Mục Đồng
Trong trang nhà điện tử damau.org (Tạp Chí Da Màu- Văn Chương Không Biên Giới), ngày 5.10.2009 có đăng truyện “Đường Ra Khỏi Basra” của tác giả Nguyễn Thị Thảo An.
Đọc xong, Mục Đồng tôi cảm thấy xót thương cho nhân vật chính trong truyện là Trung sĩ Nguyễn Khắc Bình . Tôi vẫn mong nhân vật nầy là nhân vật hư cấu của tác giả. Nhưng xem kỹ ở đầu truyện, tác giả ghi rõ:
“ Kính tặng Sgt. Nguyễn Khắc Bình & gia đình“
một cách trân trọng. Hơn nữa, ở cuối bài, tác giả còn ghi chú:
“Ghi chú của tác giả: Tang lễ Sgt. Nguyễn Khắc Bình được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các đại diện đơn vị, đoàn thể địa phương, các cơ quan truyền thông và thứ trưởng Bộ Quốc Phòng (trên truyền hình ABC, BCS… ) Để tri ân sự hy sinh của Sgt. Nguyễn Khắc Bình, Bộ Quốc Phòng đã hoàn thành tâm nguyện NKB, bảo trợ nguyên cả gia đình anh sang Mỹ. Tôi viết truyện này với sự thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ."
thì rõ ràng Nguyễn Khắc Bình là nhân vật có thật. Và tác giả viết ra truyện nầy là vì tác giả “thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ”.
Về bố cục, các chi tiết và văn phong của tác giả thì phải nói là tác giả viết hay, có công phu sưu tầm các chi tiết về Hồi giáo, vể bối cảnh chính trị của Iraq,...Ở đây, tôi không có ý kiến gì về các chi tiết ấy, cũng như việc tác giả biện hộ cho việc người Mỹ đem quân đánh Iraq, lật đổ và giết ông Saddam Hussein, và phê phán Hồi giáo. Tôi chỉ nói việc nhân vật Nguyễn Khắc Bình, một người Việt Nam qua Mỹ du học với mục đích là để được ở lại Mỹ để bảo lãnh toàn bộ gia đình qua Mỹ:
“Mẹ tôi nói, đặt chân lên đất Mỹ tức là đặt chân lên tới thiên đàng. Cha nói, hãy bám trụ, đừng trở về cái địa ngục này”.
“Để được ở lại nước Mỹ, vào quốc tịch, và sau này kéo hết gia đình sang, đó là mục tiêu tối thượng, và cũng là niềm mơ ước của cả gia đình” (Đường ra khỏi Bastra)
Nhưng làm sao ở lại Mỹ? "điều đó thật không dễ” (bđd). Kết hôn giả? Không đủ tiền! Kết hôn thật? Tìm không ra người chăng? nên mới nghĩ ra cách “đầu quân làm lính Mỹ”.
“Tôi bất kể tuổi tác, nhan sắc, trong đầu vẽ ra một cuộc tình chớp nhoáng, mà cái nào cũng kết thúc bằng một buổi lễ tuyên thệ tại sở Di Trú ...
Cha mẹ tôi đã phải cầm cố nhà cửa, tài sản duy nhất để lo chuyện du học rồi, đánh chết tôi cũng không dám nghĩ tới tạo một gánh nặng nữa cho gia đình. Một thằng bạn khác bảo, đăng lính đi, phục vụ trong quân ngũ một thời gian vừa được quy chế vào quốc tịch, vừa được học bổng học đại học, nhất cử lưỡng tiện. Chiến tranh Iraq mới bắt đầu, nhu cầu cần lính đang cao. Và tôi, quyết định ngay, mở một con đường máu, vào quân đội để thoát hiểm”
“Từ dân Việt để trở thành công dân Mỹ cũng giống như đi đầu thai kiếp khác, tôi cần phải “vượt vũ môn” như một con cá chép thật “ (bđd)
Khi anh chưa là công dân Mỹ (chưa có quốc tịch Mỹ), chỉ là một du học sinh, người nước ngoài mà đăng ký đi lính Mỹ, thì tôi không biết chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ có chấp thuận không ?
