MỘT ĐỜI THỰC - HƯ

" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Bạo động, lòng yêu nước hay sự bức bối của một giai tầng xã hội?




Photo: Mark Harvey



Bạo động xảy ra ở Bình Dương, và mới đây là ở Hà Tĩnh. Chúng ta đều quan sát vấn đề này dựa trên ba chữ “lòng yêu nước”, và giải pháp đơn giản ở đây, là nên yêu nước như thế nào cho đúng? Nhưng ở quan điểm cá nhân, tôi nghĩ rằng đây không phải là bản chất thực sự của vấn đề. Tôi cho rằng, vết nứt ở Bình Dương đang mở ra cho tôi thấy, một thứ thực sự cần nghiêm túc hơn, ít nhất là đối với cuộc đời của chính tôi.
Họ là ai?

Tôi không quen biết họ. Tôi thực sự không biết họ là ai. Nhưng tôi nghĩ, tôi đã từng sống với những con người như họ. Tôi biết họ là đều những đứa con phải xa quê cầu thực. Tôi biết họ phải chen chúc năm sáu người trong một căn phòng rộng chưa đầy hai mươi mét vuông. Tôi biết họ một ngày phải đi làm từ mười, mười hai, thậm chí mười bốn tiếng. Về đến nhà, họ cơm nước, tắm rửa, giặt giủ rồi vội vàng lăn mình vào góc, ngủ vùi lấy sức. Tôi biết bữa cơm họ quây quần với nhau, chỉ một tô canh đại dương, một dĩa cá khô queo khô quắt từ quê gửi lên.

Tôi biết họ, ngày nghỉ chẳng dám đi đâu, chỉ dám ru rú ở nhà. Họ mua cho mình một cái kẹp rẻ tiền, một bộ quần áo nghìn phần trăm là đồ Tàu… Mỗi tháng, họ lại cố gắng vun vén từng đồng, từng cắc, trong mớ lương ít ỏi của mình, để gửi về cho gia đình. Tôi biết, họ than thở vì đứng quá nhiều, ngồi quá lâu; rên rĩ vì đôi bàn tay quá đau nhức; họ mệt mỏi đến bạc người, vì những ca ngày, ca đêm đan xen. Tôi biết họ lặng lẽ với sự bóc lột; lặng lẽ với sự khinh thường, soi mói của ông bà chủ nhà; lặng lẽ trở thành “kẻ thấp kém” “phá hoại kết cấu xã hội” trong bài giảng của vài vị giảng viên cao quý…

Nhưng họ vẫn là một con người. Họ không đủ thông minh để thoát ra cái bẫy cuộc đời của họ. Nhưng họ đủ thông minh để lý giải cái vị giảng viên ấy đã xuất thân từ đâu, để có thể ngồi trên cái ghế cao kia phán xét cuộc đời người khác. Hầu hết, họ chọn cho mình sự im lặng trước sự khiêu khích, giải tỏa nhau trong những buổi nhậu nhẹt, an ủi, che chở nhau khi bị hiếp đáp. Nhưng họ vẫn muốn như những người họ thấy. Những người có thể vui vẻ đi chơi, đi ăn, đi du lịch, thoải mái, toen toét với những hạnh phúc đời mình.

Những người có thể nói tiếng Anh, nói tiếng Mỹ, được làm với chuyên gia này, người tài nọ. Họ muốn học, muốn làm, muốn trở thành này, thành kia. Nhưng mười hai tiếng đồng hồ kia đã hút cạn tất cả sinh lực của họ để có thể làm một điều gì đó. Họ bức bối, nhưng lại không thể lý giải sự bức bối của mình. Điều duy nhất họ có thể làm là chịu đựng, là đè nén tất cả những mong ước. Sự nín nhịn đong đầy, đong đầy qua ngày, qua tháng, qua năm.

Họ nhạy cảm. Họ cay cú. Họ căm ghét, gắt gỏng với mọi thứ. Nhưng, họ không biết thực sự mình phải căm ghét cái gì. Họ chán chường núp trong phòng vệ sinh vào những giờ làm, lười biếng đốt điếu thuốc mong sao mau đến giờ tan nghỉ. Để rồi, những vị đốc công người Hoa, người Nhật, người Hàn xông vào chửi bới, bạt tai họ, và bấm giờ khi họ đi vệ sinh. Điều duy nhất đọng lại trong đầu họ: “ĐM, ngay đến cả ỉa đái mà tụi nó cũng cấm.” Và họ sẵn sàng đập nát, cái gì mà họ nghĩ đang đày đọa cuộc đời họ. Tôi nghĩ, đó là cái họ thực sự đập nát, bạn ạ!
Bao giờ thì đến chúng ta?

Nói ra thì nhẫn tâm, nhưng tôi không muốn viết bài này để thể hiện lòng yêu thương, trắc ẩn; càng không muốn hô hào sáo rỗng công bằng, bình đẳng, bác ái. Tôi nghĩ xã hội vốn là như thế. Có người giàu, thì phải có người nghèo. Có người thiện tâm, có người thực tế. Chỉ có chính mình mới tự cứu mình được thôi. Sinh ra ở xuất phát điểm thì phải chấp nhận, đánh đổi và nỗ lực! Anh không làm được, anh không may mắn, anh là “kẻ thấp kém” của xã hội. Vâng! Rất “thấp kém”!

Tôi đọc báo thấy rằng, đất nước chúng ta, năm 2020, dự đoán sẽ có 30 triệu dân ở tầng lớp trung lưu trở lên. Vậy gần 70 triệu dân còn lại sẽ đi về đâu? Chúng ta đều biết rằng đồng tiền đang mất giá, phí sinh hoạt ngày càng đang đắt đỏ. Giáo dục, y tế ngày càng tư nhân, tách biệt giữa người có tiền và người không có tiền; sung sướng và không sung sướng ở cái phòng dịch vụ và cái phòng cộng đồng. Một xã hội cần sự phát triển, thì cần có một sự nhẫn tâm công bằng? Anh có tiền, anh có lực, anh có tài, anh sẽ ở vị trí cao. Anh không đủ giỏi, anh không đủ khôn ngoan, anh không đủ gia thế, không đủ quan hệ, thì anh phải chấp nhận bị chèn ép. Có một vài trường hợp may mắn đi ra khỏi quy luật ấy. Nhưng hầu hết, hình như, mọi người đều không làm được như thế.

Ngày nay, những “kẻ thấp kém” là những công nhân đang hồ hởi đập phá, hôi của nơi các nhà máy, công xưởng. Nhưng biết đâu vài năm nữa, vài mươi năm nữa, những “kẻ thấp kém” ấy rất có thể là chính chúng ta. Những vị nhân viên văn phòng lờ đờ, đang rối tung rồi mù với những chồng tài liệu cao vút, lật đật với những chỉ đạo, chỉ thị ngẫu hứng của sếp lớn. Những anh “công nhân công nghệ” rành cái A, rành cái B, nhưng không thể bục ra, tự mình kiếm cho mình một hợp đồng, một con người gì đó khác đi chân làm thuê. Những nghệ sĩ cao siêu, trừu tượng nhưng không thể mua cho con mình lon sữa, đắng lòng khi cả thế giới không có con mắt thưởng ngoạn.

Ngày nay, “thấp kém” là những con người đang hung bạo ngoài đường, ngoài xá kia. Ngày mai, “thấp kém” có thể là những người có xuất phát điểm thấp, những người xa cơ lỡ vận, những người theo đuổi những cái xã hội không theo đuổi… Những người “thấp kém” ngày nay có thể buồn đó, xấu hổ, nhưng họ chóng quên. Nhưng những “thấp kém” ở những ngày sau có ăn, có học, có hiểu biết, có tri thức, họ có dễ quên? Đấy chẳng phải là một sự tra tấn ư? Rồi họ sẽ làm gì? Chúng ta sẽ làm gì? Họ liệu rằng sẽ đủ mạnh mẽ để ứng xử không ngoan, để chúng ta không phát điên đập phá mọi thứ, trong cái gông cùm của số phận, vào những năm tháng tới?
Lối thoát?

Tôi nghĩ bản thân mình không đủ tư cách đặt ra lối thoát cho một hình thái xã hội. Tôi nghĩ mình chỉ đủ suy nghĩ cho lối thoát của chính bản thân. Chạy đua theo cuộc sống vật chất là không hẳn đúng. Nhưng không thể tự lo cho mình một một cuộc sống vật chất cũng là một sự rất nguy hiểm. Năm hai mươi tuổi người ta có thể ngây ngất với những thú vui tuổi trẻ. Nhưng năm ba mươi tuổi, người ta cần những minh chứng rõ ràng hơn với cuộc đời… Thế nên, thay vì tấm tắc, hí hửng, hồ hởi với những “người thấp kém” ngày nay, tôi nghĩ mình nên “làm cái gì đó thôi”, bạn ạ! Vụ “đụng xe” đã xong, mọi người có lẽ đã đến lúc cần phải giải tán! Bạn cũng đang cần phải “về nhà” mà, phải không bạn?



Diều Hâu Đuôi Đỏ

Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 19:36
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: phiếm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • Bài 2 : MAI TRONG THI CA
    Nhat chi mai 1./ Thi ca trung quốc Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc ...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU TẬP ĐOÀN "LỪA ĐẢO " TRẦN ANH LONG AN.
    A.ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TY HỒNG ĐẠT VÀ TRẦN ANH LONG AN 1/ Công ty Hồng Đạt Công ty Hồng Đạt Long An chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động c...
  • (không có tiêu đề)
     **Thực hư nghề làm báo: Sự thật và những thách thức** **Sự thật không có đúng sai, chỉ có người sử dụng đúng hay sai!** Bài báo này sẽ mở đ...
  • Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?
    Phong kiến vốn là gọi tắt lại của “phong tước kiến địa” (ban tước hiệu và đất đai). Chữ này bắt nguồn từ chế độ ban đất Trung Quốc thời Chu ...
  • Bảng chữ cái hình người Nude (18+)
    Bảng chữ cái hình người Nude (18+) Baron Trịnh A B C D E F G H I J K ...
  • NGÔN NGỮ CỜ VÀNG
    Xichloviet Các anh cờ vàng luôn lải nhải rằng CSVN là tay sai Tàu cộng, luồn cúi bọn Tàu để giữ đảng , ai cũng thấy rằng đó chỉ là những ...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Những Đai gia Vn từ Đông Âu ( 4)
    Ngô Chí Dũng(25/09/1968 - Chủ tịch của VPBank): Họ tên: Ngô Chí Dũng Ngày sinh: 25/09/1968 Nguyên quán: Bắc Giang – Hà Bắc Quốc tịch: ...
  • Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 3: Bản sắc không gian “kiểu Đà Lạt”
    Có hai mảng chính kiến tạo nên diện mạo di sản kiến trúc Đà Lạt: mảng công trình thời thuộc địa (xây dựng từ 1916(1) đến giữa thập niên 194...

