Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

QUỐC GIA HẠNH PHÚC MỚI LÀ CÁI CẦN CHO NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ THU NHẬP !



Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng từ năm 2020 trở đi 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc sẽ có tính lan tỏa, đóng góp tăng GDP địa phương (GRDP) hàng tỉ USD mỗi năm.


Từ năm 2030, nhờ các đặc khu này, thu nhập trung bình của người dân sinh sống ở 3 đặc khu này sẽ đạt từ 12.000 đến 13.000 USD/người/năm.


THU NHẬP CHỈ LÀ MỘT TRONG 6 BIẾN SỐ LÀM CƠ SỞ XẾP HẠNG QUỐC GIA HẠNH PHÚC : THU NHẬP, SỰ TỰ DO,TIN TƯỞNG, TUỔI THỌ TRUNG BÌNH, PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ LÒNG RỘNG LƯỢNG (Liên Hợp Quốc)


Báo cáo hạnh phúc toàn cầu được công bố vào ngày 14/3 bởi Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững (Sustainable Development Solutions Network), Hoa Kỳ đứng thứ 28, giảm 4 bậc so với năm ngoái.
Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tụt một hạng so với vị trí thứ 94 của năm ngoái.So với các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc hay Philippines thì vị trí 95 của Việt Nam được xem là thấp hơn rất nhiều.


3 ĐẶC KHU CHƯA RA ĐỜI THÌ BIẾN SỐ VỀ SỰ TIN TƯỞNG TUỘT CÁI ÀO NÓI CHI ĐẾN CÁC TIÊU CHÍ CÒN LẠI.


CHỈ BIẾT CHÚ TRỌNG VÀO THU NHẬP HẠNH PHÚC ĐÂU KHÔNG THẤY CHỈ THẤY ĐẠO ĐỨC SUY ĐỒI, XÃ HỘI BẤT AN, LÒNG DÂN LY TÁN...CŨNG BỞI CÓ NHỮNG ÔNG BỘ TRƯỞNG ẤM A ẤM Ớ NHƯ NGUYỄN CHÍ DŨNG,PHÙNG XUÂN NHẠ,...VẬY


NGƯỜI VIỆT CÓ CÂU "KHÉO ĂN THÌ NO, KHÉO CO THÌ ẤM". BAO GIỜ MẤY ÔNG MẤY BÀ TIẾN SĨ BIẾT HỌC ÔNG BÀ NGÀY XƯA?




HOÀNG SA ĐÃ MẤT, TRƯỜNG SA ĐANG BỊ TRUNG QUỐC NUỐT DẦN

ƯỚC VÌ VỊ TRÍ 3 ĐẶC KHU TRÊN ĐƯỢC XÂY DỰNG THÀNH TUYẾN PHÒNG THỦ THÌ HAY BIẾT MẤY.

NẾU TRUNG QUỐC DI DÂN ...





Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam:

Công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam và được cấp thẻ thường trú có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật VN; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc VN.



3. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng VN.

4. Đã thường trú ở VN từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch VN.

5. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại VN.

6. Phải thôi quốc tịch nước ngoài.

7. Phải có tên gọi VN, và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch VN.

Người xin nhập quốc tịch VN không được nhập quốc tịch VN, nếu Nhà nước Việt Nam cho rằng việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của VN.

Trường hợp được miễn các điều kiện (3), (4), (5):

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân VN.

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN.

- Có lợi cho Nhà nước VN.

Ngoài ra, những người thuộc 1 trong 3 trường hợp trên còn có thể được miễn điều kiện (6) - về việc thôi quốc tịch nước ngoài - nếu được Chủ tịch nước cho phép. Điều này có nghĩa là Việt Nam chấp nhận trường hợp đa quốc tịch trong trường hợp đặc biệt.

Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, lao động người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến từ 110 quốc gia, trong đó, lao động mang quốc tịch Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,9% (tương ứng hơn 25.700 người).(2017)
SỐ LIỆU CHÍNH THỨC CÒN KHÔNG CHÍNH THỨC LÀ BAO NHIÊU ?

Theo điều kiện (3), (4), (5) chỉ cần lấy vợ Việt là đàn ông Trung quốc có thể mang 2 quốc tịch. Sau vài năm tiến hành ly hôn thì họ cũng không bị tước quốc tịch Việt Nam. Khi có quốc tịch Việt nam họ lại lấy vợ Trung quốc và người vợ này sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam
Họ chỉ bị tước quốc tịch Việt Nam khi :
Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), theo đó:

"Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam

1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này”.

Với phương thức đầu tư kinh tế vào Việt Nam chắc gì họ không ĐẦU TƯ NGƯỜI MANG QUỐC TỊCH VIỆT NAM ?
-50 NĂM HAY 90 NĂM SỐ NGƯỜI TRUNG QUỐC MANG QUỐC TỊCH VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG THAO TÚNG CHÍNH TRƯỜNG .
-CÂU CHUYỆN BỊA ĐẶT "HỒ QUANG" LÀ HỒ CHÍ MINH CŨNG ĐÁNG ĐỂ SUY NGẪM!
- VỚI CÁI ĐÀ MỞ CỬA XẢ CẢNG CHO TRUNG QUỐC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM NHƯ HIỆN NAY BIẾT ĐÂU ĐƯỢC ĐẾN MỘT NGÀY NÀO ĐÓ NGƯỜI VIỆT GỐC TRUNG QUỐC SẼ LÃNH ĐẠO QUỐC GIA.

Vua Gia long đưa quân Xiêm vào đánh Tây sơn được xem là "rước Voi về giày mả tổ". Trung quốc không là Voi mà là Khủng Long nên sẽ nuốt chửng Việt Nam


Thế giới có Hợp Chủng quốc Hoa kỳ thì mai sau ra đời Hợp Chủng Quốc Việt Nam thì cũng đâu có gì là lạ!

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

CON CU ĐI CÀY





Nước Mỹ giả nhân giả nghĩa
Nước Việt ta nào có kém chi
Ông Bộ Thể bệ Thổ lên đầu
Nên ông Thu Giá cho ngầu tiếng ta

Quốc hội xúm xít hò la
Cãi qua cãi lại cũng là Phải Thu
Trở về Thu Phí êm ru
Bởi Dân phải đóng tiền Ngu để bù

May kia Tàu lập Đặc Khu
Dân ngu còn có Con Cu đi cày

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT





Từ Thức



Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế ?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ , ăn nói như lãnh tụ, đi đứng , tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên ( hay đi xuống ). Học gạo được cái bằng ( chưa nói tới chuyện mua được cái bằng ), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.



TÔI, TÔI, TÔI

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có ‘’ nhà nghiên cứu ‘’.. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cái gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tầu hũ.

Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.

Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo ?

Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực : tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.

TÔI LÀ CHÂN LÝ

Nước Việt nghèo , chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong tự điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ : không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay ? Bởi vì cái tôi nó lớn quá.

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng : ông nội này mất gốc rồi.

Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo , chụp mũ.

Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người ‘’ mang dép râu mà đi vào vũ trụ ‘’ có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.

Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh, pathologie . Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm ( complexe d’infériorité ).

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác.. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.

Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.

ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN

Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra đèn điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ ‘’ tự sướng’’ quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ.

Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở ‘’période rose ‘’ ( thời kỳ hồng ), nếu thỏa mãn, sẽ không có ‘’période bleue’’, thời kỳ xanh. Nếu thoả mãn với ‘’période bleue ‘’ sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại : Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Picasso trả lời : tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.

Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn : vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hỳ hục tìm tòi cho tới chết.

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương.

Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao.

Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.

NGƯỜI VÀ TA

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.

Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.

Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.

Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20.. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’Saint-Francois d’Assise‘’ của ông được trình diễn trên khắp thế giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven..

Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng- một cách kín đáo- các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.

Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại , tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.

Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào : tại sao tôi tài giỏi quá như vậy. Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.

Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc..

Từ Thức

( Paris, tháng 10. 2017 )

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

THỦY ĐẠO



Nước thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì nước “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ” đây mới là đức tính cao nhất.


Ở cạnh anh nhà giàu, hùng mạnh lại có dã tâm,luôn bắt chẹt và chực chờ nuốt chửng hàng xóm.
Vào cái thế yếu kém,hàng xóm muốn bảo toàn chỉ có cách phòng bị.Phòng bị gần, phòng bị từ xa.
Phòng bị gần là gia cố rào giậu, ít giao tiếp để kẻ mạnh ít có cơ hội xâm nhập, khiêu khích gây hấn tạo cớ xung đột.Xây dựng cái sở đoản đế đương đầu với cái sở trường của kẻ mạnh
Phòng bị từ xa thì mở rộng quan hệ với kẻ mạnh hào phóng, sẳn sàng trợ giúp khi vào nguy khốn,phải đối đầu với anh hàng xóm hùng mạnh gian ác.
Chọn "thủy tính" làm gia đạo, đối nhân xử thế.Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại.
Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vật, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích.Thượng Thiện Nhược Thủy là vậy.
Lão Tử đã đúc kết khái quát nguyên tắc xử thế của ông như sau: “Ta cầm giữ ba bảo vật; một là từ ái, hai là tiết kiệm, ba là không tranh với thiên hạ” và nhận định : “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”.
Theo Lão Tử, con đường đời của chúng ta gian nan gập ghềnh, thế sự khó mà dự liệu, nhưng một người chỉ cần giữ được “thủy tính” thì sẽ có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng, hiểu được cái đẹp và lạc quan trong cuộc sống.
Bản tính của nước là tìm đến sự phẳng lặng, đây chính là lẽ trời tự nhiên.
Nước thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì nước “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ” đây mới là đức tính cao nhất.


Từ cái "Đạo" của nước mà suy ra :
-Ham muốn nhanh phát triển, nhanh giàu mạnh là "động". Ở thế yếu kém động tất tạo ra kẻ hở cho anh hàng xóm đầy dã tâm lợi dụng xâm nhập. Đằng này,mở rộng cửa đón kẻ dã tâm vào thì ắt phải mất đất, mất nhà trở thành kẻ nô bộc cho kẻ mạnh là tất nhiên
- Đã không lấy nước làm gia đạo lại còn không chịu ở chỗ thấp, chỉ muốn ở trên. Sông và Biển đều là nước.Sông luôn chảy về biển vì biển thấp hơn sông. Nghĩ giúp, nói thay, làm giùm ...trị quốc mà vậy thì lòng dân ly tán, còn đâu cái " mạnh" trong nhà mà ứng phó với hiểm nguy rình rập từ ngoài.

Lão Tử cho rằng cảnh giới cao nhất của người làm chính trị là :“Thái thượng, bất tri hữu chi; Kì thứ, thân chi dự chi”, người làm vua giỏi là dân không biết là có vua; thấp hơn thì dân quý dân tin.

Tiếc thay , "Đảng trị" là điều ai ai cũng biết thì mong chi có " Thủy Đạo"


Sắc bất ba đào, dị nịch nhân



Câu đối

Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách ( Đàm Thận Huy)
Sắc bất ba đào, dị nịch nhân ( Nguyễn Giản Thanh)

Đàm Thận Huy hiệu là Mặc Trai, tự là Mặc Hiên Tứ, thụy là Trung Hiến, người làng Hương Mạc (còn gọi là làng Me), huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông làm quan đến chức Tán trị công thần Lễ bộ Thượng thư, Tú Lâm Cục kiêm Hàn Lâm Viện Thị Độc trưởng Hàn Lâm Viện Sư, Thiếu bảo Nhập Thị Kinh Diên tước Lâm Xuyên Bá. Năm 1525, vua Chiêu Tông bị Đăng Dung bắt. Đàm Thận Huy đã tuẫn tiết ở vùng Yên Thế, Thương Hạ (Bắc Giang).

Một hôm, trời mưa to nên đã đến giờ tan học mà các học trò vẫn phải nán lại chưa thể về được, nhân đó Đàm Thận Huy ra vế đối cho các học trò.
Vế ra: 雨無鈐鎖能留客 Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách (Mưa, dù không xích không khóa, cũng có thể giữ chân khách ở lại)
Nguyễn Giản Thanh đối: 色不波濤易溺人 Sắc bất ba đào, dị nịch nhân (Sắc đẹp, dù chẳng phải sóng gió, cũng dễ làm cho người ta chìm đắm. Câu đối lấy ý từ điển cố Trung Hoa: đời vua Minh Huệ Đế, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Đông có người vợ là Lương Tiểu Nga rất xinh đẹp. Ở cùng huyện có nhà phú hộ tên là Trát Hiếu Sắc. Hiếu Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Hiếu Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Hiếu Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Hiếu Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt bạn nhưng không được. Hiếu Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Hiếu Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Hiêú Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử)
Đàm Thận Huy nhận xét: "Câu đối này thật hay và thật chỉnh, văn khí này có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp". Quả nhiên, Nguyễn Giản Thanh làm quan đến Lễ Bộ Thượng Thư kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá.
Nguyễn Chiêu Huấn đối: 月有彎弓不射人 Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân (Trăng có cung loan mà không bắn người)
Đàm Thận Huy đánh giá: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn! Người này làm quan thanh liêm, bản chất lương thiện rất được lòng dân". Đàm Thận Huy thích câu của Nguyễn Chiêu Huấn có ý trung hậu, ông bèn gả con gái lớn là Thúy cho ông học trò hiền lành này. Đến khoa thi, nghe tin Nguyễn Giản Thanh đỗ trạng nguyên, ăn khao hơn một tháng trời. Thấy vợ hối tiếc mãi, Đàm Thận Huy bảo rằng “Anh này đỗ trạng nguyên thì anh kia rồi cũng phải đỗ bảng nhãn. Tuy kém hơn, nhưng bụng nó trung hậu, con cháu chắc sẽ khá hơn nhiều.” Sau khoa thi kế tiếp, lúc Đàm Thận Huy đang tắm ngoài ao thì nghe tin con rể Huấn vừa đỗ tiến sĩ. Ông không kịp mặc quần áo, cứ thế chạy về nhà hô to với cụ bà rằng “Huấn cũng đỗ ông nghè rồi đấy!” Đến khi xướng danh, quả nhiên ông Huấn đỗ bảng nhãn.
Lại một trò nữa (khuyết danh) lên tiếng: Phân bất uy quyền dị khủng nhân (Cục cứt chẳng có uy quyền gì mà khiến người ta phải sợ)
Đàm Thận Huy cho rằng người đối câu này về sau tuy rất giàu có nhưng lại keo kiệt bủn xỉn, kết quả người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.

Nguồn : WiKi

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc


là phản ánh chính sách phát triển công nghiệp không chiến lược của  Việt Nam


Vũ Quang Việt

Hiện nay Quốc hội đang bàn về dự án Luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc, còn tôi lại đang viết bài đánh giá về chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam mà tôi tạm gọi là chính sách phát triển không chiến lược. Vì thấy Quốc hội hiện nay có vẻ muốn thông qua nên tôi thấy cần đưa ra vài kết quả có liên quan trong bài đang viết, hy vọng Quốc hội tạm dừng việc thông qua để nghiên cứu và trao đổi thêm về mặt lợi hại, ít nhất là về mặt kinh tế. Đơn giản là để đưa đến quyết định nghiêm chỉnh, bất cứ một dự án luật nào về kinh tế, cơ quan đề xuất mà ở đây là Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng phải trình bày cho dân đánh giá định lượng lợi và hại về mặt kinh tế. Điều này không thấy có.

Dự luật trên không chỉ là cho phép nước ngoài thuê đất 99 năm, với quyền bán lại và giao thừa kế, có thể được giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập rất nhiều năm, lại cho phép người Việt chơi bạc và trao quyền quá lớn cho chủ tịch đặc khu như vua con, và lại giao đặc khu quyền quyết đinh chi vượt thu 70%, có thể đưa đến tình trạng mất khả năng trả nợ. Đây là một số điều tóm tắt từ dự luật trên:

1. Điều 33. Chủ tịch đặc khu được cho người nước ngoài thuê đất 70 năm và đặc biệt 99 năm nếu được Thủ tướng đồng ý. Vậy luật này vượt luật đất đai (50 năm) và cũng cho phép thủ tướng vượt luật đất đai. Điều 126 của luật đất đai hiện nay cho phép trường hợp đặc biệt tăng lên 70 năm: "Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm." 

2. Điều 43. Thuế được ưu đãi. Vừa thấp (10%), lại được miễn thuế 4 năm, giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp.  Chỉ có đầu tư bất động sản là chịu thuế 17%. Cũng không có thuế nhập khẩu hàng hóa đầu tư. Điều 40 miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm và giảm 50% sau đó.   Vậy thì chính quyền đào đâu ra tiền?
3. Điều 39. Đặc khu được quyền bội chi không vượt quá 70% ngân sách thu. Như vậy phải đi vay để chi. Nếu vỡ nợ, ai trách nhiệm? 

4.  Điều 45: Chủ tịch đặc khu được quyền cho miễn thuế thuê đất 30 năm. 
5. Điều 46: Người nước ngoài được làm việc dưới 90 ngày và cộng dồn 180 ngày một năm không cần giấy phép lao động.

6. Điều 47. Chủ tịch đặc khu được giao rất nhiều quyền: Được ký hợp đồng lao động, tuyển công chức, được  quyết định hệ số tiền lương tăng thêm; ban hành quy chế tiền thưởng thực hiện tại đặc khu và quyền cho miễn thuế nói ở trên. Và theo điều 36 chủ tịch đặc khu được quyền chọn thầu.
7. Điều 53.   Người Việt Nam được phép vào chơi casino tại điểm kinh doanh casino tại đặc khu theo quy định của pháp luật về casino.
8. Điều 56. Chỉ cần bỏ ra 110 tỷ đồng đầu tư (tức là 5 triệu USD) thì được cấp thẻ tạm trú 10 năm.


Ba cái gọi là đặc khu trên khó mà thu hút được bất cứ hình thức công nghệ cao không bẩn nào (vì bẩn có ảnh hưởng tới du lịch) bởi vì nó không nằm trong khu vực có khả năng phát triển tri thức.

Bỏ qua vấn đề chính trị và an ninh, dự luật trên về mặt kinh tế chủ yếu là nhằm phát triển lợi ích của lợi ích địa ốc và đánh bạc trong và ngoài nước. Điều này không khác gì chiến lược thu hút đầu tư có vốn nước ngoài nói chung hiện nay, rất cần được đánh giá lại. 

Tình trạng chung là vì đặt lợi ích nhóm lên đầu, việc chọn lựa đầu tư nước ngoài và quyết định vay nợ nước ngoài đã không dựa trên khả năng ảnh hưởng lan toản, bỏ qua ngay cả  khả năng sinh lợi, thậm chí bất kể khả năng sinh lợi như trường hợp đầu tư vào Bôxit ở Tây Nguyên và nhiều dự án điện than hiệnnay. Cho nên, dù dựa vào đầu tư và vốn nước ngoài như thế, năng suất lao động tính theo GDP trên một lao động tăng thấp, tăng bình quân năm trong thời gian 2000 đén nay chỉ đạt 4.0%.

Tính toán chi tiết hơn cho thấy một hiện tượng kỳ lạ là năng suất lao động trong khu vực công nghiệp tăng bình quân năm những năm qua (2011-2016) ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 2.9%, thấp hơn cả tốc độ tăng của nông nghiệp và dịch vụ (coi biểu 1).[1]

Biểu 1. Tốc độ tăng năng suất lao động theo năm tính kép

Năng suất ngành (tính theo tăng kép giữ hai năm 2016 và 2010)
·        Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (GTTT trên 1 lao động)
4.3
·        Công nghiệp và xây dựng (GTTT trên 1 lao động)
2.9
·        Dịch vụ (GTTT trên 1 lao động)
3.1

Năng suất lao động của nền kinh tế (GDP trên 1 lao động) bình quân 2005-2016
4.0

Nguồn: TCTK: GDP, số liệu giá trị tăng thêm theo ngành và lao động.
Chú thích: Năng suất lao động cả nên kinh tế có thể tính bình quân năm từ 2005-2016. Tuy nhiên, không thể tính cho từng hoạt động vì lý do là TCTK chỉ tính giá trị tăng thêm (GTTT) theo giá cơ bản kể từ năm 2010 đến 2016 (đúng theo khuyến nghị quốc tế nhằm tách thuế và bù lỗ sản phẩm, nhằm loại trừ ảnh hưởng của chính sách đến giá trị sản xuất). Tuy nhiên vì số liệu trước 2010 không được điều chỉnh nên không thể so sánh với số liệu trước đó. Chính vì thế nếu so sánh, mà không có hiểu biết về ý niệm dùng trong thống kê kinh tế, ta thấy điều vô lý xảy là năng xuất công nghiệp giảm 16% năm 2010 và dịch vụ giảm 13% cùng năm, chỉ vì thuế sản phẩm năm 2010 bị loại.  Để nghiên cứu năng suất lao động theo chuỗi thời gian dài hơn, TCTK cần tính lại số liệu từ trước năm 2010 theo giá cơ bản.

Với tình trạng trên, do dân số và lực lượng lao động tăng không hơn 1.0% một năm cho đến 2025[2] và sau đó giảm xuống khoảng 0.7%, khả năng tăng GDP bình quân năm sẽ không hơn 5.0% năm nếu như năng suất lao động không tăng cao hơn 4.0% một năm.

Với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động công nghiệp hiện nay ở mức 2.9% một năm, thấp hơn mức tăng trong nông nghiệp thì việc chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp thì năng suất lao động tính theo số tuyệt đối sẽ cao hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp đi.

Việt Nam cần tính lại chiến lược phát triển công nghiệp trong đó cần đặc biêt xem lại chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mà câu hỏi cần được trả lời khi quyết định: liệu đầu tư đó có sức lan tỏa tạo thêm công nghiệp phù trợ không, có thu hút lao động trí thức và có tay nghề không và cuối cùng có  làm tăng năng suất lao động nói chung không?



[1] Trong một bài viết trên Kinh tế Sài Gòn (2018), tác giả cho rằng mức tăng của GDP và dịch vụ công là cao hơn thực chất ít nhất 0.36% nên năng suất thực con thấp hơn số liệu trong biểu 2 (coi Tăng trưởng GDP: Thống kê cao hơn thực tế). Tuy nhiên ở đây tác giả vẫn dùng thông tin của TCTK.

CHẤN ĐỘNG: NGUYÊN CHÁNH VĂN PHÒNG THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG ĐÀO TẤN BẰNG "DÍNH DÁNG" NHIỀU ĐẾN VŨ NHÔM?





Dương Hằng Nga







Tôi chưa bao giờ và cũng chưa khi nào đề cập hay viết về ông Đào Tấn Bằng cả. Đơn giản chỉ là vì tôi chưa… thấu rõ nguồn cơn "đối tượng" này. Nhưng thời gian qua, có facebook mang tên Nguyễn Hồng Thư- mà tôi ko biết là ai, là trai hay gái? Và một số face khác cứ hay tag qua face tôi viết nhiều về sự nham hiểm, thâm độc của Đào Tấn Bằng.


Dưới thời cựu Bí thư trẻ Nguyễn Xuân Anh thì Đào Tấn Bằng "đường đường" là Thành ủy viên- Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng oai phong lẫm liệt. Rồi khi Bí thư Trương Quang Nghĩa về, thấy rõ bản chất sự việc, đúng sai công minh, Bằng bị điều chuyển xuống làm Bí thư Đảng ủy Các Khu công nghiệp Đà Nẵng, nhận cái giá phải trả là: kỷ luật cảnh cáo cùng với Trần Thanh Vân (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính TP Đà Nẵng), Trần Đình Hồng (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy) và 2 Giám đốc Sở Tài nguyên &Môi trường Lê Quang Nam, Sở Xây dựng Đà Nẵng Vũ Quang Hùng nhận hình thức kỷ luật khiển trách.


Vi phạm của ông Bằng cùng các cán bộ chủ chốt được Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng thời Bí thư Trương Quang Nghĩa thẳng thắn nhận định là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân các đồng chí.


Trước vài ngày nhận án kỷ luật, face Nguyễn Hồng Thư và 1 số face khác có tag qua face tôi, mới chỉ nói “sơ sơ” về sai phạm của Đào Tấn Bằng cần phải được xử lý đích đáng. Thì ông Bằng cứ tưởng là tôi viết, ổng đã trực tiếp gọi điện cho tôi và thông qua những ông anh bà con bên vợ của ổng (là con chú con bác) đề nghị tôi gỡ loạt bài trên face tôi xuống. Thời điểm đó, tôi vì nể tình đến những người anh đó nên đã tìm cách gỡ xuống- mặc dù tôi ko hề biết, ko hề liên quan. Đích thân ông Bằng “tâm tư” qua điện thoại với tôi, đại loại rằng: Vụ Nga bị cấm xuất cảnh, anh ko hề liên quan. Việc Vũ nhôm thời điểm đó tìm mọi cách kiện tụng để hòng muốn đóng cửa Tòa soạn của Nga, đòi thu thẻ nhà báo của Nga, thì anh cũng ko hề liên quan. Anh giờ ăn chay niệm Phật rồi, nhà anh thờ bàn thờ Phật, Nga ko tin thì mời Nga đến nhà anh sẽ thấy… Anh ko có làm theo sự chỉ đạo của Nguyễn Xuân Anh hay Vũ nhôm gì cả. Anh ko dính dáng đến Nga. Anh xin Nga gỡ giúp các bài được tag trên face em nói xấu về anh giùm cho anh. Gia đình anh giờ đang lao đao lắm rồi… vân vân và vân vân… (Trước đó nữa thì anh ruột của ông Bằng là Đào Tấn Cường đã bị bắt vì tội nhắn tin đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ).


Ngày cứ nối tiếp ngày trôi qua, bao nhiêu là “bí mật” về Đào Tấn Bằng đã được “bật mí” cho tôi hay khi hàng loạt thông tin cung cấp đến tôi rằng: chính Đào Tấn Bằng là “tác giả ôm cặp” đi gặp gỡ những nơi… để muốn “tiêu diệt” tôi cho bằng được, theo chỉ thị của Nguyễn Xuân Anh và “lệnh” của Vũ nhôm lúc bấy giờ? Tôi đã biết. Tôi đã nghe. Tôi đã tường tỏ. Và tôi cũng im lặng để đó. Vẫn ko hề nhắc đến Đào Tấn Bằng một mảy may nào cả. Vì tôi “rất nể” anh chị bà con bên vợ của ông Bằng. Nhưng ông Bằng đã phạm phải một sai lầm rất lớn mà nếu tôi là anh chị bà con bên vợ của ổng thì cũng sẽ ko bao giờ bỏ qua và tha thứ được. Đó là khi Bằng đang ở “đỉnh cao của thế lực” thì Bằng lại “phớt lờ”, xem anh em bà con bên vợ ko là gì cả. Thậm tệ là... theo chủ của mình, “phản trắc” lại tình anh em dòng họ phía bên nhà vợ. Vậy mà đến khi rơi vào con đường cùng chỉ vì sự hiểm ác do mình tự gây ra (như nhận định của dư luận) bắt buộc phải trả giá thì ông Đào Tấn Bằng lại trơ trẽn, ko biết xấu hổ, nhục nhã trước anh em bà con bên vợ, đi năn nỉ, quỵ gối cầu xin tha thứ cho mọi tội lỗi của mình?? Phải chăng đó chỉ là những “giọt nước mắt cá sấu” ân hận, muộn màng???.


Nghe đến đó, tôi thấy… nực cười quá. Thực hư như thế nào, hôm nay tôi muốn đưa lên “công luận” để mong sớm có câu trả lời đích đáng nhất. Pháp luật sẽ rất nghiêm minh. Tại thời điểm “nhận án” kỷ luật cảnh cáo tháng 2/2018, ông Đào Tấn Bằng mới chỉ dừng lại “có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu Thường trực Thành ủy, BTVTU chủ trương cho phép chỉ định thầu 3 dự án công trình trụ sở làm việc các cơ quan khối Đảng không đúng quy định của Luật Đấu thầu; khi đang giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Quản lý đầu tư, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố đã tham mưu lãnh đạo UBND thành phố ban hành các văn bản không đúng với quy định của pháp luật về đất đai”. Vậy, còn bây giờ, khi phanh phui ra tất tần tật, nếu vi phạm của ông Đào Tấn Bằng mà kinh khủng khiếp như những bài viết dưới đây thì sẽ phải bị xử ra sao? sẽ tiếp tục nhận mức án gì mới thỏa đáng vào sự trông chờ lòng dân trước sự anh minh của luật pháp? Nhằm rộng đường dư luận hơn, tôi share lại những gì mà dư luận lại tiếp tục dấy lên sự chỉ trích gay gắt về ông Đào Tấn Bằng trong những ngày qua, để hy vọng tìm lại đúng công bằng, mọi trật tự nên trả về lại đúng vị trí vốn có và mong các anh chị bà con bên nhà vợ của Đào Tấn Bằng hãy hiểu sự rạch ròi, công tâm, rõ ràng của tôi; bởi với tôi - quan điểm sống là: chuyện gì ra chuyện đó, sòng phẳng, sống và làm việc theo đúng lương tâm và trách nhiệm của mình.


SỰ THẬT TRẮNG ĐEN NHƯ THẾ NÀO, SẼ PHẢI ĐƯỢC VẠCH TRẦN, PHƠI BÀY. HY VỌNG SẼ SỚM CÓ CÂU TRẢ LỜI TỪ CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG ĐỂ THỎA LÒNG TIN TƯỞNG CỦA NHÂN DÂN VỚI CÔNG- TỘI NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT.










ĐÀO TẤN BẰNG - KẺ DU CÔN NGỒI GHẾ CHÁNH VĂN PHÒNG THÀNH UỶ ĐÀ NẴNG ! (Phần 1)


Đào Tấn Bằng sinh năm 1975 tại Bình Định, lớn lên tại Đà Nẵng, từ nhỏ Đào Tấn Bằng được Trời "phú" cho dị tướng: đôi mắt lồi trắng dã, cặp môi đen sì và khuôn mặt đằng đằng sát khí. Học hành không ra gì, nhưng "lươn lẹo" rât giỏi. Sau khi kiếm được tấm bằng hệ "chuyên tu" trường ĐH Kiến trúc TP HCM, năm 1999 Bằng "lọ mọ" xin một chân "tà lọt" tại Sở Xây dựng Đà Nẵng. Ở đây, Bằng nổi tiếng về lo "điếu đóm" cho các sếp. Thế rồi, luồn lách thế nào, Bằng tiếp cận được Bá Thanh (lúc này đã là Bí thư ĐN), rồi xin về Phòng Quản lý đô thị, trực thuộc Văn phòng UBND TP ĐN. Từ đây, cuộc đời một kẻ gian hùng đã chuyển sang trang mới.


Trong giai đoạn TP ĐN là một "đại công trường", Nguyễn Bá Thanh và Trần Văn Minh đã sử dụng Bằng như một "đệ tử ruột" trong công tác chỉnh trang đô thị, quy hoạch đất đai, giải toả đền bù, sắp xếp dự án. Bằng là người "tham mưu" đắc lực trong việc bán, chuyển giao hàng trăm ngàn hecta "đất sạch" (đất đã có đường nhựa, cống rãnh, cây xanh, điện nước..) cho các tập đoàn tư nhân với giá rẻ mạt.


Bản chất muốn "leo cao chui sâu" Bằng "mò" lên Phó trưởng phòng, rồi Trưởng phòng QLĐT. Ở vị trí này, Bằng là người tham mưu cho Trần Văn Minh phân lô bán biệt thự, "xé nát" bán đảo Sơn Trà. Và Bằng cũng đã "móc" cho anh ruột là Đào Tấn Cường, từ một gã lái xe vọt lên Phó giám đốc cty xăng dầu, nhiên liệu bay Petrolimex. Vợ chồng Đào Tấn Cường "đứng tên" rất nhiều bất động sản của Nguyễn Bá Thanh, kể cả căn "biệt thự 09" trên bán đảo Sơn Trà.


Khi ở vị trí Phó Chánh VP UBND TP ĐN, Đào Tấn Bằng là người "đề nghị" Trần Văn Minh bán sân vận động Chi Lăng, lẫn đất quốc phòng 207 Trường Chinh, ĐN với giá chỉ bằng 1/4 giá thị trường.


Bằng tạo "phe nhóm" với Xuân Anh và Vũ Nhôm từ khi Xuân Anh mới chỉ là Uỷ viên dự khuyết TW, Phó chủ tịch UBND TP. Không chỉ "tham mưu" tiếp tay cho các cựu lãnh đạo ĐN bán hết công sản cho Vũ Nhôm và một số tư nhân. Bằng còn là kẻ cùng Xuân Anh, Vũ Nhôm "lũng đoạn chính trị" can thiệp vào việc sắp xếp nhân sự, cán bộ tại ĐN, theo hướng "thuận ta thì sống, chống ta thì chết".


Sau khi Bá Thanh rời ĐN, ghế Bí thư bị trống, Trần Văn Minh không có "cửa" để về vì "vụ 3400 tỷ". Cuối cùng, tháng 8/2013, ông Trần Thọ, Phó bí thư được Thành uỷ ĐN ủng hộ 100% và Bộ Chính trị cũng đồng ý ông Thọ làm Bí thư ĐN kiêm Chủ tịch HĐND TP.


Quyết không để những tên xảo quyệt, "bán trời không văn tự" như Bằng ngồi ở VP UBND TP, tháng 02/2014, ông Thọ đã "luân chuyển Đào Tấn Bằng về nhận Bí thư quận Ngũ Hành Sơn.


Ông Trần Thọ, một nhà giáo đi làm chính trị, có đạo đức và nhân cách cực kỳ tốt. Ông có ngờ đâu chỉ không lâu sau đó, chỉ vì việc này, cùng với việc không đồng ý cho Vũ Nhôm xây du thuyền "bê tông" trên Sông Hàn, mà Đào Tấn Bằng, Vũ Nhôm và Xuân Anh đã liên kết trả thù và huỷ hoại thanh danh ông một cách hèn hạ .




ĐÀO TẤN BẰNG - KẺ DU CÔN NGỒI GHẾ CHÁNH VĂN PHÒNG THÀNH UỶ ĐÀ NẴNG ! (Phần 2)


Đào Tấn Bằng về làm Bí thư quận Ngũ Hành Sơn được 5 tháng, thì ngày 1/8/2014 Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho hay, Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Quyết định số 1281-QĐNS/TW về việc chỉ định Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015. Theo đó, Bằng là 1 trong 4 cán bộ trẻ được TƯ chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015, cùng với con trai ông Bá Thanh là Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh (sinh năm 1983). Vậy là chả cần bầu bán, bỏ phiếu gì cả, nghiễm nhiên Bằng được "ngồi cùng chiếu", "tiệc cùng mâm" với Bí thư Trần Thọ trong BCH Thành uỷ ĐN. Chuyện bê bối về Bằng giai đoạn ở quận ngoại thành này, sẽ nói vào dịp khác.


Ngày 24/6/2016, lần đầu tiên trong lịch sử bầu cấp uỷ tại ĐN, tại Đại hội đại biểu lần thứ 5 (nhiệm kỳ 2015 – 2020) của Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn, ông Lê Hoàng Đức, Phó Bí thư Quận ủy khóa IV (nhiệm kỳ 2010 – 2015) kiêm Chủ tịch UBND quận đã không trúng cử vào Ban chấp hành khóa mới dù ông đủ tuổi (55 tuổi), có trình độ thạc sĩ kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, trình độ lý luận chính trị cao cấp.


Ông Đức bị "out" là do Bằng "bực mình" vì Đức không để cho Bằng những "suất" vào công chức của Uỷ ban. Bằng câu kết với Phùng Văn Cưng, Trưởng Ban tổ chức quận uỷ, làm công tác "tuyên truyền" với các đảng viên dự Đại hội, rằng Đức thế này, thế kia...Và Bằng cùng với Cưng đã thành công khi loại Đức. Cưng được Bằng “trả công” bằng cách đưa Cưng lên làm Phó Bí thư thường trực quận uỷ, khi tên này chưa học hết lớp 9 và có một quá khứ tồi tệ.


Sau vụ này, Bằng được mệnh danh là "trùm đấu đá" nội bộ. Vậy mà về sau, khi cùng Xuân Anh và Vũ Nhôm âm mưu "đánh nhau" hòng triệt hạ anh Huỳnh Đức Thơ (đương kim Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch TP Đà Nẵng), Bằng "gắp lửa bỏ tay người" bằng cách đem cả "đời tư" xấu xa của Phùng Văn Cưng cung cấp cho Người Buôn Gió, và cho rằng Phùng Văn Cưng là "đệ tử" của anh Thơ.


Tái đắc cử Bí thư quận, Bằng cùng với Xuân Anh và Vũ Nhôm bắt đầu ra tay "làm nhục" ông Trần Thọ khi ông sắp nghỉ công tác vì đến tuổi hưu. Vũ Nhôm bị ông Thọ bác bỏ các dự án trên sông. Xuân Anh thì bị ông Thọ thẳng thừng báo cáo với Trung ương " Xuân Anh không đủ tư cách làm Bí thư ĐN". Lúc bất giờ, bộ ba này hợp lực "đánh" ông.


Chuyện đổi đất "tái định cư" từ địa bàn này sang địa bàn khác cho cán bộ công chức có hoàn cảnh, đã có chủ trương từ thời Bá Thanh. Chị Minh, con gái ông Thọ là công chức, xin hoán đổi từ quận Cẩm Lệ về Hải Châu. Qua nhiều cấp xét duyệt và đồng ý. Vậy mà, tháng 10/2015 ĐH đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ 21 sẽ khai mạc, thì tháng 7/2015 đồng loạt nhiều tờ báo lớn trên cả nước, đưa tin trang nhất "Con gái Bí thư Đà Nẵng đổi đất vàng", "Bí thư Trần Thọ can thiệp đổi đất vàng?". Cả thành phố ĐN ngỡ ngàng. Họ kịp nhận ra, ai đã âm mưu mượn truyền thông "sỉ nhục" vị Bí thư hiền lành và nhân cách trong sáng. Bởi đơn giản, Bằng, khi còn là Phó Chánh VP UBND, đã nắm rõ hồ sơ, thậm chí đề nghị cấp trên phê duyệt đổi đất con gái ông Thọ. Để giữ thanh danh cho bố mình, chị Minh đã tự nguyện trả lại đất hoán đổi.


Chưa dừng lại ở đó, chúng còn đưa "chứng cứ" lái xe của Bí thư Trần Thọ có mặt trong chuyến công du "xúc tiến đầu tư", để "hạ nhục" uy tín ông. Đại hội XXI Đảng bộ ĐN bế mạc, ứng viên duy nhất được Trung ương phê chuẩn, là Nguyễn Xuân Anh trở thành tân Bí thư. Ông Trần Thọ nghỉ hưu trong thanh thản và yêu thương của đồng bào, đồng chí hiểu con người ông.


Tại ĐH 12 của Đảng, tháng 1/2016, Nguyễn Xuân Anh trở thành Uỷ viên TW chính thức. Ngay sau đó, ngày 02/3/2016, Xuân Anh ký quyết định đưa Đào Tấn Bằng về làm Chánh văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng.


Khi tên du côn ngồi trên đỉnh cao quyền lực, thì "đánh nhau" và những trận "so găng" nảy lửa cũng từ đây bắt đầu.




PHẦN 3: ĐÀO TẤN BẰNG- KẺ DU CÔN NGỒI GHẾ CHÁNH VĂN PHÒNG THÀNH UỶ ĐÀ NẴNG!


Đưa được Bằng về Chánh văn phòng Thành uỷ, Bí thư Xuân Anh cứ nghĩ rằng mình đang có bên mình một kẻ tài giỏi và mưu lược. Nhưng đó là việc làm sai lầm.


Ngày 21/2/2017, bài báo "Lại thêm một vụ cán bộ dùng xe công gắn biển giả" từ chuyên trang Văn nghệ trẻ của Báo Văn nghệ điện tử đăng đàn nhằm vạch mặt Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xài 2 xe sang cùng một biển số đẹp, mở đầu cho việc phanh phui "bí mật" về Xuân Anh. Cứ nghĩ rằng những người bảo vệ ông Thọ và ông Thơ "tấn công", Đào Tấn Bằng- Vũ Nhôm- Xuân Anh bắt đầu phản công. Đầu tiên, thuyên chuyển Phó Chủ tịch thường trực Đặng Việt Dũng, để đưa "anh em bạn dì" với mình là Hồ Kỳ Minh, từ Bí thư Cẩm lệ về thay chỗ ông Dũng. Âm mưu sau đó sẽ "đánh bay" anh Thơ “rớt ghế” Chủ tịch TP, và "điền" Hồ Kỳ Minh vào. (??? Về việc đưa ông Hồ Kỳ Minh- hiện Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có đúng như thông tin đã nêu hay ko? Theo tôi nghĩ cần phải có cuộc “kiểm chứng” rõ ràng, cụ thể, chứ ko thôi “mang tiếng” đương kim Phó Chủ tịch ĐN? :D).


Tiếp theo, cũng như lần "đánh" cựu Bí thư Trần Thọ, tối 14/3 và ngày 15/3/2017, đồng loạt các tờ báo lớn, sở hữu lượng bạn đọc khổng lồ, đưa thông tin trang nhất: "Nghi vấn Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sở hữu tài sản lớn". Tuổi trẻ, Thanh niên, báo VietNamNet có đưa thông tin, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ "sở hữu nhiều tài sản khủng"và "góp vốn vào doanh nghiệp". Khốn nạn hơn, bản kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ kèm theo hồ sơ lý lịch của ông Thơ để phục vụ công tác bổ nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP vào năm 2014. Hồ sơ này do các cơ quan chức năng của Thành ủy quản lý và nộp cho các cơ quan Trung ương. Và lý do vì sao hồ sơ này bị “tuồn” ra ngoài? Không phải Chánh VP Thành uỷ Đào Tấn Bằng "tuồn ra" thì còn ai "trồng khoai đất này".


Ngày 22/3/2017,Ông Nguyễn Đăng Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, có bức “tâm thư” dài 05 trang với tiêu đề:“Đề nghị xem xét những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng – Huỳnh Đức Thơ”.


Nói là tâm thư, nhưng thật ra nó là một đơn tố cáo, vu khống và bịa đặt. Lão thành Cách mạng ở ĐN nhiều người biết "đòn độc" này của ông Lâm hòng đưa Trung ương vào "mê hồn trận", để kỷ luật và "đánh gục" anh Thơ. Có điều, Trung ương đã biết được, ông Lâm là "bố nuôi", người năm xưa đứng ra cưới vợ cho Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm. Và những gì ông Lâm "tố cáo" không phải là sự thật.


Chưa dừng lại ở đó, "Phe nhóm" Đào Tấn Bằng còn tạo ra một "đơn tố cáo" ký tên bà Trần Thị Chắt, lão thành CM. Lá đơn dài 7 trang, phanh phui đời tư của mẹ anh Thơ ( bố anh Thơ là liệt sĩ ), của gia đình bố mẹ vợ, của các cán bộ gần gũi anh Thơ. Dựng chuyện để bôi xấu gia đình liệt sĩ, đơm đặt để hạ uy tín, xúc phạm nhân cách người khác là việc làm vô đạo đức, là đòn đánh "dưới thắt lưng" đầy thủ đoạn hèn hạ của bọn người du côn và vô liêm sĩ.


Không thể để tình trạng "nội bộ mất đoàn kết" ngày càng nguy hiểm và kéo dài, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc. Sau mấy tháng điều tra, từ ngày 13 đến 16/9/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 17. Ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chủ trì kỳ họp. Kết luận Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bằng cấp có vấn đề, thiếu gương mẫu trong lối sống khi nhận 2 căn nhà và xe sang của Vũ Nhôm.


Ngày 6/10/2017, ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị TW 6 khoá 12. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng và cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Trưa hôm đó, sau khi công bố kỷ luật, Nguyễn Xuân Anh được các sĩ quan bảo vệ vòng trong hội nghị áp tải ra ngoài. Xuân Anh bước năng nề giữa trưa Hà Nội nắng như đổ lửa.


Đó là cái kết tất yếu cho những kẻ "trẻ người non dạ" nghe theo Đào Tấn Bằng, Vũ Nhôm và "phe nhóm chính trị" tham vọng quyền lực tại Đà Nẵng.




PHẦN CUỐI: ĐÀO TẤN BẰNG- KẺ DU CÔN NGỒI GHẾ CHÁNH VĂN PHÒNG THÀNH UỶ ĐÀ NẴNG !


Tháng 2/2017, Vũ Nhôm đã ngạo mạn đòi hành hung và doạ "cách chức" Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ.


Tháng 4/2017, "thân phận" Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm, Trần Đại Vũ, Lê Văn Sáu) đã bị lột trần. "Thượng tá tình báo" chẳng qua chỉ là kẻ du côn, núp bóng B61 của TC 5, dùng “lá bùa" là văn bản có dấu và chữ ký của các cơ quan quyền lực, nhằm "đe" các lãnh đạo địa phương, các ngân hàng tư... để mua rẻ công sản, tài nguyên đất đai, nhận dự án và mua cổ phần.


Quyết không để những kẻ du côn "lũng đoạn" chính trị và kinh tế, không thể để chúng "vươn vòi" tác oai tác quái hết địa phương này đến địa phương khác, các cơ quan quyền lực Trung ương lên kế hoạch chặt đứt "vòi bạch tuột" này.


TBT Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc. Vũ Nhôm bị khởi tố, truy nã, truy bắt và di lý về VN.


Trước đó, ngày 19/8/2017, anh ruột của Bằng là Đào Tấn Cường bị bắt khẩn cấp vì tội “đe doạ giết" anh Huỳnh Đức Thơ. Trước khi bị bắt, Cường là Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex Chi nhánh Đà Nẵng. Đây là công ty phục vụ nhiên liệu bay cho sân bay quốc tế Đà Nẵng.


Tại phiên xét xử chiều 9/2/2018 TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Đào Tấn Cường (trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) mức án 18 tháng tù về tội đe dọa giết người. Cường lãnh án, nhưng ai cho rằng Bằng "vô can", là suy nghĩ phiến diện và khôi hài.


Sau khi Xuân Anh bị "mời" ra khỏi BCH TW và nhận kỷ luật thích đáng, Vũ Nhôm dù trốn chạy cũng không thoát, Đào Tấn Bằng hoảng sợ. Hắn biết ngày tàn của mình đã đến.


Sáng 23/11/2017, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết định ông Đào Tấn Bằng thôi giữ chức vụ Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng. Ngày 5/2/2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy (UBKTTU) Đà Nẵng đã ra thông báo thi hành kỷ luật đối với các cá nhân gồm: Bà Trần Thị Kim Oanh - Phó Trưởng ban Nội chính Thành ủy; ông Trần Huy Đức - Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra thành phố; bà Lê Thị Thu Hạnh - Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ và ông Trần Văn Chung - Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế (Công an thành phố Đà Nẵng) với hình thức "Khiển trách". Các ông, bà trên bị vi phạm trong việc tham gia ký tên tập thể vào văn bản có nội dung tố cáo, vi phạm Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1.11.2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị không đúng với quy định hiện hành, hùa nhau "đánh hội đồng" Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ. Đặc biệt trong số này, có đại tá Trần Văn Chung, Trưởng phòng An ninh kinh tế, một đồng hương Bình Định được Bằng giới thiệu và được Vũ Nhôm "sắp xếp" để vượt qua hàng lọat cán bộ ưu tú của Quảng Nam- Đà Nẵng để ngồi vào "ghế" này. Chung ở vị trí này để bảo vệ các "dự án" của Vũ Nhôm và sẵng sàng "bỏ tù" bất kỳ ai chống Vũ Nhôm.


Xuất thân khác tỉnh thành, học "chuyên tu", nhưng nhờ lấy vợ là con gái của ông Trần Công Cường, một quan chức của VP UBND tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng cũ, nên được gởi gắm, và Đào Tấn Bằng đi lên từ đó.


Ngày 17/4/2018, 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị khởi tố, Trần Văn Minh bị bắt giam. Đào Tấn Bằng càng lo sợ, hắn cùng vợ chạy vạy khắp nơi để cầu cứu, để cúi đầu "sám hối" với những gì mình đã gây ra trên thành phố Đà Nẵng, những mong sẽ có người ra tay cứu mình. Nhưng trước sự tàn độc và ác hiểm của Đào Tấn Bằng thì ko thể ai “nhắm mắt” mà cứu Bằng được?? Bằng chỉ còn như là... ngửa mặt lên trời phun nước miếng mà thôi???


Sinh ra ở xã Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, được Đà Nẵng cưu mang đùm bọc mà trưởng thành. Lẽ ra, Đào Tấn Bằng phải sống đạo đức cho phải đạo làm quan, đằng này hắn toàn gieo "bão giông" trên quê hương thứ hai này. Thiết nghĩ, với kẻ du côn, lừa thầy phản bạn, chuyên phá nội bộ TP Đà Nẵng như Bằng, cho dù có quan hệ thế nào, những lãnh đạo cấp cao cũng không nên can thiệp trường hợp như Đào Tấn Bằng.


Bị cảnh cáo và mất chức Chánh VP Thành uỷ Đà Nẵng, song việc Bằng ngồi lại ghế Thành uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ Các Khu công nghiệp Đà Nẵng thì vẫn là sự coi thường công lý, nhạo báng pháp luật và là sự sỉ nhục đối với những cán bộ trung kiên, vì dân vì nước tại Đà thành.


Thêm vào đó, các cơ quan tố tụng và bảo vệ pháp luật tại ĐN lưu ý, mặc dù bị tuyên án 18 tháng tù giam, nhưng không hiều vì sao Đào Tấn Cường vẫn nhởn nhơ bên ngoài. Hắn cưỡi xe SH đi trên đường và hẹn hò cùng cô "bồ nhí" là Trưởng cây xăng dầu trên đường Trần Phú ?


Những ngày lưu lại ĐN vì công việc bề bộn, thèm lắm một ly cà phê với các anh bạn trên fb như Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Xuân Đồng, Mai Đăng Hiếu... giữa lòng Đà Nẵng nhưng đành lỗi hẹn. Chỉ mong sao các lãnh đạo, các cán bộ và quân dân ĐN nói không với cái xấu, phụng sự nhân dân,xây dựng thành phố này trở nên đáng sống và xinh đẹp.


"




https://www.facebook.com/hangnga.duong.792/posts/789617764564980

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

VÈ ÔNG BỘ THỂ



Ông làm Bộ trưởng
làng tưởng được nhờ
ai ngờ ông nỡ
cho cướp làm đường
thu tiền lộ phí


Ông càng cao quí
dân vào thế bí
tiền lẻ buộc chi
đợi trời ban chỉ
dẹp lũ man di


Ông vẫn chai lì
theo bầy thổ phỉ
"tha zú" nhâm  nhi
cho sử sách ghi

đệ nhất ngu si


Còn ông "bệ thổ" làm đầu
dân còn đi mãi đường rầu thúi chân

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

TÌNH NGÂU



Tháng năm nào có mưa ngâu
mà lòng mong cầu loang sầu tháng sáu
vai áo nát nhào phong sương đau đáu
ai nhặt sao trời ước nguyện trao


Chân quê hóa phận mục đồng
tháng bảy này em có làm Chức Nữ không?
nỗi nhớ lên bảy sắc cầu vồng
hoàng hôn chưa nằm bóng đã đứng trông

Mưa nắng tháng năm đèo bồng tháng sáu
tháng bảy cho nhau vai áo nguyện cầu
hợp tan miên viễn tình ngâu
lá bay vàng rớt thu sầu tiễn đưa