Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Trung Quốc Bắt Tay Với Mỹ- Đàm Phán Trên Lưng Nhân Dân Việt Nam


Posted on Tháng Hai 17, 2014 by amaritx







Nếu trước đây những người lãnh đạo Trung Quốc ngấm ngầm làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thì trong thời kỳ 1969-1973, nhất là từ năm 1971, họ công khai câu kết với đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nguy cho chúng trước cuộc tiến công chiến lược mới của nhân dân Việt Nam, lấy con bài Việt Nam để buôn bán với Mỹ.


Năm 1969, cuộc “đại cách mạng văn hoá” ở Trung Quốc về cơ bản hoàn thành. Những người cầm quyền Bắc Kinh bên trong thì ra sức củng cố quyền lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông, ổn định tình hình, đẩy mạnh sản xuất, bên ngoài thì thi hành mọi biện pháp để đẩy nhanh quá trình nhích lại gần đế quốc Mỹ nhằm ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Họ mưu toan dùng con bài Việt Nam để đạt mục tiêu đối ngoại đó. Năm 1969 là năm đầu của Níchxơn vào Nhà Trắng. Ông ta đưa ra cái gọi là “học thuyết Nichxơn” nhằm cứu vãn và khôi phục địa vị của đế quốc Mỹ trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Thời kỳ 1969-1973 là thời kỳ nhân dân Việt Nam đẩy mạnh tiến công trên chiến trường cũng như tại Hội nghị bốn bên ở Pari, ngày càng giành thêm nhiều thắng lợi. Đây cũng là thời kỳ Bắc Kinh và Oasinhtơn tăng cường tiếp xúc, bắt tay công khai với nhau, bàn bạc không những các vấn đề tay đôi mà cả các vấn đề thuộc về chủ quyền của nhân dân Việt Nam và của nhân dân các nước ở Đông Dương.

1- Công khai phản bội nhân dân Việt nam
Từ tháng 11 năm 1968, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố tỏ ý muốn nối lại các cuộc đàm phán Trung Mỹ ở Vácsava và cùng với Mỹ ký một thoả thuận cùng tồn tại hoà bình. Tiếp đó phía Trung Quốc đã tích cực đáp ứng những tín hiệu của phía Mỹ. Sau khi lên làm tổng thống, Níchxơn báo cho phía Trung Quốc là các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiến hành ở Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã trả lời là “ bản thân Níchxơn có thể đến Bắc Kinh hoặc cử một phái viên đến để thảo luận về vấn đề Đài Loan” Tháng 6 năm 1970, Trung Quốc và Mỹ thoả thuận là đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn và Kitxinhgiơ sẽ tiến hành những cuộc đàm phán bí mật mỗi lần Kítxinhgiơ đến Pari đàm phán với phía Việt Nam” Ngày 10 tháng 12 năm 1970, qua người bạn thân tín Étga Xnâu, chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra lời mời Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc. : “Ông ta chắc chắn sẽ được hoan nghênh vì hiện nay những vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ phải được giải quyết với Níchxơn” Đây là bước ngoặt của Bắc Kinh có ý nghĩa quyết định trong quan hệ Trung Mỹ, đồng thời là bước ngoặt công khai phản bội cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương, phản bội cách mạng thế giới. Bắc Kinh tăng cường các cuộc tiếp xúc công khai với Mỹ: Tháng 3 năm 1971, Trung Quốc mời một đoàn bóng bàn Mỹ sang thăm Trung Quốc, mở đầu cái mà dư luận thế giới gọi là “ngoại giao bóng bàn”. Tháng 7 năm 1971 và tháng 10 năm 1971 Kitxinhgiơ, đặc phái viên của Níchxơn sang Bắc Kinh. Tháng 2 năm 1972, Níchxơn sang thăm Trung Quốc. Thông báo cho phía Việt Nam biết cuộc đi thăm Bắc Kinh lần thứ nhất của Kítxinhgiơ, ngày 13 tháng 7 năm 1971 Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã nói: “ Vấn đề Đông Dương là quan trọng nhất trong cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi và Kítxinhgiơ. Kítxinhgiơ nói rằng Mỹ gắn việc giải quyết vấn đề Đông Dương với việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Mỹ nói có rút được quân Mỹ ở Đông Dương thì mới rút quân Mỹ ở Đài Loan. Đối với Trung Quốc, vấn đề rút quân Mỹ khỏi miền nam Việt Nam là vấn đề số 1. Còn vấn đề Trung Quốc vào Liên hợp quốc là vấn đề số 2” Khi Níchxơn kết thúc cuộc đi thăm Trung Quốc, hai bên đã ký Thông cáo Thượng Hải ghi nhận kết quả hội đàm giữa hai bên, trong đó có một đoạn như sau: “Mỹ khẳng định mục tiêu cuối cùng là rút hết các lực lượng và cơ sở quân sự ra khỏi Đài Loan. Trong khi chờ đợi, tuỳ theo tình hình căng thẳng trong khu vực này giảm đi, Mỹ sẽ dần dần giảm lực lượng và cơ sở quân sự của Mỹ ở Đài Loan” Đầu tháng 3 năm 1972, khi thông báo cho phía Việt Nam về cuộc hội đàm vơi Níchxơn, đại diện những người lãnh đạo Trung Quốc đã giải thích về đoạn thông cáo trên như sau: “Muốn bình thường hoá quan hệ Trung Mỹ, muốn làm dịu tình hình ở Viễn Đông thì trước hết phải giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Chúng tôi không đòi giải quyết vấn đề Đài Loan trước. Vấn đề Đài Loan là bước sau” Thâm tâm của Bắc Kinh là lợi dụng vấn đề Việt Nam để giải quyết trước vấn đề Đài Loan. Nhưng Việt Nam kiên quyết giữ vững đường lối độc lập tự chủ của mình. Do đó những người lãnh đạo Trung Quốc và Tổng thống Nichxơn mới thoả thuận: “Trong khi chờ đợi, tuỳ theo tình hình căng thẳng trong khu vực này giảm đi…” Điều đó có nghĩa là nếu Bắc Kinh muốn thúc đẩy việc rút lực lượng và các cơ sở quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan thì họ cần ép Hà Nội đi vào một giải pháp thoả hiệp với Mỹ. Phía Trung Quốc dùng “củ cà rốt” viện trợ: nếu năm 1968 vì phản đối Việt Nam đàm phán với Mỹ họ đã giảm kim ngạch viện trợ cho Việt Nam thì năm 1971 và năm 1972, để lôi kéo Việt Nam đi vào chiều hướng của Bắc Kinh thoả hiệp với Mỹ, họ đã dành cho Việt Nam viện trợ cao nhất của họ so với những năm trước đó. Đây cũng là thủ đoạn nhằm che đậy sự phản bội của họ nhằm xoa dịu sự công phẩn của nhân dân Việt Nam. Đi đôi với tăng thêm viện trợ là sự thúc ép liên tục để Việt Nam chấp nhận giải pháp của Mỹ. Ngày 18 tháng 7 năm 1971, phía Trung Quốc thông báo cho phía Việt Nam phương án bốn điểm của Mỹ: rút quân và thả tù binh Mỹ trong 12 tháng kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1971, ngừng bắn toàn Đông Dương và giải pháp theo kiểu Giơnevơ năm 1954. Về rút quân, “vì thể diện” Mỹ muốn để lại một số cố vấn kỹ thuật; về chính trị “Mỹ không muốn bỏ Nguyễn Văn Thiệu cũng như không muốn bỏ Xirích Matắc” Trong cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 11 năm 1971 họ nói: “Việt Nam nên tranh thủ thời cơ giải quyết trước vấn đề rút quân Mỹ và quan tâm giải quyết vấn đề tù binh Mỹ, việc đánh đổ nguỵ quyền Sài Gòn là lâu dài” Cũng trong dịp này, sau khi nhắc lại ý của phía Mỹ là “Mỹ có nhiều bạn cũ, Mỹ phải giữ” chủ tiach Mao Trạch Đông nói: “Vấn đề Đài Loan là vấn đề trường kỳ. Có lẽ mấy năm không giải quyết xong. Nếu xét nhanh hay chậm thì tôi thiên về chậm hơn. Hiện nay Tưởng có 65 vạn quân, ở giữa lại có eo biển. Chúng tôi không sang được, nó vẫn cứ đóng ở đó, chổi không đến nơi thì bụi không đi” Sau khi Níchxơn kết thúc chuyến đi thăm Trung Quốc, Kítxinhgiơ nói với các nhà báo ngày 1 tháng 3 năm 1972 rằng từ nay Níchxơn và bản thân y “chỉ còn việc nhìn về Mátxcơva và nghiền nát Việt Nam” Từ tháng 4 năm 1972, Mỹ ném bom lại và thả mìn phong toả các cảng miền bắc Việt Nam và đánh phá ác liệt miền nam Việt Nam nhằm đối phó với cuộc tiến công chiến lược mùa xuân năm 1972 của nhân dân Việt Nam, cứu vãn sự sụp đổ của chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Bước phiêu lưu quân sự này chính là hậu quả rõ ràng của sự đồng loã giữa những người cầm quyền Trung Quốc và Níchxơn. Việc Hiệp định Pari không được ký tắt vào cuối tháng 10 năm 1972, ai cũng rõ đó là do sự lật lọng của Níchxơn- Kítxinhgiơ. Nhưng những người cầm quyền Trung Quốc lại đứng trên quan điểm của Mỹ để gây sức ép với Việt Nam. Ngày 1 tháng 11 năm 1972, họ yêu cầu Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam dân chủ cộng hoà báo cáo với lãnh đạo Việt Nam: Việt Nam nên nhân nhượng về hai vấn đề rút quân miền bắc và miền bắc Việt Nam không nhận viện trợ quân sự để có thể ký kết được hiệp định. Và ngày 5 tháng 12 năm 1972, đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn chuyển tới phía Việt Nam lời đe doạ của Kitxinhgiơ: “Đàm phán đã đến lúc có hậu quả nghiêm trọng: Bắc Việt Nam đòi Mỹ hoặc trở lại hiệp định cũ, hoặc nhận một hiệp định xấu hơn: Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Việt Nam cứ giữ lập trường đó thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình” Đó chính là giọng lưỡi chuẩn bị cho cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 những ngày cuối năm 1972 nhằm huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam chấp nhận giải pháp do đế quốc Mỹ áp đặt. Trước sự câu kết của Bắc Kinh với Oasinhtơn phản bội nhân dân Việt Nam , nhân dân Việt Nam vẫn kiên cường đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ và tin tưởng vào thắng lợi của mình. Khi phía Trung Quốc thông báo với phía Việt Nam rằng trong chuyến thăm Trung Quốc, Níchxơn cũng sẽ cùng những người lãnh đạo Trung Quốc bàn về vấn đề Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam đã thẳng thắn nói: “Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam . Các đồng chí đã nhận sai lầm năm 1954 rồi, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa” Khi phía Trung Quốc thông báo chuyến đi thăm Trung Quốc của Níchxơn, những người lãnh đạo Việt Nam nói: “Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, nhân dân Việt Nam phải thắng. Tới đây, đế quốc Mỹ có thể đánh phá trở lại miền bắc ác liệt hơn nữa, nhưng nhân dân Việt Nam không sợ, nhân dân Việt Nam nhất định thắng” Bất chấp mọi sức ép của Bắc Kinh và Oasinhtơn, nhân dân Việt Nam không những không nhân nhượng về những vấn đề có tính nguyên tắc, mà còn trừng trị đích đáng đế quốc Mỹ về những tội ác của chúng và cuối cùng buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 1973.
2 -Nắm trọn vấn đề Campuchia
Trong khuôn khổ đường lối hoà hoãn và câu kết với đế quốc Mỹ , dọn con đường bành trướng xuống Đông nam châu Á sau này, đồng thời phá hoại Mặt trận đoàn kết nhân dân các nước ở Đông Dương, gây thêm sức ép đối với Việt Nam, từ năm 1970 Bắc Kinh tìm cách nắm các lực lượng Campuchia, thi hành một chính sách rất phức tạp đối với Campuchia, nhưng trước sau chỉ nhằm một mục tiêu: lợi ích ích kỷ của họ. Dư luận còn nhớ bọn đế quốc và phản động đã gây ra cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970, lật đổ chính phủ của ông hoàng Nôrôđôm Xihanúc, đưa lon Non lên cầm quyền. Lon Non vốn là người Campuchia gốc Hoa, lại là người của Mỹ, cho nên những người lãnh đạo Trung Quốc muốn dùng y và bỏ rơi ông Xihanúc. Tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung quốc nói với đại sứ Việt Nam: “ Xihanúc không có lực lượng. Việt Nam cần ủng hộ Lon Non; Trung Quốc đón Xihanúc nhưng vẫn quan hệ tốt với đại sứ quán của PhnômPênh “ Tại PhnômPênh, đại sứ Trung Quốc cũng nói những điều tương tự với đại sứ Việt Nam. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói với đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh là Trung Quốc không đồng ý để sinh viên Việt Nam ở Trung Quốc biểu tình chống Lon Non. Ngay sau khi nổ ra cuộc đảo chính ở PhnômPênh và ông Xihanúc tới Bắc Kinh, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sang Trung Quốc thuyết phục những người lãnh đạo Trung Quốc nên ủng hộ ông Xihanúc, đồng thời trực tiếp biểu thị với ông Xihanúc sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với ông ta và lực lượng kháng chiến Khơme. Ngày 23 tháng 3 năm 1970, ông Xihanúc công bố bản tuyên cáo 5 điểm lên án cuộc đảo chính của Lon Non và kêu gọi nhân dân Campuchia đoàn kết chống đế quốc Mỹ và bè lũ Lon Non. Ngày 25 tháng 3 năm 1970, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố hoàn toàn ủng hộ bản Tuyên cáo đó. Ngày 7 tháng 4 năm 1970, Chính phủ Trung Quốc mới ra tuyên bố ủng hộ Tuyên cáo của ông Xihanúc. Tuy vậy, họ tiếp tục có những cuộc tiếp xúc bí mật với chính quyền Lon Non. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của các lực lượng vũ trang Việt Nam, lực lượng kháng chiến Khơme giành thêm nhiều chiến thắng mới, giải phóng một phần tư đất nước. Chỉ sau khi Níchxơn đưa quân Mỹ xâm lược Campuchia, gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên thế giới và ngay cả ở Mỹ, Chính phủ Trung Quốc mới cắt đứt quan hệ với chính quyền Lon Non ngày 5 tháng 5 năm 1970. Rõ ràng là do Việt Nam kiên quyết ủng hộ Chính phủ kháng chiến Campuchia và do tình hình thực tế trên chiến trường phát triển có lợi cho các lực lượng kháng chiến, những người cầm quyền Bắc Kinh mới chuyển sang ủng hộ ông Xihanúc, Chủ tịch Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia chống Mỹ xâm lược. Từ đó họ tìm cách nắm chặt ông Xihanúc làm con bài độc quyền của họ để chuẩn bị cho những cuộc mặc cả với Mỹ. Tuy ủng hộ ông Xihanúc và Chính phủ kháng chiến Campuchia, họ vẫn ngấm ngầm duy trì những quan hệ bí mật với bè lũ Lon Non-Xirích Matắc, mặt khác tích cực dùng bọn Pôn Pốt-IêngXary, dần dần biến Đảng Khơme thành một đảng phụ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc như kiểu các đảng, các nhóm theo Mao ở Đông nam châu Á và ở một số nước khác trên thế giới. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương lần thứ nhất tháng 4 năm 1970 và cố tình làm cho dư luận thấy rằng họ đã “đóng góp” nhiều vào hội nghị đó. Họ muốn chứng tỏ cho Mỹ hiểu rằng họ có thể giúp Mỹ tìm một giải pháp cho cả vấn đề Đông Dương và chính họ là người “thay mặt” cho Việt Nam và các nước khác ở Đông Dương để đàm phán với Mỹ. Trong bối cảnh nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia liên tiếp giáng những đòn mạnh mẽ vào các kế hoạch phiêu lưu quân sự của Níchxơn, ông Xihanúc đề nghị triệu tập Hội nghị cấp cao lần thứ hai của nhân dân các nước Đông Dương vào cuối năm 1971, nhằm phát huy thắng lợi, đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân các nước ở Đông Dương. Bề ngoài những người lãnh đạo Trung Quốc tán thành đề nghị đó, nhưng bên trong họ giật dây bọn Pôn Pốt-Iêng Xary phản đối. Mặt khác, nhân chuyến đi thăm Việt Nam tháng 3 năm 1971, họ gợi ý triệu tập hội nghị 5 nước 6 bên (hai miền Nam, Bắc Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên) trên đất Trung Quốc nhằm mục tiêu chống Nhật. Ý đồ của họ là phá hoại khối đoàn kết, lái chệch mục tiêu đấu tranh của nhân dân các nước ở Đông Dương, đồng thời tập hợp lực lượng dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh để họ có thêm thế đi vào đàm phán với Mỹ. Phía Việt Nam ủng hộ đề nghị của ông Xihanúc, không tán thành họp hội nghị 5 nước 6 bên như Trung Quốc gợi ý, cũng không tán thành quan điểm cho rằng nguy cơ bấy giờ là Nhật vì kẻ thù chính của nhân dân ba nước Đông Dương vẫn là đế quốc Mỹ xâm lược. Do đó, kế hoạch hội nghị 5 nước 6 bên của Bắc Kinh đã hoàn toàn thất bại. Trong lúc tìm cách nắm trọn vấn đề Campuchia, những người lãnh đạo Trung Quốc còn mưu toan nắm con đường vận chuyển quân sự qua ba nước Đông Dương. Trong mấy năm liền cho đến năm 1972, họ đề nghị giúp làm đường và vận chuyển hàng phục vụ chiến trường từ miền bắc đến miền nam Việt Nam, Lào và Campuchia trên con đường mòn Hồ Chí Minh và hứa cung cấp cho Việt Nam đủ xe, người lái và khoảng 20 vạn quân nhân Trung Quốc để bảo đảm công việc này. Ý đồ của họ là qua đó nắm toàn bộ vấn đề Đông Dương để buôn bán với Mỹ và chuẩn bị bàn đạp đi xuống Đông nam châu Á. Tất nhiên phía Việt Nam không chấp nhận đề nghị đó.
Nếu trước đây những người lãnh đạo Trung Quốc ngấm ngầm làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thì trong thời kỳ 1969-1973, nhất là từ năm 1971, họ công khai câu kết với đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nguy cho chúng trước cuộc tiến công chiến lược mới của nhân dân Việt Nam, lấy con bài Việt Nam để buôn bán với Mỹ. Nếu trước đây họ ngấm ngầm chia rẽ nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm cô lập Việt Nam thì trong thời kỳ này họ bắt đầu dùng bè lũ Pôn Pốt-Iêng Xary để phá hoại cách mạng ba nước Đông Dương, tích cực chuẩn bị biến Campuchia thành bàn đạp để tiến công Việt Nam, khống chế bán đảo Đông Dương, từ đó bành trướng xuống Đông nam châu Á sau này. Họ đã phơi trần bộ mặt ghê tởm của kẻ phản bội: phản bội nhân dân Việt Nam cũng như phản bội nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

VHNst

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

ĐẠI TÁ NGUYỄN BIÊN CƯƠNG VẠCH MẶT NGƯỜI BUÔN GIÓ




HÌNH MINH HỌA

Người Buôn gió trong bài “Hãy khen và tự khen mình” đã trích một câu nói của Hồ Chí Minh để cho rằng Hồ Chí Minh đã tự dùng bút danh CB để tự khen mình.

Đại tá Nguyễn Biên Cương trả lời như sau:

Câu nói mà Người Buôn gió trích dẫn: “Cụ Hồ là Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, luôn nói các cụ, các ngài…” lấy từ một bài viết của Bác đăng trên báo Sự thật số 79 ngày 26/06/1947. Ở bài này, Bác dùng bút danh là AG chứ không phải là CB (Xin xem Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 162, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009) như Người Buôn gió đã “vô tình” nhầm lẫn để tha hồ suy diễn bút danh CB là “Của Bác” làm bổ trợ yểm đỡ cho sự xúc xiểm thâm hiểm hòng toan tính hạ bệ thần tượng của dân tộc mà “anh em, chiến hữu” của Người Buôn gió nỗ lực hơn 30 năm qua vẫn chẳng nhằm nhò gì.


Việc viết sai tên tác giả, một “nhầm lẫn” không đáng có, kèm theo sự trích dẫn, cắt xén có chủ ý khiến người ta khó có thể nghĩ rằng, Người Buôn gió chưa thật hiểu rõ câu nói đó ra đời trong hoàn cảnh, văn cảnh, ngữ cảnh, giá trị thực của nó. Thực chất, đó là bài báo của Bác có nhan đề: “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” viết từ năm 1947, nghĩa là khi cách mạng mới thành công, trình độ cán bộ ta nói chung, nhất là cán bộ cơ sở, còn rất nhiều hạn chế. Với tính cách là một nhà báo, người viết có quyền dùng các phương pháp khác nhau để diễn đạt sao cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu. Ví dụ, trong đoạn văn này, Hồ Chí Minh, nhà báo A.G viết: “Thường những anh em đến nói trong một cuộc mitting, mở miệng là “các đồng chí”. Ba tiếng đó không phải là vô phép, nhưng vì nó không hợp hoàn cảnh nên nó chướng tai. Một hôm tôi có đến dự một cuộc mitting đã thấy một kinh nghiệm như vậy – Một cụ già nói khẽ với tôi: “Cụ Hồ, Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, thế mà cụ luôn luôn: “Thưa các cụ, các ngài.v.v. Đằng này, các cậu thanh niên bằng lứa cháu chúng mình mà có ý muốn làm thầy chúng mình”. Đó là một điều nên chú ý”. Chỉ có thế mà Người Buôn gió “chộp giựt” lấy được: “Trong phong trào học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta nên học thêm đức tính khen và tự khen mình nữa mới đầy đủ tư tưởng và đạo đức của lãnh tụ kính yêu”. Đây thực sự là một ý đồ xuyên tạc tưởng rằng “khôn lỏi”, “ranh ma” nhưng kỳ thực vô cùng tiêu nhân, bì ổi của kẻ có nhân cách thấp hèn.


Trở lại với bài báo của Bác, tác giả A.G viết: “Đến địa phương nào, cần phải đi thăm các cụ phụ lão, các người phụ trách, rồi đi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình và để hiểu biết tình hình địa phương. Đó là một việc cần cho tuyên truyền. Người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm. Chớ tưởng rằng: Đi phớt qua địa phương, diễn thuyết một hai giờ đông hồ mà có kếT quả…Khi tiếp xúc với dân: thái độ phải mềm mỏng; Đối với cụ già phải cung kính, với anh em phải khiêm tốn, với phụ nữ phải nghiêm trang, với nhi đồng phải thân yêu….Thấy dân làm gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng phải làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội. Mong anh em đi tuyên truyền làm đúng như thế, thì chắc chắn sẽ thành công to…” (Xin xem Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 162, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009) Rõ ràng đây là một bài viết giản dị, sinh động, có tác dụng thiết thực trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng đã được Người Buôn gió hăm hở “phát kiến” rằng “Chủ tịch Hồ dùng bút danh khác khen Hồ Chí Minh (tức khen bản thân mình) chỉ nhằm mục đích duy nhất nâng cao bản thân mình trong mắt nhân dân”. Cả một kho tàng lý luận, bài viết đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Buôn gió đã tìm được “sơ hở” để phản bác được sự nghiệp, nhân cách cao quý của một con người. Có lẽ anh ta không đủ “mở lòng” để hiểu điều vô cùng giản đơn là, một người như Hồ Chí Minh, từng nổi tiếng khắp thế giới và kể từ ngày lập nước luôn chiếm trọn niềm tin yêu, lòng tôn kính của toàn dân tộc thì có cần phải có một bài viết để tự đề cao mình?.


Đặt mình trong bối cảnh lịch sử đó, cả thế hệ người lính chiến đấu chống Pháp, Mỹ luôn tự hào vì mình là “Bộ đội cụ Hồ”, cả kho tàng văn học, thơ ca, nhạc họa không chỉ của người Việt Nam mà vô số dân tộc bị áp bức trên thế giới đều dành ngôn từ hay nhất ca ngợi Hồ Chủ tịch, thì một bài báo xuyên suốt mục tiêu, nội dung thể hiện tâm huyết của một Chủ tịch nước tới từng lĩnh vực tưởng như đơn giản nhưng góp phần không nhỏ xây dựng nên thế hệ cán bộ cách mạng liệu có phải chỉ để nhằm “mục đích duy nhất nâng cao bản thân mình trong mắt nhân dân” .


Tư Mã Thiên: TMT đã đọc một số bài của Người buôn gió và thấy lối viết dí dỏm, phóng khoáng. Tuy nhiên, đó chỉ là lối viết phóng tác, nghĩ gì viết nấy; nếu để nghiên cứu thì trình độ của Người buôn gió chưa đủ. Nhiều nhà dân chủ muốn được nổi tiếng và như vậy thì mục tiêu của họ là Hồ Chí Minh, Tư Mã Thiên đã nhắc đến Đỗ Nam Hải, nay là Người Buôn gió Bùi Thanh Hiếu.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

QUỲNH HẢI NGUYÊN TIÊU


Cô đơn về thân phận con người, cô đơn trong thân phận của một kẻ sĩ bất lực trước thời thế, cô đơn trong thân phận của một con dân trước một đất nước tan hoang bởi những bàn tay của những kẻ tham lam, dùng máu xương của nhân dân để xây thành quách quyền lực cho riêng dòng họ, cá nhân mình. Như vết thương trên cây gió đã thành khối trầm, tỏa hương thơm cho đời, tất cả chất liệu khổ đau đã làm thành khối tinh anh trong con người Nguyễn Du, chuyển tải thành những áng văn chương bất hủ lưu mãi muôn đời cho hậu thế, cho dân tộc.


瓊海元宵
阮攸;


Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, 元夜空庭月滿天
Y y bất cải cựu thiền quyên. 依依不改舊嬋娟
Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc? 一天春興誰家落
Vạn lý Quỳnh Châu, thử dạ viên ?. 萬里瓊州此夜圓
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán . 鴻嶺無家兄弟散
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên. 白頭多恨歲時遷
Cùng đồ lân nhữ dao tương kiến, 窮途憐汝遙相見
Hải giác thiên nhai tam thập niên. 海角天涯三十年


Đêm rằm tháng giêng ở Quỳnh Hải
Nguyễn Du
Đêm rằm tháng giêng, sân trống, trời đầy trăng.
Trăng không thay đổi gì, vẫn đẹp như thuở nào.
` Một trời xuân nồng ấm, nhà ai có người còn lưu lạc,
Khắp xứ Quỳnh Châu, đêm nay có ai về không?
(Còn ở) Hồng Lĩnh (quê tôi giờ đây) nhà tan, anh em li tán,
Bạc đầu vì hận năm tháng và thời cuộc sao đổi thay quá.
Đường cùng, ta bạn lại gặp nhau nơi đây,
Ba mươi tuổi rồi mà cứ (góc bể chân trời) rày đây mai đó.


Dịch thơ :

Sân vắng, trăng suông, rằm tháng giêng
Trăng xưa vẫn vậy, đẹp như tiên.
Một trời xuân ấm, ai lưu lạc ?
Quỳnh Hải đêm nay, có hạnh viên?
Hồng Lĩnh nhà tan, anh chị tán,
Bạc đầu quá hận thế thời điên .
Cùng đường lại gặp nhau, ta bạn,
Góc bể chân trời tam thập niên.



Nguyễn Du (阮攸; 1765–1820) Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, trong gia tài văn chương của ông, ngoài tác phẩm bất hủ Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm, ông còn các tập thơ chữ Hán : Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm, Thanh Hiên thi tập. Bài “ Quỳnh Hải nguyên tiêu” là bài đầu tiên trong Thanh Hiên thi tập. Bài này đã được nhiều người dịch, chú và bình. Trong bài viết này, xuất phát từ lòng ngưởng mộ của một kẻ hậu sanh đối với những nỗi niềm mà một thi hào của dân tộc trải lòng trong những con chữ, tôi cũng mạn bình ý tứ của người xưa. Về ý tứ thì chắc cũng chẳng khác gì mấy so với những văn nhân khác; tuy nhiên đối với câu thực 3,4 tôi lại nghĩ khác với rất nhiều người đã từng bình bài này. Cụ thể câu 3,4 này trước nay đa số người dịch bài này người ta hiểu rằng :

Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.

Một trời xuân hứng không biết rơi vào nhà ai,
Muôn dặm Quỳnh Châu đêm nay (trăng) tròn .

Tôi cho rằng hiểu như vậy là không thỏa đáng, còn tôi hiểu như thế nào về câu 3,4 này, ý tứ của nó ra sao, ý tứ ấy liên quan đến cái chỉnh thể của bài thơ như thế nào ? xin trình bày tiếp sau đây :

Nguyên dạ, không đình, nguyệt mãn thiên,
Sân vắng , trăng suông , rằm tháng giêng.

Như ta biết, mùa xuân là mùa của đoàn tụ, yêu thương, ấy thế mà ngay từ câu đầu tiên ông đã cho chúng ta thấy cái cô quạnh, trống vắng, không chỉ là tâm hồn của ông mà cả cảnh vật chung quanh ông nữa, một con trăng cô đơn giữa khung trời mênh mông lại chiếu vào mảnh sân vắng vẽ, mà con trăng ấy lại là trăng rằm thắng giêng điều ấy lại làm cho nỗi vắng vẽ cô đơn càng nhân lên gấp bội.

Y y bất cải, cựu thiền quyên,
Trăng xưa vẫn thế, đẹp như tiên.

Cũng vẫn là con trăng thuở nào, vẫn trẻ, đẹp như chưa từng thay đổi, thiên nhiên không thay đồi, nhưng có biết đâu rằng nơi đây con người và thời thế đã đổi thay biết bao nhiêu rồi.

Nhất thiên xuân hứng, thùy gia lạc?
Một trời xuân ấm, ai lưu lạc?

Một trời xuân, một đất nước đang xuân, đáng lẽ ra phải là hạnh phúc lắm chứ, vậy mà trên quê hương nước Việt của ông và Quỳnh Hải nơi ông đang ở, xuân với người chẳng có chung một nỗi niềm, bởi vì kể từ ngày ông bắt đầu nhận thức và thấm thía được nổi đau thân phận con người (1)thì cũng là lúc mà ông bị dày xéo bởi nổi đau của một con dân trong một đất nước mà vua, chúa tranh nhau quyền bính, bao nhiêu mưu mô hiểm ác nhất được dịp đem ra thi thố, rồi Tây Sơn đem quân ra Bắc dưới danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh, nhưng kẻ yếu vẫn cứ yếu, yếu mà nắm quyền thì người khác làm thay, hết kẻ dưới tay rồi lại mời cả ngoại bang vào cướp nước (2). Lại phải đem máu xương của dân Việt ra để mà lấy lại quyền tự chủ, chiến tranh lại diễn ra, mà chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc, li tán, nên trong không khí xuân nồng ấm như thế lại làm cho ông tái tê hơn, rồi tự hỏi : Xuân nồng ấm thế nhưng nhà ai còn có người lưu lạc không?

Vạn Lý Quỳnh châu thử dạ viên ?
Quỳnh Hải đêm nay có hạnh viên?

Trong khắp xứ Quỳnh Hải đêm nay có ai lưu lạc, ra đi trong chiến tranh còn sống sót trở về đoàn viên không? Đặt câu hỏi như thế cũng có nghĩa là : Sao mà nhiều người ra đi nhưng quá ít trở về thế. Quỳnh Hải là một phần của nước Việt, là quê vợ ông, đối với ông nơi đây là đất khách quê người. Đất khách quê người mà như thế, còn quê ông thì như thế nào?

Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, (3)
Hồng Lĩnh nhà tan anh chị tán,

Câu trên là ông tự hỏi, nên không chắc lắm ai đã ra đi, bao nhiêu người trở về, nhưng ở câu này chính là câu trả lời, câu xác định, chính quê ông, nhà ông, gia đình ông là nạn nhân của thời cuộc. Quê vợ đã thế, quê mình cũng tan hoang, như thế là cả một đất nước chìm trong đói khổ, tang thương, chết chóc và ly tán.

Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
Bạc đầu quá hận thế thời điên.

Ông giận sao mà thời gian qua nhanh quá, thoáng một cái mà ông đã bạc đầu, ông lại hận thời thế sao mà quá đảo điên, cứ thay đổi xoành xoạch. Trong vòng quay của tạo hóa (thời gian) ông dường như chẳng gặt gái được gì trong khi mà cái giá phải trả cho những ưu tư là một mái tóc bạc, còn trong vòng quay của thời cuộc, một kẻ sĩ như ông dường như chẳng có nghĩa lý gì. Có lẽ ông còn hận nhiều hơn thế, ông hận nhân gian, ông hận thời thế, rồi ông hận cả đất trời “Bản vô văn tự năng tăng mệnh . Hà sự kiền khôn thác đố nhân?” Chữ nghĩa nào có ghen với mệnh, mà sao trời đất lại ghét nhầm người?.Chính đây là khởi nguồn cho cái định đề tài mệnh tương đố về sau.

Cùng đồ lân nhữ dao tương kiến.
Đường cùng lại gặp nhau, ta bạn.

Có thể xem đây là lúc Nguyễn Du tuyệt vọng nhất. Bởi vì nơi đây ông đã từng được gia đình bạn cha ông nuôi dưởng bảo bọc, rồi lại gả con gái cho ông, cũng từ nơi đây ông đã đèn sách nghiên bút đi thi, tuy không đổ cao nhưng cũng được tập ấm một chức quan nhỏ từ cha nuôi họ Hà của ông. Ít ra như thế cũng có nghĩa là ông đã có một đường đi riêng cho bản thân và gia đình mình, nhưng mọi thứ đều bị xóa sạch trước những đổi thay nhanh chóng của một đất nước đầy biến động. Trong lúc tuyệt vọng, cùng đường như thế ông lại gặp người bạn củ, người bạn tri âm đã bao lần lắng nghe tâm sự thầm kín của ông mà chưa từng phản đối hay tiết lộ, một người bạn mà trải qua bao đổi thay của nhân thế trong lúc ông đã già đi mà khuôn mặt người ấy vẫn cứ rạng ngời khi gặp lại ông, đặc biệt người bạn ấy từ ngàn xưa đến nay vẫn một mình cô đơn giữa một khung trời lồng lộng. Hai kẻ cô đơn gặp nhau, như hai người đồng bịnh đến với nhau, an ủi nhau. Trong câu này ông dùng chữ “lân” là có ý đó “ đồng bịnh tương lân” mà.

Hải giác thiên nhai tam thập niên.
Góc bể chân trời tam thập niên.

Lúc này ông đã 30 tuổi rồi, ngày xưa tam thập nhi lập, ba mươi tuổi mà chưa có sự nghiệp là xem như thất bại. ấy vậy mà ở cái tuổi này ông vẫn còn nương thân nơi quê vợ. Ông hận cho năm tháng qua mau, thời cuộc đổi thay như chong chóng, tóc đã bạc rồi mà dường như mọi thứ vẫn chưa có lối ra phía trước, hận mình bất lực trước những gì diễn ra trong tư cách của một kẻ sĩ trước vận mệnh của dân tộc “ Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”.
Trong hoàn cảnh bản thân như thế mà lại vào lúc đầu xuân nữa, tất cả điều đó đã làm cho Nguyễn Du càng cảm thấy cô đơn hơn. Cô đơn về thân phận con người, cô đơn trong thân phận của một kẻ sĩ bất lực trước thời thế, cô đơn trong thân phận của một con dân trước một đất nước tan hoang bởi những bàn tay của những kẻ tham lam, dùng máu xương của nhân dân để xây thành quách quyền lực cho riêng dòng họ, cá nhân mình. Như vết thương trên cây gió đã thành khối trầm, tỏa hương thơm cho đời, tất cả chất liệu khổ đau đã làm thành khối tinh anh trong con người ông, chuyển tải thành những áng văn chương bất hủ lưu mãi muôn đời cho hậu thế, cho dân tộc.

Tinh anh phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa./.


Viên Như


1 – 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, bắt đầu kiếp ăn nhờ ở đậu.
2 – 1787 Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu viện quân Thanh, hậu quả là dưới sự chỉ huy của Tôn Sĩ Nghị quân Thanh đã sang xâm lược nước ta.

3 – 1791 Nguyễn Quýnh, anh cùng cha khác mẹ của ND bị Tây Sơn giết, phá bỏ dinh cơ của họ Nguyễn ở Tiên Điền, Hà Tỉnh.

Không đề 26





Valentine
Rượu tình say
Hương tình bay
Còn lại
Ngày tháng vắn dài
Giữ mãi trong tay
Xác tình cay
Valentine

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Hồn ở đâu bây giờ?




Hồi còn đi học ở quê nhà tôi vẫn thường nhịn ăn sáng để dành tiền mua sách. Không chỉ là loại sách dành cho trẻ con mà phần lớn là sách dành cho dân chuyên nghiệp.


Còn nhớ, một lần nọ, vô tình tôi mang vài cuốn sách vào lớp học và thầy tôi nhìn thấy. Ông cầm lên xem một hồi lâu rồi trả lại tôi, không nói gì, nhưng trước khi tôi ra trường, trong buổi gặp nhau cuối cùng để chia tay, thầy có một đề nghị với tôi. Thầy nói, nếu tôi vui lòng thì để lại kỷ niệm cho thầy bộ sách về chuyên môn mà thầy đang là giáo viên của bộ môn đó. Tôi thật sự vui mừng đáp ứng lời đề nghị đó của thầy. Vì bộ sách đó thật sự sẽ cần cho thầy hơn là tôi với tư cách là sinh viên mới của một bộ môn khác. Hơn nữa, nhu cầu cập nhật kiến thức của người thầy trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn cúa đất nước lúc bấy giờ làm tôi không kìm được xúc động.


Những ngày đó, thầy cô giáo bỏ nghề hàng loạt vì lương không đủ sống, vì nghề thầy bị khinh bạc là chuyện thường ngày ở đất nước ta. Thầy tôi vẫn giữ nghề cho tới những năm gần đây, sau hơn 30 năm tôi ra trường và vẫn không ngừng tự trao dồi, nâng cao kiến thức của mình vì sự tận tâm với các thế hệ học trò.


Tết này tình cờ đọc được bài viết mới của GS Ngô Bảo Châu, chợt nhớ lại một vài kỷ niệm xưa cũ như vậy. Những bộ sách mà tôi mua được thời trung học từ tiền ăn sáng ngày xưa đã giúp tôi rất nhiều không thể nói hết ở đây. Điều tôi muốn nhắc lại là kỷ niệm về những nhà sách tư nhân của cái thời khó khăn đó. Tại cái thị xã nhỏ bé quê tôi, trên con đường đi học hàng ngày ngang qua một con đường được coi là đại lộ lớn nhất của thị xã có tới vài nhà sách nho nhỏ do chính chủ nhân điều hành. Họ cũng là những nhà giáo, những trí thức không gặp thời và lui về với cái nghề mà bản thân mình khả dĩ chấp nhập được mở hiệu sách. Trước năm 1975, đó là những hiệu sách làm ăn khá sầm uất, sau đó một thời gian khá dài tuy đất nước có khó khăn song họ vẫn trụ được.


Bẵng đi một thời gian khá dài xa quê hương. Một ngày nọ tôi về và dành cho mình một buổi chiều đi lang thang trên những con đường cũ. Chợt nhận ra khu phố quen thuộc của hơn 30 năm về trước. Vẫn những ngôi nhà đó, mái ngói đó dù có rêu phong hơn. Con đường nhỏ ngày xưa giờ mang tên là Đại lộ ĐK… nhìn có vẻ khang trang hơn, xe cộ đông đúc hơn. Nhưng các hiệu sách ngày xưa đã biến mất. Vẫn còn đó các bảng tên, bảng hiệu quen thuộc, vẫn còn các thế hệ tiếp theo của các hiệu sách ngày xưa đang kinh doanh tấp nập. Nhưng lại là những mặt hàng khác, không còn là hiệu sách nữa.


Bẵng đi một thời gian khá dài xa quê hương. Một ngày nọ tôi về và dành cho mình một buổi chiều đi lang thang trên những con đường cũ. Chợt nhận ra khu phố quen thuộc của hơn 30 năm về trước. Vẫn những ngôi nhà đó, mái ngói đó dù có rêu phong hơn. Con đường nhỏ ngày xưa giờ mang tên là Đại lộ ĐK… nhìn có vẻ khang trang hơn, xe cộ đông đúc hơn. Nhưng các hiệu sách ngày xưa đã biến mất. Vẫn còn đó các bảng tên, bảng hiệu quen thuộc, vẫn còn các thế hệ tiếp theo của các hiệu sách ngày xưa đang kinh doanh tấp nập. Nhưng lại là những mặt hàng khác, không còn là hiệu sách nữa.


Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Tôi tự hỏi. Mặc cho ký ức về một cậu học trò thận trong lựa chọn từng quyển sách trong lúc người chủ hiệu sách cũng từ tốn giới thiệu với người khách quen nhỏ tuổi những cuốn sách mới, hay, có giá trị mà bản thân người bán cũng rất chọn lọc khi mang về cho cửa hàng nhà mình.


Tôi bất chợt tự thấy mình trong những câu chữ của GS Ngô Bảo Châu: “Con người cần có cái gì đó cao cả mà bám vào, để đu người lên để có thể nhìn về quá khứ và tương lai mà không nuối tiếc, không sợ hãi. Bạn có thể tìm thấy cả sự tuyệt vọng, cả sự cao cả của tâm hồn con người trong những trang sách. Vì thế mà bạn muốn có một tiệm sách cũ không quá xa nơi bạn sống”.
Nhưng tiếc rằng, giờ đây, để có thể tìm được những hiệu sách cũ quen thuộc, người ta đôi khi phải đi rất xa, rất xa tưởng như sẽ không bao giờ tới được nữa.


Những tiệm sách ấy, bây giờ ở đâu


Cuối tháng mười, tôi quay lại Paris mấy hôm vì chút công việc. Để tiết kiệm thời gian, ngay hôm đầu tiên tôi đã hẹn mấy người đồng nghiệp đến viện IHES cùng làm việc. Tám năm trước, tôi đã từng làm việc ở đây trong một thời gian dài. Dạo ấy, hàng sáng tôi lấy tàu B đi xuống bến Bures cách viện IHES khoảng mười phút đi bộ. Lần này, tôi quyết định đi sớm hơn thường lệ để có thời gian qua tiệm sách gần nhà ga Bures mua quyển Ký sự Algerie của Camus mới xuất bản. Tiệm sách nằm ngay trên đường đi từ nhà ga đến viện, đúng ở chỗ góc phố nơi phải rẽ trái. Tôi còn nhớ bà chủ tiệm luôn nhìn bạn qua cặp kính để trễ xuống mũi, luôn ở trong tư thế sẵn sàng tư vấn sách vở cho bạn với thái độ nghiêm túc và đầy tự hào nghề nghiệp. Không biết làm sao mà lần này tôi tìm mãi không thấy tiệm sách đâu và có lẽ vì thế mà cảm thấy thực sự hoang mang như một người đi lạc đường. Mất tới gần mười phút tôi mới hiểu ra rằng tiệm sách Bures đã đóng cửa. Nơi xưa là một tiệm sách sáng sủa, ngăn nắp và sạch sẽ, nay là một gian nhà tối om, trên cửa kính dán xô lệch những tờ quảng cáo loè loẹt.
Dịp hè vừa rồi, Trương Quý có cho tôi một quyển tản văn của Nguyễn Việt Hà. Văn anh Hà hóm hỉnh, đọc thỉnh thoảng muốn tủm tỉm cười, nhưng cười xong thì thấy buồn nhiều hơn là vui. Có một đoạn về những tiệm sách cũ của Hà Nội hơi thê lương, nhưng đọc đoạn này tôi lại cảm thấy vui. Anh Hà nhắc đến một tiệm sách cũ ở phố Hàng Bài, ngay phía bên trái rạp Tháng Tám. Vào cuối những năm bảy mươi, chiều nào tôi cũng đi qua, rồi đứng tần ngần nhìn qua cửa kính, dù biết mình không có tiền để mua sách và dù có mua thì đọc cũng không hiểu vì ở đấy không bán sách cho trẻ con. Nhưng đây là nơi ông ngoại mua cho tôi quyển sách đầu tiên, một quyển sách về ngành khoa học chăn nuôi. Tôi mê mẩn quyển sách ấy chỉ vì ngoài bìa có vẽ mấy con lợn rất đẹp. Tiệm sách này đã đóng cửa từ rất lâu. Ông ngoại tôi cũng đã mất. Những người thân và háng xóm của tôi không hiểu tại sao không hề nhớ về sự tồn tại của nó. Đọc sách Trương Quý cho, tôi phát hiện ra rằng có một người nữa là Nguyễn Việt Hà vẫn còn nhớ về nó. Không quen, chưa gặp bao giờ, vậy mà tự nhiên tôi cảm thấy quý anh ấy. Nhưng có một chi tiết mà có lẽ anh Hà chưa biết. Ở phía trong tiệm sách phố Hàng bài là nhà của ông bà Dực. Ông Dực là con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Tôi ngờ rằng tiệm sách có một mối liên hệ nào đó với học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
Một số người hỏi tôi tại sao trong nhiều lựa chọn tôi lại chọn về dạy học ở Chicago, một trong những nơi lạnh nhất nước Mỹ. (Khi tôi viết mấy dòng này, nhiệt độ ngoài trời đã xuống dưới -10 độ C.) Tôi có sẵn một số lý do để tuỳ hoàn cảnh mà trả lời câu hỏi này. Một trong những câu trả lời rất thật mà không mấy người tin là xung quanh đại học Chicago có nhiều tiệm sách. Lớn nhất là tiệm sách Seminary Coop. Tiệm này có hai chi nhánh. Chi nhánh lớn có thể nói là thiên đường của sách hàn lâm. Mỗi khi có ít phút sau giờ ăn trưa, tôi lại rẽ qua đó để đắm đuối. Có rất nhiều đầu sách nhân văn có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết nếu không nhìn thấy ở Seminary Coop. Chi nhánh nhỏ chủ yếu bán sách hư cấu và sách cho trẻ con. Đây là địa điểm vui chơi ưa thích của bé Nguyên và bé An và cũng là nơi tôi đưa các bé đến mỗi khi có việc gì cần phải lấy lòng hai bé. Đối với tôi, địa điểm vui chơi ưa thích lại là hiệu sách cũ Powell. Không lần nào qua Powell mà tôi không hoan hỉ ra về với vài ba quyển sách cũ, dĩ nhiên theo tôi là quý hiếm, và dĩ nhiên giá cả lại rất phải chăng. Trước đây, trong khu vực xung quanh đại học còn một tiệm nữa là Borders nhưng đã đóng cửa từ hai năm nay. Đây là một trong hai chuỗi tiệm sách lớn nhất ở Mỹ, với cửa hàng với diện tích kinh doanh rộng, vừa bán sách vừa bán bánh ngọt và cà phê, một mô hình kinh doanh một thời đã rất thịnh hành. Buổi chiều sau giờ đi học, trẻ con ngồi đọc sách lốc nhốc khắp cửa hàng. Tiếc là mô hình kinh doanh của Borders không sống sót được trong kỷ nguyên kinh doanh qua mạng và nó đã là một trong những nạn nhân đầu tiên của đế chế Amazon. Ngay sát nách trường vẫn còn một tiệm Barnes and Nobles hoạt động theo mô hình tương tự, hiện tại vẫn thoi thóp sống.
Tôi thành thật tin rằng cuộc sống ở một nơi nào đó sẽ dễ chịu hơn, nhân văn hơn nếu nơi đó có nhiều tiệm sách. Hà Nội bây giờ còn ít tiệm sách quá. Mật độ tiệm sách đạt cực điểm ở phố Đinh lễ, nơi sách mới được bán với chiết khấu cao nhất có thể. Nếu bạn phải tìm một quyển sách xuất bản chỉ một năm trước đây thôi, có đi dọc cả phố Đinh Lễ bạn cũng không tìm thấy. Đinh Lễ giống cái chợ hơn là một tiệm sách. Bạn đến đó để mua sách giá rẻ chứ không phải để nhẩn nha tìm một đầu sách mà bạn chưa biết. Tuy thế, ra Đinh Lễ vẫn thích, bạn bất chợt nhận ra rằng xung quanh bạn vẫn còn khá nhiều người thích đọc sách.
Trên phố Tràng Tiền còn sống sót hai tiệm sách mậu dịch. Gần kem bô đê ga là tiệm sách ngày xưa vẫn gọi là ngoại văn vì ngay ngoài cửa có cột chữ tiếng nga kniga. Ở trong đó lúc nào cũng tối om như tiền đồ chị Dậu. Bên đường bên kia, gần nhà in báo nhân dân cũ, bây giờ là trung tâm văn hoá Pháp, là toà nhà sáu tầng của tổng công ty sách. Ở đây sáng sủa hơn, nhưng phong cách kinh doanh thì vẫn kiên định với lý tưởng quốc doanh. Tuy diện tích kinh doanh lớn nhưng số đầu sách không hơn mấy sạp sách ngoài phố Đinh Lễ và vì dĩ nhiên là không có chiết khấu nên tôi ngờ rằng doanh thu của cửa hàng không hơn mấy doanh thu của sạp chị Hoa. Chục năm trước, khi xin nhà nước kinh phí để xây toà nhà này, tôi tin rằng mong muốn sâu thẳm của lãnh đạo tổng công ty sách vẫn là đem ánh sáng văn hoá đến cho nhân dân. Tuy nhiên môi trường kinh doanh khắc nghiệt đã không cho phép giấc mơ của họ trở thành hiện thực. Sắp tới, tổng công ty sách sẽ chuyển đổi một phần mục đich sử dụng của toà sang thành trung tâm thể hình thẩm mỹ. Tuy khác với mục tiêu đặt ra ban đầu, nhưng vẫn là một cách phục vụ nhân dân, tất nhiên chủ yếu là nhân dân có tiền.
Hoàng tử bé của Saint-Exupéry rất ít tin tưởng vào khả năng tư duy của người lớn. Người lớn thích làm ra kế hoạch kinh doanh, rồi phấn đầu bền bỉ để đảm bảo tiến độ của kế hoạch mà mình đặt ra, rồi thường xuyên cập nhật bảng cân đối thu chi để có thể theo dõi lợi nhuận. Phần lớn thời gian chúng ta cũng làm thế trong công việc hàng ngày của mình, và vì thế chúng ta dễ thông cảm với những người lớn hơn. Nhưng nỗi tuyệt vọng của con người rất ít khi liên quan đến kế hoạch kinh doanh hay bản cân đối thu chi. Gần đây, người ta hay nói về hiện sinh một cách khá là nôm na, rằng chúng ta không cần quan tâm đến cái gì khác ngoài chính cái khoảnh khắc mà ta đang sống. Triết lý vậy nghe cũng hay, cũng phảng phất chất thiền, nhưng mà sai. Nỗi tuyệt vọng của con người có nguồn gốc từ quá khứ và tương lai, nó là sự nuối tiếc về quá khứ và sự sợ hãi về tương lai. Sống hoàn toàn trong hiện tại sẽ làm dịu đi nỗi tuyệt vọng trong chốc lát, nhưng nỗi tuyệt vọng sẽ như cái bu mơ răng bay lộn ngược lại đập vào mặt ta với sức tàn phá gấp hai. Con người cần có cái gì đó cao cả mà bám vào, để đu người lên để có thể nhìn về quá khứ và tương lai mà không nuối tiếc, không sợ hãi.
Bạn có thể tìm thấy cả sự tuyệt vọng, cả sự cao cả của tâm hồn con người trong những trang sách. Vì thế mà bạn muốn có một tiệm sách cũ không quá xa nơi bạn sống.
Ngô Bảo Châu

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Xin chữ đầu năm



Nước non ngàn dặm xanh tươi
Gia đình hòa thuận người người yên vui
Hành hương dáng núi ngậm ngùi
Im nghe tử sĩ tới lui cửa thiền
Ngã từ hỉ xả vô biên
An tâm trút bỏ ưu phiền lợi danh

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Ngôn ngữ đêm



Đinh Trường Chinh










Trong góc tối hút sâu, hơi thở em còn vang trên hành lang trí nhớ. Anh trốn tìm đêm bằng hơi thở kiệt sức cuả chính mình.
Cố níu giữ giấc mơ.
Thơ rơi xuống bờ vực vô hình.
Giọt nước em cứa đứt lưỡi khuya.
Anh giãy chết.


Những lời kinh rơi đều từng hòn sỏi.
Trong giấc mơ, em là bãi cát trải dài trang giấy vàng khuya ố chữ. Anh rã lời thơ điếng lạnh bào thai.
Biển trôi những xác chữ loáng mặt đêm, dạt lưng em rũ rượi.
Anh trườn vai bám dọc thân xuôi.
Ðại dương cuốn ngộp chúng ta.
Trôi chìm mất nhau dưới trời rực tím.
Lật nghiêng trái đất vong thân.


Ðêm khát tiếng dương cầm, khát vầng trăng úa.
Nhổ neo trong giấc mơ, bài thơ chưa trọn chữ.
Vỗ cánh bay lên những vì sao.
Ðeo lấy mặt không gian đuối lãng.


Trong màu đêm hoen rỉ, trăng dội mặt tường đóng váng xanh mưa. Trăng truy tìm những buồm mây kiệt sức.
Thơ chảy vào anh những giấc mơ tan.
Những hòn sỏi rơi xuống đồi nằm quẩn hút.
Ðêm đè lên mặt sông trong mùa sương thoi thóp.


Anh bỗng vô thân khi thiếu em.
Cuối cơn mơ anh bồng những sợi sương mù.
Ngỡ là em.
Ngỡ ngực khuya.
Trầm vang vào nỗi chết anh.
Rất thật!

Một ngày mùa xuân trong đời em Duyên Magic



Du Uyên






Tôi là Duyên, Duyên Magic, 30 tuổi, độc thân.

Duyên là tên cúng cơm, Magic là tên của trung tâm giải phẫu thẩm mỹ mà tôi đang làm chuyên viên tư vấn.

Mỗi ngày, xem mail là một phần công việc. Hôm nay có 17 cái mail do khách hàng gửi đến. 17 câu hỏi hóc búa lẫn tâm sự. Cái vui, cái não nề. Hôm nay tôi phải trả lời 23 cú điện thoại, những cú điện thoại có nội dung cũng tương tự như vậy.

“Ngực chị 89 rồi mà ông xã chị ra đường vẫn dòm ngực gái, chị có nên đặt túi không? Sẵn em tư vấn chi phí và quá trình phẫu thuật...”

“Duyên ơi, mũi chị vừa sửa ở em về, đi xem bói, thầy bảo không hợp, chị muốn chỉnh lại tí xíu được không em?”

“Chị ơi, em chưa gom đủ tiền hụi. Hay đặt một bên trước rồi vài tháng sau đặt tiếp bên kia nha chị? Em sợ để tiền tiêu hết.”

Vậy đó, dở khóc dở cười. Nhưng hai túi silicon trên vú em là bát cơm của chị, em đặt trước một bên là chị ăn cơm lưng bát!

Thiên hạ nói, “Phụ nữ xấu thì không có quà.” Những gì liên quan đến nhan sắc luôn là mối quan tâm hàng đầu của quý mợ. Do vậy, ở xứ này và có lẽ ở mọi nơi trên trái đất, công nghiệp làm đẹp đang phát triển lên tầm hiện đại, và ít tốn kém so với trước. Bây giờ không cần phải mất cả núi tiền mới mong “mông má” lại nhan sắc như ý muốn, mà chỉ cần dư dả tí chút là có thể tân trang nhan sắc lên tầm hiện đại.

Tôi tiếp xúc với những người phụ nữ thích làm mình đẹp, thật ra ai mà chả thích, nhưng tất nhiên, phải có điều kiện tài chánh! Họ có thể là quý bà thành đạt, bản lĩnh trên thương trường, hoặc họ là quý cô sành sỏi trên tình trường, uyên bác và chảnh choẹ trên bục giảng; nhưng phần lớn khi đến với tôi họ đều có chung nét mặt e dè, tâm trạng lo âu, nửa đề phòng nửa háo hức. Tôi thấy mình oai, lời tôi nói là lời thánh phán!

Độn mông là đời lên hương. Cắt mi mắt là thay đổi số phận.

Tôi làm cho trung tâm này đã 2 năm. Sếp tôi là Việt kiều Úc, là chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ trên 10 năm kinh nghiệm. Hài hước, lịch lãm, phong độ, hiện đang độc thân sau hai lần ly dị, một ở Úc và một ở Việt. Một phần khách hàng nữ do khoái ông mà đến.

Khó biết được vẻ đẹp trai của ông là bao nhiêu phần trăm tự nhiên, bao nhiêu phần trăm nhân tạo. Điều tôi thích nhất ở ông là tiền lương luôn sòng phẳng, trả đúng ngày, và khoản hoa hồng 10% khá là hậu hĩnh. Tôi từng nghĩ mình sẽ tán tỉnh ông, có lẽ ông cũng nghĩ đến điều đó. Nhưng chưa ai ra chiêu trước, có trời mới biết vì sao!



o O o



Văn phòng. 8:30 AM.

Có tiếng gõ cửa. Tôi mở cửa, cười rạng rỡ với người phụ nữ trước mặt:

“Chào chị, mời chị vào. Chị là chị Vân? Hôm qua mình nói chuyện qua điện thoại?”

“Đúng rồi em!” Chị khách cười nhẹ, thoải mái.

Ngồi xuống ghế, chị nói:

“Chị có thể bắt đầu chứ?”

“Vâng, em nghe.”

“Chị muốn cắt mắt...”, thoáng đỏ mặt, “... em cho chị biết quá trình và chi phí.”

Tôi xoay cái bảng sau lưng, kéo nhẹ một bức ảnh, căng cây thước, nhìn thẳng vào mắt chị đúng 3 giây để tìm đôi mắt thích hợp trong khung hình.

“Theo quan niệm của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, đôi mắt đẹp là một đôi mắt có mí to rõ, hay còn gọi là mắt hai mí. Khuôn mặt chị rất hài hoà, chỉ vì đôi mắt một mí hơi nhỏ, bọng to nên trông sụp sệ. Trước hết, em sẽ nói về quy trình tạo mắt hai mí, loại bỏ bọng mắt. Đây, như chị thấy, mí mắt bao gồm các lớp: da, cơ, mỡ và các túi mỡ quanh mắt. Phần da ở đây rất mỏng, rất dễ tổn thương nên bàn tay chạm tới chúng phải là tay chuyên nghiệp. Nhẹ nhàng và tỉ mỉ. Ở đây có chuyên gia kinh nghiệm nên chị yên tâm. Các chuyên gia sẽ tạo ra mí mắt mới. Sau đó, họ sẽ loại da dư và mỡ dư, giúp đôi mắt có vẻ tươi trẻ, hết sụp mí và vẻ u sầu. Chị sẽ được miễn phí chăm sóc sau hậu phẫu, các bác sĩ chỉ định dùng thuốc, thay băng hàng ngày. Em cam kết sau một tuần, chị sẽ hài lòng, chỉ với giá 500 đô. Chị có thắc mắc gì không?”

“Không, nhưng có thể giảm giá cho chị chút ít làm quen không em? Nhưng thôi khoan đã, chị muốn suy nghĩ thêm đã.”

Tất nhiên, giảm chứ. Nhan sắc tuy không phải là mớ rau, nhưng vẫn có thể giảm giá chút ít. Tuy nhiên chị khách đã đứng dậy.

Con cá đầu tiên suýt cắn câu, nó bơi vờn quanh miếng mồi và sẽ quay trở lại, tôi tin vậy. Người ta đặt niềm tin vào nhiều điều mơ hồ, thậm chí trừu tượng, như đặt tương lai vào thế giới đại đồng chẳng hạn, còn tôi, tôi tin vào sự mất niềm tin đối với nhan sắc trời cho của khách hàng.



o O o



10:00 AM.

“Cháu cho cô ý kiến về tạo hình môi đi...”

“Vâng. Phẫu thuật tạo hình môi là một tiểu phẫu không mất nhiều thời gian. Rất nhẹ nhàng, không đau, vì có loại thuốc tê thoa đặc biệt, khi thoa vào, môi cô sẽ tê cứng, hoàn toàn không thấy đau khi phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật này là làm cho môi dày thành môi mỏng và tạo những đường gợn nhỏ gợi cảm. Phần môi thừa cần cắt bỏ đi nằm ở đường ranh giới môi ướt - môi khô trở vào trong niêm mạc, do đó sau phẫu thuật thu gọn môi sẽ không thấy sẹo trên vùng môi. Bác sĩ sẽ đo vẽ thật chính xác trước phẫu thuật và chỉ khâu là loại chỉ tự tan nên không cần cắt chỉ. Phẫu thuật này rất nhẹ nhàng, ít sưng, nên không ảnh hưởng đến sinh hoạt, kể cả ăn uống. Sau ba ngày, chỉ tan, cô sẽ có một làn môi tươi tắn, mịn màng, không có bất cứ dấu hiệu nào về phẫu thuật. Giá chỉ 350 đô. Trung tâm sẽ bảo hành 10 năm cho môi của cô, cô sẽ được kiểm tra bất cứ khi nào cần. À, khách hàng sẽ được tặng một suất xăm chân mày hoặc làm hồng nhũ hoa cho hoá đơn trên 500 USD nữa cô ạ. Cháu nghĩ cô nên làm thêm tẩy trắng răng để có được suất tặng này nha.”

“Cháu giải thích cặn kẽ lắm, nhưng giá vậy có cao không cháu? Cô nghe nói trung tâm ở đường 3/2 chỉ có vài triệu thôi.”

“Trung tâm của cháu quan tâm về chất chứ không về lượng. Mỗi ngày chỉ phẫu thuật chừng 10 ca thôi. Ngoài các chuyên gia kinh nghiệm ra, thì các dụng cụ, thuốc, băng gạc, máy móc đều là hàng cao cấp. Cháu cam đoan không thẩm mỹ viện nào hoàn hảo đến từng khâu như thế, ngay cả việc bảo hành 10 năm là cô đủ thấy uy tín của trung tâm đối với khách hàng rồi.”

Bà khách im lặng suy nghĩ và có vẻ “bắt lửa” rồi. Tôi bồi thêm cú chót, hạ gục luôn:

“Cô rất sáng suốt khi quyết định đến với Magic. Môi cô rất gợi cảm, chỉ cần định hình khuôn và cắt bớt một chút sẽ thành môi trái tim duyên dáng. Tháng sau, chú sẽ mê cô hơn cả 20 năm trước và mọi người sẽ thấy cô khác hẳn, tin cháu đi.”

Bà khách ngẩng lên cười, “Cháu cho cô xem bảng hợp đồng, khi nào thì tiến hành đây?”

Tôi lấy cuốn danh sách dày cộm, cố ý cho bà khách thấy lượng khách hàng khổng lồ của trung tâm.

Tèng téng teng... Con cá thứ hai, cắn câu!



o O o



Hắn mình dây, khuôn mặt khá thanh tú. Tôi biết hắn chuyển giới, có lẽ là chưa hoàn thành.

“Chị, độn mông ...”

Tôi tỏ ra không ngạc nhiên, “Em là Nga?”

“Qua điện thoại, tôi nghĩ chị rất đẹp và trẻ!”

“Cảm ơn em, sao em nghĩ thế?”

“Giọng chị rất đặc biệt. Sao chị làm ở trung tâm thẩm mỹ mà trông thường thế?” Hắn hờ hửng, chẳng thèm nhìn mặt tôi lấy một cái.

“Chị rất vui khi em khen giọng chị. Thật ra chị cũng muốn đẹp lắm nhưng không có điều kiện, em à. Chị luôn thầm ghen tỵ với từng người khách hàng, em tin không?”

“Nếu có điều kiện, chị sẽ làm gì trên cơ thể mình?”

“Nâng mũi và bơm ngực! Có thể là kéo chân thêm vài centimet nữa càng tốt, chị luôn mặc cảm về chiều cao của mình. À, còn hút bớt một ít mỡ ở mông nữa.”

“Em không biết chị đang thật thà hay cố hài hước nữa?! Thôi, chị nói về quy trình nâng mông đi.”

“Đây là kỹ thuật mới nhất, một cuộc cách mạng của phẫu thuật thẩm mỹ nói chung và nâng mông nói riêng do trung tâm này độc quyền. Nâng mông tương đối khó hơn nâng ngực rất nhiều vì bộ phận này được sử dụng khá nhiều so với ngực. Có khá nhiều cách nâng mông cũ, gây đau đớn và lâu lành, nhưng bây giờ ta đã có một phương pháp tối ưu đó là nâng mông nội soi. Em có thể đi lại, nằm ngồi sau 48 giờ, cắt chỉ sau 7 ngày và có thể... ấy ngay ngày hôm sau.”

Hắn cười, có vẻ thú vị với động từ “ấy” mà tôi vừa nói.

“Nâng mông nội soi là sao chị?”

“Nâng mông nội soi được xem là bước đột phá trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, với nhiều cải tiến, khắc phục được những hạn chế của các phương pháp nâng mông thông thường. Đây là phương pháp nâng mông bằng cách đặt túi độn mông vào bên trong, làm cho mông trở nên cao và đầy đặn hơn. Quá trình nâng mông nội soi được thực hiện theo các bước sau đây... ” tôi mở ra tấm bảng ghi đầy đủ 5 bước, vừa chỉ vừa nói. “Bước 1: Tư vấn và thăm khám, đo vòng mông. Bước 2: Xét nghiệm. Bước 3: Thực hiện gây tê vô cảm giúp khách hàng không có cảm giác đau đớn, khó chịu. Bước 4: Tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ cắt, tạo một vết rạch dọc nhỏ ở rãnh liền mông, sau đó đặt túi độn mông trong khoang giữa cơ mông lớn và cơ mông bé. Khoang đặt túi độn được bóc tách chính xác và đúng vị trí, phù hợp với kích thước của túi độn để đảm bảo không có sự xê dịch của túi độn. Túi độn sẽ nằm trong phần nửa trên của mông. Bước 5: Cân đối hai bên mông. Sau khi đặt túi độn vào đúng vị trí bác sĩ sẽ điều chỉnh để hai bên mông cân đối, sau đó sẽ tiến hành đóng kín vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ. Thời gian tiến hành nâng mông trong khoảng 2 tiếng.”

“Sau đó thì sao?”

“Sau đó em sẽ được đưa vào phòng hậu phẫu, ngủ thật ngon. Có chuyên viên massage, thư giãn với hương tinh dầu, nghe nhạc thư giãn đến khi em có thể về.”

“Giá thế nào hả chị?”

“2.500 USD. Em sẽ được miễn phí tẩy lông vĩnh viễn và tiêm một lần hooc-môn nữ. Thật tuyệt đúng không?”

“Em nghĩ nó hơi cao, ngay cả so với ở Bangkok!”

“Chị lại nghĩ nó rất bèo vì em sẽ được bảo hành 10 năm nữa đấy.”

“Làm sao biết được là có sống thêm được 10 năm cho hết bảo hành hả chị? Chị có thể bớt giá cho em không?”

“Chị sẽ bớt em 10%, đó là lấy ra từ số hoa hồng của chị, vì chị thấy sự khát khao thay đổi số phận của em.”

“Được rồi, chị làm hợp đồng đi, em thích chị rồi đó.”

“Chị cũng bị thích em rồi. Nhanh không thì chị yêu em mất.”

Con cá thứ ba, cắn câu!



o O o



Con cá thứ tư...

Con cá thứ năm...

Con cá thứ vô tận...

Vậy đó, một ngày trong đời của tôi — Duyên Magic — sẽ có vài con cá như vậy hoặc có khi vêu mỏ, chẳng có mống nào. Những con cá cần được điều chỉnh mông, môi, má, mắt, mi, ngực, chân, mũi... nghĩa là mọi bộ phận chưa hoàn chỉnh trên cơ thể. Tôi là cánh tay nối dài của tay chuyên gia Việt kiều Úc. Hắn là cánh tay nối dài của Thượng đế.

Magic, Magic, Magic...

Cái mà chúng tôi không có là cái Thượng đế chưa sáng tạo ra.

Tôi muốn căng biểu ngữ trên mọi góc phố:

“Làm đẹp để giữ chủ quyền những gã đàn ông của đời mình!”

“Hãy nói không với vòng mông 46!”

“Làm đẹp là yêu nước!”

“Hãy xăm chân mày và làm hồng nhũ hoa trước khi quá muộn!”

Nghĩ cho cùng thì những sì-lo-gân này rất lương thiện và chính đáng, ít nhất là chúng lương thiện và chính đáng hơn mọi băng-rôn đỏ rực đến nhức mắt để mừng xuân và mừng cái con tườu gì đó mà người ta treo ở mọi góc phố trên đất nước này.

Tèng téng teng... Chị em ơi, mùa xuân đến rồi đó!


Tính biểu tượng của màu sắc



Cirlot, Juan Eduardo





Đoàn Khương Duy dịch từ bản tiếng Anh.
Nguyễn Tiến Văn hiệu đính.





JUAN EDUARDO CIRLOT

(1916-1973)


Juan Eduardo Cirlot, người Tây-ban-nha, là một thi sĩ, nhà phê bình mỹ thuật, nhà thần thoại học, nhạc sĩ, và dịch giả. Đầu những năm 1940, cùng với Alfonso Buñuel, ông đã dịch thơ của Paul Éluard, André Breton, và Antonin Artaud. Ông bắt đầu viết phê bình mỹ thuật từ năm 1943; in tập thơ đầu tay từ năm 1946; ra mắt tác phẩm âm nhạc đầu tay từ năm 1948; xuất bản cuốn Igor Stravinsky (về âm nhạc của Stravinsky) và cuốn Diccionario de los ismos[“Từ điển về các chủ nghĩa”] năm 1949. Sau đó, ông bước vào lĩnh vực nghiên cứu biểu tượng học và mỹ thuật thời Gothic, xuất bản cuốn El Ojo en la Mitología: su simbolismo [“Con mắt trong thần thoại học: Tính biểu tượng của nó”] năm 1954.

Cirlot mất năm 1973 vì bệnh ung thư tụy tạng. Những tác phẩm của ông đã xuất bản gồm có 10 tập thơ và 13 cuốn sách nghiên cứu, trong đó cuốnDiccionario de símbolos tradicionales (“Từ điển về những biểu tượng truyền thống”, 1958) [bản Anh ngữ, A Dictionary of Symbols (1962)] là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Dưới đây, chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ một bài viết thú vị của Juan Eduardo Cirlot do Đoàn Khương Duy trích dịch từ cuốn A Dictionary of Symbols.


___________





Biểu tượng về màu sắc là một trong những loại biểu tượng mang tính phổ quát nhất, và được dùng một cách ý thức trong những nghi thức tế lễ, trong các huy hiệu, luyện đan, nghệ thuật và văn chương. Có nhiều sự suy xét liên hệ đến mặt ý nghĩa của màu sắc mà ta có thể nói qua một chút. Có sự phân chia một cách chung chung về măt quang học và về tâm lí học thực nghiệm. Nhóm đầu tiên gồm những màu “tăng tiến” (advancing) và có tính ấm, tương ứng với những cách thức đồng hóa, tính hoạt động và cường độ của màu sắc (gồm các màu đỏ, cam vàng và rộng hơn nữa là màu trắng), và nhóm thứ hai mang tính lạnh, là những màu “lùi” (retreating), tương ứng với những quá trình tách biệt, tính thụ động và quá trình làm suy yếu (gồm các màu xanh dương, chàm, tím và rộng hơn nữa là màu đen), màu xanh lá cây là màu trung gian, chuyển tiếp và trải đều cho cả hai nhóm. Màu sắc có cách dùng phụ khác trong việc đưa vào những mẫu hình vẽ trên huy hiệu. Thứ tự từng dãy của khoảng phạm vi màu sắc chính là điều cơ bản, được tạo thành khi dãy màu sắc (mặc dù trong một cái nghĩa có phần trừu tượng) làm thành một loại tập hợp hữu hạn của các màu sắc hoàn chỉnh, khác biệt nhau và có trật tự. Mối quan hệ dạng thức giữa, một mặt là, một chuỗi sáu hay bảy sắc thái của màu sắc — vì thỉnh thoảng cũng khó mà phân biệt màu xanh với màu chàm, hoặc màu xanh da trời với màu xanh biển — và, ở mặt khác, một chuỗi nguyên âm — có bảy nguyên âm trong tiếng Hi-lạp — cũng như các nốt nhạc trong khung nhạc, mối quan hệ này chỉ ra một sự giống nhau cơ bản giữa ba dãy này với nhau và cũng là giữa chúng với sự phân chia của tầng trời, theo tư tưởng sinh vật học thiên văn cổ đại, thành bảy phần (mặc dù thực tế thỉnh thoảng người ta chia thành chín phần).

Biểu tượng học về màu sắc thường xuất phát từ một trong các nguồn sau: (1) đặc tính vốn có của từng màu sắc, được nhận biết theo trực giác như là một thực tế khách quan; (2) mối liên hệ giữa màu sắc và biểu tượng hành tinh được kết nối với màu sắc theo cách truyền thống; hoặc (3) mối liên hệ mà luận lí học cơ bản, sơ khai nhận biết được. Tâm lí học và phân tâm học hiện đại dường như đặt nặng vấn đề thứ ba trong số những cách thức này hơn cả vấn đề đầu tiên (cách thức thứ nhì hoạt động với vai trò cây cầu bắt ngang giữa hai vấn đề còn lại). Do vậy, Jolan de Jacobi, trong quá trình nghiên cứu của bà ta về tâm lí học Jung, đã phát biểu chính xác từng chữ thế này: ‘Sự tương ứng của các màu sắc đối với các chức năng theo thứ tự thì biến đổi theo những nền văn hoá và những nhóm người khác nhau và thậm chí trong số những cá nhân; như là một quy tắc chung, tuy nhiên,...màu xanh, màu của bầu không khí loãng, của bầu trời trong vắt, thì đại diện cho quá trình suy tư; màu vàng, màu của mặt trời nhìn từ đằng xa, xuất hiện mang ánh sáng ra khỏi vùng bóng đêm bí hiểm, chỉ biến mất trở lại vào bóng đêm, màu vàng này là trực giác, cái chức năng có thể nắm được trong một khoảnh khắc loé sáng cho sự thông hiểu nguồn gốc và các xu hướng của những sự kiện bất thường; màu đỏ, màu của mạch máu di chuyển và của ngọn lửa, là cho những cảm xúc dâng trào và dữ dội; trong khi đó màu xanh lá cây, màu của những vật sinh trưởng trên trái đất, hữu hình và cảm quan được tức thì, đại diện cho chức năng của cảm giác’.[1]

Cái quan trọng nhất của các biểu tượng xuất phát từ những quy luật đi trước là những điều này: màu đỏ liên hệ với máu, các vết thương, sự giãy chết, và sự thăng hoa; màu cam liên hệ với ánh lửa và ngọn lửa; màu vàng là với ánh sáng mặt trời, là của sự soi sáng, của phổ biến tri thức và của sự tổng quát hoá toàn diện; màu xanh lá cây là với cây cỏ, nhưng cũng có thể được liên hệ với cái chết và sự giận dữ tột cùng (do vậy màu xanh là đường liên kết giữa màu đen — của khoáng vật — và đỏ — của máu và động vật — cũng như giữa đời sống động vật với sự tan rã và cái chết); màu xanh nhạt liên hệ với bầu trời vào buổi ban ngày, và cũng liên hệ với mặt biển hiền hoà; màu xanh đen liên hệ với bầu trời buổi đêm, với mặt biển bão tố; màu nâu và màu hoàng thổ liên hệ với đất; và màu đen thì liên hệ với vùng đất được gieo hạt. Vàng tương ứng với khía cạnh huyền bí của mặt trời; bạc là với mặt trăng. Những kết luận khác nhau được rút ra từ những nhà tâm lí học và từ những nhà tư tưởng truyền thống, bí truyền, mấy kết luận này đã rõ ràng trong những phần tóm gọn ở trên có thể được giải thích bằng một thực tế rằng trong quan điểm của các nhà tâm lí học, những cảm giác biểu tượng được hình thành trong tâm trí có thể chỉ là tình cờ, còn theo như lí thuyết bí truyền, ba cái chuỗi (của sắc thái màu sắc, của các nguyên tố thành phần và vẻ ngoài tự nhiên, và của cảm giác hoặc phản ứng) là kết quả của một nguyên do đơn lẻ và đồng thời, hoạt động ở những tầng lớp sâu thẳm nhất của thực tại. Vì lí do này mà Ély Star và những người khác khẳng định rằng bảy màu sắc có mối tương tự nhau một cách biệt lập với bảy trạng thái tâm hồn, với bảy đức tính (từ quan điểm tích cực), với bảy thói xấu (từ quan điểm tiêu cực), với những dạng hình học, những ngày trong tuần và bảy hành tinh.[2] Thật sự điều này là một khái niệm có liên hệ với ‘lí thuyết tương ứng” hơn là với biểu tượng học của màu sắc phù hợp. Nhiều người nguyên thuỷ theo trực giác đã cảm nhận được các liên kết gần gũi tồn tại giữa toàn bộ các khía cạnh khác nhau của thế giới thực: ví dụ như người da đỏ Zuni ở miền Tây Hoa-kì cống nạp hàng năm cho các thầy tư tế của họ bằng “bắp bảy màu”, mỗi màu ứng với một vị thần hành tinh. Mặc dù vậy, thật đáng để ghi nhớ trong tâm trí những cái thiết yếu nhất của những sự tương ứng này. Ví dụ: lửa được tượng trưng bởi màu đỏ và cam; không khí bởi màu vàng; cả hai màu xanh lá cây và tím đều tượng trưng cho nước; và màu đen hay màu hoàng thổ tượng trưng cho đất. Thời gian thường được biểu tượng bằng sự óng ánh của tơ lụa. Về những sắc thái khác nhau của màu xanh, trải dài từ màu gần đen cho đến màu thanh ngọc sáng trong, thì có nhiều sự phỏng đoán. Những nhận xét hợp lí nhất theo ý kiến chúng tôi là những nhận xét sau: ‘Màu xanh, biểu tượng cho đường thẳng dọc’ — và về trạng thái không gian hoặc tính biểu tượng học của các tầng lớp — ‘mang ý nghĩa về độ cao và độ sâu (trời xanh bên trên, biển xanh phía dưới)’.[3] ‘Màu sắc mang biểu tượng về một thế lực có xu hướng bứt lên trên ở trong cái khuôn mẫu của bóng tối (hoặc là của u ám và cái ác) và của ánh sáng (hoặc của sự soi sáng, vinh quang và cái thiện). Do vậy, màu xanh đen được xếp chung nhóm với màu đen, và màu xanh da trời, giống như màu vàng trong trẻo, được xếp cặp cùng với màu trắng’.[4] ‘Màu xanh là bóng tối được làm cho hữu hình ra.’ Màu xanh, giữa trắng và đen (là ngày và đêm) chỉ ra tình trạng cân bằng ‘biến đổi theo sắc thái’.[5]

Có niềm tin rằng những màu sắc có thể được phân thành nhóm theo những vấn đề thiết yếu cơ bản của chúng, và trong nội tại của xu hướng toàn cục để đặt những hiện tượng vào những nhóm đối nghịch nhau, tuỳ theo màu sắc đó mang giá trị dương (liên hệ với ánh sáng) hoặc âm (liên hệ với bóng tối), niềm tin đó được lặp đi lặp lại thậm chí trong lĩnh vực mĩ học ngày nay, với việc hệ thống màu sắc không chỉ được dựa trên ba màu chính là đỏ, vàng, xanh dương mà còn dựa trên sự đối nghịch hàm ý của màu vàng (hoặc trắng) hay xanh dương (hoặc đen), lấy màu đỏ như là màu chuyển giao gián tiếp giữa hai màu này (các giai đoạn là: vàng, cam, đỏ, tím, xanh dương) và màu xanh lá cây là màu chuyển giao trực tiếp (hay là màu tổng kết lại), điều này là quan điểm của Kandinsky và Herbin.

Tóm lại, những sự diễn giải như thế về biểu tượng học của màu sắc, cái mà trong quan điểm chúng tôi là điều tối quan trọng, là như sau: màu xanh dương (đại diện cho đặc tính của Jupiter và Juno với vai trò là nam thần và nữ thần của thiên đàng)[6] biểu tượng cho niềm tin tôn giáo, sự cống hiến và sự trong sạch;[7] màu xanh lá cây (màu có liên hệ với Venus và Tự nhiên) là kí hiệu cho sự phồn thực của đất đai,[6][7] cho sự thông cảm và khả năng thích nghi với hoàn cảnh;[7] màu tím tượng trưng cho sự hoài cổ và các kí ức, vì nó được tạo thành từ màu xanh dương (chỉ sự cống hiến) và màu đỏ (sự cảm thụ); [7] màu vàng (đặc tính của Apollo, vị thần mặt trời) chỉ tính khoan dung, trực giác và trí tuệ;[6][7] màu cam, là cho sự kiêu hãnh và tham vọng;[6][7] màu đỏ (đặc tính của Mars, vị thần chiến tranh), tượng trưng cho cảm xúc mạnh mẽ, tình cảm và nguyên lí truyền sức sống;[6][7] màu xám là tượng trưng cho sự trung hoà, tính vị kỉ, sự trầm cảm, sức ì và sự thờ ơ — những ý nghĩa này bắt nguồn từ màu sắc của những đám tro tàn;[6][7] màu tía (màu áo choàng của các hoàng đế La-mã, hoặc của giáo chủ hồng y) cho một sự kết hợp có tính tương đồng, mặc dù thế nó là hoàn toàn đối nghịch, với màu tím, và tượng trưng cho quyền lực, cho tính duy linh và cho sự thăng hoa;[6][7] màu hồng (màu thịt) là cho thú nhục dục và các cảm xúc.[6][7]

Người ta có thể tiếp tục với những diễn giải thế này cho đến vô hạn, đưa ra thêm ngày càng nhiều ý nghĩa chính xác hơn cho ngày càng nhiều sắc thái màu sắc chuẩn xác hơn, nhưng làm thế thì sẽ rơi vào cái bẫy của biểu tượng học, đó là, sự cám dỗ để phát triển thêm nữa một hệ thống cứng nhắc của các trùng ngôn. Dù sao, điều quan trọng là nhớ đến sự tương tự giữa sắc thái màu sắc (đó là, cường độ màu sắc, hoặc mức sáng — vị trí của nó trên cái khung ở giữa hai cực đối nhau của đen và trắng) và tính biểu tượng học theo tầng lớp tương ứng của sắc thái đó. Nó cũng phải được nhớ rằng tính thuần khiết của màu sắc sẽ luôn luôn có điểm đối ứng với tính thuần khiết của ý nghĩa biểu tượng. Tương tự vậy, các màu chính sẽ tương ứng với những cảm xúc chính, trong khi những màu ở hàng thứ hai hay thứ ba sẽ thể hiện biểu tượng của một khối phức tạp y như vậy. Trẻ con theo bản năng sẽ gạt bỏ toàn bộ những màu sắc được trộn lẫn vào nhau hoặc không thuần khiết, bởi vì các màu đó chẳng mang ý nghĩa gì với chúng. Ngược lại, nghệ thuật của các nền văn hoá phát triển và tinh tế luôn rực rỡ nhờ vào những sắc thái màu kết hợp với nhau một cách khéo léo, với màu tía nhạt pha vàng, màu hồng gần như thành tím, màu hoàng thổ có chút xanh lá, v.v.. Để ta xem xét một số ứng dụng thực tế của biểu tượng học màu sắc, bằng cách làm rõ cái ở trên. Theo Beaumont, màu sắc có sự tạo nghĩa đặc biệt trong biểu tượng học của Trung-hoa, vì nó tượng trưng cho cấp bậc hoặc quyền uy; ví dụ như màu vàng, vì nó liên hệ với mặt trời, nên màu vàng được xem như là đặc quyền linh thiêng của hoàng gia.[8] Đối với người Ai-cập, màu xanh dương được dùng để tượng trưng cho chân lí.[9] Màu xanh lá cây có vai trò vượt trội trong nghệ thuật Thiên Chúa giáo bởi vì giá trị của nó được xem như là cầu nối giữa hai nhóm màu sắc.[10] Vị thánh mẫu của Ấn-độ được tượng trưng bởi sắc đỏ (ngược lại với tính biểu tượng thông thường của màu trắng vốn là màu của tính nữ), bởi vì bà ta được liên kết với nguyên lí của sự sáng tạo và màu đỏ bản thân nó là màu sắc của tính hoạt động.[11] Màu đỏ cũng là màu của máu, và vì lí do này mà người tiền sử sẽ nhuộm đỏ cho bất kì vật gì mà người đó muốn mang lại sự sống; và người Trung-hoa dùng cờ hiệu màu đỏ để làm bùa may mắn.[12] Cũng vì lí do là màu của máu, nên khi vị tướng La-mã được đón chào trong niềm vui chiến thắng thì ông ta được chở trên cỗ xe ngựa được kéo bởi bốn con ngựa trắng được mang giáp mạ vàng (đóng vai trò là biểu tượng của mặt trời), và trên mặt vị tướng được sơn màu đỏ. Schneider sau khi xem xét phương diện thiết yếu của sắc đỏ dựa trên các quá trình luyện đan thì đã kết luận rằng màu đỏ phải có liên hệ với lửa và sự tinh chế.[13]

Một bằng chứng thú vị cho cái dấu hiệu điềm gở và bi kịch của màu cam — một màu mà theo quan điểm của Oswald Wirth thực ra là màu của ngọn lửa, sự dã man, sự tàn bạo và tính vị kỉ — được đưa ra sau đây trong một đoạn văn trich từ nhà đông phương học Heinrich Zimmer: ‘Sau khi Đức Phật Tương lai xuống tóc và đổi bộ đồ hoàng tộc của ông ta để lấy cái áo choàng màu vàng cam của một người khất sĩ khổ hạnh (những người đó không được xã hội loài người chấp nhận đã tự nguyện dùng những bộ đồ màu vàng cam vốn ban đầu là mảnh vải dùng để phủ lên những kẻ tử tội được đưa đến pháp trường xử tử)...’.[11] Để kết thúc những nhận xét dựa trên ý nghĩa huyền bí của màu sắc, chúng ta sẽ chỉ ra một số điểm tương ứng trong lĩnh vực luyện đan. Ba giai đoạn chính của “Tác phẩm Lớn” (the Great Work) (biểu tượng của sự tiến hoá tinh thần) là (1) vật chất sơ nguyên (prime matter) (tương ứng với màu đen), (2), thuỷ ngân (màu trắng) và (3) lưu huỳnh (màu đỏ), kết lại với thành phẩm là một “hòn đá” (kim loại vàng). Màu đen liên hệ với trạng thái lên men, phân huỷ, sự che khuất, sự sám hối; màu trắng liên hệ với sự soi sáng, sự vươn lên, thiên khải và sự tha thứ; màu đỏ liên hệ với nỗi đau khổ, sự thăng hoa và tình yêu. Và kim loại vàng là trạng thái của sự vinh quang. Như vậy chuỗi đen - trắng - đỏ - kim loại vàng ý chỉ con đường của sự vươn lên về mặt tinh thần. Cái ngược lại hay là chuỗi đi xuống có thể được thấy trong một khung màu bắt đầu từ màu vàng (đó là, kim loại vàng trong cái nghĩa phủ định của điểm khởi hành hoặc điểm khởi sinh thay vì là điểm đến), màu xanh dương (cõi trời), màu xanh lá cây (tự nhiên, hoặc là đời sống tự nhiên trước mắt), màu đen (là “sa đoạ” theo nghĩa của thuyết tân Plato).[14] Trong một số niềm tin truyền thống, màu xanh lá cây và màu đen được xem như là một dạng thể hiện tổng hợp của phân xanh. Ví lí do này, chuỗi tăng dần của xanh lá cây – trắng – đỏ tạo thành một biểu tượng ưa thích của người Ai-cập và của các tu sĩ Celtic cổ xưa. [2][15]

René Guénon cũng chỉ ra một thực tế mang tính tạo nghĩa rằng Dante, người đặt ra hệ thống biểu tượng truyền thống của ông ta, đã cho Beatrice xuất hiện trong bộ đồ màu xanh lá cây, trắng và đỏ, biểu hiện của sự hi vọng, niềm tin và lòng bác ái và tương ứng với ba bình diện (của luyện đan) mà ta đã đề cập.[16] Tính biểu tượng phức hợp của các màu sắc trộn lẫn nhau bắt nguồn từ các màu nguyên thuỷ mà từ đó chúng được tạo thành. Do vậy mà, ví dụ, màu xám và màu hoàng thổ có liên hệ với đất đai và cây cối. Không thể biết được tất cả các khái niệm mà bắt nguồn từ cái ý nghĩa ban sơ. Do đó, nhóm Ngộ giáo (Gnostics) đã phát triển ý tưởng rằng, bởi vì màu hồng là màu trùng với màu thịt, nên nó cũng là màu của sự phục sinh. Quay trở lại màu cam, lời giải thích tuyệt vời từ các nhân vật trùng ngôn trong tác phẩm có tính luyện đan Abraham người Do-thái chứa đựng một hàm ý màu cam là “màu của tuyệt vọng”, và tiếp tục: ‘Một người đàn ông và một người đàn bà được sơn màu cam lên mình và đứng nổi trên khung cảnh một vùng đất mang màu xanh da trời, ý chỉ rằng họ không được đặt hi vọng của mình vào thế giới này, vì màu cam thể hiện cho sự tuyệt vọng và cái nền xanh da trời là dấu hiệu của hi vọng ở cõi trời.’ Và cuối cùng, quay trở lại màu xanh lá cây, đây là màu của những khuynh hướng đối nghịch: nó là màu của cây cỏ (hoặc, nói cách khác, là của cuộc sống) và là màu của tử thi (hay là của cái chết); vì lẽ đó, người Ai-cập đã sơn vị thần Osiris (vị thần của cây cỏ và của người chết) bằng màu xanh lá cây. Tương đồng vậy, màu xanh lá cây giữ một vị trí chính giữa trong thang màu sắc hàng ngày.


Dịch tại Sài-gòn,
20101118.

Dưới vòm trời là những mái nhà



Jalau Anưk



... Phố không nuốt chửng em đâu
bởi phố trú dưới vòm trời – rộng lắm!
mà ở đâu dưới bầu trời cũng có những mái nhà cho cả em, anh và mọi người.


Cứ đi đi! – Phía trước là con đường
bởi chẳng thể bới tìm mãi những tàn tích năm xưa
để vỗ ngực tự hào
ngủ vùi sâu quá khứ
liệt vòng sinh nở
chai khối ưu tư

Cứ đi đi!
bởi chẳng thể ngoảnh nhìn mãi một thời
em chưa phôi thai
anh chưa nở kiếp làm người trần thế
đừng tưởng chỉ có em đau là thật
mà cọng cỏ ven đường cũng úa héo khóc mưa khan

Ngọn tháp là của ngày xưa
ngôn ngữ đẹp là của Ariya ngày xưa
điệu múa kì ảo, say đắm lòng người là của ngày xưa
bản đồng dao hay mà em hát cùng anh thuở thiếu thời
là của ngày xưa
của ngày xưa tất...
bây giờ lai căng
lập dị
khác thường
áo vá em mặc hôm nay
lời nói em thốt ra cùng anh hôm nay
dáng đi của em hôm nay
tâm tưởng em hôm nay
ngôi nhà em ở hôm nay
còn gì là chúng – của ngày xưa
sao em không xót?
Đừng quên nghe em!

Đừng lần về mãi những hồi ức năm xưa
để luôn tưởng đôi vai mình dài rộng
em còn gánh nổi không em?
treo bhaw trên xà nhà những ciet sách
em còn đội vững nữa không em?
một buk nước nhẹ tênh
từ dòng mương quê trải dài miền đất khát
thử hát lên đi em – Thei mai...!
thử têm cho Rija Praung vài kapu hala!
thử đứng trước patuw hayơp!
thử viết vài dòng akhar thrah
thử nói harat Chăm
em sẽ thấy mình cỡ bằng hạt cát
giữa mênh mông sa mạc
chông chênh / nép mình sợ gió

Đi đi em – Mặc cho những câu chuyện ngày xưa đêm trăng bà kể
vẫn đè lên hơi thở dốc anh
bủa vào trăn trở em
ùa về ác mộng em
dù có ẩm mốc, hoang sơ
tháp vẫn đứng rưng rưng
em và anh vẫn sống giữa loài người – gần lắm
rồi sẽ ấm cơn mưa giông
nước sẽ tuôn về miền đất khát
còn bầu trời vẫn sáng
đêm vẫn thức gác
tháp ngủ giấc không tròn

Cánh đồng hạn triền miên
bầu vú mẹ cạn khô
mặc bầy dê ốm gầy trên triền dốc
em thơ húp vội nước cơm
rồi nín khóc chờ
... hoang vắng trôi đi

Quạnh hiu những mái nhà
trần truồng những tấm thân gầy
em và anh
mừng nước mát đầu mùa
đục ngầu rơi từ máng xối lâu năm
lũ ếch khô thân rũ người khát nước
lao vào nước / hát mừng nước
ểnh òn ... ểnh ả ...
chưa hết sướng đã qua xiên
nằm gọn trên đóm lửa hồng
củi khô không thiếu
xì xèo nước xát lên than
... rát buốt
em và anh
mừng vui buổi tiệc
mừng mưa đầu mùa
Có nhớ không em?

Nắng choáng mặt người
mưa mù đồng vụ
nắng làm nứt đất
mưa ngập thối cây
lũ lúa vừa cháy hôm qua
chưa kịp lột da
chưa kịp xanh đầu ngọn
mưa đánh gục mất rồi
khuỵu gối / gãy thân / nằm bẹp vô vọng
khóc thương người trồng

Lũ kéo ầm ầm
thân trần cha run / áo tả tơi mẹ rách
ném mình vào gió / phóng bừa vào mưa
bởi có em và anh
há hốc mồm đòi sống

Thương thay loài xương rồng luôn thuỷ chung mòn mỏi đứng nhìn/ chứng giám/ khô queo thân/ treo trước cổng nhà/ đuổi hết những hồn ma
cho bác, cho dì, cho thím, cho cô, cho mẹ, cho em...
sinh nở
làm đời tục luỵ
để có người còn nhớ đến hôm qua
Đừng quên nghe em!

*

Cứ đi đi! – Phía trước là con đường
đừng mãi vỗ tay thán phục những chú dế ngây ngô
bị nắm râu quay tròn
choáng ngợp không nhìn thấy kẻ thân
giương càng / gồng mình / lao vào nhau / đá nhau / cắn nhau / xé nát thân nhau
rồi ngã gục
làm mồi cho loài kiến
... suốt mùa đông / quên tiếng gáy

Đừng giả vờ khóc thương con thằn lằn xấu số
mà ngày xưa anh và em đánh chết trên tường vách đất
để chơi trò ma chay / hoả táng / vờ khóc nỉ non
rồi cười ngặt nghẽo
u u mê mê / kì bí lạ thường – ong khin

Đi đi em!
phía trước – Sau bụi chuối gầy còm là ánh đèn
sau ngõ ngách lầy lội là thẳng tắp lối đi
sau lụp xụp mái hiên / mục ruỗng bờ rào
là xanh đồi cỏ / là mượt lúa non / là bát ngát trăng thanh / là rì rào sóng thở / là rạo rực lời hẹn hò ta nguyện sống bên nhau

Đi đi em!
phía bên kia nông hoèn hoẽn sông quê là ùn ùn sóng bể
sau hoang hoải đêm dài là rực phố đông vui
phố cũng thích Xaranai
phố cũng say đắm lòng tháp cổ
phố cũng rộn ràng với Ginơng
phố cũng trải lòng với điệu múa Apsara
phố cũng hiểu Ariya
phố cũng sụt sùi nghe dalikal bà kể

Đi đi em! Đi đi! – Mang hình em vào phố
toả hơi em vào phố
chìa cả sần sùi bàn tay em vào phố
và lớn lên cùng phố
phố sẽ trải ngực mình / mở đôi vai mình
để lúc mệt nhoài em gối ngủ giấc trinh nguyên


phố không nuốt chửng em đâu
bởi phố trú dưới vòm trời – rộng lắm!
mà ở đâu dưới vòm trời cũng có những mái nhà cho cả em, anh và mọi người.


_________
Chú thích:
ariya: thơ, trường ca; ciet: giỏ đựng sách Chăm; Thei mai: một bài dân ca Chăm; ong khin: cấm kị; patuw hayơp: bia đá; Rija praung: một lễ của Chăm;akhar thrah: chữ Chăm truyền thống; dalikal: truyện cổ; kapu hala: miếng trầu têm.