J. KRISHNAMURTI
Education and the Significance of Life
Lời dịch: Ông Không
CHƯƠNG II
LOẠI GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN
Người dốt nát không là người không có học thức, nhưng anh ấy là người không hiểu rõ về chính anh ấy, và người có học thức là người dốt nát khi anh ấy phụ thuộc vào những quyển sách, vào sự hiểu biết và vào uy quyền để trao cho anh ấy sự hiểu rõ. Sự hiểu rõ hiện diện chỉ qua hiểu rõ về chính mình, mà là nhận biết được qui trình tổng thể thuộc tâm lý của người ta. Vì vậy, giáo dục, trong ý nghĩa thực sự của nó, là hiểu rõ về chính người ta, bởi vì chính là phía bên trong mỗi người chúng ta mà tổng thể của sự tồn tại được tập hợp.
Hiện nay điều gì chúng ta gọi là giáo dục chỉ là một vấn đề của tích lũy thông tin và hiểu biết từ những quyển sách, mà bất kỳ người nào biết đọc đều có thể làm được. Giáo dục như thế cống hiến một hình thức tinh tế của tẩu thoát khỏi chính chúng ta và, giống như tất cả những tẩu thoát, chắc chắn nó tạo ra sự đau khổ chồng chất. Sự xung đột và hỗn loạn sinh ra từ sự liên hệ sai lầm riêng của chúng ta với những con người, những sự vật và những ý tưởng, và nếu chúng ta không hiểu rõ sự liên hệ đó và thay đổi nó, thuần túy học hành, thâu lượm những dữ kiện, và kiếm được những kỹ năng khác nhau, chỉ có thể dẫn đến sự hỗn loạn và hủy diệt sâu thẳm.
Như hiện nay xã hội được tổ chức, chúng ta đưa con cái đến trường để học hành kỹ thuật nào đó và cuối cùng nhờ vào đó chúng có thể kiếm sống. Ưu tiên nhất, chúng ta muốn biến đứa trẻ thành một người chuyên môn, hy vọng nhờ đó cho em một vị trí an toàn thuộc kinh tế. Nhưng liệu sự vun đắp của một kỹ thuật có thể giúp đỡ chúng ta hiểu rõ về chính chúng ta?
Chắc chắn trong khi rất cần thiết phải biết đọc và biết viết, và học hành ngành kỹ sư hay nghề nghiệp nào đó, liệu kỹ thuật sẽ trao tặng chúng ta khả năng để hiểu rõ sống? Rõ ràng, kỹ thuật là thứ phụ; và nếu kỹ thuật là việc duy nhất mà chúng ta đang cố gắng, chắc chắn chúng ta đang chối từ cái gì đó mà là phần vĩ đại hơn của sống.
Sống là đau khổ, hân hoan, vẻ đẹp, xấu xí, tình yêu, và khi chúng ta hiểu rõ nó như một tổng thể, tại mọi mức độ, sự hiểu rõ đó sáng tạo kỹ thuật riêng của nó. Nhưng điều ngược lại không đúng thực: kỹ thuật không bao giờ có thể mang lại sự hiểu rõ sáng tạo.
Giáo dục hiện nay đã thất bại hoàn toàn bởi vì nó đã quá nhấn mạnh vào kỹ thuật. Trong quá nhấn mạnh vào kỹ thuật, chúng ta hủy diệt con người. Vun đắp khả năng và hiệu quả mà không hiểu rõ về sống, mà không có một nhận biết tổng thể về những phương cách của sự suy nghĩ và sự ham muốn, sẽ chỉ khiến cho chúng ta trở thành tàn nhẫn thêm, mà là gây ra chiến tranh và hủy hoại sự an toàn thuộc thân thể của chúng ta. Sự vun đắp loại trừ của kỹ thuật đã sản sinh những người khoa học, những người toán học, những người xây dựng cầu cống, những người chinh phục không gian; nhưng liệu họ hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của sự sống? Liệu có bất kỳ người chuyên môn nào trải nghiệm sự sống như một tổng thể? Chỉ khi nào anh ấy không còn là một người chuyên môn.
Sự tiến bộ thuộc công nghệ có giải quyết những loại vấn đề nào đó cho những người nào đó tại một mức độ, nhưng nó lại tạo ra những vấn đề sâu thẳm hơn và nghiêm trọng hơn. Sống tại một mức độ, không quan tâm đến sự tiến hành tổng thể của sự sống, là mời mọc sự đau khổ và sự thoái hóa. Sự đòi hỏi cốt lõi và vấn đề cấp bách nhất cho mỗi cá thể là phải có một hiểu rõ tổng thể về sự sống, mà sẽ giúp đỡ anh ấy có thể gặp gỡ những phức tạp luôn gia tăng của nó.
Sự hiểu biết công nghệ, dù cần thiết ra sao, sẽ không thể giải quyết những áp lực và những xung đột bên trong, thuộc tâm lý của chúng ta; và do bởi chúng ta đã thâu lượm sự hiểu biết công nghệ mà không hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của sống nên công nghệ đã trở thành một phương tiện hủy diệt chúng ta. Cái người mà biết làm thế nào để tách rời nguyên tử nhưng không có tình yêu trong quả tim của anh ấy trở thành một quái vật.
Chúng ta chọn lựa một nghề nghiệp tùy theo những khả năng của chúng ta; nhưng liệu sự theo đuổi một nghề nghiệp khiến cho chúng ta thoát khỏi sự xung đột và hỗn loạn? Hình thức đào tạo kỹ thuật nào đó có vẻ cần thiết; nhưng khi chúng ta đã trở thành những kỹ sư, những người vật lý, những người kế toán – tiếp theo cái gì? Liệu sự thực hành một nghề nghiệp là sự thành tựu của sống? Với hầu hết chúng ta, rõ ràng nó là như thế. Những nghề nghiệp khác nhau của chúng ta có lẽ khiến cho chúng ta bận tâm phần lớn sống của chúng ta; nhưng chính những vật dụng mà chúng ta sản xuất và quá mê đắm đang gây ra sự hủy diệt và đau khổ. Những thái độ và những giá trị của chúng ta khiến cho những nghề nghiệp và những vật dụng đó trở thành những dụng cụ của ganh tị, cay đắng và hận thù.
Nếu không hiểu rõ về chính chúng ta, nghề nghiệp thuần túy chỉ dẫn đến sự tuyệt vọng, cùng những tẩu thoát không thể tránh khỏi của nó qua tất cả mọi loại hoạt động ranh mãnh. Kỹ thuật mà không có sự hiểu rõ chỉ dẫn đến thù địch và nhẫn tâm, mà chúng ta che đậy nó bằng những từ ngữ du dương. Nhấn mạnh kỹ thuật và trở thành những thực thể hiệu quả có giá trị gì nếu kết quả là sự hủy diệt lẫn nhau? Sự tiến bộ công nghệ của chúng ta là kỳ diệu, nhưng nó chỉ gia tăng những quyền hành để hủy diệt lẫn nhau của chúng ta, và có nạn đói lẫn đau khổ trong mọi mảnh đất. Chúng ta không là những con người hạnh phúc và hòa bình.
Khi chức năng là quan trọng nhất, sống trở thành tối tăm và nhàm chán, một thói quen máy móc và cằn cỗi và thế là chúng ta tẩu thoát vào loại giải trí nào đó. Sự tích lũy của những dữ kiện và sự phát triển của khả năng, mà chúng ta gọi là giáo dục, đã tước đoạt chúng ta khỏi sự phong phú của sống và hành động tổng thể. Do bởi chúng ta không hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của sự sống nên chúng ta mới bám vào khả năng và hiệu quả, mà vì vậy đảm đương sự quan trọng nhất. Nhưng cái tổng thể không thể được hiểu rõ qua cái bộ phận; nó có thể được hiểu rõ chỉ qua hành động và trải nghiệm.
Một nhân tố khác trong sự vun đắp của kỹ thuật là nó trao tặng chúng ta một ý thức của an toàn, không chỉ thuộc kinh tế, nhưng còn cả thuộc tâm lý nữa. Nó làm yên tâm khi biết rằng chúng ta có khả năng và hiệu quả. Biết rằng chúng ta có thể chơi đàn dương cầm hay xây dựng một căn nhà cho chúng ta một cảm thấy của sức sống, của sự độc lập hung hăng; nhưng nhấn mạnh vào khả năng bởi vì một ham muốn cho an toàn thuộc tâm lý là khước từ sự phong phú của sự sống. Nội dung tổng thể của sự sống không bao giờ có thể được hoạch định trước, nó phải được trải nghiệm mới mẻ lại từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc; nhưng chúng ta sợ hãi cái không biết được, và thế là chúng ta tự thiết lập cho chính chúng ta những khu vực thuộc tâm lý của sự an toàn trong hình thức của những hệ thống, những kỹ thuật và những niềm tin. Chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm sự an toàn phía bên trong, sự tiến hành tổng thể của sống không thể được hiểu rõ.
Loại giáo dục đúng đắn, trong khi khuyến khích sự học hành một kỹ thuật, nên thành tựu cái gì đó mà quan trọng nhiều lắm: nó nên khuyến khích con người trải nghiệm sự tiến hành tổng thể của sự sống. Chính là đang trải nghiệm này sẽ giúp cho khả năng và kỹ thuật được đặt vào vị trí đúng đắn của chúng. Nếu người ta thực sự có điều gì đó để nói, chính đang nói về nó sáng tạo kiểu cách riêng của nó; nhưng học hành một kiểu cách mà không trải nghiệm bên trong chỉ có thể dẫn đến sự giả tạo.
Khắp thế giới, những kỹ sư đang điên cuồng thiết kế những máy móc mà không cần đến con người điều khiển chúng. Trong một sống hầu như vận hành toàn bộ bởi những cái máy, những con người sẽ trở thành cái gì? Chúng ta sẽ có càng lúc càng nhiều nhàn rỗi hơn mà không biết tận dụng nó như thế nào một cách thông minh, và chúng ta sẽ tìm kiếm sự tẩu thoát qua hiểu biết, qua những vui chơi hèn hạ, hay qua những lý tưởng.
Tôi tin rằng vô số sách đã được viết về những lý tưởng giáo dục, tuy nhiên chúng ta lại hoang mang nhiều hơn chưa bao giờ trước kia. Không có phương pháp để giáo dục một đứa trẻ sống hợp nhất và tự do. Chừng nào chúng ta còn quan tâm đến những nguyên tắc, những lý tưởng và những phương pháp, chúng ta không đang giúp đỡ cá thể được tự do khỏi hoạt động tự cho mình là trung tâm riêng của anh ấy cùng tất cả những sợ hãi và những xung đột của nó.
Những lý tưởng và những bản thiết kế cho một nơi Không tưởng hoàn hảo sẽ không bao giờ tạo ra sự thay đổi cơ bản của quả tim, mà là cốt lõi nếu muốn có một kết thúc cho chiến tranh và sự hủy diệt toàn cầu. Những lý tưởng không thể thay đổi những giá trị hiện nay của chúng ta: chúng có thể được thay đổi chỉ bằng loại giáo dục đúng đắn, mà là ấp ủ sự hiểu rõ về cái gì là.
Khi chúng ta đang làm việc cùng nhau cho một lý tưởng, cho tương lai, chúng ta định hình những cá thể tùy theo ý tưởng của chúng ta về tương lai đó; chúng ta không quan tâm đến con người nhưng lại quan tâm đến ý tưởng của chúng ta về họ nên là gì. Nên là gì này trở thành quan trọng đối với chúng ta hơn là cái gì là, mà là cá thể cùng những phức tạp của anh ấy. Nếu chúng ta bắt đầu hiểu rõ cá thể một cách trực tiếp thay vì quan sát anh ấy qua bức màn của chúng ta suy nghĩ anh ấy nên là gì, vậy thì chúng ta quan tâm đến cái gì là. Vậy thì, chúng ta không còn muốn thay đổi cá thể thành cái gì khác nữa; quan tâm duy nhất của chúng ta là giúp đỡ anh ấy hiểu rõ về chính anh ấy, và trong việc này không có động cơ hay kiếm được thuộc cá nhân. Nếu chúng ta hoàn toàn nhận biết cái gì là, chúng ta sẽ hiểu rõ nó và thế là được tự do khỏi nó; nhưng muốn nhận biết chúng ta là gì, chúng ta phải không còn nỗ lực vì cái gì đó mà chúng ta không là.
Những lý tưởng không có vị trí trong giáo dục bởi vì chúng ngăn cản sự hiểu rõ về hiện tại. Chắc chắn, chúng ta có thể nhận biết cái gì là chỉ khi nào chúng ta không tẩu thoát vào tương lai. Hướng tới tương lai, nỗ lực vì một lý tưởng, thể hiện sự trì trệ của cái trí và một ham muốn để lẩn trốn hiện tại.
Sự theo đuổi của một Không tưởng được thiết kế không là một phủ nhận của sự tự do và sự hợp nhất của cá thể, hay sao? Khi người ta tuân theo một lý tưởng, một khuôn mẫu, khi người ta có một công thức cho cái gì nên là, liệu người ta không sống một sống tự động, rất giả tạo, hay sao? Chúng ta cần, không phải những người lý tưởng hay những thực thể có một cái trí máy móc, nhưng những con người tổng thể mà thông minh và tự do. Chỉ có một bản thiết kế cho một xã hội hoàn hảo là tranh luận và đấu tranh cho cái gì nên là trong khi bỏ quên cái gì là.
Nếu những con người là những thực thể máy móc, những cái máy tự động, vậy thì tương lai sẽ có thể tiên đoán được và những kế hoạch cho một Không tưởng hoàn hảo có thể được thiết kế; vậy thì chúng ta sẽ có thể lập kế hoạch cẩn thận về một xã hội tương lai và làm việc hướng về nó. Nhưng những con người không là những cái máy để được định hình tùy theo một khuôn mẫu được xác định.
Giữa lúc này và tương lai có một khoảng trống vô biên mà trong đó những ảnh hưởng đang vận hành vào mỗi người chúng ta, và trong hy sinh hiện tại cho tương lai chúng ta đang theo đuổi một phương tiện sai lầm đến một kết thúc đúng đắn. Nhưng phương tiện khẳng định kết thúc; và ngoài ra, chúng ta là ai để quyết định con người nên là gì? Dựa vào uy quyền nào mà chúng ta tìm kiếm để đúc khuôn anh ấy tùy theo một khuôn mẫu đặc biệt, được học hành từ những quyển sách nào đó hay được khẳng định bởi những tham vọng, những hy vọng và những sợ hãi riêng của chúng ta?
Loại giáo dục đúng đắn không quan tâm đến bất kỳ học thuyết nào, dù nó có lẽ hứa hẹn một Không tưởng tương lai ra sao: nó không được đặt nền tảng trên bất kỳ hệ thống nào, dù được suy nghĩ tỉ mỉ ra sao. Nó cũng không là một phương tiện của quy định cá thể trong cách đặc biệt nào đó. Giáo dục trong ý nghĩa thực sự đang giúp đỡ cá thể chín chắn và tự do, nở hoa trọn vẹn trong tình yêu và tốt lành. Đó là điều gì chúng ta nên quan tâm, và không phải quan tâm đến định hình đứa trẻ tùy theo khuôn mẫu lý tưởng nào đó.
Bất kỳ phương pháp nào mà phân loại đứa trẻ tùy theo tánh nết và năng khiếu chỉ nhấn mạnh những khác biệt của chúng; nó nuôi dưỡng sự thù hận, khuyến khích những phân chia trong xã hội và không giúp đỡ phát triển những con người tổng thể. Chắc chắn rằng không có bất kỳ phương pháp hay hệ thống nào có thể trao tặng loại giáo dục đúng đắn, và sự trung thành nghiêm ngặt vào một phương pháp đặc biệt thể hiện sự trì trệ về phía người giáo dục. Chừng nào giáo dục còn được đặt nền tảng trên những nguyên tắc cũ kỹ, nó có thể sản sinh những người đàn ông hay phụ nữ hiệu quả, nhưng nó không thể sản sinh những con người sáng tạo.
Chỉ tình yêu có thể tạo ra sự hiểu rõ về một người khác. Nơi nào có tình yêu liền có sự hiệp thông tức khắc cùng người còn lại, trên cùng mức độ và tại cùng thời điểm. Do bởi chính chúng ta quá khô khan, trống rỗng, và không có tình yêu nên chúng ta đã cho phép chính phủ và những hệ thống đảm đương sự giáo dục con cái của chúng ta và sự định hướng những sống của chúng ta; nhưng những chính phủ muốn những chuyên viên hiệu quả, không phải những con người, bởi vì những con người trở thành nguy hiểm đối với những chính phủ – và cũng cả đối với những tôn giáo có tổ chức nữa. Đó là lý do tại sao những chính phủ và những tôn giáo có tổ chức tìm kiếm để kiểm soát sự giáo dục.
Sự sống không thể bị chuyển thành tuân phục vào một hệ thống, nó không thể bị ép buộc vào một cái khung dù được tưởng tượng cao cả biết chừng nào; và một cái trí chỉ được đào tạo trong sự hiểu biết thuộc sự kiện không thể gặp gỡ sự sống cùng sự đa dạng của nó, sự tinh tế của nó, những chiều sâu và những chiều cao của nó. Khi chúng ta đào tạo con cái của chúng ta tùy theo một phương pháp của sự suy nghĩ hay một môn học đặc biệt, khi chúng ta dạy bảo các em suy nghĩ phía bên trong những phân chia thuộc bộ phận, chúng ta cản trở các em không phát triển thành những con người tổng thể, và thế là các em không thể suy nghĩ một cách thông minh, mà là gặp gỡ sự sống như một tổng thể.
Chức năng tột đỉnh của sự giáo dục là sáng tạo một cá thể hợp nhất mà có thể hiệp thông cùng sự sống như một tổng thể. Những người lý tưởng, giống như những người chuyên môn, không quan tâm đến tổng thể, nhưng chỉ quan tâm đến một bộ phận. Không thể có sự hợp nhất nếu người ta còn đang theo đuổi một khuôn mẫu lý tưởng của hành động; và hầu hết những giáo viên mà là những người lý tưởng đã gạt bỏ tình yêu, họ có những cái trí cằn cỗi và những quả tim khô khan. Muốn học hành về một đứa trẻ, người ta phải tỉnh táo, cảnh giác, tự nhận biết, và việc này cần đến tình yêu và thông minh còn to tát hơn là khuyến khích đứa trẻ tuân phục một lý tưởng.
Một chức năng khác của giáo dục là sáng tạo những giá trị mới mẻ. Chỉ gieo trồng những giá trị đang tồn tại trong cái trí của đứa trẻ, khiến cho em tuân phục vào những lý tưởng, là quy định em mà không thức dậy sự thông minh của em. Sự giáo dục liên quan mật thiết đến sự khủng hoảng hiện nay của thế giới, và người giáo dục mà thấy những nguyên nhân của sự hỗn loạn toàn cầu này nên tự hỏi chính anh ấy làm thế nào để thức dậy sự thông minh trong em học sinh, do đó giúp đỡ thế hệ kế tiếp không tạo ra sự xung đột và thảm họa thêm nữa. Anh ấy phải trao tất cả sự suy nghĩ của anh ấy, tất cả tình yêu và sự chăm sóc của anh ấy đến sự sáng tạo của môi trường đúng đắn và đến sự phát triển của hiểu rõ, để cho khi đứa trẻ lớn lên em sẽ có thể giải đáp thông minh những vấn đề của con người mà em gặp phải. Nhưng muốn thực hiện việc này, người giáo dục phải tự hiểu rõ về chính anh ấy thay vì ỷ lại vào những học thuyết, những hệ thống và những niềm tin.
Chúng ta hãy đừng suy nghĩ dựa vào những nguyên tắc và những lý tưởng, nhưng hãy quan tâm đến những sự việc như chúng là; bởi vì do bởi sự quan tâm đến cái gì là mới thức dậy sự thông minh, và sự thông minh của người giáo dục còn quan trọng hơn sự hiểu biết của anh ấy về một phương pháp giáo dục mới. Khi người ta tuân theo một phương pháp, thậm chí nếu nó được suy nghĩ kỹ càng bởi một con người thông minh và ân cần, phương pháp đó trở nên rất quan trọng, và các em chỉ quan trọng khi chúng phù hợp trong nó. Người ta đo lường và phân loại đứa trẻ, và tiếp theo tiến tới để giáo dục em ấy tùy theo bảng phân loại nào đó. Qui trình giáo dục này có lẽ tiện lợi cho người giáo viên, nhưng không sự thực hành của một hệ thống nào và cũng không sự độc đoán của quan điểm và học hành nào có thể tạo ra một con người hợp nhất.
Loại giáo dục đúng đắn cốt ở sự hiểu rõ đứa trẻ như em ấy là mà không áp đặt vào em ấy một lý tưởng của cái gì chúng ta nghĩ em ấy nên là. Bao bọc em ấy trong cái khung của một lý tưởng là khuyến khích em ấy tuân phục, mà nuôi dưỡng sự sợ hãi và sản sinh trong em một xung đột liên tục giữa cái gì em ấy là và cái gì em ấy nên là; và tất cả những xung đột bên trong đều có những thể hiện bên ngoài của chúng trong xã hội. Những lý tưởng là một cản trở thực sự cho sự hiểu rõ của chúng ta về đứa trẻ và cho sự hiểu rõ của đứa trẻ về chính em.
Một phụ huynh thực sự mong muốn hiểu rõ người con không quan sát em qua bức màn của một lý tưởng. Nếu anh ấy thương yêu đứa trẻ, anh ấy nhìn ngắm em, anh ấy học hành những tánh nết của em, những tâm trạng và những khuynh hướng của em. Chỉ khi nào người ta cảm thấy không có tình yêu cho đứa trẻ thì người ta mới áp đặt vào em ấy một lý tưởng, bởi vì lúc đó chính những tham vọng của người ta đang cố gắng thành tựu nơi em, đang muốn em trở thành người này hay người kia. Nếu người ta thương yêu, không phải lý tưởng, nhưng đứa trẻ, vậy thì có thể giúp đỡ em hiểu rõ về chính em như em là.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ nói dối, có ích lợi gì đâu khi đặt trước em lý tưởng của sự thật? Người ta phải tìm ra tại sao em đang nói dối. Muốn giúp đỡ đứa trẻ, người ta phải dành ra thời gian để học hành và quan sát em, mà đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu và ân cần; nhưng khi người ta không có tình yêu, không có sự hiểu rõ, vậy thì người ta ép buộc em vào một khuôn mẫu của hành động mà chúng ta gọi là lý tưởng.
Những lý tưởng là một tẩu thoát thuận tiện, và giáo viên mà tuân theo chúng không thể hiểu rõ những em học sinh và tiếp xúc cùng các em một cách thông minh; đối với anh ấy, lý tưởng tương lai, cái gì nên là, còn quan trọng hơn đứa trẻ hiện tại. Sự theo đuổi một lý tưởng loại trừ tình yêu, và nếu không có tình yêu không vấn đề nào của con người có thể được giải quyết.
Nếu giáo viên thuộc loại đúng đắn, anh ấy sẽ không phụ thuộc vào một phương pháp, nhưng sẽ học hành mỗi học sinh riêng biệt. Trong sự liên hệ của chúng ta cùng những em học sinh và những người trẻ tuổi, chúng ta không đang giao du với những dụng cụ máy móc mà có thể được sửa chữa mau lẹ, nhưng với những con người đang sống mà dễ bị ảnh hưởng, hay thay đổi, nhạy cảm, sợ sệt, dễ xúc động; và muốn tiếp xúc các em, chúng ta phải có sự hiểu rõ vô hạn, sức mạnh của kiên nhẫn và tình yêu. Khi chúng ta không có những thứ này, chúng ta nương nhờ những chữa trị dễ dàng và nhanh chóng và hy vọng có những kết quả tuyệt vời và tự động. Nếu chúng ta không tỉnh táo, cứ máy móc trong những thái độ và những hành động của chúng ta; chúng ta đấu tranh hèn nhát với bất kỳ đòi hỏi nào – mà đang cản trở và không thể được gặp gỡ bởi một phản ứng tự động – bắt buộc chúng ta phải thực hiện, và đây là một trong những khó khăn chính của chúng ta trong giáo dục.
Đứa trẻ là kết quả của cả quá khứ lẫn hiện tại và vì vậy đã bị quy định sẵn. Nếu chúng ta chuyển tải nền quá khứ của chúng ta sang em ấy, chúng ta tiếp tục cả tình trạng bị quy định riêng của em lẫn của chúng ta. Có sự thay đổi cơ bản chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ tình trạng bị quy định riêng của chúng ta và được tự do khỏi nó. Bàn luận điều gì nên là loại giáo dục đúng đắn trong khi chính chúng ta bị quy định là hoàn toàn vô lý.
Trong khi đứa trẻ còn bé, dĩ nhiên chúng ta phải bảo vệ em không bị hư hại phần thân thể và giúp đỡ em không cảm thấy bất an phần thân thể, nhưng bất hạnh thay chúng ta không ngừng lại ở đó; chúng ta muốn định hình những cách suy nghĩ và cảm thấy của em, chúng ta muốn đúc khuôn em tùy theo những khao khát và những ý định riêng của chúng ta. Chúng ta tìm kiếm để thành tựu chính chúng ta trong những đứa trẻ của chúng ta, để tiếp tục chính chúng ta qua các em. Chúng ta dựng lên những bức tường quanh các em, quy định chúng bởi những niềm tin và những học thuyết, những sợ hãi và những hy vọng – và sau đó chúng ta khóc lóc và cầu nguyện khi các em bị giết chết hay tàn phế trong những chiến tranh, hay nếu không thì khiến cho các em phải chịu đựng đau khổ bởi những trải nghiệm của sống.
Những trải nghiệm như thế không tạo ra sự tự do; ngược lại, chúng củng cố ý muốn của cái tôi. Cái tôi được tạo thành bởi một chuỗi những phản ứng bành trướng và phòng vệ, và sự thành tựu của nó luôn luôn ở trong những chiếu rọi và những đồng hóa gây thỏa mãn riêng của nó. Chừng nào chúng ta còn diễn giải trải nghiệm dựa vào cái ngã, ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi,’ chừng nào ‘cái tôi,’ cái vị kỷ, còn tự duy trì chính nó qua những phản ứng của nó, trải nghiệm không thể được tự do khỏi xung đột, hỗn loạn và đau khổ. Sự tự do hiện diện chỉ khi nào người ta hiểu rõ những phương cách của cái tôi, người trải nghiệm. Chỉ khi nào cái tôi, cùng những phản ứng tích lũy của nó, không là người trải nghiệm, trải nghiệm đó đảm nhận một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn và trở thành sự sáng tạo.
Nếu chúng ta muốn giúp đỡ đứa trẻ được tự do khỏi những phương cách của cái tôi, mà gây ra quá nhiều đau khổ, vậy thì mỗi người chúng ta nên khởi sự thay đổi sâu thẳm thái độ và sự liên hệ của anh ấy với đứa trẻ. Những phụ huynh và những người giáo dục, qua sự suy nghĩ và cách cư xử riêng của họ, có thể giúp đỡ đứa trẻ được tự do và nở hoa trong tình yêu và tốt lành.
Sự giáo dục như hiện nay nó là, không cách nào khuyến khích sự hiểu rõ về những khuynh hướng được thừa hưởng và những ảnh hưởng môi trường mà quy định cái trí và quả tim và nuôi dưỡng sự sợ hãi, và vì vậy nó không giúp đỡ chúng ta phá vỡ những quy định này và sáng tạo một con người hợp nhất. Bất kỳ hình thức nào của sự giáo dục mà liên quan đến một bộ phận và không phải đến tổng thể của con người chắc chắn đều dẫn đến sự xung đột và đau khổ chồng chất.
Chỉ trong sự tự do cá thể thì tình yêu và tốt lành mới có thể nở hoa; và loại giáo dục đúng đắn, một mình nó, có thể trao tặng sự tự do này. Sự tuân phục vào xã hội hiện nay cũng như sự hứa hẹn của một Không tưởng tương lai không bao giờ có thể trao tặng cho cá thể sự thấu triệt đó mà nếu không có nó anh ấy liên tục đang tạo ra những vấn đề.
Loại người giáo dục đúng đắn, bởi vì thấy bản chất bên trong của sự tự do, giúp đỡ mỗi học sinh riêng biệt quan sát và hiểu rõ những áp đặt và những giá trị được chiếu rọi riêng của em; anh ấy giúp đỡ đứa trẻ nhận biết được những ảnh hưởng bị quy định quanh em, và những ham muốn riêng của em, cả hai đều giới hạn cái trí của em và nuôi dưỡng sự sợ hãi; anh ấy giúp đỡ đứa trẻ, khi em đến tuổi trưởng thành, quan sát và hiểu rõ về chính em trong liên hệ với tất cả những sự vật sự việc, bởi vì chính sự khao khát tự thành tựu mới tạo ra đau khổ và xung đột vô tận.
Chắc chắn, có thể giúp đỡ cá thể nhận biết những giá trị vĩnh cửu của sống, mà không bị quy định. Một số người có lẽ nói rằng sự phát triển tổng thể này của cá thể sẽ dẫn đến sự hỗn loạn; nhưng liệu sẽ như thế sao? Đã có sẵn sự hỗn loạn trong thế giới rồi, và nó đã tồn tại bởi vì cá thể đã không được giáo dục để hiểu rõ về chính anh ấy. Trong khi anh ấy đã được trao tặng sự tự do giả tạo nào đó, anh ấy cũng đã được dạy bảo phải tuân phục, chấp nhận những giá trị đang tồn tại.
Chống lại khuôn mẫu này, nhiều người đang nổi loạn; nhưng bất hạnh thay, sự nổi loạn của họ chỉ là một phản ứng đang tự tìm kiếm, mà chỉ làm tối tăm thêm sự tồn tại của chúng ta. Người giáo dục đúng đắn, nhận biết khuynh hướng của cái trí đối với sự phản ứng, giúp đỡ học sinh thay đổi những giá trị hiện nay, không phải từ sự phản ứng chống lại chúng, nhưng qua sự hiểu rõ về tiến hành tổng thể của sự sống. Đồng hợp tác tổng thể giữa con người và con người không thể xảy ra nếu không có sự hợp nhất mà sự giáo dục đúng đắn có thể giúp đỡ để thức dậy trong cá thể.
Tại sao chúng ta quá chắc chắn rằng chúng ta hay thế hệ sắp tới, qua loại giáo dục đúng đắn, không thể sáng tạo một thay đổi cơ bản trong sự liên hệ của con người? Chúng ta đã không bao giờ thử nó; và bởi vì dường như hầu hết chúng ta đều sợ hãi loại giáo dục đúng đắn, chúng ta không có ý định thử nó. Nếu không thực sự thâm nhập toàn nghi vấn này, chúng ta khẳng định rằng bản chất con người không thể được thay đổi, chúng ta chấp nhận những sự việc như chúng là và khuyến khích đứa trẻ phù hợp vào xã hội hiện nay; chúng ta quy định em vào những cách sống hiện nay của chúng ta, và hy vọng cho điều tốt lành nhất. Nhưng liệu sự tuân phục vào những giá trị hiện nay như thế, mà dẫn đến chiến tranh và nghèo khổ, có thể được công nhận là giáo dục?
Chúng ta sẽ không tự lừa dối chính chúng ta rằng tình trạng bị quy định sẽ dẫn đến thông minh và hạnh phúc. Nếu chúng ta vẫn còn sợ hãi, dửng dưng, không ân cần, không hy vọng, nó có nghĩa rằng chúng ta thực sự không quan tâm đến sự khuyến khích cá thể nở hoa trọn vẹn trong tình yêu và tốt lành, nhưng lại ưa thích tiếp tục những đau khổ mà chính chúng ta đã tự chồng chất và cá thể cũng là một bộ phận của nó.
Quy định học sinh phải chấp nhận môi trường sống hiện nay chắc chắn là quá dốt nát. Nếu chúng ta không tự nguyện sáng tạo một thay đổi cơ bản trong giáo dục, chúng ta phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự tiếp tục của hỗn loạn và đau khổ; và cuối cùng khi cách mạng đẫm máu và tàn nhẫn nào đó xảy ra, chắc chắn nó sẽ chỉ trao cơ hội cho một nhóm người để trục lợi và độc ác. Mỗi nhóm nắm quyền hành phát triển những phương tiện riêng của sự đàn áp, dù qua sự thuyết phục tâm lý hay qua sức mạnh vũ phu.
Vì những lý do công nghiệp và chính trị, kỷ luật đã trở thành một nhân tố quan trọng trong cấu trúc xã hội hiện nay, và do bởi sự ham muốn của chúng ta để được an toàn tâm lý nên chúng ta mới chấp nhận và thực hiện những hình thức khác nhau của kỷ luật. Kỷ luật bảo đảm một kết quả, và đối với chúng ta kết quả còn quan trọng nhiều hơn phương tiện; nhưng phương tiện khẳng định kết quả.
Một trong những nguy hiểm của kỷ luật là rằng, hệ thống trở thành quan trọng nhiều hơn những con người được bao bọc trong nó. Vậy là, kỷ luật trở thành một thay thế cho tình yêu, và do bởi những quả tim của chúng ta bị trống rỗng nên chúng ta mới bám vào kỷ luật. Tự do không bao giờ có thể hiện diện qua kỷ luật, qua kháng cự; tự do không là một mục đích, một kết thúc phải đạt được. Tự do là tại khởi đầu, không tại khúc cuối, nó sẽ không được tìm ra trong lý tưởng xa xôi nào đó.
Tự do không có nghĩa tạo cơ hội cho tự thỏa mãn hay gạt đi sự ân cần với những người khác. Người giáo viên chân thật sẽ bảo vệ các em học sinh và giúp đỡ chúng trong mọi cách có thể được để thực hiện việc này nếu chính anh ấy không quá nghiện ngập một học thuyết, nếu trong bất kỳ cách nào chính anh ấy không tín điều hay đang tự tìm kiếm.
Nhạy cảm không bao giờ có thể được thức dậy qua sự ép buộc. Người ta có thể ép buộc một đứa trẻ phải yên lặng phía bên ngoài, nhưng người ta đã không đối diện với sự kiện mà đang khiến cho em ấy ương ngạnh, hỗn hào, và vân vân. Sự ép buộc nuôi dưỡng hận thù và sợ hãi. Phần thưởng và hình phạt trong bất kỳ hình thức nào chỉ khiến cho cái trí quy phục và đờ đẫn; và nếu đây là điều gì chúng ta khao khát, vậy thì giáo dục qua sự ép buộc là một cách hoàn hảo để thực hiện.
Nhưng giáo dục như thế không thể giúp đỡ chúng ta hiểu rõ đứa trẻ, nó cũng không thể sáng tạo một môi trường xã hội đúng đắn mà trong đó sự phân chia và hận thù sẽ không còn tồn tại. Trong tình yêu đứa trẻ, giáo dục đúng đắn được hàm ý. Nhưng hầu hết chúng ta đều không thương yêu con cái của chúng ta; chúng ta nuôi tham vọng cho chúng – mà có nghĩa rằng chúng ta có tham vọng cho chính chúng ta. Bất hạnh thay, chúng ta quá bị ám ảnh bởi những bận rộn của cái trí đến độ chúng ta chẳng có bao nhiêu thời gian lưu tâm đến những nhắc nhở của quả tim. Rốt cuộc, kỷ luật hàm ý kháng cự, và liệu sự kháng cự sẽ sáng tạo tình yêu? Kỷ luật chỉ có thể thiết lập những bức tường quanh chúng ta; nó luôn luôn loại trừ, luôn luôn dẫn đến xung đột. Kỷ luật không góp phần cho sự hiểu rõ; bởi vì sự hiểu rõ hiện diện cùng sự quan sát, cùng sự thâm nhập mà trong đó tất cả mọi thành kiến đều được xóa sạch.
Kỷ luật là một cách dễ dàng để kiểm soát đứa trẻ, nhưng nó không giúp đỡ em ấy hiểu rõ những vấn đề được bao hàm trong đang sống. Hình thức của ép buộc nào đó, sự kỷ luật của phần thưởng và hình phạt, có lẽ cần thiết để duy trì trật tự và sự yên lặng bề ngoài trong số những học sinh chen chúc tập hợp cùng nhau trong một lớp học; nhưng với người giáo dục đúng đắn cùng một vài học sinh, liệu bất kỳ đàn áp nào, được lịch sự gọi là kỷ luật, sẽ được cần đến? Nếu những lớp học khá nhỏ, giáo viên có thể trao sự chú ý trọn vẹn của anh ấy vào mỗi em, quan sát và giúp đỡ em, vậy thì ép buộc hay thống trị trong bất kỳ hình thức nào chắc chắn là không cần thiết. Nếu, trong một nhóm như thế, một học sinh kiên quyết vô trật tự hay nghịch ngợm không có lý do, người giáo dục phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự nghịch ngợm của em ấy, mà có lẽ do bởi ăn uống không phù hợp, không nghỉ ngơi đầy đủ, sự xáo trộn của gia đình, hay sự sợ hãi giấu giếm nào đó.
Tiềm ẩn trong giáo dục đúng đắn là sự vun quén của tự do và thông minh, mà không thể xảy ra được nếu có bất kỳ hình thức nào của ép buộc, cùng những sợ hãi của nó. Rốt cuộc, sự quan tâm của người giáo dục là giúp đỡ em học sinh hiểu rõ những phức tạp của toàn thân tâm em. Bắt buộc em kiềm chế một phần bản chất của em vì lợi ích của một phần khác nào đó là tạo ra trong em một xung đột liên tục mà sẽ gây ra những hận thù trong xã hội. Chính thông minh mới sáng tạo tự do, không phải kỷ luật.
Tuân phục và vâng lời không có vị trí trong loại giáo dục đúng đắn. Đồng hợp tác giữa giáo viên và học sinh không thể xảy ra được nếu không có thương yêu lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau. Khi sự thể hiện của tôn trọng đến những người lớn tuổi hơn được yêu cầu nơi những đứa trẻ, thông thường nó trở thành một thói quen, một trình diễn thuần túy phía bên ngoài, không sự liên hệ sức sống nào có thể được, đặc biệt khi giáo viên chỉ là một dụng cụ của sự hiểu biết của anh ấy.
Nếu giáo viên đòi hỏi sự tôn trọng từ những học sinh của anh ấy nhưng chẳng có bao nhiêu sự tôn trọng cho các em, chắc chắn nó sẽ gây ra sự dửng dưng và bất kính về phần của các em. Nếu không có sự tôn trọng đối với sống của con người, sự hiểu biết chỉ dẫn đến hủy diệt và đau khổ. Sự vun đắp của tôn trọng đối với những người khác là một phần cốt lõi của giáo dục đúng đắn, nhưng nếu chính người giáo dục không có chất lượng này, anh ấy không thể giúp đỡ những em học sinh đến một sống tổng thể hợp nhất.
Thông minh là sự hiểu rõ về cái cốt lõi, và muốn hiểu rõ cái cốt lõi phải có sự tự do khỏi những trở ngại đó mà cái trí chiếu rọi trong sự tìm kiếm an toàn và thanh thản riêng của nó. Sợ hãi chắc chắn xảy ra chừng nào cái trí còn đang tìm kiếm sự an toàn; và khi những con người được tổ chức trong bất kỳ cách nào, sự nhận biết và thông minh nhạy bén bị hủy diệt.
Mục đích của giáo dục là vun quén sự liên hệ đúng đắn, không chỉ giữa những cá thể, nhưng còn cả giữa cá thể và xã hội; và đó là lý do tại sao rất cần thiết khi giáo dục nên, trên tất cả, giúp đỡ cá thể hiểu rõ qui trình tâm lý riêng của em ấy. Thông minh nằm trong hiểu rõ về chính mình và vượt trên và vượt khỏi chính mình; nhưng không thể có thông minh chừng nào còn có sợ hãi. Sợ hãi gây biến dạng thông minh và là một trong những nguyên nhân của hành động tự cho mình là trung tâm. Kỷ luật có lẽ kiềm chế sợ hãi nhưng không xóa sạch nó, và sự hiểu biết bên ngoài mà chúng ta nhận được trong giáo dục hiện đại chỉ che giấu nó thêm nữa.
Khi chúng ta còn trẻ, sợ hãi ngấm sâu trong hầu hết chúng ta cả ở nhà lẫn ở trường. Không phụ huynh và giáo viên nào có dư thừa kiên nhẫn, thời gian hay thông minh để xua tan những sợ hãi thuộc bản năng của thời niên thiếu, mà, khi chúng ta lớn lên, chi phối những suy nghĩ và nhận xét của chúng ta và tạo ra vô số vấn đề. Loại giáo dục đúng đắn phải suy nghĩ nghi vấn của sợ hãi này, bởi vì sợ hãi gây biến dạng tầm nhìn tổng thể của chúng ta về sống. Không có sợ hãi là sự khởi đầu của thông minh, và chỉ loại giáo dục đúng đắn mới có thể tạo ra sự tự do khỏi sợ hãi mà trong đó, một mình nó, có thông minh sâu thẳm và sáng tạo.
Phần thưởng hay hình phạt cho bất kỳ hành động nào chỉ củng cố tình trạng tự cho mình là trung tâm. Hành động vì lợi ích của một thứ khác, nhân danh quốc gia hay Thượng đế, chỉ dẫn đến sợ hãi, và sợ hãi không thể là nền tảng đúng đắn cho hành động đúng đắn. Nếu chúng ta muốn giúp đỡ một đứa trẻ ân cần với những người khác, chúng ta không nên sử dụng tình yêu như một hối lộ, nhưng hãy dành ra thời gian và có đủ kiên nhẫn để giải thích những phương cách của ân cần.
Không có sự tôn trọng đối với một người khác khi có một phần thưởng cho nó, bởi vì sự hối lộ hay hình phạt trở thành quan trọng nhiều hơn sự cảm thấy của tôn trọng. Nếu chúng ta không tôn trọng đứa trẻ nhưng chỉ trao cho em một phần thưởng hay đe dọa em bằng hình phạt, chúng ta đang khuyến khích sự tham lợi và sợ hãi. Bởi vì chính chúng ta đã được nuôi nấng để hành động vì lợi ích của một kết quả, chúng ta không thấy rằng có thể có hành động được tự do khỏi sự ham muốn để kiếm được.
Loại giáo dục đúng đắn sẽ khuyến khích sự ý tứ và ân cần với những người khác mà không có những dụ dỗ và những đe dọa thuộc bất kỳ loại nào. Nếu chúng ta không còn tìm kiếm những kết quả tức khắc, chúng ta sẽ bắt đầu thấy nó quan trọng như thế nào khi cả người giáo dục lẫn em học sinh phải được tự do khỏi sự sợ hãi của hình phạt và sự hy vọng của phần thưởng, và khỏi mọi hình thức của sự ép buộc; nhưng sự ép buộc sẽ tiếp tục chừng nào uy quyền còn là bộ phận của sự liên hệ.
Tuân phục uy quyền có nhiều ưu điểm nếu người ta suy nghĩ dựa vào động cơ và thâu lợi cá nhân; nhưng giáo dục được đặt nền tảng trên sự tiến bộ và lợi lộc cá nhân chỉ có thể thiết lập một cấu trúc xã hội ganh đua, thù hận, và tàn nhẫn. Đây là loại xã hội mà chúng ta đã được nuôi nấng, và sự hận thù lẫn hỗn loạn là điều hiển nhiên.
Chúng ta đã được dạy bảo phải tuân phục vào uy quyền của giáo viên, của một quyển sách, của một đảng phái, bởi vì nó có lợi lộc khi thực hiện việc đó. Những người chuyên môn trong mọi cái ngăn của sống, từ vị giáo sĩ đến những viên chức, lợi dụng uy quyền và thống trị chúng ta; nhưng bất kỳ chính phủ hay giáo viên nào mà sử dụng sự ép buộc không bao giờ có thể tạo ra đồng hợp tác trong sự liên hệ mà là điều cốt lõi cho sự hạnh phúc của xã hội.
Nếu chúng ta muốn có sự liên hệ đúng đắn giữa những con người, không nên có sự ép buộc và thậm chí cả sự thuyết phục. Làm thế nào có thể có tình yêu và đồng hợp tác trung thực giữa những người nắm quyền hành và những người phải qui phục quyền hành? Bằng cách suy nghĩ không thành kiến nghi vấn của uy quyền này và nhiều hàm ý của nó, bằng cách thấy rằng chính sự ham muốn cho uy quyền, trong chính nó là hủy diệt, liền có một hiểu rõ tự phát về toàn qui trình của uy quyền. Khoảnh khắc chúng ta phá tan uy quyền chúng ta liền hiệp thông, và chỉ đến lúc đó mới có đồng hợp tác và tình yêu.
Vấn đề thực sự trong giáo dục là người giáo dục. Thậm chí một nhóm nhỏ những em học sinh cũng trở thành công cụ của sự quan trọng cá nhân của anh ấy nếu giáo viên sử dụng uy quyền như một phương tiện của giải phóng riêng của anh ấy, nếu đối với anh ấy nghề dạy học là một thành tựu tự bành trướng. Nhưng thuần túy đồng ý thuộc trí năng và từ ngữ liên quan đến những ảnh hưởng biến dạng của uy quyền là dốt nát và hão huyền.
Phải có sự thấu triệt sâu thẳm vào những động cơ giấu giếm của uy quyền và chi phối. Nếu chúng ta thấy rằng sự thông minh không bao giờ được thức dậy qua sự ép buộc, chính sự nhận biết của sự kiện đó sẽ thiêu rụi những sợ hãi của chúng ta, và vậy là chúng ta sẽ bắt đầu vun quén một môi trường mới mẻ mà sẽ tương phản và thăng hoa hơn trật tự xã hội hiện nay.
Muốn hiểu rõ ý nghĩa của sống cùng những xung đột và đau khổ của nó, chúng ta phải suy nghĩ độc lập khỏi bất kỳ uy quyền nào, kể cả uy quyền của tôn giáo có tổ chức; nhưng nếu trong sự ham muốn để giúp đỡ đứa trẻ của chúng ta, chúng ta đặt ra trước em ấy những mẫu mực uy quyền, chúng ta sẽ chỉ đang khuyến khích sự sợ hãi, bắt chước và những hình thức khác nhau của mê tín.
Những người có khuynh hướng tôn giáo cố gắng áp đặt vào đứa trẻ những niềm tin, những hy vọng và những sợ hãi mà họ đã thâu nhận từ những cha mẹ của họ; và những người chống lại tôn giáo cũng thiết tha tác động đứa trẻ phải chấp nhận cách suy nghĩ đặc biệt mà họ tình cờ tuân theo. Tất cả chúng ta đều mong muốn con cái của chúng ta chấp nhận hình thức tôn sùng của chúng ta hay nhập tâm học thuyết đã chọn lựa của chúng ta. Quá dễ dàng để bị trói buộc trong những hình ảnh và những công thức, dù được sáng chế bởi chính chúng ta hay bởi những người khác, và vì vậy rất cần thiết phải cảnh giác và canh chừng.
Điều gì chúng ta gọi là tôn giáo chỉ là những niềm tin có tổ chức, cùng những tín điều, những nghi thức, những huyền bí và những mê tín của nó. Mỗi tôn giáo đều có quyển sách thiêng liêng riêng của nó, người trung gian của nó, những giáo sĩ của nó và những phương cách của đe dọa và giam cầm con người của nó. Hầu hết chúng ta đều đã bị quy định vào tất cả điều này, mà được hiểu là giáo dục tôn giáo; nhưng tình trạng bị quy định này đã khiến cho con người chống lại con người, nó tạo ra hận thù. Không chỉ giữa những người tin tưởng, nhưng còn chống lại những người của những niềm tin khác. Mặc dù tất cả những tôn giáo đều khẳng định rằng họ tôn thờ Thượng đế và nói rằng bạn phải thương yêu lẫn nhau, họ thấm nhuần những giáo điều của phần thưởng và hình phạt, và qua những giáo điều ganh đua của họ họ tiếp tục sự nghi ngờ và hận thù.
Những giáo điều, những huyền bí và những nghi thức không góp phần vào một sống tinh thần. Sự giáo dục tôn giáo trong ý nghĩa thực sự của nó là khuyến khích đứa trẻ hiểu rõ sự liên hệ riêng của em với con người, với những sự vật và với thiên nhiên. Không có sự tồn tại nếu không có sự liên hệ; và nếu không có sự hiểu rõ về chính mình, tất cả những liên hệ, với một người hay với nhiều người, đều mang lại xung đột và đau khổ. Dĩ nhiên, giải thích đầy đủ điều này cho đứa trẻ là việc không thể thực hiện được; nhưng tại sâu thẳm nếu người giáo dục và những bậc phụ huynh hiểu rõ ý nghĩa trọn vẹn của sự liên hệ, vậy thì bằng thái độ, ứng xử và lời nói chắc chắn họ sẽ có thể chuyển tải sang đứa trẻ, mà không cần quá nhiều từ ngữ và sự giải thích, ý nghĩa của một sống tinh thần.
Sự dạy dỗ tạm gọi là tôn giáo của chúng ta không khuyến khích sự chất vấn và nghi ngờ, tuy nhiên chỉ khi nào chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của những giá trị mà xã hội và tôn giáo đã sắp đặt quanh chúng ta thì chúng ta mới bắt đầu tìm ra điều gì là đúng thực. Chính là chức năng của người giáo dục khi phải thâm nhập sâu thẳm những suy nghĩ và những cảm thấy riêng của anh ấy và gạt đi những giá trị đó mà đã trao tặng anh ấy sự an toàn và thanh thản, bởi vì chỉ đến lúc đó anh ấy mới có thể giúp đỡ những học sinh của anh ấy có thể tự nhận biết và hiểu rõ những thôi thúc lẫn những sợ hãi của các em.
Thời gian để phát triển sự chân thật và sự rõ ràng là khi người ta còn trẻ; và những người chúng ta mà lớn tuổi có thể, nếu chúng ta có sự hiểu rõ, giúp đỡ những người trẻ làm tự do chính chúng khỏi những chướng ngại mà xã hội đã áp đặt vào chúng, cũng như khỏi những người mà chính chúng đang chiếu rọi. Nếu cái trí và quả tim của đứa trẻ không bị đúc khuôn bởi những nhận thức và những thành kiến thuộc tôn giáo, vậy thì em ấy sẽ được tự do để khám phá qua sự hiểu rõ về chính mình cái gì ở trên và vượt khỏi chính em ấy.
Tôn giáo đúng đắn không là một bộ của những niềm tin và những nghi thức, những hy vọng và những sợ hãi; và nếu chúng ta cho phép đứa trẻ lớn lên mà không có những ảnh hưởng gây cản trở này, vậy thì có lẽ, khi em ấy trưởng thành, em ấy sẽ bắt đầu tìm hiểu bản chất của sự thật, của Thượng đế. Đó là lý do tại sao, trong giáo dục một đứa trẻ, sự hiểu rõ và thấu triệt sâu thẳm là điều cốt lõi.
Hầu hết những người mà có khuynh hướng tôn giáo, mà nói về Thượng đế và sự bất tử, tại cơ bản đều không tin tưởng sự tự do và sự hợp nhất thuộc cá thể; tuy nhiên tôn giáo là sự vun đắp của tự do trong tìm kiếm sự thật. Không có sự thỏa hiệp với tự do. Tự do từng phần cho cá thể không là tự do gì cả. Sự quy định của tất cả loại nào, thuộc chính trị hay thuộc tôn giáo, không là tự do và nó sẽ không bao giờ mang lại hòa bình.
Tôn giáo không là một hình thức của quy định. Nó là một tình trạng của yên lặng mà trong đó có sự thật, Thượng đế; nhưng tình trạng sáng tạo đó chỉ có thể hiện diện khi có tự do và hiểu rõ về chính mình. Tự do mang lại đạo đức, và nếu không có đạo đức không thể có yên lặng. Cái trí yên lặng không là cái trí bị quy định, nó không bị kỷ luật hay bị giáo dục để được yên lặng. Yên lặng hiện diện chỉ khi nào cái trí hiểu rõ những phương cách riêng của nó, mà là những phương cách của cái tôi.
Tôn giáo có tổ chức là sự suy nghĩ đóng băng của con người, từ đó anh ấy xây dựng đền chùa và nhà thờ; nó đã trở thành một giải khuây cho những người sợ hãi, một liều thuốc vơi sầu cho những người đau khổ. Nhưng Thượng đế hay sự thật còn vượt khỏi sự suy nghĩ và những đòi hỏi thuộc cảm xúc. Những phụ huynh và những giáo viên nhận ra những qui trình thuộc tâm lý mà tạo ra sợ hãi và đau khổ phải có thể giúp đỡ những người trẻ quan sát và hiểu rõ những xung đột và những thử thách riêng của chúng.
Nếu chúng ta, những người lớn tuổi có thể giúp đỡ những đứa trẻ, khi các em lớn lên, suy nghĩ rõ ràng và không thành kiến, thương yêu và không nuôi dưỡng hận thù, còn có gì để làm nữa đây? Nhưng nếu chúng ta liên tục gây phiền muộn cho một người khác, nếu chúng ta không thể sáng tạo trật tự và hòa bình trong thế giới bằng cách thay đổi thật sâu thẳm trong chính chúng ta, những quyển sách thiêng liêng và những huyền thoại của vô số những tôn giáo còn có giá trị gì đâu?
Sự giáo dục tôn giáo thực sự là giúp đỡ đứa trẻ nhận biết một cách thông minh, hiểu rõ cho chính em ấy những sự việc phù du và sự thật, và có một tiếp cận vô tư đến sống; và liệu nó sẽ không có nhiều ý nghĩa hơn khi bắt đầu mỗi ngày ở nhà hay ở trường bằng một suy nghĩ nghiêm túc, hay bằng một bài đọc có chiều sâu và ý nghĩa, hơn là lẩm bẩm những từ ngữ hay những cụm từ lặp lại nào đó?
Những thế hệ quá khứ, cùng những tham vọng, những truyền thống và những lý tưởng của nó, đã tạo ra sự nguy hiểm và sự hủy diệt cho thế giới; có lẽ những thế hệ sắp tới, cùng loại giáo dục đúng đắn, có thể kết thúc sự hỗn loạn này và sáng tạo một trật tự xã hội hạnh phúc hơn. Nếu những người trẻ tuổi có tinh thần của thâm nhập, nếu họ đang liên tục tìm kiếm sự thật của tất cả những sự việc, chính trị và tôn giáo, cá nhân và môi trường, vậy thì tuổi trẻ sẽ có ý nghĩa lớn lao và có hy vọng cho một thế giới tốt lành hơn.
Hầu hết trẻ em đều hiếu kỳ, các em muốn biết; nhưng sự tìm hiểu háo hức của các em bị đờ đẫn bởi những khẳng định độc đoán của chúng ta, sự mất kiên nhẫn trịch thượng của chúng ta và sự xua đuổi vô tình về sự hiếu kỳ của các em. Chúng ta không khuyến khích sự hiếu kỳ của các em, bởi vì chúng ta khá sợ hãi bởi điều gì có lẽ bị chất vấn; chúng ta không nuôi dưỡng sự bất mãn của chúng, bởi vì chính chúng ta đã không còn nghi ngờ.
Hầu hết cha mẹ và giáo viên đều sợ hãi sự bất mãn bởi vì nó xáo trộn tất cả những hình thức của sự an toàn, và thế là họ khuyến khích những người trẻ khuất phục nó qua những việc làm an toàn, thừa kế, hôn nhân và sự an ủi của những tín điều thuộc tôn giáo. Những người lớn tuổi, chỉ biết quá rõ nhiều cách làm đờ đẫn cái trí và quả tim, tiếp tục khiến cho đứa trẻ cũng đờ đẫn như họ bằng cách áp đặt vào đứa trẻ những uy quyền, những truyền thống và những niềm tin mà chính họ đã chấp nhận.
Chỉ bằng cách khuyến khích đứa trẻ nghi ngờ quyển sách, dù là loại sách nào, để thâm nhập vào tánh đúng đắn của những giá trị, những truyền thống xã hội đang tồn tại, những hình thức hiện nay của chính phủ, những niềm tin tôn giáo và vân vân, thì người giáo dục và những cha mẹ mới có thể hy vọng thức dậy và duy trì sự nhận biết bình phẩm và thấu triệt mãnh liệt.
Những người trẻ, nếu các em có sinh động, đều dư thừa hy vọng và bất mãn; các em phải như thế, ngược lại chúng đã già nua và chết rồi. Và những người già là những người lúc trước có bất mãn, nhưng họ đã bóp nghẹt thành công ngọn lửa đó và đã tìm được sự an toàn và thanh thản trong vô vàn phương cách. Họ khao khát sự vĩnh cửu cho chính họ và gia đình của họ, họ khao khát sự vĩnh cửu trong những ý tưởng, trong những liên hệ, trong những sở hữu; vì vậy khoảnh khắc họ cảm thấy bất mãn, họ trở nên say đắm trong những trách nhiệm của họ, trong những việc làm của họ, hay trong bất kỳ việc gì khác, với mục đích tẩu thoát khỏi sự cảm thấy xáo trộn của bất mãn đó.
Trong khi chúng ta còn trẻ tuổi là thời gian để được bất mãn, không chỉ với chính chúng ta, nhưng còn cả với những sự việc quanh chúng ta. Chúng ta nên học hành suy nghĩ rõ ràng và không có thành kiến, để cho phía bên trong không còn phụ thuộc và sợ hãi. Độc lập không dành cho những phần có tô màu của cái bản đồ mà chúng ta gọi là quốc gia của chúng ta, nhưng dành cho chúng ta như những cá thể; và mặc dù phía bên ngoài chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau này không trở thành tàn nhẫn hay đàn áp nếu phía bên trong, chúng ta được tự do khỏi sự khao khát cho quyền hành, vị trí và uy quyền.
Chúng ta phải hiểu rõ sự bất mãn, mà hầu hết chúng ta đều sợ hãi. Sự bất mãn có lẽ tạo ra điều gì có vẻ là vô trật tự; nhưng nếu nó, bởi vì nó nên, dẫn đến sự hiểu rõ về chính mình và sự tự từ bỏ, vậy thì nó sẽ sáng tạo một trật tự xã hội mới mẻ và hòa bình vĩnh cửu. Cùng tự từ bỏ hiện diện sự hân hoan vô tận.
Sự bất mãn là phương tiện dẫn đến tự do; nhưng với mục đích thâm nhập không thành kiến, phải không có sự phung phí cảm xúc mà thường mang hình thức của những tụ họp chính trị, gào thét những khẩu hiệu, tìm kiếm một đạo sư hay người thầy tinh thần, và những điên loạn tôn giáo thuộc nhiều loại khác nhau. Sự phung phí này làm đờ đẫn cái trí và quả tim, khiến cho chúng mất khả năng của thấu triệt và thế là dễ dàng bị đúc khuôn bởi những hoàn cảnh và sự sợ hãi. Chính là sự khao khát hừng hực để thâm nhập và không phải sự bắt chước dễ dàng của đám đông, mới sáng tạo một hiểu rõ mới mẻ về những phương cách của sống.
Những người trẻ rất dễ dàng bị thuyết phục bởi những giáo sĩ hay những người chính trị, bởi những người giàu có hay những người nghèo khổ, để suy nghĩ trong một cách đặc biệt; nhưng loại giáo dục đúng đắn nên giúp đỡ các em cảnh giác những ảnh hưởng này để cho các em không lặp lại những khẩu hiệu như những con vẹt hay rơi vào bất kỳ cái bẫy ranh mãnh nào của tham lam, dù của riêng các em hay của những người khác. Các em không được cho phép uy quyền làm tê liệt những cái trí và những quả tim của các em. Theo sau một người khác, dù vĩ đại đến chừng nào, hay trao sự trung thành của người ta vào một học thuyết gây thỏa mãn, sẽ không tạo ra một thế giới hòa bình.
Khi chúng ta rời trường học hay cao đẳng, nhiều người trong chúng ta quẳng đi những quyển sách và dường như cảm thấy rằng chúng ta đã làm xong công việc học hành; và có những người bị kích thích để suy nghĩ sâu thẳm thêm nữa, mà tiếp tục đọc sách và mê đắm điều gì những người khác đã nói, và trở thành nghiện ngập sự hiểu biết. Chừng nào còn có sự tôn sùng của hiểu biết hay kỹ thuật như một phương tiện dẫn đến sự thành công và sự thống trị, phải có sự ganh đua tàn nhẫn, sự hận thù và sự đấu tranh vô tận vì miếng ăn.
Chừng nào sự thành công còn là mục đích của chúng ta, chúng ta không thể xóa sạch sự sợ hãi, bởi vì chắc chắn sự ham muốn của thành công nuôi dưỡng sự sợ hãi của thất bại. Đó là lý do tại sao những người trẻ không nên được dạy dỗ để tôn sùng sự thành công. Hầu hết mọi người đều tìm kiếm sự thành công trong một hình thức này hay một hình thức khác, dù trên sân quần vợt, trong thế giới kinh doanh, hay trong chính trị. Tất cả chúng ta đều ham muốn ở trên đỉnh, và sự ham muốn này tạo ra sự xung đột liên tục trong chính chúng ta và với những người gần bên; nó dẫn đến sự ganh đua, ganh tị, đối địch và cuối cùng kết thúc trong chiến tranh.
Giống như thế hệ già nua, thế hệ trẻ tuổi cũng tìm kiếm sự thành công và sự an toàn; mặc dù thoạt đầu họ có lẽ bất mãn, chẳng mấy chốc họ bắt đầu được kính trọng và sợ hãi khước từ xã hội. Những bức tường của những ham muốn riêng của họ bắt đầu bao bọc họ, và họ tuân phục và chấp nhận sự kiềm chế của uy quyền. Sự bất mãn của họ, mà là chính ngọn lửa của sự thâm nhập, của sự tìm kiếm, của sự hiểu rõ, trở nên tàn lụi và cạn kiệt, và thế vào nó xuất hiện sự ham muốn cho việc làm tốt hơn, một hôn nhân giàu có, một nghề nghiệp thành công, tất cả đều là sự khao khát cho an toàn nhiều hơn.
Không có sự khác biệt cơ bản giữa người già và người trẻ, bởi vì cả hai đều là nô lệ cho những ham muốn và những thỏa mãn riêng của họ. Sự chín chắn không là một vấn đề của tuổi tác, nó hiện diện cùng sự hiểu rõ. Tinh thần mãnh liệt của sự thâm nhập có lẽ dễ dàng hơn cho những người trẻ, bởi vì những người già đã bị vùi dập bởi sống, những xung đột đã làm tơi tả họ và cái chết trong những hình thức khác nhau đang chờ đợi họ. Điều này không có nghĩa rằng họ không thể thâm nhập có ý định, nhưng chỉ vì rằng nó sẽ gian nan cho họ nhiều hơn.
Nhiều người trưởng thành đều không chín chắn và khá ngây ngô, và đây là một nguyên nhân đóng góp vào cả sự hỗn loạn lẫn đau khổ trong thế giới. Chính những người già phải chịu trách nhiệm cho sự khủng hoảng luân lý và kinh tế đang lan tràn; và một trong những yếu ớt bất hạnh của chúng ta là rằng chúng ta muốn những người khác hành động giúp chúng ta và thay đổi cái nguồn của những sống của chúng ta. Chúng ta chờ đợi những người khác cách mạng và xây dựng mới mẻ lại, và chúng ta vẫn còn thụ động cho đến khi chúng ta được bảo đảm về kết quả.
Chính là sự an toàn và thành công mà hầu hết chúng ta đều theo đuổi; và một cái trí đang tìm kiếm sự an toàn, đang khao khát sự thành công, không có thông minh, và vì vậy không thể hành động tổng thể. Có thể có hành động tổng thể chỉ khi nào người ta nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của người ta, những thành kiến thuộc chủng tộc, quốc gia, chính trị và tôn giáo của người ta; đó là, chỉ khi người ta nhận ra rằng những phương cách của cái tôi luôn luôn gây tách rời.
Sống là một cái giếng chứa nhiều nước. Người ta có thể tiếp cận nó bằng một cái xô nhỏ và chỉ lấy được chút xíu nước, hay người ta có thể đến với nó bằng những cái thùng to, lấy được dư thừa nước mà sẽ nuôi dưỡng và duy trì. Trong khi người ta còn trẻ là thời gian để tìm hiểu, để thử nghiệm mọi thứ. Trường học nên giúp đỡ những người trẻ khám phá những năng khiếu và những trách nhiệm của chúng, và không chỉ nhồi nhét vào những cái trí của chúng những sự kiện và hiểu biết kỹ thuật; nó nên là mảnh đất trong đó các em có thể lớn lên hạnh phúc và hợp nhất, không sợ hãi.
Giáo dục đứa trẻ là giúp đỡ em ấy hiểu rõ sự tự do và sự hợp nhất. Muốn có sự tự do phải có trật tự, mà một mình đạo đức có thể trao tặng; và sự hợp nhất xảy ra chỉ khi nào có sự đơn giản vô cùng. Từ vô vàn những phức tạp chúng ta phải phát triển sự đơn giản, chúng ta phải trở nên đơn giản trong sống bên trong của chúng ta và trong những nhu cầu bên ngoài của chúng ta.
Hiện nay sự giáo dục quan tâm đến sự hiệu quả phía bên ngoài, và nó hoàn toàn không quan tâm, hay cố ý biến dạng, bản chất bên trong của con người; nó phát triển chỉ một bộ phận của anh ấy và để bộ phận còn lại trì trệ. Sự hỗn loạn, sự thù hận và sự sợ hãi bên trong của chúng ta luôn luôn thắng thế cấu trúc bên ngoài của xã hội, dù nó được tưởng tượng cao quý ra sao và xây dựng khôn lanh như thế nào. Khi không có loại giáo dục đúng đắn chúng ta hủy diệt lẫn nhau, và sự an toàn thân thể cho mỗi cá thể bị khước từ. Giáo dục học sinh đúng đắn là giúp đỡ em hiểu rõ toàn qui trình của chính em; bởi vì chỉ khi nào có sự hòa hợp của cái trí và quả tim trong hành động hàng ngày thì mới có thể có sự thông minh và sự thay đổi bên trong.
Trong khi truyền đạt thông tin và đào tạo thuộc kỹ thuật, trên tất cả, giáo dục nên khuyến khích một tầm nhìn tổng thể về sự sống; nó nên giúp đỡ học sinh nhận ra và phá vỡ trong chính em ấy tất cả những phân biệt và những thành kiến xã hội, và không khuyến khích sự theo đuổi tham lợi của quyền hành và thống trị. Nó nên khuyến khích loại quan sát đúng đắn về chính mình và đang trải nghiệm sống như một tổng thể, mà không là trao sự quan trọng cho bộ phận, ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi,’ nhưng giúp đỡ cái trí vượt trên và vượt khỏi chính nó để khám phá sự thật.
Tự do hiện diện chỉ trong sự hiểu rõ về chính mình trong những bận rộn hàng ngày của người ta, đó là, trong sự liên hệ của người ta với con người, với những sự vật, với những ý tưởng và với thiên nhiên. Nếu người giáo dục đang giúp đỡ học sinh sống tổng thể, không thể có sự nhấn mạnh cuồng tín hay vô lý trên bất kỳ chặng đường đặc biệt nào của sống. Chính là sự hiểu rõ toàn tiến hành của sự tồn tại mới sáng tạo sự hợp nhất. Khi có hiểu rõ về chính mình, khả năng tạo ra những ảo tưởng kết thúc, và chỉ lúc đó mới có thể cho phép sự thật hay Thượng đế hiện diện.
Những con người phải hợp nhất nếu họ muốn vượt khỏi bất kỳ sự khủng hoảng nào, và đặc biệt là sự khủng hoảng hiện nay của thế giới, mà không bị chia rẽ; vì vậy, đối với những cha mẹ và những giáo viên mà quan tâm thực sự trong giáo dục, vấn đề chính là làm thế nào phát triển một cá thể tổng thể; vì vậy, loại giáo dục đúng đắn có sự quan trọng tột đỉnh, không chỉ cho những người trẻ, nhưng còn cả cho thế hệ già nua nếu họ sẵn lòng học hành và không quá cố chấp trong những phương cách của họ. Cái gì là trong chính chúng ta còn quan trọng nhiều hơn câu hỏi cổ lỗ của dạy dỗ đứa trẻ điều gì, và nếu chúng ta thương yêu con cái của chúng ta chúng ta phải hiểu rõ rằng các em phải có loại người giáo dục đúng đắn.
Dạy học không nên trở thành nghề nghiệp của người chuyên môn. Khi nó như thế, như thông thường xảy ra, tình yêu tan biến; và tình yêu là cốt lõi cho sự tiến hành của sự hợp nhất. Muốn hợp nhất phải có sự tự do khỏi sợ hãi. Tình trạng không sợ hãi mang lại sự độc lập mà không tàn nhẫn, mà không khinh miệt một người khác, và đây là nhân tố cơ bản nhất trong sống. Nếu không có tình yêu chúng ta không thể giải quyết nhiều vấn đề xung đột của chúng ta; nếu không có tình yêu, sự thâu lượm hiểu biết chỉ gia tăng sự hỗn loạn và dẫn đến tự hủy diệt.
Con người hợp nhất sẽ tiếp cận kỹ thuật qua đang trải nghiệm, bởi vì sự thôi thúc sáng tạo tạo ra kỹ thuật riêng của nó – và đó là nghệ thuật vĩ đại nhất. Khi một đứa trẻ có sự thôi thúc sáng tạo để vẽ, em ấy vẽ, em ấy không bận tâm về kỹ thuật. Giống như vậy, con người đang trải nghiệm, và vì vậy đang dạy học, là những giáo viên đúng đắn duy nhất, và họ cũng sáng tạo kỹ thuật riêng của họ.
Điều này nghe ra rất đơn giản, nhưng nó thực sự là một cách mạng cơ bản. Nếu chúng ta suy nghĩ về nó, chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng lạ thường mà nó sẽ tác động vào xã hội. Lúc này hầu hết chúng ta đều bị cuốn trôi tại cái tuổi bốn mươi lăm hay năm mươi bởi sự nô lệ đối với lề thói; qua sự thỏa hiệp, qua sự sợ hãi và sự phục tùng, chúng ta chấm dứt, mặc dù chúng ta tiếp tục đấu tranh trong một xã hội mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu ngoại trừ cho những người mà thống trị nó và được bảo đảm. Nếu giáo viên thấy điều này và chính anh ấy đang trải nghiệm, vậy thì dù tính khí và những khả năng của anh ấy ra sao, sự dạy học của anh ấy sẽ không là một vấn đề của lề thói nhưng sẽ trở thành một dụng cụ của sự trợ giúp.
Muốn hiểu rõ một đứa trẻ chúng ta phải nhìn ngắm em ấy chơi đùa, học hành em trong những tâm trạng khác nhau của em; chúng ta không thể chiếu rọi vào em những thành kiến, những hy vọng và những sợ hãi riêng của chúng ta, hay đúc khuôn em để phù hợp vào những ham muốn của chúng ta. Nếu chúng ta liên tục đang đánh giá em tùy theo những ưa thích và những không ưa thích của chúng ta, chúng ta chắc chắn tạo ra những cản trở và những chướng ngại trong sự liên hệ của chúng ta với em và trong sự liên hệ của em với thế giới. Bất hạnh thay, hầu hết chúng ta đều ham muốn định hình đứa trẻ trong một cách gây thỏa mãn những ảo tưởng và những hành vi đặc biệt riêng của chúng ta; chúng ta tìm được vô số những mức độ của thoải mái và thỏa mãn trong sự sở hữu và thống trị độc đoán của chúng ta.
Chắc chắn, qui trình này không là sự liên hệ, nhưng chỉ là sự áp đặt, và vì vậy điều cốt lõi là phải hiểu rõ sự ham muốn phức tạp và khó thỏa mãn của thống trị. Nó mang nhiều hình thức tinh tế; và trong khía cạnh tự cho là đúng đắn của nó, nó rất cố chấp. Hiểu rõ sự ham muốn của ‘phục vụ’ cùng sự ao ước không ý thức của thống trị là việc khó khăn cực kỳ. Liệu có thể có tình yêu nơi nào có sự sở hữu? Liệu chúng ta có thể hiệp thông cùng những người mà chúng ta tìm kiếm để kiểm soát? Thống trị là sử dụng một người khác cho tự thỏa mãn, và nơi nào có sử dụng một người khác không có tình yêu.
Khi có tình yêu có sự ân cần, không chỉ cho con cái nhưng còn cho mọi con người. Nếu chúng ta không bị tác động sâu thẳm bởi nghi vấn ‘tình yêu’ đó, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được cách giáo dục đúng đắn. Thuần túy đào tạo kỹ thuật, chắc chắn dẫn đến sự tàn nhẫn, và muốn giáo dục những đứa trẻ của chúng ta chúng ta phải nhạy cảm đối với chuyển động tổng thể của sự sống. Điều gì chúng ta suy nghĩ, việc gì chúng ta làm, điều gì chúng ta nói có sự quan trọng vô cùng, bởi vì nó tạo ra môi trường sống, và môi trường sống hoặc giúp đỡ hoặc cản trở đứa trẻ.
Vậy thì, chắc chắn những người chúng ta mà quan tâm đến nghi vấn ‘tình yêu’ này sẽ phải khởi sự hiểu rõ về chính chúng ta và thế là giúp đỡ thay đổi xã hội; chúng ta sẽ khiến cho nó trở thành trách nhiệm trực tiếp của chúng ta để sáng tạo một tiếp cận mới mẻ cho giáo dục. Nếu chúng ta thương yêu con cái của chúng ta, liệu chúng ta sẽ không tìm ra phương cách để kết thúc chiến tranh, hay sao? Nhưng nếu chúng ta chỉ đang sử dụng từ ngữ ‘tình yêu’ mà không có thực chất, vậy thì toàn vấn đề phức tạp của sự đau khổ của con người vẫn còn y nguyên. Phương cách thoát khỏi vấn đề này nằm trong chính chúng ta. Chúng ta phải bắt đầu hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với những người bạn, với thiên nhiên, với những ý tưởng và với những sự vật, bởi vì nếu không có sự hiểu rõ đó không có hy vọng, không có phương cách thoát khỏi sự xung đột và đau khổ.
Nuôi nấng một đứa trẻ đòi hỏi sự chăm sóc và quan sát thông minh. Những chuyên gia và sự hiểu biết của họ không bao giờ có thể thay thế được tình yêu của cha mẹ, nhưng hầu hết mọi cha mẹ lại làm hư hỏng tình yêu đó bởi những sợ hãi và những tham vọng riêng của họ, mà quy định và biến dạng tầm nhìn của đứa trẻ. Thế là, chẳng mấy người chúng ta quan tâm đến tình yêu, nhưng đa phần chúng ta lại kết giao với bề ngoài của tình yêu.
Cấu trúc xã hội và giáo dục hiện nay của chúng ta không giúp đỡ cá thể hướng về sự tự do và hợp nhất, và nếu những phụ huynh có nghiêm túc và khao khát rằng đứa trẻ nên lớn lên cùng khả năng tổng thể nhất của em ấy, họ phải bắt đầu thay đổi sự ảnh hưởng của gia đình và khởi sự sáng tạo những trường học có loại người giáo dục đúng đắn.
Trong bất kỳ phương hướng nào sự ảnh hưởng của gia đình và của trường học phải không được mâu thuẫn, vì vậy cả cha mẹ lẫn giáo viên phải giáo dục lại chính họ. Sự mâu thuẫn thường xuyên tồn tại giữa sống riêng tư của cá thể và sống của em ấy như một thành viên của nhóm, tạo ra một trận chiến liên tục bên trong chính em ấy và những liên hệ của em ấy.
Sự xung đột này được khuyến khích và được nuôi dưỡng qua loại giáo dục sai lầm, và cả những chính phủ lẫn những tôn giáo có tổ chức đều gia tăng sự hỗn loạn bởi những tín điều mâu thuẫn của chúng. Đứa trẻ bị phân chia trong chính em ấy ngay từ khởi đầu, mà sinh ra những thảm họa xã hội và cá nhân.
Nếu những người chúng ta mà thương yêu con cái của chúng ta và thấy sự cấp bách của vấn đề này sẽ trao những cái trí và những quả tim của chúng ta vào nó, vậy thì, dù có lẽ chúng ta có ít người bao nhiêu, qua sự giáo dục đúng đắn và một môi trường tổ ấm thông minh, chúng ta có thể giúp đỡ sáng tạo những con người tổng thể; nhưng nếu, giống như quá nhiều người, chúng ta nhét đầy những quả tim của chúng ta bằng những sự việc ranh mãnh của cái trí, vậy thì chúng ta sẽ tiếp tục thấy con cái của chúng ta bị hủy diệt trong những chiến tranh, trong nghèo khổ, và bởi những xung đột tâm lý riêng của chúng ta.
Sự giáo dục đúng đắn hiện diện cùng sự thay đổi của chính chúng ta. Chúng ta phải giáo dục lại chính chúng ta không được giết chết lẫn nhau bởi vì bất kỳ nguyên nhân nào, dù ngay thẳng đến chừng nào, bởi vì bất kỳ học thuyết nào, dù nó có vẻ hứa hẹn như thế nào cho sự hạnh phúc tương lai của thế giới. Chúng ta phải học hành sống từ bi, mãn nguyện với chút ít, và tìm kiếm sự Tối thượng, bởi vì chỉ như thế mới có thể có sự cứu rỗi thực sự của con người.
Education and the Significance of Life
Lời dịch: Ông Không
CHƯƠNG II
LOẠI GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN
Người dốt nát không là người không có học thức, nhưng anh ấy là người không hiểu rõ về chính anh ấy, và người có học thức là người dốt nát khi anh ấy phụ thuộc vào những quyển sách, vào sự hiểu biết và vào uy quyền để trao cho anh ấy sự hiểu rõ. Sự hiểu rõ hiện diện chỉ qua hiểu rõ về chính mình, mà là nhận biết được qui trình tổng thể thuộc tâm lý của người ta. Vì vậy, giáo dục, trong ý nghĩa thực sự của nó, là hiểu rõ về chính người ta, bởi vì chính là phía bên trong mỗi người chúng ta mà tổng thể của sự tồn tại được tập hợp.
Hiện nay điều gì chúng ta gọi là giáo dục chỉ là một vấn đề của tích lũy thông tin và hiểu biết từ những quyển sách, mà bất kỳ người nào biết đọc đều có thể làm được. Giáo dục như thế cống hiến một hình thức tinh tế của tẩu thoát khỏi chính chúng ta và, giống như tất cả những tẩu thoát, chắc chắn nó tạo ra sự đau khổ chồng chất. Sự xung đột và hỗn loạn sinh ra từ sự liên hệ sai lầm riêng của chúng ta với những con người, những sự vật và những ý tưởng, và nếu chúng ta không hiểu rõ sự liên hệ đó và thay đổi nó, thuần túy học hành, thâu lượm những dữ kiện, và kiếm được những kỹ năng khác nhau, chỉ có thể dẫn đến sự hỗn loạn và hủy diệt sâu thẳm.
Như hiện nay xã hội được tổ chức, chúng ta đưa con cái đến trường để học hành kỹ thuật nào đó và cuối cùng nhờ vào đó chúng có thể kiếm sống. Ưu tiên nhất, chúng ta muốn biến đứa trẻ thành một người chuyên môn, hy vọng nhờ đó cho em một vị trí an toàn thuộc kinh tế. Nhưng liệu sự vun đắp của một kỹ thuật có thể giúp đỡ chúng ta hiểu rõ về chính chúng ta?
Chắc chắn trong khi rất cần thiết phải biết đọc và biết viết, và học hành ngành kỹ sư hay nghề nghiệp nào đó, liệu kỹ thuật sẽ trao tặng chúng ta khả năng để hiểu rõ sống? Rõ ràng, kỹ thuật là thứ phụ; và nếu kỹ thuật là việc duy nhất mà chúng ta đang cố gắng, chắc chắn chúng ta đang chối từ cái gì đó mà là phần vĩ đại hơn của sống.
Sống là đau khổ, hân hoan, vẻ đẹp, xấu xí, tình yêu, và khi chúng ta hiểu rõ nó như một tổng thể, tại mọi mức độ, sự hiểu rõ đó sáng tạo kỹ thuật riêng của nó. Nhưng điều ngược lại không đúng thực: kỹ thuật không bao giờ có thể mang lại sự hiểu rõ sáng tạo.
Giáo dục hiện nay đã thất bại hoàn toàn bởi vì nó đã quá nhấn mạnh vào kỹ thuật. Trong quá nhấn mạnh vào kỹ thuật, chúng ta hủy diệt con người. Vun đắp khả năng và hiệu quả mà không hiểu rõ về sống, mà không có một nhận biết tổng thể về những phương cách của sự suy nghĩ và sự ham muốn, sẽ chỉ khiến cho chúng ta trở thành tàn nhẫn thêm, mà là gây ra chiến tranh và hủy hoại sự an toàn thuộc thân thể của chúng ta. Sự vun đắp loại trừ của kỹ thuật đã sản sinh những người khoa học, những người toán học, những người xây dựng cầu cống, những người chinh phục không gian; nhưng liệu họ hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của sự sống? Liệu có bất kỳ người chuyên môn nào trải nghiệm sự sống như một tổng thể? Chỉ khi nào anh ấy không còn là một người chuyên môn.
Sự tiến bộ thuộc công nghệ có giải quyết những loại vấn đề nào đó cho những người nào đó tại một mức độ, nhưng nó lại tạo ra những vấn đề sâu thẳm hơn và nghiêm trọng hơn. Sống tại một mức độ, không quan tâm đến sự tiến hành tổng thể của sự sống, là mời mọc sự đau khổ và sự thoái hóa. Sự đòi hỏi cốt lõi và vấn đề cấp bách nhất cho mỗi cá thể là phải có một hiểu rõ tổng thể về sự sống, mà sẽ giúp đỡ anh ấy có thể gặp gỡ những phức tạp luôn gia tăng của nó.
Sự hiểu biết công nghệ, dù cần thiết ra sao, sẽ không thể giải quyết những áp lực và những xung đột bên trong, thuộc tâm lý của chúng ta; và do bởi chúng ta đã thâu lượm sự hiểu biết công nghệ mà không hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của sống nên công nghệ đã trở thành một phương tiện hủy diệt chúng ta. Cái người mà biết làm thế nào để tách rời nguyên tử nhưng không có tình yêu trong quả tim của anh ấy trở thành một quái vật.
Chúng ta chọn lựa một nghề nghiệp tùy theo những khả năng của chúng ta; nhưng liệu sự theo đuổi một nghề nghiệp khiến cho chúng ta thoát khỏi sự xung đột và hỗn loạn? Hình thức đào tạo kỹ thuật nào đó có vẻ cần thiết; nhưng khi chúng ta đã trở thành những kỹ sư, những người vật lý, những người kế toán – tiếp theo cái gì? Liệu sự thực hành một nghề nghiệp là sự thành tựu của sống? Với hầu hết chúng ta, rõ ràng nó là như thế. Những nghề nghiệp khác nhau của chúng ta có lẽ khiến cho chúng ta bận tâm phần lớn sống của chúng ta; nhưng chính những vật dụng mà chúng ta sản xuất và quá mê đắm đang gây ra sự hủy diệt và đau khổ. Những thái độ và những giá trị của chúng ta khiến cho những nghề nghiệp và những vật dụng đó trở thành những dụng cụ của ganh tị, cay đắng và hận thù.
Nếu không hiểu rõ về chính chúng ta, nghề nghiệp thuần túy chỉ dẫn đến sự tuyệt vọng, cùng những tẩu thoát không thể tránh khỏi của nó qua tất cả mọi loại hoạt động ranh mãnh. Kỹ thuật mà không có sự hiểu rõ chỉ dẫn đến thù địch và nhẫn tâm, mà chúng ta che đậy nó bằng những từ ngữ du dương. Nhấn mạnh kỹ thuật và trở thành những thực thể hiệu quả có giá trị gì nếu kết quả là sự hủy diệt lẫn nhau? Sự tiến bộ công nghệ của chúng ta là kỳ diệu, nhưng nó chỉ gia tăng những quyền hành để hủy diệt lẫn nhau của chúng ta, và có nạn đói lẫn đau khổ trong mọi mảnh đất. Chúng ta không là những con người hạnh phúc và hòa bình.
Khi chức năng là quan trọng nhất, sống trở thành tối tăm và nhàm chán, một thói quen máy móc và cằn cỗi và thế là chúng ta tẩu thoát vào loại giải trí nào đó. Sự tích lũy của những dữ kiện và sự phát triển của khả năng, mà chúng ta gọi là giáo dục, đã tước đoạt chúng ta khỏi sự phong phú của sống và hành động tổng thể. Do bởi chúng ta không hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của sự sống nên chúng ta mới bám vào khả năng và hiệu quả, mà vì vậy đảm đương sự quan trọng nhất. Nhưng cái tổng thể không thể được hiểu rõ qua cái bộ phận; nó có thể được hiểu rõ chỉ qua hành động và trải nghiệm.
Một nhân tố khác trong sự vun đắp của kỹ thuật là nó trao tặng chúng ta một ý thức của an toàn, không chỉ thuộc kinh tế, nhưng còn cả thuộc tâm lý nữa. Nó làm yên tâm khi biết rằng chúng ta có khả năng và hiệu quả. Biết rằng chúng ta có thể chơi đàn dương cầm hay xây dựng một căn nhà cho chúng ta một cảm thấy của sức sống, của sự độc lập hung hăng; nhưng nhấn mạnh vào khả năng bởi vì một ham muốn cho an toàn thuộc tâm lý là khước từ sự phong phú của sự sống. Nội dung tổng thể của sự sống không bao giờ có thể được hoạch định trước, nó phải được trải nghiệm mới mẻ lại từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc; nhưng chúng ta sợ hãi cái không biết được, và thế là chúng ta tự thiết lập cho chính chúng ta những khu vực thuộc tâm lý của sự an toàn trong hình thức của những hệ thống, những kỹ thuật và những niềm tin. Chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm sự an toàn phía bên trong, sự tiến hành tổng thể của sống không thể được hiểu rõ.
Loại giáo dục đúng đắn, trong khi khuyến khích sự học hành một kỹ thuật, nên thành tựu cái gì đó mà quan trọng nhiều lắm: nó nên khuyến khích con người trải nghiệm sự tiến hành tổng thể của sự sống. Chính là đang trải nghiệm này sẽ giúp cho khả năng và kỹ thuật được đặt vào vị trí đúng đắn của chúng. Nếu người ta thực sự có điều gì đó để nói, chính đang nói về nó sáng tạo kiểu cách riêng của nó; nhưng học hành một kiểu cách mà không trải nghiệm bên trong chỉ có thể dẫn đến sự giả tạo.
Khắp thế giới, những kỹ sư đang điên cuồng thiết kế những máy móc mà không cần đến con người điều khiển chúng. Trong một sống hầu như vận hành toàn bộ bởi những cái máy, những con người sẽ trở thành cái gì? Chúng ta sẽ có càng lúc càng nhiều nhàn rỗi hơn mà không biết tận dụng nó như thế nào một cách thông minh, và chúng ta sẽ tìm kiếm sự tẩu thoát qua hiểu biết, qua những vui chơi hèn hạ, hay qua những lý tưởng.
Tôi tin rằng vô số sách đã được viết về những lý tưởng giáo dục, tuy nhiên chúng ta lại hoang mang nhiều hơn chưa bao giờ trước kia. Không có phương pháp để giáo dục một đứa trẻ sống hợp nhất và tự do. Chừng nào chúng ta còn quan tâm đến những nguyên tắc, những lý tưởng và những phương pháp, chúng ta không đang giúp đỡ cá thể được tự do khỏi hoạt động tự cho mình là trung tâm riêng của anh ấy cùng tất cả những sợ hãi và những xung đột của nó.
Những lý tưởng và những bản thiết kế cho một nơi Không tưởng hoàn hảo sẽ không bao giờ tạo ra sự thay đổi cơ bản của quả tim, mà là cốt lõi nếu muốn có một kết thúc cho chiến tranh và sự hủy diệt toàn cầu. Những lý tưởng không thể thay đổi những giá trị hiện nay của chúng ta: chúng có thể được thay đổi chỉ bằng loại giáo dục đúng đắn, mà là ấp ủ sự hiểu rõ về cái gì là.
Khi chúng ta đang làm việc cùng nhau cho một lý tưởng, cho tương lai, chúng ta định hình những cá thể tùy theo ý tưởng của chúng ta về tương lai đó; chúng ta không quan tâm đến con người nhưng lại quan tâm đến ý tưởng của chúng ta về họ nên là gì. Nên là gì này trở thành quan trọng đối với chúng ta hơn là cái gì là, mà là cá thể cùng những phức tạp của anh ấy. Nếu chúng ta bắt đầu hiểu rõ cá thể một cách trực tiếp thay vì quan sát anh ấy qua bức màn của chúng ta suy nghĩ anh ấy nên là gì, vậy thì chúng ta quan tâm đến cái gì là. Vậy thì, chúng ta không còn muốn thay đổi cá thể thành cái gì khác nữa; quan tâm duy nhất của chúng ta là giúp đỡ anh ấy hiểu rõ về chính anh ấy, và trong việc này không có động cơ hay kiếm được thuộc cá nhân. Nếu chúng ta hoàn toàn nhận biết cái gì là, chúng ta sẽ hiểu rõ nó và thế là được tự do khỏi nó; nhưng muốn nhận biết chúng ta là gì, chúng ta phải không còn nỗ lực vì cái gì đó mà chúng ta không là.
Những lý tưởng không có vị trí trong giáo dục bởi vì chúng ngăn cản sự hiểu rõ về hiện tại. Chắc chắn, chúng ta có thể nhận biết cái gì là chỉ khi nào chúng ta không tẩu thoát vào tương lai. Hướng tới tương lai, nỗ lực vì một lý tưởng, thể hiện sự trì trệ của cái trí và một ham muốn để lẩn trốn hiện tại.
Sự theo đuổi của một Không tưởng được thiết kế không là một phủ nhận của sự tự do và sự hợp nhất của cá thể, hay sao? Khi người ta tuân theo một lý tưởng, một khuôn mẫu, khi người ta có một công thức cho cái gì nên là, liệu người ta không sống một sống tự động, rất giả tạo, hay sao? Chúng ta cần, không phải những người lý tưởng hay những thực thể có một cái trí máy móc, nhưng những con người tổng thể mà thông minh và tự do. Chỉ có một bản thiết kế cho một xã hội hoàn hảo là tranh luận và đấu tranh cho cái gì nên là trong khi bỏ quên cái gì là.
Nếu những con người là những thực thể máy móc, những cái máy tự động, vậy thì tương lai sẽ có thể tiên đoán được và những kế hoạch cho một Không tưởng hoàn hảo có thể được thiết kế; vậy thì chúng ta sẽ có thể lập kế hoạch cẩn thận về một xã hội tương lai và làm việc hướng về nó. Nhưng những con người không là những cái máy để được định hình tùy theo một khuôn mẫu được xác định.
Giữa lúc này và tương lai có một khoảng trống vô biên mà trong đó những ảnh hưởng đang vận hành vào mỗi người chúng ta, và trong hy sinh hiện tại cho tương lai chúng ta đang theo đuổi một phương tiện sai lầm đến một kết thúc đúng đắn. Nhưng phương tiện khẳng định kết thúc; và ngoài ra, chúng ta là ai để quyết định con người nên là gì? Dựa vào uy quyền nào mà chúng ta tìm kiếm để đúc khuôn anh ấy tùy theo một khuôn mẫu đặc biệt, được học hành từ những quyển sách nào đó hay được khẳng định bởi những tham vọng, những hy vọng và những sợ hãi riêng của chúng ta?
Loại giáo dục đúng đắn không quan tâm đến bất kỳ học thuyết nào, dù nó có lẽ hứa hẹn một Không tưởng tương lai ra sao: nó không được đặt nền tảng trên bất kỳ hệ thống nào, dù được suy nghĩ tỉ mỉ ra sao. Nó cũng không là một phương tiện của quy định cá thể trong cách đặc biệt nào đó. Giáo dục trong ý nghĩa thực sự đang giúp đỡ cá thể chín chắn và tự do, nở hoa trọn vẹn trong tình yêu và tốt lành. Đó là điều gì chúng ta nên quan tâm, và không phải quan tâm đến định hình đứa trẻ tùy theo khuôn mẫu lý tưởng nào đó.
Bất kỳ phương pháp nào mà phân loại đứa trẻ tùy theo tánh nết và năng khiếu chỉ nhấn mạnh những khác biệt của chúng; nó nuôi dưỡng sự thù hận, khuyến khích những phân chia trong xã hội và không giúp đỡ phát triển những con người tổng thể. Chắc chắn rằng không có bất kỳ phương pháp hay hệ thống nào có thể trao tặng loại giáo dục đúng đắn, và sự trung thành nghiêm ngặt vào một phương pháp đặc biệt thể hiện sự trì trệ về phía người giáo dục. Chừng nào giáo dục còn được đặt nền tảng trên những nguyên tắc cũ kỹ, nó có thể sản sinh những người đàn ông hay phụ nữ hiệu quả, nhưng nó không thể sản sinh những con người sáng tạo.
Chỉ tình yêu có thể tạo ra sự hiểu rõ về một người khác. Nơi nào có tình yêu liền có sự hiệp thông tức khắc cùng người còn lại, trên cùng mức độ và tại cùng thời điểm. Do bởi chính chúng ta quá khô khan, trống rỗng, và không có tình yêu nên chúng ta đã cho phép chính phủ và những hệ thống đảm đương sự giáo dục con cái của chúng ta và sự định hướng những sống của chúng ta; nhưng những chính phủ muốn những chuyên viên hiệu quả, không phải những con người, bởi vì những con người trở thành nguy hiểm đối với những chính phủ – và cũng cả đối với những tôn giáo có tổ chức nữa. Đó là lý do tại sao những chính phủ và những tôn giáo có tổ chức tìm kiếm để kiểm soát sự giáo dục.
Sự sống không thể bị chuyển thành tuân phục vào một hệ thống, nó không thể bị ép buộc vào một cái khung dù được tưởng tượng cao cả biết chừng nào; và một cái trí chỉ được đào tạo trong sự hiểu biết thuộc sự kiện không thể gặp gỡ sự sống cùng sự đa dạng của nó, sự tinh tế của nó, những chiều sâu và những chiều cao của nó. Khi chúng ta đào tạo con cái của chúng ta tùy theo một phương pháp của sự suy nghĩ hay một môn học đặc biệt, khi chúng ta dạy bảo các em suy nghĩ phía bên trong những phân chia thuộc bộ phận, chúng ta cản trở các em không phát triển thành những con người tổng thể, và thế là các em không thể suy nghĩ một cách thông minh, mà là gặp gỡ sự sống như một tổng thể.
Chức năng tột đỉnh của sự giáo dục là sáng tạo một cá thể hợp nhất mà có thể hiệp thông cùng sự sống như một tổng thể. Những người lý tưởng, giống như những người chuyên môn, không quan tâm đến tổng thể, nhưng chỉ quan tâm đến một bộ phận. Không thể có sự hợp nhất nếu người ta còn đang theo đuổi một khuôn mẫu lý tưởng của hành động; và hầu hết những giáo viên mà là những người lý tưởng đã gạt bỏ tình yêu, họ có những cái trí cằn cỗi và những quả tim khô khan. Muốn học hành về một đứa trẻ, người ta phải tỉnh táo, cảnh giác, tự nhận biết, và việc này cần đến tình yêu và thông minh còn to tát hơn là khuyến khích đứa trẻ tuân phục một lý tưởng.
Một chức năng khác của giáo dục là sáng tạo những giá trị mới mẻ. Chỉ gieo trồng những giá trị đang tồn tại trong cái trí của đứa trẻ, khiến cho em tuân phục vào những lý tưởng, là quy định em mà không thức dậy sự thông minh của em. Sự giáo dục liên quan mật thiết đến sự khủng hoảng hiện nay của thế giới, và người giáo dục mà thấy những nguyên nhân của sự hỗn loạn toàn cầu này nên tự hỏi chính anh ấy làm thế nào để thức dậy sự thông minh trong em học sinh, do đó giúp đỡ thế hệ kế tiếp không tạo ra sự xung đột và thảm họa thêm nữa. Anh ấy phải trao tất cả sự suy nghĩ của anh ấy, tất cả tình yêu và sự chăm sóc của anh ấy đến sự sáng tạo của môi trường đúng đắn và đến sự phát triển của hiểu rõ, để cho khi đứa trẻ lớn lên em sẽ có thể giải đáp thông minh những vấn đề của con người mà em gặp phải. Nhưng muốn thực hiện việc này, người giáo dục phải tự hiểu rõ về chính anh ấy thay vì ỷ lại vào những học thuyết, những hệ thống và những niềm tin.
Chúng ta hãy đừng suy nghĩ dựa vào những nguyên tắc và những lý tưởng, nhưng hãy quan tâm đến những sự việc như chúng là; bởi vì do bởi sự quan tâm đến cái gì là mới thức dậy sự thông minh, và sự thông minh của người giáo dục còn quan trọng hơn sự hiểu biết của anh ấy về một phương pháp giáo dục mới. Khi người ta tuân theo một phương pháp, thậm chí nếu nó được suy nghĩ kỹ càng bởi một con người thông minh và ân cần, phương pháp đó trở nên rất quan trọng, và các em chỉ quan trọng khi chúng phù hợp trong nó. Người ta đo lường và phân loại đứa trẻ, và tiếp theo tiến tới để giáo dục em ấy tùy theo bảng phân loại nào đó. Qui trình giáo dục này có lẽ tiện lợi cho người giáo viên, nhưng không sự thực hành của một hệ thống nào và cũng không sự độc đoán của quan điểm và học hành nào có thể tạo ra một con người hợp nhất.
Loại giáo dục đúng đắn cốt ở sự hiểu rõ đứa trẻ như em ấy là mà không áp đặt vào em ấy một lý tưởng của cái gì chúng ta nghĩ em ấy nên là. Bao bọc em ấy trong cái khung của một lý tưởng là khuyến khích em ấy tuân phục, mà nuôi dưỡng sự sợ hãi và sản sinh trong em một xung đột liên tục giữa cái gì em ấy là và cái gì em ấy nên là; và tất cả những xung đột bên trong đều có những thể hiện bên ngoài của chúng trong xã hội. Những lý tưởng là một cản trở thực sự cho sự hiểu rõ của chúng ta về đứa trẻ và cho sự hiểu rõ của đứa trẻ về chính em.
Một phụ huynh thực sự mong muốn hiểu rõ người con không quan sát em qua bức màn của một lý tưởng. Nếu anh ấy thương yêu đứa trẻ, anh ấy nhìn ngắm em, anh ấy học hành những tánh nết của em, những tâm trạng và những khuynh hướng của em. Chỉ khi nào người ta cảm thấy không có tình yêu cho đứa trẻ thì người ta mới áp đặt vào em ấy một lý tưởng, bởi vì lúc đó chính những tham vọng của người ta đang cố gắng thành tựu nơi em, đang muốn em trở thành người này hay người kia. Nếu người ta thương yêu, không phải lý tưởng, nhưng đứa trẻ, vậy thì có thể giúp đỡ em hiểu rõ về chính em như em là.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ nói dối, có ích lợi gì đâu khi đặt trước em lý tưởng của sự thật? Người ta phải tìm ra tại sao em đang nói dối. Muốn giúp đỡ đứa trẻ, người ta phải dành ra thời gian để học hành và quan sát em, mà đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu và ân cần; nhưng khi người ta không có tình yêu, không có sự hiểu rõ, vậy thì người ta ép buộc em vào một khuôn mẫu của hành động mà chúng ta gọi là lý tưởng.
Những lý tưởng là một tẩu thoát thuận tiện, và giáo viên mà tuân theo chúng không thể hiểu rõ những em học sinh và tiếp xúc cùng các em một cách thông minh; đối với anh ấy, lý tưởng tương lai, cái gì nên là, còn quan trọng hơn đứa trẻ hiện tại. Sự theo đuổi một lý tưởng loại trừ tình yêu, và nếu không có tình yêu không vấn đề nào của con người có thể được giải quyết.
Nếu giáo viên thuộc loại đúng đắn, anh ấy sẽ không phụ thuộc vào một phương pháp, nhưng sẽ học hành mỗi học sinh riêng biệt. Trong sự liên hệ của chúng ta cùng những em học sinh và những người trẻ tuổi, chúng ta không đang giao du với những dụng cụ máy móc mà có thể được sửa chữa mau lẹ, nhưng với những con người đang sống mà dễ bị ảnh hưởng, hay thay đổi, nhạy cảm, sợ sệt, dễ xúc động; và muốn tiếp xúc các em, chúng ta phải có sự hiểu rõ vô hạn, sức mạnh của kiên nhẫn và tình yêu. Khi chúng ta không có những thứ này, chúng ta nương nhờ những chữa trị dễ dàng và nhanh chóng và hy vọng có những kết quả tuyệt vời và tự động. Nếu chúng ta không tỉnh táo, cứ máy móc trong những thái độ và những hành động của chúng ta; chúng ta đấu tranh hèn nhát với bất kỳ đòi hỏi nào – mà đang cản trở và không thể được gặp gỡ bởi một phản ứng tự động – bắt buộc chúng ta phải thực hiện, và đây là một trong những khó khăn chính của chúng ta trong giáo dục.
Đứa trẻ là kết quả của cả quá khứ lẫn hiện tại và vì vậy đã bị quy định sẵn. Nếu chúng ta chuyển tải nền quá khứ của chúng ta sang em ấy, chúng ta tiếp tục cả tình trạng bị quy định riêng của em lẫn của chúng ta. Có sự thay đổi cơ bản chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ tình trạng bị quy định riêng của chúng ta và được tự do khỏi nó. Bàn luận điều gì nên là loại giáo dục đúng đắn trong khi chính chúng ta bị quy định là hoàn toàn vô lý.
Trong khi đứa trẻ còn bé, dĩ nhiên chúng ta phải bảo vệ em không bị hư hại phần thân thể và giúp đỡ em không cảm thấy bất an phần thân thể, nhưng bất hạnh thay chúng ta không ngừng lại ở đó; chúng ta muốn định hình những cách suy nghĩ và cảm thấy của em, chúng ta muốn đúc khuôn em tùy theo những khao khát và những ý định riêng của chúng ta. Chúng ta tìm kiếm để thành tựu chính chúng ta trong những đứa trẻ của chúng ta, để tiếp tục chính chúng ta qua các em. Chúng ta dựng lên những bức tường quanh các em, quy định chúng bởi những niềm tin và những học thuyết, những sợ hãi và những hy vọng – và sau đó chúng ta khóc lóc và cầu nguyện khi các em bị giết chết hay tàn phế trong những chiến tranh, hay nếu không thì khiến cho các em phải chịu đựng đau khổ bởi những trải nghiệm của sống.
Những trải nghiệm như thế không tạo ra sự tự do; ngược lại, chúng củng cố ý muốn của cái tôi. Cái tôi được tạo thành bởi một chuỗi những phản ứng bành trướng và phòng vệ, và sự thành tựu của nó luôn luôn ở trong những chiếu rọi và những đồng hóa gây thỏa mãn riêng của nó. Chừng nào chúng ta còn diễn giải trải nghiệm dựa vào cái ngã, ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi,’ chừng nào ‘cái tôi,’ cái vị kỷ, còn tự duy trì chính nó qua những phản ứng của nó, trải nghiệm không thể được tự do khỏi xung đột, hỗn loạn và đau khổ. Sự tự do hiện diện chỉ khi nào người ta hiểu rõ những phương cách của cái tôi, người trải nghiệm. Chỉ khi nào cái tôi, cùng những phản ứng tích lũy của nó, không là người trải nghiệm, trải nghiệm đó đảm nhận một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn và trở thành sự sáng tạo.
Nếu chúng ta muốn giúp đỡ đứa trẻ được tự do khỏi những phương cách của cái tôi, mà gây ra quá nhiều đau khổ, vậy thì mỗi người chúng ta nên khởi sự thay đổi sâu thẳm thái độ và sự liên hệ của anh ấy với đứa trẻ. Những phụ huynh và những người giáo dục, qua sự suy nghĩ và cách cư xử riêng của họ, có thể giúp đỡ đứa trẻ được tự do và nở hoa trong tình yêu và tốt lành.
Sự giáo dục như hiện nay nó là, không cách nào khuyến khích sự hiểu rõ về những khuynh hướng được thừa hưởng và những ảnh hưởng môi trường mà quy định cái trí và quả tim và nuôi dưỡng sự sợ hãi, và vì vậy nó không giúp đỡ chúng ta phá vỡ những quy định này và sáng tạo một con người hợp nhất. Bất kỳ hình thức nào của sự giáo dục mà liên quan đến một bộ phận và không phải đến tổng thể của con người chắc chắn đều dẫn đến sự xung đột và đau khổ chồng chất.
Chỉ trong sự tự do cá thể thì tình yêu và tốt lành mới có thể nở hoa; và loại giáo dục đúng đắn, một mình nó, có thể trao tặng sự tự do này. Sự tuân phục vào xã hội hiện nay cũng như sự hứa hẹn của một Không tưởng tương lai không bao giờ có thể trao tặng cho cá thể sự thấu triệt đó mà nếu không có nó anh ấy liên tục đang tạo ra những vấn đề.
Loại người giáo dục đúng đắn, bởi vì thấy bản chất bên trong của sự tự do, giúp đỡ mỗi học sinh riêng biệt quan sát và hiểu rõ những áp đặt và những giá trị được chiếu rọi riêng của em; anh ấy giúp đỡ đứa trẻ nhận biết được những ảnh hưởng bị quy định quanh em, và những ham muốn riêng của em, cả hai đều giới hạn cái trí của em và nuôi dưỡng sự sợ hãi; anh ấy giúp đỡ đứa trẻ, khi em đến tuổi trưởng thành, quan sát và hiểu rõ về chính em trong liên hệ với tất cả những sự vật sự việc, bởi vì chính sự khao khát tự thành tựu mới tạo ra đau khổ và xung đột vô tận.
Chắc chắn, có thể giúp đỡ cá thể nhận biết những giá trị vĩnh cửu của sống, mà không bị quy định. Một số người có lẽ nói rằng sự phát triển tổng thể này của cá thể sẽ dẫn đến sự hỗn loạn; nhưng liệu sẽ như thế sao? Đã có sẵn sự hỗn loạn trong thế giới rồi, và nó đã tồn tại bởi vì cá thể đã không được giáo dục để hiểu rõ về chính anh ấy. Trong khi anh ấy đã được trao tặng sự tự do giả tạo nào đó, anh ấy cũng đã được dạy bảo phải tuân phục, chấp nhận những giá trị đang tồn tại.
Chống lại khuôn mẫu này, nhiều người đang nổi loạn; nhưng bất hạnh thay, sự nổi loạn của họ chỉ là một phản ứng đang tự tìm kiếm, mà chỉ làm tối tăm thêm sự tồn tại của chúng ta. Người giáo dục đúng đắn, nhận biết khuynh hướng của cái trí đối với sự phản ứng, giúp đỡ học sinh thay đổi những giá trị hiện nay, không phải từ sự phản ứng chống lại chúng, nhưng qua sự hiểu rõ về tiến hành tổng thể của sự sống. Đồng hợp tác tổng thể giữa con người và con người không thể xảy ra nếu không có sự hợp nhất mà sự giáo dục đúng đắn có thể giúp đỡ để thức dậy trong cá thể.
Tại sao chúng ta quá chắc chắn rằng chúng ta hay thế hệ sắp tới, qua loại giáo dục đúng đắn, không thể sáng tạo một thay đổi cơ bản trong sự liên hệ của con người? Chúng ta đã không bao giờ thử nó; và bởi vì dường như hầu hết chúng ta đều sợ hãi loại giáo dục đúng đắn, chúng ta không có ý định thử nó. Nếu không thực sự thâm nhập toàn nghi vấn này, chúng ta khẳng định rằng bản chất con người không thể được thay đổi, chúng ta chấp nhận những sự việc như chúng là và khuyến khích đứa trẻ phù hợp vào xã hội hiện nay; chúng ta quy định em vào những cách sống hiện nay của chúng ta, và hy vọng cho điều tốt lành nhất. Nhưng liệu sự tuân phục vào những giá trị hiện nay như thế, mà dẫn đến chiến tranh và nghèo khổ, có thể được công nhận là giáo dục?
Chúng ta sẽ không tự lừa dối chính chúng ta rằng tình trạng bị quy định sẽ dẫn đến thông minh và hạnh phúc. Nếu chúng ta vẫn còn sợ hãi, dửng dưng, không ân cần, không hy vọng, nó có nghĩa rằng chúng ta thực sự không quan tâm đến sự khuyến khích cá thể nở hoa trọn vẹn trong tình yêu và tốt lành, nhưng lại ưa thích tiếp tục những đau khổ mà chính chúng ta đã tự chồng chất và cá thể cũng là một bộ phận của nó.
Quy định học sinh phải chấp nhận môi trường sống hiện nay chắc chắn là quá dốt nát. Nếu chúng ta không tự nguyện sáng tạo một thay đổi cơ bản trong giáo dục, chúng ta phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự tiếp tục của hỗn loạn và đau khổ; và cuối cùng khi cách mạng đẫm máu và tàn nhẫn nào đó xảy ra, chắc chắn nó sẽ chỉ trao cơ hội cho một nhóm người để trục lợi và độc ác. Mỗi nhóm nắm quyền hành phát triển những phương tiện riêng của sự đàn áp, dù qua sự thuyết phục tâm lý hay qua sức mạnh vũ phu.
Vì những lý do công nghiệp và chính trị, kỷ luật đã trở thành một nhân tố quan trọng trong cấu trúc xã hội hiện nay, và do bởi sự ham muốn của chúng ta để được an toàn tâm lý nên chúng ta mới chấp nhận và thực hiện những hình thức khác nhau của kỷ luật. Kỷ luật bảo đảm một kết quả, và đối với chúng ta kết quả còn quan trọng nhiều hơn phương tiện; nhưng phương tiện khẳng định kết quả.
Một trong những nguy hiểm của kỷ luật là rằng, hệ thống trở thành quan trọng nhiều hơn những con người được bao bọc trong nó. Vậy là, kỷ luật trở thành một thay thế cho tình yêu, và do bởi những quả tim của chúng ta bị trống rỗng nên chúng ta mới bám vào kỷ luật. Tự do không bao giờ có thể hiện diện qua kỷ luật, qua kháng cự; tự do không là một mục đích, một kết thúc phải đạt được. Tự do là tại khởi đầu, không tại khúc cuối, nó sẽ không được tìm ra trong lý tưởng xa xôi nào đó.
Tự do không có nghĩa tạo cơ hội cho tự thỏa mãn hay gạt đi sự ân cần với những người khác. Người giáo viên chân thật sẽ bảo vệ các em học sinh và giúp đỡ chúng trong mọi cách có thể được để thực hiện việc này nếu chính anh ấy không quá nghiện ngập một học thuyết, nếu trong bất kỳ cách nào chính anh ấy không tín điều hay đang tự tìm kiếm.
Nhạy cảm không bao giờ có thể được thức dậy qua sự ép buộc. Người ta có thể ép buộc một đứa trẻ phải yên lặng phía bên ngoài, nhưng người ta đã không đối diện với sự kiện mà đang khiến cho em ấy ương ngạnh, hỗn hào, và vân vân. Sự ép buộc nuôi dưỡng hận thù và sợ hãi. Phần thưởng và hình phạt trong bất kỳ hình thức nào chỉ khiến cho cái trí quy phục và đờ đẫn; và nếu đây là điều gì chúng ta khao khát, vậy thì giáo dục qua sự ép buộc là một cách hoàn hảo để thực hiện.
Nhưng giáo dục như thế không thể giúp đỡ chúng ta hiểu rõ đứa trẻ, nó cũng không thể sáng tạo một môi trường xã hội đúng đắn mà trong đó sự phân chia và hận thù sẽ không còn tồn tại. Trong tình yêu đứa trẻ, giáo dục đúng đắn được hàm ý. Nhưng hầu hết chúng ta đều không thương yêu con cái của chúng ta; chúng ta nuôi tham vọng cho chúng – mà có nghĩa rằng chúng ta có tham vọng cho chính chúng ta. Bất hạnh thay, chúng ta quá bị ám ảnh bởi những bận rộn của cái trí đến độ chúng ta chẳng có bao nhiêu thời gian lưu tâm đến những nhắc nhở của quả tim. Rốt cuộc, kỷ luật hàm ý kháng cự, và liệu sự kháng cự sẽ sáng tạo tình yêu? Kỷ luật chỉ có thể thiết lập những bức tường quanh chúng ta; nó luôn luôn loại trừ, luôn luôn dẫn đến xung đột. Kỷ luật không góp phần cho sự hiểu rõ; bởi vì sự hiểu rõ hiện diện cùng sự quan sát, cùng sự thâm nhập mà trong đó tất cả mọi thành kiến đều được xóa sạch.
Kỷ luật là một cách dễ dàng để kiểm soát đứa trẻ, nhưng nó không giúp đỡ em ấy hiểu rõ những vấn đề được bao hàm trong đang sống. Hình thức của ép buộc nào đó, sự kỷ luật của phần thưởng và hình phạt, có lẽ cần thiết để duy trì trật tự và sự yên lặng bề ngoài trong số những học sinh chen chúc tập hợp cùng nhau trong một lớp học; nhưng với người giáo dục đúng đắn cùng một vài học sinh, liệu bất kỳ đàn áp nào, được lịch sự gọi là kỷ luật, sẽ được cần đến? Nếu những lớp học khá nhỏ, giáo viên có thể trao sự chú ý trọn vẹn của anh ấy vào mỗi em, quan sát và giúp đỡ em, vậy thì ép buộc hay thống trị trong bất kỳ hình thức nào chắc chắn là không cần thiết. Nếu, trong một nhóm như thế, một học sinh kiên quyết vô trật tự hay nghịch ngợm không có lý do, người giáo dục phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự nghịch ngợm của em ấy, mà có lẽ do bởi ăn uống không phù hợp, không nghỉ ngơi đầy đủ, sự xáo trộn của gia đình, hay sự sợ hãi giấu giếm nào đó.
Tiềm ẩn trong giáo dục đúng đắn là sự vun quén của tự do và thông minh, mà không thể xảy ra được nếu có bất kỳ hình thức nào của ép buộc, cùng những sợ hãi của nó. Rốt cuộc, sự quan tâm của người giáo dục là giúp đỡ em học sinh hiểu rõ những phức tạp của toàn thân tâm em. Bắt buộc em kiềm chế một phần bản chất của em vì lợi ích của một phần khác nào đó là tạo ra trong em một xung đột liên tục mà sẽ gây ra những hận thù trong xã hội. Chính thông minh mới sáng tạo tự do, không phải kỷ luật.
Tuân phục và vâng lời không có vị trí trong loại giáo dục đúng đắn. Đồng hợp tác giữa giáo viên và học sinh không thể xảy ra được nếu không có thương yêu lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau. Khi sự thể hiện của tôn trọng đến những người lớn tuổi hơn được yêu cầu nơi những đứa trẻ, thông thường nó trở thành một thói quen, một trình diễn thuần túy phía bên ngoài, không sự liên hệ sức sống nào có thể được, đặc biệt khi giáo viên chỉ là một dụng cụ của sự hiểu biết của anh ấy.
Nếu giáo viên đòi hỏi sự tôn trọng từ những học sinh của anh ấy nhưng chẳng có bao nhiêu sự tôn trọng cho các em, chắc chắn nó sẽ gây ra sự dửng dưng và bất kính về phần của các em. Nếu không có sự tôn trọng đối với sống của con người, sự hiểu biết chỉ dẫn đến hủy diệt và đau khổ. Sự vun đắp của tôn trọng đối với những người khác là một phần cốt lõi của giáo dục đúng đắn, nhưng nếu chính người giáo dục không có chất lượng này, anh ấy không thể giúp đỡ những em học sinh đến một sống tổng thể hợp nhất.
Thông minh là sự hiểu rõ về cái cốt lõi, và muốn hiểu rõ cái cốt lõi phải có sự tự do khỏi những trở ngại đó mà cái trí chiếu rọi trong sự tìm kiếm an toàn và thanh thản riêng của nó. Sợ hãi chắc chắn xảy ra chừng nào cái trí còn đang tìm kiếm sự an toàn; và khi những con người được tổ chức trong bất kỳ cách nào, sự nhận biết và thông minh nhạy bén bị hủy diệt.
Mục đích của giáo dục là vun quén sự liên hệ đúng đắn, không chỉ giữa những cá thể, nhưng còn cả giữa cá thể và xã hội; và đó là lý do tại sao rất cần thiết khi giáo dục nên, trên tất cả, giúp đỡ cá thể hiểu rõ qui trình tâm lý riêng của em ấy. Thông minh nằm trong hiểu rõ về chính mình và vượt trên và vượt khỏi chính mình; nhưng không thể có thông minh chừng nào còn có sợ hãi. Sợ hãi gây biến dạng thông minh và là một trong những nguyên nhân của hành động tự cho mình là trung tâm. Kỷ luật có lẽ kiềm chế sợ hãi nhưng không xóa sạch nó, và sự hiểu biết bên ngoài mà chúng ta nhận được trong giáo dục hiện đại chỉ che giấu nó thêm nữa.
Khi chúng ta còn trẻ, sợ hãi ngấm sâu trong hầu hết chúng ta cả ở nhà lẫn ở trường. Không phụ huynh và giáo viên nào có dư thừa kiên nhẫn, thời gian hay thông minh để xua tan những sợ hãi thuộc bản năng của thời niên thiếu, mà, khi chúng ta lớn lên, chi phối những suy nghĩ và nhận xét của chúng ta và tạo ra vô số vấn đề. Loại giáo dục đúng đắn phải suy nghĩ nghi vấn của sợ hãi này, bởi vì sợ hãi gây biến dạng tầm nhìn tổng thể của chúng ta về sống. Không có sợ hãi là sự khởi đầu của thông minh, và chỉ loại giáo dục đúng đắn mới có thể tạo ra sự tự do khỏi sợ hãi mà trong đó, một mình nó, có thông minh sâu thẳm và sáng tạo.
Phần thưởng hay hình phạt cho bất kỳ hành động nào chỉ củng cố tình trạng tự cho mình là trung tâm. Hành động vì lợi ích của một thứ khác, nhân danh quốc gia hay Thượng đế, chỉ dẫn đến sợ hãi, và sợ hãi không thể là nền tảng đúng đắn cho hành động đúng đắn. Nếu chúng ta muốn giúp đỡ một đứa trẻ ân cần với những người khác, chúng ta không nên sử dụng tình yêu như một hối lộ, nhưng hãy dành ra thời gian và có đủ kiên nhẫn để giải thích những phương cách của ân cần.
Không có sự tôn trọng đối với một người khác khi có một phần thưởng cho nó, bởi vì sự hối lộ hay hình phạt trở thành quan trọng nhiều hơn sự cảm thấy của tôn trọng. Nếu chúng ta không tôn trọng đứa trẻ nhưng chỉ trao cho em một phần thưởng hay đe dọa em bằng hình phạt, chúng ta đang khuyến khích sự tham lợi và sợ hãi. Bởi vì chính chúng ta đã được nuôi nấng để hành động vì lợi ích của một kết quả, chúng ta không thấy rằng có thể có hành động được tự do khỏi sự ham muốn để kiếm được.
Loại giáo dục đúng đắn sẽ khuyến khích sự ý tứ và ân cần với những người khác mà không có những dụ dỗ và những đe dọa thuộc bất kỳ loại nào. Nếu chúng ta không còn tìm kiếm những kết quả tức khắc, chúng ta sẽ bắt đầu thấy nó quan trọng như thế nào khi cả người giáo dục lẫn em học sinh phải được tự do khỏi sự sợ hãi của hình phạt và sự hy vọng của phần thưởng, và khỏi mọi hình thức của sự ép buộc; nhưng sự ép buộc sẽ tiếp tục chừng nào uy quyền còn là bộ phận của sự liên hệ.
Tuân phục uy quyền có nhiều ưu điểm nếu người ta suy nghĩ dựa vào động cơ và thâu lợi cá nhân; nhưng giáo dục được đặt nền tảng trên sự tiến bộ và lợi lộc cá nhân chỉ có thể thiết lập một cấu trúc xã hội ganh đua, thù hận, và tàn nhẫn. Đây là loại xã hội mà chúng ta đã được nuôi nấng, và sự hận thù lẫn hỗn loạn là điều hiển nhiên.
Chúng ta đã được dạy bảo phải tuân phục vào uy quyền của giáo viên, của một quyển sách, của một đảng phái, bởi vì nó có lợi lộc khi thực hiện việc đó. Những người chuyên môn trong mọi cái ngăn của sống, từ vị giáo sĩ đến những viên chức, lợi dụng uy quyền và thống trị chúng ta; nhưng bất kỳ chính phủ hay giáo viên nào mà sử dụng sự ép buộc không bao giờ có thể tạo ra đồng hợp tác trong sự liên hệ mà là điều cốt lõi cho sự hạnh phúc của xã hội.
Nếu chúng ta muốn có sự liên hệ đúng đắn giữa những con người, không nên có sự ép buộc và thậm chí cả sự thuyết phục. Làm thế nào có thể có tình yêu và đồng hợp tác trung thực giữa những người nắm quyền hành và những người phải qui phục quyền hành? Bằng cách suy nghĩ không thành kiến nghi vấn của uy quyền này và nhiều hàm ý của nó, bằng cách thấy rằng chính sự ham muốn cho uy quyền, trong chính nó là hủy diệt, liền có một hiểu rõ tự phát về toàn qui trình của uy quyền. Khoảnh khắc chúng ta phá tan uy quyền chúng ta liền hiệp thông, và chỉ đến lúc đó mới có đồng hợp tác và tình yêu.
Vấn đề thực sự trong giáo dục là người giáo dục. Thậm chí một nhóm nhỏ những em học sinh cũng trở thành công cụ của sự quan trọng cá nhân của anh ấy nếu giáo viên sử dụng uy quyền như một phương tiện của giải phóng riêng của anh ấy, nếu đối với anh ấy nghề dạy học là một thành tựu tự bành trướng. Nhưng thuần túy đồng ý thuộc trí năng và từ ngữ liên quan đến những ảnh hưởng biến dạng của uy quyền là dốt nát và hão huyền.
Phải có sự thấu triệt sâu thẳm vào những động cơ giấu giếm của uy quyền và chi phối. Nếu chúng ta thấy rằng sự thông minh không bao giờ được thức dậy qua sự ép buộc, chính sự nhận biết của sự kiện đó sẽ thiêu rụi những sợ hãi của chúng ta, và vậy là chúng ta sẽ bắt đầu vun quén một môi trường mới mẻ mà sẽ tương phản và thăng hoa hơn trật tự xã hội hiện nay.
Muốn hiểu rõ ý nghĩa của sống cùng những xung đột và đau khổ của nó, chúng ta phải suy nghĩ độc lập khỏi bất kỳ uy quyền nào, kể cả uy quyền của tôn giáo có tổ chức; nhưng nếu trong sự ham muốn để giúp đỡ đứa trẻ của chúng ta, chúng ta đặt ra trước em ấy những mẫu mực uy quyền, chúng ta sẽ chỉ đang khuyến khích sự sợ hãi, bắt chước và những hình thức khác nhau của mê tín.
Những người có khuynh hướng tôn giáo cố gắng áp đặt vào đứa trẻ những niềm tin, những hy vọng và những sợ hãi mà họ đã thâu nhận từ những cha mẹ của họ; và những người chống lại tôn giáo cũng thiết tha tác động đứa trẻ phải chấp nhận cách suy nghĩ đặc biệt mà họ tình cờ tuân theo. Tất cả chúng ta đều mong muốn con cái của chúng ta chấp nhận hình thức tôn sùng của chúng ta hay nhập tâm học thuyết đã chọn lựa của chúng ta. Quá dễ dàng để bị trói buộc trong những hình ảnh và những công thức, dù được sáng chế bởi chính chúng ta hay bởi những người khác, và vì vậy rất cần thiết phải cảnh giác và canh chừng.
Điều gì chúng ta gọi là tôn giáo chỉ là những niềm tin có tổ chức, cùng những tín điều, những nghi thức, những huyền bí và những mê tín của nó. Mỗi tôn giáo đều có quyển sách thiêng liêng riêng của nó, người trung gian của nó, những giáo sĩ của nó và những phương cách của đe dọa và giam cầm con người của nó. Hầu hết chúng ta đều đã bị quy định vào tất cả điều này, mà được hiểu là giáo dục tôn giáo; nhưng tình trạng bị quy định này đã khiến cho con người chống lại con người, nó tạo ra hận thù. Không chỉ giữa những người tin tưởng, nhưng còn chống lại những người của những niềm tin khác. Mặc dù tất cả những tôn giáo đều khẳng định rằng họ tôn thờ Thượng đế và nói rằng bạn phải thương yêu lẫn nhau, họ thấm nhuần những giáo điều của phần thưởng và hình phạt, và qua những giáo điều ganh đua của họ họ tiếp tục sự nghi ngờ và hận thù.
Những giáo điều, những huyền bí và những nghi thức không góp phần vào một sống tinh thần. Sự giáo dục tôn giáo trong ý nghĩa thực sự của nó là khuyến khích đứa trẻ hiểu rõ sự liên hệ riêng của em với con người, với những sự vật và với thiên nhiên. Không có sự tồn tại nếu không có sự liên hệ; và nếu không có sự hiểu rõ về chính mình, tất cả những liên hệ, với một người hay với nhiều người, đều mang lại xung đột và đau khổ. Dĩ nhiên, giải thích đầy đủ điều này cho đứa trẻ là việc không thể thực hiện được; nhưng tại sâu thẳm nếu người giáo dục và những bậc phụ huynh hiểu rõ ý nghĩa trọn vẹn của sự liên hệ, vậy thì bằng thái độ, ứng xử và lời nói chắc chắn họ sẽ có thể chuyển tải sang đứa trẻ, mà không cần quá nhiều từ ngữ và sự giải thích, ý nghĩa của một sống tinh thần.
Sự dạy dỗ tạm gọi là tôn giáo của chúng ta không khuyến khích sự chất vấn và nghi ngờ, tuy nhiên chỉ khi nào chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của những giá trị mà xã hội và tôn giáo đã sắp đặt quanh chúng ta thì chúng ta mới bắt đầu tìm ra điều gì là đúng thực. Chính là chức năng của người giáo dục khi phải thâm nhập sâu thẳm những suy nghĩ và những cảm thấy riêng của anh ấy và gạt đi những giá trị đó mà đã trao tặng anh ấy sự an toàn và thanh thản, bởi vì chỉ đến lúc đó anh ấy mới có thể giúp đỡ những học sinh của anh ấy có thể tự nhận biết và hiểu rõ những thôi thúc lẫn những sợ hãi của các em.
Thời gian để phát triển sự chân thật và sự rõ ràng là khi người ta còn trẻ; và những người chúng ta mà lớn tuổi có thể, nếu chúng ta có sự hiểu rõ, giúp đỡ những người trẻ làm tự do chính chúng khỏi những chướng ngại mà xã hội đã áp đặt vào chúng, cũng như khỏi những người mà chính chúng đang chiếu rọi. Nếu cái trí và quả tim của đứa trẻ không bị đúc khuôn bởi những nhận thức và những thành kiến thuộc tôn giáo, vậy thì em ấy sẽ được tự do để khám phá qua sự hiểu rõ về chính mình cái gì ở trên và vượt khỏi chính em ấy.
Tôn giáo đúng đắn không là một bộ của những niềm tin và những nghi thức, những hy vọng và những sợ hãi; và nếu chúng ta cho phép đứa trẻ lớn lên mà không có những ảnh hưởng gây cản trở này, vậy thì có lẽ, khi em ấy trưởng thành, em ấy sẽ bắt đầu tìm hiểu bản chất của sự thật, của Thượng đế. Đó là lý do tại sao, trong giáo dục một đứa trẻ, sự hiểu rõ và thấu triệt sâu thẳm là điều cốt lõi.
Hầu hết những người mà có khuynh hướng tôn giáo, mà nói về Thượng đế và sự bất tử, tại cơ bản đều không tin tưởng sự tự do và sự hợp nhất thuộc cá thể; tuy nhiên tôn giáo là sự vun đắp của tự do trong tìm kiếm sự thật. Không có sự thỏa hiệp với tự do. Tự do từng phần cho cá thể không là tự do gì cả. Sự quy định của tất cả loại nào, thuộc chính trị hay thuộc tôn giáo, không là tự do và nó sẽ không bao giờ mang lại hòa bình.
Tôn giáo không là một hình thức của quy định. Nó là một tình trạng của yên lặng mà trong đó có sự thật, Thượng đế; nhưng tình trạng sáng tạo đó chỉ có thể hiện diện khi có tự do và hiểu rõ về chính mình. Tự do mang lại đạo đức, và nếu không có đạo đức không thể có yên lặng. Cái trí yên lặng không là cái trí bị quy định, nó không bị kỷ luật hay bị giáo dục để được yên lặng. Yên lặng hiện diện chỉ khi nào cái trí hiểu rõ những phương cách riêng của nó, mà là những phương cách của cái tôi.
Tôn giáo có tổ chức là sự suy nghĩ đóng băng của con người, từ đó anh ấy xây dựng đền chùa và nhà thờ; nó đã trở thành một giải khuây cho những người sợ hãi, một liều thuốc vơi sầu cho những người đau khổ. Nhưng Thượng đế hay sự thật còn vượt khỏi sự suy nghĩ và những đòi hỏi thuộc cảm xúc. Những phụ huynh và những giáo viên nhận ra những qui trình thuộc tâm lý mà tạo ra sợ hãi và đau khổ phải có thể giúp đỡ những người trẻ quan sát và hiểu rõ những xung đột và những thử thách riêng của chúng.
Nếu chúng ta, những người lớn tuổi có thể giúp đỡ những đứa trẻ, khi các em lớn lên, suy nghĩ rõ ràng và không thành kiến, thương yêu và không nuôi dưỡng hận thù, còn có gì để làm nữa đây? Nhưng nếu chúng ta liên tục gây phiền muộn cho một người khác, nếu chúng ta không thể sáng tạo trật tự và hòa bình trong thế giới bằng cách thay đổi thật sâu thẳm trong chính chúng ta, những quyển sách thiêng liêng và những huyền thoại của vô số những tôn giáo còn có giá trị gì đâu?
Sự giáo dục tôn giáo thực sự là giúp đỡ đứa trẻ nhận biết một cách thông minh, hiểu rõ cho chính em ấy những sự việc phù du và sự thật, và có một tiếp cận vô tư đến sống; và liệu nó sẽ không có nhiều ý nghĩa hơn khi bắt đầu mỗi ngày ở nhà hay ở trường bằng một suy nghĩ nghiêm túc, hay bằng một bài đọc có chiều sâu và ý nghĩa, hơn là lẩm bẩm những từ ngữ hay những cụm từ lặp lại nào đó?
Những thế hệ quá khứ, cùng những tham vọng, những truyền thống và những lý tưởng của nó, đã tạo ra sự nguy hiểm và sự hủy diệt cho thế giới; có lẽ những thế hệ sắp tới, cùng loại giáo dục đúng đắn, có thể kết thúc sự hỗn loạn này và sáng tạo một trật tự xã hội hạnh phúc hơn. Nếu những người trẻ tuổi có tinh thần của thâm nhập, nếu họ đang liên tục tìm kiếm sự thật của tất cả những sự việc, chính trị và tôn giáo, cá nhân và môi trường, vậy thì tuổi trẻ sẽ có ý nghĩa lớn lao và có hy vọng cho một thế giới tốt lành hơn.
Hầu hết trẻ em đều hiếu kỳ, các em muốn biết; nhưng sự tìm hiểu háo hức của các em bị đờ đẫn bởi những khẳng định độc đoán của chúng ta, sự mất kiên nhẫn trịch thượng của chúng ta và sự xua đuổi vô tình về sự hiếu kỳ của các em. Chúng ta không khuyến khích sự hiếu kỳ của các em, bởi vì chúng ta khá sợ hãi bởi điều gì có lẽ bị chất vấn; chúng ta không nuôi dưỡng sự bất mãn của chúng, bởi vì chính chúng ta đã không còn nghi ngờ.
Hầu hết cha mẹ và giáo viên đều sợ hãi sự bất mãn bởi vì nó xáo trộn tất cả những hình thức của sự an toàn, và thế là họ khuyến khích những người trẻ khuất phục nó qua những việc làm an toàn, thừa kế, hôn nhân và sự an ủi của những tín điều thuộc tôn giáo. Những người lớn tuổi, chỉ biết quá rõ nhiều cách làm đờ đẫn cái trí và quả tim, tiếp tục khiến cho đứa trẻ cũng đờ đẫn như họ bằng cách áp đặt vào đứa trẻ những uy quyền, những truyền thống và những niềm tin mà chính họ đã chấp nhận.
Chỉ bằng cách khuyến khích đứa trẻ nghi ngờ quyển sách, dù là loại sách nào, để thâm nhập vào tánh đúng đắn của những giá trị, những truyền thống xã hội đang tồn tại, những hình thức hiện nay của chính phủ, những niềm tin tôn giáo và vân vân, thì người giáo dục và những cha mẹ mới có thể hy vọng thức dậy và duy trì sự nhận biết bình phẩm và thấu triệt mãnh liệt.
Những người trẻ, nếu các em có sinh động, đều dư thừa hy vọng và bất mãn; các em phải như thế, ngược lại chúng đã già nua và chết rồi. Và những người già là những người lúc trước có bất mãn, nhưng họ đã bóp nghẹt thành công ngọn lửa đó và đã tìm được sự an toàn và thanh thản trong vô vàn phương cách. Họ khao khát sự vĩnh cửu cho chính họ và gia đình của họ, họ khao khát sự vĩnh cửu trong những ý tưởng, trong những liên hệ, trong những sở hữu; vì vậy khoảnh khắc họ cảm thấy bất mãn, họ trở nên say đắm trong những trách nhiệm của họ, trong những việc làm của họ, hay trong bất kỳ việc gì khác, với mục đích tẩu thoát khỏi sự cảm thấy xáo trộn của bất mãn đó.
Trong khi chúng ta còn trẻ tuổi là thời gian để được bất mãn, không chỉ với chính chúng ta, nhưng còn cả với những sự việc quanh chúng ta. Chúng ta nên học hành suy nghĩ rõ ràng và không có thành kiến, để cho phía bên trong không còn phụ thuộc và sợ hãi. Độc lập không dành cho những phần có tô màu của cái bản đồ mà chúng ta gọi là quốc gia của chúng ta, nhưng dành cho chúng ta như những cá thể; và mặc dù phía bên ngoài chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau này không trở thành tàn nhẫn hay đàn áp nếu phía bên trong, chúng ta được tự do khỏi sự khao khát cho quyền hành, vị trí và uy quyền.
Chúng ta phải hiểu rõ sự bất mãn, mà hầu hết chúng ta đều sợ hãi. Sự bất mãn có lẽ tạo ra điều gì có vẻ là vô trật tự; nhưng nếu nó, bởi vì nó nên, dẫn đến sự hiểu rõ về chính mình và sự tự từ bỏ, vậy thì nó sẽ sáng tạo một trật tự xã hội mới mẻ và hòa bình vĩnh cửu. Cùng tự từ bỏ hiện diện sự hân hoan vô tận.
Sự bất mãn là phương tiện dẫn đến tự do; nhưng với mục đích thâm nhập không thành kiến, phải không có sự phung phí cảm xúc mà thường mang hình thức của những tụ họp chính trị, gào thét những khẩu hiệu, tìm kiếm một đạo sư hay người thầy tinh thần, và những điên loạn tôn giáo thuộc nhiều loại khác nhau. Sự phung phí này làm đờ đẫn cái trí và quả tim, khiến cho chúng mất khả năng của thấu triệt và thế là dễ dàng bị đúc khuôn bởi những hoàn cảnh và sự sợ hãi. Chính là sự khao khát hừng hực để thâm nhập và không phải sự bắt chước dễ dàng của đám đông, mới sáng tạo một hiểu rõ mới mẻ về những phương cách của sống.
Những người trẻ rất dễ dàng bị thuyết phục bởi những giáo sĩ hay những người chính trị, bởi những người giàu có hay những người nghèo khổ, để suy nghĩ trong một cách đặc biệt; nhưng loại giáo dục đúng đắn nên giúp đỡ các em cảnh giác những ảnh hưởng này để cho các em không lặp lại những khẩu hiệu như những con vẹt hay rơi vào bất kỳ cái bẫy ranh mãnh nào của tham lam, dù của riêng các em hay của những người khác. Các em không được cho phép uy quyền làm tê liệt những cái trí và những quả tim của các em. Theo sau một người khác, dù vĩ đại đến chừng nào, hay trao sự trung thành của người ta vào một học thuyết gây thỏa mãn, sẽ không tạo ra một thế giới hòa bình.
Khi chúng ta rời trường học hay cao đẳng, nhiều người trong chúng ta quẳng đi những quyển sách và dường như cảm thấy rằng chúng ta đã làm xong công việc học hành; và có những người bị kích thích để suy nghĩ sâu thẳm thêm nữa, mà tiếp tục đọc sách và mê đắm điều gì những người khác đã nói, và trở thành nghiện ngập sự hiểu biết. Chừng nào còn có sự tôn sùng của hiểu biết hay kỹ thuật như một phương tiện dẫn đến sự thành công và sự thống trị, phải có sự ganh đua tàn nhẫn, sự hận thù và sự đấu tranh vô tận vì miếng ăn.
Chừng nào sự thành công còn là mục đích của chúng ta, chúng ta không thể xóa sạch sự sợ hãi, bởi vì chắc chắn sự ham muốn của thành công nuôi dưỡng sự sợ hãi của thất bại. Đó là lý do tại sao những người trẻ không nên được dạy dỗ để tôn sùng sự thành công. Hầu hết mọi người đều tìm kiếm sự thành công trong một hình thức này hay một hình thức khác, dù trên sân quần vợt, trong thế giới kinh doanh, hay trong chính trị. Tất cả chúng ta đều ham muốn ở trên đỉnh, và sự ham muốn này tạo ra sự xung đột liên tục trong chính chúng ta và với những người gần bên; nó dẫn đến sự ganh đua, ganh tị, đối địch và cuối cùng kết thúc trong chiến tranh.
Giống như thế hệ già nua, thế hệ trẻ tuổi cũng tìm kiếm sự thành công và sự an toàn; mặc dù thoạt đầu họ có lẽ bất mãn, chẳng mấy chốc họ bắt đầu được kính trọng và sợ hãi khước từ xã hội. Những bức tường của những ham muốn riêng của họ bắt đầu bao bọc họ, và họ tuân phục và chấp nhận sự kiềm chế của uy quyền. Sự bất mãn của họ, mà là chính ngọn lửa của sự thâm nhập, của sự tìm kiếm, của sự hiểu rõ, trở nên tàn lụi và cạn kiệt, và thế vào nó xuất hiện sự ham muốn cho việc làm tốt hơn, một hôn nhân giàu có, một nghề nghiệp thành công, tất cả đều là sự khao khát cho an toàn nhiều hơn.
Không có sự khác biệt cơ bản giữa người già và người trẻ, bởi vì cả hai đều là nô lệ cho những ham muốn và những thỏa mãn riêng của họ. Sự chín chắn không là một vấn đề của tuổi tác, nó hiện diện cùng sự hiểu rõ. Tinh thần mãnh liệt của sự thâm nhập có lẽ dễ dàng hơn cho những người trẻ, bởi vì những người già đã bị vùi dập bởi sống, những xung đột đã làm tơi tả họ và cái chết trong những hình thức khác nhau đang chờ đợi họ. Điều này không có nghĩa rằng họ không thể thâm nhập có ý định, nhưng chỉ vì rằng nó sẽ gian nan cho họ nhiều hơn.
Nhiều người trưởng thành đều không chín chắn và khá ngây ngô, và đây là một nguyên nhân đóng góp vào cả sự hỗn loạn lẫn đau khổ trong thế giới. Chính những người già phải chịu trách nhiệm cho sự khủng hoảng luân lý và kinh tế đang lan tràn; và một trong những yếu ớt bất hạnh của chúng ta là rằng chúng ta muốn những người khác hành động giúp chúng ta và thay đổi cái nguồn của những sống của chúng ta. Chúng ta chờ đợi những người khác cách mạng và xây dựng mới mẻ lại, và chúng ta vẫn còn thụ động cho đến khi chúng ta được bảo đảm về kết quả.
Chính là sự an toàn và thành công mà hầu hết chúng ta đều theo đuổi; và một cái trí đang tìm kiếm sự an toàn, đang khao khát sự thành công, không có thông minh, và vì vậy không thể hành động tổng thể. Có thể có hành động tổng thể chỉ khi nào người ta nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của người ta, những thành kiến thuộc chủng tộc, quốc gia, chính trị và tôn giáo của người ta; đó là, chỉ khi người ta nhận ra rằng những phương cách của cái tôi luôn luôn gây tách rời.
Sống là một cái giếng chứa nhiều nước. Người ta có thể tiếp cận nó bằng một cái xô nhỏ và chỉ lấy được chút xíu nước, hay người ta có thể đến với nó bằng những cái thùng to, lấy được dư thừa nước mà sẽ nuôi dưỡng và duy trì. Trong khi người ta còn trẻ là thời gian để tìm hiểu, để thử nghiệm mọi thứ. Trường học nên giúp đỡ những người trẻ khám phá những năng khiếu và những trách nhiệm của chúng, và không chỉ nhồi nhét vào những cái trí của chúng những sự kiện và hiểu biết kỹ thuật; nó nên là mảnh đất trong đó các em có thể lớn lên hạnh phúc và hợp nhất, không sợ hãi.
Giáo dục đứa trẻ là giúp đỡ em ấy hiểu rõ sự tự do và sự hợp nhất. Muốn có sự tự do phải có trật tự, mà một mình đạo đức có thể trao tặng; và sự hợp nhất xảy ra chỉ khi nào có sự đơn giản vô cùng. Từ vô vàn những phức tạp chúng ta phải phát triển sự đơn giản, chúng ta phải trở nên đơn giản trong sống bên trong của chúng ta và trong những nhu cầu bên ngoài của chúng ta.
Hiện nay sự giáo dục quan tâm đến sự hiệu quả phía bên ngoài, và nó hoàn toàn không quan tâm, hay cố ý biến dạng, bản chất bên trong của con người; nó phát triển chỉ một bộ phận của anh ấy và để bộ phận còn lại trì trệ. Sự hỗn loạn, sự thù hận và sự sợ hãi bên trong của chúng ta luôn luôn thắng thế cấu trúc bên ngoài của xã hội, dù nó được tưởng tượng cao quý ra sao và xây dựng khôn lanh như thế nào. Khi không có loại giáo dục đúng đắn chúng ta hủy diệt lẫn nhau, và sự an toàn thân thể cho mỗi cá thể bị khước từ. Giáo dục học sinh đúng đắn là giúp đỡ em hiểu rõ toàn qui trình của chính em; bởi vì chỉ khi nào có sự hòa hợp của cái trí và quả tim trong hành động hàng ngày thì mới có thể có sự thông minh và sự thay đổi bên trong.
Trong khi truyền đạt thông tin và đào tạo thuộc kỹ thuật, trên tất cả, giáo dục nên khuyến khích một tầm nhìn tổng thể về sự sống; nó nên giúp đỡ học sinh nhận ra và phá vỡ trong chính em ấy tất cả những phân biệt và những thành kiến xã hội, và không khuyến khích sự theo đuổi tham lợi của quyền hành và thống trị. Nó nên khuyến khích loại quan sát đúng đắn về chính mình và đang trải nghiệm sống như một tổng thể, mà không là trao sự quan trọng cho bộ phận, ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi,’ nhưng giúp đỡ cái trí vượt trên và vượt khỏi chính nó để khám phá sự thật.
Tự do hiện diện chỉ trong sự hiểu rõ về chính mình trong những bận rộn hàng ngày của người ta, đó là, trong sự liên hệ của người ta với con người, với những sự vật, với những ý tưởng và với thiên nhiên. Nếu người giáo dục đang giúp đỡ học sinh sống tổng thể, không thể có sự nhấn mạnh cuồng tín hay vô lý trên bất kỳ chặng đường đặc biệt nào của sống. Chính là sự hiểu rõ toàn tiến hành của sự tồn tại mới sáng tạo sự hợp nhất. Khi có hiểu rõ về chính mình, khả năng tạo ra những ảo tưởng kết thúc, và chỉ lúc đó mới có thể cho phép sự thật hay Thượng đế hiện diện.
Những con người phải hợp nhất nếu họ muốn vượt khỏi bất kỳ sự khủng hoảng nào, và đặc biệt là sự khủng hoảng hiện nay của thế giới, mà không bị chia rẽ; vì vậy, đối với những cha mẹ và những giáo viên mà quan tâm thực sự trong giáo dục, vấn đề chính là làm thế nào phát triển một cá thể tổng thể; vì vậy, loại giáo dục đúng đắn có sự quan trọng tột đỉnh, không chỉ cho những người trẻ, nhưng còn cả cho thế hệ già nua nếu họ sẵn lòng học hành và không quá cố chấp trong những phương cách của họ. Cái gì là trong chính chúng ta còn quan trọng nhiều hơn câu hỏi cổ lỗ của dạy dỗ đứa trẻ điều gì, và nếu chúng ta thương yêu con cái của chúng ta chúng ta phải hiểu rõ rằng các em phải có loại người giáo dục đúng đắn.
Dạy học không nên trở thành nghề nghiệp của người chuyên môn. Khi nó như thế, như thông thường xảy ra, tình yêu tan biến; và tình yêu là cốt lõi cho sự tiến hành của sự hợp nhất. Muốn hợp nhất phải có sự tự do khỏi sợ hãi. Tình trạng không sợ hãi mang lại sự độc lập mà không tàn nhẫn, mà không khinh miệt một người khác, và đây là nhân tố cơ bản nhất trong sống. Nếu không có tình yêu chúng ta không thể giải quyết nhiều vấn đề xung đột của chúng ta; nếu không có tình yêu, sự thâu lượm hiểu biết chỉ gia tăng sự hỗn loạn và dẫn đến tự hủy diệt.
Con người hợp nhất sẽ tiếp cận kỹ thuật qua đang trải nghiệm, bởi vì sự thôi thúc sáng tạo tạo ra kỹ thuật riêng của nó – và đó là nghệ thuật vĩ đại nhất. Khi một đứa trẻ có sự thôi thúc sáng tạo để vẽ, em ấy vẽ, em ấy không bận tâm về kỹ thuật. Giống như vậy, con người đang trải nghiệm, và vì vậy đang dạy học, là những giáo viên đúng đắn duy nhất, và họ cũng sáng tạo kỹ thuật riêng của họ.
Điều này nghe ra rất đơn giản, nhưng nó thực sự là một cách mạng cơ bản. Nếu chúng ta suy nghĩ về nó, chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng lạ thường mà nó sẽ tác động vào xã hội. Lúc này hầu hết chúng ta đều bị cuốn trôi tại cái tuổi bốn mươi lăm hay năm mươi bởi sự nô lệ đối với lề thói; qua sự thỏa hiệp, qua sự sợ hãi và sự phục tùng, chúng ta chấm dứt, mặc dù chúng ta tiếp tục đấu tranh trong một xã hội mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu ngoại trừ cho những người mà thống trị nó và được bảo đảm. Nếu giáo viên thấy điều này và chính anh ấy đang trải nghiệm, vậy thì dù tính khí và những khả năng của anh ấy ra sao, sự dạy học của anh ấy sẽ không là một vấn đề của lề thói nhưng sẽ trở thành một dụng cụ của sự trợ giúp.
Muốn hiểu rõ một đứa trẻ chúng ta phải nhìn ngắm em ấy chơi đùa, học hành em trong những tâm trạng khác nhau của em; chúng ta không thể chiếu rọi vào em những thành kiến, những hy vọng và những sợ hãi riêng của chúng ta, hay đúc khuôn em để phù hợp vào những ham muốn của chúng ta. Nếu chúng ta liên tục đang đánh giá em tùy theo những ưa thích và những không ưa thích của chúng ta, chúng ta chắc chắn tạo ra những cản trở và những chướng ngại trong sự liên hệ của chúng ta với em và trong sự liên hệ của em với thế giới. Bất hạnh thay, hầu hết chúng ta đều ham muốn định hình đứa trẻ trong một cách gây thỏa mãn những ảo tưởng và những hành vi đặc biệt riêng của chúng ta; chúng ta tìm được vô số những mức độ của thoải mái và thỏa mãn trong sự sở hữu và thống trị độc đoán của chúng ta.
Chắc chắn, qui trình này không là sự liên hệ, nhưng chỉ là sự áp đặt, và vì vậy điều cốt lõi là phải hiểu rõ sự ham muốn phức tạp và khó thỏa mãn của thống trị. Nó mang nhiều hình thức tinh tế; và trong khía cạnh tự cho là đúng đắn của nó, nó rất cố chấp. Hiểu rõ sự ham muốn của ‘phục vụ’ cùng sự ao ước không ý thức của thống trị là việc khó khăn cực kỳ. Liệu có thể có tình yêu nơi nào có sự sở hữu? Liệu chúng ta có thể hiệp thông cùng những người mà chúng ta tìm kiếm để kiểm soát? Thống trị là sử dụng một người khác cho tự thỏa mãn, và nơi nào có sử dụng một người khác không có tình yêu.
Khi có tình yêu có sự ân cần, không chỉ cho con cái nhưng còn cho mọi con người. Nếu chúng ta không bị tác động sâu thẳm bởi nghi vấn ‘tình yêu’ đó, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được cách giáo dục đúng đắn. Thuần túy đào tạo kỹ thuật, chắc chắn dẫn đến sự tàn nhẫn, và muốn giáo dục những đứa trẻ của chúng ta chúng ta phải nhạy cảm đối với chuyển động tổng thể của sự sống. Điều gì chúng ta suy nghĩ, việc gì chúng ta làm, điều gì chúng ta nói có sự quan trọng vô cùng, bởi vì nó tạo ra môi trường sống, và môi trường sống hoặc giúp đỡ hoặc cản trở đứa trẻ.
Vậy thì, chắc chắn những người chúng ta mà quan tâm đến nghi vấn ‘tình yêu’ này sẽ phải khởi sự hiểu rõ về chính chúng ta và thế là giúp đỡ thay đổi xã hội; chúng ta sẽ khiến cho nó trở thành trách nhiệm trực tiếp của chúng ta để sáng tạo một tiếp cận mới mẻ cho giáo dục. Nếu chúng ta thương yêu con cái của chúng ta, liệu chúng ta sẽ không tìm ra phương cách để kết thúc chiến tranh, hay sao? Nhưng nếu chúng ta chỉ đang sử dụng từ ngữ ‘tình yêu’ mà không có thực chất, vậy thì toàn vấn đề phức tạp của sự đau khổ của con người vẫn còn y nguyên. Phương cách thoát khỏi vấn đề này nằm trong chính chúng ta. Chúng ta phải bắt đầu hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với những người bạn, với thiên nhiên, với những ý tưởng và với những sự vật, bởi vì nếu không có sự hiểu rõ đó không có hy vọng, không có phương cách thoát khỏi sự xung đột và đau khổ.
Nuôi nấng một đứa trẻ đòi hỏi sự chăm sóc và quan sát thông minh. Những chuyên gia và sự hiểu biết của họ không bao giờ có thể thay thế được tình yêu của cha mẹ, nhưng hầu hết mọi cha mẹ lại làm hư hỏng tình yêu đó bởi những sợ hãi và những tham vọng riêng của họ, mà quy định và biến dạng tầm nhìn của đứa trẻ. Thế là, chẳng mấy người chúng ta quan tâm đến tình yêu, nhưng đa phần chúng ta lại kết giao với bề ngoài của tình yêu.
Cấu trúc xã hội và giáo dục hiện nay của chúng ta không giúp đỡ cá thể hướng về sự tự do và hợp nhất, và nếu những phụ huynh có nghiêm túc và khao khát rằng đứa trẻ nên lớn lên cùng khả năng tổng thể nhất của em ấy, họ phải bắt đầu thay đổi sự ảnh hưởng của gia đình và khởi sự sáng tạo những trường học có loại người giáo dục đúng đắn.
Trong bất kỳ phương hướng nào sự ảnh hưởng của gia đình và của trường học phải không được mâu thuẫn, vì vậy cả cha mẹ lẫn giáo viên phải giáo dục lại chính họ. Sự mâu thuẫn thường xuyên tồn tại giữa sống riêng tư của cá thể và sống của em ấy như một thành viên của nhóm, tạo ra một trận chiến liên tục bên trong chính em ấy và những liên hệ của em ấy.
Sự xung đột này được khuyến khích và được nuôi dưỡng qua loại giáo dục sai lầm, và cả những chính phủ lẫn những tôn giáo có tổ chức đều gia tăng sự hỗn loạn bởi những tín điều mâu thuẫn của chúng. Đứa trẻ bị phân chia trong chính em ấy ngay từ khởi đầu, mà sinh ra những thảm họa xã hội và cá nhân.
Nếu những người chúng ta mà thương yêu con cái của chúng ta và thấy sự cấp bách của vấn đề này sẽ trao những cái trí và những quả tim của chúng ta vào nó, vậy thì, dù có lẽ chúng ta có ít người bao nhiêu, qua sự giáo dục đúng đắn và một môi trường tổ ấm thông minh, chúng ta có thể giúp đỡ sáng tạo những con người tổng thể; nhưng nếu, giống như quá nhiều người, chúng ta nhét đầy những quả tim của chúng ta bằng những sự việc ranh mãnh của cái trí, vậy thì chúng ta sẽ tiếp tục thấy con cái của chúng ta bị hủy diệt trong những chiến tranh, trong nghèo khổ, và bởi những xung đột tâm lý riêng của chúng ta.
Sự giáo dục đúng đắn hiện diện cùng sự thay đổi của chính chúng ta. Chúng ta phải giáo dục lại chính chúng ta không được giết chết lẫn nhau bởi vì bất kỳ nguyên nhân nào, dù ngay thẳng đến chừng nào, bởi vì bất kỳ học thuyết nào, dù nó có vẻ hứa hẹn như thế nào cho sự hạnh phúc tương lai của thế giới. Chúng ta phải học hành sống từ bi, mãn nguyện với chút ít, và tìm kiếm sự Tối thượng, bởi vì chỉ như thế mới có thể có sự cứu rỗi thực sự của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét