Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương




*Photo: Frankie Capone



Tôi là một người rất thích đọc, có thể nói là ham đọc. Khi còn là sinh viên, tôi có thể đọc ngấu nghiến tất cả mọi thứ miễn sao nó được in trên giấy. Giờ đây, nhiệt huyết đọc của tôi đã giảm nhiều, tôi chỉ đọc ít rất ít, điều đó do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là tôi không còn tìm thấy niềm hứng thú ở các trang sách. Phụ nữ ở tuổi ngoài 30 họ không còn hăm hở khám phá mọi thứ và ngốn ngấu chúng, họ đã hiểu người, hiểu đời và chỉ tiếp nhận thông tin mà họ cần. Tôi cũng vậy, hiện tại giống bao người phụ nữ khác điều tôi trăn trở, quan tâm hơn hết thảy là vấn đề giao dục con cái…Tôi tìm hiểu nhiều và tìm đọc nhiều các phương pháp dạy con và cảm thấy thất vọng với phần lớn những cuốn sách đang hiện hành cho đến khi bắt gặp “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương“.
Lần đầu, khi nhìn bìa sách trên kệ, tôi đã bị lôi cuốn bởi nhan đề cua nó nhưng lại nghĩ đó là một cuốn tiểu thuyết tình cảm. Quyển sách này thật thú vị khi nó mang đến cho tôi hết sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đầu tiên, là sự bất ngờ về nội dung, nó hoàn toàn khác với dự đoán của tôi ban đầu đây là một cuốn sách về vấn đề giáo dục con cái chứ không phải câu chuyện tình yêu đôi lứa. Ngạc nhiên thứ hai tác giả không phải là một tác giả tên tuổi, thậm chí là không có tên tuổi. Ngạc nhiên thứ ba là cô ấy thuộc về một dân tộc rất xa lạ mà gần gũi với chúng ta, một phụ nữ Do thái sống tại Trung Quốc. Ngạc nhiên thứ tư là quan niệm về yêu thương của tình mẫu tử, nó đảo lộn mọi suy nghĩ, mọi quan điểm về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái của tôi trước kia.


Dù rằng tôi chưa có con nhưng có thể chính vì thế mà tôi luôn khao khát yêu thương con cái, từ trong tôi luôn nghĩ rằng yêu con cái là một tình yêu vô điều kiện và hoàn toàn bản năng. Đã là yêu thương thì phải là hoàn toàn cảm xúc, để trái tim làm theo mọi điều nó muốn mà không cần sự suy xét của lý trí, tình yêu con cái trong tôi trước kia là như vậy cho đến khi tôi đọc được “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” thì tôi đã nhận ra một điều vô cùng mới mẻ, yêu thương không đơn giản chỉ là cảm xúc. Yêu thương không đơn giản như tôi vẫn nghĩ, đặc biệt là tình yêu thương dành cho con trẻ không thể cứ là yêu thôi, yêu vô điều kiện, vô nguyên tắc, vô thức. Yêu thương con trẻ giờ với tôi thật sự trở nên khó khăn bởi tôi phải học cách để yêu thương. Mà sự học bao giờ cũng khó nhọc nhất là học đưa những cái mênh mông vào khuôn nếp, học kiểm soát những thứ tuân trào vô độ, học che dấu kìm nén biểu hiện của yêu thương, học khước từ những niềm vui mà mình mong muốn đem lại cho con trẻ…

Đọc và thực hiện những gì theo cuốn sách hướng dẫn để có một cách giáo dục con cái nghiêm khắc, để tương lai con có thể tốt đẹp, để góp phần tạo ra một thế hệ trẻ tri thức, độc lập, chân thật và nhân ái là vô cùng khó khăn. Nhưng dù khó, dù biết rằng sẽ nhiều lần phải rơi lệ và đối diện với ánh nhìn oán hờn trẻ thơ, sự đánh giá của người lớn thì các bà mẹ hãy dũng cảm để học và thực hiện. Bởi, với cách yêu thương vô đối như phần nhiều bậc phụ huynh hiện nay, tôi e ngại rằng chúng ta đang gieo trồng một thế hệ “dâu tây”, một lớp trẻ “ăn bám”, và chúng ta đang biến mình thành những “bà mẹ trực thăng”.

Đọc đến những trang cuối cùng của cuốn sách, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng bởi những gì mình cảm nhận. Tôi đã sai, sai cơ bản nhận thức về yêu thương. Yêu thương không đơn thuần là cảm xúc có thể mặc nhiên tuôn trào, yêu thương không đơn thuần là tự nhiên thế. Con cái chúng ta chính là sự phản ánh tri thức yêu thương của bố mẹ. Nhưng hành vi, ứng xử, suy nghĩ của lũ trẻ phản ánh tình yêu của chúng ta với lũ trẻ. Do đó, yêu thương không đúng cách, không có sự học hỏi những phương thức đung đắn góp phần huỷ hoại tương lai của các con. Yêu thương cần phải học bởi yêu thương là tri thức.

Có lẽ, tôi không cần phải nói thêm gì về dân tộc Do Thái bởi phần nhiều trong chúng ta đều biết về sự ưu việt của những con người mang dòng máu này. Họ ưu việt đến mức những người mù mờ nhất, thơ ơ nhất về họ dù chẳng biết gì về khái niệm “người Do Thái” cũng có thể biết rằng họ rất trí tuệ. Chúng ta luôn nghĩ rằng họ ưu việt như vậy là bởi dòng máu đó vốn sẵn sở hữu một trí tuệ thông thái. Nhưng tôi thì đã hiểu khác đi khi đọc “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương“. Tôi ngộ ra chân lý của họ, trí tuệ khác tri thức. Họ không tự phụ với việc sở hữu một trí tuệ thông thái sẵn có mà họ luôn răn dạy con cái mình hãy tận dụng điều may mắn đó để tích lũy tri thức.

Các thể hệ của họ kế thừa và duy trì niềm đam mê học, đọc, quan sát để rèn luyện kĩ năng sống là chủ yếu. Họ học lý thuyết, đọc sách vở để biến chúng thành kĩ năng thực tế vận dụng vào cuộc sống chứ không học, đọc để lấy điểm số, để gia giảng, để nói nhưng điều sáo rỗng. Xuyên suốt tinh thần giáo dục của cuốn sách là đề cao sự nghiêm khắc, rèn luyện tinh thần yêu lao động, hun đúc tư duy có làm mới có hưởng và cần thiết nhất đó chính là hãy để con cái chúng ta độc lập, xoay sở với cuộc sống. Cha mẹ Do Thái càng giàu có, con cái họ lại càng vất vả lao động để hiểu rằng bố mẹ đã khó nhọc ra sao để có được những điều họ có.

Có thể nói, những đứa trẻ như dòng lịch sử tái hiện cuộc đời của bố hay mẹ chúng. Nhìn những đứa con của họ lao động có thể lý giải cho việc tại sao cha mẹ chúng giàu có như vậy. Khái niệm không ai giàu ba họ không tồn tại trong suy nghĩ của người Do Thái. Với họ, sự giàu có là truyền thống kế tục từ đời này qua đời khác. Đời sau phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển sự giàu có của gia tộc chứ không phải hưởng thụ và làm hao hụt, mai một đến tiêu tán. Người Do Thái không đánh giá cao điểm số tối đa, họ không cần con cái họ học để lấy điểm cao. Họ cần con cái họ học và hiểu những gì chúng được dạy và biến lý thuyết sách vở thành hành động thực tế. Họ không khoe khoang và hãnh diện về kết quả học tập của con được bao nhiêu điểm, đứng thứ mấy mà họ tự hào con họ có thể làm được gì, giúp đỡ cha mẹ và mọi người như thế nào, đóng góp cho gia đình và cộng đồng ra sao v.v…

Một điều rất nghịch lý là người Do Thái không có tư tưởng mong muốn con mình trở thành người số một hay hun đúc con mình trở thành các vĩ nhân, các bậc kỳ tài. Họ không ham hố thành tích, họ không mong mỏi thư hạng, đối với họ người mẹ 80 điểm tốt hơn người mẹ 100 điểm. Họ chú trọng và quan tâm đến việc rèn luyện con cái kĩ năng sống để thích nghi thật nhanh, sống thật tốt trong mọi hoàn cảnh bằng khả năng kiếm tiền và kiểm soát tài chính. Chính vì thế mà có thể thấy rất nhiều các vĩ nhân, các nhà khoa học hay doanh nhân thành đạt người Do Thái không có kết quả học tập cao ngất khi còn đi học. Nhưng họ có một điểm chung dễ nhận là rất hiếu động, ưa khám phá đôi khi còn thấy họ giống như những đứa trẻ nghịch ngợm.

Tổng kết lại cuốn sách cho ta thấy cách dạy con của người Do Thái cũng giống như tất cả các bậc phụ huynh trên thế giời là mong ước con mình lớn lên thành người có ích cho xã hội, hiếu thuận và thành đạt. Tình yêu của họ cũng như tất cả các bậc phụ huynh khác dành cho con cái là vô bờ bến. Chỉ có cách suy nghĩ và phương thức thể hiện của họ khác hoàn toàn với chúng ta. Con cái người Do Thái từ nhỏ đã thấm nhuầm những giá trị sau đây: Trí tuệ là tất cả nhưng nó chỉ thực sự quý giá khi được bồi đắp bằng việc học hỏi không ngừng. Trí tuệ cộng với việc học hỏi tạo nên trí thức. Đó mới là tinh hoa của trí tuệ và lao động. Tài sản quý giá nhất đối vơi họ là trí tuệ, điều này thể hiện qua nhiều câu hỏi ăn sâu vào ý niệm của người Do Thái đó là khi đưa ra một tình thế nguy cấp, sống còn câu hỏi đặt ra là phải mang theo thứ gì? Câu trả lời duy nhất: Trí tuệ!

Không coi việc học với những thành tích số 1 là mục đích, lý tưởng để con cái hướng tới. Việc học và lao động luôn được thực hiện bình đẳng. Quỹ thời gian dành cho việc học và lao động là như nhau. Từ nhỏ, những đứa trẻ Do Thái đã được dạy làm những việc tùy sức của mình. Chúng coi việc lao động là tất yếu với phương châm: Có làm có hưởng. Hương thụ lao động của người khác là một việc đáng xấu hổ nên không có chuyện những đứa trẻ Do Thái ngồi không chờ đồ ăn bưng lên miệng trong khi mẹ chúng luôn tay chuẩn bị bữa ăn.

Đọc, nghe, quan sát, khám phá để có thể làm được nhưng việc người khác làm. Hỏi, hỏi và hỏi là điều mà các bậc cha mẹ luôn khuyến khích con cái họ làm

Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử tinh tế. Điều này đối với họ vô cùng quan trọng, họ coi khả năng nắm bắt tâm lý là mấu chốt của thành công trong thương lượng. Việc giao tiếp được họ coi trọng đến mức coi nó như nền tảng để thành công. Hầu hết bất cứ một người Do Thái nào cũng có thể nói thành thạo 3 ngoại ngữ. Những đứa trẻ dù nhút nhát hay e dè đến đâu cũng phải rèn luyện khả năng diễn thuyết trước đám đông và lễ độ với mọi người. Khi nghe một người nói bạn có thể nhận ra ngay đó là phong cách nói của người Do Thái, bởi nó luôn được cất nhắc kỹ lưỡng và sử dụng những từ ngữ lịch thiệp nhất trong giao tiếp.

Khác với những bậc phụ huynh Việt Nam, trẻ em Do Thái được tiếp xúc với tiền từ rất bé. Khoảng 8 tuổi, các bé đã có thể kiếm tiền, tiêu tiền, quản lý tiền. Việc tiếp cận với đồng tiền từ nhỏ khiến những đứa trẻ sớm hiểu giá trị của đồng tiền và rèn luyện kỹ năng quản lý tiền một cách hoàn hảo.

Sống có trách nhiệm với con người, với cộng đồng, luôn chân thật và biết ơn sự tử tế. Hầu hết những đứa trẻ Do Thái đều hiếu thuận với cha mẹ. Steve Jobs dù là con nuôi nhưng ông vẫn vô cùng kính yêu cha mẹ nuôi mình. Nếu để ý bạn sẽ thấy những nhà tỷ phú người Do Thái là những nhà hoạt động từ thiện tích cực nhất. Thậm chí, họ sẵn sàng hiến nguyện phần lớn số tài sản của mình cho công việc từ thiện. Họ không lấy việc từ thiện để đánh bóng bản thân và càng không làm từ thiện vì miễn cưỡng. Với tấm lòng nhân ái, làm từ thiện là tâm nguyện và mong muốn của họ, nó mang đến cho họ niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.

Tôi chắc chắn rằng, hầu hết những người đã có gia đình dù là đàn ông hay đàn bà khi ngồi với nhau thì chủ đề chính luôn được bàn luận là chuyện con cái. Nuôi ra sao? Dạy thế nào? Tôi cũng đoán không ít lần chúng ta than vãn về việc dạy lũ trẻ ngày càng khó khăn, cũng chắc rằng chúng ta đã nói rất nhiều lần nói về sự khác biệt giữa những đứa trẻ Việt Nam và nước ngoài, chúng ta kể cho nhau nghe về cách dạy con cái của họ, chúng ta thán phục và tâm đắc với những gì họ làm. Và không ít người gửi gắm con cái vào các trường nước ngoài với mong muốn con cái mình sẽ được dạy dỗ một cách tốt nhất để trưởng thành. Mà chúng ta không thấy rằng chính chúng ta mới là những người cần học hỏi, cần được đào tạo lại để thay đổi tư duy, thay đổi cách hiểu và nhìn nhận đúng về khái niệm yêu thương. Vậy muốn thay đổi nhận thức, muốn áp dụng phương pháp dạy con theo tư duy thực tế phải bắt đầu từ đâu? Hãy đọc “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương“- một cuốn sách vô cùng hữu ích.



Totto Chan

TẠI SAO “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP” KHÔNG THU HÚT CÁC NHÀ VĂN ĐỘC LẬP?





“Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt” – Albert Camus


Đây không chỉ là mục đích hay trách nhiệm, đây là sứ mệnh của người cầm bút. Trong quá trình tạo dựng một đất nước Công bằng – Dân chủ – Văn minh, thì các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình thật sự đảm nhiệm 1/3 trách nhiệm. Đó cũng chính là những gì được nhấn mạnh trong bản tuyên bố thành lập Văn đoàn độc lập. Ngay phần đầu của bản tuyên bố thành lập, những người này đã khẳng định: “Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình”, và họ cũng nhận rằng đây là trách nhiệm của chính những người cầm bút. Bởi vậy, ngay khi được thành lập, “Văn đoàn độc lập” đã thu hút một số cây bút ký tên, nhưng vẫn dừng ở đấy, bởi những cây bút ấy có thực sự đã làm đúng như sứ mệnh mà họ xướng lên?

“Văn đoàn độc lập” mang màu sắc chính trị ?


Trong nhiều năm qua, văn chương không có sáng tác nào có giá trị, lý luận phê bình cũng chỉ lác đác vài cuốn, đa phần là văn học dịch. Hiện tượng này có phải thật sự là do lỗi của chính quyền, rằng các chính sách quản lý văn học nghệ thuật cản trở việc sáng tác? Quản lý và kiểm duyệt nội dung là vấn đề không thể tránh được trong quản trị nhà nước, để đảm bảo tính chính thống của tư tưởng và thái độ xã hội. Kiểm duyệt không có nghĩa là hạn chế tính sáng tạo, bởi vì, trên thực tế, hai điều này không liên quan và song hành với nhau. Nếu vấn đề kiểm duyệt gây cản trở cho sáng tạo nghệ thuật thì những tác phẩm lớn trên thế giới như “Thủy Hử truyện” (Thi Nại Am), “Hamlet” (William Shakespeare), “Những người khốn khổ” (Victor Hugo) hay ngay cả “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng), “Chí Phèo” (Nam Cao), … có lẽ đã chẳng bao giờ tồn tại trên đời. Tính sáng tạo của người cầm bút nằm ở chính bản thân người cầm bút chứ không thể phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Ở đâu có áp bức, ở đó văn chương thơ ca càng cất lên những tiếng nói mạnh mẽ. Nhưng ở Việt Nam, lâu lắm rồi không có tác phẩm nào có hơi thở đời sống.



“Văn đoàn độc lập” ra đời với mong muốn phục dựng nền văn học nước nhà, nhiệm vụ mà họ cho rằng Hội nhà văn Việt Nam không làm được. Nhưng thay vì kêu gọi trách nhiệm của người cầm bút, họ lại trút toàn bộ trách nhiệm này lên nhà nước và Hội nhà văn. Bởi thế, “Văn đoàn độc lập” bị nhuốm màu sắc chính trị. Dư luận dễ dàng để nghĩ rằng, đây là một tổ chức li khai và đối kháng với Hội nhà văn Việt Nam. Các chữ ký có trong “Văn đoàn độc lập” đều là của những người đã và đang ở trong Hội nhà văn Việt Nam, hoặc đã từng được giải thưởng của Hội nhà văn. Nguy hiểm hơn, tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình có uy tín lớn lại được xếp cạnh những cây viết nghiệp dư chống chính quyền. “Văn đoàn độc lập” được tổ chức như một sự tuyên bố và thách thức, điều này khiến chính bản thân những cây viết độc lập cảm thấy rằng mình không nên dính vào cuộc đấu đá này.



Nhưng sai lầm lớn nhất là, “Văn đoàn độc lập” đã nói một câu dễ làm mất lòng các nhà văn “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Trong bản tuyên bố, các cây bút này bị quy kết là “thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo”. Văn chương hiện thực không phải là tất cả của nền văn học. Bất cứ ai nghiên cứu văn học thế giới đều biết điều này. Đa số các tác giả lớn đều là những người “vị nghệ thuật”. Các nhà văn trong “Văn đoàn độc lập” đã nhầm lẫn giữa kiểu viết “ôn nghèo kể khổ” và trách nhiệm của văn chương. Văn chương không chỉ đơn thuần mô tả cuộc sống để phơi trần bộ mặt xấu xa của nó (công việc này có thể báo chí làm tốt hơn), văn chương, vĩ đại bởi khả năng hướng con người tới cái đẹp bằng nghệ thuật ngôn từ.

Mọi sự đổi mới cần đến từ chính bản thân tác phẩm


Thời kỳ văn học Phục Hưng được đánh dấu bằng những tên tuổi lớn như Cervantes với “Don Kihote”, các vở kịch về tự do cá nhân của William Shakespeare. Các tác phẩm hiện thực lớn của Balzaq, Charles Dicken, Dostoyevski… đều là những tuyên bố hùng hồn về sự đổi mới, thay đổi, thậm chí là Cách mạng trong thời đại của họ. Không cần các tuyên bố dài dòng về quyền tự do, quyền con người hay lẽ công bằng, bằng chính các biến cố trong tác phẩm của mình. Những ý tưởng đó trong tác phẩm lan tỏa đến các cây viết khác và ảnh hưởng sâu sắc đến người đọc. Từ đó, một cuộc đổi mới bắt đầu diễn ra. Để thực hiện điều đó, những cây bút đứng đầu một phong trào hoặc một nhóm, phải là những cây bút xuất sắc nhất.



Không có điều này ở “Văn đoàn độc lập”! Không có gì ngoài độc nhất một bản tuyên ngôn! Các trào lưu và các nhóm sáng tác trong lịch sử văn học cũng có bản tuyên ngôn của riêng họ, nhưng đó là sau khi các tác phẩm của họ đã đi trước và thuyết phục được xã hội. Nếu không thể chứng minh bằng chính tác phẩm, các bản tuyên ngôn đều chỉ là sáo rỗng, không thể đảm bảo chắc chắn rằng những cây bút đó sẽ có khả năng bảo vệ những người cầm bút khác. Trong khi sự bảo vệ này không đơn thuần chỉ là quyền lợi chính trị, người cầm bút hơn cả thế, cần được xã hội công nhận đúng với tài năng và tư tưởng của mình.

Người cầm bút thật sự có cần đòi hỏi sự “độc lập”?


Hội nhóm, với các tác giả, đôi khi chỉ là chỗ để gặp nhau nói chuyện, giới thiệu tác phẩm, chia sẻ hiểu biết. Ở Việt Nam có rất nhiều nhà văn độc lập, không tham gia bất cứ hội đoàn nào, kể cả Hội nhà văn Việt Nam, nhưng họ vẫn được xuất bản sách, vẫn được báo chí đưa tin, vẫn được diễn thuyết trước công chúng, họ hiện nay vẫn được đảm bảo mọi điều kiện để thể hiện năng lực sáng tác. Họ hoàn toàn chứng minh bản thân, bao gồm tư tưởng và tài năng, bằng chính tác phẩm của mình. Nhà nước không có bất cứ sự cản trở gì đến con đường sự nghiệp của những cây bút này.



Sự phát triển của Internet, Blog, Mạng xã hội… càng tạo điều kiện lớn hơn cho các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình. Nếu không thích đi theo con đường xuất bản chính thống, bất cứ cây bút nào cũng có thể chia sẻ bài viết của mình trên mạng, không cần kiểm duyệt của nhà nước hay của cơ quan quản lý nghệ thuật. Tác phẩm của họ có đến được với đông đảo công chúng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người viết có đủ thuyết phục hay không. Không gian mạng đã cho phép các nhà văn độc lập hơn trong sáng tác. Nhưng vấn đề là, vẫn không có tác phẩm nào lớn.


Người cầm bút chân chính là những người không chịu bất cứ áp lực nào của thị trường, không ngả nghiêng theo các xu hướng chính trị, hoàn toàn cống hiến mình cho nghệ thuật ngôn từ. Hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện – Mỹ mới chính là tạo dựng nền văn minh, giống như nhà văn vĩ đại của Chủ nghĩa Hiện sinh Albert Camus đã nói đến.

Nguồn : Giai điệu tổ quốc tôi

Tự Do Báo Chí Cho Ai ?


Tác Giả: AMARI TX - VHN.NET



Bà con vùng cao theo dõi tin tức trên báo chí (ảnh internet)