Sau khi anh vào lính Mỹ, mẹ anh ở Việt Nam lo sợ, khóc, nhưng cha anh tỏ ra mừng và viết thư chỉ vẽ cho anh kinh nghiệm về vũ khí và chiến trận, dù cha anh chỉ là người binh nhì của Việt Nam Công Hòa bị bắt tại trận ngày 30 thãng năm 1975 và bi đi học tập.
“Còn cha, tuy là lính trơn nhưng lúc xe tăng T.54 tiến vào Dinh Độc Lập, cha cùng đồng đội còn đang lập chốt làm tuyến phòng thủ ở phía Tây Sài Gòn. Cha bị bắt ngay mặt trận vào giờ thứ 25 nên tù lâu là chuyện thường. Trong thư cha viết, “Cha tôn trọng quyết định của con. Phải nhớ rằng, một ngày làm lính, cả đời là lính. Người lính không sử dụng quân đội như một phương tiện… Khi con có mục tiêu thì phải chiếm cho bằng được.” Kể từ đó, cha không viết về những chuyện đã rồi, thư cha toàn là những trang liệt kê về những ưu điểm của đủ thứ vũ khí các loại, và cách đối phó những tình thế nguy hiểm. Không nói ra, nhưng tôi hiểu cha muốn truyền hết nội lực, tâm huyết cho tôi, không giữ lại một chút gì” (bđd)
Tôi cũng không biết một binh nhì bị bắt ngoài mặt trân vào ngày 30/4/1975 có bị đi học tập lâu không như tác giả viết.
Vì anh tình nguyện vào làm lính Mỹ nên sau khi được huấn luyện thành Trung sĩ (Sergeant), anh bị đưa qua Iraq. Ở đó, anh đã chiến đấu “anh dũng” :
“Tôi xoay nòng súng bắn như điên vào những lùm bụi gần cửa hang. Không thể để chúng bắn tỉa máy bay vì họ đang bay rất thấp
Khi trận công phá kết thúc, tôi đi xuống dưới coi. Xác địch ngổn ngang, không biết tên nào do tôi bắn chết “
Và về sau anh bị chết sau khi bắn vào một xe chở bom tự sát của một người Iraq.
Như vậy đúng là anh đã “đầu thai kiếp khác”, “đã vượt vũ môn” đúng như anh mong muốn:
“Từ dân Việt để trở thành công dân Mỹ cũng giống như đi đầu thai kiếp khác, tôi cần phải “vượt vũ môn” như một con cá chép thật “. (bđd)
Ai cũng có thể thấy trước cái chết của anh khi anh tình nguyện vào lính Mỹ và được “vinh dự” là “chiến sĩ Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ” tại Iraq như tác giả Nguyễn Thị Thảo An vinh danh anh, chỉ có anh, gia đình anh và tác giả Nguyễn Thị Thảo An là không biết. Ai cũng có thể thấy trước cái chung cuộc bi thảm của anh, chỉ đơn giản là vì anh đã giết người ta, thì có lúc người ta sẽ giết anh:
“Tôi xoay nòng súng bắn như điên vào những lùm bụi gần cửa hang. Không thể để chúng bắn tỉa máy bay vì họ đang bay rất thấp
Khi trận công phá kết thúc, tôi đi xuống dưới coi. Xác địch ngổn ngang, không biết tên nào do tôi bắn chết “ (bđd)
Sau đó, chính phủ Mỹ đền ơn anh vì anh đã chết thay cho một người Mỹ chính cống, bằng cách cho toàn bộ gia đình anh đi “qua thiên đường Mỹ” như chính anh và gia đình anh mong muốn.
Cái bi thảm của cha mẹ, anh chị em của anh là ở chỗ được “đến thiên đường Mỹ” nhờ xác chết của anh! Như vậy, họ sống, ăn, uống, thở nơi cái thiên đường này chính là đang sống ăn, uống, thở vào cái xác chết của anh. Ai dám khẳng định là họ sẽ họ sống thanh thản sung sướng nơi thiên đường nầy? Đạo lý nào cho phép cha mẹ dùng xác chết của con để sống sung sướng ? Mà chắc gì đã sống đầy đủ được khi cha anh chỉ là người binh nhì vào năm 1975, tức không có trình độ chuyên môn gì, không có trình độ văn hóa, mà nay đã già rồi, thì làm nghề gì để sống nơi thiên đường nầy !
Có biết bao du học sinh Việt Nam (và cả thế giới) đến học tại Mỹ, mà họ đâu có cần kết hôn giả, kết hôn thật, hay phải đi lính Mỹ mới được ở lại Mỹ ? Chỉ với tài năng, biết` bao nhiêu người nước ngoài đã được Mỹ mời ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp Đại học. Một điển hình là Giáo sư Trinh Xuân Thuận du hoc Mỹ năm 1966, vào thời chiến tranh Việt Nam vô cùng ác liêt, có cả nửa triệu lính Mỹ ở chiến trường Việt Nam (so với trên một trăm ngàn tai Iraq hiện nay), mà người sinh viên Trịnh Xuân Thuận đâu có cần đăng làm lính Mỹ, vẫn được Mỹ mời làm Giáo sư Đại hoc mấy chục năm nay, và vừa qua, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định trao tặng Giải thưởng Kalinga 2009 .
Chính vì vậy mà tôi xót thương cho anh mà cũng rất chê anh là đã chọn cái chết “dại” và đã tạo ra “mặc cảm vô luân” cho cha mẹ và anh chị của anh là dùng cái chết của anh như một phương tiện để đến “thiên đường Mỹ”. Ấy thế mà theo tác giả Nguyễn Thị Thảo An thì cha anh rất ngon lành khi khuyên anh :
”Người lính không sử dụng quân đội như một phương tiện… Khi con có mục tiêu thì phải chiếm cho bằng được“.
Có gì mâu thuẩn trong lời khuyên nầy không ?
Cái chết bi thảm của anh Nguyễn Khắc Bình là do chính anh lựa chọn “con đường đến thiên đàng”. Cách lựa chọn nầy có tương tự như cách lựa chọn của cha vào ngày 30/4/75 không ? Khi mà những cấp chỉ huy cao cấp nhất của quân lục VNCH đã bỏ chạy ra biển hoặc buông súng và cả triệu binh lính khác đã đầu hàng thì cha anh là một binh nhì, một lính trơn, lại vâng theo “lời quyết tử của cấp chỉ huy đã bỏ chạy” mà đóng chốt lập phòng tuyến chống quân Cộng sản:
“Còn cha, tuy là lính trơn nhưng lúc xe tăng T.54 tiến vào Dinh Độc Lập, cha cùng đồng đội còn đang lập chốt làm tuyến phòng thủ ở phía Tây Sài Gòn. Cha bị bắt ngay mặt trận vào giờ thứ 25 nên tù lâu là chuyện thường”
Đây chính là cái tâm lực mà cha anh đã truyền cho anh, cho nên cái chết của anh do sự lựa chọn của anh, nhưng cũng một phần do cha anh vì cha anh hun đúc anh qua tâm lực trên đây của ông để anh trở thành người “anh hùng” trong chiến trường Iraq:
“Không nói ra, nhưng tôi hiểu cha muốn truyền hết nội lực, tâm huyết cho tôi, không giữ lại một chút gì” (bđd)
Cái chết của anh là một nỗi ám ảnh khó nguôi cho cha mẹ, anh chị em của anh, mà có lẽ chính những người nầy không muốn nhiều người biết đến, để họ âm thầm chịu đựng và mong thời gian làm nguôi đi. Nhưng tác giả Nguyễn Thị Thảo An lại viết ra cho mọi người biết dưới hình thức vinh danh cái chết của anh. Vậy sự vinh danh nầy là thật sự vinh danh hay là một sự gì đây ?
Với tác giả Nguyễn Thị Thảo An, tôi chỉ căn cứ vào truyện của tác giả để nói thôi.
Nếu tác giả không ghi lời kính tặng và đặc biệt không ghi chú:
“Tang lễ Sgt. Nguyễn Khắc Bình được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các đại diện đơn vị, đoàn thể địa phương, các cơ quan truyền thông và thứ trưởng Bộ Quốc Phòng (trên truyền hình ABC, BCS… ) Để tri ân sự hy sinh của Sgt. Nguyễn Khắc Bình, Bộ Quốc Phòng đã hoàn thành tâm nguyện NKB, bảo trợ nguyên cả gia đình anh sang Mỹ. Tôi viết truyện này với sự thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ”
thì người đọc sẽ cho là tác giả chỉ mô tả một bi kịch có thật đã xảy ra, và tùy người đọc muốn nghĩ thế nào về cách lưạ chọn của nhân vật Nguyễn Khắc Bình thì nghĩ. Nhưng tác giả đã ghi chú như trên thì tác giả đã thật sự “vinh danh” cái chết của anh Nguyễn Khắc Bình!. Tuy nhiên câu vinh danh:
” Tôi viết truyện này với sự thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ”
chứa nhiều cái ‘không ổn” .
Tác giả viết “người lính Việt Nam” đã ổn chưa ? Theo tôi hiểu, người lính Việt Nam là người lính của quân đội Việt Nam như của VNCH hay của QĐNDVN của nhà nước Việt Nam hiện nay, chứ anh Nguyễn Khắc Bình tình nguyên làm lính Mỹ, đang ở trong quân đội Mỹ thì anh là lính Mỹ, chứ không phải lính Việt Nam. Tiếp đến, nếu đã là “lính Việt Nam” sao lại “chiến đấu dưới lá cờ Mỹ” ? Câu nầy có khác gì nói “người lính Việt Nam là quân đánh giặc thuê cho Mỹ” Vậy câu nầy có xúc phạm danh dự của “người lính Việt Nam” không ? Có xúc phạm danh dự của tất cả cựu quân nhân của VNCH không ? Có xúc phạm danh dự của người Việt Nam không ?
Nên biết rằng tất cả những quân đội của những nước đồng minh của Mỹ đế chiến đấu tại Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nam cũng như hiện nay tại Iraq, Afghanistan đều chiến đấu dưới lá cờ của nước họ, chứ không ai vỗ ngực tự hào “chiến đấu dưới lá cờ Mỹ” như “tấm gương hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ” của tác giả Nguyễn Thị Thảo An .
Thế chưa đủ, tác giả lại “anh hùng hóa” cái chết của anh Nguyễn Khắc Bình bằng câu:
“… Trả súng đạn này. Ôi, sạch nợ sông núi rồi”
Ô hay thật, “nợ núi sông” nào nơi đây ? Anh đi lính Mỹ, anh chết như một người lính Mỹ tại đất nước Iraq thì có liên can gì đến “núi sông” Việt Nam đâu ?, như ý của bài hát “Một mai giã từ vũ khí”. Nếu mai nầy anh Nguyễn Khắc Bình có được nhà nước Mỹ phong anh hùng thì đó là anh hùng của dân Mỹ, chứ dân Việt Nam không thể “cầm nhầm” cái danh hiệu anh hùng nầy được!
Làm sao lý giải được động cơ đã khiến cho tác giả Nguyễn Thị Thảo An viết ra câu chuyện bi hài nầy ? Có phải chăng là do đầu óc chống Cộng sản Việt Nam một cách mù quáng, đã thâm nhập thành phản xạ có điều kiện vào tâm tư của tác giả Nguyễn Thị Thảo An, khiến tác giả nầy đã lợi dụng cái chết đáng thương nhưng“dại” của anh Nguyễn Khắc Bình mà “địa ngục hóa cuộc sống ở Việt Nam” và“thiên đường hóa của sống ở Mỹ”:
”Mẹ tôi nói, đặt chân lên đất Mỹ tức là đặt chân lên tới thiên đàng. Cha nói, hãy bám trụ, đừng trở về cái địa ngục này” (bđd)
và “vinh danh”, “cổ xúy” cho câu chuyên “vô luân” và cái chết “dại” của anh Nguyễn Khắc Bình, mà hậu quả có thể nói là chẳng vinh danh gì cả mà là khoét sâu nỗi đau của gia đình anh, và đồng thời xúc phạm đến người Viêt Nam ?.
Mục Đồng
“ Kính tặng Sgt. Nguyễn Khắc Bình & gia đình“
một cách trân trọng. Hơn nữa, ở cuối bài, tác giả còn ghi chú:
“Ghi chú của tác giả: Tang lễ Sgt. Nguyễn Khắc Bình được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các đại diện đơn vị, đoàn thể địa phương, các cơ quan truyền thông và thứ trưởng Bộ Quốc Phòng (trên truyền hình ABC, BCS… ) Để tri ân sự hy sinh của Sgt. Nguyễn Khắc Bình, Bộ Quốc Phòng đã hoàn thành tâm nguyện NKB, bảo trợ nguyên cả gia đình anh sang Mỹ. Tôi viết truyện này với sự thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ."
thì rõ ràng Nguyễn Khắc Bình là nhân vật có thật. Và tác giả viết ra truyện nầy là vì tác giả “thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ”.
Về bố cục, các chi tiết và văn phong của tác giả thì phải nói là tác giả viết hay, có công phu sưu tầm các chi tiết về Hồi giáo, vể bối cảnh chính trị của Iraq,...Ở đây, tôi không có ý kiến gì về các chi tiết ấy, cũng như việc tác giả biện hộ cho việc người Mỹ đem quân đánh Iraq, lật đổ và giết ông Saddam Hussein, và phê phán Hồi giáo. Tôi chỉ nói việc nhân vật Nguyễn Khắc Bình, một người Việt Nam qua Mỹ du học với mục đích là để được ở lại Mỹ để bảo lãnh toàn bộ gia đình qua Mỹ:
“Mẹ tôi nói, đặt chân lên đất Mỹ tức là đặt chân lên tới thiên đàng. Cha nói, hãy bám trụ, đừng trở về cái địa ngục này”.
“Để được ở lại nước Mỹ, vào quốc tịch, và sau này kéo hết gia đình sang, đó là mục tiêu tối thượng, và cũng là niềm mơ ước của cả gia đình” (Đường ra khỏi Bastra)
Nhưng làm sao ở lại Mỹ? "điều đó thật không dễ” (bđd). Kết hôn giả? Không đủ tiền! Kết hôn thật? Tìm không ra người chăng? nên mới nghĩ ra cách “đầu quân làm lính Mỹ”.
“Tôi bất kể tuổi tác, nhan sắc, trong đầu vẽ ra một cuộc tình chớp nhoáng, mà cái nào cũng kết thúc bằng một buổi lễ tuyên thệ tại sở Di Trú ...
Cha mẹ tôi đã phải cầm cố nhà cửa, tài sản duy nhất để lo chuyện du học rồi, đánh chết tôi cũng không dám nghĩ tới tạo một gánh nặng nữa cho gia đình. Một thằng bạn khác bảo, đăng lính đi, phục vụ trong quân ngũ một thời gian vừa được quy chế vào quốc tịch, vừa được học bổng học đại học, nhất cử lưỡng tiện. Chiến tranh Iraq mới bắt đầu, nhu cầu cần lính đang cao. Và tôi, quyết định ngay, mở một con đường máu, vào quân đội để thoát hiểm”
“Từ dân Việt để trở thành công dân Mỹ cũng giống như đi đầu thai kiếp khác, tôi cần phải “vượt vũ môn” như một con cá chép thật “ (bđd)
Khi anh chưa là công dân Mỹ (chưa có quốc tịch Mỹ), chỉ là một du học sinh, người nước ngoài mà đăng ký đi lính Mỹ, thì tôi không biết chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ có chấp thuận không ?
Sau khi anh vào lính Mỹ, mẹ anh ở Việt Nam lo sợ, khóc, nhưng cha anh tỏ ra mừng và viết thư chỉ vẽ cho anh kinh nghiệm về vũ khí và chiến trận, dù cha anh chỉ là người binh nhì của Việt Nam Công Hòa bị bắt tại trận ngày 30 thãng năm 1975 và bi đi học tập.
“Còn cha, tuy là lính trơn nhưng lúc xe tăng T.54 tiến vào Dinh Độc Lập, cha cùng đồng đội còn đang lập chốt làm tuyến phòng thủ ở phía Tây Sài Gòn. Cha bị bắt ngay mặt trận vào giờ thứ 25 nên tù lâu là chuyện thường. Trong thư cha viết, “Cha tôn trọng quyết định của con. Phải nhớ rằng, một ngày làm lính, cả đời là lính. Người lính không sử dụng quân đội như một phương tiện… Khi con có mục tiêu thì phải chiếm cho bằng được.” Kể từ đó, cha không viết về những chuyện đã rồi, thư cha toàn là những trang liệt kê về những ưu điểm của đủ thứ vũ khí các loại, và cách đối phó những tình thế nguy hiểm. Không nói ra, nhưng tôi hiểu cha muốn truyền hết nội lực, tâm huyết cho tôi, không giữ lại một chút gì” (bđd)
Tôi cũng không biết một binh nhì bị bắt ngoài mặt trân vào ngày 30/4/1975 có bị đi học tập lâu không như tác giả viết.
Vì anh tình nguyện vào làm lính Mỹ nên sau khi được huấn luyện thành Trung sĩ (Sergeant), anh bị đưa qua Iraq. Ở đó, anh đã chiến đấu “anh dũng” :
“Tôi xoay nòng súng bắn như điên vào những lùm bụi gần cửa hang. Không thể để chúng bắn tỉa máy bay vì họ đang bay rất thấp
Khi trận công phá kết thúc, tôi đi xuống dưới coi. Xác địch ngổn ngang, không biết tên nào do tôi bắn chết “
Và về sau anh bị chết sau khi bắn vào một xe chở bom tự sát của một người Iraq.
Như vậy đúng là anh đã “đầu thai kiếp khác”, “đã vượt vũ môn” đúng như anh mong muốn:
“Từ dân Việt để trở thành công dân Mỹ cũng giống như đi đầu thai kiếp khác, tôi cần phải “vượt vũ môn” như một con cá chép thật “. (bđd)
Ai cũng có thể thấy trước cái chết của anh khi anh tình nguyện vào lính Mỹ và được “vinh dự” là “chiến sĩ Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ” tại Iraq như tác giả Nguyễn Thị Thảo An vinh danh anh, chỉ có anh, gia đình anh và tác giả Nguyễn Thị Thảo An là không biết. Ai cũng có thể thấy trước cái chung cuộc bi thảm của anh, chỉ đơn giản là vì anh đã giết người ta, thì có lúc người ta sẽ giết anh:
“Tôi xoay nòng súng bắn như điên vào những lùm bụi gần cửa hang. Không thể để chúng bắn tỉa máy bay vì họ đang bay rất thấp
Khi trận công phá kết thúc, tôi đi xuống dưới coi. Xác địch ngổn ngang, không biết tên nào do tôi bắn chết “ (bđd)
Sau đó, chính phủ Mỹ đền ơn anh vì anh đã chết thay cho một người Mỹ chính cống, bằng cách cho toàn bộ gia đình anh đi “qua thiên đường Mỹ” như chính anh và gia đình anh mong muốn.
Cái bi thảm của cha mẹ, anh chị em của anh là ở chỗ được “đến thiên đường Mỹ” nhờ xác chết của anh! Như vậy, họ sống, ăn, uống, thở nơi cái thiên đường này chính là đang sống ăn, uống, thở vào cái xác chết của anh. Ai dám khẳng định là họ sẽ họ sống thanh thản sung sướng nơi thiên đường nầy? Đạo lý nào cho phép cha mẹ dùng xác chết của con để sống sung sướng ? Mà chắc gì đã sống đầy đủ được khi cha anh chỉ là người binh nhì vào năm 1975, tức không có trình độ chuyên môn gì, không có trình độ văn hóa, mà nay đã già rồi, thì làm nghề gì để sống nơi thiên đường nầy !
Có biết bao du học sinh Việt Nam (và cả thế giới) đến học tại Mỹ, mà họ đâu có cần kết hôn giả, kết hôn thật, hay phải đi lính Mỹ mới được ở lại Mỹ ? Chỉ với tài năng, biết` bao nhiêu người nước ngoài đã được Mỹ mời ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp Đại học. Một điển hình là Giáo sư Trinh Xuân Thuận du hoc Mỹ năm 1966, vào thời chiến tranh Việt Nam vô cùng ác liêt, có cả nửa triệu lính Mỹ ở chiến trường Việt Nam (so với trên một trăm ngàn tai Iraq hiện nay), mà người sinh viên Trịnh Xuân Thuận đâu có cần đăng làm lính Mỹ, vẫn được Mỹ mời làm Giáo sư Đại hoc mấy chục năm nay, và vừa qua, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định trao tặng Giải thưởng Kalinga 2009 .
Chính vì vậy mà tôi xót thương cho anh mà cũng rất chê anh là đã chọn cái chết “dại” và đã tạo ra “mặc cảm vô luân” cho cha mẹ và anh chị của anh là dùng cái chết của anh như một phương tiện để đến “thiên đường Mỹ”. Ấy thế mà theo tác giả Nguyễn Thị Thảo An thì cha anh rất ngon lành khi khuyên anh :
”Người lính không sử dụng quân đội như một phương tiện… Khi con có mục tiêu thì phải chiếm cho bằng được“.
Có gì mâu thuẩn trong lời khuyên nầy không ?
Cái chết bi thảm của anh Nguyễn Khắc Bình là do chính anh lựa chọn “con đường đến thiên đàng”. Cách lựa chọn nầy có tương tự như cách lựa chọn của cha vào ngày 30/4/75 không ? Khi mà những cấp chỉ huy cao cấp nhất của quân lục VNCH đã bỏ chạy ra biển hoặc buông súng và cả triệu binh lính khác đã đầu hàng thì cha anh là một binh nhì, một lính trơn, lại vâng theo “lời quyết tử của cấp chỉ huy đã bỏ chạy” mà đóng chốt lập phòng tuyến chống quân Cộng sản:
“Còn cha, tuy là lính trơn nhưng lúc xe tăng T.54 tiến vào Dinh Độc Lập, cha cùng đồng đội còn đang lập chốt làm tuyến phòng thủ ở phía Tây Sài Gòn. Cha bị bắt ngay mặt trận vào giờ thứ 25 nên tù lâu là chuyện thường”
Đây chính là cái tâm lực mà cha anh đã truyền cho anh, cho nên cái chết của anh do sự lựa chọn của anh, nhưng cũng một phần do cha anh vì cha anh hun đúc anh qua tâm lực trên đây của ông để anh trở thành người “anh hùng” trong chiến trường Iraq:
“Không nói ra, nhưng tôi hiểu cha muốn truyền hết nội lực, tâm huyết cho tôi, không giữ lại một chút gì” (bđd)
Cái chết của anh là một nỗi ám ảnh khó nguôi cho cha mẹ, anh chị em của anh, mà có lẽ chính những người nầy không muốn nhiều người biết đến, để họ âm thầm chịu đựng và mong thời gian làm nguôi đi. Nhưng tác giả Nguyễn Thị Thảo An lại viết ra cho mọi người biết dưới hình thức vinh danh cái chết của anh. Vậy sự vinh danh nầy là thật sự vinh danh hay là một sự gì đây ?
Với tác giả Nguyễn Thị Thảo An, tôi chỉ căn cứ vào truyện của tác giả để nói thôi.
Nếu tác giả không ghi lời kính tặng và đặc biệt không ghi chú:
“Tang lễ Sgt. Nguyễn Khắc Bình được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các đại diện đơn vị, đoàn thể địa phương, các cơ quan truyền thông và thứ trưởng Bộ Quốc Phòng (trên truyền hình ABC, BCS… ) Để tri ân sự hy sinh của Sgt. Nguyễn Khắc Bình, Bộ Quốc Phòng đã hoàn thành tâm nguyện NKB, bảo trợ nguyên cả gia đình anh sang Mỹ. Tôi viết truyện này với sự thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ”
thì người đọc sẽ cho là tác giả chỉ mô tả một bi kịch có thật đã xảy ra, và tùy người đọc muốn nghĩ thế nào về cách lưạ chọn của nhân vật Nguyễn Khắc Bình thì nghĩ. Nhưng tác giả đã ghi chú như trên thì tác giả đã thật sự “vinh danh” cái chết của anh Nguyễn Khắc Bình!. Tuy nhiên câu vinh danh:
” Tôi viết truyện này với sự thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ”
chứa nhiều cái ‘không ổn” .
Tác giả viết “người lính Việt Nam” đã ổn chưa ? Theo tôi hiểu, người lính Việt Nam là người lính của quân đội Việt Nam như của VNCH hay của QĐNDVN của nhà nước Việt Nam hiện nay, chứ anh Nguyễn Khắc Bình tình nguyên làm lính Mỹ, đang ở trong quân đội Mỹ thì anh là lính Mỹ, chứ không phải lính Việt Nam. Tiếp đến, nếu đã là “lính Việt Nam” sao lại “chiến đấu dưới lá cờ Mỹ” ? Câu nầy có khác gì nói “người lính Việt Nam là quân đánh giặc thuê cho Mỹ” Vậy câu nầy có xúc phạm danh dự của “người lính Việt Nam” không ? Có xúc phạm danh dự của tất cả cựu quân nhân của VNCH không ? Có xúc phạm danh dự của người Việt Nam không ?
Nên biết rằng tất cả những quân đội của những nước đồng minh của Mỹ đế chiến đấu tại Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nam cũng như hiện nay tại Iraq, Afghanistan đều chiến đấu dưới lá cờ của nước họ, chứ không ai vỗ ngực tự hào “chiến đấu dưới lá cờ Mỹ” như “tấm gương hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ” của tác giả Nguyễn Thị Thảo An .
Thế chưa đủ, tác giả lại “anh hùng hóa” cái chết của anh Nguyễn Khắc Bình bằng câu:
“… Trả súng đạn này. Ôi, sạch nợ sông núi rồi”
Ô hay thật, “nợ núi sông” nào nơi đây ? Anh đi lính Mỹ, anh chết như một người lính Mỹ tại đất nước Iraq thì có liên can gì đến “núi sông” Việt Nam đâu ?, như ý của bài hát “Một mai giã từ vũ khí”. Nếu mai nầy anh Nguyễn Khắc Bình có được nhà nước Mỹ phong anh hùng thì đó là anh hùng của dân Mỹ, chứ dân Việt Nam không thể “cầm nhầm” cái danh hiệu anh hùng nầy được!
Làm sao lý giải được động cơ đã khiến cho tác giả Nguyễn Thị Thảo An viết ra câu chuyện bi hài nầy ? Có phải chăng là do đầu óc chống Cộng sản Việt Nam một cách mù quáng, đã thâm nhập thành phản xạ có điều kiện vào tâm tư của tác giả Nguyễn Thị Thảo An, khiến tác giả nầy đã lợi dụng cái chết đáng thương nhưng“dại” của anh Nguyễn Khắc Bình mà “địa ngục hóa cuộc sống ở Việt Nam” và“thiên đường hóa của sống ở Mỹ”:
”Mẹ tôi nói, đặt chân lên đất Mỹ tức là đặt chân lên tới thiên đàng. Cha nói, hãy bám trụ, đừng trở về cái địa ngục này” (bđd)
và “vinh danh”, “cổ xúy” cho câu chuyên “vô luân” và cái chết “dại” của anh Nguyễn Khắc Bình, mà hậu quả có thể nói là chẳng vinh danh gì cả mà là khoét sâu nỗi đau của gia đình anh, và đồng thời xúc phạm đến người Viêt Nam ?.
Mục Đồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét