Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

“MC Kỳ Duyên đừng nhìn vào vài tiếng chửi thề mà quy kết văn hóa Việt”



Chuyện MC Kỳ Duyên nhận định rằng: Văn hóa Việt ngồi rình để chỉ trích đã nhận được nhiều ‘gạch đá’ của độc giả nhưng cũng nhận được sự đồng tình của một số người trong giới showbiz.

Ông Vũ Tuấn Anh – Viện quản lý Kinh tế chia sẻ rằng, chuyện chỉ trích MC Kỳ Duyên của nhiều độc giả khiến ông liên tưởng đến câu chuyện về bức ảnh mạng dây điện chằng chịt ở Việt Nam trên facebook tỷ phú Bill Gates. Nhận định của MC Kỳ Duyên về văn hóa Việt, cái cách mà cô tự hào là thế hệ ‘banana’ đã được blogger Mõ làng chia sẻ:

“Nhắc đến Nguyễn Cao Kỳ Duyên người ta nghĩ ngay đến người cha của cô – cố phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ. Cũng như những người dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày ấy, Nguyễn Cao Kỳ đã mang theo gia đình, người thân trong cuộc chạy trốn lịch sử sau ngày 30/04/1975 và những người như Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã mang trên mình một danh phận Việt kiều Mỹ và có phần sung sướng, hạnh phúc với cái danh hiệu “cao quý này”.

Cũng chính mang trên mình quốc tịch Mỹ, được học hành và hưởng thụ văn hóa Mỹ nên nhiều lần phát biểu trên các trang mạng nước ngoài, hải ngoại cô đã tự cho mình cái danh hiệu là “banana” (quả chuối) với cách lí giải: “ở ngoài vàng nhưng ở trong lại trắng”.

Trong ý tứ của câu này, cô tự cho rằng, bản thân mình chỉ mang trên mình những ngoại hình, màu tóc, làn da của người Việt nhưng cái tính cách, văn hóa và cả lối sống thì hoàn toàn không mà là của đất nước mà cô đang đứng chân, sinh sống và có cả gia đình ở đó. Hay nói cách khác, dân tộc Việt chỉ cho cô được cái hình hài của một con người nhưng cái làm nên những phẩm chất, bản năng và khí chất là dân tộc Mỹ.

Với những luận giải này, chúng ta không có một hoài nghi nào bởi cái ngày ra đi đó, Kỳ Duyên còn quá nhỏ để thấm đẫm trên mình những nét văn hóa thuần Việt và khi sang một đất nước có nhiều yếu tố tân kỳ như Mỹ thì chuyện phai nhạt đi những thứ vốn có và nhanh chóng tiếp thu những nét văn hóa, lối sống, cách nghĩ tại nước là chuyện rất bình thường. Thậm chí là một trong những yếu tố đảm bảo cho họ có thể sinh tồn và đứng vững nơi đất khách quê người.

Nhưng Nguyễn Cao Kỳ Duyên không nói ra điều này để lí giải việc cô không trở về Việt Nam sinh sống hay có những hoạt động thăm thân, thăm cố quốc mà dường như đó là tiền đề để MC hải ngoại này chuyển tải điều mình muốn nói: Lên án tính cách Việt “ngồi rình để chỉ trích”.

Ngồi nghe Kỳ Duyên trần tình về những lí do mà dẫn đến việc Duyên đưa ra nhận định đó từ việc chính cô sử dụng những tiện ích từ mạng xã hội Facebook. Với những tính năng, tiện ích trong giao lưu, quan hệ bạn bè tình cảm thì không có lí do gì để Kỳ Duyên từ chối không tham gia Facebook và dĩ nhiên với một người nổi tiếng như cô thì việc được cộng đồng mạng để ý đến là chuyện cũng hết sức bình thường, chưa kể có người sẽ kết bạn và dõi theo các hoạt động nghệ thuật, cuộc sống của cô trên chính Facebook.

Nhu cầu được chia sẻ các hoạt động mang tính cá nhân cũng vì vậy mà được diễn ra. Song mọi chuyện chỉ bắt đầu khi: “Cho đến gần đây qua mạng lưới mở rộng và kết hợp của Facebook, tôi mới nếm thử mùi vị của “văn hóa chỉ trích” này. Tôi đã bị không phải một lần mà bao nhiều lần, hầu như mỗi khi tôi post hình đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ (như bao nhiều triệu người khác trên Facebook) thì y rằng cũng có vài người hằn học comment “Sao không để tiền đi làm từ thiện?”, “Có biết là bao nhiều người đang đói khổ không?”

Tôi “phiên dịch” như vậy nghe cho lịch sự chứ thật ra có nhiều câu nghe không được ngọt ngào như vậy đâu”.

Là một người dẫn chính trong chương trình Paris by Night và hành nghề luật sư như Kỳ Duyên thì kinh tế không phải là điều khiến cô bận tâm nhiều vì những khoản thu nhập khổng lồ, thường xuyên từ các hoạt động này. Có tiền nên khi rãnh rỗi, không có những sự kiện lớn thì việc cô đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ là những nhu cầu bình thường, tất yếu và đó như là phần thưởng cho những tháng ngày hoạt động nghệ thuật mệt nhọc và căng thẳng.

Khi rời những lần vui chơi, giải trí đó, điều mà Kỳ Duyên lưu giữ lại chính là những khuôn hình đẹp và Duyên cũng muốn chia sẻ cho những người bạn, cộng đồng mạng biết và đó cũng là một cách PR cho những sự sang trọng, cuộc sống giàu có của chính mình. Những thứ đó, không ai trách Duyên vì đó thực sự là những điều mà biết bao người dân Việt đang mong ước.

Nhưng Duyên cũng không nên vội vàng đưa ra cho mình những nhận định về tính cách Việt chỉ dựa trên một vài nhận xét của một vài người như vậy. Duyên không thể chỉ nhìn vào những tiếng chửi thề, những sự khác biệt giữa những người Việt với một ngôi sao thần tượng Angelina Jolie để đưa ra những quy kết khó hiểu và mang tính mạt sát đến vậy.

Bởi một trong những đặc tính chính làm nên tính cách Việt truyền thống đó chính là tính cộng đồng, tập thể trong những hoạt động sinh hoạt và tình cảm, đây cũng là yếu tố làm nên sức mạnh dân tộc Việt trong đương đầu với thiên tai, giặc ngoại xâm trong quá khứ. Hiện tại, dân tộc Việt không còn đương đầu với những kẻ thù xâm lược trực tiếp nhưng đâu đó trên đất nước hình chữ S thân yêu này vẫn còn có những cảnh tượng đau lòng, những mất mát cần sự sẻ chia, chung tay của cộng đồng.

Những mất mát, thương vong do những đợt bão lũ gây ra cho dải đất Miền Trung đã làm quặn thắt những tấm lòng người Việt xa xứ và họ đã hướng về đồng bào vùng lũ nơi tổ quốc thân yêu bằng những nghĩa cử tình đồng bào: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” với mong muốn làm vơi bớt đi nỗi đau của những người dân nghèo lam lũ.

Những tấm lòng nhân nghĩa, cao cả đã làm thức tỉnh và chi phối những hành động của người dân Việt, những người mang dòng máu Việt tạo nên một hoạt động thu hút nhiều người tham gia… Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng là một người Mỹ (Quốc tịch Mỹ) nhưng cô lại mang trong mình dòng máu Việt, hình hài và một chút ít tính cách Việt nên cộng đồng mạng cũng mong muốn cô không phải là kẻ lạc loài, cho nên khi chứng kiến những hình ảnh về sự vui chơi, giải trí của cô đã khiến những cư dân mạng thấy bất đồng và khó chấp nhận.

Họ không thể lí giải được sự hững hờ, vô tâm của một con dân Việt xa xứ…tất nhiên là họ có cho mình những nhận xét này khi họ chưa hiểu Kỳ Duyên có hoạt động từ thiện hay không (đó là điều đáng trách của cư dân mạng). Từ những điều này cho thấy một điều, chính cái phong cách sống vì tập thể, cộng đồng nên những cư dân mạng trên đã không thể chấp nhận việc Duyên đứng ngoài cuộc.

Đó là lí do để những người này lên mạng để lên án cô và cũng là lí do để nói rằng, quan điểm của cô lẫn Nguyễn Ngọc Ngạn: “Văn hóa phương Tây thiên về khuyến khích, văn hóa Việt Nam thiên về chỉ trích” là hoàn toàn không chuẩn xác.

Cũng nói thêm, kể từ thời điểm năm 2004 khi người cha quá cố của cô trở về thăm lại cố quốc sau bao năm xa cách cùng những động thái xin lỗi dân tộc Việt Nam, những người dân Việt Nam thì dù không nói nhưng với tấm lòng vị tha, những người dân Việt đã đón nhận ông Kỳ cùng gia đình như những người con xa xứ lâu ngày trở về.

Sự kỳ vọng về những hành động đáp lại thịnh tình của người dân Việt cũng lớn hơn, chí ít họ cũng hi vọng là gia đình ông Kỳ, trong đó có Kỳ Duyên dù không làm được gì cho dân tộc thì cũng đừng làm gì có lỗi với dân tộc, đất nước Việt Nam. Cũng chính sự kỳ vọng quá lớn ấy nên khi chứng kiến những hình ảnh thể hiện sự xa hoa, khác hẳn với cuộc sống Việt, nhất là những khó khăn của người dân miền Trung đã khiến họ phật lòng, cho rằng, gia đình ông Kỳ đã không thành tâm trong việc hướng về cố quốc thân yêu, thậm chí có người còn cho rằng, đó chỉ là sự giả tạo.

Chắc chắn Nguyễn Cao Kỳ Duyên không hiểu được ý tứ đó và dẫn đến những quy chụp khó hiểu, không chuẩn xác khi nói về sự khác nhau giữa văn hóa Mỹ và Việt với những dẫn chứng cụ thể và đi đến kết luận: “Nói chung là văn hóa ngoại quốc khi làm điều gì tốt đều được khen ngợi khuyến khích. Còn văn hóa mình thì ngồi rình để chỉ trích. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách suy nghĩ nhất là đối với lớp trẻ ngày nay để xã hội càng ngày càng tốt đẹp và tích cực hơn”.

Qua câu chuyện này nên chăng chúng ta cũng nên hiểu thêm về tính cách Việt trong con người Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Cô thực sự đã vơi cạn, mất mát đi nhiều tính cách, khí chất Việt trong nguồn huyết quản của chính mình. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến cô lạc lõng trong những dòng chảy cuộc sống hôm nay của dân tộc Việt. Nên chăng, trước khi phê phán một điều gì đó thì việc đầu tiên là cô nên kiếm tìm lại những huyết quản đã mất bởi xưa nay “Con không chê cha mẹ khó…”./.

Theo Giáo dục Việt Nam

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Phía Sau Người Đàn Ông

 

Truyện ngắn
Ngô Thị Ý Nhi



Thằng Hai cưới vợ. Dù đã mong mòi chuyện này từ lâu lắm rồi, vậy mà khi nó đến, đến một cách nghiêm túc thì vợ chồng tôi, chẳng ai bảo ai, cả hai đều ngấm ngầm cảm thấy đôi chút ngỡ ngàng. Chỉ một chút thôi. Thằng con ngót nghét ba mươi rồi còn gì nữa. Ơn trời, mình chỉ một mà nên người. Chẳng tài ba lỗi lạc gì nhưng người ta trình độ Đại học thì nó cũng có bằng Đại học; ngừi ta có xe thì nó cũng có xe; người ta có nhà thì nó cũng xoay xở kiếm miếng đất cất căn nhà tàm tạm. Dù đất và nhà ở khá xa trung tâm thành phố và tậu được bằng cách thế chấp… căn nhà vợ chồng tôi đang ở để vay vốn ngân hàng. Thôi thì cứ để từ từ đi làm trả nợ. Nó còn trẻ, đời còn dài, lại cần cù chăm chỉ. Nói không phải huênh hoang gì, thời buổi này kiếm được một thằng biết ăn biết làm, tư cách như thằng Hai đâu phải là chuyện dễ. Cũng năm bảy cô rồi đó chứ. Lần lượt đến rồi đi. Chẳng qua không phải duyên phải số. Riết rồi tôi chán ngán , không còn để tâm ngắm nghía cô này, chấm điểm cô kia nữa. Đùng một cái, nó tuyên bố cưới. Tôi hoàn toàn bất ngờ. Nhìn lại con bé… Nó là con bé thật, còn trẻ lắm. Váy hoa, giày gót cao, vừa đi vừa tung tẩy một bịch trái cây. Lần ra mắt đầu tiên là như thế đó. Và y như rằng khi mở gói quà ra thì một chục quả hồng giập bảy còn ba. Kiểu này chắc thằng con sắp rước một tiểu thư kẻ hầu người hạ, không hề mó tay đến việc nhà. Rồi làm sao đây? Nhà mình vốn tuềnh toàng quen nếp rồi, con ơi, giàu mà làm gì! Nói điều này với ông xã, ông tỉnh bơ: “Bà sợ giàu à? Tui đâu có sợ. Hồi đó bà mà giàu tui cũng cứ cưới.” Cái giọng ngang phè phè. Tôi quay ngoắt đi, ấm ức. Vợ chồng khắc tuổi nhau là thế đó. Chẳng chia sẻ, bàn bạc với nhau được nửa lời. Mở miệng chỉ có dấm dẳng cải nhau. Tôi dè dặt hỏi thăm cho rõ ngọn nguồn thì thằng con đủng đỉnh “Giàu có gì đâu. Gia đình người ta cũng mua bán thường thôi. Mà mẹ thắc mắc làm gì. Ba mẹ cứ lên thăm một chuyến rồi sắp xếp giùm con. Tụi con quyết định tiến tới. Cũng đã tìm hiểu kỹ rồi mẹ ạ”. Thời buổi này con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy. Vẫn biết vậy nhưng tôi không khỏi băn khoăn. Con bé có cái tên điệu đàng, rất tiểu thư, Lê Quỳnh Châu, thua thằng Hai sáu tuổi. Giật mình, thì tôi cũng thua ông xã sáu tuổi. Nó cũng tuổi Dần giống tôi. Tôi đâu có mong điều này. Vợ chồng tôi suốt đời lận đận chẳng bằng ai. Lấy nhau rồi tiếp theo là một chuỗi dài đầu tắt mặt tối. Đẻ được thằng con ổng hứng chí gọi ngay “thằng Hai”, cười hể hả “Rồi mình sẽ có thêm thằng Ba, thằng Tư, con Năm, con Sáu…” Tính ông xã tôi là vậy. Lạc quan bất cần thực tế. Hơn ba chục năm trời rồi, chúng tôi chỉ dám có mỗi thằng Hai. Chạy vạy chật vật lắm mới được chỗ ở ổn định, ông xã xin được chân bảo vệ cho một trường cấp hai. Có đôi chút chữ nghĩa dần dần ông phấn đấu được làm giám thị rồi tổ trưởng tổ giám thị mà ông vẫn tự phong là Tổng giám thị. Tôi biết, con đường “thăng tiến” của chồng tôi chỉ đến đó là cao. Dù sao thì cũng có “chức sắc” với đời. Mấy bà phụ huynh quanh xóm vẫn gọi tôi bằng “cô”. Học sinh quen biết gặp tôi cũng chào thưa đàng hoàng lễ phép. Một số đồng nghiệp của chồng vẫn coi tôi là chỗ quen biết thân tình. Số là ông xã tôi tuy “chức sắc” vậy đó nhưng thu nhập chẳng đâu vào đâu. Cũng chỉ đủ chi tiêu vặt vãnh. Mọi thứ phải trông chờ vào “cơ sở” vắt sổ và làm khuy nút của tôi. Tôi lại liên hệ được một số vải khúc đem về bán. Vài đầu khúc ngắn có, dài có. Tôi cân ký bán lại giá cực rẽ. Đồng lương giáo viên eo hẹp lắm. Chuyện shopping với hàng hiệu vô cùng hạn chế. Các cô thường ghé tôi, chọn lựa vài khúc vải về xoay xở cũng thành cái áo. Khéo léo một chút cũng mốt này, mốt kia. Tôi vốn biết đôi chút về kỹ thuật cắt may trở thành một tư vấn sáng giá. Thân tình lắm.



Ông xã tôi đi làm về cứ im ỉm làm như tôi là cái thứ không hiểu biết gì, không đáng để ông kể chuyện này chuyện kia. Coi thường nhau quá đấy. Nói thật, cổng trường đó tôi không hề bước vào nhưng tôi biết hết. Cái trường bé chút xíu thế mà cứ sôi lên sùng sục như một chính trường thật sự. Công đoàn đấu tranh. Phát biểu, phê bình, đơn từ kiện cáo… Ông này xuống, ông kia lên. Lên lên xuống xuống đến chóng mặt.



Hôm nay, không hẹn mà gặp, cả ba cô cùng “họp” ở nhà tôi cùng một lúc. Cô Linh dạy Lý, cô Mùi dạy Sử, cô Nga dạy Sinh. Chắc các cô nghe tin có đợt vải mới về. Ai cũng muốn nhanh tay lựa chọn. Căn phòng nhỏ xíu của tôi rôm rã tiếng nói cười quanh “bãi chiến trường” ngổn ngang màu sắc. Tôi đang hoan hỉ tư vấn bán hàng thì cô con dâu tương lai xuất hiện. Quần jean bó sát, áo rộng thùng thình lại thêm cặp kính sậm màu rất đúng mốt. Trông nó cứ y như trong phim Hàn quốc bước ra. Nó gỡ kính chào thưa lễ phép. Mặt hoa da phấn thoang thoảng hương thơm chẳng biết hương gì. Ngây ngất! Nó đưa tôi một xấp hồ sơ bảo là của thằng Hai gởi đem về. Rồi nó rút điện thoại ra quẹt quẹt í ới gọi một hồi mới lên xe phóng vút đi. Các cô thì thào đầy ngưỡng mộ:



- Chắc giàu lắm há chị Năm?



Tôi lắc đầu quầy quậy nhưng hả hê nở từng khúc ruột:



- Tui đâu biết. Mà tui đâu có ham giàu. Cưới vợ giàu đôi khi… khó ăn khó nói.



- Ừ, thì bà chị chê tiền. Mà nó gốc gác bự không? Tiền còn thua thế. Nhất thế nhì tiền..



- Đúng, quá đúng. Cứ xem ông xếp mới của mình. Xếp mình hét ra lửa…



Kênh thời sự đột ngột chuyển đề tài. Tôi quăng cây thước trước mặt ngồi xổm lên đống vải bừa bộn đủ màu há hốc mồm chăm chú tiếp nhận thông tin nóng hổi. Nghe đâu ông xếp mới vốn gốc gác trên phòng Giáo dục, về trường ngồi ghế phó chừng hơn năm đã nhảy lên ngai là nhờ phu nhân gốc gác chi chi đó trên Quận ủy. Nghe vậy biết vậy. Chẳng ai mục sở thị cái chi chi cả. Nhưng từ ngày đăng quang nhậm chức cơ sở vật chất nhà trường được chiếu cố nhiều hơn. Kinh phí được duyệt xây cái này, nâng cấp cái khác. Có tiền, bộ mặt nhà trường thay đổi thấy rõ. Đi kèm vào đó bao nhiêu vấn đề mới phát sinh. Tiền trường đẻ ra trăm thứ để thu. Tội nghiệp tụi nhỏ vốn ở địa bàn con em lao động. Người ta lại kháo nhau những nhập nhằng khuất tất. Lại mâu thuẫn mới phát sinh. Truyền thống trường này vốn dữ dằn mà. Lãnh đạo một tập thể mà tình hình luôn mấp mé ở điểm sôi thì cứ như ngồi trên đống lửa. Đây là đất nghịch. Tâm hồn tôi đang phơi phới bay lên thì cô Linh xùy một tiếng:



- Chuyện đó xưa rồi. Bao nhiêu việc rành rành trước mắt có thấy ai thưa kiện gì đâu. Chẳng qua liệu thế mình thưa không được thì… hổng thưa.



- Cứ việc góp ý, cứ việc phê bình cứ việc họp hành phát biểu. Chúng tôi xin tiếp thu rồi… để đó. Việc tôi, tôi cứ làm. Nghĩa là… đoàn lữ hành cứ đi.



Cả ba cô cười phá lên. Tôi chẳng hiểu gì mấy cũng chống tay lên đống vải cười theo. Cô Hoa với tay lấy túi xách rút ra một tờ báo:



- Thấy cái này chưa? Phía sau người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ.



Hai cô kia nhao nhao lên:



- Biết rồi, người ta chuyền nhau khắp trường.



- Ờ, ai vẽ vô tình mà giống y chang chuyện mình. Mà ở đâu bà có tờ báo đó?



Cô Hoa hươ hươ tờ báo sôi nổi:



- Tui tìm mua. Hay quá mà. Mua về coi cho đã.



Tôi rướn người với lấy tờ báo. Một góc biếm họa nho nhỏ. Một cái ghế bốn chân. Hai chân trước là chân ghế nhưng hai chân sau là… chân người. Chân một phụ nữ thì đúng hơn. Không phải loại chân dài siêu mẫu mà là một cặp giò múp míp, bề thế vững vàng. Tôi há hốc mồm ngồi xem. Thần kỳ! Biếm như thế mới là biếm chứ. Cực kỳ sâu sắc.



Tiếng xe máy ngừng trước cửa. Ông xã về. Tôi nhanh tay gác tờ báo lên nóc tủ. Cô Hoa nháy nhó nhưng tôi lờ đi. Ý chừng mình có làm điều gì không đúng cả ba cô len lén nhìn nhau, giả lả đôi câu rồi rút. Ông xã tôi lầm lì vào thẳng phòng trong. Đang cơn hưng phấn, bất chấp bộ mặt hình sự của chồng, tôi hí hửng rút tờ báo trên nóc tủ chạy theo. Hươ hươ tờ báo trước mặt chồng, mắt tôi sáng lên, giọng tôi lãnh lót:



- Ông coi này, phía sau người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ.



Ông xã tôi thả người đánh phịch xuống giường, vò đầu bứt tóc:



- Biết rồi, khổ lắm. Còn phía sau lưng tôi là một cái chợ chồm hỗm.



*



- Bà chuẩn bị hành lý. Đi bốn ngày.



Tôi quay ngoắt lại, phản ứng không cần suy nghĩ:



- Đi thăm sui gia ở làm chi bốn ngày.



- Thăm một buổi, ở bốn ngày. Ở khách sạn.



- Khách sạn năm sao hả?



Không thèm trả lời câu hỏi móc máy của tôi, ông xã bỏ lên gác. Tôi chợt khựng lại bên mớ áo quần ngổn ngang. Mới hôm bữa đây thôi, mấy cô khúc khích bảo tôi: “Chuyến này ông xã bà xin nghĩ dài ngày, kết hợp hỏi vợ cho con và… hâm nóng ái tình”. Mặt tôi nóng bừng lên. Tôi nhìn chiếc va li đặt ở góc phòng, áo sơ mi ông xã, áo hoa của tôi. Những chiếc áo rẻ tiền mà tôi xoay xở bằng ngân sách eo hẹp của gia đình. Tôi sẽ xếp chúng vào chiếc va li kia. Ừ, lạ thật, từ trước đến giờ chúng tôi rất ít khi đi du lịch với nhau. Bù đầu vì cơm áo. Cuối năm ông xã theo trường đi chơi. Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu… Không bao giờ ông đăng ký cho tôi theo. Đi một mình với bạn bè để còn bù khú nhậu nhẹt. Tôi cũng không đòi hỏi. Ông nói ngược bà nói xuôi, phơi ra trước mắt mọi người khó coi lắm. Tôi có nguồn vui của tôi. Tôi đi chùa. Theo nhóm bạn bè tập thể dục mỗi sáng, nếu có dịp là rủ nhau đi năm bảy chùa. Tha hồ cầu tài, cầu lộc thoải mái Thôi, đàn bà miễn sao có chồng có con là được. Tôi đi coi thầy, mười ông như một đều bảo vợ chồng tôi khắc tuổi. Mà tôi tuổi dần. Con gái tuổi dần xếp hàng đầy ra đó. Ai dám rước. Kêu ca gì nữa. Cũng tội ông xã tôi lận đận cũng bởi tại tôi. Biết đâu cưới một bà khác ông không dại dột đưa đầu vào ngôi trường cấp hai đó để làm ông “quan Tổng”, cuộc đời lại phất lên. Tôi cầm chiếc áo sơ mi sọc xanh, chiếc áo mới giặt xong còn thơm mùi nắng gió. Áp lên mặt, tôi hít một hơi dài nhè nhẹ…



- Nhớ chuẩn bị áo ấm. Mùa này trên đó lạnh lắm đấy.



Tôi quay người thả chiếc áo xuống dấm dẳng:



- Ai chẳng biết. Làm như tôi quê mùa cả đời không biết Đà Lạt.



- Đi bốn ngày.



- Thì bốn ngày. Một tuần, một tháng cũng được miễn có tiền. Mà ông mắc cái chứng gì vậy? Trước giờ ông ôm khư khư cái trường. Vợ đau, con ốm nghĩ một bữa là cắt tiên tiến, cắt khen thưởng, cắt… cắt…



- Cắt cái gì cũng mặc. Có làm có nghĩ.



-Luật lệ ở trong tay ông chắc. Ờ, cứ đóng góp ý kiến, cứ phát biểu, cứ phê bình. Chúng tôi xin tiếp thu rồi để đó. Đoàn lữ hành cứ đi.



Như bị điện giật, ông xã tôi quay ngoắt lại:



- Bà bảo ai là chó?



Tôi ngơ ngác:



- Hay chưa. Ông chưa già đã nghễnh ngãng. Tui đâu nói ai chó. Tui nói đoàn lữ hành mà.

Ông xã tôi thả người xuống giường, nhìn tôi hạ giọng nói chậm rãi, nhấn từng lời như một ông thầy đau khổ kiên trì giảng giải cho một học sinh chậm tiếp thu:



- Này, khổ lắm! Khi nói phải hiểu mình nói cái gì. Đừng nghe ai nói sao mình cũng học nói theo làm vậy. Có ngày mang họa vào thân



Tôi cố chống chế:



- Nghe sao nói vậy thì đã sao. Tui là… dư luận quần chúng mà. Dư luận vậy đó. Nghe được thì nghe, không nghe được, bỏ.



Vứt đống áo quần ngổn ngang đó tôi đi xuống bếp. Đàn bà phải lo trăm thứ chuyện. Lo đến mất ăn mất ngủ. Lần đầu làm sui lại bất ngờ cập rập quá nên chẳng biết phải làm sao. May mà còn có bạn bè quen biết mỗi người một câu góp ý. Họ bày vẽ cho tôi phải ăn nói thế nào, ứng xử ra sao để nắm được thế chủ động. Mình nghèo nhưng người ta phải nể trọng mình.



Tôi mang tất cả mớ hổ lốn đó lên đường. Lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt thật. Cái tổ thể dục của tôi đâu đủ điều kiện rủ nhau lần mò đến đây. Tôi choáng ngợp trước không gian xanh bạt ngàn nắng gió. Xe đi dần vào thành phố. Những ngôi nhà chìm dưới bóng cây. Mỗi ngôi nhà một kiểu. Hoa và hoa. Đâu đó trong những ngôi biệt thự này có biệt thự của chị em tiểu thư Lê Quỳnh Châu. Năm chị em gái. Lê Quỳnh Châu, Lê Quỳnh Lan, Quỳnh Nga, Quỳnh Anh, Quỳnh Chi. Tôi bắt đầu thấy khớp, lo lắng ra mặt len lén nhìn ông xã. Nhưng ổng tỉnh bơ. Cái tỉnh bơ cố hữu lầm lì.



Hai đứa tụi nó đón chúng tôi ở bến xe và đưa chúng tôi về khách sạn.



Ngày đầu tiên, chẳng có gì vội vàng, chỉ để dành thư giản. Buổi sáng, chẳng ai bảo ai, vợ chồng cùng dậy sớm, gởi chìa khóa cho khách sạn rồi đi loanh quanh. Trên con dốc vắng có hai chiếc bóng đi sát vào nhau. Cô gái váy hoa mềm mại, tóc bay, áo bay, khăn quàng bỏ lửng. Và chàng trai, chẳng khó khăn gì để nhận ra vóc dáng to cao quen thuộc đó. Triền đồi thoai thoải, mặt trời phớt hồng hé rạng một ngày vui. Một điều gì lạ lẫm dâng trào lên trong tôi. Tình yêu. Có phải như vậy gọi là tình yêu không?. Ông xã lặng lẽ rẽ vào một lối khác. Cả hai chúng tôi im lặng sóng đôi. Một chiếc lá khô chạm vào vai tôi rồi rơi xuống, khẽ khàng trong màu nắng mới lên. Tôi có cảm giác như mình đang khoác lên người một tà áo mới, lạ lẫm đến bồi hồi. Cả người sóng đôi bên tôi cũng đầy lạ lẫm. Hai tay đút túi, bờ môi mim mím và cái nhìn xa xăm… Một anh chàng lãng tử với mái tóc bồng lên vì gió. Tình yêu… tình yêu… không, tôi lấy chồng khi còn trẻ lắm. Cả nhà lăn lưng ra cuốc đất bữa đói bữa no trên vùng kinh tế mới. Và tôi lấy chồng. Lấy anh nông dân chống cán cuốc nhìn tôi cười mỗi buổi chiều khi tôi lấm lem trên đường trở về từ nương rẫy. Tiệc cưới chúng tôi là vài ba dĩa bánh kẹo, mấy ly nước trà giữa bà con quen biết. Lấy nhau như một mảnh đất cần khai hoang, như thửa ruộng đến mùa gieo gặt. Nhưng ơn trời, ông xã cũng có dăm ba chữ. Lên thành phố tôi động viên anh học thêm được cái bằng Tú tài rồi chen chân vào nơi chữ nghĩa. Việc học dở dang. Tôi thèm chữ đến chừng nào. Lương ba cọc ba đồng, đầu tắt mặt tối, chật vật thiếu đầu này hụt đầu kia, tôi chấp nhận hết, chỉ để được dăm ba đứa học trò gọi mình bằng “cô”. Còn tình yêu. Ôi, đó là thứ xa xỉ, sang trọng, có cũng được không cũng được. Chết ai đâu.. Ờ, nhưng giá cuộc sống lúc nào cũng thoải mái như thế này, ông xã tôi lúc nào cũng trầm tư mặc tưởng như thế này…



Buổi chiều, ông xã gạt hết mọi đề nghị đón đưa của hai đứa nhỏ một mình đưa tôi đến thung lũng Tình Yêu. Một chiếc máy ảnh nhỏ trên tay, ông nhảy lên từng bậc đá, bắt tôi đứng chỗ này, ngồi chỗ kia và bấm máy. Một anh thợ chụp ảnh cở tuổi thằng Hai đột ngột đề nghị:



- Chỗ này cảnh đẹp, cô chú đứng vào kia con chụp cho.



Rồi sợ chúng tôi hiểu lầm, anh tiếp:



- Con chụp bằng máy của chú.



“Thế… thế… cô chú đứng sát vào nhau đi. Chú hơi cúi xuống một chút, cô ngước lên một chút… Con chụp nhé. Rồi. Cô cứ để tóc bay tự nhiên như thế. Chú… quàng tay vào cô đi.”

Chúng tôi ngượng ngập rồi cười bùng vui vẻ. Không phải một tấm mà năm bảy tấm. Khi từ giả chúng tôi cậu ta nhỏ giọng: “ Cô chú cũng cở tuổi ba mẹ con ngoài quê. Cả năm nay con chưa về…” Tôi bùi ngùi nhìn theo. Đất và người. Ở đây sao cái gì cũng đẹp. Buổi tối tôi mở máy xem tới xem lui máy tấm hình. Ông xã giục đi ngủ sớm vì mai mới là ngày quan trọng.



Ngày thứ hai, ngày quan trọng đã đến. Tất cả chóng vánh đến không ngờ. Một chiếc taxi chạy loanh quanh, dừng lại một nơi vắng vẻ. Không cổng rào, không biệt thự.Lúp xúp trong đám lá xanh um một ngôi nhà nhỏ xíu, không biết có thể gọi là nhà cấp bốn được không. Một đám hoa bất tử hồn nhiên mọc tràn lan trước ngỏ. Ở đó có một gian quán xập xệ bán tạp hóa. Hai ba chiếc bàn con, vài chiếc ghế lăn lóc cho các chú xe ôm ghé chân uống cà phê đón khách. “Mua bán thường thôi” là thế này đây. Thế mà tôi cứ tưởng thằng con vốn kín tiếng kiệm lời. Tôi đủ khôn ngoan để thấy mình như một thí sinh trật tủ và bị tủ đè. Chẳng câu cú nào áp dụng được vào tình huống này cả. Tôi chẳng nhớ mình nói những gì, đối đáp ra sao. Chỉ nhớ là mới mở đầu đôi ba câu người ta đã tươi cười thuận gả. Tiễn tôi ra về, bà sui hạ giọng thân tình: “Con Quỳnh Châu nhà tôi còn khờ dại lắm, nhờ chị rộng lượng bảo ban”. Câu này có trong đề cương ôn tập, tôi chộp ngay liền hể hả: “Chị yên tâm, con cái trong nhà cả. Tui đi xin là xin cái dại chớ chẳng ai dám xin cái khôn.” Chúng tôi ra ngỏ. Cô út Quỳnh Chi đang lúi húi trong góc quán với một rỗ hoa bất tử và mấy cái giỏ mây nho nhỏ. Mấy giỏ hoa này tôi thấy người ta bày bán trên vỉa hè, một góc phố đêm.



Cảm giác náo nức của ngày hôm qua biến đâu mất. Sao thế? Mục tiêu đề ra đã đạt được. Thằng Hai được vợ mà nói như các cô thì mình nghèo nhưng người ta vẫn nể trọng mình. Thế nhưng tôi vẫn thấy bứt rứt khó chịu trong người. Cả cái tướng ngồi của ông xã tôi nữa kìa, cái tướng ngồi nông dân cố hữu. Hai chân cho lên nệm, khoanh tay, bó gối, miệng tủm tỉm cười. Ổng cười cái gì? Tôi muốn nổi cáu, đi tới đi lui trong căn phòng hẹp. Không kìm nổi, vẫn cần ai đó để trút hết ra. Tôi ngồi phịch xuống giường:



- Nhà đến năm chị em, ông nhỉ?



- Ờ, ngủ long công chúa.



Tôi lườm mắt:



- Đẻ cho lắm, lấy gì nuôi.



- Ơ, bà hay chưa. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhả mỗi cảnh. Ngày xưa tui bảo bà cứ đẻ bà dứt khoát không. Bà nhịn. Giờ thấy người ta thoải mái lại … ấm ức.



Giọng điệu đổ dầu vào lửa làm tôi tức điên lên. Không tức sao được. Hai cô em kế xuống Sàigòn, đứa Đại học, đứa Trung cấp đang ở nhà trọ. Mai mốt cưới về…



Tôi dấm dẳng:



- Một mình thằng Hai thì mới gầy dựng cái này cái nọ, có cửa có nhà…



- Ừ há, bà nhắc tui mới nhớ. Chuyến này về tui với bà tranh thủ xuống nhà thằng Hai ở chơi mấy bữa. Nhà cao cửa rộng… mấy tháng nữa là cưới rồi đó.



- Ông còn đùa được.



- Bà ngộ chưa. Có gì mà gắt gỏng. Người ta hoan hỉ gả con. Mà bà sợ cái giàu thì được cái … không giàu. Còn đòi gì nữa.



Tôi cố nuốt, nuốt cái gì không biết nữa nhưng nó cứ chực trào lên trong tôi. Tôi nói từng câu, từng chữ, rành rọt đến bất ngờ:



- Ông đừng tưởng tui tham giàu phụ khó. Mình cũng nghèo, đã từng nghèo sát đất. Nhưng nó không giống mình. Gia đình như thế, nhà cửa như thế, mà nó… như thế…



- Ờ, cái đó người ta gọi là “giao diện” đẹp.



- Tui thấy nó tối ngày hết chạy lông nhông thì ôm cái điện thoại quẹt quẹt. Đàn bà mà không biết thu vén, không lo nhà cửa cơm nước chợ búa… Rồi thì nó bỏ đói con mình , ông ơi.



- Thôi, đủ rồi . Thằng Hai dư sức quyết định. Đã đến lúc nó không thích ăn cơm của bà mà thích ăn… cái khác. Đừng nghĩ luẩn quẩn nữa. Thay áo, đi chợ đêm thư giãn.



Đêm xuống lạnh. Tôi đi giữa phố đêm nhấp nháy đèn sao. Lạc vào một khu toàn áo ấm khăn len. Hàng hóa tràn xuống lòng đường. Tôi chen vào. Không chủ tâm mua nhưng cũng ngắm cái này, chọn cái nọ. Hai ba người xô đẩy nhau. Cái túi xách quàng trên vai bị dồn ép kéo ra đằng sau. Tôi quay lại. Chớp nhoáng. Tôi phát hiện ngay chiếc máy chụp hình biến mất.



Ngày thứ ba, trời âm u ngay từ sáng sớm. Rồi mưa. Mưa thật. Lòng dạ rối bời , tôi chẳng thiết đi đâu. Thằng Hai, vì công việc đã về Sàigòn từ sáng sớm. Ông xã cũng đòi về quách nhưng tôi nấn ná. Chẳng lưu luyến gì đất này. Cái tôi tiếc là chiếc máy ảnh, tiếc lắm. Một con nhỏ bán áo gió đã nhiệt tình hứa giúp tôi thương lượng với tụi móc túi chợ này. Tôi chờ điện thoại. Con nhỏ gọi lại “Tụi nó đòi một triệu cô ạ. Thôi, bỏ quách đi cô”.Ông xã tôi trợn tròn mắt: “Một triệu? Tụi nó tưởng mình khùng chắc.” Cái máy ảnh cũ rích chỉ đáng vứt đi. Thì thằng Hai vứt rồi đó. Ông xã tôi lượm xách đi chơi chụp hình cho hách. Bán lại chưa chắc được mấy trăm. Ông đứng dậy dứt khoát: “Bỏ. Tui đi đăng ký vé xe đây. Chuẩn bị, chiều về”



Thì bỏ. Nhưng tôi không đành. Cho đến khi ra bến xe rồi, cầm vé xe trong tay rồi tôi còn ngơ ngẩn. Tiếc cái gì đó. Không hẳn là cái máy ảnh. “Thế… thế… cô chú đứng sát vào nhau đi. Chú hơi cúi xuống một chút. Cô ngước lên một chút… Chú quàng tay vào cô đi…” Những tấm hình vừa gần gũi vừa xa xôi lạ lẫm. Tôi chưa kịp khoe ai, chưa kịp ngắm nhìn thỏa mắt. Tôi ngồi thẩn thờ ngó núi đồi mù mịt mưa, nói như nói với mình:



- Tụi nó đòi tiền triệu vì tui dại dột bảo là trong đó có nhiều tư liệu quan trọng. Tụi nó biết mình cần...



- Chớ cái tư liệu gì mà quan trọng dữ vậy bà?



Tôi nhìn qua ông xã. Vẫn cái kiếu cười cười cố hữu. Như một cô gái mới lớn. Tôi đỏ mặt lên. Ông xã ngó lơ đứng dậy xách va li:



- Lên xe đi, bà. Ngồi dưới này gió lạnh quá.



Tôi bước theo nhưng còn ngoái lại. Mưa nhỏ hạt vậy mà trời đất mịt mù. Vấp phải bậc cửa đau điếng người làm tôi chợt tỉnh. Xe còn vắng lắm. Tôi ngồi bên cửa vén màn ngó xuống. Lòng dạ bồn chồn. Phía dưới áo xanh áo đỏ tới lui nhộn nhịp. Người ta chào hỏi, dặn dò, tiễn đưa nhau. Những khuôn mặt lạ lẫm, những cái nhìn lạ lẫm….



- E hèm, bà nói bà đi xin cái dại mà hình như nảy giờ bà đang đợi… cái khôn..

Tôi lại nghe nóng bừng mặt và cảm thấy rõ ràng mấy ngón tay run lên. Tôi cắn chặt môi, áp mặt vào cửa kính. Một bàn tay đặt lên tay tôi rồi khép lại. Một làn hơi ấm từ từ lan tỏa trong tôi. Giọng ông xã tôi chùng xuống:



- Khôn dại mà làm gì. Đừng đem tụi nó so sánh với mình. Tụi nó có cách nghĩ khác, cách nhìn khác, cách sống khác, cách sử dụng đồng tiền cũng khác…



- …



- Nhà mình nghèo, nhà người ta cũng nghèo. Nhưng điều đáng mừng là gia đình đó giữ được cái nếp, biết trọng cái học. Bà coi, ba chị em đứa Đại học, đứa Cao đẳng rồi. Đứa lớn dìu dắt đứa nhỏ rồi thì sẽ khá… Mình không nên tính toán hẹp hòi bà ạ.



- Thì tui có tính toán gì đâu. Chỉ sợ… nó tuổi dần giống tui. Rồi thằng Hai cả đời lận đận như ông với tui.



- Cầu trời cho tụi nó được như tui với bà. Ngày trước mình cầm cây cuốc. Bây giờ con cái chen chân được vào nơi học thức. Công ty này, cơ quan nọ như ai. Bà đòi gì nữa. Mà tui nói thiệt với bà, đời tui thế này là thỏa mãn. Công việc đàng hoàng, nhà cửa, vợ con vững vàng, đầm ấm. Người đàn ông chỉ cần thế thôi. Xã hội là vậy, việc gì cũng có cấp trên cấp dưới, có va chạm, có mâu thuẫn, có đối đầu. Mệt mỏi lắm… Nhiều lúc chỉ cần một chỗ phía sau mình để tựa vào, để ngả lưng thế này thôi…



Ông xã tôi ngả người vào lưng ghế, lim dim đôi mắt, giọng nhỏ dần…



Ông xã tôi nói đúng. Đàn ông muốn chen chân với đời phải đối đầu bao nhiêu chuyện. Đó, cái trường nhỏ xíu mà đầy bão táp phong ba. Mới rồi quần chúng làm cách mạng lật đổ bà Chủ tịch Công đoàn với bao nhiêu tội danh. Hống hách, lộng quyền, bòn rút phúc lợi, chi thu nhập nhằng. Đại hội Công Đoàn, một ban chấp hành mới toanh được bầu ra. Rồi gợi ý, vận động, lèo lái thế nào không biết, chức Chủ tịch Công đoàn vào luôn tay… bà Hiệu phó. Thôi rồi còn chi đâu em ơi! Đất nghịch! Người ta ngơ ngác rồi chỉ biết ngó nhau … cười, trong khi “thầy Tổng”, linh hồn của cuộc đấu tranh chưng hửng đứng chôn chân tại chỗ như Từ Hải. Đại hội Công nhân viên chức, ký hợp đồng trách nhiệm giữa chính quyền và công đoàn thì Hiệu trưởng và Hiệu phó ký với nhau. Quần chúng vỗ tay. Tội nghiệp ông xã tôi, mắc nghẹn ngang cổ. Người ta đi ra ngó ổng cười, đi vô ngó ổng cười. Nghe các cô xì xầm kháo nhau tôi nóng rát cả mặt. Thì tôi chính là người phụ nữ đứng ngay sau lưng ổng chớ đâu.



Tiếng cửa xe đóng sầm làm tôi bừng tỉnh. Tài xế đã ngồi vào ghế chuẩn bị khởi hành. Một vài hành khách vội vã leo lên xe chộn rộn tìm chỗ ngồi. Bỗng nơi cánh cửa một mái đầu thò vào ngơ ngác dáo dác nhìn quanh. Con bé Quỳnh Châu. Mắt nó sáng rỡ lên khi nhìn thấy chúng tôi. Tay nó xách giỏ đồ nặng trĩu chới với hướng về phía tôi:



- Ba mẹ quyết định về bất ngờ quá. Con chỉ kịp tranh thủ ghé lò mứt mua một ít để mẹ làm quà biếu bà con bạn bè.



- Ơ… mẹ cũng tính lát ghé Bảo Lộc…



Câu nói của tôi bị ngắt nữa chừng vì xe nổ máy. Con bé hấp tấp nhảy xuống. Chiếc xe lăn đi. Cái bóng nhỏ nhoi của nó chìm trong đám đông, trong màn mưa, trong sương mù phố núi. Mắt tôi cay sè. Ông xã đập đập vào tay tôi:



- Chuyến này về tui sẽ để dành tiền mua cái máy ảnh thật xịn. Rồi tui lại đưa bà lên… thung lũng Tình Yêu…/.



CHO MỘT NGÀY







Như cơn gió thổi tung
Một ngày
Hạt bụi lăn tròn
Mĩm cười với vội vã
Ký ức ùa về
Như đám mây che ngang bầu trời
Ngày đầy giông
Em học yêu từ cỏ
Bình yên như chiếc lá đâm chồi

Ngày oi ả
Nắng ban mai
Yêu thương đến yên bình
Khép mắt
Em học bao dung
Để thôi trách cứ mùa thu dịu dàng
Mà người thì hoài niệm
Miên man tháng chín
Mang theo
Lối cũ xa xôi

Mùa vẫn đi qua
Và em đứng lại
Lá vẫn rụng
Niềm đau xin là heo may
Ngày mưa dậy
Em học lãng quên từ lạnh giá
Bước qua khoảng trống chênh chao
An nhiên
Như núi đồi vốn dĩ
Bình yên về trên những ngón tay
Em đi qua bình minh.

 Hạ nhiên Thảo

Cánh chim cô đơn


Cuộc sống không thể thiếu tình yêu






Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.

Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.

Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói, cười huyên thuyên. Ðời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.

Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.

Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu".

Trịnh Công Sơn

Khi Độc Lập, Tự Do Buộc Phải Đổi Bằng Xương Máu !







Trong những ngày gần đây, một số người tự xưng danh là nhà “dân chủ” trong đó có một vài người trước kia đã từng đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam, họ tung ra những bài viết tỏ ra sám hối, tiếc nuối vì đã “lỡ” một thời theo Đảng. Nay họ ”đòi xét lại vai trò lãnh đạo”, vu cáo Đảng cộng sản Việt Nam đặt lợi ích Đảng lên trên lợi ích dân tộc, đẩy dân tộc Việt Nam vào con đường binh đao máu lửa hơn 30 năm. Với luận điệu đưa ra là: “ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã nhiều lần chứng minh rằng đảng không những không vì lợi ích dân tộc Việt Nam mà đảng còn hi sinh lợi ích dân tộc Việt Nam cho lợi ích của đảng, cho những mục tiêu viển vông, siêu thực của đảng, cho cuộc cách mạng vô sản thế giới hão huyền, chỉ đẩy Dân vào chiến tranh hận thù, chỉ lấy Dân làm vật thí nghiệm, vật hi sinh cho chủ nghĩa xã hội hư vô! Đưa dân tộc Việt nam vào con đường máu lửa. Dân tộc Việt Nam đã phải trả giá máu quá đắt cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam“.!? Vậy điều này có đúng không ? hay là vẫn là chiêu bài cũ chụp mũ, vu cáo của các nhà “dân chủ” thường làm ?
Chúng ta phải nói một cách dứt khoát, đây luận điệu xuyên tạc lịch sử của các nhà “dân chủ”, với ý đồ bôi nhọ, chà đạp trắng trợn lên thành quả cách mạng mà toàn dân tộc phải đánh đổi bằng sinh mạng hàng triệu người con ưu tú, hàng triệu sinh mạng của người dân lành. Luận điệu này chúng ta phải hết sức cảnh giác nó sẽ gây nên sự ngộ nhận, vì đối tượng phát tán tài liệu đã từng là người theo Đảng. Điều nguy hiểm là một số ít người thiếu hiểu biết lịch sử đất nước và lớp người trẻ sinh ra sau chiến tranh sẽ nhận thức sai lầm dẫn tới phủ nhận thành quả cách mạng, mất lòng tin vào chế độ, vào con đường đi tới của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Vạch trần luận điệu giả dối, bóp méo, xuyên tạc của những người này để chúng ta khẳng định đâu là chân lý, đâu là sự thật.

Trong bài viết “Không trung thực trong điều 4 hiến pháp” của một nhà “dân chủ” đăng tải trên mạng RFA Việt ngữ viết: “Phan Châu Trinh mất sớm, con đường cứu nước đúng đắn Phan Châu Trinh vừa khởi xướng, đành bỏ dở! Sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam thôi đành phó thác cho những người Cộng sản! Và dân tộc Việt Nam phải trải qua con đường đấu tranh bạo lực dằng dặc máu lửa ” ? Vậy đâu là sự thật ? Đâu là chân lý ? Xin thưa với nhà “dân chủ” lịch sử của dân tộc Việt Nam buộc phải lên tiếng rằng: khi thực dân pháp xâm lược và cả khi thiết lập được quyền cai trị trên đất nước Việt Nam thì dân tộc này đã kháng cự lại. Đã có biết bao cuộc nổi dậy của nhân dân dưới ngọn cờ của sĩ phu yêu nước, nhưng tất cả các cuộc kháng cự đó đều bị đè bẹp và bị dìm trong biển máu. Họ “Hối tiếc” vì cụ Phan châu Trinh mất sớm nếu không thì đi theo con đường của Ấn độ đòi lại độc lập từ người Anh ? điều này cho thấy họ đã cố tình bẻ cong sự thật của lịch sử và cố tình suy diễn theo cái lối càn xiên. Sự thật thì sau nhiều cuộc khởi nghĩa và các phong trào chống pháp không đem lại kết quả, đứng trước vận mệnh của đất nước Đảng cộng sản đã gánh vác sứ mệnh giải phóng dân tộc. Phong trào chống xâm lược do người cộng sản phát động không phải là một ngoại lệ, có cùng một mục đích như các phong trào khởi nghĩa trước đó là giành, giữ độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho dân tộc.
Đảng cộng sản Việt nam có “hiếu chiến” như các nhà “dân chủ” quy kết không ? Chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Những ai hiểu biết về cuộc chiến tranh, những người có lương tri trên thế giới, đều đứng về phía Việt Nam. Đáng lẽ sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta phải được sống trong hòa bình, độc lập, tự do để xây dựng chế độ mới. Nhưng thực dân Pháp đã dã tâm quay trở. Chúng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lại Việt Nam từ tháng 9-1945. Trong tình thế vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, tương quan lực lượng bất lợi cho một chính phủ còn non trẻ, chúng ta rất cần một khoảng thời gian để xây dung lực lượng nên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp. Để đạt được kết quả hòa hoãn, chúng ta đã nhượng bộ, chấp nhận nền độc lập hạn chế và nền thống nhất có điều kiện đó là :Theo Hiệp định Sơ bộ, chúng ta thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc, và khẳng định việc Nam Bộ có trở về với nước Việt Nam hay không là tùy thuộc vào kết quả của một cuộc trưng cầu ý dân. Nhưng thực dân Pháp quyết dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ nước ta. Chúng tăng quân trái phép ở miền Bắc, gây ra nhiều vụ xung đột đẫm máu và cuối cùng, gửi cho Chính phủ ta bức thư, với tính chất như một “tối hậu thư”, đòi quân, dân ta hạ vũ khí. Vậy thì xin hỏi các nhà “dân chủ” vào tình thế như vậy theo các vị Đảng cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh xử lý ra sao ? Nếu theo cách nói của các vị thì nên tìm một con đường không “không đổ máu” ? Sự chon lựa đó thì chỉ có một con đường là chấp nhận làm kiếp nô lệ mà thôi. Dân tộc này không bao giờ chọn con đường đó, dân tộc này có truyền thống hào hùng giữ nước từ ngàn xưa, một lần nữa đứng lên bảo vệ nền dân chủ cộng hòa non trẻ, hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! cả nước thành chiến trường quyết tâm kháng chiến. Chấp nhận đối đầu với đội quân xâm lược nhà nghề khi không còn đường lựa chọn đó là thể hiện ý chí sắt đá, khát khao của cả một dân tộc vì độc lập, tự do. Nhà sử học Pháp Philíp Đờvile đã nhận định: “Trong khi máy bay, xe tăng và binh lính Pháp ùn ùn kéo đến Việt Nam để chuẩn bị xâm lược, thì chỉ có một dân tộc cam chịu để mình bị cắt cổ, chỉ có một dân tộc ươn hèn, thực sự phản bội dân tộc mình mới không chuẩn bị gì, không hành động gì để chống lại”. Sau này Tổng thống Pháp Ph. Mittơrăng, trong dịp sang thăm chính thức Việt Nam tháng 2 – 1993, đã trả lời các nhà báo rằng: “Ông Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những người đối thoại, nhưng không tìm được. Dù rất mong muốn đàm phán để hướng tới độc lập, ông Hồ Chí Minh bị đẩy vào cuộc chiến tranh”.
Xin thưa với các nhà “dân chủ”: chính truyền thống yêu nước, là động lực thúc sự vùng dậy quật cường của dân tộc Việt Nam. Đảng cộng sản kêu gọi toàn dân kháng chiến chống lại quân xâm lược là sự lựa chọn đúng theo truyền thống của dân tộc, nó là một quy luật mà không có sự lựa chọn nào khác. Luận điệu “ngậm máu phun người” của các vị “dân chủ” rõ ràng hòng quy kết những người cộng sản phát động cuộc kháng chiến chống thực dân pháp là đẩy cả dân tộc vào cuộc chiến tranh. Họ còn nói rằng: “Trong khi đội quân xâm lược Pháp lực đã kiệt, thế đã tàn thì lực lượng kháng chiến giành độc lập đã lớn mạnh, đang bừng bừng xốc tới, chỉ dấn thêm một bước là cả nước sạch bóng giặc ngoại xâm. Nhưng những người Cộng sản đặt giá trị giai cấp lên trên giá trị dân tộc thì giải phóng dân tộc không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của họ. Với ý thức hệ giai cấp, những người Cộng sản Việt Nam coi giải phóng dân tộc không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để họ làm cách mạng vô sản thế giới..”? Thật nực cười cho cái lập luận quái gỡ này, họ gán cho Đảng CSVN theo đường lối bạo lực của quốc tế cộng sản, gọi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta “đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ”, “chiến tranh ủy nhiệm” “miền Bắc xâm lược miền Nam”? Trải qua 9 năm kháng chiến, kết thúc bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước. Đáng lẽ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 7-1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Nhưng đế quốc Mỹ với âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lập “đê chắn làn sóng đỏ” xuống phía nam đã hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào xâm lược chia cắt lâu dài đất nước. Chính Ngô Đình Diệm từng tuyên bố khi sang thăm Mỹ: “Biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17″.
Một lần nữa nhân dân ta lại phải đứng lên chống xâm lược, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc.Trên thực tế, Mỹ – và chính quyền VNCH đã gây ra “cuộc chiến tranh một phía”. Chẳng những thế, họ còn đe dọa “lấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”, “giải phóng Cố đô rửa hận thù”. Sau này, đế quốc Mỹ còn thực hiện cuộc “chiến tranh cục bộ”, đưa trên nửa triệu quân Mỹ vào xâm lược miền Nam, và tiến hành cuộc “chiến tranh phá hoại”, đe dọa đẩy miền Bắc nước ta trở về “thời kỳ đồ đá”. Không còn con đường nào khác, dân tộc ta phải chấp nhận cuộc đụng đầu với đế quốc Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Không có gì quý hơn độc lập, tự do! “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”. Nhiều người trong chính giới Hoa Kỳ hẳn vẫn không quên, trong suốt hơn 40 năm thù địch Việt Nam, kể từ năm 1950 – Hoa Kỳ chính thức ủng hộ Pháp xâm lược Việt Nam đến ngày 11 tháng 7 năm 1995 – Hoa Kỳ tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, chỉ riêng Hoa Kỳ đã trực tiếp làm cho hơn 3 triệu người Việt Nam phải hy sinh và hàng triệu người khác bị tàn tật, phải chịu di hại của chiến tranh, của chất độc màu da cam do quân đội Hoa Kỳ rải xuống Việt Nam. Không dừng lại ở đó, sau năm 1975, Hoa Kỳ tiếp tục chính sách thù địch chống Việt Nam, thực hiện bao vây cấm vận Việt Nam làm cho nhân dân Việt Nam vốn đã khốn khó do phải khắc phục hậu quả chiến tranh do Hoa Kỳ để lại, lại càng khó khăn hơn.

Chúng ta có thể tham khảo trích dẫn một số tài liệu của chính những người gây ra cuộc chiến đẫm máu với dân tộc Việt Nam để hiểu rõ bản chất phi nghĩa của nó.
Trong cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tháng 3-2007 tại tiểu bang Texas, các học giả Mỹ đã phân tích những nguyên nhân thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh này, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa. Cuộc hội thảo này đã đi đến kết luận: sự thiếu hiểu biết của Hoa Kỳ về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của Mỹ trên chiến trường”.
Tổng thống Nich-xơn Ông ta đã cay đắng thừa nhận: “Sai lầm nghiêm trọng của chúng ta là không biết một trong những quy luật của chiến tranh. Đó là, đừng bao giờ bước vào cuộc chiến tranh, nếu không biết cách nào để ra khỏi cuộc chiến tranh đó”.
Tổng thống Nich-xơn còn nhấn mạnh sự thất bại của mình trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam: “Cuộc chiến tranh Việt Nam không phải giới cầm quyền nước Mỹ chỉ thua trên chiến trường. Nó còn thua ngay trên nước Mỹ, ở các hành lang của Quốc hội, trong phòng ăn các công ty, trong các buồng giám đốc của các tổ chức nghiên cứu, trong các buồng chủ bút của các tờ báo và của hệ thống vô tuyến truyền hình, trong các hội trường ở Gioóc-giơ Tao, các phòng khách của “những người đẹp” ở Niu Oóc và trong các lớp học của các trường đại học lớn, đó là các tầng lớp đã đưa lại sự mạnh mẽ, bảo đảm thắng lợi trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, đã làm cho Mỹ thất bại một trong những cuộc chiến đấu trọng yếu nhất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba, đó là Việt Nam”.
- Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara, trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam”, đã viết “Chúng tôi ở trong chính quyền Kennedy và Johnson, tham gia vào các quyết định về Việt Nam, đã hành động theo những gì mà chúng tôi coi là nguyên tắc và truyền thống của dân tộc này. Chúng tôi đã ra các quyết định dưới ánh sáng của các giá trị đó.”…”Nhưng chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao sai lầm như vậy”.
Như vậy, chính đế quốc Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của nhân dân Việt Nam đã được lịch sử ghi nhận, lẽ phải chỉ có một, dù các nhà “dân chủ” có cố tình phủ nhận nó nhưng những người chủ mưu trong cuộc chiến tranh đó khi họ đã thú nhận thì những lập luận kiểu “Giá như….” của những kẻ xuyên tạc, bóp méo lịch sử đều trở nên vô nghĩa. Thế giới đã bước sang giai đoạn mới của lịch sử, trong đó, hòa bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế chủ yếu của thời đại, tư duy sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế đã trở nên lỗi thời. Lịch sử chiến tranh khẳng định với nhân loại một điều: chiến tranh và bạo lực cường quyền không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc khoét sâu hận thù giữa các dân tộc và chia rẽ thế giới. Tuy nhiên, các “Nhà dân chủ” và thế lực không thiện chí với Việt Nam không nghĩ như vậy, họ vẫn đang xoay xở mọi cách để gây ra một cái gọi là “Biến cố” gây mất ổn định cho Việt Nam hòng mong muốn trong sự rối loan trục lợi cho những toan tính của họ. Vì thế, những bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam vẫn còn giữ nguyên giá trị, bởi nó không chỉ lý giải về sự thất bại của cường bạo trước sức mạnh chính nghĩa mà còn cảnh tỉnh những người vẫn mơ hồ tin vào cái gọi là sứ mệnh “mở rộng dân chủ” như vẫn thường được họ tuyên truyền.


AMARI TX

Pháp: Bạo loạn lớn sau cuộc biểu tình






Cuộc biểu tình tại Bretagne chống lại chính quyền Hollande đã biến thành bạo lực. Chính quyền Pháp hiện nay đang lo sợ sẽ lan rộng ra toàn quốc. Tại Quimper vào hôm thứ bảy vừa qua đã có 30.000 người xuống đường phản đối chính sách thuế và cắt giảm ngân sách của chính phủ Hollande.

Người biểu tình tức giận ném những bình hoa, gạch lát đường vào cảnh sát và tìm cách leo lên hàng rào của chính quyền tỉnh. Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng và gậy để đàn áp biểu tình. Rất nhiều người biểu tình đã mang mũ đỏ để nhớ tới vị vua Ludwig XIV. Tình hình tại Paris rất căng thẳng, chính quyền Pháp đang lo sợ người dân sẽ nổi giận và tình hình trở nên mất kiểm soát. Chính quyền Pháp đang phải đối mặt với số thất nghiệp quá cao nhưng họ không còn lối thoát nào khác ngoài việc tăng tiền thuế đánh vào đầu người dân. Theo cuộc điều tra mới đây, tổng thống Hollande có mức tín nhiệm thấp chưa từng có.

Tháng 11 này tại Pháp sẽ không có bất cứ trận bóng đá nào diễn ra. Lý do: Chính quyền sợ sẽ có biến khi quá đông người tụ tập.

Ba lan cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản - Bạn tin điều đó?



Người ta hay nói rằng "Ở Ba lan hiến pháp cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản", bạn tin điều đó là có thật?

Trích điều 13 hiến pháp nước cộng hòa Ba lan "Cấm tồn tại những đảng phái hoặc tổ chức theo đường lối cai trị độc tài của chủ nghĩa dân tộc xã hội chủ nghĩa, Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộngsản...."

Như vậy Ba lan có cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản hay không?

Câu trả lời là: không! Mà đó là cách bịa đặt bóp méo ngôn ngữ của những kẻ chống cộng!

Đảng cộng sản vẫn được tồn tại và hoạt động hợp pháp tại Ba lan chừng nào họ chỉ theo đường lối cộng sản nhưng từ bỏ xu hướng cai trị chuyên chính vô sản!
Tuy nhiên lịch sử Ba lan trong mối quan hệ các nước đồng minh trong quá khứ vô cùng phức tạp. Một trong những điểm nhức nhối là vụ tranh chấp biên giới dẫn tới rạn nứt lớn giữa Liên Xô và Ba lan vào thập niên 196x-197x khi Liên Xô đe dọa tấn công Ba lan, quân đội Ba lan kéo quân tới gần biên giới đông Đức cũ và tuyên bố "Nếu Liên Xô kéo quân sang Ba lan thì Ba lan sẽ đưa quân san bằng đông Đức.

Thêm vào đó là muôn vàn những nguyên nhân khác, trong đó tôi đã viết một bài giới thiệu sơ lược vào năm ngoái, mời các bạn tham khảo:



Vì sao Ba lan căm ghét cộng sản
30 Tháng 12 2012 lúc 13:57
Thời gian qua tôi đã nghe nhiều, đọc cũng nhiều các câu hỏi, các lời bình luận về sự sụp đổ của các nước trong khối XHCN ở đông Âu. Người thì cho rằng bởi vì dân họ đã chán ngấy chế độ cộng sản, người thì cho rằng vì họ quá đói nghèo và người thì cho rằng vì họ không có tự do. Riêng về Liên xô, có nhiều cách giải thích và tôi không định đi sâu về đề tài này. Mong rằng điều tôi viết ra đây sẽ giải thích được thắc mắc của nhiều bạn về vấn đề này và nó cũng lý giải vì sao ở một số nước đảng trước kia là đảng cộng sản đã từng bị mất ghế nay dần quay trở lại được lòng dân hơn.

**********************
Tôi không phải là một người nghiên cứu lịch sử, cũng không phải là một chính trị gia, càng không phải là một người bình luận viên chuyên nghiệp. Tôi từng học cùng người Séc, làm việc với người Đức, Ba lan,... tiếp xúc với người đông Đức và kể cả Hungari cũng là nơi mà gia đình dì của vợ tôi làm ăn sinh sống bên đó đã 30 năm. Vợ tôi cũng từng sống ở Paris thập niên 90 và bác ruột của cô ấy định cư bên đó từ gần 60 năm qua. Chính vì thế tôi được nghe rất nhiều phía và qua những điều mà họ kể lại với tôi, một phần khác tôi tham khảo bên ngoài, tôi sẽ xin trình bày với các bạn ở đây. Rất mong được sự đóng góp cho những thiếu sót, nếu có.
*********************

- Thứ nhất sơ lược về Liên xô:

Sự sụp đổ của Liên xô chủ yếu do sự cô lập từ bên ngoài, thêm vào đó mất đoàn kết nội bộ và phương tây đã lợi dụng nó để đánh sập. Trước kia vốn dĩ đã bị Mỹ và phương tây, kể cả Nhật bao vây cấm vận, sai lầm lớn nhất có chính sách thù địch với Trung quốc. Khi các nước khác tách ra khỏi sự kiềm chế ảnh hưởng của Liên xô, nhiều nước đã bộc lộ rõ sự căm ghét của họ vì quá khứ ở phần hai tôi sẽ trình bày. Và với một quốc gia bị cô lập như Liên xô thời đó, chỉ cần không có nội chiến xảy ra như chúng ta thấy đã là một điều kỳ diệu.

- Thứ hai về các nước đông Âu:

Trong quá khứ Liên xô từng giải phóng họ ra khỏi thảm họa diệt chủng từ Hitler và giúp đỡ xây dựng lại đất nước. Chẳng những vậy, mỗi một năm còn phải chi viện rất nhiều tiền của để xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể đánh giá theo đa số:
Người dân hầu hết ai cũng có công ăn việc làm, xã hội ổn định, trộm cắp vô cùng hiếm hoi. Khi đi chợ, đi mua sắm, mỗi cửa hàng đều có một chiếc ghế để ở đó và ai mang theo túi sách, va li,... có thể đặt ở ghế đó cả tuần, thậm chí cả tháng cũng chẳng bao giờ mất. Giữa người với người là quan hệ bình đẳng, kỳ thị chủng tộc là điều hiếm có bởi vì tất cả đều gọi nhau là đồng chí. Người dân cùng chia sẻ quyền lợi và bằng lòng với cuộc sống của mình và chẳng có ai phải lo không có chỗ ăn, chỗ ở. Trong gia đình chỉ cần người chồng đi làm trong nhà máy, mỗi tháng lĩnh lương hai kỳ đều đặn. Mỗi năm vẫn có thể đi du lịch thường xuyên và vé tàu xe tất cả đều rất rẻ vì được nhà nước bù lỗ hết hoàn toàn.

Nhưng vì sao họ lại muốn thay đổi bằng mọi giá với tốc độ nhanh như vậy? Câu trả lời một phần thuộc về quá khứ xa hơn nữa!

Trở lại thời chiến tranh thế giới thứ hai trên đất Ba lan, cái nôi căm ghét cộng sản nhất đông Âu! Xét về điểm này trước tiên chúng ta không bao giờ được phép quên rằng, Nga và Ba lan là hai nước có thù hằn lâu đời, tương tự như giữa Pháp và Đức, hoặc gần hơn là Trung quốc và Việt nam.
Stalin vào cuối thập niên 30 đã phạm quá nhiều sai lầm, dẫn đến cái chết hàng loạt các tướng lĩnh tài giỏi, khiến cho hồng quân Liên xô đã đi xuống nghiêm trọng. Khi hồng quân Liên xô tiến vào đất Ba lan, nhiều người dân cũng như du kích đã rất vui mừng, nhưng đáng tiếc họ đã mừng quá sớm. Vì Liên xô vào thời đó không phải là giúp Ba lan chống phát xít mà đơn thuần là lấy lại mảnh đất trước đó đã phải nhượng bộ vì thua trận. Phần khác Liên xô đã không thể kiểm soát được việc làm của quân đội và đã có rất nhiều du kích chống phát xít của Ba lan bị sát hại ở một khu rừng ngày nay thuộc Nga.

Điển hình nhất là vụ thảm sát Katyn mà theo một số tư liệu thống kê có ít nhất vài chục ngàn, thậm chí có thể trên 100 ngàn sĩ quan cũng như du kích, quân đội, dân thường bị sát hại trên một vùng đất tranh chấp giữa Nga thời trước đó với Ba lan. Một điểm trớ trêu là vụ thảm sát đó lại do chính quân đội phát xít Đức tìm ra vào năm 1943 và công bố, khiến cho cả khối đông Âu cho tới đầu thập niên 90 vẫn tin rằng đó là do Hitler làm ra để đổ tội cho hồng quân Liên xô.

Lịch sử đã được viết lại sau khi người ta tìm thấy nhiều tài liệu do chính Stalin ký tên đóng dấu ra lệnh thảm sát và ở một góc độ nào đó có thể thấy, những hình ảnh do quân đội phát xít Đức chụp là đúng sự thật.

Chưa kể tới việc cắt xén đất đai giữa các quốc gia:
Liên xô lấy lại vùng đất (vốn bị thua trận và phải chuyển cho Ba lan vào năm 1921) đẩy Ba lan về hướng tây, xén đất của Đức cho Ba lan và Séc...

Cộng thêm nữa là những vụ đuổi người dân Đức ra khỏi vùng đất mà cha ông họ đã sinh sống ở đó hàng trăm năm qua. Biết bao nhiêu người dân vô tội, từ trẻ nhỏ cho tới ông già, đàn bà, đàn ông, què quặt hay lành lặn,... phải đi hết khỏi đó. Để lại đất đai, mồ mả tổ tiên bao nhiêu đời và chưa kể có những vùng người dân bị đánh thức dậy lúc 2-3 giờ sáng, họ đập cửa và đuổi hết đi, không cho mang tài sản gì và khi sang tới đông Đức, một số sang tây Đức họ phải làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng.

Quá khứ sau chiến tranh ấy chưa hàn gắn thì những thập niên sau này, trong tất cả các nước có mặt hồng quân Liên xô đều đã xảy ra tình trạng vô kỷ luật. Mỗi một trang trại trong một đất nước đều đứng trên tất cả luật pháp của nước sở tại. Điều mà quân đội Mỹ cũng đã gặp phải trong nhiều quốc gia và Liên xô cũng không ngoại lệ.Những người lính hồng quân đã đánh mất chính mình khi ra ngoài vi phạm pháp luật và trở lại trại lính lại là nơi bất khả xâm phạm, tới cảnh sát của nước sở tại muốn vào cũng phải xin phép. Sự bao che của cấp trên đã khiến cho ở đâu có trại lính hồng quân, ở đó là sự căm ghét tới tột độ với người Nga. Họ nhắc tới những người lính Liên xô như những kẻ xã hội đen, mất hết cả quân kỷ và chính những thành phần này đã góp phần cho các nước khác thêm căm ghét Liên xô. Từ sự căm ghét ấy họ không muốn lệ thuộc vào Liên xô, không muốn bị kiềm chế và muốn được tự mình quyết định vận mệnh của đất nước. Như vậy dù Nga theo lý tưởng nào đi nữa thì lý tưởng đó cũng sẽ bị các nước đông Âu ruồng bỏ một cách không thương tiếc, chứ đừng nói gì đó là cộng sản hay cộng hòa!

Một sự lựa chọn duy nhất cho họ nếu muốn tách khỏi sự ảnh hưởng và kìm kẹp của Liên xô là trước tiên phải đi con đường khác với Liên xô. Khi Liên xô chọn đường lối XHCN, lãnh đạo bởi đảng cộng sản thì họ phải chọn con đường khác và như vậy họ chỉ còn biết dựa vào phương tây.
Đương nhiên với khối NATO, giảm uy lực của Liên xô đã là một điều đáng mừng, lại còn lôi kéo các nước thành viên của khối XHCN theo thì còn vượt quá giấc mơ của họ. Chính vì thế các nước đông Âu đã được khối NATO trải thảm đỏ để đón chào và khi sự lựa chọn tất yếu đã được quyết định thì hiển nhiên Liên xô trở thành một cây cổ thụ đứng chơ vơ giữa bão tố làm sao mà không sụp đổ được?

Điều đó lý giải vì sao nhiều nước sau khi chuyển đổi, kể cả nhiều người dân đông Đức cũ, họ cũng cho rằng khi chuyển sang với tây Đức thì họ chẳng có gì hơn ngoài nguy cơ thất nghiệp và hóa nghèo cao hơn.
Tự do? Họ vẫn làm, vẫn ăn, vẫn có đầy đủ mọi quyền trước sau không thay đổi. Đó cũng là nguyên nhân, vì sao một số nơi, đảng cộng sản cũ lại đang trở lại được lòng dân hơn xưa.
Hơn nữa sau khi NATO trải thảm đỏ để đón mừng bằng những khoản tiền khổng lồ, tới một lúc nào đó cũng phải cắt giảm thì sự bùng nổ về kinh tế của các nước đó cũng chững lại, nhất là trong thời điểm khủng hoảng tòan cầu thì sự tiếc nuối của quá khứ với nhiều người dân trỗi dậy. Không hiếm người thèm khát được trở lại một thời mà nhiều người gọi đó là hoàng kim và nếu họ chán lý tưởng cộng sản, họ căm ghét thì chẳng bao giờ những đảng ấy còn có cơ hội để lấy lại lòng dân.

Riêng Ba lan, với một quá khứ đau thương, với số phận bi thảm của một đất nước bé nhỏ nằm giữa hai gọng kìm Nga và Đức thì việc lựa chọn không đứng về Nga là điều tất yếu. Họ có thể cấm đảng cộng sản hoạt động trên đất Ba lan hoàn toàn không phải vì họ căm ghét lý tưởng cộng sản!

-KP-

Nguồn tham khảo (Tiếng Đức):
1. Thảm sát Katyn: http://katyncrime.pl/Deutsche,Textversion,268.html
2. Tạp chí "Die Zeit", số 22: http://www.zeit.de/1972/22/die-grosse-luege/komplettansicht
3. Những bức hình do phát xít Đức chụp lại và công bố: http://katyn.org.au/naziphotos.html



LÃNG PHÍ CŨNG ĐANG TRỞ THÀNH QUỐC NẠN





“Nếu như chúng ta không biết tiết kiệm, tích lũy để dành của cải, mà cứ phung phí, xa hoa, tận thu tài nguyên như vũ bão vài thập kỷ qua, là chúng ta đang có tội với con cháu phải gánh chịu những lời phiền trách của hậu thế”, đại biểu Trương Thái Hiền nói.

Ngày 4/11, phiên thảo luận của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trở thành phiên các đại biểu Quốc hội bày tỏ những tâm tư và ưu phiền về tình hình lãng phí đang trở thành quốc nạn, đến mức, như đề nghị của đại biểu Trương Thái Hiền, cần sớm bổ sung đưa vào Bộ luật Hình sự việc xử lý hành vi gây lãng phí bằng chế tài, điều luật cụ thể, để tạo ra sức lan tỏa như một phong trào cách mạng thì mới hạn chế, ngăn chặn được sự lãng phí.

Đừng đánh trống bỏ dùi

“Chúng ta đang tập trung vào cuộc chiến chống tham nhũng mà để hổng mặt trận chống lãng phí, trong khi chưa chắc mặt trận này đã thua mặt trận kia về mức độ nguy hiểm”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhận định. “Thử so sánh một người tham nhũng 1 tỷ đồng với một người ra quyết định làm lãng phí 5-7 chục tỷ đồng thì ai sẽ là người gây thiệt hại cho dân, cho nước nhiều hơn?”.

Cũng theo bà Thúy, đã đến lúc cần xác định trách nhiệm cá nhân rõ ràng đối với người có thẩm quyền ra quyết định không phù hợp gây lãng phí.

“Tôi thiết nghĩ dân mình còn nghèo, nước mình còn trong giai đoạn đang phát triển, hàng năm phải đương đầu với thiên tai, dịch bệnh. Đòi hỏi càng phải tiết kiệm chống lãng phí. Việc làm này mang đến hai cái lợi cùng một lúc là vừa có được thêm tiền để đầu tư phát triển đất nước, vừa được lòng dân. Đó là việc kiên quyết phải làm và làm triệt để, quyết không đánh trống bỏ dùi”, nữ đại biểu đến từ Đà Nẵng nhấn mạnh.

Dẫn ra ví dụ về tình trạng đào đường, đào vỉa hè để chạy đường điện, đường nước, đường cáp ngầm một cách vô tội vạ gây lãng phí về tiền của công sức và cản trở sự đi lại của nhân dân nhưng cũng không quy được trách nhiệm cho cơ quan hay bộ, ngành nào, đại biểu Ngô Thị Minh đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bộ, ngành của các cơ quan hữu quan khi thực hiện nhiệm vụ thiếu sự chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, thiếu sự kết nối thông tin để bảo vệ lợi ích cộng đồng, gây lãng phí thất thoát ngân sách nhà nước, cản trở sự phát triển xã hội.

Nữ đại biểu của Quảng Ninh tiếp tục dẫn ra tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, nhiều công trình xây dựng dở dang không thể đưa vào sử dụng, nhiều dự án bất động sản phơi nắng, phơi mưa đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhiều bộ, ngành trong đó có cả dự án bất động sản dành cho cán bộ cao cấp của Nhà nước.

Tiếp theo phân tích của đại biểu Thúy về trách nhiệm của người đứng đầu, bà Minh nói: “Chúng ta vẫn biết rằng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc bất di bất dịch nhưng đồng hành với nguyên tắc này phải là những quy định chặt chẽ về trách nhiệm đối với người phụ trách, người đứng đầu của từng mắt xích công việc và đòi hỏi những người này khi quyết định đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước phải thực sự công tâm không vì lợi ích nhóm hoặc tư lợi cá nhân. Có vậy, chúng ta mới hi vọng ngân sách nhà nước được đầu tư, sử dụng có hiệu quả, hạn chế tối đa sự thất thoát lãng phí”.

“Thực tế hành vi làm thất thoát lãng phí ít ai bị xử lý và hầu như không ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự mặc dù ai cũng biết thất thoát lãng phí gây hậu quả còn nặng nề hơn tham nhũng”, đại biểu Lê Đắc Lâm nêu quan điểm.

Họp Quốc hội dài ngày cũng là lãng phí

Đại biểu Trần Hồng Thắm đưa ra một ví dụ về: “Chúng ta chưa xác định được chính xác là đã lãng phí bao nhiêu thời gian và tiền của cho việc từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 với 46 luật, pháp lệnh được ban hành, trong đó 37 luật đã có hiệu lực và 9 chuẩn bị có hiệu lực, thì chỉ mới có 98/200 văn bản quy định chi tiết, chiếm 49%, hướng dẫn 148/280 nội dung được giao...”.

Đại biểu Siu Hương tiếp lời: “Chúng ta cần thấy rằng hiện các dự án bất động sản, các nhà máy, bến cảng, các trường đại học, cao đẳng. Đặc biệt là các trường ngoài công lập, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nâng cấp thành trường cao đẳng, đại học và nhiều lĩnh vực khác đang phát triển theo phong trào và quy mô không gắn với chất lượng. Không cân đối cung cầu xã hội, cung cầu nguồn nhân lực gây lãng phí lớn”.

Một ví dụ khác của đại biểu Tô Văn Tám: “Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của nhà nước hiện tại có khoảng 20 - 30% làm việc không hiệu quả, vì không đủ năng lực và trình độ. Như nhân dân ta vẫn thường nói đội ngũ này làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi và tối cắp ô về.

Theo ý kiến của đại biểu Trần Quốc Tuấn: “Kỳ họp Quốc hội hàng năm kéo dài hơn so với các nội dung thực chất chúng ta cần giải quyết, đặc biệt kỳ họp cuối năm. Qua nghiên cứu nội dung kỳ họp tôi và nhiều đại biểu Quốc hội thấy chúng ta có thể rút ngắn thời gian của mỗi kỳ họp xuống từ 5 - 10 ngày. Điển hình như tại kỳ họp này, thay vì họp 41 ngày chúng ta có thể rút ngắn xuống còn trên dưới 30 ngày. Có như vậy thì chúng ta sẽ tiết kiệm vừa về thời gian, ngân sách của nhà nước”.

Sau tất cả các ví dụ, thì điều mà các đại biểu Quốc hội hướng tới khi sửa luật này, nói như đại biểu Trương Thái Hiền: “Thực hành tiết kiệm chống lãng phí đồng hành với chống tiêu cực tham nhũng. Nếu chúng ta hạn chế ngăn chặn được lãng phí, thực hành tiết kiệm cũng có nghĩa là ta đã ngăn chặn hạn chế được tham nhũng đem lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chính như vậy thì Nhà nước ta mới thật sự là của dân, do dân và vì dân”.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

"Nhẫn nhục là cửa ngõ"




Môn đệ của một nhà hiền triết kia phạm một lỗi nặng. Nhà hiền triết bảo rằng "Ta không thể tha thứ cho ngươi nếu ngươi không chịu để cho thiên hạ chửi ngươi trong ba năm"


Người môn đệ vâng lệnh thầy. Sau ba năm hắn trở lại, nhà hiền triết lại bảo "Ta không thể tha thứ cho ngươi, nếu ngươi không chịu mất tiền cho người ta chửi trong ba năm nữa". Người môn đệ lại vâng lời thầy dạy. Sau ba năm hắn trở lại, nhà hiền triết bảo "Ta tha thứ cho ngươi. Bây giờ ngươi có thể đến thành Athenes, để trau dồi đức hạnh."
Ðến Athenes, người môn đệ xin nhập môn một nhà hiền triết xưa nay vốn dùng sự chửi rủa để thử học trò. Vừa vào tới cửa, người môn đệ này đã bị ông thầy chửi như tát nước, vuốt mặt không kịp. Nhưng ông thầy càng chửi thì hắn càng phá lên cười. Thầy hỏi "Sao ta chửi ngươi mà ngươi lại cười?". Người môn đệ thưa "Trong suốt ba năm tôi phải mất tiền để được nghe người chửi, nay tôi được thầy chửi không mất tiền, làm sao bảo tôi không cười được". Nhà hiền triết nói "Xin mời người vào. Chỉ có ngươi mới xứng đáng là học trò của ta".

"Nhẫn nhục" qủa là cửa ngõ đưa vào con đường đức hạnh.