Báo chí Mỹ đã nhất loạt thổi phồng làm rùm beng cái gọi là “khả năng hạt nhân” và “tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt” của Irắc, họ đưa tin Irắc mua plutoni của một nước châu Phi để chế tạo bom hạt nhân. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang treo lơ lửng trên đầu nhân loại, vì thế Mỹ phải ra tay trước, thể hiện như một “Người hùng” cứu nhân độ thế?! Khi cuộc chiến tranh Irắc nổ ra, nhiều hãng thông tấn, nhiều tờ báo đưa tin không hợp “khẩu vị” của họ thì bị cấm đưa tin, bị kiểm duyệt. Chính quyền Mỹ đã kiểm soát rất chặt chẽ các báo, đài đưa tin chiến sự, họ chỉ đồng ý cho những hãng thông tấn báo chí nào tuân theo những “Luật” do họ đặt ra. Những nhà báo đưa tin về sự thật tàn bạo của quân đội Mỹ gây ra đối với dân thường đã bị đe doạ. Một phóng viên nổi tiếng của Hãng Truyền hình CNN bị đuổi việc ngay lập tức, vì đã thông tin một sự thật không có lợi cho nhà cầm quyền Mỹ. Đài BBC bị Chính phủ Anh kiện ra toà. Ở Mỹ, khi CNN và tạp chí Thời đại (Time) công bố phóng sự của Ôlivơ và Xmit ngày 7/6 và 14/6/1998, về sự kiện quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc Sa-rin trong chiến dịch “Gió xuôi chiều” vào tháng 9/1970 để giết hại một số quân nhân Mỹ đảo ngũ trong chiến tranh Việt Nam và trốn tại Lào, thì đến đầu tháng 7 cả CNN và tạp chí Thời đại đều phải công khai xin lỗi Lầu Năm góc, đồng thời sa thải hai nhà báo đó, mặc dù các nhà báo đều đã nêu đủ những bằng chứng xác thực khẳng định sự đúng đắn của họ và tố cáo những hành vi thúc ép về chính trị và quân sự đối với họ trong vụ việc.
Điều quan trọng nhất và cũng cơ bản nhất là tất cả các tờ báo lớn có sức ảnh hưởng mạnh đến đời sống xã hội đều nằm trong tay những ông chủ giầu có. Bất chấp tự do tư tưởng, các nhà tư bản đã không ngần ngại dùng báo chí để bành trướng, áp đặt quan điểm của mình trên qui mô toàn cầu. Họ đầu tư nhiều triệu đô la, phát triển một hệ thống báo chí hùng hậu nhằm quấy nhiễu tư tưởng ở tất cả các nước không cùng quan điểm. Diễn biến thế giới gần đây đã phản ánh khá sinh động điều ấy. Bằng cái gọi là “tự do báo chí”, các nhà tài phiệt tư bản, đứng đầu là nước Mỹ đã không ngần ngại dùng các cơ quan báo chí của mình thổi phồng lên các chiêu bài “chống khủng bố, truy lùng Binlađen”, “săn lùng vũ khí hủy diệt”, kiếm cớ “hợp pháp” để can thiệp quân sự một cách thô bạo vào những quốc gia có chủ quyền, ở nơi mệnh danh là mỏ “Vàng đen” của thế giới. Các nhà tư bản dùng báo chí để lừa phỉnh dư luận, kiếm về cho mình những món lợi kếch xù. Như vậy thì làm gì có cái gọi là “tự do báo chí thuần túy”, “tự do báo chí tuyệt đối”, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước Mỹ. Vậy cái mà họ gọi là “Tự do báo chí” thực chất là sử dụng báo chí để bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của họ. Đó chính là thứ tự do giả dối, lừa gạt dư luận, thủ tiêu vai trò của báo chí.
Còn ở Việt Nam có một số người cơ hội chính trị đã kết bè với nhau và liên kết với các tổ chức chống cộng cực đoan, các tổ chức thù địch với Việt Nam để phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Họ viết báo, hồi ký phát tán ra ngoài với những lời lẽ hằn học, biêu riếu, vu cáo hèn mạt, họ nhổ toẹt vào những hy sinh vô cùng to lớn về sinh mạng của cả một dân tộc mà có cả những người thân của họ trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. Họ gầm gừ, rên rỉ rằng ở đất nước này không có “tự do báo chí”(!) như họ muốn như: “Viết báo trong vòng kìm kẹp của luật”(!) hay “Không có tự do báo chí thì dân tộc này mãi mãi sống trong hang tối”(!) v v..Những người cơ hội chính trị đó đã thực sự đối lập với lợi ích Tổ quốc, một khi họ nuôi dã tâm xấu xa đó thì không có quyền nói đến “tự do báo chí”, theo nghĩa chân chính nhất của từ này. Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3-5 2014 với chủ đề là: “Tự do cho truyền thông vì một tương lai tốt đẹp hơn”. Dấu nhấn được đặt trên các vấn đề: “truyền thông tự do, Nhà nước pháp quyền, báo chí chuyên nghiệp là một bộ phận của phát triển”. Một chuyện hài hước đã diễn ra là, ba nhà hoạt động cho cho cái mà họ gọi là “tự do và nhân quyền” của Việt Nam đã tới Hoa Kỳ, theo lời mời của các dân biểu Hoa Kỳ và một số các tổ chức cổ súy cho cái gọi là” tự do thông tin”. Các khách mời này sẽ tham gia một loạt các sinh hoạt như thảo luận về những thử thách của việc khởi động một nền báo chí độc lập tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các “nhà” này sẽ tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, một số dân biểu Mỹ, các tổ chức nhân quyền, công ty tin học, tham gia khóa huấn luyện về truyền thông và an ninh mạng. Lố bịch,ngược ngạo, thử hỏi ba vị khách mời đó là ai ? họ lấy tư cách gì mà “đòi” về tự do cho báo chí Việt Nam? Họ biết gì mà hội thảo? các vị đó có viết nổi một mẫu tin theo đúng nghĩa của sự việc không? xin trả lời rằng họ hoàn toàn không đủ năng lực và tư cách. Ấy vậy mà nghịch lý đó vẫn diễn ra !
Vậy do đâu mà những người đó có đòi hỏi vô lý, hài hước trên? chúng ta sẽ tìm hiểu “căn bệnh” này. Có nguyên nhân từ bên ngoài hẫu thuẫn, đó là những tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam luôn luôn đẻ ra những sản phẩm “quái thai” từ những định kiến, nhận thức mơ hồ về quyền tự do báo chí Việt Nam.Trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House công bố ngày 1-5-2013 họ xếp Việt Nam vào nhóm các nước “Không có Tự do báo chí”?! Một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả ở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của cái gọi là:”phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam” đã đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2013 như sau:“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối”?! Do hiểu phiến diện hoặc cố tình hiểu sai về tự do báo chí, tổ chức này đã ra công cổ súy, đấu tranh đòi “tự do báo chí” theo kiểu phương Tây, coi đó là biểu hiện của “tinh thần dân chủ”, Song, họ không hiểu rằng dân chủ là một thể chế, trong đó, quyền tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của toàn dân tộc. Mặt khác, trong một số ít người, tư tưởng nêu trên xuất phát từ những toan tính liên quan đến lợi ích, quyền lực, động cơ cá nhân, từ sự bất mãn của họ với Đảng và Nhà nước. Họ luôn luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của đất nước, chính vì thế, họ có những ý kiến lạc lõng cực đoan phản lại quyền lợi của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần sự thật về chính sách báo chí của chính quyền thực dân: “Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hoá và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy”. Như chúng ta đã biết luật Báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng:
Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Công dân có quyền:
1. Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới;
2. Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin;
3. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới;
4. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
5. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.
Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Cơ quan báo chí có trách nhiệm:
1. Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do;
2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến”..



Để làm rõ vấn đề cốt lõi, chỉ rõ thực chất cái gọi là “tự do báo chí” của phương Tây và thực trạng hoạt động báo chí của Việt Nam hiện nay thì chúng ta đều nhận ra rằng: Đối với báo chí phương tây thì:Tuy không can thiệp vào hoạt động báo chí, nhưng luật pháp của các quốc gia đều có những quy định nhằm ngăn chận sự lạm quyền của báo chí, chẳng hạn, về các thông tin của chính phủ, mọi chính phủ đều phân biệt những thông tin nào được phép phổ biến cho công chúng và những thông tin nào thuộc loại phổ biến hạn chế hay tuyệt mật không thể tiết lộ với mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia. Hầu hết các tổ chức làm báo của phương tây đều tự đưa ra những quy định của tổ chức mình và yêu cầu những người thuộc tổ chức phải tuân thủ. Các tổ chức báo chí cũng họp thành những hiệp hội báo chí để bảo vệ quyền người làm báo, và những hiệp hội này cũng nêu ra các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù báo chí phương tây có quyền tự do nhưng xã hội phương tây cũng tôn trọng quyền tự do cá nhân và báo chí không có quyền làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân. Do đó, nền báo chí dân chủ phương tây tự đặt ra cho họ những tiêu chuẩn của việc hành nghề gọi là hệ thống đạo đức báo chí. Chính vì thế mà ông Tony Burman, cựu tổng biên tập của một hãng tin lớn trên thế giới là CBC News, đã phát biểu:“Mọi tổ chức báo chí đều chỉ có thể dựa vào danh tiếng và sự được tín nhiệm của chính mình.” Những người làm báo thiếu cẩn trọng vì nôn nóng phát hiện vụ việc hoặc khao khát giải thưởng làm báo cũng có lúc đi quá phận sự của người làm báo. Nhận thấy những hành vi của một số người làm báo là không thỏa đáng, các định chế báo chí đứng đắn đã đặt ra những quy tắc đạo đức của nghề báo và của người làm báo. Mặt khác, các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ cũng ban hành nhiều luật lệ nhằm ngăn ngừa sự vi phạm của người làm báo trong lúc hành nghề.Chỉ khi nào nhận thức đầy đủ những cơ sở xuất phát này thì người làm báo mới giải quyết đúng đắn và xử lý hài hòa các mối quan hệ liên quan đến các thành tố trên để giữ vững đạo đức nghề nghiệp trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, ở mọi lúc, mọi nơi.
Trong thời gian xảy ra thế chiến thứ hai, vị chủ báo của nhật báo Times và tạp chí ảnh Life (Hoa Kỳ) là Henry Luce có đề nghị với Giáo sư Robert Hutchins là Viện trưởng Viện đại học Chicago lúc bấy giờ giúp tuyển mộ một ủy ban thực hiện việc tìm hiểu về chức năng thích đáng của hoạt động truyền thông trong một nền dân chủ hiện đại. Sau hơn bốn năm cân nhắc, mãi đến năm 1947, Ủy ban này mới đưa ra một bản hướng dẫn tổng quát gồm 7 điều:


1. Bất kỳ ai được hưởng một phạm vi tự do đặc biệt, như một nhà báo chuyên nghiệp chẳng hạn, đều có một nghĩa vụ đối với xã hội trong việc sử dụng quyền hạn và tự do của mình một cách có trách nhiệm.
2. Phúc lợi của xã hội là tối cao, quan trọng hơn hẳn sự nghiệp của từng cá nhân hoặc kể cả những quyền cá nhân.
3.Báo chí phải trình bày những tin tức có ý nghĩa, chính xác, và tách biệt với ý kiến riêng.
4. Báo chí phải phục vụ như một diễn đàn cho việc trao đổi những bình luận, phê phán và để mở rộng việc tiếp cận những quan điểm khác biệt.
5.Báo chí phải hướng đến một hình ảnh có tính cách đại diện cho mọi cộng đồng họp thành xã hội bằng cách tránh những định kiến và phải kể đến những cộng đồng thiểu số.
6.Báo chí phải làm sáng tỏ những mục tiêu và những giá trị của xã hội; hàm ý là một lời kêu gọi tránh việc làm thỏa mãn cho nhóm thuộc mẫu số chung nhỏ nhất.
7.Báo chí phải mang lại một sự đưa tin rộng rãi về những gì được biết liên quan đến xã hội.
Bản hướng dẫn tổng quát của Ủy ban Hutchins đã gợi ý cho Hiệp hội nhà báo Chuyên nghiệp Hoa Kỳ (Society of Professional Journalists) đưa ra một bản quy tắc đạo đức của người làm báo, ngoài những điều khoản có tính cách cụ thể hóa và chi tiết hóa những hướng dẫn tổng quát trên dưới đề mục chung là: Tìm kiếm sự thật để tường thuật, có đưa thêm ba đề mục chính là: Giảm đến mức tối thiểu sự tác hại – Hành động một cách độc lập - Có trách nhiệm. Đặc biệt, vào năm 1993, Nghị viện Liên hiệp châu Âu (European Parliament) thông qua nghị quyết số 1003 nói về đạo đức của báo chí, là một trong những văn bản hiếm có của giới lãnh đạo chính trị phương tây bàn về vấn đề này. Bản nghị quyết này gồm 6 mục với 38 điều. Mục thứ nhất nêu sự phân biệt giữa tin tức và ý kiến riêng; mục thứ hai xác định quyền được thông tin là một quyền căn bản của con người và phân biệt chức trách vai trò giữa người sở hữu cơ sở báo chí, người chịu trách nhiệm về cơ sở báo chí và người thực hành việc làm báo với tư cách nhà báo chuyên nghiệp, mục thứ ba nêu rõ chức năng báo chí và nêu rõ như thế nào là các hoạt động mang tính đạo đức của báo chí, mục thứ tư chỉ có một điều nói về những luật lệ quản trị đối với ban biên tập, mục thứ năm nói về những tình huống có tranh chấp và những trường hợp cần bảo vệ đặc biệt; và mục cuối cùng nói về đạo đức tổng quát cùng với việc tự đặt ra điều luật phải theo của các cơ sở báo chí.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyền tự do báo chí. Mọi hoạt động báo chí đều phải phục vụ sự tiến bộ, công bằng xã hội, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Luật Báo chí chỉ cấm các hoạt động báo chí đi ngược lại lợi ích tối cao của đất nước là độc lập, tự do của dân tộc, thành quả kết tinh sự hy sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam mới giành được. Luật Báo chí cấm các hành động tuyên truyền chống lại con người. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp,… mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân. Báo chí đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân, thực sự đến với nhiều đối tượng trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tiếng nói của nhân dân,… đồng thời là bầu bạn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của nhân dân. Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hoà bình, ổn định, vì hạnh phúc. Báo chí Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Báo chí tham gia xây dựng đời sống mới, đấu tranh với những hủ tục, những tệ nạn xã hội. Vậy thì, sự quản lý báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam có cản trở quyền tự do báo chí của người dân cũng như những hoạt động báo chí của các nhà báo không ? Xin thưa với các vị chuyên hành nghề vu khống là không hề. Tất cả những điều quy kết của các vị dựa trên mớ cái gọi là “bằng chứng” của một số người có tư tưởng xuất phát từ mưu đồ cá nhân, mưu toan quyền lực, với não trạng luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích dân tộc, luôn tìm cách vu cáo, xuyên tạc về tự do báo chí trong nước hòng nhận được sự hậu thuẫn của các thế lực từ bên ngoài về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta đanh thép nói rằng: Những kẻ nào, tổ chức nào dù cho họ được đỡ đầu bởi một chính phủ có tiềm lực như thế nào đi chăng nữa Việt Nam vẫn dõng dạc tuyên bố rằng : Việt Nam là quốc gia có nền báo chí cách mạng tự do !


AMARI TX
Texas Hoa Kỳ 20-4-2014

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Khởi tố oan dẫn đến hậu quả chết người- Xin lỗi là xong !



Bị khởi tố oan, Ông Vũ Thanh Hải -nguyên trưởng phòng công chứng số 3-tỉnh Vụng tàu -Bà Rịa đã suy sụp và tự tử chết. Mười năm sau ông mới được minh oan và gia đình chỉ nhận được lời xin lỗi của Viện KSND tỉnh. Thế là xong!

Xem xét vụ án sẽ dễ dàng nhận ra có sự mờ ám trong việc khởi tố ông Hải. Căn nhà là một tài sản cố định, không thể di dàng, biến mất nên việc xác định căn nhà 60 hay 60 A- Lê hồng Phong chỉ là một, đây việc làm hết sức đơn giản thế nhưng ông Hải đã bị cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh khởi tố về hành vi " thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và được VKS tỉnh phê chuẩn.

Quá uất ức vì bị kết tội oan, ông Hải đã tìm đến cái chết để minh chứng cho sự vô tội của mình.

Phải mất 10 năm sau ông Hải mới được minh oan và được các cơ quan chức năng xin lỗi. Thế là xong!?

Thế những kẻ đã " cố tình" hay " vô trách nhiệm" đến mức chẳng cần điều tra, xác minh làm rõ, chỉ căn cứ vào sự nhầm lẫn trên giấy tờ : xác định căn nhà số 60 và 60A Lê Hồng Phong để khởi tố ông Hải khiến ông Hải phải tìm đến cái chết.

Hành vi của các bộ điều tra ở đây có phải là : " Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng " hay không? Sự thiếu trách nhiệm vốn đã quá rõ khiến một người phải tìm đến cái chết trong oan khuất.

Cần phải khởi tố cán bộ điều tra đã kết luận : căn nhà 60 và 60A là 2 căn khác nhau và đề nghị khởi tố ông Hải

Hãy trả lại sự công bằng cho ông Hải và gia đình ông không phải chỉ đơn giản là lới : Xin Lỗi!

Cần khởi tố vụ án " thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" của các cán bộ điều tra liên quan để trả lại công bằng cho người đã chết oan và an ủi cho những người đã và đang bị oan sai mà chưa được minh oan.Xin nhớ cho một điều : Ông hải không hề bị bệnh tâm thần!
Luật pháp không minh bạch lòng dân ngày càng bất ổn là điều tất yếu!
Có cần phải chờ gia đình Ông Hải khởi kiện hay không? Xin nhường câu trả lời này cho những người thực thi công lý vậy!


Trúc Lam

Các bạn có thể xem về vụ án :


Chết 10 năm mới được xin lỗi vì bị oan saihttp://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/603367/chet-10-nam%C2%A0moi-duoc-xin-loi-vi-bi-oan-sai.html




Ngày 18-4, tại trụ sở UBND phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, VKSND, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức xin lỗi công khai gia đình ông Vũ Thanh Hải (nguyên trưởng phòng công chứng nhà nước số 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vì đã khởi tố oan đối với ông cách đây 10 năm.

Tham dự buổi xin lỗi có ông Phạm Hữu Dương (trưởng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự về án kinh tế, chức vụ và tham nhũng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ông Nguyễn Tiến Yên (thượng tá, phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thay mặt các cơ quan tố tụng hình sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Dương xin được nhận lỗi và trân trọng gửi lời xin lỗi đến gia đình ông Vũ Thanh Hải vì các cơ quan tố tụng của tỉnh đã sơ suất trong quá trình điều tra, khởi tố điều tra dẫn đến oan sai cho ông Hải. Ông Dương cho biết, lời xin lỗi công khai của các cơ quan tố tụng đã được đăng tải công khai trên báo chí.





Thượng tá Nguyễn Tiến Yên, phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Bà Rịa - Vũng Tàu xin lỗi gia đình ông Hải - Ảnh: Thân Hoàng





Bà Hoàng Thị Vui và con trai trong buổi VKSND tỉnh BR-VT xin lỗi công khai vì kết tội oan cho chồng bà - Ảnh: Thân Hoàng




Suy sụp, trầm cảm đến phát bệnh tâm thần vì bị oan

Bà Hoàng Thị Vui (vợ ông Hải) cùng con trai đã kịp đi từ Vũng Tàu ra Thái Bình vào đêm 17-4 để dự buổi xin lỗi này. Bà Vui cho biết: những nỗi đau của gia đình phải chịu đựng trong suốt 10 năm đằng đẵng qua không thể nào bù đắp nổi, “niềm vui được minh oan” cũng không trọn vẹn bởi chồng bà đã tự vẫn do không thể chịu nổi nỗi oan khi bị Công an cùng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong một vụ án kinh tế từ năm 2004.

Theo hồ sơ vụ việc, tháng 4-2004, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định khởi tố bị can ông Vũ Thanh Hải để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án tranh chấp ngôi nhà số 60 đường Lê Hồng Phong, TP Vũng Tàu. Ông Hải - khi đó đang là trưởng phòng công chứng nhà nước số 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cơ quan điều tra cáo buộc ông Hải thiếu trách nhiệm vì đã công chứng vào hợp đồng mua bán căn nhà số 60 trên của ông Nguyễn Văn Tuân (TP Vũng Tàu) giúp ông Tuân chiếm đoạt căn nhà này.

Theo hồ sơ, năm 1993 ông Tuân được gia đình ông Nguyễn Văn Nữ (bác ruột ông Tuân) ủy quyền cho sử dụng căn nhà số 60 đường Lê Hồng Phong, TP Vũng Tàu. Năm 1996, vợ chồng ông Tuân làm hợp đồng bán căn nhà này cho người khác. Khi mang hợp đồng ra công chứng, số 60 được viết thêm chữ A đằng sau bằng bút viết tay. Hợp đồng này do ông Hải làm thủ tục công chứng.

Sau đó gia đình ông Nữ làm đơn tố cáo ông Tuân đã gian dối, chiểm đoạt ngôi nhà này. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BR-VT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Tuân về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khởi tố ông Vũ Thanh Hải về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Tháng 4-2006, TAND tỉnh BR-VT xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Tuân 11 năm tù. Sau khi ông Tuân kháng cáo, tháng 12-2006, TAND tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm đã xác định nhà số 60 và số 60A Lê Hồng Phong chỉ là một. Căn nhà này thuộc quyền sử dụng của ông Tuân, vợ con ông Nữ đã ủy quyền cho ông Tuân được quyền định đoạt. Ông Tuân được quyền bán căn nhà cho người khác. Việc sửa 60 thành 60A trong hợp đồng công chứng là do sơ suất, không có gì gian dối.

Tòa đã tuyên ông Tuân vô tội và yêu cầu TAND tỉnh BR-VT tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường oan sai. Hành vi của ông Hải cũng không cấu thành tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng việc khởi tố, điều tra đối với ông Hải đã bị đình chỉ từ trước đó do ông Hải đã chết.


Bà Vui cho biết, ông Hải là một bí thư chi bộ của cơ quan, là con người mẫn cán với công việc. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, vợ chồng ông đã tìm hiểu lại vụ việc và thấy mình không làm sai.

“Chồng tôi tin tưởng cơ quan pháp luật sẽ không khởi tố vì việc rõ như ban ngày. Việc công chứng của anh ấy là đúng quy định của pháp luật. Thế nhưng niềm tin ấy bị giập tắt khi cơ quan Công an vẫn ra quyết định khởi tố đầy phi lý. Hai vợ chồng tôi sốc nặng! Anh ấy suy sụp, trầm cảm rồi sinh bệnh”, bà Vui kể lại.

Đến tự tử vì không chịu được nỗi oan

Tai họa liên tục xảy đến với gia đình bà Vui, sau thời gian lo nghĩ ông Hải bị tâm thần. Bà Vui đang là giảng viên của Trường Chính trị tỉnh BR-VT đành phải xin nghỉ việc đưa chồng đi chữa bệnh và đi khắp nơi gõ cửa kêu oan cho chồng. Nỗi oan chưa được làm rõ thì tháng 8-2004 ông Hải đã thắt cổ tự tử tại nhà.

“Lúc bệnh hay lúc tỉnh ông ấy cũng kêu la vì bị oan. Đêm hôm trước khi chồng tôi tự vẫn, ông ấy vẫn còn lảm nhảm nói: sao lại khởi tố oan? Tôi khuyên ông ấy giữ gìn sức khỏe để cùng đi kêu oan nhưng ông ấy vẫn tìm đến cái chết để giải thoát”, bà Vui nghèn nghẹn...

Bà Vui đã đề nghị các cơ quan tố tụng tổ chức buổi xin lỗi công khai này tại TP Thái Bình, nơi ông Hải đã sinh ra. Bà Vui nói: “Những oan trái mà các cơ quan tố tụng gây ra đã làm cho chồng tôi phải tìm đến cái chết. Hôm nay tối muốn buổi xin lỗi công khai được tổ chức tại quê nhà như một ước nguyện để anh ấy được sinh ra một lần nữa..."

THÂN HOÀNG

Đất thơm lời tình ca



HỒ ĐẮC THIẾU ANH

*Ghi nhớ ngày tiễn đưa Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 01-04-2001

Một góc nhìn mộ Trịnh Công Sơn - Ảnh: internet


Đi giữa Sài Gòn
Lửa nắng làm nến thắp trên đỉnh buồn tự nguyện
Tìm những nụ hoa lài chưa kịp nở
Kết vòng chuỗi quà tặng
đưa Người về chốn xưa

Mỗi mũi kim xâu
xuyên qua tim từng nốt nhạc trắng
Khúc du ca đời người tỏa ngát hư không

Vòng chuỗi bình yên
Đặt lên áo quan
thay lời kinh nơi cõi tục
Mười phương Người về không còn dấu vết thương đau

Vòng chuỗi quê hương
Tạ ơn cỏ, tạ ơn hoa, tạ ơn Người
Vây tình thương hai mùa mưa nắng
Cho Huế đa tình sương tím chiều giăng

Vòng chuỗi tình yêu
Ngát hương từ bi tràng hạt bồ đề
Phủi sạch bụi trở trăn trên vai áo
Cho tiếng vọng tình sầu, tình xa, tình vơi
Lấp đầy vực thẳm vô đơn

Giây phút viễn hành
Tâm linh tỏ ngộ
Vịn vào áo quan
Là bắt tay tạm biệt Người xa
Rừng người bật lên tiếng hát
Lời kinh giữa buổi sớm mai
Đất trời chập lại
Vọng âm từ chốn vô cùng
Mỗi bàn tay
Một nắm hoa lài trắng ngần lòng đất

Đất thơm lời tình ca
Ngàn chuỗi âm thanh dắt dìu tình yêu thăng hoa
Hào quang tỏa sáng ôm ấp từng trái tim thân thiết
Âm hưởng diệu huyền ngộ nhập
Vòng khói trắng vỗ về nỗi đời chông chênh

Mở lòng bình minh
Xin làm người ở lại cõi chờ
Gởi hương hoa vào đất
Theo Người làm vật tín
Thay lời ước hẹn
Buổi hội ngộ cõi thiên thu.

Đam mê là chịu đựng



Chắc chắc bạn đã nghe đến thối tai về “đam mê” và hàng tá thứ xoay vòng vòng xung quanh nó: “Phải có đam mê và sống với đam mê” “Phải biết đam mê và chỉ có đam mê mới có thể dẫn đến thành công” “IQ chẳng là cái đinh gì, mà PQ (Passion Quotient) mới đáng giá”… Những khẩu hiệu muôn thuở. Có bạn còn làm luôn bài thơ ngắn như thế này:


“Cuộc đời ai cũng có quê
Có cha có mẹ có niềm đam mê
Dù công việc khó không chê
Bởi vì mình thích say mê trong lòng
Công việc không thích chẳng hòng
Không làm việc đó khi lòng không mê
Đã làm thì phải cho “phê”
Thì là gọi đó “đam mê”…chứ gì?”

Không biết các bạn nghĩ thế nào, chứ với tôi thì đam mê – passion có vẻ hứa hẹn thứ gì đó dễ chịu, êm ái và ngây ngất, tuyệt vời vô cùng. Chẳng thế mà rất nhiều người muốn “xách ba lô lên và đi” tìm niềm đam mê của mình, mong thoát khỏi sự nhàm chán của cuộc sống, công việc hiện tại.
Nhưng… Passion - Đam mê còn một lớp nghĩa ẩn chứa khác mà đa số chẳng hề biết

Từ “passion” xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ XII, nó có nghĩa ban đầu là suffer (chịu đựng) trong ý nghĩa thuần khiết nhất. Không đơn thuần là chịu đựng – nó phải là sự chịu đựng tự nguyện và trong sáng. Từ này xuất phát từ việc Jesus tự nguyện nhận khổ hình trên thập tự giá.

Xung quanh bạn hẳn có ai đó mà bạn biết rằng, người đó đang sống với đam mê của chính mình. Quan sát họ kỹ hơn xem, bạn sẽ thấy với “đam mê” của mình họ chịu đựng những thứ ta không chịu được – và họ vượt qua nó.

Tôi chắc chắn không thể xoạc chân, kiễng chân từ sáng tới tối như các bạn tập ba lê – ĐAU lắm! Không thể ngồi lỳ từ sáng tới tối trước máy tính hoặc trước tấm voan để sáng tác, vẽ vời như các bạn artist, concept game – CHÁN lắm! Không thử đi thử lại sau mỗi lần startup, mở cửa hàng , làm dự án thất bại như các bạn kinh doanh – NẢN lắm! Không đủ kiên nhẫn tập thể hình cải thiện cái body còm cõi của mình, rồi guitar, thổi sáo, viết truyện,… Vẫn nghĩ rằng: “Mình chưa đủ đam mê chăng?” Tôi chạy khắp nơi mong tìm cho ra đam mê của mình – cái gì mà mình thấy THÍCH cơ.

Dù trong bất cứ công việc nào , sẽ đến một lúc mà người ta cảm thấy chán nản lắm, vô vọng lắm, muốn bỏ cuộc lắm, không thể chịu đựng hoặc tiếp tục nữa! PASSION!

Những người có passion sẵn sàng chấp nhận chịu đựng những khoảng thời gian đó – và họ vượt qua những cột mốc thử thách đó. Và, đó chính là sự khác nhau giữa amateur và master; sự chênh lệch giữa trung bình và xuất sắc trong bất cứ lĩnh vực nào.
Đó – Không đơn giản chỉ là sở thích, sự vui thú. Đam mê là chịu đựng, là gian khổ, là không hề dễ dàng

Đam mê như một lời thề nguyện, cam kết gắn bó và cống hiến hết lòng sự sống của bạn cho thứ bạn đã chọn trong mọi hoàn cảnh,vui hay buồn, tốt hay xấu, giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay đau yếu, nghe như lời thề trong lễ đính hôn nhỉ? Nó chính – xác – là – thế.

Sau khi biết tất cả những điều đó mà bạn vẫn chọn nó, chân thành chúc mừng bạn. Và, nhớ messenger cho tôi nhé, tôi ao ước muốn được nhìn thấy, sờ tận tay những người như bạn đấy.


Leo Ngu

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Hoa dại




Photo: TKFFH



Em có biết tình-yêu-thực-sự trên đời cũng như một loài hoa ?!
Chỉ nở trong lặng im không sắc màu sặc sỡ
Dưới lối em đi dẫu thấp hèn hoa vẫn nở
Cho đến những vực sâu hay núi cao với muôn trùng trắc trở
Hoa vẫn vươn lên chấp hết mọi bão giông của cuộc đời đáng sợ
Dù chưa từng một lần
Loài hoa ấy được gọi tên...

Này em có thấy những đóa tinh khôi bên thềm
Đang ấp ôm những giọt long lanh ban sớm
Phải đi qua hết đêm tối cô đơn như mùa đông vừa chớm
Đau thương mới tan ra thành những giọt sương trong suốt
Mang trong mình hạnh phúc lấp lánh được chắt lọc từ những gì giá buốt
Để nuôi sống đời hoa !

Tại sao ư ?
Ừ thì có lẽ là…
Thượng Đế thích đặt tình-yêu vào những gì mọn hèn nhất
Nên chỉ những con người mang trái tim chân thật
Không tìm kiếm hào quang – những bộn bề tất bật
Không tìm kiếm sắc hương – chói lòa hơn nguyệt nhật
Mới nhìn thấy tình-yêu !
Mới tìm thấy tình-yêu !

Bởi tình-yêu-thực-sự đơn giản hơn rất nhiều
Thứ tình yêu tầm thường – được bọc trong nhung lụa
Thứ tình yêu si mê – khiến bản thân mình tàn úa
Thứ tình yêu vị kỷ – đóng vai hề với những lời hứa
Những tình yêu ngỡ là giống tình-yêu

Và loài hoa ấy cũng chẳng cần gì nhiều
Chằng cần sự nâng niu, yêu chiều hoa vẫn nở
Chỉ cần được cho đi hương sắc của mình như một lời bày tỏ
Một tình-yêu vẹn nguyên cho cuộc đời thêm rạng rỡ
Chẳng cần một cái tên, chẳng cần ai nhớ ai quên dẫu muôn đời hoa vẫn nở
Cũng giống như tình-yêu !
Cũng đẹp như tình-yêu !

Nhắm mắt lại đi em và hãy ước một điều
Rồi mở mắt ra xem liệu đã thành thực tại…
Thấy không em đây là loài hoa tượng trưng cho những gì mãi mãi…

Ngày ấy anh tặng em nhành hoa dại
Em nhoẻn miệng cười : “Anh cũng dại như hoa !”
Em nhoẻn miệng cười – anh ngây dại như hoa…



–The Kid Falling From Heaven–

Vụ trộm sách: Bán sách, sao không bán tri thức?



*Photo: Borealnz



Những ngày vừa qua hẳn dư luận vẫn đang rất quan tâm và phẫn nộ về vụ bé gái lớp 7 chẳng may trót dại, lỡ tay trộm 2 quyển sách (truyện) trị giá 20 nghìn tại siêu thị Vĩ Yên (Gia Lai). Sau đó đã bị nhân viên siêu thị phát hiện và trói cố định tay vào song sắt bằng băng dính, dán biển “Tôi là người ăn trộm” lên trước ngực. Chưa dừng lại ở đó họ còn chụp ảnh lại để rồi vô ưu, vô nghĩ, hả hê đăng lên facebook chỉ để “chém cho vui”!

Đáng tiếc, đây chẳng phải chuyện để vui! Ngược lại đây còn là hành động trừng phạt quá đáng, vượt ngưỡng răn đe, thiếu tính giáo dục và hủy hoại nhân cách con người.


Nữ sinh lớp 7 bị nhân viên siêu thị trói và dán biển – Ảnh: Vnexpress
Đừng làm trẻ bị khuyết tật về tâm hồn và ám ảnh về tâm lý

Ai cũng ít nhất một lần vấp ngã, bản thân là người lớn với bao từng trải, tiếp thu, chiêm nghiệm lắm kiến thức về đạo đức, về xã hội đôi lúc còn tự mâu thuẫn với chính mình trong nhiều trường hợp đứng trước lằn ranh của đôi bờ tốt – xấu!

Thử hỏi bản thân của 4 nhân viên siêu thị kia, tuổi thơ trôi qua họ đã đôi lần trộm ổi, hái me hoặc phạm phải lỗi lầm nào chưa? Nếu đã một lần như vậy thì sao không thể rộng lòng mà bỏ qua cho phút trót dại của con trẻ bởi ai ai cũng có những lỗi lầm, là trẻ con với vốn sống ít, tâm lý chưa đủ vững vàng, nhân cách đang dần hình thành thì lại càng dễ vấp ngã nhiều hơn.

Thay vì bắt trói, đeo biển, chụp hình họ hoàn toàn có thể dùng biện pháp khác công bằng, nhân văn và vị tha hơn bằng việc:
Thu hồi lại 2 sản phẩm của siêu thị, khuyên giải, phân tích và bỏ qua cho phút chốc thiếu suy nghĩ.
Hoặc để đủ tính răn đe hơn họ có thể yêu cầu viết bản kiểm điểm hứa không tái phạm và báo về cho gia đình hoặc giáo viên chủ nhiệm. (Được biết các nhân viên siêu thị cũng yêu cầu bé gái này thực hiện điều tương tự và dọa rằng sẽ báo cho cả công an. Nhưng tôi nghĩ có lẽ họ đã quá nóng vội, không có phương pháp và kinh nghiệm trong việc xử lý tình hống như thế này, cùng với tâm lý thỏa mãn bức xúc đã khiến họ hành xử rất thiếu nhân văn, cũng có thể nói là tàn nhẫn với bé gái đó. – Nếu là tôi thì tôi sẽ không chọn cách này)

Ai cũng ít nhất một lần vấp ngã, bản thân là người lớn với bao từng trải, tiếp thu, chiêm nghiệm lắm kiến thức về đạo đức, về xã hội đôi lúc còn tự mâu thuẫn với chính mình trong nhiều trường hợp đứng trước lằn ranh của đôi bờ tốt – xấu!

Đằng này họ lại bất chấp lời khuyên can của nhiều người có mặt trong siêu thị để trừng phạt em bằng hành động vượt quá khỏi tính răn đe hay giáo dục. Với việc trói tay – dán biển – chụp hình của mình họ đã nhẫn tâm trói chặt vào em hình ảnh một kẻ trộm, dán chặt vào tâm lý trẻ thơ nỗi ám ảnh sẽ đeo bám dai dẳng về sau và phát tán đi nỗi mặc cảm, xấu hổ làm khiếm khuyết tâm hồn và hình thành tâm lý tự cách ly bản thân môi trường xung quanh.

Liên quan đến việc hình thành nhân cách, thói quen và hành vi ứng xử của con trẻ, mời các bạn xem qua clip bên dưới với thông điệp: “Children see. Children do” (Trẻ em nhìn thấy. Trẻ em học theo.)



Qua clip trên cũng như hành động của các nhân viên siêu thị Vĩ Yên, có thể thấy ở một khía cạnh xã hội nào đó, con trẻ chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh, thái độ, hành động, thói quen, cách hành xử trước một vấn đề của người lớn. Cụ thể ở đây là vụ trộm sách, nếu người lớn cứ mặc sức dùng bạo lực, áp dụng sự trừng phạt, khủng bố tinh thần với trẻ em thì vô tình chung, rất có thể sẽ khiến trẻ con bị ghi hằn lên đầu óc và lưu trữ lấy những hành động này, để rồi sẽ áp dụng với kẻ khác trong tương lai.

Việc hình thành nhân cách con người ở trẻ em không chỉ đến từ gia đình, từ phương pháp giáo dục ở nhà trường, mà còn ở tác động của xã hội lên các em. Ở bất kỳ trường hợp, hành động, tình huống nào trong cuộc sống đều có thể trở thành câu chuyện giáo dục nhân cách cho trẻ con hay vô tình trở thành tiền lệ xấu, thói quen xấu cho trẻ em học theo.
Siêu thị sách: Bán sách sao không bán tri thức?

Qua hình ảnh về siêu thị Vĩ Yên, có thể thấy chức năng của siêu thị này không chỉ kinh doanh các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nước giải khát, nhu yếu phẩm, đồ dùng thường ngày… mà còn có riêng chức năng kinh doanh các sản phẩm giáo dục với vai trò là một siêu thị sách.


Siêu thị sách Vĩ Yên – Ảnh: T.B.D (Tuoitre)

Đành rằng, ở khía cạnh lợi ích thương mại thì có là sách, hay là tri thức gì đó đi chăng nữa thì cũng chỉ là những tập giấy dày – mỏng khác nhau với đầy những ký tự và lắm hình ảnh. Hoàn toàn có thể mua được, bán được, giảm giá bán rẻ cũng được. Tuy nhiên mọi sản phẩm giáo dục được bán ra đều mang tính tri thức, truyền tải thông điệp nhân văn và giá trị tinh thần tốt đẹp về nhân cách sống, hoặc về nhiều kiến thức từ căn bản đến hàn lâm của nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Trong một môi trường những tưởng đầy tri thức và nhân văn cùng với chức năng cung ứng giáo dục như vậy nhưng chỉ tâm lý hà khắc thái quá, để thỏa mãn bức xúc bản thân trong chốc lát mà chính những nhân viên này đã tự tay gạt bỏ đi giá trị cốt lõi, tinh thần tốt đẹp của việc giáo dục, của siêu thị (sách) nơi họ đang làm việc.


“Không có sách, không có tri thức.” - Vladimir Ilyich Lenin
Không cổ xúy cho cái hư, cái xấu

Ở đây tôi không muốn nói rằng hãy cứ rộng lòng, cứ sẵn sàng bỏ qua tất cả mọi sai lầm của con trẻ mà không một lời khuyên giải – lời răn dạy, không một động thái trách phạt. Vì như thế là cổ xúy cho thói hư, tật xấu, là hành động dung túng cho cái sai có cơ hội phát triển.

Xét về lý thì hành động của bé gái trong bài là sai, là đáng lên án và cần phải xử phạt đúng người đúng tội. Tuy nhiên phải nhắc lại việc áp dụng hình thức trói tay – treo biển – chụp hình (phát tán) như vừa rồi của các nhân viên siêu thị Vĩ Yên là hành động vượt ngưỡng răn đe, nhẫn tâm, thiếu tính giáo dục, không văn minh và nhân văn. Về tình, nếu không thể – không đủ kiên nhẫn – không có phương pháp để khuyên răn, để bỏ qua cho sai lầm của con trẻ thì chỉ nên dừng ở việc báo với gia đình và nhà trường (nếu muốn).
Thay cho lời kết

Xin đừng đổ chàm vào tuổi thơ của con trẻ, đừng chỉ vì 2 tập sách (truyện) trị giá chỉ 20 nghìn đồng mà làm khuyết tật đi tâm hồn trẻ con cùng nỗi ám ảnh lâu dài về tâm lý và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách con người.

Cuối cùng, xin được phép dẫn lời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc “Để Gió Cuốn Đi” để kết thúc cho bài viết:


“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi”

Trương Đức Phương

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Sóng kể con nghe những cuộc chia ly




Tuệ An



Nín đi con, sữa mẹ hóa đá rồi
Nước mắt hóa đá rồi
Biết lấy gì
dỗ dành tiếng khóc?
Cha đi biền biệt. Chẳng về
Sấm chớp trên đầu, bão tố bên thân
nỗi đợi chờ vẫn chưa bị bào mòn thành vô vàn bụi nhỏ
Những con sóng bạc đầu khắc khoải
Hát
mãi hoài
những khúc trường ca…


***


Để sóng kể con nghe những cuộc chia ly
đã làm nên trường tồn Đất Nước
Bách Việt mấy ngàn đời trăm đôi chân bước
nửa lên non, nửa xuống biển,
vẫn tìm về.


Có gì ngọt lành hơn
là thứ quả trời cho
đất ôm ấp và bàn tay lao động.
An Tiêm ơi
những con thuyền ra khơi, những con thuyền trở lại
lòng người bể rộng
đôi lời Đất - Đảo – trái dưa ngon nơi đó – gửi về.


Con có thấy bờ bãi biển xanh với những vệt máu loang
thấm hồng cụm bông lông ngỗng
Mỵ Nương chẳng đành lòng chấp nhận
sự cách xa - nên mới mất nước đau thương.


Lịch sử đáp đền
Lịch sử để tang
những người đàn bà dám chịu biệt ly - như mẹ
chờ chồng, chờ con nghiêng về miền chiến trận,
để mai này Đất Nước lớn khôn.


***


Sóng biển dịu dàng với nước bao dung
rủ nhau chơi trò định mệnh
Chử Đồng Tử chôn vùi trong cát
mà ngọc sáng thành duyên
Nghêu sò ốc hến những thân kiếp cái bang
ngợi ca cây gậy tầm vông và nón rách
nhận ơn Phật Quang ẩn sĩ
quán chợ mọc lên làm thành quách
những con thuyền ra biển biết giao thương.


***


Đừng khóc nghe con, biển mặn mòi
Những trang trường ca nào đâu chỉ rạng vàng chiến công hiển hách
Muối làm từ nước mắt
Huyền Trân ơi, lòng trong son sắt
hiến xuân tình thiếu nữ bởi giao bang.
Châu Lý, châu Ô đổi dòng lệ bao đêm
mà tiếng nhuốc nhơ đến thiên thâu vẫn không tài nào gột rửa,
Những câu hỏi hoài nghi mười hai tháng lênh đênh nằm trong lòng sử
thôi đành
bởi - phận - thế - thôi.


Giặc phương Bắc gào thét đòi cống ngọc trai
là máu bao con dân đã kết thành trong lòng biển
những thừng chão
buộc dòng ngang lưng, đến cuối đời người thợ lặn
thắt chặt ngàn năm cả tiếng nói Đất Nước mình.


Cải ơi, sao lại nặng tình
để Ánh lệnh ném thân cho ngàn cá dữ
Rau răm mắt còn buồn xuyên muôn kiếp
có nỗi đau nào
như mẹ mất con
như người mất nhân, dân mất nước trên đời?


Con có thấy đằng xa trùng dương
Sóng tưởng chừng nhẹ nhàng phẳng lặng
Chở tên tướng Rigault mắt sâu mũi quặm
dẫn con tàu mang tiếng pháo
mở màn cho trăm năm lầm than đau khổ
về hướng cửa sông Hàn


***


Nước mắt mẹ hóa đá rồi
mà trái tim vẫn còn thổn thức
tiếng khóc muôn dân chìm trong đêm dài áp bức
Mẹ quặn thắt lòng
đau đớn kết tinh…


Những ngôi sao rực sáng trôi về nơi nao
“Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh”
để Đất Nước bây giờ vang lên tiếng hát
Ơi thống khổ! Ơi ngàn năm…
ngụy biện thay
Mẫu Quốc
“bình đẳng, tự do, bác ái” dẫm trên máu dân đen
Con đường nào ghi dấu lên nền biển những lối đi
Văn Ba. Văn Ba… người phụ bếp
gọi một trăm năm mươi hai cái tên
cũng vẫn là một người một lòng Ái Quốc
Sáng - tựa - Sao Khuê.


Có nghe không con
tiếng Tổ Quốc hào hùng
tiếng Tổ Quốc nát tan
Những con thuyền mong manh trên biển
Ơi hồn hề hồn hề
Khao khát Đất, ngủ viễn miên trong Nước
Sóng liệm xác người, mây rải áo quan


Cơn bão đã qua rồi
nghe bờ lặng lẽ đan
sóng biển trọn đời nhẫn nại
Hoa trái từ tâm chầm chậm trổ
Mẹ hát ru hoài
câu hát
nhớ mong…

Đất cằn



Tuệ An



Người ta nam nhi đại trượng phu sống không thay tên, chết không đổi họ. Còn tôi thì thay đổi tất. Càng không ai biết gốc gác mình càng tốt. Trai giống mẹ thì khổ ba đời. Có sao đâu. Ba đời hay ba vạn đời cũng chẳng sao. Miễn là tôi đừng giống ông ấy, bố tôi, một chút gì.
Cái nòi nhà ấy tệ bạc.
Quê nội tôi ở xa tít tắp. Một miền đất gần giáp Lào. Nơi đó còn có núi đồi, hang động, nhưng không nhiều cây. Tôi ít về thăm. Lúc còn phải sống phụ thuộc vào ông bố, một năm tôi về một buổi, theo kiểu nghĩa vụ, ăn một bữa cơm trước giao thừa rồi về lại thành phố. Giờ thì tôi chẳng nhớ gì nhiều, nhưng còn đọng cái tên núi – Bạc Trôốc. Trôốc – tiếng địa phương, có nghĩa là đầu. Người già đầu bạc thì đẹp, như bụt. Còn núi non mà đầu bạc thì vì đất đai, khí hậu nghiệt quá, chẳng cây gì mọc lên nổi, chẳng con gì sống nổi. Ở nơi ấy, từ phần thân núi cho lên đến ngọn, nhìn lên chỉ thấy trảng trắng. Thế mà thành tên.
Nhà bà nội tôi nghèo rớt. Nhưng ở cái thời buổi cả nước khốn khó, bố tôi lại được ăn học đàng hoàng, tốt nghiệp Bách Khoa, rồi du học. Ông du học chán chê rồi về nước làm cho Bộ G. Những cái ưu đãi đó là nhờ cái chết trận mạc của ông nội tôi. Đời cha hi sinh cho đất nước thì đời con được đất nước lo là vậy. Nhưng học hành đến nơi đến chốn, mà tính cách bố tôi cực kì bản năng và vô lối. Thì vì khi ông nội tôi mất đi, bà tôi lấy chồng hai, đời bố tôi mặc kệ. Bị mẹ chửi thì chạy về chú, bị chú chửi thì chạy về mẹ. Một đứa trẻ có nhiều chỗ để chạy đi vốn dĩ đã khó uốn nắn, nữa là ở một cái nơi chẳng ai thèm uốn nắn. Thế nên bố tôi chạy lung tung. Tưởng ông ngồi ở Bộ là ngon rồi. Lúc này ông cũng đã lấy mẹ tôi, đã sinh ra tôi. Hai người đều làm những bộ phận lớn của một nơi lớn. Nào ngờ ông nghĩ phi thương bất phú, làm nghiên cứu thì được tiếng chứ sao được miếng. Ông bỏ khỏi ngành, quyết đi buôn. Đi đường chính không thích, thích đi đường rừng. Làm ăn lớn, được lớn. Đến khi phá sản thì mất cực lớn. Thiệt hại nặng nề cả nước người. Vụ thiệt hại bị xem xét, truy ra cái xuất xứ bố tôi sang đó không đi đường chính. Vậy là ngồi tù, hai cái tội, tù kinh tế và dân tị nạn.
Ra tù, bố tôi bị trục xuất về nước. Đất nước thời kì đổi mới đi lên. Tinh thần ai cũng phải trong sạch vững mạnh. Ai cũng phải tin người yêu người. Quyết không để con sâu làm rầu nồi canh. Bởi thế, đời bố tôi khốn đốn. Trình độ ấy, thông sõi mấy thứ tiếng, từng quản trị mấy tập đoàn ở nước lớn. Mà về nước không thể được nhận vào làm việc, kể cả là bảo vệ cho một cơ quan nhỏ. Ai cũng sợ điều tiếng. Ấy cái thằng ấy, vừa đi tù về, vừa là dân tị nạn. Không tin được.
Tri thức là sức mạnh, vậy mà không bóc ra kiếm miếng ăn được. Thôi đành. Cùng lúc, mẹ tôi thuộc thành phần bị giảm biên chế. Vậy là cả hai người đều vứt tri thức sang một bên, làm lao động chân tay, thành nông dân giữa lòng thành phố.
Nếu an phận thì chẳng sao. Nhưng tư tưởng như sóng dồi mà bị nèn ép, khiến bố tôi thành bất mãn. Ông lấy cái tức chính quyền mà trút lên vợ con. Thế nên tôi cực lì đòn. Sau này ra đời, tôi không đánh nhau thì thôi, còn đã đánh thì có sặc máu đi nữa tôi cũng không thấy đau. Cứ như con trâu say vật mà nhào vào ăn thua đủ. Bọn bụi đời mấy chợ thấy ngán, đơn giản vì ngán vào tù. Chết tôi, tôi không tiếc thân mình, còn tụi nó tiếc đời. Sống vất vưởng bữa no bữa đói ngoài đời vẫn thú hơn là sống ăn ngủ đúng giờ trong tù mà.
Ông ngoại tôi xót cháu. Bảo bố tôi: “Anh không nuôi được thì để tôi nuôi.” Bố tôi chẳng nói gì. Tôi vui sướng với điều ấy. Lên ông bà ở, tuy có hơi buồn, tôi ít được đánh lộn. Khu nhà ông bà tôi toàn cán bộ về hưu, còn khu vực nhà tôi là khu chợ. Tôi đi học, rồi về nhà, đúng giờ. Ông bà còn đi làm. Cái nhà ông bà từ ngoài nhìn vào thì hơi lớn. Đất giữa lòng thành phố mà những ba trăm mét vuông. Thật là cả một gia tài. Nhà hai lầu, chỉ có ba người, người nào cũng lười nói. Buồn te.
Người nhà bên nội tôi vừa nghèo, vừa dốt. Ấy thế mà rất thích trịch thượng, phán xét. Có lần lão Tuyên bảo tôi: “Không có bố mày đi nước ngoài thì mẹ con mày đi ăn mày.” Tôi nhìn lừ lừ: “Đù… không có thì mẹ con tôi cũng chẳng chết.” Đi về tôi không chào. Lão Tuyên mách lại. Bố tôi cho tôi một trận tàn đến nỗi không nhìn ra người. Ai bảo mày dám “đù” ông bác trưởng tộc nội mày chứ! Có khác gì mày chửi bố mày, bà mày.
Lâu lâu lại có bà con họ nội từ miền quê xuống ở nhờ. Có khi họ xuống vì công việc, có khi họ chẳng làm gì cả, rảnh quá, không trúng ngày mùa nên xuống chơi cho biết thành phố thế nào. Họ rất buồn cười. Thấy cái gì hay cũng táy máy, ra ý xin. Xin thì tất nhiên phải cho. Người thành phố được mặc định là giàu có, rộng rãi, phải biết chia sẻ với người nông thôn. Người dưng đã phải biết sẻ chia cho nhau, nữa là người thân thích máu mủ ruột rà. Tính mẹ tôi lại hay mủi lòng, hay lý tưởng hóa cái sống tốt. Tôi không thể có được cái tính lưu giữ hay sưu tập cái gì cũng bởi thế. Có muốn giữ cũng không được. Lâu lâu bọn anh chị em họ trên quê xuống, tham quan thành phố và tham quan cả mọi ngóc ngách trong nhà, kể cả phòng riêng. Thấy cái gì hay lại gợi ý. Thấy hay hay chứ chưa chắc đã hiểu nó hay chỗ nào. Thế mới bi kịch. Ví như mấy con figure tôi dùng làm mô hình vẽ chẳng hạn. Một con giá hơn triệu bạc. Con Đào xuống chơi. Mặt nó già chát, biết là bà con nhưng bà con ra sao thì tôi chịu. Nó gọi tôi là chú. Ừ thì chú. Chú có búp bê đẹp thế. Ừ. Cho cháu nhé. Điên à, đồ nghề của tao. Tôi gắt. Nó bỏ ra khỏi phòng. Một chốc, mẹ tôi lên bảo, sao con ích kỉ thế, cháu nó ở quê khổ lắm đấy, mình phải biết chia sẻ. Tôi thanh minh, nó lấy cái này làm gì, đồ vẽ của con cơ mà. Mẹ tôi bảo thì cứ cho nó, có khi nó cũng mê vẽ như con, rồi vài hôm mẹ đưa tiền cho đi mua cái khác. Tôi thở dài, không muốn cho cũng phải cho. Buổi tối thấy nó ngồi nơi góc cầu thang với mớ vải vóc, chỉ khâu, quấn quấn thành váy áo cho “con búp bê”. Điên cả ruột. Nhưng đành chịu. Thứ giá trị rơi vào tay bọn không hiểu giá trị thì cũng chẳng có giá trị.
Lão Tuyên lâu lâu xuống thăm, ăn nhờ ở chực dài ngày. Rồi lão bảo bố tôi, chú kiếm cho anh cái bơm, cái chậu thau, thế là có ngay nghề bơm vá xe. Một nghề hẳn hoi ở thành phố. Dù suốt ngày phơi mặt ngoài đường còn hơn bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Rõ là ở nhờ nhà tôi, nhưng lão hình như chưa bao giờ ý thức mình là kẻ nhờ vả. Bố tôi giờ sửa điện dân dụng, và ai gọi bốc vác gì thì làm. Mẹ tôi bóc lạc thuê cho xưởng làm kẹo gần nhà, toét cả bàn tay một thời chỉ viết lách. Đi làm suốt ngày ngồi hít bụi lạc, về nhà bà còn gặp ông anh chồng hay hoạnh họe. Chị đúng là con gái thành phố, chả biết làm cái mẹ gì cả. Gái quê mới là gái đảm. Cơm canh nấu thế này à, bố mẹ chị không biết dạy. Bữa thì lão Tuyên kêu nhạt, bữa kêu mặn, bữa thì cằn nhằn vì thiếu ớt thì sao và nổi miếng cơm. Chê thế thôi chứ thiếu thừa gì lão cũng quất hết mấy bát. Bữa nào cũng thế, lại còn cả rượu nữa, mà tuyệt nhiên chưa góp một đồng nào để chi chung.
Có bữa lão Tuyên nói với bố tôi, chú xem lại vợ chú đi, tôi ngồi đây bơm vá, nghe mọi người nói mới biết. Chú đi biền biệt nước ngoài bao năm. Đàn bà như thế mà không cần trai mới lạ. Bố tôi chẳng nói gì. Lão tiếp, công ty cũ của cô ấy lại toàn đàn ông. Từ sếp đến lính đều quý cô ấy thế cơ. Ừ, quý thế cơ. Lão Tuyên nhấn nhá, rồi bỏ đi.
Những ngày sau bố tôi cũng chẳng nói gì đả động đến mẹ tôi.
Nhưng chỉ vì một chuyện cỏn con là ông kêu tôi trên lầu xuống, tôi đang dở tay vẽ, chóc cổ xuống đáp: “Gì hả bố?” Ông bảo tôi mất dạy, mẹ mày dạy con thế à. Bố gọi thì phải xuống, phải vâng phải dạ chứ. Tao là bạn cùng lứa với mày đấy à? Nói vậy rồi chưa đã, khi tôi xuống, ông chọi ngay cái dép vào mặt tôi. Rồi ông túm tóc, bạt tai tới tấp. Ông đánh con như trả thù đời. Mắt vằn vện tia đỏ. Khi mẹ tôi về nhà thì thấy tôi nằm dẹo hẳn vào tường bếp. Mắt khô, không ướt. Nhưng mặt dại đi và đái ra quần. Quả là một trận đáng nhớ! Và nhớ nhất là màn tiếp sau. Hình như ông thấy việc đánh tôi chẳng ích gì. Có lẽ dây thần kinh đau đớn vì các tác động cơ học của tôi có vấn đề rồi. Ông chuyển sang chiêu hành hạ tâm lý. Ông lên phòng tôi. Rưới xăng và đốt hết tranh, giá, … Đốt hết tất tần tật.
Hồi ấy tôi mười tám, đang ti toe tán gái, nên tranh vẽ gái đủ các thể loại rất nhiều. Gái hồi ấy chắc cũng chả có gì. Mẫu chuẩn của gà công nghiệp được nuôi trong lòng thành phố. Thế mà sau này, cả vài chục năm sau nữa, tôi vẫn thấy mình run lên vì nhớ gái ấy. Cảm giác như bọn đàn bà con gái sau này chả ai vượt qua được cái bóng yêu đầu. Nói thế chứ lỡ xui đời mà tình đầu không vỡ, đi đến cùng có khi lại thành chém giết nhau, lại đem nhau ra chửi không bằng con chó. Vì vỡ, vì thời gian cứ qua, cái nhớ nhớ quên quên nó thành ảo, và đẹp.
Tranh vẽ gái cháy hết cả. Lỡ hứa hẹn đem tặng gái vào đầu tuần. Gái bảo sao anh bất tín thế, anh thất hứa với em, anh không coi trọng em. Gái khóc. Tôi không biết dỗ. Vài ba chục bận tôi thất hứa (toàn là sự cố gì đấy do ông bố gây chuyện!) thì gái bảo tôi, mình chia tay nhau đi. Em mệt mỏi với anh lắm rồi. Gái đến ngay với thằng khác. Sau này đời gái còn đến với nhiều thằng khác nữa. Kết rồi lấy một thằng chồng đại gia, từ trước đến sau chưa thấy cái đám cưới nào ở thành phố lớn bằng đám cưới của gái. Vợ chồng gái cưới nhau được một năm, có lần gái gặp tôi ở một triển lãm tranh. Gái khóc, bảo trời phạt em, hồi đấy em cư xử với anh không ra gì, giờ chồng em cư xử với em không ra gì. Tôi thấy lòng xon xót. Có hai em chân rất dài mặc váy siêu ngắn và mỏng đi qua, tôi liếc theo, lòng ngơ ngẩn, giá em ấy chịu làm mẫu nude cho tôi vẽ thì tốt. Gái đứng trước mặt cúi khóc. Tôi đưa tay vén tóc gái, ôm cái bầu mặt gái, rồi cứ thế mà hôn. Dù sao cũng là tình cũ. Tôi bảo em đừng nghĩ ngợi nhiều, cái gì qua rồi cho qua đi, coi là kỉ niệm. Gái hỏi anh quay lại với em được không? Tôi mỉm cười, lắc đầu. Lòng thầm nghĩ, mẹ cái con điên, bố mày không ngu mà rước tai họa từ chồng mày. Nhưng đêm đó tôi có ngủ với gái, lòng tiếc nuối sao ngày xưa mình ngây thơ thế, bao nhiêu lần ngồi riêng với gái ở nơi chả có ai, thế mà đến giờ mới biết mùi gái thì ngàn vàng vào tay thằng khác rồi. Không còn yêu nên cũng chẳng việc gì phải nói lời cay cú. Vui cả hai. Nhưng như gái đề nghị, hay tưởng tượng quay lại cái tình yêu như thời huê mộng xưa thì quên đi.
Lại trở về với đám cháy tranh. Sau vụ đó tôi thể hiện rõ sự chống đối, không chỉ với ông bố mà với bất cứ ai bên dòng họ nội. Càng ngày tôi càng ghét lão Tuyên.
Bà nội tôi, nhà ở chân núi Bạc Trôốc, già lắm, tôi không nhớ chính xác tuổi bà. Bà có hai người con với người chồng đầu, là lão Tuyên với bố tôi. Ông nội tôi chết trận. Bà lấy chồng thứ hai, tôi không nhớ hết tên các cô chú con bà với ông thứ hai này. Con cái của mấy người ấy tôi lại càng không thể nhớ tên.
Cũng có lúc tôi đã thử về miền quê sống vài hôm, xem đời sống nông thôn nó như thế nào. Cả ngày thấy từ người lớn đến trẻ con chỉ nghĩ đến ăn uống, xem ti vi, ngồi lê đôi mách,… Thế là hết ngày. Mà ngày nào cũng như thế. Đúng ba ngày, tôi dạt khỏi nơi đó, về lại thành phố. Mẹ tôi hỏi, con thấy vui không? Tôi bảo bình thường. Mẹ tôi bảo, khí hậu miền núi sẽ tốt cho sức khỏe con đấy, về sống ở nông thôn con sẽ học được nhiều bài học lao động. Mẹ tôi còn nói gì gì nữa, tôi ngồi đó mà không để tâm nghe. Tối, tôi chạy sang nhà ông bà ngoại. Bà ngoại dọn cơm, tôi khều khều đũa trong bát. Tôi cảm giác chán ăn. Dù bà ngoại tôi nấu ăn rất ngon. Bà ngoại tôi bảo, đừng bỏ uổng cơm con ạ, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi. Tôi phá lên cười. Tôi thường giấu những gì mình nghĩ với tất cả mọi người, nhưng với ông bà ngoại của tôi thì không. Tôi bảo bà ngoại, mấy hôm về nông thôn, thấy họ chỉ ăn uống và xem ti vi. Họ rảnh lắm. Đâu phải ngày nào cũng đi làm điên cả đầu như người ở thành phố. Lười lao động như thế, hỏi sao họ không nghèo! Bà tôi nhíu mày suy nghĩ, không hiểu sao tôi lại có thể chứng kiến những cái đó. Nông dân là những người yêu lao động nhất cơ mà. Bà tôi vốn rất tỉnh, nên nghĩ ra liền. À, hóa ra con về vào lúc không phải mùa vụ. Và lại, họ thiếu cơ hội lao động, thiếu nghề, thiếu cần câu để làm giàu, con ạ. Tôi vễu môi, xì, họ lười lao động. Rõ ràng là họ lười lao động, còn nếu có ý thức chăm chỉ từ bé thì họ đã biết tự rèn mình và tự tìm lấy công việc để làm. Bà tôi cười, bảo thôi kệ họ, con lên phòng trên học đi. Bà ngoại tôi rất yêu tôi. Bà say mê những cái tôi làm, như những bức tượng khắc, phù điêu, những bức tranh. Bà là người hâm mộ đúng nghĩa đầu tiên trong đời làm nghệ thuật của tôi.
Lão Tuyên sống ở nhà tôi chán chê, chưa có ý tách riêng, cũng không có ý về quê. Rồi lại đến bà nội xuống ở cùng, mẹ ở với con trai là hiển nhiên thôi. Bố tôi vui vì điều đó. Những ngày có bà nội, bố tôi tử tế hơn hẳn. Bà nội ít xét nét mẹ tôi như lão Tuyên, hoặc có xét nét thì tôi cũng không biết. Vì tôi hay lánh mặt bà. Tôi đang ngồi xem ti vi ngoài phòng khách, bà ra thì tôi bỏ lên lầu trên. Bà lên trên thì tôi bỏ xuống dưới nhà, rồi biến ra khỏi nhà, sang bên ngoại ở. Có lần bà vào phòng vẽ của tôi, phòng toàn nặc mùi sơn dầu với mùi chua bẩn của tôi. Bà nội vào ngồi hít hít, bảo mùi xăng thơm thế. Tôi có tí rợn người, nhớ tới ông bố từng đổ xăng đốt hết tranh, may cả xóm lao vào cứu chứ không thì cháy nhà. Tôi bảo bà, mùi sơn, không phải mùi xăng. Bà ra ngoài đi, mùi trầu hôi lắm. Bà ra khỏi phòng, xuống lầu, vừa đi vừa khóc. Tối đó ông bố về, ném cái bảng điện vào đầu tôi.
Tôi ôm đầu tứa máu vì cái bảng điện của ông bố, đi lên lầu, qua góc cầu thang thấy bà nội ngồi đó khóc. Cái góc cầu thang nhà tôi, sao mấy người kiểu như bà nội với con Đào hay thích ngồi đó khóc thế không biết. Chưa thấy bà ngoại và mẹ tôi khóc bao giờ. Tôi thoáng nghĩ, người nông thôn có khi nhạy cảm hơn người thành thị. Tôi ác, nên cố hỏi bà nội câu chơi chơi. “Sao hồi đó ông chết bà không ở vậy đi, còn chu toàn cái việc giáo dục con cái. Đã có hai đứa con rồi còn lấy thêm chồng làm gì?” Tôi nghĩ thầm muốn nói câu “con cháu bà toàn bọn dở dở ương ương”, nhưng ngại ăn thêm cái bảng điện nữa vào đầu nên thôi. Bà nội tôi sụt sùi, thanh minh. Tôi nói mấy cái đó, dĩ nhiên là nói lén ông bố. Tôi vội vàng đi lên trên. Bà nội đi theo, vào cả phòng tôi, rồi cứ thế mà phân trần, giải thích, khóc lóc cho cái câu tôi hỏi. Tôi ác thôi, muốn hỏi cho bà đau chứ tôi cần quái gì câu trả lời. Tôi ghét nước mắt đàn bà, già trẻ gì tôi cũng ghét. Tôi bảo bà đi chỗ khác mà khóc. Chuyện này bà chắc không mách lại bố tôi, nên không có sự gì xảy ra với tôi cả. Ơn trời.
Nhà tôi ở gần ngã tư lớn, hay có nhiều sự vụ như tai nạn giao thông, đánh nhau,… Bà nội cũng như những người miền nông thôn, bà thích hóng những chuyện như vậy. Tôi đi về nhìn thấy ngứa mắt, sẵn ông bố không ở nhà, tôi gắt ầm lên. Người ta đánh nhau kệ mẹ người ta chứ, bà hóng hóng làm gì, tai bay vạ gió vào mình. Bà nội bị mắng lại khóc. Tôi bỏ đi. Chẳng hiểu sao sau cái vụ bảng điện bay vào đầu tôi, thì những lần tôi cố gây sự cỡ nào, tuy bà nội có khóc lóc nhưng giấu nhẹm.
Tôi lên ở hẳn trên nhà ngoại. Lầu trên không ai ở, tôi được yên tĩnh và toàn tâm cho việc vẽ. Bán được tranh nào, tôi tiêu bằng hết. Tranh dần dần có giá. Tôi có tiền. Đưa ông bà ngoại, không ai lấy cả, bảo tôi giữ mà tự chi tiêu. Đưa mẹ tôi một ít, mẹ tôi vẻ xúc động, bảo mẹ không đòi hỏi con về tài năng nhiều, tiền bạc nhiều, con cần nhất là tu tâm dưỡng tính. Tôi nhún vai bỏ đi. Mẹ tôi một đời cơ cực, chịu những bất công, vô lối, mà vẫn trọn vẹn được cái lý tưởng làm người tốt thì kể cũng lạ lùng.
Những người đáng cầm tiền tôi làm ra thì không tham tiền. Còn đưa cho ông bố, lão Tuyên, hay bà nội thì quên đi, tôi không nghĩ mình phải có trách nhiệm gì với họ.
Tiền bán tranh ngày càng khá. Từ những bức vẽ chỉ để tặng không, cho không, bạn bè treo cho là mừng lắm rồi, đến những bức bán được chỉ vài trăm ngàn, nhích lên giá vài triệu, tôi đạt đến ngưỡng hai ngàn đô một bức. Kể cũng ngon.
Tôi không có mục đích hay lý tưởng gì, cũng không bao giờ nghĩ tiền mình làm ra dư giả thì nên giúp một ai đó. Tôi không thích chia sẻ kiểu ấy. Ai làm ra, người đó hưởng. Cái kiểu xin xỏ khiến người ta phải cho như chuyện con Đào xin con figure ngày tôi còn nhỏ, là cái mà tôi không chấp nhận được. Tôi có nhiều cách tiêu tiền. Như đi bar, chơi gái. Chơi và trả sòng phẳng. Tôi không thích cho không, bao bọc, hay bố thí một ai. Tình đầu đã cho cạn kiệt cảm xúc rồi, thế mà còn tay trắng, nữa là bọn nhố nhăng vì tiền sau này.
Tôi vẽ như điên, ăn chơi như điên. Người càng ngày càng tong teo như nghiện. Nhưng tôi không chơi mấy thứ gây nghiện mạnh như heroin, đá,… Không phải vì tôi tỉnh táo, mà vì nhờ trời thương nên không hợp được mấy thứ đó, lần đầu thử vào là ói ra hết mật xanh, mật vàng. Lần sau định thử tiếp, tự dưng nhớ tới cái ánh mắt của ông ngoại. Tôi thôi. Tôi bảo thằng bạn chí cốt, mày mà để bố mày (cách xưng hô của tôi với nó) nghiện thì bố mày đốt sống cả nhà mày. Thằng bạn bảo ô kê tùy mày. Vậy là thoát.
Ánh mắt ông ngoại tôi thật lạ. Biết nói. Ám ảnh. Từ khi tôi bé đến lớn chưa từng bị ăn một roi nào hay một lời quát nào của ông ngoại tôi. Nhưng ông là người có uy lực với tôi nhất. Đời người ai cũng có sai lầm, nhất là thời tuổi trẻ. Ông là một người tử tế. Không ai có thể chê trách điều gì. Một người đối trong, đối ngoài đều tốt. Nhưng một đời vẫn phải dằn vặt vì sai lầm tuổi trẻ. Vết nhơ ấy do nhu nhược. Ông không dám cãi lệnh cha mẹ, không dám thừa nhận một đứa con mà người yêu đầu (cái cô gái bị cha mẹ cấm lấy) đã sinh ra là con mình. Tất cả những việc tử tế khác ông đã làm cho mọi người, cho đời, cho chế độ,… đều không khiến ông có cảm giác mình là người tử tế được. Tôi biết điều ấy vì vô tình nghe lỏm người khác buôn chuyện. Tôi không nói lại với ông, coi như không biết. Không biết cuộc đời đứa con rơi của ông như thế nào? Có thể người ấy sẽ khuyết tật một góc hồn, vì không được nhận sự giáo dục từ người bố. Nhưng có khi như thế lại tốt hơn tôi, người được nhận sự giáo dục quá kém từ bố tôi. Số không có ý nghĩa và vẹn tròn, đầy đủ hơn gấp bội số âm.

Sáng cuối đông năm nay, khi tôi đang lang thang đi vẽ ở Tây Nguyên, thì nhận được điện thoại từ ông bố. Tiếng ông khóc mếu, khàn đặc. Ông bảo, bà nội mất rồi con ạ, bà rơi xuống cái đập nước trước nhà mà chết. Sau lưng nhà bà là núi Bạc Trôốc, trước mặt nhà có cái đập nước. Gọi là đập nước nhưng qua phần đập xây thoai thoải, đến lòng đáy lởm chởm đá, dưới cùng đáy thì mới có nước. Bà tôi trượt chân qua cái tầng thoai thoải ấy, lăn qua những cái đá nhọn ấy, mặt úp vào nước mà chết. Sống thọ, nhưng chết thảm quá.
Bố tôi mồ côi cha khi mới một tuổi, giờ biết thêm mùi mồ côi mẹ. Ông khóc tu tu như đứa trẻ. Tôi bảo, con xin lỗi. Lần đầu tiên trong đời tôi dễ dàng xin lỗi ông như thế. Ngày tôi còn ở nhà, lãnh lấy bao nhiêu trận đòn lên đầu, chỉ cần lời xin lỗi buông ra là được tha, mà tôi cứng lì không chịu nhận. Tôi đúng thì việc gì phải nhận. Nhưng với bà nội, có lẽ một đời tôi đã cư xử quá sai. Tội nghiệp bà. Giá mà bà được chết trong chăn ấm. Mùa đông ngoài ấy lạnh lắm. Lạnh cứng thế chắc bà đau mà không khóc được. Lúc còn sống bà dễ khóc lắm.
Tôi không về, vì về cũng chẳng để làm gì nữa. Xác bà nội thảm quá, nên mọi người phải chôn vội vàng. Bà ngoại điện vào. Hai bà cháu nói chuyện hồi lâu. Tôi bảo bà, cho cháu gặp ông. Hai ông cháu cầm máy, chẳng nói gì, chẳng chia sẻ gì, nhưng hiểu nhau. Ông à… Thôi ráng lên cháu, rồi chuyện gì cũng ổn cả. Vâng.
Tôi bày giá vẽ, toan, tay run đến nỗi bóp màu ra lem nhem cả tay, chỉ vẽ mới giải tỏa được tâm trạng. Tây Nguyên mùa khô, lạnh se, hoa dã quỳ vàng rực rỡ. Nắng và gió hoang hoải. Miền đất đỏ bazan màu mỡ, không cằn như đất quê tôi, nơi có dòng họ nội mà tôi đã lạnh cách từ lâu. Mỗi năm tôi có thể về nơi ấy đúng một buổi, ăn một bữa cơm với bà nội, dĩ nhiên là sau cái trừng mắt của ông bố và ánh nhìn nài nỉ của mẹ.
Giờ thì bà nội mất rồi, sợi dây trách nhiệm cuối cùng không còn, không biết đến bao giờ tôi về lại nơi ấy. Cũng có thể là không bao giờ.
Sài Gòn, viết sau thời điểm 6h tối ngày 19/01/2014.