Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

NHỚ NÚI - DÒNG TỰ SỰ CỦA NHÀ THƠ UÔNG THÁI BIỂU



Nhận được tập thơ " Nhớ núi" của Nhà báo Uông Thái Biểu gửi tặng qua chị Thu Hương( Báo Tây Ninh), tôi thật sự bất ngờ. Mười mấy năm chưa lần gặp lại,cũng không liên lạc, ấy vậy mà Biểu vẫn nhớ dù anh không nhớ rõ chữ lót tên tôi.

Gặp nhau trong một dịp tôi tham gia Trại sáng tác ở Đà Lạt do Hội Văn nghệ Tây ninh tổ chức, lúc đó, Biểu đang là phóng viên thường trú của Báo Nhân Dân và cà phê với nhau gần trọn một buổi chiều. Duy chỉ có vậy nhưng cũng đủ để nhớ về nhau.,


Đọc bài thơ đầu tiên "Điệp Khúc", tôi đã bị cuồn hút ( cũng có thể nói đây là lần đọc thơ anh) bởi cái chất trầm lắng, sâu đọng và đặc biệt là cái cách dụng chữ vừa xưa, vừa nay đan xen nhau hết sức tự nhiên và tài tình của anh.

Không hoài cổ, cũng không bài xích "văn minh thành thị" nhưng chừng như ở anh có cái gì đó của sự hoài nghi, trăn trở, ray rứt và tự vấn...của một kẻ nặng tình trước sự đổi thay của con người và xã hội.

Điệp Khúc là một bài thơ hay trong tập thơ " Nhớ Núi" của anh

ĐIỆP KHÚC

Vẫn thế buồn vui của ngàn năm cũ
yêu ghét vẫn như xưa như thưở ông bà
em vẫn là em mai xanh mai bạc
hành tinh vẫn gần sát gót chân ta

Khắc khoải kêu một đời chim di trú
một đời mây bảng lảng đội trên đầu
sông vẫn cứ vơi đầy trong đục
cây một đời vấn vít gió Luy Lâu

Em gõ phím lập trình trên máy tính
những
ghét
yêu
cao thượng
thấp hèn
trên mặt đất hàng triệu người cày cấy
hàng triệu người ngồi nhặt trắng chia đen

Có lực hút gì mà ghê gớm vậy
những hạt li ti gắn mấy tỉ trên đầu
con cá buồn hiu đạp mình sông lạnh
chờ một ngày Lã Vọng ghé buông câu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét