Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Cái Dũng Của Thánh Nhân- Chương 12 Cách Phán Đoán Về Sự Đời


Thu Giang Nguyễn Duy Cần



Cách phán đoán về sự đời hết sức quan hệ đến sự điềm tĩnh của ta.

Người ta thường tưởng rằng: họa phúc, đều do ở ngoài mà đến. Cái đó lầm, là vì thế, người ta mới lo sợ.

Nếu quả nghèo là khổ mà giàu là sướng, thì những người nghèo như Nhan Hồi, Socrate, đều là khổ hết hay sao, mà những bậc phú hữu tứ hải như Tần Thuỷ Hoàng, Napoléon đều là sướng nhất ở đời sao?

Nếu bảo con là nợ, vợ là oan gia, thời sao đối với Socrate, có người vợ hung dữ như thế, ông lại cho là một cái phúc đối với ông, vì nhờ đó, ông điêu luyện được cái tính điềm đạm, thản nhiên đối với sự vật ở đời.

Nếu những cái mà thiên hạ đồng cho là họa, như bần, tiện, bệnh, tử... đi lạc vào nhà bậc đại hiền như Trang Tử hay Epictète... thì cũng không làm gì cho mấy ông ấy nao lòng...

"Người ta thường ví những sự nhỏ mọn không đâu, mà gây ra phiền não cho mình. Nếu ai cũng biết thản nhiên đối với sự vật, bình tâm mà xét thì sẽ thấy trăm việc đến cho mình, chín mươi việc không đáng bận lòng chút nào cả".

"Làm cho người phiền muộn, không phải là tự ở sự vật, chính là ở cái cách mà người ta phán đoán về sự vật. Như cái chết có gì gọi là đáng sợ đâu, nếu đáng sợ thì ông Socrate đã sợ; nhưng đáng sợ, là sự phán đoán rằng cái chết là đáng sợ. Như vậy thời mỗi khi ta buồn bực, bối rối, phiền não, ta đừng trách ai, chỉ trách ta, nghĩa là trách sự phán đoán của ta mà thôi".

"Phải nhớ rằng: làm nhục cho mình, không phải là kẻ nó chửi mình, nó đánh mình, nhưng là tự mình phán đoán cho rằng nó làm nhục mình. Có kẻ nào làm cho mình giận dữ thì phải biết rằng chính sự phán đoán của mình nó làm cho mình giận dữ đấy".

Sự vật như mảnh gương trong, nếu mình cười, thì nó trả cái cười lại cho mình; nếu mình khóc, nó trả cái khóc lại cho mình.

Tôi thường tự hỏi: "Người đánh ta, giận ta, là tại người hay tại ta làm cho ta giận". Nhưng nếu ta biết người đánh ta là người điên, ta có còn giận người ấy nữa không? Chắc hẳn là không nếu ta là người biết xét. Trái lại, nếu ta biết người đánh ta là người tỉnh, thì ắt ta không khỏi phải nổi cơn giận dữ.

Cũng một việc xảy đến cho ta, mà khi thì ta điềm tĩnh như thường, khi ta lại bực tức nóng giận. Tại nơi đâu? Có phải là tại nơi sự phán đoán của ta chăng? Tôi không thấy tại nơi ngoại vật chỗ nào cả.

Mạnh Tử nói: "Người ta ở đời, đối với người mà gặp phải kẻ dữ với mình một cách ngang ngược, thì nên coi như mình đi trong bụi rậm, vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại gỡ dần ra thôi. Gai góc kia có biết gì mà đáng giận? Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hận cũng tiêu tan...

... Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không, lỡ đâu phải ta, như cơn gió dữ tự lỡ tạt nhầm ta. Ta nghĩ cho cùng có gì đáng giận".

Cách Socrate xử với người vợ rất hung dữ của ông cũng như thế. Một khi kia, có bạn rủ đi sớm. Bà la lối gầm hét om sòm. Ông vẫn thản nhiên. Khi ông bước ra đi, bà lại đứng trên lầu đổ trút thau nước dơ lên đầu ông... Các bạn ông tỏ dấu bất bình phản đối... Ông cười và bảo: "Thì có gì lạ, hễ trời hết gầm, thì tới mưa". Ông thản nhiên trở vô thay áo.

Một lần khác, ông mời các bạn dùng cơm tại nhà. Không biết có việc gì, bà vợ bưng cả đồ ăn (ông ăn ròng rau trái) quăng ra ngoài cửa sổ.

Ông cũng như thường, tươi cười bảo: "Thì bà muốn chúng mình ra sân mát mẻ hơn".

Quá sức tức tối, bà bèn vác chổi ra sân quơ luôn các đồ ông lượm sắp vô mâm, dĩa... Các bạn ông giận đỏ mặt, muốn gây sự. Ông biết trước đã nắm tay áo các ông bạn lại và ôn tồn bảo: "Ví dụ các anh em ta đang ngồi ăn, rủi bị một con gà mái nhảy xổ vào, làm văng cả bát đĩa. Các anh có đi gây sự với nó không?".

Nếu một người khác gặp phải những trường hợp này, chắc chắn là đã mất cả sự điềm tĩnh rồi vậy.

Không phải tại nơi sự vật xảy đến cho ta, nó làm cho ta vui mừng hay giận dỗi, mà quả quyết là tại sự phán đoán của ta nó làm cho vui mừng hay giận dỗi mà thôi.

Người trí là kẻ biết phân biệt trong đời những cái gì là định mạng, những cái gì là tự do, nghĩa là những cái gì không tùng ta, và những cái gì tùng ta.

Không tùng ta như: sanh, tử, tai nạn, giàu, nghèo, sang, hèn,... Những điều ấy nó đến cho ta hoặc nó bỏ ta mà đi, ta không quyền cản trở nó được. Những điều người khác ban cho ta đặng, họ cũng có thể lấy lại đặng. Cái đó ta không cần phải quan tâm đến. Quan tâm đến nó, là làm nô lệ cho nó. Đã mất cả sự tự chủ của mình rồi.

Tùng ta, là ý nghĩ và sự phán đoán của ta. Người ta chửi mình, đó là điều mình không thể cản đặng. Nhưng, vì thế mà cho là nhục, giận dỗi, bực tức; hoặc xem đó như không có, bình tĩnh thản nhiên, cái đó mới tùng mình thôi.



Chết là một định mạng, tìm mà trốn tránh nó vô ích... Cho nó là đáng sợ hay không đáng sợ là cách mình đón tiếp nó. Thể thống con người trong cái guồng máy ghê gớm của tạo vật, chỉ có bấy nhiêu đó gọi là Tự do thôi.

Sự điềm tĩnh của ta đối với sự đời cũng chỉ nhờ cái tinh thần tự do ấy, nghĩa là do nơi quan niệm triết lý ấy của ta mà thôi.

Ở đời, hễ có Sanh thì có Tử, có Lợi tất có Hại, có Nên tất có Hư. Muốn có Lợi mà không có Hại, có Nên mà không có Hư, có Sanh mà không có Tử, là người hết sức mê loạn.

Nhưng mà con người thường chỉ muốn có Nên, có Lợi mà không có Hư, có Hại, cho nên đối với sự đời không thể giữ gìn đặng sự điềm tĩnh. Đặng thì sướng, mất phải khổ. Nên mà vui, thì hư tất phải buồn... Tâm trí con người bị mắc trong cái vòng lẩn thẩn của cái Sợ, làm gì không sanh ra khiếp nhược được. Chưa ắt đặng mà mừng, là họ thật sướng. Trong cái sướng ấy đã có cái khổ rồi: sợ mất, nên phải kiên cố giữ gìn... Họ cũng tưởng đã tìm được cái Yên tĩnh cho lòng rồi. Nhưng họ nào có dè... Họ phải đau khổ vì mảng lo sợ cho tương lai. Tương lai đã báo cho họ biết: không có cái gì là trường cửu cả. Cái ý tưởng ấy nó giày xé tâm can họ, họ phải lo nghĩ đủ điều để gìn giữ củng cố, cương với lẽ sinh liệt lạnh lùng của Tạo hóa. Cho nên: đặng cũng khổ, mà mất cũng khổ. Tâm hồn họ không bao giờ yên tĩnh.

Những kẻ sống đ ài các nơi lâu đ ài dinh thự mà vẫn xem thường như không lúc cùng khổ ở chốn nhà tranh vách đất; những kẻ đang ngồi trên thiên hạ mà vẫn không xem là vinh, cầm gọng xe làm thân trâu ngựa, cũng không cho là nhục, những kẻ ấy bao giờ cũng giữ được tấm lòng thanh cao siêu thoát. Ở đời, họ không còn có cái gì sợ nữa cả.

Người ta vì quá ham mê sung sướng về vật chất, thành ra tâm hồn phải trở nên hèn yếu bạc nhược: họ rất sợ sự nghèo khổ... Trong nỗi lo sợ ấy, họ phải khép mình chịu nhiều nỗi khuất nhục về tinh thần trước nhiều thế lực đáng bỉ. Không có một sự đ ê tiện nào họ không dám làm, miễn gìn giữ được cái địa vị đã cung cấp cho họ sự sung sướng ấy là đủ. Họ tưởng họ làm chủ lấy sự vật: thật ra, sự vật ấy làm chủ lấy họ mà họ không dè. Kẻ nào còn sống nô lệ lấy tình dục mình, nô lệ lấy sự sung sướng mình... đều là những người không bao giờ mong mỏi đi vào cõi Chí thiện của Điềm đạm được.

Epictète nói: "Anh có con ngựa tốt hãy nói: con ngựa của tôi tốt, chớ không phải tôi tốt". Hay thay lời nói ấy! Tầm thường lắm, nhưng mà sâu sắc làm sao! Thiên hạ hiện thời đã đi ngược với nó rất nhiều. Phần đông thiên hạ tưởng rằng giá trị của con người ở nơi sự vật nhiều ít của người ấy tích trữ, như danh vọng, tiền bạc, xe hơi, nhà lầu, ruộng đất... chớ không phải nơi cái giá trị thật có của họ. Ta sang, ta quí, là không phải do nơi cái giá trị thật sang quí của cái người của ta mà là do nơi cái điều thiên hạ ban cho, do nơi những xe hơi, nhà lầu cùng ruộng đất trâu bò của mình. Thế thì cái thể thống của con người cũng quá nhẹ thật. Đấy là tự mình khinh mình vậy. Người ta vô tâm đến bực ấy là cùng. Vậy chớ vì đâu thiên hạ đua nhau tranh giành tiền bạc, thế lực, nếu không phải để tăng giá trị của mình, mưu nhiều sự sung sướng cho mình là gì? Thật, người ta ít ai biết tự trọng.

Muốn gìn giữ được một tâm hồn bất uý, thản nhiên, ta phải biết xem sự vật ở đời bằng con mắt "đại đồng" vinh nhục, thị phi, nên hư, tốt xấu... đều như nhau cả. Trang Tử, trong chương Thu Thuỷ cũng nói: "Mỗi người đều có hai phương diện. Muốn có phải mà không có quấy, muốn có trị mà không có loạn, là chưa rõ cái Lý của Trời Đất, cái Tình của vạn vật, ấy là mơ tưởng trời mà không đất, âm mà không dương, hai phương diện đồng có của mỗi vật.

"Muốn phân hai phương diện tương đối ấy ra như hai vật có thật, thì là vu phản, nếu không phải là ngu xuẩn".

Người thông đạt ở đời không vội mừng, thấy vinh không vội sướng: "Sủng vi nhượng, nhục vi hạ; đắc chi nhược kinh, thất chi nhược kinh (Vinh trên thì nhục dưới; đặng, sợ mất; mất, sợ nhục). Đó đều là những điều làm cho người khổ tâm khổ trí.

"Làm mà như không làm, lo lắng mà như không lo lắng; lớn nhỏ, nhiều, ít đều xem như nhau: khen không mừng, chê không bận, đó là cái hạnh của Thánh nhân vậy".

Câu chuyện "Bắn cung" sau này tả rõ tâm trạng người chí nhân điềm tĩnh như thế nào.

"Liệt Ngự Khấu cùng với Bá Hôn Vô Nhân bắn cung. Liệt Ngự Khấu, tay cầm cung, chỗ cùi chỏ để một chung nước. Bắn liên tiếp mấy phát, mà mặt nước trong cái chung không chao động. Bá Hôn Vô Nhân nói: "Cái cách bắn ấy là cách bắn của người quá lo trong việc bắn, chưa phải là cách bắn của người thản nhiên đến việc bắn.

Anh hãy đi với tôi lên núi cao kia kiếm chỗ gần hố sâu thẳm và bắn, chừng ấy, sẽ biết anh còn giữ đặng cái vẻ điềm tĩnh ấy nữa không". Hai người cùng đi.

Bá Hôn Vô Nhân, đứng tận bên mé hố, chân đứng nửa trên mặt đất, nửa ngoài không không, nghiêng đầu ra sau và giương cung lên... Liệt Ngự Khấu thấy vậy mồ hôi thoát ra, sợ quá té xỉu trên mặt đất. Bá Hôn Vô Nhân cười: "Bác Chi nhân, con mắt trên ngó tận mây xanh, dưới xem tận đáy đất, ngoài xem tận chân trời, mà lòng vẫn không biết nao núng. Có như thế thời mới bắn được cái bắn thản nhiên... Chí như anh, chưa gì cặp mắt đã hốt hoảng. lo sợ, thì có bắn, làm gì mà bắn cho trúng đặng".

Người ta chỉ biết sống trong yên ổn và chỉ biết tìm yên ổn mà thôi. Ở trong cảnh yên ổn mà hành động thì dễ mà gìn giữ vẻ thản nhiên bình tĩnh. Nhưng đến khi gặp cảnh không yên ổn cho thân mình, thời luống cuống như kẻ mất hồn, làm gì nên trò trống! Biết sống trong cảnh thường mà không biết sống trong cơn biến, người thế ấy không bao giờ giữ đặng luôn luôn cái tinh thần điềm tĩnh.

Trang Tử nói: "Sanh tử, tồn vong, cùng đạt, bần phú, kẻ hiền và người bất tiếu, khen chê, lạnh ấm, đó là cái biến của sự đời, cái hành vận của cái Mạng. Nó tương tiếp nhau, hết ngày tới đ êm, hết sống tới chết, hết vinh tới nhục... ta không thể biết được nguyên nhân nó vì đâu.

Những điều ấy, ta chớ nên bận đến mà làm gì, đừng bao giờ để cho nó chen vào phá hoại cái yên tĩnh của tâm hồn mình. Gìn giữ mãi sự yên tĩnh ấy nơi lòng, đừng để cho bất kỳ là vật gì chao động được, dầu là sự vui sướng cũng vậy. Đó gọi là toàn đức...

Bực chân nhân không ham sống, không sợ chết. Sanh ra không mừng, chết đi không sợ. Thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi, không bận mắc vào đâu cả. Thuận theo Đạo mà sống, nên người không cương với Trời... Tâm họ bao giờ cũng quả quyết, cử chỉ rất trầm lặng, gương mặt đơn sơ, hạnh kiểm điều độ, tình cảm mực thước. Gặp việc thì làm, không gặp việc thì không làm, không tỏ tâm sự cho ai bất kỳ. Những kẻ chưa đến bực Chân nhân thì thích bè bạn, thích tâm sự, muôn việc đắn đo lo sợ, không biết thản nhiên đối với những cuộc vinh hư tiêu trưởng trong đời, thường lại đem thân mà tiêu huỷ trong cuộc săn tìm danh lợi".

Nhạn Uyên nói với Trọng Ni: " Lúc tôi ngồi đò đi ngang qua một cái thác kia, tên đưa đò cầm tay lái như thần. Tôi hỏi nó: "Làm sao đặng vậy?". Nó bảo: "Cái tài đó, một người lội học dễ dàng, một người lặn không học mà biết". Nó nói vậy? Tôi không hiểu chi hết".

Trọng Ni nói: "Người lội, không tưởng tới bước. Vì đã quen với cái hiểm nghèo của nước mà nó không sợ nữa. Còn người lặn, thì lại không còn tưởng tới nước là gì nữa. Nó ở trong nước như ở trong chỗ tự nhiên của nó.

Ý lo sợ về hiểm nghèo của nước ít làm cho động lòng người lội, nên giao thuyền cho nó lái thì thuyền vững vàng. Đối với người lặn, thì ý lo sợ về sự hiểm nghèo của nước lại càng không làm động lòng nó đặng. Nếu giao thuyền cho nó cầm lái thì thuyền ắt phải hoàn toàn vững vàng hơn nữa.

Như trong cuộc bắn kia. Nếu món định thưởng là một vật bằng đất giá hèn, người bắn không bị mấy động lòng, thong thả dùng hết xảo diệu của nó. Nếu món đồ thưởng là một vật bằng vàng hay bằng ngọc, người bắn sẽ bị cảm động nhiều quá, sự bắn của họ không còn chắc chắn chút nào nữa hết".

Kỷ Tỉnh Tử lãnh phần lập gà đá độ cho vua.

Được 10 ngày, hỏi thăm, Tỉnh Tử nói: "Chưa, gà còn gáy kiêu khí".

Mười ngày nữa, hỏi thăm, Tỉnh Tử nói: "Gà còn gáy đáp với gà khác. Thấy gà khác, còn biết cảm động".

Mười ngày sau nữa, lại hỏi thăm, Kỷ Tỉnh Tử cũng nói: "Nó còn thanh khí, hăng hái lắm".

Mười ngày nữa, lại hỏi thăm, thì Tỉnh Tử nói: "Được rồi! nghe tiếng và thấy mặt đồng loại của nó, nó không còn biết cảm động nữa. Nó ngay như khúc gỗ rồi, không con gà nào đối đầu với nó nổi nữa".

Cách điêu luyện ấy cũng là cách điêu luyện để đi đến tinh thần đại dũng, tới đó là tới cái chỗ mà Trang Tử gọi là "Toàn Đức", cái đức hạnh viên mãn của con người.

Xem kỹ các học thuyết tôn giáo, bất kỳ là học thuyết hay tôn giáo nào, ta sẽ thấy cái mục đích cuối cùng là đem con người đến chỗ điềm tĩnh, tức là đến chỗ cùng cực của nhân phẩm.

Đạo gia hay Phật gia dùng đến các phương pháp tĩnh toạ bồ đoàn, đều lấy cái Tịnh làm gốc cho công phu luyện tập để đạt đến tinh thần điềm đạm chi cực. Cái đó đã cao xa và uyên áo, không phải ai ai cũng hiểu được và làm được. Nếu ta chưa từng vào đó, thời chưa nên vội phê bình nó một cách cẩu thả như phần đông đã làm.

Cái tâm trạng thanh cao mầu nhiệm và hùng dũng ấy, người xưa đã khéo ngụ tả trong câu chuyện đắc đạo của Phật dưới gốc cây bồ đề: "Phật khi ngồi dưới gốc cây bồ đề, giác nhiên ngộ đạo, tâm trí sáng suốt, hào quang tủa khắp bốn phương... làm rung động cả vạn vật chung quanh.

Thần Mara, chúa tể các lực lượng của vật chất, của tội lỗi, của tối tăm... không thể chịu nổi có người đã thoát khỏi được cái vòng nô lệ của mình, bèn đem cả đạo binh ma tướng quỉ đi kiếm Phật.

Thần Cây, thần Đất cùng các vị thần của lực lượng tự nhiên đều nói với Mara: "Người ấy đã đắc đạo rồi. Ấy là người sáng suốt nhất, không còn một sự tối tăm nào ẩn được bên người. Đi làm gì đó? Ngươi sẽ phải thất bại ngay. Người ấy là người không còn ai trong trời đất này thắng nổi nữa...".

Thần Mara tức giận, bèn hoá phép, nổi dông gió, làm cho phi sa tẩy thạch, đất nẻ núi nghiêng... để khiếp hoảng Phật.

Thản nhiên, Phật ngồi như khúc gỗ, trong tâm lặng lẽ như không có việc gì.

Túng thế, Mara bèn nghĩ qua lấy Danh, Lợi, Nữ sắc cùng những cái mà lòng người dễ xiêu, dễ động nhất để lay chuyển lòng Phật.

Lấy Danh để khêu gợi lòng tự ái; Lợi để gợi lòng tham muốn; lấy Sắc để gợi lòng dục vọng...

Nhưng cũng không làm cho Phật động lòng mảy may nào cả.

Bây giờ là lúc dùng đến oai vũ; Mara bèn ra lệnh cho binh ma tướng quỉ cầm gươm giáo xông vào, lấy tên lửa bắn vào mình Phật. Phật cũng vẫn thản nhiên, trong lòng bất động. Tên, giáo vô gần tới là đã biến thành những đóa hoa thơm rớt chung quanh mình Phật.

Bây giờ, Mara xấu hổ nổi trận cuồng phong bay về động phủ.

Văng vẳng nghe hai bên đường các vị thần của các lực lượng tự nhiên bàn bạc với nhau: Người ấy là người không còn một sức mạnh nào trong đời thắng được nữa. Người ấy đã làm chủ cả sự vật trong trời đất rồi.

CON NGƯỜI MẠNH NHẤT





Trong kinh Tịnh Danh, đức Phật dạy có hai hạng người có sức mạnh nhất: đó là người không có tội, và thứ hai là người có tội mà biết hối cải – một sự hối cải rốt ráo phát xuất từ tâm can, quyết chí đổi bỏ điều ác thực hành điều thiện.



Nói rõ hơn, con người mạnh nhất là người không còn sợ hãi bất cứ gì, hoàn toàn vô úy. Chúng ta sở dĩ sợ hãi trước hết là vì mình có tội, sợ bị trừng phạt, sợ mất danh dự nếu người ta biết được, sợ mất lợi lộc, sợ mất vây cánh. Thứ đến, chúng ta sợ hãi vì mong an toàn, sợ những đổi thay, bất trắc. Sự an toàn ấy bao gồm nhiều phương diện. Một con người ngã chấp càng nặng nề thì những điều kiện cho sự an toàn ấy càng phức tạp. Đối với một người biết đủ thì được túp lều tranh che mưa nắng, có hai bữa cơm cháo hàng ngày, vài bộ đồ mặc, đã tạm gọi là an toàn. Nhưng đối với nhiều người chừng ấy chưa đủ. Thức ăn phải là cao lương mỹ vị, chỗ ở phải đầy đủ tiện nghi. Áo quần phải sang trọng hợp thời trang. Và sống phải có danh vọng địa vị, có nhiều bạn bè quyến thuộc vây cánh "cuộc vui đầy tháng, trận cười thâu đêm"mới có sinh thú. Đối với những người như vậy, sự an toàn trở nên dễ dàng bị đe dọa. Càng nhiều hàng rào phòng thủ quanh bản ngã, ta càng thấy cái ngã dễ bị thương tổn, dễ mất an toàn. Vì nó đã được đồng hóa với nhà cửa, bạn bè, của cải tài vật, danh tiếng, với đủ thứ mà ta xem là nhu cầu thiết yếu cho sự sống. Khi cái ngã đã được bành trướng ra vô tận qua những nhu cầu phức tạp, thì sự an toàn trở nên vô cùng mong manh, và nỗi sợ hãi càng âm thầm tăng trưởng theo nhịp độ nhu cầu. Cần tiền ta sẽ sợ mất tiền, cần tình sợ mất tình, cần danh sợ mất danh, cần tiện nghi vật chất sợ mất tiện nghi vật chất, cần uy tín sợ mất uy tín, cần bạn bè sợ mất bạn bè. Và bởi vì chúng ta cần quá nhiều thứ trên đời, nên nỗi sợ hãi có thiên hình vạn trạng. Thông thường chúng ta không hoàn toàn ý thức nỗi sợ hãi bất an của mình, không hoàn toàn ý thức nhu cầu thầm kín của mình cho đến khi một trong những nhu cầu ấy bị trắc trở. Nghĩa là chúng ta chỉ ý thức được nhu cầu mình ởmặt tráicủa nó: cái thương nhớ ấy là khi mất rồi! Mất rồi mới biết à, té ra ta cần như vậy như vậy. Thành ra, thiên đường thực sự không bao giờ ở tầm tay vói, mà chỉ ở một khoảng cách vô cực như những vì sao. Emily Dickinson diễn tả ý đó trong những vần thơ đẹp:



My rose gays are for captives
Dim, long expectant eyes
Fingers denied plucking
Patient till paradise

(những hoa hồng nhung của tôi chỉ dành cho những kẻ đang bị giam cầm đang ngước những đôi mắt mỏi mòn chờ đợi - những ngón tay không bao giờ với tới, kiên nhẫn cho đến ngày lên được thiên đàng)



Chúng ta cũng thế, giống như những kẻ tù đày đang bị giam hãm chỉ biết ngước những đôi mắt tuyệt vọng nhìn đóa hoa mình không bao giờ được hái. Có những nhu cầu thầm kín mà ta chỉ ý thức được khi gặp điều trái lại làm cho ta bất mãn. Chẳng hạn, thông thường có thể ta không biết mình có háo danh, ham tiếng khen hay không. Nhưng khi bị chê ta mới biết té ra mình cũng thích được khen vì bị chê thì đau khổ. Mọi nỗi sợ hãi khác đều chứng tỏ sự có mặt của nó bằng cách tương tự, nghĩa là bằng mặt trái.

Cái ngã càng lớn thì nhu cầu càng nhiều. Nhu cầu càng nhiều thì sợ hãi càng nhiều. Một con người có nhiều sợ hãi, nhiều vòng đai phòng thủ không thể gọi là người hùng mạnh.

Đức Bổn sư chúng ta là người mạnh nhất trong những người mạnh, bởi vì Ngài đã triệt tiêu bản ngã, bởi vì Ngài không còn một nhu cầu nào. Trong Kinh Sợ hãi khiếp đảm(Trung Bộ I), Ngài đưa ra những lý do vì sao Ngài không còn sợ hãi, để ai muốn đạt được đức tính vô úy, thì hãy sống như Ngài đã sống: thân nghiệp thanh tịnh (nghĩa là không giết hại, trộm cắp, dâm dục), ngữ nghiệp thanh tịnh (không nói dối, nói hai lưỡi, nói lời phù phiếm, lời độc ác), ý nghiệp thanh tịnh (không tham, sân, si), mạng sống thanh tịnh (không tự nuôi sống bằng những nghề nghiệp ác ôn), không có tham dục cường liệt, không lười biếng, không ngủ gà ngủ gật, tâm không tán loạn (luôn luôn thiền định), thân không lăng xăng giao động, không ham muốn lợi danh và tiếng khen, không khen mình chê người, không nghi ngờ do dự, không ngu độn si ám... Ngược lại, Ngài sống điều độ, tỉnh giác, tinh tấn, chánh niệm, ít nhu cầu, sáu căn luôn luôn an hòa tịch tịnh, có trí tuệ sáng suốt. Nhờ vậy, với Ngài, không bao giờ có nỗi sợ hãi và bất thiện khởi lên khi sống một mình trong những trú xứ xa vắng ở rừng núi hoang vu: Đức Phật quả là Đấng Chiến Thắng (Jina) trong loài người, Con Người mạnh nhất.

Thích nữ Trí Hải

Chuyện Những Hiệp Sĩ Chống Cộng Ở Hải Ngoại

Trần Chung Ngọc


Ở hải ngoại, chúng ta có một số “hiệp sĩ chống Cộng”. Đó là những người mang căn cước “tị nạn Cộng sản” trong suốt 37 năm nay, dù một số không ít thuộc loại “tị nạn kinh tế”, hoặc được CS cho phép xuất ngoại đoàn tụ với gia đình. Các “hiệp sĩ chống Cộng” còn tiếp tục mang căn cước đó cho đến khi về chầu Chúa, hoặc về với ông bà tổ tiên v…v…. Không những thế họ còn truyền lại cho con cháu cái căn cước tị nạn của họ, ngay cả khi chúng còn nhỏ, đầu óc còn chưa bị nhiễm độc bởi chính trị bẩn thỉu, để chúng nối tiếp sự nghiệp “chống Cộng trong ảo tưởng” của họ, thật là quá tội nghiệp đi. Bức hình sau đấy nói lên sự kiện này:



Trên thực tế, đối với các “hiệp sĩ chống Cộng” này thì CS chỉ là những “cối xay gió’ (windmill) của Don Quixote. Những hành động của “hiệp sĩ chống Cộng” Lý Tống, hay của nhiều “hiệp sĩ chống Cộng” khác rõ ràng là thuộc loại “Tấn công cối xay gió” (Tilting at windmills), nghĩa là, “tấn công những kẻ thù tưởng tượng, không có thật”, hoặc “nhận thức sai lầm về đối thủ, hay có những hành động anh hùng, viển vông, [TCN thêm: nhiều khi rất hạ cấp] bắt nguồn từ những nhận thức sai lầm rồi áp dụng sai lầm để biện minh cho lý tưởng cũng sai lầm luôn.” Các “hiệp sĩ chống Cộng” họp thành một đại “cộng đồng” đặc biệt mà tôi gọi là “Cộng đồng Đông-Ki-Hốt” [phát âm theo tiếng Tây Ban Nha Don Quijote]. Đó là cộng đồng với nhiều phe phái khác nhau, có tiểu “cộng đồng” chỉ gồm có một Chủ Tịch tự bầu và vài ngoe đàn em ngu ngơ, và đặc biệt là luôn luôn chống nhau, của những “hiệp sĩ chống Cộng” chém gió, giống như những “hiệp sĩ mù nghe gió kiếm rồi rút kiếm chém gió”, mang đặc tính “Đông-Ki-Hốt”, nhiều khi chỉ có mục đích “Hốt bạc”. Tôi viết như trên vì có một nét giống nhau giữa các hiệp sĩ mù chém gió Việt Nam ở thế kỷ 21 với nhân vật Don Quixote của tác giả Miguel de Cervantes trong thế kỷ 16.

Ảo tưởng của các “hiệp sĩ chống Cộng”

Có đọc giả nào nhận thấy nét giống nhau giữa hiệp sĩ Don Quixote và những “hiệp sĩ chống Cộng” hoặc các “hiệp sĩ chém gió” Mít nhà ta ờ hải ngoại không? Giống nhau ở ảo tưởng. Tuy nhiên, nếu ảo tưởng của Don Quixote là ảo tưởng của một cá nhân thì ảo tưởng của các “hiệp sĩ chống Cộng” ở hải ngoại là ảo tưởng của các băng đảng.

Nếu Don Quixote tự cho mình là một hiệp sĩ, vung cây giáo dài [trường thương] tấn công các cối xay gió (windmill) với ảo tưởng đó là những tên khổng lồ thô bạo, thì các “hiệp sĩ chống Cộng” nhà ta cũng tự cho mình là những nhà “chống Cộng để cứu Nước”, vác cờ vàng tấn công tờ báo Người Việt, tờ báo Việt Weekly, cái chậu rửa chân, cái yếm của phụ nữ, một bức tranh, một bản nhạc của trịnh Công Sơn, một bài báo của Sơn Hào v…v…, với ảo tưởng đó là những tên Cộng sản khổng lồ nằm vùng, trên thực tế thì Cộng sản chỉ còn hiện hữu trong ảo tưởng của một số người mà trình độ hiểu biết là một dấu hỏi lớn.

Đi Nga, đi Tàu, đi Việt Nam, có thấy cái gì còn là Cộng sản như chúng ta thường hiểu về Cộng sản. Việt Nam ngày nay có thể là bất cứ cái gì khác chứ không phải là Cộng Sản. Có đảng Cộng sản. Đúng. Nhưng nước nào mà chẳng có đảng Cộng sản. Pháp, Ý, Tây Ban Nha và hầu hết các nước ở Âu Châu đều có đảng Cộng sản. Do đó, ảo tưởng về cái hồn ma Cộng sản đã ám ảnh đầu óc của một số người có đầu mà không có óc đã khiến họ trở thành các các “hiệp sĩ chém gió”. Nhưng ảo tưởng này không giống ảo tưởng của Don Quixote. Vì Don Quixote đầu óc bất bình thường nên đã “thương đấu thực sự với những cối xay gió” trong khi các “hiệp sĩ chống Cộng” nhà ta đầu óc bình thường, đầu óc bình thường của các con chiên, hay thuộc loại của Ngô Kỷ, Lý Tống et al.., chỉ có thể đứng ngoài xa các tòa báo Người Việt và Việt Weekly hò hét, nhiều nhất là giả gái để xịt hơi cay, hay hành hung những người tổ chức văn nghệ hay đi xem văn nghệ, thực tế là làm nhục lá cờ vàng, và làm cộng đồng người Việt lương thiện, có hiểu biết ở hải ngoại phải xấu hổ lây, vì những hành động chống Cộng phi tự do, phi dân chủ, và nhiều khi hạ cấp, của các “hiệp sĩ chống Cộng” đang sống trong một quốc gia mà những quyền “tự do ngôn luận”, “tự do tư tưởng” được tôn trọng tuyệt đối.

Những hành động phi tự do, phi dân chủ của các “hiệp sĩ chống Cộng” lại trái ngược hẳn với những lời chính họ vẫn thường nói: cờ vàng tượng trưng cho tự do, dân chủ của VNCH, thứ tự do, dân chủ của gia đình họ Ngô. Thử hỏi, nếu mấy người lên cầm quyền, thì quan niệm về tự do, dân chủ hay quan niệm về nhân quyền, đa nguyên đa đảng mà mấy người thường rêu rao là tranh đấu cho hơn 80 triệu đồng bào ở trong nước (sic) sẽ như thế nào, và đất nước sẽ trở nên thế nào? Nhưng lịch sử khó có thể tái diễn với một Ngô Đình Diệm thứ hai và một lũ quạ đen nhân danh tôn giáo để mà tự tung tự tác, hà hiếp, bóc lột dân lành. Tại sao sống trên một đất nước như nước Mỹ đã 37 năm rồi, đã sang đến thế kỷ 21, mà các “hiệp sĩ chống Cộng” vẫn sống một cách quá lạc hậu để đưa ra những hành động lạc lõng trong xã hội Mỹ?

Tôi có cảm tưởng là họ chỉ “hành nghề chống Cộng” vì những mục đích không phải là chống Cộng thực sự. Bởi vì không có ai chống Cộng với những hành động côn đồ và lý luận một cách thiếu hiểu biết và phi lý như vậy. Những hành động và lý luận phi lý như vậy chỉ làm lợi cho Cộng về mặt tuyên truyền, và làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng có một số người có vẻ như không còn biết liêm sỉ, không còn biết ngượng là gì, vì những giây thần kinh biết kiêm sỉ và biết ngượng trong đầu đã bị tê liệt.

Cộng đã làm gì mà phải chống? Đó chẳng qua chỉ là những người rơm mà những kẻ ngốc nghếch vô trí dựng lên để rồi tự tay mình quật xuống. Một mặt họ huênh hoang tuyên bố rằng “Đức Thánh Cha” của họ đã làm cho Cộng Sản sập tiệm từ năm 1989, mặt khác họ vẫn ra rả chống Cộng mà thực chất chỉ là cái hồn ma Cộng Sản mà họ không dám để cho nó chết. Vì có một số người còn cần cái xác đó để “hành nghề chống Cộng” nếu không thì họ không thể moi được tiền của một số đồng bào ngây ngô, hoặc tạo được vài hàng tên tuổi trên báo chí, phần lớn là những tờ lá cải, hay các diễn đàn truyền thông, phần lớn là thuộc thế lực đen hoặc những băng đảng tự sướng với nhau mội khi nghe thấy có vụ chống Cộng ở đâu đó.

Nhưng các “hiệp sĩ chống Cộng” đã chống Cộng theo tinh thần “hiệp sĩ” như thế nào? Năm 1975 ở Việt Nam thì họ chống bằng cách “tháo chạy”, từ của Nguyễn Tiến Hưng. Ở Mỹ, nơi không có Cộng thì họ chống một cái chậu rửa chân, một cái yếm, một bài ca v…v…, công với những hành động huênh hoang rất lố bịch, thí dụ như mặc quân phục với đầy huy chương, các cờ vàng đi diễn hành, hoặc phi lý qua những hành động thiếu văn minh như giả gái để xịt hơi cay, chửi rủa quấy nhiễu làm phiền người đi xem văn nghệ v..v..

Một nghệ sĩ Bạch Tuyết cũng làm cho họ ùn ùn kéo đến Chùa biểu tình phản đối. Một đoàn trình diễn văn nghệ cũng làm cho họ ra công biểu tình ngăn chận hành hung những người đi coi. Một vị sư sang chữa bệnh cũng làm cho họ xông xáo vào Chùa thốt ra những lời hỗn hào vô lễ. Một vài chương trình TV tiếp vận từ bên nhà cũng làm cho họ biểu tình phản đối, đòi xóa bỏ. Họ cho rằng một nghệ sĩ, một đoàn văn nghệ, một vài vị sư sang chữa bệnh, một vài chương trình TV ở bên nhà v..v.. có thể làm cho lý tưởng quốc gia của họ họ, những người đã chạy bán sống bán chết khỏi Cộng Sản, bị chao đảo. Và còn nhiều nữa, làm sao kể ra cho hết.

Như vậy, họ đã coi người Việt tỵ nạn toàn là thứ vừa ngu vừa nhát như họ, sợ bóng sợ gió ảnh hưởng của một nghệ sĩ, của một ông sư, của một chương trình TV ở trong nước, của một cái chậu rửa chân, một cái yếm, một bài ca v…v…. Họ đã làm nhục những người quốc gia chân chính như đa số thầm lặng vì không muốn dây với hạng người như họ. Phản ứng của đa số thầm lặng ra sao? Vẫn kéo đến Chùa nghe ca sĩ Bạch Tuyết, vẫn kéo đến nghe các tu sĩ Phật Giáo thuyết Pháp, vẫn đi coi các chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ bên nhà sang trình diễn, vẫn xem trực tiếp những chương trình TV từ Việt Nam, làm tất cả những điều này bất kể những sự phản đối hung hăng của các “hiệp sĩ chống Cộng”. Vậy những sự phản đối, những hành động chống Cộng ấu trĩ của mấy người có tác dụng gì trong cộng đồng? Mấy người hãy vắt tay lên trán suy nghĩ xem người quốc gia như mấy người có làm cái gì để vinh danh người Việt Quốc Gia hay chỉ làm nhục thêm họ vì những hành động chống Cộng vô lối của mấy người. Mấy người áp dụng y trang sách lược của Công Giáo: cấm tín đồ không được đọc thánh kinh, không được đọc sách báo nào giáo hội không chấp thuận, không được đọc sách…Giao Điểm, sợ tín đồ mất lòng tin.

Mấy người có quyền không đồng ý, có quyền biểu tình trong ôn hòa, mang những tấm bảng nhỏ nói lên ý kiến của mình như người dân Mỹ văn minh vẫn thường làm. Nhưng mấy người không có quyền cản trở, quấy rối, làm phiền nhiễu người khác, khoan kể đến những hành động côn đồ hành hung xâm phạm đến thân thể người khác. Thẩm phán Phan Quang Tuệ cho biết, xem video thấy có người nhổ nước bọt vào mặt người đi nghe Bùi Tín ở San Jose. Đây là những hành động của một băng đảng thiếu giáo dục xã hội, và nếu những hành động đó nói là để chống Cộng thì chỉ có phản ứng ngược lại. Cộng sẽ cười vào mũi và những người còn đôi chút liêm sỉ đều ngao ngán thấy tư cách của những người chống Cộng như vậy ra sao. Mấy người sợ người Việt ở hải ngoại bị ảnh hưởng của một bài ca, một bức tranh v…v… nên làm đủ mọi cách kể cả những thủ đoạn bất lương, bất chính hòng tước đi quyền tự do quyết định của đồng bào. Hạng người người như mấy người mà muốn chỉ đạo sự suy tư, quyền tự do cá nhân của đồng bào hải ngoại hay sao? Đó chỉ là một ảo tưởng bắt nguồn từ sự ngu si vô trí chứ tuyệt đại đa số người Việt sống ở hải ngoại đâu có buồn để ý đến những thủ đoạn này. Họ vẫn làm những điều họ muốn làm, chẳng có ai dám ngăn cản họ.

Không đồng ý là một quyền, nhưng lên án hay chụp mũ CS bất cứ ai vì quan điểm của họ thì không phải là một quyền, đó là sự ngu xuẩn trí thức, nhất là lại dựa trên ảo tưởng. Quyền được tự do phát biểu ý kiến, tư tưởng, mà không vi phạm nền luật pháp quốc gia là một quyền tuyệt đối của người dân trên đất Mỹ, không có ngoại lệ. Những “hiệp sĩ chống Cộng” có hiểu được điều sơ đẳng này trong thế giới văn minh không. Nếu mấy người thấy những ý kiến không hợp với mình và vi phạm luật pháp quốc gia thì hãy đưa họ ra tòa để tòa phán xét. Mấy người hãy mở mắt ra mà nhìn thế giới bên ngoài. Người ta đã chê Giáo hoàng, vị chủ chăn và là “đức thánh cha” của cả tỷ tín đồ, là ngu dốt, là đạo đức giả, và còn đòi bắt bỏ tù ông ta. Tuy tín đồ không đồng ý vì tinh thần nô lệ cố hữu vị chủ chăn nhưng có ai dám mở miệng lên án họ không. Nhiều người đã phê bình nước Mỹ là một đế quốc, có hồ sơ về nhân quyền khủng khiếp nhất thế giới, có viên chức chính quyền nào dám lên tiếng lên án những tố cáo như vậy hay đưa họ ra tòa.. Vậy thì một cái chậu rửa chân có hình một lá cờ đã không còn tồn tại hay ý nghĩa trước cộng đồng quốc tế, một cái yếm có ngôi sao vàng, một bài thơ xuân, một bài hát của Trịnh Công Sơn, một ca sĩ từ trong nước, một họa sĩ, một bài báo của Sơn Hào v…v… có là cái gì mà mấy người phải cuống cuồng lên rồi lên án chụp mũ người ta tùm lum.

Mấy người sống trong ảo tưởng, cộng với một tâm cảnh sợ hãi một bóng ma, nên cứ thấy bất cứ cái gì dính đến màu đỏ do ảo tưởng của mấy người là cứ như những con bò mộng Tây Ban Nha cắm đầu húc càn. Mấy người bảo đó là chống Cộng. Nhưng sự thực như vậy có phải là chống Cộng hay không. Mấy người dựa vào và vinh danh lá cờ vàng để chống Cộng trong khi trên thực tế lá cờ đó có đáng để vinh danh không.. Ngày nay lá cờ đó tượng trưng cho cái gì? Lá cờ vàng không còn là “quốc kỳ” vì “quốc kỳ” là biểu tượng của một quốc gia có chủ quyền, có một lãnh thổ riêng biệt, và những người dân trong quốc gia đó thì có cùng một căn cước, và thường có cùng một nguồn gốc, và theo nghĩa lịch sử, có cùng tổ tiên và các hậu duệ, dù có một phần nhỏ đã từ chối tổ tiên, nhận ông Adam và bà Eve trong huyền thoại về lịch sử Do Thái làm tổ tiên của mình.

Một quốc gia trải dài qua nhiều thế hệ và gồm cả những người đã quá cố. Một quốc gia thường được cả thế giới công nhận là một thực thể có căn cước riêng trong cộng đồng thế giới. Cộng đồng người Việt di cư đầy chia rẽ, gồm đủ mọi quốc tịch, không hội đủ bất cứ một điều kiện nào như trên cho nên không phải là một quốc gia và tất nhiên không thể có quốc kỳ. Do đó, thực chất lá cờ vàng chỉ còn là “vang bóng một thời” của những người còn cố bám vào quá khứ mà không dám đối diện với thực tế. Những nhóm người máy chống Cộng cực đoan không hiểu được như vậy cho nên đã lạm dụng lá cờ vàng ba sọc đỏ trong những hành động vô lối, thiếu hiểu biết. Đọc dư luận về đám người không có đầu óc này trên báo Mỹ và trên Internet tôi thật sự lấy làm xấu hổ lây.

Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở thành biểu tượng của những đám người vô trí, chống Cộng bất kể lý lẽ, những đám người giống như những băng đảng, không đại diện cho bất cứ ai, khoan nói là đại diện cho hơn 2 triệu người Việt di cư. Họ mang lá cờ đã cuốn gói chạy dài trong năm 1975 ra phô trương làm “quốc kỳ” mà chẳng hiểu thế nào là quốc với kỳ, rồi mang cờ đi trương một cách rất “hào hùng” để “vinh danh” lá cờ một thời ngắn ngủi trong dòng lịch sử Việt Nam mà thực chất là lệ thuộc ngoại bang, và thua trận, mà không hề lấy đó làm ngượng, làm xấu hổ. Thật vậy, mấy người chống Cộng một cách hăng say, tưởng rằng như vậy là có thể gây lên một tiếng vang nào đó, nhưng đó chỉ là một ảo tưởng, và thực chất chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Tại sao? Vì trong khi một số người trong những nhóm chống Cộng nhỏ nhoi của quý vị vác cờ vàng chống Cộng ở nơi không có Cộng thì hai Tổng Thống Hoa Kỳ, Bush và Clinton, không kể một số nguyên thủ quốc gia khác, cùng với một số ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng v…v… đã tới Việt Nam, đứng dưới tượng Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng. Thân phận và tài năng của quý vị ra sao so với với số người đến Việt Nam như trên.



Ngoại Trưởng Hilary Clinton [Hình trên kbchn.net]

Vì sống trong ảo tưởng và ngu ngơ, mù mờ, nên quý vị không biết đến, hoặc không dám để trong đầu óc sự kiện là hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ.

Quý vị tưởng rằng, với những hành động chống Cộng một cách ngu si vô trí của quý vị là những nước trên sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam hay sao. Hay là ủng hộ quý vị để lật đổ chính quyền hiện nay để quý vị về thay thế, cắm lại lá cờ vàng trên đất nước hay sao. Quý vị cũng không biết đến hoặc không dám chấp nhận là hàng năm có mấy trăm ngàn người Việt mà mấy người bắt ai cũng phải thuộc diện “tị nạn CS” về thăm quê hương đất nước, hoặc gửi tiền về cho bà con thân nhân, mang về cho Việt Nam cả tỷ đô-la, điều mà quý vị, với đầu óc của các con cừu, cho là để nuôi sống chế độ, và hơn 300 trí thức trong danh sách “nằm vùng” của quý vị mà người nào khả năng cũng đáng là bậc thầy của quý vị về bằng cấp, hiểu biết, đã về nước góp ý kiến xây dựng quê hương.

Vì không hiểu rõ tinh thần dân tộc của người dân Việt Nam, không nghiên cứu về thực chất của vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, không biết rằng Mỹ cũng là nước vi phạm nhân quyền vào bậc nhất trong cộng đồng quốc tế, không thuộc lịch sử Việt Nam, ngu dốt về chính trị, và không rõ chính sách đối ngoại của Mỹ v..v.. cho nên, ngoài những hành động chống Cộng ngu si vô trí làm nhục lây đến tuyệt đại đa số người Việt di cư sống ở nước ngoài. Tới bây giờ mà vẫn còn những tổ chức chính trị, lực lượng tôn giáo đi làm những việc chứng tỏ sự ngu xuẩn của họ về chính trường quốc tế. Nào là “thỉnh nguyện thư”, nào là “thư van xin ngoại trưởng Mỹ” v…v… Có tác dụng gì không, hay chỉ thêm bẽ mặt. Đường Mỹ Mỹ cứ đi, thỉnh thoảng có vài ông dân biểu cắc ké lên tiếng như rơi vào giữa sa mạc vì chẳng có tư cách gì để mà lên tiếng. Thật là không biết xấu hổ. Tinh thần trông cậy vào những thế lực ngoại quốc đúng ra là tinh thần đầy tớ, tinh thần tay sai. Những ảo tưởng vọng ngoại như “Cha đã tiên phong góp phần giải phóng quê hương Cha, và tiếp đến sẽ là quê hương chúng con” (Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trang 11), hoặc “Ủy ban Nhân Quyền Quốc Tế cho rằng...” hay “Tổ Chức Ân Xá Hoa Kỳ tố cáo rằng..”, “Dư luận cả thế giới và nhất là Quốc Hội Mỹ đều tập trung xoáy vào điểm...” , hay ca tụng“Nghị Quyết của Hạ Viện Mỹ”, “Luật về tự do tôn giáo thế giới của Mỹ”, “Đạo luật nhân quyền cho Việt Nam” [sic] v..v.. để ép Việt Nam, đều nói lên sự yếu kém của những tổ chức tranh đấu hải ngoại, tự mình không thể làm nên trò trống gì, cứ phải dựa hơi những tổ chức, cơ quan ngoại quốc mà thực chất chẳng có ảnh hưởng gì trên quốc tế, nhất là đối với các nước Á Đông.

Tôi thật quả là nghi ngờ sự lương thiện trí thức của những đài như BBC VN, RFA Mỹ, và những cơ quan như Ân Xá Quốc Tế, HRW Mỹ, RFI Pháp, hay một số chính khách Tây phương, Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Mỹ hầu như đã quên đi những tội ác ngập trời đối với người dân Việt Nam của Pháp và Mỹ trong hai cuộc chiến Việt Nam trước đây, vụ kiện Chất Độc Da Cam v… v…, và nay lại lên mặt dạy đời về nhân quyền, tự do, và dân chủ, không phải nhiệm vụ của mình mà cứ xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam.. Có phải họ thực sự yêu nước Việt Nam hay không, hay chẳng qua là có những mưu đồ khác? Có ai biết rằng, vì quyền lợi của Mỹ, Mỹ đã ủng hộ và là đồng minh của nhiều chế độ độc tài. Trong khi đó thì một số người Việt lưu vong lại đi van xin hay làm tay sai, tiếp tay với ngoại bang để chống phá Việt Nam.

Người ta đã tin tưởng vào vài lời nói đãi bôi của vài nghị sĩ, dân biểu Mỹ cần kiếm phiếu, hay vài cái nghị quyết chỉ có giá trị trên mặt giấy tờ của Hạ Viện Mỹ, hay đạo luật về tự do tôn giáo thế giới (The International Religious Freedom Act) của Quốc hội Mỹ, Nghị quyết về nhân quyền cho Việt Nam v…v… làm như Mỹ có toàn quyền quyết định về tôn giáo, nhân quyền, dân chủ cho mọi nước khác tên thế giới. Kết quả ra sao, chúng ta đã thấy rõ. Chẳng có ai buồn quan tâm đến những chuyện ruồi bu này. Rút cuộc, những nghị quyết, đạo luật ấm ớ này chẳng có tác dụng gì để có thể thay đổi Việt Nam, và những hành động xía vào nội bộ của một vài thượng nghị sĩ hay dân biểu chỉ như là những tiếng nói cất lên trong sa mạc. Tại sao? Vì những hành động xía vào nội bộ Việt Nam của vài thượng nghị sĩ hay dân biểu Mỹ là những hành động làm càn, ngoài nhiệm vụ của họ. Thật vậy, họ được người dân Mỹ bầu lên để phục vụ cho dân Mỹ chứ không phải để xía vào nội bộ các nước khác. Nhiệm vụ của một thượng nghị sĩ Mỹ hay một dân biểu Mỹ đã được qui định rõ ràng, tất cả chỉ để phục vụ dân Mỹ, không có điều nào cho phép họ, với tư cách cá nhân, xía vào chuyện nội bộ của các nước khácnhư một số thượng nghị sĩ hay dân biểu trong quốc hội Mỹ. Tôi muốn nói đến Barbara Boxer, Sam Brownback, Frank Wolf, Loretta Sanchez v…v… thuộc quốc hội Mỹ, thường đệ trình nghị quyết nọ kia, lên tiếng đòi Việt Nam phải thế này thế kia, đòi phải thả ngay một người Việt vi phạm luật pháp quốc gia v…v… Nhưng thực ra Nghị Quyết là cái gì?

Chúng ta hãy đọc trên: http://answers.yahoo.com/question/index?qid=20090316225357AAraDjP

Nghị quyết của quốc hội là cái gì? (What is a Congressional resolution?)

Đúng ra thì Nghị Quyết của Quốc hội là cái gì? Nó có dính líu gì đến hoạt động của quốc hội nếu được thông qua? Nó khác với một bản dự thảo luật như thế nào? Nghị quyết là một sự bày tỏ quan niệm. Nó không có quyền năng pháp lý nào, không có quyền lực của luật, và chỉ là một tờ bày tỏ quan niệm về một vấn đề nào đó. Thí dụ, khi quốc hội thông qua một nghị quyết về một vấn đề nào đó thì đó chỉ là sự nhận biết có vấn đề đó, không có đạo luật nào được thông qua, không có khoản tiền nào để chi dùng cho nó, nó không có nghĩa gì hết. [What exactly is a Congressional resolution? Does it involve any action on the part of Congress if it's passed? How is it different from a regular bill? A resolution is a statement of position. It carries no legal authority, has no force of law, and is simply a letter stating their opinion on a particular subject. For an example Congress passed a resolution about some issue, Okay, it's just a recognition that that issue exists, no law passed, no money spent, It means nothing.]

Chúng ta thấy, Nghị quyết của Quốc hội không phải là một Dự Luật (Bill). Thế mà gần đây các “hiệp sĩ chống Cộng” nhà ta khoe rằng Hạ Viện Mỹ đã thông qua một Nghị quyết H.R. 1410 về Nhân quyền cho Việt Nam, chứng tỏ sự ấu trĩ của họ về chính trị. Họ không biết rằng:

http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2012/9/181035.cand

Dự luật H.R.1410 dựa trên những thông tin lạc hậu không phản ánh được sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Dự luật H.R.1410 cũng thiển cận trong cách đặt vấn đề và đi ngược lại các nỗ lực của các chính quyền Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam.

Dân biểu Faleomavaega khẳng định: “Dự luật này sẽ không thể trở thành luật vì H.R.1410 thất bại ngay từ mục tiêu của nó”. Ông cũng cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ lo ngại dự luật H.R.1410 có thể tác động tới mối quan hệ an ninh của Mỹ với Việt Nam, làm giảm các cơ hội đối thoại về nhân quyền giữa hai nước và cũng không phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Mỹ cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Về cách tiếp cận trong vấn đề nhân quyền, Dân biểu Faleomavaega nói:

“Tôi không nhất trí với cách nhìn nhận về nhân quyền của một số nghị sỹ Mỹ, những người có thiên hướng áp đặt tiêu chí mà họ cho rằng chuẩn mực trong vấn đề này. Mỗi nước đều có giá trị và nguyên tắc riêng trong thực thi nhân quyền. Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam đã làm những gì tốt nhất. Tôi luôn phản đối việc các Nghị sỹ Mỹ chỉ trích tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cho rằng thực tế nhân quyền tại Việt Nam chưa được Hạ viện phản ánh chính xác”.

Do vậy, Faleomavaega cho rằng Dự luật nhân quyền Việt Nam đi ngược lại những nỗ lực tăng cường quan hệ với Việt Nam của chính quyền Mỹ trong những năm qua. Năm 2007, Hạ viện Mỹ cũng thông qua một Nghị quyết về Nhân quyền cho Việt Nam, một hình thức muốn áp đặt quan điểm về nhân quyền của Hạ Viện Mỹ trên quốc gia Việt Nam. Nhưng thực chất dự luật về nhân quyền cho Việt Nam (sic) chỉ là một trong những chuyện ruồi bu mà ký giả Victor Davis Hanson viết trên tờ Chicago Tribune ngày 19 tháng 10, 2007, là: Quốc Hội Nhúng Mũi Vào Những Chuyện Không Phải Nhiệm Vụ Của Họ [Congress Sticks Its Nose Where It Doesn’t Belong] . Ký giả Hanson viết rằng

theo Hiến Pháp Hoa Kỳ thì Tổng Thống quyết định đường lối ngoại giao, và Quốc Hội [gồm Thượng Viện và Hạ Viện], ngoài nhiệm vụ phê chuẩn các hiệp ước hay chấp thuận quyền phát động chiến tranh, chỉ có nhiệm vụ duyệt chính sách của Tổng Thống để hoặc chấp thuận hoặc bác bỏ ngân quỹ để thi hành chính sách đó [The president establishes American foreign policy.. Then Congress oversees the president’s policies by either granting or withholding money to carry them out – in addition to approving treaties and authorizing war].

Đưa ra dự luật về nhân quyền cho Việt Nam cũng như những chính sách thuộc lãnh vực ngoại giao là “nhúng mũi vào những việc không thuộc thẩm quyền của Quốc Hội”. Ký giả Hanson than phiền là

“gần đây cả trăm dân biểu trong Quốc Hội đã quyết định là họ thích hợp đối phó với những vấn đề ngoại giao quốc tế hơn là Bộ Ngoại Giao” [But recently hundreds in Congress have decided that they’re better suited to handle international affairs than the State Department]. Và ký giả Hanson kết luận là những việc “nhúng mũi” của Quốc Hội này đã gây bất lợi cho chính sách ngoại giao của Mỹ, nhưng lại không có trách nhiệm giải quyết những rắc rối sinh ra bởi những hành động nhúng mũi này. [So they pass resolutions (thông qua các Nghị Quyết) and pontificates a lot, but rarely have to clean up the ensuing mess of their own freelancing of American foreign policy].

Ký giả Hanson viết đúng hay sai?
Thật vậy, chúng ta hãy đọc về những nhiệm vụ của thượng nghị sĩ hay dân biểu Mỹ trên Internet: http://www.ehow.com/list_5997636_duties-responsibilities-senators.html :

Nhiệm vụ chính yếu của Thượng Viện và Hạ Viện là làm luật [The primary function of both the House of Representatives and the Senate is to make laws.] Đây là luật cho nước Mỹ, chứ không phải luật cho Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào khác. Nhiệm vụ của một Thượng nghị sĩ là đại diện cho Tiểu Bang của mình trong những vấn đề quốc gia. Hầu hết các Thượng Nghị Sĩ dùng phần lớn thời gian để tiếp xúc với người dân trong Tiểu Bang về những vấn đề quan trọng đối với họ. Thượng Nghị Sĩ cũng là những người trung gian để giải quyết những vấn nạn của người dân trong tiểu bang đối với chính quyền liên bang. [An important part of a senator's job is representing his or her state in national issues. Most senators spend a good amount of time talking to the residents of their home state about issues of importance to them. Senators also act as go-betweens for people in their state who have problems with the federal government.]http://www.ehow.com/about_5052888_job-description-congressman.html

Nhiệm vụ của Dân Biều. [Job Description of a Congressman.]

Dân biểu là những viên chức của chính phủ Mỹ đã được bầu bởi người dân trong mỗi Tiểu Bang. Họ có trách nhiệm làm luật có ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong Tiểu Bang. Dân biểu giúp trong việc quyết định nhiều vấn đề, gồm có thuế liên bang, mức lương tối thiểu mà các chủ nhân phải trả cho công nhân, và tiêu tiền của chính phủ như thế nào. [Congressmen are publicly elected officials of the United States government. They hail from each state and are responsible for making the laws that affect the lives of every citizen. Congressmen help decide many issues, including the federal tax rates, the minimum wage that employers must pay their workers, and how to spend the government's money.]

Chúng ta thấy, trong những nhiệm vụ của Thượng nghị sĩ hay dân biểu qui định bởi Hiến Pháp Mỹ, không có điều khoản nào cho phép họ, với tư cách cá nhân, được nhúng mũi vào chuyện nội bộ của các quốc gia khác. Cho nên những chuyện nhúng mũi vào nội bộ Việt Nam của những người như Barbara Boxer, Sam Brownback, Frank Wolf, Loretta Sanchez v…v… chỉ là những hành động làm càn, ra ngoài nhiệm vụ của họ, và thực tế là vượt qua quyền của Bộ Ngoại Giao, vì họ hoang tưởng rằng, với cương vị của một Thượng Nghị sĩ hay Dân Biều Mỹ, họ có quyền trên các quốc gia khác. Họ chỉ có thể trình lên Quốc Hội Mỹ những nghị quyết nói lên quan niệm của họ, nhưng những nghị quyết này thường không bao giờ có thể thành luật, vì thực chất các nghị quyết là vô giá trị. Từ trước đến nay đã có biết bao nhiêu nghị quyết của Mỹ, kể cà nghị quyết của quốc hội Âu Châu, về chuyện nội bộ của Việt Nam, có tác dụng gì đâu. Nó chỉ là những việc vô công rồi nghề, trong khi có những việc quan trọng hơn trong chính quốc gia của mình thì không làm, đi làm những chuyện ruồi bu vào những quốc gia khác.

Gần đây, vụ Sơn Hào nổi đình đám trong đám “hiệp sĩ chống Cộng”, đám người ngu ngơ chống mà không hiểu tại sao lại chống, và họ có quyền năng gì để chống. Họ lôi bức hình ông Đỗ Ngọc Yến ngồi với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra rồi quy kết ông Đỗ Ngọc Yến là Cộng sản. Vậy thì sao? Riêng đối với tôi thì dù ông Yến có làm việc cho CS đi chăng nữa thì đó cũng là quyền tự do cá nhân của ông ta và tôi không có lý do gì để chống đối, trừ khi ông ta có những hành động cụ thể có phương hại đến an ninh quốc gia ông ta đang sống trong đó là nước Mỹ. Tôi có thể không đồng ý nhưng tôi không có lý do gì để chống. Hơn nữa, thực tế cho thấy, không phải cứ Cộng sản là xấu, và không phải cứ Quốc gia là tốt. Hãy nhìn những hành động “chống Cộng” rất hung hăng và đọc những câu văn “chống Cộng” rất tục tĩu trên một số diễn đàn điện tử của người Việt Quốc gia ở hải ngoại thì chúng ta có thế thấy phần nào sự thật.

Theo luận điệu chống Cộng ấu trĩ của một số người tố khổ ông Yến dựa trên bức hình thì bất cứ ai có ảnh chụp chung với một nhân viên Nhà Nước đương nhiên người đó phải làm việc cho Cộng sản. Nghĩa là đối với họ, không ai có quyền được gặp hay ngồi chung với những người Cộng sản. Cái kiểu chống Cộng hung hăng con bọ xít này thật quá lố bịch và xuẩn động đi mà họ không tự biết, cứ tưởng là mình đang tranh đấu cho tự do, nhân quyền. Chỉ dựa vào những bức hình thì Bush, Clinton, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ, và các nguyên thủ quốc gia khác, hay các chính khách quốc tế đều là làm việc cho CS cả. Tại sao lại vẫn có những người hùa theo những chuyện chống Cộng hung hăng vô trí như vậy. Đầu óc của họ thuộc loại nào đây? Họ không hề biết rằng, biểu tình chống Vietweekly, hay chống Người Việt chẳng phải là chống Vietweekly hay chống Người Việt mà là chống tự do ngôn luận, chống tự do báo chí, chống quyền tự do cá nhân, chống quyền thông tin, truyền thông trên một đất nước mà tất cả những quyền này được tôn trọng và bảo vệ bởi hiến pháp, và những quyền đó lại thường được đưa ra làm các chiêu bài để chống Cộng..

Bài báo của Sơn Hào cũng chẳng có gì đáng nói. Đó là quan điểm của một người trong nước về ngày 30/4/75, và đó là sự thực lịch sử, bất kể là chúng ta có chấp nhận hay không. Nhưng quy kết bài báo đó là để “mạ lỵ quân cán chính VNCH” hay “nhục mạ Quân Lực VNCH” là tự mình buộc vào mình, vì trong bài báo đó không có chỗ nào viết như vậy. Xét cho cùng thì Cộng sản, nếu thực là Cộng sản, có cần phải “mạ lỵ quân cán chính VNCH” hay “nhục mạ Quân Lực VNCH” không. “Quân dân cán chính VNCH” cũng như “Quân Lực VNCH” đã tự làm nhục mình trong 55 ngày cuối của VNCH? Quý vị nên nghĩ lại vai trò của mình trong giai đoạn ấy.

Để kết luận, tôi muốn nói gì với các “hiệp sĩ chống Cộng” chém gió. Hãy học bài (do your home work) trước khi đưa ra những ý kiến, thông tin hay những hành động sao cho hợp với xã hội Mỹ.

Một thiểu số quý vị muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng thì đó là quyền của quý vị. Nhưng đừng bao giờ đưa ra những thông tin bịa đặt, những hành động thấp kém, vô trí, làm nhục lây đến cộng động người Việt lưu vong mà quý vị chỉ là một thiểu số trong đó. Đừng bao giờ có những quyết định thay cho cộng đồng, và nhất là, đừng bao giờ chụp mũ người khác là CS trong thời buổi này, bởi vì cái mũ để gây thù hận đó nay đã không còn bất cứ giá trị nào. Quý vị nên học bài học trong hai tài liệu sau đây:

Trước hết là một câu trên OCRegister.com:

☞ Những người chống đối [thí dụ như chống Cộng vô lối như chống báo Người Việt vì bài viết của Sơn Hào ở hải ngoại] có biết rằng trong thế giới ngày nay mà chụp mũ và lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn như thế nào không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu học vấn. [Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.]

Và cuối cùng là nhận định của Johannjs trên Internet về chuyện có kẻ ngu xuẩn đòi “truy tố tội ác Cộng sản” ra trước tòa án quốc tế:

☞ Nếu những người nào “thù ghét những người Cộng sản vì những gì họ đã làm”, vậy thì họ hãy nên thù ghét những người còn tự cho mình là “người quốc gia”, xét rằng họ đã giúp những kẻ xâm lăng tàn bạo để diệt chủng dân tộc họ… Và ai là những kẻ xâm lăng tàn bạo? Về vấn đề này, không còn phải bàn cãi gì nữa: những người ở đây đều hiểu ai là những kẻ ngoại xâm tàn bạo. Đừng toan tính lật ngược tình thế, cho rằng đó là những người Việt Nam xâm lăng chính quốc gia của họ. Không một người nào có đầu óc lô-gic, Bắc, Nam, sẽ tin được điều này. Ngay chính những kẻ xâm lăng cũng đã thừa nhận là họ chẳng có nhiệm vụ gì ở miền đất xa xôi đó. Vì có những loại người [chống Cộng] như các người, người Việt hải ngoại đã nổi tiếng là những kẻ “nói láo đến cực điểm” và những kẻ “vô liêm sỉ, nói láo một cách tuyệt đối bệnh hoạn” Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử những người Cộng sản Việt Nam? Không có một cái nào! Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử nước Mỹ [tự cho là] có quá đạo đức tôn giáo? Có rất nhiều.. Và đây đơn thuần là một sự kiện. (If anyone should "hate the communists for what they have done", then they should hate even more those who still pretend to be "nationalists", whereas they helped brutal invaders to genocide their people... And who are the brutal invaders? Concerning his question, it was no question: every body here understands who were the brutal foreign invaders. Don't pretend to reverse the situation, into that of the Vietnamese invading their own country! Nobody with a logical mind will listen to that, North, South. Even the invaders themselves have admitted they had nothing to do in that far away land. Because of people of your kind, the Vietnamese abroad have gained that reputation of being all "fieffés menteurs" and "mythomanes" (unashamed and absolute pathological liars). How many international war crime tribunals were set against the Vietnamese "communists"? none. How many international war crime tribunals were set against the so religiously moralist United States of America? many... and that's a simple fact. [This post has been edited by Johannjs: Nov 30, 2004, 12:53 PM ])

Từ kiến thức đến nhân cách



Tác giả: Vương Trí Nhàn


Cái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và “xây tháp ngà” để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả.


Tạp chí Tia sáng số ra 01/2000, có đăng bài viết của Bửu Ý nhan đề “Trí thức anh là ai?” Đây là một câu hỏi lớn, cần được nhiều người tham gia bàn bạc. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh nhỏ.

Sự nổi trội của giá trị

Ở Hà Nội mấy chục năm trước có những người vốn dòng dõi quý tộc hẳn hoi, song lại thường xấu hổ với dòng dõi của mình hễ ai vô ý nói xa nói gần rằng thời xưa ông tổ họ hoặc gần hơn, cha anh họ đã từng giữ chức nọ, chức kia, họ thường sầm ngay mặt lại, khó chịu như bị xúc phạm. Chỉ khoảng chục năm nay, người ta mới bắt đầu làm ngược lại. Tức là công khai chấp nhận giá trị dòng dõi, thậm chí sẵn sàng khoe khoang là họ nhà mình đã từng có người làm đến thượng thư, tổng đốc…

Đối với hai chữ trí thức cũng có tình trạng tương tự. Hồi trước không ít người , dù hàng ngày lao động trí óc hẳn hoi, song rất ngại khi thấy mình được liệt vào phần tử trí thức. Người ta cứ muốn lẫn đi giữa mọi người bình thường, và sẽ rất vui lòng nếu được gọi chung bằng mấy chữ: cán bộ. Sự hãnh diện được là trí thức chỉ vừa đến trong khoảng một hai chục năm qua (ở đây, tôi chỉ nói trong phạm vi tâm thức dân gian, chứ trong các tài liệu chính thức, hai chữ trí thức được xác định ra sao, lại là chuyện khác!).

Nên hiểu thế nào cho đầy đủ?

Lúc coi thường, lúc xem trọng là vậy, nhưng không phải ngay lập tức người ta đã có cách hiểu đúng với các danh từ được sử dụng.

Từ điển Hoàng Phê ghi: Trí thức là những người “chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”.

Đây cũng là cách giải thích bắt gặp ở nhiều từ điển khác và phù hợp với cách hiểu thông thường của nhiều người. Ở chỗ này, có thể có một sự liên hệ: thường nhiều người chỉ hiểu hai chữ lưu manh và vô nghề nghiệp, là ăn cắp, ăn trộm…

Song có lẽ nên nói đầy đủ hơn: lưu manh là cả một lẽ sống tùy tiện, bất chấp chuẩn mực quy tắc đạo lý. Với tâm lý lưu manh, người ta có thể làm bất cứ việc gì miễn là có lợi cho bản thân. Quay trở lại với khái niệm trí thức thì phải nói trí thức chính là đảo ngược trở lại và như vậy, điều quan trọng ở đây không phải là trình độ kiến thức cao (ví dụ: từ đại học trở lên) mà là phẩm cách con người.

Một trí thức chân chính luôn luôn bị ràng buộc bởi những điều mà họ tin tưởng. Với họ, cái chân, cái thiện và cả cái mỹ nữa – quan trọng hơn cái lợi. Lẽ tự nhiên dù vẫn là những con người cụ thể có cá tính riêng, song người trí thức không bao giờ là kẻ tham bạo, lừa gạt, lười biếng , hiếu danh, tàn nhẫn… Sự khiêm nhường của họ bắt nguồn từ những hiểu biết sâu xa về mối quan hệ cá nhân và xã hội, họ nhìn những người ít học một cách độ lượng và bằng lòng với phần đóng góp thiết thực của mình trong việc thúc đẩy xã hội tiến tới. Hồi cuối thế kỷ XIX, nhà văn Nga Tsékhov đã nói: trí thức, đó chính là lương tâm của nhân dân.

Kiến thức đã biến thành nhân cách như thế nào và tại sao một số người quá trình này không xảy ra?
Đằng sau một kiến thức cụ thể, thường khi ẩn chứa một nội dung nhân văn nhất định. Một phát minh trong kỹ thuật, một định lý mới tìm ra trong toán lý, hay một quy luật ngày càng được kiểm tra là chính xác trong khoa học xã hội… mang sẵn trong lòng nó một quan niệm về tính hợp lý của đời sống hoặc là tiền đề tốt để cho người ta có thêm ý niệm đầy đủ về cái đẹp, cái thiện.

Ở những người lao động trí óc có đời sống tinh thần lành mạnh, quá trình đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn mà họ theo đuổi đồng thời cũng là quá trình để bức tranh thế giới trong họ thêm hoàn chỉnh và mỗi ngày một ít, cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử với đồng loại ở họ cũng theo đó mà hình thành nên những nền nếp tốt đẹp. Tưởng như kiến thức, bên cạnh vai trò cụ thể trong công việc đã được thăng hoa để tinh lọc lại làm nên nhân cách, và đây mới là chỗ phân biệt giữa “người đọc nhiều biết nhiều” với các trí thức thực thụ.

Nói vậy, vì trong thực tế vẫn tồn tại loại người tuy có tiếng là trình độ kiến thức bậc cao. Song vẫn không phải là trí thức, tệ hơn nữa một số trong họ sống như lưu manh, hay nói đúng hơn vẫn để cho tinh thần lưu manh chi phối cách sống (nịnh trên lừa dưới, bon chen, cầu lợi, ham hưởng thụ, độc ác tàn tệ với đồng nghiệp…)

Tại sao xảy ra tình trạng như vậy? Ở đây có thể có hai giả thiết:

Trường hợp thứ nhất, khá đơn giản: có người nghe rất oai nhung sự thực kiến thức là kiến thức giả, chắp vá nhặt nhạnh, đương sự đã đạt tới bằng cấp qua con đường tà đạo, một số trong họ chẳng qua chỉ là những kẻ lợi khẩu, dễ lòe người chứ thực ra bên trong trống rỗng.

Lại có trường hợp thứ hai, hơi khó lý giải hơn một chút. Ở một số người, kiến thức là thứ thiệt hẳn hoi, họ giỏi giang, họ sâu sắc song nhìn vào cách sống, vẫn không phải trí thức. Tại sao? Trên nguyên tắc, có học hành là có xảy ra sự thẩm thấu của kiến thức vào con người để biến thành nhân cách.

Nhưng trong thực tế đấy không phải là quá trình xảy ra đồng đều nhất loạt ai cũng như ai. Chẳng hạn, có những người vì nhiều nguyên nhân khác nhau (do di truyền, do giáo dục, hoặc do những bất hạnh gặp phải lúc nhỏ) mà thói gian manh vụ lợi, sự lừa bịp, lối sống hiện đại chung quanh… đã ăn vào máu, dù có đọc nhiều hiểu biết rộng đến đâu, vẫn cứ đường cũ mà đi, niềm tin cũ mà sống.

Cái phần tinh hoa của kiến thức khi gặp một tâm hồn trơ lỳ thoái hóa… thì dừng lại, không đủ sức lay chuyển hạt nhân tính cách đã ổn định bên trong. Loại người này đặc biệt lợi hại. Họ năng động, họ hấp dẫn, họ có khả năng lôi kéo thuyết phục chung quanh. Nói chung là họ làm được nhiều việc. Chỉ hiềm một nỗi, họ chỉ lo đắp điếm cho gia đình, hoặc tạo ra cái tiếng tăm cái uy thế ghê gớm cho bản thân cũng như phục vụ cho những mục đích tầm thường. Còn như bảo rằng họ có ích cho nhân quần xã hội thì vẫn không phải.

Cái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá da dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và “xây tháp ngà” để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vân nổi lên rõ rệt hơn cả. Một khi người ta còn chưa trở thành chính cái mẫu người ta muốn theo, thì bàn thêm những việc khác làm gì cho mệt?!

CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ DIỆT CHỦNG DÂN TỘC VIỆT NAM CỦA MỸ 1945 - 1974





(American Terrorism and Genocide of the Vietnamese People, 1945-1974)

Trần Chung Ngọc





[Để tặng những người máy chống Cộng
và/ hoặc van xin Mỹ xuất cảng Dân Chủ sang Việt Nam
hoặc nhờ mấy dân biểu cắc ké Mỹ
hãy tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam, etc…
và để vinh danh cờ vàng: “Đồng Minh” của Pháp và Mỹ]






Vài Lời Nói Đầu: Thật tình tôi không muốn viết về cuộc chiến ở Việt Nam, một cuộc chiến đã mang lại rất nhiều đau thương cho dân tộc Việt Nam. Nhưng có vẻ như có một số người, vì sự hiểu biết quá ít ỏi và thiếu sót về cuộc chiến cho nên vẫn tiếp tục viết về cuộc chiến, nhưng càng viết càng sai, vì họ chỉ nhìn thấy một mặt theo cái định kiến phe phái hoặc cá nhân rất hẹp hòi của họ. Họ chỉ nhìn thấy những cái xấu của “phe địch”, nhiều khi khá thiển cận và không đúng sự thật, mà không bao giờ nhìn lại những cái xấu, nhiều khi tệ hại hơn nhiều, của “phe ta”. Họ cũng chỉ nhìn thấy những tổn hại về vật chất và tinh thần của “phe ta” mà không bao giờ quan tâm đến những tổn thất về vật chất và tinh thần lớn lao hơn nhiều của phe địch do “phe ta” gây nên. Nói theo ngôn từ trong cuốn Thánh Kinh: “Chỉ nhìn thấy cái kim trong mắt người khác mà không thấy cái đà trong mắt mình.” Đọc trên các diễn đàn thông tin, chúng ta thấy phần lớn những lý do chống Cộng là cá nhân, thí dụ như “Tôi là nạn nhân của CS, đã hai lần di cư”, hoặc “bọn CS vô thần”, hoặc qua những thông tin lố bịch, sai sự thực, thí dụ như “CS đã làm cho cả nước nghèo khổ, tụt hậu” [“sic”, không về nước mà coi xem ngày nay dân nghèo khổ và tụt hậu như thế nào so với các thời Diệm, Thiệu], hoặc “không tôn trọng nhân quyền, không có tự do, dân chủ, tự do tôn giáo v..v…” [sự thực là tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo đã vượt xa các thời Diệm, Thiệu].

Giáo sư Stephen Vlastos ở Đại Học Iowa cũng đã phê bình về khía cạnh viết lịch sử một chiều của trường phái xét lại Mỹ như sau:

Những tác phẩm này (và nhiều tác phẩm khác) thuộc trường phái xét lại đều có một loại ngôn ngữ rõ rệt về trình bày lịch sử: đặt ra ngoài lề kinh nghiệm lịch sử của “kẻ thù” của Mỹ [nghĩa là]: nhiều triệu người Việt Nam, Bắc cũng như Nam, chống đối sự can thiệp của Mỹ.Người ta chỉ chấp nhận những điều trừu tượng như “ngoại xâm” [người Việt xâm lăng đất Việt??] và sự bành trướng của cộng sản quốc tế, còn về vấn đề người Việt Nam chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm mục đích thống trị đời sống chính trị của người Việt Nam thì hoàn toàn “vắng mặt” trong lịch sử viết bởi phe xét lại. Thật là mỉa mai, chính sự từ chối vai trò chủ động của những “kẻ thù” Việt Nam trong lịch sử của chính họ, các nhà xét lại đã thâu tóm sự sai lầm trí thức căn bản của những người đặt kế hoạch cho chiến tranh: sự hoàn toàn thất bại trong biện pháp đối với những lực lượng lịch sử ở Việt Nam mà cuộc kháng chiến sống chết của họ sẽ đánh bại trình tự đế quốc của Mỹ cho Việt Nam thời hậu thuộc địa [the utter failure to take measure of very historical forces in Vietnam whose life and death resistance would defeat America’s imperial agenda for postcolonial Vietnam]..


Nhìn cuộc chiến ở Việt Nam đơn giản chỉ là cuộc chiến giữa lý tưởng tự do dân chủ của người Việt Quốc gia đối với lý tưởng độc tài sắt máu của người Việt Cộng sản là không hiểu gì về cuộc chiến cả. Do đó kéo dài hận thù đối với Cộng sản là một hành động vô trí, bắt nguồn từ cái nhìn rất thiển cận của mình về cuộc chiến.

Hiện nay chúng ta có rất nhiều tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, gồm cuộc chiến chống Pháp và cuộc chiến chống Mỹ, nhiều đến độ có lẽ không bao giờ chúng ta có thể biết hết và đọc hết. Người Việt Quốc Gia thường cho Nam Việt Nam là đồng minh trước hết là của Pháp, rồi sau là của Mỹ, để chống Cộng cho họ. Nhưng sự thật khá đau lòng, trong cả hai cuộc chiến, Nam Việt Nam chỉ là tay sai, con cờ của Pháp và Mỹ. Pháp chưa bao giờ coi “thành phần quốc gia” là “đồng minh” của họ. Mỹ còn tệ hơn nữa vì là ông chủ chi tiền. Hiệp Định Geneva năm 1954 được ký kết giữa Việt Minh và Pháp. Hiệp Định Paris năm 1973 trên thực tế được ký kết giữa Bắc Việt và Mỹ, giúp cho Mỹ “rút lui trong danh dự” và xóa sổ Nam Việt Nam, theo đúng “kế hoạch mầu nhiệm” của Thiên Chúa đã được an bài để hợp với lòng dân người Việt..

Ngày nay chúng ta biết rằng Mỹ can thiệp vào Việt Nam không phải là giúp Việt Nam tranh đấu cho những giá trị tự do và dân chủ theo đúng nghĩa của tự do và dân chủ. Bản chất của hai chế độ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu nói rõ hơn gì hết sự thật này. Mỹ can thiệp vào Việt Nam vì quan niệm chính trị và thống trị của Mỹ sau Đệ Nhị Thế Chiến, ngoài những mục đích kinh tế của giới tài phiệt.



Người Mỹ đã làm những gì ở Việt Nam để giúp Nam Việt Nam? Nhiều lắm ! Đại cương là tàn phá đất nước Việt Nam, về sinh mạng cũng như về vật chất, để cứu Nam Việt Nam. Trong khi có nhiều tác giả ngoại quốc, nhất là Mỹ, viết về sự kiện này, thì điều lạ là chúng ta không hề thấy những người hăng say chống Cộng, cho Chúa cũng như cho “lý tưởng quốc gia”, nếu chúng ta có thể gọi “chống Cộng” là “lý tưởng quốc gia”, đá động đến khía cạnh này của cuộc chiến, vậy thực ra là họ chống Cộng hay chống quốc gia Việt Nam? Người Công giáo luôn luôn viết về cái ác của Cộng sản, nhiều khi thổi phồng quá đáng, mà không bao giờ nói về những cái “ác quán mãn doanh”, “vô ác bất tác”, “hung thần ác sát” và “cùng hung cực ác” [mượn những từ của Kim Dung] v..v.. của giáo hội Công giáo trong lịch sử nhân loại. Người quốc gia cũng vậy, không bao giờ viết đến số người vô tội bị tra tấn và giết dưới thời Ngô Đình Diệm nhân danh tố Cộng và đạo luật 1959, và những hành động rất ác ôn của lãnh chúa hung thần miền Trung là Ngô Đình Cẩn v..v… Lẽ dĩ nhiên, đây không phải là chuyện so sánh ác ít hay ác nhiều, và chẳng có ai phủ nhận là trong quá khứ, Cộng sản đã có những chính sách sai lầm có thể nói là rất ác, làm thất nhân tâm, mà tôi chỉ muốn nói lên vấn đề lương tâm trí thức khi chúng ta muốn lên án những sai lầm của phe địch mà không chịu sờ lên gáy xem xa hay gần. Chúng ta chỉ có thể kết tội đối phương khi chúng ta không phạm tội như họ. Những người Công Giáo chỉ có thể tranh đấu cho tự do dân chủ khi cấu trúc thần trị của Giáo hội Công giáo cũng là một cấu trúc tự do dân chủ.

Sau đây chúng ta hãy đọc một bài ở trên Internet, intellnet.org, và đây chỉ là đại cương, phần chi tiết những sự kiện trong bài này nằm trong rất nhiều tài liệu hiện hữu, và chúng ta hãy tự vấn lương tâm xem chúng ta có trách nhiệm gì về những sự kiện lịch sử này hay không.





۞ ۞ ۞


“Chúng Ta Không Có Một Chủ Đích Nào
Đáng Ca Ngợi Ở Việt Nam”


"We have no honorable intentions in Vietnam."
Martin Luther King, Jr., 1967





Những tội phạm chiến tranh thuộc Thủy, Lục, Không quân Hoa Kỳ đã tàn sát 3 triệu người ở Việt Nam, trong rất nhiều nơi như Mỹ Lai. Hầu hết các nạn nhân là đàn bà và trẻ con.

CIA có ngay cả một chương trình khủng bố chính thức của quốc gia Mỹ ở Việt Nam, được biết là “Chiến Dịch Phụng Hoàng” hay “Kế Hoạch Phụng Hoàng”. [Kế hoạch Phụng Hoàng còn được biết dưới tên “Kế Hoạch Ám Sát” (Douglas Valentine, The Phoenix Program, p. 191: “Phoenix was labeled an Assassination Program”).] Qua Kế Hoạch Phụng Hoàng, nhiều trăm ngàn người đã bị tra tấn đến chết trong những “trung tâm thẩm vấn” trên khắp Nam Việt Nam. Những trung tâm tra tấn này được dựng lên bởi Mỹ rõ ràng cho mục đích đó. Phụ nữ luôn luôn bị hãm hiếp như là một phần của tra tấn trước khi bị giết. Khủng bố, hãm hiếp và giết người hàng loạt một cách đại qui mô trên khắp miền quê là chính sách của tập thể Lục Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Thủy Quân Hoa Kỳ. Cuộc tàn sát ở Mỹ Lai là một chiến dịch trong Kế Hoạch Phụng Hoàng.

Chính sách diệt chủng dân Việt Nam của Mỹ có nguồn gốc từ ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Mỹ đã ủng hộ Pháp trong toan tính lấy lại quyền cai trị đẫm máu của thực dân Pháp ở Đông Nam Á.

Ngoài việc liên minh với những thế lực thực dân đàn áp dân Việt Nam, Mỹ đã thực sự phối hợp lực lượng với những kẻ đã từng cộng tác với Nhật Bản. Và ai là kẻ thù mới của Mỹ? Hồ Chí Minh và những người theo ông ta – Việt Minh – những người đã cộng tác chặt chẽ trong nỗ lực chống Nhật của Mỹ và Đồng Minh. Việt Minh còn cứu cả những phi công Mỹ bị bắn rơi thuộc Phi Đoàn 14 của Mỹ.Nhưng những điều này không đáng kể gì đối với những tên tài phiệt trong công ty Mafia nằm trong chính quyền Mỹ. Cái thủ đoạn cổ điển của Mỹ đâm sau lưng đồng minh của mình đã đặt điệu cho cơn ác mộng khủng khiếp ở Đông Nam Á trong 35 năm tới.

Hồ Chí Minh đã bị cái Công Ty Mafia trong chính quyền Mỹ phản bội vì họ đơn giản khoác cho ông ta cái nhãn hiệu “Cộng sản”.

Tuy nhiên, sự thật là từ đầu Hồ Chí Minh đã thực sự ngưỡng mộ mọi thứ cùa “Mỹ”! Trong cuộc chiến chống Nhật ông ta đã đánh giá sai lầm bản chất thật của giới tài phiệt Mỹ nắm quyền. Cũng như nhiều triệu người bị thông tin sai lạc trên thế giới, ông ta ngây thơ cho rằng Mỹ là “quán quân về dân chủ”. Rất có thể là khi đó ông ta không có cách nào để biết rõ hơn, nhưng ông ta tin vào sự tuyên truyền của Mỹ - rằng Mỹ tranh đấu cho những giá trị của con người cao hơn tư lợi liều lĩnh.

Với sự ngây thơ chính trị đáng kinh ngạc, Hồ Chí Minh đã viết nhiều lá thơ cho Tổng Thống Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ - yêu cầu Mỹ giúp để giải phóng dân Việt Nam ra khỏi sự thống trị của Pháp.

Ông ta cũng còn thảo một bản “Tuyên Ngôn Độc Lập Cho Việt Nam”, phỏng theo ý tưởng của Mỹ, và bắt đầu bằng những lời như sau: “ Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Họ được đấng sáng tạo phó cho với….”

Chúng ta có thể tưởng tượng đến những trận cười ác ôn rất có thể đã vang trong những hành lang của Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Hồ Chí Minh, và cả dân tộc Việt Nam, đã khám phá ra bản chất thật của Mỹ bằng con đường đắt giá.
“Tôi muốn nói rằng vài tháng trước ở Detroit chúng tôi có một cuộc điều tra trong đó có 150 quân nhân đã được giải ngũ trong danh dự đã làm chứng cho những tội ác chiến tranh phạm ở Đông Nam Á. Họ nói những câu chuyện của thời đó là chính họ đã hãm hiếp, cắt tai, chặt đầu, kẹp giây điện từ những bộ máy truyền tin vào nhưng cơ quan sinh dục rồi quay điện, chặt chân tay, làm nổ tan xác, bắn chơi vào các thường dân, triệt hạ cả làng theo kiểu của Thành Cát Tư Hãn, bắn trâu bò, chó, làm trò chơi, đầu độc các kho lương thực và hầu như là tàn phá toàn diện miền quê Nam Việt Nam, ngoài sự tàn phá thông thường của chiến tranh và sự tàn phá thông thường và đặc biệt của những cuộc bỏ bom trên đất nước này.”

John Kerry,
Trung Úy Thủy Quân,
lãnh tụ của những cựu quân nhân Mỹ ở Việt Nam chống chiến tranh,
làm chứng trước Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện năm 1971.


Những hành động tàn bạo của Quân Đội Mỹ
và những kỹ thuật tra tấn của Lực Lượng Đặc Biệt:


Trong thời những chính quyền thời Kennedy và Johnson số quân sát nhân xâm lăng của quân đội Mỹ nhảy vọt từ 23000 năm 1963 lên tới 184000 năm 1966. Con số này cao nhất trong năm 1969 mà Nixon làm Tổng Thống, với 542000 binh sĩ Mỹ chiến đấu chống Việt Cộng.

Nhưng đó không phải là tất cả những gì họ đã làm.

Quá nhiều “con em của chúng ta” đã phạm phải những tội ác cuồng dâm chống nhân loại. Lính Mỹ tra tấn tù binh. Lính Mỹ hiếp người qua đường hậu môn, hãm hiếp và bạo sát đàn bà và con gái. Lính Mỹ tàn sát toàn thể đàn ông, đàn bà, trẻ con trong nhiều làng – kể cả con nít - ở nhiều, nhiều nơi như Mỹ Lai và Thanh Phong.

[Thanh Phong là cái làng mà Nguyên Thượng Nghi Sĩ Robert Kerrey (không phải là John Kerry) đã chỉ huy một toán SEALS 7 người vào tàn sát 21 người đàn ông, đàn bà và trẻ con trong làng vào tháng 2, 1969. Vào căn nhà lá đầu tiên, toán này đã cắt cổ một ông lão, vợ ông ta và 3 đứa cháu. ("Former US Senator Robert Kerrey, newly inaugurated as the president of the New School University, one of the most prestigious positions in American academia, has admitted participating in a death squad attack on a Vietnamese village [Thanh Phong] 32 years ago, in which he and six soldiers under his command killed 21 women, children and elderly men. "In the course of the nighttime assault, the American raiders [U.S. Navy SEALS] killed every Vietnamese they encountered — men, women, children. They used every weapon in their arsenal, from knives to rifles and grenades to light anti-tank weapons, expending more than 1,200 rounds of ammunition on a village where only a few dozen people lived. "...the SEALS slit the throats of an elderly man, his wife and three grandchildren in the first hut they encountered when they entered the village. The graves of these five victims, marked with a common date of death, can be seen in the village today." TCN]



Từ cuốn Rogue State: A Guide to the World’s Only Superpower củaWilliam Blum:


Lực Lượng Đặc Biệt dạy binh sĩ của mình thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam phải dùng tra tấn như thế nào là một phần trong sự thẩm vấn.

Chiến dịch Phụng Hoàng nổi tiếng, dựng lên bởi CIA để quét sạch hạ tầng cơ sở của Việt Cộng, đã tra tấn những người bị tình nghi như sau:

· Quay điện vào các bộ phận sinh dục của nam và nữ.

· Cắm vào tai một cái đũa gỗ dài 15 cm rồi đập dần đũa vào óc cho đến khi nạn nhân chết.

· Những người bị tình nghi cũng bị ném từ trên trực thăng xuống để làm gương cho những người tình nghi quan trọng khác phải khai, tuy đây có thể coi như là sát nhân đối với nạn nhân bị ném, nhưng cũng là một hình thức tra tấn đối với những người khác.

· Vi phạm Quy Ước Geneva, Mỹ trao tù binh cho đồng minh Nam Việt Nam của họ biết rõ rằng nhưng người này sẽ bị tra tấn, viên chức Mỹ thường có mặt trong cuộc tra tấn.



Cuộc Tàn Sát Bắt Đầu Trong Sự Sốt Sắng:

Cương quyết thi hành dịch vụ diệt chủng, Không Quân Mỹ phát động chiến dịch “Rolling Thunder” tấn công dân Việt Nam năm 1964. Riêng cuộc tấn công này đã thả xuống dất nước nhỏ bé nhiều bom hơn là toàn thể số bom dùng trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Trong 5 năm tiếp theo, nhiều trăm ngàn người dân Việt Nam, đàn ông, đàn bà, trẻ con bị nghiền nát và thiêu sống bởi những phi hành đoàn của Không Quân Mỹ. Đất nước Việt Nam phải chịu đựng 22 tấn thuốc nổ cho mỗi 1.6 km vuông. Nghĩa là 660 kg chất nổ mạnh cho mỗi người, đàn ông, đàn bà và trẻ con.

Trong 13 năm chiến tranh ác ôn của Mỹ chống dân tộc Việt Nam, tổng cộng là 8 triệu tấn bom (bom Napalm và bom chùm) và chất độc khai quang màu Cam đã thả trên đất nước – và ít ra là 3 triệu người đã bị tàn sát.

Hầu hết người Mỹ có lẽ không thể nào hiểu nổi điều này nghĩa là gì.

Chỉ những người Mỹ sống sót trong những lò thiêu tập thể người Do Thái (6 triệu), Serbian (1 triệu, và người Russian-Ukranian (20 triệu) trong Đệ Nhị Thế Chiến trong tay của người Đức hoặc người [Công Giáo] ở Croatia, hoặc những chuyện trong gia đình của thổ dân bị Mỹ tàn sát tập thể (90 triệu), hoặc dân Armenian (2 triệu), Hi Lạp (1 triệu) và dân Assyrian (nhiều trăm ngàn) trong những thập niên 1920, 1930 dưới tay của người Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Kurd – chỉ những người như thế này may ra mới có thể hiểu được những gì người Đông Nam Á phải trải qua dưới bàn tay của quân lực Mỹ.
BA – TRIỆU – NGƯỜI !

Cùng với lò nướng thịt thổ dân Mỹ, lò nướng thịt người Việt Nam của Mỹ đã xếp Mỹ xuống đáy của địa ngục – cùng với những công ty nổi tiếng như Nazi của Đức, chính quyền Công Giáo Ustashi ở Croatia, quân lực Nhật Bản, quân lực Thổ Nhĩ Kỳ, những đoàn quân bạo dâm chiến thắng của Tây Ban Nha, những đoàn quân Mông Cổ, La Mã và những con quỷ diệt chủng như trên.

Đại đa số người Mỹ tuyệt đối không có một kinh nghiệm nào để so sánh với những điều trên. Nhưng đó là những điều đã xẩy ra trong thời đại của chúng ta, đối với những người trên 27 tuổi. Chỉ có những người đứng đắn, có lòng tốt, ở Mỹ là những người công khai chống sự ác ôn này. Và những người có đủ can đảm để xuống đường thì được thưởng bởi những đòn đập bởi những con heo nhơ bẩn sát nhân với máu lạnh trong FBI và vệ binh quốc gia.

Trong khi đó thì những người Mỹ ái quốc, kỳ thị chủng tộc tiếp tục sống cái gọi là đời sống “bình thường”, hoàn toàn lãnh đạm với cuộc tàn sát đẫm máu được thi hành nhân danh họ, ăn nhậu trên những miếng thịt bò tái và xem TV, chơi “golf” và đi dự những “parties” trong khi những đứa trẻ Việt Nam bị thiêu sống trong làng mạc của chúng bởi những tên phi công trời đánh của chúng ta, và vô số phụ nữ thường dân Việt Nam bị hãm hiếp tàn bạo và toàn thể các gia đình bị bắn chết bằng súng liên thanh bởi những binh sĩ trời đánh của chúng ta.

Không chỉ những con quỷ Nazi Đức mới phạm tội diệt chủng. Chính quyền ác ôn và quân lực Mỹ của chúng ta cũng phạm tội diệt chủng. Hằng triệu người. Và tuyệt đại đa số nạn nhân là người dân thường không có ai bảo vệ. [Vậy mà có tên chống Cộng ngu đến độ đòi đưa Cộng Sản ra Tòa Án Xử Tội Phạm Chiến Tranh vì vụ Tết Mậu Thân ở Huế]

Dân thường Đàn Ông . Đàn Bà. Trẻ Con.
Hãy coi câu chuyện ở Mỹ Lai như là một thí dụ về người lính Mỹ anh hùng của chúng ta khi hành sự - tàn sát trẻ con và hãm hiếp con gái Việt Nam để làm cho thế giới yên ổn cho những công ty như Coca Cola và hãng dầu Standard.

Sau cuộc tàn sát …bệnh tật và chết thêm:

Nhờ có sự kỳ thị chủng tộc kiêu căng, tự cho là công chính và không quan tâm của Mỹ mà người Việt Nam tiếp tục bị đau khổ. Năm 1985 người ta ước tính là một phần ba đất đai [Nam] Việt Nam bị nhiễm độc, vì Không Quân Mỹ đã dùng thuốc khai quang như Chất Độc Màu Cam. Điều này đã khiến cho Việt Nam nghèo nàn, đất đai bị ô nhiễm nặng và có đầy những trái bom chùm chưa nổ - và người dân bị khủng khoảng tâm lý. 30 năm chiến tranh diệt chủng được nối tiếp bởi gần 20 năm cấm vận của Mỹ. [Giáo sư Noam Chomsky cũng đã châm biếm, cho rằng Mỹ đã thắng một phần ở Việt Nam (A partial victory) vì đã thành công để lại cho Việt Nam một di sản tan hoang đất nước, khó có cơ hội phục hồi về xã hội và kinh tế… (Nhưng CS đã phục hồi được về xã hội và kinh tế, và còn tiến xa hơn trước)]

Trong những năm từ khi những binh sĩ Mỹ giết người, hãm hiếp, lực lượng SEALS [Sea, Air and Land Forces], của Thủy Quân bị đá ra khỏi Việt Nam một cách ô nhục, cái di sản ác ôn của Mỹ để lại vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến người dân. Chất độc Da Cam đã đưa đến nhiều vụ khuyết tật bẩm sinh trong những thế hệ người dân Việt Nam và nhiều trăm ngàn trường hợp chết về ung thư đã xẩy ra trong những người sống trong những vùng bị trải thuốc khai quang..

Những trái bom chùm chưa nổ đã tạo ra những bãi mìn không có họa đồ, làm cho mọi người sợ hãi không dám canh tác trong những cánh đồng có thể trồng trọt được và ruộng lúa. Những trái bom đó của Mỹ vẫn tiếp tục giết hại, làm chân tay tàn phế và bị tàn tật suốt đời cho nhiều ngàn trẻ con và người lớn Việt Nam.



“Tôi tin rằng nếu chúng ta đừng xía những bàn tay dơ bẩn, đẫm máu, nắm đầy đô-la vào việc của những quốc gia trong Thế Giới Thứ Ba đầy những người thất vọng, bị khai thác, thì những quốc gia này sẽ tìm ra giải pháp cho chính họ. Và nếu bất hạnh là cuộc cách mạng của những quốc gia này phải dùng đến bạo lực là vì những người có của từ chối không chịu chia sẻ với những người không có bằng phương pháp hòa bình nào, thì những gì họ chiếm được sẽ là của chính họ, không phải là của kiểu Mỹ mà họ không muốn và nhất là không muốn bị nhét xuống cổ họng bởi người Mỹ.”

Tướng David Sharp
Nguyên Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ
1966

“Theo sự phán xét của tôi, chúng ta sẽ trở thành kẻ có tội vì là sự đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới. Đó là một sự thực xấu xa, và người Mỹ chúng ta không thích đối diện với nó. Tôi thật không muốn nghĩ rằng một trang sử của Mỹ sẽ được viết ra liên quan đến chính sách vô pháp của chúng ta ở Đông Nam Á.”

Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse
(Đảng dân Chủ - Oregon), 1967



“Cái tội ác lớn nhất từ sau Đệ Nhị Thế Chiến là chính sách đối ngoại của Mỹ.”
Ramsey Clark,

Nguyên Chưởng Lý Mỹ dưới triều Lyndon Johnson.

Nhân Quyền Ướp Muối


Hoang Huu Phuoc, MIB



Nhà báo Việt Kiều Amari ở Houston, Hoa Kỳ, là tác giả của rất nhiều bài viết đặc sắc mà độc giả khó thể bỏ lỡ, gần đây có bài viết tựa đề “Hãy hành xử cho đúng đạo làm người” nói về một mụ dân biểu Mỹ vừa tuyên bố sẽ vận động sao cho dự luật 484 được Hạ Viện thông qua trong tháng 9 tới đây để đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC tức danh sách các quốc gia Mỹ cần phải quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
(http://nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/binh-luan-phe-phan/h-y-hanh-x-cho-ung-o-lam-ng-i-1.363554,http://hhphuoc.blog.com/?p=79 )


Tôi cho rằng mụ ấy và những con tương cận (xin lỗi độc giả vì tôi là học sinh xuất sắc môn Vạn Vật Học ở bậc trung học Sài Gòn trước 1975 nên sử dụng rất nhuần nhuyễn cụm từ chuyên ngành này mỗi khi tôi bắt gặp một chủng loài thú vật) chẳng đáng để tôi phải quan tâm vì tất cả người có trí óc chưa bị đưa ra hội đồng giám định tâm thần đều luôn hiểu rất rõ thế nào là đa đảng ở Mỹ, thế nào là bầu cử tổng thống ở Mỹ, thế nào là dân biểu ở Mỹ, và thế nào là tự do-dân chủ ở Mỹ.


Về chính trị, nói một cách thật ư là chính xác thì cái mà nhóm Việt kiều chống cộng hô hào đòi “đa đảng” cho Việt Nam lại không có gì để dẫn chứng cho cụ thể bởi vì Mỹ đâu có đa đảng mà chỉ có … nhị đảng tức có hai đảng mà thôi, hóa ra rất đáng tự hào vì có nhiều hơn hệ thống chính trị tại một nước cộng sản tới những một đảng lận sao! Hai đảng này tên gọi là Dân Chủ và Cộng Hòa và giống nhau như khuôn đúc như song sinh cùng một mẹ hoặc sản sinh vô tính từ một lò, tức là cùng thuộc giới tư bản, bị trói buộc bởi một sợi lòi tói thép không gỉ mà mỗi khoen có ghi khắc rõ các “quân lệnh”, chẳng hạn “chống Nga” (nghĩa là thay đổi object của động từ “chống”, thay chữ “cộng” bằng tên của quốc gia nào vừa xóa sổ đảng cộng sản xong – thí dụ: nay vẫn coi Nga như kẻ thù dù Nga đang là nước tư bản, không còn là quốc gia cộng sản), “chống Cộng” (thí dụ: luôn hỗ trợ các nhóm phiến quân hay các chính sách nhằm lật đổ cho kỳ hết các chính phủ cộng sản hoặc thân cộng sản), “chính phủ sau phải thực hiện chính xác những gì chính phủ trước đã cam kết thực hiện với nước khác” (thí dụ: cả Dân Chủ và Cộng Hòa đều phải đánh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), và “không chơi với bất kỳ ai” (thí dụ: kế hoạch thôn tính Canada và Anh Quốc). Chỉ có người mê muội mới nói rằng Mỹ “đa đảng” do có hai đảng.


Bầu cử tổng thống ở Mỹ có nghĩa là (1) thời gian người dân Mỹ nghe hai ứng cử viên của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thi thố tài hùng biện dùng võ mồm tấn công nhau vì dân Mỹ khoái nghe đấu khẩu, và (2) thời gian ứng cử viên đi gom cho đủ tiền từ những người đầu tư chức tước, nghĩa là mỗi ghế trong chính phủ đều có giá của nó, và nếu anh góp cho quỹ vận động tranh cử của tôi một triệu đô-la chẳng hạn thì nếu tôi đắc cử thì anh sẽ được toại nguyện trở thành đại sứ Hoa Kỳ ở Anh Quốc – nếu anh nêu tên nước ấy và không có ai khác đóng tiền cao hơn cho cùng ghế ấy, 10 triệu thì làm bộ trưởng bộ nào đó, v.v.; còn nếu tôi thất cử thì coi như anh mua nhằm vé số không trúng.


Dân biểu ở Mỹ là người chỉ làm mỗi một việc là đi gom phiếu cho kỳ bầu cử tiếp theo. Song, do số phiếu có hạn vì dân số Mỹ chỉ có bấy nhiêu mà lần nào cũng có đến hơn 40% người dân không đi bỏ phiếu, nên có vài vị do bất tài vô dụng không nổi tiếng bằng các vị khác nên ắt nếu bị bắt bò bốn chân và sủa như chó thì vẫn có kẻ làm để lấy được phiếu, huống hồ gì việc cỏn con là làm đám dân Mỹ gốc Việt chống cộng cực đoan hài lòng bằng cách hùa theo chửi cha Việt Nam, đe dọa cho Việt Nam biết thế nào là lễ độ bằng cách tung mấy chiêu cũ rích về tôn giáo, tự do, dân chủ, và nhân quyền. Ứng cử viên dân biểu Mỹ do đó là kẻ đi gom đủ phiếu để có thế thắng cử, và trong nhiều trường hợp bao gồm cả vài ba vị muốn bày tỏ thân phận tôi đòi của mình đối với chủ phiếu bầu dù chủ phiếu bầu là hạng đá cá lăn dưa xó chợ đầu đường.


Tự do ở Mỹ có nghĩa là muốn vận động cho ứng cử viên tổng thống Richard Nixon thì cứ in mặt mũi Nixon, tên Nixon, kèm lá cờ Mỹ lên quần lót của đám người mẫu đang khoe vú trên bờ biển Florida, đặc biệt ở vị trí trung tâm đắc địa nhạy cảm phía trước và phía sau của quần lót. Tự do ở Mỹ có khi đồng nghĩa với mất dạy. Chẳng hạn khi hai vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt, phải bỏ nhau; người vợ được ông hàng xóm thương tình cưu mang, cho công ăn việc làm, và nơi tá túc. Thế mà khi ông hàng xóm chính thức mời ông chồng cũ nay là đối tác quan trọng đến nhà chơi, bà vợ cũ lấy chiếc đủa cả gõ điếc tai vào nồi niêu soong chảo, đứng ngay cửa trương biểu ngữ chống…cựu chồng, hét to tục tĩu chửi cựu chồng, thay vì lẽ ra phải tích cực phụ giúp ông chủ mới đón tiếp thượng khách của ông ấy để làm ông ấy nở mày nở mặt với thượng khách. Thế không mất dạy là gì. Bỏ chạy khỏi quê hương, được nước khác cưu mang, không lo phụng sự nước ấy, phục vụ chủ nhân nước ấy, lại tụ tập đông người giương cao tấm vải lạ hoắc cả thế giới Liên Hợp Quốc chớ hiểu là cái chi để nói đó là “cờ” để chửi bới thượng khách của chủ nhân nước cưu mang mình. Thế không mất dạy là gì. Thế nhưng, chính chủ nhân nước ấy cho phép người dân mới nhập cư được quyền chửi bất kỳ ai, miễn có xin phép. Như vậy, tự do ở Mỹ có nghĩa là dân nhập cư có quyền mắng từ tổng thống đến thượng khách của tổng thống, miễn có làm đơn xin phép trước đối với trường hợp chửi thượng khách của tổng thống.



Dân chủ ở Mỹ nghĩa: tổng thống là dân, vì vậy, tổng thống làm chủ đất nước. Mà lẽ nào lại có nhiều chủ? Rắn có nhiều đầu là quái vật. Thế nên, dân chủ có nghĩa là tổng thống là người dân đặc biệt có quyền tối thượng là làm chủ đất nước. Đó là lý do dân chúng Mỹ biểu tình chống chính phủ Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam, tổng thống Mỹ cứ đánh Việt Nam. Đó là lý do dân chúng Mỹ biểu tình đòi rút quân khỏi Việt Nam, tổng thống Mỹ cứ đưa quân thêm vào Việt Nam. Còn nếu nói người dân đen cũng làm chủ đất nước thì e chỉ đúng với ý nghĩa tiêu cực như trong trường hợp “biểu” dân biểu phải chống Việt Nam, phải cấm vận Việt Nam, và dân biểu sẽ “vâng vâng dạ dạ thưa chủ nhân, ngài biểu em làm gì em làm đó để làm chủ nhân toại ý ạ”.


Suy ra, ViệtNam ta không có tự do vì sự lăng mạ không được chấp nhận, việc in quốc kỳ lên quần lót không được chấp nhận, việc in tên hoặc hình ảnh lãnh tụ hay lãnh đạo lên quần tắm không được chấp nhận.


Suy ra, ViệtNam ta không có dân chủ vì toàn dân làm chủ đất nước chứ chẳng có lấy một “ông” dân đặc biệt nào để làm chủ tối thượng cả.


Suy ra, Việt Nam ta không có dân biểu chuyên nghiệp vì đại biểu quốc hội của ta không biết đi kiếm phiếu bằng cách quỳ, bò, hay cam kết sẽ chửi bới xâm hại quốc gia khác.


Suy ra, Việt Nam ta không nghèo như Mỹ, vì chỉ có người nghèo rớt mồng tơi, nghèo kiết xác, nghèo xác xơ, nghèo ngẩn tò te, mới hí hửng với hai đồng xu loại 100 đồng Việt Nam ố xỉn chất lượng hoàn toàn kém trong tay và hét to lên rằng “Tađa tài lộc”, mới hí hửng la toáng tự hào “Ta đa đảng vì ta có đến những hai đảng. Ta“đa xế” vì có những hai chiếc xích-lô đạp!


Hóa ra giở trò ma giáo vu khống Việt Nam nhằm luật hóa một nội dung chống Việt Nam để kiếm phiếu đắc cử hầu được nhân dân Mỹ nuôi ăn suốt đời lại là cung cách làm chính trị của các dân biểu tại một siêu cường như Mỹ sao? Thảo nào các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của Việt Nam Cộng Hòa ai cũng mê muội, mông muội, ngu muội vì Việt Nam Cộng Hòa đâu có đa đảng bao giờ (đến 1974 Nguyễn Văn Thiệu mới đẻ ra một đảng chính trị duy nhất là Đảng Dân Chủ với đảng kỳ là cờ vàng có ngôi sao đỏ ở chính giữa – điều mà dường như trong toàn bộ dân chúng Việt Nam Cộng Hòa chỉ có tôi là người duy nhất còn nhớ đến) vậy mà khi bỏ chạy tán loạn qua Mỹ lại rống họng chửi Việt Nam cộng sản là độc đảng độc tài.


Ở ViệtNamcó hiện tượng cho bò ăn rác vật chất của chất thải sinh hoạt, thế nào cũng có ngày bò điên cả đám. Than ôi, đây lại là lý do Âu Mỹ ngày nay phải hứng chịu hậu quả từ những người dân bản xứ đã hóa điên như xả súng và giết người hàng loạt do hàng thế kỷ trường kỳ ăn rác tư tưởng của mớ bòng bong tự do giả trá, dân chủ muội mông, và nhân quyền ướp muối.


Giả trá vì hủy phá ý nghĩa cao vời của tự do, lôi xềnh xệch nó xuống xếp hàng với bản năng loài thú như tự do luyến ái, tự do xâm phạm quyền tự quyết của dân tộc khác vốn là thứ tự do cao nhất của tất cả các thứ tự do nghiêm túc.


Muội mông vì chả còn lằn ranh kẽm gai ngăn cách khiến dân chủ và mị dân trộn với quyền phủ nhận dân chủ của nước khác thành món tả pí lù ngập ngụa cholesteron có hại.


Và ướp muối chẳng qua vì món tanh tưởi dễ ươn thối nào lại chẳng cần đến muối ướp, và thứ muối quen thuộc thường mang nhãn hiệu cầu chứng tại tòa trade mark “báo cáo nhân quyền” mà Bộ Ngoại Giao Mỹ hàng năm công bố.


Muối để ướp mà lại nhằm muối giả chế bằng muội thì than ôi cái sự bốc mùi không cách chi mà ngửi nổi vậy.


Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Cái Dũng của Thánh Nhân Chương 11 Trí Tưởng Tượng







Thu Giang Nguyễn Duy Cần



Trí tưởng tượng thái quá cũng rất có hại cho sự Điềm đạm. Sự thật ở đời lắm khi không có những cái giá như ta đã tưởng tượng ban cho. Hay nói một cách khác, sự vật ở đời tự nó không có giá trị gì cả. Nó có giá là tại nơi ta ban cho nó cái giá ấy mà thôi.
Thấy một người lạ, là đã tưởng tượng cho người ấy có những đức tánh mà tự họ không có. Hoặc cho họ là kẻ tài ba lỗi lạc hơn mình, hoặc là tưởng tượng họ khinh bạc, chế nhạo mình... Thế mới đâm ra khiếp sợ, e ngại, rụt rè... Nhưng sự thật, nếu mình gặp người đó một vài lần, thường tiếp chuyện với người đó trong năm, mười ngày, bấy giờ ta sẽ thấy họ không phải thần thánh gì mà mình phải khiếp sợ đến thế. Phải tập tánh nhìn thẳng vào sự thật, đừng để cho trí tưởng tượng viễn vông của mình nó đánh lừa mình.
Cái tính thích khen, sợ chê, nô lệ dư luận, làm cho ta hèn yếu khiếp nhược. Nhân đó, trí tưởng tượng của ta phụ tiếp vào làm sai cả sự thật.
Phần đông tưởng rằng đi đâu hay ở đâu, người ta hay để ý đến mình, rình mò quan sát mình. Nào phải có thật như vậy đâu... Có ai ở đời mà lo xem xét mình, để biếm nhẻ chế nhạo mình. Ở đời, ai cũng có việc riêng, không ai công không mà lo phê bình mình. Vả, nếu có phê bình đi nữa thì có ăn thua gì đến ta. Nhất định, phải loại trí tưởng tượng ra khỏi vòng trí thức của mình trong khi mình muốn phán đoán một việc gì cho chính đính.
Nếu ta khéo điềm tĩnh, lại quan sát cho kỹ càng trước khi phán đoán, thì tưởng không có cái chi đáng cho ta sợ nữa cả.
Trí tưởng tượng phải luôn luôn để nó ở dưới quyền kiểm soát của trí thức. Nếu trí thức nhận xét không đúng thì tưởng tượng tiếp vào chỉ để làm cho hốt loạn thêm lên...
Tuy nhiên, nói rằng trí tưởng tượng có hại, là khi nào ta để nó hỗn loạn tha hồ, không kiềm chế gì hết. Nếu ta khéo lợi dụng nó, thì nó sẽ là một lực lượng giúp cho sự Điềm đạm của ta không phải nhỏ.
Thay vì dùng trí tưởng tượng để tăng sự lo sợ, khiếp hoảng... sao ta không biết dùng nó để tăng sự Điềm đạm của ta thêm?
Trí tưởng tượng là một sức mạnh phi thường, cùng ý thức chánh đáng, nó có thể thay đổi hết tất cả cuộc diện của đời người. Luôn luôn, bất kỳ là ở vào trường hợp nào, bất kỳ là người hay vật gì, nếu ta lập tâm không sợ, rồi thì trí tưởng tượng tiếp vô, tạo ra một cảnh tượng hùng tráng cũng có thêm cho tinh thần điềm tĩnh của mình một cách hết sức đắc lực.
Napoléon, khi ra trận, lắm lúc vào sanh ra tử, vẫn như không, nhờ nơi đâu? Mỗi phần do nơi tâm tánh anh hùng của ông, nhưng nếu phải nói cho đúng hơn, do nơi cái đức tin về số mạng của ông. Ông thường bảo: "Số ta không bao giờ bị thương". Trí tưởng tượng của ông hết sức mạnh. Ông tin rằng đời ông không hề bị thương tích bao giờ. Một khi kia, ông mạo hiểm đến bảo một nhà thiện xạ, đứng xa ông 100 thước, cứ nhắm bắn ông. Người ấy chỉ bắn trúng cái mũ của ông thôi. Ông khen: "Thật là tay thiện xạ". Dẫu rằng những tích ấy là câu chuyện về ngoại sử, nó vẫn hàm một ý nghĩa rất sâu xa về ảnh hưởng của đức tin, của tưởng tượng trong cuộc đời oanh liệt của các anh hùng dũng sĩ là như thế nào.
Sư Seigen, ngày kia, trong lúc đang thuyết pháp... bỗng bị quân cướp tràn vào chùa. Bắt sư ra, tên đầu đảng hăm chặt đầu sư. Sư điềm tĩnh, mỉm cười nói:
Trời Đất cũng không phải là chỗ của ta trọ được. Thân thể linh hồn ta toàn là ảo vọng. Cây gươm của ngươi có chém ta đi nữa, chẳng qua như ánh sáng chém không... ngọn xuân phong! Ngươi làm gì giết ta đặng.
Tên đầu đảng, trước sự điềm tĩnh phi thường hết sức bất ngờ của nhà sư, dừng gươm lại và chuồn đi nơi khác.
Nhờ nơi lý thuyết của Phật gia về vấn đề sanh tử hư vô, sư Seigen đem nó tăng gia cho thế lực tinh thần của sư trước sự sanh tử, đó cũng là một cách dùng sức tưởng tượng rất phải đường, tạo cho người một tinh thần hết sức điềm tĩnh.
Tóm, trí tưởng tượng là một sức mạnh rất lớn. Khéo kiềm chế cho trúng tiết, nó làm cho ta có thể thành đặng những bậc vĩ nhân dũng sĩ. Không khéo kiềm chế nó, để nó hỗn tạp lăng toàn, nó trở lại là một sức phá hoại tinh thần con người, làm thành những bộ máy vô hồn, những tinh thần khiếp nhược.

Đông đã về trên khắp nẻo đường – Anh có về trong mắt em?




Trời trở mùa, lòng người lại bận rộn hơn. Gió heo may từng đợt kéo về trên đường dài vô tận… Nỗi nhớ người thương thêm trào dâng tha thiết, ước hẹn thưở nào nay đã quá xa xôi…!!

Cứ mỗi độ đông về, cái lạnh lại bắt đầu len lỏi trong từng góc phố, từng con đường nhỏ thân quen, từng trái tim đang thổn thức vì một người. Mùa đông mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc… Ta nhớGió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, nhớ cái ấm áp của tình người, nhớ những tấm lòng bao dung, nhớ những con người sống trọn tình vẹn nghĩa… Mùa đông lạnh để lòng người xích lại gần nhau, mùa đông lạnh cũng để thử thách những trái tim ấm nóng biết yêu thương, biết vỗ về.

Cái lạnh của mùa đông khiến lòng người tái tê. Tiếng gió vi vu, cuộn trào trong những cơn bão lòng càng làm thêm cô quạnh cái rét đầu đông. Mùa thu, mùa đổ lá đi qua, đổ vào lòng người bao nhớ thương vụng về nhưng da diết, đổ vào mắt ai cả trời chiều bình yên. Mùa đông, mùa rạo rực trong cái rét cắt da cắt thịt, mùa của những hơi thở phả vào trong nhau hạnh phúc ngập tràn. Thu đi rồi đó anh, bên em chẳng còn hanh hao khắc khoải… Mùa đông này anh có lỡ hẹn với yêu thương?

Em muốn viết bản tình ca gửi trao anh trong mùa đông này. Mỗi khúc nhạc dạo lên sẽ có con đường rợp bóng xanh trải dài muôn lối, có nụ cười duyên ngập ngừng bối rối, có ánh mắt em nhìn theo dõi bước anh đi… Em sẽ viết gửi cho anh với tất cả trái tim, bằng cả niềm tin yêu bấy lâu em giấu cất. Anh có cảm nhận được không? Tình em trao anh là chân thành, rất thật. Em muốn gói gém vào bản tình ca này để trao gửi hết nơi anh…!!

Đã bao mùa đi qua, em từng ước sẽ có một người cùng em chung bước trên con mùa đường mùa đông lạnh giá. Em ước có một bàn tay sẽ đan cài vào một bàn tay, một cái ôm thật chặt để thỏa bao nỗi mong chờ, em ước có một người vì em mà nhẫn nại… Nhưng tiếc rằng, cuộc đời có mấy khi đủ vẹn nguyên cho những giấc mơ muốn níu, cho những khoảnh khắc muốn giữ và cho một người muốn buông. Em lại trở về với thực tại nơi em, mọi thứ hanh hao vỡ vụn.

Ngoài đường thành phố đã lên đèn, ngõ vắng buồn tênh, một mình em giữa chiều đông lạnh giá. Gió đông từng đợt kéo về, rì rào bên hiên nhà, lọt qua khe cửa kính va đập vào nhau. Em muốn vùi mình trong chiếc chăn ấm như để trốn chạy khỏi không gian lạnh lẽo, cô độc. Cái rét như thấu tận tâm cam, phả cả vào trong hơi thở của những con tim đang lẻ loi giữa chốn đông người. Có lẽ, vì cô đơn mà càng lạnh buốt hơn!

Đôi khi con người ta quá mơ mộng, quá lý tưởng để rồi lại hẫng hụt trước sự thật. Nhưng cho dù sự thật ấy là gì thì tương lai sẽ trả lời thôi… Còn hiện tại sao ta không một lần cháy hết mình với những gì ta yêu quý, đam mê? Suy cho cùng ở một thời điểm, ranh giới giữa cái đúng và cái sai chỉ là một dấu chấm hỏi? Ta sống, ta yêu hết mình ở thì hiện tại, còn thì tương lai… Phải đợi thôi …!!

Mùa đông! Mùa của những cơn gió lạnh, nhưng lại là cái cớ để con người ta cảm thấy cần gần nhau hơn. Mùa đông cũng là mùa của những chàng trai đem hơi ấm của bờ vai để trao gửi yêu thương, mùa của những cô gái đan dệt sợi len làm nên áo ấm. Mùa đông, mùa cho những bàn tay đan cài bàn tay, làm nên tình yêu chung thủy. Và mùa cho tình yêu đan cài tình yêu để làm nên hạnh phúc.

Phải chăng, mỗi mùa đi qua đều để lại cho chúng ta một niềm hi vọng và sự nuối tiếc nơi trái tim. Phải chăng giữa dòng đời đầy bon chen và xô bồ này, sẽ có những phút lặng như thế, có những góc tĩnh như thế, để nước mắt chảy trôi, nghe mặn chát nhưng thấm thía, rồi lại đứng dậy, thản nhiên mà bước tiếp qua những ngày cô đơn…!!



08/11/2014

Khoảng Lặng

Vu Khống: Một Căn Bệnh Bất Trị





Trần Tiên Long







Chuyện đánh phá, mạ lỵ, lăng nhục, đặt điều, dựng chuyện để vu khống… đang là một căn bệnh trầm kha bất trị ở trong các sinh hoạt văn hóa hằng ngày của cộng đồng VN hải ngoại. Nó chẳng phải chỉ ở những nick ma, nick quỉ, mà còn rất phổ thông ở cả những tay viết có tên thật hoặc con người thật. Họ còn là những kẻ có quyền cao chức trọng ngay trong xã hội này. Người ta thường dùng nó làm vũ khí khi đang ở thế bí, không còn gì để phản biện đối với sự thật được trình bày dưới ánh sáng của trí tuệ.

Một trong cách thức gỡ gạc phổ biến nhất là chụp mũ nhau là cộng sản. Hễ mỗi lần bất đồng nhau về một vấn đề gì và ở thế bí, có lẽ cái lối chụp mũ này là dễ dàng nhất và thông dụng nhất. Chính cá nhân tôi nhiều lần đã từng bị đội cho cái nón cối làm việc cho cộng sản, viết bài theo đơn đặt hàng của Bắc Bộ Phủ, ăn lương của Việt cộng… Nhưng khi tôi đưa ra lời thách thức công khai cho kẻ vu khống thì bè đảng của hắn trả lời rằng bởi vì người ta khinh ghét tôi nên họ chẳng cần phải trả lời. Làm như chuyện vu khống là chuyện thường ngày ở huyện, thích thì làm, không thích thì thôi. Họ cho việc trưng bằng chứng khi vu khống thiên hạ không phải là một bổn phận cần thiết phải làm, nhưng là một quyền lợi mà họ có thể từ chối theo ý thích. Tôi tự hỏi đó có phải là lương tâm đạo đức di hại của một nền văn hóa Thiên La Đắc Lộ không?

Ở đời, không ai muốn đặt một cái cày trước một con trâu. Vậy mà tôi vẫn thấy họ làm như vậy hằng ngày ở trong các diễn đàn. Trước khi làm công việc tố cộng thì họ chẳng bận tâm gì để chứng minh người đó là cộng sản. Họ cứ tố khơi khơi, chẳng liên quan gì tới người họ tấn công. Những cái ác của người cộng sản bổng dưng nằm trên đầu trên cổ của những nạn nhân bị đấu tố, một việc làm dễ dàng vô cùng cho những kẻ đuối lý khi trao đổi. Nói theo kiểu tác giả Xích Lô Việt trong bài Khi Con Chiên Cờ Vàng Đòi “Đối Thoại” thì có lẽ quá đúng, rằng nếu không mạ lỵ, lăng nhục, chửi bới, dựng chuyện để vu khống thì những bài viết của họ chỉ còn lại là một tờ giấy trắng, hoặc cùng lắm thêm một câu Amen nữa là chấm hết.

Lại còn có cả một vị Tỳ Khưu kia, có lẽ đã hơn một năm rồi, suốt ngày vào diễn đàn lải nhải về một vị sư nọ. Họ xem chuyện vu khống dễ dàng như là chuyện ăn cơm bữa, chẳng cần phải bận tâm điều gì. Đó là những điều tôi không thể tưởng tượng nỗi đối với những kẻ mà thiên hạ phải gọi bằng thày; nhưng đây lại là một sự kiện có thực mà chẳng có ai chịu lên tiếng, ngoài một vài con chiên khác cùng thổi kèn, đánh trống phụ họa theo.

Như vậy, chuyện vu khống không phải chỉ có ở một vài tầng lớp nick ma, nick quỉ, nhưng còn phổ biến ở một số người đang có địa vị tiếng tăm trong xã hội, bất kể họ là kết quả của một nền văn hóa nào. Cho dù là vậy, những kẻ cực đoan chống cộng chết bỏ hay chống cộng cho Chúa, nạn nhân của một nền văn hóa Thiên La Đắc Lộ, hiện còn làm cho nó rõ nét hơn nữa.

Trân trọng,

Trần Tiên Long

Một thông tin rúng động… quan tham!



Đó là tin các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã tăng cường nỗ lực nhằm khôi phục tài sản và thành lập một mạng lưới nhằm chia sẻ thông tin về tham nhũng. Qua đó, nhất trí hợp tác về việc dẫn độ các quan chức tham nhũng. Đây là mạng lưới đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này được các chính quyền và cơ quan thi hành chống tham nhũng APEC chung tay thành lập, do Trung Quốc khởi xướng và được Mỹ thúc đẩy hỗ trợ.



Việc làm này khẳng định, tham nhũng không phải là của một hay nhiều quốc gia mà là vấn nạn toàn cầu. Cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc chiến trên bình diện toàn thế giới. Đặc biệt là với những nước như Việt Nam, một quốc gia đang bị nạn tham nhũng tác oai, tác quái.

Dù đã có rất nhiều nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận, cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam chưa đạt yêu cầu và vẫn là nỗi đau đầu của các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Theo báo Lao động ngày 30/10, bài “Hổ không răng” chống sư tử tham nhũng”, một chuyên gia chống tham nhũng nước ngoài đã gọi cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam là “hổ không răng”. Bài báo dẫn lời của ông Jairo Acuna-Alfaro – Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của Chương trình phát triển LHQ tại Hội thảo “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng ở VN” diễn ra vào ngày 28.10 tại Hà Nội: “Nếu sử dụng ngôn ngữ đời thường, thì hiện nay pháp luật phòng, chống tham nhũng có thể ví như “một con hổ không răng” do thiếu nội lực đủ mạnh để thực sự mang tính răn đe, và hiệu lực trong thực tiễn”.

Nhà báo Lê Thanh Phong, tác giả bài báo thì ví von hình ảnh như… “hổ không răng” chiến đấu với “sư tử tham nhũng”.

Cách đây 2 năm (11/2012), Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng đã từng ví việc chống tham nhũng “giống như đánh trận giả. Ở đó, súng đã nổ, nhưng không giết được kẻ thù, vì không có đầu đạn. Quan trọng hơn, quân xanh, quân đỏ trên chiến trường, đều là “quân ta cả”.

Dư luận thì bảo như là “bịt mắt bắt tham nhũng”.

Một trong những lĩnh vực tham nhũng khá quan ngại hiện nay là các dự án ODA, dự án có vốn đầu tư, buôn bán với nước ngoài.

Thế nhưng tiếc thay, các vụ tham nhũng trong lĩnh vực này đều do nước ngoài phát hiện mà tiêu biểu là tuyến Đại lộ Đông – Tây, Dự án đường sắt trên cao và mới đây nhất là vụ một công ty dược phẩm Mỹ chấp nhận bị phạt vì hối lộ, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ Công an điều tra, làm rõ.

Vì vậy, việc các nước trong khối APEC chung tay chống tham nhũng chính là cơ hội thuận tiện để Việt Nam thực hiện công cuộc phòng chống tham nhũng có hiệu quả.

Có lẽ đây là thông tin làm “rúng động quan tham”!

Bùi Hoàng Tám
(Dân Trí)

http://dantri.com.vn/blog/mot-thong-tin-rung-dong-quan-tham-993421.htm