Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

AI LÀ TỔ CỦA DÂN VIỆT?





Lịch sử hình thành dân Việt được chia làm hai giai đoạn chính :

1. Giai đoạn tiền sử trước khi hình thành dân tộc.
2. Giai đoạn hình thành dân Việt, mở mang bờ cõi đất nước Việt.

1. Giai đoạn tiền sử trước khi hình thành dân Việt

Vào thời xa xưa, khi còn thời bộ lạc ở các hang động, chưa định cư và cất nhà,những bộ lạc từ Ðông-Nam-Á theo con mồi đi lên tận miền Bắc Trung Hoa đến TriềuTiên và Nhật Bản. Họ định cƣ và sống ở đó. Thời gian nầy không có sự phân chia dân tộc nầy, hay chủng tộc khác; không có sự phân biệt người Mã Lai, hay Nam Dương hoặc Việt Nam hay Trung Hoa hoặc Chàm v.v…Họ phát xuất từ vùng Ðông-Nam-Á.
Họ sống bằng nghề săn bắn và thu lượm, chồng đi bắt hay săn thú, vợ đi đào củ hay hái trái rừng. Họ sống thành từng nhóm, rải rác khắp nơi. Trong số những người đi lên phía Bắc đó thì có hai bộ lạc lớn họp lại với nhau, một bộ lạc mang tên là Hồng lấy Chim làm biểu tƣợng, và một bộ lạc mang tên Bàng lấy Rồng làm biểu tượng. Hai bộ lạc nầy xuất hiện từ thời gian nào, chúng ta không biết; họ ra sao, chúng ta cũng không rõ. Nhờ vào ngành Khảo cổ và Nhân chủng học hợp với sự phân tích và định nghĩa văn tự Hồng và Bàng cho chúng ta biết họ xuất hiện trước thời định cư , tức là trước 10 ngàn năm, có nghĩa là trong thời Canh Tân (Pleistocene) hay còn gọi là thời Cựu Thạch (Palaeolithic), khoảng từ triệu năm đến 10 ngàn năm. Nguồn gốc dân Việt khởi điểm rất xa xưa qua họ Hồng Bàng. Có thể nói họ là “ Sơ tổ” của dân Việt.
Từ Hồng Bàng cho tới ế Minh là một khoảng trống rất lớn, xảy ra rất nhiều vấn đề trong đó, và trong phạm vi nhỏ b của bài viết này, tôi không thể nào đƣa hết tất cả mọi vấn đề ra ở đây đƣợc, tôi chỉ có thể đƣa một phần rất nhỏ liên quan đến truyền thuyết họ Hồng Bàng mà thôi, xin bạn thông cảm!
Sau đó đến thời chăn nuôi, định cư và trồng trọt bắt đầu từ khoảng 14 ngàn năm trở về sau nầy, chúng ta thấy xuất hiện Phục Hi, Nữ Oa và Thần Nông. Chúng ta cũng không biết họ như thế nào. Chúng ta chỉ biết Phục Hi tượng trưng cho chă n nuôi và Thần Nông tƣợng trƣng cho trồng trọt qua Khảo cổ và Nhân chủng học. Họ ra sao chúng ta cũng không biết, chỉ biết là họ thuộc vùng Kinh nằm dọc sông Trường Giang (Dương Tử) được xem là miền Nam Trung Hoa. Họ bị các sử gia và học giả Trung Hoa xem như “ngoại lai” tức không thuộc vào dân tộc Trung Hoa.
Rồi đến Ðế Minh,cháu ba đời vua Thần Nông. Ông lấy Vụ Tiên nữ ở vùng Ngũ Lĩnh còn gọi là vùng Lĩnh Nam. Ông có hai ngƣời vợ, ngƣời vợ đầu truyền thuyết không nhắc tên, bà sanh ra Đế Nghi; và người vợ sau là Vụ Tiên nữ sanh ra Lộc Tục.
Đế Minh chia vùng đất Cổ Việt bao gồm Trung Hoa và miền Bắc Việt Nam cho hai người con là Đế Nghi và Lộc Tục. Ðế Nghi làm vua phương Bắc và Lộc Tục làm vua phương Nam.

2. Giai đoạn hình thành dân Việt, mở mang bờ cõi đất nước.

Lần đầu tiên truyền thuyết họ Hồng Bàng xác định vua đầu tiên là Lộc Tục lên ngôi vào năm Nhâm-tuất, các sử gia của chúng ta tính ra là 2879 trƣớc Tây Lịch. Ðây là thời điểm xác nhận sự hình thành dân tộc với sự xuất hiện của vị vua đầu tiên là Lộc Tục lấy hiệu là Kinh-Dương vương tức là làm vua hai châu gộp lại là Kinh châu và Dương châu.Tên nước của Lộc Tục là Xích-Quỷ . Lộc Tục lấy Long Nữ sanh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sanh 100 trứng nở ra 100 ngƣời con, và người con cả trong đó nối ngôi cha dựng nước gọi là Văn Lang tiếp tục cai trị bởi 18 đời Hùng Vương.
Trong phần phân tích ở trên cho thấy Lộc Tục xác định thời lập quốc của dân tộc Việt và Hùng Vương bành trướng đất nước Việt. Bạn và tôi, chúng ta chỉ biết tới đó mà thôi. Câu hỏi đƣợc đặt ra ở đây : Ai được dân tộc Việt thờ kính ?

AI ÐƯỢC DÂN TỘC VI ỆT TH Ờ KÍNH ?

Một hôm anh bạn của tôi mang đến cho tôi một quyển sách dày trên 400 trang với tựa đề “Văn hóa Luy Lâu và Kinh Dương Vương”, trong đó có một bức ảnh chụp lăng Kinh Dương Vương và cho biết có thờ Kinh Dương Vương , Lạc Long Quân và Âu Cơ . Lăng nầy hiện ở làng Á Lữ, thuộc Luy Lâu. Nay là Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

A. LĂNG KINH DƯƠNG VƯƠNG- LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ

Tôi xin chép lại nguyên văn trong sách như sau:
“ Tương truyền, lăng được xây dựng từ thời Trịnh – khoảng thế k 17. Cũng tương truyền, lăng được sửa đổi nhiều lần.
Bia ở lăng đề : “Minh Mệnh, nhị thập nhất niên”1840. Có l năm ấy có sự trùng tu quan trọng.
Trong lăng có hai câu đối:

“ Nghĩa Lĩnh cổ kinh thành
Ðức Giang kim lăng miếu”

Tức là:
Ở núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ) có kinh thành cổ.
Ở sông Ðức Giang (còn gọi sông Ðuống, thuộc Bắc Ninh) có lăng miếu mới.
Khu đất của lăng dài trên 800 thƣớc, rộng 80 thước, hình thoi. Lăng được xây theo kiểu cổ diềm 8 mái, có đao đối, chung quanh có tuờng chắn.
Từ bãi, phải đi lên chín bậc mới đến sân lăng. Hai bên cửa ra vào có hai con rồng (xây bằng vôi cát). Giữa có lối đi thẳng vào chính tẩm. Xung quanh lăng là rừng cây cối tốt tươi.Lăng rộng mỗi bề 10 thước, bốn gốc có bốn cột trụ, cửa vào có hai cột.
Tại lăng có đôi câu đối :
“Vạn cổ giang sơn tư tụy tổ
Nhất khâu phong vũ ngật hồng bi
Tức là:
Từ vạn cổ cả nước non này đã suy nghĩ về ngọn nguồn tiên tổ.
Một nấm mồ nhỏ thôi nhƣng trải bao mưa gió vẫn sừng sững một tấm bia hồng.
Trên trán lăng có hai đại tự (chữ lớn) “ ẤT V ” ( K Ô T Ể MẤT).
Sau đây lời tùy bút của ông Nguyễn Phan Hách viết tiếp trong bài “ Lăng mộ thiêng liêng” ở trang 418 – 426, khi ông đi thăm Lăng Kinh Dương Vương. Tôi xin tóm lược nhƣ sau :
Suốt dọc các làng tiếng trống hội xuân râm ran. Nơi Chùa Bút Tháp ô tô từ Hà Nội về văn cảnh tấp nập. Tôi dừng lại một nơi cách Bút Tháp 2 cây số trước tấm biển

“ Di tích lăng mộ Kinh-Dương Vương – Lạc Long Quân – Âu Cơ”.

Trước mắt tôi, một bãi cát ngoại đê bát ngát. Những lùm cổ thụ gạo và xà cừ.
Vòng qua tấm bia “Hạ Mã”, tôi bƣớc vào khu Lăng Mộ. Không gian vắng hoe. Chỉ có mình tôi với chiếc lá vàng và những bông gạo đỏ rụng sớm.
Khu di tích đơn sơ. Một cái lăng nhỏ rêu phong giống hình cái miếu, trong có bia đá chữ Nho ghi rõ đây là di tích mộ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Âu Cơ – THỦY TỔ NƯỚC NAM.
Mộ trước cửa lăng xây nổi hình một cái hƣơng án. Tất cả chỉ có thế. Còn lại là cỏ xanh…
Lòng rưng rưng tôi thắp nén nhang. Câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, trứng nở 100 trai, 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển… không một ngƣời Việt Nam con Rồng cháu Tiên nào không biết.Và hôm nay, đến đây, lẽ nào tôi quên!
Tôi chỉ muốn bật khóc trước cảnh hiu quạnh. Tiếng trống hội mùa xuân các làng dọc triền đê nao nức thế. Sao riêng đây vắng lặng. Tôi đi nhặt những chiếc lá vàng rơi quanh Mộ, nhặt những bông hoa gạo đỏ, và ngắm làn khói nhang mong manh.
Một bé gái cắt cỏ mom men đến gần xem tôi chụp ảnh.
-Ðây là Lăng Mộ gì cháu nhỉ ? Tôi giả vờ hỏi.
- Kinh Dương Vương
-“Ông ta” là ai thế?
- Cháu biết đâu đấy !
- Cháu có biết chuyện cổ tích: “ Lạc Long Quân Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng” ?
- Có chứ. Truyện học trong sách giáo khoa.
- Ðây chính là di tích của truyền thuyết ấy đấy!
Cô b cười ngờ vực, chả tin.
Tôi đến bên một bà già đang xới ngô ngoài bãi.
-Khu Lăng, nhiều ngƣời thăm viếng không bà?
- Hồi tôi còn bé ở đây có miếu đền to lắm! Hàng năm có tế lễ hội hè. Nhưng rồi đền bị thực dân Pháp đốt trụi chỉ còn thế này. Bây giờ thỉnh thoảng có các cụ trong làng ra thắp hương.
-Bà đi lễ đền Hùng lần nào chưa?
- Có chứ. Ðền Hùng lớn lắm. Ðấy là đất Tổ của nước Nam mình. Phải về lễ Tổ chứ.
- Nhưng thưa bà, Ðức Kinh Dương Vương ở quê mình đây sinh ra Lạc Long Quân.Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra trăm con. Hùng Vương là con trưởng. Như vậy đây cũng là đất Tổ chứ. Sao vắng hoe thế nầy ?
Bà lão chớp mắt thoáng buồn:
-Thỉnh thoảng tôi cũng thấy có vài người từ tỉnh về chụp ảnh lăng mộ, nhặt mấy cái lá vàng, mấy bông hoa gạo đỏ, hỏi dăm ba câu chuyện, nhƣ anh, rồi sau đó đi, thế thôi…
Bà già đưa tôi qua đê vào làng Á Lữ, cách đó chừng 500 thước.
-Ngoài đê là Lăng Mộ Ngài. Còn trong nầy là đình làng tôi thờ Ðức Ngài – Bà nói.
Trước mắt tôi là khu sân gạch rộng có v nhƣ là sân kho thời Hợp tác xã. Không có vẽ giống sân đình, vì quanh đó có thềm nhà văn phòng Ủy ban, hay Hợp tác gì đó…
Còn Ðình và Chùa liền nhau, một dẫy nhà ngói đơn giản như nhà dân. Không phải kiến trúc đình chùa. Không mái cong. Không đắp hình Rồng Phượng. Tôi mở cửa bước vào. Hai cậu thợ mộc đang đục đẽo cạnh đấy bảo:
- Chú đừng vào. Các Ngài ở đây thiêng lắm. Các Ngài sẽ “quở”, sẽ “vật” chú ốm đấy !
- Tao là đứa con hiếu thảo của Ðức Thủy Tổ. Tao vào để quỳ lạy Ngài chứ tao làm gì mà “vật” tao ốm!
Bọn thợ mộc cười khì :
- Thì cháu tưởng chú vào nhâng nhâng nháo nháo chụp mấy kiểu ảnh rồi tếch thẳng như bao người khác!
Bao ngƣời khác là ai? Lòng tôi chợt gợn buồn. Tại sao hàng ngàn làng khác đình miếu nguy nga ( mà thần phả bình thường). Còn ở đây Thành hoàng là hẳn THỦY TỔ NƯỚC NAM, là “ông nội” , là cha và mẹ của Vua Hùng, thì đình chỉ là ngôi nhà ngói vài gian ?
Tôi bước vào. Những bức hoành phi câu đối vẫn còn ghi rõ, giải thích rõ ý nghĩa lớn lao thiêng liêng của ba vị tổ tiên dân tộc này. Ðặc biệt là bức Ðại tự “ NAM TỔ MIẾU” khá cổ kính.
- Ngày xưa đình cũng nguy nga lắm. Nhưng cũng lại bị Pháp đi càn đốt cháy. Dân đây còn nghèo, nên chỉ tu tạo lại đƣợc thế này thôi -Mấy cậu thợ mộc nói.
Phải. Ðâu ai dám trách dân sở tại. Ðây là di tích cả nƣớc phải lo, chứ đâu phải của
riêng một làng…
… Mở sách “Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư”, thấy Ngô Sĩ Liên viết: “Kinh Dương Vương là vua bắt đầu được phong của nước Ðại Việt ta, cùng với Ðế Nghi cùng thời,cho nên trong sách này tôi ch p Năm Ðầu ngang năm đầu của Ðế Nghi”.
Nếu nói lịch sử nƣớc ta đã trải qua 4000 năm, thì những cái Năm đầu đó phải chăng là thời của Kinh Dương Vương.
Tôi không hiểu nhiều lắm về cổ sử. Mà “vụ này” nào mấy ai đã biết rõ! Chỉ biết nơi đây có lăng, có mộ, có hoành phi “ NAM TỔ MIẾU” … nhưng tất cả chưa được tu tạo thỏa đáng.
Và cả tôi nữa. Bây giờ tôi mới giật mình. Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Mão Ðiền – cách Lăng Kinh Dương Vương chỉ 3 cây số. Tôi là nhà văn, trước đó là “nhà nghiên cứu văn hóa” của Ty văn hóa Hà Bắc. Tôi đã đi thăm vài chục ngôi chùa, di tích lịch sử khắp nơi mọi miền đất nước, nhưng bây giờ, đây là lần đầu tiên trong đời tôi đến thắp hương trước Lăng Mộ KINH DƯƠNG VƯƠNG – THỦY TỔ NƯỚC NAM.
Thế là thế nào? Không còn hiểu ra làm sao nữa ?
Tôi có nên buồn không ? Và có lo Ðức Ngài quở nhƣ mấy cậu thợ mộc ở Ðình Kinh Dương Vương nói không?
Sở dĩ tôi ghi lại bài tùy bút của Nguyễn Phan Hách, cốt ý trƣớc là để chúng ta tự suy nghĩ, sau là để cho chúng ta thấy rằng đến ngày hôm nay không ai để ý đến và cũng không biết đến Lăng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và u Cơ là gì! Các Ngài là những vị “THỦY TỔ NƯỚC NAM”.
Tôi ƣớc mong bài viết nầy sẽ giúp thêm cho chúng ta hiểu thêm vể Tổ, để đến ngày Giỗ Tổ, các cộng đồng ngƣời Việt ở khắp nơi, biết rằng “ THỦY TỔ NƯỚC NAM” bao gồm KINH DƯƠNG VƯƠNG – LẠC LONG QUÂN – ÂU CƠ – VÀ CÁC HÙNG VƯƠNG .
Từ trước đến giờ, chúng ta mỗi lần mừng giỗ tổ chỉ nhắc đến các vị vua Hùng mà thôi,chứ chúng ta không biết rằng dân Việt đã thờ Kinh Dƣơng Dƣơng – Lạc Long Quân - Âu Cơ từ lâu. Trong quyển “Văn Hóa Luy Lâu và Kinh Dương Vương” có ghi là có 138 đình và miếu trên nƣớc Việt Nam thờ Lạc Long Quân và u Cơ, nhƣng chỉ có làng Á Lữ thuộc Luy Lâu xưa, nay là Thuận Thành, thuộc tỉnh Bắc Ninh là có lăng Kinh Dương Vương nơi đó thờ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân và Âu Cơ .

B ÐỀN HÙNG

Ðền Hùng ở xã Hy Cương, Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú.
Khu di tích lịch sử ở trên núi Nghĩa Lĩnh cao 175 thƣớc.
Ðền với kiến trúc hiện nay về đại thể được tổng đốc Nguyễn Bá Nghi đứng ra xây dựng năm 1874 theo sắc dụ của vua Tự Ðức. Những lần tu sửa đáng kể là vào các năm Duy Tân 6 (1912), Khải Ðịnh 7 (1922) và 1962.
Từ chân núi theo bậc lên cổng đền, qua tam quan, đến đền Hạ, rồi đền Trung và cuối cùng là đền Thƣợng nơi đó thờ các vị vua Hùng.
Dưới chân núi có đền Giếng thờ hai con gái vua Hùng thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Qua. Ðền có Giếng Ngọc.
Hội đền Hùng tổ chức trọng thể vào ngày 10 tháng 3.
Hai lăng : Lăng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu cơ cùng với Lăng Hùng Vương (Ðền Hùng) là những chứng tích cho chúng ta thấy ai là THỦY TỔ NƯỚC NAM. Chúng tôi mong đợi trong những ngày Giỗ Tỗ sắp tới chúng ta s nhận định rõ ràng về những vị tổ của dân tộc Việt.

Có lẽ bạn thắc mắc, tại sao dân trong nước không biết gì về Kinh-Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu-Cơ, bạn nói với tôi rằng ngƣời Việt tự hào là “Con Rồng cháu Tiên” mà, vậy thì họ là con của ai và là cháu của ai?
Lạc Long Quân lấy u-Cơ sinh ra trăm trứng tƣợng trƣng cho 100 người con trai và truyền thuyết gọi là Bách Việt, tức là trăm giống Việt. Trong danh xưng Lạc Long Quân thì có chữ Long có nghĩa là Rồng. Trăm giống Việt đó có người Cha là Lạc Long Quân lấy biểu tượng là Rồng, vì đó gọi là “con Rồng” tức là con của Lạc Long Quân.
Cha của Lạc Long Quân là Lộc Tục và mẹ của Lạc Long Quân là Long nữ.
Ông nội của Lạc Long Quân là ế Minh và bà nội của Lạc Long Quân là Vụ Tiên nữ.
Cháu tiên có nghĩa là cháu của bà Vụ Tiên.
Vậy “con Rồng cháu Tiên” có nghĩa là con của Lạc Long Quân và cháu của bà Vụ Tiên. Tất cả những điều này đều nằm trong truyền thuyết, vì đó khi dân Việt nói họ là “con Rồng cháu Tiên” là họ nói theo truyền thuyết họ Hồng Bàng.
Nếu xưng mình là “Con Rồng cháu Tiên”, thế thì tại sao ngày Giỗ Tỗ lại gạt bỏ Lạc Long Quân và Vụ Tiên nữ, không mừng Giỗ của các Ngài?
Ai đã chủ mƣu làm cho dân Việt không biết đến tiền nhân trong ngày Giỗ Tỗ?
Ai đã chủ ý cắt bỏ truyền thuyết họ Hồng Bàng ra khỏi các bộ sử của Việt Nam? Ai đã cố ý dẹp bỏ truyền thuyết họ Hồng Bàng để dân Việt không còn biết đâu là cội nguồn?
Thƣa bạn, đây là một đề tài phức tạp và rộng lớn, cần phải chứng minh và phân tích đầy đủ, để cho dân Việt hiểu tại sao văn hóa và nguồn gốc bị phá hủy tận gốc. Tôi thiết nghĩ bài viết nhỏ bé nầy không phải là chỗ dành cho một đề tài rộng lớn như vậy,xin bạn thông cảm.
Trước khi kết thúc, tôi xin chứng minh cho bạn, điểm vượt trội của văn hóa Việt trên văn hóa Trung Hoa, xin bạn đọc tiếp phần dưới đây:

TRUNG HOA BỎ VĂN HÓA TRUNG NGUYÊN VÀ CHẤP NHẬN VĂN HÓA CỦA TIỀN NHÂN NGƯỜI VIỆT

Vào năm 1998, tờ báo Beijing Review số 41 ngày 23-3-1998, là tờ báo của chính quyền Trung Hoa, ở trang 31 có đăng một bài với tựa đề “Archaeology finds give clues to 10,000 year Chinese history (dịch : những khám phá của khảo cổ cho biết lịch sử Trung Hoa lên tới 10,000 ngàn năm)”. Tác giả của bài báo viết như sau :
“Chinese history can now be dated back 10,000 years. This conclusion is drawn by Chinese historians across the Taiwan Straits, disproving the common belief that China has a 5,000-year civilization which first originated along the Yellow River”
Tạm dịch : “Ngày nay sử Trung Hoa đã được minh định thời gian lên tới 10,000 năm. Ðây là kết luận của các sử gia Trung Hoa qua tới Eo Ðài Loan, bác bỏ niềm tin thông thƣờng rằng nền văn minh Trung Hoa chỉ có 5,000 năm, khởi điểm bắt nguồn từ sông Hoàng Hà”.
Câu kết luận trên đƣa ra những thay đổi tận gốc sử và văn minh Trung Hoa :

1. Bác bỏ nền văn hóa của sông Hoàng Hà trong đó có nền văn hóa Trung Nguyên, và nếu nói rõ hơn là chối bỏ “chủ thuyết Trung Nguyên” mà trƣớc đây học giả kể cả sử gia Trung Hoa, cho rằng vùng Trung Nguyên là văn minh nhất,là “cái nôi” của văn hóa Trung Hoa, vùng nầy đã đem ánh sáng văn minh đến cho tất cả các vùng bán khai chung quanh, bị coi là “man di mọi rợ”.

2. Chối bỏ “Truyền thuyết Hoàng Ðế đƣợc xem là gốc phát xuất dân tộc Trung Hoa, vào khoảng trên hai ngàn năm trước Tây Lịch,khởi điểm từ vùng sông Hoàng Hà.
Nếu đưa 10,000 năm vào thì ai sẽ là tiền nhân của dân Trung Hoa? Chỉ có truyền thuyết họ Hồng Bàng chứng minh được mà thôi!
Câu hỏi ở đây là khảo cổ Trung Hoa tìm được cái gì và ở đâu để đưa văn minh Trung Hoa lên tới 10,000 năm ?

Bài báo cho biết vào cuối mùa đông năm 1998, khoảng 50 thành viên là những nhà chuyên môn nghiên cứu về sử Trung Hoa (gồm cả Trung Hoa và Ðài Loan), đã hợp lại tại đảo Hải Nam thuộc lãnh thổ Trung Hoa (Hải Nam, một hòn đảo của Trung Hoa ngày nay nằm gần Việt Nam), đã cho rằng Sử Ký Tƣ Mã Thiên không đủ để đưa ra một hình ảnh trung thực về sử liệu. Và họ kêu gọi duyệt lại những lời kết luận của sử gia Tư Mã Thiên.

Họ cho rằng các nhà khảo cổ đã tìm đƣợc lụa, định tuổi vào khoảng 6,000 năm tại vùng Giang Tô và Chiết Giang (tức là vùng Dương châu, nếu dựa theo truyền thuyết họ Hồng Bàng) . Nhưng quan trọng hơn hết là những đổ nát, tàng tích là di tích văn hóa ở địa điểm Bành Ðầu Sơn (Pengtoushan) tại tỉnh Hồ Nam ( tức là vùng Kinh châu, nếu dƣa theo truyền thuyết họ Hồng Bàng), chứng minh một nền văn hóa cổ có trên 9,000 năm. Ngoài ra các nhà khảo cổ cũng tìm được những đống xương của cá ông và cá mập cùng với các mái chèo đào đƣợc tại Hà Mỗ Ðộ (Hemudu) thuộc tỉnh Chiết Giang (tức là vùng Dương châu nếu nói theo truyền thuyết họ Hồng Bàng) và được định tuổi thời gian là 7,000 năm.

Trong truyền thuyết họ Hồng Bàng, cho biết Lộc Tục tức là Kinh-Dương vương làm vua hai vùng Kinh châu và Dương châu, đồng thời là nguyên quán của Lạc Long Quân. Kinh điển gồm có Thượng Thư chứng minh rằng hai vùng Kinh Châu và Dương châu là trù phú, mầu mỡ hơn các vùng khác của 9 châu, về tài nguyên cũng như đặc sản. Bộ Sử Ký Tư Mã Thiên gọi hai vùng là Kinh Man trong phần “Ngô Thái Bá thế gia”. Bộ Trúc Thư Kỉ Niên tìm được trong mộ của vua nước Ngụy gọi hai vùng nầy là Việt (hay là nước Việt). Ngày nay sử gia Trung Hoa gọi hai vùng nầy là nền văn minh lâu đời nhất dẫn tới 10,000 năm, kiến tạo ra văn hóa Trung Hoa!
Tôi xin viết tiếp nguyên văn lời kết của tờ Beijing Review nhƣ sau: “These
prove that China, instead of being a simple agrarian nation centered on the Yellow
River area, is a melting pot of multi-cultures with a history of about 10,000 years”

Tạm dịch : “ Tất cả những điều trên chứng minh rằng Trung Hoa, không chỉ là một quốc gia nông nghiệp tập trung ở sông Hoàng Hà, mà còn là một địa điểm pha trộn của nhiều văn hóa khác nhau cùng chung một lịch sử của khoảng 10, 000 năm”,điều nầy truyền thuyết họ Hồng Bàng đã chứng minh từ trước !

Hôm nay ngày Giỗ Tổ, tôi đã trình bày cho bạn thấy tầm quan trọng của truyền thuyết họ Hồng Bàng, trong đó họ Hồng Bàng được coi là “SƠ TỔ ” của thời chưa lập quốc của dân Việt .

Đến giai đoạn lập quốc, thì Lộc Tục cùng cha là Đế Minh và mẹ là Vụ Tiên nữ, cùng vợ là Long nữ , và con là Lạc Long Quân, dâu là Âu Cơ cùng đám cháu là các vị Hùng Vương là “THỦY TỔ ” của thời lập quốc, vì đó chúng ta gọi là “Quốc Tổ”, tức là Tổ của thời lập quốc. ây là Gia phả của dân Việt, mà sau nầy nếu có dịp tôi sẽ bàn đến chi tiết và mở rộng hơn.

Bất cứ một cuộc nghiên cứu nào cũng còn những điểm thiếu sót, bất cứ một việc làm nào cũng cần có những bổ túc, và sửa sai. Thời gian là tƣ liệu lấp đầy những lỗ hổng, là căn bản trám vào những khuyết điểm, thưa bạn, tôi cần rất nhiều thời gian học hỏi cũng như nghiên cứu thêm để bổ túc những khuyết điểm trong bài viết nầy.
Vậy nếu bài viết nầy có gì sơ xuất xin các bậc cao thâm thông cảm và thứ lỗi, tôi xin thành thật rất cám ơn.

LĨNH NAM ẨN SĨ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét