Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Người nằm bên tôi


Người nằm bên tôi



Người nằm bên tôi buồn như bóng tối
trong ngác ngơ dội giấc lạc loài
tôi bình yên như vầng dương mới mọc
không dám hôn Người . . . sợ chạm dấu ăn năn

Người nằm bên tôi đẹp tựa mùa trăng
ảo ảnh vỡ tan tháng ngày cầm cự
ôm lặng im nghe tim mình tình tự
tôi không dám ôm Người . . . nhịp thở quá mông lung

Người nằm bên tôi giấc mượt êm nhung
nét mặt thánh trầm hồ như Đức Chúa
tôi nằm bên Người buồn nghiêng thập giá
muốn đóng Người vào nền nã hư hao

Người nằm bên tôi
Người nằm bên tôi
Người nằm bên tôi . . .

SaiGon 22.06.2014






Đêm không một mình



Đêm không một mình
Tôi nói chuyện cùng người nơi xa đã ngủ
Tự thú tôi yêu . . .

Tình tôi như cánh diều
vút lộng hồn gió
Hồ như hư vô đứng đó
Tôi mở trong tôi
một ngõ đợi chờ . . .

SaiGon 27.06.2014


Tác giả : Hà Duy Phương

Nếu nghĩ rằng Mỹ ủng hộ Việt Nam là hơi…lú




TT Obama gặp Chủ tịch TT Sang. Ảnh: Internet

Ngày 10/7, với 100% phiếu thuận, Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết S.RES. 412 về Biển Đông, yêu cầu TQ quay lại nguyên trạng trước ngày 01/5/2014.

Dân Việt mừng húm, cuối cùng đế quốc Mỹ đã giúp…những người cộng sản Việt Nam. Giá Mỹ đưa Hạm đội 7, tầu sân bay vào biển Đông thì càng tuyệt. Nếu tiện, cho vài phát Tomahawk vào cái giàn khoan cho tiêu luôn. Hết lằng nhằng, dền dứ, dọa nhau.



Mừng thì có mừng, nhưng xin các cụ nhìn lại chút và bình tĩnh suy xét. Mỹ và Việt Nam có gì chung để giúp nhau nào.

Mỗi lần gặp nhau chỉ bàn cãi Nhân quyền, Dân chủ, Tự do, Tín ngưỡng… những giá trị phổ quát cả thế giới đồng ý, nhưng Việt Nam “một mình một ngựa”. Khi nào bị ép quá, thả vài tù nhân lấy lệ. Xong việc lại vẫn như xưa. Chả có đất nước nào hành xử kiểu mất lòng tin đến thế.

Chiều nay đi qua Nhà Trắng, mình gõ cửa Obama xem ý ủng hộ Việt Nam thế nào. Thấy mỗi chú chó Bo ra sủa “go go – gâu, gâu”, ý nói đi đi, làm gì có chuyện ngược đời thế. Lú mới nghĩ thế.

Thượng viện Mỹ làm việc này là vì quyền lợi của Hoa Kỳ ở biển Đông. Họ hiểu, không làm tới nơi tới chốn, sẽ có kịch bản Ukraine – Nga, cũng như nhiều xung đột khác trên thế giới.

Preventive measure – phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, là thượng sách. Để xảy ra mới giải quyết thì quá muộn và tốn kém. Tốt nhất diệt từ trong trứng mầm mồng bành trướng của Bắc Kinh. Mỹ sợ nhất sau này vào thăm cảng Cam Ranh lại phải xin phép Trung Quốc.

Hơn nữa vụ Ukraine đã cho Mỹ bài học về cách dùng lạt mềm buộc chặt. Putin đang xuống thang vì bị cô lập, đánh Ukraine thì không được rồi, mà rút thì hèn. Tiến thoái lưỡng nan, cô lập về kinh tế và ngoại giao đang làm nước Nga mất đi hình ảnh đẹp, kinh tế suy thoái. Để tình trạng này lâu, Putin dễ về vườn đuổi gà cho vợ đã li dị. Ông vừa lật đật lên tiếng đòi cải thiện quan hệ với Mỹ.

Với Trung Quốc cũng thế. Thượng viện thông qua nghị quyết về biển Đông là màn dạo đầu cho những tính toán dài hơi của Hoa Kỳ.


Chú chó Bo của gia đình Obama. Ảnh: Internet

Người Mỹ nhìn hai anh em cộng sản như môi với răng, bỗng thành kẻ thù không đợi trời chung, mang thuyền đánh cá và tầu tuần ngư dền dứ nhau, như hai đứa trẻ mới lớn học đánh trận giả.

Thằng anh không ra hồn thằng anh, lừa dối có hạng. Thằng em cũng chẳng hơn gì, theo anh, trung thành tuyệt đối, ai nói xấu anh là không đựợc, coi như…trốn thuế và dùng bao cao su đã qua sử dụng.

Một hôm, thằng anh dở trò khốn. Em bị anh đánh, chẳng biết kêu ai, vì có chơi thân với ai bao giờ đâu, cứ nghĩ anh tao khỏe lắm, đố thằng nào dám sờ. Hóa ra anh tao mới là côn đồ chính hiệu.

Trong chính sách đối ngoại của VN, Mỹ luôn là đối tượng nguy hiểm, Trung Quốc là bạn. Trong hoàn cảnh ấy mà nghĩ Mỹ đứng ra bảo vệ VN là hơi…lú.

Chẳng qua, thấy cảnh đuổi nhau mà không bắn (no fire no fun), cao bồi ngứa mắt, đánh thì đánh luôn đi, kiểu ú tim gì thế.

Nếu Trung Quốc cho rằng biển Đông là của mình, Việt Nam “xâm lược” bằng tầu đánh cá, sao không bắn bỏ. Chẳng qua là nhận bừa, bắn chủ nhà thì rõ là ăn cướp còn gì.

Thằng em cũng thế. Là đất của mình, có trộm vào, sao không đập vào mặt, vả cho nó gẫy răng, mà lại bảo, gia đình anh em bảo nhau. Quốc gia gì mà yếm thế đến vậy, ai còn dám chơi. Người ta có thể giúp người yếu, không ai giúp kẻ hèn.

Chả biết các cụ thế nào, tôi nghĩ Mỹ chẳng ưa gì Việt Nam, nhưng thấy ngứa mắt do Trung Quốc dở trò bẩn ở biển Đông, để lâu phân trâu hóa bùn, quyền lợi Mỹ bị va chạm. nên cao bồi bỏ phiếu cái roẹt.

Không hiểu viết thế này thì Cua Times có…lú không?

HM. 11-7-2014

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Trí thức lưu manh hóa vì đâu?







Số liệu thống kê cho biết, cả nước hiện có hơn 9. 000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học (*). Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức.


Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như: nguồn lao động trẻ, vị trí đắc địa trong khu vực, tài nguyên khoáng sản dồi dào…, nhưng nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu… Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người, do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người, không tôn trọng trí thức đích thực.

Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi đó là nhân tố chính cho sự hưng thịnh của một quốc gia. Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh, sĩ diện với bằng cấp thường dị ứng với sự sáng tạo, canh tân; lo lắng trước những tư tưởng cải cách và xa rời các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Xã hội đó đương nhiên sẽ tụt hậu.

Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu.

Con số lượng hùng hậu giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đã nêu trên là con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học – sáng tạo – sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống… Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình… “sản xuất mì tôm”.

Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu quốc tế như: Sam Sung, Huyndai, Kia. Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota, Honda… Singapore có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới… Chúng ta không có một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các nước trên thế giới.

Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bị lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo (đào tạo quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giả và dỏm), lãng phí cả khâu sử dụng – nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ.

Nghèo, dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội. Cái tội là ở chổ: nghèo, đói, lạc hậu, thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chiu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ, để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước, nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.

Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?

Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở một góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm, muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn.

Họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống, để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm”. Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống.

Rồi cứ thế, mỗi người trong xã hội cứ liên tục hại mình, hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người, nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự dẫn dắt tồi tệ.


(Ảnh của Book Hunter)

Trong một xã hội, khi sự thật bị bóp méo, tẩy chay trí thức Việt từ chổ ”người sáng” cũng trở thành “người mù”, ngay thẳng cũng trở thành “còng lưng”. Họ im lặng, cúi đầu để hưởng cuộc sống an nhàn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.

Với mức giá, mức lương hiện tại, xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu, nâng cao chuyên môn tay nghề, phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền kiếm sống, làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội…

Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn ở giới trí thức. Rồi khi lên nắm cán bộ thi nhau chia chác, nhũng nhiễu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội!

Chưa dừng lại ở đó, giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến: những người, lẽ ra, phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo.

Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi… ) sao mày không giàu (không bán kiến thức lấy tiền tiêu cho sang trọng)? Câu nói đó có lẽ hơi sống sượng, chợ búa, nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của những con buôn chứ không phải của trí thức.

Mặt khác, một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định, cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ. Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai, họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao.

Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.

Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.

Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị lưu manh hóa.

Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.

Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên xã hội này. Trí thức Việt nói riêng, dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đợi mong mỏi một vị minh quân, một vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này.

Nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt, định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, một vị cứu tinh nào đó hay một vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.

Tiểu Bối

—–

Không có Tôn giáo nào cao trọng hơn Sự thật






Đây là một mẫu đối thoại ngắn giữa Thần học gia người Brazil,
Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma…
Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò:





“Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất? ”
Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…
Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:
“Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.
Để giấu sự bối rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:
“Cái gì làm tôi tốt hơn? ”



Ngài trả lời:

“Tất cả cái gì làm anh
Biết thương cảm hơn
Biết theo lẽ phải hơn
Biết từ bỏ hơn
Dịu dàng hơn
Nhân hậu hơn
Có trách nhiệm hơn
Có đạo đức hơn”.
“Tôn giáo nào biến anh thành như vậy Là tôn giáo tốt nhất”.

Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:
“Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh

Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới.

Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta. Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.

Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.

Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành,
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.
Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.

Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác.

Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.”

Cuối cùng ngài nói:
“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,
Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,
Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,
Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.

… và …
“Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự thật

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư





Những ngôn từ nối nhau như sợ không kịp diễn tả những cảm xúc trào dâng. Như thể, chỉ chậm một khoảnh khắc là thiên nhiên xanh trên trái đất này sẽ biến mất, như vó ngựa trên thảo nguyên, như thoáng ánh cầu vồng sau cơn mưa, như hơi thở nhẹ…
Đó là những gì có thể cảm nhận từ thơ của Nguyễn Hoàng Anh Thư (bút danh Nhật Thu), hiện là cô giáo dạy văn trường Hai Bà Trưng - Huế. 


NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ



Nỗi sợ hãi của loài thú hoang


Chúng tôi đã lo sợ như thể
Mặt đất đã không còn bóng cây thưa
Mưa - đông - chớp - lốc
Nỗi lo âu điền vào không khí đen màu
Cuộc sống như làn hơi đè nén
Và di chuyển, bơi, hít vào lồng ngực
Ngạt hơi tràn sợ hãi há hốc tai

Loài thú hoang sợ ngày qua nhàn rỗi
Còn loài người sợ mất việc làm
Kẹt xe - chen lấn - xô bồ
(chẳng bù một chút với loài thú hoang ấy nhỉ)
Và loài người sợ vỡ sông ngân
Ngập tràn nỗi nợ nần trần gian vô hóa giải
Tình yêu nồng cháy sợ hãi
nỗi mặc cảm trơ dòng

Và chúng ta sợ như loài thú hoang hết đường về rừng xưa ngày đó
Sợ những thứ rơi ảo giác
Sợ cuồng phong giận dữ không nhận ra cõi sống đang về
Chúng ta sợ mất nguồn kết nối
Sợi giao cảm không bắt nhịp nỗi nhớ về mạch trái tim
Sợ cả nền văn minh mà chúng ta đang rơi ảo giác
Gẫy nhiễu cả chặng dừng
loài thú hoang ngơ ngẩn
tìm hoài vọng màu xanh

Một thế giới tinh khiết từ thực tế
Một ảo vọng tràn về
Loài thú hoang muốn mở mắt của bạn thức dậy từ ngày hôn mê...




Lời thách thức của những chiếc búa



Lưỡi búa vẫn vẹn nguyên từ kỉ nguyên Phấn Trắng
Đã có những bàn tay con người vượn đục đẽo tìm sự văn minh
Trẻ con ở phương Tây rất mê chiếc búa Socola của Thần Sấm
Khi người lớn chưa dẫn chúng đi chơi vào dịp lễ
Điều thú vị đã ở trong những căn bếp ấm cúng với nhiều thức ăn
ngon mắt
Còn đám trẻ con nhà nghèo ở quê tôi vùng biển chỉ biết nghịch cát và
vui đùa cùng những bông hoa mặt trời sắc nhọn rỉ máu ra tay
Chiếc búa của Thiên Lôi cứ chớp liên hồi
Ngắt quãng cả một dòng thâm u trong những nếp nhăn trên trán
con người
Họ chưa và chẳng nghĩ ra được sự công bằng tuyệt đối
Trên những nhát chặt đẽo của người thợ rừng lành nghề cũng chỉ là
tương đối
Trên những phiên tòa chật cứng những tội lỗi
Sẽ còn nỗi xót xa ai oán khi chiếc búa của thẩm phán bị xê xích bởi dư
luận và sự ngụy biện tinh ranh
Sự ngụy biện bị che đậy bằng những lòng lang đội lốt
Sự ranh mãnh hiểm ác ấy đâu biết con linh miêu mắt trong suốt nhìn
xuyên từng uẩn khúc gấp hằn lên hàng hàng thiên niên kỉ
Nó sẽ mang sức mạnh hồi sinh
Những con người trong hàng ngàn nấm mộ hiu hắt trên những nghĩa
trang, trên những ụ sâu của rừng thiêng sông suối
Những lời rì rầm sẽ cứ vọng mãi... vọng ngân
Như những bài Thánh ca - như tiếng chuông nguyện cầu
Sâu tựa ánh từ bi của ngài Quán Thế Âm
Vọng vang những điều tưởng như là cuộc đời vô thường nhưng
bất diệt
Những linh hồn còn sống
Họ đang sống với chúng ta
Cũng biết vui buồn hờn giận..., còn nhiều vất vưởng những oan khiên
mang nặng trong những phận mỏng tựa làn hơi
Nhưng họ đã trải qua những phong ba
Còn con người - đang đối diện từng giây với những hỉ nộ ái ố, với
những lời nói và hành động của cõi sống
Đang hy vọng có những cây búa thần thánh trong những phiên tòa
Và con người vẫn còn niềm tin vào tâm linh bí ẩn...




Một đêm... mưa mùa đông


Không gian rộng lớn của siêu cảm giác
...được làm đầy với đêm tối
Nàng Thơ... như một sự sùng bái ảo giác
Đó là mỗi giọt mưa
nó tuyệt vời như lời sống bện chặt
Nàng thường đối chất với cảm giác
bối rối, trêu chọc, đề cao hay ngưỡng mộ
như sự run rẩy mây mù
cảm thấy như sắc đẹp
với khả năng siêu phàm
Nàng Thơ đứng quá giang trong mưa
tại phần đầu của đoạn đường
nối vào tôi chờ đợi
mà không có hy vọng của một chuyến đi.
Tôi biết mỗi giọt mưa của ngôn ngữ không tên
Giọt mưa là chuỗi các biểu hiện mệt mỏi,
nhưng hấp dẫn
Những hạt mưa chết rủa bởi tôi được ngâm qua
Và, giọt mưa nằm trên đường đứt gãy những hoạt động
Thực và Hư
Ảo và Mộng (hầu như thực đã rất ít)
nhưng nó rung với một điện sinh ra từ ý nghĩa trái ngược nhau
Nó là thời gian của mưa rơi.

Và hôm sau,
Một màn sương bao phủ tất cả mọi thứ,
và với ánh nắng mặt trời,
đã bắt đầu phát triển mạnh và kỳ lạ
Tôi cảm thấy vẻ đẹp của buổi sáng
Tôi có thể hiểu như thế nào là một người sắp chết đuối
Có thể cảm thấy một khát sâu dập tắt hữu thể.
Làm thế nào để thân không còn là nô lệ của người Thầy trong tâm trí
của mình
Tự do thả rơi bản ngã
Rơi vào tấm màn che của thế giới tự nhiên
thông qua một vẻ đẹp của một khối đa diện Platon và vĩnh cửu.
Như rơi từ đỉnh đèo
Có cảm giác của một hiển linh
hạnh phúc, sức mạnh được tạo ra bởi nó đã đi xuyên qua sự u ám
Chính xác như dòng hải lưu quen thuộc của ngư dân trên biển
Như mặt trăng của trái đất từ một đến hai bể đúc ánh sáng trên diện
tích của bóng tối, ấp lên mặt nước
Là sự đứng dậy từ quỹ đạo tình cảm
Phải vượt qua sự tràn ngập trong điều xấu hổ
Và lướt nhẹ sự mặc khải
ánh sáng u ám... đã đi xuyên
Tạo sức mạnh kỳ lạ của thời điểm
Như một sự nhầm lẫn thời gian
sự kết hợp run rẩy cùng của bóng tối, ánh sáng
và đổi hướng trong thời gian thật mỏng
Như là một cảnh quan tươi đẹp
để trong mắt một người mù
không còn phải hít phải không khí nhiễu loạn
Đêm... thật yên tĩnh
Sự yên tĩnh đang lắng nghe từng nhịp thở
Rất thực...
Để rơi vào giấc mơ.

Ngày tàn của trí thức



Tại các quốc gia Tây Phương, khi thế quyền bị tách rời khỏi thần quyền, khi không còn các Đấng Quân Vương trị dân với sự ủy nhiệm của Thiên Chúa, và đương nhiên là theo Thánh Ý Ngài, thì quyền hành bỗng dưng gặp phải một sự thiếu vắng ý nghĩa, một định hướng luân lý, một nền tảng để có thể xây dựng trên đó những giá trị đạo đức. Khi đó, cái « thời » của người trí thức đã đến. Người trí thức trở thành những kẻ định ra hướng đi của xã hội, vẽ đường cho những cải cách, những cuộc cách mạng, phê phán về tính « xấu » , « tốt » , của những quyết định và chương trình chính trị. Các chủ thuyết lớn ra đời, mang theo những ước vọng, lập ra những khuôn mẫu giáo điều, dựng nên những thần tượng, lấp vào chỗ trống của Thần Quyền. Thời của những chủ thuyết cứu rỗi (messianisme) đã đến, với hàng giáo phẩm không ai khác hơn là tầng lớp trí thức.

Dưới bầu trời phương Đông, không có Thần Quyền, chỉ có « Thiên Mệnh », một phần lệ thuộc « vận khí » của triều đại, nói nôm na là sự may mắn của triều đại ấy (có lẽ thể hiện Ý Trời ?), một phần được quy định bởi « nhân tâm ». Mà « nhân tâm » thì phần lớn được diễn đạt qua tầng lớp trí thức, tức là những kẻ biết nói văn vẻ, biết biện luận theo sách vở kinh điển, và nhất là biết viết.

Đến khi Đông Tây gặp nhau, thì trí thức phương Đông trở thành những người được đào luyện bởi phương Tây, với ít ra là những cung cách bên ngoài rập khuôn theo Tây Phương. Trí thức Đông Phương cũng phần nào được cộng hưởng sự vinh quang của các « đồng nghiệp » của họ bên trời Tây.

Rồi, thời gian trôi … Ngày nay, công kích xỉ vả trí thức trở thành một trò chơi được ham chuộng. Nước ta có Phạm Thị Hoài, qua bài trả lời phỏng vấn về trí thức trên báo Cánh Én, trước đó đã có Hà Sĩ Phu, và một số người nói theo ông ta, dư luận đều đã đề cập đến nhiều nên xin miễn bàn thêm (riêng bài của chị Hoài đã đưa đến một diễn đàn trên web với những đóng góp phong phú suốt nhiều tháng). Bên nước Đại Pháp, tờ Le Débat, một diễn đàn quan trọng của giới trí thức, ra số kỷ niệm 20 năm với bài tựa của Pierre Nora, nhan đề : « Giã từ trí thức ».

Tác giả này cho rằng có lẽ phải từ bỏ danh xưng trí thức, vì nó gắn liền với quá nhiều sai lầm và tội ác. Ông đề nghị nên đem chôn « trí thức » cùng với thế kỷ vừa chấm dứt ! Trong cùng số báo, sử gia Winock đặt câu hỏi : « Đâu là công dụng của trí thức ? » Sirinelli, một sử gia khác, diễn tả về trí thức qua «cảm tưởng mặt trời lặn», một cảm tưởng buồn … Cùng lúc, Régis Debray cho xuất bản một quyển sách tên là « Trí Thức Pháp, tiếp theo và hết ». Debray, văn sĩ tài danh, thủ khoa trường Normale Sup, chiến hữu của Che Guevarra tại bưng biền Nam Mỹ, cố vấn của Tổng Thống Mitterrand, người đã từng tham gia hầu hết các cuộc đấu tranh của trí thức suốt những thập niên vừa qua, thẳng thắn công nhận mình đã lầm đường (« j’ai déconné à plein tubes »), cũng như tầng lớp trí thức nước ông, để rồi cho rằng tầng lớp này đã chết. « Xác chết của nó còn động đậy, nó còn làm vẻ, làm dáng, nhưng trong thực tế, nó chỉ là một con ma nham nhở » (Eric Conan –Express).

Ngược lại, Alain Finkielkraut, triết gia hiện rất được chú ý, cho rằng « thái độ của người trí thức giống như một tuổi trẻ vị thành niên được kéo dài một cách quá đáng ». Tổng hợp hai ý kiến cho ra một thây ma lìa đời vào tuổi vị thành niên, nên còn tiếc nuối bám víu cõi hồng trần …

Những nguyên do của suy tàn


Vì sao hình ảnh của người trí thức lại trở nên tàn tạ như vậy ? Nội dung lập trường gọi là thiên tả của hầu như toàn thể tầng lớp trí thức suốt nhiều thập niên, đã được cảm nhận như một chuỗi sai lầm với nhiều tai hại. Sở dĩ tôi nói «gọi là » thiên tả vì trong một thời gian dài người trí thức đã cố công bảo vệ những lập trường theo chính quan điểm Marxiste, kết tụ trong chủ thuyết Staline-Mao. Họ đã bao che chế độ Goulag, miệt thị những nhân chứng phơi trần tính cách phi nhân của CS Liên Sô. Họ đã làm ngơ trước « Trăm Hoa Đua Nở » với « Bước Nhảy Vọt » và tiếp tục thần tượng hóa Mao Trạch Đông. Họ ủng hộ Bắc Việt Nam, ủng hộ Khmer Đỏ, ngay cả khi đã được biết về những cuộc thảm sát gây nên bởi tổ chức này.

Họ cho rằng « muốn ăn trứng thì phải đập vỏ trứng », muốn chiến thắng tư bản thì bằng bất cứ giá nào, phải sát cánh đàng sau các lực lượng « tiến bộ », không được gây tổn hại cho các lực lượng này, không được phân tán lực lượng, lẫn lộn mục tiêu v.v… « Những kẻ chống Cộng là đồ chó !», như lời Sartre. « Thà sai lầm với Sartre còn hơn là có lý với Aaron » là một khẩu hiệu thời thượng khác, cho thấy người trí thức đã chấp nhận thà lầm lẫn (theo Sartre) còn hơn là phản lại « cách mạng » (như Aaron).

Người trí thức Tây Phương đặc biệt là Pháp, vào lúc đó bị ám ảnh bởi quyền hành, bởi viễn tượng cách mạng « một buổi chiều » (le grand soir). Họ sẵn sàng tự tha hóa, sẵn sàng từ bỏ vai trò trí thức thực sự cho cái viễn tượng sẽ cướp được chính quyền ấy. Sự thất bại của cuộc chính biến tháng 5 1968 khiến một số trong họ quay về với những sinh hoạt trí thức thuần túy hơn. Biến cố Hung Gia Lợi, rồi Tiệp Khắc cũng là những chấn động lớn trong hàng ngũ họ. Sự thật càng ngày càng được phơi bày.

Đến khi thảm kịch của thuyền nhân Việt Nam được đem ra trước dư luận, thì người ta thấy Sartre và Aaron bắt tay hòa giải với nhau trên thềm điện Elysée, khi hai người cùng đến vận động cho việc cứu vớt đồng bào ta trên biển Đông. Sartre trở thành biểu tượng của sự dấn thân của thiên tài trí tuệ cho những mục tiêu chính trị sai lầm đến độ ngu xuẩn. Phải chăng Debray đã có lý khi trích dẫn Proust : « càng ngày tôi đánh giá thấp cái giá trị của trí thông minh » ?


Trí thức cộng với quyền hành: không còn là trí thức
Thật vậy, khi trí thức bị ràng buộc vào quyền hành, thứ quyền hành mà chúng ta thường biết cho tới nay, bất kể trong tiến trình đang chinh phục quyền hành ấy hay đang cố nắm giữ nó, thì cái tính trí thức kia bắt buộc phải bị lu mờ đi. Khi đó, quyền hành luôn chiếm ưu tiên trên sinh hoạt trí thức. Sáng tạo của trí thức sẽ phải phục vụ quyền hành. Thông thường hơn hết là sáng tạo trí thức phải lu mờ đi, phải bị che phủ bởi tầng mây quyền hành. Mà sinh hoạt trí thức không có sáng tạo, thì là gì ? ích lợi gì ? (câu hỏi của Winock)

Con người trí thức khi nằm trong quyền hành, không còn suy nghĩ như trí thức, cũng không còn nhìn các người trí thức khác với cái nhìn trí thức. Nhà văn Phạm Thị Hoài đã nhận thấy điều đó. Hai ngàn ba trăm năm trước, Lý Tư, tác giả của những bài Khắc Thạch được kể là những áng văn hay, học trò của Tuân Tử, bạn học của Hàn Phi, khi làm tể tướng cho Tần Thủy Hoàng, có phát biểu như sau về trí thức :

« (…) Bây giờ thiên hạ đã định, pháp luật phát xuất tự một nơi, trăm họ thì gắng việc công nông, kẻ sĩ thì học tập (!) những điều nghiêm cấm. (…) Tuy vậy, người ta vẫn cho cái học riêng của mình là hay, để chê những kiến lập của bề trên. Nay bệ hạ gồm thâu thiên hạ, phân biệt trắng đen, ấn định tôn chỉ, thế mà bọn tư học cùng nhau bài bác pháp giáo, nghe lệnh trên ban xuống đều đem sở học ra mà nghị luận. Vào thì chê bai trong lòng, ra thì bàn bạc ngoài ngõ (…). Vậy mà không cấm, thì ở trên thế vua sẽ phải bị giảm sút, ở dưới loạn đảng sẽ nhóm thành. Cấm đi thì tiện. Xin rằng các sách sử không phải chép về nhà Tần thì đốt đi. (…) Ai dám nói chuyện về Thi Thư thì bắt bỏ chợ. Ai dám khen việc đời xưa mà chê việc đời nay thì giết cả họ. (…) Những sách không bị loại bỏ là sách thuốc, sách bói và sách trồng trọt. Ai muốn học về pháp lệnh thì phải lấy quan lại làm thày.» (theo Trần Trọng San : Văn Học Trung Quốc đời Chu Tần)

Người trí thức Hàn Phi vắn tắt : « Nước của minh chủ không văn chương sử sách, chỉ có pháp luật để dạy, không cần trích dẫn vua trước, cứ lấy quan lại làm thày (dĩ lại vi sư). » (Hàn Phi Tử 19 – thiên 49)

Đơn giản : quyền hành muốn « nuốt » trí thức, kể cả cái « tính trí thức » trong nội tâm của chính người cầm quyền. Nhiều khi vì muốn duy trì cái « tính trí thức » ấy mà có người phải từ bỏ quyền hành, như Đức Khổng Tử.

Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ. Tôi rất thích thú khi thấy bộ trưởng Allegre của Pháp nói chuyện trên đài truyền hình về một quyển sách của ông bàn quanh vấn đề khoa học và niềm tin tôn giáo. Thích thú vì khám phá ra một ngoại lệ. Ít lâu sau ông bộ trưởng trí thức trực ngôn này bị mời về vườn hay đúng hơn là về Đại Học tiếp tục « gõ đầu trẻ ». Tôi cũng đã mua quyển « anthologie de la poésie francaise » của Tổng Thống Pompidou, chỉ vì tò mò muốn xem một ông tổng thống « làm » trí thức, viết chuyện thơ văn, không chủ đích chính trị. Malraux cũng là một ngoại lệ, Havel cũng vậy. Có lẽ những người trí thức ấy đã không bị tha hóa bởi quyền hành. Malraux, vì sinh hoạt trí thức của ông không có vẻ bị ảnh hưởng bởi thời gian tham chánh, Havel, vì phản ứng rất « trí thức » trước đòi hỏi ly khai của Slovaquie…

Giải pháp để có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa
Nếu sự tha hóa của trí thức phần lớn là do liên hệ của tầng lớp này vói quyền hành, thì có lẽ chỉ có hai giải pháp :

1) Tách trí thức khỏi quyền hành :

Cái khó của một nước như Việt Nam trong quá trình lịch sử là quyền hành thu hút hầu hết trí thức. Bên ngoài quyền hành là các thày đồ (… thày đạc, dạy học dạy hành …), mà « lẽ sống » vẫn là đào tạo học trò đi học làm quan. Hoặc giả có thể trông vào « tính trí thức » tự nhiên của dân gian, dù không có cái sở học khoa bảng ? Tại sao không ? Biết đâu chừng đó chính là yếu tố nền tảng duy trì sinh hoạt trí thức đúng nghĩa, biệt lập với tham vọng quyền hành, suốt dòng lịch sử nước ta ?

Sự sáng suốt của người dân, mầm mống của một nền « dân chủ » bất thành danh của Việt Nam ? « Phép vua thua lệ làng » , một loại « dân chủ trực tiếp » ? Thật ra, ngày nay không còn là lúc để tự thỏa mãn một cách viển vông với những nhận định kiểu này. Nhu cầu có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa là một thúc bách lớn. Nó đòi hỏi một Xã Hội Công Dân, biệt lập với chính quyền, trong đó người trí thức có cơ hội làm nhiệm vụ của mình. Nó đòi hỏi một nền giáo dục độc lập, những cơ cấu văn học nghệ thuật và thông tin độc lập. Nó đòi hỏi thay đổi cấu trúc quyền hành hiện tại của Việt Nam.
Thật ra, kinh nghiệm tại các nước Tây Phương cho thấy điều này chưa đủ. Các xã hội Tây Phương vẫn có một xã hội công dân tương đối phong phú nhưng tầng lớp trí thức của họ, như ta đã thấy ở trên, vẫn bệ rạc.

Ở Tây Phương, trí thức còn là nạn nhân của sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này đã đưa người trí thức đến phản xạ chạy theo dư luận, tìm sự ngoạn mục, tuyên bố dao to búa lớn, tranh thủ thời gian và do đó suy tư phiến diện. Thay vì đi vào những vấn đề nền tảng, suy nghĩ trong dài hạn, trong chiều sâu, tìm những khuynh hướng lâu dài trong sự chuyển hóa của các xã hội, phân tích những khái niệm và sự biến dịch của chúng cũng như sự hình thành của những khái niệm mới, thì người trí thức, do ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, trở thành những kịch sĩ của một sân khấu thời sự rẻ tiền, hò hét quanh những vấn đề đang được ánh đèn dư luận chiếu đến, trong phút chốc, rồi hối hả quay sang vấn đề khác.

Họ suy tư vội vã, để kịp bao dàn sân khấu, để luôn hiện diện trước một công chúng hay thay đổi thị hiếu, luôn sẵn sàng đào thải họ vào quên lãng. Tại Việt Nam, vấn đề này chưa thực sự đặt ra, và những nhận định quanh nó chỉ đáng được đặt trong ngoạc đơn. Sự phát triển của một tầng lớp trí thức đúng nghĩa biệt lập với quyền hành mới thực sự là vấn đề trước mắt, và không phải dễ thực hiện …

2) Thay đổi bản chất của quyền hành :

Ít ra là trên phương diện lý thuyết, một câu hỏi cần được nêu lên : có thể nào người trí thức vẫn nằm trong quyền hành mà không bị tha hóa, không mất « tính trí thức » ? Có thể. Nếu bản chất của quyền hành thay đổi, hay nếu năng lực nội tại của người trí thức ấy cho phép. Năng lực nội tại của người trí thức thì không có tính quy luật, không thể trông cậy vào nó. Chỉ còn thay đổi bản chất của quyền hành. Khi đó, phải tự hỏi :

- thay đổi để trở thành như thế nào ?
– làm sao thay đổi ?
– và nhất là ai chủ động thay đổi ?
Từ các xã hội độc tài rõ rệt, đến các quốc gia dân chủ hình thức, quyền hành gần như lúc nào cũng được coi như cứu cánh, như điểm đến của cuộc hành trình chính trị. Suốt cuộc đời chính trị, người ta làm như thế, nói như thế, viết như thế, có những thái độ cử chỉ như thế, thậm chí biểu diễn thổi kèn saxo, đội nón cao bồi, lên truyền hình hát nhạc « sến », v.v… đều với chủ đích nhắm vào quyền hành. Cái nội dung lời nói hay câu viết không quan trọng bằng tác dụng của những thứ ấy trong việc đưa tác giả của chúng đến gần quyền hành, hay bắm chặt quyền hành hơn. Tất cả những gì đưa đến quyền hành thì coi như tốt, còn lại là điều phải cố công loại bỏ.
Đạt đến quyền hành để làm gì ? Chúng ta có cảm tưởng đối với các đấu sĩ chính trị chuyên nghiệp này, đó là điều phụ thuộc ! Đành rằng khi tranh thủ quyền hành, người ta cũng có những chương trình kế hoạch kinh bang tế thế, hưng vượng quốc gia v.v… nhưng khi đã đạt đến quyền hành, họ nhẹ nhàng quay lưng phản lại những lời hứa cũ, nếu nó không thuận lợi cho sự bám lấy quyền hành của họ. Lãnh tụ Xã Hội Léon Blum trong Hội Nghị thành Tours của Quốc Tế Thợ Thuyền năm 1920 có chất vấn phe CS Đệ Tam : « các ông muốn đạt đến chính quyền để cải tạo xã hội, hay chỉ dùng chiêu bài cải tạo xã hội để nắm chính quyền ? » Thật ra, câu chất vấn này phần nào có thể đặt ra cho hầu hết những kẻ cầm quyền.

Thay đổi bản chất của quyền hành là làm cho quyền hành không còn là điểm đến của cuộc hành trình, mà ngược lại, là điểm khởi đầu. Tức là phải đưa quyền hành xuống đến gần người dân, để những sáng kiến phát xuất từ người dân có được cái « quyền hành » đưa đến thực hiện. Như thế quyền hành sẽ là khởi điểm của cuộc hành trình, thực hiện sáng kiến cải thiện là tự thân cuộc hành trình ấy, và thành quả cải thiện thành công là điểm đến.
Nếu quan niệm được quyền hành như vậy, thì trí thức không những sẽ không bị tha hóa bởi quyền hành, mà ngược lại sẽ tìm thấy nơi quyền hành động cơ để thực hiện những sáng kiến của mình.
Trên phương diện thực tế, quan điểm dân chủ trực tiếp này vấp phải nhiều trở ngại kỹ thuật, nên thường bị coi là không tưởng. Theo tôi, trở ngại kỹ thuật có thể vượt qua (xin bàn đến trong dịp khác). Cái khó vượt qua là phản ứng bám trụ quyền hành của giai cấp chính trị chuyên nghiệp sợ phải đập bể nồi cơm của họ.

Làm sao thay đổi ? Điều vừa nói, cộng với định nghĩa của một thay đổi từ bản chất, từ cấu trúc, cho thấy ngay câu trả lời : đó là một cuộc cách mạng. Mà cách mạng thì tự nó hình thành qua những điều kiện khách quan. Có còn cần phải tự hỏi : « làm sao » ?

Ai chủ động thay đổi ? Nhất định không phải là những kẻ hiện nắm quyền. Một trở ngại không nhỏ là những kẻ đối lập cũng quan niệm quyền hành trong bản chất y hệt như nhóm cầm quyền mà họ muốn thay thế. Tức là đối với những người đối lập này, quyền hành vẫn là điểm đến của cuộc hành trình chính trị của họ. Giả sử họ thay thế được một chính thể độc tài trắng trợn bằng một thể chế dân chủ hình thức, thì tình hình quả có khá hơn, nhưng vấn đề căn bản vẫn chưa được giải quyết.

Tóm lại:

Ít ra là trong trường hợp Việt Nam tôi không thấy cần phải xỉ vả trí thức. Họ làm những gì có thể làm được trong những điều kiện cụ thể ràng buộc họ. Lọt vào quyền hành và bị tha hóa không nhất thiết biến họ thành những người xấu xa, hay dốt nát. Như một tập thể, họ đa dạng như những loài hoa, người thế này, kẻ thế khác…
Vấn đề là môi trường. Nếu môi trường sinh hoạt của họ khác đi, thì ta sẽ thấy một bộ mặt mới của trí thức Việt Nam, và những cánh hoa sẽ nở đẹp trong khu vườn trí thức.

———-

http://bookhunterclub.com/ngay-tan-cua-tri-thuc/

Thủ tướng Singapore lo nguy cơ chiến tranh ở châu Á



Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng châu Á có nguy cơ xảy ra chiến tranh nếu những căng thẳng trong khu vực không được giải quyết một cách có trách nhiệm. "Không nước nào muốn chiến tranh, tất cả các nước sẽ cố gắng tránh nhưng điều đó không có nghĩa là chiến tranh không thể xảy ra", tờ Business Times dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị Tương lai châu Á ngày 23/5 tại Tokyo.


Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị Tương lai châu Á. Ảnh: Straitstimes


"Sẽ có tình trạng căng thẳng và va chạm", ông Lý nói. "Những vụ việc nhỏ có thể leo thang, những tính toán sai lầm có thể đẩy đến tình trạng xung đột không ai mong muốn".

Nội dung của hội nghị tương lai châu Á năm nay, quy tụ các nhà lãnh đạo của khu vực, bị phủ bóng bởi tình trạng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông giữa Trung Quốc với các nước ASEAN; và ở Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản.

Thủ tướng Singapore cho rằng châu Á có hai viễn cảnh trong hai thập niên tới. Một là châu Á trở thành khu vực hòa bình khi các nước cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích chung, hoặc ngược lại khu vực sẽ bất ổn nếu bị chi phối bởi các tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ trong nước.

Vì tương lai thịnh vượng, các thành viên của ASEAN có thể làm sâu sắc thêm hợp tác và hội nhập, duy trì một nền tảng trung lập để các cường quốc bắt tay nhau, ông Lý Hiển Long khẳng định.

Theo VnExpress/ Straitstimes

Lắng nghe để hiểu




“Hãy học lắng nghe bởi vì cơ hội gõ cửa rất khẽ.” – H. Jackson Brown

Cuối tuần, với nhiều suy nghĩ về những điều thuộc về quá khứ. Tôi tự đặt các câu hỏi cho chính mình về lắng nghe. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bạn lắng nghe mọi người chưa? Việc lắng nghe một ai đó có ý nghĩa gì với bạn? Hay bạn lắng nghe vì điều gì, để xác nhận những gì đang bạn đang nghe hay lắng nghe để tìm hiểu?

Cuộc sống luôn hối hả, khiến chúng ta lúc nào cũng bị cuốn theo vòng xoáy này. Chúng ta trở nên bận rộn hơn. Chúng ta có nhiều giao tiếp trên các thiết bị hỗ trợ, trên cái thế giới thuộc về internet. Chúng ta ít nhìn mặt nhau một cách trực tiếp và giao tiếp trực tiếp với nhau lại càng ít ỏi hơn. Cái chúng ta giao tiếp hàng ngày một phần là từ ngôn ngữ chát, từ tin nhắn, email hay là những cuộc gọi.

Nhưng ở xã hội chúng ta may mắn thay thời gian vẫn chưa phải là tiền bạc. Bản chất thời gian vẫn còn nguyên vẹn. Nó không như những người ở New York hay phố Wall nơi mà mọi người hối hả, vội vã đi, vội vã chào nhau. Chúng ta vẫn có những cơ hội gặp mặt bạn bè tại những quán cà phê. Ở nơi đó, chúng ta có thể giành rất nhiều thời gian cho các cuộc hẹn như vậy. Để có thể chia sẻ, tâm sự với nhau về những chuyện vui, chuyện không vui trong cuộc sống và công việc.

Các bạn biết không, tôi là người hướng ngoại. Tôi có xu hướng nói nhiều hơn những người bạn của tôi. Tôi có thể nói hàng giờ, bàn tán, thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi đã nhận ra một điều tôi là người chưa biết lắng nghe tốt. Tôi đã nhận ra khuyến khuyết này từ bản thân từ nhiều năm. Thậm chí, trong các cuộc họp tôi cũng hay có xu hướng như vậy. Đưa ra quan điểm và bảo vệ nó, vân vân.

Cho đến những tháng gần đây, tôi được người bạn tôi giới thiệu và chia sẻ cho tôi những file âm thanh chất lượng cao mà bạn tôi đã mua từ một công ty nghiên cứu về tác dụng của âm thanh đối với não bộ của con người. Tôi đã thử nghe liên tục trong ba mươi ngày, mỗi ngày ba mươi phút. Ở cấp độ một, đó là các âm thanh về tiếng nước chảy, tiếng suối róc rách, có nhịp và có giai điệu. Chụp tai nghe vào và im lặng lắng nghe trong ba mươi phút ấy, tôi cảm nhận được rất nhiều điều. Điều mà tôi chưa bao giờ làm tốt trước đây.

Tôi cảm nhận được nhịp tim, nhịp thở và sự tỉnh lặng xung quanh mình. Tôi cảm nhận được tôi đang đứng giữa một không gian thiên nhiên hùng vĩ, có suối, có rừng. Cảm nhận được não bộ của tôi đang dao động, đang suy nghĩ rất nhiều điều. Sau thời gian tôi đã lên cấp độ hai, ở cấp độ này tôi được trải nghiệm với âm thanh là các tiếng chuông nhà thờ, tiếng chuông chùa, tiếng quét lá, vân vân. Thật thú vị, bạn biết không, tôi thường thoát ra khỏi chính mình. Đó là một cảm giác thật tuyệt vời về việc lắng nghe.

Bắt đầu từ đó, tôi thường đến các quán cà phê, ngồi lặng im trong một không gian rộng lớn, chỉ một mình và lắng nghe một cách thật sự. Trong không gian đó, tôi nghe được nhiều âm thanh hỗn tạp thú vị, ở rất xa. Đó là tiếng người quét rát, tiếng cá quậy dưới hồ, tiếng đi lê dép của một ai đó, tiếng xe máy, tiếng nước đá tan ra phá đi cấu trúc và rơi xuống thành ly, tiếng giọt cà phê chảy xuống từ phin. Chưa bao giờ tôi tập trung lắng nghe những điều này trước đây, tôi hình thành nên thoái quen này khi nào tui cũng không rõ. Nhưng chính những điều vụn vặt như vậy giúp tôi có thể thấu hiểu được nhiều người hơn trong cuộc sống của chính tôi.

Tôi là người hướng ngoại, tự tin và luôn giành thế chiếm diễn đàn khi tôi trao đổi, chia sẻ với bạn, người thân, đồng nghiệp hay người tôi thích. Tôi không cho mọi người có cơ hội nói nhiều hơn tôi, tôi muốn được thể hiện bản thân trước mọi người. Chính vì vậy tôi dường như không hiểu gì về những người bên cạnh tôi. Tôi biết họ rất lâu vậy vấn đề là ở đâu? Tại sao tôi không thấu hiểu họ?

Giờ thì tôi nhận thức được, nguyên nhân xuất phát từ nơi tôi. Tôi chưa bao giờ thật tâm nghe họ cũng như tôi chưa bao giờ thật tâm lắng nghe chính mình hay lắng nghe những gì xung quanh tôi. Tôi chỉ muốn người khác phải giành thời gian cho tôi, nghe tôi để tôi được nói. Tôi muốn giao tiếp giỏi nhưng tôi đâu biết rằng đỉnh cao của nghệ thuật giao tiếp chính là lắng nghe, nghe bằng cả tâm hồn của chính mình. Bởi vì giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả hai kỹ năng nói và biết lắng nghe. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra tính cách, sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác. Vì vậy có thể xem “nói là gieo” “nghe là gặt”. Thượng đế chỉ cho ta một cái miệng để nói nhưng đến tận hai cái tai để lắng nghe cơ mà.

Các bạn có biết không, khi bạn thực sự giành thời gian để nghe hết câu chuyện của một người, nghe hết chia sẻ của một người thì lúc đó cũng chính là lúc bạn nghe được suy nghĩ của chính mình. Qua đó, bạn sẽ hiểu được chính mình và cả bạn của bạn. Ngay khi đó bạn sẽ hiểu mọi điều về chính cái tâm hồn của bạn. Nếu bạn có thể lắng nghe bằng một tâm hồn tĩnh lặng thì một sự sâu sắc tuyệt vời sẽ xuất hiện trong bạn. Khi đó bạn không còn bị chi phối bởi bất cứ điều gì xung quanh mình. Tâm hồn bạn trở nên tĩnh lặng vì bạn đang lắng nghe mọi thứ một cách sâu sắc. Nếu bạn có thể lắng nghe bằng một sự thanh thản, bằng niềm hạnh phúc, bạn sẽ nhận thấy sự biến đổi lạ lùng trong con người bạn, trong tim bạn. Đó là một sự biến đổi mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.

Đúng nhỉ, trong xã hội ngày nay việc thật tâm giành ra những phút tỉnh lặng để lắng nghe một ai đó, một điều gì đó thật là thú vị phải không các bạn. Các bạn nếu thuộc típ người nói nhiều hơn nghe thì hãy tiết chế bản thân lại. Hãy nghe họ bằng chính cái tâm hồn tỉnh lặng của các bạn, bạn sẽ biết họ cần gì ở bạn, họ yêu thương hay ghét bỏ bạn ra sao. Bạn sẽ trở nên hiểu hơn những người xung quanh bạn hơn. Bạn đừng bao giờ để mình phải hối tiếc về bất cứ điều gì, chỉ vì chúng ta chưa biết cách để lắng nghe người khác. Vậy thì, “Hãy sống chậm lại một chút, thư giản một chút để cảm nhận trọn vẹn chọn sống bạn nhé”.



Mr Lias

Người Nga xin thứ lỗi vì bài báo xuyên tạc, vu khống Việt Nam



Tác giả: Hà Thanh
.
.

Cựu giảng viên Đại học của Liên Xô viết tâm thư nói bà cảm thấy xấu hổ với người Việt Nam vì bài báo xuyên tạc, vu khống đăng trên RIA Novosti. Bà Evghenhia Galovnhia nguyên là giảng viên trường Đại học Điện ảnh Quốc gia toàn Liên Xô, nguyên Giám đốc Trung tâm Điện ảnh và Văn hoá Thể thao dành cho thanh thiếu niên. Cha bà là người quay bộ phim Người Mẹ của Đạo diễn Pudovkin.

Bà vừa gửi hồi âm lá thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi Tổng giám đốc Hãng tin Nước Nga ngày nay (MIA) về bài báo vu khống, xuyên tạc Việt Nam đăng trên bản online của hãng tin RIA Novosti, một trong những tiền thân của MIA.

” Sự thành tâm và nỗi đau trong thư của bạn khiến tôi suy ngẫm quan điểm của riêng mình….

Tiếc thay, mỗi dân tộc và mỗi thế hệ đều có những người- kỳ- nhông đổi màu để thích ứng với hoàn cảnh sống tiện nhất cho họ lúc ấy. Cái hoàn cảnh sống bây giờ của Kosyrev đem lại cho ông ta lợi lộc gì, những động cơ nào thúc đẩy ông ta – những cái đó không đáng quan tâm.

Điều đáng quan tâm là điều bạn nói về bài báo đó. Bạn nói đúng -” Tại sao phải minh chứng cái cần thiết của một quan hệ mới bằng cách phủ nhận tình bạn cũ? Đó là điều xa lạ với tính cách của cả người Nga và người Việt.”.

Điều đó không chỉ xa lạ với tính cách của hai dân tộc chúng ta, nó còn trái ngược với chất người BÌNH THƯỜNG.

Là một nhà báo, Kosyrev thiển cận và thiếu học, vì là người phụ thuộc và không trong sạch. Ông ta không có tầm tư chất báo chí đáng kể đối với xã hội để có thể phản ánh ý kiến của nhân dân Nga. Khi tôi còn là sinh viên, có những bạn Việt Nam cùng học.

Khi tôi làm giáo viên, trong số sinh viên có các bạn người Việt. Chăm chỉ, chân thành, tử tế- họ được tôn trọng bởi lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc của mình.

Đó là những người bạn, những người đồng chí của chúng tôi. Là một người làm phim tài liệu, tôi biết lịch sử hiện đại của các bạn không phải qua ai.

Tôi biết những thước phim chiến tranh Việt Nam, tôi cũng biết những thước phim về những ngày yên bình. Tôi quen nhiều người là đồng bào của tôi từng sống và làm việc tại Việt Nam.

Chưa bao giờ tôi nghe thấy một lời nào không hay về nhân dân Việt Nam, một lời nào có hại cho quan hệ hai nước.

Là một tế bào của nước Nga, tôi thấy xấu hổ trước bạn bè người Việt của mình – những người do việc bài báo của Kosyrev được đăng trên một trong những tờ báo hàng đầu của nước Nga mà có chút nghi ngại đối với sự chân thành và tử tế trong quan hệ của chúng ta.

Tôi tin nhiều đồng bào của tôi đang có cảm giác tương tự. Và họ cũng như tôi đang đề nghị một điều: Xin đừng nghĩ về nước Nga và nhân dân Nga căn cứ vào những bài báo mà kẻ viết ra chúng thậm chí ngay cả nước Nga kẻ đó cũng đâu thực sự biết đến. Không biết và không yêu. Xin thứ lỗi”.

————-

http://vtc.vn/311-489353/quoc-te/nguoi-nga-xin-thu-loi-vi-bai-bao-xuyen-tac-vu-khong-viet-nam.htm

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

MỘNG MỘT ĐỜI


Mặc Đỗ





Một chú bé lớn lên hai vai đeo hai thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ mẹ dĩ nhiên và một ngoại ngữ tình cờ quen khá sớm. Đồng thời lọt tai cũng khá sớm là những tình tiết trong truyện Tàu. Quốc văn, Pháp văn cùng với Truyện in dấu sâu và đậm trong cuộc đời chú bé đó. V ì mê thích nghe đọc truyện từ khi chưa biết đọc cho nên bắt đầu đi học chú bé đã ham học để được đọc nhiều. Ngày một thêm quen đọc tự nhiên mọc trong đầu chú bé, tuần tự theo tuổi lớn, ước vọng rồi đây cũng sẽ viết.

Có hai sự việc xảy ra trong dịp Hè sửa soạn lên trung học, việc thường ngày dễ quên đi nhưng hầu như định đoạt tương lai chú bé. Thằng bạn thân con một gia đình Pháp ở gần nhà đi nghỉ mát, chú bé vắng bạn chơi, quanh quẩn ở nhà chả biết làm gì, trên mặt tủ có một cuốn sách mỏng khổ nhỏ, cầm sách ra vườn tới ngồi gốc cây đọc. Thấy nhan đề trên bìa sách chú bé đã toan đem trả lại trên mặt tủ nhưng tò mò thử đọc vài trang, rồi mê mải đọc hết hơn hai mươi trang chữ nhỏ kể nỗi khổ của một cô gái, bơ vơ về nhà chồng, trải qua bao nhiêu là xét nét, bắt bẻ của bà mẹ chồng và hai cô chị chồng. Cũng phải đợi một ngày sau chú bé mới có dịp hỏi Mẹ và được Mẹ cho biết về những cảnh làm dâu khá thông thường trong xã hội ta thời đó ở tỉnh hay quê. Không phải một lần bà mẹ nói hết, rất nhiều dịp sau đó hai Mẹ con ngồi gốc cây Mẹ kể con lắng tai.

Việc thứ hai xảy đến sau ngày chú bé vắng bạn và bắt được cuốn sách lạ. Thằng bạn trở về nhà, hai đứa lại thường gặp nhau. Một buổi trưa hai đứa ngồi đánh cờ ô-vuông trên lầu trong phòng bạn chợt chú bé nghe vọng từ dưới sân sau lên giọng hò Huế. Chú bé lắng tai câu được câu chăng nhưng cũng nghe rõ một câu: ‘Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu.’

Câu hò rất buồn thức động trong tim chú bé những điểm đã được Mẹ kể cho nghe về cảnh làm dâu. Tiếng hò cứ như là sự thật hiển hiện từ miệng một nàng dâu bị tách biệt với gia đình mẹ.

Ngay sau khi từ nhà bạn trở về chú bé tìm Mẹ, nói chắc nịch với Mẹ: Lớn lên con sẽ viết truyện, viết về những cảnh làm dâu. Đáp lời Mẹ nhắc phải theo nếp nhà học hành đến nơi rồi mới chọn một nghề nào, chú bé hứa sẽ chăm học để có một căn bản kiến thức đã. Tuy nhiên giọng hò trưa đó đã đưa lời phong dao vút cao trong trí nhớ, ám ảnh mãi, song song với cố gắng học tại trường.

Trong khi chăm chỉ thâu thái kiến thức trong sách vở chú bé cũng tìm đọc truyện để gom góp hiểu biết về nghề viết qua nghệ thuật của những tác giả truyện. Cộng với lời giảng của thày ở trường qua những tác phẩm trong chương trình học, chú bé học được thêm do ham mê đọc nhiều truyện Pháp văn và Pháp dịch trên những kệ sách ở nhà. Đồng thời chú bé cũng ham đọc báo Việt ngữ và nhớ được khá nhiều chi tiết về đời sống trong những tin hằng ngày. Hồi chú bé mới lên trung học nhật báo nhà mua là tờ Trung-Bắc Tân-Văn. Cơ duyên đưa tới mắt chú bé một cơ hội học ảnh hưởng mãi tới đời văn sau này. Trong một thời gian dài chừng cả năm, mỗi sáng mở hai trang giữa của tờ báo bốn trang chú bé đều thấy một ô vuông giữa mấy cột tin ngắn trên trang 2, ô vuông quảng cáo cho cuốn sách tựa đề ‘Mặt-Nạ Cộng-Sản.’ Chú bé hỏi anh được chỉ rằng ‘Cộng-Sản’ dịch từ Pháp communisme, lớn lên sẽ hiểu rõ. Đã tò mò hỏi chú bé càng tò mò hơn bèn đến trường hỏi thày.

May mắn chú bé hỏi đúng một thày rất quan tâm tới communisme. Gần trọn một buổi sáng thứ năm trò đến tận nhà thăm thày để hỏi. Thày lấy từ trên kệ xuống một cuốn sách đưa tay chú bé và bảo cuốn sách được quảng cáo là bản Việt dịch của cuốn này, cuốn này lại là bản Pháp dịch của nguyên bản Đức văn, nhưng tác giả lại là một người Bỉ. Thày giảng rất kỹ về ý niệm cộng sản được đề ra từ xa xưa lắm lắm nhưng mới được đem ứng dụng từ đầu thế kỷ Hai Mươi với những áp dụng chẳng tốt đẹp còn quá xa với ý nghĩa ban đầu. Thày cho mượn sách đem về đọc và hẹn đọc xong sẽ trở lại thày nói chuyện nữa. Trò đem sách về đọc kỹ, sáng thứ năm tuần sau đến nhà thày trả sách cùng với thắc mắc: Nhan đề cuốn Pháp dịch không giống trên cuốn Việt dịch với tựa đề Le Masque du Communisme, phải chăng hai cuốn khác nhau. Thày cầm sách mở trang bìa chỉ một hàng chữ nhỏ: Tựa đề nguyên tác Đức ngữ Moskau Ohne Maske bản Pháp ngữ dịch sát Moscou Sans Voiles chỉ thay Maske bằng Voiles văn vẻ hơn, đúng điệu Pháp văn. Bản Việt dịch đổi hẳn ra Cộng Sản dễ hiểu hơn đối với độc giả Việt-Nam. Tiếp theo thày bày cho trò hiểu dụng ý của tác giả: Thời âm mưu cướp quyền Nga hoàng những người sôviết Nga có tờ báo chui mang tên Pravda (Sự thật) phơi trần tệ trạng của chính quyền. Lật đổ Nga hoàng rồi Pravda trở thành cơ quan tuyên truyền chính thức. Tác giả bóc mặt nạ che đậy những sự thật kể trong sách ngụ ý nói chế độ sôviết cũng đầy những sự thật tương tự thời Nga hoàng. Sự thật bị Pravda đả kích của thời xưa và sự thật sôviết của thời sau đều là sự thật. Chú bé ra về ngẫm lời giảng của thày cứ lẩm nhẩm mãi: sự thật thật. Ý nghĩa của ba chữ đó theo mãi bước đường trở thành nhà văn, trong trí nhớ từ tuổi nhỏ cho tới khi thành người lớn. Sự thật nào cũng là sự thật, khi viết ta cứ bày ra những mắt-thấy tai-nghe, mô tả rõ sự thật.

Chủ ý đi tìm sự thật để viết vào truyện đã khiến chú bé, cho tới khi trở thành một người trai khôn lớn, dồn hết mỗi thời gian ngoài học đường vào đi đây đi đó quan sát đời sống và cảnh trí trên một phần lớn miền Bắc. Với chiếc xe đạp khá nhẹ-kí đạp tới những nơi gần, xa hơn thì đưa lên mui xe-hàng hay toa hạng tư xe-lửa rồi đạp tới nơi gần quanh, chú bé gặp người và ghi nhớ cảnh. Đây đó vùng đồng bằng, quá lên trung du và, cũng có mấy lần có thể ở lại lâu, leo lên mấy địa điểm Đông-Bắc như Móng-cái, Lạng-sơn, Tây-Bắc như Lào-cai vào sâu tận Chapa. Đáng kể trong nhiều dịp đi đây đó có những cơ hội đến thẳng nhà quen hay được người quen giới thiệu và được nghe nhiều, biết nhiều chuyện, gặp chính những đương sự. Thu góp tài liệu không ghi nhớ trong mắt trong tai mà thôi, người trai tự bày phương pháp viết hết ra giấy trong những cuốn vở học trò ‘Cent pages’ rất phổ thông thời đó, những cuốn bìa xanh ghi về vùng tỉnh nhỏ và thôn quê, bìa đỏ dành ghi mắt tò mò và tai lắng nghe tại thành phố. Ghi chép hết sức chi tiết, chẳng hạn như có một cuốn riêng ghi tên chữ và tên tục của mỗi làng xóm đi qua. Trong nhiều ngày ở lâu một dịp nghỉ Hè tại Đồng-đăng, thị trấn gần Lạng-sơn sát biên giới Trung-Hoa với ải Nam- Quan, người trai quen thân với một cô gái Thổ. Một chiều đứng bên góc mận chi chit quả cô gái hái quả mận chín cắn một nửa rồi đưa tới môi bạn và hát lên câu phong dao: ‘Mác mận đây kin quá mác mòi’ (Quả mận ăn ngon hơn quả mơ). Lẽ tất nhiên bạn ăn nửa trái của mình, và nhớ mãi mùi vị của câu phong dao, cũng như những chi tiết khác trong những dịp đi thu góp tài liệu để dành viết. Hơn mười năm từ trung học lên hết đại học người trai tích tụ được một kho tài liệu ghi chép, và cất giữ như sách báo, tất cả chất đầy dưới gậm giường sắt cao cẳng mỗi đêm ngủ.

Vừa xong đại học người trai có một công việc thích hợp tại miền Nam. Nhận việc người trai có chỗ ở riêng, một villa nhỏ không mất tiền thuê, và hằng tháng chương mục ở Đông-dương Ngân-hàng lại khá no. Hơn thế nữa thời giờ ngoài việc còn rộng để trau giồi khả năng thành nhà văn, mục đích chính trong đời. Để có thể viết người trai cần tập cho có một văn phong riêng và một vốn chữ Việt dồi dào. Từ điển Hán-Việt Đào-Duy-Anh 605 trang được người trai hầu như học thuộc. Luyện văn phong người trai chọn phương pháp đúng nhất là dịch văn ngoại qua Việt văn. Mới đầu dịch từng đoạn ngắn sau chuyển qua cách khó hơn là dịch toàn truyện. Gọn gàng từng truyện Pháp hay Pháp dịch được chuyển qua Việt văn, chồng chất sau những năm học tập. Vụ tập này sau được thiên hạ coi như một thành công trong nghề viết của người trai. Mải mê học chữ và luyện văn người trai không quên những dự tính sẽ dùng kho tài liệu đã thu góp. Kỹ thuật viết của những tác giả truyện đã dịch giúp khá nhiều vào việc hoàn thiện trong đầu những cấu trúc cho năm truyện dài dự định sẽ viết.

Trở lại trước khi dời Hànội vào Nam nhận việc vấn đề lớn của người trai là thu gọn và cất giữ kho tài liệu dưới gầm giường ngủ. Người trai đến phố Hàng-Hòm tính mua một cái thùng gỗ lớn bắt gặp hai cái thùng bề ngoài cũ nhưng rất chắc chắn lại có khóa tốt với đủ hai chiếc chìa khóa của mỗi thùng. Nhà hàng cho biết đó lả thứ hòm tư trang réglementaire của binh sĩ Pháp. Tuy cũ nhưng khá rẻ người trai mua liền hai cái hòm lính, đem về xếp vừa đầy chỗ cho mớ tài liệu. Hai chiếc hòm được gửi lại nhà cha mẹ. Bà Mẹ bấy lâu vẫn để mắt dõi theo công khó chuẩn bị viết truyện của cậu cưng, hai hòm tài liệu sẽ được Mẹ lo cất giữ cho.

Bao nhiêu là thay đổi lớn đã xảy ra trên đất nước từ sau ngày người trai dời Hànội. Khi người trai trở lại bộ mặt thành phố thân yêu cũng không thay đổi mấy ngoài sự hiện diện khác xa trước của đông binh lính Pháp, khá nhiều bộ mặt Phi-châu.

Về tới nhà bà Mẹ đã sẵn đợi. Con chưa kịp chào, mẹ chẳng nói, hai Mẹ con ôm nhau. Mẹ bỗng òa một tiếng khóc, bốn dòng nước mắt chan chứa nặng muối mặn vì chuyện mất mát do nửa ngôi nhà bị cố ý đốt cháy người con đã được cho biết từ trước. Đám cháy bạo tàn âm ỷ trong mấy ngày, khi bộ đội rút khỏi Hànội, đã thiêu rụi hai cái hòm tài liệu cùng với những đồ vật quý khác của gia đình. Mẹ từng quý báu lượng giá bao nhiêu năm công lao của con, trong khi con hiểu rõ chẳng còn cách chi viết ra được những ấp ủ, không riêng về thân phận những bà mẹ, những chị em gái khổ, nâng niu trong dự định viết. Sau nhiều kinh nghiệm đã học được, qua những tác phẩm đã đọc, người trai cần đề ra, với bao nhiêu chi tiết đã gom góp, những cảnh đời lớn trong đó thướt tha những bóng dáng nữ. Trong đầu hai mẹ con lúc đó chỉ còn thấy một rỗng không man mác đáng khóc hết nước mắt. Mộng một đời đã bay theo luồng khói đen trong đám cháy ác ôn.

Sau đó người trai lo mưu sinh theo khả năng nhưng không bỏ ham mê từ khi chưa biết đọc và trải qua bao nhiêu năm học, tập. Mỗi khi in xong một tác phẩm người trai đều đem tới trình Mẹ. Mẹ cầm cuốn sách trên tay ngắm nghía mặt bìa trước rồi lật lại ngắm bìa sau, ngước lên nhìn con với tia mắt xót xa thốt ba tiếng buồn ơi là buồn: Thôi cũng được!

Cuối Thu Tân-mão 2011, tập truyện ngắn thứ ba, tác phẩm cuối đời, được in xong, một bịch 20 cuốn mới ra khỏi nhà in Viên Linh gửi từ Cali qua. Tôi cầm một cuốn trên tay, lật qua lật lại ngắm bìa trước bìa sau, mường tượng nghe ba tiếng yêu thương buồn Mẹ nhiều lần nhắc: Thôi cũng được!