Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

THAM NHŨNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI











Ngày nay, tham nhũng được coi là đại dịch, với xu hướng ngày càng tăng, là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vị toàn thế giới.
Nhận thức về tham nhũng
Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân; tham ô là hành vi Lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công (theo Wikipedia)
Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Có ý kiến cho rằng tham nhũng, tham ô bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng tham ô.
Tham nhũng và tham ô thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lãnh đạo.
Thực trạng tham nhũng thế giới và Việt Nam
Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế có trụ sở tại Berlin: Hầu hết các quốc gia trên thế giới có tham nhũng trong năm 2013, có tới 2/3 trong 177 quốc gia được thăm dò có tỉ lệ tham nhũng cao, một con số đáng buồn. Đặc biệt, Somalia, Bắc Triều Tiên, và Afghanistan được coi là tham nhũng nhất; ngược lại như các nước Phần Lan, Đan Mạch, và New Zealand lại được coi là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.
Đối với Việt Nam thì cũng theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế: Việt Nam luôn ở mức độ tham nhũng cao, với chỉ số luôn dưới 5 (mức độ tham nhũng cao <5): năm 2010 (2.7), năm 2011 (2.9), năm 2012 (31), năm 2013 (31)
Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền. 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả (theo Wikipedia).
Nguyên nhân của tình trạng tham nhũng hiện nay
Tham nhũng vừa là nguyên nhân chủ yếu và kết quả của nghèo đói trên thế giới. Nó xảy ra ở tất cả các tầng lớp xã hội, từ chính quyền địa phương và quốc gia, xã hội dân sự, các chức năng tư pháp, các doanh nghiệp lớn và nhỏ, quân sự và các dịch vụ khác….
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu: “…tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người…” lời phát biểu này không chỉ đúng với phạm vi của Việt Nam mà còn đúng với các nước trên thế giới đang phải gánh chịu đại dich tham nhũng này.

- Thể chế chính trị

Có thể khẳng định rằng: tham nhũng không phụ thuộc vào đất nước đó theo thể chế chính trị nào, mà nó phụ thuộc vào mức độ dân chủ ở quốc gia đó. Dân chủ thúc đẩy phát triển con người và củng cố hỗ trợ xã hội cho phúc lợi của công dân, cả hai đều làm giảm mức độ tham nhũng trong một quốc gia. Bất bình đẳng nuôi dưỡng tham nhũng gián tiếp thông qua giảm phát triển con người và giảm trợ cấp xã hội.

- Yếu tố con người

Một xã hội đã dân chủ, tuy nhiên những con người trong xã hội đó vẫn con đề cao chủ nghĩa cá nhân thì tham nhũng vẫn còn đất để nó phát triển. Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển của tham nhũng trong xã hội hiện nay. Người dân hám danh, tham chức, tham quyền, trục lợi kèm theo sự suy đồi đạo đức, dư luận xã hội tích cực phát triển một cách yếu ớt, không tạo được áp lực đủ mạnh chống tham nhũng; sự thiếu gương mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả ở cấp cao. Một thể chế có tốt bao nhiêu đi chăng nữa nhưng những con người trong đó chưa hoàn thiện thì nạn tham nhũng không thể một sớm một chiều có thể giải quyết được.

Những giải pháp phòng chống tham nhũng

Tham nhũng luôn là một vấn nạn mà mọi quốc gia quan tâm, đã có rất nhiều giải pháp đưa ra: hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện thể chế dân chủ, nâng cao nhận thức… nó sẽ vẫn chưa thể giải quyết tận gốc khi xã hội vẫn chưa có công bằng về mọi phương diện. Chỉ có xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa thì nạn tham nhũng mới có thể được tiêu diệt tận gốc. Ở đó, mỗi người dân đều “làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu”.

Dưới đây là 10 quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới (theo chỉ số):
(từ năm 2012 thì chỉ số tham nhũng được tính với thang điểm 100, dưới 50 được coi là tham nhũng cao)

1. Đan Mạch
2. New Zealand (gắn liền với Đan Mạch cho số 1)
3. Phần Lan
4. Thụy Điển (gắn với Phần Lan cho số 3)
5. Na Uy
6. Singapore (gắn với Na Uy cho số 5)
7. Thụy Sĩ
8. Hà Lan
9. Úc
10. Canada (gắn liền với Úc cho số 9)
Với Mỹ???. Nền kinh tế lớn nhất thế giới nằm ở vị trí thứ 19 với số điểm 73
Dưới đây là 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới, bắt đầu với điều tồi tệ nhất:
1. Somalia
2. Bắc Triều Tiên (gắn với Somalia và Afghanistan trong số 175)
3. Afghanistan (gắn liền với Bắc Triều Tiên và Somalia cho số 175)
4. Sudan
5. Nam Sudan
6. Libya
7. Iraq
8. Uzbekistan
9. Turkmenistan (gắn với Uzbekistan và Syria cho số 168)
10. Syria (gắn với Turkmenistan và Uzbekistan cho số 168)
Mẹ đốp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét