L.phay-ghe – một học giả phương Tây cho rằng “Con người cần 2 năm để học nói và cần 60 năm để học cách giữ gìn lời ăn tiếng nói”. Người Việt Nam có nhiều câu tục ngữ nghĩa: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”...
Ở nước Pháp, người ta khuyên rằng “hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”
Mạnh Tử – nhà triết học cổ Trung Hoa đã viết: “Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huyênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ trái, nói giấu diếm rồi đến chỗ cùng”.
Người biết nói là người biết khi nào cần phải nói ( nói đúng nơi, đúng lúc, đúng vị trí vai trò của mình), nói cái gì, với mục đích gì, nói ra sao, nói với ai.và nói đúng sự thật( đúng với cái tai mình nghe, mắt mình nhìn thấy). Và đó là Văn Hóa nói của loài người, đặc biệt là với người Việt nam hết sức quan trọng, chỉ xếp sau “ văn hóa ăn”
Descartes, triết gia người Pháp, có câu nói nổi tiếng: Je pense donc je suis, nghĩa là Tôi tư duy vậy tôi tồn tại. Câu nói triết lý này tạm đặt trên bình diện đời sống mà ngẫm, thì lời nói thể hiện nếp tư duy của một người, ra nên là một trong những mặt "tồn tại" của người đó. Nó cùng cái "ăn" giúp người ta khẳng định phần "tôi" giữa "chúng ta".
Tiếng nói được phát ra từ miệng, được điều khiển từ lưỡi “người khôn thì cái lưỡi để trong bụng, kẻ ngốc thì bụng dạ để trên lưỡi”.
Thằng tôi 1 : Đã qua 2 + 60 năm + đọc bài viết hay của bạn
Trả lờiXóaThằng tôi 2 : Cấp trên nói luôn luôn đúng
DÙ SAO CHÚ CŨNG ĐÃ NÓI 60 NĂM RỒI. THẰNG TÔI 2 CŨNG ĐÚNG VỚI CÁI CHỮ " NHÀN". CHÚC CHÚ LUÔN MẠNH KHỎE. CÁM ƠN CHÚ GHÉ THĂM.
Xóa