Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Ba lan cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản - Bạn tin điều đó?



Người ta hay nói rằng "Ở Ba lan hiến pháp cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản", bạn tin điều đó là có thật?

Trích điều 13 hiến pháp nước cộng hòa Ba lan "Cấm tồn tại những đảng phái hoặc tổ chức theo đường lối cai trị độc tài của chủ nghĩa dân tộc xã hội chủ nghĩa, Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộngsản...."

Như vậy Ba lan có cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản hay không?

Câu trả lời là: không! Mà đó là cách bịa đặt bóp méo ngôn ngữ của những kẻ chống cộng!

Đảng cộng sản vẫn được tồn tại và hoạt động hợp pháp tại Ba lan chừng nào họ chỉ theo đường lối cộng sản nhưng từ bỏ xu hướng cai trị chuyên chính vô sản!
Tuy nhiên lịch sử Ba lan trong mối quan hệ các nước đồng minh trong quá khứ vô cùng phức tạp. Một trong những điểm nhức nhối là vụ tranh chấp biên giới dẫn tới rạn nứt lớn giữa Liên Xô và Ba lan vào thập niên 196x-197x khi Liên Xô đe dọa tấn công Ba lan, quân đội Ba lan kéo quân tới gần biên giới đông Đức cũ và tuyên bố "Nếu Liên Xô kéo quân sang Ba lan thì Ba lan sẽ đưa quân san bằng đông Đức.

Thêm vào đó là muôn vàn những nguyên nhân khác, trong đó tôi đã viết một bài giới thiệu sơ lược vào năm ngoái, mời các bạn tham khảo:



Vì sao Ba lan căm ghét cộng sản
30 Tháng 12 2012 lúc 13:57
Thời gian qua tôi đã nghe nhiều, đọc cũng nhiều các câu hỏi, các lời bình luận về sự sụp đổ của các nước trong khối XHCN ở đông Âu. Người thì cho rằng bởi vì dân họ đã chán ngấy chế độ cộng sản, người thì cho rằng vì họ quá đói nghèo và người thì cho rằng vì họ không có tự do. Riêng về Liên xô, có nhiều cách giải thích và tôi không định đi sâu về đề tài này. Mong rằng điều tôi viết ra đây sẽ giải thích được thắc mắc của nhiều bạn về vấn đề này và nó cũng lý giải vì sao ở một số nước đảng trước kia là đảng cộng sản đã từng bị mất ghế nay dần quay trở lại được lòng dân hơn.

**********************
Tôi không phải là một người nghiên cứu lịch sử, cũng không phải là một chính trị gia, càng không phải là một người bình luận viên chuyên nghiệp. Tôi từng học cùng người Séc, làm việc với người Đức, Ba lan,... tiếp xúc với người đông Đức và kể cả Hungari cũng là nơi mà gia đình dì của vợ tôi làm ăn sinh sống bên đó đã 30 năm. Vợ tôi cũng từng sống ở Paris thập niên 90 và bác ruột của cô ấy định cư bên đó từ gần 60 năm qua. Chính vì thế tôi được nghe rất nhiều phía và qua những điều mà họ kể lại với tôi, một phần khác tôi tham khảo bên ngoài, tôi sẽ xin trình bày với các bạn ở đây. Rất mong được sự đóng góp cho những thiếu sót, nếu có.
*********************

- Thứ nhất sơ lược về Liên xô:

Sự sụp đổ của Liên xô chủ yếu do sự cô lập từ bên ngoài, thêm vào đó mất đoàn kết nội bộ và phương tây đã lợi dụng nó để đánh sập. Trước kia vốn dĩ đã bị Mỹ và phương tây, kể cả Nhật bao vây cấm vận, sai lầm lớn nhất có chính sách thù địch với Trung quốc. Khi các nước khác tách ra khỏi sự kiềm chế ảnh hưởng của Liên xô, nhiều nước đã bộc lộ rõ sự căm ghét của họ vì quá khứ ở phần hai tôi sẽ trình bày. Và với một quốc gia bị cô lập như Liên xô thời đó, chỉ cần không có nội chiến xảy ra như chúng ta thấy đã là một điều kỳ diệu.

- Thứ hai về các nước đông Âu:

Trong quá khứ Liên xô từng giải phóng họ ra khỏi thảm họa diệt chủng từ Hitler và giúp đỡ xây dựng lại đất nước. Chẳng những vậy, mỗi một năm còn phải chi viện rất nhiều tiền của để xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể đánh giá theo đa số:
Người dân hầu hết ai cũng có công ăn việc làm, xã hội ổn định, trộm cắp vô cùng hiếm hoi. Khi đi chợ, đi mua sắm, mỗi cửa hàng đều có một chiếc ghế để ở đó và ai mang theo túi sách, va li,... có thể đặt ở ghế đó cả tuần, thậm chí cả tháng cũng chẳng bao giờ mất. Giữa người với người là quan hệ bình đẳng, kỳ thị chủng tộc là điều hiếm có bởi vì tất cả đều gọi nhau là đồng chí. Người dân cùng chia sẻ quyền lợi và bằng lòng với cuộc sống của mình và chẳng có ai phải lo không có chỗ ăn, chỗ ở. Trong gia đình chỉ cần người chồng đi làm trong nhà máy, mỗi tháng lĩnh lương hai kỳ đều đặn. Mỗi năm vẫn có thể đi du lịch thường xuyên và vé tàu xe tất cả đều rất rẻ vì được nhà nước bù lỗ hết hoàn toàn.

Nhưng vì sao họ lại muốn thay đổi bằng mọi giá với tốc độ nhanh như vậy? Câu trả lời một phần thuộc về quá khứ xa hơn nữa!

Trở lại thời chiến tranh thế giới thứ hai trên đất Ba lan, cái nôi căm ghét cộng sản nhất đông Âu! Xét về điểm này trước tiên chúng ta không bao giờ được phép quên rằng, Nga và Ba lan là hai nước có thù hằn lâu đời, tương tự như giữa Pháp và Đức, hoặc gần hơn là Trung quốc và Việt nam.
Stalin vào cuối thập niên 30 đã phạm quá nhiều sai lầm, dẫn đến cái chết hàng loạt các tướng lĩnh tài giỏi, khiến cho hồng quân Liên xô đã đi xuống nghiêm trọng. Khi hồng quân Liên xô tiến vào đất Ba lan, nhiều người dân cũng như du kích đã rất vui mừng, nhưng đáng tiếc họ đã mừng quá sớm. Vì Liên xô vào thời đó không phải là giúp Ba lan chống phát xít mà đơn thuần là lấy lại mảnh đất trước đó đã phải nhượng bộ vì thua trận. Phần khác Liên xô đã không thể kiểm soát được việc làm của quân đội và đã có rất nhiều du kích chống phát xít của Ba lan bị sát hại ở một khu rừng ngày nay thuộc Nga.

Điển hình nhất là vụ thảm sát Katyn mà theo một số tư liệu thống kê có ít nhất vài chục ngàn, thậm chí có thể trên 100 ngàn sĩ quan cũng như du kích, quân đội, dân thường bị sát hại trên một vùng đất tranh chấp giữa Nga thời trước đó với Ba lan. Một điểm trớ trêu là vụ thảm sát đó lại do chính quân đội phát xít Đức tìm ra vào năm 1943 và công bố, khiến cho cả khối đông Âu cho tới đầu thập niên 90 vẫn tin rằng đó là do Hitler làm ra để đổ tội cho hồng quân Liên xô.

Lịch sử đã được viết lại sau khi người ta tìm thấy nhiều tài liệu do chính Stalin ký tên đóng dấu ra lệnh thảm sát và ở một góc độ nào đó có thể thấy, những hình ảnh do quân đội phát xít Đức chụp là đúng sự thật.

Chưa kể tới việc cắt xén đất đai giữa các quốc gia:
Liên xô lấy lại vùng đất (vốn bị thua trận và phải chuyển cho Ba lan vào năm 1921) đẩy Ba lan về hướng tây, xén đất của Đức cho Ba lan và Séc...

Cộng thêm nữa là những vụ đuổi người dân Đức ra khỏi vùng đất mà cha ông họ đã sinh sống ở đó hàng trăm năm qua. Biết bao nhiêu người dân vô tội, từ trẻ nhỏ cho tới ông già, đàn bà, đàn ông, què quặt hay lành lặn,... phải đi hết khỏi đó. Để lại đất đai, mồ mả tổ tiên bao nhiêu đời và chưa kể có những vùng người dân bị đánh thức dậy lúc 2-3 giờ sáng, họ đập cửa và đuổi hết đi, không cho mang tài sản gì và khi sang tới đông Đức, một số sang tây Đức họ phải làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng.

Quá khứ sau chiến tranh ấy chưa hàn gắn thì những thập niên sau này, trong tất cả các nước có mặt hồng quân Liên xô đều đã xảy ra tình trạng vô kỷ luật. Mỗi một trang trại trong một đất nước đều đứng trên tất cả luật pháp của nước sở tại. Điều mà quân đội Mỹ cũng đã gặp phải trong nhiều quốc gia và Liên xô cũng không ngoại lệ.Những người lính hồng quân đã đánh mất chính mình khi ra ngoài vi phạm pháp luật và trở lại trại lính lại là nơi bất khả xâm phạm, tới cảnh sát của nước sở tại muốn vào cũng phải xin phép. Sự bao che của cấp trên đã khiến cho ở đâu có trại lính hồng quân, ở đó là sự căm ghét tới tột độ với người Nga. Họ nhắc tới những người lính Liên xô như những kẻ xã hội đen, mất hết cả quân kỷ và chính những thành phần này đã góp phần cho các nước khác thêm căm ghét Liên xô. Từ sự căm ghét ấy họ không muốn lệ thuộc vào Liên xô, không muốn bị kiềm chế và muốn được tự mình quyết định vận mệnh của đất nước. Như vậy dù Nga theo lý tưởng nào đi nữa thì lý tưởng đó cũng sẽ bị các nước đông Âu ruồng bỏ một cách không thương tiếc, chứ đừng nói gì đó là cộng sản hay cộng hòa!

Một sự lựa chọn duy nhất cho họ nếu muốn tách khỏi sự ảnh hưởng và kìm kẹp của Liên xô là trước tiên phải đi con đường khác với Liên xô. Khi Liên xô chọn đường lối XHCN, lãnh đạo bởi đảng cộng sản thì họ phải chọn con đường khác và như vậy họ chỉ còn biết dựa vào phương tây.
Đương nhiên với khối NATO, giảm uy lực của Liên xô đã là một điều đáng mừng, lại còn lôi kéo các nước thành viên của khối XHCN theo thì còn vượt quá giấc mơ của họ. Chính vì thế các nước đông Âu đã được khối NATO trải thảm đỏ để đón chào và khi sự lựa chọn tất yếu đã được quyết định thì hiển nhiên Liên xô trở thành một cây cổ thụ đứng chơ vơ giữa bão tố làm sao mà không sụp đổ được?

Điều đó lý giải vì sao nhiều nước sau khi chuyển đổi, kể cả nhiều người dân đông Đức cũ, họ cũng cho rằng khi chuyển sang với tây Đức thì họ chẳng có gì hơn ngoài nguy cơ thất nghiệp và hóa nghèo cao hơn.
Tự do? Họ vẫn làm, vẫn ăn, vẫn có đầy đủ mọi quyền trước sau không thay đổi. Đó cũng là nguyên nhân, vì sao một số nơi, đảng cộng sản cũ lại đang trở lại được lòng dân hơn xưa.
Hơn nữa sau khi NATO trải thảm đỏ để đón mừng bằng những khoản tiền khổng lồ, tới một lúc nào đó cũng phải cắt giảm thì sự bùng nổ về kinh tế của các nước đó cũng chững lại, nhất là trong thời điểm khủng hoảng tòan cầu thì sự tiếc nuối của quá khứ với nhiều người dân trỗi dậy. Không hiếm người thèm khát được trở lại một thời mà nhiều người gọi đó là hoàng kim và nếu họ chán lý tưởng cộng sản, họ căm ghét thì chẳng bao giờ những đảng ấy còn có cơ hội để lấy lại lòng dân.

Riêng Ba lan, với một quá khứ đau thương, với số phận bi thảm của một đất nước bé nhỏ nằm giữa hai gọng kìm Nga và Đức thì việc lựa chọn không đứng về Nga là điều tất yếu. Họ có thể cấm đảng cộng sản hoạt động trên đất Ba lan hoàn toàn không phải vì họ căm ghét lý tưởng cộng sản!

-KP-

Nguồn tham khảo (Tiếng Đức):
1. Thảm sát Katyn: http://katyncrime.pl/Deutsche,Textversion,268.html
2. Tạp chí "Die Zeit", số 22: http://www.zeit.de/1972/22/die-grosse-luege/komplettansicht
3. Những bức hình do phát xít Đức chụp lại và công bố: http://katyn.org.au/naziphotos.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét