Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Albert Einstein & Phật giáo


“Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu”. Vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên. Trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó.
“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo”.“Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học”. “Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”.
“Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi.
 Albert Einstein

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Đảng cầm quyền Đức phản đối trưng cầu dân ý




Có lẽ nhiều người dân Đức đã mừng quá sớm về việc ông Friedrich, bộ trưởng bộ nội vụ cùng với SPD đưa ra sáng kiến về việc trưng cầu dân ý trên qui mô toàn quốc, nhằm trao cho người dân quyền tham gia các công việc quan trọng. Trong đó bao gồm cả việc sử dụng tiền để hỗ trợ trong khối Euro, những việc lớn khác của đất nước, hay một điều luật gì mới,....cũng có khả năng được đưa ra cho dân quyết định.

Nói một cách khác là theo chiều hướng dân chủ trực tiếp, để dân quyết định về những việc lớn. Tuy nhiên đảng CDU sau đó đặc biệt bà thủ tướng Merkel công bố thẳng thừng: Không bao giờ!

Như vậy mọi vấn đề của đất nước dù lớn nhỏ, như trong quá khứ, người dân đều không có bất cứ quyền gì tham gia quyết định. Từ các công trình tiêu tốn tiền tỷ cho tới việc gửi quân đội sang tham chiến ở Afghanistan, việc tung ra nhiều tỷ Euro để hỗ trợ ngân hàng, giảm thuế thu nhập cho người giàu,... người dân đều không có quyền tham gia.

Lãnh đạo đảng SPD phát biểu với tờ Spiegel cho biết
"Tôi chắc chắn rằng, việc trưng cầu dân ý ở qui mô toàn liên bang để có thể giúp giảm bớt hố ngăn cách giữa chính trị và xã hội."

Nước Đức là một nước có nền văn minh bậc nhất thế giới, nhưng chính trường có vẻ ngày càng trở nên ảm đạm. Đặc biệt ở thời điểm liên minh cầm quyền CDU/CSU và SPD sẽ nắm tới trên 80 số ghế trong quốc hội, phe đối lập không (!) có bất cứ quyền hành gì thì việc trưng cầu dân ý đáng lý ra phải được coi trọng để tránh những quyết định độc đoán của giới cầm quyền.
Nhưng vì sao giới cầm quyền e ngại việc trưng cầu dân ý? Bởi vì dân chỉ là những người có trách nhiệm nộp thuế!

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Con chó Từ Tâm Nguyễn - Bà lão Vui Tính- lại giỡ trò


Đây là ảnh con chó Từ tâm nguyễn - Bà lão vui Tính - tự đưa lên với chú thích : Ảnh Nguyễn- T -T chụp tại italia năm 2009 và lật đật tháo xuống ( cách đây 4 năm)



Còn đây cũng là ảnh con chó Từ Tâm Nguyễn - Bà lão vui tính đưa lên với  chú thích chụp chung với một người bạn cách đây 8 năm tại Sài Gòn

Và đây là ảnh nhà Thơ Lương Toán - Trai Hà Nội thời trẻ. Chính sự giống nhau này tôi đã bảo hắn ăn cắp ảnh của nhà thơ cũng như cái lý lịch của ông để giỡ trò



Ha ha... con chó này đã tự tố cáo mình, không chỉ bằng hình ảnh mà những gì hắn tự giới thiệu về hắn.Sự giả tạo của các bức ảnh quá rõ ràng bởi lúc nào cũng chỉ có mỗi mình hắn.
Con chó xưng danh là giám đốc này nọ oai ra phếch sao không đưa tấm hình chụp chung với nhân viên của mình.Ha ha.. ngu như chó!

Không (1)



đào trung đąo



■ Viết không. Không nói không. Niềm im lặng của viết/văn tự/Éperons/Những cách viết mũi nhọn (Jacques Derrida) xuyên thủng, xóa bỏ hoài niệm về một tổng hợp biện chứng nhằm hoàn tất văn chương và triết học. Tra vấn quá khứ bất khả khôi phục, tra vấn hiện tại bất khả dung nhượng, để hướng tới một tương lai bất khả giản lược vào một hiện tại hiện tiền: tương lai này như một xóa bỏ tận cùng vận động của bất khả tính không hoàn tất nhắm đạt tới một khả tính khác, xóa bỏ bằng cách bước qua cả khả và bất khả trong một khoảnh khắc thời gian thuần túy của của viết/văn tự để tìm nơi cõi ngoài cái tuyệt đối khác. Vận động này vượt ngoài khả năng nắm bắt của phép biện chứng. Một thời gian không bị giản lược vào thời gian tính biện chứng: những bước khởi đầu của bước ngoặt chuyển mình của thời đại. Nghĩa là thiết lập một tương quan hoàn toàn khác biệt với văn tự và tư tưởng trong viễn tượng của tính chất tương lai của một lời hứa hẹn.



■ Ngoại truyện: Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (giáo sư Việt văn Ban C trường Văn Lang, Hà Nội, 1952) sau khi giảng xong đoạn Kiều gặp Kim Trọng bèn ngẫu hứng đọc bài thơ ‘Thác lời trai phường nón’ (1) của Nguyễn Du cho học trò nghe. Có tiếng hỏi (không) ngần ngại từ phía cuối lớp: Vì sao Nguyễn Du làm thơ tuyệt vời như vậy? Câu trả lời: Vì Nguyễn Tiên Điền nói ngọng! Chứng cớ: Nguyễn Du thời trẻ lân la sang phường nón làng bên là nơi có nhiều thiếu nữ làm nón xinh đẹp nên thiếu tài đất Hồng lĩnh muốn tán tỉnh nhưng vì nói ngọng nên không dám mở lời sợ bị các nàng chọc ghẹo riễu cợt nên về nhà làm bài thơ này. Đọc Thác lời trai phường nón’ ta đã thấy có những nét báo hiệu lục bát mượt mà của Truyện Kiều. [Dị bản: Nguyễn Du khi trẻ hay lui tới Trường Lưu để gặp các bạn văn thơ xướng họa và có liên hệ tuy gắn bó nhưng ngắn ngủi với một cô gái xinh đẹp phường vải. Trường Lưu cũng là quê của Đề đốc Học chính Nguyễn Huy Quýnh [thông gia với họ Nguyễn Tiên Điền] nhưng sau đó biệt tăm nên cô gái này sau nhiều ngày trông đợi không thấy chàng trẻ tuổi văn hay chữ tốt trở lại bèn nhờ danh sĩ Nguyễn Huy Quýnh làm bài thơ ‘Thác lời con gái phường vải’ (2) gửi cho kẻ bạc tình Nguyễn Du. Tiên Điền thi sĩ đã đáp lại bằng bài ‘‘Thác lời trai phường nón’.]



Việc giai thoại nào đúng giai thoại nào sai không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng giải thích của thi nhân họ Vũ lý thú ở chỗ đã chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ viết và thơ.



■ Theo truyền thuyết, Moses đã được Thượng đế chọn lựa nhận lãnh Torah/Huấn Dụ để truyền lại cho dân Do thái vì Moses mà một kẻ nói lắp. Nói lắp có nghĩa lập lại ít nhất hai lần. Cũng vì không có khả năng dùng Lời, sau bốn mươi ngày bốn mươi đêm ẩn tích trong cõi hoang dã, Moses lên đỉnh núi Sinai tự đặt mình vào nhiệm vụ tìm tòi và bửa đẽo đá núi hoàn thành hai Phiến đá đối xứng nhau để Thượng đế - lần thứ nhì - dùng ‘ngón tay viết Torah lên’ hai phiến đá do Moses dựng lên. Vì giả thuyết này không thể kiểm chứng nên người ta cũng có thể đưa ra một giả thuyết khác: Phải chăng vì tật nói lắp, (thiếu khả năng truyền giảng) rất có thể chính Moses là kẻ viết/vạch Huấn Dụ trên đá. Từ nhiều thiên kỷ, dù bỏ nhiều công sức người ta cũng không thể tìm thấy dấu tích của Moses. “Tác gia” – dù là Thượng đế hay Moses - của viết/văn tự ngay từ khởi đầu đã biệt tích và không hứa hẹn trở lại. Tác gia vĩnh viễn là một vắng mặt. Moses kẻ viết chữ cũng là người lãnh đạo dẫn dắt dân Do thái trong cuộc lên đường tìm đất mới Exodus: Văn tự không những bảo đảm cho hồi/ký ức mà còn là hành động. Moses vs Plato.



■ Maurice Blanchot luận giải về văn tự/viết đoạn rời: “Văn tự đoạn rời rất có thể chính là sự mạo hiểm/nguy. Văn tự đoạn rời không qui chiếu tới một lý thuyết nào, nó cũng không dọn chỗ cho một thực hành được định nghĩa bởi sự ngắt rời. Dù bị ngắt quãng, nó vẫn tự tiếp tục. Tự vấn, văn tự đoạn rời không tự nó kiểm soát sự tra vấn, nhưng tạm thời đình chỉ/ngưng/treo lửng tra vấn (mà không duy trì tra vấn) bằng không-có-câu-trả-lời. Nếu như văn tự đoạn rời tự cho rằng thời gian của nó chỉ có được khi toàn thể - ít ra một cách lý tưởng – tự hoàn tất, chính bởi thời gian đó chẳng bao giờ là chắc chắn, nó là sự vắng mặt của thời gian hiểu theo nghĩa bất phủ nhận, ở trước mọi hiện tại-đã qua, cũng như ở sau mọi khả hữu của một hiện diện/tại sẽ tới. (3)



■ Được hỏi ý kiến về Mac-xit Heidegger trả lời ngắn gọn: Chủ nghĩa Marx cũng chỉ là một thứ siêu hình học mà thôi.



■ “Tiếng nói” trong thơ không thể nắm bắt được bằng hệ thống nhị giá về dấu chỉ (système binaire du signe). Bài thơ không chỉ nói về những tiếng nói mà chính nó là tiếng nói. Nó làm cuộc thử nghiệm vượt bờ sự chỉ nghĩa (signification) bằng nói lên ý nghĩa (significance).Trong khuôn khổ lý thuyết về nhịp điệu Henri Meschonnic định nghĩa “tiếng nói”: “Tiếng nói là mối tương quan. Qua thông giao, nơi ý nghĩa trao đổi, tiếng nói thiết lập một môi trường. Cũng như trong diễn ngôn, trong tiếng nói có nhiều cho nghĩa hơn là chỉ nghĩa; đó là một sự vượt bờ việc cho nghĩa bằng nói lên nghĩa.”(4) Và: “Tiếng nói, chứ không phải sự hít thở, là chất liệu của tính chất phát ra lời. Tiếng nói biến mất trong bản viết chứ không phải trong hít thở. Những biến đổi, những uốn lượn của lời nói hướng về bản viết là những chất liệu của ý nghĩa, là cái mang vác số lớn những báo hiệu, những báo hiệu của tiếng nói…Tiếng nói không chỉ mang ý nghĩa theo nó. Nó chính là chất liệu của ý nghĩa, và là đích nhắm của ý nghĩa.” (5)



■ Jonathan Franzen, bạn văn thân thiết của David Foster Wallace vừa đau đớn vừa giận dữ về việc Dave tự hủy. Sau khi hoàn tất tiểu thuyết Freedom/Tự do (hoàn tất: sách viết xong, đã xuất bản, và kết thúc những chuyến book tour/gặp độc giả hâm mộ, bạn văn và ký tặng sách quá nhàm chán) Jonathan muốn đi tới một đảo xa để suy nghĩ về cái chết của Dave. Hai năm trước Jonathan đã quyết định chấm dứt giằng co với vụ tự tử gớm ghiếc của David Foster Wallace để thu mình lẩn tránh trong nỗi giận dữ và công việc. Nhưng nay mọi việc đã hoàn tất, Jonathan muốn đến một đảo xa để đọc lại quyển Robinson Crusoe của Daniel Defoe và cũng để tạm thời làm cuộc cách ly với thế giới chung quanh, và để tưởng nhớ Dave cho hợp cảnh hợp tình. Vì với Jonathan, Dave mãi mãi là một kẻ “ở ốc đảo xa vời”. Jonathan đã kể lại giây phút đớn đau, ‘khóc lẻ loi một mình’ trong gió cuồng quất vụt mặt mày cùng với mây vần vũ trên đỉnh cao ba nghìn dặm so với mặt nước biển chân đứng không vững trên đỉnh La Cuchara (thuộc đảo Masafuera cách bờ biển nuớc Chile ba trăm dặm thuộc vùng Nam Thái Bình Dương) để thực hiện lần cuối trong đời một cử chỉ vĩnh biệt Dave: trải tung theo gió một phần tro cốt của Dave do Karen – người vợ cuối đời của Dave - đã trao cho anh. Karen muốn Jonathan thực hiện ý nghĩ trải phần tro cốt này ở một hòn đảo xa xôi không người cư ngụ để Dave được an nghỉ tại đó. Có lẽ Jonathan Franzen là người, hơn ai hết, thấu hiểu văn chương cũng như con người của David Foster Wallace, khi đưa ra nhận xét: trong thế giới tiểu thuyết của Dave vắng bóng tình yêu bình thường, nhân vật trong Infinite Jest là những con người ôm kín những thôi thúc vô cảm như một bí mật riêng mình không thể bộc lộc với những kẻ yêu thương họ, làm ra vẻ đang yêu thương hay để tự chứng tỏ với bản thân cái cảm giác như tình yêu thật ra chỉ để cho bản thân. Đó là những kẻ tâm thần sai khiến người khác và tự cách ly về mặt cảm xúc. Nhưng: “Hắn yêu thích viết truyện, đặc biệt là viết quyển Infinite Jest, và hắn đã rất minh bạch, trong nhiều cuộc thảo luận giữa hắn và tôi, về mục đích của tiểu thuyết, về niềm tin của hắn rằng tiểu thuyết là một cách giải quyết, cách giải quyết tốt nhất, vấn đề hiện hữu cô đơn. Tiểu thuyết là con đường của hắn để ra khỏi ốc đảo, và chừng nào việc này với hắn còn khả dĩ – chừng nào hắn còn có thể rót tình yêu và nỗi đam mê của hắn vào việc chuẩn bị những thông điệp cô đơn, chừng nào những thông điệp này đang đi tới đất liền như những tin tức khẩn cấp, tinh nguyên, và trung thực – tức là hắn đã hoàn thành phần nào niềm hạnh phúc và sự hy vọng cho chính hắn. Khi niềm hạnh phúc dành cho tiểu thuyết của hắn chết, sau nhiều năm vật lộn để viết một cuốn tiểu thuyết mới, thì chẳng còn lối thoát nào khác hơn là cái chết. Nếu sự buồn chán là mảnh đất trong đó mầm giống của nghiện thuốc [Nardil trị trầm cảm, ĐTĐ chú giải] nẩy nở, và nếu như hiện tượng luận và mục đich luận về tính chất tự vẫn cũng giống như về nghiện ngập, thì dường như cũng công bằng khi nói rằng Dave đã chết vì buồn chán.”(6)



_______________________________

(1) Tiếc thay duyên Tấn phận Tần,

Chưa quen đã lạ, chưa gần đã xa!

Chưa chi đông đã rạng ra,

Đến giờ chỉ giận con gà chết toi!

Tim gan cho cái sao mai,

Thưở nào vác búa chém trời cũng nên!

Về qua mắc liếc trông miền,

Lời quanh dặm dế [đến?], chẳng quên dặm ngồi.

Giữa thềm tàn đuốc còn tươi,

Bã trầu chưa quét, nào người tình chung?

Hồng sơn [núi Hồng lĩnh] cao ngất mấy trùng,

Đò Cài mấy trượng thì lòng bấy nhiêu!

Làm chi cắc cớ lắm điều,

Mới đêm hôm trước lại chiều hôm ni.

Khi xa, xa hỡi như ri,

Tiếng xa nghe vẫn rù rì bên tai.

Quê nhà nắng sớm mưa mai,

Đã buồn giở đến lịp [nhịp?]lơi càng buồn.

Thờ ơ đóng vọt bỏ sườn,

Đã nhàm bẹ móc, lại hờm nắm giang.

Trăng tà chênh chếch bóng vàng,

Dừng chân thoạt nhớ đến đàng cửa truông.

Thẫn thờ gối chiếc màn suông [buông?],

Rối lòng như sợi ai guồng chưa xong.

Phiên nào chợ Vịnh ra trông,

Mồng ba chẳng thấy lại hòng mười ba.

Càng trông càng chẳng thấy ra,

Cơi trầu quệt đã để và [vài?] lần ôi.

Tưởng rằng nói thế mà chơi,

Song le đã động lòng người lắm thay.

Trông trời cách mấy từng mây,

Trông trăng trăng hẹn đến ngày ba mươi.

Vô tình trăng cũng như người,

Một ta, ta lại gẫm cười chuyện ta…



[trong bài này Nguyễn Du dùng nhiều chữ về khung dệt: vọt, sườn, bẹ móc, nắm giang, nhịp dệt]

(2) Tảng mai Hầu trở ra về,

Hồn tương tư vẫn còn mê giấc nồng.

Cơi trầu chưa kịp ta lòng.

Tỉnh ra đã cách non song mấy vời,

Trời làm chi cực bấy trời,

Cơi trầu này để còn mời được ai?

Tím gan đổ hắt ra ngoài,

Trông theo truông Hống, đò Cài thấy đâu?

Khi lên, đổ rối cho nhau,

Khi về, trút một gánh sầu về ngay.

Xua buồn từ bấy đến nay,

Nào ai ngó đến xa quay, xin thề!

Ngại ngùng đường cửi đi về,

Chân dừng dây đạp tay e thoi chuyền.

Lắng tai nghe tiếng ác truyền,

Đường sầu cuốn khúc, tấm phiền đổ hoa.

Chẽ chuyền dằng lại tháo ra,

Gần nhau cách quạng, vành xa mấy hồi.

Liều bằng khổ một gò đôi,

Coi như bóng đã bắn rồi bong bong.



(3) Maurice Blanchot, L’Écriture du désastre, 98: L’Écriture fragmentaire serait le risque même. Elle ne renvoie pas à une théorie, elle ne donne pas lieu à une pratique qui serait définie par l’ interruption. Interrompue, elle se poursuit. S’interrogeant, elle ne s’arroge pas la question, mais la suspend (sans la maintenir) en non-réponse. Si elle prétend n’avoir son temps que lorsque que le tout – au moins idéalement – se serait accompli, c’est donc que ce temps n’est jamais sûr, absence de temps en un sens non privatif, antérieure à tout passé-présent, comme postérieure à toute possibilité d’une présence à venir.

(4) Henri Meschonnic: Critique du rythme, 294, nxb Verdier: La voix est relation. Par la communication, où du sens s’échange, elle constitue un milieu. Comme dans le discours, il y a dans la voix plus de significant que de signifié: un débornement de la signification par la significance.

(5) Sđd, 660: La voix, non la respiration, est la matière de l’oralité. La voix est ce qui disparaît dans l’écrit, pas la respiration. Les transformations, les modulations de l’oral vers l’écrit sont une matière de sens, porteuse d’un grand nombre de signaux, ceux de la voix…La voix ne porte pas seulement du sens. Elle est matière de sens elle-même, et cible de sens.

(6) Jonathan Franzen, Farther Away, 44-45, nxb Farrar, Straus and Giroux, 2012: He’d loved writing fiction, Infinite Jest in particular, and he’d been very explicit, in our many discussions of the purpose of the novels, about his belief that fiction is a solution, the best solution, to the problem of existential solitude. Fiction was his way off the island, and as long as it was working for him – as long as he’d been able to pour his love and passion into preparing his lonely dispatches, and as long as these dispatches were coming as urgent and fresh and honest news to the mainland – he’d achieved a measure of happiness and hope for himself. When his hope for fiction died, after years of struggle with the new novel, there was no other way out but death. If boredom is the soil in which the seeds of addiction sprout, and if the phenomenology and the teleology of suicidality are the same as those of addiction, it seems fair to say that Dave died of boredom.

(còn tiếp)

Những Con Đường Đi Không Tới



Vâng, không bao giờ tới …nếu ta đi trật đường! Tôi muốn nói đến những giả thuyết về sự di chuyển của con người kể từ khi có con người.

Hàng ngàn nhà bác học đã cho là từ Africa mà con người đi khắp thế giới. từ đâu cũng được… nhưng nó lạ ở cái chỗ là với cái thới gian dài dễ sợ luôn kể từ khi có con người [2 triệu năm] thì một nửa quả đất là 20 ngàn kilomet nào có nghĩa lý gì, chia cho 2 triệu năm, mỗi ngày chỉ đi có 33 millimet [chưa dài bằng cái chữ này! Chậm hơn là con sâu bò gấp trăm lần, ai không tin làm cái toán chia thấy liền!

Cho nên hãy dẹp ba cái giả thuyết vớ vẩn ấy đi mà phải biết là con người có mặt trên khắp thế giới từ cái đời xửa đời xưa, khi mà ông Bành Tổ chưa có tổ mà ở, khi mà Mathusalem cũng chưa có biết lem nhem là gì thì đã có con người và dĩ nhiên có tiếng nói của nó, dù là vài chục tiếng gần như là tiếng la tiếng hét để mà sống với nhau chứ, dầu là có chém giết nhau thì cũng phải la phải hét mà có thích nhau thì cũng phải hét phải la thôi!

Hơn cả lửa, hơn cả nước, cái miệng la lớn là một cái không có không được để làm người.

Au commencement était le Verbe, ấy, phải không các bạn?

Cho nên dựa vào những cái "giả" thuyết giả tạo đó, có khối ông bác học- chú học [sic] cứ muốn cho rằng mấy anh "Mường" « vì không chịu chung sống với "Tàu" cho nên mới hoá ra Mường…! »

Vậy thì tại sao mấy mạng Giao Chỉ "chịu" chung sống với Tàu hai ngàn năm nay mà bây giờ có ai nói "xì xì xồ xồ ngô ngộ nị nị" như Tàu đâu?

Cho nên đừng có tin nhảm mà nghĩ rằng sắc dân này nọ vì không chịu nhau mà sinh ra tiếng nói khác nhau, màu da khác nhau, nhóm máu khác nhau, DNA khác nhau.

Sự thật quá thật là con người chịu nhau quá sá thì mới có loài người chứ!
Chém giết nhau đâu mấy sản, ngủ với nhau đêm này qua đêm nọ cả mấy triệu năm mới có được 7 ngàn triệu mạng người hôm nay đó chứ, mới có được 6 ngàn tiếng nói khác nhau đó chứ!

Khen cho tiếng Việt một phát, nay là 89 triệu người, đứng hàng thứ 12 trên thế giới về số đông người nói .

Cái sức sống, cái nếp sống quá mạnh của con người đã làm ra thế giới ngôn ngữ chứ đâu có phải ăn rồi chỉ lo xách đít di chuyển khắp nơi.

Ai đâu ở đó chứ không có đi theo cái kiểu con sâu bò như thế.

Nếu có bị ai đuổi thì bỏ chạy rồi cũng trở về thôi.

Đất đâu cũng là đất, nước đâu cũng là nước, lửa đâu cũng là lửa, mắc mớ gì mà phải đi chỗ khác mà sống. Chỗ nào thì cũng thế, nên nhớ là cách đây cả mấy trăm ngàn năm làm gì có trồng có trọt, mắc mớ gì mà phải đi chiếm đất của nhau.

Mấy cái quyển sách về nhân chủng /anthropology toàn nói bậy nói bạ nói quấy nói quá mà chúng nó nghe ầm ầm!

Là tại vì sao? Tại vì con người không chịu suy nghĩ riêng cho mình, chỉ muốn nghe ai nói chi thì gục gật cái đầu đồng ý liền.

Nói dị đoan như Giao Chỉ là ngón chân giao nhau. Trời đất!

Nói tàm bậy như: đạo Hoa Lang là vì xưa có người Bồ Đào Nha đem qua bán một thứ vải có hình hoa lan. Hết sẩy!

Nói tưởng tượng như: Văn Lang là cau sọc, văn là vẽ mình, lang là quan lang

Nói xạo như : Hồng Bàng là to lớn vĩ đại, [quá "phẻ"]

Nói huyền thoại kiểu "cò con ăn đêm" như: Lạc điền là ruộng có con chim Lạc / vậy nếu con chim Lạc nó bay lạc mất thì gọi là ruộng gì bây giờ?

Thật ra, Lạc # LO-k có nghĩa là lúa, chỉ có vậy thôi!

[Xem bảng so sánh đồng nguyên (cognatic table) kèm theo nơi chữ LÓ và LÚA].

Cả vùng Đông Nam Á rộng mênh mông đều gọi lúa là lúa cả.

Chỉ có Tàu mới gọi theo là LO-k # ló của con người Đông Nam Á, dạy cho Tàu trồng mà ăn.

Người Tàu chỉ gọi lúa là hoà cốc để phân biệt với các thứ cốc loại khác mà họ ăn.

Nên biết là Khổng Tử không ăn lúa gạo và không uống nuớc chè [theo sách Ancient China của Shafer], ổng chỉ ăn kê và lõa mạch.

Hồi đó Lúa là một loại ngũ cốc mới, chưa hợp cái miệng của Khổng Tử, Lão Tử [chẳng qua là 2000 năm nhập tâm cái chữ Tàu rồi nhìn đâu cũng thấy cả Tàu là Tàu, một thứ tẩu hoả nhập ma về cách suy nghĩ gán cái ý nghĩa của âm Tàu cho cái âm Việt.

Cái cách suy nghĩ "wishful thinking" ấy đã tiêm nhiễm vào nền Hán Việt học lâu đời nên gần như trở thành một cái truyền thống giả tạo vả lại họ nghĩ rằng không đào bới trong sách vở của Tàu thì đào bới đâu bây giờ?

Họ không biết rằng biển học mênh mông có ngay tại chỗ ở Đông Nam Á chứ không phải chỉ là 7500 cái chữ Tàu độc diễn trên một mặt trận văn học suốt hai ngàn năm đâu nhé!

Mấy chục cái nền móng văn học, ngôn ngữ của các nuớc ở Đông Nam Á đang chào mừng đón mời chúng ta đó.

Nguồn gốc tiếng Việt và các thứ tiếng kia đều nằm trọn trong cái nôi ngôn ngữ từ ngàn xưa mà chúng ta thờ ơ, chê và làm biếng không chịu để mắt tới, lại còn bị các cụ học giả nhà ta chê đè !

Các ông này đã làm nản lòng mấy chục thế hệ về sau vì thế không buồn tìm hiểu

tiếng Việt làm chi nữa. Thôi thì cứ tin theo các ổng mà đệm lên đệm xuống cho rồi.

Mấy ngàn chữ đệm này thật là oan uổng, chúng nó đều có nghiã có lý cả đấy, chỉ tội là mình nào có biết đuợc cái gì đâu !

Hoá ra một tiếng nói 16 tuổi đang dậy thì như là tiếng Việt mà đem gả cho ông thầy Tàu 65 tuổi rồi nên ổng nói chi thì dạ dạ nấy. Sự thực trắng trợn là chính ông ấy nào biết gì đâu về cái nguồn gốc tiếng Tàu của ổng, huống chi là của tiếng Việt.

Đành dựa vào ba quyễn sách xưa của Tàu mà xem nó như là khuôn vàng thước ngọc, té ra là khuôn vàng thước ngọc dổm.

Ngay giờ đây các văn khoa đại học bên Việt Nam cũng lo là sự tìm học hiểu các tiếng nói Đông Nam Á. Họ đuợc các nhà ngữ học cho biết là tương lai tiếng Việt sẽ trỗ sắc thêm hương nếu muốn học hỏi chung với các truờng văn khoa đại học Thái, Lào, Khmer, Mmon, Miến Điện, Mã Lai, Indonesia.

Hãy đưa hàng ngàn sinh viên văn khoa Việt đi khắp các trường đại học ở Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur, Rangoon, Vientiane, học tiếng của họ và dạy tiếng Việt cho họ. Lợi ích sẽ cho cả đôi bên và tiếng Việt của ta cũng như các tiếng nói khác sẽ rât vui mừng mà thấy rằng chúng nó giống nhau biết bao nhiêu.

Tiếng Việt sẽ có giá trị rõ ràng hon nhiều mà các tiếng kia cũng thấy họ là "anh em ngôn ngữ" với chúng ta. Biết nhau rõ thì sẽ thương yêu nhau, ít nhất là sẽ bớt ghét nhau.

Đó là cái mà ai cũng muốn và làm đuợc, không tốn tiền nhiều mà chẳng nhọc nhằn chi lắm.

Chỉ cần một chút tin tưởng và rất nhiều thiện chí.

BS Nguyễn Hy Vọng

Trích Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt

Rời bản lề



Ngày nọ khi nhớ về mớ truyền ngữ của Cha để lại tôi bỗng nhớ đến chữ “con vít” lạ.

Trong đôi mắt của những đứa con, Cha tôi là người đa năng. Một lãnh tụ. Một học giỏi. Một trầm tư. Một cây Nôm Hán. Một sự nổi loạn. Một a tis tơ. Một đàn ông biết thương vợ và thương các con.

Cha tôi là một nghệ sĩ mê gỗ và mộc. Ông mê tạo gỗ. Ông mê công việc khắc, bào, đục, chắn, đẽo, những thước gỗ thành những vật dụng hoặc hàng trang trí. Có thời gian ông toàn phần mê mải với những thước gỗ. Tôi bé nhỏ lẽo đẽo đứng quanh giang sơn làm việc của Cha. Nhìn ông bào những mảnh mai lụa gỗ lả tả như lá vàng rơi nhẹ xuống sàn. Tôi thu lượm chúng vào bâu áo. Tôi cúi xuống hít hà. Ngửi đê mê hương thơm của thịt da gỗ vừa lìa thân. Có khi thấy tôi đứng chực chờ ngay đầu một tấm ván mới, ông cố tình bào thật mỏng những mảnh lụa gỗ láng lẫy to bản, nhiều đường vân nâu vàng, cho chị em tôi lượm chơi. Những sớ lụa gỗ tinh khiết cong cớn thơm tho đậu lại trong lòng áo ngực của tôi. Từ đấy tôi giữ mãi mùi hương gỗ của Cha tôi để lại trong lòng. Mùi thơm của mận gỗ đi với tôi suốt cuộc đời.

Tôi nhỏ nhít nhìn Cha sáng tác các thửa gỗ lớn thành những tác phẩm như cái bàn, cái giường, cái tủ, cái đồ chơi cho chúng tôi. Tôi nhớ ngài a tis tờ vĩ đại của tôi thường rất chú ý đến các lọng các mộc, cài then nho nhỏ. Ông đục đẽo công phu để chúng có thể trơn truột thu mình xinh xinh nối kết giữa các mảnh thân thể khác của các bộ phận trên chiếc tủ, chiếc giường. Chúng nho nhỏ và cần công lâu hơn. Mỗi khi đẽo xong một con vít, ông thường cầm lên nhìn ngắm một cách tỉ mỉ và nheo mắt cười rất hưng phấn. Đôi khi tôi được thấy ông lẩm bẩm “con vít”. Ông chu mỏ nghịch chơi chữ “vít” quẹo lưỡi thành chữ “vứt”. “Con vứt”. Mặt ngố cực. Nhưng chứa đựng một tia nhìn an toàn nhất thế gian và đưa mắt tròn vo hỏi tôi chúng đâu rồi. Khi ông tìm không ra các mảnh linh hồn bé nhỏ ấy. Lý do là có những khi ông đục đẽo xong các mọng gỗ hay các con vít be bé ấy, bọn con cái nhỏ nhít thấy đẹp quá, mở hòm rương của ông ra chôm vài cái đem ra chơi đồ hàng.

Dạo gần đây tôi thấy mình ảnh ảo lung linh bóng hình con vứt của Cha. Tôi nhớ ông thật nhiều vào dịp tháng Mười giỗ Mẹ tôi, cô Út mới về Việt Nam thu xếp nấm mộ tha hương của ông. Đốt cốt. Đưa tàn tro của ông về để cạnh hũ tro của Mẹ ở một nơi chốn trang nghiêm. Chờ ngày thuận tiện thả xương cốt của ông bà về lại đất Hà Tĩnh nơi chôn nhau cắt rốn của Cha Mẹ tôi.

Tôi rưng rức khi lộng lòng nghĩ thầm sao con thấy mình giống một con vứt của Bố quá, Bố thương yêu.

Ngày em gái út về đốt hương tro của Cha, tôi đang ngồi với những sinh viên hướng dẫn họ chọn ngành học.

Đang giảng giải cho các sinh viên, tôi nhớ đến Cha tôi rồi tôi bỗng nói với các sinh viên: Tại sao Việt Nam không mở những phòng Lab, Laboratory. Tôi hỏi và các sinh viên và họ chỉ biết nhìn tôi và lắng nghe. Tôi nói với hư vô. Tôi nói với linh hồn Cha tôi đang bay là đà đâu đó trong không gian. Tại sao người Việt Nam không nhín bớt tiền xây chùa xây nhà thờ xây khách sạn để xây cho các sinh viên những phòng Lab thực tập. Tôi biết nếu Bố ở vào địa vị tôi lúc này, Bố cũng là một nhà nổi loạn với cuộc đời, ưa hỏi những sự đại ngôn như tôi. Đại học Việt Nam học Science gì mà chỉ học lý thuyết suông không thực hành. Các em thấy ở Mỹ từ trung học các học sinh đã có dịp làm quen với các phòng Lab. Lên đại học bất cứ một lớp Chem lớp Physics lớp Bio nào cũng phải thực tập. Có thực tập mới có công trình sáng chế từ đó mà ra. Ai mà học Science lại chỉ học lý thuyết suông. Cứ thế thì 100 năm nữa cũng không khá nổi. Sao mà cứ chịu đựng bao nhiêu trăm năm nay. Cả xứ sở cùng nhau chịu đựng thế là làm sao ? Đừng chỉ đổ lỗi cho chính quyền cho những người của bộ giáo dục không chi ngân sách lập Lab cho các trường học. Lỗi này là cả hết thảy mọi người Việt Nam chịu trách nhiệm. Nếu tất cả mọi người Việt Nam cũng đồng lòng con em đi học phải có Lab thực tập thì người Việt Nam đã nhín bớt tiền cúng xây chùa, xây nhà thờ, xây khách sạn, xây vi la biệt thự, để cùng nhau đóng vào việc xây dựng các phòng Lab cho các trường học.

Có những sinh viên đến từ Việt Nam giỏi sinh lý hóa và thích học các ngành khoa học kỹ nghệ. Tuy có thiên khiếu về các ngành sinh lý hóa, nhưng trở ngại các sinh viên Việt Nam là họ thiếu phần thực tập ở các phòng thí nghiệm.

Gặp những sinh viên giỏi tôi khuyến khích họ học cao, đi về research cho oách lên với đời. Nhưng các sinh viên Việt Nam chỉ biết đâm sầm học Bác Sĩ, Kỹ Sư, Nha Sĩ, Dược Sĩ. Họ không được khuyến khích và thực tập các nhu cầu tò mò của trí thức là tìm tòi và khám phá qua sự vọc vạch trường kỳ kháng chiến trong phòng Lab của một researcher. Vì không quen với các thí nghiệm trong các phòng Lab từ trung đại học, nên sinh viên Việt Nam không tận dụng các phòng Lab để phát triển tài năng cúa mình. Trở thành Bác Sĩ Kỹ Sư không có gì sai, nhưng có những sinh viên nếu đi vào các ngành nghiên cứu thì tài năng của họ được phát triển đúng mức hơn.

Tôi chắc ngày hôm đó tôi hơi cao giọng khi các sinh viên Việt Nam hỏi tôi việc học các ngành BioChem, Engineering và muốn chuyển đi các trường lớn như Berkeley, Stanford, Davis, UCLA, San Diego, v … v . Họ chỉ biết lắng nghe và chắc là họ tự nhủ sao hôm nay bà giảng cái gì tào lao hết biết. Không liên quan gì đến tui.

Tôi thường nói với các sinh viên những câu chuyện nối kết cá nhân với tập thể. Tôi hướng dẫn sinh viên chọn học ngành nghề ở một đại học cộng đồng Cali ba mươi năm. Tôi có dịp hướng dẫn đủ các giống sinh viên từ nhiều quốc gia. Tôi đến từ Việt Nam, nên lâu lâu gặp sinh viên Việt Nam tôi nổi cơn.

Nổi cơn thánh thiện lương tâm con người các thứ cao cả.







Có khi tôi là con vít du côn. Tôi nổi cơn đục ngoáy các thứ quyền lực tôn giáo chính trị mồm họ xoen xóet giảng giải “Phải yêu thương bác ái từ bi. Phải dân chủ tự do.” Nhưng guồng máy đực ma chô của chúng thì tính toán và tay của các nhà chủ chiên chủ chùa các nhà chính trị gia ấy là tay ác thú giết người như thảy lá bài xuống sòng đời.

Tôi viết thế. Tôi viết các ức chế trong tôi. Tôi làm con vứt nhỏ bé của Bố trong khối ngôn ngữ điên loạn về một thế giới khùng điên mà tôi cảm nhận và hiểu biết.

Tôi nói với con trai ngày tiễn con đi học Tiến Sĩ Political Science ở Berkeley. Con hãy nhìn Con là đồng nghiệp tương lai, là ngang hàng những vị Thầy của Con. Sự chiến đấu cuối cùng của tôi ở phương diện con người xã hội là nội lực và tư thế bình đẳng của cá nhân. Xã hội có thể có trật tự để cho guồng mày chạy việc. Nhưng về phương diện linh hồn, cảm xúc, và phán đoán, con người nên cảm thức được một tư thế bình đẳng khi đứng trước cuộc đời. Cảm thức này mang đến một niềm hạnh phúc của trí thức. Tôi đạt được niềm hạnh phúc khi thấy tôi có thể suy nghĩ, sống, làm việc và chọn lựa như bất cứ ông Gate, bà Marie Curie, bà Reagan, bà Từ Hy, hay ông hàng xóm

Làm sao tôi có thể nói với anh bạn anh làm ơn bớt sự thờ phượng Kẻ Khác đi. Anh thờ phượng anh chút coi. Anh nội lực anh chút đi. Anh thờ Kẻ Khác quá nên chữ anh mất linh hồn anh. Thần công lực của anh bằng cách đi thờ Kẻ Khác làm em không dễ chịu.

Làm sao để đi lọt giữa những lằn kẻ của sự gian dối, cái thiện, lòng tử tế, sự dễ thương, và đời lạnh lùng. Tôi tự kiếm cho mình một lối đi. Phần lớn tôi phải đi một mình thôi. Ngươi phải tự ngo ngoe tìm cái vít và tìm ra định mệnh của mình. Tôi hiền lành thánh thiện và tôi cứ như thế. Tôi bước đi phăng giữa bọn ác khèo sex dụ đàn bà ở truồng cho chúng xem. Tôi không ngán bọn quyền thế gạt phăng tôi ra khỏi xơ cồ băng đảng của chúng. Tôi lách rẹc rẹc. Lách đi. Lách đi. Tôi lách giỏi thế nên tôi mới sống sót đến giờ ngồi viết bâng quơ.

Tôi giời ơi xui cá nhân rơi ra khỏi các guồng máy tín đồ và nhân dân rồi họ đi đâu. Rơi tự do như tôi à. Người ta không muốn thế và có khi không hạnh ngộ để làm thế. Tôi là con vít đã rời bản lề. Tôi xin lỗi.

Khi tôi mất. Tôi mong có một cỗ đại bác bắn tro cốt tôi vào giữa trời thinh. Chốn đồng không mông quạnh. Tôi là con vứt đã rời khỏi bản lề và không có nhu cầu trở về quê quán nữa. Chào Thế Giới Lửng!



10.2013

MỘT SỰ THẬT KHÁC









Nguyễn Đức Nhân


mỗi người được sinh ra đều giấu trong cơ thể:
tiếng khóc và cánh cửa vô hình

tiếng khóc đã được trưng bày sặc sỡ ấn tượng
trên kệ của cuộc đời

cánh cửa thì không
cánh cửa vô hình vẫn thường xuyên mở và khép

mở ra
nhìn thế giới bên ngoài có chút gì có thể
thỏa mãn bản năng

khép lại
giấu đi sự bất toại nguyện
những điều hổ thẹn

nụ cười hiếm khi có đủ ánh sáng
trong mùa thâu hoạch khó thu hái một nụ-cười-thật

tự lừa dối và bị lừa dối
là bản chất
mặt trời nín thinh

nhân loại mắt rất kém
chỉ có ta mới có đôi mắt tốt nhất
nhìn thấy được điều thầm kín
trong trái tim ta




LẠI MỘT SỰ THẬT KHÁC NỮA





những trái tim nhút nhát
hang ổ của bóng tối
sợ hãi sự rỗng không trước mặt và sau lưng
nhớn nhác tìm nơi trú ẩn
kỳ vọng
Thần Linh
nơi nương nhờ bí nhiệm
từ đó
không lối thoát - hai bàn tay cố giữ
cánh cửa nô lệ


Sai-gon, 2013

Điều luật đặc biệt đối với những người trục lợi bất chính








Những người tham ô tài sản nhà nước sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn. Theo dự luật vừa được đệ trình cho Viện Duma Quốc gia Nga xem xét, hành vi trộm cắp tài sản của nhà nước là một tội danh riêng trong Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, lần đầu tiên trong pháp luật Nga sử dụng khái niệm “hành vi tội phạm tham nhũng”. Theo các chuyên gia, điều đó sẽ giúp tăng mức độ chống tham nhũng trong cả nước.

Từ nay sẽ phân biệt được rõ: ai chỉ là tên trộm, và ai là kẻ tham nhũng. Theo văn kiện được đệ trình cho các đại biểu xem xét, "tội tham nhũng" là hành vi nguy hiểm cho xã hội kết nối với việc lạm dụng chức quyền gây hại cho các lợi ích hợp pháp của xã hội và nhà nước để trục lợi bất chính cho chính mình hoặc những nhân vật thứ ba. Hành vi tội phạm này sẽ bị án tù từ 7 đến 15 năm tù giam cộng với phạt tiền từ 3 tỷ đến 5 tỷ rúp (100-160 nghìn dollar). Điều này không có nghĩa là, trước đây những quan chức tham ô tài sản nhà nước không bị trừng phạt. Chỉ đơn giản là từ nay tội danh sử dụng trái phép tiền ngân sách sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn và có điều khoản riêng trong pháp luật Nga. Cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nga Aleksandr Gurov giải thích thêm như sau: “Trong Bộ luật Hình sự Nga hiện có các điều luật cho phép đưa những người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự. Các nhà lập pháp đã quyết định trở về khái niệm của thời kỳ Xô viết. Trước đây, hành vi trộm cắp tài sản nhà nước đã là tội phạm hình sự. Trên thực tế, bây giờ cũng cần phải làm theo kiểu này. Nhưng, để có như vậy không nhất thiết phải viết bộ luật mới. Chỉ đơn giản phải đưa những điều bổ sung vào bộ luật hiện có: tội phạm này bị án phạt không phải đến 7 năm mà đến 15 năm tù. Bởi vì tên tội phạm ăn cắp những khoản tiền thuộc về toàn dân. Đó là tiền thuế của chúng tôi, đó là các cam kết xã hội của chính phủ”.

Nếu nói về khám niệm "hành vi tội phạm tham nhũng" thì đã từ lâu phải xóa bỏ lỗ hổng này trong pháp luật Nga. Trong nước đang tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng, mà trong phát luật không có định nghĩa pháp lý của hiện tượng này. Chủ tịch Phòng Luật sư của Matxcơva Genry Reznik cho biết: “Các thuật ngữ liên quan đến nạn tham nhũng hầu như không đưa ra cái gì đó mới mẻ về mặt pháp lý. Nhưng, bước đi này có ý nghĩa lớn về mặt chính trị. Khái niệm về tham nhũng hiện có trong các văn kiện quốc tế mà Nga là thành viên”.

Vấn đề đấu tranh chống tham nhũng hiện nay là một trong những ưu tiên tại Liên bang Nga. Trong mấy năm vừa qua, Nga đã thông qua và đưa vào hiệu lực nhiều văn kiện về đấu tranh chống tham nhũng. Ví dụ, trong năm 2012 đã thông qua luật yêu cầu quan chức kê khai không chỉ thu nhập mà còn chi tiêu của bản thân và gia đình. Theo dự luật mới, sẽ kiểm tra thắt chặt hơn thu nhập và chi tiêu của những người bị nghi ngờ hoặc bị kết tội tham ô tài sản nhà nước. Thủ tục kiểm tra tự động tiến hành ngay sau khi các chuyên viên bắt đầu điều tra vụ án hình sự.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

BÍ ẨN CỦA BIỂN





Nguyễn Nguyên An



Tôi tập rỗng lặng
Lòng cứ đầy lên bao điều ước
Chạm trống không và ngại trắng tay

Tôi cố làm thật đầy
Loanh quanh có có không không
Đời vẫn cạn, tay trắng, trắng hơn

Tôi hỏi lòng biển
Sao biển không bao giờ cạn
Biển trả lời:
Hãy biết ban cho

Ông Putin nói về nhân quyền Mỹ