Chủ nghĩa giải cấu trúc – Trang Tử
Trong cuộc thảo luận về ngôn ngữ, Trang Tử thường sử dụng từ “lý sự” (dispute). Về từ nguyên học, “lý sự” liên quan đến “vi biệt”, giữa là “gươm” và “để phân biệt”. Từ khắc trên biểu diễn một thanh gươm (sword) cắt một vật thành hai. Vì thế, trong đạo giáo của Trang Tử (Taoism), “lý sự” hàm ý “sử dụng ngôn ngữ để phân biệt hoặc phân tích”. Như hầu hết nhà triết học cùng thời tiền Tần, Trang Tử cũng xem ngôn ngữ như công cụ phân loại và phân biệt hiện thực một cách có hệ thống.
Trang Tử
Trong các thời đại này, ngôn ngữ thường được thay thế bằng “danh tính” (names) vì ngôn ngữ chứa đựng “danh tính” mà chức năng của nó là biểu thị những sự vật trần tục và điều kiện của chúng. Đặt tên một sự vật là chỉ ra khác biệt giữa sự vật này với các sự vật khác, và để khám phá tồn tại lệ thuộc của nó. Theo quan điểm Trang Tử, những vấn đề liên quan là việc tạo nghĩa của ngôn ngữ và tác động của nó lên giác quan con người. Liên quan lớn nhất là tính đối lập ngôn ngữ hoặc thuyết nhị nguyên khái niệm (dichotomy of language or conceptual dualism).
Theo đạo giáo của Trang Tử, ngay khi thế giới được phân loại và phân tích bởi thuyết nhị nguyên khái niệm – có/không, tốt/xấu, sống/chết, đẹp/ xấu, được/mất, thắng/bại, thêm/bớt, dài/ngắn, to/nhỏ… – sử dụng những cái khái niệm trong tiềm thức dẫn ta đến việc xét đoán tức thời về giá trị dẫn đến cách hành động riêng của ta. Hệ quả của của thuyết nhị nguyên khái niệm này là “sự thiên vị” (preferenc) hay “dục vọng”(desire). Con người luôn theo đuổi cái gọi là “tốt” (good) và loại trừ “xấu” (evil). Đáp ứng dục vọng ta cảm thấy tự mãn, ngược lại thất bại sinh thất vọng và nỗi khổ.
Quá trình “thiên vị” và “tham vọng” này là một vòng lẩn quẩn với những ràng buộc mâu thuẫn: vui mừng và giận dữ, u buồn và hạnh phúc, thận trọng và hối tiếc, chợt đến với ta tuần tự, luôn thay đổi trạng thái (trong “Identity of contraries”). Con người bị điều khiển bởi những khái niệm nhị nguyên này. Như Trang Tử nói: “trong đấu tranh giữa bình lặng và náo động, sự va chạm giữa thiện và ác, chỉ thêm lửa hủy diệt sự hài hòa bên trong của con người. Nhưng trí tuệ ta không thể chống lại ngọn lửa ấy. Nó bị phá hủy, cùng với nó, đạo cũng kết thúc” (Contingencies).
Trong mọi loại dục vọng, Trang Tử xem “dục vọng về đạo đức” (desire of morality) là nguy hiểm nhất. Các nhà triết học luôn căn cứ vào những khái niệm nhị nguyên như thiện/ác, đúng/sai, thật/giả… Trang Tử đã nhạo báng họ, cho rằng: “một cách khách quan, ta ý thức về một sự phân định giữa đúng/sai, quan hệ/ràng buộc, phân chia/phân biệt, thi đua/cạnh tranh. Ta gọi những điều này là “Tám điều khả kiến” (Eight Predicables).
Đặc biệt, ông phê bình giáo điều Khổng Tử. Ý tưởng trọng tâm của Khổng giáo có thể qui giảm về khái niệm “nhân đức”(benevolence). Nghĩa là con người, gồm tính người và những tương quan với luật lệ thượng giới. Ý tưởng về “nhân đức” là “nghi thức” (etiquette) và “trí thức” (intellect), dĩ nhiên bao hàm luôn chính sự “nhân đức”. Từ bốn đức tính này, môn đồ Khổng giáo phát triển thành phép phân loại danh xưng phức tạp, bao gồm “chân thật”, “tin tưởng”, “trung thành” và “hiếu thảo”…
Theo quan điểm của các nho sĩ, sự hỗn độn xã hội là do người ta thiếu hiểu biết về những danh xưng này hoặc hiểu biết bị che dấu bởi những danh xưng giả mạo. Chừng nào mà còn phân chia khác biệt – nhân đức/không nhân đức, lễ nghi/vô lễ nghi, trí thức/không trí thức – thì xã hội vẫn còn trật tự. Vì thế các nho sĩ kêu gọi “tái xác lập những danh xưng” (reconfirming the names) ấy. Tuy nhiên, theo quan điểm Trang Tử, nếu khác biệt giữa đúng/sai, thiện/ác được phân định rạch ròi, thì không cần nhấn mạnh “tái xác lập những danh xưng”.
Với việc tham chiếu về điều khẳng định và phủ định, về những gì là như thế và không là như thế… Nếu điều khẳng định là xác thực, nó nhất thiết phải khác với điều phủ định của nó – thế thì đâu còn gì để tranh cãi. Và nếu điều gì thực sự là như thế, nó nhất thiết phải khác với điều nó không thực sự là như thế – như thế cũng chẳng cần tranh cãi.
Bởi vì nó phù hợp với luật lệ về “dục vọng” nên “dục vọng” xuất hiện chỉ khi đối tượng “dục vọng” không tồn tại. Do đó, sự tồn tại “dục vọng” chứng tỏ một loại thiếu hụt hay vắng mặt. Nếu “nhân đức” là xu hướng bẩm sinh của con người theo Khổng giáo, thì ta không cần thiết nhấn mạnh và đề cao những đức tính này. Trang Tử kết luận :“Nếu đức hạnh được trọng vọng, cạnh tranh sẽ đến. Nếu tri thức được khuyến khích, hậu quả sẽ là trộm cắp”. Một khi những danh xưng này được khuyến khích, người ta có thể đấu tranh chống lại nhau vì chính họ, và kết quả việc “tái xác lập danh xưng” là không còn trật tự xã hội, mà chỉ là hỗn độn chết chóc.
Hơn nữa, các nho sĩ xem hệ thống “danh xưng” của họ như những phạm trù tuyệt đối. Hóa ra rằng để kêu gọi và làm gương bằng những “danh xưng” này mà những tín đồ này thậm chí xâm phạm chính cuộc sống riêng của họ. Trang Tử nói: “kẻ nào không màng đến thanh danh của mình, kẻ đó không phải là điều mà người ta muốn. Kẻ nào quên lãng sự tồn tại của mình, kẻ đó không thể cai trị người khác. Vì thế Hu Pu Hsieh, Wu Kuang, Poh I, Shu Ch’I, Chi Tzu, Hs’yu, chi T’o và Shen Tu Ti là những tôi trung tuân theo mệnh lệnh người khác, chứ không phải là của riêng họ”.
Để phá hủy nhị nguyên khái niệm, Trang Tử đã đảo ngược trật tự về các khái niệm đối lập. Ví dụ:
1. Giá trị về những điều vô giá trị: theo quan điểm người thợ, những cái cây vô dụng là hữu dụng (vì nó có thể tránh bị chặt và sống tiếp cuộc sống riêng). Ngược lại, những cái hữu dụng lại trở nên vô dụng (vì nó không thể sống cuộc sống của mình).
2. Dế và ve sầu (Rukh and Cicada)
3. Nàng Li Ji: “Khóc trước cười sau” (The lady Li Ji’s “Crying first and laughing finally”).
4. Một con ếch cừ khôi: cái hay của một con ếch cừ khôi chính là sự vô nghĩa về dòng chảy của con sông (A well-frog: the greatness of well-frog is the insignificance of the spirit of the river).
Các ví dụ này không những chỉ ra những giá trị đó là tương đối và hữu hạn bởi điều đối lập của chúng, mà còn cho ta thấy mọi giá trị đều là tương đối, không cần thiết và gò bó vào bản chất sự vật, bởi con người. Vì thế, để thực hiểu bản chất sự vật hoặc nội cấu trúc của chúng ta phải hiểu ý nghĩa “qui luật về sự khác biệt” (The law of difference). “Khi ta nói một vật là lớn hay nhỏ là vì nó lớn hoặc nhỏ một cách tương đối, và cũng chẳng có cái gì được tạo ra là lớn hay nhỏ. Biết vạn vật chỉ như mầm cỏ dại, và đầu ngọn tóc như khối núi, đó chính là diễn đạt về qui luật khác biệt”.
Dựa vào qui luật khác biệt, các khái niệm đối lập hoặc tương phản có thể được thay thế lẫn nhau. Trật tự thiện/ác và cao/thấp giữa những tương phản này sẽ bị tháo dỡ. Một cách công khai, trong trật tự các khái niệm đối lập, sự tương phản không thể hài hòa với nhau. Tuy nhiên, ở mức độ sâu hơn chúng độc lập và bổ sung cho nhau. Trang Tử nói: “Nếu không có ngoại tại này thì không có tôi. Nếu không có tôi, chúng cũng không thể phát huy. Ta chỉ có thể nói như thế”.
Nếu có một sự ‘khởi đầu’, thì cũng có một thời lượng trước đó. Và một thời lượng trước cả cái thời lượng của tiền ‘khởi đầu’. Nếu có sự ‘tồn tại’ thì cũng phải có ‘không tồn tại’. Và nếu có một thời lượng mà ‘không có gì’ đã tồn tại, thì cũng phải có một thời lượng trước đó, khi mà thậm chí cái ‘không có gì’ chưa tồn tại. Khi cái ‘không có gì’ bất chợt xuất hiện, thì ta có thể nói liệu nó có thuộc về phạm trù tồn tại hoặc phạm trù không tồn tại?
Trong tác phẩm của Trang Tử, qui luật về khác biệt là nội cấu trúc các khái niệm, danh xưng và biểu tượng.
Chiến lược mà Trang Tử sử dụng để phá hủy đối lập ngôn ngữ cũng được gọi là “chủ nghĩa giải cấu trúc”. Như J. Derrida, Trang Tử bắt đầu với trật tự khái niệm, và chứng minh cái gọi là cao hơn (tồn tại, cuộc sống, tôi, đây) đã luôn được hàm nghĩa cái thấp hơn (không có gì, chết, đó, sự vật) được giả định cho cái trước. Vì thế, Trang Tử đã phơi bày những giới hạn của những đối lập này.
Lưu ý sự tương đồng giữa luật về khác biệt của Trang Tử và “khác biệt” của Derrida. Cả hai phơi bày những tương phản, chúng thực sự lệ thuộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Trong bài luận về sự trì biệt (différance), Derrida so sánh từ “trì biệt” với từ “tạo thuận lợi” (facilitation) của Freud, vốn xuất xứ từ tiếng Đức “bahnung”. Từ này hàm nghĩa “mở ra một con đường” và gợi nhớ đến từ “Taos” với nghĩa đen là “cách thức” hoặc “con đường”. Qui giảm từ nguyên học đến chữ tượng hình – chữ ‘đạo’.
J. Derrida
Tương tự Trang Tử, Derrida cố gắng xuyên tạc khái niệm “khác biệt” khỏi những kiểu cách cổ điển vốn phát sinh từ một sự hiện diện nguyên thủy. Derrida tuyên bố “bất khả quyết” (undecidable) không thể qui giảm về logic này hoặc kia của siêu hình phương Tây. Logic này dựa trên tập quán dĩ ngôn vi trung về đối lập nhị phân và hoạt động dựa trên ba nguyên tắc chính:
1. Nguyên tắc về tính đồng nhất: A là A
2. Nguyên tắc phi mâu thuẫn: A không thể là -A
3. Nguyên tắc bài trung: sự thật hoặc là A hoặc là -A
Derrida biến đổi logic nhị phân này hoặc kia thành logic giải cấu trúc về cả hai và (hoặc) chính xác hơn, không này chẳng nọ. Bằng cách này, ông giải cấu trúc các khái niệm khả quyết thành các dấu tích bất khả quyết (undecidable). Chúng không thể đồng nhất với chính chúng, mà ẩn chứa ý nghĩa khác với chính chúng. Do đó, chúng phủ định với chính chúng, khác biệt với chính chúng và phát huy tác dụng ngay cả khi ở dưới dấu xóa (erase). Derrida nói về việc sắp đặt để làm việc trong phạm vi văn bản lịch sử triết học của thuật ngữ “bất khả quyết”. Thuật ngữ này đã không còn nằm trong phạm vi đối lập triết học, kháng cự và phá rối, chưa bao giờ là thuật ngữ thứ ba, chưa bao giờ có chỗ cho một giải pháp hình thức của suy đoán biện chứng. Vì thế, kẻ đứng mũi chịu sào (pharmakon) chẳng phải phương thuốc hay độc chất, không thiện chẳng ác, không nói mà cũng chẳng phải viết không này chẳng nọ, đồng thời với này hoặc nọ (positions).
Phan Bien trích dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét