" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình
Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo chúng bị che đậy bởi tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng.
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế. Đức Phật thấy rõ, những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu, hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật. Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng.
Kinh dạy rằng, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng (1)?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh mười chủ đề sau:
Liên quan đến vũ trụ:
1- Vũ trụ vĩnh hằng?
2- Vũ trụ không vĩnh hằng?
3- Vũ trụ hữu hạn?
4- Vũ trụ vô hạn?
Liên quan đến vấn đề tâm lý học:
5 – Thân và tâm là một vật đồng nhất?
6- Thân là một vật và tâm là một vật?
Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:
7- Sau khi chết Đức Phật tồn tại?
8- Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?
9- Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?
10- Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?
Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo chúng bị che đậy bởi tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. Tại sao Đức phật không trả lời những câu hỏi huyến hoặc ở trên ? Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật. Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lại trong việc tu tập, làm cho mọi người yếm ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát giác ngộ. Còn những vấn đề huyền hoặc trên, trong đó có bốn vấn đề liên quan đến vũ trụ, cho dù hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại. Đức Phật đã dạy rằng:
“Này Vaccha, nghĩ rằng thế giới là vô thường… thế giới là thường… thế giới vô biên… thế giới là hữu biên… sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng và thân thể là khác… Như Lai có tồn tại sau khi chết… Như Lai không tồn tại sau khi chết… Này Vaccha, nghĩ rằng Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đổi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy (2)?”
Còn hai vấn đề tiếp theo về thân thể vật lý và tâm lý của con người, cho dù có đồng nhất hay không thì cũng chịu sự chi phối của vô thường, tan rã, khổ đau, sanh tử luân hồi, theo đức Phật thì hết thảy pháp đều vô ngã, Giáo pháp vô ngã của Đức Phật thật siêu tuyệt, cho dù vấn đề thân và tâm của ngoại đạo có đặt ra đồng nhất hay khác nhau cũng không thể nào ăn nhập với giáo lý năm uẩn vô ngã của Đức Phật. Những vấn đề trên đều triền miên không nói hết tận nguồn góc của chúng. Tiếp đến là những vấn đề liên quan đến cảnh giới chứng đắc cùa Đức Phật, Ngài đã chứng ngộ thành Phật, cảnh giới chứng đắc của Ngài là Phật cảnh, nhờ vào việc tu hành mà chứng ngộ. Cảnh giới này đối với hạng người phàm phu thì không thể hiểu hết,cho dù Đức Phật có dùng bất kỳ ngôn ngữ hay cách diễn đạt như thế nào cũng không giúp người nghe hiểu hết được. Vì vậy, những vấn đề huyền hoặc ở trên đều không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật, không liên quan đến những tu hành phạm hạnh, chúng không có ích lợi cho việc tu tập thân tâm đạt đến cảnh gới giác ngộ như Đức Phật. Do đó, khi có người hỏi về những vấn đề liên quan đến những tình huống như trên Đức Phật đều im lặng.
Thứ hai, những vấn đề huyền học sẽ đưa chúng ta đi vào mê trận, làm cho chúng ta mất phương hướng. Đồi với Đức Phật, mọi tranh luận không mang lại lợi ích cho việc tu học và làm rõ chánh kiến đều là hý luận vô bổ, huống hồ là tranh luận mang đến phiền não, không thỏa mãn với câu hỏi đã đề ra và càng làm cho con người trở nên rối rắm.
Thời Đức Phật còn tại thế, có một Tỳ-kheo tên là Man đồng Tử (Malunkya), một hôm lúc ban trưa ngồi thiền quán bổng nhiên đứng dậy di về phía hương thất của Đức Phật, sau khi đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi qua một bên, thưa rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn, con đang ngồi thiền một mình, bỗng nhiên khởi lên một niệm, có mười vấn đề mà bấy lâu nay Ngài chưa giải thích rõ với chúng con. Mỗi khi chúng con hỏi Ngài về những vấn đề này thí Ngài đều im lặng. Con cảm thấy không vui khi Ngài làm như thế. Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay nếu Ngài giải thích rõ mười vấn đề trên thì con tiếp tục sống đời sống xuất gia tu hành phạm hạnh; nếu Ngài vẫn giữ im lặng thì con mất hết tín tâm không tiếp tục tu hành nữa. Nếu Thế Tôn biết thế giới này là vĩnh hằng, thì xin Ngài nói cho con được rõ. Nếu thế gian này không vĩnh hằng, thì lý do tại làm sao? Nếu Ngài đối với những vấn đề này mà không biết thì trực tiếp nói là không biết ”(3)
Đức Phật dạy:
“Con thật mê muội! Buổi ban đầu có phải là không hiểu những vấn đề huyền hoặc này mà con đi xuất gia không? Lúc con đi theo Ta tu hành phạm hạnh Ta có hứa sẽ nói cho con biết những vấn đề này không ?”. Man Đổng Tử trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, không ”Đức Phật dạy: “ Như vậy con chưa được Như Lai trả lời thì con đã chết rồi. Này Man Đồng Tử, giả như có người bị trúng tên độc bị thương, người thân của người này muồn nhổ mũi tên ra và đưa đến bác sĩ, nhưng người kia không muốn cho người nhà nhổ mũi tên ra trừ phi biết ai đã bắn tên này. Người bắn mũi tên thuộc dòng họ Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, hay Thủ-đà-la. Hắn cao, thấp, hay vừa, da của hắn nâu, trắng đen hay vàng; hắn ở thành xóm ấp làng nào ? Tôi không muốn nhổ mũi tên ra trừ phi tôi biết tôi bị loại cung tên nào bắn trúng, dây cung làm bằng gì, loại tên hình như thế nào, làm bằng chất liệu gì…Này Man Đồng Tử; người kia chưa kịp biết rõ đáp án thì đã chết rồi, cũng như người muốn biết vũ trụ có vĩnh hằng hay không vĩnh hằng và những vấn đề liên quan nó, người kia chưa kịp được Như Lai trả lời thì đã chết rồi. Cũng như vậy, nếu có người hỏi, tôi không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh nữa trừ phi Ngài trả lời cho tôi về những điều vũ trụ có vĩnh hằng hay không, người kia chưa được Như Lai trả lời thì đã chết rồi ”. “Vì đời người ngắn ngủi, nếu ai bị những vấn đề huyền hoặc này mà suốt ngày phiền não, cố chấp không xả, muốn tìm cho đến ngọn nguồn, thì càng ngày càng vào mê lộ, cuối cùng không đi ra được ”(4).
Một ý nghĩa giáo dục ở đây là những đòi hỏi không cần thiết thì có thể chứng minh điều đó là có hại đến tinh thần. Đối với những vấn đề huyền luận như trên Đức Phật hoàn toàn không để ý.
Hơn nữa, do ngôn từ có tính hạn chế, người phàm phu không thể thông qua ngôn ngữ để hiểu được hay diễn đạt được hết những vấn đề huyền hoặc. Ngôn ngữ do con người sáng tạo dùng để biểu đạt những cảm nhận, kinh nghiệm và tư tưởng mà mình thể nghiệm qua các hiện tượng và sự vật. Ngôn ngữ là tín hiệu để diễn đạt nhận thức về sự vật và ý niệm của chúng ta, nó là phương tiện để thuyết minh sự hiểu biết của chúng ta nhưng cũng không vượt ra khỏi hạn cục của thời gian, không gian. Hay nói cách khác con người chỉ biểu đạt được sự việc và ý niệm trong phạm vi thời gian và không gian cho phép; thậm chí ngôn ngữ của con người có khi không đủ để diễn tả sự việc hiện thực trong đời sống thường ngày. Có lẽ mọi người đều từng có kinh nghiệm về những cảm giác diễn ra trong tư duy của mình mà không thể tìm được ngôn ngữ để diễn tả. Do đó, có thể thấy được ngông ngữ của con người không phải là phương tiện diễn tả tuyêt đối,nó có tính hữu hạn của nó, không thể diễn đạt nhận thức một chân lý, không những thế hoàn toàn có thể diễn đạt sai lệch với chân lý qua nhận thức. Vì chân lý tuyệt đối (chẳng hạn như Niết-bàn) siêu xuất thời gian, không gian và cả định luật hạn chế của hữu vi: con người chỉ có tu tập để đạt đến chứng đắc mới thể nghiệm được, chứ không thể dùng ngôn ngữ để miêu tả hoặc không thể dùng tri kiến bình thường để suy diễn được. Đến đây ngôn ngữ nhà Thiền gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Trên thực tế, những vấn đề như vậy vĩnh viễn không thể thông qua ngôn ngữ văn tự để trả lời dầy đủ như ước muốn, mà cũng không có loại ngôn từ nào để diễn đạt loại kinh nghiệm như thế. Như câu chuyện Rùa và Cá trong truyện cổ Phật giáo, Rùa kể cho Cá nghe thế giới trên cạn, cứng, không thể bơi, chỉ có thể bước đi. Nhưng Cá không thể nào hiểu nổi, cứ khăng khăng cho môi trường trên cạn tương tự như môi trường nước, có thể bơi nhảy, lặn lội. Cũng giống như ngôn ngữ bình thường của chúng ta không thể nảo đem ra diễn tả trạng thái của Niết bàn. Cho dù có dùng bút mực cao cấp, ngôn từ diểm lệ, lời lẽ cao huyền cũng phí công vô ích, không thể tìm thấy những ngôn từ thích hợp để diễn giảng cảnh giới của Niết Bàn. Cho nên người câu nệ vào văn tự thì bị ràng buộc. Cũng như kinh Lăng Già đã dạy người ngu chấp vào văn tự như Voi bị sa lầy khong thoát ra được.
Cuối cùng, Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. Lúc thuyết pháp, Đức Phật tùy cơ hóa độ, quán xét trình độ, căn cơ, tính cách và khả năng nhận thức của đối tượng nghe pháp để dẫn dắt chỉ dạy.
Qua những tình huống trả lời những câu hỏi mà người khác đặt ra với Đức Phật, chúng ta thấy Đức Phật đã dùng bốn hình thức như sau để trả lời:
- Thứ nhất là Thế giới tất đàn: là các tiêu chuẩn căn cứ trên những nhận thức phú hợp với cuộc sống của con người ở thế giới này để nói mặc dù không phải là tuyệt đối.
- Thứ hai là vị nhân tất đàn: là do con người mà nói như vậy, phù hợp với lề lối, suy nghĩ, nhận thức và văn hóa của con người như vậy nên tùy thuận để nói Pháp.
- Thứ ba là Đối trị tất đàn: tùy theo hoàn cảnh nhận thức của chúng sinh mà Đức Phật đặc biệt nói cho họ nghe pháp để làm cho họ phản tỉnh.
- Thứ tư là Đệ nhất nghĩa tất đàn: là nói tiêu chuẩn tuyệt đối vế chân đế, sự thật, dù người không hiểu có phản đồi cũng không sao.
Ngoài ra, trước mọi điều huyền hoặc, Đức Phật luôn giữ im lặng hơn cả mọi hùng biện. Với từ bi và trí huệ, Đức Phật giữ im lặng nhưng vẫn lân mẫn quan tâm đến người gặp nạn, cứu hộ thoát khỏi khốn cảnh khi thấy đủ duyên.
Có nhiều sách vở học giả Phật giáo về sau cố giải thích những điều mà Đức Phật đã im lặng, cố gắng đặt vấn đề phải chăng Đức Phật có giải thích những vấn đề huyền hoặc này ? Chúng ta cũng không cần có một kết luận nào, nhưng chúng ta có một điều có thể khẳng định rằng pháp mà Đức Phật biết thì nhiều hơn pháp mà Đức Phật đã nói. Trong kinh điển còn ghi lại, một hôm Đức Phật nắm một nắm lá trong tay và hỏi các đệ tử rằng:
“ Này các Tỳ-kheo, trong tay Ta nhiều lá hay trong rừng nhiều lá ?”. Các Tỳ-kheo trả lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn rất ít so với là trong rừng ” Đức Phật dạy: “ Cũng như vậy, những pháp mà Như lai chứng biết như lá trong rừng, còn những pháp mà Như Lai nói cho các vị như lá trong nắm tay này, chỉ có một ít, những pháp mà Như Lai nói rất hữu hạn. nhưng tại sao Như Lai không nói hết ? Vì chúng không có ích, không hướng dẫn mọi người chứng đắc Niêt-bàn. Đó là nguyên nhân mà Như Lai không nói hết những pháp đó (5)”.
Như vậy những điều này không phải Đức Phật không biết, mà vì Đức Phật quán thấy sự hạn chế của ngôn ngữ, không thể dùng ngôn ngữ bình thường để diễn đạt một cảnh giới siêu việt.
Đại Trí Độ luận và Câu Xá luận có nói đến 14 trường hợp còn gọi là 14 nạn 6, tương tự với những vấn đế siêu hình ở trên, đều nói Đức Phật không trả lời. Nguyên nhân là:
1 – Những vấn đề này đều hư vọng không thất;
2 – Các pháp vồn không ‘thường’ cũng không ‘đoạn diệt’;
3 – Những câu hỏi này chỉ dẫn đến tranh luận, hý luận vô bổ, không có ích cho việc tu hành cầu tiến. Do đó, Đức Phật không trả lời.
Tóm lại, Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Cho nên trong Phật giáo đối với những vấn đề siêu hình không phải là không thể nghiên cứu. Nhưng quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Do đó trong quá trình nghiên cứu Phật pháp hoặc giải thich cho người khác hiểu Phật giáo chúng ta nên học theo Đức Phật, kết hợp nhiều yếu tố hiện thưc và nhu cầu của xã hội hiện đại để giải thích làm sao cho dễ hiểu, ứng dụng Phật pháp vào đời sống sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tranh luận về những vấn đề siêu hình để phô trương kiến thức mà không đem lại một kết quả nào. Làm khác đi, chúng ta chỉ lãng phí thời gian tranh luận từ ngày này qua ngày khác.
THÍCH THIỆN CHÁNH
Chú thích:
1- Tham khảo Kinh Trung Bộ, số 72.
2- Sđd.
3- Tiểu kinh Malunkya (Kinh Trung Bộ, số 63 ).
4- Sđd; Tham khảo Kinh Tiển Dụ (Trung A Hàm, số 221).
5- Tham khảo Kinh Lá Rừng Simsapà (Tương Ưng 5631 ).
6- Đại Trí Độ Luận quyển 2, Đại Chánh Tân Tu, số 1509 và Câu Xá luận quyển 19, Đại Chánh Tân Tu, số 1558.
Xóa Bỏ Ngày Quốc Hận và Lằn Ranh Quốc Cộng
Khi thua Nguyễn Kim, tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn phải lánh sang Tàu, dặn con cháu “Nay họ Lê dấy lên được, ấy là trời đã định, còn dân ta thì có tội gì, mà ta nỡ để khổ sở mãi về việc chiến tranh? Vậy ta nên đành phận lánh mình ở nước ngoài, chứ đừng có đem lòng cạnh tranh mà lại mời người Tàu sang làm hại dân nước mình.” (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược - Quyển II (Sàigòn: Bộ Giáo Dục,1971), tr. 25.) Đó là tấm gương xem “việc nước trước việc nhà” để bảo vệ đất nước khi tổ quốc lâm nguy.
Những ai đã từng chạy loạn xa xứ đều không thể quên những ngày điêu đứng trong cuộc đời. Điều đó ai cũng hiểu được. Nhưng đối với những vấn đề đất nước, người yêu nước phải biết "thù nước trước thù nhà."
Buồn thay, một số người ồn ào vẫn muốn kéo dài "thù nhà" đến suốt đời, và xem đó là "thù nước". Một số những người này buồn vui theo giặc: mừng khi giặc vào - hận khi giặc chạy! Xin mời đọc thêm vài cảm tưởng của các thân hữu về ngày 30 tháng 4, sau 40 năm viễn xứ.
Người Sài Gòn đón mừng quân đội giải phóng ngày 30/4/1975. Ảnh http://www.baomoi.com/
Nhắc đến ngày 30 tháng 4 và những tên gọi của nó, bắt buộc phải nói đến "chiến tranh Việt Nam". Nói đến chiến tranh Việt Nam, phải biết nguyên nhân của nó. Quyển sách sau đây đã được giới thiệu đầy đủ về cả tác giả lẫn tác phẩm, bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt.
"Vietnam Why Did We Go?":
- Bản tiếng Anh http://arcticbeacon.com/books ?
- Bản tiếng Anh http://arcticbeacon.com/books ?
Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Tiểu tựa: Những khởi đầu tôn giáo cho một cuộc chiến vô đạo: Câu chuyện gây chấn động về vai trò của “Giáo Hội” Công Giáo trong việc khơi mào cuộc chiến Việt Nam
"Việt Nam: một từ đã gây ra nhiều ác cảm, kinh tởm và thù hận. Một số người gọi nó là ô nhục, vài kẻ khác gọi là một hành động xen đầm. Khi người lính trận tơi tả trở về, họ bị khinh bỉ, lăng nhục. Hoa kỳ đã bị mất mặt với thế giới. Tai sao lại nói đến đề tài ấy làm gi? Bởi vì Việt Nam chính là một cuộc chiến tranh tôn giáo. Một cuộc chiến tôn giáo khơi mào bởi Vatican, con điếm của Sách Khải Huyền, qua chương 17 và 18....." (xem tiếp )
Có nhiều người nói đên "hận". Ai hận ai, hận đến bao lâu, và bản chất của cái "hận" có tốt đẹp hay không? Lịch sử sẽ có thể nghiêm khắc hỏi:
Vào hồi Pháp chiếm Việt Nam thì Quân đội Pháp có thù hận những nghĩa quân Việt Nam chống lại họ hay không? Hay ngược lại, ai phải hận ai?
Đến chiến tranh Đông Dương lần thứ hai thì Hoa Kỳ và hầu hết các nước cựu thù, những binh lính viễn chinh của họ hiện diện tại Việt Nam có thù hận Bắc Việt, có thù hận những "bộ đội Cụ Hồ" nằm dọc theo dãy Trường Sơn? Song song, có hàng triệu thanh niên Bắc lẫn Nam Việt Nam phải ngã mình trên chiến địa? Thử hỏi, thân nhân, gia đình, cha anh, vợ con của họ có thù hận, có đau khổ tột cùng hay không? Ai phải hận ai?
Trả lời được những câu hỏi như thế thì khả dĩ sẽ dễ dàng nhận ra hai chữ "quốc hận" hôm nay.
Cái đó, chỉ đứng ở vị trí giới hạn trong thế giới mà con người thù hận nhau chứ chưa nói đến giá trị thiêng liêng cao vút lên tận cảnh thanh bình mà Phật, Chúa (?) muốn nhắn gởi điều gì nơi xã hội loài người.
Giáo hoàng Vatican có còn muốn gì về những năm tháng khốc liệt đối với Chiến tranh Việt Nam?
Tất cả các giáo hội của các tôn giáo tại Việt Nam hôm nay và mai sau nghĩ gì về một quá khứ đẫm lệ kinh hoàng lên xương máu của quê hương Dân Tộc Việt?
Hệ quả kinh hoàng, khốc liệt, đẫm máu lương dân v.v... đó là do đâu?
Ngay từ hồi liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng vào giữa thế kỷ 19, thì lý do của nó, dự phần trách nhiệm chính yếu, nó là lý do người ta muốn bành trướng Dân Chúa đến xứ An Nam nói riêng, Đông Dương nói chung.
Tiếp theo, từ năm 1954, khi vận động đưa ông thầy tu Ngô Đình Diệm về nước là lý do "chống Cộng". Chứ nếu không thì CS nó sẽ tràn ngập, làm cho chết hết ráo các quốc gia vùng Đông Nam Châu Á?
- Sao lại buộc một nước đã từng bị đày đọa trong nỗi đau thương về sự vong quốc gần 100 năm phải làm bao cát đỡ đạn cho Đông Nam Á?
Sao người ta không "uýnh" thẳng tuyến vào đầu não "CS Quốc tế" là Nga Sô, là Trung Quốc v.v... mà phải là CS Việt Nam? Cái đó, phải chăng - một phần là do chính người VN hư đốn về tinh thần yêu nước cho nên đã bị người ta lợi dụng.
Còn nữa, sự kiện cực kỳ rõ nét mà niềm đau của Dân Tộc Việt muốn hỏi:
- Tại sao người ta không chống, không "tố", không truy "lùng" và "diệt" những đảng viên CS ngay nơi chính quốc gia của họ mà phải là Việt Nam?
Điều đó, tại các diễn đàn, tôi thấy rằng, có lẽ ông BS Đặng Vũ Ái là một trong những vị cao niên có dày dạn kiến thức về những vấn đề như vậy.
Các định đề chuẩn mực về những sự thật như thế, chúng ta cần phải gởi đi như là một "thông điệp" nghiêm túc đến với hầu hết các thế hệ thanh niên sinh viên học sinh hôm nay và mai sau. Nhiên hậu, nó sẽ có thể khả dĩ trang bị kiến thức, lập trường - đan bệnh tinh thần yêu nước vững chải xuyên qua sự đả thông lịch sử. Giáo Sư cựu trào Hoàng Xuân Hãn đã nói như thế.
Trần Quang Diệu
Ước mơ thì hãy bắt đầu từ việc vun trồng
Vấn đề sẽ trở thành thảm họa đối với ít nhất ĐCS, khi đại đa số người Việt Nam cho rằng mình không nợ nần gì Trung Quốc, Đảng Cộng Sản nợ thì phải tự trả lấy, không thể bắt người Việt Nam nai lưng ra trả nợ thay.
Gần đây vấn đề chủ quyền biển đảo càng thêm căng thẳng, đó sẽ là cuộc đấu thể lực trăm năm, tranh đoạt vị thế trên biển Đông, tranh đoạt then cửa của thế giới đương đại. Bất cứ vấn đề nào liên quan đến chủ quyền biển đảo đều thu hút được sự chú ý của dư luận, bất cứ động thái nào gia tăng võ trang cho Hải quân thì hầu như đều được dư luân quan tâm ủng hộ; bất cứ sự nhân nhượng nào thì đều sát muối vào chính tấm lòng người dân.
Ai nợ ai?
Việt Nam và Trung Quốc ai nợ ai? Vấn đề này sẽ còn tranh cãi và còn lâu mới ngã ngũ được. Nhưng có một điều chắc chắn rằng nếu không có võ khí, quân trang, y tế và cả máu của Trung Quốc thì ĐCS VN sẽ khó có cơ hội dành phần thắng trong hai cuộc chiến Đông Dương.
Tank Type 63 (hàng Trung Quốc viện trợ cho VNDC Cộng Hòa) trên đường phố Sài Gòn năm ngày 30/4/1975 (Ảnh sưu tầm) |
Cũng vì lý do này, nhiều người Việt Nam cho rằng mình không cần Trung Quốc viện trợ để chiến thắng trong cuộc chiến Đông Dương 1954 - 1975, thậm chí là cuộc chiến trước đó. Họ chưa từng vay nợ Trung Quốc, họ cho rằng Trung Quốc nợ Việt Nam bởi đã cướp đi Hoàng Sa, một phần Trường Sa, thậm chí cướp đi các giá trị văn hóa, lịch sử mà người Việt đã từng tạo dựng từ hàng trăm, hàng ngàn năm về trước.
Chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam nợ Trung Quốc, còn họ không mang nợ gì cả và không có trách nhiệm gì mà phải trả ơn cho nước này, hay cho ĐCS Trung Quốc.
Nhưng biết sao được, lịch sử như vậy, hiện trạng như vậy, lựa chọn cách nào đây?
Nhiều người mong muốn VN kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nhưng phía những người lãnh đạo ĐCS Việt Nam hẳn cho rằng anh em kiện nhau ra tòa đã là ân đoạn nghĩa tuyệt với Trung Quốc. Tất nhiên những người lãnh đạo Đảng CSVN có những lý do của mình.
Có hay không sự quỵ lụy?
Vấn đề Việt Nam có nợ Trung Quốc hay không, có thể tạm gác lại. Nhưng có một điều chắc chắn rằng không một chính trị gia Việt Nam nào dám công khai sát muối vào tâm lý bài Trung, chống Trung. Và bất cứ một đảng phái nào căn gốc vấn đề vẫn là khả năng nắm giữ quyền lực, muốn giữ quyền lực không thế làm cho dân chúng ngày một bất mãn, đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Lựa chọn lối đi cầu thân, dựa dẫm vào Trung Quốc tất sẽ bại, những nhà lãnh đạo của ĐCS Việt Nam hẳn rõ điều đó, vấn đề là ứng xử thế nào cho bình hòa. Cân bằng giữa nhân hòa trong nước và món nợ ân tình cố cựu, thật không hề đơn giản.
P-3 Orion, loại máy bay săn ngầm, tuần biển của Mỹ mà Việt Nam đang mong chờ (ảnh st) |
Trong những thay đổi về quan hệ bang giao gần đây, việc Việt Nam củng cố thêm nữa mối quan hệ quốc phòng, đặc biệt là hướng kết thân với những cường quốc đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề an ninh biển và cả kinh tế. Dư luận đang nói nhiều về việc Việt Nam mua từ Ấn Độ tên lửa siêu thanh chống hạm brahmos (loại tên lửa được đánh giá là vũ khí chống hạm nguy hiểm bậc nhất thế giới); Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam; TTP đang trở thành kỳ vọng của chính người Việt Nam đó không hẳn chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là việc thoát dần đi ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Ấn Độ hay Hoa Kỳ, thậm chí là cả Nhật Bản hẳn không ngớ ngẩn và cả tin gì khi bán võ khí cho Việt Nam. Tất nhiên trong đại cục diện Biển Đông và Châu Á Thái Bình Dương, nước nào lôi kéo được Việt Nam nước ấy sẽ có thêm được địa chính trị, địa quân sự cần thiết để chống lại sự gia tăng ảnh hưởng – hay mối đe dọa từ Trung Hoa.
Khả năng người dân bất mãn với chính quyền vì lối hành xử quỵ lụy Trung Hoa để từ đó dấy lên một cuộc cách mạng xem ra lại khó có thể trở thành hiện thực. "Nhận định nông cạn về tình hình Việt Nam" và cán cân quyền lực trên biển Đông tất yếu sẽ dẫn tới hướng đi của những kẻ mù màu.
Khả năng người dân bất mãn với chính quyền vì lối hành xử quỵ lụy Trung Hoa để từ đó dấy lên một cuộc cách mạng xem ra lại khó có thể trở thành hiện thực. "Nhận định nông cạn về tình hình Việt Nam" và cán cân quyền lực trên biển Đông tất yếu sẽ dẫn tới hướng đi của những kẻ mù màu.
Tâm lý cầu ông Bụt
Những câu truyện cổ tích của Việt Nam thường có nội dung một người nào đó nghèo khó, hoặc yếu thế không giải quyết được việc chỉ còn biết khóc lóc, và như thường lệ Bụt hiện lên ban cho một phép màu. Tất cả được giải quyết với sự chiến thắng với niềm hạnh phúc vô bến bờ của người vốn yếu thế và bất lực trước hoàn cảnh.
Ngay cả bây giờ tâm lý ấy vẫn đang chi phối không ít người Việt Nam và thậm chí là trong những người hoạt động dân chủ. Khi nhận ra rằng mình chưa thể làm đối trọng với Đảng Cộng Sản, có người đã mong chờ rằng ĐCS Việt Nam sẽ quỵ lụy và lệ thuộc Trung Quốc để cách mạng từ đó bùng phát.
Điều đáng tiếc là mong ước đó đang ngày một xa vời. Dù đã 84 tuổi nhưng Đảng CSVN không dại như các vị nghĩ, không ngớ ngẩn như các vị chờ đợi.
Cách mạng hay cải cách cách xã hội luôn cần có lực lượng mà lực lượng cốt ở chỗ tư duy người dân thay đổi và khát khao có sự thay đổi. Không vun trồng căn gốc của mình, thì không thể có lực lượng xã hội được. Vận mệnh của mình chỉ có thể trông vào mình tự quyết, không lẽ cứ chấp nhận làm kẻ yếu mãi?
Bụt ở đâu mà hiện diện ra bây giờ? Kêu khóc nào ích gì? Công kích dẫu dẫu là một phần của đời sống chính trị nhưng khi những người bất đồng chính kiến chưa có được lực lượng đủ mạnh thì riêng điều này không không đủ để giải quyết vấn đề.
15 năm trở lại đây bất chấp tiếng gọi dân chủ đang ngày một trở nên thống thiết thì vẫn không mấy ai vượt qua xúc cảm để nhìn ra vấn đề cần phải xây dựng được lực lượng từ cuộc cách mạng tư duy của người Việt Nam. Tự do tư tưởng, bình quyền chính trị là viên gạch nền móng xây nền và bảo vệ chế độ dân chủ, đó không hẳn vì tương lai còn mất của chế độ Cộng Sản mà là ở việc người dân có thể thực thi quyền làm chủ quốc gia hay không?
Nếu tiếp tục tình trạng này, tình thế sẽ càng thêm thống thiết cho những người bất đồng chính kiến. Thậm chí ĐCS Việt Nam sẽ tự thân cảm thấy nhu cầu phải nuôi dưỡng (dung dưỡng) cho những người như vậy. Sự dung dưỡng đủ bảo đảm cho những tuyên bố về mặt nhân quyền, dân chủ và... Nó cũng khiến cơ hội nảy mầm của một lượng chính trị đối kháng thực sự mạnh ngày càng trở nên eo hẹp.
Chế độ không phải là thứ quan trọng nhất, cốt yếu là thịnh vượng quốc gia, Nhật Bản cường thịnh mà Fukuzawa Yukichi là nhà khai sáng; Việt Nam, sau ngày cụ Phan Chu Trinh mất đi, khái niệm khai sáng văn minh, khai phóng tư tưởng không còn được đề cập. Âu đó cũng là một phần bi ai của những người chưa từng khai phóng chính mình.
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015
DIVERGENT VÀ INSURGENT, THÔNG ĐIỆP CHO CON NGƯỜI TRONG TƯƠNG LAI ?
Nhân loại ngày hôm nay đang sống trong những giới tuyến của não trạng phân chia biên giới quốc gia. Những hào quang giả tạo về sự dị biệt giữa màu da, giới tính, bản sắc văn hóa dân tộc đang là những liều ma túy tinh thần xô đẩy con người lao vào những cuộc tương tranh mạn rợ
Loài người ở những xã hội bán khai trong quá khứ và xã hội ‘’ văn minh’’ ngày hôm nay vẫn không ngần ngại cầm vũ khí giết nhau với mục đích là để bảo vệ một chân lý : Chúa tao cao đẹp và màu nhiệm hơn Chúa mày, dân tộc tao hội tụ đủ tinh hoa, ưu việt hơn dân tộc mày, bản sắc văn hóa của dân tộc tao nhân bản và đầy tình người hơn bản sắc văn hóa của dân tộc mày vv… tuy rằng đã có những cá nhân có nhận thức và tầm nhìn vượt thời đại đã ý thức được rằng đó chỉ là chiêu bài gây phân tranh chia rẽ con người của bọn Nhà nước quyền chính với mục đích củng cố quyền lực cai trị của chúng và nô lệ hóa người dân.
Còn trong tương lai ?
Loạt phim giả tưởng Divergent và Insurgent của đạo diễn người Mỹ Neil Burger đưa chúng ta đến xã hội loài người trong tương lai. Khi các hình thái tổ chức nhà nước xã hội đã có nhiều thay đổi, và có nhiều khác biệt so với hiện tại, nhưng vẫn không thoát khỏi một nguyên lý : kẻ có sức mạnh quyền lực trong tay luôn tìm cách đàn áp, chà đạp kẻ yếu, và người khôn luôn tìm cách lửa phình kẻ kém trí tối dạ.
Chung quy lại vẫn là những kẻ có quyền tìm đủ mọi cách để bảo vệ quyền lực, và sự thống trị của chúng.
Và vũ khí cai trị của bọn cầm quyền không còn là niềm tin tôn giáo, chủ nghĩa quốc gia dân tộc hay bản sắc văn hóa, tinh hoa giống nòi, như chúng đã và đang thực hiện, mà là cái gọi là chủ nghĩa sinh học.
Trong loạt phim này loài người sẽ bị phân chia theo nhóm máu, và mỗi đặc tính của nhóm máu này đều mang những phẩm chất ưu việt của con người như uyên bác, bộc trực, thân thiện, can đảm vv….
Tuy nhiên vẫn có kẻ được gọi là dị biệt vì không nằm trong những nhóm máu trên. Những con người này luôn có những phản kháng thường trực, bày tỏ thái độ bất hợp tác với bọn cầm quyền nhắm thoát khỏi sự phân chia rẽ sinh học của những thế lực cầm quyền có lực lượng quân đội hùng hậu và vũ khí tối tân.
Tại sao họ lại phảng kháng và không hợp tác với bọn cầm quyền, cho dù họ có bị đe dọa tính mạng hay lực lượng an ninh săn đuôi ?
Theo tôi, vì họ là nhóm dị biệt, không nằm trong nhóm máu nào, hay mang những đặc tính nào. Thế nên ý thức và lòng tự hào về tính ưu việt của nhóm máu họ là những thứ họ đã vượt qua và sẵn sàng đứng trên tất cả những thứ đó với mục đích là chính nghĩa, tự do và lý tưởng nhân đạo.
Giống như ngày hôm nay, những cá nhân hiểu được bản chất của lòng yêu nước, bản sắc dân tộc hay niềm tin tôn giáo đã không ngần ngại kêu gọi vận động dân trí để trả về những thứ đang đẩy con người vào những thảm cảnh về đúng giá trị đích thực của nó trên tinh thần nhân chủ.
Trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, con người phải là chủ thể. Tôn giáo cho dù có là chỗ dựa tinh thần cho con người những lúc khốn khó, cũng quẫn thì nó nên chỉ là công cụ, phương tiện cho con người, chứ con người không phải là công cụ cho nó.
Quốc gia dân tộc hay bản sắc văn hóa cũng không nằm ngoại lệ.
Vậy thông điệp của bộ phim này là gì ? Người viết thiết nghĩ khán giả tự tìm câu trả lời cho riêng mình.
Một loạt phim khá hay, đáng để xem và suy ngẫm. Phần 1 : Divergent, phần 2 : Insurgent. Phim đã được công chiếu tại Việt Nam với tựa đề Dị Biệt và Những Kẻ Nổi Loạn.
Nguyễn Mạnh Chung
NẾU MÌNH GIẢN ĐƠN HƠN
Rồi một ngày khi đã biết quên
Anh sẽ chỉ là cái tên đi qua trong trí nhớ
Em sẽ không nhói lòng khi nghe bài hát cũ
Bài hát một thời tay nép trong tay
Nếu mình giản đơn hơn và ít những mê say
Anh chắc sẽ không nói với em những lời từ biệt
Em sẽ chẳng dửng dưng và nói rằng “rất tiếc”
Để giữa chúng mình…vẫn có…vẫn không
Có đôi khi những lời yêu không nói được bằng một bông hồng
Có đôi khi một ánh nhìn cũng lấp được sự lặng im vời vợi
Anh đã ước răng khi anh ra đi – khi anh trở về – em vẫn đợi
Dẫu thời gian đã mỏi mòn – dẫu kỷ niệm đã ngủ yên
Thế mà mình xa và thế là mình quên
Em nhận lại những bông hồng từ người khác
Chỉ thời gian biết những gì nhòa nhạt
Giữa bộn bề quá khứ lẫn tương lai
Vẫn giật mình giấc mơ thoáng gương mặt ai
Ai như của em một thời trong trẻo
Anh chẳng gỡ nhưng đường đi vắt chéo
Để trở lại từ đầu … bởi cuộc đời là những vòng chỉ quắt quay
Giá mình giản đơn hơn và ít những đổi thay
Ngươiduynhat83
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015
MẸ
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới!
(Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Đỗ Trung Quân - 1986)
Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và Gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!
12 LOẠI QUẢ BÁO
Quả báo tuy nhiều, song có thể tóm tắt trong mười hai điểm:
Hiện báo
Sanh báo
Hậu báo
Định báo
Bất định báo
Cộng báo
Biệt báo
Cận tử báo
Thục vị thục báo
Chuyển báo
Thế gian báo
Xuất thế gian báo
1. Hiện-báo: Ðây là quả báo trong kiếp hiện tại; có nghĩa hiện thế gây nhân thì hiện đời chịu quả. Quả báo nầy có tánh cách mau, ví như trồng loại cà, ớt hay gieo giống lúa, chỉ trong vòng một mùa, một năm đã thu được kết quả. Hiện-báo còn gọi là Hoa-báo, danh từ nầy hàm ý nghĩa mau lẹ, ảnh hưởng không đợi đến thời kỳ sanh trái, mà đã phát lộ trong thời kết bông. Tục ngữ có câu: “Ðời xưa trả báo thì chầy. Ðời nay trả báo một giây nhãn tiền”. Hai câu nầy chỉ cho tánh cách của Hiện-báo hay Hoa-báo.
2. Sanh-báo: Sanh-báo là gây nhân kiếp nầy, đời kế sau mới chịu quả báo. Quả báo nầy có tánh cách hơi lâu, ví như trồng mụn chuối con, hạ thổ năm nay, sang năm mới có trái. Trong kinh có câu: “Muốn biết nhân kiếp trước, hãy xem sự thọ hưởng đời nay. Muốn rõ quả kiếp sau, nên xét sự tạo tác trong hiện tại”. Hai câu nầy có thể chỉ cho ảnh hưởng của Sanh-báo.
3. Hậu-báo: Ðây là nói sự gây nhân trong đời nầy, đến ba, bốn, trăm, ngàn hay vô lượng kiếp sau mới thọ quả báo. Hậu-báo có tánh cách lâu hơn, ví như trồng những loại cây trong năm nay, đến năm, mười hay đôi ba mươi năm sau mới kết quả. Thuở xưa, khi Phật còn ở đời, có ông Thi-Lợi-Bật-Ðề đến một trăm tuổi mới cầu xin xuất-gia. Các vị Trưởng-lão như Ca-Diếp, Xá-Lợi-Phất, nhập định quán sát trong vòng 84000 kiếp về trước thấy ông thiếu căn lành nên không cho. Ðến khi Như-Lai đi khất thực trở về, thấy ông khóc lóc cầu xin, liền chấp thuận. Các vị Trưởng-lão hỏi duyên cớ. Ðức Thế-Tôn đáp: “Thi-Lợi-Bật-Ðề trước 84.000 kiếp, tiền thân là lão tiều phu, bị cọp đuổi gấp leo lên cây niệm một câu “Mô Phật”. Do thiện căn ấy đến nay mới gặp ta, và sẽ được đắc độ. Vì nhân lành kiếp trước của người nầy quá lâu xa, nên sức đạo nhãn của các ông không thể thấy biết được”. Trong kinh có bài kệ: “Giả sử trăm ngàn kiếp. Nghiệp đã tạo không mất. Khi nhân duyên gặp nhau, lại tự chịu quả báo”. Ðại ý bài kệ nầy chỉ cho trường hợp Hậu-báo.
4. Ðịnh-báo: Ðịnh-báo là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười. Ví như cái nhà hư hao chút ít hay nửa phần, còn có thể sửa chữa được; nếu kèo cột tường nóc đều hư mục, tất phải chờ cho nó hư hoại để làm ngôi khác. Và như bịnh ung thư trong thời kỳ nhẹ còn có thể chữa được, sang lúc quá nặng duy có phương chờ đến mãn phần. Cổ ngữ có câu: “Dược y bất tử bịnh. Tửu bất giải chân sầu”. (Thuốc chỉ trị những bịnh không chết. Rượu không thể giải mối buồn hiện thật). Mấy câu nầy có thể tượng trưng phần nào cho sự việc trên.
Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp. Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ. Cho nên chư Phật có ba việc làm được, ba việc làm không được, gọi là “Tam năng tam bất năng”. Các điều ấy là: chư Phật có thể thông tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp, nhưng không thể diệt được định nghiệp; có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai, song không thể độ những chúng-sanh vô duyên; có thể độ vô lượng chúng-sanh, song không thể độ hết chúng-sanh giới. Bởi thế, sức người cố nhiên là hữu hạn, nhưng sức Phật vẫn chưa phải toàn năng. Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.
5. Bất-định-báo: Ðây là nghiệp báo có thể chuyển biến sửa đổi được. Như có người trước đã tạo nghiệp lành, đáng lẽ phải hưởng phú quý trọn đời. Nhưng trong lúc làm quan, nếu kẻ ấy tham mê tài sắc, ăn của lót, cưỡng hiếp, hãm hại người, thì phước lộc lần lần tiêu giảm, có thể bị tù ngục, ô danh, hoặc chết bất đắc kỳ tử. Và như kẻ kiếp trước kém nhân lành, nên đời nầy thân phận nghèo khổ, hèn hạ. Song nếu người ấy biết xét lẽ nhân-quả-tội-phước, gắng sửa đổi tâm tánh, hết sức làm việc phước thiện, thì tội chướng lần tiêu giảm, phước đức lần tăng thêm, có thể trong hiện tại chính mình hay con cháu sẽ tiến đến cảnh vinh quang. Ví như trong đời, người tước vị cao mà ỷ thế làm quấy, thì có thể bị cách chức; kẻ có tội nhưng gắng lập công, có thể đem công chuộc tội, và nếu lập công thêm mãi tất sẽ được tấn chức thăng quan.
Nghiệp quả của chúng-sanh phần nhiều đều có tánh cách bất định. Nếu chúng ta biết gắng sức dùng tâm lực để chuyển nghiệp lực, thì cảnh Thiên-cung, Phật-quốc nào phải không nẻo tiến lên. “Bụi hồng có lối về hương quốc. Cửa tội không tâm mở dạ đài”, chính là ý nầy vậy.
6. Cộng-báo: Cộng-báo là quả báo chung. Như thuở Ðức Thế-Tôn còn ở đời, ba mươi hai người con của bà Tỳ-Xá-Ly đều bị vua Ba-Tư-Nặc nghi lầm mà giết. Xét theo hiện thời thì dường như đó là hàm oan. Song thật ra trong tiền kiếp vua Ba-Tư-Nặc là con trâu, ba mươi hai người kia đều là kẻ trộm. Trong khi con trâu biết mình sắp bị giết, quỳ xuống rơi nước mắt tỏ ý van xin, nhưng ba mươi hai kẻ trộm quyết tâm sát hại để ăn thịt. Lúc ấy lại có một bà lão tán thành giúp cho phương tiện nấu nướng. Bà lão ấy chính là tiền thân của cận sự nữ Tỳ-Xá-Ly. Bà Tỳ-Xá-Ly và ba mươi hai người con vì đồng gây cộng-nghiệp, nên ba mươi hai đứa con bị giết; còn bà mẹ bởi kiếp trước tùy hỷ việc ấy, nên hiện tại cũng vương nỗi buồn lây. Ðiều nầy do Đức Phật thuật lại tiền nhân, nên mối oan kết đôi bên mới được giải thích.
Lại nữa, trong thời kỳ chiến tranh nầy, có nhiều người tuy không ra trận tuyến, nhưng cũng bị bom đạn, sự kinh khủng, cảnh nghèo đói, hoặc nỗi buồn khổ về tử biệt sanh ly. Ðó đều là ảnh hưởng nặng nhẹ thuộc Cộng-báo, do việc tự mình giết, bảo người giết, hoặc tùy hỷ sự giết của nghiệp sát sanh từ nhiều kiếp về trước.
7. Biệt-báo: Ðây cũng gọi Bất-cộng-báo, là quả báo riêng của mỗi cá loại trong loài người hay loài vật. Chẳng hạn như đồng là chim, nhưng có loại chim quý đẹp như bạch hạt, anh võ, trĩ, thanh tước, phượng hoàng; có loại chim thường như quốc, cò, sẻ, én; và loại xấu như chim heo, chim ụt. Lại cũng đồng là loài người, mà có kẻ xấu, người đẹp, kẻ giàu sang, người nghèo khổ, kẻ ngu tối, người thông minh. Hoặc như trong cảnh khói lửa tang tóc lan tràn, mà có người vẫn sống đoàn tụ an vui, hầu như không biết chiến tranh là gì cả. Ðó là những trường hợp thuộc về Biệt-báo.
8. Cận-tử-báo: Cận-tử-báo là quả báo lúc sắp chết. Con người khi già yếu sắp chết, những nghiệp thiện ác từ kiếp nầy hoặc kiếp trước dồn lại, ảnh hưởng mạnh mẽ hơn lúc bình thường. Nếu là nghiệp thiện thì khiến cho người ấy vui vẻ hòa nhã hiền lương, mắt tai không lờ lãng, khi lâm chung xả báo an lành. Như thuộc về nghiệp ác, thì kẻ đó trở nên nóng nảy, ưa buồn giận khó khăn, tâm trí lờ lẫn, lúc sắp chết đau yếu mê man. Trong đời kẻ tu thiện thì ít, làm ác lại nhiều, nên đa số người đến lúc lớn tuổi thường đổi tánh; những vị không hiểu lý nầy cho là “già hay sanh tật”.
Thuở bút giả còn ở chùa Linh-Thứu, tại xã Thạnh-Phú, tỉnh Ðịnh-Tường, có biết ông hương ấp Nghé. Ông nầy ưa ăn thịt chó, mỗi tháng trung bình độ sáu con, nên khi ông đi đâu thì chó sủa dồn đến đó, ai cũng đều biết. Khi ông đau sắp chết, thì tự chui xuống gầm giường nằm khoanh một góc, lâu lâu lại tru lên như chó. Lúc ấy có người đồng bạn là chú năm Thiện đến thăm, hỏi: “Anh hương ấp làm chi lạ vậy? Thôi anh lên giường nằm, đừng để cho bà con chê cười!” Nói chưa xong, thì ông thình lình nhảy ra táp chú, hình trạng như con chó giận dữ cắn người, may nhờ chú năm lẹ làng tránh khỏi. Ðây là một việc tượng trưng cho Cận-tử-báo thuộc về nghiệp ác.
9. Thục-vị-thục-báo: Ðiều nầy là trạng thái của nghiệp báo lúc chưa thuần thục và đã thuần thục. Tiên đức nói: “Người mang nghiệp ví như người mắc nợ, mối nào mạnh thì nó kéo lôi trước”. Khi xưa, một hôm Đức Phật bảo ngài A-Nan: “Có người trọn đời làm lành mà khi chết bị đọa vào ác đạo, bởi nghiệp lành đời nầy chưa chín muồi, song nghiệp dữ kiếp trước đã đến lúc thuần thục. Có kẻ trọn đời làm ác nhưng khi chết sanh lên Thiên-cung, bởi nghiệp ác đời nầy chưa thuần thục mà nghiệp lành kiếp trước đã đến thời kỳ chín muồi. Việc nhân-quả rất phức tạp, tùy theo thế lực mạnh yếu mà đến trước hoặc sau. Cho nên các đệ-tử của ta chớ nên thờ ơ, phải gắng chuyên tu cho đạo nghiệp được tinh thuần. Vì biết đâu, có kẻ tuy đời nay yên ổn hưởng lạc làm lành, nhưng nghiệp ác những kiếp về trước đã sắp đến thời kỳ thuần thục!”
Bởi chưa hiểu rõ lý trên, nhiều vị thấy người làm lành mà chết xấu, kẻ hung dữ lại chết tốt, vội phê bình cho rằng không có việc nhân-quả-tội-phước, chẳng cũng là sai lầm lắm ư?
10. Chuyển-báo: Chuyển-báo là những biến trạng khổ vui, do sức tu thiện hay làm ác của đương nhơn. Biến trạng nầy là sự dồn dập để chuyển đổi những quả báo sắp đến. Như có người làm đủ những điều ác, song đời sống hiện tại càng thêm an ổn vinh quang. Trong đây có hai nguyên nhân: Một là do túc phước của họ quá nhiều, tuy có phần tổn giảm bởi làm ác, nhưng dư phước hãy còn. Hai là do thế lực của nghiệp ác quá mạnh, khiến cho bao nhiêu phước đời nầy và đời trước đều phát hiện cho kẻ ấy hưởng, để rồi sẽ chịu quả báo ác đạo ở kiếp sau. Sự kiện Chuyển-báo nơi đây, chính thuộc về trường hợp thứ hai nầy. Nói theo các cụ bình dân ta, đây gọi là trạng thái “dồn phước”. Lại có những vị chí tâm tu hành, nhưng lại thường gặp những việc thất bại, đau yếu, tai nạn, mang tiếng thị phi. Theo tiên đức, đó là do sức tu thiện, khiến cho chuyển quả báo nặng ác đạo ở đời sau, thành ra quả báo nhẹ trong hiện tại, để kẻ ấy khi mạng chung sẽ hưởng phước nhơn thiên, hay sanh về Phật-quốc. Và đây gọi là trạng thái dồn nghiệp.
Nhiều Phật-tử không hiểu lẽ nầy, khi gắng tu mà gặp việc không may, vội sanh tâm sợ sự niệm Phật tụng kinh, hoặc thối chí bảo: càng tu nhiều càng có lắm việc phiền phức, rồi lần lần đi đến sự giải đãi, xin đem một thí dụ để trần thích: như người có bịnh phong hay ban, uống thuốc vào chất độc bị giải tán, làm cho nước tiểu vàng hoặc cả mình nổi mẩn đỏ, đó là trạng thái bịnh sắp lành. Việc ấy nên đáng mừng hay là lo sợ? Kẻ tu hành cũng thế, do công đức tụng kinh niệm Phật, khiến cho nghiệp chướng phát hiện để tiêu trừ. Nếu có chút ảnh hưởng khổ báo, trong mười phần ta chỉ còn chịu đôi ba phần, cho nên hành giả đừng lấy việc đó làm nản chí. Và điều nầy, trong kinh Kim-Cang, Đức Phật cũng đã bảo: “Tu-Bồ-Ðề! Nếu Thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơn thọ trì đọc tụng kinh nầy mà bị người khinh rẻ, nên biết kẻ ấy đời trước tội chướng rất nhiều, đáng lẽ phải đọa vào ác đạo. Do sức tụng kinh, khiến đời nay bị người chê bai, nên tội chướng đời trước được tiêu diệt, kẻ đó sẽ đắc quả A-Nậu-Đa-La-Tam-Miệu-Tam-Bồ-Ðề”.
Trong Tịnh-Ðộ-Thánh-Hiền-Lục có thuật chuyện ông Ngô-Mao tu hành chân chánh, lúc sắp chết bị giặc đâm bảy thương. Khi người anh đến, ông bỗng tỉnh lại bảo: “Ðời trước tôi tạo nhiều nghiệp ác, đáng lẽ phải còn đầu thai làm heo bảy kiếp nữa. Nhưng nhờ đời nầy tôi biết ăn chay niệm Phật, nên phải chịu bảy vết thương để trả bảy kiếp làm heo ấy. Hiện thời tôi sắp sanh về Tịnh-độ”. Cứ theo việc ông Ngô-Mao, kẻ không biết cho là tu hành mang họa. Nhưng chỉ chịu bảy vết thương trả xong bảy kiếp làm heo, để rồi được sanh về Cực-Lạc; nếu so lại thì việc tu hành đâu phải luống uổng, và công đức niệm Phật chính thật không thể nghĩ bàn! Nhưng tu hành không phải mỗi người đều bị chuyển-báo, nếu kẻ có căn lành từ kiếp trước thì càng tu càng được an vui. Hành giả đừng in trí theo một phương diện trên mà sanh lòng e ngại.
11. Thế-gian-báo: Ðây là những quả báo khổ vui trong ba cõi: Dục, Sắc và Vô-sắc. Nguyên nhân chánh của sự lưu trệ trong tam giới, là vì khi gây nhân chúng-sanh còn chấp ngã. Chẳng những thế gian và ngoại-đạo mà các vị tu theo chánh giáo, nếu chưa dứt hết tâm chấp ngã, còn tham nhiễm lục trần, cũng vẫn còn ở trong vòng luân-hồi sáu nẻo. Tuy nhiên, những sở hành theo Phật-pháp đều gây nhân duyên đắc độ về sau, nhưng kiếp tương lai trong khi tu, điểm chánh yếu của sự giải thoát vẫn là điều kiện dứt ngã chấp. Trong truyện ký nhà Phật có chép việc một ni-cô tụng kinh Pháp-Hoa ba mươi năm, nhưng tâm còn nhiễm thanh sắc, nên kiếp sau chuyển làm nàng kỹ nữ thanh sắc vẹn toàn; nơi miệng thường bay ra mùi thơm hoa sen. Tại Việt-Nam, đời nhà Lê, một vị sư tu Tịnh-độ ở chùa Quang-Minh, bởi tâm lợi danh chưa sạch, nên kiếp sau chuyển sanh làm vua Khang-Hy bên Trung-Hoa. Khi được biết tiền nhân, nhà vua viết mấy bài thi hoài cảm, trong ấy có hai câu: “Ngã bản Tây-phương nhất Phật-tử. Vân hà lạc tại đế-vương-gia?” (Ta vẫn là con của Phật A-Di-Ðà ở Tây-phương. Tại sao nay lại lạc vào giòng vương thất?)
Ðời Tống bên Trung-Hoa, Giới-Diễn và Quang-Huệ đại-sư đồng tu thiền, song Giới-Diễn vì còn chút tâm niệm luyến sắc, nên kiếp sau đầu thai làm nhà văn hào lỗi lạc, đa tài mà cũng đa tình, là Tô-Ðông-Pha. Sau khi được ngài Quang-Huệ chuyển kiếp làm Phật-Ấn thiền-sư để hóa độ Tô-Ðông-Pha trở lại đường tu; có lẽ nhớ biết những kiếp về trước, nên lúc lớn tuổi, trong cuộc tái du thăm viếng chùa Kim-Sơn, ông đã viết mấy câu thi:
Kim-Sơn chùa núi gần mây nước
Tóc bạc Ðông-Pha lại đến đây.
Tiền kiếp Ðức-Vân, nay chính tớ
Mơ màng còn nhớ Diệu-Cao-đài!
12. Xuất-thế-gian-báo: Thế-gian-báo là quả báo thuộc lục-phàm. Trái lại, xuất-thế-gian-báo là quả báo của tứ-thánh: Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát và Phật. Quả báo tứ-thánh do bởi khi tu lìa ngã-chấp mà được thành tựu. Trong hạnh vô-ngã nầy, hàng Nhị-thừa hãy còn hẹp, song Bồ-Tát thừa thì rất rộng rãi nhiệm mầu. Bồ-Tát chẳng những tu tam-vô-lậu-học của pháp xuất-thế-gian, mà còn làm tất cả việc từ thiện của thế gian. Tâm của Bồ-Tát không thấy có sở đắc sở chứng; không có tướng ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ giả; tuy độ vô lượng hữu-tình nhưng không thấy mình là người hóa độ, chúng-sanh là kẻ được độ; tuy quanh mình thị hiện vô biên quyến thuộc, nhưng lòng hằng vắng lặng không thấy có quyến thuộc; tuy tu vô lượng phước đức, nhưng không thấy mình có phước đức. Ðây là hạnh vô tướng. Người biết thực hành hạnh vô tướng, dù là làm việc thiện thế gian, song đều thành kết quả giải thoát. Bằng trái lại, tuy tu thánh-đạo, cũng hóa ra phước báo thế gian. Về hạnh vô tướng nầy, trong kinh Kim-Cang, có đoạn Đức Phật dạy: “Nầy Tu-Bồ-Ðề! Như có vị Bồ-Tát dùng số lượng thất bảo đầy cả hằng-hà-sa thế-giới để bố thí. Nếu lại có người biết tất cả pháp đều vô ngã, được thành vô sanh nhẫn, thì công đức của vị Bồ-Tát sau nầy hơn bậc Bồ-Tát trước kia. Tại sao thế, Tu-Bồ-Ðề? Bởi thật ra, chư Bồ-Tát đều không thọ phước đức”. Tu-Bồ-Ðề thưa: “Bạch Thế-Tôn! Sao gọi là Bồ-Tát không thọ phước đức?” – Nầy Tu-Bồ-Ðề! Vì Bồ-Tát tuy làm những việc phước đức, song chẳng tham trước, nên ta nói không thọ phước đức!”
Thông thường hàng Phật-tử tại-gia khi mới quy-y, duy thích cúng dường chùa mình, phụng sự thầy của mình, hay chỉ làm những Phật-sự mà họ cho là có công đức hơn việc thế gian. Nhưng nếu họ hiểu rộng hơn, vừa dùng tâm bình đẳng phụng sự Tam-bảo, vừa làm các việc từ thiện ở đời, như giúp đỡ kẻ nghèo khổ đau yếu, chu cấp cho hàng quả phụ cô nhi, rồi đem công đức ấy hồi hướng về Tịnh-độ cùng đạo Vô-thượng-bồ-đề, thì tất cả việc làm lành đều đi đến kết quả giải thoát cả.
Tóm lại, sự lý nhân-quả thật vô lượng, chuyển biến chập chồng, có thể gọi là khó bàn khó nghĩ. Nhưng về Nhân không ngoài sự hơn kém của nghiệp thân, ngữ, ý qua ba hạnh Phước, Phi-phước và Bất-động. Về Quả lại tổng quát trong mười hai điều trên. Nếu nắm được mấy điểm chánh yếu như đã kể mà suy rộng ra, về vấn đề nầy, người học Phật có thể hiểu quán xuyến tất cả.
Trích trong Phật Học Tinh Yếu.
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Con cá hay cần câu?
Ngày xưa tại một làng chài nọ, có một thanh niên chuyên nghề đi câu cá kiếm sống để nuôi vợ con, trên đường về thấy một người ăn xin hình như đã đói khát năm ba ngày, với vẻ mặt tiều tụy khốn khổ. Chàng thanh niên thương tình, bắt trong giỏ cá của mình vừa đi câu về, cho người ăn xin một con cá.
Người ăn xin đã nướng ăn và tạm thời qua cơn đói khát. Chàng thanh niên về đến đầu xóm vui vẻ kể lại câu chuyện mình đã làm được một việc thiện ích để cứu một người hoạn nạn. Khi nghe nói như thế, anh bạn hàng xóm lắc đầu và nói rằng, việc làm của anh như vậy chưa chắc là đã giúp cho người kia sống tốt hơn. Cho con cá chỉ là bước đầu để giúp người kia qua cơn đói khát, đó là điều tốt, nhưng cậu hãy nên cho người ăn xin cái cần câu, để ông ta tự mình đi câu kiếm sống hằng ngày mới được.
Ngày hôm sau chàng thanh niên đó rủ thêm anh bạn hàng xóm cùng đi câu cho vui để có người tâm sự chuyện trò. Khi trở về, hai người gặp lại người ăn xin kia đang nằm chèo queo bên vệ đường với vẻ mặt hốc hác. Chàng thanh niên thấy thế tội nghiệp quá, liền cho người ăn xin cá và anh hàng xóm thì cho người ăn xin cái cần câu.
Cả hai trên đường đi về nhà trong tâm trạng hân hoan vui vẻ vì đã làm được một việc thiện ích. Trong lúc hai người đang hào hứng bàn tán sôi nổi về việc nên cho con cá hay cái cần câu, thì họ lại gặp một người đi đường khác, liền kể sự việc cho người đó nghe và mong rằng anh ta góp ý dùm. Anh bạn này lại lắc đầu nói như thế là không được hoàn mỹ cho lắm.
Các cậu làm như vậy vẫn chưa là giải pháp tốt nhất. Cho người ăn xin con cá hoài thì họ sẽ ỷ lại mà không chịu siêng năng làm việc? Còn cho họ cái cần câu rồi mà không chỉ cho ông ta, cách câu như thế nào để ông ta câu được nhiều cá. Nếu như vậy sẽ không giúp người đó thể hiện lòng tự trọng và tích cực siêng năng làm việc để kiếm miếng ăn.
Cuối cùng ba người cùng kết bạn với nhau và ngày hôm sau cả ba người cùng tiếp tục đi câu cá. Khi trở về, ba người vẫn gặp người ăn xin đang nằm cheo queo, bỏ chiếc cần câu nằm kế bên. Chàng thanh niên trẻ nhất, lại tiếp tục cho người ăn xin cá, còn anh bạn hàng xóm sửa lại cái cần câu, anh bạn mới thì nói về phương pháp câu cá một cách chi tiết và tỉ mỉ, từ mắc mồi câu cho đến phương pháp câu từng loại cá….
Lần này có khác hơn, cả ba trở về trong tâm trạng đầy phấn khởi lạc quan, tin chắc rằng từ nay trở về sau người ăn xin sẽ không còn sợ bị chết đói nữa. Trên đường đi về ba người lại gặp ông già thông thái, một người từng trải nghiệm và đã gắn bó cả cuộc đời với nghề đi câu, cả ba hào hứng kể lại câu chuyện người ăn xin.
Nhà thông thái ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu nói: “Các cậu đã làm những việc như thế rất hợp đạo làm người, thế nhưng ta vẫn nghĩ người ăn xin kia vẫn bị đói khát như thường, vì quan niệm sống của họ quá thiển cận và bi quan. Và chắc chắn người ăn xin đó vẫn chịu đói khát bởi thói quen chấp nhận số phận đã an bài. Các cậu biết nguyên nhân vì sao không?
Cả ba chàng thanh niên đều ngơ ngác, mong nhà thông thái giải thích cho tường tận dùm. Nhà thông thái vừa cười, vừa nói: Thứ nhất là người ăn xin quen sống với nghề này nhiều năm, nó đã ngấm vào xương máu và tủy của ông ta, đó là thói quen thâm căn cố đế của một số người quan niệm rằng số mình như vậy, nên không cần phải siêng năng làm lụng, bươn chải để kiếm miếng ăn. Chính vì vậy, ta phải hướng dẫn cho ông ta cách suy nghĩ về quan niệm sống bằng cách tin sâu nhân quả, tin chính mình quyết định cuộc đời?
Thứ hai là, ai cũng có thể biết không phải cứ thả mồi xuống là đã có cá liền, đôi khi phải kiễn nhẫn câu cả tiếng, cả buổi…có khi cả ngày không được con nào. Muốn câu được cá, người đó phải kiên trì bền bỉ để đạt được mục đích.
Thứ ba là có một yếu tố cực kỳ quan trọng, tại sao cả đời ông ta chỉ đi ăn xin, đó chính là niềm tin mù quáng của ông ta đối với số phận của mình. Có lần tôi hỏi anh ta. Sức khỏe của ông vẫn dồi dào như vậy, tại sao không học một nghề gì đó để kiếm sống hoặc có thể đi câu cá cùng với mọi người?
Ông ta không cần suy nghĩ liền trả lời ngay: “Ông và người khác giỏi, tôi không thể nào theo ông được, tôi sinh ra là đã mang thân phận của kẻ ăn xin rồi, cha mẹ tôi ngày trước cũng làm nghề cái bang, số tôi khổ từ trong bụng mẹ, tôi đành chấp nhận số phận đã an bài!
Câu chuyện được dừng lại nơi đây, để mọi người cùng suy nghĩ mà tìm ra giải pháp giúp đỡ người ăn xin kia thay đổi quan niệm sống. Thái độ sống phải được rèn luyện thường xuyên nhờ sự định hướng đúng đắn, bởi tác động của gia đình người thân, nhà trường và xã hội, không thể ngày một ngày hai mà có được, và tự thân mỗi người phải kiên trì bền bỉ theo đuổi mục đích cho đến khi thành công viên mãn.
Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra một bài học quý báu về cuộc đời, mỗi người tuy theo sự huân tập mà có quan điểm sống khác nhau. Hạng người thứ nhất quá bi quan nên chấp nhận số phận đã an bài, chính vì vậy họ không siêng năng tích cực làm việc, bởi họ nghĩ rằng số họ đã nghèo, có cố gắng cho mấy cũng lại nghèo thôi.
Nếu chúng ta nói số phận con người là cố định, không thể thay đổi được thì người giàu sẽ ỷ lại, họ sẽ hưởng thụ ăn chơi sa đọa đến khi phước hết, họa đến làm sao trở tay cho kịp, rồi than phân trách phận, oán trời trách đất, đổ thừa tại bị thì là… Còn người nghèo thì lại nghĩ rằng, dù có siêng năng, tinh cần cũng mất công vô ích cho nên chẳng cần phấn đấu vươn lên làm mới lại chính mình, cuối cùng nghèo lại càng nghèo thêm.
Nếu như ai sống mà chấp nhận số phận đã an bài thì khó lòng mà vươn lên làm mới lại chính mình. Như bản thân chúng tôi nếu không có ý chí và nghị lực làm lại cuộc đời, thì tôi đã rũ xương trong lao tù nghiện ngập vì thói quen đam mê dính mắc trong mê muội. Những người chấp nhận số phận đã an bài, là do thấy biết sai lầm không chịu tích cực tư duy, trước ai làm sao thì mình bắt chước làm vậy, đành chấp nhận cuộc đời trong tối tăm mờ mịt.
12 câu của Khổng Tử
Là nhà tư tưởng, nhà triết học nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử đã để lại cho đời nhiều câu nói có giá trị đến muôn đời sau.
1.Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
2.Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
3.Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định.
4.Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
5.Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.
6.Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
7.Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
8.Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
9.Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
10.Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
11.Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
12.Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
Nguồn: Kiến thức
2.Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
3.Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định.
4.Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
5.Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.
6.Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
8.Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
9.Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
10.Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
11.Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
12.Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
Nguồn: Kiến thức
Chuyện ĐÙA tưởng THẬT! Có THẬT nhưng là ĐÙA!Rồi sẽ..Thật Khác!
Cuối cùng Mỹ cũng "xin tham gia" Ngân hàng Phát Triển của Tầu!!!
Đúng là chuyện chỉ bịp được các tín đồ nhà nước thuần thành và các con trùu khoa bảng chính qui!
Có ai còn nhớ Gs Antony C. Sutton cuộc nghiên cúu về "Biện chứng Hegel" và tiên đoán chuẩn xác "trước năm 2000, Tầu sẽ là cường quốc với kỹ thuật và trợ giúp của Mỹ"?
Thế thì chết thật! Cái ổ tài chính London sẽ sập mất thôi chăng? Và các định chế MF, BIS, and World Bank sẽ "ngã quị" vì "sức mạnh" của đồng Nhân Dân Tệ và nền kỹ nghệ xuất cảng "cóp nhặt" rẻ rúng vì lao động rẻ mạt chăng?
Quả kà nguy tai, đại nguy tai!!! Bọn Âu Mỹ Úc hết bị đám BRICS nó nổi lên đe dọa, giờ lại thêm ngân hàng phát triển của Tầu...thế thì Âu Mỹ Úc chịu sao cho thấu!!!! Chiều hướng này chắc mọi người sẽ đổ sô di dân vượt biên đến Tầu thôi!!!
Nhưng sao chưa thấy Nhân Dân Tệ vọt tăng giá nhỉ? Và có ai rục rịch thu mua và đầu cơ nhân dân tệ chưa nhỉ? Chờ đấy, sớm muộn người ta sẽ mua nhân dân tệ để giữ của như đã và đang mua Mỹ kim thôi mà!!! Trong khi đó nhà nước Tầu tuyên bố "hãm đà tăng trưởng: cho ổn định "China's Vice Premier Seeks "Reasonable Growth"
Có ai để ý thấy các "đại gia Tầu" trên thế giới bắt đầu thi nhau đồng ca bài " Về quê xưa ta hát khúc hoan ca" chưa vậy? Hay là đâu đó` vẫn rì rầm huýt sáo bài "Ra khơi. Thấy lòng phơi phới, thấy tình thế giới
Thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới..của Phạm Duy?
"Ngày xửa ngày xưa" khi con rồng to Nhật lồng lộn với các SẢN PHẨM KỸ THUẬT TỰ TẠO (Toyota, Sony, Yamaha, Fujitsu, Seiko, Canon, Suzuki, Sanyo v.v tràn ngập thế giới... còn chưa ngóc khỏi Biển Đông.. Thế mà ngày nay Tầu với một rừng sản phẩm... của Nhật Âu Mỹ với hàng chữ MADE IN CHINA ... bỗng nhiên biến thành rồng uốn éo ở biển Đông!!! Có ai hiểu kỹ thuật Hollogram không? Nhìn Ngân Hàng Phát Triển Á Châu của Tầu có giống MỘT PHÓNG ẢNH của các loại Ngân Hàng Phát Triển hiện hành không? Trong bao lâu phóng ảnh này sẽ hiện nguyên hình là.ai?
Trong chính trị và chiến tranh tâm lý, Hollogram đã được tận dụng từ khi định chế chính trị hình thành...Ở Việt Nam có sự kiện Hollogram Lý Ông Trọng, Phù Đổng... sau này có "âm vang bài vè Nam Quốc Sơn Hà...
Trở lại chuyện Nga Tầu Âu Mỹ Úc... Chúng nó đe dọa nhau, dàn quân, rồi dàn tiền, dàn cả ....kịch..
Thôi thì họ diễn thì ta xem... Ai hoảng tưởng thật cũng là sự thường! Ngày xưa còn có kẻ thấy xe lửa chạy dến đã hoảng bỏ rạp chạy lấy thân!!! Ngày nay vẫn có người đứng tim chết trong rạp! Ai ngồi lại xem sẽ biết được nó sẽ HẠ MÀN lúc nào!!!
Nhưng thật tình mà nói Tầu nó là RỒNG THẬT, không ai có thề chối bỏ được sự kiện này. Nhưng vấn đề là con RỒNG này đã quên cách bay, và CHƯA HỌC LẠI CÁCH BAY thôi. Vì chưa biết học lại cách bay, chưa hiểu cách bay, nhưng cứ muốn bay cho ra vẻ Rồng, nên đã phải mượn mây gió của Âu Mỹ, và giả vờ múa bay. Đại lục va 2hiểu ra Nó sẽ bay thật, nó mở toang như Hong Kong... thì chuyện nói đùa làn sóng di dân đến Hoa lục sẽ là sư thật thôi. Kẻ viết bài hí ngôn này, lúc đó chắc chắn sẽ đền Hoa lục sống không ngần ngại. Lúc đó Nó sẽ thật sự là trung tâm của thế giới bởi nó sẽ là nơi duy nhất bao gồm sự tương tác luân luu của Kim Cổ, Đông Tây một cách tự do tự nguyện. Hong Kong, Thượng Hải là một hình ảnh bé nhỏ có sẵn. Vấn đề là Tầu vẫn ngu tối chưa hiểu ra cách phóng đại hai mẫu mực có thật này của họ trong lúc Âu Mỹ đang đụng trần nhà chưa có lối thoát mà thôi... Nó tạo phóng ảnh, mọi người tưởng là có một CÁI THẾ CHẤP, chọn lựa KHÁC, rồi đổ sô vào... Nó cũng vào và từ từ làm ông trùm. Mượn HOA cúng Âu Mỹ là trò cũ rích.. Ngày xưa Nó mượn Ái Nhĩ Lan phóng ảnh cái NPT, IAEA, mọi người đổ sô vào nghĩ rằng không phải Nó... rồi Nó từ từ tham gia vào rồi ... nắm trùm!
Cái gọi là "ngân hàng đầu tư phát triển Á Châu -Tầu" mà cả lũ Âu Úc Mỹ nhảy vào, thí có khác gì nó phóng ảnh cái BIS, IMF, World Bank qua cái áo sường xám với cái đám múa Lân, múa Rồng! Bình mới, kiểu BÁT TIÊN, cho mọi người háo hức mới lạ... Nó vào, sẽ từ từ rót RƯỢY CŨ Whisky, Congac vào đầy ắp thôi.. Chỉ là thời gian!
Nói tóm lại, Văn nghệ phim kịch mà, khen chê tùy trình độ mức thẩm nghệ hướng nhìn của mỗi người vậy! Chỉ khổ cho những kẻ tối dạ bặt đầu hát theo bản nhặc "mô thức chính trị kinh tế Tầu" là thượng phong ổn định vững vàng, và là GIẢI PHÁP cho "chúng ta" trong thể kỳ 21 !!!
Ông N.Đ. Chiểu còn sống lại than thởi "sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân"!!!
nkptc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)