Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Loa kèn trắng tháng tư



Tác giả : September Rain



Hạ lại về hong nỗi nhớ cho em
hong những đợi chờ chực giòn tan như cát cháy
hong những ngày mưa em đã buồn biết mấy
khi kỉ niệm về cứa rát những ngón tay đan...

Em đã hong khô những tháng ngày đã qua
bằng cái nắng Sài Gòn hanh hao,hiếm gió
bằng sự hồn nhiên hững hờ như cây cỏ
nhưng chẳng thể giấu lòng được những nét âu lo....

Em đã chôn chặt mối tình anh bảo là "thoáng qua"
và đặt trên đó những đóa hoa loa kèn màu trắng
cái màu nhạt phai của một thời im lặng
với mùi hương nồng vừa đắng,vừa đau...

Chẳng còn chút gì mà dành tặng về nhau
ngoài tiếng thở dài như tiếng lòng nhau vỡ
những mảnh thủy tinh tan vô tình rơi đã lỡ
ghim vào lòng nhau đau đớn đến bất ngờ...

Chúng ta trả về không nguyên vẹn tháng tư
không nguyên vẹn một mùa hoa trắng cũ
không nguyên vẹn mùi hương nồng nàn từng len sâu vào giấc ngủ
mà thay bằng bão giông vần vũ suốt một kiếp người...

Em vẫn có thể khóc và vẫn có thể cười
nhưng không xuát phát từ nỗi niềm tự nhiên nhất nữa
giống như tình yêu từng vô tư một thuở
mà sẽ có ít nhiều những dè dặt,hoài nghi....

Tiền là gì?



Ai ai trên thế giới này cũng vật lộn để kiếm tiền. Từ tỷ phú Bill Gates cho tới anh ăn mày nơi góc phố! Số tiền kiếm được thì khác nhau, một bên kiếm hàng tỉ đô la, một bên kiếm từng năm trăm Việt Nam đồng lẻ (tôi cố ý ghi Việt Nam Đồng để nhấn mạnh tầm QUAN TRỌNG của đồng tiền Việt Nam trên thế giới!).

Bạn học giỏi, bạn học dốt thì rồi cũng sẽ đi kiếm tiền. Bạn có tấm bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ rồi cũng phải đi kiếm tiền. À, đôi khi bạn có bằng thạc sĩ nhưng lại kiếm tiền thua xa một anh bán hủ tiếu đầu hẻm nhà bạn! Tóm lại là cứ kiếm được cho lắm tiền vào là lập tức sẽ trở nên quan trọng, dù rằng trong phần lớn các trường hợp con người đã bán rẻ quá nhiều thứ chỉ để đổi lấy nó.

Mọi chuyện cứ diễn ra như thế! Mọi chuyện lại sẽ tiếp tục diễn ra như thế. Bạn làm gì, bạn là ai, bạn suy nghĩ gì, bạn toan tính gì, bạn ở địa vị gì thì cũng lòng vòng quanh chữ TIỀN. Thậm chí bạn có ẩn cư trên núi không bóng người thì tiền cũng tới đeo bám bạn!

Tôi không phải là con đại gia, tôi cũng không có những “kĩ năng” của một người có thể trở thành đại gia, doanh nhân thành đạt gì cả. Chính vì không có những mánh lới để kiếm nhiều tiền nên tôi phải tìm cách hiểu rõ tiền là cái gì để mà đôi lúc còn có thể tự an ủi, trấn an chính mình khi chẳng may không còn xu dính túi hay kinh tế toàn cầu sụp đổ. Chính vì tôi lo như thế nên tôi mới liên tục đặt câu hỏi tiền là cái thứ quái quỷ gì mà ai cũng nhào vô nó như thể ma túy. Ngay khi tôi viết những dòng này, nhìn qua cửa sổ phòng mình, tôi thấy:

Những công nhân vệ sinh đang phân loại rác ở đầu hẻm: Thứ nào có giá trị thì bỏ riêng ra, những thứ nào được liệt vào hạng RÁC thì để riêng ra. Họ đang kiếm tiền! Nếu bạn đi ngang qua nơi họ phân loại rác, tôi cam đoan bạn sẽ phải bịt mũi, có người nhạy cảm quá còn nôn thốc nôn tháo ra ấy chứ. Thế mà những người kiếm tiền từ rác vẫn ngày qua ngày đối diện với điều đó.

Anh xe ôm ngáp dài ngáp ngắn dưới tán lá của cái cây duy nhất còn sót lại trong khu phố, hình như anh không có nhiều khách trong ngày hôm nay. Anh đang lo về TIỀN.

Một thanh niên ăn mặc bảnh bao ngồi vắt vẻo ở cửa lái chiếc Lexus 470, chân thì trên xe chân thì dưới đất, nói chuyện điện thoại gì đấy mà tôi nghe loáng thoáng có chữ TIỀN và chữ TRẢ, mặt anh chàng đỏ gay!

Chú hàng xóm đang ra sức giải thích với ai đó về việc mua xe hơi chạy dầu sẽ tiết kiệm hơn xe chạy xăng, trông chú ấy hăng hái đến độ nếu tôi mà lỡ mồm đứng trên lầu khen xe chạy xăng chắc chú sẽ lao lên cho một đấm vào mặt tôi!

Cô bán nước mía thì hớn hở vì trời nóng quá nên khách mua nhiều, cô rất vui vì trời nóng! Trời nóng kinh khủng kéo theo tháng này Công ty điện Quốc gia lãi to vì ai ai cũng bật máy lạnh và quạt 24/24!

Ông trời đã giúp nhiều người và ông trời cũng hại nhiều người! Nói chung, ông trời luôn giúp người có nhiều tiền. Nhưng thôi, nói những điều trên nghe có vẻ trần trụi quá, tôi sẽ cố gắng văn chương một tí. Vừa rồi, có chàng trai trẻ Lê Tích Kỳ làm nghề trông xe nghèo cất lên tiếng ca được người nghe hoan nghênh nhiệt liệt, rất nhiều dòng nước mắt xúc động của khán thính giả đã rơi. Nếu em ấy giàu như Cường Đô la, không biết có ai rơi lệ? May là em ấy nghèo! Vậy là có đôi khi cái nghèo phát huy tác dụng, còn lại phần lớn còn lại thì cái giàu sẽ phát huy tác dụng. Trong trường hợp này, cái sự nghèo như tấm vé số trúng giải an ủi dành cho chàng trai nghèo. Cái nghèo thực sự có ích trong trường hợp này, thực sự rất có ích.

Thế nhưng mặc dù nói đông nói tây, vòng vo tam quốc thì tới giờ tôi vẫn chẳng trả lời nổi: Tiền là cái gì chứ? Mặc dù cho đến nay tôi đã đọc, đã nghe, đã xem rất nhiều về tiền, tôi cũng sống cùng với tiền suốt vài chục năm nay nhưng vẫn chưa có một định nghĩa nào thực sự làm tôi cảm thấy hợp lý với chính tôi. Tiền hình như là cả một sự phi lý đến bất thường cho cuộc sống này!
Tiền là cái gì chứ?

Khi tôi 5 tuổi, cách đây gần 30 năm, một buổi sáng ba tôi tươi cười vẻ bí ẩn rồi chở tôi bằng chiếc xe đạp của ông đi rất xa. Lần đầu tiên ông chở tôi đi xa như thế. Từ cái xóm nhỏ quen thuộc ra mãi tít tận đường quốc lộ cán nhựa hẳn hoi. Ông dừng lại trước 1 ngôi nhà ngói đỏ rất lớn mà tôi chưa bao giờ từng thấy trước đó. Những người thợ mộc vẫn đang làm việc say sưa để hoàn tất ngôi nhà. Ba tôi nói: “Nhà mới của mình đó con!” Tôi cực kì ngạc nhiên và thích thú vì biết rằng mình sắp được sống trong một ngôi nhà thật lớn và đẹp. Sau lần đó tôi cứ háo hức từng ngày để được chuyển đến nhà mới khi nó được hoàn tất.

Nhưng ngôi nhà đó mãi mãi không bao giờ được hoàn tất! Sau đó không lâu cô em gái bé bỏng của tôi phát bệnh hiểm nghèo và ba mẹ tôi phải dành phần lớn thời gian ở bệnh viện thay vì ở nhà. Khi khỏi bệnh thì bi kịch khác đổ ập tới: Vì chích thuốc quá nhiều nên em gái tôi bị áp xe và có khả năng sẽ bị tật nguyền ở chân vĩnh viễn. Cô bé bị kết luận sẽ đi xiêu vẹo suốt cuộc đời mình bởi những bác sĩ ở bệnh viện Huyện. Ba mẹ tôi không thể tin vào điều đó. Ba tôi nói với mẹ: “Mang nó đi thành phố!”

Ba tôi ngưng toàn bộ việc làm nhà mới mặc dù ngôi nhà đã hoàn tất gần 80%. Toàn bộ tiền của dành dụm, tích lũy được dồn toàn bộ vào việc chữa trị cho em gái tôi. Khi hết tiền, ba mẹ tôi đi vay mượn, nhưng cả hai ông bà đều kiên quyết theo đuổi việc chữa trị đến cùng. Lúc đó tôi tự hỏi tại sao người ta cứ ra rả ở loa phát thanh về những điều tốt đẹp mà lại không hề thương cảm gì đứa em bé bỏng đang bệnh ngoặt ngoẹo của tôi ? Họ luôn cần có tiền thì mới chữa chạy cho nó! Tôi cứ thắc mắc mãi điều đó nhưng ba mẹ tôi cũng không giải thích gì cho tôi mà chỉ im lặng. Sau hàng chục lần đi đi về về giữa Lâm Đồng và TPHCM, sau những cơn say xe vật vã của mẹ và tôi tin cộng với cả tình thương yêu vô bờ bến mà cha mẹ tôi dành cho đứa con của mình, cuối cùng số phận phải đầu hàng: Em gái tôi dần phục hồi và đi lại bình thường như bao đứa trẻ khác!

Gia đình tôi dọn về ngôi nhà mới, những bức vách tạm bợ, trần nhà tạm bợ và bắt đầu sống chung với cả những chủ nợ! Tôi bắt đầu tự hỏi tiền là cái gì chứ khi mẹ nhờ tôi sang nhà hàng xóm mượn vài lon gạo, vì nếu có tiền thì tôi sẽ không phải đi mượn gạo, vì tôi nhìn thấy ánh mắt của những người hàng xóm khi đó, nó ánh lên điều gì đó vừa khinh bỉ vừa thỏa mãn. Khi cầm gạo vừa mượn được ra về tôi thường bước rất nhanh như thể chạy trốn một cái gì đó không thể diễn tả thành lời. Mặc dù những người hàng xóm luôn thốt ra những từ ngữ tốt đẹp, tôi vẫn không thể ưa họ nổi khi nhìn thấy ánh mắt của họ. Họ không thể lừa được trẻ con!
Tôi bắt đầu tự hỏi tiền là cái gì chứ khi thấy những giọt nước mắt lăn dài trên mặt của của mẹ tôi khi bà bị giật toàn bộ số tiền tích lũy cả năm trời. Số tiền không nhiều nhặng so với ngay cả những người nghèo thời đó nhưng lại là toàn bộ những gì gia đình tôi có. Ngay sau đó khi chứng kiến ba mẹ tôi phải tiếp tục đi mượn tiền để trả lương cho mình, một người bà con đang phụ giúp gia đình đã nhanh chóng bỏ đi và cho đến nay chưa bao giờ thèm trở lại thăm dù chỉ một lần.

Tôi tự hỏi tiền là cái gì chứ khi chứng kiến hàng đêm ba mẹ làm việc đến 9-10h đêm mới về tới nhà. Tôi tự hỏi tiền là cái gì chứ khi nhà trường tôi đang theo học thường xuyên gởi giấy nhắc đóng học phí. Tôi tự hỏi tiền là cái gì chứ mãi đến khi tôi lên học Phổ thông trung học, cố gắng trở thành một cậu học trò xuất sắc. Nhưng tôi lại phải tiếp tục tự hỏi tiền là cái gì chứ khi dù học giỏi thì vẫn không có tiền để mua tặng cô gái mà tôi thích một món quà cho ra hồn.



Ngày chuẩn bị lên đường nhập học đại học, bà cố tôi gần 100 tuổi dúi vào tay tôi một chiếc nhẫn vàng. Có lẽ bà đã dành dụm trong vài chục năm. Tôi bắt đầu hiểu tiền là gì!

Tôi bỏ học đại học ở năm thứ 2 để đuổi theo nghiệp kinh doanh. Tôi nghĩ tôi hiểu tiền là gì khi càng ngày càng làm tốt công việc kinh doanh của mình. Nhưng khi có nhiều tiền, tôi mới biết mình đã lầm: Tôi vẫn phải trả lời câu hỏi tiền là cái gì chứ? Tôi hiểu rõ tiền là cái gì khi trong lúc phá sản, ngặt nghèo nhất đến nỗi không còn một xu dính túi, đúng nghĩa đen. Tôi hiểu tiền là gì khi chính trong lúc đó người vợ tương lai của tôi đã giúp tôi đến đồng tiền cuối cùng của cô ấy. Tôi hiểu tiền là gì khi cô ấy đưa 50.000 VNĐ cuối cùng còn lại cho tôi!

Tôi không hề hiểu tiền là gì khi những khách hàng chuyển khoản hàng tỉ đồng cho những thương vụ này nọ. Đáng tiếc những lúc như vậy hầu như tất cả mọi người đều không hiểu tiền là cái gì cả. Trong những bữa ăn thịnh soạn rượu bia ê chề và hóa đơn thanh toán chỉ là một cái quẹt thẻ, một cái búng tay thì hầu như chẳng ai hiểu tiền là cái gì cả.

Tiền sẽ lộ rõ vẻ đẹp của nó khi bạn có thể dành một ngày lương để mua vài món ngon cho mẹ, cho gia đình, cho những người mà bạn yêu quý.
Tiền sẽ có ý nghĩa vô biên khi nó dành cho những người thực sự cần nó, một người cần có vài chục triệu để phẫu thuật vì căn bệnh hiểm nghèo thì tiền sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn với anh ta. Vài chục triệu để mua một cái smartphone xịn thì sẽ khác!

Sau mấy chục năm cứ hỏi như vậy về tiền, tôi đã bắt đầu có thể thay đổi toàn bộ thái độ sống của mình. Người ta nói quá nhiều về tự do tài chính nhưng họ có thực sự hiểu rõ nó ? Tự do tài chính không phải là có nhiều tiền hoặc có rất nhiều tiền mà là một nhận thức và cách sống vượt lên trên tiền. Tôi không hề cổ súy cho việc hãy sống nghèo đói và không nỗ lực gì cả. Tôi đang nói về việc kiếm tiền và sử dụng tiền một cách dễ dàng, thông minh và có ý nghĩa. Việc tiêu xài 100 nghìn đồng cho một việc đầy ý nghĩa sẽ hoàn toàn khác so với việc chi tiêu hàng tỉ đồng cho việc sắm sửa máy móc để tàn phá rừng, tàn phá thiên nhiên môi trường.

Tất cả là phụ thuộc vào con người. Tiền là tốt và cũng là xấu. Tiền là một công cụ hữu hiệu cho cuộc sống và cũng có thể trở thành gông cùm, nhà tù giam hãm con người. Nếu quá mê muội và để cho xã hội trọng vật chất chi phối, chúng ta sẽ rơi xuống nơi thấp nhất của sự tồn tại. Tiền sẽ nghiền nát chúng ta.

Tôi muốn biến tiền trở thành đôi cánh cho mình trong cuộc sống rất tươi đẹp này. Tôi hy vọng bạn cũng thế !



Mr. Bow

?!



Chồng bị tai nạn

Cuốn nhật ký của một người phụ nữ nổi tiếng yêu chồng thương con có đoạn: “Sau khi chồng bị tai nạn giao thông, gãy hết cả 2 tay, mình vô cùng lo lắng cho sức khỏe của anh ấy. Không hiểu sau này anh ấy còn rửa bát được không?”.
* *

Nhật ký của cô thư ký

Mỗi lần muốn tăng thêm tí lương, mình không bao giờ đặt vấn đề trực tiếp với sếp, mặc cả xa gần hoặc kêu ca than vãn… Những cái đó có thể nó cũng hiệu quả nhưng không tế nhị và sẽ làm mình mất giá. Mình có cách đơn giản hơn, đó là thay đổi trang phục, ví dụ như mặc váy dài đi làm chẳng hạn!
* *

Khát khao của đàn ông

Một người đàn ông viết trộm trong nhật ký: “Những vị nha sĩ nam giới là những người đàn ông duy nhất trong xã hội có thể bảo phụ nữ ngậm miệng lại mà không bị họ cho 1 cái tát! Giá như tôi có thể là bác sỹ nha khoa thì tốt biết bao!”.
* *

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

CHỐNG THAM NHŨNG HAY LÀ DIỆT GỐC SINH RA THAM NHŨNG



CHÂU PHONG




Từ đời sống tự nhiên đến đời sống xã hội, muốn tiêu diệt cái xấu phải trừ bỏ tận gốc

Theo từ điển tiếng Việt, “gốc” là cái, nơi từ đó sinh ra, tạo ra những cái được nói đến nào đó”. Gốc cây là đoạn ở dưới của thân cây ở sát đất. Bác Hồ nói “cây không có gốc thì cây héo”. Gốc là nơi nuôi dưỡng cây. Chặt gốc và rễ cây hoặc cây bị bật gốc là cây chết. Còn nếu chặt ngọn, chặt cành, cây không thể chết. Các cụ thường nói, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc là theo nghĩa đó.