NHÓM

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Danh sách Blog của Tôi

Nhãn

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Lưu trữ Blog

  • tháng 12 2012 (114)
  • tháng 1 2013 (4)
  • tháng 3 2013 (6)
  • tháng 4 2013 (27)
  • tháng 5 2013 (54)
  • tháng 6 2013 (61)
  • tháng 7 2013 (55)
  • tháng 8 2013 (40)
  • tháng 9 2013 (145)
  • tháng 10 2013 (271)
  • tháng 11 2013 (123)
  • tháng 12 2013 (130)
  • tháng 1 2014 (11)
  • tháng 2 2014 (34)
  • tháng 3 2014 (109)
  • tháng 4 2014 (135)
  • tháng 5 2014 (107)
  • tháng 7 2014 (73)
  • tháng 8 2014 (55)
  • tháng 9 2014 (43)
  • tháng 10 2014 (79)
  • tháng 11 2014 (113)
  • tháng 12 2014 (112)
  • tháng 1 2015 (53)
  • tháng 2 2015 (35)
  • tháng 3 2015 (85)
  • tháng 4 2015 (102)
  • tháng 5 2015 (97)
  • tháng 6 2015 (113)
  • tháng 7 2015 (157)
  • tháng 8 2015 (193)
  • tháng 9 2015 (4)
  • tháng 10 2015 (29)
  • tháng 11 2015 (67)
  • tháng 12 2015 (120)
  • tháng 1 2016 (20)
  • tháng 2 2016 (25)
  • tháng 3 2016 (45)
  • tháng 4 2016 (70)
  • tháng 5 2016 (94)
  • tháng 6 2016 (130)
  • tháng 7 2016 (78)
  • tháng 8 2016 (140)
  • tháng 9 2016 (119)
  • tháng 10 2016 (102)
  • tháng 11 2016 (54)
  • tháng 12 2016 (34)
  • tháng 1 2017 (8)
  • tháng 2 2017 (8)
  • tháng 3 2017 (26)
  • tháng 4 2017 (8)
  • tháng 5 2017 (20)
  • tháng 6 2017 (27)
  • tháng 7 2017 (33)
  • tháng 8 2017 (20)
  • tháng 9 2017 (16)
  • tháng 10 2017 (28)
  • tháng 11 2017 (25)
  • tháng 12 2017 (17)
  • tháng 1 2018 (20)
  • tháng 2 2018 (10)
  • tháng 3 2018 (15)
  • tháng 4 2018 (7)
  • tháng 5 2018 (12)
  • tháng 6 2018 (14)
  • tháng 7 2018 (11)
  • tháng 8 2018 (4)
  • tháng 9 2018 (23)
  • tháng 10 2018 (4)
  • tháng 11 2018 (7)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 1 2019 (1)
  • tháng 2 2019 (3)
  • tháng 3 2019 (4)
  • tháng 4 2019 (1)
  • tháng 5 2019 (1)
  • tháng 6 2019 (5)
  • tháng 7 2019 (2)
  • tháng 9 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 3 2020 (4)
  • tháng 4 2020 (1)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 7 2020 (2)
  • tháng 8 2020 (2)
  • tháng 9 2020 (6)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 11 2020 (3)
  • tháng 1 2021 (3)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 5 2021 (4)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 7 2021 (1)
  • tháng 8 2021 (4)
  • tháng 9 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 11 2021 (1)
  • tháng 2 2022 (1)
  • tháng 3 2022 (2)
  • tháng 4 2022 (1)
  • tháng 7 2022 (4)
  • tháng 8 2022 (2)
  • tháng 10 2022 (4)
  • tháng 11 2022 (2)
  • tháng 12 2022 (3)
  • tháng 1 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (3)
  • tháng 5 2023 (1)
  • tháng 8 2023 (3)
  • tháng 9 2023 (2)
  • tháng 10 2023 (3)
  • tháng 11 2023 (7)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 10 2024 (2)

Tổng số lượt xem trang

Giới thiệu về tôi

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • CHUYỆN " QUÝ BÀ" MUA DÂM- PHẦN 1
    Trước đây tôi đã nghe rất nhiều chuyện lạ ở VN: nào là chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”, nào là "Hội những máy bay bà già thích thị...
  • Cách chăm sóc cây bông trang nở hoa tuyệt đẹp
    Bông trang trong trang trí và nghệ thuật Bonsai Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Bông trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, ...
  • Phọt phẹt và "bựa"
    *  Phọt phẹt Người mẹ cứ "vạch vú" ra bắt con bú, thằng con không chịu cứ khóc. Ông nội ngồi bên dỗ cháu: "Bú ngoan đi cháu...
  • “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”
    Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Sự Thật Về Đại Học Fulbright
    TS Nguyễn Kiều Dung Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nh...
  • (không có tiêu đề)
    1 - NHƯ NHỮNG DẤU YÊU 2- TA GỌI TÊN EM “DỊU DÀNG NGỰC BỰ 3- MÁNG CŨ  4-NỤ TÌNH E ẤP SƯƠNG MAI  5- THƯƠNG  6-NGƯỜI ĐÀN BÀ NGÂY THƠ 7- EM HỌC...
Chủ đề Đơn giản. Hình ảnh chủ đề của luoman. Được tạo bởi Blogger.