thù tiềm tàng nào.
Chỉ có một con đường duy nhất để giải giới với dường như vẻ khả thi.Đó là tất cả các quốc gia tụ lại và tiêu hủy mỗi tàu chiến, mỗi đại bác, mỗi khẩu súng trường, mỗi chiến xa, mỗi phi cơ chiến đấu. Cho dù, điều này nếu thực hiện, vẫn chưa đủ.
Cuộc chiến tương lai, theo các chuyên gia, sẽ được thi hành không phải với thiết giáp hạm, không phải với pháo binh, không phải với súng trường hay với tiểu liên. Nó sẽ được chiến đấu với các hóa chất và hơi ngạt chết người.
Mỗi quốc gia đang tìm tòi và hoàn thiện một cách bí mật các phương tiện mới hơn và ghê gớm hơn để hủy diệt hàng loạt đối phưong. Vâng, tàu chiến vẫn sẽ được đóng, bởi các nhà đóng tàu cần kiếm lời. Và súng sẽ tiếp tục được sản xuất và thuốc súng và súng trường sẽ được chế tạo, vì các nhà sản xuất súng đạn phải kiếm được lợi nhuận lớn lao. Và các người lính, dĩ nhiên, phải mặc quân phục, để cho các nhà sản xuất cũng phải kiếm tiền lời chiến tranh.
Nhưng chiến thắng hay thảm bại sẽ được quyết định bởi chuyên môn và tài năng của các nhà khoa học của chúng ta.
Nếu chúng ta đặt họ vào việc sản xuất hơi độc và các công cụ cơ khí và chất nổ để hủy diệt càng lúc càng ác liệt, họ sẽ không có thời gian cho công việc kiến tạo của chuyện xây dựng một sự thịnh vượng lớn lao hơn cho tất cả mọi người. Bằng cách đặt họ vào công việc ích lợi này, chúng ta-tất cả có thể kiếm tiền nhiều hơn từ hòa bình hơn là từ chiến tranh-ngay cả những nhà sản xuất đạn dược.
Như vậy...Tôi nói, chiến tranh cút quỉ nó đi.
Minh Triết chuyển dịch
Lợi Nhuận: Đâp Nát Nhân Tính!
"Những tên bảo thủ hũu khuynh muốn các trẻ em sống để chúng có thề nuôi nấng dạy dỗ những em bé này thành những tên lính chết" Conservatives want live babies so they can raise them to be dead soldiers." -- George Carlin
==
Có những sự việc hiển nhiên đến cả trăm năm nhưng hầu như đại đa số không ai nhìn hoặc không muốn thấy nó.Tác động ngoại hủy (externalities) của chính sách kinh tế , hay hành xử kinh tế tư bản tràn ngập trong chứng sử cũng như hiện tại, nhưng người ta, chuyên gia sách vở giáo khoa chính qui, cũng chỉ nói đến môi sinh vật chất. Chưa mấy ai dám thêm vào cái phương trình phát triển và tăng trưởng kinh tế "cái giá con người" (human cost) trong đó của tiến trình kinh tế quốc gia cũng như "toàn cầu.
Cái gọi là đệ nhất thế chiến, thực chất là một cuộc tranh giành quyền lợi và quyền lực kinh tế, được dấy động từ trong ổ của tập quyền tài chính (RothSchild) cho một "chính sách phát triển kinh tế" không chỉ đơn giản theo lối đoạt lợi trọng thương (Mecantalism) cổ điển mà còn đi xa và thẳng thừng hơn nữa: "phá hủy tạo cầu tăng cung". Ai đã học căn bản kinh tế không thể quên dụ ngôn kinh tế cổ điển mỉa mai của nhà kinh tế Pháp Frédéric Bastiat. "dụ ngôn vỡ cửa kính" The Broken Window. nôm ba là phải phá hủy để tạo nhu cầu tái thiét tiêu thụ.
Vấn đề nó không chỉ là "dụ ngôn" đơn thuần SAI LẠC, mà dụ ngôn này đã và đang được ứng dụng triệt để từng chi tiét như một công thức đúng đắn toàn diện, ít nhất ghi nhận được từ hơn trăm năm qua, bởi các nền kinh tế tư bản Âu Mỹ, đặc biệt Mỹ từ hậu bán thế kỷ 20 cho đến hiện tại. Nó SAI LẠC vì chỉ tính đến phần LỢI THẤY ĐƯỢC, ĐO ĐẾM ĐƯỢC, nhưng không kể đến, tính đến NHỮNG MẤT MÁT CHỊU ĐỰNG có thể đo đếm cũng như những mất mát không thể đo đếm trong tiến trình cung cầu này!
Ta hãy tạm gác những nghiên cúu và bằng chứng khó nuốt đã có từ lâu, nhưng đều bị khỏa lấp với nhãn hiệu "thuyết âm mưu" (conspiracy) - Quí độc giả nếu thích thú tham khảo thêm những nghiên cúu rất cần thiết như của :
1- Antony Sutton -
2- All Wars Are Bankers' Wars
3-The Rothschilds: A Continuing Saga
Chỉ nói đến nhân chứng sống (nay đã chết) của tiến trình kinh tế này là tướng Mỹ Smedley Butler, ông đã cất tiéng cảnh tình dân Mỹ và nhân loại về hiểm họa của phương trình kinh tế "tác động ngoại hủy" này.Chiến Tranh là trò làm tiền Gian Manh Sau thề chiến I, hàng trăm, hàng ngàn triệu phú và tỉ phú Mỹ ra đời ! Ngay hôm nay bọn tay sai phù thủy ngôn ngữ cũng thừa nhận không ngượng miệng Making Money from War--and Peace, Too.
Riêng người miền Nam Việt Nam nói riêng và cả đám Đông dương nói chung, đã từng làm vật tế thần "ngoại hủy" cho tiến trình phát triển kinh tế của Mỹ, Úc, Nhật và Nam Hàn trong thời chiến tranh Việt Nam, Dĩ nhiên trong đó cũng có 58 ngàn tên sát nhân lính Mỹ cũng trả giá trong phương trình này....nhưng không chắc những gia đình thân nhân của 58 ngàn tên sát nhân tử trận đã nhận ra tổn thất mất mát "kinh tế" này của chính họ!
A.!!!! Nhưng đó là hy sinh vì XÂY DỰNG BẢO VỆ TỰ DO DÂN CHỦ đấy nhé!!!
Có lẽ cho đến nay chưa mấy ai tỉnh thức nhìn ra được tiến trình rao trải "tự do dân chủ hòa bình" của tiến trình tăng trưởng kinh tế này. Nhưng người Ai Cập, khác với dân miền Nam Việt Nam, đã thấy nó trắng trợn nhất, sau cuộc cách mạng lật đổ độc tài Mubarak là ....nền quân phiệt độc tài "mới" với sự ủng hộ của Âu Mỹ. Nhà nước Mỹ vừa ký kết tăng quân viện cho quân phiệt Ai Cập!!!
Dĩ nhiên hàng tỉ, hàng ngàn tỉ tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ được ghi nhận kết quả với số công ăn việc làm liên hệ. Và tại Ai Cập và đâu đó trong khu vực những nạn nhân bị đàn áp tra tấn bắn giết cũng xảy ra ...nhưng chẳng ai ghi nhận vào bản chiết tính "hệ quả kinh tế" ... Và trên hết cái giá "đời sống như con người" của dân Ai Cập mất mát trả ra cũng chẳng bao giờ được ghi nhận hay đo đếm.
Nếu có một chút lương thiện tối thiều như của các nhà nghiên cúu đúng đắn, chúng ta hẵn không thể không kết luận rằng cái giá trả cho nền kinh tế phát triển của chúng ta chắc chắn phải CAO HƠN NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Hay nói khác đi, để đạt đến nền kinh tế chúng ta đang có, chúng ta đã phí phạm năng lực và tài nguyên vật chất gấp bội: Sự hủy hoại môi sinh, năng lực trí tuệ và tài chính đổ vào chiến tranh vũ khí thay vì tận dụng trong công cuộc xây dựng an sinh tiến bộ không chiến tranh... Những tổn thất này vẫn có thể đo đếm, và đang được nỗ lực đo đếm, Nhưng cái gái nhân phẩm hạnh phúc của hàng thế hệ, hàng tỉ con người, phải chịu đựng đầy ải đau khổ cho đến nay, cái gái đã và đang tiếp tục phải trả của toàn thể loài người cho đến nay chắc chắn KHÔNG THỂ ĐO ĐẾM ĐƯỢC, nhưng cũng chắc chắn khẳng định phải CAO HƠN cái thành quả chúng ta đang "được" cả triệu lần!!!
Những "tổn thất ngoại hủy" này khó đo đếm và dễ bị chối bỏ, bởi những kẻ trả giá một phần đã nằm xuống không còn kêu gào đòi hỏi được nữa; và những nạn nhân sống sót, phải đủ nhận thức mới thấy được cái giá mất mát của mình. Đó là chưa nói, thấy được mình mất mát mà dám đòi hỏi sẽ tiếp tục trở thành nạn nhân của định chế quyền chính, nạn nhân của chính đồng loại ngu muội, huân tập nô lệ chung quanh họ, ngay trong gia đình của họ, những kẻ miệt mài trung thành với tín lý định chế nhà nước quốc gia bất cứ giá nào.
Frédéric Bastiat. đưa ra dụ ngôn mỉa mai, chỉ mới nói đến việc chú bé phá hoại cửa kính tạo tăng trưởng kinh tế. Hôm nay bọn tập đoàn và chính sự ngu muội của chúng ta KHÔNG CHỈ đang HỦY HOẠI MÔI SINH của chúng ta, mà hủy hoại ngay NHÂN TÍNH nền NHÂN BẢN của chúng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế!
Nhưng kết cục cho AI???
1-4-2015
NKPTC
Ta hãy tạm gác những nghiên cúu và bằng chứng khó nuốt đã có từ lâu, nhưng đều bị khỏa lấp với nhãn hiệu "thuyết âm mưu" (conspiracy) - Quí độc giả nếu thích thú tham khảo thêm những nghiên cúu rất cần thiết như của :
1- Antony Sutton -
2- All Wars Are Bankers' Wars
3-The Rothschilds: A Continuing Saga
Chỉ nói đến nhân chứng sống (nay đã chết) của tiến trình kinh tế này là tướng Mỹ Smedley Butler, ông đã cất tiéng cảnh tình dân Mỹ và nhân loại về hiểm họa của phương trình kinh tế "tác động ngoại hủy" này.Chiến Tranh là trò làm tiền Gian Manh Sau thề chiến I, hàng trăm, hàng ngàn triệu phú và tỉ phú Mỹ ra đời ! Ngay hôm nay bọn tay sai phù thủy ngôn ngữ cũng thừa nhận không ngượng miệng Making Money from War--and Peace, Too.
Riêng người miền Nam Việt Nam nói riêng và cả đám Đông dương nói chung, đã từng làm vật tế thần "ngoại hủy" cho tiến trình phát triển kinh tế của Mỹ, Úc, Nhật và Nam Hàn trong thời chiến tranh Việt Nam, Dĩ nhiên trong đó cũng có 58 ngàn tên sát nhân lính Mỹ cũng trả giá trong phương trình này....nhưng không chắc những gia đình thân nhân của 58 ngàn tên sát nhân tử trận đã nhận ra tổn thất mất mát "kinh tế" này của chính họ!
A.!!!! Nhưng đó là hy sinh vì XÂY DỰNG BẢO VỆ TỰ DO DÂN CHỦ đấy nhé!!!
Có lẽ cho đến nay chưa mấy ai tỉnh thức nhìn ra được tiến trình rao trải "tự do dân chủ hòa bình" của tiến trình tăng trưởng kinh tế này. Nhưng người Ai Cập, khác với dân miền Nam Việt Nam, đã thấy nó trắng trợn nhất, sau cuộc cách mạng lật đổ độc tài Mubarak là ....nền quân phiệt độc tài "mới" với sự ủng hộ của Âu Mỹ. Nhà nước Mỹ vừa ký kết tăng quân viện cho quân phiệt Ai Cập!!!
Dĩ nhiên hàng tỉ, hàng ngàn tỉ tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ được ghi nhận kết quả với số công ăn việc làm liên hệ. Và tại Ai Cập và đâu đó trong khu vực những nạn nhân bị đàn áp tra tấn bắn giết cũng xảy ra ...nhưng chẳng ai ghi nhận vào bản chiết tính "hệ quả kinh tế" ... Và trên hết cái giá "đời sống như con người" của dân Ai Cập mất mát trả ra cũng chẳng bao giờ được ghi nhận hay đo đếm.
Nếu có một chút lương thiện tối thiều như của các nhà nghiên cúu đúng đắn, chúng ta hẵn không thể không kết luận rằng cái giá trả cho nền kinh tế phát triển của chúng ta chắc chắn phải CAO HƠN NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Hay nói khác đi, để đạt đến nền kinh tế chúng ta đang có, chúng ta đã phí phạm năng lực và tài nguyên vật chất gấp bội: Sự hủy hoại môi sinh, năng lực trí tuệ và tài chính đổ vào chiến tranh vũ khí thay vì tận dụng trong công cuộc xây dựng an sinh tiến bộ không chiến tranh... Những tổn thất này vẫn có thể đo đếm, và đang được nỗ lực đo đếm, Nhưng cái gái nhân phẩm hạnh phúc của hàng thế hệ, hàng tỉ con người, phải chịu đựng đầy ải đau khổ cho đến nay, cái gái đã và đang tiếp tục phải trả của toàn thể loài người cho đến nay chắc chắn KHÔNG THỂ ĐO ĐẾM ĐƯỢC, nhưng cũng chắc chắn khẳng định phải CAO HƠN cái thành quả chúng ta đang "được" cả triệu lần!!!
Những "tổn thất ngoại hủy" này khó đo đếm và dễ bị chối bỏ, bởi những kẻ trả giá một phần đã nằm xuống không còn kêu gào đòi hỏi được nữa; và những nạn nhân sống sót, phải đủ nhận thức mới thấy được cái giá mất mát của mình. Đó là chưa nói, thấy được mình mất mát mà dám đòi hỏi sẽ tiếp tục trở thành nạn nhân của định chế quyền chính, nạn nhân của chính đồng loại ngu muội, huân tập nô lệ chung quanh họ, ngay trong gia đình của họ, những kẻ miệt mài trung thành với tín lý định chế nhà nước quốc gia bất cứ giá nào.
Frédéric Bastiat. đưa ra dụ ngôn mỉa mai, chỉ mới nói đến việc chú bé phá hoại cửa kính tạo tăng trưởng kinh tế. Hôm nay bọn tập đoàn và chính sự ngu muội của chúng ta KHÔNG CHỈ đang HỦY HOẠI MÔI SINH của chúng ta, mà hủy hoại ngay NHÂN TÍNH nền NHÂN BẢN của chúng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế!
Nhưng kết cục cho AI???
1-4-2015
NKPTC
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
Tình yêu
Hai mẹ con ngồi bên quan tài của người cha đã chết, nắp quan tài không đóng.
Con : - Mẹ ơi, phải đưa cha đi mai táng thôi.
Mẹ : - Mẹ không muốn, mẹ không thể rời xa ông ấy.
Con : - Trông cha buồn thảm quá.
Mẹ: - Con nhầm đấy, cha vui khi được ở bên mẹ.
*
***
Con: -Cha bắt đầu trương lên rồi mẹ ạ.
Mẹ: - Da mặt ông ấy vẫn đẹp lắm.
Con: - Mẹ có thể gọi như thế là đẹp ư?
Me: -Con sao vậy? Cha con là người đàn ông đẹp nhất trên đời.
*
***
Con: - Cha bốc mùi rồi mẹ ơi.
Mẹ: - Đâu, con tưởng tượng ra đấy thôi.
Con: - Sự thực là cha đang bốc mùi.
Mẹ : - Ta phải nhìn những điểm đáng yêu của ông ấy.
Con : - Con sợ nếu mẹ cứ để cha mãi thế này rồi đến lúc mẹ có cố cũng không yêu được cha nữa.
Mẹ : - Cha con đẹp lắm, sao con dám ăn nói như vậy ?
*
***
Con : - Cha có giòi rồi đó mẹ.
Mẹ : - Đừng nhìn chúng. Con không yêu cha con ư ? Nỡ bạc bẽo vậy sao con ?
Con : - Nếu mẹ chôn cha lúc cha vừa mất, mẹ sẽ yêu cha hơn.
Mẹ : - Lúc nào mẹ cũng yêu như lúc nào. Không có gì lay chuyển được tình yêu của mẹ.
Con : - Mẹ ơi, có một con giòi đang bò trên tai mẹ. Mẹ sẽ ốm mất thôi.
Mẹ : - Nó là của cha con đấy. Trời ơi, chắc ông ấy muốn nói gì đó với mẹ.
Con : - Có lẽ cha chỉ muốn được yên nghỉ dưới mồ thôi. Thế này có phải chúng ta đang hành hạ cha không ?
Mẹ : - Con không hiểu gì cả. Cha muốn gần mẹ.
Con : - Mẹ nhìn cha một chút xem, lúc này có lẽ cha chỉ muốn đến chỗ của cha thôi.
Mẹ : - Chỗ của cha là ở đây, cùng với hai mẹ con ta.
Con : - Không mẹ ơi, cha cũng như mọi người thôi, cha muốn mồ yên mả đẹp.
Mẹ : - Không đâu con, cha con không giống mọi người, cha là người đàn ông đặc biệt. Vì thế mà mẹ mới yêu cha đến như thế này. Trời ơi, mẹ không thể rời xa ông ấy.
*
***
Con : - Người ta sẽ nghĩ là chúng ta điên mất thôi.
Mẹ : - Kệ người ta. Người đời thì biết gì về tình yêu. Kệ họ !
Con : - Mẹ đang sốt, mẹ ốm thật rồi.
Mẹ : - Mẹ khỏe lắm. Sức mạnh tinh thần là thứ người ta không thấy được.
*
***
Con : - Cha chảy nước kìa. Chúng ta không thể để ông ấy như vậy được nữa đâu.
Mẹ : - Con yêu, không có gì làm thay đổi hình ảnh của cha con trong lòng mẹ.
Con : - Nhưng trong quan tài cha thay đổi nhiều lắm rồi đó mẹ ơi. Mẹ nỡ nhìn cha như vậy ư ? Mẹ yêu cha mà nỡ để cha như vậy ư ?
Mẹ : - Cha biết mẹ yêu cha.
Con : - Con xin mẹ, hãy để cha ra đi thanh thản.
Mẹ : - Cha sẽ thanh thản khi biết mẹ yêu cha đến mức nào.
*
***
Con : - Mẹ không thể yêu cha theo cách này. Đó đâu phải tình yêu.
Mẹ : - Con thì hiểu gì về tình yêu ! Con cứ học cách yêu của mẹ, sau này sẽ không người tình nào bỏ con.
*
***
Con : - Mẹ yêu thế này thì cha sẽ đau khổ lắm.
Mẹ - Mẹ yêu như vậy để cha không thể chết được.
Con : - Cha chết rồi. Chỉ còn là cha được yên ổn trong mộ hay phải phơi thây như thế này thôi mẹ ơi.
Mẹ : - Mẹ biết cha hài lòng với tình yêu của mẹ. Con nhìn xem, gương mặt ông ấy sáng ngời.
Con : - Mẹ không thấy mặt cha đầy giòi sao ?
Mẹ : - Con không thấy vầng sáng quanh đầu ông ấy ư ?
*
***
Con : - Vì sao cứ nhất định phải như thế này hả mẹ ?
Mẹ : - Con vẫn không hiểu ư : vì mẹ yêu cha.
Con : - Được yêu như vậy thật là kinh khủng.
Mẹ : - Được yêu là hạnh phúc lớn nhất trên đời này.
Con : - Mẹ đừng yêu con như thế, được không ?
Mẹ : -Con nói gì ? Con là con của mẹ, sao mẹ lại không yêu con cho được !
Con : - Mẹ đừng yêu con.
Mẹ : - Từ chối tình yêu ư ? Đừng bao giờ từ chối tình yêu, con sẽ chỉ còn bất hạnh.
Con : - Con sợ. Con sợ tình yêu.
Mẹ : - Thôi nào con ! Người ta không thể sống mà không có tình yêu, con biết đấy.
Con : - Người ta có thể chết mà không có tình yêu không ?
Mẹ : - Chết trong tình yêu mới thật là một cái chết mãn nguyện con ạ.
*
***
Con : - Mẹ nhìn đi. Mẹ còn nhận ra cha trong quan tài này không ? Còn gì của cha trong cái đống ghê tởm này ?
Mẹ : - Con bất hiếu ! Sao dám nói cha ghê tởm. Con không thấy cha đẹp đến não lòng ư ?
Con : - Con không thở được nữa. Mẹ nhìn xung quanh xem. Giòi bọ nhung nhúc khắp nơi. Cả đống giòi trên tay mẹ kia.
Mẹ : - Cha đấy con ạ. Cha đang hạnh phúc vì được ở gần mẹ.
*
***
Mẹ : - Con ơi, sao thế này ? Tỉnh dậy đi con ! Trời ơi, người con toàn là giòi. Thở đi ! Thở đi nào ! Con ơi, nhìn mẹ đây… Thở với mẹ đây… đừng nhắm mắt nữa… đừng nín thở nữa… đập đi nào tim ơi… Sao lại thế được cơ chứ ? Nhìn mẹ đi… thở đi…
Sài Gòn, 30/9/2013
Từ Huy
Già và chết
Trong các truyền thuyết, và thơ văn để đời, chàng và nàng thường chết trước khi già.
Cho không người đời cảm nhận đành chết khi chưa được sống như người, chưa được làm người. Romeo và Juliette ấy mà.
Trong đời thực, già rồi chết, tự nhiên thôi, không biết khác nhau thế nào ngoài chuyện hết ăn, hết iả, hết thở, hết…
Nhưng trước khi chết, chí ít với nhiều đàn ông, già là mất khả năng "làm tình".
Nhưng trước khi chết, chí ít với nhiều đàn ông, già là mất khả năng "làm tình".
Cho không người đời cảm nhận phải chết khi đã từng sống.
Chưa từng làm người, bất kể bắt đầu và chấm dứt như thế. Trước ta, sau ta, trong ta, ngoài ta, ở ta. Tới già. Tới chết.
Ê, đừng vội kết luận rằng làm người chỉ thế thôi, cứ thấy nàng là muốn nhảy ! Văn chương kiểu ấy, không lâu dài.
Đa số đàn ông không thèm thế, sống vậy, khổ lắm người ơi, hè hè…
Những điều trên, đã thành lời, đòi hỏi kích thước văn hoá trong bất cứ hành-động nào của con người, đòi hỏi thơ văn, nghệ thuật.
Thế mới lắm chuyện để tranh luận liên miên. Và đáng.
Ôi, em… Em có bao nhiêu thân, bao nhiêu mặt, bao nhiêu tên, bao nhiêu hồn, bao nhiêu… mình ?
Em là ai ?
Ở em, có anh khổng ?
Hè hè…
Bản thân ta, tìm mãi, chưa bao giờ gặp chính mình. Phải chăng, ta tiểu nhân, bần tiện ? Nếu thế, ta hạnh phúc, thoải mái lặng lẽ già, vui vẻ chết.
Nhưng ta thèm được chết trước khi già, trước khi ta tự tại, chẳng cần ai, chẳng cần em.
Đa số đàn ông không thèm thế, sống vậy, khổ lắm người ơi, hè hè…
Những điều trên, đã thành lời, đòi hỏi kích thước văn hoá trong bất cứ hành-động nào của con người, đòi hỏi thơ văn, nghệ thuật.
Thế mới lắm chuyện để tranh luận liên miên. Và đáng.
Ôi, em… Em có bao nhiêu thân, bao nhiêu mặt, bao nhiêu tên, bao nhiêu hồn, bao nhiêu… mình ?
Em là ai ?
Ở em, có anh khổng ?
Hè hè…
Bản thân ta, tìm mãi, chưa bao giờ gặp chính mình. Phải chăng, ta tiểu nhân, bần tiện ? Nếu thế, ta hạnh phúc, thoải mái lặng lẽ già, vui vẻ chết.
Nhưng ta thèm được chết trước khi già, trước khi ta tự tại, chẳng cần ai, chẳng cần em.
Một Thời Để Yêu
Thơ- Trần Mộng Tú
Ai nói
em như chim mùa xuân
hẹn về rồi không tới
anh như gió mùa hạ
hẹn tới rồi không về
chúng ta đuổi bắt nhau
mơ hồ trên tờ lịch
ngày tháng rơi vô tình
mùa xuân chao một nhịp
em không quên tiếng hót
thời gian không quên trôi
anh có nghe gió thổi
tình rơi như hoa rơi
em đập cánh tìm về
líu lo tình không thẹn
anh đến chậm hay nhanh
sao trách em quên hẹn
Một thời để yêu nhau
Và một thời để chết
Một thời để cho đi
Một thời để giữ lại
trên cặp cánh tình yêu
mùa xuân đang nhẩy múa
hãy cứ yêu nhau đi
ngàn cánh hoa vừa nở.
Vi Nhân Bất Phú, Vi Phú Bất Nhân: Cái Giá của Chủ Nghĩa Tư Bản trong Nền Dân Chủ "Gián Tiếp"
Trong kinh tế học có một từ chuyên môn không chỉ gây "tranh cãi" từ trước đến nay, mà nó bị "tránh né" đến mức tối đa trong thực tế diễn giải với quần chúng. Đó là tác động "ngoại hủy" (externalities) của tiến trình sản xuất tiêu thụ lợi nhuận.
Phương trình kinh tế mà mọi người bình dân được diển giải không hề nói đến cái giá "con người"- hay nói cho rõ theo ý tứ của tiếng Việt, là cái giá nhân phẩm và nhân bản phải trả cho "phát triển kinh tế" "đáp ứng tiêu thụ" DÙ LUÔN XẢY RA, nhưng KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC GHI NHẬN trong phương trình kinh tế.
Nói ngắn gọn và rõ rệt hơn nữa là cái GIÁ phải trả cho "phát triển" kinh tế lại chính là GIÁ TRỊ ĐỜI SỐNG, mà mỉa mai thay, theo "định nghĩa sách vở" mục tiêu của KINH TẾ lại chính là phục vụ nâng cao GIÁ TRỊ ĐỜI SỐNG.
Hàng ngàn năm qua cho đến nay, bằng chứng hiển nhiên của các cuộc chiến, các cuộc thảm sát cũng như những thảm cảnh của nhân loại do chính thế lực tập đoàn lợi nhuận gây ra (trực tiếp hay là nguyên nhân xúc tá), đã cho thấy rõ MỤC TIÊU của cái gọi là "nền kinh tế tư bản" không phải phục vụ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI, mà thật ra chỉ là phục vụ não trạng tham quyền chính của thiểu số qua định hướng LỢI NHUẬN.- dùng lợi nhuận nô lệ hóa con người qua chủ nghĩa tiêu thụ.
Chưa nói về mặt lý thuyết hay thống kê từ các chuyên gia như Paul Craig Roberts, David Gray Griffin, William Engdahl v.v về cái giá "ngoại hủy" môi sinh, sông núi ao hồ, không khí trong lành v.v Đây mới chỉ là "cái vật giá xã hội" phải trả mà đã khó đo đếm.... Chúng ta hãy nhìn thẳng vào đời sống Con Người của chúng ta, nhân phẩm và giá trị làm nguòi, cũng đã nhận ra ngay được "nền kinh tế" đã tấn công Nhân Phẩm của chúng ta, cưỡng bức hy sinh nhân phẩm liên tục cho "phát triển kinh tế" do quyền lực chủ đạo như thế nào rồi- Hiện nay đang diển ra rõ rệt tại Hy Lạp.
Trong chúng ta, có những kẻ còn "sống sót" sau những "tiến trình" phát triển kinh tế kiểu hy sinh nhân quyền của Pinoche, Phac Chanh Hy, Lý quang Diêu, hay trong bất cứ chế độ chủ nghĩa xã hội (Bắc Hàn Trung Quốc Cuba Viet Nam v.v) vẫn đang "ca ngợi" sự phát triển kinh tế và cái giá "hy sinh nhân quyền cần thiết" của nó!!! Nó có khác gì lối lập luận của "Thánh chiến" rằng vì lý tưởng mục tiêu "yêu người, chớ giết người" cho nên phải "giết một số người" trước!!!
Chưa nói những kẻ to mồm xiển dương "những cưỡng bức hy sinh" này có dám "tự nguyện hy sinh" gia đình và bản thân của họ cho "phát triển kinh tế" nều được chọ lựa; và rằng ai cho chúng cái quyền bắt người khác phải hy sinh?
Nhưng "sự cưỡng bức hy sinh" này không chỉ giới hạn ở các xứ sở Á Phi còn bán khai độc tài.. Nó đang tiếp diễn không ngưng nghỉ ngay những xã hội được gọi là "tiên tiến dân chủ tư bản" (một cái danh từ nghịch hợp nhưng không ai chất vấn). Các xã hội "tiên tiến dân chủ tư bản" này đã và đang "phát triển" nền kinh tế của họ bằng KỸ NGHỆ CHIẾN TRANH tàn sát con người, và KỸ NGHỆ AN NINH đàn áp xúc phạm nhân phẩm, nô lệ con người. Phát triển kinh tế bằng kỹ nghệ hóa chất, dược phẩm, và thực phẩm độc hại như cải di tính Monsanto gieo bệnh, nuôi bệnh biến con người thành sinh vật thực vật để cai trị chắt lợi, hái tiền... Tất cả nó đang diễn ra trước mắt chúng ta, ngay trên thân xác đời sống của mỗi chúng ta!
Ngày nay, qua sự phát triển tinh hóa cùa kỹ nghệ tuyên truyền thông tin, các tên đại bất nhân lại được ca tụng nhớ ơn, không kể bọn quyền chính thường có khả năng được dựng tượng, ghi vào "sách sử" như Lý Quang Diệu, mà cả tập đoàn lợi nhuận trên xương máu nhân phẩm hàng trăm triệu người khắp địa cầu, được đánh bóng qua những cái gọi là "xã hội từ thiện" (Foundation) như Bill & Melinda Gates, Rockefeller Foundations (Ai đã từng xem Bố Già III, cũng thấy Mafia thành lập từ thiện!!!),,
Dĩ nhiên, không ai nói rằng những hội "từ thiện" này không có "chút tác động từ thiện"! Nhưng rõ ràng chúng trả lại cho quần chúng chỉ có vài cái hộp quà những thứ mà chúng lừa đảo cướp đi của quần chúng cả núi!
Độc hại gian manh hơn chính là chúng đã dùng những cái "hộp" nho nhỏ này, qua hệ thống truyền thông, để che lấp những hành xử gian manh và núi tội ác càng ngày càng cao của chúng. Thảm hại thay! Chúng thành công, vì con mắt người ta chỉ cúi xuống nhìn thấy những "hộp quà từ thiện" nho nhỏ đó, rồi vui mừng cảm kích hàm ơn, không còn nhìn thấy những hành xử gian manh với cả dãy núi tội ác của chúng ngay trước mặt họ!
Trong sách Mạnh Tử có ghi lại việc khi xưa Đằng Văn Công hỏi việc chính sự, Dương Hổ từng góp ý khẳng định rằng "Vi Nhân Bất Phú hỹ, Vi Phú Bất Nhân hỹ"...
Từ ngàn xưa, ai có Óc Người đều nhìn ra được "nguyên lý đơn giàn" này của lợi nhuận và quyền lực. Khi đã BẤT NHÂN, thì chẳng còn gì để nói hay lý luận nữa!
nkptc
30-03- 2015
Bỗng dưng muốn ngồi xuống
Và, cất tiếng hát ca vang ở những vỉa hè nào đó trên phố đông người lại qua.
Tôi biết mình chỉ là một kẻ đi hoang, quên mất lối về, quên mất những rong rêu của kí ức xa xưa còn nằm đâu đó, hoặc ngủ mê trong chốc lát. Tôi vẫn chỉ là tôi, một ngày gió bụi cuốn tung mù mịt nơi xứ người, bỗng nghe mùa ve không còn là những vui tươi rộn rã như thường lệ vào đầu tháng tư nữa. Tôi mộng tưởng, huyễn hoặc hóa dấu chân mình in thành vết trên mỗi chặng đường đã đi qua bằng nước mắt, bằng những nỗi đớn đau, chia biệt chỉ để mong được lắng nghe thêm những yêu thương thật thà ở phía nào đó của chốn bình yên nhiều hoa thơm cỏ ngọt cho tất thảy mỗi thân phận có mặt trên cõi đời, dù là mặt người hay chỉ là ánh mắt cần được cứu rỗi của một chú chó con.
Gió bụi thổi qua, cay xè hay rát bỏng trong mắt tôi?
Sớm hôm nay, nắng hòa vào tiếng ghita vang vọng phía đầu đường, từ con hẻm ngày xưa, mỗi lần tôi đi qua, đang tràn ra cả phố. Trời Huế chập chờn, như mây mưa mùa đông, rủ rỉ sẻ chia và tưởng nhớ người quá cố. Tôi, lấp lửng đôi chân, thôi bước, dừng lại và hát thật to giữa những người xa lạ không hề quen biết.Hát như bao giờ được hát, hát như đã từng hát trước đây trong đêm khuya vắng, khi tất thảy những âm thanh chỉ còn là tiếng thở đều đều hòa âm với gió. Và, chỉ còn lại tôi, chỉ còn lại những người bạn dưới chân cầu thang kí túc xá sinh viên, say mê gõ, rồi hát theo phách nhịp, theo từng nốt nhạc lên bổng xuống trầm, lúc cao vút, hoặc có khi chùng lại tắc ở đâu đó bởi những nghẹn ngào tuổi thơ đuổi bắt tận trong cùng mạch máu.
Đá sỏi dưới chân, nhiều khi cứ ngỡ chỉ là giấc mơ đời tứa máu chăng?
Hình như không phải thế, tôi chập chờn nửa mê nửa mộng, để rồi nhận ra mình tỉnh hơn bao giờ hết giữa những lựa chọn, giữa những bước chân, giữa những xốn xang mong nhớ xa xôi về chốn nào đó đã sinh ra tôi. Thôi, thì ngồi bệt xuống đây, ở đâu cũng thế, có khác chi nhau. Nơi nào cũng thế, cũng đầy nỗi đau. Tôi, sẽ nghe bạn hát, hoặc sẽ tự mình kể cho ai đó, người đi đường cùng tôi chẳng hạn, về những vết sẹo lồi lõm trên mu bàn chân mình. Ngày nắng, phút chốc chuyển thành xám xịt. Ngày gió bụi, phút chốc chỉ còn mỗi mình tôi. Ngày mưa, cho tôi xin những âm u kia hóa thành tro tan vào lòng biển khơi mặn đắng cùng hạt muối đang trôi dần về phía khác.
Ngồi xuống đây, tôi với người hãy hát những lời xưa cũ vẫn còn dở dang, nổi trôi trong từng kí ức của bao kẻ đi từ dưới mặt đất lên, đang khóc nức nở theo từng tiếng ca chết, theo lời cỏ cây rì rầm mỗi khi trời gần về sáng.
“ta đã thấy gì trong đêm nay…”
Tôi có thể không thấu nhận hết được những điều đã qua, đã nằm sâu dưới bao nhiêu lớp đất, nhưng tôi sẽ hát lên những câu kinh như lời cầu nguyện thẳm sâu, chỉ mong hàng vạn linh hồn được nghỉ yên, được lắng nghe thêm những khúc ru thương yêu đời đời.
Ngồi xuống đây, gõ phách nhịp cùng tôi
Hãy để tiếng ca thay thế, hòa vào lòng kẻ còn sống, còn ngửa mặt nhìn mặt trời mỗi sáng sớm những xúc cảm chỉ có ở trái tim, chỉ nằm ở một phía duy nhất, nơi lồng ngực phải, nơi khiến cho con người còn chút ít thi vị mang ơn cứu rỗi.
Ngồi xuống đây, hãy ngồi xuống đây.
Có tiếng vọng trả lời nào không, khi gối đã chùng, chân đã muốn được dăm ba phút nghỉ ngơi, lời ca đã sẵn sàng cất cao, nước mắt đã muốn rơi ngược vào phía thẳm sâu tận cùng, để nở dù chỉ một nụ cười chát đắng.
Bỗng dưng, nghe gió xôn xao. Bỗng dưng, nghe bão mùa hè vồ vập dưới cơn mưa đổ vội ở phía sau lưng mình. Tháng tư chầm chậm, tưởng chừng như đang đưa ru những lời xa vắng, vẫn còn nguyên dư âm buồn tênh xa xót:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Một trăm năm đô hộ giặc Tây. Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Gia tài của mẹ, để lại cho con. Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn…”
Băng Khuê
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)