Đôi ta chút nghĩa đèo bòng. . .
Tác giả: Đào Dục Tú
.Cho dù vắng bóng trong đời sống ngôn ngữ hiện đại song không hiểu sao hai chữ đèo bòng thuần Việt người viết lại thấy có sức biểu cảm đồng thời có tuổi thọ cao đến vậy,chí ít là hai trăm năm có lẻ,kể từ khi truyện Kiều với Cung oán ngâm ra đời ! Có lẽ bởi tượng hình đeo-đèo,bòng-bồng phản ánh sinh động hoạt động thường nhật của con người được “hoán dụ” sang chuyện quan hệ lứa đôi,quan hệ vợ chồng duyên nợ ở đời chăng ?
—————-
Tranh dân gian tả cảnh Kiều gặp Thúc Sinh. Nguồn: Trên mạng
. Sau một thời gian “cặp đôi” êm ái xuân tình với chàng Thúc Sinh, một mối tình bắt đầu từ lầu xanh nghiêng ngả chốn ăn chơi của chàng Thúc con nhà giầu có “trăm nghìn đổ một trận cười như không”, nàng Kiều cảm thấy cần thuyết phục chồng về “vấn an” vợ cả Hoạn Thư. Cảnh chia tay bịn rịn đến cả bờ liễu ven đường : “ sông Tần một dải xanh xanh-loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan”. Nàng nói với chàng “ đôi ta chút nghĩa đèo bòng”. Người viết tự dưng thấy thích hai từ cổ thuần Việt nôm na “đèo bòng”. Sau khi đọc lời chú giải của cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lại càng thích hơn. Với tinh thần cẩn trọng có thừa,cụ giải thích “ hai chữ đèo bòng có khi là tiếng cổ, trong bản của ông Hồ Đắc Hàm chua rằng “… là nói thương yêu quá sức, bận bịu quấn quýt lấy nhau. . .”
Từ cổ “đèo bòng” đưa người viết tới việc đọc lại Cung Oán Ngâm của cụ Nguyễn Gia Thiều nhớ láng máng có câu rất thích “ đa mang chi nữa đèo bòng-vui gì thế sự mà mong nhân tình”. Cụ học giả Lê Văn Hòe cẩn trọng,chu đáo chú giải rành rọt như sau : “ Nếu là văn xuôi ,thì câu này phải viết “ đa mang chi nữa mà đèo bòng. . .” Đa mang là đeo đẳng,đam mê. Đèo bòng là mang đèo thêm vào người. Tiếng đèo bòng ngụ ý nói về tình duyên vợ chồng. Ca dao có câu “ có lòng thì giã ơn lòng-xa xôi lắm lắm chả đèo bòng được đâu”. Đèo bòng đây là đèo bòng trần duyên.
.Trong “Cung oán ngâm” còn có một câu thơ nữa “kìa điểu thú là loài vạn vật-dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng”. Học giả Lê Văn Hòe giải thích rõ “ điểu là loài chim tức vật có cánh. Thú là loài muông tức vật có bốn chân. . . Vô tri đây phải giảng là không biết lẽ phải trái, không biết cái lẽ của việc làm, hành động thuần theo bản năng. Cũng bắt đây là trời bắt buộc. . . Loài vật không biết gì mà trời cũng bắt phải có việc trống mái. . .Qua diễn giảng của hai bậc học giả túc nho nổi tiếng vào đầu thế kỷ hai mươi , xin hiểu đèo bòng là từ Việt cổ chỉ tình duyên trai gái,tình nghĩa vợ chồng,tình yêu lứa đôi muôn thủa say mê cùng nhiêu khê đa đoan buồn khổ !
Nghĩ thoáng, hay chữ đèo là biến âm từ “đeo”. “bòng” biến âm từ “bồng” ? Đeo thêm vào người, bồng bế thêm trên tay một cách mê đắm,có khi quá mức chính là cái nghĩa của từ cổ đèo bòng chăng. Người viết tự coi đó là giả thiết về sự biến âm xẩy ra phổ biến trong ngôn ngữ Việt Kiểu biến âm đại loại như “mái”,”nái”. . . là biến âm của “cái”- giống cái Nên mới có gà mái, lợn nái. . . Hay vái là biến âm của . . . “bái” từ gốc Hán Việt-nghĩa là lễ. Vân vân
Thời hiện đại, từ cổ “đèo bòng” vắng bóng trong ngôn ngữ viết. Có chăng rất thưa vắng,đôi khi thấy các cụ cao tuổi ,nhất là các cụ bà tầm tám mươi chin mươi nơi thôn dã có sử dụng từ này. Người viết đã từng nghe thân mẫu cách đây mười mấy năm hồi người còn tại thế đưa ra lời bình luận về một người họ xa “ Gớm cái con ấy rách giời rơi xuống. . . Chống con thế mà còn dan díu đèo bòng . . . người dưng !” Cho dù vắng bóng trong đời sống ngôn ngữ hiện đại song không hiểu sao hai chữ đèo bòng thuần Việt người viết lại thấy có sức biểu cảm đồng thời có tuổi thọ cao đến vậy,chí ít là hai trăm năm có lẻ,kể từ khi truyện Kiều với Cung oán ngâm ra đời ! Có lẽ bởi tượng hình đeo-đèo,bòng-bồng phản ánh sinh động hoạt động thường nhật của con người được “hoán dụ” sang chuyện quan hệ lứa đôi,quan hệ vợ chồng duyên nợ ở đời chăng ?. Và tự dưng người viết thấy hai tiếng, hai chữ “đèo bòng” gần gụi với người Việt, dù chỉ là một từ cổ . . . ngày xưa . / .
. Sau một thời gian “cặp đôi” êm ái xuân tình với chàng Thúc Sinh, một mối tình bắt đầu từ lầu xanh nghiêng ngả chốn ăn chơi của chàng Thúc con nhà giầu có “trăm nghìn đổ một trận cười như không”, nàng Kiều cảm thấy cần thuyết phục chồng về “vấn an” vợ cả Hoạn Thư. Cảnh chia tay bịn rịn đến cả bờ liễu ven đường : “ sông Tần một dải xanh xanh-loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan”. Nàng nói với chàng “ đôi ta chút nghĩa đèo bòng”. Người viết tự dưng thấy thích hai từ cổ thuần Việt nôm na “đèo bòng”. Sau khi đọc lời chú giải của cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lại càng thích hơn. Với tinh thần cẩn trọng có thừa,cụ giải thích “ hai chữ đèo bòng có khi là tiếng cổ, trong bản của ông Hồ Đắc Hàm chua rằng “… là nói thương yêu quá sức, bận bịu quấn quýt lấy nhau. . .”
Từ cổ “đèo bòng” đưa người viết tới việc đọc lại Cung Oán Ngâm của cụ Nguyễn Gia Thiều nhớ láng máng có câu rất thích “ đa mang chi nữa đèo bòng-vui gì thế sự mà mong nhân tình”. Cụ học giả Lê Văn Hòe cẩn trọng,chu đáo chú giải rành rọt như sau : “ Nếu là văn xuôi ,thì câu này phải viết “ đa mang chi nữa mà đèo bòng. . .” Đa mang là đeo đẳng,đam mê. Đèo bòng là mang đèo thêm vào người. Tiếng đèo bòng ngụ ý nói về tình duyên vợ chồng. Ca dao có câu “ có lòng thì giã ơn lòng-xa xôi lắm lắm chả đèo bòng được đâu”. Đèo bòng đây là đèo bòng trần duyên.
.Trong “Cung oán ngâm” còn có một câu thơ nữa “kìa điểu thú là loài vạn vật-dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng”. Học giả Lê Văn Hòe giải thích rõ “ điểu là loài chim tức vật có cánh. Thú là loài muông tức vật có bốn chân. . . Vô tri đây phải giảng là không biết lẽ phải trái, không biết cái lẽ của việc làm, hành động thuần theo bản năng. Cũng bắt đây là trời bắt buộc. . . Loài vật không biết gì mà trời cũng bắt phải có việc trống mái. . .Qua diễn giảng của hai bậc học giả túc nho nổi tiếng vào đầu thế kỷ hai mươi , xin hiểu đèo bòng là từ Việt cổ chỉ tình duyên trai gái,tình nghĩa vợ chồng,tình yêu lứa đôi muôn thủa say mê cùng nhiêu khê đa đoan buồn khổ !
Nghĩ thoáng, hay chữ đèo là biến âm từ “đeo”. “bòng” biến âm từ “bồng” ? Đeo thêm vào người, bồng bế thêm trên tay một cách mê đắm,có khi quá mức chính là cái nghĩa của từ cổ đèo bòng chăng. Người viết tự coi đó là giả thiết về sự biến âm xẩy ra phổ biến trong ngôn ngữ Việt Kiểu biến âm đại loại như “mái”,”nái”. . . là biến âm của “cái”- giống cái Nên mới có gà mái, lợn nái. . . Hay vái là biến âm của . . . “bái” từ gốc Hán Việt-nghĩa là lễ. Vân vân
Thời hiện đại, từ cổ “đèo bòng” vắng bóng trong ngôn ngữ viết. Có chăng rất thưa vắng,đôi khi thấy các cụ cao tuổi ,nhất là các cụ bà tầm tám mươi chin mươi nơi thôn dã có sử dụng từ này. Người viết đã từng nghe thân mẫu cách đây mười mấy năm hồi người còn tại thế đưa ra lời bình luận về một người họ xa “ Gớm cái con ấy rách giời rơi xuống. . . Chống con thế mà còn dan díu đèo bòng . . . người dưng !” Cho dù vắng bóng trong đời sống ngôn ngữ hiện đại song không hiểu sao hai chữ đèo bòng thuần Việt người viết lại thấy có sức biểu cảm đồng thời có tuổi thọ cao đến vậy,chí ít là hai trăm năm có lẻ,kể từ khi truyện Kiều với Cung oán ngâm ra đời ! Có lẽ bởi tượng hình đeo-đèo,bòng-bồng phản ánh sinh động hoạt động thường nhật của con người được “hoán dụ” sang chuyện quan hệ lứa đôi,quan hệ vợ chồng duyên nợ ở đời chăng ?. Và tự dưng người viết thấy hai tiếng, hai chữ “đèo bòng” gần gụi với người Việt, dù chỉ là một từ cổ . . . ngày xưa . / .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét