Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Liêm sỉ ở đâu?


Vienhanlam




Dư luận đang xôn xao khi Dương Chí Dũng và người thân tươi cười trong các phiên xử án y. Thậm chí, họ còn cười khi y sắp phải đối diện với án tử hình. Chuyện đáng cười thế sao?


Thái độ tươi cười đó chứng tỏ công tác cán bộ của Đảng có vấn đề. Làm gì có chuyện một người có liêm sỉ lại cười khi bị bắt và bị xử án. Từ trước đến nay, ở các vụ xử án tham nhũng, chưa có ai cười như thế. Người không có liêm sỉ thì làm sao làm cán bộ được.

Hay y cười vì thanh thản sau khi nhận tội, sẵn sàng đón nhận cái chết. Có vẻ như không phải vậy… Người nhận tội, chấp nhận dùng cái chết để trả giá cho hành động của mình người ta cười khác. Y cười như là sự tuyên bố thắng lợi nào đó, với ai đó đang muốn ‘chơi xỏ’ y mà không được.



Vài tháng trở lại đây, cuộc chiến chống tham nhũng quyết liệt hơn trước. Có vẻ người ta muốnlàm thật, như người dân mong đợi. Báo chí, các cơ quan chuyên môn được động đến nhiều cá nhân, đơn vị xưa nay vẫn được coi là “bất khả xâm phạm”.

Tuy vậy, cuộc chiến vẫn còn rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là không được nhiều người ủng hộ, vì tình trạng tham nhũng ở Việt Nam quá phổ biến, cuộc chiến động chạm đến quá nhiều người trong khi nhận thức của mọi người về hậu quả của tham nhũng chưa cao.

Chống tham nhũng là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Khi mà còn nhiều em nhỏ đi học, phải qua sông trong túi nilon, khi mà còn nhiều em nhỏ chết do thiếu vắc-xin, thì việc bòn rút ngân sách là gián tiếp giết người. Vậy, góc độ đạo đức, tham nhũng là tội ác. Góc độ xã hội, tham nhũng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Góc độ kinh tế, tham nhũng kéo lùi sự phát triển của dân tộc.

Đồng ý cuộc chiến chống tham nhũng phải đi đôi với lộ trình tăng lương cơ bản. Nhưng trong tình trạng đất nước còn khó khăn này, cán bộ phải hạn chế những nhu cầu của mình trước. Làm cán bộ là mang tài năng ra giúp dân, giúp nước; chứ không phải là vụ đầu tư trong nhiệm kỳ của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét