Hoàng Hải Vân
.
Trong những sự kiện liên quan đến việc thay đổi nhân sự ở tầm quốc gia hay phạm vi ngành, sự lan truyền những “tin tức” nói trên thường diễn ra chóng mặt. Đừng nghĩ đây chỉ là “dư luận trên mạng” chỉ có tác động với những người sử dụng internet. Hằng ngày, từ thông tin trên mạng đã nhanh chóng chuyển xuống công sở, đường phố, chợ búa quán xá, rồi lan tỏa rộng hơn nữa, cho đến các thôn làng. Sức mạnh truyền tin của mạng xã hội, tiếp nối bằng điện thoại và truyền miệng, từ lâu đã vượt khỏi mọi ý định kiểm soát.
Internet chỉ là một con đường. Đi trên con đường đó có người lương thiện và kẻ trộm cướp, có người nói thật và người nói dối. Người thiện dùng internet để mang điều tốt lành đến với người khác, còn kẻ ác thì tận dụng tối đa nó để thủ ác. Mạng xã hội, bản thân nó không ác không thiện, thiện hay ác là do người dùng.
Các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà quản lý truyền thông, các doanh nhân và những người nổi tiếng đều lo lắng về những thông tin “xấu” được phát đi từ những trang web “đen”, những blog hay các địa chỉ Facebook “nặc danh”, nhưng mọi biện pháp nhằm kiểm soát đều không khả thi. Và cũng có không ít những địa chỉ blog hay Facebook công khai danh tính nhưng vẫn cho lan truyền những thông tin từ các địa chỉ nặc danh hoặc tự đưa ra những thông tin không có nguồn gốc kèm theo những lời bình luận, nhưng việc kiểm soát hoặc ngăn chặn cũng gần như bất khả.
Lẻ tẻ cũng có những vụ kiện đòi lại sự công bằng nhưng không phổ biến, vì ít ai có đủ kiên trì để theo kiện. Thỉnh thoảng cũng có những vụ xử lý bằng pháp luật các cá nhân tung tin sai sự thật trên mạng, nhưng việc xử lý như vậy thường gây nhiều tranh cãi, vì không phải cá nhân nào tung tin sai sự thật cũng đều bị xử lý.
Nước ta không phải không có đủ luật để điều chỉnh các hành vi đưa tin sai sự thật và bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người. Cái thiếu là hệ thống pháp luật của chúng ta quá phức tạp. Người Việt chúng ta cũng chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.
Ở phương Tây, các chính khách cũng như những người nổi tiếng thường không sợ gì dư luận, điều quan trọng nhất đối với họ là họ có vi phạm pháp luật hay những quy tắc về đạo đức hay không. Nếu như tòa án hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật không khẳng định họ vi phạm thì dù cho dư luận có như thế nào họ cũng không ngán. Nhiều quan tòa khi xử án không đọc thông tin trên mạng, đã đành là như thế, họ còn không đọc báo. Còn ở ta, nhiều trường hợp cứ treo lơ lửng, “cơ quan chức năng” không nói có cũng không nói không. Đối với một xã hội quen sống theo pháp luật thì tòa không nói “có” nghĩa là “không”, còn ở ta tòa không nói “có” thì có thể là “không” mà cũng có thể là “có”. Đó là lý do nhiều người VN sợ dư luận hơn là sợ luật pháp, bởi vì “lời nói dối có thể đi nửa vòng trái đất trước khi sự thật xỏ chân vào giày” (lời Mark Twain, văn hào Mỹ).
Là người làm báo, tôi không đọc những thông tin không rõ nguồn gốc, trừ khi bạn bè hỏi tôi chuyện này chuyện kia về những người mà tôi có quen biết. Nhưng khuyên công chúng không đọc những thông tin đó là điều không nên và không thể. Việc xử sự, ứng phó với những luồng thông tin đó như thế nào là chuyện quá lớn, không có giải pháp nào là trước mắt cả, ngoài việc nhìn ra các nước xem người ta xử sự như thế nào.
Điều quan trọng nhất là luật pháp phải đủ cụ thể và minh bạch, để người dân có một chỗ dựa an toàn. Khi có một chỗ dựa an toàn và vững chắc là luật pháp thì người dân mới không sợ những lời đồn thổi. Tất nhiên người dân thường chẳng sợ gì sự đồn thổi và chẳng ai đồn thổi họ để làm gì. Nhưng sự minh bạch của một nền pháp trị sẽ khuyến khích ai có khả năng làm lãnh đạo sẽ đi theo con đường làm lãnh đạo mà chẳng cần phải xun xoe với đám đông, nhất là chẳng cần phải xun xoe với những kẻ có khả năng tạo ra dư luận. Đó là chuyện lâu dài của đất nước.
Đối với những vị đang làm lãnh đạo, từ cơ sở trở lên, đã đến lúc nên chấp nhận sự rủi ro mà một nền pháp trị chưa hoàn thiện mang lại. Các vị nên tập dần thói quen của cây ngay không sợ chết đứng. Trong những tình huống cấp bách (chẳng hạn như lúc bầu cử hay bổ nhiệm chức vụ), khi các cấp lãnh đạo đều nhận ra sự rủi ro có thể đến từ dư luận thì thiết nghĩ mọi người sẽ đồng thời áp dụng các nguyên tắc pháp trị làm vũ khí tự vệ: không xem xét những đơn thư nặc danh, không lấy những thông tin thiếu căn cứ trên mạng xã hội để thảo luận.
Ngay cả đối với các đơn thư không nặc danh, nếu chỉ dựa vào những phỏng đoán vô căn cứ cũng không nên xem xét. Nguyên tắc này cần được áp dụng một cách đồng loạt, không có ngoại lệ. Còn một chút vướng mắc là luật Khiếu nại, tố cáo cho phép xem xét một số đơn thư nặc danh nếu đơn thư này có những chứng cứ rõ ràng. Trong những trường hợp này, có thể áp dụng theo luật, nhưng trong thời gian xem xét cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành bản kết luận chính thức thì người bị tố cáo, tức là khi nào cơ quan này chưa nói “có” thì phải được coi là “không”. Việc xem xét một số trường hợp đơn thư nặc danh mà không tuân thủ nguyên tắc trên đây chính là lý do đơn thư nặc danh tràn ngập trong những thời điểm các tổ chức chuẩn bị thay đổi nhân sự.
Cuối cùng, cần xem lại các quy định và cách quản lý truyền thông, không phải là truyền thông trên mạng, mà là truyền thông chính thống. Các mạng xã hội ở VN mặc nhiên được coi là hợp pháp, nhưng phạm vi “được thông tin” (tức là không cấm) của mạng xã hội lại rộng hơn rất nhiều so với các cơ quan báo chí. Điều này khiến cho truyền thông mạng có lợi thế áp đảo so với báo chí. Khi nào báo chí và mạng xã hội đều có được một phạm vi tự do đồng đều theo Hiến pháp và pháp luật thì khi ấy tình trạng thông tin sai sự thật và sự bôi nhọ cá nhân trên mạng chắc chắn sẽ giảm đến mức “có thể chung sống được”.
———–
http://thanhnien.vn/doi-song/lam-sao-song-chung-voi-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-656367.html
Internet chỉ là một con đường. Đi trên con đường đó có người lương thiện và kẻ trộm cướp, có người nói thật và người nói dối. Người thiện dùng internet để mang điều tốt lành đến với người khác, còn kẻ ác thì tận dụng tối đa nó để thủ ác. Mạng xã hội, bản thân nó không ác không thiện, thiện hay ác là do người dùng.
Các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà quản lý truyền thông, các doanh nhân và những người nổi tiếng đều lo lắng về những thông tin “xấu” được phát đi từ những trang web “đen”, những blog hay các địa chỉ Facebook “nặc danh”, nhưng mọi biện pháp nhằm kiểm soát đều không khả thi. Và cũng có không ít những địa chỉ blog hay Facebook công khai danh tính nhưng vẫn cho lan truyền những thông tin từ các địa chỉ nặc danh hoặc tự đưa ra những thông tin không có nguồn gốc kèm theo những lời bình luận, nhưng việc kiểm soát hoặc ngăn chặn cũng gần như bất khả.
Lẻ tẻ cũng có những vụ kiện đòi lại sự công bằng nhưng không phổ biến, vì ít ai có đủ kiên trì để theo kiện. Thỉnh thoảng cũng có những vụ xử lý bằng pháp luật các cá nhân tung tin sai sự thật trên mạng, nhưng việc xử lý như vậy thường gây nhiều tranh cãi, vì không phải cá nhân nào tung tin sai sự thật cũng đều bị xử lý.
Nước ta không phải không có đủ luật để điều chỉnh các hành vi đưa tin sai sự thật và bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người. Cái thiếu là hệ thống pháp luật của chúng ta quá phức tạp. Người Việt chúng ta cũng chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.