Trong đời sống xã hội, chúng ta hay nói đến gốc rễ. Nói đến gốc và rễ là dùng để chỉ nguyên nhân hoặc cơ sở của sự việc, vấn đề. Mỗi hiện tượng xã hội đều có gốc rễ của nó. Muốn thay đổi, phải làm thay đổi tận gốc rễ.

Thời gian qua và cả thời gian tới, nhân dân có chút vui mừng, phấn khởi vì quyết tâm của Đảng trong việc chống tham nhũng đã và đang biến thành hiện thực. Nhiều vụ việc tham nhũng nổi cộm đã và sẽ được đưa ra xét xử công khai đúng người, đúng tội, đúng luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. So với sự trì trệ nhiều năm trước thì đó là một kết quả đáng mừng, cần được ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, xem xét một cách nghiêm túc thì việc làm đó là bình thường, đúng tiến trình và quy định của pháp luật, không có gì đột xuất, đặc biệt ở đây cả. Vì xưa nay ta không làm được, hoặc làm không đến nơi đến chốn, bây giờ làm thì thấy mới, hể hả. Vậy thôi. Thực ra, ai phạm tội thì phải chịu sự phán xét của công luận và luật pháp là câu chuyện bình thường, giống như cách nói của Bác Hồ, đó là mấy chữ a,b,c (được hiểu câu chuyện tối thiểu, bình thường, sơ đẳng). Cán bộ phục vụ dân, làm đày tớ dân cũng là như vậy. Bác nói “mấy chữ a,b,c đó không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được” (nếu cán bộ không phục vụ dân thì chẳng khác gì vua quan thời thực dân, phong kiến đè đầu, cưỡi cổ dân). Đảng ta là Đảng lãnh đạo, tức là làm đầy tớ của nhân dân, cũng được hiểu một cách bình thường như vậy.

Trở lại lịch sử, tại sao các bậc thầy của chủ nghĩa cộng sản khoa học giáo dục giai cấp công nhân rằng phải xóa bỏ tận gốc sinh ra áp bức. Nếu công nhân chỉ tập trung đánh, giết thằng chủ này, tên đốc công kia thì có nghĩa lý gì, vì lại có thằng chủ, tên đốc công khác lên. Công nhân đập phá máy móc, bỏ trốn lại càng vô nghĩa. Đó chỉ là những hành động tự phát, manh động nhất thời, tuy có tác dụng nhất định nào đó, nhưng xét tận cùng thì không giải quyết được gì. Bởi vì, cái gốc của áp bức không nằm ở những con người cụ thể đó mà nằm ở bản chất bóc lột, xấu xa của giai cấp tư sản; nằm ở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Bây giờ chống tham nhũng là cần thiết (xin nhắc lại một lần nữa đây là câu chuyện bình thường vì có tội thì phải chịu tội. Nhưng vì xưa nay ta không làm được chuyện bình thường đó, bây giờ làm lại tưởng rằng vĩ đại). Nhưngcần hơn là diệt gốc sinh ra tham nhũng. Bởi vì, nếu nhổ cỏ không nhổ tận gốc thì cỏ dại lại tiếp tục mọc lên. Xử được thằng tham nhũng này lại có thằng tham nhũng khác.

Ngay bản thân tham nhũng cũng có tham nhũng ngọn và tham nhũng gốc. Tham nhũng ngọn là tham nhũng vật chất cụ thể, kể cả tiền tỷ. Gốc nhỏ thì tiền tỷ nhỏ. Gốc lớn thì tiền tỷ lớn. Tham nhũng quyền lực là tham nhũng gốc (quyền lực vừa là vật chất vừa là tinh thần).

Gốc đẻ ra tham nhũng có nhiều nhưng trong đó quan trọng nhất là vấn đề quyền lực, kiểm soát quyền lực và bệnh thiếu tinh thần trách nhiệm, bệnh quan liêu (quan liêu là từ việc thiếu tinh thần trách nhiệm mà ra). Thực chất của vấn đề là thể chế và nền dân chủ. Dư luận hoàn toàn có lý khi đặt những câu hỏi xung quanh những vụ án tham nhũng lớn như Huyền Như, Dương Chí Dũng, Bầu Kiên. Ví dụ: Một mình Huyền Như không học hành, không nhan sắc làm sao có thể tham nhũng 40.000 tỷ nếu chúng ta có một nền dân chủ thật sự, công tác quản lý và công tác cán bộ công khai, minh bạch, có trách nhiệm.

Luật gia Nguyễn Trương Tín có lý khi cho rằng “phải thẳng thắn thừa nhận rằng chúng ta có nhiều khuyết điểm trong việc đề bạt, điều động, bổ nhiệm Dương Chí Dũng vào các vị trí công tác mà ông ta đảm nhiệm” (Báo Đời sống và Pháp luật, 24-1-2014). Dương Chí Dũng là con người “sai càng nhiều càng lên chức”. Chúng ta đều biết, trước khi làm lãnh đạo Vinalines, ông Dũng đã từng quản lý Tổng Công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) và Công ti này đã thua lỗ nặng. Tháng 8-2005, ông Dũng được bổ nhiệm vào chức Tổng Giám đốc Vinalines, đến tháng 7-2011, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Dũng còn được bầu làm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines. Đến đầu tháng 2-2012, sau khi thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động, bổ nhiệm vào chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Toàn bộ thời gian đó, theo như lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải trả lời báo chí thì ông Dũng đều hoàn thành tốt công việc, không có sai phạm gì. Và ông Dũng đều đạt được các danh hiệu bầu cuối năm về chính quyền và đảng như: Chiến sĩ thi đua, lao động xuất sắc, đảng viên xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ, lãnh đạo giỏi, v.v..

Câu hỏi đặt ra là có thật sự ông Dũng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, không có sai phạm gì trong các cương vị ông đảm trách trong thời gian trước khi điều động, bổ nhiệm, lên chức?

Luật gia Nguyễn Trương Tín đặt ra những giả thiết rất đáng nghiên cứu để từ đó tìm cách trừ tận gốc tham nhũng:

Hoặc là ông Dũng quá tài giỏi khi lừa dối qua mặt tất cả?

Hoặc là có biết nhưng cả nể, sợ không dám đấu tranh?

Hoặc là biết nhưng liên quan đến lợi ích nhóm?

Một vấn đề khác là trong các năm bị thua lỗ thì Vinalines đã hạch toán báo cáo đều có lãi nhưng đều qua được mặt tất cả các cơ quan, bộ phận chức năng như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.

Phải khẳng định công tác cán bộ và những bộ phận, cơ quan chức năng này nêu trên có trách nhiệm lớn để có một Dương Chí Dũng tung hoành như vậy. Đây chính là cái gốc đẻ ra vụ việc Dương Chí Dũng tham nhũng. Phải xử lý cái gốc này. Phải xem xét, truy cứu trách nhiệm những người liên quan đến công tác cán bộ, công tác kiểm tra, kiểm toán, công tác thi đua khen thưởng. Chính những con người này đã ấp ủ, dung dưỡng cho những hành vi xấu xa của Dương Chí Dũng. Chỉ xử Dương Chí Dũng, Huyền Như, Bầu Kiên... mà những người thiếu tinh thần trách nhiệm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp vẫn vô sự thì họ lại tiếp tục che chở, dung túng cho Dũng, Như, Kiên con, cháu, chắt, chít.

Bác Hồ dạy rằng: quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí trước hết phải trừ sạch thói thiếu tinh thần trách nhiệm và bệnh quan liêu. Người dẫn lại ý kiến của Xtalin rằng “phải nhổ đi nhổ lại cho sạch hết những cỏ rác bệnh quan liêu và thiếu tinh thần trách nhiệm”.

Có một câu chuyện trong Phủ Chủ tịch thời Bác Hồ liên quan đến vấn đề trách nhiệm rất sâu sắc: Bộ phận công tác trong Phủ Chủ tịch chuẩn bị một cây san hô đẹp để biếu khách nước ngoài. Mấy thanh niên phục vụ thấy đẹp sờ tay, không may lỡ tay làm cây san hô đổ gãy. Sau khi thay món quà khác, Bác Hồ gặp nhóm thanh niên hỏi nguyên nhân. Người làm đổ cây san hô nói do cháu lỡ tay và xin lỗi Bác. Bác nói nguyên nhân là ở tổ chức và sắp xếp công việc, chứ không phải do lỡ tay. Và phải khắc phục cái nguyên nhân đó. Bác nói nhẹ nhàng nhưng sâu xa, chỉ ra được cái gốc của vấn đề để khắc phục, sửa chữa.

Sự vỗ về, nuông chiều, bao biện cho thói thiếu tinh thần trách nhiệm là cực kỳ nguy hiểm, bởi đó là cái gốc sinh ra những hư hỏng, xấu xa của cán bộ.

Một cái gốc khác đẻ ra tham nhũng là quyền lực. Nhân loại đã tổng kết: “Quyền lực có khuynh hướng tha hóa. Quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối”. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ có quyền lực. Cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Quyền lực đó nếu không được kiểm soát một cách thường xuyên, chặt chẽ, có hiệu quả thì cán bộ sẽ tha hóa. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI khẳng định một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... là do quyền lực của những cán bộ đó không được kiểm soát. Nguy hiểm hơn là những người có quyền lại tự tung tự tác.

Vậy thì phải có nhiều biện pháp kiểm soát quyền lực. Một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là đắp bồi nền dân chủ, phát huy sức mạnh thật sự của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng. Phải có cơ chế để Mặt trận kiểm soát quyền lực. Phải gây nên một phong trào quần chúng gớm ghét, bao vây lũ giặc tham nhũng. Phải tạo cơ chế đưa nhân dân vào kiểm soát, giám sát cán bộ. Phải gây nên một cuộc vận động trong nhân dân chống tiêu cực, làm cho những cán bộ hư hỏng “đường hoàng” cũng như kín đáo không sống còn được (Lời Xtalin được Hồ Chí Minh dẫn lại).

Chúng ta đang chứng kiến sự vận động nhanh và có nhiều điểm mới của đất nước, của xã hội. Phải có tư duy mới để nhận diện khuynh hướng phát triển của xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh khí dân chủ của đổi mới, khát vọng của lòng dân, sức mạnh của ý dân không cho phép chúng ta trở lại tư duy của thời bao cấp và bao cấp tư duy. Đối thoại, phản biện, chất vấn không thể chỉ là những câu nói trống rỗng, mà phải có nội dung thật sự bằng thể chế. Một xã hội dân chủ thì một điều quan trọng là sự dự phần của người dân vào sự phát triển của đất nước. Khi nhân dân còn phẫn nộ với những cán bộ hư hỏng là đất nước còn có phúc lớn. Sợ nhất là nhân dân quay lưng lại với Chính phủ, với những gì diễn ra của đất nước. Phải làm tốt lời dạy của Bác, tạo điều kiện cho nhân dân góp ý, phê bình Chính phủ, và khi Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đạp đổ Chính phủ đó đi và gây nên Chính phủ khác.

Trở lại vấn đề trách nhiệm. Bây giờ đang rất nhiều vấn đề nóng nổi lên làm người người dân ngơ ngác, hoang mang và mất niềm tin. Ví dụ câu chuyện về ông Nguyễn Văn Truyền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chánh Thanh tra Chính phủ có biệt thự “khủng”, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ và tương đương ở “phút 89”. Việc này đòi hỏi trách nhiệm kiểm tra, xác minh, công khai minh bạch làm rõ, có hay không? Đúng hay sai? Và nếu có, nếu đúng thì những câu chuyện liên quan thế nào? Xử lý trách nhiệm ra sao?

Rồi câu chuyện tăng giá sữa, trách nhiệm các bộ, ban, ngành liên quan thế nào? Rồi đứt cầu treo? Nứt trụ cầu Vĩnh Tuy? Nói tóm lại là phải truy cứu trách nhiệm đến nơi, tận cùng. Không thể nói vô trách nhiệm kiểu “lỗi vắc-xin thì xử vắc-xin” và rồi cứ thế “lỗi đứt cầu thì xử cầu”, “lỗi quy trình thì xử quy trình” (!?).

Một nhà nước pháp quyền thì pháp luật và dân chủ phải gắn chặt với nhau. Xã hội, đất nước không thể không có quản lý, buông lỏng quản lý và phủi bỏ trách nhiệm quản lý. Một cơ sở y tế 3-4 tầng mọc lên ở đất quản lý của một phường, hoạt động không phép mà nói rằng quản lý không có trách nhiệm gì thì không thể chấp nhận. Những vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cá nhân mà nói rằng chỉ cá nhân đó chịu trách nhiệm, còn các bộ, ban, ngành liên quan không có trách nhiệm gì thì không thể chấp nhận... Với tư duy và cách xử sự như vậy thì không thể hạn chế, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng.

Muốn trừ bỏ tham nhũng và các tiêu cực, cùng với việc xử ngọn (những người trực tiếp tham nhũng) phải diệt tận gốc, đó là thói quan liêu, thiếu/vô tinh thần trách nhiệm của những người liên quan./.

CỘI NGUỒN






Từ đêm trời đất động tình
Trăng khuya vọng nguyệt trở mình mẩy đau
Em về ngủ với chiêm bao
Hóa thân tiền kiếp tượng bào trăm con.

Ta quằng quẩy gánh tìm non
Chân hoang phế đã gầy mòn hư hao
Bắt đầu một cuộc bể dâu
Lên núi, xuống biển cơ cầu nhân duyên.

Từ em bước tới vô biên
Ta ngồi hóa đá chờ đêm tượng hình
Bao giờ trời đất tái sinh
Ôm đời khóc lớn xuống bình nguyên xưa.

Tóc em dài đủ buồn chưa ?
Để đan thành sợi khói lùa dòng trăng
Biển xa con nước cạn dần
Tìm em, ta gặp tần ngần bóng ta…

Hư Vô



YÊU NHAU CỦ ẤU HÓA TRÒN




ĐINH QUANG TỐN


1.
Từ bao đời, dân gian đã lưu truyền câu ca: “Yêu nhau củ ấu hóa tròn/ Ghét nhau thì quả bồ hòn thành vuông”, để nói về sự thiên vị của tình cảm trong cuộc sống. Lịch sử các vương triều đã để lại những bài học sâu sắc do sự thiên vị của tình cảm. Sự công minh thật khó lắm thay! Câu chuyện về nhân vật Tào Tháo trong lịch sử Trung Quốc là một điển hình về sự thiên vị của nhân dân khi đánh giá nhân vật này. Trong lịch sử Trung Hoa, Tào Tháo là một anh hùng, một người có tư duy đổi mới và nhiều chính sách an sinh, cải cách hợp quy luật mang lại những hiệu quả tốt, quy tụ được nhiều nhân tài... Nhưng lòng dân, theo truyền thống thì mang tư tưởng trung quân, mà lúc ấy thì vẫn phù nhà Hán. Vì thế, lòng dân đều hướng về Lưu Bị, ca ngợi Lưu Bị như người nối nghiệp nhà Hán. Trong bộ tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, mọi tình cảm tốt đẹp đều dành cho Lưu Bị, còn Tào Tháo thì bị coi là ngụy tặc vì không phải là dòng dõi nhà Hán. Tào Tháo bị biến thành một kẻ gian hùng với những mưu mô xảo quyệt, bằng một thái độ thù địch, phê phán. Một số nhân vật lịch sử của nước nhà do hoàn cảnh lịch sử và xã hội, nhân dân cũng thể hiện tình cảm đánh giá rất thiên vị.
Có lẽ vì tình cảm thường thiên vị nên trong công việc phê bình văn chương nghệ thuật nhiều người có mặc cảm với những phong cách phê bình tình cảm. Thực ra không phải vậy. Phê bình dựa vào tình cảm vẫn có thể khoa học và phê bình hàn lâm vẫn có thể thiên vị. Hoài Thanh là một nhà phê bình tình cảm, ông yêu thương các nhà Thơ Mới hết lòng. Nhưng Hoài Thanh vẫn gọi được hồn cốt của từng nhà thơ, thậm chí với một số người ông còn bắt mạch đúng tương lai của họ. Vậy là phong cách phê bình không ảnh hưởng đến giá trị khách quan khi đánh giá tác phẩm. Còn có một số người phê bình hàn lâm dùng đủ phương pháp phê bình khoa học mà thực tế việc đánh giá lại rất thiên vị. Thì ra, dùng “vũ khí” gì trong phê bình không phải là vấn đề quan trọng nhất. Vấn đề là người sử dụng vũ khí đó mà thôi. Những phương pháp phê bình khoa học và hiện đại mà người sử dụng nó không vô tư hoặc không thành thạo thì làm gì có kết quả được. Mà nói cho cùng, khi người viết phê bình còn phải dựa vào phương pháp này nọ tức là họ vẫn chưa thuộc bài, vẫn chưa thành thạo, vẫn là thời kỳ ở “thao trường” tập luyện thì khó thành công lắm. Nhất là các phương pháp phê bình lại được sản sinh ra để dùng cho người phương Tây phê bình các tác phẩm của họ, thì người Việt Nam, người phương Đông sử dụng để phê bình các tác phẩm văn chương phương Đông liệu có hợp không? Câu trả lời này những người viết phê bình cần phải làm sáng tỏ. Nó có khập khiễng gì chăng khi áp dụng các phương pháp phê bình này vào phê bình văn chương Việt Nam, mà tôi chưa thấy một tác phẩm phê bình nào dạng này thật sự có giá trị cao?


Những kiệt tác lý luận, phê bình của văn chương nhân loại là những tác phẩm đã vượt lên trên tất cả các phương pháp. Nói như người phương Đông, đó là “vô chiêu”. Đến đây, tự nhiên tôi lại nhớ đến nhà thơ Vũ Cao khi ông nói “Lãnh đạo văn nghệ là không lãnh đạo gì cả”. Đúng rồi, không lãnh đạo gì cả, tức là đạt đến trình độ cao của lãnh đạo. Còn phê bình “vô chiêu” không dùng phương pháp phê bình gì cả, đó là đạt đến trình độ cao của phê bình. Nó đã đến trình độ thành thục, tự nhiên trong lãnh đạo và trong phê bình. Vấn đề là ở tài năng. Người có tài là người đã hơn người thường một bậc. Tài năng tự nó sẽ biến thành các phương pháp phù hợp trong từng hoàn cảnh, trường hợp cụ thể. Khi thì tình cảm, khi thì lý trí mà không khi nào thiên vị cả. Đó là các tác phẩm “Nghệ thuật thi ca” của Arixtốt, “Văn tâm điêu linh” của Lưu Hiệp, Những tác phẩm phê bình của Viên Mai, Thánh Thán (Trung Quốc), “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh...


Có người hô hào viết phê bình phải cân bằng giữa lý trí và tình cảm. Thế nào là cân bằng? Ở đời không bao giờ có sự hoàn toàn cân bằng cả! Nếu phê bình vì văn chương nghệ thuật thì tự nó sẽ có những ứng tác phù hợp một cách khách quan. Nếu phê bình vì mục đích ngoài văn chương thì tự nó sẽ lệch lạc. Cũng là nhân nào quả ấy. Tiếc rằng, rất nhiều người cầm bút viết phê bình hiện nay không hiểu điều này.


2.
“Cả thế giới đang diễn kịch” - Đó là lời của nhà viết kịch thiên tài người Anh Sếchxpia (1564-1616) thông qua nhân vật hoàng tử Hăm Lét đã nói cách đây bốn thế kỷ. Bốn thế kỷ biết bao đổi thay, câu nói ấy càng ngày càng đúng. Bây giờ tôi thấy sự diễn kịch có biểu hiện ở tất cả các lĩnh vực hoạt động trên thế giới: Chính trị, văn hóa và kinh tế. Này nhé, chỉ nhìn cái bắt tay của các nguyên thủ, từ nước nhỏ đến nước lớn, biểu hiện tình cảm với nhau thì ít, mà hướng về ống kính để quay phim chụp ảnh thì nhiều. Thế là diễn chứ còn gì? Trước kia gặp nhau là “tay bắt mặt mừng”. “Mặt mừng” là nhìn nhau, hướng vào nhau tươi cười thân thiết. Còn việc quay phim chụp ảnh là nhiệm vụ của các phóng viên. Bây giờ thì không nhìn nhau mà nhìn về ống kính. Tức là coi cái ảnh giả hơn là biểu hiện tình cảm thật?


Trong cuộc sống thì các nam nữ tân tiến hiện đại chụp ảnh cưới mất hàng chục triệu đồng nhưng toàn là ảnh giả cưới. Tháng sau mới cưới, nhưng đã chụp ảnh cưới từ mấy tháng trước. Đi thuê quần áo cưới, thuê xe cộ, mượn khung cảnh để chụp hàng trăm bức ảnh giả cưới mà không liên quan gì đến đám cưới thật cả. Lưu giữ những bức ảnh giả cưới để làm kỷ niệm. Ngày cưới thật thì đã có ảnh cưới giả phóng to hoặc những cảnh phim cưới giả chiếu trên màn ảnh cho hai họ và bạn bè, quan khách cùng xem. Thế là việc thiêng liêng nhất cũng diễn kịch! Lại còn chuyện một cô ca sĩ có khuôn mặt đẹp. Nhưng cô lại không muốn để khuôn mặt đẹp thuần hậu như thế. Cô đi thẩm mỹ viện làm cho mũi cao, dài và nhọn giống mũi người châu Âu. Cái mũi châu Âu trên một khuôn mặt châu Á đã phá hỏng khuôn mặt cô, trông rất kệch cỡm khó chịu. Nó cũng là một khuôn mặt giả, diễn kịch. Chẳng còn biết rồi nền kinh tế thị trường sẽ dẫn mọi người đi đến đâu?


Năm 2012 tôi đến Mỹ. Nước Mỹ đúng là có nhiều sức hút với thế giới về sự phát triển kinh tế, về tổ chức xã hội. Tôi thấy nước Mỹ cũng bình an, người dân Mỹ cũng thân thiện. Thì dân tộc nào bản chất tốt đẹp cũng là chính! Tượng Nữ thần Tự do ở New York du khách khắp thế giới nườm nượp đến thăm quan. Mọi người cũng xếp hàng rất nghiêm túc từ xa vào gần để được chiêm ngưỡng. Tượng Nữ thần Tự do là một công trình nghệ thuật văn hóa của thế giới. Nhưng khi đến Trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc thì tôi hơi bất ngờ về bức ảnh của ông Ban Kimoon, Tổng thư ký đương nhiệm của Liên hợp quốc to và giống y như người thật đứng ở trước cửa. Nhiều du khách đến bên cạnh bức hình để chụp ảnh, quay phim, coi như được chụp ảnh với Tổng thư ký Liên hợp quốc ở trước cửa trụ sở thật. Tất nhiên chụp ảnh với tấm hình giả thì chả có vinh dự gì. Cũng là một cách diễn kịch. Nhưng rất nhiều người chụp. Xu hướng diễn kịch là của cả thế giới chăng? Sếchxpia đúng là thiên tài!


Thảo nào, văn chương nghệ thuật của nước ta bây giờ đa phần cũng là diễn. Phải chăng thế là hợp quy luật tiến lên của thế giới? Ai mà không diễn kịch thì bị chỉ trích là bảo thủ lạc hậu. Từ thơ thiền thời Lý - Trần đến thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, rồi thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ... Đều lấy hiện thực là chất liệu, chân thực là giá trị. Ngay cả tập truyện “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ (ở thế kỷ XVIII) nói toàn những truyện truyền kỳ, nhưng truyền kỳ chỉ là vỏ bọc hình thức, còn chân thực vẫn là bản chất mà mỗi truyện đều đạt tới.


Ai cũng biết đã là văn chương nghệ thuật là phải hư cấu. Nhưng để đạt đến mức nghệ thuật thì “bịa phải như thật” như nhà văn Nguyễn Công Hoan nói. “Bịa như thật” tức là diễn để không ai biết là diễn mới là nghệ thuật cao. Đằng này, văn chương nghệ thuật của chúng ta những năm gần đây cứ lồ lộ hết, ai ai cũng biết là diễn. Đó là sự non tay đến mức ấu trĩ, sự làm xiếc để người xem nhận ra các thủ thuật. Nói cách khác, đó chỉ là trò luyện tập của các học sinh, chưa phải là văn chương nghệ thuật. Vậy mà, nhiều người lại tưởng rằng thế mới là cao siêu. Họ cho rằng quần chúng đang ở trình độ thấp, lấy tiêu chuẩn để cho mọi người không hiểu làm thước đo giá trị tác phẩm của mình. Đó là sự tự huyễn hoặc, tự lừa mình. Văn chương nghệ thuật đâu phải vậy? Có lẽ nền văn chương nghệ thuật của nước ta những năm gần đây cũng có những nét tương đồng với nền văn chương nghệ thuật Nga sau khi Liên Xô tan rã. Một xu hướng đi ngược lại với những gì trước đây đã xuất hiện. Raxun Gamzatốp đã nói đúng:“Trước đây về một lời nói thầm của nhà thơ, toàn thế giới đã nghe thấy, còn bây giờ tất cả gào rống lên trên màn hình vô tuyến nhưng chẳng ai nghe thấy gì” (Trích “Một nền văn hóa biết xấu hổ”, Lê Sơn dịch, NXB Văn học 2013, trang 30).


“Cả thế giới đang diễn kịch”. Đó là sự xô bồ của cuộc sống. Nhưng văn chương nghệ thuật phải là tinh túy của cuộc sống. Nó là bản chất, là sự kết tinh. Nó phải loại bỏ những gì giả tạo, non nớt, chỉ để còn lại vàng mười, kim cương. Giống như những câu ca dao, những khúc dân ca, có gì cao siêu đâu, đều giản dị bình thường mà lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Về vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là kẻ trộm


Vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là kẻ trộm

Photo: Petrotimes





Hôm qua (10/04), nhiều báo mạng – trang tin điện tử đã lần lượt đăng tải – dẫn lại thông tin về việc một người đàn ông tên Nguyễn Văn Tuân (SN 1980) vào khoảng 9:30 sáng tại TP Huế đã dũng cảm nhảy xuống sông cứu lấy một phụ nữ có ý định tự sát, đang vùng vẫy giữa dòng nước.

Không thống nhất về thông tin, thiếu chính xác về sự việc
Theo nhiều nguồn tin thì khoảng 20 phút sau, khi đã cứu thành công người phụ nữ, anh Tuân quay trở lên thành cầu thì rất bất ngờ khi toàn bộ quần áo, ví tiền và giấy tờ tư trang của anh đều bị “bốc hơi” theo người đàn ông mà anh Tuân đã nhờ trông hộ (?). Theo một nguồn khác anh Tuân chỉ bị mất ví, trong đó có 200 nghìn đồng, giấy đăng kí xe máy và chứng minh nhân dân, ngoài ra thì những vật dụng khác như: áo quần, điện thoại, xe máy thì vẫn còn (?). Và một nguồn khác thì anh Tuân bị kẻ gian lợi dụng lấy hết quần áo, tiền bạc trong ví và cả chiếc xe máy của mình (?).


Anh Nguyễn Văn Tuân sau khi nhảy xuống sông cứu người, hình ảnh được cho là bị mất sạch tài sản – Ảnh Petrotimes

Sự thật việc anh Tuân bị cuỗm hết tất cả tài sản
“Anh Tuân cho biết anh không bị mất gì cả, không biết các báo lấy thông tin ở đâu để đưa tin như thế.” – ThanhNienOnline.


Nguyên văn trên được chính anh Tuân xác nhận với PV báo ThanhNienOnline trong buổi tiếp xúc với công an TP Huế và nhận thư khen cùng tiền thưởng “nóng” từ thượng tá Võ Văn Sáu, Phó trưởng Công an TP Huế.



Anh Tuân được Công an TP.Huế mời đến khen thưởng – Ảnh: Trần Hồng (ThanhNien)

Phóng viên “hớt váng” thông tin, bóp méo sự thật bồi thêm hiệu ứng người Việt xấu xí

Hành động cứu người chẳng nề hà hiểm nguy của bản thân từ trước đến nay vốn không phải là hiếm, ngoài việc làm ơn vốn chẳng mong được đáp đền xuất phát từ tinh thần tương thân hào hiệp rất đáng hoan nghênh của người Việt Nam. Tuy nhiên trước sự không thống nhất từ những nguồn tin khác nhau và sự “chụp giật, hớt váng” thông tin lẫn nhau và tác động bởi những chỉ tiêu rất đặc thù của báo mạng, đơn cử ở đây là lượt view chẳng hạn đã khiến cho một số cá nhân được gọi là phóng viên đã chẳng ngần ngại bóp méo, “hớt váng” thông tin, vô hoặc cố tình làm sai lệch sự thật để thỏa mãn thị hiếu cho số đông người đọc.

Cụ thể vấn đề được nhắc đến ở đây là sự “giật gân hóa”, khai thác không thật chi tiết và triệt để đến cùng thông tin để rồi đem đến cho người đọc một cái nhìn xấu xí, lệch lạc, tạo nên hiệu ứng phẫn nộ, căm giận và mất lòng tin vào một xã hội với lắm kẻ vô cảm, cơ hội đến đớn hèn trước một hiện tượng mà lẽ ra nếu tìm hiểu cụ thể, xác thực và đăng tải đúng bản chất của nó là “gương người tốt việc tốt” thì ắt hẳn sẽ chẳng ai buồn quan tâm, mấy ai buồn click chuột.
Cần vực dậy niềm tin trong xã hội

Đề cập đến sự vô cảm của xã hội hiện tại, khi con người không chỉ chưa hết dè dặt lẫn nhau mà còn bỏ qua bao liêm sỉ của bản thân, gạt qua bao bĩ cực, tuyệt vọng của kẻ gặp nạn để hùa nhau vào hôi của như thể đấy là của mẹ thiên nhiên đang vào mùa khai thác như truyền thông đã đưa thời gian qua. Sở dĩ tôi nhắc đến việc “hôi của” trong chủ đề này là vì cạnh từ “hôi của” truyền thông còn xuất hiện cụm “không ai hôi của” như một hiện tượng xã hội đặc biệt và lạ lẫm lắm lắm, mặc dù nó hoàn toàn trái ngược với đạo luân thường đạo lý mà ngay cả trẻ con cũng được giáo dục từ rất sớm, rất sớm.

Trong lúc người đọc ngày càng bị bủa vây bởi nào những cướp, giết, hiếp, lừa đảo, hôi của, trộm cắp… nhan nhản và phủ lấp hết màn hình, khiến cho không ít người dần lung lay và mất đi niềm tin vào một xã hội đầy rẫy hiểm nguy, lừa lọc, vô cảm và bất lực… thậm chí đến việc làm người tốt cũng khó, cũng khiến phải suy nghĩ lại, phải dè dặt cân nhắc (như tin về vụ “Mất đồ sau khi cứu người” vừa rồi là một ví dụ).

Về việc vực dậy niềm tin trong xã hội, tôi xin được phép dẫn một ví dụ đã được nhiều nguồn đăng tải như sau: “Cảm động” chuyện tên cướp bị bắt vì sợ tông cụ già bán vé số, nội dung của câu chuyện là việc một tên cướp chấp nhận bị bắt để tránh tông phải cụ già bán vé số do một người dùng mạng xã hội kể lại.


Câu chuyện do người dùng kể lại trên Facebook cá nhân – Ảnh XaLuan

Đương nhiên là tôi không tin vào câu chuyện này vì nhiều yếu tố như: tính xác thực của thông tin, nhân chứng tại hiện trường, độ uy tín của người chia sẻ… Nhưng qua quan sát tôi biết có nhiều người vẫn tin và không tiếc công share đi câu chuyện đầy tính nhân văn này vì dẫu ít dẫu nhiều nó cũng làm tốt phần nào đó chức năng truyền tải đi thông điệp về tình người, về lòng trắc ẩn giúp cuộc sống thêm phần tốt đẹp.

Về vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là kẻ trộm
Một lần nữa phải nhắc lại rằng người Việt hiện đại ngày càng mất niềm tin vào xã hội, vào con người, luôn dè dặt lẫn nhau, thậm chí đến việc thực hiện một việc tốt đáng hoan nghênh và ủng hộ cũng phải suy nghĩ lại và cân nhắc thiệt hơn.

Mà cụ thể trong chủ đề này (vụ mất đồ sau khi cứu người) chính phóng viên là người đã cướp đi lòng tin, lý tưởng sống tốt đẹp, cướp đi tinh thần tương thân, trượng nghĩa của không ít người Việt Nam. Để thay vào đó là một ví dụ xuyên tạc, thiếu chính xác méo mó, xấu xí về hình ảnh con người Việt Nam vô cảm, cơ hội, đớn hèn trong mọi hoàn cảnh. Còn người tốt không tiếc thân mình, thậm chí có thể phải đánh đổi bằng tính mạng thì phải bấm bụng ôm phần thiệt về bản thân khi không biết đặt niềm tin vào đâu để có thể chuyên tâm làm việc tốt?



Trương Đức Phương

Càng lên cao, đạo đức người học lại giảm


- Bất cập giảng dạy môn đạo đức trong trường phổ thông, lối sống đạo đức HSSV có chiều hướng đi xuống là những nội dung đặt ra tại hội thảo về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên (HSSV) sáng 11/4.


Ảnh minh họa


Hàng loạt bất cập giảng dạy môn đạo đức trong trường học phổ thông được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước TS.Chu Văn Yêm chỉ ra từ kết quả khảo sát tại 7 tỉnh, thành phố gồm: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình.

Kết quả khảo sát được thực hiện 22 trường, 43 lớp đồng thời trực tiếp lấy ý kiến khảo sát 295 giáo viên, 1.494 học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 cho hay: 39% giáo viên coi Giáo dục công dân (GDCD) là môn phụ, 52% cho rằng môn này chưa được quan tâm đúng mức, 73% cho rằng mức lương giáo viên không đủ sống, không có chế độ đãi ngộ dành riêng cho họ.

47% cho rằng trình độ, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn học này hiện chưa đảm bảo. “Cá biệt, có trường ở Hà Tĩnh không có giáo viên đúng chuyên môn nên bố trí cả giáo viên Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ,…dạy môn GDCD, coi đây như một nghĩa vụ “quay vòng” đối với tất cả giáo viên trong trường” – ông Yêm cho hay.

Đa số ý kiến cho rằng việc lồng ghép là cần thiết nhưng trên thực tế để lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài giảng môn khác càng lên lớp cao càng khó khăn do khối lượng kiến thức từng môn học gia tăng và tính chuyên sâu cao hơn. 39% giáo viên cho rằng số tiết học dành cho môn học này như hiện nay là không phù hợp.

Về giáo trình, chương trình, SGK môn đạo đức/GDCD ở cả 3 cấp in đen trắng, tranh ảnh minh họa ít (sách lớp 8 không có hình ảnh). Từ năm 2002 đến nay, nội dung chương trình không có gì thay đổi, không cập nhật thực tiễn.

Tổng hợp xếp loại hạnh kiểm học sinh từ 25 tỉnh, thành phố của Văn phòng Chủ tịch nước cho thấy có sự “suy giảm” về đạo đức trong học sinh phổ thông theo thời gian, cấp học, hạnh kiểm tốt giảm, hạnh kiểm trung bình và yếu tăng.

Cụ thể: Ở bậc THCS tỉ lệ HS xếp loại tốt đạt 70,77% nhưng lên THPT giảm xuống 65,67%; Tỷ lệ học sinh xếp loại khá bậc THCS 23,54%, THPT: 24,9%; Trung bình: THCS là 5,00%, THPT: 5,58%; Yếu: THCS là 0,69%, THPT: 3,84%.

Vụ trưởng Vụ công tác HSSV (Bộ GD-ĐT) Ngũ Duy Anh nhìn nhận, tình trạng không trung thực trong thi cử vẫn còn khá nhiều ở các trường. Khảo sát và phỏng vấn sâu 3000 cán bộ, giáo viên của Bộ GD-ĐT cho thấy 18,59% HSSV được hỏi hiện tượng quay cóp khi làm bài kiểm tra còn tương đối nhiều, chỉ 32,38% cho là không có. Khi được hỏi về việc gian lận trong thi cử có đến 35,92% phân vân trước các hành động này...

Để giáo dục lối sống, đạo đức cho HSSV theo ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD-ĐT và Dạy nghề (Ban Tuyên giáo TƯ) mỗi người cha người mẹ, người thầy... phải là tấm gương sáng. Ta cứ rao giảng đạo đức, phải thế này thế kia mà chính chúng ta không làm gương thì dạy người trẻ, con cái làm sao?
Văn Chung
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/169980/cang-len-cao--dao-duc-nguoi-hoc-lai-giam.html

Ếch ngồi đáy giếng




*Photo: Leaders



Chúng ta đã đều biết đến câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” ám chỉ những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn muốn chứng tỏ mình tài giỏi hơn người nên khoác lác, ba hoa và cuối cùng nhận lãnh một hậu quả.

Thành ngữ trên có nguồn gốc từ một ngụ ngôn dân gian: Có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng. Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Vì vậy nó càng lấy làm oai.

Nhưng năm ấy có một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn qua bờ giếng, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Câu chuyện về con ếch đã đặt ra mấy vấn đề đáng suy ngẫm cho con người:

1. Về tác động của môi trường sống tự nhiên lên chủ thể: Ếch sống trong môi trường giếng, có thể do ngẫu nhiên mà cũng có thể là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa – “giếng đâu thì ếch đó”. Môi trường này có ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức của đối tượng, như dân gian nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”

2. Về tác động của môi trường xã hội lên chủ thể: Sống cùng với ếch ở trong môi trường tự nhiên là cái giếng có một “cộng đồng xã hội” gồm: Nhái, cua, ốc nhỏ… Ếch thì to xác hơn các loài khác trong“xã hội” ấy nên ếch ta mặc nhiên trở thành kẻ mạnh. Do đó nó tỏ thái độ nhâng nháo, xấc xược tự coi mình là chúa tể và lấy đó làm oai. Như vậy ếch đã làm vẩn đục môi trường xã hội. Quan hệ ứng xử công bằng, văn minh, hiểu biết giữa “chúa tể” ếch với cư dân đã bị phá vỡ. Tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ hoảng sợ là kiểu ngôn ngữ “miệng nhà quan có gang có thép” hay nói cách khác là kẻ mạnh luôn luôn thắng. Những con vật bé nhỏ khác trong giếng phải sợ sệt nhún nhường ếch cũng là điều tất yếu.

3. Về nhận thức thế giới: Vì ếch sống trong môi trường như vậy nên nó nhìn thế giới bên ngoài qua hai lăng kính: Cái miệng giếng và quan hệ giữa ếch với các loài khác bên trong cái miệng giếng ấy:

- “Miệng giếng” khiến cho ếch hiểu biết hạn hẹp do nó ít có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài;

- Với vị thế chúa tể nên các con vật khác trong giếng sợ hãi ếch từ đó mặc nhiên thiết lập nên mối quan hệ : trên – dưới, mạnh – yếu rất rõ ràng.

Bi kịch của ếch là đã không nhận ra điều đó. Ếch chẳng giỏi giang gì nhưng qua hai lăng kính ấy, ếch tự cho mình tài giỏi hơn người – thật đúng là “thùng rỗng kêu to”.

4. Về tính cách: Ếch thể hiện rõ tính chủ quan trong suy nghĩ, huyênh hoang trong lời nói và hợm hĩnh trong hành động ứng xử với cộng đồng ếch huênh hoang, hợm hĩnh “coi trời bằng vung”, cho rằng mình là trung tâm là đỉnh cao…

Bốn yếu tố này có mối quan hệ điều kiện – kết quả hoặc nguyên nhân – hậu quả với nhau. Cái này là tiền đề dẫn đến cái kia. Một triết gia phương Tây đã nói: “Sự lặp lại lần thứ nhất là một bi kịch, lặp lại lần thứ hai là một hài kịch.“ Cuộc đời của ếch phải chẳng đi từ bi kịch đến hài kịch.

Không nhận thức được tình trạng tri thức kém cỏi, tầm nhìn hạn hẹp của mình là một bi kịch; tình trạng đó dẫn đến một kết cục thê thảm. Cái kết cục của ếch chẳng ai xót thương mà nó lại mang tính hài hước để giúp chúng ta đi đến một bài học ngụ ngôn: số phận của những người thiếu hiểu biết do nhận thức kém mà lại huênh hoang, hợm hĩnh thì sẽ phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

Chung quanh chúng ta có rất nhiều người mắc chứng bệnh “ếch ngồi đáy giếng” ở một mức độ nào đó. Nguyên nhân không chỉ do môi trường tự nhiên và môi trường xã hội như chuyện của ếch. Ngoài ra còn do môi trường giáo dục, với người lớn thì do cả môi trường công tác bao gồm cả địa vị, chức vụ, quyền hạn, các mối quan hệ…

Vấn đề “ếch ngồi đáy giếng” chỉ có thể thay đổi bằng nhận thức. Điều quan trọng là chúng ta cần biết chúng ta còn hạn chế và cố gắng học hỏi. Phải có tính khiêm nhường, điều gì biết thì nói biết còn điều gì không biết thì bảo không biết, nói sai nhầm thì xin lỗi người nghe và chỉnh sửa lại … đó cũng là một cách để thoát khỏi tình trạng này. Thậm chí là nếu không thay đổi nhận thức thì dù được “ngồi trên ngọn cây” ếch ta vẫn coi trời bằng vung thôi. Vậy phải chăng bản chất của ếch là vậy. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời!”

Hegel – triết gia Đức nói: “Cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại thì hợp lý.” Ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp là một kết thúc hợp lí bởi kiểu tư duy của ếch không thể tồn tại theo logic của nhận thức.

Khi bàn về sự hạn hẹp trong nhận thức, có người đã chia ra “năm mức độ dốt” (five orders of ignorance) có thể tóm tắt như sau:
- Dốt độ 0: Có nghĩa là không dốt - có kiến thức về một lĩnh vực nào đó và có thể chứng minh được kiến thức của mình. Tri thức mênh mông, biển học vô bờ, vậy nên giỏi trong chuyên môn và luôn trau dồi học tập “học, học nữa học mãi” là điều đáng quý.
- Dốt độ 1: Là loại thiếu kiến thức nhưng phải biết là mình thiếu kiến thức. Thiếu kiến thức nhưng có nhận thức, vậy cũng chưa đến nỗi nào. Thiếu kiến thức thì khiêm tốn, cố gắng học hỏi để nâng cao chuyên môn và mở rộng hiểu biết.
- Dốt độ 2: Thiếu kiến thức và thiếu nhận thức - dốt mà còn không nhận thức được tình trạng dốt của mình. “Ếch ngồi đáy giếng” là kiểu dốt độ 2. Loại này khá phổ biến trong xã hội. Tai hại hơn là họ rất tự tin vào “hiểu biết sai” của mình, đôi khi trích dẫn cả nguồn tư liệu sai trái để bao biện cho mình do không đủ trình độ để thẩm định được độ tin cậy của tư liệu. Thậm chí có khi họ lấy cái sai của mình để “dạy bảo” người khác hoặc cố chấp bảo thủ.
- Dốt độ 3: Thiếu quá trình – có nghĩa là không chỉ không biết là mình dốt mà còn không có cách nào để cải thiện tình trạng đó (…). Nói cách khác là vừa thiếu kiến thức vừa thiếu nhận thức một cách trầm trọng.
- Dốt độ 4: dốt toàn diện – loại này xin miễn bàn. Dân gian có chuyện vui “Dốt có chuôi” để hài kịch hóa loại dốt này.

“Ếch ngồi đáy giếng” coi trời bằng vung suy cho cùng là câu chuyện phê phán cái dốt. Câu chuyện không chỉ là nhận xét khái quát về những người không biết rõ cái nhìn hạn hẹp của mình hay không biết sự hiểu biết bị giới hạn của mình trước cái bao la rộng lớn của tri thức nên đã có những suy đoán hồ đồ về sự vật.

Tuy nhiên cũng có thể coi như đây là một quy luật tâm lý học: Sự vật được tri giác như thế nào là do nơi vị trí đứng của chủ thể tri giác. Con ếch chưa ra khỏi cái giếng bao giờ, nó không biết rằng thế giới bên ngoài rộng lớn lắm khó khăn nhiều lắm, mọi thứ tuyệt vời lắm. Khoảng cách từ miệng giếng đến bầu trời là chặng đường nhận thức thế giới không dễ dàng gì nếu ta không gạt bỏ tự ngã, biết cầu thị, không cố chấp… Hegel nói:


“Ai nhìn nhận thế giới một cách hợp lý thì thế giới cũng nhìn nhận người đó một cách hợp lý.”

Đó là một chân lý. Đừng để cái sự dốt trở thành một thứ trầm tích đáng ghét trong xã hội và con người. Đừng để lời nói về sự dốt đưa mọi người xuống địa ngục – một địa ngục trần gian như cách nói của Jean Paul Sartre – Triết gia hiện sinh Pháp đầu thế kỉ XX:

“Người khác là địa ngục của ta.”



Mộc Nhân

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Thơ Nhã Thuyên





Nhã Thuyên

.

Nhã Thuyên, làm thơ, viết văn và đôi khi làm phim và chụp ảnh thong dong. Sáng tác của cô xuất hiện trên Talawas, Damau, Tienve, RHINO Poetry và một vài nơi chốn khác. Cô là tác giả của vài tập thơ và truyện cực ngắn, bao gồm Viết (2008), Ngón tay út (2011), Rìa vực (2011) và Màu cỏ xanh trong suốt (2012, đồng tác giả) cùng vài cuốn sách tranh nho nhỏ cho trẻ em. Dự án cá nhân “Những tiếng nói ngầm” (2011-2013), được hỗ trợ bởi mạng nghệ thuật châu Á Arts Network Asia tập trung nghiên cứu quá trình bên lề hoá trong thơ Việt Nam đương đại. Tác phẩm của cô gần đây được dịch và giới thiệu trong chuỗi tác phẩm của các tác giả thơ Châu Á Thái Bình Dương của Vagabond Press, Australia 2013. Cô đồng biên tập tạp chí văn chương Ajar.








Giấc mơ nước
tôi nhìn những móng tay nàng miệt mài và dai dẳng cào xới bãi đất hoang lì trơ sỏi tìm một dấu hiệu của mạch nước.

đêm đêm, giấc mơ của nàng về mạch nước ộc vào cơn ngủ của tôi, mạch nước biến hóa liên tục vị trí và hình dạng, tôi vẫn thấy nàng mê mải cào xới bãi đất hoang lì, nàng lổm ngổm trên bãi đất như một con cua, khom lưng, chúi đầu, mười ngón chân, mười ngón tay bật móng, những đầu ngón tròn trụi, tôi thấy nàng vô vọng và nàng chết vì kiệt sức.

một ban mai, tôi chứng kiến bãi đất bỗng phì nhiêu và không ngừng giãn nở phập phồng chất bột mịn và êm rùng mình.

nàng nói: dưới sâu vẫn không có nước, chỉ có những ảo tưởng nước, những ảo tưởng chảy tuôn và nuôi bãi đất cằn, nhưng phải cào xới không thôi.



Tự nguyện
vì thế, tôi trở lại, đi miết một con đường, bởi người đã đặt vào tay tôi bông hoa tôi tìm kiếm.

người nói: "này em, đây chỉ là cái bóng của bông hoa em tìm, anh tặng em. và em là kẻ phải đi tìm nó...".

ngôn từ không làm nở bông hoa nhưng không hủy hoại cái bóng của nó.

cái bóng mang hi vọng của nguồn chiếu.

người đã lưu giữ cái - bóng - tôi như vòm trời giữ sắc xanh cuồng mê ảo tưởng dẫu cái - bóng - tôi khởi nguyên không màu.

tôi đứng ngợp mùa bội xanh độc quyền bầu trời.

vì thế, tôi trở lại, đi miết một con đường, làm nở hình hài bóng.



Linh hồn chảy mịn

người chết về buồn bã phủ một vùng xám

đứa bé gặp cha run rẩy từng mạch máu thơ

tôi cùng người chảy mịn hai linh hồn

thảng thốt da thịt về trong da thịt đã bỏ hoang như mảng đất khô rạn hớp từng cơn nắng

máu lên thơm tươi trong tôi căng rạn chực nứt từng thớ từng thớ

tôi hốt hoảng tập quen da thịt đã lìa bỏ da thịt như cái chết của người bỏ lìa sự sống tôi

đứa trẻ đứng qua những đêm những đêm đợi những cơn mơ lên xanh như ánh sáng

và ngày trôi đi và người về thức canh tôi mơ trong đêm không thể ngủ đợi người về từ một cõi nơi thịt xương đóng băng

làm sao ép một kẻ - dương - gian phải coi chuyện sống chết là tất - nhiên - chia - lìa bởi tôi là thân cây mà mạch rễ tôi đã thúc sâu tận đáy nguồn suối khơi từ những linh hồn chảy mịn

tôi cùng người chảy mịn hai linh hồn

tôi được sống ký ức nhân nhân lên mãi của những người đã chết

ký ức đắp bồi thành da thịt và linh hồn lột sạch tôi từng lớp từng lớp đời sống bẩn thỉu

đứa trẻ không rơi nước mắt trên nấm mộ bởi tôi chẳng bao giờ tìm cách quên nỗi đớn đau mà tôi - sống - với

day dứt dội sóng đổ không thôi vào những đêm trên biển cả tối như vực đen của trí óc ngây thơ sửng sốt trước đời người

ngày và ngày và đêm và đêm đứa trẻ đứng đây đợi những cơn mơ lên xanh như ánh sáng hốt hoảng nhìn tôi - kẻ luôn luôn trở lại nhìn mình đứng mãi như một thú hoang

hãy khẩn khoản và uống cho say lịm để sống tươi thơm

nao nức sống đến! kìa những linh hồn cùng chảy mịn!