Nguyễn Văn Phong
Tôi tin rằng cột sống là câu chuyện kỳ vĩ nhất của cuộc đời. Và có người từng nói cơ bụng là nơi tập trung sức mạng của cơ thể. Tôi tập cơ bụng với hứng thú như nhiều người dành cho bóng đá. Ngoài bài tập xà đơn, tôi nhớ về thời tân binh với những buổi bộ hành đến dộp da bàn chân.
Tối hôm ấy chúng tôi đi chợ đêm, dự định sẽ dùng một món ngon ở hội chợ. Bia làm mặt em ửng đỏ. Tôi có cảm tưởng mình là người đàn ông hạnh phúc, không chối từ để em cầm lái cho niềm vui em líu lo không ngớt.
Chờ chuyến tàu lúc nửa đêm và phải tiêu pha chục tiếng đồng hồ, tôi đi dọc đường ray vào làng quê. Cạo râu chỉ là cớ để ngắm đàn bà. Em làm tôi xao xuyến. Và vì còn quá nhiều thời gian chờ đợi và xa nhau thì hạnh phúc chết, tôi nói rằng em sẽ mat-xa cho tôi. Và chúng tôi quen nhau từ đó.
Em chỉ bị thương nhẹ, nhưng vụ tai nạn đã vĩnh viễn cột tôi với giường bệnh. Từng ca phẫu thuật thừa sống thiếu chết cho tôi biết thế nào là hạnh phúc khi còn hiện hữu trên đời. Tất nhiên là chúng tôi không bao giờ gặp lại nhau. Sau khi ngủ với nhau ở tiệm mat-xa thì em thôi công việc cắt tóc. Chúng tôi đã gọi điện cho nhau hàng giờ để bày tỏ nhớ nhung. Nhưng chúng ta đều sinh ra mà không trở thành người hùng làm những điều vĩ đại để thế giới ngưỡng mộ. Tôi phải học các chấp nhận sự thật rằng tình yêu chỉ là khoảnh khắc bồng bột đã làm tôi tàn phế, hẹn ước là ảo mộng, cuộc đời thấy không cần phải níu giữ điều gì, đơn giản là sống tiếp.
***
Tim tím những gầy hao duyên dáng bên chùm lá. Hơi xuân mang theo ấm áp, lá non đã vội hoa đầy. Một khi hạ nắng, cành xoan nặng quả đung đưa, lá xanh căng tràn nhựa sống. Đông về thì rụng lá, quả teo quắt nuôi hạt. Cây ngủ dài bên ngày buồn không nắng; đất nứt nẻ, rễ chẳng muốn sinh sôi.
Cũng nở hoa trong hương xuân, bưởi trưng hoa màu trắng. Chu kỳ cự sống chỉ xoay quanh trái ngọt, vừa đâm chồi đã vội trổ hoa chi chít. Tất cả đều hướng đến mùa hè.
Dưới ánh điện , tôi trở lại là một triết gia. Những gì tôi đã làm để phải vào tù không là gì khác ngoài kiêu hãnh. Tôi được đi về miền khai hoang, chưa có dấu chân mòn lối. Và ngay bên kia dãy núi là vời vợi những con người. Một dòng tương tác của cái tôi với phần còn lại của thế giới.
Nếu tôi là mối nguy hiểm thì cơ nhiệt vẫn không nóng bằng ngọn lửa cháy nhà, vậy có cần kiên nhẫn để thấy con quái vật ấy có diện mạo ra sao?
Nhưng nếu tôi chỉ ngồi để trách móc chính trị thì sẽ không sống nổi một ngày. Bữa cơm là của hắn, chăn ấm và mái nhà che sương là của hắn.
Tôi cố ngoi ngóp để kiếm tìm thứ gì đó không thuộc về chính trị, hay đơn giản là tôi không phải mang ơn kẻ đã tống mình vào tù. Màn đêm tìm về ban mai, cây lá hướng đến mặt trời; vậy cuộc đời tôi về đâu?
Tôi bỏ thuốc lá.Hệ nội tiết giả rút lui sâu, bỏ lại cuống họng cho nhức nhối bắt đầu lên tiếng. Những hố loét viêm phế quản mãn tính được dịp thả đờm. Nằm thị sát thể trạng yếu ớt của mình, uể oải và khao khát gục ngã. Trong yếu ớt, một tia sáng hiếm hoi trên con đường không êm ấm với chính trị, “sự thật về cơ thể và bệnh tật”.
Cũng như chính trị tống tôi vào tù, tôi hô “này ổ loét, hãy biến khỏi cuộc đời”, rồi nằm ngủ chờ ngày mai để ngắm nhìn thành quả chữa bệnh. Tôi bắt đầu tươi cười chào đón nắng vàng- khởi nguồn của chu kỳ trái ngọt. Màu yếu ớt đã nhạt nhòa cho lá trở nên mạnh mẽ.Cơ sở khoa học của phương pháp tự kỷ ám thị là dùng tinh thần để biến đổi những chỗ yếu nhất bên trong. Với một tinh thần mạnh mẽ, cứ việc lên gân quai búa thì cục sắt cũng sẽ thành lưỡi dao.
Nhưng. Thay đổi một hạt ngô là không dễ dàng, tôi nhận ra tín hiệu đau từ cổ họng qua nhiều ngày cố quên. Tôi không thể nói với kẻ đã tống mình vào tù rằng “thôi này anh bạn, chúng ta giảng hòa nhé. Và đưa tôi đến y tế để cứu lấy cái họng thối của tôi đi” . Tôi chợt có một ý nghĩ làm phật lòng các y- bác sỹ: “Bệnh tật là của cuộc đời, vậy hãy chung sống hòa bình với nó xem sao?”
***
Hòn đá nằm bên gốc me nhìn cô quạnh những năm qua, nhớ lớp bụi ngày đất phủ không thấy mây qua. Lời từ giã reo ca, gió về theo sai trái me. Cây đã bao năm tuổi, đá trơ trọi theo dấu chân thời gian mòn lối. Qua thời gian, đá khai sinh thì vườn đã bạc màu.
Tôi không về quê ngoại, không có cảm tình với những hòn đá ấy vì chẳng thể nào bao bọc lấy nó. Có lúc tôi hình dung nơi ấy như một vương quốc nhỏ ,ấm yên trên những quả đồi. Ông ngoại là quốc vương, và ăn cơm độn là điều gì đó có thể chấp nhận được. Tôi không thuộc về vương quốc ấy. Mẹ thoát ly rồi lấy anh thương binh là bố. Bố đèo tôi, mẹ cũng đèo đứa em trong lần cả nhà về ngoại. Tôi liên tưởng về một khởi nguyên, có trước, mờ ảo và thiên thu bên đời.
Chiến tranh để lại dư âm trong tôi như một giấc mơ mà nhiều thế hệ đổ máu. Chiến tranh có đặt ý thức cho mẹ về giá trị của hòa bình, khi bà sinh tôi trong yên ấm ? Gỉa sử vì khổ đau một thời mà những người được sống hòa bình phải đảm đương một sứ mệnh tươi trẻ của hồi sinh, mẹ sẽ ra sao nếu chính đứa con lại mang oan nghiệt cho cuộc đời mình.
Tay quản giáo thấy tôi viết lách liền tỏ ra không hài lòng, gại giọng để đánh tiếng. Và như sợ tôi lại viết thứ gì đó gây hoang mang dư luận, hắn giật lấy xấp giấy. Hắn có vẻ nghi ngờ khi đọc đến đoạn tôi viết về mẹ. Đáp lại những câu dò xét, tôi chỉ nói rằng mình viết để làm kỷ niệm để có thể sống sót qua ngày, và chỉ viết về những thứ đang chảy trôi trong người tôi.
Hắn đề nghị tôi kể về mẹ, bà ấy là người như thế nào, suy nghĩ ra sao, tính cách và công việc bả làm? Tôi hình dung ra khuân mặt đồng cô mà mẹ lui tới. Bà vẫn thường lên chùa vào ngày tuần. Nhưng tôi chỉ trả lời rằng:
- Bà không ủng hộ những gì tôi đang làm.
-
- Thế bà ta có biết là mày bị cấm vận không? Rằng dù mày có phiêu bạt đến nơi đâu thì vẫn có người dõi theo.
-
Ý hắn là cô bé chui vào tấm chăn trong đêm trên sàn tàu là một chuyện xắp đặt. Và người đàn bà ở vựa đậu luôn sẵn sàng lên giường cùng tôi là vì tiền chứ không hẳn là thèm muốn gì tôi hết.
***
Đó là chuyến đi trốn net khi linh tính mách bảo chẳng lành. Tôi trút khỏi mình món nợ, trước mặt đã đẹp nét một bầu trời. Kẻ đứng người nằm ở nhà ga dân dã màu cuộc sống. Tôi chưa bao giờ lụi tắt niềm tin về cơ thể, lao động kiếm sống là thử thách cho luồng sinh khí cuộn trào trong huyết quản. Hứng thú với khoảnh khác được chào đón một bất ngờ, không ai biết trước chuyến tàu sẽ đưa ta về đâu.
Tôi bị lôi cổ dậy trong sáng sớm. Cô bé đêm qua lẻn vào tấm chăn ấm , giờ đây đang ngồi nhìn tôi- kẻ mà mình phải bán tình- Trong khi tôi trơ trẽn móc tiền mua vé bổ sung. Vỏn vẹn một giây cho suốt kiếp, nó- người được bàn tay phật tổ cử đến để làm tôi lợ mửa- thoát ra khỏi vai diễn để cái chạm nhẹ lan tỏa hơi ấm, đưa tưởng tượng đến ngưỡng cửa tội đồ.
Tay quản giáo nghĩ tôi phải khóc như một đứa trẻ. Thực tế luôn sinh động hơn trí tưởng tượng của hắn. Sau khi dừng chân ở một nhà ga, tôi vào làm cho vựa đậu que một chợ đầu mối. Có khuân mặt đàn bà đang cặm cụi lượm đậu, khẽ ngẩng lên nhìn tôi rồi lại chúi vào đống đậu. Trái với thái độ thường thấy khi một người làm quá ư là chậm chạp, bà chủ không hề quát tháo. Cuối ngày , tôi được thoải mái nhìn cô nàng “đồng nghiệp” sửa soạn bữa tối. Một ngày đến là tôi lại nghĩ tới giờ phút êm ả khi chiều về, trong gian bếp nhỏ, được sai gọt cà rốt hay nhặt nhạnh mớ rau. Cứ y như chúng tôi là một gia đình nhỏ.
Tôi luôn tự nhủ rằng “chưa đến lúc, chưa phải lúc này”. Và chờ cho duyên số chín muồi. Kết cục của chúng tôi tất yếu đến độ tôi không tài nào tưởng tượng được một tình huống mà nồng nàn lại không thuộc về tôi. Ngay cả khi bà chủ dẫn về một người làm mới thì tay này vẫn không có gì nổi bật để tôi phải sợ mất em.
Tôi sẽ không kể tiếp về đoạn em thông dâm với thằng người làm mới, để cái vẻ cười cợt của tay quản giáo không có cơ hội …thương hại. Tôi sống với những gì mà cơ thể trải nghiệm, và dù tuyệt vọng thì vẫn chẳng khi nào trải nghiệm lại mang tên TRẮNG XÓA.
Buổi thẩm vấn đầu tiên, sắc phục an ninh hỏi:
- Khi thực tập ở tòa soạn rồi chơi gái quỵt tiền, bị kỷ luật rồi về trường còn gây sự, bị đuổi học, sau đó thì đi đâu và làm gì?
- Sài Gòn, làm thuê. Tôi trả lời.
- Trong thời gian đó có kết giao những ai, làm thuê là cụ thể những gì?
- Không ai. Làm bánh mì.
- Làm Blog từ khi nào và do những ai rủ rê?
- Làm bánh mì nửa năm, về nhà, lúc này tôi tự lập Blog.
- Trong thời gian đăng tải bài viết lên Blog, thông tin và hình ảnh do những ai cung cấp?
- Đó là tin bài điều tra của tôi khi còn viết bài.
- Còn do nguồn nào cung cấp nữa không?
- Không.
- Đưa bài viết lên mạng nhằm mục đích gì?
- Những người nghe tôi nói tạo nên một tình cảm xã hội không phân biệt giữa bất kỳ ai. Điều đó làm tôi hạnh phúc.
- Luận điệu vu khống và cách nhìn nhận cực đoan làm mất lòng tin vào tập thể, nhằm chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa, bôi nhọ thanh danh của Đảng, gây hoang mang dư luận…có nhận thức được tội lỗi hay không?
- Tôi chưa gây nguy hại một ai, không cướp đoạt tài sản xã hôi. Những kẻ tham nhũng xem người dân là ngu độn…
- Câm mồm- tay công an trong trại phải kéo áo tay kia, rồi dịu giọng:
- Cả nước đang thi đua học tập theo gương Bác thì mày lại vô công rồi nghề với cái trò Blog. Để được gì nào, nói cho cả thế giới nghe ư, hay muốn làm người hùng?
Tôi cúi đầu, và nghĩ rằng Bác đón lấy tinh thần của thời đại để giải phóng dân tộc chứ bản thân cũng không cần bắt chước kẻ nào hay làm những việc để có thành tích. Tay kia nhìn tôi hằm hằm. Và buổi thẩm vấn cũng kết thúc.
Đêm về, tôi dựa mình vào tấm chăn dưới ánh đèn vàng mà ngỡ mình là Mai An Tiêm đang bị táp bởi gió biển vẫn bất động cùng sao trời .Nhành dưa đang lớn bất chấp những lãng quên của thế sự. Như thể trong mầm sống đã sẵn có bản năng chống lại trăm ngàn trừng phạt. An Tiêm thiếp đi trong tràn ngập niềm tin rằng “ Ta không sai, và muôn đời chẳng làm điều gì sai trái”.
Cơn giông hình thành từ biển cả . Và những quả dưa hấu chẳng hề hay bầu trời đang chuyển mình oan nghiệt. Mưa trườn vào da thịt ,cắn phập giấc ngủ làm niềm tin ngơ ngác, choàng tỉnh nguyên sơ giữa đất trời.
Tôi bị gọi bật dậy, giám đốc trại giam bước thẳng vào phòng. Tôi cố gắng trấn tĩnh trong khi gã nhìn quanh phòng.
- Qua đời…
Hắn nói bà đã qua đời, thiêu mình trước phòng chủ tịch tỉnh.Và khách quan là thứ chúng ta phải thừa nhận và thuộc về dòng chảy ấy. Ngoan cố nhưng sâu lắng như tôi sẽ biết cách chấp nhận sự thật này. Tôi phải chấp nhận rằng mình đã giết bà. Tôi một bên lề còn bà lề bên kia,không bao giờ cùng xuống trên một lòng đường. Đi mãi , mãi và cách xa.
Khi đã được ra lao động như những tù nhân khác, công trường mà chúng tôi làm là một đập thủy lợi. Lùn và thằng Râu Rậm không lúc nào rời điếu thuốc. Cả tổ chịu sự quản lý trực tiếp của tay kỹ sư quân đội. Hôm ấy, có tất cả 120 khối , gần 12 h trưa nên nắng cứ như đổ lửa. Thằng Lùn ngán ngẩm, nặng nề nhích ủng qua lớp bê-tông vừa văng tục chửi thề, định rằng bò lên đón cái bánh mì ba-tê thì kỹ thuật quát:
- Thằng kia, quay lại đầm nốt trong góc –Lúc này bọn tôi đã lên bờ và bắt đầu nhai bữa trưa, bắt gặp ánh mắt tị nạnh của Lùn, vừa lúc quay sang tay kỹ sư nạt:
- Tao nện chết cha mày …
-
Và đúng như bọn tôi chờ đợi, tay kỹ sư lao xuống là choảng nhau ra trò. Lùn ôm bụng tên kia quật xuống, đoạn dìm cái đầu bóng loáng trong bùn. Tôi hất cho kỹ thuật chậu nước rồi quẳng cái khăn . Từ ngày hôm ấy thấy viên kỹ sư vui tính hẳn lên, thưa thoảng lại lấy vinataba ra mời nhưng tôi đã bỏ thuốc.
Một ngày có người ra công trường tìm tôi. Có người đến thăm tôi cơ đấy! Một người vừa nói tiếng Anh lại dịch ra tiếng Việt, rằng tôi được nhận một giải thưởng có tên là “Người đàn ông dũng cảm nhất thế giới” cho những oan sai mà tôi đang phải gánh chịu vì những cống hiến trên không gian Internet. Và người đang phiên dịch là đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ .
Trước khi trao phần thưởng, tất cả mọi người đều chờ đợi trả lời của tôi cho câu hỏi:
- Sau khi ra tù , Blogger có lại trở lại vơí Blogspot?
Nguyễn Văn Phong
- Sinh ngày: 22-6-1985 . Quê quán: xã Hà Ninh- Hà Trung- Thanh Hóa
- Nhập ngũ tháng 9-2003 trở thành học viên trường đại học Sỹ quan Đặc công ,nhưng ra quân tháng 5-2005 vì lý do sức khỏe.
- Năm 2009-2011 viết tin với tư cách bạn đọc trên báo Văn hóa& Đời sống Thanh Hóa, Tuổi Trẻ Cười…
- Bài thơ Đất được đăng ở tạp chí Xứ Thanh tháng 3-2011
- Hiện tại: Làm ruộng, lao động phổ thông, theo đuổi mộng văn chương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét