Hiển thị các bài đăng có nhãn đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Bé trai 3 tuổi tố cáo kẻ giết mình ở "kiếp trước"


Một cậu bé 3 tuổi đột nhiên kể lại rành mạch việc mình bị sát hại ở kiếp trước như thế nào và còn nhận diện chính xác nơi chôn giấu xác chết, hung khí cũng như kẻ sát nhân.
Ở một khu vực gần biên giới Syria, có tên gọi là Cao nguyên Golan, một cậu bé nói, bản thân nhớ mình từng bị giết hại. Ban đầu, không ai tin lời cậu bé, cho mãi tới khi em dẫn các già làng tới địa điểm chôn xác chết.


Đi cùng nhóm cao niên trong làng là tiến sĩ Eli Lasch. Ông Lasch được biết như người có công phát triển một hệ thống y tế của chính quyền ở Gaza. Ông Lasch đã chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra sau đó.

Dân làng đã đào bới ở địa điểm mà cậu bé nhận diện là nơi chôn vùi xác "kiếp trước" của mình, và quả quyết bộ xương vẫn còn ở đó. Điều kỳ lạ là, một vết rìu chém lớn trên bộ xương tìm thấy tương đồng với một vết bớt trên đầu của cậu bé.

Cậu bé kể, mình từng bị giết chết bằng một chiếc rìu, rồi dẫn các già làng tới địa điểm mà kẻ sát nhân đã chôn giấu hung khí. Mọi người quả thực đã đào được một chiếc rìu ở đó.

Cậu bé tiếp tục dẫn mọi người tới ngôi làng mình từng sống ở kiếp trước và nói cho họ biết tên của mình hồi đó. Khi người dân của ngôi làng "kiếp trước" này được hỏi về một người đàn ông có tên như cậu bé tiết lộ, họ kể, người đàn ông ấy đã mất tích cách đây 4 năm và chưa bao giờ trở về kể từ đó.

Hãy nhớ rằng, cậu bé "kiếp này" mới 3 tuổi.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ hơn cả là, cậu bé có thể nhớ chính xác kẻ sát nhân là ai. Khi cậu bé thời hiện tại mặt đối mặt với kẻ đó, khuôn mặt của hắn đột nhiên trở nên trắng bệch và bắt đầu cư xử vô cùng khả nghi.

Sau khi cậu bé dẫn những người khác tới chính xác địa điểm chôn giấu xác chết và hung khí, kẻ sát nhân đã chịu thua và thú nhận tội ác. Cuối cùng, hắn cũng bị truy tố trước pháp luật.

Tuấn Anh(Theo Diply.com)



Ever since he was two years old and first started talking, Cameron Macauley has told of his life on the island of Barra. Cameron lives with his mum, Norma, in Glasgow. They have never been to Barra.

He tells of a white house, overlooking the sea and the beach, where he would play with his brothers and sisters. He tells of the airplanes that used to land on the beach. He talks about his dog, a black and white dog.

Barra lies off the western coast of Scotland, 220 miles from Glasgow. It can only be reached by a lengthy sea journey or an hour long flight. It is a, distant, outpost of the British Isles and is home to just over a thousand people.

Cameron is now five, and his story has never wavered. He talks incessantly about his Barra family, his Barra mum and Barra dad. His Barra dad he explains was called Shane Robertson and he died when he was knocked down by a car.

He has become so preoccupied with Barra and is missing his Barra mum so badly that he is now suffering from genuine distress.

Norma considers herself to be open-minded, and would like to find out if there is any rational explanation for Cameron's memories and beliefs that he was previously a member of another family on Barra. Her first port of call is Dr. Chris French, a psychologist who edits The Skeptic magazine which debunks paranormal phenomena.

Not surprisingly, he discounts any talk of reincarnation mooting that a child's over-active imagination can be fed by the multitude of television programmes available and the easy access to the Web. Norma is not convinced, she does not believe that Cameron has ever watched programmes that could have provided this information.

Norma's next step is a visit to Karen Majors, an educational psychologist whose speciality is children and their fantasy lives. She considers that Cameron's accounts are very different to normal childhood imaginary friends.

It has become clear to Norma that there are no easy answers to the questions thrown up by Cameron's memories. Cameron has asked, persistently, to be taken to Barra. Norma has finally decided to make that journey.



https://www.youtube.com/watch?v=uBkJLTTea34

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Thái cực quyền-Nét đặc sắc của võ thuật Trung Hoa






Nguyễn Diệu Minh Chân Như




Cũng như Yoga của Ấn Độ, ngày nay, môn Thái cực quyền đã được toàn thế giới biết đến như một thành tựu độc đáo của người Trung Hoa.Thái cực quyền, trước hết là một môn võ thuật. Nhưng nó không chỉ là võ thuật. Nó còn là sự biểu hiện cụ thể, sinh động và độc đáo của hệ thống tư tưởng, triết lý và vẻ đẹp văn hóa Trung Hoa.

“Thái cực “…là một danh từ được dùng đầu tiên ở Dịch kinh. Quyển kinh này quan niệm rằng lúc trời đất (tức địa cầu) chưa hình thành là Thái cực (hoặc còn gọi là Thái sơ, Thái nhất nữa). Sau, đến nhà Tống, có Chu Đôn Di vẽ ra một bức Thái cực đồ, có thuyết minh kỹ càng, nhằm giải thích ý nghĩa hàm ngụ và sự biến hóa phát triển của ý niệm Thái cực”(1). Tiếp theo sau đó, “đời Thanh Càn Long (Cao Tôn Hoằng Lịch, làm vua từ 1736-1796 – ND) có nhà võ thuật dân gian ở tỉnh Sơn Tây là Vương Tông Nhạc dùng Chu tử toàn thư mở rộng Dịch kinh về triết lý thái cực âm dương để giải thích quyền lý rồi viết thành sách Thái cực quyền luận và tên gọi Thái cực quyền từ đó mới được xác định”(2).

Chúng ta đều nhận thấy, ngay như tên gọi của Thái cực quyền cũng đã mang đậm sắc màu của triết học truyền thống Trung Hoa, chứng tỏ được nguồn gốc văn hóa sâu xa của nó. Và quả thực, “…sự hình thành Thái cực quyền có nguồn gốc, bối cảnh văn hóa rất sâu xa”(3).

Mặt khác, Thái Cực quyền còn có một mối quan hệ chặt chẽ đối với sinh hoạt tôn giáo của xã hội Trung Quốc thời xưa. Đó chính là sinh hoạt của Đạo giáo, đặt trọng tâm trong việc tu luyện phép đạo dẫn để được trường sinh. Thái cực quyền “…thu nạp cả phép đạo dẫn, phép thổ nạp, cả đến học thuyết kinh lạc của Trung y”(4).

Có thuyết cho rằng Thái Cực quyền xuất phát từ núi Võ Đang – một thánh địa của Đạo giáo, do đạo sĩ Trương Tam Phong sáng tạo nên. Dù thuyết đó đúng hay sai thì mối quan hệ giữa Thái cực quyền và Đạo giáo được xác định là khá mật thiết. Mối quan hệ đó trước hết ở cách nhìn về sinh mệnh con người. Một quyển sách quan trọng của Đạo giáo là Huỳnh Đình kinh (xuất hiện cách nay hơn 1.600 năm) đề ra một quan niệm hết sức độc đáo là: “Nhân thể hữu thần linh” (thân thể con người có thần linh). Gạn lọc yếu tố thần bí, nhà nghiên cứu Dr. Rolf Homann đã chỉ ra yếu tố thực tiễn, tích cực của quan niệm này: “Qua sự phân tích của ông (Dr. Rolf Homann), ta thấy quan niệm thân thể con người có thần linh của Đạo giáo Trung Quốc dẫn đến hệ quả quan trọng: giá trị con người rất cao quý. Con người không phải là thứ động vật hai chân sống hoàn toàn theo bản năng, mà chính là một trong tam tài, là một tiểu vũ trụ… Sinh mệnh của mỗi cá nhân, do đó đều rất quý, không ai được phép tự hủy mình hay phương hại đến sinh mạng người khác”(5).

Điều này đã gặp gỡ quan niệm của những người luyện Thái cực quyền. Khác với các môn võ thuật khác như Thái quyền đạo, Không thủ đạo…, Thái cực quyền không phải là một môn võ sát thủ, cũng không đặt mục tiêu công phá lên hàng đầu. Tính chiến đấu của Thái cực quyền thể hiện rõ nhất ở hai điểm: bất đỉnh và bất đâu. Đả thủ ca, Sơ hữu Vương Tông Nhạc có viết: “Dẫn tiến lạc không hợp tức xuất, triêm liên niêm tùy bất đâu đỉnh” (dẫn địch tiến vào chỗ trống, thu người chính là để phát lực, thâm nhập, liên tục, dính sát, nương theo, không cách ly, không nghịch thế). Bất đỉnh tức là không được không thuận. Hệ quả của nó là quyền pháp Thái cực quyền yêu cầu hóa giải trước rồi tấn công sau. Bất đâu nghĩa là không được rời ra. Hệ quả của nó là, trong chiến đấu, Thái cực quyền thể hiện nguyên tắc người tiến, ta thoái lui để hóa giải; người thoái, ta thuận thế truy kích. Điều này tạo nên tình thế bất niêm bất xuất (không dính không rời), một tiến một lùi, một thuận một nghịch, một âm một dương. “Tượng hai con cá tròn dựa nhau, khớp như luyện tập đẩy tay Thái cực quyền (tức là luyện tập thôi thủ ) hai người cùng ra lực đẩy tay theo hình. Trong khi luyện tập, tay hai bên tạo thành hình tròn không ngừng biến hóa, bên tiến bên lùi, bên co bên duỗi, áp bên dán theo, chính là phù hợp bên âm bên dương, bên dương bên âm thay đổi, cùng nhau tiêu trưởng, đúng đạo lý thay nhau biến hóa”(6).

Như vậy, hai đối thủ, trong cách nhìn của Thái cực quyền, chính là hai cực đối lập mà thống nhất, mâu thuẫn mà hòa hợp. Cách nhìn đó giúp cho Thái cực quyền thoát khỏi sự hạn chế của bạo lực và tự nâng mình lên tầm cao của nghệ thuật. Và cũng có lẽ nhờ vậy mà “phương pháp thôi thủ cận đại này có thể tránh sự cố phương hại đối phương, hạn chế các phép đánh đấm”(7).

Khi đơn luyện, tức luyện quyền lộ, bản thân người luyện Thái cực quyền được xem như là một thái cực. Vì thế mỗi động tác đều phân hư thực, nhanh chậm, cương nhu, vuông tròn: “…Thái cực quyền biểu hiện ở động tĩnh, cương nhu, hư thực, mở đóng (khai hợp)… là các trạng thái đối lập thống nhất”(8). Đây cũng chính là cách nhìn của truyền thống văn hóa Trung Hoa về con người. Con người chính là một vũ trụ thu nhỏ. Trong con người cũng có âm dương, với đầy đủ tính chất đối lập và thống nhất. Nghĩa là con người có cùng bản thể với toàn bộ vũ trụ to lớn bên ngoài. Rèn luyện Thái cực quyền chính là quá trình hướng đến sự cân bằng âm dương trong con người. Nó chủ trương đạt được sự tĩnh tại của nội tâm thông qua hình thái vận động tròn trịa, viên mãn bên ngoài: “…Thái cực quyền thể hiện động tác tròn trặn, luôn luôn không rời đường cung tròn, khiến động tác toàn bài chuyển vận liền lạc, một khí mà thành”(9).

Vì lý do đó, ta có thể nói, Thái cực quyền không chỉ là bài tập thể lực, mà quan trọng hơn, nó còn là một bài luyện tinh thần, tâm trí, cách nhìn, tính cách. Không phải ngẫu nhiên mà tâm và ý được nhấn mạnh trong Thái cực quyền như là những yếu tố then chốt: “Tâm vi lệnh, khí vi kỳ, yêu vi đạo” (tâm là lệnh, khí là cờ lệnh, eo là cờ nhận lệnh)(10); “tiên tại tâm, hậu tại thân…” (trước ở trong tâm sau mới ở trong thân…) (11); “toàn thân ý tại tinh thần, bất tại khí, tại khí tắc trệ” (toàn thân ý ở tinh thần, không ở khí, ở khí thì trì trệ) (12). Để có thể có được sự vận động tự nhiên liên tục như nước chảy thành dòng, “tịnh như sơn nhạc, động nhược giang hà” (yên tịnh thì như núi lớn, chuyển động thì như sông dài) (13), người luyện Thái cực quyền cần phải đạt đến một tâm tư bình tĩnh, lắng đọng, không hấp tấp nóng nảy, không cố chấp, không phô trương. Đây chính là mối quan hệ mang tính cách biện chứng giữa vận động thể lý và trạng thái tâm lý.

Sự thành công của Thái cực quyền trong việc bảo vệ sức khỏe, phát huy nghệ thuật chiến đấu, nâng cao đời sống tinh thần cho con người, mang ý nghĩa văn hóa xã hội rộng rãi, một mặt, là nhờ nó có cơ sở vững chắc từ học thuyết âm dương ngũ hành, “từ đời Tống trở đi là một trong ba tư trào triết học lại chính là cơ sở triết học của Thái cực quyền”(14); nhưng mặt khác, nó cũng chính là sự kiểm chứng từ trong thực tiễn cho tính đúng đắn của triết lý âm dương ngũ hành.

Ngày nay, Thái cực quyền đã phát triển thành nhiều hệ thống nhưng nó vẫn nhất quán ở cơ sở tư tưởng triết lý của nó. Có thể kể đến 5 hệ thống phổ biến nhất của Thái cực quyền (Thái cực quyền ngũ đại gia) là: Thái cực quyền kiểu họ Trần do Trần Vương Đình đời Minh sáng lập; Thái cực quyền kiểu họ Dương do Dương Lộ Thiền (1799-1872) sáng lập; Thái cực quyền kiểu họ Võ do Võ Vũ Tương (1812-1880) sáng lập; Thái cực quyền kiểu họ Tôn do Tôn Lộc Đường (1861-1932) sáng lập và Thái cực quyền kiểu họ Ngô do Ngô Giám Tuyền (1834-1902) sáng lập. Các cao thủ Thái cực quyền cận đại có thể kể đến, Trần Phát Khoa (1887-1957) – hậu đại của Trần Vương Đình; Dương Trừng Phủ (1838-1936) – cháu của Dương Lộ Thiền…

Sang TK XXI, một thế kỷ hiện đại với sự phát triển ồ ạt của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, chẳng những môn võ mang tính truyền thống như Thái cực quyền không bị quên lãng mà trái lại, nó đã được khắp thế giới biết đến; “Thái cực quyền không chỉ lưu hành rộng khắp cả nước (Trung Hoa) mà đang dần mở ra với thế giới”(15). Nó đã trở thành một trong những phương pháp tốt nhất giúp con người thoát khỏi mặt tiêu cực của đời sống cơ giới, và giúp giữ lại sự nhạy cảm, tinh tế vốn có của con người, giữ lại sợi dây liên lạc giữa con người và tự nhiên, đúng như một nhà vật lý phương Tây Fritjof Capra đã nhận định: “…Phép tập Thái cực quyền không phải nghe sao tập vậy mà phải luôn luôn cùng thày bước lại từ đầu… Phép đánh quyền Trung Quốc đòi hỏi bàn tay vận động tự nhiên, không gò bó. Tất cả những phương thức đó được phương Đông áp dụng nhằm phát triển mặt trực giác của ý thức”(16).

Đất nước Trung Hoa rộng lớn và có lịch sử phát triển lâu đời, dĩ nhiên, hệ thống văn hóa, tư tưởng vô cùng phức tạp. Nhưng ngày nào họ còn trân trọng giá trị tư tưởng về sự hòa hợp được đúc kết trong những thành tựu văn hóa đặc sắc như Thái cực quyền thì họ vẫn giữ được sợi dây liên hệ của lịch sử để có thể bước tới tương lai.



Chú thích :

1. Đàm Trung Hòa, Hỏi đáp về Thái cực quyền, Nxb TP.HCM, 1996, tr.10.

2, 3, 4, 6, 8, 9, 14, 15, Trịnh Cần, Điền Vân Thanh, Võ thuật thần kỳ, Nxb Hà Nội, 1996, tr.149, 150, 17, 249.

5. Dr. Rolf Homann, Lược khảo Huỳnh Đình kinh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tr.3.

7, 10, 11, 12, 13. Nguyễn Anh Vũ biên dịch, Thái cực quyền toàn tập, Nxb Đồng Nai, 2000,tr.255, 547, 549, 545.

16. Fritjof Capra, Đạo của vật lý, Nxb Trẻ, TP.HCM, 2001, tr.50.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

5 “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản

5 “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt.


Chuyện thứ nhất: Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.



Chuyện thứ hai: Không ồn nơi công cộng
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.



Chuyện thứ ba: Nhân bản

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.


Chuyện thứ tư: Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.



Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Chuyện thứ 5: Nội trợ là một nghề.

Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.



Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.


http://laodong.com.vn/van-hoa/5-chuyen-la-o-dat-nuoc-nhat-ban-236643.bld

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Tuần lễ Thế giới cho con bú bằng sữa mẹ 2015


 Tammy Nicole



"Tuần lễ Thế giới cho con bú bằng sữa mẹ" được kỉ niệm từ ngày 1 tới 7 tháng 8 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về việc nuôi con và con bé bú bằng sữa mẹ, được phát động bởi WHO, UNICEF và nhiều tổ chức sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên toàn thế giới. Năm nay, tuần lễ này nhận được sự ủng hộ của hơn 170 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Mời các bạn xem bộ ảnh "Walks of Motherhood" của Tammy Nicole, nữ nhiếp ảnh gia ở Munich, Đức chụp trong Tuần lễ cho con bú bằng sữa mẹ năm nay.
Xem thêm loạt ảnh Hãy cho bé bú bất cứ nơi nào bạn muốn.





Theo Tammy

Lưu Lệ Hằng - người “hạ bệ” Diêm Vương tinh




Xuân Nhàn


GS Lưu Lệ Hằng là người phát hiện vành đai Kuiper, khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh là Asteroid 5430 Luu. Năm 2012, bà được trao hai giải thưởng danh giá là Kavli Thiên văn học (được xem như “Nobel thiên văn học”) và giải Shaw (Nobel phương Đông).


GS Lưu Lệ Hằng

Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở Sài Gòn, làm việc tại Khoa Thiên văn học, Viện Đại học Harvard, Phòng thí nghiệm Lincoln, Viện Công nghệ Massachusetts. Hiện bà nghiên cứu, chế tạo các thiết bị thiên văn và giải pháp công nghệ liên quan đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

“9 năm trước, phi thuyền “Các chân trời mới” được phóng lên khảo sát vành đai Kuiper mà GS Lưu Lệ Hằng là người khám phá. Hôm nay, chị Hằng đến đây, đúng lúc hình ảnh đầu tiên của Pluto (tức sao Diêm Vương, từ tháng 8.2006 bị “giáng” thành tiểu hành tinh) được gửi về trái đất. Một sự trùng hợp hiếm có”.

Đấy là chào mừng từ ông chủ các kỳ Gặp gỡ Việt Nam, GSTS Trần Thanh Vân, về sự hiện diện của nữ khoa học gia danh tiếng người Mỹ gốc Việt hôm khai mạc hội nghị khoa học “Các hệ hành tinh: Một quan điểm đồng vận” tại TP Quy Nhơn.

“Tôi có 1 đứa con, 2 con chó…”




Người phụ nữ ấy xuất hiện ở Quy Nhơn trong hình ảnh không thể giản dị hơn. Giữa không khí tưng bừng cờ quạt, giữa những bộ lễ phục đạo mạo, phẳng phiu, bà nổi bật – hay lạc lõng – chỉ với giày vải thể thao, bộ váy áo nhẹ nhàng, giản dị.

Có hôm, bà vận bộ đồ ka - ki nhiều túi, đi lại thong dong cạnh đồng nghiệp kềnh càng, “tai to mặt lớn”. Con người lừng danh của vật lý thiên thể thế giới không chọn lối đột hiện sau vầng hào quang.

Tôi chắc bà chẳng bận tâm nếu được so sánh với mấy chị “Tây ba lô” bụi bặm, hăm hở đang ngày càng quen thuộc trên đường phố Quy Nhơn. Nhiều phóng viên không có nổi tấm ảnh ưng ý chụp bà ở nghi thức trồng cây lưu niệm tại Trung tâm Khoa học - Giáo dục liên ngành (ICISE).

Loay hoay, xoay trở hồi lâu rồi phải có người đứng ra hướng dẫn bà cách cầm xẻng, cách xúc một mẩu đất. Nhìn bà bối rối xách thùng nước, cúi xuống thật thấp, tưới vào gốc cây rồi dừng chút xíu, ngước lên, nhỏn nhẻn cười với quan khách, thấy… hoàn cảnh thế nào. Đề cập sự mệt mỏi, căng thẳng bị “săn đón”, bà nhận xét: “Người ta làm hơi quá”.



GS Lưu Lệ Hằng trồng cây lưu niệm tại ICISE


“Tôi có một đứa con, hai con chó. Tôi đi chợ, nấu ăn, nuôi dạy con, dắt chó đi chơi. Tôi bình thường và rất yêu loài vật” – GS Hằng cười ha ha khi chúng tôi tò mò muốn hình dung ngày giờ của bậc trí thức lỗi lạc bên ngoài giảng đường, ngoài phòng thí nghiệm, ngoài ống kính thiên văn.

Việc chuyển hướng câu chuyện được bà khích lệ, có lẽ do “bội thực” trước điệp trùng câu hỏi về bầu trời cùng những vì tinh tú. Tôi dấn tới: “Trang phục không đụng hàng của bà thì sao? Là phong cách, sự sơ sài cần cho công việc hay đơn giản chỉ vì nóng quá?”. “Tôi quen thế mất rồi. Các nhà khoa học thường lười chăm chút hình thức. Họ dành thời gian cho việc khác, hữu ích hơn. Tiện lợi, thoải mái là được”.

Yêu và… mất ngủ ở Quy Nhơn

Ngoài hoạt động học thuật tại ICISE và giao lưu khoa học, GS Lưu Lệ Hằng dành thời gian còn lại thăm viếng chùa chiền, tắm biển, thả bộ loanh quanh. Nghiên cứu Phật học, du lịch, bảo vệ môi trường là mối bận tâm khác của bà.

Năm 1986, du lịch dài ngày đến Nepal, giữa núi cao, tuyết trắng, bà đã có những cuộc đàm đạo tâm đắc với các thiền sư Mật tông. Lý lịch bà ghi vài dòng về hoạt động ngoài trời và công tác xã hội là nói về quãng thời gian đứng lớp dạy tiếng Anh cho Tổ chức Cứu trợ trẻ em Nepal.

Bà kể: “Một mùa hè không thể nào quên. Những ngôi làng lạnh lẽo, chót vót nghèo xơ xác. Trường không ra trường, chỉ 4 chiếc cọc chống mái ngả nghiêng. Tụi trẻ đi bộ mấy giờ ròng rã mới đến được điểm lớp. Mỗi tuần chỉ học 2 – 3 buổi thôi”.

Bà tiếc chưa có dịp quay lại Nepal cùng những trải nghiệm ấm áp tuổi thanh xuân. “Với Quy Nhơn, tôi hy vọng sẽ khác. Ở đây có nỗ lực kết nối, truyền bá khoa học của vợ chồng GS Trần Thanh Vân – GS Lê Kim Ngọc mà tôi rất cảm kích và từng về nước tham dự hồi 1995. Còn nữa, các bạn thấy không, Quy Nhơn đẹp bao nhiêu! Bờ biển cong cong hình trăng khuyết, nước trong xanh, bãi cát vàng thật tuyệt. Mà tôi lo lắm. Khách sạn nhiều và lộn xộn. Có khu du lịch tràn lấn sát bờ. Đi dạo, vỏ chai lăn lóc nằm dưới chân. Chúng sẽ được tái sử dụng, đúng không?”.

Cô phiên dịch như hình với bóng ngồi cạnh bà đế thêm: “Ra Eo Gió, chứng kiến dự án du lịch – nghỉ dưỡng đang ồ ạt thi công, GS ngẩn ngơ mấy buổi. Nghe bảo gần ICISE rồi resort cũng mọc lên, lại mất ăn, mất ngủ cho coi”. Bà giải thích, phát triển kinh tế là cần nhưng phải biết nâng niu di sản tự nhiên: “Đâu thiếu chỗ xây khách sạn, khu du lịch, sao phải kéo ra tận bờ biển? Vẻ đẹp thiên nhiên là không thể tái tạo. Phá bỏ nó đồng nghĩa đánh mất nguồn tài nguyên vĩnh viễn”.

Đấy là bà còn chưa biết du lịch đất võ chỉ mới “mở mắt” mà thôi. Theo nhà chức trách, tỉnh này thiếu hụt trầm trọng hạ tầng – dịch vụ, đang vắng bóng cơ sở lưu trú đẳng cấp, chẳng hạn khách sạn 5 sao và đang làm hết sức để có thêm 5.000 phòng nghỉ từ nay đến 2020 bên cạnh 3.300 phòng hiện có.

Đam mê, nhẫn nại và một chút… hên




GS Lưu Lệ Hằng (giữa) cạnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nguyễn Quân


“Không bao giờ muộn cho một tình yêu. Bạn có thể bắt đầu từ bây giờ”, GS Hằng khuyên một trí thức trẻ khi cô tiếc nuối giấc mơ học đường gắn với con tàu vũ trụ. Chuyến thuyết trình đợt này (ngoài Quy Nhơn còn 2 buổi ở Huế, Hà Nội) – có tên “cách nhìn mới về Hệ Mặt trời” – kỳ thực là một truyền kỳ về tình yêu, lòng kiên trì, sức sáng tạo.

Năm 1984, nhận bằng cử nhân vật lý tại Đại học Stanford, bà hãy còn là cá thể ngoại đạo trước mênh mông thiên văn học. “Thiên văn học với tôi là mối duyên không định trước. Vào thực tập nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, tôi lần đầu bị mê hoặc bởi những bức ảnh gửi về từ tàu không gian Voyager. Nó đẹp đến không thể cưỡng nổi”.

Xin diễn giải nôm na công trình khám phá vành đai Kuiper (tên nhà thiên văn học Mỹ gốc Hà Lan, người năm 1951 nhắc lại giả thuyết của cựu trung tá quân đội Anh Edgeworth rằng Thái Dương hệ không kết thúc ở Pluto như khoa học vẫn biết mà ngay ranh giới đó còn tồn tại một vành đai tiểu hành tinh), vốn làm rung chuyển ngành vật lý thiên thể cuối thế kỷ 20, trước khi đưa tên tuổi Lưu Lệ Hằng, David C.Jewit (GS hướng dẫn bà tại Viện Công nghệ Massachusetts) và đồng nghiệp đi sau Michael Brown đến đỉnh vinh quang bằng giải Kavli 2012.

Suy đoán của Kuiper - Edgeworth bị thế giới lãng quên, chế nhạo. Nhân loại, với đà phát triển vượt bậc của khoa học không gian, tưởng đã nắm gọn Hệ Mặt trời trong lòng bàn tay. Năm 1987, Jewitt khởi hành tìm kiếm lời giải hợp lý cho “sự trống rỗng” phía ngoài Hệ Mặt trời qua việc quan sát các vật liệu di chuyển chậm.

Cuộc tìm kiếm của hai thầy trò kéo dài 5 năm, cuối cùng đã nhận diện được “khuôn mặt thật” của Pluto và sự hiện hữu của vành đai Kuiper với 70.000 thiên thạch. Rằng, Diêm Vương tinh, khối lượng bằng 0,2% trái đất, bằng 1/6 mặt trăng, quá nhỏ để có thể làm xáo trộn các hành tinh khác. Nó thực ra không xứng đáng chễm chệ trên “ngai vị” một hành tinh. Khám phá trên mở ra hướng đi mới giải thích, chứng minh sự hình thành Thái Dương hệ.

“Thành công chỉ đến từ lòng đam mê, nhẫn nại cộng chút hên” – bà dùng chữ kiểu Sài Gòn – “Có tình yêu, bạn sẽ luôn trăn trở với nó”. Bà dẫn dắt chúng tôi đi qua ký ức đầy khó khăn, thách thức, thậm chí là thất bại ở đài thiên văn Kitt Peak (Arizona) và Mauna Kea (Hawaii).

“Không ai tin chúng tôi. Tôi và GS Dave phải làm mọi cách để theo đuổi mục tiêu như tranh thủ ké vào phần trống dự án khác hay đề xuất cái này, cái kia, sau đó sử dụng thời gian cho việc của mình. Chúng tôi gắng gượng động viên nhau, lần này thôi, lần này nữa thôi, cho tới ngày 30.8.1992!”.

“May mắn của bà là gì?”. “Ồ, không chúng tôi thì người khác cũng tìm ra, khi công nghệ thay đổi, phương tiện quan sát, tính toán tốt hơn. Cái hên của tôi nằm ở cơ hội tiếp cận kính thiên văn và camera có chip silicon tốt nhất thế giới thời điểm ấy tại Hawaii”.

(Theo Xuân Nhàn/Lao Động)



Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

40 điều khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây



Do bối cảnh địa lý, kinh tế, văn minh, triết lý và ảnh hưởng tôn giáo khác nhau, mỗi xã hội có một nền văn hóa khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này nhưng chưa hẳn tốt lành cho xứ khác.
Chẳng hạn, chuyện phụ nữ khỏa thân, phô diễn da thịt quá mức có thể rất đẹp, rất nghệ thuật đối với Phương Tây nhưng vô cùng độc hại đối với các quốc gia Hồi Giáo và gây khó chịu cho các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Phương Đông. Chuyện con cái bình đẳng với cha mẹ, lý luận tay đôi với cha mẹ có thể rất bình thường ở Âu-Mỹ, nhưng gây “shock” cho phụ huynh ở các quốc gia Á Châu.

Nếu như những tập quán, lề thói cư xử, những giao tiếp, ăn mặc, phô diễn thân thể như thế cứ nằm yên ở một chỗ thì chẳng có gì đáng nói, vì “Đèn ai nhà nấy rạng.” Thế nhưng thế giới ngày hôm nay quá nhỏ mà phương tiện truyền thông lại nhanh. Một cái váy ngắn, một kiểu ăn mặc hở hang, một kiểu xâm trổ trên thân hình của cô ca sĩ nào đó có thể chỉ một tiếng đồng hồ sau đã trở thành thời trang nóng bỏng thu hút hằng triệu, hằng triệu cô gái trên thế giới. Rồi một cử chỉ, động tác, ăn mặc, có thể rất nhố nhăng của một ca sĩ nhạc Rap, nhạc Pop nào đó, trong nhấp nháy đã trở thành “mốt” cho hằng triệu, hằng triệu thanh niên trên thế giới bắt chước theo...

Bài viết này chỉ là sự sưu tầm vụn vặt một số khác biệt về văn hóa và được trình bày dưới dạng đối chiếu, không phê phán…để chúng ta cùng suy nghĩ xem có thể đóng góp được gì không?

Sau đây là một số khác bịệt:

1) Phương Tây: Hở hang thân thể, vẽ tranh, phơi bày, tạc tương đàn ông đàn bà khỏa là đưa ra cái đẹp để mọi người chiêm ngưỡng. 
Phương Đông: Thân thể đàn ông, đàn bà là kín đáo. Phô bày thân hình đàn bà, đàn ông lõa thể là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và làm giảm giá trị của con người – nhất là đối với đàn bà. Hình phạt lõa thể là hình phạt ô nhục nhất.

2) Phương Tây: Đàn ông, đàn bà gặp nhau ôm hôn để bày tỏ tình cảm thân thương, quý trọng. 
Phương Đông: Đàn ông, đàn bà gặp nhau thì vái chào, nghiêng mình, sau này thì bắt tay chứ không có ôm hôn. Ôm hôn chỉ dành cho các cặp tình nhân, vợ chồng và bày tỏ một cách kín đáo.

3) Phương Tây: Có thể để cả giày, gác chân lên bàn để tiếp bạn. Phương Đông: Tiếp bạn là hình thức bày tỏ sự quý trọng bạn. Các cụ ngày xưa hết sức nghiêm chỉnh khi đón tiếp bạn.

4) Phương Tây: Trong Lễ Halloween ở Mỹ, ma quỷ, hình đầu trâu mặt ngựa, phù thủy, cướp biển, quái vật miệng đầy máu, được đàn ông, đàn bà, trẻ em mặc vào để đi xin kẹo, rước trong các trường học. Còn trong nhà, ngoài sân giăng đầy mạng nhện giả, tiếng ma hú, cú kêu, mèo gào v.v… 
Phương Đông: Ma quỷ, quái vật, hình đầu trâu mặt ngựa, hình người mặt thú là biểu tượng của những gì gớm ghê khiến người ta sợ hãi và tạo ra những cơn ác mộng cho nên bất hạnh lắm mới phải chứng kiến những hình thù quái dị này. Không biết có phải vì thế mà Phương Tây, thuốc an thần tiêu thụ đã lên tới số lượng khủng kiếp chăng?

5) Phương Tây: Chỉ tổ chức tiệc sinh nhật vì chết rồi còn gì vui thú nữa mà kỷ niệm. Cho nên đối với Phương Tây không có chuyện cúng giỗ cha mẹ, tưởng nhớ ngày qua đời của ông bà, cha mẹ. Phương Đông: Kỷ niệm ngày giỗ (ngày qua đời) của ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, anh chị em có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã mất. Đối với người Việt Nam, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa lớn của Việt Nam.

6) Phương Tây: Trẻ em ở Mỹ, mình gặp nó mà không chào nó trước thì nó cũng chẳng chào mình vì…mọi người đều bình đẳng, con nít, người lớn, cụ già đều ngang nhau. 
Phương Đông: Người Việt Nam mình, khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già, các bậc trưởng thượng thì lên tiếng chào hỏi trước để chứng tỏ mình là con nhà có giáo dục.

7) Phương Tây: Người ta tặng quà mình, chẳng hạn như trong tiệc sinh nhật thì mình mở ra ngay và khoe cho mọi người biết.
Phương Đông: Nguời ta tặng quà thì để đó như món đồ quý giá, trưng bày, khi nào khách hoặc bạn về mới mở ra.

8) Phương Tây: Thăm viếng láng giềng, bạn bè, ngay cả con cái cũng phải báo trước, nếu không họ sẽ vô cùng khó chịu và không tiếp mình.
 Phương Đông: Khách tới chơi là quý, không nề hà chi cả.

9) Phương Tây: Thấy người ta té xỉu, ngã xuống thì cứ để đó, dù là học sinh trong trường…và chỉ gọi điện thoại cấp cứu. Nếu không sẽ bị gia đình họ thưa kiện vì mình không phải là chuyên viên cứu cấp có bằng cấp. 
Phương Đông: Người Việt Nam, nhất là quý bà, thấy ai ngã ra bất tỉnh thì xúm lại cạo gió, giật tóc, xoa bóp v.v… để cấp cứu vì không nỡ quay mặt làm ngơ.

10) Phương Tây: Thư từ của con cái gửi tới cha mẹ không được mở ra xem vì đây là chuyện riêng tư của chúng nó. Mở thư của chúng nó, nó sẽ cự nự mình ngay.
 Phương Đông: Cha mẹ có thể mở ra xem rồi sau đó đưa lại cho con cái.

11) Phương Tây: Quần áo lót của phụ nữ được phơi bày như là một nét đẹp của văn hóa.
 Phương Đông: Quần áo lót của phụ nữ không tiêu biểu cho văn hóa mà tiêu biểu cho dục tính.

12) Phương Tây: Quốc kỳ có thể được may hoặc in trên đồ lót, sú-chiêng của phụ nữ và được coi đó như nét đẹp của tự do.
Phương Đông: Đây là chuyện xỉ nhục quốc kỳ của quốc gia. Quốc kỳ phải được trưng bày, treo ở chỗ trang trọng.

13) Phương Tây: Khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc giáo dục con em ở nhà trường. Quyền hạn của phụ huynh rất lớn. Chuyện phụ huynh học sinh ở Mỹ đưa nhà trường và thầy/cô ra tòa là chuyện thường. 
Phương Đông:  tin tưởng và giao phó việc giáo dục con em mình cho nhà trường và thầy/cô, quý trọng thầy cô. Trong các dip lễ, Tết thường đem quà biếu thày/cô, dù ở Mỹ cũng vậy. Cho nên chuyện kiện cáo nhà trường và thầy/cô là chuyện bất đắc dĩ.

14) Phương Tây: Tập cho con cái tính tự lập, khuyến khích chúng nó đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Phương Đông: Con cái đang đi học mà phải đi làm là chuyện bất hạnh. Đối với nhà giàu thì đây là chuyện xỉ nhục. Bổn phận của cha mẹ là lo cho con cái thật đầy đủ, không thiếu một thứ gì cả.

15) Phương Tây: Con cái tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm. 
Phương Đông: Người Việt mình suốt đời lo cho con, rồi cháu nội, cháu ngoại. Vui thì có vui, nhưng khổ thì cũng thật khổ.

16) Phương Tây: Tinh thần đóng góp thiện nguyện rất cao. 
Phương Đông: Lo cho thân nhân, bà con họ hàng mình trước: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

17) Phương Tây: Cái gì xấu xa cần phơi bày cho công luận biết để sửa chữa. 
Phương Đông: “Tốt phô ra, xấu xa đậy lại”. Tố cáo cái xấu của ai trước dư luận đôi khi bị coi là ác độc, nhỏ nhen, cho nên đa số đều an phận thủ thường.

18) Tây Phương: Động một chút là kiện, cái gì cũng có thể lôi nhau ra tòa…để cho rõ trắng đen, để kẻ xấu không dám tái phạm, để làm đẹp xã hội, để công lý sáng tỏ. 
Phương Đông: “Vô phúc đáo tụng đình” cho nên sợ, ngại kiện cáo để tránh tốn kém, giữ hòa khí, đỡ nhức đầu vì thù oán…cho nên cái xấu cứ tồn tại mãi, công lý không sáng tỏ.

19) Phương Tây: Đàn bà gây xì-căng-đan (scandal) náo loạn xã hội sau đó viết hồi ký hoặc lên talkshow kiếm bạc triệu vì người Phương Tây thích tò mò, do đó mà luân thường đảo ngược, xã hội suy đồi.
 Phương Đông: Đàn bà khi đã gây xì-căng-đan như thế, tự thấy hổ thẹn, không dám công khai xuất hiện cho nên xã hội bớt nhố nhăng.

20) Phương Tây: Ca sĩ, nhạc sĩ, đào hát, tài tử ci-nê, kiểu mẫu thời trang, talkshow host, cầu thủ bóng chày, bóng bầu dục, bóng rổ, quyền anh…được coi như những “thần tượng” được triệu triệu người tôn thờ, bắt chước.
 Phương Đông: Coi tất cả những thứ trên đều chỉ là thú giải trí “Thưa rằng tiện kỹ xá chi” (Kiều) không tiêu biểu cho tri thức, đạo đức, gương hy sinh, đời sống văn hóa, hạnh phúc gia đình v.v…

21) Phương Tây: Trong các dịp lễ lớn như Năm Mới, cấp chỉ huy, chẳng hạn như hiệu trưởng, gửi thiệp chúc Tân Niên, kèm theo một món quà nho nhỏ cho thư ký, nhân viên toàn trường…như một hình thức cám ơn nhân viên dưới quyền đã giúp đỡ mình chu toàn trách nhiệm trong năm.
 Phương Đông: Trong các dịp lễ, Tết, nhân viên phải đem quà biếu cấp trên để bày tỏ lòng trung thành và kính trọng “xếp”. Quà càng to, càng quý giá càng tốt.

22) Phương Tây: Buổi trưa, làm cùng sở, rủ nhau đi ăn, mỗi người tự động trả tiền phần ăn của mình. Nếu cả nhóm cùng tổ chức tiệc đãi một người nào đó thì phí tổn chia đều.
 Phương Đông: Mình mời người ta đi ăn thì mình phải móc túi trả tiền, cho nên Việt Nam có danh từ “khổ chủ”.

23) Phương Tây: Đem khuyết tật của người khác ra làm đề tài chế riễu là ác độc và thiếu văn hóa. Người khuyết tật ở Mỹ được quý trọng và hưởng nhiều đặc ân.
 Phương Đông: Đem khuyết tật của người khác ra chế riễu không bị công luận lên án và nhiều khi coi đó là chuyện vui đùa.

24) Phương Tây: Mở miệng nói “xin lỗi” là chuyện rất thường. Chẳng hạn mình vừa bước vào cửa một nhà hàng nào đó, vô tình chạm phải một người khác – chưa biết lỗi về ai – có khi cả hai người đều lên tiếng xin lỗi “I am sorry!”. Xin lỗi là hành vi nhận lỗi về mình để tiến tới hòa giải, vui vẻ và không chạm tự ái người ta. Phương Đông: Khi xin lỗi thì “cái tôi” của mình nhỏ bé đi và bị tổn thương, nhất là xin lỗi trước công luận. Đối với Phương Đông, xin lỗi, có khi là sự nhục nhã. Tại Mỹ, nhiều chính trị gia phạm lỗi gì đó, cứ biện minh mãi, cuối cùng phải xin lỗi, khi đó mới được dân chúng bỏ qua. Xin lỗi là hành vi can đảm.

25) Phương Tây: “Cám ơn” là câu nói rất phổ thông của xã hội Phương Tây. Vợ tặng chồng một món quà, chồng nói cám ơn. Con cái biếu cha mẹ cái gì, cha mẹ nói cám ơn. Vào nhà hàng, hầu bàn đưa đồ ăn ra, khách nói cám ơn. Vào siêu thị mua hàng, khách trả tiền xong, người tính tiền nói cám ơn. Lên thang máy, người ta nhích qua một bên cho mình đứng, mình nói cám ơn. Học trò nộp bài đúng hẹn cho thầy/cô, thầy/cô nói cám ơn. Chỗ nào, lúc nào cũng cần lời nói “cám ơn” cho thuận thảo, vui vẻ.
 Phương Đông: Hình như tiết kiệm lời nói “cám ơn”. Vào các siêu thị của người Việt ở Mỹ (thực ra là của người Tàu) cũng ít nghe thấy tiếng “cám ơn”. Không phải Phương Đông không biết ơn, nhưng văn hóa Phương Đông ít lộ ra ở bên ngoài mà dấu kín ở bên trong. Người ngoại quốc sống ở Việt Nam lâu rồi cũng hiểu mà thông cảm.

26) Phương Tây: Ảnh hưởng bởi văn hóa thuần lý trí (Cái gì cũng phải hợp lý). Họ rất lịch sự, kiên nhẫn nhưng không nhường nhịn. Đụng tới quyền lợi của họ thì biết tay họ ngay. Cách đây không lâu, một ông chánh án ở Nữu Ước đã kiện đòi bồi thường 1 triệu đô-la chỉ vì chủ nhân một tiệm Dry Clean (Giặt Sấy Khô) người Đại Hàn, đã làm mất bộ quần áo của ông.
 Phương Đông: Ảnh hưởng bởi giáo lý “Từ Bi, Hỷ Xả” do đó thường nhẫn nhục, chịu đựng dù có thiệt thòi.

27) Phương Tây: Thảo luận thẳng thắn. Già trẻ, lớn bé đều ngang nhau.
 Phương Đông: Phải biết kính trên, nhường dưới.

28) Phương Tây: Trong phim ảnh, đàn bà đưa tay tát đàn ông là chuyện “nhỏ” và đàn bà có quyền làm điều đó. Ngược lại, đàn ông không được đánh đàn bà dù là đánh bằng một bông hồng. 
Phương Đông: Đàn bà đưa tay tát đàn ông là đàn bà hung dữ. Đàn bà biểu tượng của “hiền mẫu” cần phải nhu thuận.

29) Phương Tây: Thời giờ đối với Phương Tây rất quý cho nên có câu “Thời giờ là vàng bạc”. Trong thương trường thì giờ lại còn quý báu gấp bội. Hẹn hò phải đúng giờ. Họp hành phải đúng giờ và kết thúc đúng giờ. Giờ nào nghỉ là nghỉ. Giờ nào tái nhóm, là tái nhóm, không có chuyện lộn xộn. Trễ giờ, không tôn trọng giờ giấc là bày tỏ cho người khác thấy tính không tin cậy của mình.
 Phương Đông: Hình như thời giờ thừa thãi và co dãn cho nên có danh từ “giờ cao-su”. Tiệc cưới đề 6 giờ mãi 8 giờ mới khai mạc vì đa số khách đến trễ. Hẹn 10 giờ sáng, 12 giờ mới tới, làm bạn bè, khách hàng, người hùn hạp méo mặt. Thực tế đối với Phương Đông, một năm chỉ xử dụng được nửa số giờ. Một trăm năm chỉ xử dụng được có 50 năm tổng số giờ. Có thể vì thế mà Phương Đông chậm tiến so với Phương Tây chăng?

30) Phương Tây: Mặc quần áo rách, nhất là quần Jean rách đùi, rách đầu gối, rách gấu quần v.v… đang là kiểu cọ thịnh hành ở Âu-Mỹ. Quần áo rách giả tạo này rất đắt tiền vì nhà sản xuất phải thuê người xé mấy đầu gối, gấu quần sao cho nó rách một cách tự nhiên. Phương Đông: Quần áo rách chứng tỏ gia đình nghèo. Mặc quần áo rách là điều xấu hổ vô cùng. Trong văn chương để mô tả một người nghèo khổ, như ăn mày chẳng hạn đều có câu “ăn mặc rách rưới.”. Ngày xưa tại Miền Trung và Miền Bắc, một bà bán rau, bán bún ngoài chợ khi đi ra ngoài cũng mặc áo dài tươm tất. Quần áo tươm tất biểu tỏ tư cách của con người “Y phục xứng kỳ đức.”

31) Phương Tây: Không coi ai thông minh hơn ai, không coi ai ngu dốt hơn ai. Nếu được huấn luyện, học hành đàng hoàng, tất cả đều thông minh. Không được học hành, không được huấn luyện thì ai cũng ngu dốt cả. Do đó tại Mỹ chẳng hạn, thật lạ lùng và xúc phạm nếu có ai cất tiếng mắng mỏ người khác “Đồ ngu !” Cô giáo/thầy giáo mắng mỏ học sinh như vậy sẽ bị khiển trách và có khi bị đuổi việc vì xúc phạm tới học sinh và vi phạm thiên chức của nhà giáo. Phương Đông: Quan niệm rằng mỗi người có số mệnh, do sinh vào giờ tốt nào đó thì thông minh. Rủi sinh vào giờ xấu nào đó thì ngu dốt và ngu dốt suốt đời. Cho nên người có học một chút thì coi thường người ít học. Trong văn học sử, chúng thấy ngày xưa rất nhiều nhà nho kiêu hãnh vì cái học của mình và khinh bạc người ít học.

32) Phương Tây: Đặc biệt tại Mỹ, cần phải nói về mình, về thành tích của mình càng nhiều càng tốt để người ta tin tưởng. Ra ứng cử tổng thống thì phải nói “Tôi có đầy đủ khả năng để giải quyết những vấn đề của đất nước. Tôi chính là sự chọn lựa tốt nhất (the right choice) của đồng bào lúc này.” Ra ứng cử tổng thống mà khiêm tốn nói rằng “Tôi tài hèn sức mọn, đồng bào bỏ phiếu cho tôi thì tôi cám ơn.” thì báo chí sẽ cười ầm lên và nói rằng, “Ông tài hèn sức mọn thế thì ông nên về đuổi gà cho vợ, xin để người khác làm tổng thống!”
 Phương Đông: Phải thật khiên tốn. Không nên nói về mình mà phải để người khác ca ngợi mình. Ca ngợi mình là hành vi lố bịch nhất theo câu ngạn ngữ “Cái tôi đáng ghét”.

33) Phương Tây: Chủ nghĩa cá nhân là tối thắng. Cái “Tôi” là nhất. Sở thích của tôi là tuyệt đối, gia đình, cha mẹ, làng nước, luật pháp không thể can thiệp. Chẳng hạn như một bà Mỹ đã nuôi một con khỉ dã nhân (Chimpanzee) để bầu bạn, tắm chung, ngủ chung với nó, khiến nó nổi ghen, tấn công một bà bạn khi bà này đến thăm mà hai người ôm hôn để chào mừng nhau. Trong các trường học Mỹ câu biểu ngữ “I am unique” (Tôi là độc nhất) trang trọng treo khắp nơi để khuyến khích học sinh phát triển mọi khả năng của “Cái Tôi”.
 Phương Đông: Không hủy diệt, ngăn cấm “Cái Tôi” nhưng “Cái Tôi” đôi khi phải nhường bước cho giá trị chung của gia đình, cộng đồng, làng nước, không ngoài mục đích tạo sự “hòa thuận” trong xã hội. Các nhà tư tưởng Phương Đông cho rằng “loạn” phát xuất từ “một người” rồi lan ra ngoài xã hội, chứ không bao giờ có chuyện “thiên hạ đại loạn” trước. Chính vì thế mà Phương Đông lấy Tu Thân làm gốc chứ chưa hẳn lấy Pháp Trị làm gốc.

34) Phương Tây: Tình cảm được bộc lộ thả cửa, đôi khi cuồng loạn. 
Phương Đông: Phải ý nhị, đằm thắm, vừa vừa phai phải theo câu tục ngữ “Thoang thoảng hoa nhài thơm lâu”. Quá cuồng nhiệt có thể bị coi như tâm tính bất bình thường.

35) Phương Tây: Dùng “body language” như nhún vai, nhăn mặt, bĩu môi, lấy tay chỉ vào mặt (khán giả hoặc người đối thoại) là chuyện bình thường.
Phương Đông: Nhún vai, bĩu môi, lấy tay chỉ vào mặt người ta v.v… được coi như khiếm nhã, vô lễ…có thể đưa tới ẩu đả.

36) Phương Tây: Nhiều “kịch tính” chẳng hạn như ở Mỹ, cái gì cũng “Great!” (Ngon, hay, giỏi), “Wonderful!” (tuyệt, tuyệt vời), khen cho vừa lòng người.
 Phương Đông: Khen không đúng chỗ có khi bị coi là mỉa mai người ta.

37) Phương Tây: Tinh thần trách nhiệm rất cao. Mình lãnh đạo một đất nước, cộng đồng, cơ quan, đoàn thể…thành công thì mình hưởng, thất bại mình phải chịu chứ không thể đổ lỗi cho ai.
 Phương Đông: Hay biện minh, đổ thừa tại Trời, tại số, và cả trăm thứ tại, bị khác. Khó khăn trong việc nhận lãnh trách nhiệm.

38) Phương Tây: Sẵn sàng quên đi quá khứ nhất là quá khứ đau buồn để hướng về tương lai. 
Phương Đông: Sống với quá khứ, ôm chặt lấy quá khứ.

39) Phương Tây: Không thù dai. Sau khi tòa án đã quyết định, công lý đã sáng tỏ thì dù oan trái thế nào cũng bỏ qua và không còn thù oán nữa. Sau những ngày tranh cử bầm dập, kể cả chơi đòn bẩn, ứng cứ viên tổng thống thất cử đọc diễn văn thừa nhận mình thua và chúc mừng người thắng cử, đồng thời vì quyền lợi của đất nước, cam kết hợp tác với tân tổng thống.
Phương Đông: Thù dai. Thù truyền từ đời này sang đời khác. Còn đối thủ chính trị thì không thể đội trời chung.

40) Phương Tây: Ai làm người nấy chịu. Chuyện nào ra chuyện nấy. Người ta làm hư xe của mình thì tập trung vào chuyện “hư xe” không đem chuyện gia đình người ta ra nói.
 Phương Đông: Nhất là người Việt Nam mình, con phạm lỗi đem bố mẹ ra chửi. Người ta viết một bài báo không vừa ý mình liền đem đời tư của người ta ra bêu riếu, rồi chụp cho một cái mũ. Chụp mũ đang là căn bệnh lan tràn ở hải ngoại.

Tạm Kết Luận:
Trong một xã hội ngưng đọng, “bế quan tỏa cảng” thì không có giao lưu văn hóa. Khi đã không có giao lưu văn hóa thì ảnh hưởng ngoại lai rất ít, do đó không có xung đột văn hóa. Trong một xã hội bị ngoại bang đô hộ, hoặc giao tiếp rộng rãi với thế giới như ngày hôm nay, thì thế nào cũng có xung đột văn hóa. Nông thôn ít bị ảnh hương bởi những nền văn hóa ngoại lai. Thành phần sống tại đô thị, thành phần cộng tác hoặc làm ăn buôn bán với người ngoại quốc hoặc được hưởng đặc ân của ngoại bang trong thời kỳ nô lệ, thường nhanh chóng chạy theo văn hóa mới. Ngày nay thành phần du-học-sinh sẽ là thành phần du nhập văn hóa mới khi trở về đất nước. Hơn thế nữa, với cuộc cách mạng tin học và truyền thông, Internet sẽ là một phương tiện đưa văn hóa mới vào từng ngõ ngách, từng căn nhà, thậm chí ngay cả buồng ngủ của chúng ta nhanh nhất. Chỉ cần bật máy điện tử lên thì mọi hình ảnh xấu tốt trên toàn thế giới sẽ hiện ra trước mắt và dĩ nhiên tác động tới người xem.

Bắt chước cái xấu thì rất dễ và rất nhanh, nhưng bắt chước cái tốt thì rất khó. Chẳng hạn một cô gái cư ngụ ở một thành phố tại Việt Nam có thể bắt chước một kiểu áo cưới, kiểu tóc xanh xanh đỏ đỏ, kiểu áo hở ngực ở Mỹ rất nhanh. Nhưng cô gái này không hiểu được và không biết rằng, thanh niên thiếu nữ sống ở Mỹ muốn vuơn lên phải học hành vất vả, vừa đi học vừa đi làm. Bù đầu với thi cử. Ra trường đi kiếm công việc bở hơi tai... Liệu cô gái ở Việt Nam này có bắt chước được những điều đó để phấn đấu vươn lên ngay trong xã hội của mình không?

Bắt chước không phải là chuyện xấu. Cho tới năm 1870 Nhật Bản vẫn còn lạc hậu như Trung Hoa, Đại Hàn và Việt Nam, nhờ có tinh thần học hỏi rồi bắt chước mà vươn lên địa vị cường quốc. Nhưng trước khi bắt chước hãy suy nghĩ câu tục ngữ ông bà để lại: “Thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào. Thấy người ta ăn mía, vác sào mà nhai.” Điều này có nghĩa là phải chọn lọc trước khi bắt chước. Thế nhưng không phải ai cũng có sự chọn lọc. Mà chọn lọc như thế nào? Nói đến đây thì câu chuyện lan rộng ra lãnh vực giáo dục.

Sau hết, đây là một đề tài to lớn cần sự đóng góp của nhiều giới có quan tâm. Chúng ta nên nhớ rằng, khác biệt văn hóa đưa tới xung đột văn hóa, xung đột văn hóa đưa tới chia rẽ, ngay trong gia đình cũng mất hạnh phúc. Nếu khác biệt văn hóa có nguồn gốc tôn giáo có thể đưa tới bạo động. Hiện nay tại các quốc gia Hồi Giáo, hay tại các quốc gia Ky Tô Giáo có người Hồi Giáo sinh sống, đang có những xung đột văn hóa mà những giá trị văn hóa này phát xuất từ những tín điều. Cái khó của một cộng đồng là làm thế nào du nhập cái mới để đất nước tiến lên mà không mất bản sắc. Xã hội nào cũng phải tiến lên nhưng cái nào tốt? Cái nào xấu? Cái nào độc hại? Cái nào nên bắt chước… là cả một vấn đề nhức đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay.
Theo REDS

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Thậm chí người Mỹ cũng không tin cậy các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ


Thậm chí người Mỹ cũng không tin cậy các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ





Kichbu theo topwar.ru

Viện xã hội hội học của Hoa Kỳ Gallup đã tiến hành một cuộc khảo sát thường lệ đối vớiđất nước về sự tin cậy của người dân Hoa Kỳ đối với phương tiện truyền thông của Mỹ. Đó là nói về sự tin cậy/ không tin cậy giới truyền thông Hoa Kỳ. Đối với các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ kết quả thu được thật đáng thất vọng.

Hóa ra rằng chỉ có khoảng 40% người Mỹ xem các phương tiện truyền thông tin tức của Hoa Kỳ đưa thông tin ở trong nước và trên thế giới đầy đủ, chính xác và đúng sự thật. Đây là chỉ số kỷ lục thấp nhất trong lịch sử của các cuộc điều tra như vậy. Mười năm trước, hơn 54% số người được hỏi ở Hoa Kỳ tin tưởng vào các phương tiện truyền thông của họ. Vào giữa những năm chín mươi, mức độ tin tưởng vào phương tiện truyền thông của công dân Mỹ vượt trên 60%.

Các chuyên gia Mỹ gắn kết các chỉ số này không phải với việc rằng các phương tiện truyền thông tin tức ở Mỹ trở nên kém khách quan hơn, mà với việc rằng internet phát triển mạnh mẽ, và công dân Hoa Kỳ tự mình có khả năng so sánh tính khách quan của thông tin trongcác nguồn khác nhau.

Thật khó để xem nhiều ấn phẩm của Mỹ là khách quan ngay sau khi trên một loạt phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ nhân rộng "tin mới" rằng máy bay MH-17 của Malaysiabị bắn rơi bởi Nga (quân đội Nga) trên lãnh thổ Ucraina. Đồng thời, báo chí Mỹ đã phổ biến "những "tin tức" này chỉ vài phút sau khi được biết về vụ tai nạn của máy bay Boing. Và đây chỉ là ví dụ duy nhất về "tính khách quan". Điều này cũng có thể bao gồm cả các phóng sự của CNN về việc rằng tại Odessa các cốt cán của antimaydan "đã tự thiêu", các bài báo của The Washington Post, biện minh cho những biểu tượng của Đức Quốc xã của các chiến binh tiểu đoàn "Azov".

Chủ nhân bình trà đá bị tịch thu: Mừng vì xã hội còn quan tâm đến việc thiện


Trước những luồng ý kiến về việc công an tịch thu bình trà đá miễn phí, trao đổi với Infonet, chủ nhân bình trà đá trên đường Giải Phóng cho biết, anh mừng vì còn nhiều người quan tâm đến việc thiện.


Bình trà đá miễn phí anh Trần Nam Anh và một số
hộ dân đặt trên đường Giải Phóng. (Ảnh: N.A)Mấy ngày gần đây, việc công an Hà Nội tịch thu trà đá miễn phí cho người nghèo đã trở thành đề tài xôn xao dư luận. Câu chuyện bắt đầu chiều ngày 27/7 khi Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai bất ngờ tịch thu bình trà đá miễn phí dành cho người nghèo do một số người dân sống trên mặt đường Giải Phóng đặt dưới một gốc cây với lý do “thùng trà đá đặt trên vỉa hè như vậy là vi phạm”.

Chiều 3/8, trước những ồn ào của dư luận, phóng viên Infonet đã đến gặp chủ nhân của bình trà đá miễn phí trên. Tiếp chúng tôi, anh Trần Nam Anh, một trong 3 hộ tham gia đặt thùng trà đá miễn phí cho người nghèo cho biết, cuối tháng 5 vừa qua, khi thấy trời nắng nóng kéo dài, nhiều người lao động vất vả đi trên đường không có nước uống nên 3 hộ dân kinh doanh kế bên đã cùng nhau pha trà đá miễn phí rồi để trong một chiếc thùng xốp cạnh gốc cây trên vỉa hè phục vụ người qua đường.

Đều đặn, hơn hai tháng qua, từ 8h - 19h, thùng trà đá khoảng 20 lít trên đã phục vụ hàng trăm lượt người dân lao động nghèo mỗi khi qua đây.

Việc làm này được các hộ dân ở đây coi như một việc thiện, là tấm lòng với mong muốn chia sẻ một chút tình cảm nhỏ bé với những người lao động, người nghèo cốc nước trong mùa hè nóng. Chi phí cho bình trà đá khoảng 50.000 đồng một ngày.

Theo một chủ nhân của bình trà đá miễn phí này, mấy ngày đầu khi mới đặt bình trà đá miễn phí mỗi ngày cũng chỉ có vài người đến uống nhưng sau đó ngày một đông lên.

“Có lẽ do họ quen dần nên mỗi ngày một đông. Khách uống nước chủ yếu là người dân lao động, bán hàng rong, xe ôm. Cũng có một số khách đi đường thi thoảng ghé vào uống nước”, anh Trần Nam Anh cho biết.

Theo chàng trai 30 tuổi đang làm nghề bán và sửa điện thoại này, hồi tháng 5-6 trong những ngày nắng nóng cao điểm, có ngày anh và các hộ dân kế bên phải pha tới 3 bình trà đá.

Trước tấm lòng thiện nguyện của các chủ bình trà đá, nhiều người đi xe ôm sau khi uống nước xong đã xin để lại một ít tiền lẻ ủng hộ túi đá. Cũng có một vài người sau khi uống nước thì để lại 15.000-20.000 ủng hộ bình nước.

“Bị công an thu giữ chiều 27/7, ban đầu em rất bức xúc nhưng sau đó được mời lên phường nói làm như vậy là lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nên em cũng thấy mình có sai sót”, anh Trần Nam Anh nói.


Mặc dù bị công an thu giữ nhưng ngay ngày hôm sau anh Trần Nam Anh và các hộ dân vẫn tiếp tục đặt bình nước lọc phục vụ người dân. Ảnh: Vạn Xuân

Mặc dù vậy, anh và hai hộ kế bên vẫn quyết định đặt một bình nước lọc ra gốc cây nơi hằng ngày vẫn để bình trà đá miễn phí cho người dân qua đường uống.

“Việc có bị tịch thu hay không không quan trọng, quan trọng là mọi người qua đường tiếp tục được uống nước”, anh Trần Nam Anh chia sẻ.

Theo anh Trần Nam Anh, sau khi báo chí đưa tin và dư luận lên tiếng, ngày 31/7, Công an phường Thịnh Liệt đã mời anh lên làm việc. Sau khi bị nhắc nhở, đơn vị này đã trả lại bình trà đá đã tịch thu cho anh.

“Họ không cấm em đặt bình trà đá miễn phí mà bảo xem chỗ nào hợp lý thì đặt và nhớ nhắc nhở người vào uống nước để xe gọn gàng, không lấn chiếm lòng đường gây mất trật tự an toàn giao thông”, anh Trần Nam Anh cho biết.

Tại buổi trò chuyện với phóng viên Infonet chia sẻ về việc những ngày vừa qua sau khi bình trà đá của anh và các hộ liền kề bị tịch thu đã khiến dư luận không đồng tình, giọng chàng trai 30 tuổi người hao hao gầy tâm sự: “Em thấy mừng vì xã hội còn nhiều người quan tâm đến việc thiện. Em mong rằng, việc làm của em và các hộ dân ở đây sẽ góp thêm một việc thiện cho xã hội”.

Chiều 3/8, phóng viên Infonet cũng đã tìm đến Công an phường Thịnh Liệt để liên hệ làm việc, tuy nhiên lãnh đạo đơn vị này từ chối tiếp với lý do không có người phát ngôn.

Trước đó, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Tường, Trưởng Công an phường Thịnh Liệt cho biết, thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng.

“Anh Nam Anh (đại diện cho những hộ dân pha trà đá miễn phí cho người nghèo) để thùng trà đá ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về”, ông Tường cho hay.

Vạn Xuân
http://infonet.vn/chu-nhan-binh-tra-da-bi-tich-thu-mung-vi-xa-hoi-con-quan-tam-den-viec-thien-post170567.info

Tính Đạo Đức Giả của Phong Trào Đòi Quyền Sống




Trần Tiên Long chuyển dịch


Catholic Nun Explains Pro-Life In A Way That Will Stun Many (Especially Republican Lawmakers)

Nguồn: http://www.dailykos.com/story/...Stun-The-Masses

Một bà sơ Ca-tô-lic giải thích về phong trào đòi quyền sống (Pro-Life) theo cách sẽ làm choáng váng nhiều người (nhất là những nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa).



Sơ Joan Chittister - nữ tu dòng Benedict (O.S.B., Order of Saint Benedict)

Chỉ bằng một câu nói đơn giản, sơ Joan Chittister, O.S.B. đã tóm tắt được tính đạo đức giả của phong trào đòi quyền sống như sau:

“Tôi không tin rằng chỉ vì bạn chống việc phá thai thì bạn trở thành người đòi quyền sống. Tôi nghĩ, trong nhiều trường hợp, bạn thiếu đạo đức nếu tất cả chỉ vì bạn muốn đứa trẻ được sinh ra chứ chẳng phải đứa trẻ được nuôi ăn, được giáo dục, và được có gia đình. Và tại sao tôi lại nghĩ bạn không có đạo đức? Bởi vì bạn không muốn bất cứ tiền thuế nào rơi rớt vào chỗ đó. Đó chẳng phải là đòi quyền sống. Đó là đòi quyền đẻ. Chúng ta cần có sự trao đổi rộng rãi hơn về thế nào là đạo đức luân lý của phong trào đòi quyền sống.”



Câu nói này áp dụng rất đúng cho những nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa và những kẻ cực đoan chống phá phong trào đòi sự tự do chọn lựa. Họ là những kẻ tiếp tục đòi đem luật của người ghét kết hôn (misogynist laws) để hạn chế quyền sinh sản của người đàn bà. Cùng lúc, đảng Cộng Hòa lại nổ lực đóng cửa những nhà thương đàn bà (shut down women's health clinics,) để đặc biệt nhắm vào việc trả thù nhóm ủng hộ cho việc làm cha mẹ có hoạch định trước (Planned Parenthood (#StandWithPP).) Bạn chẳng có nghe nói những kẻ cực đoan thuộc cánh hữu này nhận nuôi những đứa trẻ từ những cuộc thụ thai không có kế hoạch. Nhưng bạn lại nghe họ cắt giảm những chương trình của chính phủ, chẳng hạn chương trình trả tiền cơm nước cho các em học sinh (school lunches for children,), cắt giảm sự giúp đở của chính phủ về tài chánh và về chăm sóc sức khỏe cho những người vô gia cư hoặc cần sự giúp đở, và ngăn chận chương trình giáo dục miễn phí ở trường cao đẳng. Không, mục đích của những kẻ giả hình này có vẻ như để kiểm soát hơn về thân xác và tương lai của những người đàn bà. Thật là tốt khi nghe sơ Chittister, một bà sơ thuộc dòng Benêđictô, xác định rất hay về lối nói giả dối hai mặt của đảng Cộng Hòa.

Sơ Joan Chittister là người chuyên biện hộ bào chữa công khai cho nữ giớì. Bà là tác giả của 50 cuốn sách và là giảng viên có bằng tiến sĩ của đại học Penn State University. Bà còn làm nghiên cứu phụ tá cho một phân khoa thuộc đại học Cambridge University. Những lĩnh vực khác mà bà đã viết gồm đàn bà trong giáo hội và xã hội, nhân quyền, tự do và sự công bằng, đời sống tôn giáo và tâm linh. Bà đã xuất hiện nhiều lần trong các chương trình truyền thông, kể cả các chương trình Meet the Press, 60 Minutes, Bill Moyers, BBC, NPR, và chương trình Oprah Winfrey. Bạn có thể thăm viếng trang nhà của bà ở nguồn: Joan Chittister.org.



Trần Tiên Long dịch

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Cộng đồng Người Kinh ở Trung Quốc


Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 22,000) người Jing (người Kinh) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Quốc) là một “khám phá” gây nhiều cảm xúc. Rồi lúc được biết họ đã rời xa Việt Nam 500 năm mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt trước sức đồng hóa rất mạnh của TQ, xem những điệu múa, đánh đàn bầu, nghe họ hát tiếng Việt làm ta xúc động…


Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long. Người Kinh tại đây là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Người Kinh ở Trung Quốc mặc áo dài truyền thống

  • Người Kinh ở Trung Quốc mặc áo dài truyền thống
Thời gian trôi qua, nhóm người Việt này đã bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Tuy vậy họ vẫn nói tiếng Việt. Họ sinh sống chủ yếu trên 3 đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu), gọi chung là Kinh tộc Tam Đảo, thuộc thị xã Đông Hưng, khu tự trị người Choang Quảng Tây (cách cửa khẩu Móng Cái của Việt Nam chừng 25 km) nhưng tiếng Việt của họ đã pha trộn nhiều với tiếng Hoa kèm với nhiều từ cổ của tiếng Việt.
Họ được coi là cộng đồng người Kinh chủ yếu và còn mang nhiều bản sắc văn hóa Việt Nam nhất tại Trung Quốc với tư cách là một trong 56 dân tộc của đất nước này (không bao gồm cộng đồng người Việt mang quốc tịch Việt Nam hiện đang học tập và làm việc tại Trung Quốc)
Tại Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung, tên gọi “Kinh tộc Tam Đảo”, có nghĩa là “Ba hòn đảo của người Kinh”, hiện vẫn được dùng tương đối phổ biến để chỉ cộng đồng người Kinh này cũng như để chỉ địa bàn sinh sống tập trung của họ tại ba hòn đảo nói trên (nay đã trở thành bán đảo do phù sa bồi lấp và nhờ chính quyền cùng nhân dân địa phương đã đắp đê, làm đường nối các đảo với đất liền).

Vị trí Tam Đảo mà người Kinh sinh sống
  • Vị trí Tam Đảo mà người Kinh sinh sống
Với lịch sử định cư trải qua hơn 500 năm, hầu hết cư dân người Kinh ở khu vực Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Ðầu và Sơn Tâm) cũng như một vài nơi khác ở Quảng Tây (chủ yếu tập trung tại Đông Hưng) đều có chung nguồn gốc là người Đồ Sơn (Hải Phòng, Việt Nam), còn lại số ít người Kinh trong đó có nguồn gốc từ một vài địa phương ven biển của Việt Nam di cư đến. Theo điều tra dân số tại Trung Quốc vào năm 2000, dân số người Kinh riêng tại khu vực nói trên là khoảng hơn 18.000 người trong tổng số trên dưới 22.000 người dân tộc Kinh trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, một con số được coi là rất khiêm tốn nếu so với nhiều dân tộc khác đang cùng sinh sống trên đất nước đông dân nhất thế giới này.
Người Kinh đánh trống trong một lễ hội

  • Người Kinh đánh trống trong một lễ hội
Dòng họ Tô là một dòng họ lớn và được xem là có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng các dòng họ người dân tộc Kinh tại Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung. Họ Tô là một trong 12 dòng họ người Kinh hay còn gọi là người Việt gốc Đồ Sơn (Hải Phòng, Việt Nam). Nhiều người trong họ Tô đã có công nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa truyền thống của người Kinh đồng thời cũng là cội nguồn của văn hóa Việt Nam đến nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc rộng lớn dù cho dân số của người Kinh tại Trung Quốc là rất khiêm tốn nếu so với nhiều cộng đồng dân tộc khác của đất nước này. Trải qua hơn 500 năm định cư trên đất Trung Quốc, hiện dòng họ Tô cũng như một số dòng họ người Kinh khác không chỉ tập trung sinh sống tại khu vực Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm) mà đã phân tán ra nhiều địa bàn khác quanh khu Phòng Thành Cảng của tỉnh Quảng Tây.
Người Kinh đánh trống trong một lễ hội

  • Người Kinh đánh trống trong một lễ hội

Ngôn ngữ

Người Kinh tam đảo vốn nói tiếng Kinh hay tiếng Việt và sử dụng phổ biến chữ Nôm, nhưng từ lâu họ cũng nói tiếng địa phương là tiếng Quảng Đông và sử dụng Hán tự. Tuy nhiên, về ngữ pháp, người Kinh không nói ngược như dân Hán mà vẫn nói xuôi theo lối giao tiếp của người Việt.


Phong tục

Y phục của người Kinh đơn giản và thực tế. Phụ nữ ăn mặc theo cổ truyền với những chiếc áo ngắn, không cổ, chẽn bó vào thân mình, cài nút phía trước, mặc những tấm quần rộng nhuộm đen hay nâu. Khi ra ngoài, phụ nữ thường mặc thêm áo dài tay chật nhuộm màu sắc nhạt hơn. Họ thích đeo khuyên tai, tóc rẽ ngôi ở giữa dùng vải đen hay khăn đen bọc lấy và vấn xung quanh đầu. Dân quê còn đi chân đất. Còn đàn ông thì thường mặc áo cộc để làm việc, cổ quấn khăn, nhưng khi có hội hè thì họ mặc những áo dài chùng tới gối, hai vạt trước sau đối nhau và có giải quấn ở eo lưng.
Ngày nay, người Kinh ăn mặc giống như người Hán láng giềng, mặc dù còn một số người già còn giữ lối ăn mặc theo cổ tục và một thiểu số phụ nữ trẻ còn vấn tóc và nhuộm răng đen vì vẫn còn tục ăn trầu, còn đàn ông thì ăn mặc thực tế theo hiện đại như những dân lân cận khác.
Phong tục hôn nhân thì một vợ, một chồng, thuở trước thì thường do cha mẹ hai bên xếp đặt bao biện. Trai gái cùng họ và anh em cô cậu cấm lấy nhau.

Dân tộc Kinh tại Trung Quốc

  • Dân tộc Kinh tại Trung Quốc

Ẩm thực

Về ẩm thực, người Kinh ở Tam Đảo ăn cơm là chính, ngoài ra còn ăn khoai sắn, khoai sọ, thích ăn các loài hải sản như cá, tôm, cua. Đặc biệt, họ làm nước mắm từ cá biển để chấm và nêm thức ăn. Những món ăn ưa thích của họ là bánh đa làm bằng bột gạo có rắc vừng nướng trên than hồng mà sách Trung Quốc gọi là phong xuy hỉ (bánh phồng do gió thổi) và bún riêu, bún ốc sách Hán tự ghi là hỉ ty tức là sợi bún nấu với canh cua và ốc.


Tín ngưỡng, tôn giáo


Tôn giáo chủ yếu là Phật giáo đại thừa và Đạo giáo. Ngoài ra họ còn duy trì tục cúng thần linh và tổ tiê
n.


Người Kinh trong một lễ hội

  • Người Kinh trong một lễ hội

Sinh hoạt văn hóa

Họ ưa thích lối hát đối đáp giao duyên (antiphonal songs) nghe du dương và trữ tình, kiểu như hát Quan họ hay hát đúm quen thuộc ở miền Bắc Việt Nam bây giờ. Lối hát đúm hát đối này thường được tổ chức vào ngày Tết, ngày Hội. Nhạc cụ cổ truyền của người Kinh gồm có đàn nhị (two-stringed fiddle), sáo trúc, trống, cồng và đàn bầu (độc huyền cầm) là một nhạc khí chỉ riêng Kinh tộc có mà thôi. Họ có một kho tàng văn học dân gian truyền khẩu phong phú với ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích… Những điệu múa ưa chuộng của người Kinh là múa đèn, múa gậy sặc sỡ nhiều màu, múa rồng và múa y phục thêu thùa.

Y phục và nhạc cụ của người Kinh tại Quảng Tây

  • Y phục và nhạc cụ của người Kinh tại Quảng Tây

Đời sống kinh tế

Người Kinh tại khu vực Tam đảo hoạt động chủ yếu trong các ngành như ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng hải sản, nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Ngoài ra, một bộ phận dân cư hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Trong 700 loại cá đánh ở đây thì hơn 200 loại có giá trị kinh tế cao và thu hoạch nhiều. Ngọc trai, cá ngựa và sea otters sinh sản lắm ở đây và thường quí về phương diện dược liệu. Nước biển của vịnh Bắc Bộ tốt cho sự làm muối. Mùa màng chính ở đây là gạo, khoai lang, đậu phọng, khoai sọ, và kê. Những loại trái cây bán nhiệt đới như đu đủ, chuối, nhãn thì rất nhiều. Những khoáng sản dưới đất gồm sắt, monazite, titanium, magnetite và silica. Những giải rộng của rừng tràm mọc trên vùng nước lợ là một nguồn lợi phong phú về chất tannin dùng làm nguyên liệu tất yếu cho kỹ nghệ thuộc da.
Người Việt Nam cho dù ở đâu vẫn là người Việt Nam!


Nguồn :
http://lyhoclythuyet.blogspot.com/2015/07/oi-voi-chung-ta-rat-it-nguoi-biet-co.html?view=magazine