Họ bị coi là những người không được mời chào và bởi vì họ bị chửi là "khác lạ, lười biếng và gian manh". 12 triệu người Rom đang phải sống trong cảnh tận cùng của nhục nhã, ngay giữa lòng châu Âu sa hoa và tráng lệ.
Farsala là một thành phố nhỏ, người Roma ở đây đa số sống trong những container bị hoen gỉ ở ngoại ô. Bên ngoài có vài đứa trẻ chơi đùa, bên trong người lớn đang chen nhau bàn luận về một vấn đề trên TV và nói với đoàn nhà báo từ Hy lạp "Trên TV người ta gọi chúng tôi là Roma, ở ngoài thì họ chửi chúng tôi, gọi chúng tôi là Di gan, nhổ nước bọt vào chúng tôi.". Họ đang lo sợ rằng, sau vụ có liên quan tới bé Maria tóc vàng đang được cả thế giới chú ý tới, họ sẽ còn bị kỳ thị nhiều hơn nữa.
Đại diện của những người Roma ở đây, ông Babis Dimitriou phát biểu trước ống kính TV "Họ nói rằng chúng tôi ăn cắp, bắt cóc trẻ em. Đối với chúng tôi đây là điều sỉ nhục." Ông cho rằng chừng nào không chứng minh được bé Maria không bị họ bắt cóc, chừng đó tất cả người Roma phải gánh chịu hậu quả.
Những lời cáo buộc về việc người Roma bắt cóc trẻ con có từ thời xa xưa. Bà Barbara Liegl, nhà khoa học chính trị viện Ludwig Boltzmann cho biết "Dưới thời nữ hoàng Maria Theresia thậm chí con cháu của người Roma bị cách ly với bố mẹ để vào trường học. Nhưng gia đình của họ không muốn như vậy, khi họ tới để mang những đứa trẻ về nhà người ta nói với đám trẻ rằng: Hãy trốn đi, người Di gan tới đó".
Trường hợp bé Maria
Video: Bé Maria nhảy trong khu người Roma
Một gia đình ở Kansas City có con gái bị bắt cóc hồi năm 2011. Sau khi báo Hy lạp đăng hình của một bé gái tóc vàng trong khu định cư của người Roma, gia đình kia đã lên tiếng nhận đó là con gái của mình. Sở dĩ cháu được báo chí quan tâm tới vì màu da và mái tóc khác hẳn với bố mẹ, cháu có nước da trắng, tóc vàng và mắt xanh. Tuy nhiên sau khi kiểm tra DNA cho thấy, gia đình người Mỹ không phải là cha mẹ ruột của cháu. Hai vợ chồng người Roma nuôi cháu bé bị cáo buộc bắt cóc trẻ em khai với cảnh sát rằng, một người mẹ Roma khác đã đưa cho họ đứa trẻ đó.
Nỗi ai oán
Có một câu thành ngữ đã tồn tại hàng trăm năm trời. Câu nói ấy mô tả mối liên hệ giữa 12 triệu người tại châu Âu, tức là dân tộc thiểu số lớn nhất tại đây rằng, họ là những người "lười biếng, không quê hương và gian manh". Kỳ thị và căm ghét người Roma lên đỉnh điểm vào thập niên 40 của thế kỷ trước khi phát xít Đức giết hại khoảng nửa triệu người.
Ngày nay họ sống rải rác khắp châu Âu, phần lớn ở nam Âu trong tình trạng tột cùng của ô nhục. Từ thành phố Ostrava của Séc, tới Belgrad của Serbia, từ Kosice của của Slovak tới Bukarest của Bulgaria. Hàng triệu người phải sống trong những khu ổ chuột ngoài rìa của các thành phố. Bên cạnh đó là những núi rác, nước sạch cho họ là điều vô cùng hiếm hoi và mỗi khi trời mưa, cả khu phố chìm trong bùn.
Thành phố Kosice thậm chí còn cho xây dựng một bức tường để ngăn khu vực định cư của người Roma với thành phố. Nhiều thành phố khác thì phó mặc những người dân trong các khu ổ chuột, trong những căn lều bằng giấy, hay những chiếc xe đã hoen gỉ mà không bao giờ quan tâm tới. Ai sống ở những khu vực đó, tuổi thọ thấp hơn hàng chục năm so với bình quân của cư dân châu Âu. Và họ chẳng bao giờ có việc làm.
Vòng luẩn quẩn
Khoảng 80-90% những người Roma ở đông Âu không có công ăn việc làm. Ai trong số họ không bao giờ tới trường như những người Roma trưởng thành hiện nay, họ sẽ không bao giờ có cơ hội để thoát ra khỏi cảnh nghèo và hèn.
Một cách mà có thể thoát khỏi cảnh đó cho một tương lai tốt hơn là di dân đi nơi khác sống. Như vụ gia đình Dibranis, hai vợ chồng và 5 đứa con, đến từ Kosovo định cư tại vùng đông nước Pháp. Họ sống tại đó, cho các con đến trường để học mà không hề ai hay biết. Cho tới ngày cảnh sát Pháp trục xuất cháu Leonarda 15 tuổi đã có hàng ngàn học sinh xuống đường và hô khẩu hiệu "Leonarda không đi học, chúng tôi cũng không học".
Hàng ngàn người Roma, trong số họ có nhiều người quốc tịch EU bị đưa từ tây Âu trở về quê hương. Với một khoản tiền hỗ trợ cho họ hồi hương đã khiến cho nhiều người tự nguyện để lấy số tiền đó rồi ít lâu sau tiếp tục quay trở lại.
Kế hoạch của EU
Ở đây không chào đón, ở kia không muốn có mặt họ. Số phận của 12 triệu người Roma giữa lòng châu Âu đã khiến cho chính quyền EU phải vào cuộc. Cách đây hai năm, các thành viên EU đã thảo ra cho mỗi quốc gia một kế hoạch hành động. Nhưng có lẽ cần một thời gian rất dài mới có thể cải thiện được.
Một ví dụ tại Hungary, người Roma tại đây có quyền được nhận hỗ trợ của nhà nước nếu họ chấp thuận làm những công việc xã hội, tức là vẫn không phải là công ăn việc làm. Trẻ em Roma tại Kroatia cũng tới trường để học, nhưng học trong lớp chỉ có trẻ Roma và kết quả là họ chỉ được đào tạo những nghề chất lượng tồi tệ.
Giữa thời đại văn minh của thế kỷ 21, một vị lãnh đạo chính quyền của một nước đông Âu còn tuyên bố sáng kiến "Đưa những đứa trẻ Roma vào các cô nhi viện để bắt phải học". Mãi cho tới khi người chuyên phụ trách vấn đề Roma lên tiếng yêu cầu hủy bỏ.
Trường hợp bé Maria
Video: Bé Maria nhảy trong khu người Roma
* Người Roma có nguồn gốc từ Ấn độ. Họ có mặt tại khu vực thuộc châu Âu ngày nay vào khoảng 1000 năm trước. Người Việt nam trong sách vở cũng như trong lời nói thường sử dụng từ Di gan để chỉ họ mà không hề biết rằng, từ Digan đồng nghĩa với miệt thị họ.
Lược dịch từ nguồn: http://kurier.at/politik/weltchronik/roma-in-europa-leben-mit-verachtung-und-hass/32.302.368
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét