Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Tác dụng ngược của kiểm duyệt thông tin


Lê Quang

Việc kiểm duyệt các thông tin liên quan đến tình dục, bạo lực hoặc chính trị thường được biện minh bởi các nhà cầm quyền “vì muốn tốt cho xã hội”. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kiểm duyệt (Ashmore, Ramchandra, & Johns, 1971, Wicklund and Brehm, 1974, Worchel & Armold, 1973, Workchel, 1992) đều cho thấy phản ứng của con người trước các thông tin bị kiểm duyệt là muốn được tiếp cận thông tin đó hơn, hoặc ủng hộ thông tin bị kiểm duyệt hơn so với trước khi nó bị cấm.

Ảnh: kiểm duyệt bảo vệ bạn khỏi điều gì? (nguồn: internet)

Hơn thế nữa, khi một thông tin bị kiểm duyệt người dân không những “thèm muốn” có thông tin đó hơn mà họ còn tin vào thông tin đó hơn, cho dù họ chưa biết thông tin đó. Nghiên cứu của Worchel, Arnold và Baker cho thấy khi sinh viên ở trường North Carolina biết các bài nói chuyện phản đối ý tưởng xây dựng các khu ký túc cho phép cả nam và nữ sinh viên ở chung thì họ trở nên thông cảm với lý lẽ của những người phản đối hơn. Như vậy, những ai có lý lẽ yếu hoặc không được thuyết phục có thể thu được sự ủng hộ cao hơn bằng cách làm cho các bài nói chuyện của họ bị cấm. Nói cách khác, thay vì cố gắng truyền tải thông điệp của mình rộng rãi họ chỉ cần làm thông điệp của mình bị chính thức kiểm duyệt, và sau đó công bố sự kiểm duyệt để nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn.

Việc kiểm duyệt các thông tin liên quan đến tình dục cũng thường có tác dụng ngược. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các quốc gia có những cấm đoán về tình dục, bao gồm cả Việt Nam, thì có số người tìm kiếm từ khóa “tình dục” trên internet nhiều nhất. Các quốc gia châu Phi cấm quan hệ tình dục cùng giới thì đứng đầu bảng về việc tìm kiếm phim khiêu dâm đồng tính. Rõ ràng, việc kiểm duyệt chính thức đã thúc đẩy ham muốn có được thông tin về tình dục tăng lên.

Một nghiên cứu bởi Zellinger, Fromkin, Speller và Kohn ở trường đại học Purdue (Hoa Kỳ) với sinh viên đại học cho kết quả khá thú vị. Sinh viên được chia làm hai nhóm. Nhóm một được cho xem mẩu quảng cáo về một cuốn tiểu thuyết kèm dòng chữ “sách chỉ cho người lớn từ 21 tuổi trở lên”. Nhóm hai được xem mẩu quảng cáo tương tự nhưng không có dòng chữ hạn chế độ tuổi. Kết quả cho thấy nhóm một có tỉ lệ muốn đọc sách và có cảm giác thích cuốn sách hơn nhóm hai. Rõ ràng, việc giới hạn tiếp cận đã làm cho sinh viên có cảm giác tích cực về cuốn sách hơn. Điều này làm những người cổ vũ cho việc kiểm duyệt cần phải suy nghĩ, liệu việc cấm có làm tăng khát vọng của học sinh với những chất liệu về tình dục, và họ có thể nghĩ mình thích chủ đề tình dục hơn.

Một nghiên cứu nổi tiếng về tác động của việc khan hiếm thông tin được thực hiện bởi Knishinsky. Thí nghiệm được thực hiện bởi các sinh viên marketing phục vụ ở một cửa hàng bán thịt bò. Sinh viên được chia ngẫu nhiên làm ba nhóm để nói chuyện với khách hàng. Nhóm một sử dụng phần trình bày tiêu chuẩn, sau đó hỏi khách hàng muốn mua bao nhiêu thịt bò. Nhóm hai sử dụng phần trình bày tiêu chuẩn, sau đó cung cấp thêm thông tin là trong vài tháng tới thịt bò sẽ trở nên khan hiếm. Nhóm ba, ngoài bài trình bày tiêu chuẩn, thông tin về khả năng khan hiếm, khách hàng còn được cho biết tin này đến từ một nguồn tin đặc quyền của riêng cửa hàng.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khách hàng ở nhóm hai được tiếp nhận thông tin về sự khan hiếm đã mua nhiều hơn gấp đôi nhóm một. Khách hàng ở nhóm ba khi biết thêm tin có được từ nguồn độc quyền đã mua nhiều gấp sáu lần so với nhóm một, nhóm chỉ tiếp nhận lời chào bán hàng tiêu chuẩn. Chính sự “khan hiếm” thông tin đã tăng độ thuyết phục lên nhiều lần.

Như vậy, việc kiểm duyệt thông tin nhiều khi có tác dụng ngược vì nó tăng sự mong muốn được tiếp cận thông tin, tăng cảm tình với lý lẽ của thông tin bị kiểm duyệt, và đặc biệt tăng độ thuyết phục của nguồn tin khan hiếm. Đây chính là lý do ở những quốc gia có nền báo chí chính thống bị kiểm duyệt, độc giả thường tìm đến những nguồn tin bị cấm và họ thường tin các nguồn tin này hơn. Khi đó, các nguồn tin “chính thống” thường ít có tính thuyết phục, thậm chí bị nghi ngờ mang tính tuyên truyền khiến người đọc không còn quan tâm dẫn đến cả hai mục đích “kiểm duyệt” và “tuyên truyền” đều thất bại.

Khi nào một quốc gia chuyển qua thể chế dân chủ?



Có nhiều thảo thuận khác nhau về quá trình dân chủ hóa và nguyên nhân cũng như điều kiện để tạo ra một nền dân chủ, trong đó có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa. Samuel Huntington, để trả lời cho câu hỏi “liệu sẽ có nhiều quốc gia trở thành dân chủ”, đã nghiên cứu hai đường hướng xuất hiện của các thể chế dân chủ, một là các điều kiện có lợi cho dân chủ tồn tại trong xã hội, hai là bản chất của quá trình chính trị tạo ra các điều kiện thuận lợi đó. Huntington cho rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa, ví dụ như mức độ phát triển kinh tế, sự phân phối thu nhập (bình đẳng hay bất bình đẳng), sự tồn tại của các giai cấp xã hội và đặc trưng của chúng, văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, Huntington cho rằng, “không có một điều kiện nào đủ để dẫn đến dân chủ hóa. Ngoại trừ một yếu tố duy nhất đó là kinh tế thị trường, không có một điều kiện riêng rẽ, tiên quyết nào dẫn đến sự phát triển (dân chủ hóa) này”.

Ảnh: vận động tranh cử ở Cambodia (nguồn: internet)

Larry Diamond trong bài nói chuyện ở Trung tâm dân chủ ở trường Đại học UC Irvine đã phân tích quá trình dân chủ hóa trong làn sóng thứ ba (1974-2002). Ông kết luận là “dân chủ có mặt ở hầu hết các khu vực trên thế giới, ở các quốc gia có tôn giáo khác nhau như Tin lành, Hindu, Phật giáo, đạo Hồi. Diamond cho rằng dân chủ gần như là một hiện tượng toàn cầu. Trong các yếu tố thúc đẩy dân chủ, Diamond coi thương mại và hội nhập kinh tế đóng vai trò quan trọng. Theo ông, khi người dân trong các thể chế toàn trị tiếp xúc nhiều hơn với giáo dục và văn hóa toàn cầu thì họ càng phản kháng và làm cho lý lẽ của việc đàn áp yếu đi.

Tuy nhiên, Adam Przeworski và Fernando Limongi không đồng ý với lý thuyết hiện đại hóa hoặc dân chủ hóa nội sinh. Họ cho rằng sự xuất hiện của các nền dân chủ không phải là kết quả của sự phát triển, ngược lại dân chủ xuất hiện một cách ngoại sinh, và nó sống nếu đất nước đó “hiện đại”, nhưng nó không phải là sản phẩm của quá trình hiện đại hóa.

Sự phủ nhận dân chủ hóa không phải là sản phẩm của quá trình phát triển nội sinh của Adam Przeworski và Fernando Limongi đã bị Carles Boix và Susan C. Stockes thách thức trong bài viết “dân chủ hóa nội sinh”. Sau khi xem xét số liệu, lý thuyết và sự chặt chẽ của nghiên cứu do Przeworski và Limongi tiến hành, Boix và Stockes đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và quá trình dân chủ hóa. Họ cho rằng tăng trưởng kinh tế đã vừa tạo ra dân chủ vừa duy trì sự sống của nền dân chủ. Theo họ, dân chủ không phải là sản phẩm của sự tăng thu nhập thuần túy mà bởi các thay đổi được hình thành trong quá trình phát triển. Khi một quốc gia phát triển, các nhóm xã hội mới hình thành, đặc biệt là tầng lớp trung lưu sẽ xuất hiện, họ tổ chức độc lập và kêu gọi thay đổi. Đây chính là cơ sở dẫn đến một xã hội cởi mở hơn và nhiều tự do hơn cho cá nhân.

Như vậy, có một sự đồng thuận khá lớn về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên sự xuất hiện và duy trì quá trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, hiện tượng có một vài quốc gia vượt qua ngưỡng thu nhập 6000 USD nhưng vẫn không dân chủ hóa đã đặt ra một câu hỏi lớn cho ảnh hưởng nội tại của phát triển. Chính vì vậy có thể phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về tuyên bố của Prezeworki và Limongi, đó là “dân chủ hóa là đầu ra của các hành động, chứ không phải chỉ của các điều kiện”.

Huntington trong bài viết của mình cũng chỉ ra nhiều ví dụ để chứng minh vai trò của các nhà lãnh đạo trong quá trình dân chủ hóa. Ông lấy Cuba và Venezuela trong những năm 1950s khi Fidel Castro chọn chủ nghĩa cộng sản cho Cuba và Ro’mulo Betancurt chọn một hướng đi khác cho Venezuela. Huntington kết luận rằng “tầng lớp ưu tú chính trị và các giá trị chính trị đương thời có thể ảnh hưởng đến lựa chọn quyết định tương lại của một quốc gia”.

Trong các giai đoạn chuyển giao, các nhà lãnh đạo chính trị quyết định loại hình chế độ hoặc loại hình thể chế nên được xây dựng. Luôn luôn có sự đấu tranh giữa các lý tưởng khác nhau trong xã hội cũng như trong tầng lớp lãnh đạo. Sự lựa chọn một thể chế dân chủ hoặc một chế độ khác phụ thuộc vào giá trị, niềm tin của các nhà lãnh đạo thắng thế. Một quá trình chuyển qua dân chủ sẽ không thành công nếu không có đủ sự ủng hộ chính trị từ xã hội, đặc biệt từ giới chính trị chóp bu.

Như vậy, thế giới nên hỗ trợ phát triển kinh tế ở các quốc gia phát triển và truyền bá gía trị và niềm tin vào dân chủ qua giáo dục và truyền thông. Các nước nên tạo cơ hội để các nhà lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển tiếp xúc với các giá trị dân chủ. Hoạt động này nên giành cho cả các nhà lãnh đạo chính phủ lẫn các nhà lãnh đạo xã hội dân sự để tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong xã hội. Hơn nữa, việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia nghèo thay vì cấm vận kinh tế sẽ tránh được tác động tiêu cực lên người nghèo, các nhóm yếu thế.

Bình Lê

Sống ảo




Featured Image: Epicantus



Ở một xã hội nơi người ta không chỉ lên mạng khi rãnh rỗi mà họ còn mang cả điện thoại vào các cuộc họp để tranh thủ chơi game, tranh thủ các cuộc tụ họp bạn bè lâu năm để lướt facebook, bấm bấm cười cười mặc kệ người xung quanh thì đâu có sai nếu tôi nói rằng, con người trong cái xã hội hiện đại này, họ “ảo quá”.

Một tác giả trẻ, viết và chia sẻ bài viết lên trang cá nhân, sau khi dồn nhiều tâm huyết, đọc, chỉnh sửa và gói ghém đủ tâm tư thì thay vì tự hào mình đã viết được một bài hoàn chỉnh họ lại bắt đầu dành sự chú ý của mình cho việc bài viết được bao nhiêu Like. Nó giống như việc bao nhiêu Like là bấy nhiêu nhuận bút, nhuận bút ít thì đâm ra nản dần, có cảm giác không ai thích bài mình, có cảm giác mình viết không hay, mình thật vô dụng và tự đeo vào mình cái gông mặc cảm, ngại viết và lười chia sẻ.

Đừng – đừng tự giết chết cảm xúc của chính mình. Không ai sinh ra đã là một nhà văn, bởi vậy tâm tư của mình, mình cứ trải ra giấy, ngôn từ có vụng về, câu cú có lủng củng thì mới có được những bài viết hoàn chỉnh hơn. Tôi rất sợ một tác giả trẻ bất ngờ viết được một bài cực hay, ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi bài viết đó không thể là cú hích cho người viết tiến lên mà nó sẽ trở thành gánh nặng cho những bài viết sau này.

Một cô gái mới lớn, bắt đầu yêu và lần đầu được trải qua những cảm xúc ngất ngây mới lạ của tình yêu thì ai cũng hiểu những phấn kích, những nôn nao, những khát khao khoe mẻ của cô ta vậy nên không khó để nhận ra facebook của những người như vậy. Status cập nhật liên tục, hình ảnh được đăng lên mọi lúc, những lời yêu thương, ngọt ngào, hứa hẹn, thề thốt hay xa hơn thì hở hang, giường chiếu, khiêu khích để thể hiện ta-đây-đang-yêu.
Tôi đồng ý!

Hạnh phúc thì ai cũng muốn được sẻ chia nhưng chia sẻ bằng cách này có ngu lắm không. Tình yêu của giới trẻ như cơn mưa đầu mùa, đến với bao nhiêu cảm xúc nhưng rồi lại có bao nhiêu mối tình đi qua nổi thời kỳ gian khổ và thách thức hay chúng trẻ dễ dàng buông tay nhau khi trái tim lệch nhịp.

Có phải sẽ đau lắm không nếu sau chia tay mà trang cá nhân lại ngập những kỷ niệm, có phải sẽ khó hơn cho người đến sau khi chân muốn đến, lòng muốn yêu mà mắt thì phải nhìn hàng loạt những thước phim quá khứ như quay chậm trên facebook. Hay sau chia tay thì hì hục ngồi xóa, dành cả giờ đồng hồ để thanh lọc kỷ niệm.

Không đáng đâu các cô gái trẻ. Hãy dành cho mình một khoảng trống riêng tư để cất giấu những nỗi niềm bởi hạnh phúc chỉ trọn vẹn khi nó không hứng chịu quá nhiều búa rìu của thị phi.

Tương lai của bạn không được quyết định bằng số giờ bạn lướt facebook mà nó được tính bằng số phút bạn lao động chân tay hay đầu óc để mang lại những hiệu quả kinh tế cho tập thể và cho riêng mình.

Tương lai của bạn sẽ là một nhà văn hay chỉ là một kẻ hèn nhát chỉ dám ôm bút cầm giấy trắng đi suốt cuộc đời không phải do cư dân mạng quyết định mà nó nằm ở sự can đảm dám viết, dám sẻ chia của chính bạn.

Và nhớ nhé, mạng xã hội không phải là nơi hoàn hảo để phơi bày sự riêng tư. Hãy giữ cho mình chút gì đó bí mật để lưu, để nhớ và để hoài niệm.

Mang giày vào và bước ra ngoài thôi, tách cafe sáng sẽ làm bạn thoải mái hơn so với việc tải một tấm ảnh cốc cafe về và đăng lên facebook: “Chúc mọi người một ngày tốt lành.”



Yến Mèo

Chặt cái gốc đặc quyền, đặc lợi



Tác giả:Đức Tuyên- Ngọc Tài (ghi)- Võ Văn Thành thực hiện





Về chuyện vi phạm chính sách nhà đất của nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, ông Nguyễn Đình Hương (nguyên phó trưởng Ban Tổ chức trung ương) cho rằng cần phải kỷ luật Đảng với ông Truyền.


Vì việc làm của ông này gây phản cảm và tạo dư luận xấu.

Nhà đất có liên quan đến ông Truyền ở nhiều nơi được ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ – Đồ họa: V.Cường


“Những gì chúng ta vừa nhìn thấy mới chỉ là tảng băng trôi”. Ông Nguyễn Đình Hương – nguyên phó trưởng Ban Tổ chức trung ương – nhận xét như vậy trước thông tin kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà đất đối với nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.





Ảnh: Nguyễn Khánh

Tôi xin hỏi là cán bộ, công chức bình thường liệu có được cấp đất, được mua nhà giá rẻ, rồi được giao nhà công vụ giữa thủ đô mà về hưu ba năm sau mới trả lại như ông Trần Văn Truyền?
(Ông Nguyễn Đình Hương)


Ông Hương cũng cho rằng để ngăn chặn tình trạng này, cần phải chặt cái gốc đặc quyền, đặc lợi.

Phải có hình thức kỷ luật rõ ràng

* Thưa ông, ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận thì đã có đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi “có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền?”. Ông có chia sẻ với cách đặt vấn đề như vậy?

- Thật đáng buồn là câu hỏi này hoàn toàn có cơ sở. Không riêng gì ông Trần Văn Truyền và không phải bây giờ. Từ thời bao cấp những chuyện không hay về nhà đất của một số cán bộ cấp cao đã âm ỉ trong dư luận.

Khoảng năm 1987, dư luận chấn động trước bài báo “sự thật về nhà ở của đồng chí Tô Duy”, phản ánh việc một vị cán bộ hàm tương đương bộ trưởng chiếm dụng diện tích nhà ở quá tiêu chuẩn. Rồi sau này là dư luận về căn nhà số 6 Lý Thái Tổ (Hà Nội), về căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (Hà Nội)…

Đó là những vụ việc mà có lẽ nhắc đến thì người ta nhớ ngay. Nhưng chưa hết. Nếu nghiên cứu một cách có hệ thống thông báo các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra trung ương nhiều năm qua, chúng ta sẽ thấy còn nhiều quan chức ở các cấp khác nhau dính vấn đề đất đai.

Việc làm rõ câu hỏi “có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền?” là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là làm sao để ngăn chặn tình trạng này tái diễn. Mấy chục năm như vậy quá đủ rồi.

* Có ý kiến cho rằng cán bộ như ông Trần Văn Truyền thì khi đương chức đều phải kê khai tài sản hằng năm, nhưng khi ông về hưu và ủy ban Kiểm tra trung ương vào cuộc mới phát hiện ông có nhiều nhà đất. Liệu có thể ngăn chặn tình trạng nêu trên bằng cách bịt kín các lỗ hổng trong kê khai tài sản?

- Nếu chúng ta xác minh nghiêm túc gần 1 triệu bản kê khai tài sản hiện nay, tôi nhấn mạnh là xác minh nghiêm túc, chắc chắn những gì chúng ta nhìn thấy mới chỉ là “tảng băng trôi”.

“Tảng băng chìm” ở đây không phải về vụ việc cụ thể chúng ta đang đề cập, nó nằm ở tình hình mà lâu nay các báo cáo chính thức đều thẳng thắn nêu lên là công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu, trong đó biện pháp kê khai tài sản có hiệu quả thấp.

Cái chưa đạt yêu cầu chính là cái đang còn chìm xuống, chưa đưa ra trước ánh sáng pháp luật. Làm tốt biện pháp kê khai tài sản sẽ góp phần cho nó “nổi” lên.

Từ đặc quyền sinh ra đặc lợi

* Vậy theo ông, cần làm những việc cụ thể nào để bịt kín các kẽ hở trong kê khai tài sản hiện nay?

- Kinh nghiệm thế giới cho thấy giải pháp minh bạch tài sản, thu nhập chỉ phát huy hiệu quả trong một xã hội chủ yếu thanh toán qua tài khoản, ít dùng tiền mặt. Bản kê khai được cơ quan chống tham nhũng hoạt động độc lập xác minh theo kỳ hạn (một năm hoặc khi đối tượng có dấu hiệu vi phạm), đồng thời công bố rộng rãi bản kê khai cho người dân cùng giám sát.


Ba chữ “thường”

Qua mấy chục năm, chúng ta có thể đúc kết ba chữ “thường” với những vụ việc kiểu như trên. Thứ nhất, thường liên quan đến một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn. Thứ hai, thường diễn ra “xuôi chèo mát mái” từ đầu. Nếu không có báo chí vào cuộc thì “đầu xuôi đuôi lọt”, nhưng vì dư luận lên tiếng nên người trong cuộc buộc phải chủ động trả lại công sản cho Nhà nước, hoặc cơ quan chức năng ra quyết định thu hồi. Thứ ba, thường thì cuối cùng người có khuyết điểm, vi phạm không chịu chế tài nào cụ thể (ngoài việc tặc lưỡi giao lại cho Nhà nước những tài sản không phải của mình). Nhân đây, tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền khi tiến hành quy trình kiểm điểm trách nhiệm ông Trần Văn Truyền cần có hình thức kỷ luật Đảng rõ ràng, bởi vì như ủy ban Kiểm tra trung ương xác định là những việc làm của ông Truyền đã gây phản cảm, tạo dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng.


Vấn đề là ở ta đang có gần 1 triệu bản kê khai tài sản, không một tổ chức kiểm tra nào trên thế giới đủ nguồn lực kiểm tra 1 triệu trường hợp.

Và cần lưu ý rằng việc kiểm tra ông Trần Văn Truyền tiến hành trên cơ sở có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà đất. Các cán bộ, đảng viên khác sẽ hỏi rằng “tôi không có dấu hiệu vi phạm gì, căn cứ văn bản nào để kiểm tra tôi?”.

Phân tích như vậy để thấy rằng danh sách việc cần làm là khá dài, trước hết cần sửa đổi quy định để “khoanh vùng” diện bắt buộc xác minh. Nghĩa là làm có trọng tâm, trọng điểm chứ không phải phát động phong trào.

Đây là việc cần nhưng chưa đủ. Muốn chữa một cách cơ bản thì phải chặt cái gốc đặc quyền, đặc lợi.

* Ông muốn nói đến cơ chế tạo ra những ưu tiên mà thiếu kiểm tra, giám sát. Ví dụ như ông Trần Văn Truyền mặc dù nhà đất đã có nhưng vẫn được giải quyết cho thuê, mua nhà thêm?

- Cả cuộc đời tôi đã chứng kiến rất nhiều cán bộ, công chức bình thường làm lụng 10 năm, 20 năm mới mua được căn hộ nho nhỏ trên dưới 50m2.

Tôi xin hỏi là cán bộ, công chức bình thường liệu có được cấp đất, được mua nhà giá rẻ, rồi được giao nhà công vụ giữa thủ đô mà về hưu ba năm sau mới trả lại như ông Trần Văn Truyền? Hàng triệu công chức, viên chức, người lao động đang ở nhà thuê nghĩ gì khi đọc danh sách nhà đất liên quan đến ông Truyền? Rõ ràng là đặc quyền, đặc lợi.

Chúng ta hãy thẳng thắn với nhau, tự hỏi xem vào các thời điểm năm 2002, 2003 và 2011 như trong kết luận của ủy ban Kiểm tra trung ương, nếu là một người khác không có chức vụ gì thì có được giải quyết cho làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê nhà, cho mua nhà dễ dàng như thế?

Vào năm 2011, khi nguyên tổng Thanh tra Chính phủ sắp hết nhiệm kỳ, đã trải qua nhiều năm giữ chức vụ cấp cao ở trung ương và địa phương mà lại làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở thì có hợp lý không? Có phải từ đặc quyền sinh ra đặc lợi?

Kiểm soát quyền lực

* Ông có đề xuất nào để chặt cái gốc đặc quyền, đặc lợi?

- Vừa qua sau khi có nghị quyết trung ương 4 về xây dựng Đảng, tôi đã viết thư gửi cấp có thẩm quyền để đấu tranh với tình trạng đặc quyền, đặc lợi, liên quan đến việc phân nhà, phân đất. Cần khẳng định rằng đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, chúng ta có nhiều tấm gương đảng viên trong sáng, thanh liêm.

Đơn cử như đồng chí Trần Kiên (nguyên chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra trung ương), khi nghỉ hưu ông trả ngay căn biệt thự hai tầng tại Hà Nội, về quê bỏ tiền túi xây nhà cấp bốn.

Nhưng thực tế đã chứng minh không phải với bất cứ ai sự gương mẫu cũng song hành với chức quyền.

Nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô sẽ thấy rằng đặc quyền, đặc lợi là vấn đề lớn, tạo ra hố ngăn cách giữa một nhóm cán bộ và người dân bình thường, gây bức xúc xã hội. Tôi không nói ở ta cũng như vậy.

Nhưng qua các vụ việc đã phát hiện hoặc trong nội bộ đã biết, rõ ràng cần phải có cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học để đấu tranh ngăn chặn đặc quyền, đặc lợi. Đầu tiên là xác lập bộ máy tinh gọn, chế độ tiền lương hợp lý. Đồng thời rà soát và công khai, minh bạch các chế độ hiện hành dành cho cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao với tinh thần “không có vùng cấm” để nhân dân giám sát.

Đã từ lâu chúng ta thực hiện chủ trương xóa bỏ bao cấp nhà ở, khi cần thiết cán bộ được bố trí ở nhà công vụ. Không được xóa bao cấp với đa số, nhưng lại tạo chế độ ưu tiên cho thiểu số.

* Là người làm công tác tổ chức lâu năm, ông nhìn nhận vụ việc này như thế nào từ góc độ quản lý cán bộ?

- Một là người ở vị trí của ông Trần Văn Truyền lẽ ra phải như Bao Công, nhưng lại có những việc làm thiếu gương mẫu.

Hai là từ thời ông Truyền còn công tác cũng như sau này về hưu, tôi đã nghe dư luận phản ánh vấn đề nhà đất và bổ nhiệm cán bộ, nhưng trong nội bộ cơ quan với đầy đủ các tổ chức, các ban bệ không có sự đấu tranh, phê bình cần thiết.

Ba là ông Trần Văn Truyền thuộc diện cán bộ cấp cao, nhưng trong thời gian dài cơ quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quản lý ông Truyền không phát hiện những khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà đất của ông này. Hoặc có phát hiện nhưng không kiên quyết tham mưu cho cấp có thẩm quyền sớm xử lý, để kéo dài gây dư luận xấu.

Đây là bài học lớn đối với công tác quản lý cán bộ.

Vừa qua chúng ta đã xác lập nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cần phải tăng cường các công cụ để đại biểu dân cử và người dân kiểm soát quyền lực, kiểm soát việc sử dụng tài chính, sử dụng ngân sách và tài sản công một cách hữu hiệu hơn.

Tạo thêm nguyên tắc kiểm soát giữa các cán bộ bằng tranh cử trong Đảng một cách đúng hướng. Ứng cử viên được trình bày những ưu điểm trong chương trình hành động của mình, đồng thời được chỉ ra các khuyết điểm (có thể là về nhà đất) của ứng cử viên khác theo đúng quy định pháp luật.
Ông Trần Văn Ngẫu (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, từ năm 1991-1997):



​Việc bán nhà có nhiều vi phạm

Việc UBND tỉnh Bến Tre bán căn nhà số 6 Lê Quý Đôn, phường 1, TP Bến Tre cho ông Trần Văn Truyền căn cứ theo nghị định 61/CP cần phải làm rõ ba việc như: ông Truyền có phải là đối tượng nằm trong quy định tại nghị định 61/CP được phép mua căn nhà này không, căn nhà trên có nằm trong những trường hợp mà nghị định quy định không được bán hay không, quy trình bán căn nhà trên có được lập kế hoạch và đưa ra HĐND thảo luận thông qua hay không.

Tôi cho rằng nếu chiếu theo những nội dung trên thì việc bán và mua căn nhà trên có rất nhiều vi phạm. Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương có nêu trước khi ông Truyền nhận nhà, Công ty Xây dựng và phát triển nhà Bến Tre đã sửa chữa, cải tạo mới lại căn nhà số 6 Lê Quý Đôn với tổng kinh phí hơn 413 triệu đồng. Thế nhưng khi nhận căn nhà này ông Truyền chỉ phải trả Nhà nước gần 178 triệu đồng (có miễn giảm hơn 76 triệu đồng) – thấp hơn cả số tiền bỏ ra sửa chữa trước đó. Điều này thật là phi lý!

————

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141124/chat-cai-goc-dac-quyen-dac-loi/675603.html

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

ĐÔI ĐIỀU XUNG QUANH CUỐN : “Sách Bôi Nhọ…” [Le Livre Noir…] (Chủ Biên: Stéphane Courtois)





Trần Chung Ngọc




Trên thực tế, các chế độ Cộng Sản đã cáo chung cách đây đã 18 năm có lẻ, từ năm 1989, nhưng cái bóng ma Cộng Sản vẫn còn ám ảnh không ít người trên thế giới: một số chính trị gia Âu Châu và Mỹ, một số các bậc lãnh đạo tôn giáo độc thần Tây phương, và tất nhiên một số người Việt di cư thuộc thế lực đen quốc tế [Từ của Linh Mục Joseph McCabe: The Black International], hoặc vẫn còn mắc nặng “Hội Chứng Quốc – Cộng”. Herwig Lerouge ở Bỉ viết: “Mười lăm năm sau khi bị khai tử và chôn cất, hồn ma Cộng Sản vẫn còn ám ảnh đầu óc của một số lãnh tụ chính trị Âu Châu.” (Fifteen years after being declared dead and buried, the specter of communism is again haunting the minds of some of Europe's political leaders.) Do đó, tuy cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, nhưng cuộc chống Cộng vẫn tiếp tục vì nhiều lý do.

Nghiên cứu về những chiến dịch chống Cộng này, tuy Cộng đã không còn, chúng ta có thể thấy rõ nguồn gốc của nó nằm trong sự đối nghịch của ý thức hệ Ki Tô Giáo đối với Cộng Sản, trong sự đối nghịch giữa các chế độ Tư Bản và Cộng Sản. Mặt khác, bản chất đối nghịch chính trị xã hội và tôn giáo trên thật là rõ ràng chứ không phải vì tự thân những tội ác của Cộng sản, bởi vì tội ác của Tây phương nói chung vượt trội tội ác của Cộng Sản rất nhiều. Chỉ có những người không đọc sử thế giới mới không biết đến sự thực này.

Người Mỹ đặt ưu tiên giá trị trên khả năng quân sự và kinh tế của mình, và cho đó là khuôn mẫu mà cả thế giới phải theo, chứ còn về vấn đề tâm linh và đạo đức thì xã hội Mỹ không có gì đáng nói.. Thật vậy, theo thống kê mới nhất của The Pew Forum on Religion & Public Life thì năm 2006 có khoảng 75% người dân Mỹ theo Thiên Chúa Giáo [51.3% theo các hệ phái Tin Lành, và 23.9% theo Ca-Tô] và tỷ lệ này đang đi xuống (Chicago Tribune, Tuesday Feb. 26, 2008: Many Roman Catholics and Protestants in America are leaving the churches of their childhood, according to an extensive national survey released Monday). Tỷ lệ Tin Lành bỏ nhà thờ là 2.6% và tỷ lệ tín đồ Ca-tô bỏ nhà thờ là 7.5%. Tuy chiếm 75% dân số, nhưng tỷ lệ này không có nghĩa là trình độ tâm linh của họ cao nếu không muốn nói là thấp nhất so với những người dân trong những nước tiến bộ ở Âu Châu hay ở Á Châu. Về phương diện đạo đức, theo chính thống kê của Mỹ, nước Mỹ cũng là nước giật giải quán quân trên thế giới về tội ác, băng đảng giết người, xì ke ma túy, đĩ điếm, cưỡng dâm, vị thành niên mang thai hoang, con giết cha mẹ, cha mẹ giết con, vợ giết chồng, chồng giết vợ, học sinh Trung Học, sinh viên Đại Học mang súng vào trường bắn loạn, loạn luân, linh mục, mục sư cưỡng bức tình dục trẻ con và nữ tín đồ, kỳ thị và ly dị v..v.., những phó sản của một xã hội thiên về ăn uống quá độ, tình dục quá độ, bạo hành quá độ, tiêu thụ quá độ (over eat, over sex, over violence, over consumption). Riêng trên đất Mỹ đã có tới 4392 linh mục bị truy tố về tội loạn dâm, cũng có cả nữ tu Ca-Tô (sơ) ở Milwaukee can tội loạn dâm với trai thiếu niên, và giáo hội Ca-Tô đã phải bỏ ra trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho những nạn nhân tình dục.


Thống kê mới nhất cho biết cứ 6 phút đồng hồ lại có một phụ nữ bị hãm hiếp, 2 triệu gái vị thành niên bị cưỡng bách vào nghề đĩ điếm, 4392 linh mục bị truy tố về tội cưỡng dâm trên 11000 trẻ em và nữ tín đồ, trên 2 triệu người ngồi tù và nhà tù chật ních không đủ chỗ chứa tù đến độ phải thả tự do cho hàng ngàn tù nhân trước khi mãn hạn [số tù nhân trong các nhà tù Mỹ chiếm 25% tổng số các tù nhân trên thế giới, trong khi dân Mỹ chỉ chiếm chưa tới 5% trên tổng số dân trên thế giới], mỗi năm có 200000 tù nhân bị bọn đồng tù hãm hiếp, nữ quân nhân bị nam quân nhân hiếp, tỷ lệ ly dị từ các cuộc hôn nhân do Chúa Thánh Linh kết hợp (qua bí tích hôn phối) trên toàn quốc là trên 50%, ở Oklahoma tỷ lệ ly dị là 73%, 63% dân chúng mập phì quá mức cân lành mạnh đến độ chính quyền phải lên tiếng báo động. Ngoài ra, trong xã hội có đủ các loại gian lận, trốn thuế, lừa đảo rất tinh vi trong đủ mọi giới, từ kẻ thất nghiệp đến các bác sĩ, luật sư, chủ xí nghiệp v..v... Trong số này không phải là không có người Việt Nam.


Tuy vậy mà tư bản Mỹ vẫn tự cho mình là văn minh hiện đại, là thánh thiện vì là con dân Chúa, có nhiệm vụ xuất cảng nhân quyền và dân chủ theo quan niệm của Mỹ, và cho tới ngày nay, ứng cử viên Tổng Thống Mỹ, John McCain, trong cuộc tranh cử vẫn huênh hoang nói Mỹ là một thị trấn trên ngọn đồi (A city on the hill), hàm ý Mỹ cao cả hơn cả thế giới, phải lãnh đạo thế giới, hay nói theo một ý khác, là cái đầu tầu phun khói đen kéo cả thế giới theo sau.



Tại sao vậy? Đó là vì cái óc Tây Phương của họ thường quá bị ám ảnh bởi lòng tự cao, tự đại vì là dân được Chúa [God] chọn, đã tiêm nhiễm những điều dạy của Chúa trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo [tôi dịch Bible là cuốn Kinh của Ki Tô Giáo, tránh dùng từ Thánh Kinh vì trong đó chẳng có gì là thánh cả], nên tự cho mình cái quyền đi chinh phục, chiếm hữu, và truyền bá Phúc Âm mà thực chất chỉ là những điều mê tín hoang đường của người Do Thái cổ xưa, cho nên không thể chấp nhận bất cứ một ý thức hệ nào khác.



Lịch sử Tây phương [nên hiểu đây gồm cả Mỹ] không lấy gì làm đẹp đẽ, cho nên chiêu bài dùng trong những sách lược tuyên truyền nhồi sọ quần chúng để chống Cộng của Tây phương là thổi phồng tội ác của Cộng Sản để làm nhẹ bớt tội ác mà thực chất lớn hơn nhiều của Tây phương trong những lãnh vực tôn giáo, thực dân, đế quốc, và tư bản. Tất cả đều nhằm mục đích xóa tên Cộng Sản trên thế giới để cho Tư Bản và tôn giáo độc thần ở Tây phương chiếm địa vị độc tôn, và Phát xít có cơ hội trở lại, như một số bình luận gia Tây phương đã nhận định. Tây phương muốn cho thế giới quên đi những sự tàn bạo về nhiều mặt mà thế giới Tây phương đã giáng lên đầu nhân loại trong gần 2000 năm trong khi Cộng sản chỉ tồn tại trong thời gian chưa đầy 100 năm và những tác hại gây ra chỉ thu hẹp trong một số địa phương và có nhiều nguyên nhân. Cộng sản Nga chỉ ở trong nước Nga trừ một biến cố ở Ba Lan, Cộng Sản Trung Quốc trong nước Tàu, v..v…, nhưng Ki Tô Giáo và các thế lực thực dân và tư bản Tây phương đã gây tác hại trên thế giới như thế nào? Đã giết bao nhiêu người không phải dân mình? Đó là những câu hỏi mà những người Tây phương ít khi muốn nhắc đến.



Cuốn “Sách Bôi Nhọ Về Chủ Thuyết Cộng Sản” [Le Livre Noir du Communisme] không phải là cuốn duy nhất trong chiến dịch này. Cuốn sách được viết bởi nhiều tác giả, chủ biên là Stéphane Courtois. Điều rõ ràng là cuốn sách được viết ra với mục đích chính trị chứ không phải là một cuốn sách nghiên cứu nghiêm chỉnh về sử. Cho nên trong đó, chúng ta thấy những chi tiết cố ý sai lầm, những nhận định lệch lạc, những con số bịa đặt, phóng đại quá đáng, và những quy kết cưỡng ép một chiều nếu không muốn nói là ngớ ngẩn. Điều đáng nói là, chủ biên cuốn sách này, Stéphane Courtois, người viết Phần Dẫn Nhập (Introduction) và Kết Luận (Conclusion), lại không có mấy lương thiện trí thức, như chính một số đồng tác giả trong cuốn sách lên tiếng phê bình. Sự kiện này đã làm giảm giá trị của cuốn sách rất nhiều. Vì vậy, chúng ta có thể đọc trên Internet:


Phần Dẫn Nhập và Kết luận mà Stéphane Courtois viết, nhân danh là một sử gia, lại chính là một bản cáo trạng nguy hại đối với ông ta [The preface and epilogue written by Courtois are really a damming indictment of him as a historian.] (Bởi vì Stéphane Courtois đã thiếu lương thiện trí thức khi viết hai phần này. TCN)

Cũng vì vậy mà tôi dịch “Le Livre Noir” là “Cuốn Sách Bôi Nhọ”, thích hợp với nội dung xuyên tạc và sai sự thật của cuốn sách hơn. Xin đừng hiểu lầm là tôi có ý bênh vực cho Cộng Sản, đây chỉ là vấn đề lương thiện trong ngành học thuật. Tôi sẽ chứng minh mục đích bôi nhọ của cuốn sách này sau, nhưng trước hết tôi muốn viết đôi chút về tại sao trong thế giới Tây phương, người ta vẫn tiếp tục tích cực chống Cộng.

Đọc lịch sử thế giới, chúng ta biết Cộng Sản không phải là thế lực chính trị xã hội duy nhất, tôi muốn nói là thế lực, chứ không phải là chủ thuyết Marx, đã có những hành động tàn bạo đối với con người, nhiều hay ít tùy theo từng địa phương, và có khi là điều khó tránh trong công cuộc tranh đấu để giải phóng dân tộc ra khỏi những ách độc tài quân chủ, nô lệ thực dân, độc tài quân phiệt, và độc tài tôn giáo. Bởi vì thực hành và chủ thuyết thường rất khác nhau. Chúng ta còn có những thế lực, và cả chủ thuyết khác, cũng gây tác hại cho nhân loại không kém, mà thực ra còn ở mức độ lớn hơn nhiều. Chúng ta phải kể, chủ thuyết Ki-Tô, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân, đế quốc v...v.. Nhưng Tây phương không muốn nhắc đến những tội ác gây ra bởi những chủ thuyết, thế lực này, và còn muốn thế giới quên đi, và chỉ để ý đến những tội ác của Cộng Sản. Nhưng thế giới không quên, vì lịch sử còn đó. Bởi vậy, ngoài cuốn “Sách Bôi Nhọ Về Chủ Nghĩa Cộng Sản”, chúng ta cũng còn có cuốn “Sách Đen Về Chủ Nghĩa Tư Bản” (Le Livre Noir Du Capitalisme, 1998), cuốn ““Sách Đen Về Chủ Nghĩa Thực Dân” [Le Livre Noir Du Colonialisme, 2003], và những nghiên cứu sâu rộng về “Chủ thuyết Ca-Tô” (Catholicism), “Chủ Nghĩa Đế Quốc”(Impérialisme), “Những Nạn Nhân Của Đức Tin Ki Tô” (Victims of Christian Faith), “Những Nạn Nhân Của Ki Tô Giáo” (Victims of Christianity) v..v... Về phương diện lịch sử, có thể nói Ca-Tô Giáo Rô-ma chiếm giải quán quân về những sự kiện có thể dùng để viết lên vài cuốn “sách đen”, nhưng có lẽ vì Ca-Tô Giáo Rô-ma, luôn luôn khoa trương tự nhận là một hội thánh duy nhất, thiên khải, thánh thiện, tông truyền v.. v.., trong khi thật ra chỉ là một tổ chức thế tục nấp sau bình phong tôn giáo và đã để lại nhiều trang đen tối của lịch sử Tây phương. Tuy nhiên, dù sao Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng đã là một phần văn hóa quan trọng trong xã hội Tây phương, và ngày nay vẫn còn nhiều tín đồ ngu ngơ tin theo, nên thế giới Tây phương không muốn nhắc đến và không muốn ai nhắc đến những trang sử đen đậm này. Đó là sự đạo đức giả của Tây phương.

Người ta không muốn cho thế giới biết rằng chính nội bộ Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng có một cuốn “Sách Đen” (Black Book). Thật vậy, Giám Mục Peter de Rosa trong cuốn “Vicars of Christ, The Dark Side Of The Papacy”, Crown Publishers, Inc., New York, 1988, trg.162-166, có nói về cuốn Sách Đen này, cuốn sách chỉ đạo của “Tòa Thánh” cho những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo:

Tòa hình án trong thời Trung Cổ có thể làm bất cứ điều gì . Những phán quan của tòa hình án[những Linh Mục] thuộc dòng tu Đa Minh, được giáo hoàng bổ nhiệm, không ở dưới quyền bất cứ một ai ngoài Thượng Đế và giáo hoàng. Họ đứng ngoài vòng xét xử của các giám mục và luật dân sự. Trong những quốc gia thuộc quyền giáo hoàng họ chính là luật lệ, vừa đóng vai công tố viên vừa đóng vai quan toà xử án. Nguyên lý chỉ đạo của họ là : Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do."

Tra tấn được dùng thả dàn. Mới một trăm năm trước đây, người ta trưng bày trong cái nhà ở góc đường của giáo hoàng Cuốn Sách Đen dùng làm chỉ đạo cho những quan tòa hình án. Cuốn sách có đánh số trang này thuộc trách nhiệm của Đại Phán Quan. Cái tên phổ thông của nó là Cuốn Sách của Thần Chết. Sau đây là một phần được trích dẫn từ đó:

Hoặc bị cáo thú tội và như vậy là có tội theo sự thú tội của chính hắn, hoặc hắn không thú tội nhưng vẫn là có tội dựa theo chứng cớ của các nhân chứng. Nếu một người nhận tất cả các tội đã gán cho hắn, đương nhiên hắn hoàn toàn có tội; nhưng nếu hắn chỉ thú nhận có một phần các tội trạng, hắn vẫn phải bị coi như là phạm tất cả các tội, vì phần mà hắn đã thú tội chứng tỏ rằng hắn có khả năng phạm tất cả các điểm khác trong bản cáo trạng...

Sự tra tấn thân xác đã chứng tỏ đó là phương cách có ích và hữu hiệu đưa tới sự sám hối tinh thần. Cho nên, sự lựa chọn một hình cụ tra tấn thích hợp nhất là trách nhiệm của quan tòa hình án, ông ta sẽ quyết định dựa trên tuổi tác, phái nam hay nữ, và sự cường tráng thân thể của tội nhân. Nếu, trong trường hợp đã dùng đủ mọi cách mà con người xấu số kia vẫn không chịu nhận tội, phải coi hắn như là một nạn nhân của quỷ; và, như vậy, không được hưởng sự thương xót từ các kẻ tôi tớ của Thượng Đế (các linh mục xử án), hoặc sự thương hại hay khoan hồng nào của giáo hội Mẹ Thánh Thiện. Hắn là đứa con của sự đày đọa. Hãy để cho hắn chết rục cùng với những kẻ đã bị đày đọa vĩnh viễn xuống địa ngục."

Thật khó mà có thể kiếm được một văn kiện nào mà trái với những nguyên tắc công lý tự nhiên như vậy. Theo cuốn Sách Đen của Ca-Tô Giáo, một đứa con phải phản bội cha mẹ, một bà mẹ phải phản bội đứa con. Không làm như vậy là một " tội lỗi đối với Toà Án Thánh" và đáng bị tuyệt thông, nghĩa là, không được hưởng các bí tích và, nếu không có tu chính án, không được lên thiên đàng."

[Ở Việt Nam, trong vài địa phương, cách đây trên 50 năm, cũng đã xẩy ra một số trường hợp người trong gia đình tố cáo nhau, nhưng vì không hợp với truyền thống văn hóa Á Đông, nên chỉ xẩy ra lẻ tẻ ở một vài địa phương, và chỉ xẩy ra trong một thời gian ngắn. Người ta thường đem điều này và một số trường hợp giết oan ra để tố Cộng, nhưng người ta không biết rằng đó chính là những giáo điều nguyên thủy của Ca-Tô Giáo Rô-ma như: “một đứa con phải phản bội cha mẹ, một bà mẹ phải phản bội đứa con”và “Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo (có tội) được tự do." và chính sách này đã được Ca-Tô Giáo thi hành trong cả vài thế kỷ] [Chúng ta cũng nên biết rằng người có tội với Tòa Án Thánh như trên có thể bị coi là đồng lõa và cũng bị tra tấn như những người bị nghi ngờ như lịch sử đã ghi rõ trong một số tài liệu khác]

[To the medieval Inquisition, everything was permitted. The Dominican Inquisitors, being the pope's appointees, were subject to no one but God and his Holiness. They were outside the juridiction of bishops and of civil law. In the Papal States they were a law unto themselves, acting as prosecutors and judges. Their guiding principle was: "Better for a hundred innocent people to die than for one heretic to go free."

Torture was freely used. Only a hundred years ago, there was on display in the pope's House on the Corner the Black Book, or Libro Nero, for the guidance of inquisitors. This manuscript in folio form was the charge of the Grand Inquisitor. Its popular name was the Book of the Death. This is part of what it said:

Either the person confesses and he is proved guilty from his own confession, or he does not confess and is equally guilty on the evidence of witnesses. If a person confesses the whole of what he is accused of, he is unquestinably guilty of the whole; but if he confesses only a part, he ought still to be regarded as guilty of the whole, since what he has confessed proves him to be capable of guilt as to the other points of the accusation...

Bodily torture has ever been found the most salutary and efficient means of leading to spiritual repentance. Therefore, the choice of the most befitting mode of torture is left to the Judge of the Inquisition, who determines according to the age, the sex, and the constitution of the party...If, notwithstanding all the means employed, the unfortunate wretch still denies his guilt, he is to be considered as a victim of the devil: and, as such, deserves no compassion from the servants of God, nor the pity and indulgence of Holy Mother Church: he is a son of perdition. Let him perish among the damned.

It would be hard to find any document so contrary to the principles of natural justice. According to the Black Book, a child must betray his parents, a mother betray her child. Not to do so is a "sin against the Holy Office" and merits excommunication, that is, exclusion from the sacraments and, if there is no amendement, exclusion from heaven...]



Những Chủ Thuyết và Chủ Nghĩa này đã giết bao nhiêu người vô tội bởi Ki Tô giáo, bởi chính sách thực dân, bởi chủ nghĩa đế quốc với những cuộc chiến tranh can thiệp v..v..? Hỏi như vậy không có nghĩa là để so sánh với Cộng Sản mà chỉ để thấy bộ mặt đạo đức giả của thế giới Tây phương, một bộ mặt chưa bao giờ biết sờ lên gáy xem xa hay gần. Riêng đối với Việt Nam, chúng ta đã thấy những ông bà dân biểu cắc ké ở Hạ Viện Mỹ cũng như đương kim đại sứ Mỹ ở Việt Nam luôn luôn muốn nhúng mũi vào chuyện nhân quyền ruồi bu ở Việt nam mà không bao giờ nhìn đến hồ sơ nhân quyền khủng khiếp nhất của Mỹ.

Nhưng đó là chính trị “cường quyền thắng công lý”, chủ nghĩa đế quốc thực dân theo một hình thức khác, và các nước nhỏ, đang phát triển như Việt Nam, đâu có thể làm gì hơn là cố sức chống chọi, được chừng nào hay chừng ấy, sức ép từ mọi thế lực mang danh cường quốc và văn minh Tây phương, và của cả những đứa con lạc đàn thuộc loại Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống, những đứa con thuộc thuộc ba khối: Chống Cộng Cho Chúa (RCC = Roman Catholic Church), Chống Cộng Cực Đoan (CCCĐ) và Chống Cộng Chết Bỏ (CCCB).

Ngày nay, thế giới Tây phương và tay sai tập trung vào chiến dịch hướng dẫn dư luận, thật ra là lạc dẫn [mislead] dư luận qua những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, thổi phồng tội ác của Cộng Sản, nhằm mục đích xóa tên Cộng sản trên chính trường thế giới. Sách lược chung của họ là chỉ đưa ra, và thường là thổi phồng, xuyên tạc mặt xấu của Cộng Sản mà không bao giờ nói đến những thành quả của Cộng Sản trên thế giới. Riêng về Việt Nam, họ quên đi chiến công lừng lẫy của Cộng Sản trong công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp, cất bỏ được ách đô hộ của thực dân trên toàn thể dân tộc, và là tiền phong trong những cuộc cách mạng chống thực dân trên thế giới, và sau cùng thống nhất đất nước. Họ chỉ quan tâm đến vài con số ngụy tạo trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Việt Nam. Trong cuộc chiến với Mỹ ở miền Nam, họ chỉ nhắc đến Tết Mậu Thân theo luận điệu tuyên truyền của Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ, mà quên đi bom đạn Mỹ và VNCH đã tàn phá Huế như thế nào, làm bao nhiêu thường dân vô tội chết. Một tài liệu cho biết, cho tới cuối năm 1966, theo ước tính của CIA thì bom của Mỹ thả ở ngoài Bắc đã làm chết trên 35000 người mà 80% là thường dân [Ronald H. Specter,After Tet, The Free Press, New York, 1993, p. 12: The bombing’s economic and military damage to North Vietnam was estimated by the CIA at about $130 million by the end of 1966, and more than 35000 North Vietnamese, 80 percent of them civilians, had been killed]. Họ cũng không bao giờ nhắc đến Mỹ Lai, chiến dịch Phụng Hoàng, vùng oanh kích tự do, thuốc khai quang, và những chính sách tàn bạo gấp bội, giết nhiều người gấp bội của Mỹ và tay sai, nhất là của chính quyền tôn giáo trị, gia đình trị của Ngô Đình Diệm với chính sách “tố Cộng” bừa bãi, với đoàn mật vụ miền Trung, với khu 9 hầm của Ngô Đình Cẩn v…v.. Nhưng tài liệu về cuộc chiến ở Việt Nam ngày nay không thiếu, cho nên những luận điệu “tố Cộng” một chiều theo thiên kiến không còn giá trị thuyết phục.

Những thế lực chống đối Cộng Sản năng nổ nhất ngày nay là Ca-Tô Giáo Rô-ma, Tin Lành, và Tư Bản Đế Quốc. Tại sao Ki tô Giáo nói chung lại thù ghét và chống đối Cộng Sản, trong khi lịch sử tội ác của Ca-Tô Giáo Rô-ma, Tin Lành, và Đế quốc, thực dân còn gấp trăm lần của Cộng Sản. Vậy thì vì lý do gì?.

Học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition, Prometheus Books, New York, 1994): “Căn nguyên sự thù ghét của giáo hội Ca Tô đối với Cộng Sản là giáo hội ý thức được rằng Cộng Sản, về ảnh hưởng, là một địch thủ tôn giáo.” (The root of the Catholic Church’s antipathy toward Communism is its realization that Communism is, in effect, a rival religion).

Mặt khác, sự truyền đạo của Ca-Tô Giáo Rô-ma sang Á Châu hoàn toàn bị thất bại ở những nước không bị thực dân xâm chiếm như Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoại trừ Phi Luật Tân bị Tây Ban Nha, với chính sách tàn bạo của những Spaniards đã biến thành một nước Ca-Tô Giáo, và Việt Nam bị thực dân Pháp xâm chiếm nhờ đám thừa sai làm tiên phong và sự hỗ trợ của giáo dân Việt Nam mà lịch sử đã ghi rõ, tuy nhiên cho đến ngày nay Việt Nam cũng chỉ có khoảng 6-7% dân số theo đạo. Tại sao ViệtNam lại khác Phi Luật Tân như vậy? Vì Việt Nam có những tôn giáo nhân bản như Thích, Nho, Lão và có nền văn hóa cao hơn văn hóa Ca-tô nhiều. 1000 năm đô hộ mà Tàu không thể đồng hóa được người dân Việt Nam, vậy những giáo thuyết mê tín hoang đường của Ca-Tô Giáo Rô-ma đi kèm với thực dân làm sao có thể đồng hóa người dân xuống hàng con chiên, con cừu. Hơn nữa, trong thế kỷ 20, ý thức hệ Cộng Sản đã giúp cho Á Châu quyết liệt chống lại Ki Tô Giáo. Điều này được Avro Manhattan viết như sau:

“Tuy nhiên, thật là sai lầm khi nghĩ rằng Á Châu đã bác bỏ Ki Tô Giáo chỉ vì Ki Tô Giáo là một phó sản của Tây phương. Khoa học và kỹ nghệ là những phó sản của Tây phương; nhưng chúng được đón tiếp. Chủ nghĩa Marx là một phó sản của tư tưởng Tây phương, tuy nhiên chỉ trong vài thập niên cũng đủ để trồng hạt giống trên khắp lục địa mà gần 2000 năm nỗ lực của Ki Tô Giáo đã phung phí với kết quả buồn thảm nhất..

Cộng Sản, như là nguồn cảm hứng cho cách mạng thế giới, có ích hay có hại là quan niệm của tùy người. Tuy nhiên, sự phát triền kỳ lạ của nó là một sự kiện. Nó đã góp phần cho một sự thức tỉnh nhanh chóng hơn của Á Châu, cho sự nổi giậy mau hơn của tinh thần quốc gia của Á Châu, và cho sự chống lại Ki Tô Giáo của Á Châu quyết liệt hơn.”

(To think, however, that Asia has rejected Christianity simply because it is a by-product of the West would be erroneous. Science and industrialism are Western by-products; yet they are welcome. Marxism is a by-product of Western thought, yet a few decades have sufficed to plant its seeds throughout the continent in which almost two thousand years of Christian efforts were spent with the most dismal result...

Whether Communism, as the inspirer of a world revolution, is beneficial or harmful is anyone's opinion. Its phenomenal spreading, however, is a fact. It has contributed to a swifter awakening of Asia, to a quicker emergence of Asian nationalism, to a fiercer Asian opposition to Christianity.)



Có một điều khó ai có thể phủ nhận là cuộc cách mạng 1789 của Pháp, và sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản trong thế kỷ 20, đã phần nào làm sụp đổ ý thức hệ Ca-Tô Rô-ma Âu Châu, hậu quả là tình trạng suy thoái thê thảm của Ki Tô Giáo ở Âu Châu ngày nay. Có thể nói, chủ nghĩa Cộng Sản là một toa thuốc đã thành công chữa vài căn bệnh thời đại đã giáng lên đầu nhân loại: bệnh nghiện thuốc phiện Thiên Chúa của Âu Châu mà người dân Âu Châu ngày nay đã cai từ từ, bệnh tư bản bóc lột giai cấp vô sản của cuộc cách mạng kỹ nghệ mà các xí nghiệp đã phải cho tổ chức những nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của công nhân, và bệnh thực dân bóc lột trà đạp những nước nhược tiểu, đã cáo chung sau chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Việt Nam nên hãnh diện vì đã đi tiên phong trong sứ mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, một ách nô lệ mà lịch sử đã ghi rõ, thực dân Pháp không thể áp đặt lên dân tộc Việt Nam nếu không có những sự hỗ trợ, hành động tay sai của tổ chức Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam, như chính giám mục Puginier đã thú nhận. Cộng Sản Việt Nam đã mở đường chôn vùi chế độ thực dân trên thế giới, đồng thời đưa thế lực đen đã nổi tiếng là “hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc” về nguyên vị là một thiểu số lệ thuộc ngoại bang trên đất nước, và mất đi những quyền lợi chỉ có thể có được nhờ thực dân và 2 chính quyền Ca-Tô ở miền Nam.. Đây là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ bác bất cứ dưới lý luận méo mó thiển cận nào, thí dụ như, cứ để yên rồi Pháp sẽ trả lại độc lập cho cũng như Mỹ đã trả lại độc lập cho Phi Luật Tân mà không biết rằng bao nhiêu ngàn người Phi Luật Tân đã chết vì chống Mỹ.. Nhưng sau khi đánh đuổi được thực dân và thống nhất đất nước, chủ nghĩa Cộng Sản đã không còn thích hợp, vì vậy mà Việt Nam đã kịp thời chuyển hướng, vượt qua những khó khăn lúc đầu của tình trạng kiệt quệ sau cuộc chiến, vượt qua sự cấm vận trong 19 năm của Mỹ, và đưa quốc gia đến tình trạng phát triển về mọi mặt ngày nay. Chỉ có những con người mang cặp kính màu hồng, nhìn đâu cũng thấy màu đỏ và cắm đầu húc càn, mới không biết đến những điều này.


Chẳng có ai phủ nhận là CS Việt Nam trong quá khứ đã có những sai lầm về chính sách, về những biện pháp độc tài khắc nghiệt không phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Chính sách Cải Cách Ruộng Đất không sai nhưng khi thi hành đã vấp phải những sai lầm không kiểm soát được. Điều đáng nói là chính quyền đã thẳng thắn công nhận sự sai lầm trước quốc dân và có những hành động đền bù. Tết Mậu Thân xẩy ra trong cuộc chiến và sự tàn bạo không chỉ ở một phía. Ngày nay có nhiều tài liệu có thể làm sáng tỏ phần nào về vụ Tết Mậu Thân ở Huế. [Xin đọc một số tài liệu về Tết Mậu Thân trên dongduongthoibao.net hoặc nhandanvietnam.org] Nói như vậy không có nghĩa là bênh vực hay biện hộ cho những hành động của CS trong các vụ trên là chính đáng, nhưng chúng ta khi viết về những biến cố trên không thể chỉ đưa ra luận điệu, nhiều khi chỉ có mục đích tuyên truyền qua những con số ngụy tạo, phóng đại của một phía mà phải có những nhận định tổng hợp từ mọi phía. Nhưng dù sao thì đa số người dân Việt Nam, Quốc cũng như Cộng, cũng không thể phủ nhận được những đóng góp to lớn của CS cho đất nước. Và đóng góp huy hoàng nhất đã được David G. Marr viết trong Phần

Dẫn Nhập của cuốn “Vietnamese Tradition On Trial 1920-1945”, trang 1. David G. Marr là Giáo sư nghiên cứu về Thái Bình Dương ở Đại Học Quốc Gia Úc.

Năm 1938: Ít nhất là 18 triệu người Việt nằm trong vòng kiềm tỏa của chỉ có 27000 binh lính thuộc địa. Tuy vậy mà chỉ 16 năm sau, lực lượng thuộc địa tới 450000 quân mà không thể tránh khỏi cuộc thảm bại về chiến thuật ở Điện Biên Phủ và bắt buộc phải di tản chiến lược xuống miền Nam vĩ tuyến 17. Sau cùng, trong những năm 1965-1975, nhiều tổ hợp của Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Nam Hàn, và các lực lượng quân sự đồng minh khác, tổng số lên tới 1.2 triệu người cũng bị thảm bại, và cuối cùng cũng bị đánh bại bởi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.


(In 1938 at least eighteen million Vietnamese were being kept in check by a mere 27,000 colonial troops. Yet a scant sixteen years later, colonial forces totalling 450,000 were unable to avoid tactical disaster atDien Bien Phu and compulsory strategic evacuation south of the seventeenth parallel. Finally, in the years 1965-1975, various combinations of American, Republic of Vietnam, South Korean, and other allied armed forces totalling up to 1.2 million men were outfoxed, stalemated, and eventually vanquished by the National Liberation Front and the People’s Army of Vietnam.)



Nếu chúng ta lại biết rằng, ngày 22-12-1944, ông Võ Nguyên Giáp mới bắt đầu thành lập một Trung đội 34 người, và từ đội quân nhỏ nhoi này đã phát triển thành Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong vòng chưa đầy 10 năm để đưa đến thành tích chiến thắng ở Điện Biên Phủ, và sau đó với thành tích chiến thắng một đối phương có ưu thế tuyệt đối về quân sự và kinh tế, để đi đến thống nhất đất nước, thì đó có phải là điều đáng để cho chúng ta suy nghĩ và nhìn CS Việt Nam ngoài cái lăng kính nhỏ hẹp của hội chứng Quốc – Cộng không? Có bao giờ chúng ta đặt một câu hỏi cho chính chúng ta, những người quốc gia, là nếu những điều chúng ta viết ở hải ngoại trong những chiến dịch “tố Cộng” là đúng, thì làm sao CS có thể thắng trong cả hai cuộc chiến? Lẽ dĩ nhiên những thành tích trên là của toàn dân, nhưng nếu không có sự tổ chức và lãnh đạo của những người CS thì làm sao tự thân nhân dân có thể đạt được những thành tích như vậy. Chúng ta đã đưa ra nhiều lý do nhưng chẳng có lý do nào có giá trị. Tại sao chúng ta không thể đặt lên cán cân những sai lầm đáng tiếc của CS đối với những gì CS đã mang lại cho đất nước Việt Nam? Có một số người ngu đến độ gọi Cộng Sản ViệtNam là “Việt Gian”. Một lực lượng đã thành công đánh đuổi được thực dân, mang lại độc lập và thống nhất cho đất nước mà là “Việt Gian”, vậy thì tổ chức tôn giáo của những người Việt hoàn toàn lệ thuộc ngoại bang, đi làm tay sai cho thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ thì gọi là gì, là những người “yêu nước” hay sao? Điều đáng nói là trên một số diễn đàn truyền thông chống Cộng ở hải ngoại không thiếu gì những người ngu như vậy.



Trở lại vấn đề chống Cộng, Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Âu Châu đã một thời nắm toàn quyền chính trị và tôn giáo trong một thế giới mà họ cho là thế giới của Thượng đế, trong đó các giám mục, linh mục là chủ nô, chỉ có nhiệm vụ “cầu nguyện cho mọi người”, một thời được thế giới biết là “thời đại tối tăm” (The dark ages), đã bị Marx làm cho tan ra từng mảnh, cho nên không lạ gì, Ca-Tô Giáo Rô-ma thù Marx thấu xương. Ca-Tô Giáo Rô-ma đã dùng mọi thủ đoạn, kể cả dàn dựng những màn hiện thân chống Cộng của Mẹ Chúa, khai thác sự cuồng tín và mê muội của tín đồ, gây căm thù trong đầu óc họ đối với Cộng sản mà Ca-Tô Giáo Rô-ma gán cho hai chữ Vô Thần, hàm ý Cộng sản chống Thần của Ca-Tô Giáo Rô-ma, một vị Thần mà nền thần học của Ca-Tô Giáo đã dựng lên để huyễn hoặc đầu óc những con người thấp kém ngu ngơ, một vị Thần mà ngày nay thế giới Tây Phương, cái nôi của Ca-Tô Giáo trước đây, đang từ bỏ và sống như là không hề có vị Thần đó, và cũng chẳng cần đến sự cứu rỗi của đứa con duy nhất của vị Thần đó, như chính giáo hoàng Benedict XVI cũng như Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã thú nhận..



Trong khi đó thì đa số tín đồ Ca-Tô Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại vẫn tiếp tục sống trong bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã (Dr. Barnado: In the thick darkness of Romanism), vẫn nặng phần cuồng tín, năng nổ khai thác tâm cảnh thù hận Quốc - Cộng của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Ở hải ngoại, họ nắm hầu hết những phương tiện truyền thông, và vô cùng tích cực trong việc xử dụng hai thứ vũ khí mà Ca-Tô Giáo thường dùng: vu khống và gây thù hận, khi Ca-Tô Giáo Rô-ma không còn khả năng xử dụng thanh gươm và bó củi như trong thời Trung Cổ, đúng như John Remsburg đã nhận định trong cuốn“False Claims”. Bất cứ người nào nói đụng đến Ca-Tô Giáo Rô-ma, dù tất cả chỉ là sự thật, cũng đều bị họ vu khống chụp cho cái mũ “chống Công Giáo” cộng với “làm tay sai cho Cộng Sản vô thần” để gây thù hận đối với những tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-ma và đối với những người chống Cộng một cách mù quáng, mù quáng vì chống cái đã không còn hiện hữu. Họ làm như chống Ca-Tô Giáo Rô-ma là một điều cấm kỵ, không được phép làm, hay là một việc vô đạo đức vì đã vạch ra những điều hết sức vô đạo đức trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, tuy rằng những nghiên cứu lịch sử về Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng, đã là những điều rất thông thường và tràn ngập trong thế giới Âu, Mỹ.. Họ giữ độc quyền làm tay sai cho Vatican và không cho phép ai làm “tay sai cho CS” [sic] theo những luận điệu chụp mũ vu vơ của họ đối với những người không theo đường lối chống Cộng cuồng tín của họ. Ở trong nước, lợi dụng chính sách cởi mở của Nhà Nước, họ bất chấp pháp luật, hô hào giáo dân và con nít vác búa, kìm và xà beng đi thắp nến cầu nguyện ở nơi công cộng, không phải là chỗ để cầu nguyện, làm cho người dân khinh ghét nhưng họ không hề cảm thấy ô nhục vì tin rằng những hành động cuồng tín vô trí của họ là để vinh danh Chúa của họ trên trời.



Trên nguyên tắc, các chế độ Cộng sản đã đi vào quá khứ tuy rằng ảnh hưởng của nó vẫn còn nhiều trên thế giới, không chỉ trong các nước Cộng sản mà còn trong thế giới Tây Phương kể cả Mỹ, Nam Mỹ và Phi Châu v..v.. bởi vì bản chất đó là một triết lý. Trong khi anh thợ giầy Việt Nam chống Cộng muốn đi lên trên nơi giầy dép như “nhà văn” Chu Tất Tiến trên “Ánh Dương”, chẳng biết trình độ ra sao, chê Marx dốt và sai, bằng những luận điệu một chiều, ấu trĩ, vô căn cứ, thì Marx vẫn được thế giới Tây phương coi như là một trong những triết gia vĩ đại nhất của thế giới. Các trường đại học lớn trên thế giới vẫn có những lớp dạy về chủ thuyết Marx, triết lý Marx và ý thức hệ Cộng Sản, được coi như là những tư tưởng triết lý cần học hỏi trong bộ kiến thức của nhân loại, chứ chẳng phải để chống Cộng như mấy kẻ ngu ngơ. Tại sao vậy? Có lẽ chúng ta cũng cần biết qua Marx là người như thế nào?



1835: Marx vào Đại Học Bonn học Luật.

1836: Marx đổi sang học Luật tại Đại Học Berlin.

1836-38: Marx học Luật, Triết Lý, Lịch Sử, Anh Ngữ và Pháp Ngữ ở Berlin.

1839-41: Marx nghiên cứu Triết Lý Hi Lạp và viết Luận Án Tiến Sĩ. Tốt nghiệp với bằng Ph.D.



Ở đây tôi xin miễn kể ra những tác phẩm của Marx mà cả thế giới đã phải để tâm nghiên cứu, mà chỉ nói đến vị trí của Marx trong số những tư tưởng gia vĩ đại của thế giới là như thế nào?.



1. “Theo kết quả thăm dò ý kiến thính giả đài BBC Radio 4 trong tháng 7, 2005 thì, trong số 20 tư tưởng gia được biết đến, kính trọng, và có ảnh hưởng nhiều nhất, Marx lại được coi như là một triết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại”??. [BBC Press Release: 13-7-2005: Out of a shortlist of twenty of the best known, most respected and influential philosophical thinkers, nominated by the In Our Timeaudience, Karl Marx has been voted the Greatest Philosopher of all time by BBC Radio 4 listeners.] Theo bảng kết quả thì David Hume, một nhà nhân bản, xếp hạng 2, Nietzshe hạng 4, Kant hạng 6, và Aquinas của Ki-tô Giáo hạng 7.



2. “Kết quả chọn vĩ nhân của Đức Quốc, với con số tham dự trên 5 triệu người, Karl Marx đứng hàng thứ

3 trong 100 ứng viên, Albert Einstein đứng hàng thứ 10 (www.unserebesten.zdf.de).



Lạ nhỉ, cả cái thế giới trí thức này đều mù và ngu, không sáng suốt và hiểu Marx bằng “nhà văn” Chu Tất Tiến. Cái chuyện lạ đời này giống như chuyện bà Maria có 7 đứa con mà vẫn còn trinh. Tại sao Việt Namta lại nẩy ra những chính trị gia tự phong, nửa mùa, dỏm, kiến thức ăn đong như vậy? Họ tưởng rằng, cứ viết phứa phựa láo lếu moi móc vài chi tiết về đời tư, nhiều khi chỉ là bịa đặt để tuyên truyền, để hạ giá Marx, hay Mao, hay Hồ Chí Minh v…v… là họ có thể thuyết phục được độc giả hay sao? Rất có thể họ không tự biết là, vì kiến thức thuộc loại ăn đong của họ nên càng viết họ càng lòi ra cái dốt của mình. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng có quyền phê bình Marx, nhưng nếu không có trình độ mà lại đưa ra những ý kiến ngu ngơ một chiều ra ngoài khả năng và sự hiểu biết của mình, bất kể với mục đích gì, thì đó chẳng qua chỉ là hành động vô trí của một anh thợ giầy mà lại cứ muốn đi lên trên nơi giầy dép. Thật là tội nghiệp.



Hiện nay, trong hầu hết các nước Tây Phương, kể cả nước Mỹ, vẫn có những tổ chức, đảng, hội đoàn Cộng Sản hoạt động hợp pháp. Vào Internet gõ “Communism Today”, chúng ta có thể thấy tất cả những thông tin này. Lẽ dĩ nhiên, hiểu và áp dụng chủ thuyết Cộng Sản ngày nay cũng khác xưa nhiều vì thế giới ngày nay đã khác với thế giới vào đầu bán thế kỷ 20.



Về phương diện sử học, nếu đặt căn bản trên đạo đức và cần phải trở về quá khứ để mà lên án các tội ác đối với nhân loại thì Âu Châu và Mỹ có nhiều tội ác vượt xa tội ác của Cộng Sản để lên án lắm. Ca Tô Giáo Rô-ma là một, Chủ Nghĩa Thực Dân của Âu Châu trên khắp thế giới trong mấy thế kỷ là hai, chủ nghĩa phát xít của Đức, Ý và Nhật là ba, chính sách diệt chủng của người Âu Châu đến Mỹ Châu đối với dân da đỏ là bốn, chủ trương “cường quyền thắng công lý” gây chiến tranh ở Việt Nam của Pháp để tái lập chế độ thuộc địa, và của Mỹ để “chống Cộng” là năm v..v… Tất cả đều thuộc loại vi phạm nhân quyền đưa đến nhiều triệu mạng người bị chết oan uổng. Lương tâm Âu Châu đã yên ổn trước 7 núi tội ác của Ca Tô Giáo Rô-ma mà giáo hoàng John Paul II đã xưng thú trước thế giới, và những tội ác của thực dân, phát xít, và đế quốc tư bản chưa?



Tại sao tôi lại nói là tội ác của Âu Châu đối với nhân loại lại vượt xa tội ác của Cộng Sản? Tính tuổi thọ thì biết. Chủ nghĩa Cộng Sản chỉ sống vỏn vẹn có 72 năm, 1989-1917. Tuổi thọ của Ca-Tô Giáo Rô-ma đã gần 2000 năm và Ca-Tô Giáo Rô-ma đã gây ra bao nhiêu tội ác đối với nhân loại? Tuổi thọ của chủ nghĩa thực dân Tây phương: Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan… kéo dài mấy thế kỷ, đã gây ra bao nhiêu tội ác trên khắp thế giới? Hai cuộc thế chiến cũng phát xuất từ Âu Châu. Thử tính xem, trong lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma với những cuộc Thánh Chiến, Tòa Hình Án xử dị giáo, săn lùng phù thủy v..v.. có bao nhiêu người bị tù đầy, tra tấn, thiêu sống vì “lạc đạo” mà có học giả đã đưa ra con số 200 triệu; trong lịch sử thực dân Âu Châu có bao nhiêu người chết vì không chịu cam tâm làm nô lệ, có bao nhiêu người bị tiêu diệt bằng ưu thế của súng ống, có bao nhiêu người bị gông cùm, chặt đầu vì chống ngoại xâm, có bao nhiêu người bị đầu độc bằng thuốc phiện và rượu v..v.., có bao nhiêu tài nguyên của các nước thuộc địa bị vơ vét về chính quốc; có bao nhiêu thổ dân chết vì súng ống và bệnh đậu mùa do người Âu Châu mang đến trong lịch sử diệt chủng dân da đỏ của người Âu Châu ở “Tân Thế Giới” (sic), có bao nhiêu triệu người dân da đỏ bị tiêu diệt hay bị thiêu sống trước cuốn Kinh của Ki Tô Giáo vì không chịu cải đạo? Có bao nhiêu người vô tội chết trong những cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ trên khắp thế giới, điển hình là ở Việt Nam?



Riêng ở “tân thế giới” chúng ta hãy đọc Giáo sư Ward Churchill ở đại học Colorado viết trong tờ Sacramento Bee, 11-23-2000, về ngày Lễ Tạ Ơn:



Có hợp lý không khi muốn chúng tôi phải hân hoan [trong ngày Lễ Tạ Ơn] vì dân tộc chúng tôi, vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lăng [1620], chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890? Tới năm 1900, họ đã chiếm 98% đất đai của chúng tôi. Số thổ dân còn lại đơn giản được ném vào những miền đất khô cằn không ai muốn, tin tưởng rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ bị tuyệt chủng cho khuất mắt và không còn làm bận tâm những nguời trong xã hội những người định cư.



Bây giờ chúng ta hãy xét đến nội dung cuốn “Sách Bôi Nhọ…”. Cuốn sách đã gây nhiều tranh luận sôi nổi ở Pháp và điều ngạc nhiên là một số tác giả trong cuốn sách đó lại bất đồng ý kiến với nhau về những lập luận và con số nạn nhân, và nhất là về nội dung trong phần Dẫn Nhập và Kết Luận của Stéphane Courtois. Một số trí thức và chính trị gia Pháp có tên tuổi cho rằng Courtois đã đi quá lố khi cho là chế độ Stalin và Nazi của Đức Quốc Xã giống nhau, đều là những hệ thống dựa trên sự khủng bố bạo tàn. Một số cho rằng Courtois đã phóng đại về sự đàn áp và bạo hành tập thể trong các chế độ Cộng sản. (Some prominent French intellectuals and politicians, especially those affiliated with or sympathetic to the Communist Party, argued that Courtois had gone too far in drawing a parallel between Stalinism and Nazism as systems that relied on violent terror. Some claimed that Courtois had overstated the intrinsic role of mass violence and repression in Communist systems.) Tôi quan tâm đến những gì tác giả viết về ViệtNam cho nên trước hết tôi muốn có vài nhận xét về phần này.



“Cuốn Sách Bôi Nhọ…” dày trên 850 trang nhưng trong đó chỉ có 10 trang về Việt Nam, viết bởi Jean-Louis Margolin, từ trang 565 đến 575, trong ấn bản bằng tiếng Anh. Với hàng ngàn tài liệu về Việt Nam hiện hữu ngày nay, nhưng phần tài liệu tham khảo để viết về phần này thật quá nghèo nàn, gồm có 8 tác giả trong đó ba tác giả được trích dẫn nhiều nhất là Georges Boudarel với 10 trích dẫn từ cuốn viết vềVụ Án Nhân Văn 1954-1956, Ngô Văn, một người theo Đệ Tứ Quốc tế, với 6 trích dẫn từ cuốn viết vềViệt Nam 1920-1945, và Đoàn Văn Toại với 5 trích dẫn từ cuốn The Vietnamese Gulag. Ngoài ra chúng ta còn thấy 4 trích dẫn trong cuốn Vietnam 1945 của David G. Marr, 1 của Albert Stihlé, 1 của Gérard Tongas, 1 của Daniel Hémery và 1 của Stanley Karnow. Như vậy, chúng ta có thể biết ngay nội dung trong phần này có bao nhiêu giá trị. Thật vậy, trong 10 trang sách này chúng ta chỉ thấy những luận điệu tuyên truyền cũ kỹ và sai lạc về vụ án Nhân Văn, về Cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở ngoài Bắc, và về Tết Mậu Thân ở Huế. Chưa kể là tác giả đã viết bậy bạ về cuộc nổi giậy “Xô-Viết Nghệ-Tĩnh” chứng tỏ tác giả có một kiến thức một chiều rất đáng phàn nàn về lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam và về phong trào “Xô-Viết Nghệ-Tĩnh”. Những cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về phong trào “Xô-Viết Nghệ-Tĩnh” đã được William J. Duiker trình bày với nhiều chi tiết và bình luận trong cuốn “The Communist Road To Power In Vietnam”, và David G. Marr trong cuốn “Vietnamese Tradition On trial 1920-1945”, cả hai đều xuất bản từ năm 1981, nhưng có vẻ như Margolin không quan tâm mấy hoặc không biết đến những tài liệu này mà chỉ viết có vài dòng đổ tội cho Cộng Sản đã gây nên phong trào đó làm cho Pháp tàn sát nông dân.Cho nên, phần viết về Việt Nam của Jean-Louis Margolin thật không đáng để tôi phê bình.Nhưng phần này chắc chắn sẽ được vài người chống Cộng ngu ngơ khai thác trong mục đích chống Cộng đến chiều của mình.



Trong phần Dẫn Nhập, Stéphane Courtois đưa ra con số 1 triệu nạn nhân của chính sách khủng bố của CS Việt Nam đối với chính dân của mình. Con số này lấy ở đâu ra, và có thực tế hay không? Jean-Louis Margolin, tác giả viết 10 trang về Việt Nam, đã công khai tố cáo Stéphane Courtois là bịa ra con số 1 triệu ở Việt Nam trong sự ám ảnh để đi tới mục tiêu là tổng số 100 triệu nạn nhân trên thế giới của Cộng Sản [Jean-Louis Margolin explique « qu'il n'a jamais fait état d'un million de morts au Vietnam », contrairement à ce qu'écrit Courtois.] Mặt khác, 3 tác giả trong cuốn sách trên cũng đã chính thức lên tiếng trước công luận phản đối Chương Dẫn Nhập của Stéphane Courtois, không chấp nhận những gì Stéphane Courtois viết để đánh đồng chính sách diệt chủng của Đức Quốc Xã với sự đàn áp dưới chế độ Stalin, và những con số phóng đại phi lý của Stéphane Courtois trong Chương này. [La moitié des auteurs — Nicolas Werth, Jean-Louis Margolin et Karel Bartosek — ont protesté publiquement contre le chapitre introductif de Stéphane Courtois, ils y refusent son rapprochement du génocide nazi et de la répression stalinienne, ainsi que le calcul du nombre de victimes, dont ils contestent à la fois l’opportunité et les chiffres utilisés, qui pour certains sont leurs chiffres mais augmentés sans raison par Courtois.] Những sự kiện này chứng tỏ Stéphane Courtois không có mấy lương thiện trí thức, và con số 1 triệu nạn nhân của CS Việt Nam chỉ là một con số bịa đặt quá lố, không có bất cứ một giá trị nào.. Nó thuộc loại những con số tuyên truyền của Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ về con số nạn nhân trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở ngoài Bắc, dựa trên con số đoán mò mà Hoàng Văn Chí đã thú nhận sau khi bị Gareth Porter công bố sự ngụy tạo của Chí [The Political Economy of Human Rights : Volume I, p. 343 : Chi eventually conceded to be merely a « guess »..This admission came after Porter had made Chi’s falsifications public] Noam Chomsky và Edward S. Herman cũng viết, Ibid., trang 342 :



Những nguồn tin căn bản về những con số lớn người bị giết ước tính trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt Nam là từ những người của CIA và Bộ Thông Tin Tuyên Truyền Saigon. Theo một người Ca-Tô Việt Nam nay sống ở Pháp, Trung Tá Nguyễn Văn Châu, Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý của Quân Lực Saigon từ năm 1956 đến 1962, những con số người bị giết trong cuộc « tắm máu » trong cuộc cải cách ruộng đất là « 100% ngụy tạo » bởi những cơ quan tình báo Saigon. Theo Trung Tá Châu, một chiến dịch vu khống có hệ thống bằng cách dùng những hồ sơ ngụy tạo đã được thi hành vào giữa thập niên 1950 để cho Diệm biện minh cho việc từ chối thương thuyết với Hanoi để sửa soạn cho cuộc bầu cử để thống nhất quốc gia được ấn định vào năm 1956. Theo Châu, sự ngụy tạo các hồ sơ đã được sự giúp đỡ của các cơ quan tình báo Mỹ và Anh, đã lấy những hồ sơ có thực làm căn bản rồi dựa vào đó để ngụy tạo và phổ biến cho các nhóm chính trị và các nhóm nhà văn, nghệ sĩ để dùng những hồ sơ ngụy tạo này trong chiến dịch tuyên truyền.



[The basic sources for the larger estimates of killing in the North Vietnamese land reform were persons affiliated with the CIA or the Saigon Propaganda Ministry. According to a Vietnamese Catholic now living in France, Colonel Nguyen Van Chau, Head of the Central Psychological War Service for the Saigon Army from 1956 to 1962, the « bloodbath » figures for the land reform were « 100% fabricated » by the intelligence services of Saigon. According to Colonel Chau, a systematic campaign of vilification by the use of forged documents was carried out during the mid-1950s to justify Diem’s refusal to negotiate with Hanoiin preparation for the unheld unifying elections originally scheduled for 1956. According to Chau the forging of documents was assisted by U.S. and British intelligence agencies, who helped gather authentic documents that permitted a plausible foundation to be laid for the forgeries, which « were distributed to various political groups and to groups of writers and artists, who used the false documents to carry out the propaganda campaign.]



Chúng ta cũng nên biết rằng, chỉ sau khi báo chí Bắc Việt thông tin thẳng thắn trước quốc dân về sự thi hành sai lầm và thất bại trong chính sách cải cách ruộng đất vào năm 1956, và được truyền thông thế giới loan tải, Việt Nam Cộng Hòa cũng như Mỹ mới biết đến cuộc Cải cách ruộng đất. Theo Chomsky, trong một cuộc phỏng vấn năm 1955, Hoàng Văn Chí cũng không nói gì về Cải Cách Ruộng Đất, chỉ sau khi thế giới biết đến chính sách này vào năm 1956, trí nhớ của Chí mới thay đổi và đưa ra con số đoán mò [Ibid., p. 344 : Even Hoang Van Chi, in 1955 interviews, did not make any accusations about atrocities ; « It was only in later years that his memories began to alter, » that is after the US and the Saigon regime learned about the land reform problems from the discussion in the Hanoi press, which, Edwin Moises writes, was « extremely informative » and « sometimes extraordinary candid in discussing errors and failures. »]



Trước khi kết luận, tôi muốn nói đến vài luận điệu thuộc loại « tố Cộng » của các tác giả trong cuốn « Sách Bôi Nhọ… ». Thứ nhất là luận điệu ngớ ngẩn đồng nhất hóa chủ thuyết Stalin (Stalinism) với chủ thuyết Cộng Sản (Communism) và đưa đến kết luận là « Cộng Sản Stalin » cũng giống như « Đức Quốc Xã » [Nazi] của Hitler, đều là những hệ thống dựa vào khủng bố và bạo lực.. Không thể tưởng tượng được là những trí thức Âu Châu lại không thể phân biệt được chính sách diệt chủng một sắc dân, một tôn giáo, Do Thái, của Đức Quốc Xã, với chính sách đối phó với những phe đối lập, phản động ở trong một nước. Hơn nữa, trong Thế Chiến Thứ Hai, chính Cộng sản Stalin là đồng minh của Mỹ, và chính Hồng Quân Nga đã góp phần lớn trong việc chấm dứt chế độ Phát Xít Đức ở Âu Châu và là đoàn quân tiến vào Bá Linh đầu tiên vào hồi kết cuộc của Thế Chiến thứ hai. Và sau cuộc chiến, một số Quan Tòa Nga đã ngồi ở ghế Công Tố Viên để xét xử Nazi [Soviet jurists were actually among the prosecutors at the Nazi trial.] Một luận điệu khác là quy kết chính sách diệt chủng của Pol Pot ở Cambod là chủ trương điển hình của chủ nghĩa Cộng Sản nhưng lại không biết rằng chính Cộng Sản Việt Nam đã giải thể chính quyền Pol Pot, một chính quyền đã từng được Mỹ và Trung Quốc ủng hộ. Ngoài ra, giống như những luận điệu chống Cộng ngu ngơ của một thiểu số người Việt ở hải ngoại, mọi việc bất hạnh xảy ra trong các xã hội Cộng sản đều đổ lên đầu Cộng Sản, các tác giả cũng quy kết những người chết trong những nạn đói ở Nga, ở Tàu cũng đều là do tội ác của Cộng sản gây ra.



Stéphane Courtois là dân Pháp theo Ca-Tô Giáo, đã một thời theo Mao, nổi tiếng là một Maoist, và ngày nay trở lại chống Mao cho Chúa để kiếm ăn, giống như Bùi Tín chống Cộng Việt. Làm như mình rất mực đạo đức, trong Phần Dẫn Nhập, Courtois lôi cả cuốn Kinh Ki-Tô vào làm luận cứ chống Cộng, lên án Cộng Sản vi phạm luật « Ngươi không được giết người » của Thượng đế của Ca-Tô Giáo. [p.31 : What made them (the Communists) imagine they could violate one of the basic tenets of civilization, « Thou shall not kill » ?] Có gì có thể khôi hài hơn là luận điệu ngu xuẩn một chiều này, vì như vậy là Courtois cho rằng chỉ có Cộng Sản là giết người, còn Tư Bản, Thực Dân, Ca-Tô Giáo thì không có giết người ? Ngoài Cộng Sản không có ai vi phạm cái luật tào lao của Thượng đế trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo ?. Xét theo lịch sử những cuộc thập ác chinh, những tòa hình án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy v.. v.. của Ca-Tô Giáo Rô-ma thì câu trên để cho « catholics » thích hợp hơn là « communists ». Courtois còn lên án Stalin đã phá hủy hàng tá nhà thờ ở Moscow [p.3 : Stalin demolished dozens of churches in Moscow] nhưng lại không nhớ rằng, trong cuộc Cách Mạng 1789, nước Pháp không Cộng Sản của ông đã phá bao nhiêu nhà thờ và giết bao nhiêu người Ca-Tô.



Nếu Courtois không còn nhớ đến trang sử này của nước Pháp thì đây: Trong cuộc Cách Mạng 1789,“Pháp, trưởng nữ của giáo hội Ca-Tô đã chính thức đưa Lý Trí lên bàn thờ Chúa, đã tàn sát trên 17000 Linh Mục, 30000 Nữ Tu [sơ] và 47 Giám Mục, và đã dẹp mọi Trường Dòng, Trường Học Ca Tô, những Dòng Tu, đốt phá nhà thờ, thư viện của Giáo hội v..v..[Xin đọc The Decline and Fall of The Roman Church của Linh mục Dòng Tên Malachi Martin, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh Của Giáo Hoàng, và đã phục vụ trong Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII, trang 196: “France, “eldest daughter of the Church”, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and 30,000 nuns as well as 47 bishops, abolished all seminaries, Catholic schools, religious orders, burned churches and libraries...”]



Vì cái luận điệu “tố Cộng” một chiều, đạo đức giả, và ngu xuẩn như trên của Stéphane Courtois mà Ulrich Rippert đã phê bình Courtois và nhắc nhở cho Courtois những sự kiện lịch sử như sau:



Là sử gia, Courtois đã viết một câu của mình trong phần Dẫn Nhập và Kết Luận của cuốn sách[Câu “Thou shall not kill”]. Nếu chúng ta áp dụng những tiêu chuẩn của ông ta thì những tội ác phạm phải nhân danh chủ thuyết Ki Tô Giáo - từ những cuộc Thập Ác Chinh và Tòa án xử dị giáo cho đến tổ chức mạng lưới của Giáo hội Ca-tô để cứu những tội phạm Đức Quốc Xã đang trốn chạy – thì , lẽ dĩ nhiên, nhiều hơn nhiều [so với Cộng sản]. Trong trường hợp này thì nhà thuyết giáo ở Nazareth (Giê-su) đã tạo ra từ 2000 năm nay một tổ chức khủng bố lớn nhất mà nhân loại chưa từng thấy.



(En tant qu'historien, Courtois a prononcé sa propre sentence dans la préface et dans l'épilogue du livre. Si l'on applique ses critères, les crimes commis au nom du christianisme--des croisades et de l'inquisition à l'organisation du réseau pour sbires nazis en fuite organisé par l'Eglise Catholique--sont, alors, bien plus monstreux. En ce cas, le prédicateur de Nazareth créa il y a 2000 ans la plus grande organisation terroriste que l'humanité ait jamais vue.)



Như vậy, chúng ta đã thấy rõ mục đích chính trị thời thượng của « Cuốn Sách Bôi Nhọ… ». Vì vậy, để kết luận, tôi xin mượn lời của Ulrich Rippert trong bài “A political evaluation of Schwarzbuch des Kommunismus” -- [The Black Book of Communism], 15 July 1998:



“Là một tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về sử, cuốn “Sách Bôi Nhọ…” hoàn toàn vô giá trị”. [As a serious historical work the “black book” is totally worthless].

GANGTER KHỦNG BỐ TRÊN SÂN KHẤU HẢI NGOẠI









Nam Lộc và Dương Nguyệt Ánh





 NHỮNG KẺ “CHUYÊN NGHIỆP”... CA NGỢI TỘI ÁC!




NAM LỘC - TỪ “LÍNH KIỂNG” VÀ ĐÀO NGŨ, THÀNH... ”NGƯỜI HÙNG CHỐNG CỘNG” (?!)

Hơn 10 năm gần đây là “thời thịnh” của Nam Lộc, tên thật là Nguyễn Nam Lộc, nhạc sĩ (NS), kiêm MC (SN 1944 tại Bắc Ninh, 2 tuổi theo bố là lính Tây ra Hà Nội sống và 1954 theo gia đình di cư vào Nam). Nam Lộc xuất hiện cùng Việt Dzũng ở hầu hết các chương trình ca nhạc xuyên tạc, chống phá đất nước của hãng Asia. Từ video “Cuộc đổi đời bi thảm” (1999) đến các VCD, DVD tiếp theo như: “Chiến tranh và hòa bình” (2000), “Những vì sao thời lửa đạn” (2000), “Hành trình 30 năm” (2005), “Tình khúc vàng sau cuộc chiến” (2006), “Bước chân Việt Nam” (2007)... và gần đây nhất là “55 năm nhìn lại”. Nam Lộc còn lăng xăng xuôi ngược lo vận động tài chính và tổ chức khánh thành tượng đài “Chiến sĩ Việt Mỹ” ở thành phố Westminster, California - USA” (27-4-2003). Nói chung, suốt 35 năm qua, Nam Lộc luôn hùng hổ chống cộng và được báo đài của các nhóm phản động lưu vong ở Mỹ tâng bốc hơi... “bị” nhiều!


Thế nhưng trong một lần chúng tôi hỏi về Nam Lộc, ông T. - một sĩ quan chế độ cũ, định cư ở Mỹ theo diện H.O, đã cười khẩy: “Nam Lộc có tư cách gì mà hô hào chống cộng! Trước năm 75, anh ta là lính kiểng của sư đoàn 5 đóng tại Bình Dương và quân đoàn 3 đóng ở Biên Hòa, nhưng toàn thấy Lộc ở Sài Gòn ca hát, nhảy nhót. Tháng 4-1975, anh ta dùng trò ma giáo để lên máy bay di tản của Mỹ, “vù” mất khi đồng đội vẫn đang ở lại. Đó không phải đào ngũ thì gọi là gì?! Một gã lính kiểng, khôn vặt và đào ngũ như vậy mà đóng vai “người hùng chống cộng”, lại được đám người bảo thủ, cực đoan vỗ tay khen hay, thì đúng là chuyện nhố nhăng!”. Để tăng thêm tính thuyết phục cho nhận định của mình, ông T. thách thức: “Cứ lên mạng, đọc những bài trả lời phỏng vấn của Nam Lộc, nếu tôi nói sai, mất cái gì tôi cũng chịu!”. Ngừng một chút, ông T. nói tiếp: “Không chỉ có Nam Lộc đâu, trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, Úc, Canada... đầy rẫy những gã như Nam Lộc; toàn xúi giục người khác chống cộng. Lúc còn hơn 1 triệu quân được Mỹ yểm trợ tối đa, chưa chống được, bây giờ già khú, lo cơm áo chưa xong, còn đòi làm chuyện ruồi bu. Hơn nữa đã 35 năm rồi, cay cú để làm gì? Muốn kéo dài hận thù để làm gì? Trò này diễn với mấy người dễ tin thì được, gặp như bọn tôi, ai thèm tin!”. Nghe lời ông T, chúng tôi thử vào trang web “DĐMT”, thì đúng là Nam Lộc tự thú:“Tôi đã đào ngũ, lên máy bay sang Mỹ vào tối 27-4-1975...” (nguyên văn)



“55 NĂM NHÌN LẠI” - MỘT CHƯƠNG TRÌNH NHẬP NHẰNG, XẰNG BẬY, VỚ VẨN!




Việt Dzũng đã chịu nhục nhã ê chề vì muốn làm “nhảy dù”


Trong những video, VCD, DVD... của trung tâm băng đĩa nhạc Asia, do Việt Dzũng, Nam Lộc dẫn chương trình chúng tôi đã nêu trong bài viết này, toàn thấy cảnh chém giết rùng rợn, cảnh tàn sát đốt phá các xóm làng hiền hòa với mái tranh, con sông êm đềm, bóng tre, bóng dừa... của làng quê VN. Họ lên án cộng sản, nhưng trong các bộ phim ca nhạc này, chẳng thấy ông cộng sản nào độc ác như họ đang vu vạ. Chỉ thấy giữa chiến tranh ác liệt, quân đội cộng sản bắt được tù binh xong, bảo: “Các anh đi đi”... mà không hề nhục mạ hay đánh đập. Còn các mẫu “người hùng chống cộng” mà Việt Dzũng, Nam Lộc dày công xây dựng, mặt mày lúc nào cũng đằng đằng sát khí; hết bắn đại bác đến xả tiểu liên vào các thôn làng hiền hòa, để phụ nữ, trẻ thơ phải hốt hoảng ôm nhau chạy trốn! Trong DVD “55 năm nhìn lại”, vẫn những trò “tâm lý chiến” thâm độc. Thế nhưng, “gà què ăn quẩn cối xay”, các luận điệu “chống cộng bằng mồm” ngày càng tỏ ra tắc tị, nói dài - nói dai - rồi ... nói dại!


Các MC trong “55 năm nhìn lại”, như: Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương, Dương Nguyệt Ánh (người đang được báo chí tiếng Việt ở Mỹ tung hê là khoa học gia chế ra loại bom “áp nhiệt”, mạnh hơn cả bom địa tầng 7,5 tấn, mà Mỹ đã dùng trong chiến tranh VN), đã “cạn vốn” chống cộng, nên quay sang “nâng bi” chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Họ trơ trẽn ca ngợi nền “đệ nhất cộng hòa” đã mang lại dân chủ, thịnh vượng cho miền Nam. Trong khi đó, ai cũng biết những tội ác ngút trời của gia đình họ Ngô, như: đàn áp Phật giáo, chiếm đoạt tài nguyên - tài sản quốc gia, đã bắt - thủ tiêu hàng chục ngàn người vô tội... Ngay trên báo, đài của người Việt tại Mỹ hôm nay, có biết bao thông tin về tội ác của lực lượng mật thám Cần lao do anh em Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn sai khiến. Còn tư cách đạo đức của bà Trần Lệ Xuân - vợ Ngô Đình Nhu như thế nào? Hồi ký của các ông tướng Sài Gòn chạy qua Mỹ cũng đã viết rất nhiều. Đây là người đàn bà tai tiếng, độc ác, bất hiếu đến mức cha ruột (ông Trần Văn Chương - nguyên đại sứ VNCH tại Mỹ thời Ngô Đình Diệm) còn phải từ. Vậy mà Nam Lộc cùng những MC trong “55 năm nhìn lại” dám bất chấp sự thật, ngang nhiên ca ngợi Trần Lệ Xuân là người đã “giải phóng và mang lại văn hóa” cho phụ nữ miền Nam! Nếu chế độ Ngô Đình Diệm tốt đẹp như vậy, thì những người tham gia lật đổ và bắn chết anh em ông Diệm, đương nhiên là kẻ xấu. Thế nhưng với bốn MC: Dũng, Lộc, Dương, Ánh, dường như không đủ sức để hiểu hay cố tình vờ vịt để đánh đồng tất cả thành “cá mè một lứa”. Họ cũng ca ngợi “đệ nhị cộng hòa” y như với gia đình ông Diệm.


DƯƠNG NGUYỆT ÁNH - “TIẾN SĨ” DỐI TRÁ VÀ “MÁU LẠNH”




Hàng rào ấp chiến lược được các MC “tô vẽ” thành “tự do, dân chủ”



Khôi hài nhất là tiến sĩ Dương Nguyệt Ánh. Khá xinh đẹp, giỏi về công nghệ chế bom, nhưng trong chương trình “55 năm nhìn lại”, nhà khoa học bon chen, xí xọn này chỉ là “phấn son” cho Việt Dzũng - Nam Lộc. Bà lanh lợi, nhưng không chuyên môn về sân khấu, nên cứ phải nịnh bợ “vuốt đuôi” theo Lộc với Dũng. Lâu lâu bà cũng nói được một câu “độc lập”, nói xong lại cười rất vô tư và tự nhận mình là người rất... “sến”! Người đàn bà làm “chân gỗ” cho mấy gã chống cộng cù nhầy này còn giở giọng ướt át: “Trong lúc miền Nam phồn thịnh, sung túc như thế, người dân miền Bắc phải sống lầm than, nghèo khổ dưới ách thống trị tàn bạo của cộng sản”. Đây là luận điệu xuyên tạc mà bọn phản động đã lải nhải tuyên truyền suốt 35 năm nay. Dương Nguyệt Ánh đã học theo và rất nhiều lần lặp đi lặp lại câu dối trá này trên các diễn đàn ở hải ngoại. Hơn 20 năm (1954-1975), miền Bắc đã dốc hết sức người, sức của chi viện cho miền Nam ruột thịt chống quân xâm lược. Bà con miền Bắc đã nhịn ăn, nhịn mặc, làm việc gấp 2,3 lần sức mình vì đồng bào miền Nam. Đã vậy từ năm 1968 đến đầu năm 1973, Mỹ đã dùng sức mạnh không quân vào hàng mạnh nhất thế giới để xâm lược, hủy diệt miền Bắc, muốn đưa miền Bắc trở về “thời kỳ đồ đá”. Ngoài cơ sở vật chất, hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng, bom Mỹ còn nhắm vào nhà máy, bệnh viện, nhà thờ, đền chùa... để sát hại thường dân, người già, phụ nữ, trẻ thơ, tu sĩ. Tội ác đó bị cả thế giới lên án. Báo Lemonde (Pháp) gọi: “đây là cuộc ném bom hủy diệt theo kiểu phát xít”. Tờ The Daily Mirror (Anh) đã bình luận hành động này của Mỹ “làm cả thế giới lùi lại vì ghê sợ”. Các chính phủ đồng minh của Mỹ ở Anh, Ý, Thụy Điển đã phản đối. Thủ tướng Thụy Điển là Olof Palme gọi chiến dịch ném bom miền Bắc VN của Mỹ là “tội ác chống lại loài người... ”. Tại Mỹ, tổng thống Nixon bị mỉa mai là “điên rồ”. Uy tín của nước Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng, phong trào phản chiến nổi lên khắp nơi... Một số trường đại học ở Mỹ không thể tổ chức được kỳ thi tốt nghiệp vào năm 1970 vì phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở VN. 40 năm sau, các trường này mới làm lễ ra trường cho sinh viên tốt nghiệp năm 1970 (BBC ngày 6-5-2010)...

Nếu bà Dương Nguyệt Ánh cần, chúng tôi sẽ gởi các tài liệu này cho bà đọc. Hãy chịu khó đọc để hiểu một cách xác thực rằng: “Nhân dân miền Bắc VN trước năm 1975 đau khổ là vì quân xâm lược Mỹ quá tàn bạo. Sau 1975 còn nghèo khó vì hậu quả của sự tàn bạo này! Là một trí thức, bà đừng tự lừa dối mình, đừng vu vạ tội lỗi cho người khác và đừng bao che, biện hộ cho kẻ tàn ác đã muốn hủy diệt quê hương mình, đã giết hại hàng trăm ngàn đồng bào ruột thịt của mình!”. Chỉ những kẻ “máu lạnh” mới cư xử với quê hương, phát ngôn về tổ quốc, nhân dân của mình bằng giọng điệu như bà!



 XIN ĐỜI MỘT NỤ CƯỜI HAY XIN THÊM... HẬN THÙ?


Trở lại với bài “Xin đời một nụ cười” của Nam Lộc. Nội dung chính là Nam Lộc kêu gọi phải tích cực tuyên truyền, dịch các tài liệu cần thiết ra tiếng Anh để dễ phổ biến cho cả nước Mỹ cùng... căm thù cộng sản như Nam Lộc! Từ trong sâu xa, những kẻ cực đoan, chậm tiến như Nam Lộc rất sợ hãi xu hướng bị cô lập, lạc lõng. Trong nhiều năm gần đây, khi báo chí thế giới ca ngợi nền kinh tế phát triển năng động của VN, khi các chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng CSVN, nhà nước CHXHCNVN được đa số kiều bào hưởng ứng; khi lớp trẻ người Việt ở nước ngoài ngày càng hướng về Tổ quốc và chán ngấy các luận điệu xuyên tạc, chống cộng cũ rích..., những kẻ như Việt Dzũng, Nam Lộc, Dương Nguyệt Ánh, càng hoảng sợ. Vì vậy họ ra sức tuyên truyền, cổ vũ cho quá khứ chiến tranh, khơi gợi hận thù, chống lại hòa hợp, hòa giải dân tộc. Họ làm tất cả, bất chấp lương tri, sử dụng các luận điệu dối trá cũng chỉ để kiếm tiền, kiếm danh vọng từ hoạt động chống phá đất nước! Trong bài viết “Xin đời một nụ cười” của Nam Lộc đã thể hiện rất rõ mục đích đó. Nam Lộc hậm hực khi thấy giới truyền thông Mỹ có cái nhìn “bất lợi” về cuộc chiến tranh VN; buồn bã khi đa số sinh viên Mỹ - kể cả các sinh viên gốc Việt thờ ơ hoặc thiếu hiểu biết về “lòng hận thù đối với cộng sản”. Vì quá cay cú, Nam Lộc đã viết nhiều câu đi ngược với sự thật và lịch sử như: gọi các quan chức Mỹ ủng hộ việc rút quân khỏi VN là... ngớ ngẩn; gọi lực lượng mang bom đạn vào xâm lược tàn phá, giết chóc trên quê hương mình là... “bảo vệ miền Nam”. Nam Lộc không dám nhìn vào sự thật là vô số cựu chiến binh Mỹ đã sang VN, tạ lỗi và làm từ thiện để chuộc lại lỗi lầm. Các quan chức Mỹ gây ra cuộc chiến tranh VN đã viết rất nhiều sách để sám hối, ăn năn. Trong lúc những người lính một thời gây đau thương cho VN đang dằn vặt, ân hận như vậy, Nam Lộc và các “chiến hữu” lại chạy xuôi chạy ngược quyên góp để đúc tượng kẻ tàn sát nhân dân mình và hương khói rất thành kính (?!). Trong lễ khánh thành tượng đài như thế ở Westminster (27-4-2003), Nam Lộc còn sáng tác “Đường nào đưa ta tới Little SaiGon” và “Tượng đài chiến khúc”, để ca ngợi tội ác của những người đang sám hối! Không thể hiểu nổi! Nam Lộc còn cao giọng: “Mười năm hay hai mươi năm nữa, nếu cộng sản còn ngự trị trên quê hương, đất nước, thì người Việt còn bỏ nước ra đi...”. Đây là tiên đoán... trật lất! Với chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng Cộng sản và nhà nước VN, mỗi năm có hàng chục vạn kiều bào hồi hương. Trong đó có những người từng tuyên bố “không đội trời chung với cộng sản”. Những người này không hề bị phân biệt đối xử và đang sống rất thoải mái, làm ăn kinh doanh rất thoải mái trên quê hương mình. Họ mua nhà, mua đất, lập hãng xưởng và giàu có, thành đạt. Rồi hàng trăm nghệ sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ... tấp nập trở về. Xu hướng “về nguồn” của kiều bào ngày càng tăng. Trong khi đó, ngày càng rất ít trường hợp xuất cảnh theo diện đoàn tụ. Làm gì còn cảnh “bỏ nước ra đi” như Nam Lộc tiên đoán theo kiểu vu vạ!


Một câu hồ đồ xuyên tạc khác của Nam Lộc (trong “Xin đời một nụ cười”): “Nhà nước cộng sản bưng bít thông tin”. Đến bây giờ mà còn nói một câu như vậy là hoàn toàn ngớ ngẩn. Internet đã có mặt ở VN hơn 10 năm, đã phát triển đến tận các vùng nông thôn xa xôi, với hàng chục triệu người thường xuyên sử dụng. Trung tuần tháng 4-2010, khi bà Đỗ Ngọc Bích (đang sống tại Mỹ) đăng trên trang web BBC một bài viết sai trái, xúc phạm dân tộc. Chỉ 24 giờ sau, hàng trăm ý kiến từ trong nước gởi cho BBC phản ứng quyết liệt. Nếu BBC không chủ động thu gọn vấn đề, làn sóng phản ứng chắc chắn sẽ còn rất mạnh mẽ!

Ngay các băng đĩa nhạc kích động bạo lực, khơi gợi hận thù, do Nam Lộc - Việt Dzũng dẫn chương trình, có không ít những cảnh quay ở VN, những bài phỏng vấn các nhân vật ở VN (do một thành viên của Asia trước đây là Trịnh Hội về nước thực hiện). Bấy nhiêu đó đủ để Nam Lộc và những “chiến hữu” cực đoan ngượng ngùng vì những lời vu khống!


Những người cùng chiến tuyến với Nam Lộc trước 1975 vẫn coi hành động “lẻn lên máy bay” của Nam Lộc là đào ngũ, là trốn chạy của kẻ cơ hội. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề đó, thậm chí còn coi đó là hành động “tự giải thoát” của người đã nhận ra bản chất phi nghĩa trong cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mỹ. Nhiều trí thức người Việt ở hải ngoại đã lên án việc bà Dương Nguyệt Ánh tham gia chế tạo bom cho quân đội Mỹ, coi đó là gián tiếp tiếp tay cho tội ác. Chúng tôi không theo quan điểm này, chỉ thấy đáng tiếc cho cả hai (Nam Lộc và Dương Nguyệt Ánh) khi họ đã... “mất gốc”, cứ lải nhải tôn vinh những kẻ đã gây ra tang tóc, điêu linh cho quê hương mình. Khi họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là nền kinh tế VN đang được thế giới ca ngợi là năng động, phát triển và đời sống của nhân dân VN từ cơm no áo ấm đang hướng đến ăn ngon, mặc đẹp. Người VN giờ đã đổ xô đi du lịch, du học nước ngoài nhiều hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Cả dân tộc VN đang ý thức phải đoàn kết, chung tay góp sức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình. Chúng ta tự hào là một nước đã vượt qua những hậu quả tàn khốc, nặng nề của chiến tranh để trở thành nước xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều... hàng đầu thế giới. Chúng ta tự hào là giữ được ổn định chính trị và luôn cởi mở, thân thiện với bạn bè từ các nơi đến VN tham quan du lịch, đầu tư làm ăn. Trong 86 triệu người VN và hơn 4 triệu kiều bào ở nước ngoài, những kẻ cực đoan, nuôi dưỡng hận thù chỉ là những thiểu số nhỏ bé và ngày càng nhỏ bé, lạc lõng giữa mơ ước hòa hợp, hòa giải của cả dân tộc. Vài kẻ cơ hội trong nước hòa vào giọng điệu sai trái này, cứ lao nhao đòi “thay đổi thể chế chính trị”, mà không nghĩ đến hậu quả cho cả một dân tộc, một đất nước. Họ không chịu nhìn vào các cuộc “cách mạng màu” từng xảy ra ở Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ - các chính khách tha hồ khua môi múa mép, chỉ có hàng chục triệu người dân là phải chịu khổ sở, thiệt thòi. Họ muốn đem sinh mệnh của cả dân tộc ra đùa giỡn, thí nghiệm dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Những âm mưu như thế không thể thực hiện được ở VN. Đừng ảo tưởng!


PHÚC HUY

Tháng mười một trên môi người đàn bà







Tháng mười một nhẹ bâng
đi qua em một chiều tóc rối
anh ra đường ngày nhiều gió thổi
lá xà cừ vẫn lặng lẽ… rời xa…

Một bản tình ca
anh vẫn thường hay nghe trong buổi sáng trời sài gòn lành lạnh
cốc cà phê nghi ngút khói trên tay,
bài hát về một người đàn bà
lặng lẽ trồng những khóm cúc cuối mùa thu
nơi góc vườn vắng gió
ủ ấm những mong manh hồn cây cỏ
với tình yêu ngày cũ đã xưa rồi…

Người đàn bà với những vết nứt trên môi
và đôi mắt cả một thời chiến tranh hằn bom đạn
anh lặng lẽ khóc
lặng lẽ giấu đôi tay vào trong túi áo
lặng lẽ nhìn ô cửa phía xa xăm…

Thành phố lại sắp qua
một mùa với những cơn mưa vội
tháng mười một ấy đâu rồi trong làn khói
hay đã theo tàu về bỏ mặc những sân ga…
anh thảng thốt nhìn những ngày tháng đã qua
trên tờ lịch bàn hàng ngày anh vẫn xoá
những kỷ niệm cứ nhạt nhoà
trên đôi tay em khi úp mặt
giọt nước mắt nào khô cạn
trái tim anh…

Những ngày tháng mười một buồn như cỏ
cái căn phòng cũ
những bài hát hàng đêm văng vẳng qua ô cửa cũ
cái loa cũ mèm
anh chẳng còn nhớ nữa
nhưng vẫn sợ
chẳng biết đến bao giờ người đàn bà mới thôi không nhớ nữa
cái thời đau khổ đã đi qua…

“Tháng mười một mưa buồn
Tháng mười một của riêng anh
Chẳng có gì là mãi mãi…”



Phong Kim