*
Đêm mưa đó xảy ra vào mùa hè năm 2010, nếu như không phải ở một tỉnh lỵ mà là ở thủ đô thì ắt hẳn nó đã phải làm xôn xao tất cả các tờ báo. Thành phố nhỏ bỗng chốc ngập mênh mông như đại dương, mà nó lại như thế đúng vào lúc tôi vừa rời trung tâm Ocean Language sau buổi học tối.
Người ta đều nói đó là điều chưa từng xảy ra nơi đây, tất cả những người đi đường đều vội vã nháo nhào, chiếc xe bốn chín phân khối dễ chết máy của tôi cũng nháo nhào tìm một ngả đường để chạy thoát về khu tập thể của bệnh viện y học cổ truyền Vĩnh Phúc. Không còn ngả đường nào như thế, tôi chỉ còn một lựa chọn là chạy về trục đường chính đông người để đảm bảo rằng mình không bị nước lũ cuốn đi. Chiếc xe ốm yếu của tôi không cần phải mặc cảm, bởi vì tất cả các xe phân khối lớn đều đã chết máy trong dòng nước. Điều tất yếu xảy ra như trong mọi kịch bản tương tự, tôi đứng ngoài hiên một hiệu sửa xe kiên nhẫn chờ đến lượt mình.
Kịch bản thắt nút ở chỗ: người sửa xe tuyên bố rằng ông ta không còn đủ sức gắng gượng nổi và bắt buộc phải đi ngủ, những xe chưa sửa sẽ được ông ta dắt vào nhà chờ đến sáng mai giải quyết. Tôi không thể tự “cởi nút” bằng cách đi bộ về phòng mình chỉ cách đó hơn một cây số, vì nếu làm thế, nước sẽ cuốn phăng tôi đi nhanh như cuốn một khúc củi mục, nếu xe tôi đã sửa cũng chẳng đủ khả năng ra đường. Nhiều người đã được phen hú hồn hú vía trước khi chạy thoát đến vị trí này. Mưa chưa dừng và nước chưa có dấu hiệu xuống. Một trận lũ vô tiền khoáng hậu khiến những người bản xứ sửng sốt.
Sắp một giờ sáng, cả chủ và khách đều mệt phờ, người sửa xe làm những việc như ông ta đã nói. Xe của tôi đã có chỗ, còn chủ nhân của nó thì không. Tôi vẫn đứng ngoài hiên, cùng những người khách chưa đi hết, chưa kịp nghĩ ra cách gì ngoài việc đứng yên.
- Bọn em đi kiếm nhà trọ đây. Chị đi cùng bọn em nhé!
Một cậu thanh niên lên tiếng nói với tôi. Có lẽ cậu ta đã quan sát tôi từ lúc nãy. Họ có ba người, và xe đã sửa xong, một chiếc.
Hôm ấy tôi mặc chiếc áo thun màu trời, khi ướt nó thành màu của biển. Cái màu trời biển ấy không cứu được vẻ thảm hại của tôi, vẻ đáng thương của một chú mèo mới được vớt lên từ dưới nước.
Cậu thanh niên nhìn có vẻ hiền, nhiều người trông hiền như thế, nhưng không có gì đặc biệt ngoài giọng nói nghe cũng êm tai. Cậu ta cao lớn hơn hai người bạn.
Tình huống này có vẻ rắc rối, và tôi kiếm cớ từ chối:
- Nhà trọ thì tốn tiền đấy, mà mình thì không mang theo đủ tiền.
Tôi nói dối. Trong ví tôi có thừa tiền, thừa đủ cho riêng tôi. Nhà trọ là một giải pháp hay, nhưng một mình tôi thì ngại. Muốn kiếm nhà trọ thì ít nhất cũng phải vượt sang bên kia đường, nhưng đường thì đang là dòng sông. Đợi thêm vẫn là giải pháp có vẻ ổn hơn.
- Em có đủ tiền, chị đừng ngại. Từ đây đến kia chỉ khoảng trăm mét, xe này có thể qua được. Lúc nãy bọn em qua chỗ nước ngập ngang người nó mới chết thôi.
Ông chủ hiệu sửa xe tiếp lời khích lệ:
- Cô cứ đi với bọn nó đi! Thằng này là người tử tế, nó là thằng em tôi, tôi đảm bảo đấy.
Tôi đã biết họ quen nhau qua những lời họ trò chuyện từ trước đó. Có lẽ người chủ hiệu cũng không muốn nhận lấy phần khó xử về mình. “Người tử tế” được xem như một lời đảm bảo trong trường hợp này.
Tôi mệt rồi, và không còn ở tuổi mười bẩy. Đứng đây tới sáng với gió lạnh và mưa tạt cũng không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của tôi. Đi với họ chắc là an toàn hơn.
Xe của họ đúng là rất khỏe, chở bốn người, tôi ngồi trên xe mà nước vẫn ngập quá gối. Chúng tôi sang được vỉa hè phía bên kia ngã tư.
*
Cậu thanh niên cư xử với hai người kia như với những kẻ đàn em, còn họ thì không ngần ngại sờ vào má tôi như cách người ta thử phản ứng với một con mèo mới được mua về đang bị xích. Có vẻ như đó là cách mà họ vẫn làm với các cô gái điếm. Cậu thanh niên đàn anh tỏ vẻ bất bình và bảo hai người kia ra khỏi phòng đi tìm nhà trọ khác, rồi đưa điện thoại của mình cho họ trước khi họ đi. Cậu ta ở lại cùng tôi trong một phòng. Tôi thở dài khi thấy mình không có tư cách để đòi hỏi một sự rộng lượng hơn thế.
Trong phòng trọ, nước cũng ngập đến gần đầu gối, may mà cái giường cũng khá cao, và nước có vẻ sẽ không tiếp tục dâng thêm. Tôi nhìn bảng giá trên tường và biết sáng mai cậu thanh niên sẽ phải trả một trăm nghìn.
Tôi quẳng đôi dép và chiếc túi xách lên chiếc ghế ở đầu giường rồi chui vào màn, nằm vật ra. Trong lúc đó, cậu thanh niên chui vào toa lét mà tôi chẳng hiểu cậu ta làm được gì với cái toa lét ngập nước ấy. Lúc chui ra, cậu ta đã trần trụi tồng ngồng như A-đam.
Mấy năm trước đó, tôi từng xem cuốn sách của một người Nhật Bản, cuốn sách gây sốt ấy có tiêu đề “Giống đàn ông”, tác giả là nam giới. Ngay sau đó tôi đã nhanh nhẹn tặng cuốn sách cho cô con gái của bà chủ nhà trọ, để cô nàng sớm từ bỏ những hình dung lãng mạn về cánh đàn ông. Trong tác phẩm ấy, một người đàn ông đã quyết định bỏ qua mọi kiểu cách hoa mỹ của ngôn từ để công khai kể những khó khăn về tính dục mà những người nam phải vượt qua, với mong muốn những người nữ thôi ảo tưởng và đừng đòi hỏi đàn ông phải làm thánh.
Cậu thanh niên lên giường, nằm xuống cạnh tôi và nhẹ nhàng bảo: “Chị cởi quần áo ướt ra đi cho khỏi lạnh, để em ủ ấm cho chị!” Rồi cậu ta kiên nhẫn đợi chứ không hành động sấn sổ. Như thế đủ để là “người tử tế”, như người chủ hiệu sửa xe đã nói.
Tôi vẫn nằm nguyên bất động và suy nghĩ. Tôi không hiểu mục đích của Thượng Đế khi Ngài đưa tôi vào tình huống này. Bên tai tôi vẳng lên giọng nói mà tôi nghe được trong băng đĩa của ông Lương Minh Đáng, người thầy của ngành học Mankind – Enlightenment – Love: “Anh chị em là người lái xe của Thượng Đế, nếu anh chị em lái đi đúng đường thì Thượng Đế đi đúng đường, nếu anh chị em lái đi sai đường thì Thượng Đế đi sai đường”. Không thể phủ nhận điều ấy, đó là trách nhiệm cá nhân mà tôi không thể từ chối. Nhưng tôi biết mặt khác của thực tế tâm linh siêu hình: Thượng Đế luôn lái tôi đi theo ý của Ngài chứ làm sao tôi có thể chỉ đường cho Ngài! Vả lại, cái đầu óc tầm thường của tôi không biết được thế nào là sai là đúng, nếu biết thì tôi đã chả cầu đến Thượng Đế làm gì. Vì con người không bỏ được ý nghĩ và các kiểu tính toán, nên Thượng Đế cứ để cho con người tự do suy nghĩ và tính toán, Ngài biết rõ từng người một và luôn làm sao để họ nghĩ gì thì nghĩ tính gì thì tính, nhưng rồi cuối cùng họ sẽ vẫn làm theo ý Ngài. Sự khác biệt duy nhất nằm ở con người: Nếu ý Thượng Đế mà trùng với ý họ thì họ sẽ vui mừng, nếu ý Ngài không trúng ý họ thì họ sẽ kêu than và cho rằng họ bị đày ải. Như tôi vào lúc này, tôi chưa nhận ra ý của Ngài. Tôi không than rằng tôi bị đày ải, mặc dù tôi không hề có ý muốn rằng cậu thanh niên kia nhận giúp tôi để rồi đối xử với tôi như với một cô gái điếm rẻ tiền.
Tôi không thể sai về chuyện kiếm chỗ khô ráo để trú mưa. Cậu thanh niên cũng không sai khi vừa giúp người khác vừa chiếm được phần tiện lợi cho mình. Nếu chúng tôi không sai thì kẻ sai chính là Thượng Đế, vì Ngài không công bằng.
Phần lớn những người phụ nữ không hào hứng gì với tình dục khi họ đang mệt, nhất là với đối tượng mà họ chưa kịp cảm thấy an tâm, và phản ứng của họ thường khá tiêu cực. Tôi chưa quá mệt, và nếu cảm thấy bất an thì tôi đã không đi cùng người thanh niên này. Theo nguyên tắc cá nhân của tôi, tôi sẽ để cho cậu ta “ủ ấm”, để tỏ ra biết điều và lịch sự, đồng thời tự ngăn chặn lòng kiêu ngạo của mình. Với tôi, hành động này chưa đủ để được tính là một lần vượt qua thử thách. Đó là một bài tập dễ.
Cậu thanh niên thì có cách hành động rất phù hợp để chứng minh sự trung thực của tác giả cuốn sách “Giống đàn ông”, cũng phù hợp với hiểu biết của những người từng trải cả hai giới về đàn ông nói chung. Rời bỏ ý định “ủ ấm” cho một người đàn bà đang nằm cạnh cậu ta trên giường là một bài tập khó. Cách những người đàn ông sa ngã sao mà dễ dàng, sao mà êm ái! Thậm chí nhiều người đàn ông không chấp nhận rằng đó là một sự sa ngã, họ tin đó là cách tỏa “hào quang của giống đực”, cách mà đàn ông thay Thượng Đế ban phát hạnh phúc cho đàn bà nơi trần thế, và không ít những người đàn bà ủng hộ quan điểm của họ. Họ không nhận ra được những ranh giới. Trong tình huống này, với cậu thanh niên còn ít hơn tôi ba tuổi này, nhận ra được ranh giới là một bài tập rất khó.
Bằng việc cùng lúc, trong cùng hoàn cảnh, giao cho tôi, một kẻ từng được đào luyện khắt khe trong trường học của Ngài, một bài tập dễ, và giao cho gã đàn ông khờ khạo kia một bài tập rất khó, làm sao có thể chứng minh được sự công bằng của Đấng Tối Thượng? Khi người ta gặp tôi trong một hoàn cảnh khác thường thì ắt là để có được một bài học đặc biệt về tâm linh. Thế mà giờ đây, chúng tôi đang có một câu chuyện lãng nhách. Một sự phí phạm mà tôi không dễ chấp nhận.
Phán xét Thượng Đế không phải là việc dễ chịu. Tôi hỏi cậu thanh niên:
- Hỏi thật nhé, cậu có thể nằm im không làm gì cho đến sáng mai không?
- Không, em không thể, chị ạ! – Cậu ta đáp ngay.
- Thế thì thật không may cho cậu! – Ý nghĩ trong đầu tôi buột ra miệng thành lời.
Một lát im lặng. Rồi cậu thanh niên hỏi như vừa sực nhớ ra điều gì đó:
- Chị nói như thế nghĩa là sao hả chị?
- Nói gì? Nghĩa gì?
Giọng tôi không được kiên nhẫn lắm. Tôi vẫn chưa hết khó chịu.
- Tại sao chị lại nói là không may cho em? - Giọng cậu ta bối rối.
Tôi im lặng. Biết nói gì với cậu ta kia chứ! Làm sao bắt cậu ta hiểu được!
- Chị làm em sợ - Giọng cậu ta bắt đầu run – Chị em mình gặp nhau ngoài đường, dù có hỏi nhau tên tuổi địa chỉ như thế nhưng em nào biết được chị là ai và lời chị thật đến đâu. Em chỉ là một công nhân quèn thôi, mà em còn có vợ và con nhỏ, bố em thì mới mất cách đây bốn tháng, bị cây đè chết. Em sợ lắm chị ạ!
Câu chuyện có thể đã thành nực cười, nhưng tôi không cười nổi. Tôi lạnh lùng hỏi:
- Sợ thì làm sao? Cậu cứ nằm im mà ngủ là được chứ gì! Tôi đảm bảo cậu vẫn còn sống cho đến sáng mai.
- Nhưng em không thể, em không đủ sức – Cậu ta hoảng hốt ngồi dậy – Em phải rời khỏi đây ngay thôi.
- Ừ, thế thì kiếm phòng khác mà ngủ, làm gì mà phải rầm rĩ lên! – Tôi cảm thấy đã có thể thở phào.
- Không không! Em phải rời hẳn khỏi chỗ này, phải đi khỏi đây, phải về nhà – Giọng cậu ta bất chợt chùng hẳn xuống – Quay đầu lại là bờ.
“Quay đầu lại là bờ”. Câu này tôi nghe quen quen, hình như là những người theo đạo Phật nói.
- “Quay đầu lại là bờ”. Cậu đi chùa nghe được câu ấy à? – Tôi tò mò hỏi.
- Không, em đi nhà thờ. Cha xứ giảng cho nghe câu ấy.
Lại thế nữa! Mấy cái câu hay ho ấy người ta vẫn nói tái nói hoài. Dù có biết bờ ở đâu, nào dễ gì còn đủ sức mà quay lại!
- Thôi nằm xuống ngủ đi! Mưa gió thế này thì đi đâu? Đừng có điên! – Tôi càu nhàu.
- Này chị! – Cậu ta bỗng nhìn tôi với ánh mắt hy vọng – Liệu có phải vì chị sợ em mà nói dối ra như thế không?
Ôi ôi! Gã đần độn này thật nực cười! Tôi đâu có nói gì mà dối với chả thật! Toàn là cậu ta tự tưởng tượng. Một kẻ đang sợ hãi có thể trở thành nhà văn?
- Này! – Tôi nói hơi gằn xuống – Cậu nhìn lại cái mặt tôi xem liệu tôi có giống như một kẻ cần phải sợ cậu hay không!
Thật ra thì cái mặt tôi không ghê gớm gì, nhưng trong những tình huống nhất định, tôi rất thành thạo trong việc uy hiếp tinh thần kẻ khác.
Cậu ta mặc lại quần áo, không chần chừ thêm nữa. Mượn máy của tôi, cậu ta gọi điện thoại cho hai gã đàn em, nhưng họ đã tắt máy, không cách gì liên lạc được.
Cậu ta rút tiền trong ví ra, chỉ có đúng một tờ một trăm nghìn. Cậu ta ra ngoài tìm chủ nhà trọ trao đổi và quay lại với hai tờ năm mươi nghìn, chia cho tôi một tờ.
- Chị cầm lấy để mai trả tiền phòng trọ, em phải giữ lại một nửa để bắt xe ôm.
Xe ôm? Tôi biết chẳng có ma nào chạy xe ôm vào lúc này. Đã nửa đêm về sáng và nước thì còn nguyên chưa rút.
- Cậu cứ cầm cả đi, tôi tự xoay sở được – Tôi không cầm tiền cậu ta đưa.
- Chị phải nhận cho em yên tâm!
Cậu ta không đưa tờ tiền cho tôi nữa mà nhét nó vào chiếc túi của tôi ở trên ghế, rồi vội vã bỏ ra ngoài.
*
Trong phòng trọ, tôi trằn trọc mãi cho đến sáng. Tôi đã dám phán xét Thượng Đế kia đấy, nhưng rút cục vẫn là Ngài biết tôi chứ tôi chẳng hiểu gì lắm về quyền năng của Ngài.
Khi tôi mệt quá thiếp đi thì nước vẫn chưa rút, vì thế tôi rất ngạc nhiên khi tỉnh giấc: Nước biến đi hết sau một thời gian rất ngắn, và nắng đang lên.
Hai người bạn của cậu thanh niên gọi đến số máy của tôi. Họ không hề biết là bạn họ không còn ở cùng tôi nữa. Cậu ấy đã đi đâu, đã xoay sở ra sao cho qua đêm nhỉ? Tôi không đoán được. Tôi chỉ biết rằng với cậu ấy thì dù sao như thế vẫn an toàn hơn.
*
Lạm bàn :
Không gian, thời gian, bối cảnh, nhân vật và sự kiện đã hiện lên khá rõ ràng qua lời kể của nhân vật tôi.
Ta có thể tóm tắt như sau : " một đêm mưa bão dữ dội, một người phụ nữ lỡ đường, xe chết máy không thể sửa được, gặp một thanh niên ở ngay tiệm sửa xe. chàng thanh niên gợi ý tìm một nhà trọ để trú qua đêm và người phụ nữ đồng ý. Khi vào phòng trò, chàng thanh niên có ý định muốn " làm tình" với người phụ nữ và bị từ chối. Khi chàng trai nhận ra " Thông điệp " của người phụ nữ thì tỏ ra là người " tử tế" và vội vã bỏ đi vì sợ ở lại sẽ không kiềm chế được " dục vọng" của mình. Thông điệp của tác giả khá rõ " Đàn ông luôn bị bản năng chi phối" ! .Trước sự " cám dỗ" đàn ông luôn là kẻ hèn nhát không dám " đương đầu" và chỉ biết bỏ chạy với "sự tử tế" của kẻ đạo đức giả.
"Cái đạo đức giả của chàng thanh niên này cũng na ná như cái gả "thùng rỗng thiên tai nghĩ ra" Nhà Gom Lá bàng. (Câu này do tôi nghĩ ra ...hi hi)".
Mặc dù Mèo Ainu đã kể câu chuyện thật 100% của chính mình nhưng xem ra tác giả là kẻ ' nói láo dở ẹc" hay đúng hơn là kẻ " không cách biết nói láo" . Có một chút sự thật trong đó là " cái sự bỏ chạy của gã đàn ông trước sự thử thách". Cái gã " đạo đức giả" ( xem ra đây mới là vốn sống của tác giả có trong đoạn văn này).
. Một số "tình tiết" không hợp lý và thiếu thuyết phục người đọc.
- Cơn mưa xãy ra khi tác giả vừa rời khỏi lớp học đêm-thời gian tối đa là vào khoảng 11 giờ đêm( thông thường lớp học cuối là 10 giờ). Khoảng cách của nơi tác giả sửa xe về phòng trọ của mình chỉ khoảng 1 cây số thế thì từ lớp học về nhà trọ là bao nhiêu?
"Tôi không thể tự “cởi nút” bằng cách đi bộ về phòng mình chỉ cách đó hơn một cây số, vì nếu làm thế, nước sẽ cuốn phăng tôi đi nhanh như cuốn một khúc củi mục, nếu xe tôi đã sửa cũng chẳng đủ khả năng ra đường Một cơn mưa có thể làm dâng nước " ngập máy xe" phải mất bao nhiêu thời gian?
Tác giả viết : "tôi chỉ còn một lựa chọn là chạy về trục đường chính đông người để đảm bảo rằng mình không bị nước lũ cuốn đi. Chiếc xe ốm yếu của tôi không cần phải mặc cảm, bởi vì tất cả các xe phân khối lớn đều đã chết máy trong dòng nước."
Với xe 50 phân khối, chạy chậm thì với vận tốc 30km/h thì chỉ 5 phút là đi được 2,5 km? Với 5 phút một cơn mưa lớn thế nào cũng không đủ biến đường phố thành " dòng sông" trừ phi là một cơn " lũ". Thời gian 5 phút có đủ cho tác giả về nhà không! ( dù có bị ướt như chuột lột"( tôi nghĩ với lời kể của tác giả thì nhà trọ của tác giả cách trường tác giả cũng không hơn 2 km).
- Tác giả vào tiệm sửa xe cho đến 1 giờ đêm, thời gian 3 tiếng này một người thợ có thể sửa được cả chục chiếc xe " chết máy vì vô nước"! Một tiệm sửa xe trên đường chỉ với một người thợ như tác giả viết thì không gian cũng không đủ rộng để cho người và hàng chục xe . ( Điều tất yếu xảy ra như trong mọi kịch bản tương tự, tôi đứng ngoài hiên một hiệu sửa xe kiên nhẫn chờ đến lượt mình.)
Nếu lượng nước ngập " ngang người " ( Lúc nãy bọn em qua chỗ nước ngập ngang người nó mới chết thôi) thì hẳn "hiên" tác giả đang đứng cao " cả mét".( tôi ngồi trên xe mà nước vẫn ngập quá gối. Chúng tôi sang được vỉa hè phía bên kia ngã tư.)
- (Trong phòng trọ, nước cũng ngập đến gần đầu gối, may mà cái giường cũng khá cao). Thế thì cái bồn cầu cũng đã bị ngập và các bạn thử hình dung xem " có thằng đàn ông nào ngu đến mức đưa một người phụ nữ mới quen vào một phòng trọ "dơ dáy" để " dụ dỗ mây mưa" chăng? ( Có lẽ cậu ta đã quan sát tôi từ lúc nãy...Lúc chui ra, cậu ta đã trần trụi tồng ngồng như A-đam.“Chị cởi quần áo ướt ra đi cho khỏi lạnh, để em ủ ấm cho chị!”. Người phụ nữ hiểu rõ ý định của chàng trai nên khi nhắc lại 2 từ ủ ấm tác giả đều đặt nó vào ngoặc kép( tôi sẽ để cho cậu ta “ủ ấm” ...Rời bỏ ý định “ủ ấm” cho một người đàn bà đang nằm cạnh cậu ta trên giường là một bài tập khó...)
- đoạn đối thoại giữa hai người là đang " ở ngoài nhà tắm" thế mà (Cậu ta mặc lại quần áo, không chần chừ thêm nữa) trong khi trước đó thì ( Trong lúc đó, cậu thanh niên chui vào toa lét mà tôi chẳng hiểu cậu ta làm được gì với cái toa lét ngập nước ấy. Lúc chui ra, cậu ta đã trần trụi tồng ngồng như A-đam.)
Những điều trên cho thấy sự "tưởng tượng dở ẹc" của tác giả. Thật đáng thương cho một người " không biết cách nói láo" lại muốn " nói láo". Người ta thường nói là " Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm". Ainu xem ra không biết cách nói láo rồi, nhất là với " bút pháp tự sự ngôi thứ nhất này". Từng là " nhà báo" nên tôi có nói thêm một chút cũng hỏng sao?
"Cái đạo đức giả của chàng thanh niên này cũng na ná như cái gả "thùng rỗng thiên tai nghĩ ra" Nhà Gom Lá bàng. (Câu này do tôi nghĩ ra ...hi hi)".
( Còn tiếp)
Ps/ do bận nên chưa viết tiếp được . Các bạn xem đỡ nhiêu vậy!
Tôi xin được tiếp tục về những tình tiết không hợp lý :
- "...Muốn kiếm nhà trọ thì ít nhất cũng phải vượt sang bên kia đường, nhưng đường thì đang là dòng sông"...tôi ngồi trên xe mà nước vẫn ngập quá gối. Chúng tôi sang được vỉa hè phía bên kia ngã tư." .
Không biết con đường của tác giả rộng bao nhiêu? 50m hay 100m? Ở một trung tâm tỉnh lỵ theo tôi nghĩ đại lộ đi nữa cũng chỉ 50m. Mấy thằng "đàn em"chỉ cần lội " ùm" một cái là qua " bên kia " đường và chàng trai chỉ chở mình " bà chị" thì còn "dễ chấp nhận"! Một xe honda chở 4 mà người ngồi trên xe nước ngập quá "đầu gối" nước ngập " bô xe" chạy nổi thì đúng là " siêu xe".
- (...bảo hai người kia ra khỏi phòng đi tìm nhà trọ khác, rồi đưa điện thoại của mình cho họ trước khi họ đi...) . Sự " tình cờ" đến hi hữu là " nhà trọ chỉ còn trống có một phòng".Không hẳn vậy bởi : "Ừ, thế thì kiếm phòng khác mà ngủ, làm gì mà phải rầm rĩ lên! – Tôi cảm thấy đã có thể thở phào." Phải chăng tác giả không hề biết nhà trọ không còn phòng? Người phụ nữ này quả thật là " hàng hiếm" nên dễ dành chấp nhận ngủ cùng phòng với một người đàn ông xa lạ. Thú thật, ở cái xứ sở Việt nam này, nếu đêm đó gã đàn ông" hiếp dâm" nàng thì cũng khó mà " biện minh"!
- Có rất nhiều sự chọn lựa : nhờ ông thợ sửa xe chỉ giúp " nhà trọ" và nhờ " chàng trai" đưa đến. Chọn thuê một phòng riêng cho mình. Từ chối chuyện " chàng trai ở cùng phòng"...trừ khi bản thân muốn đặt mình vào " thử thách" một cách ' chủ động" . Ngược lại là sự "thụ động" hoàn toàn vào hoàn cảnh ( Nhà trọ là một giải pháp hay, nhưng một mình tôi thì ngại... Đợi thêm vẫn là giải pháp có vẻ ổn hơn...) Chỉ đến khi " thằng Adam" xuất hiện thì ý nghĩ " thượng đế thử thách" mới xuất hiện và dẫn đường cho "nàng". ( Mà đây cũng là thông điệp chính của tác giả). Thật khó là thuyết phục!
-"Thượng Đế luôn lái tôi đi theo ý của Ngài chứ làm sao tôi có thể chỉ đường cho Ngài...Phần lớn những người phụ nữ không hào hứng gì với tình dục khi họ đang mệt, nhất là với đối tượng mà họ chưa kịp cảm thấy an tâm, và phản ứng của họ thường khá tiêu cực. Tôi chưa quá mệt, và nếu cảm thấy bất an thì tôi đã không đi cùng người thanh niên này. Theo nguyên tắc cá nhân của tôi, tôi sẽ để cho cậu ta “ủ ấm”.
Đến đây thì tác giả " hoàn toàn" chủ động và "từ chối" ham muốn " tình dục" của bản thân và của " chàng trai".
Đến đây thì tác giả " hoàn toàn" chủ động và "từ chối" ham muốn " tình dục" của bản thân và của " chàng trai".
- Toàn bộ phần đối thoại với trong nhà trọ cho thấy tác giả vốn chẳng phải là người từng trãi vì : Chủ đích của gã đàn ông vốn đã có sẳn từ trước khi vào nhà trọ (Có lẽ cậu ta đã quan sát tôi từ lúc nãy...), có động thái thăm dò phản ứng của người phụ nữ (...Cậu thanh niên cư xử với hai người kia như với những kẻ đàn em, còn họ thì không ngần ngại sờ vào má tôi như cách người ta thử phản ứng với một con mèo mới được mua về đang bị xích). Chàng trai của tác giả ở đây vốn " là đại ca" hẳn là dân từng trãi ( có vợ, có con), qua cả sự thăm dò lại " sến " đến mức :(Chị cởi quần áo ướt ra đi cho khỏi lạnh, để em ủ ấm cho chị!...Này chị! – Cậu ta bỗng nhìn tôi với ánh mắt hy vọng –- Chị làm em sợ... Liệu có phải vì chị sợ em mà nói dối ra như thế không?..Quay đầu lại là bờ...)Vốn dĩ là ngôn ngữ và hành vi của một gã " trí thức đạo đức giả".
Tóm lại: Đây là câu chuyện tưởng tượng của một người "không biết cách nói dối" và " hiểu biết về đàn ông rất ít" được viết ra với bút pháp " Tự sự". Vì thế mà theo tôi là "dỡ ẹc"( Tôi không chê cái thông điệp của tác giả đưa ra cũng như lối hành văn " nhuần nhuyễn" của tác giả).
Ta hãy tự mở rộng ra nữa : Nếu chàng trai tiếp tục ở lại thì liệu nàng có chống đỡ được không? Và nếu " chàng trai" này thực sự là " một đại ca".... Cũng may là chuyện "tưởng tượng"!
Ta hãy tự mở rộng ra nữa : Nếu chàng trai tiếp tục ở lại thì liệu nàng có chống đỡ được không? Và nếu " chàng trai" này thực sự là " một đại ca".... Cũng may là chuyện "tưởng tượng"!
Chịu Bác Thu thôi !
Trả lờiXóaBác có tư duy nhìn nhận sự việc rất tuyệt vời , không uổng công Salam ngưỡng mộ Bác . Bác phân tích rất hay , lập luận chặt chẽ khó có thể phản bác . Mấy đúa con của Salam chỉ đọc qua chúng cũng thấy được nhiều điều vô lý , Salam cũng xem đây là hư cấu , mà hư cấu cũng chả đúng nên không thuyết phục được ai , từ đầu đến cuối toàn xạo không hà . Riêng chi tiết xe máy cõng 4 mà ngồi trên xe nước ngập đến đầu gối mà vẫn chạy được thì phải nói là quá sức hài hước . Ai từng sống ở Sài Gòn chạy xe khi triều cường thì sẽ rõ . Nếu như mô tả như trong bài viết thì ngay cả ô tô cũng không chạy nổi , ngồi đó mà xe máy . Cũng như tay thanh niên đã chủ động rủ gái vào nhà trọ thì cũng biết là người sành sỏi , thế mà chỉ vì mấy lời nói mà vội bỏ chạy trong mưa bão , lại còn đổi 100 ngàn rồi để lại 50 ngàn cho tác giả ... Đúng là hài vãi
P /. S : Cảm ơn Bác vì những nhận xét này rất trúng với suy nghĩ của Salam
Có khó gì mà không nhận ra, chẳng qua người đọc không trung thực nhận xét. Đó cũng là nguyên nhân sinh ra sự ảo tưởng về bản thân của người viết. Salam đọc lại 6 chương và chú ý những chỗ mình đã đánh chữ in đậm. Mình cũng có đưa một số bài như : Đa thần, Độc thần và phiếm thần, Thuyết duy nghiệm, minh triết...có kẻ cho " tư tưởng là những gì mình suy nghiệm thực tế không nô lệ tư tưởng của ai khác. Nên không cần triết học quái gì cả mà chỉ cần sống và suy nghiệm. Loài vật cũng sống và có suy nghĩ, suy nghiệm của nó nhưng không có tư tưởng vì loài vật vốn không có " Thế giới quan ". Hi hi...
XóaBác Thu ơi !
Trả lờiXóaCảm ơn Bác đã trả lời Comemnt của Salam . Hôm nay có dịp tâm sự với Bác . Salam cũng trải qua thời sinh viên dưới mái trường XHCN . Cũng một thời lăn lộn cùng với công ty Thuỷ Lợi 4 . Hiện tại Salam nghỉ việc ở công ty ra ngoài làm kinh doanh , cho nó tự do tự tại , không phải chịu những áp lực vì công việc nữa . Salam mới tham gia đọc Blog 2 năm nay ( Mấy sắp nhỏ chỉ ) trang đầu tiên là " Giao blog " cũng vì có mấy lần thấy Bác comemnt ở đó , vì thế vì tò mò mà lần theo . Salam rất thích những bài viết hay những bài Bác đưa về . Nhất là những bài thơ của Bác làm , nó như thôi miên Salam vậy . Hiện tại trong tay Salam có khoảng hơn 10 bài thơ của Bác , Salam thuộc luôn rồi đó .
Còn trang NGLB thì nói với Bác cũng vì ở đó Salam quen được nhiều người bạn trong thế giới Ảo , vì thế cũng không một sớm một chiều mà từ bỏ ngay được . Mình chỉ hạn hế lại dần thôi
Còn những bài viết về Đa Thần , Đọc Thần , Phiếm Thần , Thuyế duy nghiệm " Minh Triết " vì bận rộn kinh doanh nên Salam đã lưu lại , khi nào có thời gian sẽ đọc (. vì Bác đăng bài mới liên tục phải làm vậy ) . Hai ngày nay Salam đang đọc hai bài về " Lịch Sử " của Bác để tranh luận với mấy người bạn .. Vui lắm
Cám ơn Bác Thu nhiều nghen
Những bài mình đưa Salam đọc là để hiểu về Ái Nữ đó. Thế giới Blog thật giả khó phân mà!
XóaMấy bác nói răng chứ tui cũng từng chạy honda trên những 'phố hoá dòng sông' rùi! . Chỉ cần nắp chụp bugi kín, giữ tay ga đều (kg giảm) chạy số trung bình, bộ chế hoà khí (trộn nhiên liệu với kg khí} kg ngập. Tui nghĩ, luôn điều khiển giữ áp suất không khí từ buồng đốt động cơ đẩy ra cao hơn áp suất nước ập vào ống pô thì vẫn chạy vô tư các bác ạ. Ở trường hợp trên, nước ngập đến gối (khi buông thỏng chân) cũng chưa ngập bộ chế hoà khí.. . Nên the scene phải đạo thôi hehe
Trả lờiXóaGõ mấy từ gọi là thể dục ngón hehe
Tiện, tham khảo cái này cho vui
https://www.youtube.com/watch?v=rjaglzdVSNY
Lâu quá mới thấy Trâu đấy.Tán chơi cái đoạn này chủ yếu là tác giả "bịa" thôi! Chi tiết tranh cãi chi cho mệt hả Trâu. hi hi...
Xóa