Ở phương Tây, các chính khách cũng như những người nổi tiếng thường không sợ gì dư luận, điều quan trọng nhất đối với họ là họ có vi phạm pháp luật hay những quy tắc về đạo đức hay không. Nếu như tòa án hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật không khẳng định họ vi phạm thì dù cho dư luận có như thế nào họ cũng không ngán. Nhiều quan tòa khi xử án không đọc thông tin trên mạng, đã đành là như thế, họ còn không đọc báo. Còn ở ta, nhiều trường hợp cứ treo lơ lửng, “cơ quan chức năng” không nói có cũng không nói không. Đối với một xã hội quen sống theo pháp luật thì tòa không nói “có” nghĩa là “không”, còn ở ta tòa không nói “có” thì có thể là “không” mà cũng có thể là “có”. Đó là lý do nhiều người VN sợ dư luận hơn là sợ luật pháp, bởi vì “lời nói dối có thể đi nửa vòng trái đất trước khi sự thật xỏ chân vào giày” (lời Mark Twain, văn hào Mỹ).
Là người làm báo, tôi không đọc những thông tin không rõ nguồn gốc, trừ khi bạn bè hỏi tôi chuyện này chuyện kia về những người mà tôi có quen biết. Nhưng khuyên công chúng không đọc những thông tin đó là điều không nên và không thể. Việc xử sự, ứng phó với những luồng thông tin đó như thế nào là chuyện quá lớn, không có giải pháp nào là trước mắt cả, ngoài việc nhìn ra các nước xem người ta xử sự như thế nào.
Điều quan trọng nhất là luật pháp phải đủ cụ thể và minh bạch, để người dân có một chỗ dựa an toàn. Khi có một chỗ dựa an toàn và vững chắc là luật pháp thì người dân mới không sợ những lời đồn thổi. Tất nhiên người dân thường chẳng sợ gì sự đồn thổi và chẳng ai đồn thổi họ để làm gì. Nhưng sự minh bạch của một nền pháp trị sẽ khuyến khích ai có khả năng làm lãnh đạo sẽ đi theo con đường làm lãnh đạo mà chẳng cần phải xun xoe với đám đông, nhất là chẳng cần phải xun xoe với những kẻ có khả năng tạo ra dư luận. Đó là chuyện lâu dài của đất nước.
Đối với những vị đang làm lãnh đạo, từ cơ sở trở lên, đã đến lúc nên chấp nhận sự rủi ro mà một nền pháp trị chưa hoàn thiện mang lại. Các vị nên tập dần thói quen của cây ngay không sợ chết đứng. Trong những tình huống cấp bách (chẳng hạn như lúc bầu cử hay bổ nhiệm chức vụ), khi các cấp lãnh đạo đều nhận ra sự rủi ro có thể đến từ dư luận thì thiết nghĩ mọi người sẽ đồng thời áp dụng các nguyên tắc pháp trị làm vũ khí tự vệ: không xem xét những đơn thư nặc danh, không lấy những thông tin thiếu căn cứ trên mạng xã hội để thảo luận.
Ngay cả đối với các đơn thư không nặc danh, nếu chỉ dựa vào những phỏng đoán vô căn cứ cũng không nên xem xét. Nguyên tắc này cần được áp dụng một cách đồng loạt, không có ngoại lệ. Còn một chút vướng mắc là luật Khiếu nại, tố cáo cho phép xem xét một số đơn thư nặc danh nếu đơn thư này có những chứng cứ rõ ràng. Trong những trường hợp này, có thể áp dụng theo luật, nhưng trong thời gian xem xét cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành bản kết luận chính thức thì người bị tố cáo, tức là khi nào cơ quan này chưa nói “có” thì phải được coi là “không”. Việc xem xét một số trường hợp đơn thư nặc danh mà không tuân thủ nguyên tắc trên đây chính là lý do đơn thư nặc danh tràn ngập trong những thời điểm các tổ chức chuẩn bị thay đổi nhân sự.
Cuối cùng, cần xem lại các quy định và cách quản lý truyền thông, không phải là truyền thông trên mạng, mà là truyền thông chính thống. Các mạng xã hội ở VN mặc nhiên được coi là hợp pháp, nhưng phạm vi “được thông tin” (tức là không cấm) của mạng xã hội lại rộng hơn rất nhiều so với các cơ quan báo chí. Điều này khiến cho truyền thông mạng có lợi thế áp đảo so với báo chí. Khi nào báo chí và mạng xã hội đều có được một phạm vi tự do đồng đều theo Hiến pháp và pháp luật thì khi ấy tình trạng thông tin sai sự thật và sự bôi nhọ cá nhân trên mạng chắc chắn sẽ giảm đến mức “có thể chung sống được”.
———–
http://thanhnien.vn/doi-song/lam-sao-song-chung-voi-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-656367.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét