Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

CHỢ ĐỜI NHƯ TẤM BÌA CARTON




Chiều đã nặng rụng dần sau đỉnh dốc
Ta lang thang ngắm cuộc chợ đang tàn
Em rao gì? Lệ khô thành phấn ép
Trát lên mình như mặt nạ bìa carton

Chị chồm hổm viết thơ lên váy ướt
Đợi ngày mai nắng rộ tãi ra ngâm
Mùi thơ ẩm bốc lên cùng rau ủng
Chất đêm qua bên miệng cống tanh ngòm
Anh lê lết ngón đàn thương não ruột
Sẩm sờ ca bài cũ đã chán òm
Bà lão rụng trơ hàm răng không tuổi
Nhai miếng trầu hạnh phúc ứa trên cằm
Ngày vãn chợ đồng xu thôi lách cách
Lão ăn xin ngồi kiểm toán gia tài
Có người nọ rao bán mình cả buổi
Thêm ân tình
Khốn nạn!
Chẳng ai mua!
...
Ka
20.3.2018

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Chống Tàu ư? có mà chống nạn!.






Ở những nước đảng cầm quyền toàn trị, người dân chỉ bị xỏ mũi bỡi công cụ tuyên truyền khi họ cần kích động vấn đề nào đó phục vụ cho việc bẻ lái chính sách.

Quan hệ với Trung Quốc là một ví dụ: Hai bên đã mâu thuẫn từ lâu nhưng dân không được biết, đến khi Việt Nam ngã hẵn về Liên Xô thì họ moi móc lịch sử ngàn đời nhau, nói xấu mạt sát nhau không từ chuyện gì, bộ máy truyên truyền vận hành hết công suất, dẫn đến TQ vượt biên giới tấn công VN, 10 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục TQ để hình ảnh xấu của một nước lớn nhưng qua đó hiện đại hóa được quân đội và... VN giữ được lãnh thổ nhưng lâm vào khủng hoảng kinh tế phải nhún nhường, VN lệ thuộc TQ nặng hơn xưa.

Quan hệ với Campuchia là một ví dụ thứ hai: Hai bên cũng đã có khúc mắc nhau từ lâu, nhưng vì tập trung đánh Mỹ nên đã hợp tác lợi dụng nhau. Sau 1975, tranh chấp lãnh thổ âm thầm đánh nhau, nhưng họ vẫn coi nhau là đồng chí thì dân ngoài vùng chiến sự không hề biết chuyện gì đã xảy ra. Khi họ cần loại trừ nhau thì bộ máy truyên truyền cũng vận hành hết công suất, tội ác của Khmer đỏ được cấp tập tung lên, lúc ấy đối phương thành kẻ thù không đội trời chung của toàn quân, toàn dân. Từ xung đột biên giới dẫn đến việc VN đưa quân sang CPC, 14 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục: dân CPC lâm vào khủng hoảng nhân đạo, đất nước tan hoang, thoát khỏi gông kiềng VN thì rơi vào vòng tay TQ. VN bảo vệ được biên giới nhưng hình ảnh ngoại giao xấu đi dưới mắt thế giới, bị thế giới bao vây cấm vận, kinh tế suy kiệt.




Vụ dàn khoan HD-981 vào thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp giữa VN - TQ là ví dụ nữa: Nhà cầm quyền VN thấy cần chặn dằn mặt TQ, đã bật đèn xanh bộ máy truyền, báo đài nhập cuộc, cả nước ầm ầm... Dẫn đến vượt tầm kiểm soát là sự kiện công nhân bạo loạn đốt phá hàng loạt công ty nước ngoài được cho là của TQ ở Bình Dương, Đồng Nai,. Có công ty sợ phải trưng băng rôn đại khái: "Công ty chúng tôi yêu Việt Nam, đứng về phía Việt Nam" - người Việt cảm thấy thỏa hay ê chề?. Hậu quả thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài. TQ gườm VN nhưng không vì thế mà cho rằng TQ sợ VN.
Qua những động thái va chạm trên biển Đông lâu nay, cho thấy TQ luôn cầm chịch cuộc chơi, chủ động tạo ra tình huống, còn VN bị động đối phó.

Một nước nhỏ gần một nước lớn, lệ thuộc là điều không thể tránh khỏi, nhớ không nhầm thì nhà chính trị lão luyện Shihanuc từng tuyên bố huỵch toẹt khi nói về quan hệ CPC-VN. Nếu muốn giảm lệ thuộc, nước nhỏ phải mạnh lên mới giảm được lệ thuộc nước lớn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đều có hại cho nước lớn lẫn nước nhỏ, dẫn đến cái hậu: khung hoảng từng nước, nước lớn sẽ danh bại, nước nhỏ sẽ thân liệt, bài học lịch sử của nhiều nước đã cho thấy điều ấy. Tuy nhiên, nó là ác chủ bài cần thiết mà nhà cầm quyền nhiều nước sử dụng nếu muốn gây căng thẳng hoặc chiến tranh mà theo họ là điều không tránh khỏi.


Đã đành lịch sử để lại cho dân tộc Việt sự cảnh giác cao độ đối với nước láng giềng to lớn TQ như một gen di truyền. Không ai tin TQ thật lòng với VN và ngược lại TQ cũng thế với VN, TQ không điên để giúp VN mạnh lên và TQ không ngu đến nỗi dồn một dân tộc hiếu chiến vào chân tường.
Hai quốc gia và người dân hai nước phải chập nhận sống cạnh nhau hòa thuận, hành xử vì lợi ích chung từ ngàn xưa và thời đại mới càng cần thiết hơn.
Với nhà cầm quyền, cả hai nước đều do đảng toàn trị lãnh đạo, đều đi lên từ bao cấp, cái gì VN cũng tham khảo học tập TQ rồi vận dụng vào VN từ chính trị đến kinh tế. Nhưng vì sao nước họ lột xác vượt bậc trở thành đối thủ đáng gườm với Mỹ kể cả kinh tế lấn quân sự, được dân nước họ ủng hộ. Còn nước mình chỉ mới phát triển bề nổi, đời sống dân khá hơn xưa nhiều nhưng tài nguyên cạn kiệt, nợ quốc gia ngày càng chồng chất, dân đòi hỏi đất nước phải nâng tầm hơn nữa nên quay lại chỉ trích nhiều chính sách của nhà nước.
Người Việt tẩy chay, nói xấu hàng TQ, có ai đời một nước chẳng sản xuất cái gì nên hồn hơn họ lại chê hàng nước kia. Nếu có hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại thì thử hỏi: ai đã đưa nó vào, người Việt lương thiện hơn người Tàu chăng? Dè chừng âm mưu của TQ, cảnh giác là cần thiết nhưng việc bài ngoại theo đám đông, nó cũng cho thấy tâm lý mặc cảm của kẻ hèn yếu. Họ cao hơn mình một cái đầu hãy ngã mũ kính chào. Họ giàu mạnh hơn mình thay vì ganh ghét hãy học hỏi để theo kịp người ta..



https://www.facebook.com/tranhunglopA/posts/1877326065633895

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con…





Thơ : Nguyễn Phong Việt

Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con, con nhé
ngay cả khi con không còn là đứa trẻ
với đầy những tổn thương…


Mẹ vẫn luôn ở đây dù không còn ánh sáng nào nữa của ngọn đèn đường
để đợi bước chân của con về trong khuya tối
cứ đi thật chậm thôi con, rồi sẽ tới
ngoài kia cuộc đời dù ngông nghênh, xốc nổi
cứ yên tâm, con vẫn còn một mái nhà…

Mẹ không chắc trong lòng mẹ đang giữ lại bao nhiêu thứ tha
khi từng ngày từng năm từng tháng
mẹ đã dành nó để vuốt tóc con, ôm con vào lòng những khi con ngoảnh mặt
nhưng mẹ hứa mẹ sẽ cho hết
kể cả khi mẹ không còn gì…

Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi
con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy
mẹ biết rất nhiều lần con ghét mẹ đến mức không thèm nhìn dù vẫn thấy
trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy
tìm cách từ chối những ân cần…

Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chồn chân
nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ
con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả
mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có gốc rễ lo vun trồng…

Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con, con biết không!

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

Hồi ức của Trungsi1: Biên giới Tây Nam (III)

Nguồn: Vnmilitaryhistory

Tôi được anh Nhương cho nghỉ ba hôm rồi lại xuống phối thuộc dưới đại đội 2. Bây giờ là tháng 6 năm 1980, đang mùa mưa. Một buổi chiều, đang chuẩn bị mưa thì từ phía đường sắt dội lên những tiếng nổ rất lớn. Chỉ có thể là tiếng DK thôi, tôi nghĩ thế! Những tiếng nổ lẫn trong tiếng sấm ầm ì nhưng vẫn phân biệt được rất rõ.

Chưa kịp nấu xong nồi nước hà thủ ô thì tiểu đoàn gọi xuống kêu đại đội 2 vận động ngay. Trung đoàn thông báo địch đánh cắt đường tàu tại kẹp núi tiểu đoàn 5. Đại đội 2 gần nơi xảy ra chiến sự nhất, có trách nhiệm vận động theo hướng tây bắc, phía sau lưng đường sắt, chẹn đường rút của địch vào trong núi. Cả đại đội lao đi trong trời mưa bắt đầu nặng hạt. Chúng tôi đến điểm quy định sau đúng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Mưa sầm trời tối đất. Mới ba bốn giờ chiều mà trời đen kịt cứ như sắp sửa vào đêm. Đường bò ngang dọc, nhưng nào thấy có bóng thằng địch nào?

Mưa đã xoá hết những dấu vết trên đường. Lại có lệnh cắt vuông góc với đường sắt, đến thẳng điểm phục kích của địch. Đến gần đường sắt, cả đại đội triển khai thành ba mũi cứ thế song song tiến lên. Vừa ra đến cửa rừng, đại đội 2 bắn bắt liên lạc với tiểu đoàn 5 đã vận động lên dọc đường sắt theo hiệp đồng. Dân buôn sống sót nghe tiếng súng, tưởng địch tấn công một lần nữa liền quăng hết đồ, nhao hết sang phía bên kia đường sắt, kêu khóc như di.
Một khung cảnh tan hoang hiện ra. Đoàn tàu nằm chết gí trên đường ray nhưng không đổ. Hai toa sát đầu máy trúng đạn DK.82 của địch thủng sườn toang hoác. Thịt xương, nội tạng, máu me nhoè nhoẹt trong nước mưa, lê lết theo quán tính tàu chạy thành một vệt đỏ thẫm trên đường. Như tôi đã kể với các bạn ở phần trước - những chuyến tàu, chuyến xe trên đất bạn trong thời gian này thường lèn chặt người. Nhiều người trong số đó do quá sợ hãi, ngã xuống từ trên nóc toa, từ các chỗ nối khi trận phục kích xảy ra. Thân thể bị cán đứt đôi, đứt ba.

Hàng hoá quăng la liệt tung toé. Nhiều thằng lính cúi xuống tháo trộm nhẫn, đồng hồ trên những cánh tay người chết. Quẹt qua quẹt lại cho sạch máu rồi đút vào túi quần. Chết rồi thì dùng làm gì cho mệt? Tôi cũng để ý nhưng chẳng nhặt được chiếc đồng hồ nào. Phải nói bọn Pôn Pốt này khốn nạn thật! Dùng pháo chống tăng tương thẳng vào đồng bào mình thì không biết bài này chúng nó học được từ đâu?

Kể từ đó, tiểu đoàn 5 có thêm nhiệm vụ rải quân chốt đường sắt, đoạn từ ga Bâmnak đến ga Kâm rênh. Còn các cung khác thuộc đơn vị bạn. Các tổ chốt mỗi tổ ba người cách nhau khoảng 250m, trên đoạn đường dài 6 km. Đến khi nào tàu chạy qua mới được rút quân. Tiểu đoàn 4 ở sâu trong núi, hằng ngày đưa một trung đội bộ binh nằm phục ở những điểm nghi địch sẽ đi qua để mò ra đường sắt. Địch thì không thấy.

Chỉ thấy dân sống quanh ga đánh xe bò vào rừng lấy gỗ. Trung đội phục lộ vị trí, đành xua họ về vì sợ địch trong dân liên lạc với bọn ngoài rừng. Có vẻ như có nội gián vì suốt hơn một tháng trời địch ngừng hoạt động. Dường như mọi thủ đoạn đánh địch của ta nó đều nắm được. Các trung đội phục thay nhau, ngày nào cũng dầm mưa bợt bạt hết người mà vẫn không có kết quả. Nản chí, nhiều bọn đi phục chỉ ra khỏi đội hình hai ba cây số, tìm chỗ nào đẹp đẹp, có suối là dừng lại.

Chúng nó tổ chức đánh cá, nấu cơm ăn với nhau rồi rúc bụi căng võng ngủ khò khò. Tiểu đoàn có điện hỏi thì thằng thông tin đi theo trung đội vẫn cứ leo lẻo rằng đang nằm ở đây, ở đó theo ý đồ tác chiến. Nói thể để thấy rằng thời đó ý thức tác chiến của một số cán bộ cấp trung đội còn kém, a dua theo mấy ông lính cũ nhập ngũ năm 74, năm 75. Các cha lính cũ này không nhận nhiệm vụ. Giao tiểu đội trưởng không nhận. Trung đội trưởng cũng không nốt.

Chỉ suốt đời đòi làm lính trơn mong phục một suất ra quân. Cứ đủng đà đủng đỉnh. Đi càn thì trận đi trận không, toàn đùn cho đàn em vì cứ cáo ốm suốt. Lên quân hàm theo năm nên rất nhiều thượng sĩ “già” làm lính trơn hoặc làm anh nuôi. Đơn vị đánh nhau, quân số hao mòn nghiêm trọng mà chưa kịp bổ sung. Thành ra có cán bộ trung đội có khi mới chỉ là trung sỹ phải chỉ huy các bác thượng sỹ này đâm ra khó ăn khó nói. Cán bộ đại đội cũng nhập ngũ vào khoảng những năm ấy. Và thường là cùng đoàn nên nể nang, mặc kệ. Các bác này tụ tập với nhau trong cái xã hội của lính. Khoẻ thì cùng khoẻ trong những đợt truy quét ngắn.

Ốm cùng ốm (tất nhiên mỗi người một bệnh) trong những đợt truy quét dài Ấy thế mà hôm nào có thằng em dại săn được con gì ngon ngon (mặc dù đang ốm liệt giường liệt chiếu?) là mắt sáng trưng như đèn pha. Lập tức tung tấm đắp vùng dậy chạy xuống tận nơi chỉ bảo là em phải cạo lông như thế này, làm lòng như thế kia! Tôi khó chịu với mấy cha này nhất. Mẹ kiếp! Đã là lính tráng thì phải bình đẳng như nhau chứ! Đừng có chơi trèo!

Đến cuối tháng 8, đầu tháng 9, địch lại đánh đường sắt, kết hợp quấy rối trên lộ 28. Con lộ này từ ga Kâm rênh đi ra thị trấn K’ra Ko ngoài đường 5. Quy mô chiến sự nhỏ lẻ, không có quy luật nào hết. Kiểu đó chỉ có thể là bọn địch trong dân hoạt động chiến tranh du kích.

Trung đoàn rút đại đội 2 tiểu đoàn 4 do anh Hải đại đội trưởng chỉ huy, đi hoạt động độc lập dọc tuyến lộ này. Anh Hải quê Quảng ninh, dân vùng than thứ thiệt. To, cao, tất nhiên là đen và cằm vuông như Từ Hải. Rất đào hoa và thương lính! Nhậu và đánh nhau thì rất lỳ. Hồi ở ven Tôn lê Sáp, trước khi ra Ô đôngk phối thuộc với trung đoàn 3 đánh địch thông lộ 5, tôi với anh Ky vẫn đi máy theo đại đội 2.

Chúng tôi ở trong một cái phum toàn là phụ nữ với gái goá, như cái phum Chay Rum sau này ngoài thị trấn Pon Ley. Trong đó có nhiều cô rất xinh gái. Một buổi trưa, tôi mò ra chỗ con lạch nhỏ kín đáo, trèo lên cái cây me to rậm lá. Chỗ này là chỗ yêu thích của tôi để sử dụng nó, như sử dụng cái cầu cá, cầu tõm Hà nam ninh hay Nam bộ vậy. Chưa dứt cơn sướng đứng hàng thứ nhì sau cái sướng của ông quận công, mặt nước lạch bỗng dưng cồn sóng. Một cái xuồng nhỏ do một cô gái chèo tấp vào trong bụi cây thấp, gần sát dưới cái cây chỗ tôi đang ngồi.

Trên xuồng, anh Hải và cái cô da bánh mật hay đến giặt đồ cho anh ấy thay thằng kiên lạc lập tức quấn lấy nhau. Họ đam mê cuồng nhiệt quá nên không biết giời đất quỷ thần là gì nữa! Cái xuồng nửa trên mặt bùn nửa dưới nước cứ lắc lư, dập dềnh tôm cá suốt. Tôi năm đó mới 19 tuổi. Chỉ mới thấy người ta hôn nhau trên phim Liên xô xem trong các rạp Đại Đồng, Bắc Đô mà thôi, chứ có biết yêu đương tán tỉnh là cái quái gì đâu? Nay bất ngờ chứng kiến cảnh này nên mồm cứ há hốc. Vừa thích, vừa sợ và xấu hổ nữa! Nỗi buồn từ rốn trở xuống biến đâu mất.

Cũng không dám kéo thắt lưng lên vì sợ bị lộ. Thành ra cả ba đều ở trong cái tư thế lộ thiên rất trớ trêu. Mà trong tình thế đó, tôi là thằng trớ trêu nhất! Khó chịu nhất! Khổ cái thân tôi quá! Cơn “địa chấn” qua đi, chị chàng đờ người ra, ngửa cổ mỉm cười hạnh phúc thì trông thấy tôi trên cành me liền kêu rú lên. Anh Hải quay ngoắt lại, nhặt khẩu K.54 lăn lóc trên sàn xuồng, lăn ra định thực hành động tác nằm bắn. Tôi hoảng quá la lên :”Em đây mà! Em đây!”.

Anh ấy định thần, nhận ra tình thế của tôi thì bật cười lớn, trùm cái áo lính lên cô nàng đang run cầm cập rồi cứ thế nhảy tót xuống nước, chổng mông đẩy xuồng đưa nàng phóng chạy. Từ đó, dù không nói gì về chuyện này nhưng hai anh em cứ nhìn thấy nhau là bật cười. Kể cả đang lúc họp quân chính hay phổ biến nhiệm vụ rất nghiêm trang.

Bây giờ thì anh ấy hy sinh rồi các bạn ạ! Hy sinh đúng vào cái trận thông đường 28 này. Lúc đại đội 2 trở về qua cái kẹp núi Tuk S’ra vào buổi chiều gần tối. Một viên đạn bắn tỉa - viên duy nhất của địch bắn từ sườn núi đi qua phần trên bụng anh ấy. Chúng nó nhằm vào người không mang súng dài. Một trung đội lao lên như điên cuồng nhưng nào thấy gì nữa! Băng bó xong, Tất cả anh em thay phiên nhau võng anh ấy chạy gằn, cắt chéo đường về thẳng trung đoàn bộ.

Nhưng muộn mất rồi! Đến gần phum Tà-chét thì anh ấy tắt thở. Cả đại đội dừng lại chút xíu rồi lững thững, vật vờ đi trong đêm. Một thằng nào đó chĩa súng lên trời kéo một điểm xạ hết trọn băng đạn. Một số khác bắn theo. Xin đừng hiểu đấy là lời vĩnh biệt đồng đội như trong phim. Đơn giản do uất quá, hận quá thôi! Như là vừa bị vả trộm một cái hộc máu mồm, nhưng không biết thằng vả mình là đứa nào? Đêm hôm ấy, khi biết tin anh Hải hy sinh, dày dạn như anh Sơn tiểu đoàn cũng phải bật khóc!


Trích dẫn từ: SaoVang trong 05 Tháng Năm, 2008, 12:40:12 am
Bác Trung sy1 ơi, đồng đội sư 9 hôm trước của bác đâu rồi?

Bác ấy ở đại đội 16 (12.8mm) trung đoàn 28 sư đoàn 10 - QĐ3
Tháng 3 năm 1979, trung đoàn này truy kích bọn Pốt quá chân sang Thailand, hướng cửa khẩu Poi Pét. Toàn rừng như nhau cả, có xây tường bao làm ranh giới quái đâu mà phân biệt được.

Thấy địch là đuổi đánh thôi. Đến khi cắt rừng ra, gặp một con đường thấy to quá, nhẵn quá mới thấy nghi nghi. Có tiếng động cơ xe rù rù, cả bọn rúc vệ đường chia nhau phục kích. Chặn đầu khoá đuôi cẩn thận. Phát hiện mấy cái xe buýt (xe đò) màu vàng rất đẹp, lại chở toàn dân thôi nên bọn này xô ra chặn đường. Mấy thằng đó cũng khôn, bập bẹ mấy câu tiếng K hỏi đường dân trên xe thì biết đích xác đang trên đất Thái. Nhìn biển cây số thấy ghi Băng cốc 160 km.

Thế là lại lủi vào rừng đi ngược lại. Gần sáng hôm sau mới về gần đến cửa khẩu Poi Pét. Phát hiện thấy mấy cái nhà tôn thấp. Tụi này tưởng là lán địch liền phụt B.41 chí mạng rồi xung phong. Nhìn cái bọn đang chạy toé ra như vịt thấy địch gì mà oách quá, toàn quân phục có quần áo nẹp đỏ. Thì ra là lính biên phòng Thái. Các chú xông vào nhà ăn. Đang đói nên có gì chiến sạch. Bữa điểm tâm đang chờ sẵn bốc khói trên bàn.

Mỗi suất gồm 2 quả trứng ốp la, pa tê, bánh mỳ, 6 cái kẹo xoắn chua ngọt, 1 hộp cocacola. Ních đẫy xong, chạy cho mau về đường biên theo lối rừng. Không qua cửa khẩu vì ở đó đầy nhà báo phương Tây đã chực sẵn do được thông báo. Từ đó hai bên gằm ghè nhau suốt...

Anh Hải hy sinh rồi. Cán bộ đại đội thiếu nghiêm trọng. Không hiểu sao Ban cán bộ trung đoàn chưa chuẩn bị được người thay thế. Hoặc cũng có thể vì mọi người ngán cái tiếng “sát cán bộ” của tiểu đoàn 4 chăng? Anh Sơn, anh Được chính trị viên phải động viên mãi, Cáp đen - đương nhiệm anh nuôi đại đội 2, quân hàm thượng sỹ mới nhận chức vụ đại đội phó. Anh Cáp vào cùng đoàn Quảng ninh, lính 74 như anh Hải. Trong trận thông đường ở Ô Đôngk, khi đi đưa cơm cho đại đội 2 từ hồ “Thiên nga” về. Thấy lính tiểu đoàn 8 cứ lom khom bò dưới chân lộ khi địch bắn rát, trong khi cán bộ trung đoàn thì vẫn đứng trực tiếp chỉ huy mấy khẩu đội DKZ.75 ngay trên mặt lộ.

Bố này ngứa mắt quá, tự nhiên nổi hứng mới quát :” Lính tráng cà chớn? Mới thế mà đã chúi thì đánh đấm gì?”. Bộ dạng cao lớn lòng khòng trong bộ quần áo vàng đất còn dính nhọ nồi. Tóc tai thì dài cợp, bờm xờm phủ xuống trùm gáy. Cứ như một nhân vật từ “Thuỷ Hử” từ rừng xanh vừa bước ra đường. Bộ đội tiểu đoàn 8 lúc đấy mới nhổm hết cả dậy. Bên trung đoàn 3 xì xào hỏi nhau đấy là ai thì nhận được câu trả lời luôn :” Nó là thằng anh nuôi tiểu đoàn 4 ấy mà!”.

Câu chuyện thủ trưởng trung đoàn 3 mắng lính. Lấy câu chuyện đại đội 2 đánh rẽ vây mấy lượt cho d8 để làm gương và chuyện hôm ấy của Cáp đen về sau trở thành giai thoại. Mỗi một đơn vị đều có một “thương hiệu” riêng đấy các bạn ạ! Có thể địch cũng biết rõ “thương hiệu“ lỳ của trung đoàn tôi từ hồi chiến tranh biên giới kia. Nên khi trung đoàn tôi đứng chân ở đâu, chúng nó cũng ít tập kích hơn các đơn vị khác.
Sửa bởi Mưa_Trường_Sa : 20-07-2010 lúc 09:15 AM





Lên làm cán bộ chỉ huy đại đội rồi, chất “Lương sơn bạc” của anh này vẫn thế. Anh Được bảo viết đơn xin vào Đảng, bác này dềnh dàng mãi. Sau thì bệ nguyên lá đơn mẫu của ai đó, sai thằng cu liên lạc viết lại. Chỉ thay mỗi tên tuổi quê quán…rồi ký đại. Đi họp quân chính tiểu đoàn thỉnh thoảng vẫn chơi nguyên cái bộ quân phục vàng đất từ “thuở hàn vi” anh nuôi nhọ đít đó. Mấy ông “chính tắc” có nhắc thì gân cổ lên vặn lại luôn :” Ơ này! Ông tưởng địch nó phát cho tôi bộ này chắc?” rồi cười hơ hớ. Nói về cái bộ quân phục có màu đặc biệt này một chút. Thời đó trong kỳ lĩnh quân trang bổ sung rất nhiều thằng dính bộ này. Giá mà đem phát cho lính Mỹ trên sa mạc Iraq thì hợp nguỵ trang hơn. Màu đã đặc biệt, vải lại càng đặc biệt. Dệt kiểu đan nong mốt như bọn trẻ con làm thủ công và mỏng thì thôi rồi! Giặt qua một lượt hết lớp hồ vải thì nó nhẽo nhèo nhèo.

Đưa cho mấy nhà thời trang bây giờ thiết kế mẫu style sun sun mùa hè thì hợp. “Ta may áo làm sao cho kỹ. Cho chiến sĩ ta vừa ý đẹp lòng…”. Bài ca may áo của nhạc sĩ Xuân Hồng chỉ để hát cho vui mà thôi, chứ không có tác dụng với các bác thầu quân nhu thời đó. Cũng có thể vì mình lúc đấy còn nghèo quá? Mãi sau đến năm 1981 thì mới đỡ hơn đôi chút. Quần áo quân trang thì như thế rồi.

Còn gạo nước lương thực không có lý do để phàn nàn. Năm đấy cả nước mình ăn độn chứ còn chúng tôi không bao giờ thiếu gạo. Mỗi tháng đôi kỳ, Cả tiểu đoàn ra ga Bâmnak lĩnh gạo. Lính thằng ốm, thằng bị thương hoặc đi học này nọ nên quân số thực bao giờ cũng nhỏ hơn quân số trong sổ sách. Thế là gạo lĩnh thường là thừa ra. Giải quyết lượng thừa này thế nào? Đơn giản thôi! Các đại đội ra lĩnh quăng lại một hai bao ngoài “cơ sở” trong dân đổi rượu mang về dùng dần.

Nhớ nhất có lần lính bắn được con heo rừng chửa nặng hơn tạ. Gần nửa đêm khiêng về đội hình đại đội liền ngả ra đun nước làm lông ngay. Mồi quá chuẩn rồi, chỉ còn thiếu mỗi chất cay. Thế này thì tức chết đi được! Ăn vã à? Ờ! Thế là Cáp đen hô một tổ 5 thằng bố trí hoả lực, xung lực cẩn thận băng rừng ra dân lấy rượu. Đơn vị lúc đó mới được bổ sung tân binh. Toàn anh em lính Nam quê Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long...

Nhậu giời gầm luôn! Vừa nghe tới rượu, chúng nó hô xung phong ầm ầm. Dốc hết đồ trong ba lô ra. Tống vào đấy cái can vàng 5 lit. Năm đứa đi năm can trên lưng, một M.79, một B.40, ba AK với đầy đủ bao xe. Được rồi! Mười bốn cây số cả đi cả về mà chúng nó hành quân chỉ mất có hơn hai tiếng đồng hồ. Về gần đến đội hình còn bắn “bắt liên lạc” tử tế. Ở nhà tất cả đã sẵn sàng.

Nhậu thôi! Rượu dốc ồng ộc ra bát thẳng từ miệng can. Này thì quê hương “Đồng khởi” – Z… ô! Này thì Hải phòng - Đà nẵng kết nghĩa – Z…ô! Này Hà nội Huế Sài gòn thương quá – Z…ô! Rượu vào hừng hực, hơi men chuếnh choáng. Những bàn tay đập sầm sập xuống sạp, những cái thìa gõ thật lực vào ca inox, vào báng súng theo nhịp bài hát hát Sơn tinh- Thuỷ tinh đã được chế lại rất thịnh hành khi đó :” Sáng sớm hôm sau, đây đó xuất hiện hai thằng, hai- hai thằng. Z…ô! Vai mang AK, một tay- một tay nâng chén. Z… ô! Đẹp trai ngang nhau. Tài ba ngang nhau. Z…ô! Vua Hùng khó phân- khó- khó phân…!” Z…ô! Z…ô! Z…ô! Thằng thông tin kia chạy đi đâu? Đã có lệnh rút đâu mà chạy? Quay lại! Cho nó băng nữa! Không thì đổ vào đầu nó! Cứ thế! Tôi đã líu cả lưỡi, loạng choạng mò xuống bếp với cái đầu đẫm rượu.

Mở cái vung nồi nhôm đang nấu cháo, thấy cả cái bọc bao tử heo chúng nó mới vừa tống vào. Chẳng còn biết sống hay chín, múc ngay một trong những cái bọc trong suốt. Trong đó cái bào thai heo lớn hơn con chuột nhắt vẫn còn trắng đục húp đánh soạp một cái. Lần mò vịn theo cái lan can về lán chỉ huy. Quăng xác lên sạp, còn hồn du tiên lên chín tầng trời…

Sáng sớm hôm sau, người còn đang đau nhừ thì vai tôi bị lay dữ dội. Lờ đờ he hé mắt nhìn thấy những 3 anh Nhương đang mờ ảo đằng trước mặt. “Dậy! Dậy! Đ…m đêm qua thằng nào quay máy lên tiểu đoàn rồi ca cải lương hả?” Có trời chứng giám, biết chết liền ! Tôi hoảng hồn, ông Sơn, ông Được cầm máy lúc đó thì kể như toi. Không biết thằng điên nào chơi mình vố này? Anh Cáp đang nằm với thằng liên lạc ở bộ ván bên cạnh nhỏm ngay dậy.

Giọng vẫn còn méo xẹo :”Tao ca đấy ! Chúng nó “chết” hết rồi thì tao ca cho ai nghe? Phải quay lên tiểu đoàn ca cho mày nghe chơi! Ngon thì nhậu tiếp! Kêu la gì? He he…!” Lính tiểu đoàn – quan đại đội, bằng vai phải lứa rồi. Huống chi lại là trung đội phó thông tin nữa. Quá đã! Thằng Quân lùn b phó b2 xách nốt cái can cuối cùng ra. Một loáng sau đồ nhậu đã nhuộm hấp là hơi như mới !

Bố Nhương lúc đầu còn hầm hầm, sau dịu lại, không khách khí ngồi xuống ngay đi liền mấy chiêu. Tôi cố mò dậy, chắp tay lạy như tế sao nhưng cũng dính thêm một chén (bát) nữa. Anh Nhương bảo :” Tao xuống đây đi trực máy thay cho mày về làm luôn trung đội phó trung đội thông tin nghe chưa? Lên đấy nằm cạnh tiểu đoàn tha hồ mà ca!” Tôi gật đầu vâng dạ lia lịa rồi ôm quần áo ra giếng giặt (ở đại đội 2 không có suối).

Tắm giặt tỉnh táo xong xuôi, lúc trở về ban chỉ huy đại đội đã thấy giọng anh Nhương đang lè nhè xuống sề :”…hay họ đẹp họ sang họ nhà cao cửa rộng? Nên ăn đắm ăn say ăn mơ ăn mộng. Coòng tiếc thương chi người coong gái guê….ngh…èo” (vào câu một hay câu ba? – quên mất rồi!). Lính sư 9 miền đông Nam bộ hồi mới thành lập toàn các bác lính Nam. Sau này mới được bổ sung lính Bắc.

Anh dạy em, cán bộ dạy chiến sĩ…Mỗi đơn vị có đặc thù riêng mang đậm dấu ấn của những người đi trước. Thành ra có những thói quen, có những tập quán ăn ở hay chiến đấu không lẫn vào đâu được. Vẫn mang những phong cách sinh hoạt, thậm chí ngôn ngữ nữa, đậm chất quê hương Nam bộ - nơi đơn vị được sinh thành. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn dùng những từ ngữ, những ví von Nam bộ một cách tự nhiên vô thức nhất. Đâu có đó! Kể cả thói quen ăn rau cải xanh sống cay xộc mũi, hay nhai rau ráu quả đậu đũa tươi một cách ngon lành.

Các cụ nhà tôi bây giờ vẫn bảo :” Thằng này vào Nam sống thì hợp!”. Vậy nên nghe cha Nhương phê phê, quê đất quan họ chính tông ca cải lương ngon lành thì chẳng có gì là lạ hết! Chẳng nhẽ lại cầm cái tổ hợp gí vào miệng lão này bây giờ! Anh ơi là anh ơi…!

Chuyện nhậu đại loại là như vậy! Bây giờ kể qua một chút về cuộc sống, sinh hoạt của tiểu đoàn 4 chúng tôi trong cái “xóm Việt” cách đường sắt 7 km ấy một chút. Nằm dự bị ở tuyến 2, sâu trong nội địa nên tình hình địch cũng khá yên ổn. Chỉ thỉnh thoảng mới phải đi truy quét vài ngày. Đơn vị sau một thời gian quá hao hụt người, bây giờ mới bắt đầu được bổ sung quân số.

Toàn tiểu đoàn được thêm chừng năm chục anh em toàn quê đồng bằng Nam bộ. Các đại đội bắt đầu phải làm thêm lán ở. Nhìn đội hình đã thấy bớt hiu quạnh một chút. Có anh em mới vào, tiểu đoàn lại đang trong kỳ học tập chính trị và huấn luyện bổ sung nên các cán bộ đại đội lại bắt đầu quát to lên cho hách. Lính tráng đánh nhau rất kiêng mặc quân phục mới và đóng thùng (bỏ quần ra ngoài áo).

Vì hành động ấy có vẻ giống như chuẩn bị tươm tất trước khi bước lên nóc tủ để xơi chuối xanh rồi mỉm cười nhìn xuống bàn nước. Trời đất ơi! Kiêng thì đủ thứ! Bây giờ tự nhiên đi đâu trong đội hình tiểu đoàn cũng phải xơ vin cẩn thận nên dòm nhau cứ ngượng ngập, buồn cười. Ờ! Quần áo lè phè như con gà ấp quen bố nó rồi ! Lại còn thiết lập chế độ trực ban như hồi huấn luyện nữa mới chết người! May mà không phải hô một hai ba bốn tập thể dục buổi sáng.

Tôi được đổi sang đại đội 1 trực thay cho thằng Sơn ba tai đúng lúc chỉnh đốn quân phong quân kỷ này. Tưởng xa tiểu đoàn bộ thì sẽ dễ chịu hơn một chút. Ai dè một hôm anh Chính tréc lên cơn hứng thửa đâu được cái vành ô tô gỉ ngoèn. Bố ấy bảo thằng Căn lăn ra suối lấy cát đánh sạch rồi treo lên ngay đầu hồi lán tôi nằm. Tai hoạ rồi ! Chỉ huy sở đại đội 1 có hai lán vuông góc với nhau.

Một lán cán bộ đại đội gồm Bình cò, Chính tréc và hai thằng liên lạc ở. Lán kia là kho gạo thì thằng Căn (mới lên làm quản lý) và thông tin là tôi ở. Thế là kể từ hôm đó, cứ sáng sớm, tiếng kẻng trực ban từ đầu hồi giáng thẳng vào đầu tôi. Đã lười, lại có tính hay ngủ nướng nên tôi khó chịu với cái nhạc cụ này quá trời! Không chỉ một mình tôi mà cả đại đội đều chung suy nghĩ ấy. Khi không đánh nhau hoặc hành quân thì bộ đội chỉ muốn ngủ thôi.

Thay đổi một thói quen sinh hoạt không phải là đơn giản. Thời bình thì chẳng sao. Bây giờ vẫn đang thời chiến, cái tiếng kẻng duy nhất của đại đội 1 trong tiểu đoàn giống như một sự chơi trội hơi lố. Thế rồi một hôm, tôi với thằng Căn xúi thằng Đặc A trưởng mang cái kẻng chết tiệt đó vứt ra suối ngay trong đêm. Vì mình nằm ngay nhà đó mà đem vứt thì sẽ bị nghi ngay.

A ha! Một đêm ngủ ngon chưa từng có! Sáng hôm sau, anh Chính tréc cho liên lạc chạy xuống tập hợp các cán bộ trung đội lên ban chỉ huy gấp. Ai cũng mủm mỉm nhìn cái chỗ treo kẻng giờ trống không. Dưới đất, trong một cái vòng “kim cô” mà anh ấy vẽ để bảo vệ hiện trường, dấu đôi giày vải vẫn in trên nền cát ướt. Bố này đang cáu um lên, chỉ tay vào dấu vết còn lại :” Ai đi giày cỡ 36 ở đại đội này? Chỉ có đồng chí Đặc thôi ! Đồng chỉ thủ tiêu hiệu lệnh chiến đấu của đơn vị hả? Nâng quan điểm lên…Tôi sẽ trả đồng chí về tiểu đoàn…!”


Cứ sa sả thế một thôi một hồi! May lúc đó, trong cái đầu đậu phụ của tôi bỗng loé ra một suy nghĩ. Không chậm trễ, tôi xuất chiêu ngay:” Anh ơi! Hôm qua nó trực ban, nó gõ kẻng thì dấu giày của nó ở đó là đúng rồi còn gi?”. Chúng nó cùng ồ lên xác nhận. Bố Chính hậm hực một lúc nữa rồi cũng phải thôi.

Sửa bởi Mưa_Trường_Sa : 20-07-2010 lúc 09:19 AM








Chỉnh huấn chỉnh quân thì thế! Còn những ngày bình thường thì chúng tôi làm gì? Nằm giữa chỉ huy sở nên đêm thông tin không phải gác là đương nhiên. Sáng ra, các đại đội cử một tổ bung khỏi đội hình thám sát dấu vết, kiểm tra xem có gì lạ không. Thu lại những trái lựu đạn gài đêm hôm trước để rồi gần tối ra gài lại. Còn lính ngủ muộn sưng mắt rồi mới ra suối đánh răng rửa mặt.

Ăn sáng xong thì thả gà rồi ra trảng, lăn lê bò toài vồ châu chấu nuôi sáo. Trong thời gian củng cố lại đơn vị, tiểu đoàn khuyến khích việc tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Mỗi trung đội một chuồng gà, một vườn rau. Gà giống thì ra dân mua hoặc lấy gạo đổi. Còn hạt rau giống thì xe quân nhu chở từ nước sang. Những vườn rau tuỳ theo thế đất, bám quanh rìa suối Damrey xanh mướt với đủ các loại. Rau cải, rau muống, đậu đũa, mồng tơi…được chăm sóc vun xới, lớn vùn vụt trông thấy từng ngày.

Quân ta có đến 80% là nông dân mặc áo lính nên rất thạo những công việc trồng tỉa trái rẫy thế này. Tự tay mình cuốc đất, lật cỏ, lên liếp, tự tay mình ra suối chặt le về làm giàn cho đậu đũa leo hoặc làm rào giậu cẩn thận để ngăn gà vào phá. Những công việc quen thuộc của thời bình ấy lôi cuốn chúng tôi, làm vơi đi nỗi nhớ nhà. Tôi khoái vụ nuôi gà nhất. Cứ mỗi buổi sớm, nâng lườn từng con gà trong chuồng trước khi thả. Vỗ vỗ cái lưng, vuốt vuốt cái đầu, nghe nó kêu oóc oóc khe khẽ thấy sướng lắm!

Anh Nhương thấy thế hay càu nhàu :”Sáng sờ lườn, tối sờ lườn! Mày làm thế nó chột đ… lớn được nữa!”. Buổi chiều, khi tưới rau xong, đứng ngắm những liếp rau cao thấp tựa những vườn treo dọc bờ suối thật thích mắt. Có phải cắt hái, tỉa lá để ăn cũng thấy rất tiếc. Đến bữa, trên cái bàn dài tự tạo của trung đội bằng cây rừng có gì nhỉ? Những tàu lá cải xanh mỡ, lớn bằng cả trang vở đã rửa sạch cắt khúc, xếp lớp trên cái đĩa nhôm quân dụng hai ngăn.

Những trái đậu đũa bánh tẻ, căng mọng sau trận mưa đêm được ngắt từng cọng một nằm bên cạnh. Hai lọ măng le ngâm ớt thóc đỏ khé ở đầu bàn… Chỉ nhìn đã biết là giòn tan hoặc hăng nồng, đang chờ sự phối thuộc của bát mắm lóc chưng gừng thơm lừng liu riu trong bếp. Vừa tắm mát dưới suối sau trận bóng giành cup tiểu đoàn về, bụng đang đói ngấu, ngó thấy bức tĩnh vật hấp dẫn này, thằng nào thằng nấy nuốt nước miếng ừng ực...

Chúng tôi hồi đó ăn theo bếp trung đội. Cơm thì anh nuôi nấu chung ở đại đội hoặc tiểu đoàn bộ. Còn thức ăn, rau cỏ trung đội tự túc. Chia nhỏ bếp như thế nên anh em không ỷ lại được vào ai nên cố gắng cải thiện hơn.


Đấy là chuyện ăn. Còn bây giờ là chuyện chơi. Trong một bận trèo lấy lá thốt nốt để lợp nhà, thằng Quan- lính An giang mới bổ sung về trung đội thông tin- vớ được một ổ sáo non ba con. Nó hốt cả ổ vào mũ bưng về. Những cái mỏ há ra, viền mép còn vàng choé, loéc choéc gào lên suốt cả ngày đòi ăn. Cào cào châu chấu, con nào bằng đầu, con nào nhọn đầu cạp tất không phân biệt, không cãi cọ, thậm chí đánh nhau như lính mình. Hầu như lúc nào chúng nó cũng đói, cũng tranh nhau ăn. Kém một miếng là khó chịu! Cho uống nước còn đơn giản hơn nữa.

Thằng Quan chum miệng, phun một bãi nước miếng vào những cái mỏ đang há ra. Nó bảo như thế cho sáo nó nhớ chủ. Bây giờ thì bọn sáo đã biết bay chuyền. Trên cái mỏ vàng là một túm lông mào đầu rìu lúc dựng lên, lúc cụp xuống giữa đôi mắt linh lợi, nhóng nhánh đen trông rất ngộ. Anh Nhương bỏ mấy ngày liền đan một cái lồng quả chuông, xí con khôn nhất rồi xách về lán mình. Từ khi có bọn sáo này, buổi sáng không ngủ muộn được vì mới bảnh mắt, chúng nó đã gào điếc tai đòi ra ngoài. Sạch sẽ cảnh quất lắm nhé! Cửa lồng vừa mở là bay vù ra cái cây đổ nằm giữa suối.

Quạt đuôi vãy cánh, quạt nước tắm vung xí mẹt. Sáo tắm thì mưa? Sai bét! Cả những hôm không mưa bọn sáo cũng tắm. Vệ sinh tỉa tót đã đời xong, bay vù vù về xâu vào rỉa bung cái nắp lồng nhốt châu chấu làm bữa điểm tâm. Bọn này rất khôn và lanh lẹn. Có lần tôi ngồi thái thịt thỏ do anh Nhương với thằng T lé săn về đêm qua. Ba con sáo thèm rỏ dãi, tất nhiên là nhảy chân sáo, lân la đến bên cạnh rỉa lông rỉa cánh. Chúng nó làm như không thèm quan tâm đến sự đời.

Ấy thế mà đánh nhoằng một cái, một con lao vào cướp miếng thịt trên thớt rồi bay vù lên cây. Theo phản xạ, tôi vừa kịp huơ tay xua thì hai con còn lại lao vào. Mỗi con tha một miếng tướng rồi biến nhanh như điện. Quái kiệt! Cũng giương đông kích tây, chính diện vu hồi bài bản. Lúc đầu tôi còn buồn cười nhưng về sau đâm lo. Nhìn chúng nó ngúc ngoắc cái cổ, cố tọng miếng thịt tướng đến phát nghẹn mà đâm hoảng! May mà mãi nuốt cũng trôi. Sáo là loài chim dễ thuần dưỡng và rất quyến người. Đi đâu, chỉ huýt một tiếng sáo là chúng nó theo liền.

Con vù vù bay trước, con nhảy “chân sáo” theo sau, con đậu trên vai vui đáo để! Thằng Quan kiếm ớt rừng chín về cho ăn để nó mau biết nói. Chẳng cách ly gì ráo! Cũng chẳng cần vải phủ lồng cầu kỳ chết mẹ! Đến kỳ thích nói thích nhại thì cứ lẻo lẻo thôi! Con nuôi của lính thì đương nhiên ngôn ngữ cũng của lính rồi! Toàn những từ nhảm nhí hay chửi thề thôi rồi!

Có lần, các cán bộ đại đội đang họp trong nhà tiểu đoàn. Anh Chính tréc đang đứng lên phát biểu. Con này đậu ở cửa sổ, nghiêng đầu nghé mắt trông thấy buông luôn một câu. Tuy còn hơi ngọng nhưng mọi người đều nghe rất rõ :” Chíng chéc…! Chíng chéc…! Mẹ chíng chéc…!”. Mọi người bật cười ồ! Anh Chính tức điên ruột nhưng không làm gì được. Gậy ông đập lưng ông! Ai bảo mỗi lần đến thông tin chơi, toàn dạy bọn sáo chửi thề. Bọn nó nhại xong mới chịu xì châu chấu ra.

“Côn ka keo ơi! Si ây coong coòng…?” Đây là lời một bài dân ca Căm pu chia rất phổ biến. Những người lính Việt chiến đấu, công tác bên K chắc chắn ai cũng thuộc một vài câu. Mấy thằng lính trung đoàn tôi ra ga lĩnh gạo và vũ khí, khi gặp mấy cô gái dân bạn cũng gân cổ hát bài này. Có điều chúng nó đã sửa lại lời rất quái quỷ :” Côn kà keo ơi ! Si ây pu thum thum…?” (chim sáo ơi ! Mày ăn phải gì mà cái bụng to to….?”.

Lời hát trêu chọc tuổi thanh niên vô tư lự, hồn nhiên làm các cô rúc rích cười hay đỏ lựng cả mặt. Trung đội thông tin có ba con sáo. Thằng Căn đại đội 1 xin một con. Quân lùn b phó đại đội 2 nói rã họng, sau phải mang đến một can rượu đón về một con nữa. Còn lại một con duy nhất. Thôi thì niềm vui chia ba vậy! Ở đâu cũng có chim sáo, dù nước Việt hay Campuchia... Sáo đậu cành đa, hay con sáo qua sông trong dân ca. Sáo đẻ dưới nước trong ví von ca dao. Sáo đậu trên lưng trâu bắt giữa trưa nắng.

Sáo xập xoè bay, vồ cào cào châu chấu trên những thửa ruộng vừa mới gặt buổi chiều tà. Con sáo thật thân thiết với người nông dân, với những trẻ em mục đồng. Với người lính chúng tôi, những con sáo là bạn, là hiện thân của những kỷ niệm thanh bình tiền chiến. là đồng chí “thông tin” lắm lời của trung đội những khi “Có khách! Có khách!”. Những buổi trưa yên tĩnh, nghe chúng nó hót, ríu ran trò chuyện, hoặc chỉ lúc rúc trong cổ họng nơi đầu lán cũng thấy lòng dần thanh thản. Chỉ cần nhắm mắt lại, nghe tiếng nó loách choách một lúc là thấy cả cánh đồng quê hương đang trải tháng mười trước mặt. Vàng như thế và cũng thơm như thế… !

Rồi bỗng dưng con sáo ấy lìa đời. Thương lắm các bạn ạ! Nó lìa đời bởi cái sự “dân chủ”, nói đúng ra là “chim chủ” nửa vời của anh Nhương. Cứ mỗi chiều tối, chén kễnh xong là nó tự giác nhảy vào lồng. Bố này còn cẩn thận đi chốt cửa lồng lại. Để làm gì thì không biết? Nhẽ ra cứ để ngỏ cửa, coi đó như là một cái nhà của nó chứ đừng coi là cái lồng của mình thì nó còn cơ hội thoát thân, nó còn được hót. Một sáng thức dậy, tôi bỗng thấy là lạ vì không nghe tiếng nó đòi ra như mọi khi. Giật mình vùng dậy, tôi chạy đến ngó vào lồng bỗng thấy sởn gai ốc.

Một con rắn xanh lét, mình sọc dưa dài đến gần 2m đang nằm khoanh trong lồng sáo. Nó đang ngủ. Khoảng giữa thân phình lên một cách quái dị. Chính nó đã nuốt chửng con sáo của chúng tôi mất rồi! Hỏng rồi sáo ơi! Buốt cả ruột! Thói tham ăn cũng làm hại con rắn. Cái bụng phình không cho nó rút trườn qua nan lồng được nữa. Kệch cỡm, kênh kiệu và ngu đần hệt phường giá áo túi cơm, không chui ra được thì bố mày nằm ngủ. Tôi điên tiết khều cái lồng sáo xuống rồi gọi tất cả dậy.

Cả trung đội thẫn thờ nhìn tình cảnh ấy. Phát gậy đầu tiên của anh Nhương chọc cái lồng sáo lăn nghiêng. Con rắn tỉnh giấc, ngo ngoe cái đầu bé tý kiếm lối ra. Phát gậy thứ hai của tôi, nhằm thẳng cái đầu con rắn vụt tới. Cái đầu nát toét mắc vào nan lồng. Thân mình nó xoắn lại, gồng lên. Một trận mưa gậy khác dần nó và cả cái lồng từ đầu đến đuôi nát bấy. Chỉ chừa lại khúc giữa theo yêu cầu của thằng Quan.

Thằng này vừa khóc, vừa sợ con sáo trong bụng rắn bị đau thêm lần nữa. Mẹ cái loài bò sát máu lạnh kinh tởm này! Từ đó, cứ gặp rắn bất kể lành độc, chúng tôi chọc, phang cho kỳ chết.
Thương thay! Tiếng hát trong trẻo, tinh khiết giữa trời xanh bây giờ chôn trong cái quan tài dạ dày nhầy nhụa và hiểm độc ấy!

Tiếp nốt chuyện rắn rết cho nó đi theo đàn ! Vùng rừng này không những rắn mà các loài động vật khác rất phong phú. Đất Campuchia rừng rộng, người thưa. Nay càng thưa hơn nữa sau nạn diệt chủng và sau chiến tranh. Rừng nhiệt đới và thú hoang phát triển tự nhiên, sinh sôi nảy nở con đàn cháu đống luôn. Cách sau nhà tiểu đội truyền đạt chỉ 50m là dãy rừng le mà chúng tôi hay vào đó lấy củi cho anh nuôi. Cũng có lúc vào bẻ le khô về bó lại làm đuốc soi cá suối.

Thằng nào đi chặt le là cả một vấn đề. Đầu tiên, một hội chơi “tiến lên” ghi điểm (hồi đó không có vụ đánh phỏm) được mở ra. Hai thằng bét hội ôm hận vác dao vào rừng sau khi trang bị kỹ từ đầu đến chân. Giày cao cổ (VNCH cũ) nhét ống quần vào cẩn thận. Tay áo buông xuống vì trong đó rất nhiều muỗi và vắt. Hai con dao quắm, kiểu dao của dân bạn, có cán dài cực sắc.

Thêm một khẩu AK chéo lưng nữa là lên đường. Bữa đó tôi với thằng Hải cụt dính chấu, phải đi lấy củi do bị chúng nó quây. Gọi là Hải cụt vì nó bị mất một ngón chân cái do quả cối 120mm chui đúng hầm chỉ huy trong trận cầu Prasaut. Không chết hồi đó, bây giờ vẫn đi vác củi được là may rồi! Hậm hực cái gì? Trong rừng, nghe tiếng chúng tôi chặt le, rút le chí chát, những con rắn ráo dài cả 2m, nghe động quăng mình chạy rào rào trên vòm lá.


Những bụi le đan vào nhau, tạo thành những đường hầm tối tăm phủ đầy lá mục. Trên đó, không một loài cây nào có thể mọc được vì thiếu ánh sáng. Rắn chàm quạp hay ẩn mình phục kích trong thảm lá mục như thế. Giống này da mốc thếch và béo một cách kỳ dị. Cái đầu bạnh ra hình tam giác, gắn lên một cái thân ngắn tũn trông rất bần tiện. Nó mà đợp trúng một cái thì xong đời. Trong khi hai thằng đang phát một bụi le khô, tôi bỗng nghe tiếng rít đánh “e….e…éo” một cái.

Dưới chân thằng Hải, một con rắn chưa từng thấy, bị đè chặt bởi đế giày, đang gồng mình mổ côm cốp vào cổ giày. Thằng này tiện dao lia xuống một đường đứt đôi con rắn rồi nhảy cẫng ra chỗ khác. Hai nửa thân mình màu đỏ chói loang đen loăng quăng quằn quại một lúc nữa mới chịu nằm im. Con rắn này chỉ dài chừng 0.7m, thân lớn cỡ ngón tay cái nhưng cái màu đỏ và tiếng rít đặc biệt quá. Lần đầu tiên tôi mới biết rắn kêu. Thế chưa lạ bằng lúc vác le về, đi qua cây xoài mút độc lập nằm giữa trảng.

Cây này nhỏ thôi, mới cao chừng 5, 6m. Do mọc độc lập nên rất nhiều cành ngang (cành la). Tới đó hai thằng quẳng 2 bó le dài đã bó kỹ xuống ngồi nghỉ hút thuốc rê. Ngửa mặt phà khói thuốc nhìn lên cây, tôi thấy rất nhiều cành nhỏ màu xanh đâm ra tua tủa. Mà sao không có lá hè? Định hồn nhìn kỹ lại thì cha mẹ ôi! Toàn rắn không à! Những con rắn lục đuôi đỏ quấn chặt mấy vòng đuôi vào một cành nhỏ nào đó. Còn thân mình đuỗn ra, đu đưa hệt như một cành xoài trong gió.

Vô phúc cho con chim, con bọ nào mỏi cánh dừng chân trên những cành xanh chết chóc đó. Mà lạ là sao nó tụ đông như thế? Có đến hàng chục con luôn. Cứ như về cây này dự hội nghị vậy. Anh Ky- nhà “tự nhiên học” của tiểu đoàn bảo đấy là hội rắn. Rắn mà cũng biết hội họp thì kinh khủng thật!
Cơm nước xong xuôi, một hội “tiến lên” nữa lại được tổ chức để xem thằng nào phải lãnh trách nhiệm vác đuốc soi cá. Tất nhiên hai thằng đi chặt le làm đuốc lúc chiều được miễn. Sau một hồi đập tay chan chát, đỏ mặt tía tai cãi cọ trong hội bài khổ sai đó, hai nạn nhân mới được xác định mà không kêu vào đâu được. Và lên đường! Đuốc được châm cả hai đầu.

Chúng tôi soi cá ở những đoạn suối trong đội hình đóng quân của tiểu đoàn, không dám đi xa. Thằng Vỹ vác đuốc đi trước. Kế đến là anh Nhương vác con dao. Anh Ky đi bên cạnh cầm nơm (tự đan, cái gì lính cũng làm được tuốt). Thằng Ban trố xách giỏ và tôi tự nguyện xách súng đi sau cùng. Suốí Đamrey mùa mưa hung dữ là thế mà đến mùa khô lại hiền hoà chảy. Nước trong vắt và lạnh buốt riu riu luồn qua chân. Tránh những chỗ nước quẩn ra vì tại đó sâu lắm! Không ăn thua gì đâu! Kiếm những bãi cát bồi, suối chảy nhẹ và cỏ xùm xoà phủ trùm mép nước là ăn chắc.

Những con cá lóc đen bằng cổ tay nằm bất động theo chiều ngược suối, đuôi hơi ve vẩy. Sập nơm vào là ngon rồi! Còn bọn cá măng suối, (giống này giống hệt cá hồi, ăn cực ngon) thì tinh hơn, cứ láng cháng đảo qua đảo lại vếch mõm lên ngắm lửa. Bọn này phải dùng dao khử. Có nhát dao lia ngọt quá tay đứt đôi thân cá. Những loại cá đuôi vàng cỡ ba ngón tay thì không thèm chấp! Đêm mùa khô hôm nào cực lạnh thì không cần nơm với dao làm chi cho mệt. Cứ khe khẽ lùa hai bàn tay vào những đám cỏ loà xoà kia. Rờ đi rờ lại, nhẹ nhàng như gỡ mìn vậy.

Cá bị cóng ngủ rất sâu, chạm tay vào cũng không phản ứng. Hai tay cứ thế khéo lựa chụp rồi thả vô giỏ thôi! Hết nửa bó đuốc le là giỏ cá đã đầy. Giờ thì đi về! Đi cho nhanh nhé! Vì tàn đuốc soi đường rơi xuống rất thu hút rắn bu theo phía sau. Rắn độc rất khoái tàn đuốc. Chẳng thế mà các cụ bảo :”Theo đóm ăn tàn” là để chỉ bọn rắn này! Có gì là lạ đâu? Tàn đuốc mới rơi còn than hoặc còn nóng. Mà rắn độc mắt thì kém. Để bù lại nó có một cơ quan tầm nhiệt nằm ngay dưới hốc mắt,. Cơ quan này hết sức nhạy cảm với bất kỳ nguồn nhiệt hồng ngoại nào. Thấy tàn đuốc rơi, bọn nó tưởng là một con mồi máu nóng nên lặng lẽ trườn theo săn thôi.

Cũng bình thường như đi soi cá, kiếm củi hay trồng rau…mỗi tháng đôi lần, tiểu đoàn 4 lên đường truy quét địch. Để lại một bộ phận nhỏ gồm toàn những anh em ốm yếu ở lại trông cứ, cứ mờ sáng là lích kích chuẩn bị lên đường. Lần này lại lên đường vào mục tiêu A3, gạo mang 4 ngày. Thịnh đen khoác máy 2w xuống đại đội 2, đại đội đi đầu do Cáp đen chỉ huy. Hai ông “đen” đi với nhau ắt xảy ra chuyện. Thịnh đen hiện bây giờ là ông chủ xưởng mộc mãi trên Tuyên Quang.

Ba mươi năm nay vẫn chưa trắng ra được tý nào hết. Sau khi hàn huyên hết đôi lít rượu, anh ấy đồng ý cho tôi kể chuyện này và giữ nguyên tên thật. Có quái gì mà phải giấu? Phó thường dân, cán bộ cán bèo đâu mà lo giấu quá khứ để mà đấu đá leo cao? Lo làm ăn chết mẹ còn chưa xong kìa! Hắn quê huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, vào đơn vị chiến đấu trước tôi mấy tháng. Tay này nghịch ngầm và hay xem trộm thư của người khác rồi lôi ra bôi bác rất khó chịu. Thời đang chiến dịch tổng tiến công Ph’nom Penh, chúng tôi chưa được công khai sử dụng chiến lợi phẩm nên bữa ăn toàn là cá khô mục mang từ nước sang. Hành quân liên miên cả ngày lẫn đêm, làm gì có thời gian mà cải thiện? Ăn uống kham khổ chết mẹ!

Thế nhưng thằng Hải “Thái lọ” truyền đạt khi viết thư về nhà lại kể đại loại :”…gia đình đừng lo gì. Chúng con bên này ăn uống phủ phê toàn gạo trắng. Campuchia là đồng bằng to nhất của sông Mê kông, lúa mọc hoang đầy đồng…Thực phẩm toàn cá tươi ăn phát ớn !…”. Nó viết thế chắc để gia đình yên tâm. Thịnh đen vớ được đoạn đó, cứ đến bữa ăn, nhìn thấy cá mục lại quay sang thằng Hải lên giọng lải nhải :”…toàn cá tươi ăn phát ớn! Toàn cá tươi ăn phát ớn…! ”.

Thế thì bố thằng nào chịu được! Thằng này tức quá hắt nguyên bát nước mắm cá mục vào người cha Thịnh. Cả hai quăng bát đũa, lao vào chiến nhau giáp lá cà. Anh em xúm vào giằng mỗi đứa ra một nơi. Tôi thì bị quả khác. Tính tôi thì chỉ thích mơ mộng những điều phi thường hoành tráng. Trong đầu toàn thứ phẩm của Pau, của Daudet…phiêu diêu hơn cả hồn Nguyến Trãi(!).

Tết năm 1979, khi viết thư cho con em gái, người hùng trungsy tôi bệ nguyên đai nguyên kiện một câu của đài BBC nghe được trên radio vào trong lá thư ấy :”…Khờ me đỏ không chịu nổi sức tiến của chiến xa và pháo nặng, tan rã trong vòng chưa đến một tuần…”. Cụm từ này hấp dẫn tôi ghê gớm. Anh Thịnh đọc trộm được, cứ thấy tôi lại gân cổ cò :”Ui! Ui…! Chiến xa vớí pháo nặng đến kìa!”. Chẳng nhẽ lại đập cho một cái bẹt mặt! Nhưng hắn to con hơn nên tôi chỉ lầu bầu chửi lại. Quê Vĩnh “toét” mà mắt tinh gớm! Vĩnh Phúc ngày xưa nhiều người đau mắt nên lính ta bôi bác gọi là tỉnh Vĩnh toét. “Toét mắt là tại hướng đình. Cả làng em toét chứ mình em đâu?”.

Nhưng lần này thì Từ Thịnh gặp phải Trương Cáp. A chà! Chuyện là thế này! Đợt truy quét đã kéo dài sang ngày thứ ba. Cả tiểu đoàn đang chuẩn bị hành quân về cứ thì trung đoàn lệnh xuống là d4 đứng chân tại chỗ. Cho các đại đội tản ra bố trí đón lõng vì tiểu đoàn 6 (đi mũi sườn) vừa diệt được địch. Địch đang chạy về hướng tiểu đoàn 4. Bọn d6 gặp một đơn vị địch đang hành quân. Có cả một con voi chuyên chở vũ khí đi lẫn trong đội hình. Bộ đội tiểu đoàn 6 thực hành xung phong tao ngộ chiến. Phát B.40 đầu tiên phá toang cái bụng khổng lồ.

Con voi lật nghiêng chết không kịp ngáp. Cả đại đội địch chỉ kịp bắn lại vài phát rồi bỏ chạy. Bỏ lại chiến địa hơn chục xác và rất nhiều vũ khí mới. Chắc bọn này tải vũ khí từ Thailand về Biển Hồ. Tiểu đoàn tôi giăng ngang đội hình chờ địch. Chờ mãi không thấy địch đâu, không biết nó chạy hướng nào Gạo chỉ còn đúng một ngày. Anh Cáp đen sốt ruột bảo Thịnh đen gọi về tiểu đoàn liên tục. Gì chứ để lính đói thì không chịu được! Gọi đến lần thứ 3 cùng một thông tin như thế. Tiểu đoàn điện xuống, lệnh cho bớt khẩu phần lại, nấu cháo mà ăn chứ không được rời vị trí phục kích. Thịnh đen gí tổ hợp vào tai anh Cáp, bảo ông nghe cho rõ, đừng có hỏi nữa tốn pin lắm!

Cáp đen phát khùng thẳng tay tương một quả đúng giữa mặt cha này. Không phải tay vừa! Thịnh đen vớ ngay khẩu AK của thằng liên lạc, mở nấc raphale nhè cẳng Cáp đen điểm xạ hai viên một. Cáp đen nhảy cẫng lên theo nhịp bắn như trẻ con nhảy dây rồi chạy xuống b2. Thịnh đen sau mấy loạt bắn doạ, quăng súng ngồi thừ ra. Đại đội 2 báo về tiểu đoàn. Anh Nhương cho thằng Vỹ xuống thay.

Sau đợt truy quét đó, Thịnh đen khoác ba lô ra chui hầm giam của vệ binh trung đoàn một tuần liền. Lang thang lao động đào hầm ngoài Ban tác chiến một thời gian nữa thì nhận quyết định tước quân tịch, đuổi về địa phương. Chỉ một cơn điên giận bất thường, cuộc đời người ta đôi khi rẽ sang một ngả khác hẳn. May mắn hơn hay bất hạnh hơn? Điều ấy chỉ có Số phận mới biết được.

Mà Số phận, cũng như Con tạo, hoặc tệ hơn nữa là ông Tơ bà Nguyệt thường tính đỏng đảnh và đồng bóng. Trong lần truy quét độc lập ngay sau đó của đại đội 2, khi đang mắc võng chuẩn bị chỗ nghỉ đêm bên bờ suối gần phum Kh’rang S’va thì thằng liên lạc của anh Cáp đen đá mìn. Thằng địch cài mìn rất tai quái. Nó hẳn là một tay tay trinh sát hoặc thợ săn có kinh nghiệm.

Lần này nó chọn địa điểm là một bờ suối đẹp, cách đường bò khoảng 20m. Cây rừng chỗ đó thưa, cách nhau đủ một tầm mắc võng nhìn rất mời mọc. Chỗ này nếu lội suối thì phải dồn đội hình để xắn quần. Nếu nghỉ chân thì khoảng rừng sát bờ này là một nơi lý tưởng. Thằng liên lạc nhanh nhảu xí ngay cái chỗ định mệnh ấy. Lúc đi, đại đội 2 đã dừng chân tại đây an toàn nên lúc về nó có phần chủ quan.

Không bao giờ tắm hai lần trên cùng một dòng sông! Không bao giờ đi hai lần trên một con đường bò! Anh Cáp đen quên điều ấy mất rồi! Quả mìn KP.2 nhảy lên chớp sáng trong buổi chiều tối. Cáp đen vẫn còn thều thào dặn với :” Các em chuyển đội hình ngay… xuôi suối…đừng lội ngược…lộ… nước… đục. Bình tĩnh…đi… thưa r…a…” rồi mới chịu tắt thở. Trời ơi ! Ngày trước, bao giờ anh ấy cũng :”Chúng bay thế này! Chúng bay thế nọ…!” Có gọi “các em” bao giờ đâu? Con chim trước khi chết hót tiếng kêu thương.

Con người phút lâm chung nói lời nói khôn thiêng. Người anh hùng “thô lỗ”, người anh chuyên nhận lỗi về mình, cây nhậu giời gầm của Tiểu đoàn Tư đã ra đi. Hai mươi bốn tay súng đại đội 2 võng thi thể Cáp đen và thằng liên lạc lặng lẽ xuôi nước theo lời trăng trối. Bình tĩnh triển khai đội hình nghỉ đêm cách điểm nổ mìn 500m. Thằng Vỹ thông tin lúc đó đang trèo cái cây gần đó mắc antenna vì sóng kém nên an toàn, nhưng máy 2W bị mảnh văng làm hỏng.

Mất liên lạc! Cả tiểu đoàn xôn xao sốt ruột. Hôm sau đại đội 3 được lệnh hành quân theo đúng lộ trình tác chiến của đại đội 2 đi tìm. Vừa ra đến đầu phum K’Bal Tea Héal thì gặp nhau. Lính đại 3 xông vào cáng đỡ tử sỹ ra thẳng trung đoàn bộ. Anh em đại đội 2 nhường cáng nhưng không một ai quay trở về cứ. Cứ thế! Cả hai đại đội đưa Cáp đen và thằng liên lạc ra Bâmnak. Thằng liên lạc này cũng mới vào bổ sung đoàn vừa rồi. Tôi không sao nhớ nổi tên.

Chỉ biết thằng em quê ở An Giang năm đó mới mười tám tuổi. Đã gọi rất nhiều đến các anh em ở đại đội 2 còn được trở về, còn liên lạc được với nhau nhưng tên tuổi chú em vẫn bặt vô âm tín. Không còn ai nhớ nổi tên. Thôi chú em đừng trách! Em cũng như một con sáo nhỏ, con chim chích trên con đường xa vạn dặm…Các anh Tiểu đoàn Tư vẫn nhớ đến em luôn, người liệt sỹ vô danh yêu quý …!Mùa khô năm cuối 1980-1981, trung đoàn có lệnh hành quân lên biên giới Thailand. Cán bộ “quán triệt” nhiệm vụ đến từng người. Không hiểu sao cái động từ “quán triệt” này trong quân đội rất hay dùng, kể cả hiện nay. Động từ này chắc có từ thời các cụ đánh Tây trên Việt Bắc. Các đồng chí nhà ta nghe thấy nó hách, nó kêu nên khoái dùng, riết dần thành quen luôn. Quán triệt nhiệm vụ có nghĩa là nhất quán triệt để nhiệm vụ. Thế thì nói cụ nó là giao nhiệm vụ, thông báo nhiệm vụ đi cho nó rồi! Từ này là đặc sản của Quân đội. Ra khỏi môi trường đó lính thường quên luôn.

Nhưng nhiều bác có 20 năm thâm niên quân ngũ, khi về hưu vẫn quen “quán triệt” vợ hôm nay nấu món giả cầy, hay “quán triệt” con Lou đừng có ị bậy, trông nhà cho tốt. Có cái chuyện vui thế này: một bác cựu binh qua đời. Anh em bạn bè đến viếng nhìn qua tấm kính quan tài bỗng kêu ầm lên:” Ơ kìa! Mồm vẫn còn mấp máy thế kia! Đã chết đâu? Cứu mau!”. Tang chủ lúc đó mới vòng tay thưa rằng mong các bác thông cảm. Lúc sinh thời cụ nhà em vốn là chính trị viên, làm công tác tuyên huấn.

Thế nên cụ đi thật rồi, nhưng miệng vẫn mấp máy quán triệt thế đấy ạ! Khách viếng chỉ còn biết “…mọi người nén thương đau, nghe thưa mà cúi đầu” (ca sĩ Kim Anh hát).

Ngày 25/12
Trừ một bộ phận ở lại trông cứ, đơn vị chuẩn bị hành quân Trang bị mang theo vũ khí nhẹ. Máy điện thoại, máy 2W, hoả lực cối, 12.8mm, DK.82 để nhà tuốt. Tất cả chỉ mang AK như bộ binh. Sau bữa cơm trưa ăn sớm, toàn tiểu đoàn lên đường ra ga Bâmnak. Ra đến nơi mới biết không chỉ đơn vị mình mà lên biên giới còn rất đông các đơn vị khác trong sư đoàn.

Trung đoàn 1, trung đoàn 2, trung đoàn 3, các đơn vị trực thuộc sư đoàn…Thậm chí các các sỹ quan trợ lý trong Ban Tác chiến, Ban Chính trị trung đoàn tôi cũng lên đường. Đồng hương đồng khói, bạn bè gặp nhau tíu tít. Đúng 15h, đoàn tàu quân sự chuyển bánh trực chỉ ga Pursat. Cung đường sắt này dài trên 30 km quanh co giữa toàn rừng và núi thấp. Tàu chạy chậm 15, 20km/h. Lính sư đoàn ngồi đặc cả trên nóc toa. Chuyện vãn, đốt thuốc rê mù mịt còn hơn ống khói đầu tàu hơi nước. Lúc chạy qua cứ tiểu đoàn 5, lính ở lại trông cứ ra sát đường tàu vẫy tay tạm biệt.

Nhà cửa, vườn rau san sát, áo lính phơi giăng mắc trên dây… cứ như tàu đang đi qua cái làng quê nào đó. Năm giờ chiều, tàu vào ga Pursat. Các đơn vị nghỉ đêm tại thị xã chờ xe d29 vận tải sư đoàn bốc vũ khí và gạo. Tiểu đoàn bộ nằm luôn tại nhà ga. (Tình cờ trên Google, tôi tìm thấy tấm hình ga Pursat. Vẫn cái nhà ga cũ. Ba mươi năm nay hầu như chưa thay đổi. Vẫn mái ngói ấy, vẫn bức tường ấy. Cảnh cũ hồn xưa, nhìn xúc động quá!).
Lính trải chiếu, trải nilon nằm ngang dọc trên nền đá hoa. Tàn ấm trà cuối, tôi đi nằm. Mãi rất lâu sau vẫn không ngủ được vì cái mùi khăn khẳn, ẩm mốc của ngôi nhà hoang trộn lẫn mùi lốp cao su cháy…


Ngày 26/12/1980
Lấy cơm anh nuôi ăn sáng xong, lĩnh thêm cơm vắt nữa, 7h xe chạy. Trên xe chở đầy gạo, đạn. Cứ năm thằng một xe. Tôi, anh Ky, anh Hoạch, Sơn ba tai, thằng Quan “bảo kê” một xe gạo. Buổi sáng lạnh. Tôi nằm rúc giữa những bao gạo sạch tinh ngủ vùi vì đêm trước thao thức mãi. Sơn ba tai thì tiếc hùi hụi, làu bàu luôn mồm vì không được áp tải xe mỳ tôm hay thịt hộp. Từ thị xã Pursat vào đến thị trấn Leach khoảng 30km. Đường đi tốt và an toàn nên xe chạy khá nhanh.

Đoàn xe chạy thưa, cứ 40m một xe. Khoảng 9h xe chạy đến Leach, một thị trấn buồn tẻ. Những quy hoạch nhà cửa cho biết đây là một khu dân cư mới được xây dựng thời Kh’mer đỏ. Những ngôi nhà sàn mái ngói cùng kiểu, giống nhau như đúc nằm thẳng tắp hai bên đường. Những vườn điều, vườn dừa cũng cách đều nhau trông rất chán mắt. Báu bở gì cái kiến trúc, cái xã hội thủ tiêu cá tính, thiếu nhịp điệu ấy mà mấy thằng dở hơi ăn cám lợn này cứ thích học mót.

Thậm chí là bệ nguyên xi áp đặt lên đất nước mình. Đoàn xe vượt một chiếc ngầm rất sâu ngay rìa thị trấn. Mùa khô mà nước ngập đến quá nửa bánh xe. Bắt đầu đường 56, con đường đất xuyên sâu vào rừng già đến biên giới Thailand. Không biết được làm từ bao giờ? Nghe nói hồi đầu là con đường chuyên chở gỗ, chuyên chở hồng ngọc từ Tà sanh, Pai lin về biển Hồ của bọn buôn lậu.
Rừng mỗi lúc một dày. Thỉnh thoảng đã gặp những tổ chốt đường của đơn vị bạn.


Lính chốt đường mỗi tổ năm sáu người ôm súng ngồi tản từng gốc cây. Khoảng bảy tám trăm met lại gặp một tổ như thế. Đoàn xe chạy qua, anh em quay lại vẫy phớt tay rồi lại chăm chú làm nhiệm vụ của mình, mắt đăm đăm nhìn ra phía rừng. Nhìn những thân cây, cành cây đạn xé, những hố mìn chống tăng lấp vội, quả mìn đĩa còn lẳng trên vệ rừng chưa kịp mang đi, chúng tôi biết là đã đến những cung đường nguy hiểm.

Giữa cái mênh mông hoang vu, ẩn chứa rất nhiều bất trắc của rừng già, trông anh em mình thật mỏng manh và bé nhỏ. Nhiều thằng nói không ngoa, khẩu B.41 phải dài gần bằng người nó. Quần áo te tua hơn anh em tôi nhiều lắm! Mỗi lần lâu lâu không gặp tổ chốt, tôi lại bồn chồn. Những câu chuyện bá láp đang mặn trên thùng xe tự nhiên nhạt dần rồi im bặt. Ai cũng rờ rờ tay vào khẩu súng. Khi nhìn thấy bóng họ từ xa, tất cả lại thở phào như trút đi được gánh nặng.

Chỉ nhìn nhau thoáng qua phút giây, người trên xe, kẻ dưới đường nhưng trong lòng cảm thấy thật ấm áp. Hẳn đấy là tình quân ngũ, hay là nghĩa đồng bào? Không định nghĩa được, nhưng tận trong lòng thấy thương nhau ghê lắm! Bọn đại đội 2 chạy trên xe trước chở thực phẩm. Chúng nó khui cả thùng thịt hộp với mỳ tôm trên xe. Cứ mỗi lần gặp anh em chốt đường lại quăng xuống rào rào.

Cả những bịch thuốc rê cũng được ném xuống. Cáp đen mà còn sống, ngồi trên xe thì chắc quý như rượu anh ấy cũng chẳng từ. Lắc lư, gầm gừ 15km/h trên con đường bụi nghẹt mũi từ sáng đến chiều tà mới đi được gần trăm cây số. Nghĩa là mới được nửa đường. Lính ăn trên xe, uống trên xe và đi tè thì vịn tay vào thành tưới luôn xuống đường cho xe sau đi đỡ bụi (!). Đoàn xe chở khẳm nhíp, đường xấu, phải chạy chậm nhiều nên máy nóng.

Thỉnh thoảng đến chỗ có suối, có chốt của lính ta lại dừng lại đổ két nước. Một lần dừng lại như thế, tôi nhảy xuống rửa mặt mũi dưới suối cho tỉnh táo rồi vào lán uống nước. Rừng lấn vào sát sân. Tôi ra sau lán, lội thêm vào rừng hơn chục bước định để giải thoát bàng quang cho nó lịch sự con người Tràng an thì bị quát giật lại. Chú em lính khu 9 chắc mới bổ sung, mặt tái xanh cầm tay gí mũi tôi chỉ vào mấy cái gốc cây xung quanh. Má ơi ! Toàn mìn ! Dây mìn xanh lét cái nọ nhằng vào cái kia như mạng nhện.

Đấy là toàn mìn địch chúng nó gỡ được mang về cài lại quanh khu ở chống đột nhập. Chúng nó cài chằng dây như thế để chống gỡ. Hỏi ra mới biết rừng ven đường toàn mìn. Ta với địch cài nhau lẫn lộn. Một cuộc đấu trí chết chóc mà kẻ thua không bao giờ còn cơ hội ngồi rút kinh nghiệm.


Trời tối hẳn, đoàn xe bật pha sáng quắc, tăng tốc chạy cố đến Tuol Kà ruốt. Ở đó có một đơn vị lính ta. Hình như cỡ cấp trung đoàn bộ vì thấy lán trại khang trang lắm. Chúng tôi nghỉ đêm tại đó.

Trung đội thông tin kiếm một cái nhà hoang trên con đường song song với bờ sông ngủ tạm. Những căn nhà hoang ở thị xã này hồi đó đầy rẫy. Ăn cơm chiều xong, tìm mãi không có chỗ nào lấy nước, tôi đành mò ra bờ sông dốc đứng múc đại một bình tông 5l. Nước sông Pursat mùa khô đục ngầu nhưng có hề gì? Thằng Sơn ba tai xách đâu về nửa cái lốp xe con. Chúng tôi đốt trước cửa nhà thay đèn. Các đơn vị khác cũng bắt chước. Cả một dãy phố nhập nhoạng trong dãy đèn đường tự tạo ấy. Những ngọn nến đêm Giáng sinh của chiến tranh.



Đêm mùa khô thật lạnh. Trời càng lạnh, sao trời càng sáng. Một thằng say trong cái hội nhậu nào đó bên kia sông rống lên hát, giọng khê nồng:”... Xin em đừng qua vùng cỏ hoang! Xin em đừng đến những nơi chim xanh vang ca…!”. Sơn ba tai không biết nghĩ cái gì, tần ngần kéo ra kéo vào mãi cái cửa sắt gỉ, đột nhiên gào với sang, lạc cả giọng :” Nó ở nhà lấy chồng mẹ nó rồi…! Ha ha…!”.

Tiếng hát bờ sông im bặt. Phút sau, ba phát AK nã thẳng vào căn gác nhà chúng tôi nằm “Pằm! Pằm! Pằm!”. Cửa kính trên gác vỡ xoang xoảng. Sơn ba tai lăn ra cười hô hố! Buồn quá! Đêm nay Giáng sinh, không biết em ở nhà làm gì? Nhà thờ Lớn có đông không?
Sửa bởi Mưa_Trường_Sa : 20-07-2010 lúc 09:27 AM








Ngày 27/12/1980
Mãi 9h sáng mới khởi hành vì còn chờ các tổ đi thông đường và gỡ mìn. Mỗi càng lúc càng khó đi. Cả đoàn xe lắc lư trầy trật mãi trên con đường heo hút. Những tiếng nổ ùng oàng thỉnh thoảng từ xa vọng lại, không rõ tiếng cối hay tiếng mìn. Bỗng một tiếng nổ lớn, rồi tiếng hoả lực, tiếng đạn nhọn ầm ầm rộ lên phía trước cách chúng tôi khoảng 300m. Bộ binh trên xe nhảy xuống rào rào.

Cả đoàn xe vẫn từ từ tiến thẳng đến nơi súng nổ. Chúng tôi đi dạt ra hai bên đường, cố tránh chiếc xe mình hộ tống một đoạn vì đấy là mồi ngon cho B.40, B.41 khi bị phục kích. Cánh lái xe cũng lỳ, bộ binh tiến đến đâu xe cũng theo đến đấy. Có tiếng súng nổ nghĩa là có quân mình. Lâu không chơi nhau trận nào, giờ nghe tiếng súng, lính tiểu đoàn 4 phấn khích ra mặt muốn đến đánh hôi. Hai thằng lính sư 339 chạy xồng xộc ngược đường đón chúng tôi. Chúng nó nhắc chúng tôi không được vận động sâu vào hai bên đường vì tại đó đầy mìn. Lên đến nơi thì tiếng súng đã dứt.

Một trung đội địch đi phục xe bị dính quả DH lính ta gài, nguỵ trang trên cây. Quả mìn hướng vào nơi vị trí đặt bẫy điểm hoả. Năm thằng địch người nát bét. Một thằng nữa chắc xạ thủ B.40 đi gần, bị hơi mìn thổi và mảnh kích nổ liều phóng mấy quả đạn đeo trên, lưng tan tành xác pháo không còn hình hài.

Phải công nhận mấy thằng chốt đường sư 339 này là bậc thầy, là chuyên gia về mìn. Chúng nó có những con đường riêng để chui rừng, được đánh dấu bằng những ký hiệu riêng chỉ mình chúng nó biết. Thỉnh thoảng phải rấp lại, phải thay đổi tạo con đường khác đề phòng địch phát hiện cài lại. Cũng như bảng mật danh của thông tin tiểu đoàn tôi vậy.

Nhìn chúng nó chạy đi chạy lại thu súng giữa rừng đặc những mìn mà thấy ghê quá! Bọn địch chuyên quen ăn bén mồi quãng này, ngày thì phục xe, đêm thì tập kích giờ chắc tởn đến già. Tôi nhớ đến những người hy sinh vì mìn của tiểu đoàn 4. Giờ này, dưới suối vàng, chắc anh Quang, anh Cáp đen. thằng Tuý với chú em liên lạc đại đội 2… cũng đỡ tủi hận.

Tối hôm ấy, chúng tôi đến khu “Hai Mươi Nhà” – Sư bộ Sư đoàn 339. Chỉ còn cách biên giới gần 30 km nữa theo đường chim bay. Các tiểu đoàn trực thuộc đóng quanh căn cứ này. Gọi là khu Hai Mươi Nhà vì cái doanh trại sư bộ này lúc đầu chỉ vỏn vẹn có đúng hai mươi căn nhà. Nay đã đông hơn, nhiều nhà hơn nhưng cái tên ban đầu vẫn được dùng. Nói đến khu này, không chỉ lính F339 mà còn nhiều đơn vị khác trong mặt trận 479 chắc cũng nghe danh.

Từ MT 479 là để chỉ mặt trận hợp thành bởi Quân đoàn 4, Quân khu 7, Quân khu 9. Dẫu chỉ có hai mươi nhà nhưng lúc đó, nó là điểm đến, là thủ đô của đại ngàn biên giới này. Ở đó, có nhà cửa thực sự, có vườn rau, có sân bóng chuyền…Ban đêm, thậm chí có thể đốt đèn măng sông những khi cần thiết mà không sợ bị ăn cối. Chúng tôi nhảy xuống suối tắm sau hai ngày hành quân ròng rã.

Đang vốc nước hò hét té nhau lộn bậy thì tất cả ngẩn người ra nhìn. Từ trong cái nhà nhỏ gần đấy, một cô gái bé nhỏ trong bộ quân phục gọn gàng xách đôi thùng ra suối lấy nước. Những thằng đực rựa đang nồng nỗng trang phục Adam, ngồi kỳ cọ trên mấy hòn đá mồ côi giữa dòng nhảy xuống nước đùng đùng. Lời chào và nụ cười còn mát hơn nước suối nữa. “Dạ! Các anh anh mới vô”.

Tiếng con gái đồng bằng sông Cửu Long nghe dễ thương quá chừng! Trừ tôi mới “đi phép”, còn lại toàn những thằng mấy năm trời chưa gặp, chưa được nghe tiếng con gái Việt. Cả bọn như há mồm ra đớp lấy từng lời. Thằng Quan mau mắn xí nhận đồng hương, rồi hẹn tối sang chơi… Cô lính nhỏ cũng quái! Mỉm cười bảo thằng Quan đứng lên xách hộ thùng nước về thì mới nhận đồng hương được. Cả bọn cười ồ! Thằng này cứng họng, chắc cũng cứng… cả người nữa nên đỏ hết mặt.


Ngày 28/12/1980
Tiếp tục hành quân. Mới sáng ra đã thấy máu. Đến một khúc cua, đi ngược hướng chúng tôi là một toán người. Thằng tù binh địch đi đầu, khuôn người đậm thấp của nó lom khom, khoác trên vai con mễn (hoẵng) khoảng 30 kg lông bết máu. Chúng nó buộc bốn cẳng con mễn bằng khăn cà ma của thằng địch với dây võng, như kiểu người ta buộc quai bồng, bắt thằng này khoác.

Cái đầu ngúc ngoắc theo nhịp đi, máu vẫn nhểu ra ở mõm. Con thú bị dính mìn cài. Còn thằng tù binh thì trong tổ đi cài mìn, bị trinh sát phục, vồ được sau khi diệt hai thằng khác. Hai thằng lính mình đi sau áp tải, mặt xanh bủng, AK lăm lăm trong tay. Kế đến là hai cái võng có bốn thằng thay nhau khiêng. Hỏi với xuống đấy là thương binh hay tử sỹ thì chúng nó trả lời đấy là bệnh binh. Đang sốt rét ác tính nặng, hôn mê sâu rồi. Tôi nghĩ đến trận sốt nhớ đời năm ngoái, nghĩ đến cái mùng của tôi đang rách te tua, phải lấy dây buộc túm những lỗ thủng. Trông nó chẳng khác gì chiếc vó tàn tạ…


Chiều, vào đến Khu Năm Nhà, điểm cuối cùng của hành trình vận tải cơ giới. Chúng tôi xuống bốc gạo vào các lán lính sư đoàn bạn đã chuẩn bị trước. Còn quân áp tải tự làm lấy lán ở. Đơn vị nào gom về đơn vị đó. Việc này quá dễ! Cây rừng sẵn, chỉ trong vòng 3 giờ năm thằng chúng tôi đã có một cái lán hoàn chỉnh. Mái phủ nilon, sạp ngủ làm kiểu nhà sàn, ken bằng những thân cây nhỏ, nâng cao khỏi mặt đất 70 cm để chống rắn rết. Một “phố rừng” đông vui nhanh chóng hình thành.
Tối ăn cơm xong đi nằm sớm. Lưng có hơi đau vì các cành cây gồ lên bên dưới. Hề gì đâu? “Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối ?”. Đã sắp hết một năm nữa rồi !

Bản đồ tuyến tải bộ gạo, vũ khí của Sư 9 từ khu 5 nhà lên các tuyến chốt biên giới của Sư đoàn 339-QK9 mùa khô năm 1980-1981.

Ngày 29/12/80
Sáng dậy sớm ra suối rửa mặt đánh răng mà nghe lưng, sườn đau ê ẩm, lằn ngang lằn dọc vì cái sạp làm rối. Câu Tiễn ngày xưa nằm gai nếm mật phục quốc cho mình. Còn chúng tôi nếm gai nằm mật phục quốc cho người. Oai hơn hẳn chứ! Ôi ngài Hoàng thân lưu vong thay đổi cứ như chong chóng ôi! Làm cách mạng bằng máu của người khác hẳn là dễ chịu rồi! Còn các nhà hảo tâm từ thiện nữa. Ngon thì lên đây mà chặn nạn diệt chủng cho chúng tôi trở về nhà đi! Báu bở gì đâu? Chán lắm rùi…!

Nghỉ tại vị trí đóng quân. Nghe cán bộ sư đoàn bạn và đơn vị phổ biến các thủ đoạn của địch thường áp dụng trên địa bàn này. Thông báo về địa hình cung đường tải bộ lương thực, vũ khí ra chốt. Định lượng vận chuyển thông báo rõ: mỗi ngày mỗi người 17 kg. Bằng phân tuốt, quan cũng như lính, gầy cũng như béo…Một chút rắc rối nhỏ về sự thiếu hụt của số lượng thịt hộp với mỳ tôm. Anh em nói có quẳng xuống cho cánh lính chốt đường một chút.

Hai bên giao, nhận khoát tay cho qua. Nói dại chứ địch nó phục bung cả đoàn xe thì cũng phải cấp lại chứ! Có thể nào lại dự toán hay quyết toán được chiến tranh?
Chiều mấy thằng kiếm tre về đan phên lót thêm trên mặt sạp. Đêm nay chắc ngủ ngon.
Sửa bởi Mưa_Trường_Sa : 20-07-2010 lúc 09:31 AM




Ngày 30/12/80
Năm giờ sáng dậy. Vệ sinh cá nhân và ăn sáng gói gọn trong nửa tiếng. 5h30 đến lán kho mở ba lô trút gạo vào, buộc chặt và lên đường. Đội hình hàng một, hai thằng một súng, cứ bám nhau mà đi. Bắt đầu leo núi. Núi ở đây không dốc như U Răng nhưng rừng trên núi rất dày. Con đường tải gạo là con đường lính F339 mở ra đi từ trung đoàn bộ (Khu 5 Nhà) xuống các tiểu đoàn. Một con đường quả là đặc biệt.

Nó giống như một đường hầm bí mật chui ngoằn ngoèo giữa tán rừng nguyên sinh tối thẫm. Những cành cây nhỏ xoè ngang chắn lối chúng nó không chặt mà uốn vào rất khéo để nguỵ trang, tránh địch phát hiện. Lòng đường chỉ rộng 70 cm, đi không khéo thì túi cóc ba lô mắc cây bên cạnh ngay. Con đường đóng lại ban đêm và mở ra ban ngày. Nói thế vì cứ đêm xuống là tổ chốt khoá đường lại bằng các quả mìn dày đặc gài cả hai đầu đường. Sáng hôm sau, có đoàn đi thì bọn nó lại ra gỡ.

Chúng nó nói địch cũng có những con đường riêng như thế. Hai bên rình rập lần mò tìm dấu vết những con đường của nhau. Đã phát hiện thì tổ chức phục kích, cài mìn là ăn chắc. Vậy nên yếu tố bí mật được đặt lên hàng đầu. Một trung đội sư bạn trang bị đầy đủ đi đầu gỡ mìn và dẫn đường, mở đường. Một trung đội đi sau rốt chặn hậu. Còn “ lừa ngựa và các nhà bác học đi vào giữa!” (Bonaparte).

Leo được chừng 2h đồng hồ thì dừng lại nghỉ. Phải hạ ba lô nghỉ ngay trên mặt đường cũng theo hàng dọc. Đi lại lộn xộn tràn qua vệ là có thể ăn mìn ngay. Tôi ngồi sau, xin anh Ky ngồi trước cách mấy hàng hơi thuốc rê. Chuyền qua mấy ông trung gian, đến mình chỉ còn cái tóp cũng phải ngậm cười, không dám chen lên để lục bồng. Một quãng nữa lại bắt đầu leo xuống. Đi giữa lòng suối cạn đầy đá mồ côi, to như con heo màu trắng. Nước lạnh buốt trong vắt chảy riu riu qua các khe đá.

Hai bờ thành suối dựng đứng, cao khoảng dăm chục mét và cách nhau bằng nửa chừng đó khoảng cách. Thành ra, đi giữa lòng suối nhìn lên trông cực kỳ ngợp mắt. Giống như những nứt gãy đoạn tầng địa chất hùng vĩ bang Colorado Mỹ quốc mà chúng ta xem trên TV. Mấy cái lán chốt lính mình dựng ngay trên bờ thành, nhỏ xíu như những tổ chim. Không chốt ở đó, nó chỉ lăn đá xuống không thôi cũng chết ráo. Đoạn lòng suối cạn nguy hiểm đó dài khoảng 1 km, ai cũng cố đi thật nhanh. Lên khỏi lòng suối là đến kho trung gian. Chúng tôi trút gạo tại đó, ăn cơm vắt xong là vội vã trở về.

Ngày 31/12/80
“…Năm tôi hai mốt tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai…”. (Lời bài hát Biển mặn)
Ngày cuối cùng của năm 1980.
Mai đã sang năm 1981, và tôi hai mốt tuổi. Anh lính ấy chưa kịp yêu. Còn tôi đã yêu, đã được nhận lời yêu và đã đánh mất nó. Trước khi trở lại đơn vị, tôi với nàng đi dạo lần cuối trên đường Lý Nam Đế trong tiếng ve nhức nhối buổi đầu hè.

Sự khác biệt hậu phương tiền tuyến, ngày trở về thăm thẳm, cái mặc cảm thân phận lính 5 đồng pha trộn với lòng kiêu hãnh đầy chất quân tử Tàu đã cứa hồn tôi một nhát hoang tàng.(…Đoạn này bị kiểm duyệt - cắt bỏ…).
Gì thì cũng phải đón năm mới cho nó đàng hoàng! Trong lúc láo nháo lĩnh đồ sáng sớm, tôi “múc” được hai hộp thịt ở kho, tuồn sang cho Sơn ba tai. Thằng này lấy mũ úp lên. Nó để xuống đáy bồng rồi nhanh chóng trút gạo vào. Hăm hở lên đường. Ai cũng cố đi cho nhanh. Chẳng mấy chốc đã đến lòng suối đá. Hạ ba lô gạo xuống, vã nước lạnh lên mặt lại tỉnh ngay như sáo. Chúng tôi nhảy chuyền trên những tảng đá bàn cờ.

Phần do quen đường, phần do cơ thể đã thích nghi với công việc mới sau mấy ngày mang nặng nên con người dẻo dai hơn. Đội hình đến trạm trung chuyển mới gần 11h trưa. Chưa thấy ai nhận gạo, đang định giở cơm vắt ra ăn thì có lệnh đi tiếp. Một tiểu đoàn bạn chốt sát đường biên cách đây 4 km bị địch bâu bám, vây đánh mấy ngày hôm nay. Anh em không ra chuyển gạo được nên chúng tôi phải thồ ra tận chốt.

Kho trung chuyển cử một tổ đi dẫn đường. Ui chao! Đang phấn khởi, khoẻ như vâm mà vừa nghe lệnh xong, thằng nào cũng xìu xuống. Đã thế đi luôn cho sớm, vào đó ăn sau. Cả đoàn “trâu gỗ ngựa máy” sư đoàn 9 xốc ba lô lên đường ngay. Đi được một quãng nữa, gặp một trung đội bạn mở đường đi ra. Bọn đi sau võng theo bốn võng. Hai tử sỹ, hai sốt rét ác tính. Võng tử sỹ dường như để lâu mấy ngày nên đã trương ngang. Dưới đáy võng đã thấm ướt. Mùi tử khí xông lên nồng nặc.

Không ý thức được hành vi, tôi bất giác đưa tay lên che mũi. Một cái tát nảy đom đóm mắt, kèm theo một họng K.54 lạnh ngắt gí vào màng tang. “Đù …m! Anh em mình chứ ai mà mày bịt mũi? Tao bắn bể sọ mầy!”. Hố mắt sâu trũng nhưng sáng quắc đầy những tia căm giận của người chỉ huy đơn vị bạn chiếu thẳng vào mắt tôi. Đờ đẫn hết người, nước mắt tôi giàn giụa…Không phải vì đau, cũng hoàn toàn không phải vì sợ. Một cảm giác ân hận và xấu hổ bao trùm không chỉ riêng tôi mà cả mọi người quanh đấy. Mọi người lại lặng lẽ lên đường. Không ai nói với ai lời nào nữa từ đấy ra đến chốt.

Khoảng 1h chiều, trút gạo xong, tổ năm thằng chúng tôi chui vào một cái lán chốt lính f339 xin miếng nước rồi ăn cơm vắt. Căn lán thấp, nhỏ như một cái lều tạm cho ba người ở. Xung quanh lều ở, cách chừng 3m, anh em mình đắp đất dày 60cm, cao đến quá thắt lưng làm công sự chiến đấu. Mái lều lợp một thứ lá rất lạ. Những chiếc lá giống như lá bàng nhưng nhỏ hơn. Lính ta lấy những thanh le chẻ nhỏ kẹp lại hoặc “khâu” qua thành từng dảnh rồi đem lợp. Chúng nó bảo đấy là lá trung quân.

Nhưng bây giờ, mới đây thôi, tôi có đọc một bài báo nói về lá trung quân được sử dụng để lợp nhà khu TW Cục Miền Đông Nam bộ. Trên ảnh thấy khác hoàn toàn loại lá này. Chẳng biết thế nào? Những chiếc lá này đốt cũng không cháy. Trông ngoài vào, cái lều lính đó trông như một con rùa đất đầy vảy màu nâu đen của lá khô. Lều chật quá, các chủ nhà mến khách lấy mấy khúc củi lăn ra “sân” cho bọn tôi ngồi đỡ. Anh em sốt rét nhiều, hầu như chưa ai thoát nên gầy nhỏ, môi tái nhợt.

Ánh nắng buổi chiều, lọc qua các tàn lá dày của rừng già, in thêm trên gương mặt của những đồng đội tôi một màu xanh hắt. Bạn ơi! Cùng hai mươi hai mốt, trứng gà trứng vịt lứa tuổi yêu đời như nhau. Đừng xưng anh xưng em làm gì! Tóc bọn tôi cũng dài cợp, nhưng chưa dài như chúng nó. Trên vách, giắt cùng với cái lược nhựa gãy răng, mảnh gương con đã vỡ chỉ còn một nửa là những lọn tóc rối, bị rụng tơi tả do sốt rét quần. Ở rừng thì còn đẹp với ai nữa cha? Chải đầu soi gương cho khỏi quên mất mình là thanh niên Sài thành thôi bạn ạ! Ha ha ha! Nồi nước sâm rừng đặc quánh và nóng hổi được bưng ra. Ba cái bát sắt chuyền tay nhau. Nước sâm rừng ngăm đắng và có vị ngọt hậu.

Đó là một loại cây thân mộc, cao khoảng 1.5m. Lá dày bóng loáng, gân lá hình cung. Cây thuốc quý ấy là đặc sản vùng chốt này. Chúng nó thu hái rễ, vỏ gần gốc, thái ra từng lát rồi đun nước thay trà. Còn thuốc rê nằm trong một bọc nilon kín. Một loại thuốc rê tôi chưa từng được biết. Nó là những sợi, nói đúng hơn là những cọng to tướng, ngắn ngủn. Quấn vào cố rít cũng có mùi thuốc lá nhưng hăng xộc.

Hỏi bạn ở đâu ra loại thuốc này thì chúng nó dẫn ra sau nhà. Trên mấy luống đất vun, những cây thuốc lá tự trồng đã bị vặt hết lá. Đã hết lá hút thì chúng nó sử dụng thân, tước ra sấy thành loại ciga Havanna mà khách quý là chúng tôi đang sử dụng. Những hơi thuốc đắng nghét nhưng chưa bao giờ đậm đà như thế! Đơn vị tôi đã lục tục ngược đường ra. Đến giờ chia tay rồi! Tôi lấy chân hẩy hẩy cái ba lô của thằng Sơn ba tai. Thằng này hiểu ý, gật gật đầu móc ra hai hộp thịt ăn cắp ngoài kho lúc sáng trịnh trọng đặt lên “bàn”. Kiêng bắt tay, chúng tôi vỗ vai nhau rồi chia tay…

Ngày 1/1/81
Tết Tây. Cán bộ thông báo địch đã phát hiện các hoạt động của đơn vị. Dứt khoát phải mang súng, không được để lại ở lán. Thay đổi vị trí các quãng nghỉ chân theo hướng dẫn của trung đội trinh sát mở đường. Cấm nghỉ tuỳ tiện.
Trở về muộn. Hai thằng tôi với Sơn ba tai đi tụt xuống cùng trung đội chặn hậu xem bọn nó cài mìn chẹn đường. Tiểu đoàn 4 ở cứ cài lựu đạn thường trước đội hình. Cài cho nó thêm yên tâm mà nhậu, mà ngủ bỏ gác thôi. Ngoài ra, nó như cái “ba-ri-e” vì đêm nhỡ có thằng nào đội đèn đi săn, lại phải vào b tiền tiêu uống ngụm nước rồi nài nỉ chúng nó ra gỡ lựu đạn hộ. May kiếm được con gì thì dây máu ăn phần, kể công xong thu lệ phí miếng thịt.

Cách gài còn đơn giản lắm! Thằng nào kiếm được cái gim băng nhét chốt cho trơn đã là cải tiến. Ở đây khác hẳn! Ngoài những lối cài thông thường, lính ta còn những kiểu cài quái chiêu khác. “Liên hoàn kế” là kiểu cài đôi. Hai quả mìn giăng ngang, nối với nhau bằng sợi dây mìn mảnh. Kỹ thuật quan trọng nhất của kiểu cài này là phải để làm sao cho dây thật căng. Hai đầu dây là hai cái gim cài trơn bóng cắm vào hai cái chốt mìn. Trường hợp địch nó phát hiện và gỡ, thường bao giờ cũng phải co dây một đầu cho chùng mới an toàn. Đầu dây bên kia tụt. Thế là “Rầm!”. “Đà đao kế” là lối cài kèm.

Quả KP.2 cài xong, cài thêm đôi quả đạp nổ tại vị trí mà khi ngồi gỡ thì công tác thuận lợi nhất. “Tiện tay dắt dê” là kế gài mìn trên cây. Quả mìn nằm ẩn đâu đó, đang đi vô tình kéo một sợi dây rừng hờ hững chắn lối coi như giật chốt diểm hoả…Có đến cả chục kiểu cài khác nhau. Kiểu nào cũng tinh vi chết chóc. Hai “sinh viên” tiểu đoàn 4 quen vận động chiến ngó các “giáo sư” f339 thị phạm phương pháp cài mìn chốt chặn mà toát mồ hôi hột. Thế mới biết mình còn ngu lắm!

Tiệc đầu năm với canh suông lá bứa kèm ớt, thêm vào hai gói mỳ tôm cuối cùng. Ớt quả mang đi từ cứ đầy nhóc hai túi cóc, vỏ ngoài đã nhăn nheo. Mai phải tãi ra phơi không có mốc hết! Ăn măng, ăn dâu da hại máu, ăn ớt nhiều chống được sốt rét. Bài thuốc lính truyền khẩu ấy cứ thế mà thực hiện. Sơn ba tai tham ăn, cứ nhè những búi mỳ to nhất mà khoắng đũa chóng mặt. Thằng này đối ngoại thì ngon sao đối nội kém quá!

Trông kiếu nó ăn ngứa cả mắt! Màn sương mỗi lúc mỗi dày trùm lên bữa cơm chiều sì sụp vị cay xé họng. Bóng tối sụp xuống rất mau. Đêm mùa khô có sương dày thế này cũng lạ. Nhưng vùng này gần biển, cách có vài chục km đường chim bay. Hẳn những trận gió tây hiếm hoi trái mùa đã lùa hơi nước đến rừng già. Sương ngưng đọng trên tán lá, giọt xuống mái lều lộp bộp như một trận mưa nhỏ. Trời càng khuya càng lạnh.

Anh Hoạch mò dậy, gạt hết than và những khúc củi cháy dở xuống gầm lán rồi ngồi bó gối trông ra ngoài rừng. Tôi trở mình, kéo tấm đắp lên trùm đầu, nằm sát lại anh Ky. Chắc ở đâu đó trên thế giới, người ta đang thắp nến, chén ngỗng quay và bắn pháo hoa.
Happy new year !


Sửa bởi Mưa_Trường_Sa : 20-07-2010 lúc 09:34 AM




Ngày………….
Ngày………….
Ngày………….
Thằng Quan hôm trước nhận được đồng hương An Giang ở đại đội công binh trung đoàn bộ. Hẹn nhau mai về sớm sang chỗ chúng nó chơi. Chiều về đã thấy nó ngồi ở lán chờ. Tôi, Sơn ba tai theo nó đi luôn. Xã nó với xã thằng Quan cách nhau cả mấy chục km. Đồng hương mấy tầm đại bác nhưng nghe quyến nhau lắm! Ríu rít đi đường suốt.

Sơn ba tai với tôi đi sau. Nó nghe hóng câu chuyện không thủng, quay sang nháy mắt với tôi :”Coong cá gô gãy gôộc geẹc!” (con cá rô giãy rột rẹt). Xuyên mấy chặng đến một quãng, rừng bỗng quang hẳn ra. Ánh nắng chiều chói loá. Một hàng rào kiên cố cao ngất, cột thấp cũng phải gần 3m gồm toàn những thân gỗ to như bụng chân ken khít vào nhau. Cái cổng hẹp cũng kết cấu như thế, nâng lên hạ xuống bằng trục như cổng thành thời trung cổ đang đóng im ỉm. Tôi thắc mắc rẫy gì mà phải làm hàng rào kiên cố vậy? Rẫy gì cha? Nghĩa trang Liệt sỹ đấy! Quãng này đi nhanh lên không ăn cối bây giờ!

Thắc mắc của tôi nhanh chóng được giải thích ở đại đội công binh. Đại đội trực thuộc trung đoàn bộ này chuyên đào hầm, bố trí mìn và chôn cất tử sỹ. Trong số tử sỹ ấy, hy sinh do sốt rét ác tính tương đương với số hy sinh vì mìn, vì đạn hoả lực. Biên giới xa xôi quá! Thương binh, bệnh binh không chuyển kịp nên rất nhiều ca chết oan. Trong những mùa mưa khó khăn, suối lũ hoặc địch đánh cắt đường, không đưa anh em mình về được. Phải bố trí chôn tạm tại đây chờ bốc. Hồi đầu chưa có hàng rào thì hổ, con lang ( rừng chuyên ăn xác thối), kỳ đà và con dông cứ đêm đêm, rình lúc vắng người canh là mò đến móc trộm mồ Liệt sỹ. Anh em mình xót quá giăng mìn bẫy.

Được vài bận là đâu lại vào đó. Những quả mìn giăng còn dính hơi người bây giờ không lừa được những loài tinh ma thính mũi ấy. Cuối cùng phải huy động toàn trung đoàn bộ phá một khoảnh rừng, dựng lên cái hàng rào đặc biệt này. Chống được thú thì lại bị giã cối. Bọn Kh’mer bên kia biên giới, chắc được chỉ điểm của không quân nước bảo trợ khoanh toạ độ.

Thấy quãng rừng quang cây vuông vức, đất đào mới, tưởng là căn cứ hay hầm chỉ huy sở của ta nên giã cối 120mm, cối 82mm vào tuỳ hứng. Nhiều anh em nằm xuống còn bị đạn xuyên quật tung mồ…
Ăn xong bữa cơm chiêu đãi với thịt tắc kè rang mặn, bọn tôi trở về. Hai thằng công binh tiễn bọn tôi qua nghĩa trang. Những cột gỗ hàng rào trần trụi cao thấp, chọc thẳng lên trời sao, như một rừng cánh tay đang giơ lên biểu quyết. Anh em tôi sống khôn thác thiêng! Đã lấy nắm xương tàn hứng đạn thay cho đồng đội, hỡi những Liệt sỹ hai lần…!

Ngày………….
Có lệnh dừng lại nghỉ. Hạ ba lô xuống thở chưa được một phút thì “Pình… ình!”. Mìn rồi! Hướng cây chò cổ thụ. Cả đoàn xôn xao, không biết đơn vị nào? Chỉ là thồ gạo, không phải tác chiến nên các đơn vị lúc đầu còn đi gom. Nhưng sau một quãng đường, thằng khoẻ đi nhanh, thằng yếu đi chậm nên các đơn vị đi lẫn vào nhau thành từng nhóm nhỏ. Quân tải gạo đứng hết cả dậy bồn chồn. Thịt xương Việt nam, máu đỏ da vàng như nhau nhưng ai cũng thầm mong không phải đơn vị mình dính.

Một lúc thì thấy toán lính trung đoàn 1 ngược đường, (trung đoàn của lethaitho đấy!). Anh em cởi áo quấn chặt tử sỹ và thương binh cõng trên lưng vì đi tải gạo nên không ai mang võng. Hy sinh 4, bị thương 2. Thằng chạy sau cùng ôm một cánh tay rời không biết của thằng nào? Đội hình dày thế làm gì không dính chùm! Máu xuống đẵm, lẫn mồ hôi trên tấm lưng trần những thằng cõng, giọt giọt xuống con đường. Những bước chân chạy huỳnh huỵch. Anh em thay nhau cõng chạy về trung đoàn bộ.


Bộ phận còn lại tiếp tục lên đường. Qua chỗ gốc cây chò, máu trộn gạo tràn trên mặt đất. Chỗ này có một khoảng rộng đầy lá khô. Quả mìn địch cài sát gốc cây chò. Có lệnh nghỉ, chúng nó tràn vào cái chỗ rộng và sạch ấy hạ ba lô nên dính đòn độc. Hơn chục ngày bình an nên sinh chủ quan, không tuân thủ lệnh dừng nghỉ tại chỗ theo hàng trên đường. Cái giá trả quá đắt và đau xót
Những con kiến rừng đen khổng lồ đã tràn ra mặt đất. Nhấc bổng những cái lá khô đẫm máu chạy thành hàng về tổ. Chúng tôi cũng nhấc bổng ba lô tiếp tục lên đường. Ba lô gạo trên vai giờ như nặng đến ngàn cân…

Ngày………….
Một ngày đáng nhớ! Đang chén cơm vắt ở vực suối gần lán kho thì ngay trên đỉnh đầu có tiếng vu vu re re rất gần. Cả bọn ngửa mặt lên nhìn bỗng giật mình vớ vội lấy súng. Một bóng đen trườn thấp qua đỉnh đầu lừng lững, phát ra tiếng lướt gió lạ kỳ ấy. Một loài chim cực lớn, trông không khác một cái tàu lượn cỡ nhỏ. Mấy thằng lính coi kho cũng chạy ra ngó theo rồi bảo chúng tôi đấy là chim đại bàng. Loài chim ăn thịt này chỉ xuất hiện ở những vùng rừng nguyên sinh trên núi cao.

Chà ! Lần đầu tiên có cơ hội được ngắm vua của các loài chim. Con đại bàng lặng lẽ lượn trở lại, sải cánh rộng phải hơn 4 m, xoè ra rất hùng dũng. Đôi cánh lớn đạp lướt trên gió, phát ra những tiếng rung như một dàn dây đang kéo những nốt trầm bổng. Nó chao cánh trên đỉnh rừng, tựa theo những cột khí nóng bốc lên từ triền đá suối, bốc lên cao tít. Đôi cánh rộng chậm rãi vươn vươn mấy nhịp, sau đó lững lờ xoay tại chỗ bằng những vòng rất hẹp như đang trong một điệu valse không tiền khoáng hậu.

Phong thái cực kỳ ung dung tự tại! Thật rõ là ông chủ của bầu trời! Cả không trung ngập tràn tiếng vi vi vu vu như sáo diều mùa hạ. Trông thấy đại bàng trong tự nhiên thực là một diễm phúc trong đời. Với kích cỡ thế này, Quỳnh Nga công chúa không bàn, còn con mễn 20 kg chỉ là một con mồi vừa miệng, đừng nói đến chồn hay thỏ. Sơn ba tai kê súng vào chạc cây nheo mắt, đợi vòng lượn tiếp theo tính bắn đón.

Anh em xô đến cản rồi tất cả lại nghếch cổ lên im lặng nhìn. Hẳn mọi người đang thầm ngả mũ kính phục trước cái ưu thế tuyệt đối của loài chim oai vệ này. Và chắc ai cũng mong có đôi cánh như thế để bay về quê nhà…!
Chỉ có mấy thằng lính f339 vẩn tỉnh bơ. Một thằng thấy tôi há mồm ra ngắm liền kẻ cả vỗ vai kéo vào trong lán. Trên vách, cái mỏ đồ sộ của “Điểu quân vương” nằm treo, kẹp giữa cặp chân khô, khoằm khoằm chọc xuống mặt bàn. Những cái móng vuốt đen bóng quặp lại, gại thử vào đã thấy buốt ngón tay. Tôi định hỏi một câu cực kỳ vớ vẩn rằng sao lại bắn nó? Nhưng thấy có vẻ vô duyên nên kịp im lặng. Lính mà đói chất đạm thế này thì vua chúa chúng nó cũng xơi tất !
(con đại bàng núi lính f339 bắn cân được 14 kg)


Ngày……….
Kho gạo và vũ khí đã chuyển vơi đi gần hết. Càng gần đến ngày về, thực phẩm càng khan hiếm. Tuần hai hộp thịt cho sáu người chẳng bõ liếm mép. Chiều về, mệt bải hoải tất cả các cơ quan đoàn thể. Trông cái xoong nước chấm suông toàn lá bứa vàng khè nấu với bột gia vị mà không muốn nuốt. Tôi đã “múc” ở kho được 4 trái thủ pháo Mỹ loại 6 lạng nhưng đào đâu ra suối lớn mà đánh cá? Có lẽ vì thiếu Pờ rô tít nên trông mặt thằng nào cũng đần đần. Kiểu này khó ở quá!
“Sáo đói thì sáo ăn đa
Phượng hoàng lúc đói cứt gà cũng ăn”
Nhớ lại món tắc kè rang mặn của bọn công binh f339, tôi rủ anh Ky đi bắt tắc kè. Loài này đêm đêm kiếm ăn vẫn chắt lưỡi vang rừng. Chẵn mưa thừa nắng! Tầm bậy tầm bạ hết! Đúng là các cụ thượng cổ nhà ta vốn dân nông nghiệp mút mùa, bị chi phối nặng bởi con mẹ thời tiết đỏng đảnh nên phập phồng mong tiếng chẵn cầu mưa. Ai hơi đâu chơi xóc đĩa với trời? Đang giữa mùa khô, nước không rơi xuống một giọt mà nó vẫn cứ kêu tiếng chẵn đều đều kìa! Nghe đến cải thiện, mọi người hưởng ứng ngay.

Tôi lôi cái đèn pin Mỹ gập đầu của lão Hoạch ra cạo lại các đầu mối tiếp xúc. Lão này dân Thái lọ mà keo hết sức. Không hiểu cái đèn này có phải của Aladin không mà giữ như giữ mả tổ? Mượn được cái đèn pin của hắn là cả một kỳ công. Có lần anh Nhương mượn không được, xúi tôi lấy trộm quăng mẹ nó xuống suối cho bõ tức…Anh Ky lo kiếm tre về vót vài cây cần vụt thật dẻo. Pin thì chúng tôi không thiếu. Có điều lố pin cho máy PRC.25 gồm toàn những cục pin nhỏ ghép lại, đường kính khác với thân đèn nên phải chế, độn ghép lại. Việc đó không khó lắm! Cơm tối xong, cả bọn chun vô rừng.

Đi ròng ròng quanh khu lán thôi, không dám đi xa vì sợ dính mìn. Đây rồi! Một con chắc mới ra khỏi bọng cây, mắt lấc láo dưới ánh đèn. Vút! Nó gần đứt đôi thân rụng xuống. Khả quan rồi! Lại con nữa. Vút! Lần này chỉ rụng mỗi cái đuôi rơi xuống đất giãy giãy. Không sao! Nhặt tuốt! Đuôi tắc kè cực bổ. Con tắc kè mất đuôi kêu kẹc kẹc rồi vọt mất lên cành cao. Tiếng kêu như báo động cho đồng loại hay sao đó mà đến gần tiếng đồng hồ, chúng tôi mới vụt thêm được dăm con nữa. Cả bọn kéo nhau ra con suối con lội ngược về.

Những con nhái bén xanh lét, gầy đét nhảy tứ tung, bám vào cây, vào đá rào rào. Vi văn Ky mắt sáng trưng, múa roi vun vút. Đúng nghề của chàng rồi! Nhái bén rụng lộp bộp. “Nhặt lấy! Chúng mày!”. Tôi nhặt những con nhái nhẽo nhèo, nhớt nhát và lạnh ngắt vứt vào cái xoong nhỏ mang theo. Chỉ một lúc là đầy lưng xoong. Pin hết, chỉ còn một vầng sáng đỏ quạch cả bọn mới chịu đi về. Lão Hoạch nhìn thành quả lao động, phấn khởi ra mặt, quay sang bảo anh Ky :”Chỉ còn thiếu mỗi măng thôi mày ạ!”.

Anh Ky thật thà, không hiểu thằng cha đang xỏ xiên mình là dân Thái trắng ăn nhái ôm măng, trả lời tỉnh rụi :”Mùa khô này lấy đâu ra măng? Mày ngu thế?” Chẳng biết thằng nào ngu! Hê hê! Chúng tôi về cơi củi to lên, lột da nhái. Sau bóp muối cho hết nhớt rồi tống ớt giã với muối thật nhiều, thêm chút bột gia vị vào rang khô lên. Mai có đồ ăn dần rùi! Công thức món này Cụ Hồ đã dạy bộ đội ta trên Việt Bắc, không ngờ có lúc lại được con cháu mang ra áp dụng một cách sáng tạo đến thế!

Còn tắc kè, chúng tôi nướng sém da, cạo sạch hết vỏ ngoài rồi sang kho xin ca gạo nấu cháo. Thú thật là ăn giấu ăn giếm, cũng như ăn vụng cháo gà thời ở Neak Luong, vì chỉ sợ bọn các lán bên biết sang ăn ké. Nhìn thằng Sơn ba tai vừa húp sì sụp vừa nhớn nhác ngó quanh thật tức cười! Chẳng ai ngờ là nó đã dốc hết thịt hộp ra tặng hết bạn như một trang hảo hán.

Thứ Bảy, 31/1/1981 (ngày 27 Tết)
Nghỉ. Gạo và đạn đã chuyển ra hết chốt. Chuẩn bị hành quân trở về căn cứ ăn Tết. Xe sư đoàn đã vào chờ sẵn để mai lên đường sớm.
Thằng Quan xếp lại bộ quân phục mới tinh chưa mặc lần nào mà đồng hương vượt tầm đại bác f339 gửi về cho chú em cà cộ quê nhà. Nó nghĩ đơn vị tôi gần hậu phương, có thể có cơ hội hơn chăng? Rách chết cha lại còn bày đặt! Cầu trời khấn Phật cho thằng em dại chỉ bận bộ đồ đó trong lúc đi chơi mà thôi! Chứ đừng có phải tham gia những điều mà thằng anh nó và chúng tôi đang trải qua. Tôi chia mỗi người một trái thủ pháo mang cho nhẹ rồi tháo súng ra lau, thậm chí còn huýt sáo…Nắng vẫn nắng ấy, gió vẫn gió ấy nhưng sao phơi phới thế! Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay.

Chiều, lão Hoạch hô bọn tôi dỡ nilon trên mái lều cất vô bồng, mai dậy sớm khỏi lục cục. Một đêm sương ý nghĩa gì? Các lán bên làm theo ầm ầm. Chẳng mấy chốc, cái phố rừng chỉ còn trơ xương mái.
Đêm nằm thao thức mãi không ngủ được. Lần thứ hai trong tháng, địch giã cối 82 vào trung đoàn bộ, hướng đại đội công binh. Tiếng đề pa lọt thỏm giữa rừng già, nghe rất khó xác định vị trí. Đạn nổ rền rền, vọng ào ào trong rừng đêm…
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”. Tâm hồn khỉ khô gì cái địa ngục này? Chỉ thương anh em mình còn ở lại mà thôi.
Sửa bởi Mưa_Trường_Sa : 20-07-2010 lúc 09:37 AM
__________________
Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ.........bên đồng đội yêu thương.....





Chủ nhật, 1/2/1981 (28 Tết)
Bốn giờ sáng, bếp anh nuôi đã đỏ lửa. Cả đơn vị gần như dậy cùng một lúc. Hầu như đêm qua ai cũng ít ngủ. Đánh răng rửa mặt xong, tôi nằm ngửa, ngó mông lên tán cây còn thẫm tối chờ cơm. Núi rừng yên tĩnh kỳ lạ. Chào nhé ! Vùng đất xa xôi nơi biên giới, đã lưu lại dấu chân của chúng tôi, đã ôm phủ trong lòng mình những hình hài người lính Việt nam bé nhỏ.

Con suối nhánh nước lúc nào cũng lạnh buốt này, cái cây gì buộc lán này nữa! Bao giờ ngươi sẽ thành sông? Bao giờ ngươi sẽ thành cổ thụ? Mười năm, hai mươi năm hay nhiều đời sau nữa, có những ai sẽ lại qua đây? Có dấu chân nào sẽ lại đánh thức giấc ngủ đại ngàn bí hiểm này? Tôi đã vỗ vào cái thân cây trần trụi ấy, như vỗ vai từ biệt một người bạn.

Cuộc sống bình lặng chảy trôi, người ta chẳng có gì để nhớ. Chỉ khi có biến cố, có đổi thay, những vật tưởng như vô tri xung quanh đôi khi cũng trở thành nhân chứng trong ký ức. Đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được giọt sương lạnh luồn trong cổ trong buổi sáng hôm ấy, hay cái cộc đầu đau điếng vào đòn tay mái lán khi vội khoác ba lô chạy ra xe…
Xe chạy qua khu Hai Mươi Nhà.

Lúc vượt ngầm nơi con suối tắm, ai cũng ngó vào căn nhà nhỏ, nơi gặp cô lính Việt lúc mới vào. Đó có lẽ là cô gái duy nhất ở cái nơi khỉ ho cò gáy này. (Về sau, khi cùng đội văn nghệ Sư đoàn 9 về Ph’nom Penh dự hội diễn nghệ thuật Quân đoàn, tôi lại gặp cô gái sư 339 ấy). Chúng tôi gọi ầm lên, mong một cái vẫy tay. Không thấy ai ở đó hết! Nhân diện bất tri hà xứ khứ, chỉ còn rừng khô y cựu…mất tiêu luôn! Mong rằng em đã được trở về nhà, hay được chuyển về một nơi an toàn nào đó. Ở đây rừng thiêng và sốt rét sẽ nuốt chửng em mất!
Xe chạy không tải, lồng lên nước mã hồi cuốn bụi đường cuồn cuộn. Mới vào mùa khô đôi tháng, rừng lại đã chuyển màu vàng ruộm. Trong những bãi tranh cháy, tiếng mìn đôi khi vọng lại ì ầm. Cái khăn mặt nhúng đẫm ướt, lót trong mũ phủ trùm đầu cho mát một lát đã cứng lại như bánh tráng và đỏ quạch bụi đường. Mấy thằng D29 này chạy cũng gấu! Có những chỗ cua khá gấp nhưng xe vẫn không giảm tốc độ.

Chúng tôi trên thùng, hết văng bên này lại lăn bên kia nhưng như thế càng khoái, đỡ sốt ruột. Tiếng nổ khi đánh nhau, hay tốc độ trên đường hiểm cũng kích thích con người, gần như một thứ ma tuý. Xe trước xe sau bánh tung bụi cát, hệt như cuộc đua Paris – Dakca…
Chiều tối, nghỉ ở phum Rôviêng. Từ đây ra đến Leach chỉ còn một quãng ngắn nữa. Mấy thằng thông tin tiểu đoàn 4 kiếm được một cái nhà nhỏ lợp rơm, tường trình đất nện. Kiểu nhà này chắc chắn của lính mình từng đóng quân ở đây.

Trong nhà khá sạch và khô ráo. Chúng tôi rút rơm trải trên nền đất nằm cho khỏi lạnh. Một bếp lửa được nhóm ngay lập tức. Bọn tôi ra suối rửa mặt rồi gọt cơm vắt ra ăn. Vắt cơm sau một ngày sấy nóng trên thùng xe vỏ ngoài đã khô cứng. Quan trọng gì? Chỉ mai là về đến cứ rồi! Cả đêm ấy, tất cả ngủ say như chết mà không thằng nào gác…

Hôm sau, 8h đã vượt ngầm Leach, khoảng 10h thì ra đến Pursat. Mấy thằng đi ròng ròng ngó thị trấn trong khi chờ tàu đến. Pursat tuy nhỏ hơn nhưng vui kém gì thị xã Kampong Ch’nang đâu? Dân thị xã chính tông chắc bị khử gần hết. Nông dân ly tán đổ bộ vào, ở luôn những ngôi nhà không chủ. Buôn bán ì xèo tấp nập ra dáng! Tất nhiên là không điện, không nước máy, thậm chí là không cửa.

Trong nhà lầu, các hũ mắm prahoc (bò hóc) nằm lẫn những chum đường thôt nôt trên sàn gạch bông. Sà rông, áo quần trên dây giăng ngang dọc trên tường ố. Mùi sầu riêng, mùi đường cháy, mùi phân bò, mùi mắm prahoc hoà quện với mùi khét của thuốc rê loại nặng quấn bằng lá cò ke thành một mùi tổng hợp rất đặc trưng. Cam nữa! Cam trong các bao tải, nông dân đánh xe vào đồn điền thu hái bày đầy chợ. Cam tỉnh Pursat vỏ xanh, tuy có sần sùi nhưng ngon nổi tiếng.

Đặc sản trái cây này thời thái bình đã từng được xuất khẩu sang Pháp quốc vì chất lượng tuyệt hảo. Tỉnh này có hẳn mấy đồn điền trồng loại cam này phục vụ cho ông hoàng lưu vong thời còn chưa bị Lonnon với Pôn pốt nó rượt chạy. Sau này, tôi được mách thêm thông tin rằng vùng nào có cam ngon vỏ sần là nơi đó có nhiều hồng ngọc và đá quý. Như vùng Bố hạ, vùng Lục Yên châu bên mình cũng thế! Địa chất, thổ nhưỡng nào thì sẽ phù hợp, sinh sôi loài cây thích hợp đó. Chắc vậy thôi!

Chúng tôi lấy gạo đổi mấy ký đường thốt nốt về nấu chè ăn Tết. Cô gái đang múc nước tắm sau nhà chạy vội ra. Đầu tóc, sà rông ướt rượt dán dính trên thân hình vũ nữ ngăm ngăm phồn thực. Đã thế còn hào sảng khuyến mại thêm các anh nước tắm tiên về nếm cho mà nhớ! Nước trên tóc, trên sà rông nhỏ tong tỏng cả xuống đường đựng trong tấm nilon. Sơn ba tai khoáy ngón tay vào chỗ đường dính thứ nước tuyệt trần đó, quệt cho lên miệng mút chèm chẹp, kêu oai oái :

-Ui, ui! Êm chà rờn on à! ( ngọt quá em à!)
-À ơi! Alabor dzô…! A ch’ngư dzô…! (Đồ phải gió…! Đồ mắc dịch! )
Tiếng cười rộ lên. Ngoài sông Pursat, gió chướng lao xao lướt trên mặt nước, lùa gợn những con sóng nhỏ lăn tăn chạy ngược triền sông chảy. Phiên chợ Tết phương nam đầy nắng gió, lồng lộng dưới bầu trời khoáng đạt. Tự nhiên tôi nhớ đến tán rừng thâm u biên giới, nhớ những đồng đội f339 chưa kịp quen thân. Từ đây tới đó cách nhau có hai ngày đường mà như đã ở tận thế giới xa xôi nào!

Tàu từ Bat đom boong vào ga Pursat. Bà con xuống tàu mai đi tiếp nhé! Ưu tiên bộ đội Việt nam (ngày có nhõn một chuyến). Nhưng nếu có gói Samit thì tình hình có thể khác đấy! Hoặc ít ra cũng phải xinh xinh mau miệng thì mới được! Bà con đi buôn quá quen với cảnh này, tự nguyện chuyển hàng xuống ga ngay. Một số nhỏ đàn ông nhóm bếp ngay trên sân ga, nấu ăn trưa trong những cái cà- mèn móp méo. Các chị các em dẫn nhau ngược lên một đoạn, che sà rông vô tư tưới bụi xương rồng đến chết sặc. Con tàu tiếp tục hành trình. Bộ đội ngồi xúm quanh các đối tượng ưu tiên, phun khói thuốc thơm mù mịt. Đấu hót với nhau, cười như nắc nẻ…

Quá trưa về đến ga Bâmnak. Chúng tôi không nghỉ, vào dân mua can rượu rồi quay ngay trở về. Gặp luôn cả anh em ở nhà trông cứ ra trung đoàn bộ lĩnh hàng Tết cho đơn vị. Cả bọn guồng chân 7 cây số đường rừng, đi như chạy. Mới xa hơn một tháng mà khung cảnh đổi mùa thay đổi trông khác hẳn. Rừng thưa đã ngả vàng, lá rụng gần hết chỉ nhìn thấy quả.

Cây săng đầy gai, quả vỏ cứng, đập ra ruột đặc hột, giống quả lựu. ăn có vị chua. Quả này lúc đi rừng khát nước chọc xuống xài đỡ cũng tàm tạm. Quả cám nhỏ cỡ đầu ngón chân cái, da nâu bóng, lấm tấm những chấm trắng, vị bột bùi và ngọt. Quả mã tiền chín, lớn và vàng như trái cam lúc lỉu trên cành. Trông thì đẹp nhưng trái này rất độc. Hạt của nó mang về, sang quân y xin ít cồn ngâm. Lỡ vấp rễ cây, bong gân hay sưng tấy mang ra bóp rất chóng khỏi.

Ở chân trảng cháy gần khẩu DK.82, phân thỏ dày đặc, lổn nhổn tròn như những viên thuốc tễ. Không hiểu bọn ở nhà có săn được con gì không? Càng về gần, những đôi chân càng rảo bước. Mồ hôi đặc quánh lẫn bụi đường hai ngày không tắm. Chỉ nghĩ đến dòng suối trong vắt thôi đã thấy rộn cả người.

Ngày 29 Tết.
Như ngày đầu tiên thời đi học được nghỉ hè, muốn nằm ngủ thật muộn nhưng hôm đó lại chẳng thể ngủ được. Radio đang phát đi chương trình ca nhạc đón xuân Tân Dậu. Những bài hát về mùa xuân bao giờ cũng gợi nhớ về cái Tết đầm ấm quê hương. Mấy con heo tiêu chuẩn Tết sau vài trăm km tàu xe đói khát gần chết đang kêu như xé vải dưới bếp anh nuôi. Anh Ky rủ tôi, lão Hoạch, Sơn ba tai đi đánh cá.

Chúng tôi chọn hủm suối ẩn dưới gốc cây táo dại nằm giữa khẩu đội DK.82 và khẩu đội 12.8mm. Đoạn suối chỗ đó ngoặt hướng, có cây táo già, rễ cắm tua tủa xuống lòng suối đổi dòng. Đã hai mùa mưa, con suối hung dữ xối nước thẳng vào chùm rễ vĩ đại ấy nhưng không ăn thua gì. Đất có lở đi một chút nhưng cây táo vẫn đứng vững trong tư thế nửa trên bờ, nửa dưới suối. Tàn lá xanh thẫm la đà, tầng trên tầng dưới, đẹp hơn tất thảy những thế bonsai sau này mà tôi từng gặp.

Đồ nghề chuẩn bị xong xuôi, tôi lẳng quả thủ pháo 6 lạng xuống đúng chỗ nước quẩn sâu nhất. Ục! Tiếng nổ dội nước, vọt lên trên ướt cả tán cây rồi trút xuống rào rào. Nhiều con văng cả lên bờ. Toàn cá bò to cỡ cườm tay vàng choé. Cá chết bị nước đẩy, tuồn từ trong hốc cái vòm rễ ra đặc cả nước. Bốn thằng hì hụi hất cá lên bờ. Một loáng đã đầy chặt hai cái bao dứa.

Bọn tôi phải buộc túm ống quần dài vào làm đồ đựng thêm. Bọn DK.82 gần đấy thấy thế cũng lội xuống đánh hôi. Bì bõm một lúc cũng được cả yến. Thằng Hùng lé bỗng la toáng rồi nhảy lò cò lên bờ. Nó dẫm phải một con cá lớn. Cái gai trên kỳ lưng nhọn hoắt xuyên thấu gan bàn chân. Thằng Mẫn cõng vội nó về quân y tiểu đoàn lấy panh gắp mãi mới rút ra được. Kiểu này mất Tết là cái chắc rùi! Nhớt cá bò rất độc, gây sốt, buốt đến phát sốt phát rét. Cả bọn thấy thế cũng đâm ngán, chỉ đứng rình xem con nào lớn mới vớt. Cá từ trong cái hốc vực ấy vẫn tuôn ra.

Cá tụ ở đây kinh khủng quá! Rặt một loại cá bò! Dường như dưới đó có một cái hang ngầm sâu thẳm. Tôi chạy về gọi chúng nó ra phụ khiêng. Có đến hơn hai tạ cá, phải đổ ra nền đất, dùng xẻng chia cho các trung đội trong tiểu đoàn bộ. Cá bò nấu canh chua lá giang với ớt ăn mát quên sầu. Cho bõ những ngày soi đèn đêm vụt tắc kè, vụt nhái. Lòng chợt chùng xuống, nhớ những đồng đội đã từng chung nhau điếu thuốc, chung nhau bát nước sâm rừng. Phải chi có cách gì mang cho chúng nó tất chỗ cá này!


Ngày 30 Tết Tân dậu
Ngồi phụ cắt, tết lá dừa cùng anh Bình cháo dựng cổng chào cho tiểu đoàn bộ. Mỗi đại đội phải dựng một cổng để đón năm mới. Chiếc cổng xương tre, ngoài đan bằng những tàu lá dừa xanh rất khéo, trông thật đẹp mắt. Đường đi lối lại đã được rẫy cỏ phong quang. Ngày cuối năm, ai cũng cố bận túi bụi. Các trung đội lo chỉnh trang nhà cửa lán trại, lo cải thiện kiếm mồi, kiếm rượu đãi khách. Trung đội thông tin còn lên kịch bản, phân công nhau thằng trước thằng sau xa luân chiến sao đó, để mai khi khách đến sẽ không còn đường về. Không cho “chúng nó” thoát là mục tiêu tối thượng!

Thiếu gì thì thiếu, nhất định không thể thiếu rượu. Thằng Vỹ, thằng Ban trố mang thỏ ra suối lột da. Đêm qua lão Nhương với T lé đội đèn đi bắn được 7 con. Loại thỏ này ngoài trảng ven rừng rất nhiều. Chúng tôi đi cắt tranh thỉnh thoảng vẫn gặp cả bầy thỏ con bằng nắm tay. Trông chúng giống như những cục bông xám lăn tròn trên mặt đất. Giống thỏ ngày rằm, trăng sáng rất say đèn.

Dưới đại đội 1, Chính tréc với thằng Căn đêm vác gậy dài đi đập cũng chết cả lố. Thế mà lúc xách mấy con thỏ nát về, mặt hai thầy trò nó vên vên thấy ghét, cứ như bắn được heo độc! Bọn đại đội 2 lên cho chúng tôi miếng thịt mễn. Ngoài suất đương nhiên của Ban chỉ huy tiểu đoàn, bao giờ trung đội thông tin cũng phải có phần tử tế. Thói “tham nhũng” do độc quyền hẳn có từ thời đó! Vì nếu không có suất thì từ lần sau đừng có mà lên đây nài nỉ xin pin thải về lắp đèn đi săn. Cắt ngay! Đó là một thí dụ sinh động về chữ “móc ngoặc” thời bao cấp.

Có đi có lại mới toại lòng nhau! Chẳng ai chấp nhận một cái tương lai không có mình ở trong ấy, thế thôi! Vậy là mùa xuân thứ ba đời quân ngũ đến một cách đầy đủ, giống như một cái Tết phải có với những bận rộn thịt rượu, gạo nước, lễ lạt biếu xén…như thật. Sẽ là thiếu sót lớn nếu không có một cành mai cho đủ phong vị. Cách đại đội 1 hai km ngược suối Đamrey là một rừng mai bạt ngàn.

Thằng Quan thui thủi lặn lội khoác súng mò lên, chặt tha về một cành lớn chi chit nụ. Về đến nơi, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, và trong khoé mắt nó, thoáng cả những ngấn nước. Khổ thân chú em, Tết đầu tiên xa nhà ai mà chẳng vậy! Chúng tôi cắm nó vào cái ống đạn DK.82, buộc néo các góc cho khỏi lật. Đến nửa chiều, tất cả mọi việc đã chuẩn bị xong. Hết việc, thằng nào thằng nấy tự nhiên thuỗn mặt ra nhìn nhau. Không khí chùng xuống. Lão Nhương hắng giọng, hết đi ra lại đi vào rồi đuổi chúng nó ra suối tắm. Tôi ngồi cời đốt những đống cỏ anh em rẫy vun vào lúc ban sáng.

Cỏ khô đượm lửa cháy rừng rực, liếm tràn sang trảng rồi lan vào bìa rừng. Khói mịt mờ trong chiều tắt nắng, toả mùi thơm ngòn ngọt. Một đàn chim én lao đến, bay lên lộn xuống đớp những con bọ bay lên loạn xạ trong đám cháy.
Trầm ngâm ngắm lửa, phút nhớ nao lòng những buổi chiều Ba mươi lạnh hắt phố phường. Không hiểu sao tôi thích dạo phố một mình trong buổi chiều cuối năm ấy. Khi mọi nhà đã quây quần bên mâm cơm cúng ông bà.

Con đường trở nên vắng vẻ, vài người đang vội đạp xe về. Không gian thoảng mùi hương trầm, mùi khói pháo bọn trẻ con đốt lẻ đì đẹt đâu đó. Những mái ngói nâu già, liêu xiêu cúi xuống ngẫm nghĩ trong mưa bụi, để rồi chút nữa bùng lên, rền rền tiếng pháo giao thừa… Mình cũng đi tắm tất niên thôi! Để mình khỏi quên mất mình. Mùa xuân dẫu vô tư cũng chẳng thể bỏ quên một ai ! Hãy hy vọng ngày trở về !

Thưa các anh chị em!
Hình như chúng ta (ccb) đã vị bản, vị kỷ nhiều trong box này !
B52 ?
Chưa!
Pháo bầy?
Chưa ?
Bắn nhỡ vào thằng em, thằng anh ruột bên kia chiến tuyến?
Chưa ! (mayđấy!)
Những gian khổ mất mát đã qua trong cuộc chiến này chưa thể bằng các lớp đàn anh đi trước?
Chắc chắn thế! Đã là cái đinh gì?

Chẳng có tham vọng lãnh thổ; đồng hoá văn hoá hay èng hơn là chiếm đoạt tài nguyên kiểu thực dân, những người lính Việt khi được Đất nước yêu cầu đã sống cuộc đời trách nhiệm quân ngũ. Thằng quê thành phố, đứa ở quê ra...

Ngoài những mất mát, gian khổ như các anh em ccb đã cụ thể trong box, và các thống kê thương binh tử sỹ của Bộ Quốc Phòng - cái cá nhân tôi thấy được là sự dấn thân của những người mới ba năm trước đó, có thể còn cách nhau chiến tuyến, nay đã vì quê hương khổ đau mà bỏ mạng, mà xông pha để cho nước Việt thống nhất trường tồn ngay trong thời điểm đó. Khoan bàn cãi! Trong tình thế đó phải hành động đã, phải không ạ? Chuyện khác tính sau!
Mà đã cho đi rồi! Những gì quí nhất đã tặng rồi! Với Đất nước mình, với Mẹ mình chẳng bao giờ đủ đâu! Chẳng ai tính cả, chỉ kể cho vui mà thôi!
Nhưng đôi khi cũng làm nũng chút xíu! Đáng yêu phết!

Tôi không phải là Đảng viên Cộng sản đâu nhé!


Sửa bởi Mưa_Trường_Sa : 20-07-2010 lúc 09:40 AM




Những ngày Tết…
Tết yên bình, thoải mái! Đêm giao thừa không có tiếng súng, không có đứa nào bắn bậy. Lệnh rất rõ ràng là thằng nào bắn bậy sẽ không được xét đi phép hay ra quân. Chỉ nghe tiếng gõ thùng phuy, gõ chậu ầm ầm ở hướng đại đội 1. Anh Nhương rủ tôi với thằng Quan mò xuống. Con cưng phối thuộc truyền thống bị gí ngay ba bát rượu vào mồm. Vào ba ra bảy đừng lằng nhằng nếu muốn sống!

Chúng nó đã đốt một đống lửa to tướng, cởi trần múa may nhảy Va xi lô. Hai chục cái miệng đang gào hết cỡ :” Va xi lô - kè ri cố và xì lồ! Cha cha cha - kè ri cố chà chà chà…!” Hai chú em đoàn mới vào đang uốn éo, cố gắng thi triển điệu shake công-phu. Đám còn lại mỗi đứa nhảy một kiểu. Ngực trần mồ hôi loang loáng, đầu tóc xoã xượi, chân tay nghều ngoào con cào cào quanh đống lửa như bọn thổ dân da đỏ. Thỉnh thoảng lại đồng thanh hú lên rất sướng.

Thằng Tào anh nuôi đang cố sức giằng lại cái vung nhôm xoong quân dụng nấu cơm từ tay mấy thằng phụ trách bộ gõ. Bọn này lấy băng đạn giáng thật lực thì cái vung nào còn lành? Mai khỏi ăn cơm luôn cũng được! Cuối cùng thì cái vung vô tội cũng được tha. Thế là mất mẹ nó xanh-ban, làm ăn gì? Một thằng vào quan sát sở kiếm đồ chơi gõ tiếp, vớ được cái thùng đại liên Mỹ nặng trịch tính mang ra thay thế. Mở ra ở trong là tảng thịt heo rừng luộc thằng liên lạc ém. Sung công nốt làm mồi luôn. Bình cò chính trị viên cũng đành nhe răng cười.

Mồi thì ê hề nhưng Chính tréc bắt đầu giở chứng. Tay lão lăm lăm con lê Mỹ, còn mồm thì ra tuyên cáo :” Một hụm một miếng! Thằng nào phá mồi tao chặt tay liền!” Rượu pha mật ong khoái rừng. Uồng thì dễ nhưng say chết mẹ! Đến lượt thằng Quan uống thì can rượu để đó đã cạn. Nó tưởng bở, khi uống xong, liền lật cái chén lên, liếm xung quanh đít chén, ra cái điều còn khát lắm. Đúng thằng em dại mới nhập ngũ mà dám khiêu khích! Bình cò đắc chí vẫy tay :”Suối Đamrey hết nước thì đại 1 hết rượu! Bay đâu?”

Thằng Căn liên lạc giả đò khúm núm mang ra can khác, cứ như hề Tam Quốc! Ban nhạc ngay lập tức đã chuyển sang chơi bài :”Không cho chúng nó thoát! Không cho chúng nó thoát! Chúng bay vào sẽ không có đường ra…!”. Chết oan với thằng ngu này rồi! Tiếng thùng phuy bị nện đùng đùng điếc đặc hết tai…Thằng Quan to vật nhưng cũng đã chịu hết nổi phun tại bệ. Lính đại đội 1 sướng phát điên. Năm mới hên rồi! Thằng Quan bò ra gốc cây ói tiếp rồi khều tôi lủi về trung đội.

Con đường mòn như muốn lộn lên trời. Gan ruột cũng lộn lên theo hết! Có chừng 400m mà cả hai thằng đều sợ lạc đường, cứ bám dây điện thoại mà loạng choạng đi. Lúc sau nữa không đi nổi thì bò. Gần về đến tiểu đoàn thì anh Được nghe vui, đi xuống đại 1 với thằng liên lạc bắt gặp. Hỏi chúng tôi là sao chúng mày không đi đàng hoàng, lại bò như thế? Tôi cố gắng giữ giọng thật bình thường, bảo anh ấy là đang bò tìm nối đoạn dây bị đứt. Hai thằng chờ anh ấy đi xa rồi nằm ngửa luôn trên cỏ cháy.

Lồng lộng trên đầu chúng tôi là cả bầu trời sao đang di chuyển. Kia là chòm Đại Hùng tinh bảy ngôi hình cái gầu sòng. Chòm Thiên Hậu năm ngôi, hình chữ M. Vương miện bà hoàng lấp lánh này chỉ xuất hiện trong những đêm mùa đông. Chòm sao Chiến sỹ (Orion) với cái chuôi kiếm ba ngôi bao giờ cũng chỉ hướng chính Nam…Ồ! Trí nhớ còn tỉnh táo lắm! Nhưng sao nó không di chuyển từ Đông sang Tây như thầy dạy ngày xưa mà cứ chạy vòng vòng thế kia? Chết tiệt! Đêm trừ tịch lặng lẽ trôi trong cuộc diễu binh vĩ đại, thăm thẳm lòng trời…

CHÁY RỪNG ĐẦU NĂM TÂN DẬU
Đường đi lối lại khô ráo. Lá cải xanh vẫy trong gió chướng, lật đáy tàu lá xuôi theo hướng gió. Nắng chói nhưng không gắt, không khí nhẹ bổng. Đến đêm lại lạnh. Kể cả ban trưa, lội xuống suối thấy lạnh nổi da gà. Thời tiết giống như mùa thu Bắc Việt. Mấy đống cỏ con con tối qua chúng tôi đốt đã lan qua trảng, vào rừng. Đầu tiên còn cháy ngún. Sau được gió khô tiếp sức, lùa dựng lên thành một đám cháy lớn. Cháy ở các bụi gai, bụi cỏ và thảm mục dưới chân rừng. Cháy leo trên những thân cây có dầu. Những cây chết khô từ trước, đường kính hàng mấy người ôm, bị lửa liếm ngọt phần gốc, bốc dần lên đến ngọn rồi từ từ ngã xuống, tung lên trời một đám mây tàn đỏ khé.

Tàn lửa cuộn tung trời, bay trên đỉnh rừng theo hướng gió như bờm một con ngựa bất kham. Lửa đang chạy ù ù về triền núi U Răng Kh’vai. Thân le khô nổ lốp bốp như súng liên thanh dọc theo con suối. Đến đêm mùng 1 thì lửa trèo đến lưng chừng núi thành một dải đỏ rực, bốc mỗi lúc một cao. Lần này thì cháy rừng thật sự! Cháy lớn lắm! Phạm vi đến cả hàng chục km2. Ban ngày, mặt trời rung rung, mờ ảo trong đám khói và không khí nóng, tối sầm lại như đang trong nhật thực. Ban đêm đường đi lối lại trong đội hình sáng rõ như ban ngày, nhìn tỏ mặt người.

Thỉnh thoảng vấn nghe tiếng mìn nổ ùng oàng trong núi do bị lửa nung…Thú rừng trong vụ cháy này chắc cũng toi hàng loạt. Thiệt hại này cũng coi như hệ quả của chiến tranh. Mùa khô ở Campuchia thời đó năm nào cũng có cháy rừng trong chiến trận, nhưng chưa bao giờ tôi thấy cháy dữ dội như cái Tết năm Tân dậu đó.

BÍ MẬT THƯ TÍN - NẤM ĐỘC - CHO TAO HỎI THĂM XEM THẰNG SÍU ĐÃ CHẾT CHƯA?
Sau Tết, thằng Bình cáo đi phép vào đơn vị với rất nhiều thông tin. Ở nhà gửi cho tôi cái màn cá nhân theo yêu cầu vì cái màn cũ đã rách tứ tung. Con em gái kế tôi có giấy báo trúng tuyển trường Đại học Kinh tế -Tài chính, thừa hẳn 2 điểm. Nhưng nó chọn nguyện vọng 2, đi học Trung cấp Tài chính để được học gần nhà, đỡ đần mẹ trong thời gian tôi đi bộ đội. Ngoài ra có một lá thư của một người bạn cùng đoàn lính năm 1978. Chú em này là lính đại đội 1. Khi đơn vị đang nằm chốt Chi phu ở biên giới, nó theo cáng thương binh rồi chuồn luôn.

Trước khi đi, nó quẳng lại tất tật đồ đạc cho tôi để khỏi bị lộ. Tôi biết trước điều đó nhưng cũng chẳng báo cáo báo cầy gì hết. Sau đó ba tháng, khi đơn vị đang đóng quân ở bên kia thị xã Kampong Ch’nang thì nó lại mò vào cùng một thằng nữa. Anh Thưởng đã xuôi xuôi, nhưng Anh Sơn tiểu đoàn trưởng cáu quá, cho chúng nó mấy cái bạt tai đá đít, dứt khoát không nhận. Nó xuống đại đội 1 nằm thêm mấy ngày. Anh em cùng trung đội 2 (trung đội Khương khàn cũ) mừng lắm.

Thêm một tay súng lúc ấy quá quý. Trung đội vẫn phần cơm nó, vẫn chia ca gác cho nó như không có chuyện gì xáy ra. Chỉ có anh Síu chính trị viên đại đội cứ hằm hè chửi bới, xuống đuổi nó đi. Tay này vốn ghét những thằng trông có vẻ lính kiểng quê thành thị. Đơn vị đang thiếu người bỏ mẹ. Gác đêm lòi mắt hai thằng một ca. Bây giờ đuổi thì người ta biết đi đâu giữa chiến tuyến ác liệt thế này? Lúc đó đêm nào địch nó cũng đánh vào đơn vị. Tôi thương bạn quá, bảo mày cứ nằm lỳ ở đây thể nào các anh ấy cũng nghĩ lại. Lính trơn thì chức đâu mà cách? Quá lắm nhận kỷ luật xong thì bị gí xách khẩu B.41 là cùng. Đã rất nhiều trường hợp xảy ra như thế rồi.

Nhưng thằng này cũng ngang, nó chào anh em rồi lại ra đi. Trên tay nó còn một chỉ vàng bà già cho để phòng thân chắc không lo đói. Đấy là lo đói khi về đến Việt nam thôi. Chứ còn ở bên này thì lính mình nhỡ bữa cứ sục vào các đơn vị khác là có cơm ăn. Thời gian đó Quân đoàn 3 đang lục tục rút ra Bắc đánh Tàu. Một số đơn vị rút theo đường bộ. Nó đi lẫn vào quân đoàn bạn rồi trở về nhà. Qua lá thư, tôi được biết nó đã đi lính lại. Đơn vị thu dung của nó đóng quân ở Tân lạc, tỉnh Hoà bình. Thôi thế cũng mừng cho bạn!


Nhận lá thư này lại nhớ cái lá thư trước của nó gởi cho tôi hồi đơn vị đóng quân ở ga Kầm rênh. Tôi đi phối thuộc, nằm với đại đội 1. Anh Síu đi họp quân chính trên tiểu đoàn, tiện thường nhận thư luôn cho toàn đại đội. Cứ thích xem lá thư nào là bóc lá thư đó. Rất bố láo! Lần ấy, khi thấy lá thư của tôi có tên người gửi là thằng bạn đó nên mới bóc luôn ra xem. Các chuyện linh tinh khác trong thư không nói làm gì. Riêng phần tái bút nó viết nguyên văn :” À! Cho tao gửi lời hỏi thăm xem thằng Síu chính trị viên đã chết chưa?”. Lão này đọc đến dòng đó tức tái mặt, nhảy dựng lên như đỉa phải vôi, làm toáng lên rồi đùng đùng chạy đi tìm tôi.

Lúc đó tôi đang cười sằng sặc cùng bọn trung đội 2. Có mấy đống rơm dưới cây xoài đang lên nấm dày rịt. Ăn rất ngọt! Mọi ngày vẫn ăn thì không sao. Hôm đó chúng nó hái lẫn thứ nấm nào đó mà khi ăn xong thấy nóng mặt rồi tự nhiên thấy buồn cười quá! Cả bọn nhìn nhau rồi cười rũ rượi như bị ma làm! Nhìn thấy cái khuy áo thằng kia sao có bốn lỗ? Cười! Hai con kiến sao huơ râu đụng nhau thế kia? Cười! Không nhịn được! Cười chảy nước mắt nước mũi. Huống hồ nhìn thấy chính trị viên quần ống thấp ống cao, tay vẫy vẫy lá thư cứ như múa thì nhịn cười sao nổi?

Anh ấy tưởng bọn tôi cười giễu, càng bảo càng cười, nóng mắt vớ khẩu AK roét một loạt sạt đầu cả bọn. Ha ha ha! Chết cười mất thôi! Gần thế mà còn bắn trượt. Buồn cười quá! Cười vãi cả đái ra! Quần trung đội trưởng Khương khàn đã ướt một miếng tướng. Chừng như nhận ra tình thế, anh ấy nhìn xoong nấm rồi chạy ngược về quan sát sở gọi thằng Phượng bọ y tá. Nó xuống pha cho mỗi người cốc nước đường. Cơn điên lắng dần dần. Mãi mấy ngày hôm sau, cơ hoành, cơ liên sườn tôi vẫn đau như dần vì co rút nhiều trong khi lên cơn cười.

BAO TỬ NHÍM - BAO TỬ NGƯỜI

Như các bạn đã thấy trên bản đồ đã post trong trang này, tôi đã để lộ một bí mật quân sự không được phép nếu thời điểm đó cách đây 28 năm. Trên đó thể hiện chính xác từng vị trí các đại đội, các trung đội, cách bố trí hoả lực tiểu đoàn Tư ở căn cứ phum K’bal Tea heal. Mỗi kỳ lĩnh gạo hay vũ khí, dân bạn đều lấy xe bò chở giúp đội áp tải vào gần đơn vị. Tới đó mời bác dừng lại! Không được phép vào đội hình đóng quân! Anh em ở nhà sẽ ra điểm tập kết khuân tất cả những thứ đó về.


Lạng quạng tự tiện đi vào dính mìn, lựu đạn cài thì tự chịu trách nhiệm lấy. Trên câi bản đồ không ảnh đó, các bạn đã thấy đơn vị chúng tôi lọt thỏm trong một vùng rất nhiều dạng địa hình. Rừng rậm, rừng thưa. trảng ruộng, núi đất, phum hoang…Thú rừng cũng đa dạng như thế. Trảng ruộng thì thỏ, cầy giông, cầy triết (con này chuyên bới cua, ếch). Rừng thưa xen trảng có hoẵng, cheo, nhím, nai, heo. Rừng già thì hổ, báo…Lãnh địa sinh tồn quy ước thường như thế, nhưng chúng cũng kiếm ăn lộn tùng bậy trong lãnh thổ của nhau theo luật rừng. Mạnh được yếu thua! Các bác ra ngoại thành nhậu thú rừng, vớ được con nhím chừng dăm sáu ký đã sướng phát rên.

Chúng tôi bắn được những con nhím hơn 20 ký là bình thường. Ban đêm đụng nhau, nó lủi vô bụi, rũ lông rù rù như tiếng người ta đưa cái đóm vào cánh quạt đang quay. Những cái lông nhím dài cả nửa mét, khoang đen khoang trắng cứng và nhọn như những mũi tên. Người ta nói nhím biết bắn lông vào kẻ thù nhưng tôi chưa chứng kiến điều đó. Chỉ biết thịt nó ăn rất lành và ngon! Nhất là những miếng bì lưng hấp sả nóng, trên còn những lỗ chân lông lớn nhỏ, nhô lên sát nhau như miệng núi lửa trên mặt trăng, vẫn đang bốc hơi nghi ngút.

Chấm muối tiêu ăn giòn thôi rồi! Dạ dày nhím là một vị thuốc quý. Bọn tôi hay săn nhím vào mùa khô. Mùa mưa nhím ăn tạp nham đủ thứ. Nhưng mùa khô, thức ăn khan hiếm, lá lẩu bị rừng cháy liếm sạch. Nó phải lụi cụi đào dũi thật sâu mới có củ, rễ mà ăn. Quý bởi những củ, những rễ nó dũi trong rừng mùa này thường là những vị thuốc quý. Nhím săn được về, làm lông, phanh bụng. Cái dạ dày buộc thắt trên thắt dưới, để nguyên các thứ bên trong mang rửa rượu phần bên ngoài rồi đem phơi. Bốn nắng là khô cong, dậy mùi thuốc bắc thơm thơm. Của này sao vàng tán nhỏ chữa bệnh đau bao tử rất hiệu nghiệm. Bọn tôi bắn nhím vừa để cải thiện, vừa để lấy dạ dày ra ga Bâmnak bán cho dân kiếm tiền mua rượu.

Giá tiền 25 rịa (riel) một cái. Tôi cũng như nhiều thằng trong đơn vị, ở nhà có biết uống giọt rươụ nào đâu? Vào đơn vị theo anh em lính cũ dần dần cũng biết nhậu. Đời lính chiến không thể có chủ thuyết trung dung, không thể đứng ngoài bất cứ việc gì! Không biết nhậu, không dám lên chúng nó ghét cho như ! Quan tới lính bằng phân tuốt! Tôi không có ý định bàn về cơ chế của chuyện nhậu. Như kiểu cơ chế của nụ cười chẳng qua là sự co cơ mặt.

Tôi chỉ hỏi anh em? Cùng cảnh xa nhà áo ngắn như nhau, nay sống mai chết chẳng biết khi nào. Cùng lùi lũi bám rừng xung phong, nhìn quanh quất anh em mình có 20 tay súng không thấy thằng nào nhớn nhác đã thấy ấm lòng. Mòn vai đổi cáng thương binh tử sỹ trong mưa rừng hay trong nước mắt...Nay gặp buổi xuân về. Gió lộng lên thế kia, suối xanh mát thế kia, thịt nhím thơm thế này, rượu đầy can thế này! Anh em mình sống chết có nhau đây rồi! Thế thì chúng ta nên học nghị quyết hay nên làm gì hả? Tất nhiên là học nghị quyết rồi! Hà hà! Chính vì nhậu nhiều, vận động bất tử, ăn uống thất thường nên ở đơn vị bệnh đau bao tử rất phổ biến. Vậy nên chu trình săn nhím, chữa bệnh dạ dày xong nhậu tiếp…kéo dài mãi mãi.

Hành xử bằng súng kiểu Lục vân Tiên như Ha anh, hay như Thịnh đen trung đội tôi thì có nước bị giam gô cổ rồi tống về lao sớm! Còn đấu chưởng tay đôi quân tử với nhau thì cũng thường xuyên. Quyến khợp - dân Quảng ninh, trước là A trưởng đại liên đại 1. Cha lính cũ nầy cậy có chút võ nghệ, giở máu đại bàng không coi ai ra gì. Anh em đang thiếu người, một đêm mỗi thằng gác 2 ca, mỗi ca tiếng rưỡi. Còn hắn ra điều kiện cứ sao Mai lên thì nó mới gác.

Lúc đó thì gác xách cái gì? Sáng miẹ nó rồi! Thằng Lễ, thằng Nhạ với bọn đại liên không chịu được kiểu đó lao vào đập hội đồng. Câu chuyện mất đoàn kết đầu đuôi đến tai anh Sơn d trưởng. Anh ấy gọi Quyến khợp lên thách đấu tay đôi. Cả tiểu đoàn bộ đứng xem. Được ba hiệp vờn múa sàng sê thì Quyến khợp bị dính cước hộc máu mũi. Từ đó ngoan ngoãn gác như mọi người cho đến khi ra quân.
Không cứ cán bộ quân sự hay chính trị, anh nào sống có tình, dám chơi dám chịu thì lính nó rất quý. Còn chà đạp miếng ăn hay xúc phạm riêng tư thì có ngày toi lúc nào không biết.

Hỏi thêm bác baoleo một câu nữa. Thế lúc bắt quả tang b2 đang vi phạm kỷ luật chiến trường (nấu cháo gà), hành xử đúng mực thì phải gô cổ cả trung đội đưa lên tiểu đoàn à? he he he! Không được rồi! Bốc cát ném vào nồi? Khốn nạn quá! Vậy thì đúng mực nhất là ngồi xuống, nhỡ rồi thì chúng mày phần tao một chén tộ! Đúng không ạ? Làm chính trị mà không thấu bản chất chiến tranh, không đặt vị thế mình cũng là người lính chiến thì cái chính trị ấy trở nên khô cứng và sáo rỗng. Đã chẳng động viên được ai, đôi khi phản tác dụng như thế đấy!



MỖI VIÊN ĐẠN MỘT QUÂN THÙ - MỖI CÁI MÙNG MỘT CON CHÓ!

Đơn vị lại nhận tiếp đợt tân binh. Anh em mới vào toàn quê vùng đồng bằng Nam bộ. Thêm quân mới chắc lại chuẩn bị oánh nhau to rồi! Tiểu đoàn thực hành huấn luyện và bắn đạn thật theo các bài bắn tổng hợp mới của Bộ tổng Tham mưu. Bia số một trong bài bắn này không phải đen sì như bài một cũ mà là bia chị em nhỏ tí màu xanh rất khó bắn, bia “thằng còm” số 7 lằng ngoằng…Kết hợp nằm bắn với vận động. Súng thì quân khí trung đoàn mang xuống sau khi đã chỉnh chán chê. Trường bắn là cái trảng ruộng nằm giữa đại đội 2 với tiểu đoàn bộ. Tôi có hỏi anh em mới vào là ở nhà đã bắn bài bắn này chưa? Hoá ra chúng nó cũng như mình thời huấn luyện cũ. Bắn xong mỗi bài 1 cũ, đầu ruồi đội đít điểm đen cự ly 100m là lên đường sang đây ngay.

Có ai ngờ đã choảng nhau ba năm liền rồi mà bây giờ phải tập bắn lại. Hài hước thật! Chắc lính ta đổ đạn tìm chim nhiều quá nên mới có bài bắn mới bổ sung này. Đang thiếu đồ nhậu, đây là một dịp tốt để cá cược. Xạ thủ được chọn đại diện cho trung đội thông tin là anh Ky. Trung đội vận tải- bên thách đấu là Bình vàng, tay thợ săn lão luyện. Chính cha ấy gần phum Kầm nom đã bắn nhầm què tay thằng Hiệp híp và suýt đưa tôi về thế giới bên kia bằng loạt đạn cách cái sọ này 15cm đứt dây võng. Mỗi trung đội chung độ một cái mùng huy động của mấy thằng đoàn mới vào.

Các bạn sẽ hỏi sao lại là mùng chứ không phải là tiền, là tút Samit hay là cái gì khác? Xin thưa ! Phải thực hành tập bắn lại, chưa chắc mỗi viên đạn một quân thù. Nhưng mỗi cái mùng một con là cái chắc! Mùng mới có khi được hai con. Dân bạn Campuchia theo Phật giáo (tiểu thừa), không ăn thịt . Những năm đầu đánh vượt biên, hễ thèm món cờ tây thì ra dân xin họ cho ngay. Nhất bạch nhì vàng, tam khoang tứ đốm cứ thế tha hồ mà chọn. Ở bên đó trắng là nhiều nhất!

Dần về sau này, nhu cầu cầy tơ của lính ta nhiều quá. Người ta còn mỗi một con giữ nhà mà cũng có thằng mặt dày ra xin. Họ không cho nữa, muốn ăn thì đổi! bắt đầu lên giá! Bộ đội Việt nam đi qua phum bị bọn ghét cái mặt, cứ sủa gâu gâu ầm ĩ suốt! Đến bây giờ thì giá mỗi con là một cái mùng không hơn không kém. Lính tiểu đoàn tư trở nên đoàn kết hơn bao giờ hết (?) Hà hà! Cứ hai thằng ôm nhau nằm chung một cái mùng, thừa ra một cái thì đem “mắc cho chó”.

Ngày “đấu súng” cũng đã đến. Các cặp bắn khác thì không ai quan tâm mấy. Kết quả bắn cũng bình thường. Đến cặp Ky – Bình vàng bước vào vị trí bắn, cả tiểu đoàn bộ xô vào háo hức. Chúng nó ngồi ngang bờ ruộng ngong ngóng, cứ như ngồi xem tát ao. Tôi cũng thấy hồi hộp. Bình tĩnh nào anh Ky! Bắn bia số 1. Cái đầu ruồi ngọ nguậy. “Pằm!”, “Pằm pằm! Pằm pằm!”. Loạt đầu anh Ky tắc cú, trừ một điểm. Hai loạt sau điểm xạ tốt. Bình vàng thì qua loạt đầu suôn sẻ.

Cả hai xách súng bắt đầu vận động lên phía trên. Bia số 7 xuất hiện. Hai đấu thủ súng nổ nhịp đôi giòn giã. Sao Bình vàng tiến nhanh thế kia? Lạ thật! Đúng lúc đó, cán bia số một trong tuyến bắn của Bình vàng gãy gục. Chúng nó ồ lên cả lượt:”Phạm quy rồi!”. Thằng cha này khôn lỏi. Bia số 7 bắn dễ, hắn thấy trúng rồi thì quay sang quất đạn tiếp vào bia số 1 cho chắc ăn con .
Vận động lên gần thế thì trúng là đương nhiên. Nhưng trời có mắt! Đạn bồi thêm trúng cả cán bia làm nó gãy gục, tố cáo kẻ gian manh. Anh Nhương đắc chí ôm ngay hai cái mùng tại trận, lại còn chỉ tận mặt Bình vàng:”Khôn ngoan chẳng lại với giời đâu con ạ!”. Cán bộ tác chiến trung đoàn cùng theo dõi thao trường gọi Bình vàng lại chửi cho một trận vuốt mặt không kịp.


VƯỢN NGƯỜI - NGƯỜI VƯỢN

Thằng Căn gọi điện lên tiểu đoàn, rủ tôi với mấy thằng hay đi máy với đại đôi 1 xuống ăn đặc sản. Tôi hỏi đặc sản gì thì ậm ừ mãi nó mới nói là thịt khỉ. Khỉ ở vùng núi U Răng (Đậu Khấu) này rất nhiều, có gì mà nửa kín nửa hở thế? Tiểu đoàn tôi đi truy quét thường gặp hàng bầy. Có khi con khỉ đầu đàn đang ngồi dưới đất bắt mải mê, gặp chúng tôi bất ngờ. Nó giật mình kêu choéc một tiếng rồi chạy càn cắt qua đội hình hành quân. Những con khác thấy thế cũng phá chạy theo lối ấy. Rặt một loại khỉ lông vàng đuôi dài lắm mồm. Lắm con khỉ mẹ, ẵm con dưới bụng bằng một tay, tay còn lại tập tễnh chống cùng hai cẳng, chạy luồn ngay dưới chân bọn tôi. Không dám bắn vì sợ lộ đội hình, nhiều thằng tiện chân đá chúng nó văng lông lốc. Mấy con dính cước, rống lên choeng choéc. Nói chung bọn khỉ cũng rất kỷ luật. Nhất định chạy theo đầu đàn, chỉ huy chứ không chịu sẻ bầy chạy lối khác, dù ít nguy hiểm hơn.

Xuống đến đại đội mới biết không phải là khỉ. Trung đội 2 bắn được con vượn đen lớn. Chúng nó không biết làm, mang lên cho văn phòng. Thằng Trung nghịch ngợm, buộc xác con vượn ngồi bó gối, tựa lưng vào cột lán chỉ huy, lấy cái mũ mềm đội lên đầu cho nó. Đôi tay dài nghêu lông mượt đen nhánh, đặt ôm lấy khẩu AK trong lòng. Bàn tay với các ngón thanh dài vắt nhẹ qua cò súng.

Cái đầu đội mũ, chúng nó để gục xuống, tựa vào thân súng. Thằng Nhạ quấn một điếu thuốc rê tổ bố, châm lửa rít vài hơi rồi cạy răng con vượn nhét vào cho ngậm. Khói thuốc bay lơ đãng. Xong tác phẩm theo trường phái “bày đặt” ấy, cả bọn đi lại xung quanh ngắm nghía, cười hô hố bình phẩm! Tôi không thấy buồn cười, tôi thấy sợ! Nhất là nhìn cái hàm răng nhe ra, cắn chặt điếu thuốc dưới cặp môi đen mỏng dính trễ xuống. Như một nụ cười lạnh ngắt, nửa giễu cợt, nửa khổ đau. Cặp mắt đen tròn ngơ ngác không nhắm được, vẫn còn ngân ngấn nước.

Trông nó giống như một anh lính nhỏ đang đờ đẫn ngồi gác. Vừa gác vừa buồn ngủ, hoặc nhớ nhà. Nào mình với nó có khác nhau về hình thể là mấy đâu? Cũng tai, mắt ấy, chân tay ấy! Cũng bắt ve bắt bét, cũng gãi ghẻ sồn sột. Đôi lúc hứng chí bất tử hay tuyệt vọng cũng hú lên điên rồ. Từ nay mày sẽ xa đàn, xa rừng mãi mãi. Thầm mong tao không phải xa đồng đội, xa nhà vĩnh viễn như mày!

Tôi bỏ về tiểu đoàn bộ. Không dám nhìn chúng nó làm thịt chứ đừng nói là xơi. Thế mà trong cuốn sách nào đó tôi từng đọc, có kể về một bà hoàng thời cận đại rất sành món khỉ. Quý bà Trung Hoa này đãi khách chỉ bằng món gỏi óc. Người ta dùng búa bạc đục đỉnh sọ con khỉ đang sống. Đổ rượu, vắt chanh, tiêu với các gia vị phức tạp gì gì đó vào cái lỗ nhỏ xíu hoen máu đó rồi khoáy thìa vào móc não ra xơi nóng.

Trong khi đó, người anh em gần gũi, người láng giềng bé nhỏ (thuyết Darwin – hoàn toàn không ám chỉ ai) đang gào lên thảm thiết. Cơ thể run lên bần bật trong sự sống tắt dần. Những kẻ tham gia bữa tiệc ấy cũng đang tiến hoá, có điều ngược với tiến trình của ông bác học người Anh kể trên. Nghĩ mà lợm giọng !
Sửa bởi Mưa_Trường_Sa : 20-07-2010 lúc 09:45 AM