Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Báo cáo nhân quyền của nước Mỹ là một bằng chứng cho chính sách hai mặt của MỸ


Tại sao quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã nồng ấm nhưng báo cáo của bộ ngoại giao Mỹ vẫn luôn kèm theo câu mở đầu "Việt Nam là một nước độc tài do một đảng thống trị"?

Từ thời cổ đại tới nay, dù là nước hàng tỷ dân như Trung quốc, Ấn độ, hay là nước chỉ có vài trăm ngàn dân, quyền lực điều hành đất nước không tập trung ở một tập thể nào đó thì cũng trong tay của một cá nhân. Chưa có bất kỳ nước nào trên thế giới này, dù trong quá khứ hay hiện tại mà quyền lực điều hành đất nước thực sự nằm trong tay người dân.

Chẳng nói đâu xa, các nước châu Âu và Mỹ mang tiếng rằng quyền lực của người dân thông qua lá phiếu bầu. Nhưng lá phiếu nói lên được điều gì khi mà người dân chẳng bao giờ có quyền can thiệp vào quyết định của những người được cho là đại diện cho chính họ?

Đành rằng ông bà mình dậy "Một người lo bằng một kho người làm", nhưng hễ làm lãnh đạo dù ở bất cứ thời đại nào, tiêu chí đầu tiên đều phải tính tới đó là việc họ nắm được quyền lực trong tay. Chưa có đất nước nào mà một người nông dân hay một người dân nghèo có quyền can thiệp vào những công việc chung của đất nước.
Từ các cuộc chiến của người Mỹ trong quá khứ và hiện tại, cho tới cuộc thập tự chinh thời cổ đại, tất cả đều chỉ vì quyền lực của một tôn giáo, một đảng phái hoặc của những kẻ buôn thuốc súng.



Đây là nhân dân!


Còn đây là nhân quyền

Các nước xa xôi, tôi không nhắc tới vì tôi không sống ở đó. Chỉ cần nhìn ngay nước Đức, nơi tôi đang sống từ nhiều năm qua, một đất nước văn minh và hiện đại vào bậc nhất thế giới. Cái nôi của những tư tưởng lớn như Karl Marx và những nhà khoa học vĩ đại như Albert Einstein. Nhưng ai là người quyết định những việc lớn của đất nước và người dân có quyền gì trong những quyết định đó?

- Việc gửi quân tham chiến tại Afghanistan khiến cho 54 quân nhân bị chết, chi phí hết hơn 7 tỷ Euro nhưng theo nhiều cuộc điều tra cho thấy, ít nhất 75% dân chúng phản đối việc tham chiến!

- Các gói cứu trợ ngân hàng nếu được chia đều cho đầu người dân sẽ là một số tiền khổng lồ cho mỗi gia đình. Tiền đó dùng để mua hàng, kích thích ngành sản xuất phát triển, có thêm tiền thuế nộp vào ngân sách. Tiền cho các ngân hàng, ai hưởng lợi nếu không phải các nhà tư bản giàu có?

- Tất cả các dự án dù là địa phương, cấp độ tiểu bang hoặc liên bang gần như không chậm tiến độ thì cũng đội giá gấp nhiều lần. Dân biểu tình phản đối cũng không có tác dụng vì lãnh đạo đã quyết.

- Một ví dụ gần nhất: Các cuộc biểu tình của người dân trong năm nay, đặc biệt tại Frankfurt am Main vào tháng 6 vừa qua, đều đã được đồng ý của cơ quan hữu quan. Ấy thế nhưng khi người dân vừa mới tập trung xuống đường, cảnh sát đã dùng chiến lược bao vây cô lập. Hàng ngàn người phải đứng hoặc ngồi im trong vòng vây của cảnh sát. Ai dám cố tình vượt ra ngoài sẽ bị qui vào tội chống người thi hành công vụ. Một số khác bị bắt một cách vô cớ và phía cảnh sát đã đệ đơn kiện họ vì tội vi phạm điều 130 BLHS Đức (gây rối trật tự công cộng, kích động quần chúng). Cho tới nay tôi chỉ có thông tin về một số nhân vật đã được viện công tố hủy hồ sơ (có điều kiện!).


- Quân đội cả một đất nước mà làm như chuyện đùa: trang bị súng tốt được thay bằng loại súng rởm - Bắn khoảng cách xa là không chính xác, nòng bị nóng lên là cũng không chính xác.
và còn nhiều việc khác.

Nhưng câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra: Những quyết định kể trên có bao giờ người dân được quyền biết tới (chứ không nói gì tới việc tham gia quyết định)?
Trưng cầu dân ý?
Sai rồi!
Stuttgart 21 trưng cầu dân ý, đại đa số phản đối, dự án vẫn tiến hành đó thôi!
Nếu dân quyết định thì tại sao có chuyện trên 75% dân chúng phản đối việc đưa con cháu của họ sang Afghanistan?

Nói như vậy không phải là cho rằng nước Đức tệ hại hơn Việt Nam! Nước Đức rất văn minh hiện đại, pháp luật nghiêm minh, đối xử công bằng với người dân hơn. Nhưng nước Đức cũng không thoát khỏi qui luật của tự nhiên, đều có hai mặt tốt và xấu.

Cho tới nay mô hình phát triển và xây dựng một đất nước, ở đó người dân có quyền can thiệp vào những công việc lớn của đất nước, vẫn còn rất gây tranh cãi. Không có mô hình nào là tuyệt đối và cũng chưa có ai chứng minh được rằng, 5 đảng tốt hơn 2 đảng và độc đảng tức là độc tài.
 
 
Ai dám nói rằng, nước Mỹ 2 đảng là dân chủ hơn? Chính sách bảo hiểm sức khỏe của Obama trước tiên có thể nói là bảo hiểm toàn dân, xét về góc độ nào đó thì mang quyền lợi cho đa số dân, tại sao không được thông qua tại quốc hội Mỹ? 50 triệu người nhận Food Stamp, tức là ăn họ còn không có, lấy đâu ra tiền đóng bảo hiểm sức khỏe? Trong khi đó ở bất cứ đất nước nào trên thế giới này, y tế và giáo dục là hai vấn đề sống còn của đất nước. Quyết định của quốc hội MỸ, thông qua việc phản đối của đảng cộng hòa, đâu phải là ý của toàn dân Mỹ? Vậy thì quốc hội Mỹ đại diện cho ai nếu không phải cho đảng?



Báo cáo của người Mỹ còn cho rằng "Việt Nam không tôn trọng nhân quyền" thông qua việc bắt bớ một số người với cái tên "bất đồng chính kiến" hay "cảnh sát đánh đập người dân vô tội". Nhưng chính nước Mỹ cũng có rất nhiều vấn đề phải đối mặt, đặc biệt việc lạm dụng quyền lực của cảnh sát, sự kỳ thị chủng tộc với người da màu, một việc có truyền thống tại nước Mỹ.

Là một người dân bình thường ai đó sẽ ngạc nhiên khi thấy các nhân vật BĐCK ấy sau khi ra tù thông lệ có vé sang Mỹ định cư. Nhưng nếu nhìn lại cả một thời gian dài, từ lúc VNCH sụp đổ cho tới thời đại ngày nay, đại đa số những người ở phía đối đầu với chính quyền đều được Mỹ đón chào thì chúng ta sẽ hiểu ngay ra vấn đề vì sao người Mỹ lại viết ra những điều đó trong báo cáo nhân quyền của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét