MỘT ĐỜI THỰC - HƯ

" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

TÔI ĐÃ CÓ MỘT GIẤC MƠ






Tôi đã có một giấc mơ đêm qua. Không phải tôi không từng nằm mơ những đêm khác nhưng tôi đặc biệt muốn nói về giấc mơ tôi mơ thấy đêm qua. Tôi phải nói “tôi đã có một giấc mơ” bởi vì nếu tôi nói “tôi có một giấc mơ” bạn sẽ bắt đầu liên tưởng đến Martin Luther King và thế là đi đoong câu chuyện của tôi. Nhưng bây giờ tôi đã nhắc đến Martin Luther King, tôi đoán là các bạn dù gì cũng đã nghĩ đến Martin Luther King rồi và tôi cũng sẽ chẳng ngạc nhiên chút nào nếu các bạn đang bắt đầu ngâm nga “a song to sing”. Cũng chả sao. Mở đầu giấc mơ tôi thấy tôi và một vài người bạn (mặc dù cuối giấc mơ họ lại biến thành những kẻ xa lạ). Chúng tôi tản bộ chung quanh một thị trấn trông nửa giống Rome nửa giống Barcelona (nghĩ lại nó có lẽ là kết quả của mấy bức ảnh trên facebook về chuyến du lịch Âu châu của một người bạn tôi). Thị trấn lạ và đẹp không giống bất cứ một thứ gì tôi từng thấy. Giữa lúc đang say sưa nhìn ngắm cảnh vật, tôi nghe tiếng chuông báo thức từ chiếc đồng hồ vang lên, tôi biết tôi phải thức dậy để đi làm. Quấn mình trong chăn ấm, nửa thức nửa ngủ, tôi lầm bầm tự nhủ: “Mẹ nó! Mình quên mang theo máy ảnh để chụp vài bức cái thị trấn ấy, bây giờ mình làm sao nhớ hết những gì mình đã thấy đây?”


Phan Huỳnh Trâm
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 20:21 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: TẠP VĂN

6 điều chúng ta có thể làm để đóng góp cho đất nước khi nhiều kẻ kích động công nhân trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc





Photo: Hieu Nguyen




“Thế giới nguy hiểm không phải vì những kẻ gây ra tội ác mà là vì những người đứng nhìn tỏ ra có đạo đức mà chẳng làm gì cả.” – Albert Einstein

Chỉ 3 tên quậy trong lớp học nhưng 97 tên còn lại chỉ đứng nhìn hoặc hùa theo nên 3 thằng mất dạy đó có thể quậy tan nát lớp học đó.

Vụ việc ngày hôm qua ở Bình Dương chỉ là một nhóm quá khích gây ra, kèm theo những kẻ ăn theo để đi bão, hôi của các doanh nghiệp. Đó là một bộ phận nhỏ trong hàng nghìn công nhân chân chính lương thiện ở đây đang mong chờ được tiếp tục công việc để nuôi gia đình. Những người công nhân lương thiện ở Bình Dương rất tội nghiệp các bạn à… Họ phải làm việc 12 giờ, họ không có nhiều thời gian để cập nhật nhiều thông tin, và hiểu sâu một sự kiện gì đó như chúng ta đâu.

Các công nhân cũng đã tập trung xin lỗi và giúp các công ty bị đập phá dọn dẹp sữa chữa hư hại… Giờ không phải lúc chửi ai đó chỉ biết “yêu nước quá khích”. Mỗi người có một cách yêu nước riêng của họ. Điều quan trọng là họ cũng yêu nước như bạn bởi vì họ cũng là người Việt Nam. Nếu bạn muốn chửi ai đó, giờ là lúc để chửi những kẻ đang muốn cướp nước mình.

Giờ không phải lúc để lên mạng vặn vẹo, chỉ trích nhau, để tranh cãi chỉ trích đồng bào mình là ngu, là hèn, là chỉ biết nói…mà là lúc giúp cho đồng bào mình hiểu thế nào mới thật sự là khôn ngoan, là dũng cảm, là hành động đúng đắn.

Giờ không phải là lúc để hỏi người khác: “Bạn đã làm được gì cho đất nước?” Mà là tự hỏi chính mình: “Tôi có thể đóng góp gì cho đất nước?”
Trung Quốc đang làm tất cả những điều đó để kích động. Vì thế giờ không phải là lúc chúng ta bị kích động

Từ kinh nghiệm mấy ngàn năm chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc cũng thừa biết tính cách của người Việt Nam: Đánh nhau sẽ đánh đến cùng. Do đó, khi khai chiến với Việt Nam, họ biết cuộc chiến ấy sẽ khó có ngày kết thúc.

Họ thừa biết chiến tranh sẽ làm cho nhà cầm quyền Việt Nam mạnh hơn vì sẽ được sự ủng hộ của toàn dân. Họ thừa biết chiến tranh sẽ làm cho các quốc gia Đông Nam Á sợ hãi, từ đó, đoàn kết hơn, có thể hợp thành một liên minh để chống Trung Quốc.
Giờ là lúc 80 triệu trái tim hướng về biển đông

Tình hình lúc này đã và đang được các lực lượng chức năng kiểm soát, xử lý. Mong mọi người, cũng như các fanpage, cá nhân truyền thông thực hiện 5 điều có thể làm khi ở xa:
Hạn chế đưa những thông tin dạng “nghe đồn” “nghe nói” “chưa xác minh rõ”.
Tránh sử dụng các từ ngữ nghiêm trọng như “chết” “biểu tình” “bạo động” “bạo loạn” “chiến tranh”..v.v…
Đây là thời điểm cần đại đoàn kết dân tộc, phải dừng ngay kích động vùng miền, phân biệt, ám chỉ “Bình Dương” “Khu 4″ “Nghệ An” “Thanh Hóa”..v.v…
Đừng post status với nội dung gây hoang mang cho dư luận cũng như bạn bè, người thân.
Hiện tại mọi việc tại Bình Dương đã đi vào bình thường, những kẻ chủ mưu đã bị bắt. Nếu các bạn phát hiện ai khả nghi đang tung tin đồn thất thiệt hay rải truyền đơn, hãy báo cho công an để nhanh chóng xử lý, mọi người đừng quá lo lắng.

Cuối cùng là chúng ta yêu tất cả các bạn công nhân Bình Dương tội nghiệp bị kẻ xấu lợi dụng, vì tất cả chúng ta đều yêu nước.


“Truyền thông giờ mỗi một thông tin có thể như một quả đạn pháo bắn vào lòng dân. Các bạn hãy đưa tin lên trang cá nhân của mình có trách nhiệm!” – Đơn vị tác chiến điện tử (Comrade Commissar)



Tolamon
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 19:56 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Báo chí

Khởi tố vụ án gây rối KCN Bình Dương, bắt hơn 800 đối tượng



DƯƠNG CHÍ TƯỞNG (TTXVN/VIETNAM+)

Bình Dương
]
Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Dương Chí Tưởng/Vietnam+)

Chiều 15/5, trả lời phóng viên TTXVN về việc xử lý vụ gây rối ở Bình Dương, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương thông báo chính thức đã khởi tố vụ án gây rối tại các khu công nghiệp và bắt giữ hơn 800 đối tượng nghi phạm.

Vụ án được khởi tố để điều tra với 4 tội danh gồm: “Gây rối trật tự công nghiệp," "Chiếm đoạt tài sản," "Hủy hoại tài sản," "Chống người thi hành công vụ.”

Theo Thiếu tướng Đức, đến chiều 15/5, Cơ quan Điều tra đã bắt trên 800 đối tượng, trong đó qua sàng lọc có hơn 300 đối tượng phạm pháp hình sự cần phải xử lý thích đáng theo pháp luật.

Chính quyền tỉnh Bình Dương và Công an tỉnh đang nỗ lực tập trung bảo vệ an toàn các chuyên gia người nước ngoài và bảo vệ tài sản các doanh nghiệp nước ngoài.


Pháp luật Việt Nam bảo vệ tất cả mọi người, không phân biệt người có quốc tịch nước ngoài hay người trong nước. Những ngày qua, các ngành chức năng và công an địa phương đã tập trung tối đa để bảo vệ an toàn và tạo điều kiện tốt nhất cho các chuyên gia, nên đến thời điểm này tất cả chuyên gia điều về nơi cư trú an toàn.Thiếu tướng Đức còn cho biết, ngành công an tỉnh đang tăng cường bảo vệ an toàn tại các khu công nghiệp để các nhà máy ổn định, đi vào sản xuất bình thường.

Chính quyền địa phương cũng đang tập trung khắc phục những tồn tại để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại địa bàn Bình Dương.



Trong đó, tỉnh chỉ đạo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn các khu công nghiệp để các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như bảo đảm việc làm cho người lao động.

Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cũng kêu gọi thanh niên công nhân biểu thị tình yêu nước bằng những việc làm đúng đắn, chọn cách làm thông minh. Hành động gây rối, phá hoại tài sản của doanh nghiệp là không đúng vì ảnh hưởng tới việc làm, đời sống của công nhân.

Ông nhắn gửi: "Ăn cây nào rào cây nấy," công nhân tự đứng ra bảo vệ doanh nghiệp mình là bảo vệ việc làm của mình. Vì vậy, công nhân đừng nên nghe lời xúi giục của kẻ xấu, lợi dụng, kích động gây rối, làm sai sẽ trở thành người vi phạm pháp luật.

Cùng ngày, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các huyện, thị khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp giữ vững sản xuất.

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN tại Bình Dương, ngày 15/5, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp bị ảnh hưởng trong vụ gây rối, đã trở lại hoạt động sản xuất bình thường./.
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 19:42 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Báo chí

Bạo động, lòng yêu nước hay sự bức bối của một giai tầng xã hội?




Photo: Mark Harvey



Bạo động xảy ra ở Bình Dương, và mới đây là ở Hà Tĩnh. Chúng ta đều quan sát vấn đề này dựa trên ba chữ “lòng yêu nước”, và giải pháp đơn giản ở đây, là nên yêu nước như thế nào cho đúng? Nhưng ở quan điểm cá nhân, tôi nghĩ rằng đây không phải là bản chất thực sự của vấn đề. Tôi cho rằng, vết nứt ở Bình Dương đang mở ra cho tôi thấy, một thứ thực sự cần nghiêm túc hơn, ít nhất là đối với cuộc đời của chính tôi.
Họ là ai?

Tôi không quen biết họ. Tôi thực sự không biết họ là ai. Nhưng tôi nghĩ, tôi đã từng sống với những con người như họ. Tôi biết họ là đều những đứa con phải xa quê cầu thực. Tôi biết họ phải chen chúc năm sáu người trong một căn phòng rộng chưa đầy hai mươi mét vuông. Tôi biết họ một ngày phải đi làm từ mười, mười hai, thậm chí mười bốn tiếng. Về đến nhà, họ cơm nước, tắm rửa, giặt giủ rồi vội vàng lăn mình vào góc, ngủ vùi lấy sức. Tôi biết bữa cơm họ quây quần với nhau, chỉ một tô canh đại dương, một dĩa cá khô queo khô quắt từ quê gửi lên.

Tôi biết họ, ngày nghỉ chẳng dám đi đâu, chỉ dám ru rú ở nhà. Họ mua cho mình một cái kẹp rẻ tiền, một bộ quần áo nghìn phần trăm là đồ Tàu… Mỗi tháng, họ lại cố gắng vun vén từng đồng, từng cắc, trong mớ lương ít ỏi của mình, để gửi về cho gia đình. Tôi biết, họ than thở vì đứng quá nhiều, ngồi quá lâu; rên rĩ vì đôi bàn tay quá đau nhức; họ mệt mỏi đến bạc người, vì những ca ngày, ca đêm đan xen. Tôi biết họ lặng lẽ với sự bóc lột; lặng lẽ với sự khinh thường, soi mói của ông bà chủ nhà; lặng lẽ trở thành “kẻ thấp kém” “phá hoại kết cấu xã hội” trong bài giảng của vài vị giảng viên cao quý…

Nhưng họ vẫn là một con người. Họ không đủ thông minh để thoát ra cái bẫy cuộc đời của họ. Nhưng họ đủ thông minh để lý giải cái vị giảng viên ấy đã xuất thân từ đâu, để có thể ngồi trên cái ghế cao kia phán xét cuộc đời người khác. Hầu hết, họ chọn cho mình sự im lặng trước sự khiêu khích, giải tỏa nhau trong những buổi nhậu nhẹt, an ủi, che chở nhau khi bị hiếp đáp. Nhưng họ vẫn muốn như những người họ thấy. Những người có thể vui vẻ đi chơi, đi ăn, đi du lịch, thoải mái, toen toét với những hạnh phúc đời mình.

Những người có thể nói tiếng Anh, nói tiếng Mỹ, được làm với chuyên gia này, người tài nọ. Họ muốn học, muốn làm, muốn trở thành này, thành kia. Nhưng mười hai tiếng đồng hồ kia đã hút cạn tất cả sinh lực của họ để có thể làm một điều gì đó. Họ bức bối, nhưng lại không thể lý giải sự bức bối của mình. Điều duy nhất họ có thể làm là chịu đựng, là đè nén tất cả những mong ước. Sự nín nhịn đong đầy, đong đầy qua ngày, qua tháng, qua năm.

Họ nhạy cảm. Họ cay cú. Họ căm ghét, gắt gỏng với mọi thứ. Nhưng, họ không biết thực sự mình phải căm ghét cái gì. Họ chán chường núp trong phòng vệ sinh vào những giờ làm, lười biếng đốt điếu thuốc mong sao mau đến giờ tan nghỉ. Để rồi, những vị đốc công người Hoa, người Nhật, người Hàn xông vào chửi bới, bạt tai họ, và bấm giờ khi họ đi vệ sinh. Điều duy nhất đọng lại trong đầu họ: “ĐM, ngay đến cả ỉa đái mà tụi nó cũng cấm.” Và họ sẵn sàng đập nát, cái gì mà họ nghĩ đang đày đọa cuộc đời họ. Tôi nghĩ, đó là cái họ thực sự đập nát, bạn ạ!
Bao giờ thì đến chúng ta?

Nói ra thì nhẫn tâm, nhưng tôi không muốn viết bài này để thể hiện lòng yêu thương, trắc ẩn; càng không muốn hô hào sáo rỗng công bằng, bình đẳng, bác ái. Tôi nghĩ xã hội vốn là như thế. Có người giàu, thì phải có người nghèo. Có người thiện tâm, có người thực tế. Chỉ có chính mình mới tự cứu mình được thôi. Sinh ra ở xuất phát điểm thì phải chấp nhận, đánh đổi và nỗ lực! Anh không làm được, anh không may mắn, anh là “kẻ thấp kém” của xã hội. Vâng! Rất “thấp kém”!

Tôi đọc báo thấy rằng, đất nước chúng ta, năm 2020, dự đoán sẽ có 30 triệu dân ở tầng lớp trung lưu trở lên. Vậy gần 70 triệu dân còn lại sẽ đi về đâu? Chúng ta đều biết rằng đồng tiền đang mất giá, phí sinh hoạt ngày càng đang đắt đỏ. Giáo dục, y tế ngày càng tư nhân, tách biệt giữa người có tiền và người không có tiền; sung sướng và không sung sướng ở cái phòng dịch vụ và cái phòng cộng đồng. Một xã hội cần sự phát triển, thì cần có một sự nhẫn tâm công bằng? Anh có tiền, anh có lực, anh có tài, anh sẽ ở vị trí cao. Anh không đủ giỏi, anh không đủ khôn ngoan, anh không đủ gia thế, không đủ quan hệ, thì anh phải chấp nhận bị chèn ép. Có một vài trường hợp may mắn đi ra khỏi quy luật ấy. Nhưng hầu hết, hình như, mọi người đều không làm được như thế.

Ngày nay, những “kẻ thấp kém” là những công nhân đang hồ hởi đập phá, hôi của nơi các nhà máy, công xưởng. Nhưng biết đâu vài năm nữa, vài mươi năm nữa, những “kẻ thấp kém” ấy rất có thể là chính chúng ta. Những vị nhân viên văn phòng lờ đờ, đang rối tung rồi mù với những chồng tài liệu cao vút, lật đật với những chỉ đạo, chỉ thị ngẫu hứng của sếp lớn. Những anh “công nhân công nghệ” rành cái A, rành cái B, nhưng không thể bục ra, tự mình kiếm cho mình một hợp đồng, một con người gì đó khác đi chân làm thuê. Những nghệ sĩ cao siêu, trừu tượng nhưng không thể mua cho con mình lon sữa, đắng lòng khi cả thế giới không có con mắt thưởng ngoạn.

Ngày nay, “thấp kém” là những con người đang hung bạo ngoài đường, ngoài xá kia. Ngày mai, “thấp kém” có thể là những người có xuất phát điểm thấp, những người xa cơ lỡ vận, những người theo đuổi những cái xã hội không theo đuổi… Những người “thấp kém” ngày nay có thể buồn đó, xấu hổ, nhưng họ chóng quên. Nhưng những “thấp kém” ở những ngày sau có ăn, có học, có hiểu biết, có tri thức, họ có dễ quên? Đấy chẳng phải là một sự tra tấn ư? Rồi họ sẽ làm gì? Chúng ta sẽ làm gì? Họ liệu rằng sẽ đủ mạnh mẽ để ứng xử không ngoan, để chúng ta không phát điên đập phá mọi thứ, trong cái gông cùm của số phận, vào những năm tháng tới?
Lối thoát?

Tôi nghĩ bản thân mình không đủ tư cách đặt ra lối thoát cho một hình thái xã hội. Tôi nghĩ mình chỉ đủ suy nghĩ cho lối thoát của chính bản thân. Chạy đua theo cuộc sống vật chất là không hẳn đúng. Nhưng không thể tự lo cho mình một một cuộc sống vật chất cũng là một sự rất nguy hiểm. Năm hai mươi tuổi người ta có thể ngây ngất với những thú vui tuổi trẻ. Nhưng năm ba mươi tuổi, người ta cần những minh chứng rõ ràng hơn với cuộc đời… Thế nên, thay vì tấm tắc, hí hửng, hồ hởi với những “người thấp kém” ngày nay, tôi nghĩ mình nên “làm cái gì đó thôi”, bạn ạ! Vụ “đụng xe” đã xong, mọi người có lẽ đã đến lúc cần phải giải tán! Bạn cũng đang cần phải “về nhà” mà, phải không bạn?



Diều Hâu Đuôi Đỏ

Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 19:36 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: phiếm

Xuống đường yêu nước và an ninh quốc gia




Tác giả: Trần Bình (từ Paris)

Xuống đường chân chính, một hành động tưởng chừng đơn giản, ít tác dụng và có phần không bình thường với đa số người VN hiện nay, dịp này, lại có ý nghĩa rất lớn.Khi nền an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng, toàn bộ nguồn lực quốc gia cần phải được huy động để bảo vệ các lợi ích quốc gia, bảo vệ nền độc lập và sự phát triển xã hội. Từ chính trị, quân sự, ngoại giao đến thông tin là các mặt trận chính nhằm nâng cao sức mạnh nội tại, đẩy lùi ý chí xâm lược của kẻ thù và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng bạn bè quốc tế.



Xuống đường yêu nước (ở đây, tôi nhấn mạnh khái niệm “xuống đường yêu nước” trong sự phân biệt với hiện tượng biểu tình quá khích, bạo động xảy ra trong mấy ngày qua) là một giải pháp, vì nó cổ vũ sự lớn mạnh của sức mạnh nội tại, tạo sự chú ý và trao đổi thông tin giữa các nhóm xã hội và quốc tế.

Xuống đường yêu nước của người Việt Nam tại Frankfurt Main – CHLB Đức ngày 10/5/2014. Ảnh: Trương Anh Tú


An ninh bị đe dọa

Tháng 6/2011, tại hội thảo về các vấn đề chiến lược từ các nước mới nổi (BRICS) [1] tại Học viện quốc phòng Pháp, GS. Ding Yifan, phó giám đốc Viện phát triển thế giới thuộc Trung tâm nghiên cứu Phát triển, Hội đồng nhà nước TQ [2] khi được hỏi tại sao TQ là nước lớn có xung đột biên giới với hầu như tất cả các nước láng giềng, trường hợp duy nhất trong số các nước lớn trên thế giới, đã trả lời rằng: “khái niệm biên giới là do lỗi của phương Tây.


Trước đây không tồn tại chuyện này. Chỉ có TQ và các nước phiên thuộc. Vì phương Tây mà các nước nhỏ mới có vấn đề lãnh thổ với TQ”.

Ông Ding Yifan cho rằng: “các nền văn minh châu Á như TQ ra đời sớm, bằng hoặc sớm hơn các nền văn minh lớn trên thế giới. Nghĩa là từ lâu TQ đã có vị trí trên thế giới. TQ cần quay trở lại vị trí chi phối thế giới. Cần một cuộc Phục hưng về vị trí. Thật là mỉa mai khi nói rằng đây là nước “mới nổi”!”

Đó không đơn giản là một lời phát biểu có tính chất ngạo mạn cá nhân!

Đối với biển Đông, TQ cũng vạch ra đường lưỡi bò, chiếm hơn 80% diện tích biển Đông và đi sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia khác. Bên trong khu vực này, TQ tự cho mình có quyền kiểm soát, đưa ra các lệnh cấm đối với các phương tiện của các quốc gia khác.

Công ước luật biển quốc tế mà TQ là thành viên không có điều khoản nào quy định chủ quyền của một quốc gia ở mức như vậy. Không có logic nào có thể biện minh được hành vi này của chính phủ TQ.

Tự cho rằng chủ quyền không thể tranh cãi của mình bao gồm cả những khu vực thuộc các quốc gia khác, TQ đang cho thế giới thấy một hệ giá trị khác, một phương thức hành xử như đã từng thấy ở nhiều nơi trên thế giới trong thế kỉ 20 và trước đó.

Trong khi đó, nền văn minh thế giới đã tiến lên ở mức độ khác. Những ngày gần đây (8/5), trong khi châu Âu kỉ niệm ngày chấm dứt cuộc chiến tranh lớn cuối cùng ở châu Âu để mở ra thời kì hòa bình vững chắc, phát triển xã hội đi kèm với gắn kết các dân tộc, thì ở châu Á nổi bật nhất lại là các hoạt động xung đột, tranh giành lãnh thổ và nguồn lợi.

Từ 1/5 đến nay, TQ đưa giàn khoan Hải Dương 981 và đội tàu bảo vệ vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, khiêu khích và khẳng định chủ quyền của TQ trên khu vực này và trên biển Đông. Các tàu cảnh sát biển của VN bị tấn công. An ninh của VN đã bị đe dọa trên một mức độ mới.

Tính từ 1974 đến nay, TQ liên tục đe dọa an ninh quốc gia của VN, dễ thấy nhất là trên mặt chủ quyền lãnh thổ. Tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974; chiến tranh biên giới phía bắc (và can thiệp trong chiến tranh biên giới Tây Nam) năm 1979; tấn công và chiếm 7 điểm đảo trong quần đảo Trường Sa năm 1988, v.v…; liên tục trong những năm gần đây là các hành động quấy rối và khẳng định chủ quyền trên các vùng biển VN (cấm đánh bắt cá, bắt tàu và ngư dân, cắt cáp tàu thăm dò, đâm tàu công vụ, uy hiếp và khiêu khích các tàu quân sự, v.v…).

Ảnh: Trương Anh Tú


Bảo vệ an ninh quốc gia

Hưng Đạo Đại Vương trước khi mất có dặn vua Trần: “Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt… Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy“.

Có thể nói các mối đe dọa an ninh quốc gia của VN hiện tại là một dạng “tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng”.

Vì thế muốn giữ gìn an ninh quốc gia, ta cũng phải “chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.

Ngoài ra trong cuốn sách kinh điển về nghệ thuật chiến tranh phương Tây Bàn về chiến tranh, Carl von Clausewitz cho rằng: “Không bao giờ được coi bản thân chiến tranh là có mục đích, mà phải nhìn nhận chiến tranh là một công cụ của chính trị và chính sách”.

Bởi vậy để đảm bảo an ninh quốc gia trong thời kì phải chống chọi kiểu “tằm ăn lá”, cần phải xây dựng thực lực quốc gia và tâm thế quốc gia [3]. Chúng ta không muốn chiến tranh vào thời điểm này, không phải vì sợ hãi, mà là vì chính trị và chính sách của ta chưa thấy chiến tranh là giải pháp tối ưu.

Giá trị việc xuống đường với cá nhân và xã hội

Xã hội và dư luận xã hội là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của các chính sách. Xuống đường chân chính thể hiện dư luận xã hội.

Đối với mỗi cá nhân, xuống đường chân chín là sự khẳng định của cá nhân đó với mối quan tâm chung, khẳng định nhiệt tình đóng góp cá nhân cho mục tiêu chung, cổ vũ cho các lực lượng chuyên nghiệp (chính trị, ngoại giao, quân sự, an ninh, truyền thông) làm tốt việc của mình trong khuôn khổ những giá trị xã hội chung đã được thừa nhận.

Trong nhiều trường hợp, các giá trị xã hội chung được định hình ngay trong những cuộc vận động xã hội lớn và phát triển trong những thời gian tiếp theo. Vậy thì trong thời kì hiện tại, việc mỗi người VN yêu nước chân chính xuống đường như ở Hà Nội, TPHCM cuối tuần qua và ở khắp nơi trên thế giới cũng là một dịp để thúc đẩy đối thoại xã hội và góp phần phát triển giá trị xã hội chung. Các giá trị ấy có thể là:

- Quan niệm về phát triển tinh thần văn minh quốc gia gắn liền với tinh thần độc lập dân tộc: Năm 1870, nước Nhật bắt đầu sử dụng đồng tiền Tora-sen, đồng tiền “con Hổ” hay “Fukoku Kyohei” nghĩa là “Nước giàu, quân đội mạnh”. Fukuzawa Yukichi trong Khái quát một lí thuyết về nền văn minh năm 1875 đã viết: “người ta bắt đầu đặt mục tiêu phát triển nền văn minh Nhật Bản ngang hàng với phương Tây, thậm chí vượt qua họ.

Để làm được điều này, nếu chỉ nhập khẩu các công nghệ đơn lẻ từ phương Tây là không đủ, chẳng hạn như cách TQ mua vũ khí của nước ngoài. Điều cốt lõi là Nhật Bản phải học được tinh thần ẩn chứa đằng sau công nghệ và tạo ra được các nền tảng tổ chức phù hợp.

….

Nghĩa là nếu có một nghìn tàu chiến thì phải có ít nhất mười nghìn tàu buôn. Khi đó sẽ cần ít nhất một trăm nghìn thủy thủ. Và muốn như thế thì phải có khoa học hàng hải. Thậm chí còn phải hơn thế nữa.

Chỉ khi nào có được ngần đó người có khả năng, ngần đó người làm việc thực sự, và luật pháp phải được đặt đúng chỗ của nó, thương mại phát triển và xã hội phát triển với những điều kiện chín muồi thì lúc đó và chỉ lúc đó mới cần đến một nghìn tàu chiến. Ngược lại, nếu một quốc gia mua một nghìn tàu chiến thì đó là điều nhanh nhất dẫn đến kiệt quệ tài chính quốc gia.

…

Nền văn minh của một quốc gia không thể được đánh giá từ những bề mặt bên ngoài. Trường học, công nghiệp, quân đội và hải quân, tất cả đều là thể hiện trên bề mặt của nền văn minh. Không khó để tạo ra những dạng như vậy, tất cả đều có thể mua bằng tiền. Nhưng đằng sau nó là khía cạnh tinh thần, cái này không thể nghe, không thể thấy, không thể mua, cũng không thể bán, không thể cho vay và không thể cho mượn. Vậy mà ảnh hưởng của tinh thần quốc gia đó lên chính đất nước đó lại rất lớn. Không có nó, trường học, công nghiệp, hay khả năng quân đội mất tất cả ý nghĩa. Điều đó thực sự là giá trị quan trọng nhất, nghĩa là tinh thần của một nền văn minh, đến lượt nó sẽ biến thành tinh thần độc lập của một dân tộc” – hết trích.

- Quan niệm về nền tảng an ninh quốc gia và thực lực quốc gia: cần phải nhanh chóng xây dựng một nền công nghiệp, khả năng công nghệ lưỡng dụng – kết hợp quân sự và dân sự. Nước Nhật từ thời kì đầu xây dựng và phát triển đã coi Công nghệ là nền tảng an ninh quốc gia: “Suy nghĩ trong dài hạn về an ninh quốc gia, chúng ta cần tập trung trên khả năng sản xuất công nghiệp như là một nhân tố cơ bản trong cấu trúc an ninh quốc gia. Không có ý nghĩa nếu tách công nghiệp quốc phòng và công nghiệp dân sự. Tất cả đều là lưỡng dụng”[5].

Ảnh: Trương Anh Tú


Giá trị của việc xuống đường yêu nước đối với quốc tế

VN có một lợi thế không nhỏ mà chỉ có một vài dân tộc có được – đó là mạng lưới các cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Các cộng đồng ở nước ngoài sẽ hỗ trợ được nhiều trong nước nếu có khả năng vận động chính nước sở tại ủng hộ và hợp tác với đất nước mình.

Israel là một nước xây dựng sự độc lập và giá trị quốc gia dựa trên thực lực dân tộc mà không phải là tài nguyên thiên nhiên hay lao động gia công giá rẻ. Thực lực ấy một phần rất lớn là nhờ ở những tinh hoa trong cộng đồng người Israel trên khắp thế giới. Thực lực ấy là nhờ sự thành công và ảnh hưởng chính trị ở xã hội sở tại khi họ tác động đến chính phủ các nước nhằm đảm bảo có những chính sách có lợi cho Israel.

Người VN ở khắp nơi trên thế giới cũng cần phải có một tinh thần và phương pháp để giúp đỡ VN. Giúp đỡ trực tiếp từ khả năng chuyên môn của các cá nhân và giúp đỡ gián tiếp thông qua vận động xã hội các nước sở tại.

Trong những ngày vừa qua, việc người VN đồng loạt xuống đường yêu nước tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức và nhiều nước khác sẽ giúp việc vận động dư luận và chính sách các nước ủng hộ VN, phản đối TQ trong những hành động khiêu khích và vi phạm luật pháp, trật tự và quy tắc ứng xử quốc tế. Làm sao có thể vận động chính sách nếu không có áp lực nào từ phía xã hội và truyền thông?

Áp lực ấy có thể có được từ đâu? Câu trả lời là từ chính mỗi người, từ hành động xuống đường biểu thị thái độ và từ việc vận động và lan truyền thông tin tới những nhóm xã hội sở tại khác nhau. Nếu không có các cuộc xuống đường yêu nước thì sẽ rất khó có các tác dụng tích cực đối với VN, hoặc nếu có, thì chỉ đơn giản là vì các nước đó cảm thấy quyền lợi hay giá trị của chính họ bị đe dọa sau những chính sách và hành động của chính phủ TQ.

Nhưng nếu xuống đường mà không có ảnh hưởng chính trị và truyền thông thì cũng không có nhiều tác dụng. Vì thế, điều cốt lõi của việc vận động tại nước ngoài là chính cộng đồng hoặc cộng đồng có những người bạn nước sở tại có khả năng liên hệ và gây tác động đối với giới có ảnh hưởng địa phương.

Vì thế, xuống đường chân chính, một hành động tưởng chừng đơn giản, ít tác dụng và có phần không bình thường với đa số người VN hiện nay, dịp này, lại có ý nghĩa rất lớn.

Xuống đường chân chính không đơn giản chỉ là hô khẩu hiệu mà là dịp để suy ngẫm về một hệ giá trị, để làm thức dậy tinh thần quốc gia và để tạo một sức mạnh tổng hợp bảo vệ nền độc lập và an ninh cho dân tộc mình.

————-

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/175691/xuong-duong-yeu-nuoc-va-an-ninh-quoc-gia.html
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 19:22 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Báo chí

Cư dân mạng Trung Quốc: “Chúng ta đang đánh mất sự khôn ngoan”


Theo Dân Việt



Tuy tin tức về tình hình căng thẳng ở biển Đông không được các tờ báo lớn của Trung Quốc đưa đúng sự thật hay chỉ đưa nhỏ giọt, bị cắt xén và đi ngược lại sự thật đang diễn ra hàng ngày, nhưng trên một vài diễn đàn của các trang mạng nước này, tầng lớp thanh niên mà nhất là đội ngũ trí thức tỏ rõ thái độ cũng như thẳng thắn bày tỏ chính kiến của mình.



Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất lớn bắn phá tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam ngày 3.5.2014 (Ảnh: AFP)

Một bạn trẻ tên Yang Guang Yu ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho rằng: Hiện nay vấn đề đáng quan tâm hơn cả chính là khoảng cách giàu nghèo và khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt là vấn nạn tham nhũng ở quan chức. Người dân bây giờ sợ nghèo, sợ đói. Và giờ là nỗi sợ nếu có thêm chiến tranh xảy ra.





































Đồng ý với Yang Guang Yu, một người đàn ông không để tên, chỉ để lại số ID liên lạc là 3063404 ở tỉnh Liêu Ninh cũng cho rằng: “Dẫu biết biển Đông là vùng biển giàu tài nguyên khí đốt, nhưng với cách hành xử của chúng ta, được phản ánh qua báo chí quốc tế, tôi nghĩ chúng ta đã đánh mất sự khôn ngoan. Thật không xứng là một nước lớn”.


Thậm chí có thành viên Da Shaoyan ở Liêu Ninh còn ví: “Chúng ta như những kẻ cướp. Giả sử gia đình bạn có một khối tài sản để dành, chưa dùng tới nhưng lại bị kẻ khác dòm ngó và thò tay vào hòng cướp bằng được, bạn sẽ nghĩ gì? Thực tế, với việc làm của chúng ta mấy ngày qua, chúng ta phải chấp nhận đối mặt với sự lên án của quốc tế. Tình bạn, tình thân trong quá khứ giữa hai nước Trung Quốc – Việt Nam cũng chẳng còn”.


Lướt qua một loạt các diễn đàn lớn của Trung Quốc như Sohu, Sina… thật không khó để nhận thấy vấn đề căng thẳng trên biển Đông kéo dài gần nửa tháng qua, mà cụ thể là việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương -981 vào vùng biển Việt Nam, nhận được sự quan tâm của cư dân mạng Trung Quốc. Trong đó, đa phần là đội ngũ thanh niên và những đàn ông tuổi trung niên có học thức, bằng cấp.

Có không ít lo ngại được bày tỏ. “Không biết liệu có cuộc chiến nào xảy ra? Trung – Việt đang có mối quan hệ khá tốt. Chiến tranh đồng nghĩa với nuôi mối hận ngàn đời. Nếu có chiến tranh, chắc chắn kinh tế, du lịch… của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ”.


Người đàn ông tự xưng giáo sư một trường đại học ở Bắc Kinh còn dẫn chứng: “Chiến tranh sẽ chẳng bao giờ mang lại điều tốt đẹp. Là người nghiên cứu, giảng dạy về bộ môn lịch sử, trong quá khứ, Việt Nam lần nào cũng đánh đuổi được các cuộc tấn công của chúng ta. Và kết cục của chiến tranh cuối cùng cũng chỉ là đau thương, mất mát, đau khổ của những người dân thường”.

>> XEM THÊM: “Chúng ta giống như cướp biển. Xấu hổ vì là người Trung Quốc”

————–
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 19:14 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Báo chí

EM: BỒN TẮM (Phần 1)


Đặng Thân ♦




Khoái lạc chỉ là chất thuốc độc dịu ngọt cho những kẻ cằn cỗi điêu tàn,
nhưng đối với những kẻ mang ý chí của con mãnh sư, thì khoái lạc là
chất thuốc nổ tuyệt diệu nhất, chất rượu của men nồng mà người ta
dè dặt giữ gìn một cách kính cẩn thiêng liêng.
- F. W. NIETZSCHE, Zarathustra đã nói như thế



Biển sống trào lên thành đại hội
Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng
Xôn xao mặt đất, trăng là trăng
Chảy xiết Ngân Hà, muôn sao vàng rực
Mặt trời đỏ huyền kỳ mọc lên, ôi náo nức
Nhạc dân gian cuồn cuộn bốc hồng trần!
- TỐ HỮU, “Vui bất tuyệt”



Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách cũng nghèo nàn.
- Jean Lacroix



Lá bay âi tóc rụng
Thời jan hành hư vô
Ngoài kia hồn sóng vỗ
Trong lòng zạt ngây ngô
Ô




Mặc định.
Cái gì?
Trời, mây.
Biển, sóng.
Đất nở hoa trên cỏ.
Cõi người vò võ.
Lồ lộ không vô…

Ngày hôm ấy Em cứ đi vào đi ra nhiều lần.

Thanh cung của Em tọa lạc trên đỉnh đồi của khu công nghiệp không khói (ấy thường xuyên xẩy ra các vụ nổ ống khói) nổi tiếng: Đồ Đá. Mọi cái tên trên đời cũng cứ như thiên định; nơi đây phần lớn thời gian người ta đều không mặc quần áo, như người thời Đồ Đá. Em là Nữ Hoàng của Đồ Đá. Không! Không chỉ có thế… Em là “An Nam Đệ Nhất Phò”.

Em sống một mình, tất nhiên. Các bậc đệ nhất đều sống một mình. Định mệnh! Hoàng gia đều nuôi chó, mèo. Việt ta không ai chơi lợn làm cảnh, Em chơi. Một con lợn ỉ (dân Mẽo quý tộc cũng háo chơi, gọi là “pot-bellied pig”), mà thường được Em trân trọng gọi là Ông I-Ỉ. Em chỉ định nuôi có một mình Ông I-Ỉ để cặp đôi cho hữu tình, thế mà rồi…

Một hôm rảnh rang, Em lang thang về chốn nhà quê, hòng kiếm nơi tịch mịch để được hít mùi “lão thực” của phân gio nồng nã, của nói cười giả lả, hương nội gió đồng. Thế nhưng cái phong thái của Em dẫu có khoác lên xiêm y nâu sồng thì đám nông phu nông phụ vẫn tưởng là quý tộc hoàng gia, cho nên chỉ dám đứng nhìn và bàn tán từ xa. Dạo bước lâu rồi cũng mỏi, Em ngồi xuống bên một gò đất đầy cỏ rậm rạp, lôi đồ ra ăn uống cho đỡ mệt. Xong rồi còn thừa Em quẳng hết ra một gốc cây già. Vừa rời tay thì một con quái vật vô cùng hung dữ ở đâu xông đến đớp lấy đớp để khiến Em hoảng hồn kinh hãi. Một quái thú chốc lở gầy gò bẩn thỉu như thể chui lên từ Địa Ngục. Sau cơn choáng váng, định thần lại được thì Em nhận ra đó là một con chó đói. Hung thần chết đói này ắt hẳn sống hoang dã đã lâu, thế nhưng dáng vẻ vẫn có nét gì đó mờ tỏ một… phong độ hơn người. Chắc một nhà giầu nào đó đã bỏ rơi, hắt hủi nó. Em chưa từng thương ai, thế mà cái cám cảnh thân phận trong tiềm thức bỗng dồn lên dữ dội, khiến em muốn được san sẻ cuộc đời mình với hung thần đói khổ này, mà không hề ý thức gì về cái sự tạo nghiệp lành ác. Em gọi người đến vây bắt được con chó hoang hung dữ, rồi xích lại cho lên ô tô mang về. Từ đó hang ổ của Em có ba sinh linh.

Hôm nay là mồng Một. Thường thì vào các ngày Sóc/Vọng Em chỉ hành lễ mà không làm việc. Em sắp lễ lên ban thờ lớn có bức tượng ông thần này:



Rồi khấn:

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lậy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Kính lậy Bạch Mi Đại Tôn thần.
Kính lậy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Kính lậy ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần.
Kính lậy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
Kính lậy ngài tiền hậu địa chủ Tài thần.
Kính lậy các Tôn thần cai quản khu vực này.

Hôm nay là ngày mồng Một, tín chủ con là Hạ Áp “An Nam Đệ Nhất”, ngụ tại Bạch Phòng – Đồ Đá, thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thức cúng dâng bầy lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời các bậc Tôn thần.

Chúng con cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an mạnh khỏe, tài lộc ngày càng đầy, vạn sự ngày càng như ý.

Chúng con lễ bạc lòng thành, cúi xin chư vị Tôn thần lai lâm chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Khấn rồi Em lấy khăn tay, khăn lau mồ hôi lau qua mặt ông thần một lượt. Nghe dậy, có làm như vậy mới được khách thương yêu lưu luyến không thôi. Tuy nhiên, với Em thì chỉ làm cho đúng lễ chứ tự đáy lòng Em chả cần. Em là “An Nam Đệ Nhất Phò”. Nhẽ cũng là một thế lực ngang ngửa với thần; bởi Em đâu chỉ đơn thuần là sex worker, Em là Sex “Faerie” Queen.

Bức ảnh tượng đó chính là Bạch Mi Thần, tương truyền đích thực chân dung Quản Trọng (725 TCN – 645 TCN), tức Quản Di Ngô, với cặp lông mày trắng, Tể Tướng của Tề Hoàn Công (685 TCN – 643 TCN) lừng lẫy thời Ngũ Bá. Câu nói danh tiếng nhất của Tể Tướng chính là: “Kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu; Kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu.” Trong sự nghiệp trồng người, ngài đã từng “lập 300 nhà nữ lư cho khách buôn bán đi lại tụ họp mua vui để lấy thuế.” Từ đó ngài được cả làng thanh lâu tôn làm tổ. Thật đúng là một “tay tổ”. Quản Trọng hỡi, có mấy đại nhân trên đời mà được như ngài?! Kinh bang tế thế đến thế thì thôi! Đã thế lại còn lập thánh tích đến mức được coi là thần!!

Em không bao giờ làm việc vào ngày lễ, nhưng hôm nay nghe nói có một vị khách rất đặc biệt, một đại nhân vật cỡ “quởn chọng”, hy hữu bất khả từ. Đại nhân vật đến đây vào mồng Một với lý do để giải đen/xui. Ồ, cỡ ấy mà cũng có lúc gặp vận xui sao?!

Bạch Phòng của Em vẫn đang khói hương nghi ngút thì được cấp báo khách đã đến. Em chưa kịp thay đồ hay chuẩn bị gì thì như một cơn cuồng phong một gã mặt nạc đã lao như bay vào giữa phòng. Mây mưa cuồng bạo, đánh nhanh rút gọn. Rồi trong vội vàng gã bảo:

“Em sửa soạn tiếp sếp anh ngay nhé. Thực ra là anh được lệnh vào đây chỉ để thông báo cho em biết trước và lo làm thủ tục, nhưng mà em đẹp quá…”

Em gắt:

“Đúng là hãm lìn. Thế mà cứ như sếp nhớn đại tướng không bằng. Bây giờ thầy trò nhà các ông đều cực gian giảo như nhau nên đếch phân biệt được nữa. Đúng là mặt nạc đóm dầy. Bo dầy lên không thì đen cả tháng!”

Gã mặt nạc cáu:

“Trông lộng lẫy thế kia mà há mõm ra là làm bố mất cả hứng. Dầy dầy cái…”

Em quắc đôi mắt đẹp mà đầy uy lực bắt gã nhìn lên hàng chữ đỏ như một quân lệnh viết trên nền vàng treo trang trọng trên tường giữa nơi trang trọng nhất trong phòng Bạch Lễ Tân:


CẤM KHÔNG ĐƯỢC NÓI ĐẾN LỒN!
ATTENTION: NO TALKING PUSSY!

Thiên Nga ‘Tối Thượng Tiên’
(‘Faerie Supreme’ Cygnus)


“Khắp thiên hạ này đã lạm dụng nó quá lắm rồi!” Em nói mà như cất lên tiếng thét được âm ỉ giấu trong cái giọng bình thản. Nhân đây, cũng xin nói thêm là Em có thói quen đặt tên cho những gì mà mình yêu quý. Và cái bộ phận mà Em thương yêu nhất trên cơ thể mình đầu tiên được đặt tên là “Thị Bèo”, rồi “Mỹ Heo”… và bây giờ là “Lơ Doan”; ý nghĩa thế nào thì cũng không biết được, ý vị lắm ý. Nhiều khi Em còn tâm sự thành lời với Lơ Doan nữa đấy, cứ như một con hâm tự kỷ nặng; ví dụ thế này: “Lơ Doan mệt rồi hả? Đã muốn đi ngủ chưa? Để chị bật nhạc cho em nghe nhé. Chị biết hôm nay Lơ Doan không thích làm việc, nhưng mà đời nó thế, ai cũng phải lao động, lao động là vinh quang, thật đấy. Mọi thứ trí khôn trên đời này đều từ lao động mà ra. Cho nên cái bọn đã ngu lại lười, lại còn can tội sỹ, thì lấy đéo đâu ra trí khôn mà còn đòi tinh vi, đúng không em của chị? Chị biết Lơ Doan sinh ra đã thông minh nhất trần đời, lại còn chăm chỉ lao động suốt ngày đêm, thế thì ‘túi khôn’ của Lơ Doan để đâu cho hết. Lơ Doan ăn đứt mọi nhà thông thái, mọi triết gia, mọi học giả, mọi viện hàn lâm, mọi trường đại học, mọi thiền viện chùa chiền giả cầy… Lơ Doan lao động vẻ vang. Lơ Doan vô địch muôn năm! Lơ Doan bách chiến bách thắng! Lơ Doan vĩ đại sống mãi…” Rồi, thỉnh thoảng chúng ta cũng rất nên nghe chị em nhà họ chít chát với nhau.

Gã mặt nạc cụp mặt xuống, đúng là “cụp nạc”, thật rõ là “mặt nạc đóm dầy”, cái đồ “mặt nạc không khôn, khôn thì chói”. Gã để lại một phong bì tiền trên bàn rồi cút vội. Vừa rút dù, gã vừa lẩm bà lẩm bẩm:

“Thật đúng là… Từ nay không gọi là lồn… mà là cái lỗ để chôn cái buồi. Từ nay không gọi là buồi, mà là bình sữa để nuôi cái lồn… Hơ hơ, lậy hồn.”

Tuy cau có, Em cũng lẳng lặng cất tiền đi, rồi đốt vía, rồi nằm xuống, thở dài não nề. Cho Em hay cho đất nước, con người? Ông I-Ỉ ịt ịt mấy tiếng, đồng cảm cám cảnh. Còn ông chó hoang – bây giờ đã được Em gọi là Ông Ì-Ị vì cái tội có cái mặt vô cùng lì lợm, hay kêu ì ì, và không chịu đi vệ sinh trong toa lét cho nó văn minh mà cứ thích cái thói quận công – thì chỉ ì ì với cái mặt lì.

Ngay liền đó một người bệ vệ bước vào, dẫu thần thái trông như người bị bệnh trĩ nhưng vẫn cố gắng giao tiếp với một nụ cười thật “chè tươi”:

“Em đẹp quá trời! Biết tiếng em rồi nhưng mà em tên thật là gì?”

“Dạ anh, em mời anh ngồi. Em tên Hạ Áp ạ. Anh vào trong Bạch Mộc Dục em tắm cho nhé.”

“Tên em nghe thật lạ?”

“Dạ anh, mẹ em đặt tên đó do nghĩ đến nàng Hạ Cơ đẹp nổi tiếng lịch sử ạ. Mẹ em còn nói nhiều ý nghĩa hay lắm nhưng mà em quên hết rồi.”

Người bệ vệ dường như không muốn tắm mà muốn… ngay (và luôn), thế nên Em cố tình dắt tay đưa ông ta dạo quanh biệt ốc. Ổng đưa mắt nhìn khắp nơi.

Bạch Phòng có kiến trúc lạ lẫm (nghe nói là do một cựu sinh viên Đại học Kiến trúc bị đuổi học “vì quá giỏi” thiết kế), gây ấn tượng tới từng chi tiết, được cho là thiết kế theo trường phái hậu hiện đại với tính đa nghĩa của biểu tượng. Nó nằm trên đỉnh đồi giữa một cảnh quan đẹp rợn người; tổng thể tạo ra một không gian vô hạn, không rõ ràng, nhập nhằng với nhau. Bạch Phòng có sống mái dốc ngược lên tạo một phối cảnh kỳ dị; ngôi nhà có cái mái hình tam giác cân, được đỡ bằng một cái trụ gân guốc ở giữa. Phía trong Bạch Phòng có nhiều không gian khác nhau, và nhiều “phòng chức năng”. Phòng khách Bạch Lễ Tân được trang bị như một cinema nhỏ với màn hình lớn và dàn âm thanh surround đặc sắc; ngồi trên bộ ghế bọc lông thú bên người đẹp mà xem phim erotic, nghe nhạc đỉnh, và uống cognac hay hút xách gì đó thì kể ra đời cũng thiên thai chứ đâu đến nỗi như bọn “lừa Xi Ma Cai”. Phòng ngủ Bạch Phụng Loan có hình con ốc biển lớn với cái giường hình quả tim rất rộng nằm giữa chỗ tròn trĩnh bầu bĩnh cùng với những tiện nghi chưa hề xuất hiện thậm chí trong giấc mơ của đám đông; đặc biệt giường có máy nâng có thể đưa nó lên gần sát trần nhà hay thụt xuống sâu hoắm như ở dưới hầm, và có thể quay 360°. Phòng tắm Bạch Mộc Dục thì hư ảo như thiên đường; tất cả dàn phun sương, các loại vòi nước, bể sục, bồn… được sắp đặt quanh cái cây Bạch Lâm Mộc (không biết là thật hay giả) lớn, cùng với bao nhiêu là thú tiêu khiển cả tinh thần lẫn vật chất; nơi đây người ta có thể nghe (mà Em gọi là “bạch thính”), đọc (“bạch độc”), xem (“bạch khán”), yoga (“bạch thiền”), bạch ăn, bạch ngủ, bạch đụ, bạch ỉa… Khắp khắp chỗ nào cũng thấy kỳ ảo, kỳ bí, kỳ công, kỳ cục, kỳ cùng, kỳ dị, kỳ diệu, kỳ khôi, kỳ khu, kỳ quái, kỳ thú… Quả là một kỳ quan cho ai ai cũng thấy mình đang được hưởng cả một kỳ duyên (thứ mà Em sớm thông minh [lắm] để thấy có thể biến thành một loại hàng hóa xa xỉ cực đỉnh tung ra thị trường siêu giải trí, hòng “nhất bản vạn lợi” / “một vốn bốn tỷ lời”).

Người bệ vệ rất chú ý đến một bức “tung phi” đặt nơi cao nhất của Bạch Phòng:











Vừa trông thấy người bệ vệ đã cảm thấy sửng sốt, như thể bắt gặp hình ảnh gì đó của định mệnh, hay định bụng/đề/đoạt/hướng/kiến/lệ/liệu/luật/phận/tính/vị gì đó. Thấy thế, Em giải thích:

“Anh à, tòa Bạch Phòng này nằm trên khuôn viên cũ của một ngôi tự cổ có tên là Tự Do Tự, và tấm đại tung phi này là tất cả những gì còn sót lại của ngôi tự ấy sau phong trào “phá đình chùa miếu mạo” rùng rợn hồi đấy. Đây là hai chữ “Tự Do” (vừa nói Em vừa viết lên giấy hai chữ Nho: 自由) dạng thư pháp theo lối “vô pháp” do cao sỹ An Biên Học Sỹ viết tặng nhân một ngày đầy nhã hứng vào Trung Thu năm Nhâm Thìn, danh ấn của cao sỹ vẫn nguyên xi đó. Nghe mọi người đều nói đàn bà con gái nhìn thấy bức đại tự “Tự Do” này là chẩy nước, đàn ông cứ hễ trông thấy hai chữ này là bốc lửa, cao xạ pháo lên ngay, hãi lắm ý. Nghe kể lại thì Tự Do Tự là nơi tu hành của các cao nhân tự gọi mình là “Thất Hiền”.[†] Em đặt bức này nơi đây cũng là để tri đại ân của người xưa, mà cũng là để… hic hic… Anh thấy trong người thế nào?”

“Náo nhiệt lắm!” Người bệ vệ đáp liền.

“Anh ơi, để em đưa anh đi tắm.” Em áp đặt.

Miệng nói tay làm, Em dắt tay người bệ vệ vào Bạch Mộc Dục. Sau những màn khởi động kỳ hoặc trong không gian mờ tỏ, tiếng nhạc hồng hoang, vòi phun réo rắt, Em dìu ổng vào Bạch Lâm Bồn, nơi đặc sắc nhất của Bạch Mộc Dục độc đáo. Bước ra khỏi đây, ai ai cũng thấy như thể mình vừa được sinh ra một lần nữa.

Bạch Lâm Bồn là một cái bồn tắm, cũng là nơi mà Em yêu quý thiết tha nhất ở Bạch Phòng. Cái bồn tắm này có hình một cái âm đạo lớn, sâu ngập đầu người, đủ cho một cuộc truy hoan; cái miệng bồn thì rõ ràng hình tượng một cái âm hộ xinh đẹp, đủ cả âm hạch (là một cái đèn laser tỏa ánh sáng đỏ rực như ruby trên đỉnh tháp Cremly) cùng môi bé, môi lớn với viền lông mượt mà không thấm nước. Bên bồn, trên khoảng tường trang trí tươi vui có chiếu đèn highlight là “nội quy” (những quy định của/cho Em) được ghi bằng tiếng Anh:







Những vị khách ngoại quốc từng đến đây đều chụp ảnh lại “nội quy” này với sự thích thú bí hiểm. Quả là một chốn thần tiên phải không. Mẹ Em – Thiên Nga “Tối Thượng Tiên” – cũng từng sinh Em ra trong một cái bồn tắm trong một chiều mưa ở một nơi xa lạ…

Người bệ vệ ngụp lặn trong hoan thú. Từng tế bào phổng phao, những tế bào đã chết cũng sống lại. Từng múi cơ như thể mọc cánh bay lên. Em có cái tài “bẻ kêu” thiện nghệ đến mức bẻ tóc cũng kêu lên tiếng “rắc”. Dưới bàn tay thần diệu của Em, “quởn chọng” đã tái sinh. Về lại với trẻ thơ. Rồi họ cùng ẩm tửu.

Thế rồi “quởn chọng” được nâng bước dìu sang Bạch Phụng Loan. Trên tường phòng ngủ này Em dán lên một bức thư lớn mà cứ như thể là một khẩu hiệu (slogan/motto) để tự răn mình luôn hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhất trong mọi mission (hay dharma) mà đấng bề trên giao phó:







Tạm dịch là:

Gửi Em,
Em là cô gái đẹp sexy nhất từng bước đi trên mặt hành tinh này.
Yêu Em,
Em

Có lẽ, Em chính là con người công chính đệ nhất trên trái đất này. Chắc chắn chính phủ nào, vương triều nào cũng mong đến đỏ mắt những người như Em làm công bộc; nhưng mà, Em lại là “Sex ‘Faerie’ Queen” như các khách Tây thường gọi, với gentlemen nước Việt đơn giản Em là “An Nam Đệ Nhất Phò”.

Bất giác, Em thầm thì vào tai “quởn chọng”:

“Anh à, em thấy anh rất giống em ở một điểm là không hề nói câu nào về sex. Đã có những nhà sư đến đây, họ toàn nói chuyện hay hỏi em về sex. Thế mới kỳ!”

Không thể biết đó là một lời khen hay một câu chửi táo tợn nhất. Chỉ biết tại Bạch Phụng Loan người bệ vệ được biết thế nào là bước vào ba ngàn thế giới. Không! Ba vạn chín nghìn thế giới. Những chân trời hé mở, khiến mắt trần sửng sốt nghé nhìn dõi tới chín tầng trời, tới vô tận… Những lớp lớp sóng trào dềnh lên dềnh lên mãi tẩy sạch mọi lớp bụi, lớp cặn, lớp bùn dơ trên thân thể, trong tim óc… Những hơi thở ngọt lịm từ cánh môi có sức mạnh như bom hóa học khiến người bủn rủn sụp xuống rồi hòa tan trong cát bụi mịt mù… Những nguyên âm của hồng hoang rúc vào tận xương tủy khiến mọi sợi dây thần kinh đều tê liệt để rồi bùng lên sức mạnh khủng long… Những vực thẳm không đáy đẩy người rơi tự do trong cơn thót tim cực lạc không hề có chỗ bấu víu… Những cơn bùng nổ của những trái bom hạt nhân làm vỡ tung thân thể thành những mẩu nhỏ li ti hòa khắp vũ trụ vô biên… Những khai sáng bừng lên trong cảm thức thấy như thể đã chứng ngộ hết thẩy…

Hết sẩy.

Sau những trùng trùng điệp điệp thăng hoa họ cùng ăn quả, bánh ngọt, và kem; như để dessert cho một đại tiệc sex có một không hai. Người bệ vệ ân cần:

“Anh muốn ở đây với em hẳn mấy hôm nhưng sự vụ nội trào đang loạn. Em có muốn làm một công việc gì khác thì cứ cho anh biết. Anh sẽ bảo bọn Thăng Hữu Tướng và Trầm Tả Tướng lo cho em một nơi xứng đáng nhất.”

“Anh ơi, bản tính em chân thật, tay làm hàm nhai thôi ạ.” Em nói luôn, không tích tắc lăn tăn.

“Anh áy náy lắm… À mà bánh của em ngon thật.”

Thế rồi, người bệ vệ từ biệt Em ra về. Ổng chưa ra đến cửa thì Em gọi với:

“Anh ơi, thế quên tiền bo à?”

“Ơ! Thằng trợ lý của anh đã lo chuyện đó cho em rồi mà?” Người bệ vệ vừa đáp vừa đảo mắt.

“Giời ạ, hắn mới trả cho phần của hắn thôi, anh ạ. He he… Khi anh bước vào đây thì Lơ Doan còn chưa kịp về mo mà anh. Cho nên em mới phải đưa anh đi loanh quanh…”

“Mẹ thằng chó chết! Thế là mày cho ông ăn xái của mày à! Đã tưởng đến đây vào mồng Một để được sạch sẽ trọn vẹn, thế mà… Ông mà không giải được đen thì ông chém đầu cả lò nhà mày.”

“Khổ thân Lơ Doan quá!”

Một lần nữa, trong ngày mồng Một, Em phải đốt phong long. Cho Em, cho Lơ Doan. Ông I-Ỉ hộc hộc mấy tiếng. Ông Ì-Ị nghểnh phắt đầu lên, chờ lệnh “Sát Thát”.

Ngay sau đó Hạ Áp lệnh cho đám thuộc nhân cấm cửa vĩnh viễn hai thằng “thượng” khách ấy. Với Em, tha thứ là bỉ ổi bậc nhất. Nên nhớ: Em là An Nam Đệ Nhất Phò. Ngoài kia, những cánh bướm vàng cứ dập dờn trên cỏ xanh.

Trằn trọc là đức tính tốt hay thói quen xấu? Đêm đến trên thế gian này có mấy tỷ người trằn trọc? Bạn trằn trọc bao đêm dài trong một năm? Những khi trằn trọc thì bạn làm gì? “Đếm cừu” thì quả là ngớ ngẩn; uống rượu thì chứng tỏ khả năng tự chủ kém; đọc sách thì chỉ tổ “loạn mục”; thủ dâm là hạ sách; ủ mưu thì phờ phạc tinh khí thần; “diện bích” là việc của “phi nhân”…

Em đành thì kết nối vào một mạng xã hội, tìm Mẹ. Hạ Áp yêu thiết tha và luôn nhớ tới Mẹ.


Chat Conversation Start


Thiên Nga:

Con đang tìm mẹ phải không?
Tuổi hồng đã tím hơi đồng đã nê
Phải chăng con thấy tái tê

Sex ‘Faerie’ Queen:

Đúng là bà bô hâm nặng của con đây rồi
Cứ nghĩ đến mẹ là y như rằng mẹ xuất hiện
Mẹ nhanh như điện
Mẹ đúng là thiên thần
Nhưng mà cõi đời này có cần đến thiên thần không?
Hay là chúng chỉ muốn tiêu diệt hết thiên thần
Chúng phải hay thiên thần phải?

Thiên Nga:

Từ lâu con thấy gánh nặng cuộc đời đè lên đôi vai bé nhỏ

Nhiều khi con tưởng quỵ xuống rồi gắng gượng đi tiếp

Nhiều khi con tưởng gục ngã, đường đời xa ngái, đường đời thăm thẳm hút xa

Con buồn, trơ trọi, ngày tháng làm con phiền lòng

Con muốn thoát vào trong bầu trời, hàng ngàn sợi dây vô hình móc con trở lại

Trái tim con yếu đuối

Sex ‘Faerie’ Queen:

Ui giời, thực ra thì con lúc nào cũng phẫn nộ
Nhưng hôm nay là một ngày con vô cùng căm phẫn
Con đang phân vân không biết có nên tiếp tục công việc hiện nay của mình nữa hay không
Cuộc đời này sao mà nó ô trọc ngoài sức tưởng tưởng của một nhà văn vĩ đại nhất
Cho dù con làm ăn chân chính, dẫu cho con có là đứa con gái rất thực dụng, hoàn toàn ngược lại với mẹ

Nhưng mà nói gì gì thì con cũng thích công việc này, nó cũng cho con tiền bạc, danh vọng, quyền lực vô đối mà không phải kẻ nào muốn cũng có được

Thiên Nga:

Con không van xin, con gắng đến kiệt sức

Con không hối hận, con vẫn thường trở về theo những đám mây lang thang trên cánh đồng thơ ấu đầy nắng và gió

Dưới chân con, cỏ và nước và bốn mùa nhịp nhàng truyền dẫn qua con nguồn cảm xúc cuốn con đi không thể chối từ

Sex ‘Faerie’ Queen:

Con muốn quyền lực của con phải được cả thế giới này biết đến mà run sợ

Quyền lực của con là một quyền lực vô hạn

Chính là quyền lực của Lơ Doan

Lắm khi người đời cứ bảo là quyền lực của Cái Đẹp

Gã cướp biển ấy bảo con đấy là lũ thủ dâm chính trị

Nó hay Cái Đẹp? Dù gì đều vô biên

Việc con làm có sứ mệnh thức tỉnh nhân loại

Một nhân loại chỉ chạy quanh quyền và tiền

Lầm lũi như lũ lợn

Nhưng con cần thật nhiều tiền hơn nữa

Con rất muốn gột rửa cho cả xã hội này

Cho chúng biết thế nào là sạch sẽ

Thế nhưng mà hôm nay con cứ thấy đau điếng

Con muốn làm cách mạng! Con đang rất khó ngủ

Thiên Nga:

Hãy về đây với mẹ với cả một miền quê

Trong bóng tối làng quê tĩnh lặng, con mơ mộng ngắm nhìn mãi những ngôi sao xa lạnh, rồi thiếp ngủ khi nào không rõ

Con sẽ thấy sự ấm áp, chở che trong nghèo khó và đạm bạc

Sex ‘Faerie’ Queen:

Ui chòi oiiiii Bà bô lại đang làm thơ đấy à?

Thiên Nga:

Không Mẹ đang đọc thơ của một nhà thơ buồn hận suốt một đời đầy những ám ảnh trong cõi lửng lơ

Sex ‘Faerie’ Queen:

Kệ mẹ với hắn

Con ngủ đây






Một bài học rút ra: nếu bạn đã hết cách, hãy nhớ cho trên đời còn có thơ. Những bài học khác thì bạn tự đi mà rút lấy. Ông I-Ỉ có bài học gì không? Có chứ. Trên đời này duy chỉ có cám mới làm ông ấy thay đổi thái độ, chuyển sang tử tế vô chừng. Sure. Trong khi Sex ‘Fairie’ Queen Hạ Áp trò chuyện với mẹ mình là Thiên Nga, Ông I-Ỉ cũng thấy khó ngủ nên lê tấm thân rất “hoàng gia” đi tìm Ông Ì-Ị đang tự giác canh gác bên cái ao lớn có tên Bạch Quy Trì trước xa tòa Bạch Phòng, để chém gió gọi mây.

Ông I-Ỉ: “Ôi quý ông chó ghẻ ơi, ịt ịt, dạo này có dầu mỡ vào trông cũng khá khẩm ra nhiều đấy.”

Ông Ì-Ị: “Thằng lợn bệnh kia, ngứa mõm hả, ì ì. Thấy mày lại làm tao nhớ đến mấy thằng béo bự đến đây hôm nay. Xuýt chút nữa thì tao xé xác cả lũ đê tiện…”

Ông I-Ỉ: “Quý ông chó ghẻ ơi, không có những thằng đê tiện thì ông với tại hạ lấy cứt mà húp. Oh, sorry. Biết là quý ông xơi được cái khoản ấy nhưng mà tại hạ thì có bị chém cổ cũng chịu he he he… Quý ông xem đấy, có bao giờ thấy các ngài thanh cao tử tế phúc hậu bén mảng đến Bạch Phòng này được đâu hố hố hố…”

Giữa lúc ấy, từ trên hòn non bộ mang tên Bạch Ly Đảo có hình thù con kỳ lân nằm ở giữa Bạch Quy Trì vất lên lời văng vẳng: “Hụ hụ, hãy là chính mình. Quý tiện cùng một cội, mọi quy kết đều là có tội. Không có kẻ bần tiện kia trồng nên lúa gạo thì ôi thôi thôi lấy gì cho Tất-đạt-đa Cồ-đàm cao quý đi khất thực, hụ hụ. Nhưng mà…hụ hụ…”

Ông Ì-Ị: “Hãy là chính mình…?? Nhưng này, mẹ thằng lợn bệnh, gừ gừ. Đừng để tao có lúc cũng phải ra chân với mày. Đừng nghĩ được chủ cưng chiều mà thoát được nanh tao dễ nhé. Mẹ mày, mày nghĩ thế chẳng qua là do mày phải lụy vào cái máng cám ăn sẵn, đồ xôi thịt ạ. Không biết nhục! Đúng là đồ con lợn!”

Ông I-Ỉ: “Hãy là chính mình…?? He he, vâng em xôi thịt, ịt ịt. Tại hạ biết là quý ông chó ghẻ thích gặm xương rồi, ha ha ha… Thôi, bớt nóng đi ông. Có ngứa răng thì ra kia bắt vài con chuột ranh mà rèn luyện body, để còn có sức mà chiều đám chó cái dưới chân đồi kia, ịt ịt… Gớm cái giống chó nhà, con nào cũng núc na núc ních nhìn mà thích, quý ông chó hoang có thấy không?”

Ông Ì-Ị: “Mẹ mày, bố mày đây thà nhịn đói chứ không bao giờ thèm săn bắt cái loại chuột nhé. Mày có biết bố mày là ai không, hả?”

Ông I-Ỉ: “Oh yes, ịt ịt, thì bố mày… là bố của con bố mày. Hớ hớ hớ…”

Từ Bạch Ly Đảo lại có tiếng ai đó: “Hụ hụ… Đừng có lấy lòng lợn mà đo dồi chó.” Cả Ông I-Ỉ và Ông Ì-Ị đều kinh hoàng, không lẽ đám rùa rùa ba ba cá cảnh ở chốn này mà cũng biết phun lời châu ngọc?

(còn tiếp)



[*] KHI BƯỚM NỞ HOA

[†] Đã có một sử gia thông sáng cắm cúi cần mẫn chép lại lịch sử của Tự Do Tự trong bộ “Thất Hiền” Bí Sử, xin mời xem tham khảo ở cuối sách này, ở trang ….
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 00:07 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Truyện hay

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Chiến tranh





Tự trang bị cho mình
Một thứ khí giới bằng đất sét:
Chính Nghĩa
Con chó từ phía quyền lực
Xông tới, hành động bằng thứ trí tuệ quen thuộc
Đột ngột và
Đạn thì thay cho mưa
Đồng loại thì thay cho đất để hóa bùn
Buổi chiều rực rỡ cực kỳ
Có một chàng họa sĩ lừng danh
Thích tông màu đo đỏ . . .



Trần Khiêm
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 23:56 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: thơ hay

Lý giải khác biệt văn hóa phương Đông và Tây




Giới khoa học từ lâu vẫn băn khoăn tại sao Mỹ và châu Âu lại có nền văn hóa quá khác biệt với các nước Á Đông, chẳng hạn như Việt Nam. Các nhà nghiên cứu rốt cuộc tìm ra câu trả lời ở một lĩnh vực gây bất ngờ: phương pháp làm nông nghiệp khác biệt của cư dân ở phương Đông và phương Tây.


Trong khi người phương Tây nổi tiếng về tính cá nhân và cách tư duy phân tích, người phương Đông có xu hướng ưa chuộng kiểu phụ thuộc lẫn nhau và coi trọng tính tập thể.



Các giả thuyết nhằm lí giải sự khác biệt này bao gồm cả quan niệm cho rằng, sự giàu có và nền giáo dục đã nhen nhóm chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây, trong khi tỉ lệ bệnh truyền nhiễm cao ở phương Đông khiến cư dân ở đây đề phòng người bên ngoài.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, lí do thực sự có thể đơn giản là cách người dân ở hai nửa thế giới trồng cấy lúa gạo và lúa mỳ khác nhau.

Các nhà nghiên cứu nhận định, cây lúa gạo không thể sinh trưởng nếu thiếu nguồn nước cung cấp dồi dào, buộc những người hàng xóm phải bắt tay hợp tác để tưới tiêu cây trồng của họ. Ngoài ra, việc trồng lúa gạo cũng đòi hỏi nhiều giờ lao động, gấp đôi thời gian so với quá trình từ trồng cấy đến thu hoạch cây lúa mỳ.

Ngược lại, nông dân trồng lúa mỳ có thể dựa vào mưa và hoạt động độc lập hơn nhiều.

Để kiểm tra giả thuyết của mình, nhóm nghiên cứu đã đánh giá mức độ của tính tập thể và tính cá nhân ở 1.000 người thuộc các vùng trồng lúa gạo và lúa mỳ khác nhau tại Trung Quốc. Kết quả công bố trên tạp chí Science đã cho thấy các khác biệt tâm lý dễ nhận thấy, tương tự như khác biệt giữa người phương Đông và phương Tây.

Chuyên gia Thomas Talhelm đến từ Đại học Virginia (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, tuyên bố: “Rất dễ để nghĩ rằng, Trung Quốc là một nền văn hóa thống nhất. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện, Trung Quốc có sự chia rẽ văn hóa tâm lý bắc – nam thấy rõ. Lịch sử trồng lúa gạo ở miền nam Trung Quốc có thể lý giải tại sao cư dân ở miền nam nước này có tính phụ thuộc lẫn nhau lớn hơn những cư dân trồng lúa mỳ ở miền bắc”.

Ông Talhelm khẳng định, khám phá trên chứng tỏ di sản của hoạt động nông nghiệp tiếp tục ảnh hưởng tới mọi người trong thế giới hiện đại.

Theo Vietnamnet.vn
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 23:49 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: phiếm

Vội vàng ta lướt qua nhau




Photo: Leilalilium



Dòng đời hối hả, cuộc sống tấp nập, con người vội vàng. Vội đến vội đi, vội yêu vội chia lìa, vội ôm vội xa, vội hôn vội lạnh lùng,.. Đời sống cứ thế lôi ta vào cái guồng xoay khổng lồ và hối hả của nó, khiến ta không chút ngơi nghỉ đến khi nhận ra đã quá mỏi mệt.

Mỏi mệt với những lo toan, mỏi mệt với những tính toán, mỏi mệt với kẻ đến người đi như một lẽ thường bất di bất dịch. Lẽ thường ư? Chẳng có lẽ thường nào lại khiến người khác tổn thương hay vì nó là thứ tổn thương ai cũng phải chịu nên trở nên chai lì, lặng ngắt. Tôi không thể quen với cái lẽ thường đó hẳn là do trái tim tôi quá nhạy cảm với những người đến bên tôi và rời xa tôi – lẽ thường như người ta nói – nhưng nó làm tôi thấy hụt hẫng, thiếu vắng và đôi khi còn ngộp thở trong bầu không khí đặc quánh những nỗi đau mang mặt nạ có tên “lẽ thường”. Chắc hẳn tôi quá nhạy cảm và mơ mộng về cuộc sống này, hay trái tim tôi còn quá non nớt để đón nhận những vết cắt đầu tiên lên trái tim ấm nóng với từng nhịp đập hãy còn run rẩy.

Người ta cứ lao vào nhau vội vàng sống, vội vàng yêu và vội vàng ra đi như chưa từng có những yêu thương tồn tại; cứ thế ngày qua ngày họ đánh rơi hầu hết những cảm xúc nhỏ bé, làm hao mòn lòng trắc ẩn, chai sần sự nhạy cảm và vội vàng kết luận. Việc nhỏ việc lớn – việc gì cũng vội vàng, cuộc sống thôi mà, hà tất phải thế đâu? Sao không chậm lại một chút, cảm nhận một chút, yêu thương thêm một chút để những cảm xúc thôi đánh rơi, để trái tim thôi mê ngủ, để người tìm thấy người, ta lại tìm thấy ta trong mắt nhau. Cứ vội vàng như thế thì vị trí nào cho những quan tâm vụn vặt, những yêu thương nhẹ nhàng; còn đâu những cái nắm tay trong chiều mưa bay lãng mạn, khoảnh khắc nào cho cái hôn đầu của đôi lứa yêu nhau; còn đâu anh nhẹ nhàng cài hoa lên tóc cho cô gái bẽn lẽn cười? Còn đâu.

Có những yêu thương chợt đến bên đời nhưng ta quá vội vàng nên đánh rơi, vội vàng đến mức không nhận ra một ánh mắt, một sự quan tâm, một lời thầm trách và một tình cảm vừa chớm nở trong lòng kẻ đang yêu. Hối hả chạy theo guồng xoay danh vọng – cơm áo gạo tiền, guồng xoay làm người ta quên mất mình là ai và ai là mình, chỉ còn biết hối hả chạy theo để rồi bỏ quên hay bỏ qua những xúc cảm đời thường của một con người. Rồi một ngày tự hỏi ta là ai, người là ai, em là ai? Sao em không đến bên ta? Sao ta cứ hoài xa cách? Sao ta cứ…? Còn bao nhiêu câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời đã không còn cất lên, tất cả trở nên vô nghĩa với chính người hỏi, người nghe và rơi tỏm giữa cuộc đời này. Sau cùng chỉ còn một màu đen đặc quánh khiến chính ta cũng không biết nên đi về hướng nào, đâu mới là đúng và hàng ngàn câu hỏi tại sao cứ vang lên trong bóng tối đặc sệt của sự cô đơn đến hoàn hảo.

Thế nên đừng quá hờ hững mà bỏ qua một câu hỏi thăm, một ánh mắt chợt bắt gặp hay một bàn tay chìa về phía mình. Biết đâu đấy là lần cuối cùng ta nhận được sự quan tâm từ một ai đó. Đừng vô tình hay mãi lao theo những ước mong mà bỏ quên một trái tim đang thao thức vì mình – thứ tình cảm chỉ đến một lần đối với một người. Đến khi nhận ra thì người cũng như làn gió thổi ngang mặt hồ phẳng lặng để lại những làn sóng nhẹ phía sau. Rốt cục chúng ta chỉ lướt qua nhau như những người xa lạ, nhanh chóng và mờ nhạt đến mức không kịp cảm nhận chút gì về nhau dù là một ánh mắt hay cái cầm tay.

Carmen Nguyen
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 18:32 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: TẠP VĂN
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • Bài 2 : MAI TRONG THI CA
    Nhat chi mai 1./ Thi ca trung quốc Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc ...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU TẬP ĐOÀN "LỪA ĐẢO " TRẦN ANH LONG AN.
    A.ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TY HỒNG ĐẠT VÀ TRẦN ANH LONG AN 1/ Công ty Hồng Đạt Công ty Hồng Đạt Long An chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động c...
  • (không có tiêu đề)
     **Thực hư nghề làm báo: Sự thật và những thách thức** **Sự thật không có đúng sai, chỉ có người sử dụng đúng hay sai!** Bài báo này sẽ mở đ...
  • Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?
    Phong kiến vốn là gọi tắt lại của “phong tước kiến địa” (ban tước hiệu và đất đai). Chữ này bắt nguồn từ chế độ ban đất Trung Quốc thời Chu ...
  • Bảng chữ cái hình người Nude (18+)
    Bảng chữ cái hình người Nude (18+) Baron Trịnh A B C D E F G H I J K ...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • NGÔN NGỮ CỜ VÀNG
    Xichloviet Các anh cờ vàng luôn lải nhải rằng CSVN là tay sai Tàu cộng, luồn cúi bọn Tàu để giữ đảng , ai cũng thấy rằng đó chỉ là những ...
  • Những Đai gia Vn từ Đông Âu ( 4)
    Ngô Chí Dũng(25/09/1968 - Chủ tịch của VPBank): Họ tên: Ngô Chí Dũng Ngày sinh: 25/09/1968 Nguyên quán: Bắc Giang – Hà Bắc Quốc tịch: ...
  • Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 3: Bản sắc không gian “kiểu Đà Lạt”
    Có hai mảng chính kiến tạo nên diện mạo di sản kiến trúc Đà Lạt: mảng công trình thời thuộc địa (xây dựng từ 1916(1) đến giữa thập niên 194...

NHÓM

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Danh sách Blog của Tôi

Nhãn

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Lưu trữ Blog

  • tháng 12 2012 (114)
  • tháng 1 2013 (4)
  • tháng 3 2013 (6)
  • tháng 4 2013 (27)
  • tháng 5 2013 (54)
  • tháng 6 2013 (61)
  • tháng 7 2013 (55)
  • tháng 8 2013 (40)
  • tháng 9 2013 (145)
  • tháng 10 2013 (271)
  • tháng 11 2013 (123)
  • tháng 12 2013 (130)
  • tháng 1 2014 (11)
  • tháng 2 2014 (34)
  • tháng 3 2014 (109)
  • tháng 4 2014 (135)
  • tháng 5 2014 (107)
  • tháng 7 2014 (73)
  • tháng 8 2014 (55)
  • tháng 9 2014 (43)
  • tháng 10 2014 (79)
  • tháng 11 2014 (113)
  • tháng 12 2014 (112)
  • tháng 1 2015 (53)
  • tháng 2 2015 (35)
  • tháng 3 2015 (85)
  • tháng 4 2015 (102)
  • tháng 5 2015 (97)
  • tháng 6 2015 (113)
  • tháng 7 2015 (157)
  • tháng 8 2015 (193)
  • tháng 9 2015 (4)
  • tháng 10 2015 (29)
  • tháng 11 2015 (67)
  • tháng 12 2015 (120)
  • tháng 1 2016 (20)
  • tháng 2 2016 (25)
  • tháng 3 2016 (45)
  • tháng 4 2016 (70)
  • tháng 5 2016 (94)
  • tháng 6 2016 (130)
  • tháng 7 2016 (78)
  • tháng 8 2016 (140)
  • tháng 9 2016 (119)
  • tháng 10 2016 (102)
  • tháng 11 2016 (54)
  • tháng 12 2016 (34)
  • tháng 1 2017 (8)
  • tháng 2 2017 (8)
  • tháng 3 2017 (26)
  • tháng 4 2017 (8)
  • tháng 5 2017 (20)
  • tháng 6 2017 (27)
  • tháng 7 2017 (33)
  • tháng 8 2017 (20)
  • tháng 9 2017 (16)
  • tháng 10 2017 (28)
  • tháng 11 2017 (25)
  • tháng 12 2017 (17)
  • tháng 1 2018 (20)
  • tháng 2 2018 (10)
  • tháng 3 2018 (15)
  • tháng 4 2018 (7)
  • tháng 5 2018 (12)
  • tháng 6 2018 (14)
  • tháng 7 2018 (11)
  • tháng 8 2018 (4)
  • tháng 9 2018 (23)
  • tháng 10 2018 (4)
  • tháng 11 2018 (7)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 1 2019 (1)
  • tháng 2 2019 (3)
  • tháng 3 2019 (4)
  • tháng 4 2019 (1)
  • tháng 5 2019 (1)
  • tháng 6 2019 (5)
  • tháng 7 2019 (2)
  • tháng 9 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 3 2020 (4)
  • tháng 4 2020 (1)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 7 2020 (2)
  • tháng 8 2020 (2)
  • tháng 9 2020 (6)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 11 2020 (3)
  • tháng 1 2021 (3)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 5 2021 (4)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 7 2021 (1)
  • tháng 8 2021 (4)
  • tháng 9 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 11 2021 (1)
  • tháng 2 2022 (1)
  • tháng 3 2022 (2)
  • tháng 4 2022 (1)
  • tháng 7 2022 (4)
  • tháng 8 2022 (2)
  • tháng 10 2022 (4)
  • tháng 11 2022 (2)
  • tháng 12 2022 (3)
  • tháng 1 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (3)
  • tháng 5 2023 (1)
  • tháng 8 2023 (3)
  • tháng 9 2023 (2)
  • tháng 10 2023 (3)
  • tháng 11 2023 (7)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 10 2024 (2)

Tổng số lượt xem trang

Giới thiệu về tôi

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • CHUYỆN " QUÝ BÀ" MUA DÂM- PHẦN 1
    Trước đây tôi đã nghe rất nhiều chuyện lạ ở VN: nào là chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”, nào là "Hội những máy bay bà già thích thị...
  • Cách chăm sóc cây bông trang nở hoa tuyệt đẹp
    Bông trang trong trang trí và nghệ thuật Bonsai Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Bông trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, ...
  • Phọt phẹt và "bựa"
    *  Phọt phẹt Người mẹ cứ "vạch vú" ra bắt con bú, thằng con không chịu cứ khóc. Ông nội ngồi bên dỗ cháu: "Bú ngoan đi cháu...
  • “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”
    Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Sự Thật Về Đại Học Fulbright
    TS Nguyễn Kiều Dung Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nh...
  • (không có tiêu đề)
    1 - NHƯ NHỮNG DẤU YÊU 2- TA GỌI TÊN EM “DỊU DÀNG NGỰC BỰ 3- MÁNG CŨ  4-NỤ TÌNH E ẤP SƯƠNG MAI  5- THƯƠNG  6-NGƯỜI ĐÀN BÀ NGÂY THƠ 7- EM HỌC...
Chủ đề Đơn giản. Hình ảnh chủ đề của luoman. Được tạo bởi Blogger.