Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Hoa hồng anh biết tặng ai





Lại một ngày Valentine
những bông hoa hồng anh trồng nào biết tặng ai
em xa rồi...xa xa mãi
tình đã trao ai
đêm dài đắng cay

Ngày Valentine
cơn say cháy đỏ
rực rỡ màu tim
những bông hoa hồng kiếm tìm
bàn tay hái tặng bàn tay

Ngày Valentine
những bông hoa hồng anh hái
cắm đợi chờ trang trải
nợ tình nhân...

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

30 nguyên tắc abc cho người mới học làm cây




Bài viết này dành cho những người mới tập chơi cây. Nếu đã có vài năm làm cây, chắc bạn sẽ phẩy tay bỏ qua những nguyên tắc này. Mình cũng thế! Nhưng có biết luật rồi mà phá luật mới là cao thủ, chưa biết luật mà phá luật thì là…liều.


Trích đoạn từ chủ đề Tạo dáng cây từ một phôi đơn giản của tác giả Trần Hùng trên caycanhvietnam.com

Nguyên tắc về thân cây và Nebari

1. Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.

Tỷ lệ 1/6 tạo cho người xem cảm giác là cây này già rồi. Cây cao lêu nghêu thường gợi hình ảnh một cây còn non và đang vươn lên. Những cây dáng “văn nhân” là trường hợp riêng. Nhưng chỉ những cây có nét quái, vặn xoắn, thân cây cực già thì làm văn nhân mới đẹp. Chứ cây nào cũng đè ra làm văn nhân thì không ổn.
2. Thân cây và ngọn cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem. (Văn hóa Nhật Bản là văn hóa cúi chào, làm cây như vậy trông giống như là cây đang chào người xem vậy. Bạn có thể bỏ qua nguyên tắc này.)
3. Rễ cây nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.
Tuy vậy, khi đi thi những cây thông, tùng được miễn chấm phần rễ.
4. Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó.
5. Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.
6. Xóa mọi vết tích bàn tay con người tác động vào: mối ghép, vết cưa cắt đục đẽo, lằn của dây quấn…
7. Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình “ức bồ câu” và nếu người xem nhìn thấy phần lõm của khúc uốn thì dễ chịu hơn thấy phần lồi.
8. Trên những thân cây trực, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ “S” sẽ làm cho cây trông rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.
9. Một cây chỉ nên mang một ngọn. Nếu cây 2, 3 thân thì có thể làm thành 2, 3 ngọn khác nhau, nhìn rất đẹp. Tuy nhiên độ cao của các ngọn không được bằng nhau. Bạn có thể xem ví dụ về cây neea của ông Budi Sulistyo
10. Đối với cây 2,3 thân thì nên được tách ra ở chỗ gốc cây.
Nguyên tắc đối với nhánh cây

11. Nhìn chung, cành nối với thân thì nên trĩu xuống cho có vẻ già nua, nhưng chi (dăm, chồi) thì lại hướng lên trời nhìn mới tự nhiên.

12. Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc. Nhánh thứ 2 ở khoảng 1/3 từ nhánh thứ 1 tới ngọn, và cứ thế cho các nhánh tiếp theo.
13. Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.
14. Các nhánh nên mọc luân phiên xen kẽ theo đường xoáy trôn ốc. Nhìn từ trên xuống, cành sẽ mọc như thế này:

15. Không nên để 2 cành mọc song song.
16. Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây. Gần như không có cây nào tán lá dày đặc như một cái nón chụp lên cây mà được coi là đẹp.
17. Không nên làm các nhánh cây xòe ra từ một chỗ trên thân cây như hình nan hoa xe đạp, hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng tuột, trông chúng rất vô duyên.
18. Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc ở phía dưới tượng trưng cho mặt đất.
19. Nên tạo dáng sao cho những nhánh cây mọc từ thân cây đổ (cây huyền) tuân theo các qui tắc dành cho những thân cây thẳng, chỉ trừ việc thân cây mọc nghiêng.
20. Những cây 2 thân nên thiết kế sao cho các cành không che sáng lẫn nhau và không nên có những cành xen giữa các cây bởi chúng sẽ đâm ngang thân cây khi quan sát. Nhìn cây của ông Budi đây bạn sẽ hiểu ngay thôi:

21. Không để những tán lá che khuất Jin.
Nguyên tắc cho chậu bonsai

22. Với chậu chữ nhật, cây nên đặt tránh 4 đường chia đôi chậu cây (4 đường màu đỏ) bởi trong bonsai để tác phẩm trông có vẻ tự nhiên thì nên tránh mọi sự cân xứng.

23. Màu men chậu cần phải hài hòa với màu sắc của cây. Cách đơn giản nhất là chọn màu nâu đỏ của đất nung, màu đất phù hợp với tất cả các loại cây.
24. Nên chọn những chậu có chiều rộng gấp 2/3 chiều cao của cây. Với những cây lùn thì chiều rộng chậu phải gấp 2/3 bề rộng thân cây.
25. Kiểu dáng chậu cũng cần phải phù hợp với kiểu dáng của cây bonsai. Chậu hình chữ nhật thì thích hợp với những cây dáng thẳng không uốn éo nhiều, còn với những cây thẳng không bình thường, những cây mà có nhiều điểm uốn trên thân thì chậu hình oval hay hình tròn là thích hợp nhất.
Tỷ lệ vàng cho cây

26. Đối với cây dáng trực và xiêu, chiều cao của cây bằng 6 lần đường kính gốc.
27. Đối với cây dáng trực và xiêu, khoảng cách từ gốc đến cành thấp nhất = 1/3 chiều cao của cây. Lưu ý trong hình minh họa thì cành có tán lá thấp nhất được tính như cành thấp nhất.
28. Khoảng cách giữa các cành nhánh nhỏ dần từ dưới lên theo tỷ lệ 1/3. Chiều dài của cành nhánh cũng ngắn dần từ dưới lên trên theo tỷ lệ này.
29. Bề dày của chậu = đường kính gốc.
30. Bề rộng của chậu = 2/3 bề rộng tán lá.
Đây, mời bạn xem hình về các số đo siêu mẫu cho điên đầu luôn!

*** Một điều nghịch lý nữa là những tác phẩm tuyệt kỹ thường là những tác phẩm gần như chối bỏ chuẩn mực. (Những bài thơ Đường tuyệt tác đa phần là những bài thơ không gò bó trong niêm luật mặc dù Đường thi là thể loại có niêm luật chặt chẽ nhất).

Chú thích

  • Nebari là phần rễ nổi trên mặt đất.
  • Jin là cành cây khô được lột vỏ còn trơ lõi gỗ.
  • Shari là đường lũa chạy dọc thân cây.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Xuân Bính Thân



Nào có đêm ba mươi để em đến thăm anh
đưa tuổi đi với niềm vui thanh thản
hoa mai nở vàng khiến màn đêm bàng bạc
thay trăng tàn gọi bóng đón xuân sang

Lời hẹn ngày xưa đã đủ đầy gian dối
cuộc gặp bây giờ nào chứa hết đơn côi
sương xuân lạnh ướt thềm năm mới
rượu cay lòng đốt sợi thời gian

Bầy khỉ về đây trèo lên cây bưởi
anh vào sân ga ngồi đợi nụ tầm xuân
nụ tầm xuân đêm ba mươi mới nở
nên giao thừa rồi chỉ có bóng rơi...

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Nơi tình yêu bắt đầu





Khi thế giới không phải bắt đầu từ con số 0
Em đã nhận ra rằng, tình yêu có thể bắt đầu từ vô cùng
không phải từ miếng táo mà nàng Eva cắn vội
Có thể có rất nhiều bí ẩn đã làm nên điều diệu kỳ của thế giới
Và chúng ta đã là điều kỳ diệu của nhau
khi anh ngờ nghệch hỏi: sao em không đếm thế giới bắt đầu từ 0..1..2..3…
Em bảo: tình yêu không phải là quả táo lăn mãi tìm nhau trên lối mòn cuộc sống
Chúng ta có thể dùng ký tự đánh dấu những dòng sông đi qua
Nơi linh hồn tình yêu có thể khởi sinh từ đó

Hôm nay,
khi ngày khởi đầu của em bắt đầu từ bóng của sương mù
Anh hãy nhìn bằng đôi mắt của em, như khi anh nhìn vào em lần đầu
Anh sẽ thấy lời thánh giá đặt trên mặt trăng
Lạnh, nhưng trăng sẽ ru anh ngủ
mang giấc mơ ngọt ngào như chiếc bánh mật ong
Và em nghe mưa rơi rất rõ
Qua nụ cười của anh trong từng nhịp thở
Anh đã hát em nghe
Giai điệu của yêu thương
Anh đừng sợ con đường không còn dấu vết
Khi nỗi nhớ của em đã nằm trọn trong giấc ngủ của anh
Và khi anh thức dậy
Xin đừng vẽ lên khung tranh những giấc mơ bằng ký hiệu
Bởi anh sẽ nhớ em hơn
Khi bức tranh sẽ nói cho anh biết về những điều rất thực
Là con đường đã xa muôn trùng
Anh không đi qua được cánh đồng cỏ xám
Em đã cố nhìn vào đôi mắt anh
Những nếp nhăn hằn lên một thế kỷ buồn, dù khi anh cố khỏa những gam màu của mùa xuân biếc xanh tươi tắn
Giá như những giọt nước mắt đóng băng, và rơi vào mây
Sẽ rơi như trận mưa sao băng hôm qua
Sẽ tan biến vào đêm, em, anh và mỗi đêm mình nhớ về nhau quay quắt
Chúng ta sẽ không ngừng đánh những ký tự lên những dòng sông
Và nơi bắt đầu của tình yêu mỗi ngày sẽ được khởi sinh từ đó

Có thể ngày mai khi anh thức dậy
Mùi vị của mật ngọt vẫn còn trên đầu môi
Như khi anh nhìn nụ cười của em, mỗi ngày

Nguyễn Hoàng Anh Thư

ĐỜI NGƯỜI NHƯ CON THUYỀN





Đời người như con thuyền. Trong cuộc hành trình, nếu người ta mang quá nhiều đồ đạc, như là các ham muốn về giàu có và danh tiếng, thì con thuyền rất dễ bị mắc cạn hoặc thậm chí bị đắm giữa chừng. Nếu người ta muốn đạt đến đích một cách trôi chảy thì phải xả bỏ gánh nặng mà anh ta đang mang đúng lúc, chỉ giữ lại một lượng nhỏ những thứ cần thiết cho cuộc sống, và tiêu khứ đi những thứ như là lòng tham và ham muốn.

Tưởng tượng rằng những thổ dân bộ lạc ở Châu Phi chỉ có một cách duy nhất để săn những con khỉ đầu chó. Họ đặt những quả hạnh đã lột vỏ là thứ mà lũ khỉ đầu chó thích ăn nhất vào trong một cái hộp gỗ nhỏ. Cái hộp gỗ có một cái cửa nhỏ vừa đủ để những con khỉ có thể đút tay vào. Một khi đã đút tay vào và cố gắng để lấy những quả hạnh ra, nhưng nó không thể lấy tay ra được nữa và bị mắc kẹt. Những người thổ dân Châu Phi thường bắt những con khỉ đầu chó bằng cách này. Bởi vì những con khỉ đầu chó có một thói quen là một khi đã cầm được cái gì trong tay, chúng sẽ không để nó tuột mất cho dù như thế nào.


Khi nghe kể về câu chuyện, người ta thường cười sự ngu ngốc của lũ khỉ đầu chó. Tại sao chúng không thả quả hạnh ra và bỏ chạy để giữ lấy mạng sống? Thực ra nếu chúng ta nhìn lại bản thân mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng những con khỉ đầu chó đó không phải là những kẻ duy nhất phạm phải sai lầm như thế. Khi tôi còn trẻ, tôi sống ở miền quê. Một ngày nọ, có ngọn lửa lớn phát cháy trong một ngôi làng. Một gia đình nghèo chẳng có gì để bảo vệ. Nên mọi người trong gia đình chạy thoát ra khỏi ngôi nhà và an toàn. Nhà hàng xóm của họ thì rất giàu có. Sau khi ông ta chạy ra khỏi nhà thì nhớ lại những đồ đạc quý và tiền, ông liền quay vào nhà để lấy những thứ đó. Ông ta đã chết trong ngọn lửa.

Đời như con thuyền. Người ta càng mang theo ít đồ đạc, thì con thuyền cuộc đời càng nhẹ. Vì thế, nếu người ta tiêu bỏ đi lòng tham, con thuyền có thể tiến lên nhẹ nhàng và cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi người ta chết, không ai mang sang thế giới bên kia được thứ của cải gì. Nếu người ta có thể kiềm chế lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng, cuộc sống sẽ trở nên êm đềm và có thể đạt đến đích dễ dàng.

- ST -

Đặc điểm nền giáo dục của 5 nước tiên tiến nhất trên thế giới



Xuân Quán






Chương trình giáo dục của Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ thật nhiều kiến thức tổng quát. Phương pháp giảng dạy có nhiều tính cách độc đoán.Tuy nhiên giáo dục Việt Nam có những bước tiến rõ rệt dạo gần đây với một loạt các quyết định thay đổi, song chúng ta vẫn cần phải học hỏi các nước có nền giáo dục tiên tiến tiên tiến trên thế giới.
Sữa nướcsữa tiệt trùng Dutch Lady cung cấp dưỡng chất cho cả nhà
Xem chuyên mục chuyện lạ có thật

Chương trình giáo dục của Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ thật nhiều kiến thức tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao phong cách con người, khả năng giao tiếp và sáng tạo. Học sinh Việt Nam, ngay từ cấp 1, chỉ biết học và học, không có thì giờ vui chơi, tập luyện thể thao, và phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm tòi, khám phá.


Phương pháp giảng dạy có nhiều tính cách độc đoán. Học sinh thường chấp nhận tuyệt đối những kiến thức từ thầy cô và từ sách giáo khoa dù đúng hay sai. Học sinh rất ít được tự tìm tòi, suy nghĩ độc lập, chất vấn, thảo luận, phát biểu ý kiến, và khám phá những gì hợp với sở thích của mình.

Tuy nhiên giáo dục Việt Nam có những bước tiến rõ rệt dạo gần đây với một loạt các quyết định thay đổi.

Một trong số đó là giảm bớt các kỳ thi ở bậc tiểu học, các bài kiểm tra định kỳ chỉ dùng để kiểm chứng học sinh, không được dùng để so sánh thành tích rằng học sinh này giỏi hơn học sinh khác, không cho điểm học sinh mà chỉ ghi lời nhận xét. Việc thay đổi này đã làm giảm áp lực học hành lên học sinh rất nhiều.

Một thay đổi gần đây nhất là việc bỏ kỳ thi đại học đầy áp lực, thay vào đó là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Việc làm này được sự đồng tình ủng hộ của nhiều thành phần xã hội.

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực, song giáo dục Việt Nam vẫn cần phải học hỏi những nước có nền giáo dục tiên tiến nhiều hơn nữa.

Chúng ta cùng điểm qua đặc điểm của một số nền giáo dục phát triển trên thế giới:

1. Giáo dục ở Phần Lan
Công bằng và miễn phí

Giáo dục Phần Lan xem công bằng là một trong những điều quan trọng nhất. Ông Olli Luukkainen, chủ tịch hội đồng giáo viên Phần Lan chia sẻ “Tất cả trẻ em ở Phần Lan dù thành thị hay nông thôn đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.”

Thực hiện tiêu chí công bằng này, giáo dục Phần Lan không phân biệt giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn, tất cả đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.



Không áp lực thi cử

Giáo dục ở Phần Lan cũng không có các cuộc thi sát hạch nhằm phân loại học sinh, giáo dục hướng đến các học sinh yếu kém, giúp nhà trường trở thành môi trường thân thiện.

GS Pasi Sahlberg, công tác tại bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan phát biểu:“Chúng tôi dạy trẻ học cách HỌC, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi”

“Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội ”

2. Giáo dục ở Nhật Bản

Đạo đức là cốt lõi

Nhật Bản trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.

Tư tưởng của người Nhật vẫn còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đạo đức là cốt lõi là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên.



Sau trận động đất khủng khiếp năm 2011, trong các cuộc cứu trợ, người Nhật không chen lấn nhốn nháo, không tranh giành khẩu phần. Trái lại, họ còn nhường nhịn lẫn nhau và kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi dù biết rằng, có thể tới lượt của mình thì chẳng còn lại gì.

Câu chuyện đứa trẻ 9 tuổi không biết rõ số phận cha mẹ mình thế nào, trong lúc khốn khó đói và rét run cầm cập đứng xếp hàng chờ khẩu phần ăn thì được một người lớn nhường lại túi lương khô, vì e rằng tới lượt đứa trẻ này thì các khẩu phần ăn hết mất.

Đứa trẻ ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Khi được hỏi đứa trẻ trả lời rằng “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con”.

Câu chuyện này và những câu chuyện cảm động khác đã nhanh chóng được lan truyền ra thế giới bên ngoài nước Nhật. Người dân toàn thế giới rất ngượng mộ và khâm phục dân tộc Nhật Bản. Câu chuyện đứa trẻ nhường lại khẩu phần ăn kể trên được giới truyền thông xem như là “huyền thoại”. Chỉ dân tộc nào xem đạo đức là nền tảng, xem văn hóa cổ truyền là linh hồn của dân tộc mình thì mới có được những kỳ tích như vậy.

Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý: “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”.

Phương châm của người Nhật là: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng công dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…”.

Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong của Nigeria khi nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đã phát biểu rằng “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.

Tư duy ‘tự lập’



Giáo dục Nhật Bạn cũng hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức

Để trang bị tính tự lập cho học sinh, giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh ‘học sinh là trung tâm’, giúp học sinh trải nghiệm kiến thức từ thực tế chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Có nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo.

Các bài học ở Nhật Bản được các giáo viên ghi trích nguồn ở đâu, rồi khuyến khích học sinh tìm thêm nguồn thông tin mới, cổ vũ học sinh đứng từ các góc độ cách nhìn khác nhau để đánh giá nhận xét vấn đề. Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế cao nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ.

Không áp lực thi cử
Giống như Phần Lan, giáo dục ở Nhật Bản không gây áp lực thi cử cho học sinh

Giáo dục Nhật Bản cũng không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”. Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, vì cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.

Nhật Bản không có đặt nặng thi cử, kỳ thi chính thức chỉ có thi vào trung học và đại học. Ngoài ra còn có đợt thi lớp 6 và lớp 9 nhưng là để giám sát hiệu quả hệ thống giáo dục, chứ không phải để đánh giá năng lực học sinh.

3. Giáo dục ở Mỹ: Tự do và tôn trọng tự do của người khác
Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày, nếu bó buộc học sinh sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ. Các chương trình học tại các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một câu hỏi”.

Tự do của người Mỹ là tự do về tư tưởng, giữ quan điểm của mình đồng thời tôn trọng quan điểm ý kiến của người khác.

Giáo viên thường nhắc nhở học sinh của mình rằng: “Bất kỳ ai trong các em cũng có quyền loại bỏ, thậm chí là tẩy chay một nhãn hiệu mà mình không thấy thích. Nhưng không được quyền ép người khác đứng về phe mình, vì như thế là thiếu tôn trọng quyền của tự do của người khác ”



Ở Mỹ giáo viên cho điểm và nhận xét học sinh, và học sinh được nhận xét và đánh giá chất lượng giáo viên.

4. Giáo dục ở Đức

Bình đẳng
Một trong những đặc tính của giáo dục Đức đó là tính bình đẳng giữa các học sinh, trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

“Phát ngôn viên” còn đưa ra các giải pháp, phong trào nhằm cải thiện tình hình học tập, giúp các bạn học lực yếu, phát huy các tài năng văn nghệ, thể thao trong lớp…

Chú trọng trải nghiệm thực tế
Người Đức cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung. Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đã lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách.

Hơn một nửa số học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì dấn thân vào con đường đại học.

Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì ở Đức người ta lại kỳ vọng rằng bộ phận học sinh này sẽ tỏa sáng khi được ghép với một công việc phù hợp.



Đức đã xây dựng một chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp toàn quốc, được quản lý bởi Viện Giáo dục và Đào tạo nghề nghiệp liên bang. Đây là một chương trình phối hợp giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đào tạo nguồn lực cần thiết cho xã hội.

Chương trình giáo dục kép này truyền đạt kiến thức cả trên lớp học lẫn thông qua thực hành. Một cách cụ thể, người học sẽ đến các trường dạy nghề từ hai đến ba ngày một tuần. Ở đó, các lý thuyết và thực tiễn về ngành nghề sẽ được truyền dạy. Ngoài ra, các trường cũng buộc phải dạy các môn về kinh tế và xã hội, đào tạo ngoại ngữ và các kiến thức cơ bản khác.

5. Giáo dục ở Pháp: Mỗi học viên ứng với một vị trí trong xã hội

Trong khi nhiều nước khác xem giáo dục phổ thông là căn bản, còn cụ thể làm gì phải sau đại học, cao đẳng hay các trường nghề. Nhưng ở Pháp khi học phổ thông các học sinh đã biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp.

Cho nên ở Pháp từ cấp 1 của chương trình phổ thông đã dạy rất bao quát. Pháp có đến ba loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau với những ứng dụng khác nhau. Đầu tiên là BAC General, Hệ này dành cho những học sinh có học lực khá giỏi hoặc những em thực sự muốn theo đuổi chương trình đại học hay cao học trong tương lai. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xã hội (BAC Economie Social), hoặc khối ngành văn học (BAC Littérature).College Students in Computer Lab — Image by © James Lauritz/Corbis

Các em học lực yếu hơn nhưng vẫn mong muốn theo đuổi việc học thì có thể chọn hệ BAC Tech. Chương trình đào tạo hệ này tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục theo học các trường cao đẳng, trở thành những kỹ thuật viên, chuyên viên cao cấp.

Cuối cùng, những học sinh không hứng thú với chữ nghĩa hay có nguyện vọng muốn vừa tốt nghiệp phổ thông là có thể đi làm những công việc chân tay, làm thợ chứ chưa phải làm thầy thì theo đuổi hệ BAC Pro. Hệ này cung cấp các nghề cụ thể và các em học sinh được định hướng, chọn lựa và trong suốt hai năm cuối phổ thông có thể rèn luyện để đi làm ngay khi vừa ra trường với tay nghề vững.

Theo Vietdaikynguyen

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Xuân Bính Thân




Dê già xuống núi Khỉ lên cây
Hoa chưa kịp nở đã nát nhầy
Thế sự giằng co nào thay đổi
Dòng người qua lại vẫn lạc bầy

Năm mới năm me lần hứa hẹn
Tết này tết nữa mãi cù nhây
Đầu xanh tuổi trẻ phơi nắng hạn
Phận già tóc bạc đuổi gió mây

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Đa vũ trụ – Một vấn đề lớn của Vật lý và Triết học





Đa vũ trụ (multiverse) là một tập giả định nhiều vũ trụ khả dĩ ( trong đó có vũ trụ của chúng ta) gồm mọi sự tồn tại vật lý: không thời gian, vật chất , năng lượng các định luật vật lý, các hằng số vật lý. Những vũ trụ khác nhau trong đa vũ trụ còn có lúc được gọi là vũ trụ song song (parallel universe).

Từ đa vũ trụ được sử dụng bởi Williams James năm 1895, J.C.Powys năm 1955 và bởi nhà tiểu thuyết viễn tưởng Michael Moorcock năm 1962.

Khái niệm đa vũ trụ từ khoa học viễn tưởng đã bước vào các tạp chí khoa học từ năm 1990. Nhiều nhà khoa học cho rằng tồn tại triệu triệu vũ trụ khác, mỗi vũ trụ với những định luật vật lý riêng nằm ngoài chân trời quan sát của chúng ta. Tất cả được gọi là đa vũ trụ (multiverse).

Đa vũ trụ không phải là một lý thuyết song đó là hệ quả giả định của một số lý thuyết và những lý thuyết này vốn đã có những tiên đoán có thể kiểm nghiệm ngay trong vũ trụ của chúng ta.

Đa vũ trụ đem lại nhiều ánh sáng mới mẻ không những cho vật lý học mà còn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc về nhận thức luận đối với thế giới khách quan trong triết học (và cách hiểu nhiều ý tưởng tương đồng trong tôn giáo).

Hiện nay các nhà vật lý đều tin vào giả thuyết đa vũ trụ ở nhiều mức khác nhau [1], dường như giả thuyết đa vũ trụ quá hấp dẫn về nhiều mặt để các nhà vật lý có thể cưỡng lại lòng tin đối với giả thuyết này.

Phân lớp đa vũ trụ theo Tegmark

Nhiều nhà vật lý cho rằng cách phân đa vũ trụ sau đây thành bốn mức của tác giả Max Tegmark [2] là triệt để, đầy đủ và phản ánh được mọi khía cạnh của vấn đề.

1 / Mức 1 (lạm phát dẫn đến mức I)
Đa vũ trụ ở mức 1 chính là vũ trụ vô tận, tiên đoán bởi lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein cho hình học phẳng và hyperbolic.

2 / Mức II (LTD-lý thuyết dây với khái niệm “phong cảnh” , các lỗ đen,… dẫn đến mức II)
Một số vô cùng các thể tích Hubble đã lấp đầy vũ trụ này. Mọi điều khả dĩ ( có nghĩa là tượng hợp với các định luật vật lý) đều có thể hình thành, mọi sự cố với xác suất khác không đều có thể xảy ra đâu đó nếu vũ trụ là vô hạn.

Liệu có một alter ego (một cái tôi khác) tồn tại song song với bản thân ta? Các mô hình vũ trụ hiện đại chứng tỏ rằng mỗi chúng ta có thể có một “bản sao” sống trên một thiên hà cách xa ta khoảng 10^28 m. Khoảng cách đó quá xa song không vì thế mà làm cho cái bóng đó (doppelgọnger) trở nên kém hiện thực. Điều khẳng định này có thể suy từ lý thuyết xác suất và từ giả định rằng vũ trụ là vô hạn và vật chất phân bố đều xét ở kích thước vĩ mô (những điều giả định đó lại là những điều mà người ta đang quan sát được). Trong một không gian vô hạn mọi điều tưởng chừng như không thể đều trở thành có thể. Hiện nay chúng ta chỉ quan sát được một vùng gọi là thể tích Hubble có kích thước 10^26 m. Ta có thể chẳng bao giờ thấy được cái tôi khác đó. Và cái tôi khác đó cũng có một thể tích Hubble riêng, một vũ trụ riêng. Mỗi vũ trụ là một phần nhỏ của “đa vũ trụ – multiverse”.

Đa vũ trụ mức I nằm trong một bọt (bubble), ngoài ra còn nhiều bọt khác, tập hợp các bọt đó làm thành đa vũ trụ mức II (xem góc trái dưới của hình)





a.Lý thuyết dây LTD

Theo LTD ngoài 4 chiều không thời gian còn có một số chiều dư (extra dimension), những chiều dư đã cuộn lại (compắc hóa ) thành một đa tạp có cấu trúc nhất định mang tên đa tạp Calabi-Yau do đòi hỏi bởi một số điều kiện vật lý. Susskind phát triển khái niệm về đa vũ trụ và đưa ra quan điểm “phong cảnh (landscape)” vào LTD .

Các kiểu compắc hóa dẫn đến 10^500 phương án, số phương án này còn lớn hơn cả số nguyên tử trong toàn vũ trụ! Điều này dẫn đến một phong cảnh (danh từ của Leonard Susskin ) có đồi núi với 10^500 thung lũng ứng với chân không và là cơ sở cho ý tưởng về đa vũ trụ.

Lý thuyết dây (LTD) với khái niệm phong cảnh (landscape) cho phép sự tồn tại hằng hà vũ trụ khác nhau.

b.Đa vũ trụ theo Smolin

Smolin cho rằng những vũ trụ con có thể phát sinh từ những vũ trụ đã tồn tại thông qua cơ chế co (collapse) hấp dẫn. Theo bức tranh cổ điển khi một sao co thành một lỗ đen, một điểm kỳ dị không thời gian sẽ hình thành ở nội vùng của lỗ đen. Smolin giả định rằng một cách tiếp cận lượng tử sẽ cho ta thay vì điểm kỳ dị là một vùng không gian lạm phát liên thông với không thời gian của chúng ta bằng một lỗ sâu đục.

Sau đó quá trình bốc hơi Hawking cắt đứt lỗ sâu đục và như thế cắt đứt mối liên thông giữa vũ trụ con vừa hình thành (xem hình dưới đây)





3 / Mức III (CHLT-cơ học lượng tử dẫn đến mức III)

Đa vũ trụ mức I&II là những thế giới nằm cách xa nhau ngoài cả miền quan trắc của thiên văn, song đa vũ trụ mức III lại nằm quanh quẩn gần chúng ta. (xem hình 2).

Một thực tại cổ điển sẽ là trạng thái chồng chất của nhiều thực tại cổ điển khác và việc tách (splitting) trạng thái chồng chất đó sẽ gắn liền với những xác suất (phù hợp với xác suất trong phép collapse). Sự chồng chất các thế giới cổ điển đó cấu thành đa vũ trụ mức III (xem góc phải dưới của hình 6). Cơ học lượng tử tiên đoán một số lớn các vũ trụ song song.

Hãy tưởng tượng một con súc sắc 6 mặt. Khi chúng ta ném nó xuống, nó sẽ trình kiến một mặt nào đó. Cơ học lượng tử khẳng định rằng con súc sắc sẽ trình kiến cùng một lúc 6 mặt. Một cách để giải quyết mâu thuẫn này là con súc sắc trình kiến những mặt khác nhau trong những vũ trụ khác nhau. Trong một vũ trụ nó trình kiến mặt 1, trong một vũ trụ khác nó trình kiến mặt 2, và v.v….Nằm trong một vũ trụ chúng ta chỉ nhận được một mặt của thực tại lượng tử đó.

4 / Mức IV (các mô hình toán học dẫn đến mức IV)

Nếu chúng ta xét đến khả năng tồn tại những quy luật vật lý khác, chúng ta sẽ thu được những vũ trụ song song thuộc mức IV.

Chúng ta có thể kể đến quan điểm của hai nhà triết học: Plato & Aristote.

Theo Aristote thì thực tại vật lý là cơ bản còn ngôn ngữ toán học chỉ là một phương tiện mô tả gần đúng thực tại.

Trái lại Plato thì cho rằng các cấu trúc toán học mới là thực tại cơ bản. Những nhà vật lý hiện đại lại có khuynh hướng thiên về hệ mẫu (paradigme) Plato, họ cho rằng sở dĩ toán học có thể mô tả thực tại đẹp như vậy chỉ vì thực tại vật lý có bản chất toán học! Như vậy cuối cùng mọi bài toán vật lý về thực chất là những bài toán toán học (xem góc phải trên của hình 2). Một cấu trúc toán học là một thực thể trừu tượng tồn tại ngoài không thời gian. Tegmark cho rằng mọi khả năng khả dĩ của các vũ trụ đều có xác suất tồn tại. Lẽ dĩ nhiên đa số các vũ trụ đó đều không dung nạp sự sống.

Tóm tắt các mức

Có thể tóm tắt 4 mức vũ trụ trình bày ở trên trong một hình vẽ tổng hợp sau đây ( xem hình dưới đay)



Hình này có 4 góc:

I / Góc trái trên: các vũ trụ song song mức I, cư trú trong cùng một bong bóng (bubble), quy luật vật lý giống nhau, các điều kiện ban đầu có thể khác nhau, sự tồn tại của chúng dựa trên CMB Þ vũ trụ vô cùng, vật chất phân bố đều trong vũ trụ.

II / Góc trái dưới: các vũ trụ song song mức II, cấu thành bởi nhiều bong bóng, các hằng số vật lý, các hạt cơ bản, số chiều không gian trong các bong bóng có thể khác nhau.

III / Góc phải dưới: không đưa thêm vào những loại vũ trụ mới, song kéo các vũ trụ song song về quanh ta, các vũ trụ song song mức III có các tính chất như ở mức I&II, có nguyên lý unitarity, nguyên lý này đúng ngay cả đối với hấp dẫn lượng tử.Trạng thái sống, chết của con mèo Schrodinger thuộc 2 vũ trụ cổ điển song song.

IV / Góc phải trên: nhiều cấu trúc toán học khác nhau (với những phương trình vật lý khác nhau) sẽ cho những vũ trụ song song khác nhau, sự tồn tại mức IV dựa trên phỏng thuyết thực tại toán học = thực tại vật lý, có thể kiểm nghiệm nhờ một lý thuyết TOE (Theory of Everything-Lý thuyết thống nhất mọi vật).

Những ý tưởng tương đồng trong Phật học

Trong Phật học [3], vũ trụ cũng mang tính đa nguyên. Phật giáo phân thế giới thành 3 loại: Tiểu thiên, Trung thiên & Đại thiên. Đại thiên thế giới (大? 千? 世 界) gồm khoảng một tỷ thế giới. Cách đây hơn 2500 năm Phật học đã biết ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có hằng hà sa số thế giới khác. Đa nguyên là nguyên lý cơ bản của vũ trụ.

Cao Chi

Tài liệu tham khảo

[1] George Ellis, Does the Multiverse Really Exist ? Scientific American, tháng 8/ 2011.Alexander Vilenkin & Max Tegmark, The case of parallel universe, Scientific American, tháng 7/2011.
[2] Max Tegmark, Parallel Universes,Scientific American tháng 5/2003.
[3] Edward Conze, A short history of Buddhism: Tam thiên, đại thiên, thế giới (三 千, 大 千, 世 界) trong Phật học gồm 1 tỷ thế giới
.

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Làm sao ‘sống chung’ với thông tin trên mạng xã hội?




 Hoàng Hải Vân

.



Trong những sự kiện liên quan đến việc thay đổi nhân sự ở tầm quốc gia hay phạm vi ngành, sự lan truyền những “tin tức” nói trên thường diễn ra chóng mặt. Đừng nghĩ đây chỉ là “dư luận trên mạng” chỉ có tác động với những người sử dụng internet. Hằng ngày, từ thông tin trên mạng đã nhanh chóng chuyển xuống công sở, đường phố, chợ búa quán xá, rồi lan tỏa rộng hơn nữa, cho đến các thôn làng. Sức mạnh truyền tin của mạng xã hội, tiếp nối bằng điện thoại và truyền miệng, từ lâu đã vượt khỏi mọi ý định kiểm soát.


Internet chỉ là một con đường. Đi trên con đường đó có người lương thiện và kẻ trộm cướp, có người nói thật và người nói dối. Người thiện dùng internet để mang điều tốt lành đến với người khác, còn kẻ ác thì tận dụng tối đa nó để thủ ác. Mạng xã hội, bản thân nó không ác không thiện, thiện hay ác là do người dùng.

Các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà quản lý truyền thông, các doanh nhân và những người nổi tiếng đều lo lắng về những thông tin “xấu” được phát đi từ những trang web “đen”, những blog hay các địa chỉ Facebook “nặc danh”, nhưng mọi biện pháp nhằm kiểm soát đều không khả thi. Và cũng có không ít những địa chỉ blog hay Facebook công khai danh tính nhưng vẫn cho lan truyền những thông tin từ các địa chỉ nặc danh hoặc tự đưa ra những thông tin không có nguồn gốc kèm theo những lời bình luận, nhưng việc kiểm soát hoặc ngăn chặn cũng gần như bất khả.

Lẻ tẻ cũng có những vụ kiện đòi lại sự công bằng nhưng không phổ biến, vì ít ai có đủ kiên trì để theo kiện. Thỉnh thoảng cũng có những vụ xử lý bằng pháp luật các cá nhân tung tin sai sự thật trên mạng, nhưng việc xử lý như vậy thường gây nhiều tranh cãi, vì không phải cá nhân nào tung tin sai sự thật cũng đều bị xử lý.

Nước ta không phải không có đủ luật để điều chỉnh các hành vi đưa tin sai sự thật và bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người. Cái thiếu là hệ thống pháp luật của chúng ta quá phức tạp. Người Việt chúng ta cũng chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

Ở phương Tây, các chính khách cũng như những người nổi tiếng thường không sợ gì dư luận, điều quan trọng nhất đối với họ là họ có vi phạm pháp luật hay những quy tắc về đạo đức hay không. Nếu như tòa án hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật không khẳng định họ vi phạm thì dù cho dư luận có như thế nào họ cũng không ngán. Nhiều quan tòa khi xử án không đọc thông tin trên mạng, đã đành là như thế, họ còn không đọc báo. Còn ở ta, nhiều trường hợp cứ treo lơ lửng, “cơ quan chức năng” không nói có cũng không nói không. Đối với một xã hội quen sống theo pháp luật thì tòa không nói “có” nghĩa là “không”, còn ở ta tòa không nói “có” thì có thể là “không” mà cũng có thể là “có”. Đó là lý do nhiều người VN sợ dư luận hơn là sợ luật pháp, bởi vì “lời nói dối có thể đi nửa vòng trái đất trước khi sự thật xỏ chân vào giày” (lời Mark Twain, văn hào Mỹ).

Là người làm báo, tôi không đọc những thông tin không rõ nguồn gốc, trừ khi bạn bè hỏi tôi chuyện này chuyện kia về những người mà tôi có quen biết. Nhưng khuyên công chúng không đọc những thông tin đó là điều không nên và không thể. Việc xử sự, ứng phó với những luồng thông tin đó như thế nào là chuyện quá lớn, không có giải pháp nào là trước mắt cả, ngoài việc nhìn ra các nước xem người ta xử sự như thế nào.

Điều quan trọng nhất là luật pháp phải đủ cụ thể và minh bạch, để người dân có một chỗ dựa an toàn. Khi có một chỗ dựa an toàn và vững chắc là luật pháp thì người dân mới không sợ những lời đồn thổi. Tất nhiên người dân thường chẳng sợ gì sự đồn thổi và chẳng ai đồn thổi họ để làm gì. Nhưng sự minh bạch của một nền pháp trị sẽ khuyến khích ai có khả năng làm lãnh đạo sẽ đi theo con đường làm lãnh đạo mà chẳng cần phải xun xoe với đám đông, nhất là chẳng cần phải xun xoe với những kẻ có khả năng tạo ra dư luận. Đó là chuyện lâu dài của đất nước.

Đối với những vị đang làm lãnh đạo, từ cơ sở trở lên, đã đến lúc nên chấp nhận sự rủi ro mà một nền pháp trị chưa hoàn thiện mang lại. Các vị nên tập dần thói quen của cây ngay không sợ chết đứng. Trong những tình huống cấp bách (chẳng hạn như lúc bầu cử hay bổ nhiệm chức vụ), khi các cấp lãnh đạo đều nhận ra sự rủi ro có thể đến từ dư luận thì thiết nghĩ mọi người sẽ đồng thời áp dụng các nguyên tắc pháp trị làm vũ khí tự vệ: không xem xét những đơn thư nặc danh, không lấy những thông tin thiếu căn cứ trên mạng xã hội để thảo luận.

Ngay cả đối với các đơn thư không nặc danh, nếu chỉ dựa vào những phỏng đoán vô căn cứ cũng không nên xem xét. Nguyên tắc này cần được áp dụng một cách đồng loạt, không có ngoại lệ. Còn một chút vướng mắc là luật Khiếu nại, tố cáo cho phép xem xét một số đơn thư nặc danh nếu đơn thư này có những chứng cứ rõ ràng. Trong những trường hợp này, có thể áp dụng theo luật, nhưng trong thời gian xem xét cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành bản kết luận chính thức thì người bị tố cáo, tức là khi nào cơ quan này chưa nói “có” thì phải được coi là “không”. Việc xem xét một số trường hợp đơn thư nặc danh mà không tuân thủ nguyên tắc trên đây chính là lý do đơn thư nặc danh tràn ngập trong những thời điểm các tổ chức chuẩn bị thay đổi nhân sự.

Cuối cùng, cần xem lại các quy định và cách quản lý truyền thông, không phải là truyền thông trên mạng, mà là truyền thông chính thống. Các mạng xã hội ở VN mặc nhiên được coi là hợp pháp, nhưng phạm vi “được thông tin” (tức là không cấm) của mạng xã hội lại rộng hơn rất nhiều so với các cơ quan báo chí. Điều này khiến cho truyền thông mạng có lợi thế áp đảo so với báo chí. Khi nào báo chí và mạng xã hội đều có được một phạm vi tự do đồng đều theo Hiến pháp và pháp luật thì khi ấy tình trạng thông tin sai sự thật và sự bôi nhọ cá nhân trên mạng chắc chắn sẽ giảm đến mức “có thể chung sống được”.
———–
http://thanhnien.vn/doi-song/lam-sao-song-chung-voi-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-656367.html