Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Chân Lý Khách Quan và Chân Lý Chủ Quan


Huy Thái
 12-Jan-2018
Bay tự do trong không gianẢnh apod.
Kính thưa quý bạn,
Chân lý là gì mà con người lại thường tìm cách mô tả và cho đó là giá trị đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính, và thậm chí còn lấy thân mạng của mình ra để bảo vệ nó?
Như chúng ta biết ngôn tự là phương tiện mà con người dùng để diễn đạt và truyền thông về các hiện tượng sinh động của vạn sự vạn vật xung quanh ta và chính bản thân ta, mà các giác quan thông thường của con người cảm nhận được. Do đó, ngôn tự “chân lý” là một trường hợp như bao ngôn tự khác.
Về mặt ngôn tự thì chân lý là từ ghép có 2 phần chân và lý :
chân 眞: thật, thực, hiện thực // sự thật.
lý 理: lý lẽ
Như thế, chân lý 眞理 hàm ý nghĩa “lý lẽ biểu hiện cho một sự vật thật, cho một hiện thực”. Theo ý nghĩa đó, một sự vật hiện thực mới chỉ là chân, và chỉ có  khi nào có những lý lẽ diễn đạt mang tính quy luật kèm theo mà ai ai cũng có thể nhận biết ra về nó.
Thí dụ 1 - Chân lý về vũ trụ: Mọi sự vật trong vũ trụ là một hiện thực từ giác quan, mà không cần lời nói và chữ viết (ngôn tự), nên là chân. Khi có lý lẽ “tương tác giữa các sự vật trong vũ trụ làm cho các sự vật luôn biến đổi và không có ngoại lệ”, mang tính quy luật, tức là . Theo đó, chúng ta bảo vũ trụ vô thường; và như thế, vũ trụ vô thường được gọi là chân lý, hay vũ trụ vô thường là chân lý về vũ trụ.
Thí dụ 2 - Chân lý về Thượng Đế: Thượng Đế theo cách hiểu thông thường là ông vua ở trên trời có nhiều quyền năng, có quyền thưởng phạt con người và vạn vật. Đây là ý nghĩ tưởng tượng của người xưa khi chưa rõ các quy luật tự nhiên; họ đồng hóa trong thiên nhiên có một vị vua (đế) ở trên trời cao (thượng), có sức mạnh vô song như làm mưa lut, gió bão, … Ông vua vô hình ở trên trời tưởng tượng này tất phải lớn hơn và mạnh hơn, trùm hết cả các ông vua hữu hình ở dưới đất!
Trong tôn giáo, môn thần học là môn nghiên cứu về Thượng Đế, với lý lẽ cho rằng Thượng Đế không thể cảm nhận hiện thực từ giác quan, là ngoại lệ của vũ trụ, là nguyên nhân đầu tiêntự hữu và hằng hữuchưa ai thấy biết được nhưng không được phép nghi ngờ. Lý lẽ hoàn toàn không hiện thực về Thượng Đế vẫn được tôn giáo áp đặt cho rằng Thượng Đế là chân lý.
Qua hai thí dụ trên, ta thấy thí dụ 1 sát với ý nghĩa gốc, còn thí dụ 2 thì hoàn toàn trái lại. Cho nên biểu hiện của thí dụ 1 nói lên ý nghĩa chân lý khách quan, bởi nó mô tả lý lẽ hợp với hiện thực mà ai ai với chút quan sát và nghĩ suy thì cũng có thể nhận ra và gần gũi đối với cuộc sống; còn thí dụ 2 được gọi là chân lý chủ quan, tức chẳng phải là chân lý theo ý nghĩa gốc, bởi nó mô tả lý lẽ hoàn toàn không hợp với hiện thực, mà có lẽ chỉ chỉ dành cho những ai lười suy nghĩ hay tâm lý yếu đuối dễ bị áp đặt mà thôi.
 “Khi Thấy điều vô lý thực sự là vô lý, như nó đang là mà không phân tích, suy luận, biện minh... là Thấy được Chân lý". Cái vô lý, cái có lý không phải là Chân lý mà cái Thấy như thực mọi đối tượng mới là Chân lý.”
Như thế:
Khi thấy điều vô lý thực sự là vô lý hay thấy điều có lý thực sự là có lý, tức là ta đã chạm vào phân tích, suy luận, biện minh trên một chuẩn mực biểu kiến nào đó rồi. Còn như thấy như thực (như nó đang là) mà không phân tích, suy luận, biện minh nơi mọi đối tượng thì chỉ là thấy Chân, chứ chưa là Chân lý?
HT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét